Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu trung ương 1

Vai trò của kế toán là cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời về việc tập hợp chi phí sản xuất và và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. Những chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị được chuyển dịch vào sản phẩm đã hoàn thành cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn.có hiệu quả hay không. Để từ đó doanh nghiệp đề ra các quyết định đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

doc66 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu trung ương 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam (tên giao dịch là VINAFA) - Bộ y tế. Công ty có trụ sở chính tại 358 đường Giải Phóng Chức năng, nhiệm vụ của công ty Dược liệu TW I. Chức năng. Công ty Dược liệu TW I là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ y tế. Công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thuốc chữa bệnh, trong đó hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu còn hoạt động sản xuất chỉ là phụ. Nhiệm vụ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch mà công ty đã đặt ra và thích ứng với nhu cầu của thị trường về mặt hàng tân dược cũng như đông dược. Công ty có nhiệm vụ tự hạch toán kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm về việc duy trì và phát triển nguồn vốn do nhà nước cấp. Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tuân thủ luật pháp về ngành nghề mà đơn vị đã đăng ký. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của cán bộ công nhân viên theo luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. Với chức năng và nhiệm vụ như trên, Công ty đã và đang tiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Để chuẩn bị cho năm 2003, khi Việt Nam tham gia khối mậu dịch tự do AFTA và chuẩn bị tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, những mục tiêu mà Công ty đề ra là: Hoàn thiện và nâng cao trình độ bộ máy quản lý. Tăng cường phát triển nguồn tài chính. Xây dựng đầu tư phát triển hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên bằng cách đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Tăng cường hơn nữa việc mở rộng thị phần trong nước và nước ngoài. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý của công ty Dược liệu TW I. Nhiệm vụ sản xuất. Cũng như hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh, Công ty Dược liệu TW I có một quá trình phát triển không ngừng để tồn tại và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Trước kia từ khi mới bắt đầu thành lập, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, là một Công ty chuyên mua bán thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán tại các tỉnh phía bắc và một số tỉnh phía nam. Đối tượng kinh doanh chủ yếu là trao đổi mua bán với các Công ty, xí nghiệp dược cấp II, cấp III, các bệnh viên, nông trường... Hàng năm, Công ty thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh do cấp trên giao được cụ thể hoá bằng các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra Công ty còn thực hiện chỉ tiêu một số mặt hàng chủ yếu là cây con làm thuốc, đồng thời vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn, nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu trong nước. Ngày nay chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nền kinh tế vĩ mô, Công ty có nhiều thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp với cơ chế kinh doanh mới. Công ty với tư cách một đơn vị kinh tế quốc doanh có tư cách pháp nhân - hạch toán kinh tế độc lập dưới sự quản lý của Liên hiệp các xí nghiệp Dược (Tổng công ty Dược Việt Nam) - Bộ y tế, chịu sự quản lý của nhà nước, của Bộ thương mại. Công ty áp dụng mô hình kinh doanh mới, vừa sản xuất theo hướng công nghiệp dược hiện đại, vừa kinh doanh thương mại về thuốc chữa bệnh đông tây y và xuất nhập khẩu. Các mặt hàng của công ty kể cả hàng đi mua về lẫn hàng tự sản xuất tại các phân xưởng ngày càng phong phú đa dạng và đầy đủ các chủng loại về thuốc. Bên cạnh đó, các nguồn hàng thuốc quý hiếm cũng được chú trọng và khai thác. Thị trường hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng khắp trong và ngoài nước. Đặc điểm tổ chức sản xuất. Hiện nay Công ty Dược liệu TW I có 3 phân xưởng sản xuất riêng biệt đó là các phân xưởng sau: Phân xưởng thuốc viên: nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các mặt hàng là thuốc viên. Phân xưởng đông dược: nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược. Phân xưởng hoá chất: chuyên sản xuất để chiết suất ra các mặt hàng thuốc chống sốt rét. Do mặt hàng thuốc là mặt hàng đặc biệt, nó liên quan đến sức khoẻ và sinh mạng của con người, nên quy trình sản xuất có đoạn phải đảm bảo khép kín và vô trùng. Đặc biệt là đối với sản phẩm thuốc viên, đơn vị của nó phải chính xác đến miligam, mililit nhưng lại có giá trị rất lớn, phải đảm bảo theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam. Trong 3 phân xưởng sản xuất đó thì phân xưởng sản xuất thuốc viên là phân xưởng có sản lượng sản xuất lớn hơn cả còn phân xưởng đông dược và phân xưởng hoá dược công việc sản xuất chưa đều, sản lượng sản xuất còn nhỏ. Mỗi một loại thuốc đều có quy trình sản xuất khác nhau và đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của ngành khác nhau. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên là quy trình sản xuất điển hình, rõ ràng qua từng khâu nên ta sẽ đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về quy trình công nghệ của phân xưởng sản xuất thuốc viên. Cụ thể như sau: Thông qua bộ phận nghiên cứu làm thử các mẻ nhỏ, mỗi lần làm thử phải có đầy đủ các thủ tục như: làm thử xong phải đi kiểm nghiệm và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn dược điển đề ra, sau đó mới cho sản xuất đại trà. Các giai đoạn sản xuất: - Giai đoạn chuẩn bị sản xuất : căn cứ vào lệnh sản xuất (có ghi rõ số lô, số lượng thành phẩm và các thành phần như nguyên liệu chính, tá dược và quy cách đóng gói, khối lượng trung bình viên...) tổ trưởng tổ pha chế sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như: phiếu lĩnh vật tư, các loại vật tư đó phải được cân đo đong đếm thật chính xác với sự giám sát của kỹ thuật viên ở phân xưởng sản xuất. - Giai đoạn sản xuất: Bắt đầu vào sản xuất, tổ trưởng tổ sản xuất và kỹ thuật viên phải trực tiếp giám sát các công việc pha chế mà công nhân bắt đầu làm, cần thiết có thể chia thành mẻ nhỏ, sau cùng trộn đều theo lô. Tất cả các công việc này đều phải được phòng kỹ thuật quản lý theo hồ sơ từng lô. Khi pha chế xong công việc của kỹ thuật viên là phải kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu đạt tiêu chuẩn ngành quy định thì công việc tiếp theo là giao nhận bán thành phẩm cốm từ tổ pha chế giao cho tổ dập viên và ép vỉ (nếu có). Tất cả đều có phiếu giao nhận giữa các tổ và ký tên vào cụ thể. Qua khâu dập viên và ép vỉ xong lại chuyển tiếp sang tổ đóng gói. - Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm (giai đoạn cuối cùng): Khi thành viên, thành vỉ thuốc và được chuyển về tổ đóng gói. Tổ kỹ thuật viên bắt đầu kiểm nghiệm thành phẩm, khi thành phẩm đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo sẽ tiến hành công việc đóng gói. Sau khi hoàn thành việc đóng gói cùng với phiếu kiểm nghiệm chuyển lên kho và nhập vào kho của Công ty. Qua đó ta thấy được quy trình sản xuất thuốc viên là quy trình sản xuất giản đơn và chế biến kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, thuộc loại hình khối lượng lớn (theo từng lô) trên dây chuyền sản xuất. Tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Mỗi một loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và các loại dược tá đi kèm vào công thức sản xuất đó. Sau đây là 3 quy trình công nghệ sản xuất ra một số sản phẩm chính tại 3 phân xưởng của Công ty như sau: Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên. Nguyên vật liệu Xay, rây Pha chế Sấy Khô Kiểm nghiệm bán t. phẩm Nhập kho t. phẩm Đóng gói t. phẩm Kiểm nghiệm thành phẩm Dập viên ép vỉ Sơ đồ Quy trình công nghệ chiết xuất hoá chất. Nguyên vật liệu Xử lý Chiết xuất Cô đặc Tinh chế Nhập kho thành phẩm Đóng gói thành phẩm Kiểm nghiệm Sấy khô Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất rượu bổ sâm. Nguyên vật liệu Thái ,xay Làm ấm, ủ Rút dịch Giao nhập thành phẩm Kiểm tra đóng gói Kiểm nghiệm Pha chế Kết quả cuả mỗi quy trình công nghệ có thể xác định được giá trị bằng cách kiểm kê những hộp, những kiện thành phẩm và quy trình công nghệ nào càng giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt thì chứng tỏ công tác tổ chức sản xuất quy trình công nghệ đó tốt. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo phương pháp quản lý trực tiếp, tập trung để ban giám đốc Công ty có thể nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời tạo điều kiện giúp giám đốc thấy rõ được thực trạng của công ty mình. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty được khái quát như sau: Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Dược liệu TWI. Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Khối sản xuất Phòng kinh doanh Phòng xuất khẩu Ban bảo vệ Phòng kiểm nghiệm Phân xưởng hoá chất Phân xưởng thuốc viên Phân xưởng đông dược Phòng kế toán Phòng tổ chức Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban như sau: Giám đốc: vừa là người đại diện cho nhà nước, vừa là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám đốc có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động chung của công ty, ngoài ra còn điều hành trực tiếp đối với phòng xuất khẩu, phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính. Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành những mảng do giám đốc giao phó. Phòng kế hoạch kinh doanh: Do phó giám đốc kinh doanh trực tiếp làm trưởng phòng và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán, giao các kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, quản lý hệ thống kho tàng, lập các kế hoạch mua bán hàng hoá. Phòng kế toán tài vụ: Đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, tạo nguồn vốn kinh doanh, giúp giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh tế của công ty, trên cơ sở đó giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh tế. Phòng xuất khẩu: có nhiệm vụ thăm dò thị trường trong và ngoài nước, hàng ngày nắm bắt được tỷ giá hối đoái để điều hành các mặt hàng xuất khẩu và nhanh chóng triển khai các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về vấn đề nhân sự. Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm và nghiên cứu: Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát, sau đó kiểm nghiệm đối với tất cả các mặt hàng kể cả hàng tự sản xuất lẫn hàng mua về, đảm bảo đúng chất lượng theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam quy định. Đồng thời nghiên cứu ra các mặt hàng mới, mẫu mã mới... Khối sản xuất : Gồm phân xưởng đông dược, phân xưởng thuốc viên và phân xưởng hóa chất, các phân xưởng này thực hiện việc sản xuất các mặt hàng do phòng kế hoạch giao cho. Các chỉ tiêu kinh tế trong những năm gần đây. STT Chỉ tiêu Đ. vị Năm 2000 Năm 2001 So sánh 1 2 3 4 5 7 9 10 Vốn cố định Vốn lưu động Số lao động Tổng d.số t. thụ Số nộp ng. sách LN sau thuế Thu nhập b.quân của 1 cnv Lợi nhuận/Doanh thu 1000đ 1000đ người 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 8.587.723 92.683.178 256 190.791.878 3.271.616 552.195 1.052 0.0029 0.0055 10.727.254 102.856.062 312 380.764.155 6.467.232 687.172 1.172 0.0018 0.0060 129,43% 110,97% 121,87% 199,57% 197,68% 124,44% 111,04% ( Nguồn: Công ty Dược liệu TW1) Trong những năm gần đây, doanh thu năm nay luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu của năm 2001 (0.0018) thấp hơn năm 2000 (0.0029), chứng tỏ khả năng sinh lời giảm đi. Hệ số Lợi nhuận/Vốn của năm 2001 (0.0060) lại cao hơn năm 2000 (0.0055), như vậy là doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn năm trước. Năm nay tuy số lượng lao động tăng thêm nhiều ( 56 người ) nhưng thu nhập bình quân của một (1) công nhân viên vẫn tăng (từ 1.052.000đ lên 1.172.000đ). Đặc điểm công tác kế toán của Công ty Dược liệu TW I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, xuất phát từ điều kiện và trình độ quản lý, Công ty Dược liệu TWI tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc công ty và toàn bộ nhân viên kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Hiện nay phòng kế toán của công ty có 17 nhân viên kế toán, được phân chia thành các nhóm, các tổ. Mỗi tổ, bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau bổ trợ cho nhau giúp cho cả bộ máy kế toán hoạt động đều đặn, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của Công ty. Các kế toán viên có các chức năng cụ thể như sau: Kế toán trưởng: Bao quát toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại Công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bảng kê, nhật ký, sổ cái. Hàng quý, hàng năm lên các bảng biểu quyết toán. Tổ kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và khấu hao tài sản cố định: Hàng tháng có nhiệm vụ lập các bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng. Tổ kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: theo dõi lượng tiền vốn hiện có trong công ty, thanh toán với người cung cấp và theo dõi tình hình trả nợ, vay ngân hàng cũng như các đơn vị khác. Tổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, hạch toán chi tiết các chi phí đó và tính giá trị thực tế thành phẩm nhập xuất tồn kho. Cuối mỗi tháng kế toán các phân xưởng phải quyết toán với công ty về chi phí tiêu hao sản xuất sản phẩm và xác định giá bán của sản phẩm. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: căn cứ vào các chứng từ, các hoá đơn nhập, xuất kế toán theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, quá trình tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Kế toán nguyên vật liệu và cung cấp công cụ dụng cụ: Theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và theo trình tự thời gian. Hiện nay, Công ty đã trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán, mỗi nhân viên được sử dụng riêng một máy đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác. Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Dược liệu TWI. Kế toán trưởng (trưởng phòng) Kế toán tổng hợp (phó phòng) Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán NVL và cung cấp CCDC Kế toán t.thụ sp và công nợ Kế toán các kho hàng, cửa hàng Kế toán tiền lương, BHXH và KHTSCĐ Kế toán phân xưởng và tính giá thành sản phẩm 4.2. Tổ chức công tác hạch toán Về tài khoản kế toán Theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và quyết định 167/TC/CĐKT ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ xung, công ty đã lựa chọn và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thích hợp. Những tài khoản kế toán này bao gồm các tài khoản tổng hợp, các tài khoản kế toán chi tiết để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị. Về công tác hạch toán và nội dung phản ánh trên tài khoản luôn tuân theo những quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hình thức kế toán và sổ kế toán Phương pháp hạch toán tại công ty theo phương pháp kê khai thường xuyên và để phù hợp với đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý Công ty áp dụng sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký - Chứng từ”. Những sổ kế toán chủ yếu được sử dụng trong hình thức Nhật ký - Chứng từ bao gồm: Nhật ký - Chứng từ. Bảng kê. Sổ Cái. Bảng phân bổ. Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Cuối năm, cuối kỳ Công ty lập các báo cáo kế toán sau: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thuyết minh báo cáo tài chính. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Dược liệu TW1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối với quy trình sản xuất giản đơn, tổ chức chuyên môn hoá theo sản phẩm, cụ thể là sản xuất các sản phẩm đông dược và tân dược ở các phân xưởng. Mỗi sản phẩm của Công ty được sản xuất tại một phân xưởng riêng và các phân xưởng hoàn toàn độc lập với nhau. Từ đó, đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là tập hợp theo từng phân xưởng, phương pháp hạch toán chi phí được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng phân xưởng, đồng thời các chi phí lại được hạch toán cụ thể chi tiết cho từng loại sản phẩm của phân xưởng đã sản xuất ra trong kỳ đó một cách tương ứng. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Dược liệu TW1. Do chi phí sản xuất trong Công ty gồm nhiều loại, mỗi loại lại có công dụng riêng trong từng quy trình sản xuất cũng như trong từng phân xưởng nên để tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc quản lý chi phí theo khoản mục và theo địa điểm phát sinh, chi phí sản xuất tại Công ty được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền Các yếu tố này được chi tiết hơn thành các yếu tố sau: Nguyên vật liệu chính: gồm những nguyên vật liệu để cấu thành nên cơ sở vật chất chủ yếu của sản phẩm như vitamin C, vitamin B1, paracetamol... Nguyên vật liệu phụ như nhân, bột sắn... Nhiên liệu, động lực gồm các chi phí về xăng, dầu... Tiền lương và phụ cấp: gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính lương. Khấu hao tài sản cố định: là biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn của tài sản cố định. Các chi phí khác bằng tiền. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất. Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất. Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phân xưởng đã sử dụng TK 154- CPSXKDDD. TK 154 được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất: TK 1541 - CPSXKDDD ở phân xưởng đông dược. TK 1542 - CPSXKDDD ở phân xưởng thuốc viên. TK 1543 - CPSXKDDD ở phân xưởng hoá chất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh vào tài khoản 621 (chi tiết cho từng phân xưởng). Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Chi phí nhân công trực tiếp phản ánh vào tài khoản 622 (chi tiết cho từng phân xưởng). Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. Chi phí sản xuất chung phản ánh vào tài khoản 627 (chi tiết cho từng phân xưởng). TK 627 không có số dư cuối kỳ. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong Công ty Dược liệu TW I bao gồm nhiều loại khác nhau được phản ánh trên tài khoản 152 - nguyên liệu, vật liệu. Cụ thể: 1521 Nguyên vật liệu chính (Vitamin B1, Vitamin C, thảo dược... ) 1522 Vật liệu phụ (nhựa, bông mỡ, bột sắn, vải sợi, cồn...) 1523 Nhiên liệu (xăng, dầu, than đá...) 1524 Phụ tùng (vòng bi, dây cua roa... ) 1525 Vật liệu dùng cho xây dựng cơ bản (xi măng, sắt, thép...) 1527 Bao bì đóng gói (chai, hòm, carton, ống...) Nguyên vật liệu xuất dùng do kế toán nguyên vật liệu theo dõi và phản ánh hằng ngày thông qua phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Tất cả các phiếu xuất kho đều phải căn cứ vào lệnh xuất phù hợp với nhu cầu sản xuất. Do Công ty quản lý nguyên vật liệu theo lô hàng nên khi nguyên vật liệu xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất, trị giá nguyên vật liệu được hạch toán theo đơn giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho. Kế toán phân xưởng theo dõi giá trị nguyên vật liệu dùng vào sản xuất theo công thức: Trị giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho = Đơn giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho x Số lượng nguyên vật liệu thực tế xuất kho Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán lập bảng phân bổ số 2 "Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ". Số liệu ở bảng phân bổ này được dùng lập bảng kê số 4 và là căn cứ để ghi Nhật ký- Chứng từ số 7 ( bảng 1 ). Như vậy nguyên vật liệu tại Công ty trong tháng 10 được tập hợp như sau: Nợ TK 621 947,758,256 đ ( chi tiết: PX đông dược 259,331,638 đ PX thuốc viên 522,750,658 đ PX hóa chất 165,603,960 đ Có TK 152 947,758,256 đ Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán tiền lương. Tiền lương của công nhân viên trong Công ty bao gồm tiền lương theo sản phẩm và tiền lương cấp bậc gắn liền với kết quả mà công nhân viên đã thực hiện. Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được Công ty áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm với cách tính như sau: Tiền lương của CNTTSX trong tháng = Đơn giá tiền lương theo sản phẩm i sản xuất trong tháng x Khối lượng sản phẩm i sản xuất hoàn thành trong tháng Trong đó: i là loại sản phẩm mà phân xưởng tiến hành sản xuất trong tháng. Ngoài lương theo sản phẩm công nhân viên còn được hưởng các khoản phụ cấp như: phụ cấp độc hại, phụ cấp thất nghiệp, các khoản trợ cấp BHXH. Cuối tháng, căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn, căn cứ vào các bảng chấm công của các phân xưởng gửi lên. Căn cứ vào chế độ tính trả lương, thưởng Công ty đã xây dựng, phòng tổ chức lao động tiền lương tính toán và xác định số lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, lập bảng thanh toán tiền lương cho các phân xưởng sau đó gửi cho phòng kế toán (Bảng số 2, bảng số 3). Ví dụ tính lương cho công nhân Lê Hoàng Tuấn ở phân xưởng thuốc viên như sau: Lương sản phẩm 20,3 ngày công là: 20.3 x 42,000đ/công = 852,600 đ Mức phụ cấp tính được là: 182,172 đ Tổng lương được nhận là: 1,043,722 đ Các số liệu này ghi rõ trên bảng thanh toán lương từng phân xưởng (bảng 2). Trên cơ sở đó kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội tổng hợp chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất theo phân xưởng. Công ty sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở từng phân xưởng. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương sản phẩm kế toán ghi: Nợ TK 622 94,340,812 đ (chi tiết: phân xưởng Đông dược 18,494,961 đ phân xưởng Thuốc viên 45,503,314 đ phân xưởng hoá chất 30,342,537 đ Có TK 334 94,340,812 đ Kế toán các khoản trích theo lương. Công ty Dược liệu TW1 hiện nay thực hiện trích 15% bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế và 2% kinh phí công đoàn trên quỹ lương tối thiểu tính vào chi phí (mức lương tối thiểu của một công nhân viên hiện nay trong một tháng theo quy định hiện nay là 180.000 đồng). Và thu của từng người 6% trên mức lương cơ bản (trừ ngay vào lương). Ví dụ thực hiện trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên mức lương cơ bản của công nhân Lê Hoàng Tuấn như sau: 180,000 đ x 3.14 x 6% = 33,912 đ Lương thực tế được nhận là: 1,034,772 đ - 33,912 đ = 1,000,860 đ Cuối tháng căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương của các phân xưởng sản xuất, kế toán phần hành này tập hợp lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Bảng số 2, 3) Số liệu ở bảng này được lấy làm căn cứ để ghi vào Bảng kê số 4 và Nhật ký - Chứng từ số 7. Với các khoản trích theo lương kế toán định khoản như sau: Nợ TK 622 9,000,000 đ (chi tiết: PX đông dược: 1,458,000 đ PX thuốc viên: 4,680,000 đ PX hoá chất: 2,772,000 đ Có TK 338 9,000,000 đ ( chi tiết:TK 3382: 6,750,000 đ TK 3383: 1,350,000 đ TK 3384: 900,000 đ Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cấn thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng. Khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng cho từng phân xưởng và được theo dõi trên TK 627. TK 627 được mở chi tiết thành: TK6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác Cụ thể khoản mục CPSXC ở Công ty được hạch toán như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: Đây là khoản chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, được Công ty áp dụng hình thức trả lương theo hệ số lương cấp bậc. Cách tính: Lương nhân viên quản lý = 250.000 đồng x hệ số lương Ngoài ra nhân viên quản lý còn được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Căn cứ vào đó, phòng lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. Căn cứ vào số liệu trên bảng này, kế toán đưa vào bảng phân bổ tiền lương và tính toán các khoản trích theo lương. Khi đó kế toán định khoản: Nợ TK 6271 5,486,623 đ ( chi tiết: PX đông dược 1,438,543 đ PX thuốc viên 3,077,571 đ PX hoá chất 970,509 đ Có TK 334 5,486,623 đ và: Nợ TK 6271 252,000đ ( chi tiết: PX đông dược 72,000 đ PX thuốc viên 144,000 đ PX hoá chất 36,000 đ Có TK 338 252,000 đ ( chi tiêt: TK 3382 189,000 đ TK 3383 37,800 đ TK 3384 25,200 đ Các số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH được chuyển ghi vào Bảng kê số 4 và Nhật ký- Chứng từ số 7. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất chung kế toán ghi vào sổ chi tiết xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (Bảng số 1) kế toán định khoản: Nợ TK 6272 18,112,202 ( chi tiết: PX đông dược 5,869,000 PX Thuốc viên 8,220,894 PX hóa chất 4,022,308) Có TK 152 18,112,202 Nợ TK 6273 5.865.210 ( chi tiết: PX hoá chất 5.865.210) Có TK 153 5.865.210 Chi phí khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định dùng trong các phân xưởng sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại và có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy việc quản lý chặt chẽ tài sản cố định là vấn đề vô cùng cần thiết và phải được coi trọng. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất tài sản cố định bị hao mòn dần. Để hình thành nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu khôi phục, cải tạo, đổi mới tài sản cố định Công ty tiến hành trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng và cách tính là trích theo tỷ lệ phần trăm quy định đối với từng loại tài sản cố định theo quyết định số 1062 TC/ QĐ/ CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ đó kế toán phần hành này tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. ( Bảng số 4) Hàng tháng mức khấu hao cơ bản được tính theo công thức: Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao/năm Mức KHTSCĐ = 1 tháng 12 Để theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của tài sản cố định, kế toán sử dụng TK 214 - hao mòn tài sản cố định (hao mòn tài sản cố định) . Các chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất được kế toán hạch toán trực tiếp vào bên Nợ TK 6274 và nó được mở chi tiết cho từng phân xưởng. Đối với mỗi phân xưởng sản xuất trong tháng nếu sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau thì chi phí khấu hao tài sản cố định được phân bổ cho từng mặt hàng theo giờ công sản xuất mặt hàng đó. Công thức phân bổ như sau: Chi phí KHTSCĐ phân bổ cho mặt hàng i = CP KHTSCĐ trong tháng Tổng số giờ công sản xuất trong tháng x Số giờ công sản xuất mặt hàng i trong đó: i là mặt hàng sản xuất trong tháng Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định ( bảng 4 ), kế toán hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định như sau: Nợ TK 6274 44.171.650 ( chi tiết: PX đông dược 917.083 PX thuốc viên 31.396.334 PX hoá chất 11.858.233) Có TK 214 44.171.650 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào các hoá đơn về tiền điện, nước, dịch vụ khác của từng phân xưỡng các chi phí này được phẩn ánh trên NKCT số 5 kế toán định khoản: Nợ TK 6277 8.586.070 ( chi tiết: PX đông dược 2.112.500 PX thuốc viên 3.580.320 PX hoá chất 2.893.250) Có TK 331 8.586.070 Chi phí bằng tiền khác: căn cứ vào NKCT số 1, NKCT số 2 kế toán ghi: Nợ TK 6278 15.288.860 Có TK 111 5.580.250 Có TK 112 9.708.610. - Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch Công ty thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi đó đối với khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch tính vào chi phí sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 627 15.000.000 ( chi tiết: PX đông dược 4.250.250 PX thuốc viên 5.875.432 PX hoá chất 4.874.318) Có TK 142 15.000.000 Cuối tháng các khoản mục chi phí phát sinh ở từng phân xưởng được kết chuyển sang bên nợ TK 154 - CPSXKDDD để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty và được phản ánh chi tiết cho từng phân xưởng. Kế toán định khoản: Nợ TK 154 1,163,861,683 (chi tiết:TK 1541 297,903,075 TK1542 631,951,983 TK1543 233,826,983 Có TK 621 947,578,256 (chi tiết: PX đông dược 259,331,638 PX thuốc viên 522,750,658 PX hoá chất 165,495,960) Có TK 622 103,340,812 (chi tiết: PX đông dược 20,042,961 PX thuốc viên 50,183,314 PX hoá chất 33,114,537 ) Có TK 627 112,762,615 ( chi tiết: PX đông dược 18,528,476 PX thuốc viên 69,018,011 PX hoá chất 35,216,128 ) Cuối tháng căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, Bảng phân bổ số 2, số 3, các Bảng kê liên quan, Nhật ký – Chứng từ số 1, Nhật ký – Chứng từ số 2, Nhật ký – Chứng từ số 5 kế toán tổng hợp lập Bảng kê số 4 (Bảng số 5) sau đó ghi vào nhật ký chứng từ số 7 ( Bảng số 6 ) Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Công ty Dược liệu TW1. 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu TW I. Do kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất Công ty không có bán thành phẩm nhập kho mà chỉ có những sản phẩm hoàn thành ở công đoạn sản xuất cuối cùng, đây được coi là thành phẩm nhập kho. Với đặc điểm đó, đối tượng tính giá thành của Công ty là các thành phẩm nhập kho theo từng mặt hàng và giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp tính giá thành trựctiếp. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu. Để việc xác định giá thành được chính xác và hợp lý đối với sản phẩm hoàn thành trong kỳ, cuối tháng kế toán phân xưởng phải tiến hành kiểm kê sản lượng, khối lượng sản phẩm dở dang ở mỗi quy trình sản xuất, đồng thời căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong loại sản phẩm đó. Công thức tính như sau: Chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ = C.phí SP làm dở đ. Kỳ + CPNVLTT t. kỳ Số lượng SP hoàn + Số lượng SP làm thành t. kỳ dở cuối kỳ x số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ Ví dụ minh hoạ: Trong tháng 11 năm 2001, tại phân xưởng thuốc viên tiến hành sản xuất mặt hàng thuốc Kalion 0,25 mg. - Sản phẩm làm dở đầu tháng : 0 - Chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng là: CPNVLTT: 522,750,658 đ CPNCTT: 53,240,480 đ CPSXC: 44,545,143 đ Cuối tháng sản phẩm hoàn thành nhập kho là 10,370,500 viên. Theo kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ là 35,728.2 mg. Sản phẩm làm dở này được tiến hành đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: C phí SP Kalion 0,25mg làm dở c.kỳ = 522,750,658 đ (10,370,500viên x 0.25mg) + 35,728.2 mg x 35,728.2mg = 7,105,948 đồng Phương pháp tính giá thành ở Công ty Dược liệu TWI. Xuất phát từ mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của từng quy trình sản xuất. Do quy trình công nghệ sản xuất ở các phân xưởng sản xuất của Công ty là giản đơn, khép kín, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều và kết thúc mỗi quy trình sản xuất chỉ tạo ra một loại sản phẩm. Do đó để tính giá thành sản phẩm hoàn thành kế toán phân xưởng áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Theo phương pháp này giá thành sản phẩm đượac tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí SP làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh t.kỳ _ Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ và: Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Trong đó: - Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ: được căn cứ vào số liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ của loại sản phẩm tương ứng tháng trước chuyển sang. - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: được kế toán căn cứ vào bảng kê số 4 hoặc NKCT số 7 để lấy số liệu ghi cho từng khoản mục tương ứng. - Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: căn cứ vào số liệu, kết quả tính toán chi phí cho sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để làm rõ hơn về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ta sẽ minh hoạ cụ thể quá trình tính giá thành theo khoản mục của một mặt hàng thuốc viên: Kalion 0,25 mg tháng 11 năm 2001 tại phân xưởng thuốc viên. Thực tế ở Công ty trong tháng 11, phân xưởng thuốc viên đã tiến hành sản xuất lô sản phẩm Kalion 0,25mg (lô 010299) trọn vẹn theo lô và không có sản phẩm dở dang đầu kỳ. Do vậy chi phí sản xuất theo khoản mục để sản xuất lô sản phẩm này như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho phân xưởng thuốc viên trong tháng 11 trị giá nguyên vật liệu xuất kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm là 522,750,658 đ Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công đã được phòng tổ chức lao động tiền lương xây dựng định mức đơn giá lương. Đơn giá lương này đã bao gồm cả lương chính và các khoản phụ cấp. Đối với mặt hàng Kalion đơn giá lương định mức cho một viên là 5 đồng. Khối lương sản phẩm Kalion hoàn thành nhập kho trong tháng là 10,370,500 viên. Khi đó: Tiền lương = 10,370,500 viên x 5 đ của công nhân sản xuất = 47,840,480 đồng Chi phí về các khoản trích theo lương được tính 20% theo quỹ lương tối thiểu của công nhân viên sản xuất tại phân xưởng là: Quỹ lương tối thiểu: 180,000 đ x 150 người = 27,000,000 đ Khi đó chi phí về các khoản trích theo lương = 27,000,000 x 20% = 5,400,000 đ Chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng thuốc viên trong tháng 3 là : 47,840,480 + 5,400,000 = 53,240,480 đ Chi phí sản xuất chung: - Căn cứ vào chế độ tính trả lương của Công ty áp dụng đối với nhân viên quản lý phân xưởng, kết quả tính toán chi phí tiền lương của nhân viên quản lý trong phân xưởng tập hợp được là 3,221,571 đ - Chi phí khấu hao tài sản cố định: trong tháng 11 ở phân xưởng thuốc viên chỉ sản xuất một mặt hàng thuốc viên Kalion nên toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định trong tháng được tập hợp vào chi phí sản xuất chung cho sản phẩm Kalion. Theo bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định tháng 11 cho phân xưởng thuốc viên là 31,396,334 đ - Chi phí dịch vụ mua ngoài: căn cứ vào hoá đơn tiền điện, nước (phản ánh trên NKCT số 5) phân xưởng phải trả là 3,580,320 đ - Căn cứ vào kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đối với phân xưởng thuốc viên. Trong tháng 11 khoản chi phí này của phân xưởng là 5,875,432 đ Tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 11 của phân xưởng thuốc viên là: 3,221,571 + 31,396,334 + 3,580,320 + 5,875,432 = 44,073,657 đ Từ các khoản mục chi phí cùng với kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỷ phân xưởng thuốc viên tháng 11 là 7,105,948 đ. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành lập bảng tính giá thành mặt hàng Kalion 0,25 mg tháng 11 năm 2001 như sau: Thẻ tính giá thành sản phẩm Kalion 0,25 mg Tháng 11 năm 2001 Đơn vị: đồng Sản lượng: 10,370,500 viên STT Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CPSX trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVLTT 0 522,750,658 7,105,948 515,644,710 49.72 2 Chi phí NCTT 0 53,240,480 0 53,240,480 5.13 3 Chi phí SXC 0 44,073,657 0 44,073,657 4.25 Tổng chi phí 0 620,064,795 7,105,948 612,958,847 59.1 Sau khi tính giá thành sản phẩm , cuối tháng kế toán căn cứ vào Nhật ký – Chứng từ để vào sổ Cái TK 154. Phần III Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu TW1 Đánh giá chung Công ty Dược liệu TW I là một trong những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng đông dược và tân dược, cung cấp các dược phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thành quả này có được là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo của Công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong suốt thời gian qua. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, quy mô tiêu thụ sản phẩm, luôn tìm tòi cải tiến, nghiên cứu để hợp lý hoá sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, tuy còn nhiều bỡ ngỡ khó khăn trong cơ chế quản lý mới, song sự nhạy bén và năng động của cơ chế thị trường đã thúc đẩy Công ty linh hoạt, nhạy bén trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Song song với quá trìnhchuyển đổi đó, hệ thống công tác kế toán tài chính của Công ty không ngừng hoàn thiện, ta có thểnhận thấy điều đó qua những ưu điểm của công tác kế toán ở Công ty. Ưu điểm. Việc cung cấp thông tin kế toán chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các bộ phận chức năng liên quan là nhờ bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao, nắm vững chính sách và nhiệm vụ của mình. Hệ thống các mẫu bảng biểu chứng từ được quy định thống nhất từ các phân xưởng đến phòng kế toán nên các phần hành kế toán được thực hiện khá trôi chảy, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng và cụ thể cho từng loại sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. Cách xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như vậy là hoàn toàn hợp lý và có căn cứ khoa học. Đồng thời do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn tiến hành chưa đều nên kỳ tính giá thành của Công ty theo lô, mẻ sản phẩm làn hoàn toàn hợp lý. Đây là căn cứ để giúp công tác chỉ đạo sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác hơn. Việc áp dụng trả lương theo định mức sản phẩm hoàn thành làm công nhân sản xuất có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm mình sản xuất ra, khuyến khích tinh thần lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán tại Công ty Dược liệu TW1 còn tồn tại một số nhược điểm sau: Nhược điểm. Về các khoản trích theo lương: Công ty Dược liệu TW I tiến hành trích các khoản theo lương như sau bảo hiểm xã hội 15%, bảo hiểm y tế 3%, kinhphí công đoàn 2% theo quỹ lương tối thiểu. Như vậy khoản trích bảo hiểm y tế là chưa hợp lý, đồng thời các khoản trích được trích trên quỹ lương tối thiểu cũng chưa hợp lý, chưa đúng với chế độ quy định. Vấn đề hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng: Hầu hết ở mỗi quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty đều có sản phẩm hỏng và trong một số trường hợp chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng là đáng kể nhưng Công ty không mở tài khoản để theo dõi mà thực tế khoản chi phí này đã được hạch toán vào chi phí sản xuất để tính vào giá thành sản phẩm. Điều này chứng tỏ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa được thực hiện tốt, giá thành phản ánh chưa chính xác. Về chi phí khấu hao tài sản cố định: kế toán khấu hao tài sản cố định thực hiện theo đúng chế độ quy định. Tuy nhiên, việc sản xuất tại các phân xưởng là chưa đều, chưa thường xuyên nên việc chi phí khấu hao phân bổ đều cho các tháng sẽ làm cho giá thành sản phẩm ở những tháng sản xuất ít hơn sẽ cao hơn. Đây là một nhược điểm khó tránh khỏi khi tính khấu hao theo đường thẳng (bình quân). Công ty nên xem xét và tìm biện pháp khắc phục. II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu TW1. Xuất phát từ những điềukiện thực tế tại Công ty từ những mặt làm được và những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tôi xin đóng góp một số ý kiến nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn tồn tại, qua đó nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán. ý kiến 1: Tại công ty khoản bảo hiểm y tế được trích 3% trên quỹ lương tối thiểu là chưa đúng với quy định. Vì vậy khoản bảo hiểm y tế cần tiến hành trích đúng quy định là 2% trên lương quỹ lương thực tế. Khoản này được tính vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi đó số liệu của tháng 11 năm 2001 trong bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được sửa lại như trong biểu 8, đồng thời số liệu được kế toán sửa lại như sau: Nợ TK 622: 17,924,754 PX Đông dược : 3,514,043 PX Thuốc viên : 8,645,630 PX Hoá chất : 5,765,082 Có TK338 : 17,924,754 Nợ TK 627 : 1,042,458 PX Đông dược : 273,323 PX Thuốc viên : 584,738 PX Hoá chất : 184,397 Có TK338 : 1,042,458 Số liệu trên bảng 8 được dùng để ghi vào bảng kê số 4 và Nhật ký- Chứng từ ( tương tự bảng 5, 6) Khi bảo hiểm y tế được trích 2% trên tổng quỹ lương thực tế thì lúc đó giá thành sản phẩm cũng thay đổi. Với ví dụ về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kalion ở trên sẽ được sửa lại như sau: Thẻ tính giá thành sản phẩm Kalion 0.25mg Tháng 11 năm 2001 Đơn vị: Đồng Sản lượng:10,370,500 viên STT Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CPSX trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 chi phí NVLTT 0 522,750,658 7,105,948 515,644,710 49.72 2 Chi phí NCTT 0 56,930,171 0 56,930,171 5.49 3 Chi phí SXC 0 44,514,396 0 44,514,396 4.29 Tổng chi phí 0 624,195,225 7,105,948 617,089,277 59.5 ý kiến 2: Công ty Dược liệu TW1 là đơn vị vừa tiến hành sản xuất, vừa tiến hành kinh doanh thương mại, là người trực tiếp thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của mình, đồng thời vừa đi mua, nhập khẩu sản phẩm hàng hoá của các đơn vị khác để hoạt động kinh doanh thương mại, trong khi đó Công ty vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì các hoạt động đó như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng. Những chi phí này làm cho giá thành sản phẩm tại các tháng ít sản xuất sẽ cao lên. Như vậy, để phát huy năng lực máy móc thiết bị, tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân, công ty nên tổ chức sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới. ý kiến 3 Trong thực tế hạch toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm ta thấy Công ty không hạch toán sản phẩm hỏng. Những thiệt hại về sản phẩm hỏng thực chất đã tính vào chi phí sản xuất. Việc hạch toán chi phí về thiệt hại sản phẩm hỏng sẽ góp phần phản ánh chính xác giá thành, đồng thời nếu số sản phẩm hỏng quá lớn Công ty cũng có thể có các biện pháp giải quyết để hạn chế các hao hụt. Do vậy Công ty nên xây dựng hệ thống các định mức chi phí đối với từng đơn vị sản phẩm của từng loại sản phẩm để thực hiện được sự kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chuẩn xác những khoản chi phí vượt định mức để đề ra biện pháp ngăn chăn mọi khả năng tiềm tàng hiện có. Căn cứ vào các định mức đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành nhanh chóng, có thể dự trù các khoản chi phí nguyên vật liệu, tập hợp và phân bổ các khoản mục chi phí chính xác, hợp lý. Đồng thời công ty cũng nên hạch toán riêng biệt các thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. ý kiến 4 Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Dược liệu TW I được thu mua nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau và bao gồm nhiều chủng loại. Giá thực tế của mỗi lần nhập kho nguyên vật liệu không hoàn toàn giống nhau. Các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu luôn diễn ra thường xuyên. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Vì thế khối lượng công việc kế toán phải tiến hành nhiều, tốn kém nhiều chi phí và không hiệu quả cho công tác kế toán. Để đơn giản, giảm nhẹ được khối lượng công việc Công ty nên áp dụng phương pháp tính theo giá thực tế bình quân gia quyền đối với nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính. Cụ thể là: Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Đơn giá thực tế bình quân = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ ý kiến 5 Do việc sản xuất tại các phân xưởng của Công ty vẫn chưa đều nên việc phân bổ khấu hao tài sản cố định đều sẽ làm giá thành sản xuất tại các tháng sản xuất ít cao hơn. Để khắc phục điểm này Công ty nên trích khấu hao tài sản cố định theo sản lượng sản phẩm để giá thành ổn định hơn. ý kiến 6 Hiện nay quy mô sản xuất của Công ty Dược liệu TW1 đã lớn mạnh lên rất nhiều nhưng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại ba pân xưởng đều do một người đảm trách nên cuối tháng công tác tập hợp chi phí và tính giát hành sản phẩm sẽ không tránh khỏi chậm trễ. Công ty nên quan tâm xem xét để bổ xung thêm nhân viên cho phần hành này. ý kiến 7 Hiện tại Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ và đang dần dần vi tính hoá cho công tác kế toán. Theo tôi, Công ty nên chuyển sang hình thức Nhật ký chung hoặc Chứng từ ghi sổ. Đây là những hình thức sổ kế toán có kết cấu ít cột nhiều dòng, các hình thức này phù hợp hơn cho công tác tổng hợp số liệu và in ấn trên máy. Kết luận Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm của các nhà quản lý, đặc biệt là những người làm công tác kế toán. Qua thời gian thực tập tại công ty Dược liệu TW1, tôi đã có được những kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty, tôi cũng nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra của chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Công ty. Tuy nhiên, ở một số khâu, một số phần việc vẫn còn những tồn tại nhất định, nếu có những biện pháp hoàn thiện thì công tác kế toán sẽ còn phát huy được tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của Công ty. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Mạnh Hàn và các cô, chú phòng Kế toán của Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo Chế độ kế toán mới Nguyễn Văn Nhiệm - NXB Thống kê Hệ thống kế toán doanh nghiêp NXB Tài chính - 2000 Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. PTS. Võ Văn Nhị, Th. S Phạm Thanh Liêm, Th. S Lý Kim Huệ - NXB Thống kê. 1999 Một số tạp chí tài chính 2001 Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính TS. Nguyễn Văn Công - NXB Tài chính. 2001 Luận văn của các bạn trong trường Lời mở đầu 1 Phần I 3 Cơ sở lý luận cho việc tổ chức hạch toán 3 chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 I. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 3 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 3 2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm. 5 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 5 2.2. Phân loại giá thành. 6 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 7 4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 8 II. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 8 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 8 2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 9 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 9 3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 9 3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 11 3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 12 3.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 15 4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 15 4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 15 4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 16 4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 17 4.3. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 17 III. Kế toán tính giá thành sản phẩm. 18 1. Đối tượng tính giá thành. 18 2. Kỳ tính giá thành. 18 3. Các phương pháp tính giá thành. 18 3.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp. 19 3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 19 3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 20 3.4. Phương pháp tính giá thành phân bước. 21 3.5. Phương pháp tính giá thành theo định mức. 23 3.6. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. 23 3.7. Phương pháp tỷ lệ. 23 4. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 24 4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính). 24 4.2. Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương. 25 4.3. Phương pháp đánh giá theo giá thành định mức. 26 Phần II 28 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 28 Tại công ty Dược liệu TW I 28 Đặc điểm chung của Công ty Dược liệu TW I . 28 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển. 28 1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Dược liệu TW I. 28 1.1. Chức năng. 28 1.2. Nhiệm vụ. 29 2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý của công ty Dược liệu TW I. 29 2.1. Nhiệm vụ sản xuất. 29 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 30 2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 33 Các chỉ tiêu kinh tế trong những năm gần đây. 35 3. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty Dược liệu TW I. 36 3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 36 4.2. Tổ chức công tác hạch toán 38 I. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Dược liệu TW1. 39 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 39 2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Dược liệu TW1. 39 3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 40 3.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất. 40 3.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 40 3.3. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 42 3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 44 II. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Công ty Dược liệu TW1. 48 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu TW I. 49 2. Phương pháp tính giá thành ở Công ty Dược liệu TWI. 50 Phần III 53 Hoàn thiện công tác hạch toán 53 chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 54 tại Công ty Dược liệu TW1 54 I. Đánh giá chung 54 1. Ưu điểm. 54 2. Nhược điểm. 55 II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu TW1. 56 Kết luận 60 Tài liệu tham khảo 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3368.doc
Tài liệu liên quan