Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ là một đơn vị hạch toán độc lập tự chủ về tài chính, chủ động tìm khách hàng tiêu thụ nước máy, sản xuất sản phẩm. Công ty có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Nhà nước như: chế độ hạch toán doanh nghiệp; Luật thuế doanh nghiệp; Bảo vệ tài nguyên môi trường, thực hiện tốt Luật Lao động, tuyển chọn lao động, trả lương công nhân viên. Công ty có quyền tổ chức sản xuất và huy động nguồn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhiệm vụ chính của Công ty là: Sản xuất, sửa chữa đường ống, đồng hồ đo nước và các sản phẩm cơ khí thiết bị chuyên dùng đáp ứng nhu cầu của ngành nước; Thiết kế, thi công, sửa chữa, lắp đặt các trạm nước nhỏ và đường ống cấp nước quy mô vừa theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời Công ty phải có trách nhiệm tổ chức cùng với chính quyền địa phương, lực lượng thanh tra chuyên ngành bảo vệ nguồn nước ngầm, hệ thống công trình cấp nước; Lập kế hoạch đầu tư từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch về cấp nước tại thành phố Việt Trì và địa bàn các huyện trong tỉnh Phú Thọ. Sản phẩm chính của Công ty là nước sạch phục vụ cho sinh hoạt trong dân cư, cho sản xuất kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp.

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o việc hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế có thể phát sinh trong tất cả các hoạt động hàng ngày của đơn vị. Chính vì vậy, khi tổ chức công tác kế toán việc sử dụng các tài khoản nào trong hệ thống tài khoản chung cho phù hợp với hoạt động của đơn vị, phụ thuộc đặc thù hoạt động của đơn vị . Đối với mỗi đơn vị khi áp dụng kế toán máy, việc xác định danh mục tài khoản cần sử dụng cho việc hạch toán của đơn vị phải căn cứ vào tình hình của đơn vị, yêu cầu quản lý của đơn vị và các cơ quan liên quan. Việc xác đụnh danh mục tài khoản kế toán bao gồm việc xác định danh mục các tài khoản sử dụng, xác định mức độ chi tiết của từng tài khoản, để từ đó xác định các thông tin cần thiết về danh mục tài khoản lưu trong máy tính. - Hệ thống tài khoản kế toán Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ đang áp dụng cũng được xây dựng trên cơ sở Hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được chi tiết theo yêu cầu của quản lý. - Hệ thống báo cáo kế toán, tài chính: Trong tổ chức công tác kế toán áp dụng kế toán máy, Công ty đã xác định danh mục hệ thống báo cáo ban hành theo chế độ hiện hành, việc lập báo cáo kế toán giống như lập các sổ kế toán, các báo cáo kế toán cũng được in trực tiếp từ máy tính trên cơ sở số liệu của các chứng từ gốc và các số liệu có liên quan. Mẫu sổ và báo cáo kế toán được in ra từ máy đã tuân thủ đúng mẫu qui định của Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành. - Chế độ và phương pháp hạch toán tài sản cố định hữu hình: + Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá. + Khấu hao tài sản cố định tính theo phương pháp đường thẳng. - Chế độ và phương pháp tính và nộp thuế giá trị gia tăng: + Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. + Công ty đang áp dụng tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Niên độ kế toán được bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12/ năm tài chính. - Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: Công ty sử dụng đơn vị đồng Việt Nam để ghi chép vào sổ kế toán. Số quỹ Chứng từ kế toán Số (thẻ) kế toán chi tiết Bảng phân bổ Nhật ký - Chứng từ Chứng từ kế toán Nhật ký - Chứng từ Bảng phân bổ Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 4. Trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC PHÚ THỌ 2.1. Đặc điểm chung về tổ chức hạch toán lao động tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 2.1.1. Phân loại lao động của Công ty: Để xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu đồng thời áp dụng các hình thức quản lí lao động và trả lương cho người lao động, Công ty phân chia lao động thành ba loại như sau: + Lao động trực tiếp sản xuất trong biên chế và hợp đồng dài hạn: là số lao động do Công ty trực tiếp quản lí và trả lương, họ là những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở các xí nghiệp, đội công trình, đặt dưới sự lãnh đạo của đội trưởng và giám đốc các xí nghiệp trực thuộc. Số lao động này lại được chia thành từng nhóm theo trình độ chuyên môn được đào tạo và theo trình độ lành nghề (bậc thợ). + Lao động gián tiếp sản xuất (cán bộ quản lý, nhân viên kinh tế, hành chính): là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty . Thuộc bộ phận này gồm cán bộ, nhân viên kỹ thuật; cán bộ, nhân viên quản lý kinh tế, cán bộ, nhân viên quản lý hành chính. + Lao động hợp đồng theo vụ việc (hợp đồng ngắn hạn): là những người lao động phổ thông do các xí nghiệp, các đội thi công công trình thuê, thực hiện khoán khối lượng công việc trả tiền công theo thoả thuận. Số lao động này không ổn định, tuỳ thuộc vào từng thời điểm nên họ không tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hiện nay, về cơ cấu và chất lượng lao động đã đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Số lao động hợp đồng theo công việc chủ yếu thuê lao động phổ thông tại địa phương có công trình thi công. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua biểu sau đây: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 T.số % T.số % T.số % T.số % T.số % 1. Tổng lao động 137 100 163 100 199 100 211 100 247 100 - Biên chế 107 78,1 125 76,7 152 76,4 160 75,8 176 71,2 - H.đồng dài hạn 5 3,6 7 4,3 12 6,0 14 6,6 27 10,9 - H.đồng ngắn hạn 25 18,2 31 19,1 35 17,6 37 17,6 44 17,9 2. Trình độ ĐT 137 100 163 100 199 100 211 100 247 100 - Đại học 17 12,4 26 16 35 18 36 17 38 15 - Trung cấp 33 24,1 35 21,5 43 21 45 21 45 18 - Công nhân KT 87 63,5 102 62,5 121 61 130 62 164 67 Bảng 01: Tình hình lao động của Công ty 2.1.2. Tổ chức hạch toán lao động của Công ty: Nội dung chủ yếu của công tác hạch toán lao động ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ là hạch toán số lượng, thời gian lao động, kết quả lao động của từng cá nhân người lao động, là cơ sở để kiểm tra tình hình sử dụng lao động, tổng hợp số lượng lao động làm việc trong ngày và là căn cứ để trả lương cho từng người, tính toán và phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng tính giá thành. Cùng với công tác hạch toán thời gian lao động là việc theo dõi kết quả sản xuất (công việc hoàn thành ) của người lao động và tình hình sử dụng lao động ở các đội, xí nghiệp thành viên, các phòng ban. Tại đó các đội trưởng, trưởng các đơn vị, bộ phận trực tiếp ghi Bảng chấm công (mẫu 2-LĐTL), trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của mỗi người. Các chứng từ gốc thường được sử dụng để hạch toán lao động ở Công ty là: Bảng chấm công (mẫu 2 - LĐTL). Cụ thể, ta xem xét các chứng từ sau: - Bảng chấm công của phòng HC-TC và của Đội số 1 (trang 47, 48) 2.2. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 2.2.1. Các hình thức và chế độ tiền lương: Hàng tháng Công ty có tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc từng đợn vị, bộ phận và lập bảng thanh toán khối lượng công việc hoàn thành. Đồng thời căn cứ vào các chứng từ hạch toán thời gian lao động và các chế độ trả lương theo Quy chế của Công ty, phòng Tổ chức hành chính áp dụng các biện pháp tính lương phải trả cho từng người ở từng bộ phận và lập Bảng thanh toán lương cho từng bộ phận. Bảng thanh toán lương, sau khi Kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt được đưa về phòng Kế toán để làm cơ sở trả lương cho người lao động và tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Cấp nớc Phú Thọ hiện nay đang thực hiện trả lương theo các hình thức: trả lương theo thời gian có điều chỉnh, trả lương theo sản phẩm (khối lượng công việc hoàn thành) và trả lương khoán khối lượng công việc. Hình thức trả lương theo thời gian có điều chỉnh: Hình thức trả lương theo thời gian có điều chỉnh được áp dụng để trả lương cho lao động quản lý, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên phục vụ thuộc văn phòng Công ty, văn phòng các xí nghiệp thành viên như: Giám đốc, Phó Giám đốc, nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, quản lý hành chính và cán bộ y tế, lái xe,... TLi = (TLbi ´ Nti ´ Hđc ´ Hp) + Lcđ + Lpc Cách trả lương theo thời gian: vừa tính theo hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ, vừa theo kết quả cuối cùng gắn với mức độ phức tạp, tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc được giao, ngày công lao động. Cụ thể công thức tính trả lương cho từng lao động như sau: Trong đó: TLi: Tiền lương tháng để trả cho người thứ i; TLbi: Tiền lương ngày theo ngạch lương, bậc lương của người thứ i theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ; Nti: Số ngày làm việc thực tế hưởng lương thời gian của lao động thứ i. Hđc: Hệ số điều chỉnh tiền lương dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu của Công ty. Hp : Hệ số tính theo kết quả phân loại thi đua hàng tháng của lao động thứ i. Lcđ: Tiền lương của những ngày nghỉ phép, họp, nghỉ việc riêng... hưởng 100% lương. Lpc: Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm... (HSLi ´ TLmin ) TLi = Ncđ * Tính tiền lương ngày theo ngạch lương, bậc lương của người thứ i theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ được xác định theo công thức sau: Trong đó: HSLi: Hệ số tiền lương theo ngạch lương, bậc lương của người thứ i được quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ; TLmin: Mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, hiện nay tiền lương tối thiểu được quy định là 450.000đ/tháng. Ncđ: Số ngày công làm việc theo chế độ quy định trong tháng; Hệ số điều chỉnh tiền lương dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành kế hoạch khối lượng công việc của Công ty và thu nhập thực tế của lao động trực tiếp so với tiền lương theo ngạch lương, bậc lương của họ được quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ. Hệ số tính theo kết quả phân loại thi đua (Hp) căn cứ vào kết quả các phòng họp xét phân loại A, B, C hàng tháng của các đơn vị trực thuộc, dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc và mức độ đóng góp của từng người vào công việc chung của đơn vị và hệ số này được quy định như sau: - Loại A: hệ số 1,0 là những người trong tháng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao có chất lượng và hiệu quả; - Loại B: hệ số 0,9: là những người tuy hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chất lượng công việc đạt yêu cầu ở mức thấp; - Loại C: hệ số 0,7: là những người chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong tháng còn mắc khuyết điểm phải xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Ví dụ : Tính lương theo thời gian có điều chỉnh của ông Trần Văn Tuấn-phó trưởng phòng Tổ chức hành chính tháng 12/2006: Ông Trần Văn Tuấn có: Hệ số lương cấp bậc là 3,89; Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (phó phòng) là 0,2; Số ngày công thực tế trong tháng là 21 công. Hệ số tính theo kết quả phân loại thi đua hàng tháng là 1. Biết rằng: Số ngày công làm việc theo chế độ qui định trong tháng là 22 công; Tháng 12, hệ số điều chỉnh lương của lao động gián tiếp tại các phòng, ban thuộc văn phòng Công ty là 1,2. Lương thời gian có điều chỉnh của ông Trần Văn Tuấn là: 3,89 ´ 450.000 TLi = ´ 21 ´ 1,2 ´ 1 + 0,2 ´ 450.000 = 2.095.118 đ. 22 Với cách tính toán theo công thức như trên, tiền lương phải trả tháng 12/2006 của phòng Hành chính-Tổ chức như sau: Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể: Hình thức này được áp dụng để trả lương cho lao động là công nhân sản xuất tại các đội công trình. Cách trả lương theo sản phẩm như sau: Căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu và đơn giá tiền lương, tính ra tổng tiền lương trả cho cả đội, trên cơ sở số ngày làm việc thực tế, bậc thợ kết hợp bình xét hàng tháng của từng người để tính ra số tiền lương của họ. Cách tính lương cụ thể áp dụng theo công thức như sau: Tiền lương của mỗi người trong tháng Quỹ lương sản phẩm của cả tập thể Số công qui đổi của người thứ i x = Tổng số công qui đổi của cả tập thể Bình xét thi đua căn cứ vào ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động, số ngày công thực tế làm việc, ý thức chấp hành quy định về an toàn lao động. Ví dụ tính lương sản phẩm ở Đội số 1: Tổng tiền lương sản phẩm của cả tổ theo mức khoán theo khối lượng công việc hoàn thành là 17.846.250 đồng. Tổng ngày công qui đổi là 758,74 ngày công. Tiền lương của Ông Đặng Xuân Trường có 83,98 ngày công qui đổi sẽ là: Tiền lương SP của ông Trường = 17.846.250 x 83,98 = 1.975.291 đồng 758,74 Ngoài ra, khi công nhân trực tiếp hoặc đội trưởng, đội phó đi họp, học tập, nghỉ việc riêng có lương (được sự cho phép của lãnh đạo Công ty) thì những ngày đi học hưởng lương thời gian, áp dụng theo công thức: Tiền lương thời gian được hưởng = Hệ số lương cơ bản x Mức lương tối thiểu x Số ngày thực hiện (tháng) Số ngày làm việc theo chế độ Với các đội trưởng, đội phó thì ngoài tiền lương còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định cho từng chức danh. Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào chứng từ trên để làm cơ sở lập Bảng thanh toán tiền lương, tính lương cho từng người trong từng bộ phận. 2.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương: Căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá tiền lương kế toán tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên theo từng bộ phận công tác. Trên cơ sở các Bảng thanh toán lương tháng của từng bộ phận, kế toán lập Bảng tổng hợp và bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn Công ty. Số liệu được thể hiện tại các Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của Phòng Hành chính - Tổ chức (trang 48, 49, 50) 2.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương: Tài khoản sử dụng Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng tài khoản 334-Phải trả người lao động. * Công dụng của tài khoản 334: Tài khoản 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của Công ty về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động trong Công ty. * Kết cấu và nội dung phản ánh cụ thể của tài khoản 334: - Bên Nợ: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã ứng cho người lao động và các khoản đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động trong kỳ. - Bên Có: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác Công ty phải trả cho người lao động trong kỳ hạch toán. - Số dư cuối kỳ: - Dư bên Có: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác Công ty còn phải trả cho người lao động. - Dư bên Nợ (cá biệt): phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác Công ty đã trả nhiều hơn số phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2 sau: + Tài khoản 3341 "Phải trả công nhân viên": phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động trong Công ty. + Tài khoản 3348 "Phải trả người lao động khác”: phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng có tính chất tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Trình tự hạch toán: - Tính lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công (6231) Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6271) Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (6411) Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) - Tiền thưởng trả cho công nhân viên: + Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, kế toán ghi: Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311) Có TK 334- Phải trả người lao động (3341) + Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341) Có TK 111, 112,... - Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (DN trích trước tiền lương nghỉ phép) Có TK 334- Phải trả người lao động (3341) - Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thu tiền bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý,... kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341,3348) Có TK 141- Tạm ứng Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác Có TK 138- Phải thu khác + Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341,3348) Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước + Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341,3348) Có TK 111, 112,... + Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341) Có TK 111, 112,... + Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá: - Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ - Đối với sản phẩm, hàng hoá không đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGt tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ + Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp: - Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348) - Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 111, 112,... Vì Công ty đã thực hiện kế toán trên máy vi tính nên dựa trên cơ sở các Bảng thanh toán tiền lương, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính. Dữ liệu nhập vào được máy tính tự động xử lý ghi vào các sổ kế toán liên quan. Cuối tháng để phục vụ cho việc tính giá thành, cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty, kế toán chỉ việc lựa chọn các sổ cần thiết và in ra để báo cáo và lưu trữ là xong. Cụ thể, số liệu tập hợp tháng 01/2008 như sau: - Tổng tiền lương phải trả: 454.273.844đ; trong đó: + CNSX trực tiếp: 364.253.648 đ + Nhân viên quản lý đội sx: 28.741.256 đ + Nhân viên quản lí doanh nghiệp: 61.278.940 đ. - Tiền lương theo ngạch, bậc được sử dụng để khấu trừ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) vào lương người lao động là: 286.245.604đ. Vì vậy khấu trừ vào lương người lao động với số tiền như sau: + BHXH: 14.312.280 đ + BHYT: 2.862.456 đ. Số liệu trên được nhập vào máy và in ra sổ Nhật ký Chứng từ, Sổ Cái TK334 (Xem tại trang: 55, 56, 57, 58) 2.3. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 2.3.1. Nội dung các khoản trích theo lương: a. Bảo hiểm xã hội: Theo qui định hiện hành, bảo hiểm xã hội được trích 20% tiền lương ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên chức vụ, bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu. Trong đó: - Người sử dụng lao động đóng góp: tỷ lệ đóng góp bằng 15 % so với tổng quỹ tiền lương (lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp thường xuyên như: phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ lãnh đạo,...) của những người tham gia bảo hiễm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi cho chế độ hưu trí, tử tuất, 5% chi cho các chế độ ốm đau, con ốm mẹ nghỉ, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người lao động đóng góp: Mức đóng góp bằng 5% tiền lương (lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, chức vụ lãnh đạo,..) để chi các chế độ hưu trí và tử tuất; Ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ việc trích bảo hiểm xã hội đưa vào chi phí kinh doanh và khấu trừ vào lương người lao động đã thực hiện theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã quy định. b. Bảo hiểm y tế: Theo Điều lệ Bảo hiểm y tế hiện hành, quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc được hình thành từ các nguồn: - Người sử dụng lao động đóng góp: tỷ lệ đóng góp bằng 2% so với tổng quỹ tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp thường xuyên như: phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ lãnh đạo,...của những người tham gia bảo hiểm y tế trong đơn vị; - Người lao động đóng góp: Mức đóng góp bằng 1% tiền lương (lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, chức vụ lãnh đạo,...); Ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ việc trích bảo hiểm y tế đưa vào chi phí kinh doanh và khấu trừ vào lương người lao động cũng đã thực hiện theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã quy định. c. Kinh phí công đoàn: Để đảm bảo kinh phí hoạt động của tổ chức công đoàn, theo quy định của Liên Bộ Tài chính-Nội vụ-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đơn vị phải trích lập 2% kinh phí công đoàn để đưa vào chi phí kinh doanh. Cơ sở để trích là tổng tiền lương phải trả công nhân viên chức trong đơn vị. Toàn bộ kinh phí công đoàn trích được, một phần nộp lên công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 2.3.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương: a. Kế toán chi tiết bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: * Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào chi phí và khấu trừ lương: Cuối tháng, căn cứ vào bảng danh sách đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của từng đơn vị, kế toán lập danh sách đóng bảo hiểm xã hội toàn Công ty, sau đó kết hợp với các Bảng thanh toán lương của các đơn vị trực thuộc để tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. * Tính bảo hiểm xã hội thay lương: Chứng từ sử dụng để thanh toán bảo hiểm xã hội là Giấy chứng nhận của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH. Chứng từ phải có xác nhận của phụ trách đơn vị, chữ ký của y, bác sỹ khám chữa bệnh. Sau đó đưa về phòng Tổ chức hành chính xác nhận rồi mới chuyển về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty để thanh toán. Kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán bảo hiểm xã hội toàn Xí nghiệp và gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh toán bảo hiểm xã hội cho tất cả những người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng. Có thể minh hoạ bằng một chứng từ. Xem tại các trang: b. Kế toán chi tiết bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Với kinh phí công đoàn, kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán lương để tính số kinh phí công đoànđưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.3.3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương: a. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán các khoản trích theo lương, Công ty sử dụng tài khoản 338 “phải trả phải nộp khác” Kết cấu và nội dung phản ánh cụ thể của tài khoản 338 + Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - Bảo hiểm xã hội phải trả người lao động. - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. - Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đã nộp cho các cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện tương ứng. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. + Bên Có: - Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân) - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị theo quyết định ghi trong biên bản xử lý (xác định được nguyên nhân). - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khấu trừ vào lương của người lao động. - Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù. - Tổng số doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ. - Các khoản phải trả, phải nộp khác. + Số dư cuối kỳ: - Dư bên Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ giải quyết. - Dư bên Nợ (cá biệt): Số đã trả, đã nộp thừa, số vượt chi chưa được thanh toán. TK 338 có 8 TK cấp 2 - TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết; - TK 3382 - Kinh phí công đoàn; - TK 3383 - Bảo hiểm xã hội; - TK 3384 - Bảo hiểm y tế; - TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa; - TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; - TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện; - TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác. Ngoài tài khoản 334, 338 kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như tài khoản 111- Tiền mặt, các tài khoản tập hợp chi phí như tài khoản 622, 627, 641, 642,để hạch toán. b. Trình tự hạch toán: Khác với doanh nghiệp sản xuất các ngành khác, ở Xí nghiệp thi công khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lí đội đều được hạch toán vào tài khoản 627-Chi phí sản xuất chung. Vì vậy, cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản của từng bộ phận, kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 627(627.1)”Chi phí nhân viên phân xưởng” Nợ TK 641 “ Chi phí bán hàng” Nợ TK 642 “Chi phí nhân viên quản lý” Có TK 338 “Phải trả phải nộp khác” Đồng thời khấu trừ vào lương người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 338 “Phải trả phải nộp khác” Nộp BHXH, BHYT cho cơ quan cấp trên, kế toán ghi: Nợ TK338 “ phải trả phải nộp khác” Có TK111 “Tiền mặt” Có TK112 “Tiền gửi ngân hàng” Cuối tháng, cơ quan bảo hiểm duyệt trợ cấp BHXH cho Công ty, kế toán tiến hành trả nợ CNV nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH, kế toán ghi: Nợ TK 338.3 “Bảo hiểm xã hội” Có TK111 “tiền mặt” BHXH khi thực tế phải chi vượt thì được cấp bù hoặc chuyển sang khoản phải thu: Kế toán ghi: Nợ TK138 “Phải thu khác” Có TK338 (3388) “phải trả phải nộp khác” + Khi chi kinh phí công đoàn tại đơn vị hoặc nộp kên cấp trên. Kế toán căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng...ghi: Nợ TK338(338.3) “phải trả phải nộp khác” Có TK111 “ Tiền mặt” Có TK112 “ Tiên gửi ngân hàng” Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương trong tháng 01 năm 2008 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ như sau: Trong tháng, tiền lương phải trả toàn Công ty dùng để trích 2% kinh phí công đoàn là 454.273.844đồng, tiền lương ngạch, bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên dùng để trích 20% BHXH, 3% BHYT là 286.245.604 đồng. - Trích 15% BHXH phải nộp vào chi phí SXKD, 5% khấu trừ vào lương: Kế toán ghi: Nợ TK 627: 37.048.680 Nợ TK642: 5.888.160 Nợ TK 334: 14.312.280 Có TK3383: 57.249.120 Trích 2% BHYT vào chi phí, khấu trừ vào lương người lao động 1%, kế toán ghi: Nợ TK627: 4.939.824 Nợ TK642: 785.088 Nợ TK334: 2.862.456 Có TK338(338.4): 8.587.368 KPCĐ được trích 2% lương thực trả đưa vào chi phí: Nợ TK627: 7.859.898 Nợ TK642: 1.225.579 Có TK 338(338.2): 9.085.477 - Kế toán tính ra số BHXH thay lương phải trả công nhân viên trong tháng 12: Nợ TK 338(3383): 12.214.326 Có TK 334: 12.214.326 PHẦN III ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIẾN CẤP NƯỚC PHÚ THỌ 3.1. Đánh giá chung Trong nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, để tồn tại và phát triển thì kinh doanh cần phải đạt lợp nhuận. Cạnh tranh luôn là vấn đề gay gắt, sống còn với mỗi doanh nghiệp và luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm hơn cả. Do vậy, dù là doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ thì đều phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Đối với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ có được những thành tích trong kinh doanh là do sự nỗ lực không ngừng của cả tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Công tác quản trị nhân lực có tính chất khác hẳn với quản lý thiết bị, máy móc, trong giai đoạn này việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như thế nào để tác động tích cực đến người lao động luôn là một đòi hỏi đối với người lãnh đạo doanh nghiệp. Để tính toán chính xác, hợp lí, sát thực tiễn phải phải kể đến vai trò quan trọng của công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty, dựa trên những kiến thức, những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán kế toán đã được trang bị tại trường và tìm hiểu thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét như sau: Đối với công tác quản lý lao động ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ hiện nay đã và đang thể hiện được vai trò chỉ huy, điều khiển đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các bộ phận và cá nhân tạo ra sự hợp lý trong quá trình lao động sản xuất. Tại Công ty nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nội lực của doanh nghiệp. Cho nên vấn đề quản lý nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả và đạt chất lượng cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty và thể hiện những mặt sau: - Tuyển dụng lao động: Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoach sử dụng lao động, Công ty tiến hành tuyển dụng lao động theo phương pháp thi tuyển, sau đó tiến hành thử vịêc, ký hợp đồng lao động. Do đó số nhân viên được công ty tuyển dụng có trình độ và khả năng làm việc là khá cao và đồng đều nhau. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động chưa được thông báo rộng rãi và khâu tuyển vẫn chưa đề cao về mặt trình độ văn hoá, đặc biệt là những công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này cũng làm cho khả năng thu hút những nhân lực có đào tạo chính quy, có tay nghề vững vàng còn hạn chế. - Về phân công lao động: Việc phân công lao động được thực hiện dưới các hình thức như phân công lao động theo chức năng, theo chuyên môn và theo mức độ phức tạp công việc do đó công việc được thực hiện hiệu quả và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, khi sắp xếp lao động cần chú ý hơn đến cơ cấu lao động theo trình độ thành thạo (bậc thợ), đến độ tuổi..., đảm bảo sự hoàn thành nhiệm vụ đồng đều giữa các đơn vị trực thuộc. - Cải thiện điều kiện lao động Trong những năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, lãnh đạo Công ty cũng biết được mặt mạnh, mặt yếu của Công ty. Công ty đã tăng cường đổ mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất nơi làm việc, Công ty còn quan tâm đến các chế độ phúc lợi công cộng, thường xuyên tổ chức thăm quan nghỉ mát cho CBCNV. Ngoài ra Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ còn chú trọng công tác an toàn và bảo hộ lao động cho lao động toàn Công ty. - Công tác hạch toán kết quả lao động Kết quả lao động ở Công ty được thực hiện rất chặt chẽ và chính xác. Tại mỗi phòng ban, đội sản xuất thì các trưởng phòng, đội trưởng sản xuất đều tiến hành ghi chép, theo dõi lao động bằng bảng chấm công thường xuyên ngày trong tháng. - Về hình thức trả lương ở Công ty Việc áp dụng kết hợp hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm phần nào đã gắn kết quả lao động của từng người với tiền lương mà họ nhận được. Do đó, về cơ bản đã đảm bảo được sự công bằng trong việc trả lương. Tuy nhiên, hình thức trả lương này còn tồn tại một số hạn chế như sau + Thứ nhất: Với việc tính lương theo công thức: L = Ltg + Lsp Để xác định tiền lương theo hình thức này, căn cứ vào bảng chấm công, của các đội sản xuất, phòng Tổ chức hành chính thu thập các chứng từ tài liệu liên quan để tính toán xác định tiền lương phải trả công nhân sản xuất trong tháng như Biên bản nghiệm thu từng giai đoạn quy ước, từng hạng mục công trình: Tiền lương theo sản phẩm = Khối lượng xây lắp hoàn thành x Đơn giá lương từng công đoạn xây lắp Những ngày công ty tổ chức hội họp, tổ chức học tập nâng cao tay nghề và học tập về quy tắc an toàn trong lao động cũng như tiếp thu các chế độ, chính sách, nghị quyết thì công nhân trực tiếp được hưởng lương theo thời gian. Ngoài ra công nhân còn được hưởng các khoản khác tính vào lương như: tiền thưởng thi đua cuối năm, lương ngày nghỉ lễ, đi công tác,... Cuối tháng, phòng Tổ chức hành chính gửi bảng thanh toán tiền lương của CBCNV, các bộ phận cho phòng kế toán. Trên cơ sở đó kế toán tiền lương lập bảng phân tích lương trong tháng. Từ bảng phân tích lương và các số liệu về BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích trong tháng kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp tiền lương. - Về hạch toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương. Nhìn chung việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ là tương đối hoàn thiện. Bộ máy kế toán được tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán có trách nhiệm làm một phần việc cụ thể nên phát huy được tính chủ động, sự thành thạo trong công việc chuyên môn của mình. Ngoài ra, các phần hành kế toán có sự phối hợp khoa học, hiệu quả. Đội ngũ kế toán dầy dạn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển chung của ngành kế toán. Bên cạnh đó, công tác hạch toán tiền luơng cũng được Công ty theo dõi, thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng nguyên tắc, chế độ. Chính vì vậy Công ty luôn nắm bắt và quản lý chặt chẽ được tình hình biến động của quỹ lương, quỹ bảo hiễm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên cơ sở tiết kiệm tối đa mức chi phí bỏ ra nhằm nâng cao thu nhập cho công nhân. Ngoài ra với sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ của các nhân viên trong phòng kế toán đã tạo điều kiện tốt cho việc đối chiếu, luân chuyển chứng từ được diễn ra kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. - Một hạn chế trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ đó là: + Phương pháp tính lương chưa thật khuyến khích người lao động; + Là đơn vị xây lắp, hoạt động kinh doanh có chịu ảnh hưởng bới các nhân tố khách quan như khí hậu, thời tiết...nhưng hàng tháng Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ chưa trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX điều này chưa thực sự hợp lý. 3.2. Một số ý kiến đóng góp về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ Tiền lương có thể được xem như là giá cả sức lao động, do đó tiền lương phải được trả trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương phải được tính đúng, tính đủ cho người lao động theo sự đóng góp của họ và hiệu quả cụ thể mà Công ty đạt được trong quá trình kinh doanh. Do đó tiền lương phải được hình thành trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mặt khác để tiền lương thực sự trở thành động lực phát huy tính chủ động sáng tạo của người lao động trong công việc, từ đó khuyến khích người có tài, có năng lực làm việc. Công ty cần tiến hành trả lương không những theo công việc mà còn theo chất lượng, số lượng và hiệu quả công việc. Để đảm bảo tiền lương là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ thì tiền lương không những chỉ đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí trong quá trình lao động mà còn phải là yếu tố vật chất khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con ngưòi ngày càng cao, tiền lương không chỉ duy trì cuộc sống hàng ngày mà phần còn lại sẽ được tích luỹ lâu dài nhất là khi mà người lao động mất khả năng lao động hoặc gặp bất trắc, rủi ro. Vì vậy không ngừng hoàn thiện chính sách về tiền lương là rất cần thiết và đúng đắn. Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách tiền luơng thì việc hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT vô cùng quan trọng. Trong điều kiện hiện nay, Công ty phải không ngừng nâng cao các chế độ BHXH nhằm đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, tạo cho họ có cuộc sống ổn định, bình thường khi được nghỉ theo chế độ hoặc gặp rủi ro. Việc hoàn thiện các chính sách về tiền lương, BHXH đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến công tác thanh toán các khoản này cho người lao động, phải thanh toán một cách nhanh gọn và hợp lý, có như thế mới đảm bảo tốt nguồn nhân lực, trình độ cũng như sự phát triển của toàn Công ty. Việc hoàn thiên công tác hạch toán tiền lương phải được tíên hành trong từng khâu hạch toán tổng hợp từ lúc phát sinh đến khi kết thúc. Để hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trich theo lương thì cần phải tổ chưc hợp lý hệ thống sổ sách kế toán để tạo sự kết hợp nhịp nhàng giữa khâu hạch toán ban đầu và hạch toán tổng hợp. Sổ sách kế toán là phương tiện để thực thi nhiệm vụ của kế toán trên cơ sở đó kế toán vận dụng các phương pháp của mình để thông tin trên sổ sách kế toán là thông tin đã được xử lý và sổ kế toán cung cấp những thông tin về đối tượng kế toán một cách có hệ thống và theo từng đối tượng. Như vậy, để hoàn thiện hệ thống sổ sách cần thiết này, kế toán phải lập và in ra một hệ thống sổ sách phù hợp, chi tiết hơn. Trong điều kiện hiện nay việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương cần phải đảm bảo cho việc kích thích người lao động làm việc có hiệu quả và an tâm. Do đó những tồn tại trong công tác kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ cần được xử lý để hoàn thiện công tác tổ chức lao động tiền lương theo hướng cung cấp thông tin ngày càng tốt hơn, rõ ràng và trung thực hơn để tiền lương thực sự trở thành một công cụ hữu ích khuyến khích về mặt vật chất đối với người lao động. Để khắc phục những tồn tại đó, em xin mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất sau: + Thứ nhất: Về tuyển dụng lao động Việc tuyển dụng nhân viên cần được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra công tác tuyển dụng lao động nên làm chặt chẽ hơn và thông báo kịp thời những quyền lợi của người lao động khi làm việc tại Công ty. Phải đảm bảo được sự công bằng cho các đối tượng thi tuyển. Làm được như vậy Công ty mới có thể tuyển chọn được những người thực sự có trình độ cao để luôn đóng vai trò là nguồn nội lực đưa Công ty phát triển. + Thứ hai: Phân công lao động Việc phân công lao động tại Công ty cần dự vào tình hình của thị trường lao động hiện nay. Lao động phổ thông hiện nay ngoài rất nhiều người chưa tìm được việc làm. Vì vậy, những công việc không đòi hỏi sự chuyên sâu, lao động phức tạp thì cần tăng cường hơn việc hợp đồng theo mùa vụ, theo công việc để giảm chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đưa vào chi phí kinh doanh. + Thứ ba: Cải thiện điều kiện lao động Hiện nay chất lượng cuộc sống của người lao động nói chung đã được nâng cao, họ cũng đã quan tâm đến lĩnh vực văn hoá và hưởng thụ sau lao động. Vì vậy, Công ty nên quan tâm hơn nữa đến đời sống, tinh thần của người lao động bằng các cuộc thăm quan, nghỉ mát và tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao trong công nhân. Thúc đẩy phong trào văn hoá, thể thao trong Công ty để kích thích tinh thần hăng say lao động trong cán bộ, công nhân viên trong Công ty. + Thứ tư: Công tác hạch toán kết quả lao động Vì chi phí nhân công nghỉ phép không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phải tính vào giá thành sản phẩm nên dễ gây biến động về chi phí trong quá trình xây lắp của Công ty, kế toán cần tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép đều vào các tháng trong năm. + Thứ năm: Cơ chế trả lương Công ty nên khuyến khích nhân viên tham gia học tập để nâng cao kiến thức bằng việc trả lương trong những ngày họ tham gia học tập. Mặt khác, Công ty cần xây dựng lại quy chế trả lương của đơn vị nhằm làm khác biệt hơn giữa các nhóm có trình độ nghề nghiệp khác nhau trong công nhân trực tiếp, cần xét thêm nhiều tiêu chí khác một cách cụ thể, tránh nặng về định tính như quy chế trả lương hiện nay của Công ty. Bảng chấm công phòng HC-TC Bảng thanh toán lương phòng HC-TC Bảng phân bổ tiền lương phòng HC-TC GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ HƯỞNG BHXH Quyển số : 03 Số: 121 Họ và tên : Trần Văn Tuấn - 44 tuổi Đơn vị công tác: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ Lý do nghỉ việc: Sốt VIRUS Số ngày cho nghỉ: 07 ngày Từ ngày : 07/01/2008 đến ngày 13/01/2008 Xác nhận của phụ trách đơn vị Trưởng phòng HCTC Y, Bác sỹ KCB (Dấu: phòng khám..) PHẦN BHXH Số ngày nghỉ tính BHXH Lương bình quân 1 ngày % tính BHXH Số tiền hưởng BHXH 1 2 3 4 07 ngày 70.000 đồng 75 367.500 đồng Ngày 13 tháng 01 năm 2008 Trưởng ban BHXH Kế toán BHXH Cty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ Phường Tân dân - Việt Trì - Phú Thọ PHIẾU CHI TIỀN MẶT Ngày 14/1/2008 Căn cứ: Số lô: 000113 Họ tên người nhận: Bà Bùi Thị Bính Số chứng từ: 274 Mã đơn vị: VL000010 Tài khoản có: 1111000 Tên đơn vị: Nhà cung cấp vãng lai Tiểu khoản: 000000 Giấy giới thiệu số: Ngày HĐ: 14/01/2008 Diễn giải Tài khoản nợ Số tiền Bà Bính lương t4 kỳ II/08 Cty 3340000 113.366.700 Tổng cộng: 113.366.700 (Số tiền bằng chữ: Một trăm mười ba triệu ba trăm sáu mươi sáu ngàn bảy trăm đồng chẵn) Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận Cty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ Phường Tân dân - Việt Trì - Phú Thọ PHIẾU CHI TIỀN MẶT Ngày 26/1/2008 Căn cứ: DS Số lô: 000113 Họ tên người nhận: Bà Vũ Thị Tạo Số chứng từ: 332 Mã đơn vị: VL000010 Tài khoản có: 1111000 Tên đơn vị: Nhà cung cấp vãng lai Tiểu khoản: 000000 Giấy giới thiệu số: Ngày HĐ: 26/01/2008 Diễn giải Tài khoản nợ Số tiền Bà Tạo TTCĐ ốm đau TS Q1 CNV 3383 35.589.300 Tổng cộng: 35.589.300 (Số tiền bằng chữ: Ba mươi lăm triệu năm trăm tám mươi chín ngàn ba trăm đồng chẵn). Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận Lệnh chuyển có Số lệnh: DC00029505 Ngày lập: 16/01/08 SBT: 49 Ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ: 30 lệnh chuyển Có - 101 CT cho các TCKT Ngân hàng thành viên gửi lệnh: NHNN & PTNT TINH PHU THO Mã NH: 28204014 Ngân hàng thành viên nhận lệnh: NHCT TINH PHU THO Mã NH: 28202044 Người trả/ chuyển tiền BHXH Tỉnh Phú Thọ Địa chỉ/Số CMND: Tài khoản: 421401.02.000001 Tại: 28204014 NHNo Tỉnh Phú Thọ Người thụ hưởng: Cty TNHH NN MOOT THANH VIEN CAP NUOC PT Địa chỉ/Số CMND: Tài khoản: 10201 0000 250288 Tại: 2820144 NHCT TINH PHU THO Mã số thuế: Mục lục ngân sách: Nội dung: CHI TRO CAP OM DAU, TS T1/08 Số tiền: 35.589.300 VNĐ Bằng chữ: Ba trăm mười lăm triệu năm trăm tám mươi chín ngàn ba trăm đồng chẵn. Truyền đi lúc giờ phút Nhận lúc 15giờ 27 phút NHCT: Ninh Ngày: Ngày: 16/01/2008 Kế toán Kiểm soát BẢNG KÊ SỐ 2 Chi nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Tháng 01/2008 Số dư đầu tháng: 0 ĐVT: Đồng STT Ngày Diễn giải Nợ TK 112 có các TK khác 3383 Tổng cộng nợ 112 Số dư cuối kỳ 1 16/01 Cho trợ cấp ốm đau, thai sản T1-08 35.589.300 35.589.300 0 Cộng 35.589.300 35.589.300 0 Số dự cuối tháng: Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký , họ tên) (ký , họ tên) NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VN LỆNH CHI Số: Ng ày / /2008 Tên đơn vị trả tiền: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ Tài khoản: 102010000250388 Tại ngân hàng: Công thương tỉnh Phú Thọ Số tiền bằng số: 120.000.000 đ Số tiền bằng chữ: Một trăm hai mươi triệu đồng chẵn Tên đơn vị nhận tiền: Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ Tài khoản: 42140101000001 Tại ngân hàng: Công thương tỉnh Phú Thọ Nội dung: Chuyển nộp tiền bảo hiểm xã hội Ngày hạch toán: / / 2008 Giao dịch viên Kiểm soát viên Kế toán trưởng Chủ tài khoản Đơn vị: Cty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ Địa chỉ: P. Tân Dân - Việt Trì - Phú Thọ Mã số: S04nal - DN (Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Chi có TK 111 - Tiền mặt Tháng 01/2008 ĐVT: Đồng STT Ngày Ghi có TK 111, ghi nợ các TK khác 338 (3) 334 Cộng có TK 111 1 14/01 113.366.700 148.956.000 2 26/01 35.589.300 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký , họ tên) (ký , họ tên) (ký , họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Cty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ Địa chỉ: P. Tân Dân - Việt Trì - Phú Thọ Mã số: S04nal - DN (Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Chi có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Tháng 01/2008 ĐVT: Đồng STT Ngày Diễn giải Ghi có TK 112, ghi nợ các TK khác 3383 Cộng có TK 112 1 21/1 Nộp tiền BHXH 120.000.000 120.000.000 Cộng 120.000.000 120.000.000 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký , họ tên) (ký , họ tên) (ký , họ tên, đóng dấu) SỔ CÁI Năm 2008 TK 334 - Phải trả CNV Số dự đầu năm Nợ Có 0 0 ĐVT: Đồng STT Ghi có các TK đối ứng Nợ các TK này Tháng 1 Cộng 1 111 113.366.700 113.366.700 Cộng số phát sinh Nợ 113.366.700 113.366.700 Cộng số phát sinh Có 113.366.700 113.366.700 Số dự cuối kỳ: Nợ 0 0 Có 0 0 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký , họ tên) (ký , họ tên) (ký , họ tên, đóng dấu) SỔ CÁI Năm 2008 TK 3383 - Phải trả, phải nộp khác Số dự đầu năm Nợ Có 0 0 ĐVT: Đồng STT Ghi có các TK đối ứng Nợ các TK này Tháng 1 Cộng 1 112 35.589.300 35.589.300 Cộng số phát sinh Nợ 35.589.300 35.589.300 Cộng số phát sinh Có 35.589.300 35.589.300 Số dự cuối tháng: Nợ 0 0 Có 0 0 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký , họ tên) (ký , họ tên) (ký , họ tên, đóng dấu) KẾT LUẬN Tiền lương là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng và mang tính hai mặt vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, là nguồn sống của họ. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người không ngừng tăng lên đòi hỏi chính sách tiền lương cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Việc xác định cơ cấu lao động hợp lý và tổ chức tốt sử dụng lao động, trên cơ sở đó quản lí tốt quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của kế toán lao động và tiền lương. Để hạch toán kế toán tiền lương là công cụ quan trọng cho các nhà quản trị đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo giữa các chế độ lao động, tiền lương hiện hành với đặc thù lao động tại doanh nghiệp. Thực tế Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ cho thấy, Công ty đã vận dụng chế độ tiền lương hiện hành của nhà nước vào thực tế của Công ty khá hiệu quả. Điều này được thể hiện trong công tác hạch toán tiền lương của Công ty cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý, qua đó góp phần cho quản trị nhân sự tìm các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Qua quá trình thực tập tại Công ty em đã thu nhận được những kiến thức thực tiễn quý báu từ đó nhằm bổ sung hữu ích cho kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong nhà truờng. Để em có được những hiểu biết nhất định đó là nhờ sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ, các anh chị cán bộ phòng Tài chính kế toán và đặc biệt là chị Vũ Thị Ngọc Lan. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cảm ơn thầy giáo GS-TS Nguyễn Quang Quynh cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ cùng toàn thể các cán bộ phòng Tài chính Kế toán của Công ty đã giúp đỡ em nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ này./. Việt Trì, tháng 8 năm 2007 Sinh viên thực hiện Đỗ Huyền Bảo Ngọc NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA CÁC THẦY, CÔ GIÁO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI B¶ng thanh to¸n tiÒn l­¬ng Phßng Hµnh chÝnh - Tæ chøc TT Hä vµ tªn L­¬ng cÊp bËc Møc l­¬ng L­¬ng thêi gian L­¬ng SP C¸c kho¶n PC Tæng l­¬ng c¶ th¸ng C¸c kho¶n kh©utrõ Cßn lÜnh C«ng Thµnh tiÒn Ngµy c«ng Thµnh tiÒn ¨n ca Tr¸ch nhiÖm B¶o hiÓm (6%) KPC§ (1%) VÖ sinh 1 Vò ChÝ CÇn 4.51 1 20 1.435.000 88.000 105.000 1.628.000 101.010 16.280 3.000 1.507.710 2 Ph¹m V¨n B×nh 3.89 1 21 1.336.364 88.000 0 1.424.364 88.200 14.244 3.000 1.318.920 3 TrÞnh Quang Kh¶i 2.96 1 23 1.083.091 101.200 0 1.184.291 62.160 11.843 3.000 1.107.288 4 Hoµng ThÞ Dòng 3.27 1 20 1.040.455 88.000 20.000 1.148.455 68.670 11.485 3.000 1.065.300 5 NguyÔn Thanh Tïng 2.96 1 20 941.818 88.000 20.000 1.049.818 62.160 10.498 3.000 974.160 Céng 5.836.728 453.200 145.000 6.434.928 382.200 64.350 15.000 5.973.378 B¶ng thanh to¸n tiÒn l­¬ng §éi 1 STT Hä vµ tªn L­¬ng cÊp bËc Møc l­¬ng L­¬ng thêi gian L­¬ng SP C¸c kho¶n PC Tæng l­¬ng c¶ th¸ng C¸c kho¶n kh©utrõ Cßn lÜnh C«ng Thµnh tiÒn Ngµy c«ng Thµnh tiÒn ¨n ca Tr¸ch nhiÖm B¶o hiÓm (6%) KPC§ (1%) VÖ sinh 1 NguyÔn V¨n Sinh 4.99 1 20 1.587.727 88.000 140.000 1.815.727 113.190 18.157 3.000 1.507.710 2 TrÇn ThÕ Quang 3.89 1 20 1.237.727 88.000 105.000 1.430.727 87.990 14.307 3.000 1.318.920 3 Tr­¬ng ThÞ L­¬ng 3.89 1 20 1.237.727 88.000 0 1.325.727 81.690 12.120 3.000 1.107.288 4 NguyÔn T.Thanh B×nh 2.94 1 20 935.455 88.000 0 1.023.455 61.740 10.235 3.000 1.065.300 Céng 80 4.998.636 352.000 245.000 5.595.636 344.610 54.819 12.000 5.973.378 C«ng ty TNHH nhµ n­íc MÉu sè: 11-L§TL Mét thµnh viªn cÊp n­íc phó thä Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/3/2006 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh B¶ng ph©n bæ tiÒn l­¬ng vµ b¶o hiÓm x· héi Th¸ng12 n¨m 2007 STT Ghi cã Tµi kho¶n §èi t­îng sö dông(ghi Nî c¸c TµI kho¶n TK334-Ph¶i tr¶ ng­êi lao ®éng TK 338-Ph¶i tr¶, ph¶I nép kh¸c TK 335 Chi phÝ Ph¶I tr¶ Tæng céng L­¬ng C¸c kho¶n kh¸c Céng cã TK 334 Kinh phÝ c«ng ®oµn B¶o hiÓm x· héi B¶o hiÓm y tÕ Céng Cã TK 338 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 TK 622-Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp 364.253.648 364.253.648 - - - - - 364.253.648 2 TK 627-Chi phÝ s¶n xuÊt chung 28.741.256 28.741.256 7.859.898 37.048.680 4.939.824 49.848.402 - 78.589.658 3 TK642-Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 61.278.940 61.278.940 1.225.579 5.888.160 785.088 7.898.827 - 69.177.767 4 TK334-Ph¶i tr¶ ng­êi lao ®éng - 14.312.280 2.862.456 17.174.736 17.174.736 Céng 454.273.844 454.273.844 9.085.477 57.249.120 8.587.368 74.921.965 Ng­êi lËp biÓu Ngµy 31/12/2007 KÕ to¸n tr­ëng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6416.doc
Tài liệu liên quan