Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình

. Tiếp tục tăng cường công tác huy động vốn trên cơ sở phát triển thêm các quỹ tiết kiệm tại các trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khu vực dân cư và trong các doanh nghiệp phù hợp với thị trường để thực hiện cho kỳ được tốc độ tăng nguồn vốn theo nục tieu đã đề ra. 2. Đi sâu đi sát khách hàng đồng thời rà soát, phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của từng doanh nghiệp, thưc hiện đúng quy trình nghiệp vụ, tăng cường kỳ luật tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay đảm bảo trong tổng dư nợ theo kế hoạch của NHCT VN giao. Tiếp tục xử lý nợ tồn đọng theo đề án cơ cấu lại nợ của NHCT VN đặc biệt là nợ quá hạn của doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo đã được chi nhánh phân loại và xử lý theo nghị định của chính phủ. 3. Kiểm tra kiểm soát từng hồ sơ vay vốn, từng món tính lãi và thu lãi, quy trình thu chi tiền mặt và hạch toán kế toán để đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản. 4. Thực hiện lại đề án cơ cấu lại ngân hàng, triển khai tốt dự án hiện đại hoá ngân hàng tại Chi nhánh, thực hiện tốt chính sách khách hàng. Tiếp tục đổi mới phong cách thái độ phục vụ văn hoá văn minh, đề cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phát triển và ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến, nâng cao chất lượng dịnh vụ nhằm giữ vững và mở rộng đa dạng đối tượng khách hàng.

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vấp phải những sai lầm nghiệm trọng trong bước đầu trải nghiệm cơ chế thị trường, do nôn nóng đổi mới, do hệ thống luật pháp chưa đầu đủ, chưa thích ứng được với yêu cầu đổi mới, do trình độ cán bộ còn non kém, không có kiến thức về lĩnh vực kinh tế thị trường. Một sai lầm nghiêm trọng mà chi nhán Ngân hàng công thương Ba Đình đã vấp phải trong dòng xoáy của quá trình đổi mới đó là sự đổ bể của hoạt động tín dụng công đoàn, với hình thức huy đông vốn của đoàn viên và cho đoàn viên vay vốn để để phát triển kinh tế gia đình. Với trên 1 tỷ đồng vốn cho vay bị thất thoát, hàng chục cán bộ bị xử lý kỷ luật, trong đó có nhiều cán bộ bị thi hành kỷ luật bằng hình thưc buộc thôi việc, một số cán bộ bị khởi tố và bắt giam, hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình bên bờ vực thẳm, uy tín bị giảm sút nghiệm trọng. Bước sang những năm đầu của thập kỷ 90, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã dần rõ nét hơn do hoạt động thu chi ngân sách được chuyển giao về Ngân hàng Nhà nước thông qua việc hình thành phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại các quận huyện. Những yếu kém, bất cập trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình chúng ta một bai học kinh nghiệm về công tác tổ chức, công tác quản lý điều hành, đó phải là kết hợp giữa đổi mới tổ chức với đổi mới phương thức quản trị điều hành, đổi mới với từng bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp, đổi mới để bảo toàn và phát triển hoạt động kinh doanh, kinh doanh an toàn, hiệu quả, đúng định hướng, đúng pháp luật. Giai đoạn 1993-2003: Chấn chỉnh tổ chức bộ máy, phát triển hoạt động kinh doanh, kinh doanh an toàn, hiệu quả đúng pháp luật. Với bài học kinh nghiệm và những mất mát của 5 năm đầu khảo nghiệm trong sự nghiệp đổi mới hoạt động. Chi nhánh NHCT Ba Đình đã ý thức được vị trí vai trò của mình trong hoạt động Ngân hàng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Ngày 24/03/1993 Tổng Giám đôc Ngân hàng công thương Việt Nam ra quyết định số 93/NHCT-TCCB về việc giải thể chi nhánh Ngân hàng công thương thành phố Hà Nội. Theo đó chi nhánh mang tên gọi mới chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. Chi nhánh đã chủ động sắp xếp lại bộ máy, mạnh dạn bổ nhiệm đề bạt cán bộ trẻ có năng lực có trình độ, nhanh nhạy với thực tế để thay thế cho lớp cán bộ lớn tuổi, lâu năm, trình độ và khả năng không phù hợp với cơ chế điều hành mới. Với quyết tâm đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình trong 10 năm qua (1994-2003) đã thành đạt, trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu của hệ thống NHCT Việt Nam, có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT. Uy tín của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình với xã hội, với Ngành và với địa phương luôn luôn được trân trọng, là địa chỉ tin cậy của một khác hàng. II. Cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình 1. Chức năng nhiệm vụ của NHCT Ba Đình Nhiệm vụ: 1. Huy động vốn từ các thành phần kinh tế như: Tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu với nhiều loại thời hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn. 2. Đầu tư tín dụng với mọi thành phần kinh tế cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho vay đồng tải trợ cho vay, xuất khẩu. 3. Các dịch vụ thanh toán qua NH trong nước và ngoài nước, chiết khấu hộ chứng từ xuất khẩu, phiếu dịch vụ khác. 4. Dịch vụ ngân quỹ, mua, bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, cất giữ vật quý, tài sản giá trị cũng như dịch vụ liên quan đến hoạt động NH. Chức năng 1. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình là một NH hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dung, dịch vụ NH, thông qua hoạt động nàychi nhánh tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tích luỹ sản xuất lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2. Đồng thời chi nhánh còn có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hôị, mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề phù hợp. Mặt khác chi nhánh còn thực hiện tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ của cộng đồng quốc tế để tạo thêm công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ, đào tạo, cho vay, giúp người hồi hương ổn định cuộc sống. 2. Cơ cấu tổ chức NHCT khu vực Ba Đình có tổng số 281 cán bộ công nhân viên chức làm việc tại chi nhánh, phòng giao dịch và 11 quỹ tiết kiệm được đặt rải rác trên khắp địa bàn của quận. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm một giám đốc và bốn phó giám đốc phụ trách bốn mang công việc khác nhau. Căn cứ quyết định 151/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 20/10/2003 của hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc phê duyệt mô hình tổ chức của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình theo dự án hiện đại hóa Ngân hàng. Căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình xây dựng chức năng và nhiệm vụ của 11 phòng ban tại chi nhánh theo mô hình hiện đại hóa như sau: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra nội bộ Phòng tổng hợp thiết bị Phòng tài trợ thương mại Phòng khách hàng 1 Phòng khách hàng 2 Phòng khách hàng Cá nhân Phòng kế toán giao dịch Phòng kế toán tài chính Phòng thông tin điện toán 2.1. Phòng khách hàng số 1 (doanh nghiệp lớn) Chức năng: 1.Phòng khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp có vốn kinh doanh từ 10 tỷ VNĐ trở lên, hoặc khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp vốn và vốn doanh nghiệp tự bổ xung có vốn chủ sở hữu có từ 10 tỷ VNĐ trở lên. 2.Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ cấp tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả. Nhiệm vụ: 1. Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồmVNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh 2.Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng. 3.Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHCT Việt Nam. Sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có nhiệm vụ thực hiện: - Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt. - Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành. - Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cấp tín dụng, thu nợ, thu lãi, thu phí, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo theo quy chế hướng dẫn hiện hành. Cán bộ tín dụng theo dõi lãi phải thu theo định kỳ, thông báo cho phòng kế toán giao dịch thu nợ, thu lãi kịp thời. - Kiểm tra giám sát các khoản cho vay theo từng phương án vay vốn, bảo lãnh. - Thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn và bảo lãnh theo quy định. - Xử lý hoặc đề suất những biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vốn. - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ cho vay bắt buộc. - Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ đã thoả thuận với Ngân hàng. 4. Định kỳ phân tích tình hình sản xúât kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể. 5. Báo cáo phân tích tổng hợp...theo khách hàng, nhóm khách hàng và theo sản phẩm dịch vụ. 6. Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. 7. Phán ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết. 8. Lưu trữ tài liệu, hồ sơ theo quy định. 9. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 10. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 11. Thực hiện tốt nội quy của cơ quan và tham gia tích cực các phong trào thi đua. 12. Đoàn kết nội bộ, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 2.2. Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) Chức năng: 1. Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 10 tỷ VNĐ, hoặc khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nươc được Nhà nước cấp vốn và vốn doanh nghiệp tự bổ xung có vốn chủ sở hữu có từ 10 tỷ VNĐ trở xuống 2. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng NVĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả. Nhiệm vụ: 1. Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồmVNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh 2. Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng. 3. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHCT Việt Nam. Sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có nhiệm vụ thực hiện: - Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt - Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành - Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cấp tín dụng, thu nợ, thu lãi, thu phí, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo theo quy chế hướng dẫn hiện hành. Cán bộ tín dụng theo dõi lãi phải thu theo định kỳ, thông báo cho phòng kế toán giao dịch thu nợ, thu lãi kịp thời. - Kiểm tra giám sát các khoản cho vay theo từng phương án vay vốn, bảo lãnh - Thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn và bảo lãnh theo quy định - Xử lý hoặc đề suất những biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vốn - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ cho vay bắt buộc - Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ đã thoả thuận với Ngân hàng 4. Định kỳ phân tích tình hình sản xúât kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể 5. Báo cáo phân tích tổng hợp...theo khách hàng, nhóm khách hàng và theo sản phẩm dịch vụ 6. Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định 7. Phán ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết 8. Lưu trữ tài liệu, hồ sơ theo quy định 9. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng 10. Làm công tác khác khi được giám đốc giao 11. Thực hiện tốt nội quy của cơ quan và tham gia tích cực các phong trào thi đua 12. Đoàn kết nội bộ, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 2.3. Phòng khách hàng cá nhân Chức năng: Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân để huy động vốn, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ. Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ và thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và quy định hướng dẫn của NHCT. Nhiệm vụ 1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân. 2. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng xây dựng dự án, phương án vay vốn, phương án bảo lãnh. 3. Thẩm định để cho vay, bảo lãnch khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân trong phạm vi được uỷ quyền - Thẩm định khách hàng. - Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh. - Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn, bảo lãnh. - Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. - Tính toán mức cho vay. - Đưa ra các quyết định chấp thuận, hoặc từ chối đề nghị vay vốn bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định. 4. Thực hiện cho vay bảo lãnh. 5. Quản lý khoản vay - Thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay, nắm bắt tình hình sản xuất của khách hàng, tài sản đảm bảo phối hợp với bộ phận có liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí. - Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buôc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ có vấn đề. 6. Nắm cập nhật và phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo đúng quy định. 7. Phân tích hoạt động kinh tế khả năng vay vốn của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để thực hiện công tác cho vay bảo lãnh có hiệu quả. 8. Quản lý các khoản vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo. 9. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. 10. Kiểm tra giám sát cac hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch thuộc chi nhánh theo đúng quy chế hiện hành của NH Nhà nước và hướng dẫn của NHCT. 11. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT. 12. Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét phê duyệt. - Làm báo cáo theo chức năng nghiệp vụ của phòng. Thực hiện lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. - Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 2.4. Phòng kế toán giao dịch Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại trụ sở chi nhánh, tổ chức hạch toán kế toán thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng Nhiệm vụ: 1. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: - Thực hiện các giao dịch: Mở tài khoản tiền gửi, đóng các tài khoản(ngoại tệ và VNĐ) theo yêu cầu của khách hàng. Bán séc, ấn chỉ thương... cho khách hàng theo quy định. - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền(VNĐ và ngoại tệ) trong nước, chi trả kiều hối. Tiếp nhận các giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài. - Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch với séc du lịch, séc bảo chi và thu phí liên quan. - Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng đối với các loại sản phẩm về tiền gửi, giải ngấn, thu nợ và thu lãi. - Thực hiện công tác thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng và chuyển tiền khác - Thực hiện chức năng giao dịch và kiểm soát các giao dịch theo thẩm quyền, lập báo cáo cuối ngày, đóng nhật ký chứng từ, kiểm soát lưu trữ theo quy định 2. Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc thu nợ, thu lãi, xây dựng và lưu trữ hồ sơ khách hàng. 3. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của Ngân hàng. 4. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. 5. Làm công tác khác khi giám đốc giao. 2.5. Phòng kế toán tài chính. Chức năng: 1. Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệpvụ thực hiện công tác tài chính kế toán của hoạt động Ngân hàng và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT. 2. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng. Nhiệm vụ: 1. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương, chi các quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nươc và NHCT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện việc chi trả lương và các chế độ khách đối với người lao động tại chi nhánh. 2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định, công cu lao động, kho ấn chỉ giấy tờ có giá...quản lý tại chi nhánh. 3. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế. Quản lý các khoản chi phí và thu nhập tại chi nhánh. 4. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ , phối hợp với phòng ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày, lưu trữ chứng từ và lập, in báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT. 5. Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kỳ và theo dõi thực hiện kế hoạch được tổng giám đốc NHCT Việt Nam phê duyệt. Tham mưu cho giám đốc về điều hành tài chính phục vụ kinh doanh từng thời kỳ. Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. 6. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính xây dựng và theo dõi thực hiện nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định. 7. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. 8. Làm các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2.6. Phòng thông tin điện toán Chức năng: Phòng thông tin điện toán là phòng nghiệp vụ thực hiện quản lý, duy trì các hệ thống thông tin tại chi nhánh, làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin, giúp giám đốc thực hiện kế hoạch về công nghệ thông tin trong hoạt đọng kinh doanh qua các kênh chiến lược của NHCT Việt Nam Nhiệm vụ: 1. Thực hiện quản lý vê mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. 2. Thực hiện mởi, đóng cửa giao dịch chi nhánh hàng ngày trên hệ thống thông tin theo sự uỷ quyền của ban giám đốc. 3.Tiếp nhận, chuyển, tải các tham số hệ thống hàng ngày từ NHCT Việt Nam. 4.Thực hiện triển khai kỹ thuật các hệ thống mới, chương trình phần mềm, ứng dụng mới từ NHCT Việt Nam, NHNN Việt Nam theo quy định. 5. Lập, gửi các báo cáo theo quy định của NHCT Vịêt Nam, NHNN Việt Nam. 6. Làm đầu mối về thông tin giữa chi nhánh và NHCT Việt Nam, giữa chi nhánh với các tổ chức và cá nhân khác. 7. Xử lý sự cố của các hệ thống thông tin tại chi nhánh. 8. Thực hiện lưu trữc, backup dữ liệu toàn chi nhánh theo quy định, hướng dẫn của NHCT Việt Nam. 9. Thao tác vận hành các module phần mềm trên các hệ thống thông tin tại chi nhánh - Cấu hình thông tin toàn chi nhánh về ứng dụng, truyền thông tin trên các hệ thống phần mềm ứng dụng. - Duy trì các cấp độ người sử dụng trên các hệ thống thông tin theo quy định của NHCT Việt Nam, NHNN Việt Nam. - Cấu hình hoạt động của các hệ thống thông tin tại các tram giao dịch trực thuộc chi nhánh. - Duy trì toàn bộ hồ sơ người sủ dụng trên các hệ thống thông tin tại chi nhánh theo thẩm quỳên. - Truyền tải giữ liệu, thông tin giữa trụ sở chính chi nhánh và các đợn vị trực thuộc chi nhánh. - Thao tác xử lý cuối ngày giao dịch theo quy định hiện hành. 10. Kết hợp với các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kỹ thuật các hoạt động giao dịch ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCT Việt Nam như ATM, Ebank, Telephone banking và các sản phẩm thương mại điện tử khác. 11. Phối hợp với các phòng trức năng xây dưng các kế hoạch và thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tin học toàn chi nhánh. 12. Tổ chức học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. 13. Phối hợp với các phòng ban triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin cho cán bộ toàn chi nhánh. 14. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. 2.7. Phòng tài trợ thương mại Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh, đảm bảo việc kinh doanh an toàn đúng pháp luật và có hiệu quả theo đúng quy chế, thể lệ, chế độ Nhà nước, NHNN, NHCT Việt Nam Nhiệm vụ: 1. Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp Thực hiện nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu. Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu 2. Thực hiện nghiệp vụ nhờ thu(nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu không kèm chứng từ, nhờ thu séc) 3. Phối hợp với phòng khách hàng tổng công ty, phòng khách hàng công ty vừa và nhỏ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối 4. Phát hành thông báo(bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh)bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được uỷ quyền 5. Làm các thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giao dịch vượt hạn mức theo quy định của NHCT Việt Nam 6. Phối hợp với phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc 7. Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và uỷ quyền của NHCT Việt Nam trong từng thời kỳ. - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: + Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt để áp dụng cho toàn chi nhánh + Thực hiện việc mua, bán ngoại tệ với các đại lý thu đổi ngoại tệ, tổ chức kinh tế đảm bảo có hiệu quả. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chính sách quản lý ngoại hối và chế độn tỷ giá của Thống Đốc NHNN Việt Nam + Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ đối với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý - Thực hiện chuyển đổi tiền nước ngoài + Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục của các nhu cầu chuyển tiền khác theo đúng chế độ quản lý ngoại hối và đúng quy trình chuyển tiền ngoại tệ của NHCT Việt Nam + Phối hợp với phòng kế toán, nhập đăng ký chuyển tiền trên BDS để tạo điện chuyển tiền trên SWIFT Editor - Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh - Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại - Tổng hợp báo cáo, hạch toán kế toán theo sản phẩm tài trợ thương mại - Ký quỹ, thu phí dịch vụ, hạch toán nhờ thu, chiết khấu hối phiếu, xuất nhập ngoại bảng (bao gồm cả quỹ đổi ngoại tệ theo yêu cầu khách hàng) 8. Lưu giữ hồ sơ đảm bảo an toàn, bí mật các số liệu có liên quan theo quy định 9. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của phòng 10. Thực hiện một số công tác khác do ban giám đốc giao như: phiên dịch, biên dịch, lưu trữ, phân tích các thông tin từ phía nươc ngoài cung cấp… 2.8. Phòng tổng hợp thiết bị Chức năng: Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của chi nhánh. Làm đầu mối nghiên cứu và triển khai các đề án về nghiệp vụ màng lưới, các nghiệp vụ mới tại chi nhánh, thực hiện cac giao dịch ngoài quầy Nhiệm vụ: 1. Tư vấn cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Hướng dẫn khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh sử dụng dịch vụ sản phẩm ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn dịch vụ thẻ, tư vấn dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ internet banking, home banking… 2. Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM. 3. Giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ,triển khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHCT. 4.Làm đầu mối thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng, chăm sóc khách hàng. Trực tiếp thực hiện phần hành thông tin khách hàng(CIF). 5. Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo theo quy định của NHCT. 6. Làm công tác thi đua của chi nhánh. 7. Làm đầu mối nghiên cứu các đề án mởi rộng mạng lưới kinh doanh (chi nhánh trực thuộc, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm). 8. Làm đầu mối nghiên cứu triển khai các đề án khoa học của chi nhánh. 9. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng. 10. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 2.9. Phòng kiểm tra nội bộ Chức năng: Phòng kiểm tra nội bộ là phòng có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. Nhiệm vụ: 1. Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc, về tổ chức quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ tại chi nhánh theo quy định Nhà nước, NHNN và NHCT Việt Nam. Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lý cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện trong kiểm tra kiểm toán. Theo dõi giám sát hoặc tham gia giải quyết, đôn đốc kiến nghị sau thanh tra, các vụ việc nổi cộm tại chi nhánh. 2. Kiểm tóan hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định. 3. Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với phòng nghiệp vụ để kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của giám đốc. 4. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân, tố chức tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo về nội dung có liên quan đến hoạt động của NHCT và cán bộ NHCT theo luật khiếu nại tố cáo, các quy định của chính phủ, của Thống đốc NHNN và Tổng giám đốc NHCTVN. 5. Tham mưu cho giám đốc về công tác phòng chống tham nhũng. 6. Tham gia hội đồng tín dụng tại chi nhánh với tư cách giám sát. 7. Phối hợp với phòng kế toán giao dịch, tổ chức hành chính tham gia vào việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ, CCLĐ và một số công tác khác với tư cách giám sát. 8. Thực hiện công tác pháp chế theo quy định, quy chế của hội đồng quản trị và hướng dẫn của tổng giám đốc NHCTVN. 9. Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc tại chi nhánh. 10. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của NHCT VN 11. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của phòng. 12. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. Không trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể. 2.10. Phòng tiền tệ kho quỹ Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT ứng và thu tiền cho cac quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt trong các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn Nhiệm vụ: 1. Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm , giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…)theo đúng quy định của NHNN và NHCT. 2. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho cac quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. 3. Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn. 4. Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), phòng tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển giữa quỹ nhiệm vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, các QTK, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động(ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời tại chi nhánh. 5. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượn hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo giám đốc kịp thời xử lý. 6. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của phòng. 7. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT. 8. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. 2.11. Phòng tổ chức hành chính Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chin nhánh. Nhiêm vụ: 1. Thực hiện quy định của nhà nươc và NHCT có liên quan đến chính sách cán bộ về tìên lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế… 2. Thực hiện quản lý lao động, điều đông sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. 3. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. 4. Xây dựngkế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. 5. Thực hiện việc mua sắm TSCĐ và CCLĐ, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiên theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công cụ theo uỷ quyền. 6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc QTK, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt đông kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và NHCT VN. 7. Quản lý và sử dụng xe ôtô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị khác của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 8. Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của nhà nước và NHCTVN. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho ban giám đốc và các phòng khi cần thiêt theo đúng quy định về bảo mật quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. 9. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. 10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết, và ban giám đốc tiếp khách. 11. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khản chi tiêu nội bộ cơ quan 12. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan. Phối hợp với các phòng kế toán giao dịch, tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác hàng đặc biệt, phòng cháy, chống bão lũ lụt theo đúng quy định của ngành và cơ quan chức năng. 13. Lập bảo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng. 14. Tổ chưc học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. 15. Thực hiện tốt một số công việc khác do giám đốc giao. Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình. I. Những thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục 1. Khó khăn: Chi nhánh NHCT Ba Đình hoạt động trên một địa bàn không thực sự thuận lợi về mội trường kinh tế. Trong quận không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn. Kinh tế ngoài quốc doanh và một số ngành nghề truyền thống phát triển chậm chưa đủ khả năng cạnh tranh trền thị trường. Chính vì vậy khác hàng của chi nhánh nămg rải rác ở nội, ngoại thành phố đây là yếu tố rất khó khắn trong kinh doanh NH. Đồng thời trong những năm gần đây hoạt động của NH cũng bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, sự bất ổn định của kinh tế chính trị thế giới do tác động của khủng bố, cuộc chiến tranh IRAC, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xuất nhâp khẩu và đầu tư đã tác động bất lợi đến xuất khẩu và đầu tư vào nước ta. Nhất là sự cạnh tranh giữa các NH cùng kinh doanh trên một địa bàn trong điều kiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra ngày càng thu hẹp Mặt khác, trong những năm đầu đổi mới chi nhánh Ba Đình nói riêng và ngành NH nói chùn cũng không thoát khỏi sự chi phối của cơ chế chính sách và một hành lang pháp lý chưa thật đồng bộ. Cơ sở vật chất và trình độ cán bộ còn chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi mơi của một ngành kinh doanh đặc biệt và phức tạp 2. Thuận lợi Bên cạnh những khó khăn chi nhánh cũng có những mặt thuận lợi cơ bản đó là nằm trên địa bàn là trung tâm chính trị ngoại giao của cả nước. Là nơi hội tụ các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước. Vì vậy an ninh trật tự xã hội luôn được đảm bảo tyệt đối an toàn. Bên cạnh đó chi nhánh còn được sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Được sự chỉ đạo chặt chẽ kịp thời của NHCT VN, NHNN thành phố Hà Nội và sự giúp đỡ có hiệu quả của các ban ngành. Cùng với truyền thống đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khoa khăn để hoàn thành nhiệm vụ của tập thể CBCNV và ban lãnh đạo chi nhánh 3. Những biện pháp khăc phục có hiệu quả Để phát huy những thuận lợi và khặc phục khó khăn, trong thời gian qua chi nhánh đã triển khai một số biện pháp cơ bản sau: Đổi mới hoạt động ngân hàng trên cả 3 phương diện: Nhân thức tư tưởng, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất cùng với mạng lưới hoạt động. Về nhận thức tư tưởng, CBCNV trong chi nhánh đã mau chóng xoá bỏ tư tưởng bao cấp cũ, xây dựng tác phong viên chức mới, văn minh, lịch sử, tận tình được khách hàng quý mến. Về trình độ chuyên môn ngay từ những ngày đầu đổi mới chi nhánh đã có kế hoạch nâng cao trình độ cho cán bộ một cách có hệ thống. Kết hợp giữa chính quy với đào tạo tại chỗ, thường xuyên mở các lớp về tập huấn nghiệp vụ về cho vay, thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế, thanh toán quốc tế, mở lớp học luật, học ngoại ngữ vi tính đại trà…Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn chất lượng cán bộ Mặt khác chi nhánh đã từng bước cải tạo mở rộng và mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh như: Xây dựng mở thêm phòng giao dịchm, điểm cho vay cải tạo địa điểm làm việc, trang bị mạnglưới vi tính đến tận quỹ tiết kiệm phục vụ thanh toán, chuyển tiền, kế toán NH báo cáo lưu trữ hồ sơ, số liệu. Do vậy chi nhánh đã có điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn và có thể cạnh tranh trên thị trường: Thực hiện chính sách khách hàng, quán triệt phương châm kinh doanh “vì sự thành đạt của mọi người - mọi nhà - mọi doanh nghiệp” kịp thời cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, linh hoạt sử dụng chính sách ưu đãi lãi suất, giảm phí dịch vụ, tỷ lệ ký quỹ. Vì vậy uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Năm 1993 có 400 khách hàng thì nay đã có hơn1400 khách hàng. Luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành đúng các quy định, chế độ của NHCT VN, kinh doanh trong khuân khổ pháp luật, chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Coi trong công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện kịp thời sai sót để chỉnh sửa và báo cáo với cấp trên. Từ đó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh an toàn và đúng hướng. Tổ chức sắp xếp đề bạt cán bộ đúng người đúng việc, hợp với khả năng. Sử dụng đòn bẩy của công tác thi đua khen thưởng, phối kết hợp chặt chẽ với Đảng - chính quyền - đoàn thể, liên tục phát động các phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, công tác và phấn đấu. Cũng qua những phong trào này mà bồi dưỡng kết nạp cho Đảng những Đảng viên trẻ, có trình độ chuyên môn cao, thực hiện từng bước quy hoạch cán bộ kế cận. Tranh thủ triệt để sự lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của NH cấp trên và sự giúp đỡ của các ban ngành Toà án, Viện kiêm sát công an…chính điều này đã giúp cho chi nhánh luôn có được hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển và mở rộng kinh doanh đạt hiệu quả. Đến nay NHCTKV Ba Đình đã khẳng định được vai trò của mình đối với kinh tế thủ đô đứng vững và phát triển trong cơ chế đổi mới chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng, thường xuyên tăng cường các nguồn vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ ngân hàng. II. Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2003 Với việc nghiên cứu các biện pháp khặc phục các khó khăn và phát huy tối đa những thế mạnh của NH trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trường tại chính tiền tệ có sự canh tranh gay gắt, để hoàn thành tốt các mục tiều đã đề ra trong năm 2003, toàn thể CBCNV của chi nhánh NHCT Ba Đình đã cso sự nỗ lực và quyết tâm lớn ngay từ đầu năm nên đã dạt được kết quả như sau: 1. Công tác huy động vốn Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống NHCT về huy động vốn. Nguồn vốn lớn, ổn định vững chắc và đựơc phát triển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảo khả năng thanh toán. Ngoài ra chi nhánh còn thường xuyên có số dư trên 1500 tỷ đồng điều chuyển vốn về NHCT VN. Mục tiêu phấn đấu của chi nhánh năm 2003 là tiếp tục đẩu mạnh huy động vốn với mức tăng trưởng huy động 20%. Tổng nguồn huy động đến 30/06/2003 đạt 3254 tỷ(cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi ra VND) tăng so với đầu năm 279 tỷ đồng tốc độ tăng 9.4% đạt 47% so với mục tiêu huy đọng vốn cả năm 2003 Trong đó: Vốn huy động VNĐ tăng 365 tỷ, tốc độ tăng đạt 15.5% Vốn huy động ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) giảm 86 tỷ (-13.8%) Nhiều hình thưc huy động vốn được triển khai như: tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu 6 tháng trả lãi sau. Hai đợt tiết kiệm dự thưởng ( đợt một từ 5/12/2002 đến 31/01/2003 và đợt hai từ 01/04/2003 đến 30/06/2003)đã huy độngđược 310 tỷ vượt 85 tỷ so với chỉ tiều NHCT VN giao. Đợt phát hành kỳ phiếu 6 tháng trả lãi sau tư 16/02/2003 đến ngày 31/03/2003 huy động được 382 tỷ vượt mức kế hoạch 132 tỷ (88%) Cơ cấu nguồn vốn khu vực kinh tế: Tiền gửi TCKT: đạt 3253579 trong đó VNĐ 2717610, ngoại tệ (quy ra VNĐ) 535969 tốc độ tăng 9% so với đầu năm, so với cùng kỳ năm trước 15%. Trong đó: tiền gửi không kỳ hạn đạt 834361, tốc độ tăng 17% so với đầu năm, so với cùng kỳ năm trước 8%. Tiền gửi có kỳ hạn 585301, tốc độ tăng so với đầu năm giảm 2%, so với cùng kỳ năm trước 17% Tiền gửi dân cư: đạt1787684, trong đó VNĐ 1319967, ngoại tệ (quy ra VNĐ) 467897, tốc độ tăng so với đầu năm là 14%, so với cùng kỳ năm trước 19% Tình hình huy động vốn Chỉ tiêu 30/06/2002 31/12/2002 30/06/2003 Tốc độ tăng Tổng số Tổng số Tổng số 30/06/2003 so với 30/06/2002 30/06/2003 so với 31/12/2002 1.Tiền gửi TCKT 1313047 1406653 1446887 10 3% - Không kỳ hạn 774747 711329 834361 8% 17% - Có kỳ hạn 500874 595322 585301 17% -2% 2.Tiền gửi dân cư 1505243 1567292 1787864 19% 14% - Tiền gửi tiết kiệm 1350181 1314778 1394263 3% 6% + Không kỳ hạn 37789 25157 38241 1% 52% + Có kỳ hạn 1312391 1289621 1356022 3% 5% - Phát hành công cụ nợ 155062 252514 393601 154% 56% 3.Tiền gửi của TCTD khác 1373 18828 1271% Tổng cộng 2818290 2975318 3253579 15% 9% Nhận xét: Nói chung trong 6 tháng đầu năm chi nhánh đã huy động chi nhu cầu tăng trưởng tín dụng và đã điều chuyển một lượng vốn với mức bình quân 6 tháng là 1282 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chủ yếu tăng trong khu vực tiền gửi dân cư 221 tỷ tương đương 14.1%. căn cứ vào bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng của tiền gửi không kỳ hạn lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn, đây là một thuận lợi của NH trong việc giảm được chi phí lãi suất đầu vào. 2. Công tác tín dụng Sau 15 năm thực hiện đổi mới, hoạt động tín của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã có những bước phát triển vượt bậc. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ Tiếp tục thực hiện phương châm “ phát triển an toàn và hiệu quả” năm 2003 NHCT Ba Đình với mục tiêu kiểm soát và cho vay chọn lọc, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện mục tiêu từ các quy chế về tín dụng hiện hành. Chi nhánh đã đạt được các kết quả sau: 2.1. Cho vay và đầu tư kinh doanh khác: Tính đến 30/06/2003 đạt 1700 tỷ trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1680 tỷ, tăng so với năm 2002 58 tỷ VNĐ tốc độ tăng 4%. Cho vay ngăn hạn đạt 1178 tỷ, giảm 56 tỷ (-4.5%), cho vay trung dài hạn đạt 502 tỷ tăng 114 tỷ tốc độ tăng 29.4%. Cho vay ngoài quốc doanh được chú trọng hơn, cho tới ngày 30/06/2003 đạt 242 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 14.4% trên tổng dư nợ. So với đầu năm tăng 104 tỷ đồng, tốc độ tăng 75.4% Về dư nợ có tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo và được BTC bảo lãnh: 438 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% trên tổng dư nợ, đạt chỉ tiêu kế hoạch nợ có tài sản đảm bảo NHCT VN giao. Về chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng: cho tơi ngày 30/06/2003 dư nợ có vấn đề là 24.1 tỷ VNĐ bao gồm nợ vay thanh toán, nợ khoanh, nợ được giãn chưa đến hạn trả, nợ quá hạn chiếm 1.4% tổng dư nợ. Trong đó dư nợ quá hạn là 18.9 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 1.1% trên tổng dư nợ. Nợ tồn đọng nhóm I: cuối năm 2002 chuyển sang 3.963 triệu đồng thu được 155 triệu đồng Nợ tồn đọng nhóm II: 814 triệu VNĐ, trong đó 318 triệu VNĐ liên quan đến vụ án chưa được xử lý của cơ quan thi hành án, số còn lại chủ yếu là nợ khoanh. Nợ tồn đọng nhóm III: 15.848 tỷ đồng chủ yếu còn phụ thuộc vào cơ quan xét xử và thi hành án, tổ chức lại sản xuất của cơ quan chủ quản như công ty tiếp thị đầu tư và PT nông thôn có nợ 15 tỷ VNĐ. 2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh: Số dư bảo lãnh đến ngày 30/06/2003 là 466 tỷ VNĐ, tăng hơn 110 tỷ VNĐ so với đầu năm. Trong đó có một số doanh nghiệp có số dư bảo lãnh lớn như: Công ty xây dừng công trình giao thông I: 245 tỷ VNĐ tăng hơn 114 tỷ VNĐ so với đầu năm; công ty cấp thoát nước 31 tỷ VNĐ tăng so với đầu năm 4 tỷ VNĐ; tổng công ty xây dựng đường thuỷ: 26 tỷ VNĐ tăng so với đầu năm 4 tỷ VNĐ. Nhận xét: Về tốc độ tăng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của công văn 115/CV - NHCT 3 ngày 14/3/2003 về cân đối vốn kinh doanh quý II năm 2003 của NHCT VN. Tốc độ tăng trưởng cho vay 6 tháng đâu năm thấp hơn so với mức chung của toàn hệ thống 9.4% do cho vay trong ngắn hạn phải xử lý thu nợ ngay ở một số doanh nghiệp, không tiếp tục cho vay thêm vì doanh nghiệp còn tồn kho lớn, chưa có hợp đồng tiêu thụ. 3. Công tác kinh doanh đối ngoại: 3.1. Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua đến ngày 30/06/2003 đạt 49572939 USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi ra USD) tăng so với cùng kỳ năm trước 2571939 USD, tốc độ tăng 5.5%. Trong đó doanh số mua USD 4335624 tăng so với cùng kỳ năm trước 12% Doanh số bán đến ngày 30/06/2003 50093419 USD tăng so với cùng kỳ năm trước 2816419 USD tốc độ tăng 6%. Trong đó doanh số bán USD 42771313 USD tăng 15.6% so với cùng kỳ năm trước. 3.2. Nghiệp vụ thanh toán quốn tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh hiện nay đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một ngân hàng hiện đại, với chất lượn dịch vụ, tiện ích cao đáp ứng được yêu cầu vận động của nền kinh tế. Tính đến ngày 30/06/2003 tổng giá trị thanh toán 971 món trị giá 49132345 so với cùng kỳ năm trước tăng 18 món trị giá 2268302 USD Trong đó: thanh toán hàng nhập khẩu 756 món trị giá 45217614 USD; thanh toán hàng xuất khẩu 215 món trị giá 3814731 USD Nhận xét: mặc dù khối lượng nghiệp vụ TTQT phát sinh lớn, song chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của NHCT. Mặt khác chi nhánh còn tư vấn giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin khách hàng nước ngoài để tránh rủi ro trong qua trình thực hiện hợp đồng XNK. 3.3. Các hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch Doanh số chi trả kiều hối đạt 400000 USD Doanh số thanh toán séc du lịch, thẻ VISA, MASTER đạt 10000 USD Nghiệp vụ bảo lãnh: Do có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa phòng kinh doanh đối ngoại vàphòng kinh doanh đối nội để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, nên nghiệp vụ này phát huy được hiệu quả rõ rệt, tổng số dư bảo lãnh đạt 574 tỷ đồng, phí bảo lãnh thu đươc trên 2 tỷ đồng. 4. Công tác kế toán thanh toán Công tác thanh toán Để phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng về số lưọng và chất lượng của khách hàng cùng với hệ thống thông tin điện toán hiện đạiđã được triển khai trong toàn hệ thống, chi nhánh đã thực hiện tốt thanh toán điện tửliên ngân hàng và trong hệ thống. Hưon nữa, với trình độ nghiệp vụ vững vàng và tinh thần trách nhiêm cao nên công tac thanh toán của chi nhánh sáu tháng đầu năm 2003 đã đmr bảo nhanh chóng chính xác kịp thời, tạo điều kiện thúc đẩy luân chuyển vốn nhanh cho khách hàng. Doanh số thanh toán trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt 15775 tỷ đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 2514 tỷ đồng, tốc độ tăng 19%. Trong đó: thanh toán bằng tiền mặt 3143 tỷ VNĐ tăng hơn so với cùng kỳ năm trước1857 tỷ VNĐ, tốc độ tăng 17.2% Số món thanh toán 102299, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 3044 món, tốc độ tăng 3.1%. Trong đó số món thanh toán bằng tiền mặt đạt 35836 món, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 1876 món, tốc độ tăng 5.5%; số món thanh toán không dùng tiền mặt 66436 món tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 1142 món, tốc độ tăng 1.7% Công tác kế toán quản lý tài chính: nộp thuế cho nhà nước 374992669 VNĐ. Kiểm soát 338908 chứng từ phát sinh không có sai sót. 5. Công tác tiền tệ kho quỹ Tổng thu bằng VNĐ đạt1960 tỷ, tăng so với cùng kỳ năm trước 3543 tỷ, tốc độ tăng 22%. Thu bằng ngoại tệ 45 triệu USD tăng 19.3 triệu so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng 26% Tổng chi VNĐ 1952 tỷ, tăng so với cùng kỳ năm trước là 343 tỷ, tốc độ tăng 21%. Ngoại tệ chi 45 triệu USD tăng so với cùng kỳ năm trước 19.5 triệu USD, tốc độ tăng 26%. Chi nhánh đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 169 món với tổng số tiền là 122333000 VNĐ Phát hiện và thu tiền giả 245 tờ trị giá 21800000 VNĐ 6. Công tác kiểm tra, kiểm soát Để ngăn ngừa, phát hịên và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện các mặt nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn vốn, bàng các hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm soát từ xa, kiểm tra tại chỗ. 6.1. Nghiệp vụ tín dụng Qua kiểm tra cho thấy chi nhánh đã cơ bản thực hiệntốt qui chế tín dụng, nhưng vẫn còn một số sai sót trong hồ sơ DN như thiếu quyết định thành lập, báo cáo tài chính một số doanh nghiệp nộp còn muộn, kiểm soát sau một số món còn sơ sài, chưa kịp thời do vậy những sai sót này đã được chấn chỉnh ngay. 6.2. Nghiệp vụ tài chính kế toán Qua kiểm tra nhìn chung nghiệp vụ nay đã chấp hành tốt nhưng cũng đã phát hiện những sai sót về hồ sơ mở tài khoản thiếu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, chứng từ chưa đầy đủ các yếu tố quy định, hạch toán nhầm tài khoản, tính và thu lãi sót… 6.3. Nghiệp vụ nguồn vốn Qua kiểm tra các quỹ tiết kiệm cho thấy các quỹ đã chấp hành tương đối tốt chế độ thể lệ và qui trình nghiệpvụ thu chi tiết kiệm, tính trả lãi tiền gửi chính xác, bảo quản tốt thẻ đang lưu hành và thẻ trắng. Trong năm không có sai sót lớn 6.4.Nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ Đã kiểm tra định kỳ mỗi cuối tháng và kiểm tra đột xuất 5 lần. Qua kiểm tra nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ đã chấp hành tốt chế độ quản lý kho quỹ, qui trình thu chi tiền mặt, vì vậy kho quỹ đã được an toàn tuyệt đối. 6.5. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Qua kiểm tra được đánh giá là không có sai sót lớn Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiêp dân và phát hiện tham nhũng: Chi nhánh đã có tiểu ban chống tham nhũng và phổ biến quán triệt các văn bản chống tham nhũng của Nhà nước, của ngành đến 100% cán bộ nhân viên Các sai sót của các măt nghiệp vụ được các đoàn kiểm tra phát hiện đã đươc chi nhánh khắc phục kịp thời, báo cáo đúng quy định theo yêu cầuvề NHCT VN. 6.6. Các công tác khác Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ bảo hiểm phúc lợi và khen thưởng, chế độ bảo hộ lao động, trang thiết bị làm việc cho CBCNV, động viên và phát phần thưởng cho con em là học sinh giỏi vào dịp tết thiếu nhi 1/6. tổ chức phong trào văn hoá thể thao va tham gia hội diễn văn nghệ, thể thao do ngành và địa phương tổ chức. Giữ vững là đơn vị thực hiện công tác xã hội, phụng dưỡng bà mẹ liệt sĩ tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa. 7. Kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình đã tiếp tục phát triển trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Gặt hái được kết quả này trước hết phải kể đến sự đoàn kết, tinh thần lao động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao của tập thể ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong toàn chi nhánh Tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2003 6 tháng đầu năm 2002 6 tháng đầu năm 2003 % tăng giảm Tổng số Cơ cấu % Tổng số Cơ cấu % Tổng thu nhập 82331 100 99923 100 +21 Thu lãi cho vay 42911 52 56865 52 +33 Thu nộp vốn điều hoà 33513 41 37158 38 +11 Thu dịch vụ và thu khác 5907 7 5400 10 -9 Tổng chi 60870 100 74680 100 +23 Trả lãi huy động vốn 56027 92 69515 93 +24 Trả lãi nhận vốn điều hoà 90 8 142 0 +58 Chi phí khác 4753 5023 7 +6 Thu nhập hạch toán 21461 24743 +15 Chi lương 2316 2709 +12 Lợi nhuận hạch toán 19145 22034 +25 Chương 3: Phương hướng mục tiêu phấn đấu năm 2004 I. Mục tiêu phấn đấu năm 2004 Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của NHCT VN đề ra, với phương châm phát triển an toàn và hiệu quả năm 2004 toàn thể CBCNV chi nhánh Ba Đình phấn đấu với các mục tiêu và biên pháp thực hiện như sau: - Huy động vốn tăng 20% - Mức dư nợ tăng 25% - Tỷ trọng nợ qua hạn dưới 1% - Lợi nhuận hach toán tăng 30% II. Các biện pháp thực hiện 1. Tiếp tục tăng cường công tác huy động vốn trên cơ sở phát triển thêm các quỹ tiết kiệm tại các trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khu vực dân cư và trong các doanh nghiệp phù hợp với thị trường để thực hiện cho kỳ được tốc độ tăng nguồn vốn theo nục tieu đã đề ra. 2. Đi sâu đi sát khách hàng đồng thời rà soát, phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của từng doanh nghiệp, thưc hiện đúng quy trình nghiệp vụ, tăng cường kỳ luật tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay đảm bảo trong tổng dư nợ theo kế hoạch của NHCT VN giao. Tiếp tục xử lý nợ tồn đọng theo đề án cơ cấu lại nợ của NHCT VN đặc biệt là nợ quá hạn của doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo đã được chi nhánh phân loại và xử lý theo nghị định của chính phủ. 3. Kiểm tra kiểm soát từng hồ sơ vay vốn, từng món tính lãi và thu lãi, quy trình thu chi tiền mặt và hạch toán kế toán để đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản. 4. Thực hiện lại đề án cơ cấu lại ngân hàng, triển khai tốt dự án hiện đại hoá ngân hàng tại Chi nhánh, thực hiện tốt chính sách khách hàng. Tiếp tục đổi mới phong cách thái độ phục vụ văn hoá văn minh, đề cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phát triển và ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến, nâng cao chất lượng dịnh vụ nhằm giữ vững và mở rộng đa dạng đối tượng khách hàng. 5. Tiến hành xây dựng lại trụ sở chính theo đúng tiến độ và chất lượng công trình theo thiết kế được duyệt, phấn đấu trong quý 3/2004 đưa công trình vào sử dụng. 6. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, phát huy khả năng và năng lực của đội ngũ cán bộ, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại theo yêu cầu. 7. Triển khai kế hoạch thực hiện các phong trào, tiến tới kỷ niệm 15 năm ngày thành lập NHCT theo sự chỉ đạo của NHCTVN và Chi nhánh. 8. Xây dựng các phong trào thi đua lao động giỏi, phong trào người tốt việc tốt, văn hoá, thể thao tạo không khí thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch. Lời kết Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt được thành tựu đáng kể trên một phần lớn là do kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng và tổ chưc thực hiện. Trước hết do sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của ngân hàng trung ương, ngân hàng Nhà nước thành phố , trực tiếp là ban lãnh đạo và các phòng ban ngân hàng Công thương Việt Nam, sự tham gia chỉ đạo của quận uỷ, UBND quận Ba Đình, các cơ quan hữu quan. Đặc biệt đó là sự nỗ lực phấn đấu của 283 CBCNV toàn chi nhánh, nội bộ chi nhánh phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí trong cơ quan, sự phối hợp lãnh đạo giữa Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể, sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng từ các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm, các tổ chức thu phát đến toàn chi nhánh. Đây là sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn hoàn thành kế hoạch Trung ương giao. Hơn thế nữa để phát huy và làm phong phú những thành tích đạt được ngân hàng luôn cố gắng tự hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC314.doc
Tài liệu liên quan