Đề tài Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Phú Gia

-Kế toán trưởng là người điều hành chung mọi công việc trong phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác kế toán, thống kê, hách toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng chấp hành các quy định của nhà nước, của Công ty Dưới kế toán trưởng là các kế toán viên thực hiện các nhiệm vụ có chuyên trách. -Kế toán tổng hợp ( nghiệp vụ kế toán): có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu của các đơn vị nội bộ gửi lên hàng tháng, quý vào sổ cái, theo dõi và kiểm soát tình hình tài chính nội bộ của công ty, tính thuế, công nợ hàng tháng để nộp thanh toánvà giúp kế toán truởng lập các báo cáo quyết toán. -Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán: có nhiệm vụ xem xét, tính, trích lập quỹ khấu hao tài sản cố định. Đồng thời căn cứ vò chứng ừ gốc đã được giám đốc duyệt để viết phiếu thu, phiếu chi. Phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm của các loại vốn, tiền của Công ty. Theo dõi các khoản tạm ứng, lập bảng lươpng, xem xét tình hình biến động các quỹ của Công ty.

doc57 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Phú Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy định của pháp luật. Phó giám đốc. Là người giúp việc và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, giải quyết toàn bộ công việc thuộc phạm vi phỉ phân công và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, có quyền như giám đốc khi có sự uỷ quyền của cấp trên hoặc của giám đốc. Phòng kế toán. Hoạt động kế toán của Công ty chủ yếu với nhiệm vụ cung cấp đày đủ chính xác các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh pục vụ cho công tác chỉ đạo và quản lý kinh doanh của giám đốc Công ty. Phòng gồm : kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán, kế toán các khoản tiền vay tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ, thủ kho. II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 1. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong phòng kế toán tại Công ty cổ phần Phú Gia. Có thể thể rằng, Công ty cổ phần Phú Gia cũng giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, điều qun tâm hành đầu của Công tylà luôn cố gắng tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả snr xuất kinh doanh của mình. Và một tong những biện pháp tích cực mang lại hiệu quả cao đó là kiện toàn bộ máy kế toán của Công ty, bởi lẽ kế toán là một bộ phận có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Kế toán với chức năng cuă mình luôn cung cấp những thông tin tài chính hay những thông tin có liên quan đến tài chính của đơn vị một cách đầy đủ, kịp thời, ban lãnh đạo đơn vị có được phướng thực hiện mục tiêu đề ra, góp phần duy trị và thúc đẩy sự phát triển của đơn vị trong môi trường cạnh tranh gay gắ hiện nay. Hiểu được tàm quan trọng đó, Công tyđã xay dựng cho mình một bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty. Công ty đã chọn mô hình kế toán tập trung với nhiệm vụ: cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các tài liệu về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, tình hình sử dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản, theo dõi hạch toán chính xác các khoản thu, chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xủ lý chứng từ đến việc lạp Báo áo tài chính, cung cấp số liệu cho các phòng ban liên quan để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán, từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo Về mặt nhân sự, các nhân viên hạch toán kinh tế chịu sự quản lý của giám đốc Công ty, phòng tài chính kế toán của Công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra đội ngũ nhân viên kinh tế này về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ. Phòng kế toán của Công ty gồm có: -Kế toán trưởng là người điều hành chung mọi công việc trong phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác kế toán, thống kê, hách toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng chấp hành các quy định của nhà nước, của Công ty Dưới kế toán trưởng là các kế toán viên thực hiện các nhiệm vụ có chuyên trách. -Kế toán tổng hợp ( nghiệp vụ kế toán): có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu của các đơn vị nội bộ gửi lên hàng tháng, quý vào sổ cái, theo dõi và kiểm soát tình hình tài chính nội bộ của công ty, tính thuế, công nợ hàng tháng để nộp thanh toánvà giúp kế toán truởng lập các báo cáo quyết toán. -Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán: có nhiệm vụ xem xét, tính, trích lập quỹ khấu hao tài sản cố định. Đồng thời căn cứ vò chứng ừ gốc đã được giám đốc duyệt để viết phiếu thu, phiếu chi. Phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm của các loại vốn, tiền của Công ty. Theo dõi các khoản tạm ứng, lập bảng lươpng, xem xét tình hình biến động các quỹ của Công ty. -Kế toán các khoản tiền vay tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý quỹ, quản lý việc thu, chi và lập báo cáo quý. Theo dõi sự biến động của tiền gửi ngân hàng, hoàn thành các thủ tục để Công ty vay ngân hàng -Thủ kho theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp (nghiệp vụ kế toán) Kế toán các khoản tiền vay, TGNH kiêm thủ qũy Kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán. Thủ kho 2. Chính sách kế toán áp dụng. Với đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Gia, Công ty đã sử dụng các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 1/1/1996 (Quyết định số 1141 TC-QĐ-CĐKT, ký ngày 1/1/1995 của Bộ tài chính) và được bổ sung sử đổi theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BTC ngày 30/3/2005. Với đặc điểm kinh doanh của mình, Công ty cổ phần Phú Gia đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ. Dưới đây là sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Chứng từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và các sổ kế toán chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 3. Hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty cổ phần Phú Gia. Công ty cổ phần Phú Gia với đặc điểm kinh doanh chính là kinh doanh hàng hóa dịch vụ: dịch vụ thuê phòng, dịch vụ giặt là, dịch vụ điện thoại , chủ yếu là dich vụ khách sạn. Vì vậy hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận chủ yếu cho Công ty là dich vụ thuê phòng. Hoạt động thuê phòng của Công ty cổ phần Phú Gia bao gồm: +Thuê phòng ngủ. +Thuê phòng họp, hội nghị, tiệc, +Thuê phòng kinh doanh. Em đi sâu và tìm hiểu một số phần hành chính trong Công ty là: -Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kế toán tài sản cố định. - Kế toán lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán tập hợp chi phí. 3.1. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Công ty cổ phần Phú Gia với đặc thù kinh doanh là ngành dịch vụ khách sạn, nên nguyên vật liệu chủ yếu là: +Khăn mặt vuông. +Khăn mặt tắm. +Xà phòng thơm. +Bàn chải đánh răng. +Nước xịt phòng... Và công cụ dụng cụ gồm có: +Ga giường đôi. +Ga giường đơn. +Vỏ chăn Trung Quốc. +Chấn lưu điện tử. +Chụp đèn vải. +Bóng đèn. Những nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty được kế toán kê khai thường xuyên các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn, để từ đó heo dõi và hạch toán hàng tồn kho. Công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho và cuối tháng ké toán tiến hành kiêm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn trong kho. Theo chế độ kế toán hiẹn hành, nguyên vật liệu khi về đến Công ty phải tiến hành kiểm tra và nhập kho nguyên vật liệu. Tại Công ty, khi nguyên vật liệu về đến kho phải có hoá đơn kèm theo. Thủ kho sẽ căn xứ vào hoá đơn, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chúng. Đồng thời tiến hành kiểm nghiệm về số lượng, chủng loại ó phù hợp với nội dung ghi trên hoá đơn hay không. Sau đó thủ kho tiến hành nhập kho nguyên vật liệu và chuyển hoá đơn ký nhận về số thực nhập, từ đó kế toán tổng hợp viết phiếu nhập kho, căn cứ vào đó thủ kho sẽ ghi vào thẻ kho. Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, kế toán Công ty lập Sổ chi tiết nguyên vật liệu. Vào ngày 15/10/2005, Công ty mua một số nguyên vật liệu để phục vụ buồng ngủ. Kế toán căn cứ vào hoá đơn và tiến hành viết phiếu nhập kho: Công ty cổ phần Phú Gia Mẫu số: 01-VT QĐ: số 1141/TC/QĐ-CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Phiếu NHập KHO Ngày 15/10/2005 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Bích Liên Theo: Biên bản giao hàng ngày 15/10/2005 Của: Công ty TNHH Toàn Thắng Nhập kho: Công ty cổ phần Phú Gia STT Tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sp, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 2 3 4 Khăn mặt vuông Khăn mặt tắm Bàn chải đánh răng Nước xịt phòng Cái Cái Bộ Lọ 100 103 120 20 800 19.000 1.200 24.000 80.000 1.957.000 144.000 480.000 Cộng 2.661.000 Cộng thành tiền (bằng chữ): Hai triệu sáu trăm sáu mươi một nghìn đồng chẵn. Phụ tách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) Những nguyên vật liệu được mua bằng tiền mặt thì kế toán sẽ tập hợp và ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 1. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và tình hình sử dụng nguyên vật liệu, kế toán tổng hợp sẽ viết lệnh xuất kho. Trên cơ sở đó, kế toán viết phiếu xuất kho, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất đúng số lượng, chủng loại cho các buồng, phòng, phòng giặt là của khách sạn. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán sẽ ghi vào Bảng kê số 5, để phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu vào sản xuất. Từ Bảng kê sô 5, kế toán sẽ tập hợp các nghiệp vụ xuất kho vật liệu để ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 7. Và cuối tháng kế toán sẽ hạch toán vào Sổ Cái TK 152. Công ty cổ phần Phú Gia Mẫu số: 01-VT QĐ: số 1141/TC/QĐ-CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Phiếu Xuất KHO Số 10 ngày 20/10/2005 Họ tên người nhận hàng: Nghiêm Thị Hiền Địa chỉ (bộ phận): Phục vụ phòng. Lý do xuất kho: xuất dùng cho các phòng Xuất tại kho: Công ty cổ phần Phú Gia STT Tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sp, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 Khăn mặt vuông Khăn mặt tắm Bàn chải đánh răng Xà phòng thơm Cái Cái Bộ Bánh 85 90 95 110 800 19.000 1.200 24.000 68.000 1.710.000 114.000 77.000 Cộng 1.969.000 Cộng thành tiền (bằng chữ): Một triệu chín trăm sáu mươi chín nghìn đồng chẵn. Phụ tách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để ghi vào thẻ kho cho từng thứ nguyên vật liệu. Mẫu số: 06-VT QĐ: 1141TC/CĐKT THẻ KHO Tháng 10 năm 2005 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Gia Tên kho: Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất: Bàn chải đánh răng. Đơn vị tính: Chiếc STT Chứng từ Diễn giải Số lượng Số Ngày Nhập Xuất Tồn 1 2 15/10 20/10 Tồn đầu tháng Nhập bàn chải đánh răng Xuất dùng cho các phòng 120 95 73 Cộng cuối tháng Thủ kho (Ký họ, tên) Kế toán trưởng (Ký họ, tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký họ, tên) Đối với công cụ dụng cụ, kế toán cũng tiến hành tập hợp và lập chứng từ như đối với nguyên vật liệu. Kế toán sẽ áp dụng phân bố dần vào trong chi phí. Công cụ dụng cụ của Công ty cùng được theo dõi ở Sổ chi tiết TK 153 - Công cụ dụng cụ. Khi xuất công cụ dụng cụ, kế toán sẽ hạch toán theo bút toán: Nợ TK142 Có TK153 Để theo dõi tình hình nhập, xuất công cụ dụng cụ, kế toán ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 7 và Sổ Cái TK 153. Đồng thời kế toán phân bổ dần giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí trong kỳ: Nợ TK 641 Có TK 142 3.2. Kế toán tài sản cố định. Công ty cổ phần Phú Gia với dặc điểm kinh doanh là kinh doanh dịch vụ, nêm khách hàng chủ yếu của công ty là khách du lich. Do nhu cầu của khách du lich luôn biến động, họ luôn có nhu cầu chất lượng phòng, chất lượng phục vụ ngày một nâng cao. Nên cơ sở vật chất chính là yếu tố tác động tới khách. Với những lý do trên mà Công ty luôn hoàn thiện cơ sở vật chất của khách sạn. Hay nói các khác, Công ty luôn quan tâm tới việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa, thay thế thiết bị tại các phòng và trong toàn công ty. Tài sản cố định của Công ty gồm có: +Điều hoà. +Ti vi. +Nhà cửa. +Máy giặt công nghiệp. Tổng giá trị tài sản của Công ty đến hết ngày 31/12/2005 là 4.482.172.765 đồng bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình. Trong năm 2005, Công ty đã tiến hành mua sắm mới một số tài sản cố định như: máy tính, máy điều hoà, ti vi với tổng số tiền là 546.346.882 đồng. Kế toán tài sản cố định sẽ tiến hành lập Biên bản bàn giao tài sản cố định, những tài sản này được theo dõi chi tiết ở Thẻ tài sản cố định, theo dõi về nguyên giá và tính hao mòn của TSCĐ. Mẫu số: 02-TSCĐ QĐ số: 1141/TC/QĐ-CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC THẻ Tài Sản cố Định Số: Ngày, tháng, năm lập thẻ Kế toán trưởng (ký họ, tên) Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ số ngày, tháng, năm. Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất:. Năm sản xuất Bộ phận quản lý, sử dụng:. Năm đưa vào sử dụng Công suất (diện tích thiét kế): Đình chỉ sử dụng TSCĐ:. Ngày tháng năm Lý do đình chỉ: Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn Để phản ánh số tiền mua TSCĐ, kế toán sẽ ghi vào Nhật ký- Chứng từ số 1. Khi tính trích khấu hao TSCĐ thì kế toán sẽ ghi vào Bảng kê số 5và căn cứ vào đó để ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 7. 3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hiện nay Công ty cổ phần Phú Gia có 68 nhân viên làm việc ở các phòng của Công ty như: phòng kế toán, phòng quản trị, kinh doanh dịh vụ buồngCuối tháng kế toán tổng hợp sẽ căn cứ vào bảng chem. Công đẻ từ đó tính lương, các khoản trích theo lương va thanh toán tiền lương cho nhân viên. Kế toán tiến hành tính tiền lương Công ty phải trả nhân viên trong tháng 10 năm 2005 và hạch toán theo bút toán: Nợ TK641: 39.687.762 Có TK334: 39.687.762 Các khoản phải trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK641: 7.540.675 Nợ TK334: 2.381.265 Có TK338: 9.921.940 Khi thanh toán tiền lương cho công nhân viên, kế toán phải căn cứ vào Bảng thanh toán lương để trả lương cho nhân viên: Nợ Tk334: 37.306.497 Có TK111: 37.306.497 Để phản ánh số lương trả cho công nhân viên và các khoản trích theo lương trong kỳ, kế toán lập Bảng kê TK 334, 338. Căn cứ vào Bảng kê TK 334, 338 kế toán sẽ tập hợp và ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 1 và số 7. Cuối tháng kế toán sẽ vào Sổ Cái TK 334. 3.4. Kế toán tập hợp chi phí. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài Đó là các khoản chi phí doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh với mong muốn thu được lợi nhuận và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn với một mức chi phí thấp nhất thu được lợi nhuận nhiều nhất. Vì vậy công tác quản lý chi phí có vai trò rất quan trọng đối với mục tiêu tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần Phú Gia công tác quản lý chi phí rất được chú trọng bởi chi phí bỏ ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuân của công ty và của các cổ đông. Tại Công ty tiến hành hạch toán giá thành trên cơ sở những chi phí bỏ ra, lợi nhuận tối thiểu đạt được kết hợp với nhu cầu thị trường để định giá thuê phòng hay các dịch vụ khác. Nội dung chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.Công ty cổ phần Phú Gia không tách riêng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí bán hàng.Hơn nữa với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành dịch vụ mà chi phí bán hàng của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Nên công tác quản lý chi phí này được công ty quan tâm. Vì đây là khoản chi phí khá lớn nên việc tiết kiệm khoản chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành toàn bộ, gia tăng lợi nhuận trong công ty. Lợi nhuận của Công ty được xác định trên những chi phí bỏ ra và doanh thu từ các hoạt động kinh doanh đem lại nên những chi phí mà Công ty bỏ ra được hạch toán vào TK641,632. Trong tháng 10 năm 2005, chi phí của Công ty gồm có: Chi phí về tiền lương: Nợ TK641: 47.228.437 Có TK334: 47.228.437 Chi phí bằng tiền mặt: Nợ Tk641: 23.543.690 Có TK111: 23.543.690 Chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK641: 5.669.390 Có TK152: 5.669.390 Trích khấu hao TSCĐ: Nợ TK641: 4.750.806 Có TK2141: 4.750.806 Nợ TK641: 4.000.000 Có TK2143: 4.000.000 Chi phí về công cụ dụng cụ: Nợ TK641: 312.896 Có TK153: 312.896 Phân bổ chi phí trả trước: Nợ TK641: 120.816.294 Có TK142: 120.816.294 Chi phí pải trả, phải nộp khác: Nợ TK641: 66.029.316 Có TK3388: 66.029.316 Giá vốn của hàng hoá dùng là điện ánh sáng: Nợ TK632: 19.797.124 Có TK3388: 19.797.124 Giá vốn của các loại nước uống phục vụ tại buồng, quầy lễ tân Nợ TK632: 3.757.654 Có TK156: 3.757.654 Để phản ánh chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán ghi vào Nhật ký- Chứng từ số 1, số 7, số 8. Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cuối tháng kế toán tổng hợp và phản ánh vào Sổ cái TK641: Sổ Cái TK 641 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK641 Tháng 1 Tháng 10 Tháng 12 Cả năm 111 23.543.690 152 5.669.390 153 312.896 214 8.750.806 Cộng phát sinh Nợ 272.350.823 Cộng phát sinh Có 272.350.823 Số dư cuối kỳ Nợ Có III. Một số nhận xét về công tác tổ chức kế toán tại Công ty. -Về phân công lao động kế toán: Công ty cổ phần Phú Gia phân công lao động kế toán tương đối hợp lý, mỗi kế toán đều chịu trách nhiệm một phần hành kế toán của mình. Vì vậy, công tác kế toán luôn cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin cho các cấp lãnh đạo Công ty và các cổ đông trong Công ty. -Công ty áp dụng hình thức Nhật ký-Chứng từ rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Hình thức này thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu và lập Báo cáo kịp thời. -Các chứmg từ sử dụng trong quá trình hạch toán được lập phù hợp với yêu cầu kinh tế và sử dụng đúng theo mẫu của Bộ tài chính. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, Công ty hạch toán chung vào TK 641 nên dễ dẫn tới nhầm lẫn. - Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nên Công ty cần có những biện pháp để làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong Công ty. - Kế toán Công ty mở Bảng kê TK 334, 338 là không đúng mẫu các Bảng kê mà Bộ tài chính ban hành. Kế toán nên mở Sổ chi tiết TK 334 và TK 338 để phản ánh tiền lương trả cho công nhân viên và các khoản trích theo lương trong kỳ. Phần thứ hai Chuyên đề: Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Gia. Chương thứ nhất Một số lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp. 1.1. ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ. 1.1.1. ý nghĩa của hạch toán tiêu thụ. Quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá ở các doanh nghiệp là giai đoạn cuối -giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn chu chuyển vốn, đồng thời hình thành kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, sự sống còn của sản phẩm cũng chính là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi lẽ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới có thể có vốn để tiếp tục hoạt động kinh doanh nuôi sống bộ máy của mình. Xét về góc độ kinh tế, tiêu thụ là quá trình đơn vị bán hàng hoá cho đơn vị mua và thu được một khoản tiền có giá trị tương đương với số hàng hoá đó. Quá trình tiêu thụ là quá trình chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dich vụ cho khách hàng đồng thời thu được tiền bán hàng hoặc đuợc quyền thu tiền (bán chịu). Khoản tiền hay khoản nợ này được gọi là doanh thu bán hàng. Doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác đinh kết quá kinh doanh của mình. Công tác tiêu thụ là hoạt động chính của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy, nghiệp vụ tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và công tác kế toán tại doanh nghiệp. - Đối với công tác quản lý doanh nghiệp: nó cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc quản lý họat động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thông tin kinh kế. - Đối với công tác kế toán: nó tính toán và kiểm tra viếc sử dụng tài sản và vật tư tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí hạch toán, tránh những sai sót xảy ra trong doanh nghiệp. 1.1.2. Nhiệm vụ của hạch toán tiêu thụ. Xuất phát từ vị trí, vai trò của tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có những nhiệm vụ sau: -Phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình xuất, nhập thành phẩm hàng hoá về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị. -Phản ánh kịp thời giá trị vốn hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ để làm cơ sở xác định “Lợi nhuận gộp”. -Tập hợp kịp thời, đầy đủ chi phí tiêu thụ, chi phí quản lý doanh nghiệp để làm cơ sở xác định chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần”. -Phản ánh kịp thời, đầy đủ doanh thu tiêu thụ, các khoản thuế phải nộp về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. -Cung cấp thông tin (báo cáo) về thành phẩm, tiêu thụ và kết qủa tiêu thụ cho lãnh đạo, làm cơ sở đề ra các quyết định về tiêu thụ, sản xuất. 1.2. Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp. 1.2.1. Tổ chức kế toán doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. 1.2.1.1. Khái niệm doanh thu, doanh thu thuần. Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiên do việc bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu chỉ gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp về lượng hàng đã tiêu thụ và thuế GTGT của hàng đã tiêu thụ nếu doanh nghiệp tính theo phương pháp trực tiếp). 1.2.1.2. Hạch toán doanh thu bán hàng. Để hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện và các khoản giảm doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT - nếu tính theo phương phấp trực tiếp) tính trên tổng doanh số bán trong kỳ. - Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu. - Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ. Bên Có: - Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này đựoc chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2: - TK 5111: Doanh hu bán hàng hoá. - TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm. - TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ. - TK 5114: Doanh thu trợ giá, trợ cấp. - TK 512 - Doanh thu nội bộ. Tài khoản này phản ánh doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu về số hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty.Ngoài ra tài khoản này còn sử dụng để theo dõi các khoản được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương cho nhân viên Kết cấu tài khoản 512 tương tự tài khoản 511. Tài khoản này được chi tết thành 3 tài khoản cấp 2: - TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá. - TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm. - TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ. Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng TK511, 512 TK333 Thuế xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt phải nộp,thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại Kết chuyển giảm giá hàng bán Kết chuyển chiết khấu thương mại Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ Doanh thu bán hàng bằng tiền TK131 Doanh thu phải thu của khách hàng TK111, 112 TK331 Doanh thu bán hàng bù trừ TK152, 153 Doanh thu hàng đổi hàng TK334 Doanh thu của hàng hoá trả lương cho công nhân viên TK641, 642 Doanh thu dùng biếu tặng phục vụ sản xuất kinh doanh TK 911 TK 521 TK 532 TK 531 1.2.1.3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. a. Hạch toán hàng bán bị trả lại. Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua trả lại và từ trối thanh toán. TK 531- Hàng bán bị trả lại: theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản điều chỉnh của TK 511, 512 để tinh toán doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Bên Nợ: Tập hợp doanh thu của số hàng bán đã tiêu thụ bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển doanh hu của hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không có số dư. Trình tự kế toán: Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại TK 511,512 TK 531 TK 111,112 TK156,157,138 TK 632 đến hàng bán bị trả lại TK 33311 TK 641 Nhập kho số hàng gửi bán bị trả lại Thanh toán với người mua số tiền hàng bán bị trả lại Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại Chi phí phát sinh liên quan b. Hạch toán giảm giá hàng bán. Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung câp dịch vụ do các nguyên nhâ đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời hạn. TK 532 - Giảm giá hàng bán: theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng trên giá đã thoả thuận về lượng hàng hoa, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào bên Nợ TK 511, 512. Tài khoản này không có số dư. Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán. TK 532 TK 511, 512 TK 111, 112, 338 TK 3331 Thanh toán khoản giảm giá hàng bán Kết chuyển số giảm giá hàng bán c. Hạch toán chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại là khoản mà người bán thưởng cho người mua do trong khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá và khoản giảm trừ trên giá bán niêm yết. TK 521 - Chiết khấu thương mại: theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên Nợ TK 511, 512. Tài khoản này không có số dư. TK 521 có 3 tài khoản cấp 2: - Tk 5211: Chiết khấu hàng hoá. - TK 5212: Chiết khấu thành phẩm. - Tk 5213: Chiết khấu dịch vụ. Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại. TK 111, 112, 338 TK 511, 512 TK 521 TK 3331 Số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ Kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại 1.2.2. Tổ chức hạch toán giá vốn hàng bán. 1.2.2.1. Khái niệm giá vốn. Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ.Với vật tư tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thực tế ghi sổ, giá vốn hàng bán là thực tế ghi sổ, còn với hàng hoá tiêu thụ, giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua của hàng đã tiêu thụ cộng (+) với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để tính giá vốn hàng xuất kho: - Phương pháp đơn giá bình quân. - Phương pháp nhập trước - xuất trước. - Phương pháp nhập sau - xuất trước. - Phương pháp giá hạch toán. - Phương pháp giá đích danh. 1.2.2.2. Phương pháp hạch toán giá vốn. Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632 - Giá vốn hàng bán. Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.Tài khoản 632 áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định giá trị hàng hoá tồn kho. - Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, kết cấu tài khoản này: Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp. Bên Có: Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ. Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản này không có số dư. - Với doanh nghiệp áp dụng phương phấp kiểm kê định kỳ, kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ. Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ trong kỳ Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ sang TK 911. Tài khoản này không có số dư. Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 331, 111, 112 TK 156 TK 156 TK 632 TK 156 TK 157 TK 911 Trị giá vốn thực tế hàng đã tiêu thụ Trị giá vốn hàng gửi bán Trị giá vốn hàng gửi bán được chấp nhận Trị giá mua của hàng bán thẳng Trị giá mua hàng bán bị trả lại Kết chuyển giá vốn hàng đã tiêu thụ Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp Kiểm kê định kỳ. Kết chuyển trị gía hàng tồn và hàng gửi bán cuối kỳ chưa được chấp nhận thanh toán TK 156, 157 TK 631 TK 632 TK 911 Kết chuyển giá thành tồn và hàng gửi bán đầu kỳ chưa được chấp nhận thanh toán Kết chuyển giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã thành trong kỳ Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ 1.2.3. Tổ chức hạch toán chi phí bán hàng. 1.2.3.1. Khái niệm chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là một bộ phận của chi phí thời kỳ. Chi phí bán hàng là khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Chi phí bán hàng của một doanh nghiệp gồm nhiều loại. Tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể ở từng doanh nghiệp, từng ngành, chi phí bán hàng có thể chi tiết theo nội dung khác nhu, tiêu tức phân loại khác nhu nhằm đáp ứng nhu cầu của quản lý. 1.2.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng. Để tập hợp chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 - Chi phí bán hàng. Được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Kết cấu TK 641: Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911. Tài khoản này không có số dư. TK 641 có 7 tài khoản cấp 2: - TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng. - TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì. - TK 6413: Chi phí công cụ dụng cụ. - TK 6414: Chi phí KHTSCĐ. - TK 6415: Chi phí bảo hành. - TK 6416: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6418: Chi phí bằng tiền khác. Tài khoản này không có số dư. Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí bán hàng. TK 111, 112 TK 641 TK 111, 112, 138 TK 334, 338 TK 152, 153 TK 214 TK 331 TK 335, 142 TK 142 TK 911 Chi phí tiền lương, và các khoản trích theo lương của NV bán hàng Chi phí vật liệu, dụng cụ Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dich vụ mua ngoài Chi phí theo dự toán Chi phí khác bằng tiền Chờ kết chuyển Kết chuyển Kết chuyển chi phí bán hàng Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí 1.2.4. Tổ chức hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.4.1. Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động riêng lẻ nào. 1.2.4.2. Phương pháp hạch toán. Để tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911. Tài khoản này không có số dư. Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 642 TK 111,138 TK 331,111,112 TK 333 TK 214 TK 152,153 TK 334,338 TK 911 TK 142 TK 335,142 TK 336 Chi phí khác Số phải nộp cấp trên về chi phí quản lý Chi theo dự toán Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp Chờ kết chuyển Kết chuyển Chi phí khấu hao Chi phí vật liệu, dụng cụ Chi phí nhân viên quản lý Các khoản giảm chi phí quản lý Kết chuyển chi phí quản lý để xác định kết quả kinh doanh 1.2.5. Tổ chức hạch toán xác định kết quả kinh doanh. 1.2.5.1. Khái niệm lãi gộp, kết quả kinh doanh. - Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả của hoạt động kinh doanh cơ bản (của hoạt động kinh doanh chính, kinh doanh phụ và kết quả các hoạt động tài chính) và các hoạt động khác. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ là số chênh lẹch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Được xác định bằng công thức: Kết quả tiêu thụ bán hàng hoá, dịch vụ = Doanh thu thuần về tiêu tụ hàng hoá - Giá vốn hàng hoá tiêu thụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận gộp (lãi gộp) là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán. Doanh thu thuần về bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp Lợi nhuận gộp về bán hàng = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng bán 1.2.5.2. Phương pháp hạch toán xác định kết quả tiêu thụ. Kế toán sử dụng tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán, chi tiết theo từng hoạt động. Kết cấu TK 911: Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác. - Số lãi trước thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Bên Có: - Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã ghi nhận tiêu thụ trong kỳ. - Thu nhập hoạt động tài chính và các hoạt động khác. - Số lỗ của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản này không có số dư. Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. TK 142 Kết chuyển chi phí chờ kết chuyển TK 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ TK 641,642 Kết chuyển chi phí bán hàng, quản lý DN TK 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 911 TK 511,512 Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ 1.2.6. Tổ chức sổ sách kế toán. 1.2.6.1. Khái niêm sổ sách kế toán. Sổ kế toán là phương tiện để ghi chép, hệ thống hoá thông tin kế toán. Các loại sổ kế toán sử dụng trong các hình thức kế toán bao gồm: + Sổ kế toán tổng hợp: dùng để ghi chép kế toán tổng hợp, hệ thống hoá thông tin kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế - tài chính tổng hợp trong bảng cân đối kế toán và trong báo cáo kết quả kinh doanh. Sổ kế toán tổng hợp gồm 2 sổ kế toán chủ yếu: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. + Sổ kế toán chi tiết: để ghi chép kế toán chi tiết nhằm chi tiết hoá các chỉ tiêu kinh tế tài chính nộ bộ đơn vị, minh hoạ giải thích cho các phàn kế toán tổng hợp, đảm bảo kiểm tra được tính thực tế và chính xác của thông tin kế toán. Sổ kế toán chi tiết gồm: các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trong chế độ kế toán nước ta hiện nay có 4 hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái. - Hình thức kế toán Nhật ký chung. - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Mỗi loại hình thức kế toán có trình tự sổ kế toán riêng, do Công ty cổ phần Phú Gia áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ nên em trình bày trình tự hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. 1.2.6.2. Tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Nguyên tắc cơ bản của hình thức này. - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kế hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập Báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ. - Bảng kê. - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Nội dung kết cấu và phương pháp ghi sổ. Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo vế Có của các tài khoản. Một Nhật ký chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc có thể mở cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ mật thiết với nhau. Khi mở Nhật ký chứng từ dùng chung cho nhiều tài khoản thì trên Nhật ký chứng từ đó số phát sinh của mỗi tài khoản được phản ánh riêng biệt ở một số dòng hoặc một cột dành cho mỗi tài khoản. Trong truờng hợp số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản chỉ tạ trung phản ánh trên một Nhật ký chứng từ và từ Nhật ký chứng từ này ghi vào Sổ cái mỗi lần cuối tháng. Số phát sinh Nợ của mỗi tài khoản được phản ánh trên các Nhật ký chứng từ khác nhau, ghi Có các tài khoản có liên quan đối ứng Nợ với tài khoản này và cuối tháng được tập hợp vào Sổ cái từ các Nhật ký chứng từ đó. Để phục vụ nhu cầu phân tích và kiểm tra, ngòi phần chính dùng để phản ánh số phát sinh bên Có, một số Nhật ký chứng từ có bố trí thêm các cột phản ánh số phát sinh Nợ, số dư cuối kỳ của tài khoản. Số liệu của cột phản ánh phát sinh Nợ các tài khoản trong trường hợp này chỉ dùng cho mục đích kiểm tra phân tích không dùng để ghi Sổ cái. Căn cứ để ghi chép các Nhật ký chứng từ là chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, của bảng kê và bảng phân bổ. Nhật ký chứng từ phải mở từng tháng một, hết tháng phải khoá sổ Nhật ký chứng từ cũ và mở Nhật ký chứng từ mới cho tháng sau. Mỗi lần khoá sổ cữ, mở sổ mới phải chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ Nhật ký chứng từ cũ sang Nhật ký chứng từ mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Hàng ngày căn cứ vò các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, the kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Chương thứ hai Tổ chức kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Gia. 2. Tổ chức kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Gia. 2.1. Kế toán doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Để hạch toán doanh thu tiêu thụ, Công ty cổ phần Phú Gia sử dụng TK 511. TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: duàng để phản ánh doanh thu tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ của Công ty. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: TK 5111: Doanh thu tiêu thụ hàng bán. TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ. Công ty cổ phần Phú Gia thực hiện kế toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Với Công ty cổ phần Phú Gia hoạt động kinh doanh mng laik doanh thu cũng như lợi nhuận chủ yếu là bán hàng hoá và dịch vụ thuê phòng. Vì vậy, ta đi sâu vào hai mặt hàng này. Hàng hoá chủ yếu của công ty là đồ uống phục vụ nhu cầu của khách, quầy lễ tân và trong công ty, gồm có: nước khoáng Lavie, Coca cola, rượu vang Đà Lạt, Bia Heniken. Khi hàng hoá xuất cho các phòng trong Công ty đều được lập Phiếu xuất kho hàng bán. Công ty cổ phần Phú Gia Mẫu số: 01-VT QĐ: số 1141/TC/QĐ-CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Phiếu Xuất KHO Số 15 ngày 20/10/2005 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thu Thuỷ Địa chỉ (bộ phận): Buồng Lý do xuất kho: Bán hàng Xuất tại kho: Công ty cổ phần Phú Gia STT Tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sp, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 2 Coca cola Nước khoáng Lon Lon 250 806 3409 2803 852.250 2.259.218 Cộng 1056 3.111.468 Người nhận (Ký họ, tên) Thủ kho (Ký họ, tên) Khi hàng hoá được bán ra tại các phòng buồng, quầy lễ tân thì kế toán lập Bảng tổng hợp doanh bán đồ uống. Tổng hợp doanh số bán đồ uống. (Tháng 10 năm 2005) Tên hàng Đơn giá chưa thuế Buồng Lễ tân Tổng cộng Số lượng Tiền Số lượng Tiền Số lượng Tiền Bia Heniken Nước khoáng Coca cola 11.785 5.454 5.454 0 806 250 0 4.394.924 1.363.500 67 789.612 67 806 250 789.612 4.394.924 1.363.500 Cộng 1056 5.759.424 67 789.612 1123 6.549.036 Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc Khách sạn Phú Gia nằm ở vị trí thu hút nhiều khách du lịch, với diện tích 855,22 m2 tương đương với 50 phòng, buồng, nằm ngay bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm. Địa điểm này thuộc trung tâm Thành Phố Hà Nội, vùng Hồ Hoàn Kiếm và các trung tâm thương mại, văn hoá, kinh tế. Với kiểu kiến trúc cổ nhưng không cũ, đẹp và nội thất phong phú theo phong cách kiến trúc độc đáo, làm cho khách sạn thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Về giá cả, khách sạn Phú Gia cũng có một bảng giá hợp lý dựa vào sự tính toán nhu cầu về khách sạn trên địa bàn Hà Nội và giá cả cạnh tranh. Vì vậy, chất lượng phục vụ của khách sạn tốt nhưng giá lại hấp dẫn hơn các khách sạn cùng loại nên thu hút được nhiều khách. Kinh doanh dịch vụ khách sạn là ngành kinh doanh theo mùa vụ, nên lượng khách đông chủ yếu là cuối năm. Đây là những tháng có nhiều ngày lễ, tết nên lượng khách cũng tăng cao. Vì vậy nhu cầu về dịch vụ lưu trú cũng tăng theo, số lương phòng của khách sạn cũng được sủ dụng hết công suất. Doanh thu về tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ được kế toán Công ty tập hợp vào Bảng kê, hoá đơn, chúng từ hàng hoa, dịch vụ bán ra. Trong tháng 10 năm 2005, doanh thu về dịch vụ phòng và doanh thu bán hàng hoá được tổng hợp như sau: Nợ TK 111: 307.794.483 Nợ TK 131: 14.082.006 Có TK 511: 321.876.489 Cuối tháng căn cứ vào chứng từ của các hàng hoá dịch vụ bán ra trong tháng kế toán Công ty sẽ lập Bảng kê số 1 - Tài khoản 111 và Bảng kê số 11 - Phải thu khách hàng. Cuối tháng kế toán Công ty lấy số liệu tổng cộng của cột doanh thu trên Bảng kê, hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra để ghi vào Bảng tổng hợp doanh thu - Tổng hợp doanh thu tiêu thụ trong tháng và Nhật ký - Chứng từ số 8. Bảng tổng hợp doanh thu. Tháng 10 năm 2005 STT Diễn giải Số tiền Ghi chú 1 2 3 4 5 Doanh thu bán hàng hoá Doanh thu dịch vụ phòng Doanh thu dịch vụ giặt là Doanh thu dịch vụ điện thoại Doanh thu dịch vụ khác 7.307.938 300.760.611 6.769.974 6.063.970 973.996 Cộng 321.876.489 Kế toán trưởng. (Ký họ, tên) 2.2. Kế toán giá vốn hàng bán. Để tính giá vốn hàng bán, Công ty sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với hàng nhập kho kế toán tính trị giá vốn hàng nhập kho theo giá mua thực tế của hàng hoá. Đối với hàng xuất kho, kế toán xác định giá hàng bán theo giá thực tế mua vào cộng với các chi phí khác có liên quan. Các loại hàng hoá được theo dõi ở Sổ chi tiết TK 156 - Hàng hoá. Sau khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ, kế toán hạch toán theo bút toán và được tổng hợp tại Nhật ký - Chứng từ số 8. Nợ TK 632: 3.901.080 Có TK 156: 3.901.080 2.3. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần Phú Gia công tác quản lý chi phí rất được chú trọng bởi chi phí bỏ ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuân của công ty và của các cổ đông. Tại Công ty tiến hành hạch toán giá thành trên cơ sở những chi phí bỏ ra, lợi nhuận tối thiểu đạt được kết hợp với nhu cầu thị trường để định giá thuê phòng hay các dịch vụ khác. Nội dung chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.Công ty cổ phần Phú Gia không tách riêng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí bán hàng.Hơn nữa với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành dịch vụ mà chi phí bán hàng của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Nên công tác quản lý chi phí này được công ty quan tâm. Vì đây là khoản chi phí khá lớn nên việc tiết kiệm khoản chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành toàn bộ, gia tăng lợi nhuận trong công ty. Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan tới các khoản chi phí trong doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ ghi vào Sổ chi phí: TK 641 - Chi phí bán hàng và định khoản: Nợ TK 641 Có TK 111, 152,. Cuối tháng kế toán căn cứ vào Sổ chi phí bán hàng để tổng hợp vào Nhật ký - Chứng từ số 7 và ghi vào Sổ Cái TK 641. Sổ Cái TK 641 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK641 Tháng 1 Tháng 10 Tháng 12 Cả năm 111 23.543.690 152 5.669.384 153 312.896 214 8.750.806 Cộng phát sinh Nợ 272.350.823 Cộng phát sinh Có 272.350.823 Số dư cuối kỳ Nợ Có 2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. Kết quả tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền lãi (lỗ). Kết quả tiêu thụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở Bản kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra, Sổ chi tiết hàng hoá, Sổ chi phí - Chi phí bán hàng để tiến hành ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 8. Cụ thể căn cứ vào Sổ chi tiết hàng hoá về tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, kế toán vào sổ Nhật ký - Chứng từ số 8 theo bút toán: Nợ TK 911: 3.901.080 Có TK 632: 3.901.080 Căn cứ vào Sổ chi phí bán hàng để ghi bút toán kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trừ váo kết quả kinh doanh trong tháng trên Nhật ký - chứng từ số 8. Nợ TK 911 : 272.350.823 Có TK 641: 272.350.823 Căn cứ vào số liệu của Nhật ký - Chứng từ số 8, kết chuyển doanh thu thuần - TK 511 sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511: 321.876.489 Có TK 911: 321.876.489 Sau khi kết chuyển doanh thu, giá vốn hàng hoá và kết chuyển các khoản chi phí có liên quan sang TK 911, kế toán xác định được kết quả hoạt động kinh donh trong tháng 10 năm 2005 và được phản ánh theo bút toán: Nợ TK 911: 45.624.586 Có TK 421: 45.624.586 Cuối tháng kế toán khoá sổ Nhật ký - Chứng từ số 8, xác định tổng số phát sinh bên Có đối ứng với tổng số phát sinh bên Nợ các TK liên quan và lấy số tổng cộng của Nhật ký - Chứng từ số 8 để ghi vào sổ Cái TK 911. Sổ Cái TK 911 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK911 Tháng 1 Tháng 10 Tháng 12 Cả năm 421 45.624.586 632 3.901.080 641 272.350.823 Cộng phát sinh Nợ 321.876.489 Cộng phát sinh Có 321.876.489 Số dư cuối kỳ Nợ Có Chương thứ ba. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Gia. 3.1. Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Những ưu điểm: - Về phân công lao động kế toán: Công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh nói riêng luôn cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin cho các cấp lãnh đạo và đối tác kinh doanh. - Về hình thức sổ áp dụng tại Công ty là Sổ Nhật ký - Chứng từ, rất phù hợp với đặc điểm qui mô kinh doanh. Vì vậy, hình thức này thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo kịp thời. - Về tài khoản sử dụng: Công ty đã tuân thủ theo đúng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất trong cả nước do Bộ tài chính ban hành. - Về công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh, kế toán đã phản ánh ghi chép tương đối đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan. - Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán được lập ra phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ sử dụng đúng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành. - Việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán luân chuyển hàng hoá của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát hàng hoá tiêu thụ. Những mặt còn tồn tại. Bên cạnh những thuận lợi thì công tác kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh còn tồn tại một số ván đề còn phải khắc phục: - Công ty đã hạch toán chi phí quản lý doanh nghệp vào chi phí bán hàng là không đúng với quy định của Bộ tài chính. Việc hạch toán chung hai chi phí này nhiều khi sễ dẫn tới nhầm lẫn. - Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin như hiện nay, thì việc sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký - Chứng từ là không phù hợp. - Sổ chi tiết hàng hoá, Công ty mở không đúng với quy định của Bộ tài chính. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cáo trong tổng doanh thu. - Về chi phí khấu hao tài sản cố định: Công ty chưa đưa ra một tỷ lệ khấu hao hợp lý để xác định chính xác chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ. 3.2. Một số giải pháp để hoán thiện công tác hạch toán tiêu thu hàng hoá, cung cấp dịch vụ và xác định kểt quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Gia. Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Gia, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn nữa về công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. - Về hình thức sổ kế toán: Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ, hình thức này chỉ phù hợp với Công ty trong điều kiện kế toán thủ công, nhưng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì Công ty nên áp dụng mấy tính vào công tác kế toán để việc ghi chép kế toán đơn giản, tiện lợi, chính xác. Khi đó Công ty nên áp dụng hình thức Nhật ký chung. - Trong hệ thống sổ kế toán cần hoàn thiện hơn nữa và sử dụng Sổ chi tiết TK 156-Hàng hoá theo đúng quy định của Bộ tài chính. - Về tài khoản sử dụng: Công ty nên sử dụng TK 642 để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, để tránh bị nhầm lẫn khi hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2392.doc
Tài liệu liên quan