Đề tài Vai trò và nội dung của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Trong thời gian qua, Công ty XNK tổng hợp 1 đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu quế đạt được những thành tích đáng kể, bước đầu gây dựng được uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Bảng 7 cho ta thấy năm sau công ty xuất khẩu hơn năm trước gấp nhiều lần. Nếu năm 1990 sản lượng mới chỉ đạt 59 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 171 000 USD thì năm 1994 sản lượng là 320 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 624 000USD tăng 3.3 lần so với năm 1990. Đến năm 1998 sản lượng là 500 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 900 000USD, tăng 5.2 lần so với năm 1990 và tăng 1.56 lần so với năm 1994 về sản lượng. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng chung của doanh nghiệp xuất khẩu quế Việt Nam. Chất lượng của quế xuất khẩu ngày càng được quan tâm và được đánh giá là có hàm lượng tinh dầu cao. Công ty đang hạn chế dần xuất khẩu quế sơ chế, tăng lượng xuất khẩu quế đã qua chế biến nhằm thu lợi nhuận cao nhất.

doc81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò và nội dung của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ Tĩnh, Trà My.. vào thời Pháp thuộc những vừơn quế ở Yên Bái, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ngãi lại được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh tàn phá khốc liệt diện tích trồng quế ở nước ta bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Hiện nay nhờ một số chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước vào việc nuôi trồng rừng nên đã củng có đựơc những vùng quế cũ, đồng thời lại mở rộng một số vùng trồng quế mới. Do đó diện tích trồng quế của Việt Nam không ngừng tăng lên hàng năm Bảng 9: Diện tích trồng rừng quế ở Việt Nam tính đến năm 1999 Địa phương Diện tích trồng (ha) Yên Bái 26 000 Quảng Nam - Đà Nẵng 20 000 Quảng Ngãi 17 500 Quảng Ninh 8 000 Nghệ tĩnh 7 500 Thanh Hoá 10 800 Các vùng khác 3 500 Tổng cộng 93 300 (Nguồn :Tài liệu phòng nghiệp vụ 7) ở Miền nam, việc trồng quế chủ yếu do các hộ cá thể người dân tộc thực hiện. Thông thường, sau khi phát xong rẫy để trồng bắp là họ trồng xen vào những cây quế con. Trong khoảng vài năm đầu, khi cây quế còn bé thì họ trồng xen bắp. Khi những cây quế này cao lên với những tán lá khép kín che mất phần đất của chúng thì họ lại đi phát rẫy mới dể trồng bắp và trồng quế mới. Với cuộc sống du canh du cư trên núi cao, việc khai thác quế ngày càng vất vả. Hơn nữa, việc phát rẫy để trồng quế sẽ dẫn đến cạn kiệt về rừng, ảnh hưởng đến môi trường sống. Do đó, Nhà nước cần quy hoạch khu vực trồng quế để nông dân yên tâm trồng trọt, tránh tình trạng phá rừng bừa bãi. Ngoài ra còn vùng quế Tiên Phước của người Kinh trồng, chất lượng kém hơn nhưng sản lượng mỗi năm cũng đạt xấp xỉ gần 450 tấn. Nhìn chung ở cả hai miền việc trồng quế còn mang tính tự phát, phân tán, lạc hậu và tuỳ tiện. Nhưng miền nam có ưu điểm hơn là trồng quế là trồng quế thành từng vùng tập trung hơn có chất lưọng tốt hơn. 1.2 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu quế của Việt Nam thời kỳ 1986-2001 Từ năm 1986 trở lại đây, khi đường lối quản lý và định hướng kinh tế cũ bị xoá bỏ, nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, trong đó có ngành nuôi trồng và chế biến xuất khẩu quế. Nếu như trước đây, thị trường chỉ là các khối XHCN anh em thì nay quế xuất khẩu của Việt Nam đã vượt sang thị trường của các nước tư bản như Singapore, Nhật Bản.. và đặc biệt là thị trường Mỹ, một thị trường khổng lồ, có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới. Hiện nay, quế Việt Nam được đánh giá là quế có chất lượng cao, được một số thị trường tin dùng. Quế trồng ở Việt nam chủ yếu dành cho xuất khẩu (chiếm 90% sản lượng), phần còn lại phục vụ cho tiêu dùng trong nước, chỉ khoảng 300-400 tấn. Tình hình sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quế ở Việt Nam trong thời gian qua được thể hiện ở bảng 10 Bảng 10: Sản lượng kim ngạch và xuất khẩu quế ở Việt Nam Năm Sản lượng(tấn) Kim ngạch xuất khẩu(USD) 1992 2 057 3 800 000 1993 2 537 4 600 000 1994 2 622 4 700 000 1995 2 852 5 400 000 1996 3 050 5 700 000 197 3 340 6 200 000 1998 3 200 6 000 000 199 3 412 6 140 000 2000 3 445 6 200 000 2001 3556 6 488 000 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng nghiệp vụ 7) Qua bảng trên cho ta thấy tình hình xuất khẩu quế của Việt Nam trong thời gian qua. Nếu so sánh năm 1997 với năm 1992 thì sản lượng xuất khẩu tăng lên 61,59% và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên. 2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Công ty XNK tổng hợp 1 2.1 Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Bao gồm các khâu: nghiên cứu chọn lọc nguồn hàng, phương thức mua, ký kết hợp đồng mua bán . Nhiệm vụ chủ yếu ở đây là tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn khu vực đặt hàng, địa điểm tập kết giao hàng, phương thức mua bán nhằm có đựoc hàng đúng chất lượng, đúng thời gian, thuận tiện cho vấn đề tài chính, huy động vốn. Cũng như bất kỳ sản phẩm nông nghiệp nào khác, quế được trồng ở nhiều vùng rải rác khắp đất nước từ Yên Bái tới tận Quảng Nam với sản lượng khác nhau nên việc thu mua chế biến để chuẩn bị đầu vào cho xuất khẩu là khâu quan trọng nhất được Công ty hết sức chú trọng. Mọi người đều nhận thức được rằng nếu làm tốt khâu thu mua, chế biến thì có điều kiện hạ giá thành đầu vào của sản phẩm và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những năm trước đay, do sự nhận biét của người dân và cơ quan quản lý còn yếu kém dẫn tới tình trạng khai thác bừa baĩ, gây lãng phí rất lớn cho đất nước. Hàng năm, bao nhiêu tấn quế được khai thác thì ít nhất cũng có một nửa số dư sản phẩm và cây lá bị vứt bỏ. Với giá dầu quế hiện nay khoảng 220 USD/kg thì hàng năm chúng ta lãng phí khoảng 3500000 USD. Việc khai thác bừa bãi còn ảnh hưởng đến sản lượng khai thác năm sau. Ngoài sự lãng phí trong việc khai thác, chính sách quản lý Nhà nước cũng chưa thoả đáng cho các doanh nghiệp thu mua quế. Nhà nước trực tiếp đứng ra thu mua quế từ nông dân, từ người trồng trọt để sau đó bán lại cho các doanh nghiệp tiến hành chế bién và xuất khẩu. Việc làm này vô hình chung đã làm cho giá xuất khẩu quế tăng cao lên, làm giảm khả năng cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu và cả nước. Sau một thời gian, Nhà nước cũng nhận thấy một số thiếu sót trong chính sách quản lý thu mua quế và có những sửa đổi bổ sung nhưng sửa đổi này mang tính chắp vá lại thiếu tính hiện thực nên không mang lại kết quả khả quan. Chỉ đến cuối những năm 80 đầu nững năm 90, khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý trao quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp thì hoạt động này đi dần vào nề nếp. Với Công ty XNK tổng hợp 1, trong giai đoạn đầu, chính sách thu mua của Công ty cũng bị lệ thuộc chặt chẽ vào các quy định của nhà nước. Là một doanh nghiệp hà nước nên Công ty tham gia thu mua trốn lậu thuế (thuế khai thác tài nguyên) như tư thương làm làm cho giá quế xuất khẩu quá cao, khó có thể cạnh tranh với các đơn vị khác được, đặc biệt là tư thương. Hơn nữa đây là giai đoạn Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn non kém, có tư tưởng chờ việc, chờ bạn hàng đến giao dịch, uỷ thác xuất khẩu nên phần thu mua còn yếu kém. Ngoài ra, khó khăn về vốn trong giai đoạn đầu cũng cản trở công việc của Công ty, để cho các đơn vị bạn lấn lướt. Lãnh đạo và tập thẻ công nhân viên cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của khâu thu mua tạo nguồn hàng và đề ra một số biện pháp, nhưng trong giai đoạn này không phát huy được do sự quản lý của Nhà nước. Chúng ta có thể thấy khó khăn này khi xuất khẩu của Công ty năm 1987 là 59 tấn, năm 1998 là 55 tấn, năm 1989 là 86 tấn.. trong khi sản lượng quế khai thác ở Việt Nam năm 1989 là 1500 tấn Sang đầu thập niên 90, khi cơ chế quản lý cũ bị xoá bỏ, cơ chế quản lý mới được hình thành và hoạt động có hiệu quả, Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý mới hình thành và hoạt động có hiệu quả, Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý, còn các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong phạm vi giấy phép kinh doanh. Nhà nước xoá bỏ độc quyền thu mua quế, cho phép các doanh nghiệp được phép thu mua quế, theo quy luật thị trường dựa vào nhu cầu của từng doanh nghiệp. Những quyết định, thay đổi này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu quế nói chung, Công ty XNK tổng hợp 1 nói riêng trên con đường kinh doanh của mình. Công ty ký hợp đồng với các đại lý thu mua của từng địa phương . Theo các đại lý thu mua này sẽ làm công tác thu mua, gom hàng từ người trồng ở địa phương, sau đó thực hiện các hợp dồng với Công ty. Tuỳ tình hình cụ thể, các cơ sở thu mua này sẽ được Công ty tạm ứng một phần tiền mua hàng để giúp đỡ họ về vốn kinh doanh. Hình thức này có một ưu điểm là Công ty không phải trực tiếp đứng ra thu mua, có quyền đòi hỏi vềchất lượng hàng hoá của mình đã quy định trứơc cho người thu mua. Mặt khác, qua đó Công ty xác định đước sơ bộ giá thành từ đó xác định giá cả xuất khẩu, sao cho có lợi nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất. Ngoài tính tích cực, hình thức này cũng có những hạn chế của nó như làm tăng chi phí trung gian cho các đại lý thu mua, phụ thuộc vào kết quả thu mua của họ về số lượng làm ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu của Công ty. Để hạn chế nhược điểm trên, đồng thời làm tăng tính chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng. Công ty đã thực hiện biện pháp ký kết hợp đồng trực tiếp với người trồng thông qua các chi nhánh của mình ở từng địa phương. Người trồng ký kết hợp đồng sẽ được Công ty hỗ trợ một phần tiền và kỹ thuật phát triển cây quế, sau đó Công ty sẽ thu mua lại sản phẩm này. Hiện nay, trong khâu thu mua quế, Công ty áp dụng cả 2 biện pháp thu mua đại lý và thu mua trực tiếp của người trồng để kết hợp, phát huy những ưu điểm của từng biện pháp chính vì có sự linh hoạt trong thu mua mà nguồn hàng xuất khẩu của công ty luôn được đảm bảo. 2.2. Chế biến và bảo quản Từ trứơc đến nay Công ty XNK tổng hợp 1 vẫn thuê ngoài gia công chế biến. Căn cứ vào hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài về quy cách, chất lưọng hàng hoá, Công ty lên kế hoạch thu mua và thuê các cơ sở chế biến. Việc chế biến hiện nay vẫn theo phương pháp thủ công, quá trình chế biến phải trải qua nhièu giai đoạn: ngâm quế, phơi khô, ủ quế rồi lại tiếp tục phơi.Vì vậy phải 15 ngày mùa hè và 1 tháng mùa đông mới hoàn chỉnh. Quy trình bảo quản quế rất công phu, quế phải được làm sạch sẽ, đóng gói cẩn thận và bảo quản nơi khô ráo, viẹc duy trì hương vị của quế được đưa lên hàng đầu. Nhận thấy việc thuê ngoài gia công chế biến là không có lợi nên Công ty dã lập luạn chứng xây dựng nhà máy chế biến quế và nông sản xuât khẩu. Dự án đã đựơc Bộ thương mại thông qua. Công ty đã đầu tư 1.5 tỷ đồng để xây dựng nhà máy tại Gia Lâm sắp tới sẽ đưa vào hoạt động. 2.3. Hợp đồng xuất khẩu quế Hợp đồng xuất khẩu quế cũng như các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá khác, nó cũng có đủ các điều khoản thông thường mà một hợp đồng xuấ khẩu phải có. Tuy nhiên trong từng điều khoản của nó lại có sự khác biệt với các hợp đồng khác mà cần được chú ý khi ký kết hợp đồng, đó là: Về số lượng: Quế cũng như các loại nông sản khác, nó là sản phẩm nông nghiệp nên có quan hệ mật thiết (nói cách khác là chịu ảnh hưởng) của các yêú tố về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm...Trong hợp đồng xuất khẩu quế, khi quy định về số lưọng người ta không xác định một cách chính xác mà thường quy định phần dung sai này phong khi có sự tăng giảm về số lượng do thiên nhiên gây ra để 2 bên khỏi tranh chấp, nghi ngờ lẫn nhau Về chất lượng Ngoài những quy định rõ ràng về hình thức và đặc tính hoá học một cách chi tiết, trong xuất khẩu quế người ta còn dặc biệt chú ý dến hàm lượng tinh dầu trong quế vì hàm lượng naỳ quyết dịnh chất lưọng cũng như giá cả của quế. Khi nói đến hàm lượng tinh dầu người ta thường nói đến 2 loại sau: + Hàm lượng tinh dầu tương đối; là hàm lưọng tinh dầu đo được ở độ ẩm bình thường của môi trưòng + Hàm lượng tinh dầu tuyệt dối; là hàm lượng tinh dầu được đo trong điều kiện độ ẩm là 0% Trong quá trình ký kết hợp đồng, thông thường khách hàng mua quế theo cách tính hàm lượng tinh dầu tương đối, còn người bán thì muốn tính với hàm lượng tinh dầu tuyệt đối. Đây là vấn đề về nghệ thuật đàm phán kinh doanh mà chúng ta phải cố gắng sao cho có lợi nhất cho mình. Về mặt này Công ty XNK tổng hợp 1 đã có những thành tựu đáng kể trong vài năm gần đây, họ thưòng ký kết hợp đồng với hàm lượng tinh dầu tuyệt đối. Về thanh toán Trong buôn bán quốc tế, hình thức thanh toán phổ biến là L/C trong hệ thống ngân hàng, hình thức này thường được áp dụng khi ta ký kết hợp đồng với khách hàng mới mà ta chưa biết gì về họ, nó an toàn cho cả người bán và người mua. Tuy nhiên, với bạn hàng đã quen thuộc đã có sự tin cậy lẫn nhau thì không nhất thiết phải áp dụng theo phưoưng tức L/C mà có nhiều phương thức khác Bạn hàng nhập khẩu quốc tế của Công ty XNK tổng hợp 1 chủ yếu từ Singarpo, Hồng Kông... có quan hệ làm ăn lâu năm dã có sự tin cậy lẫn nhau. Những năm trứoc đây khi tình hình tài chính của Công ty còn nhiều khó khăn, các bạn hàng đã giúp đỡ Công ty bằng cách thanh toán trước 1 phần để Công ty có vốn thu gom và chế biến hàng. Hiện nay, tình hình tài chính của Công ty nhìn chung đã đảm bảo cho hoạt động chuẩn bị cho nguồn hàng xuất khẩu, mặt khác muốn giữ quan hệ làm ăn lâu dài nên Công ty thường nhận tiền thanh toán sau khi giao hàng. Với bạn hàng mới quen làm ăn lân đầu để đảm bảo an toàn, Công ty nhất thiết phải sử dụng thanh toán L/C. Sau này đã trở thành bạn hàng quen thuộc có được sự tín nhiệm lẫn nhau thì có thẻ dùng nhiều phuương pháp thanh toán khác. Về phương diện vận tải Do xuất khâủ của Công ty vẫn theo hình thức FOB nên trong hợp đồng, việc thuê vận tải do đối tác nước ngoài. Việc làm này cũng làm thiệt hại một số ngoại tệ nhất định. Trong tương lai khi sản lượng hàng hoá xuất khẩu tăng lên đáng kể, Công ty sẽ dành phần vận tải và bảo hiểm hàng hoá, như vậy vừa có điều kiện tăng thêm ngoại tệ mạnh, vừa tạo điều kiện cho cácngành khác như: vận tải, bảo hiểm có điều kiện phát triển tăng thêm bạn hàng. Về bảo hiểm hàng hoá Quế cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, là mặt hàng rất dễ hư hỏng trong quá trình vận chuyển, người ta thường mua bảo hiểm cho nó với mức bảo hiểm cao nhất, bảo hiểm mọi rủi ro. Do xuất khẩu quế của Công ty lâu nay vẫn theo hình thức FOB nên việc mua bảo hiểm thuộc về người mua hàng ở nước ngoài. Hình thức này có ưu điểm là trách nhiệm của Công ty cho đến sau khi giao hàng là hết, còn mọi rủi ro sau đó thuộc về người mua hàng, nhưng nó có nhược điểm là giá thành xuất khẩu thấp, không tạo điều kiện cho ngành vận tải quế và bảo hiểm quế phát triển. Trong tương lai, Công ty sẽ có gắng xuất khẩu theo hình thức CIF (Cost, Insurence and Freigh). 2.4 . Thị trưòng xuất khẩu chủ yếu Trong kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu quế nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là vấn đề quan trọng bảo đảm cho việc kinh doanh diễn ra đạt hiệu quả cao. Các thị trường chủ yếu là: 2.4.1. Thị trường các nước Châu á Các nước Châu á có buôn bán quế với Việt Nam chủ yếu là Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, gần đây có thêm một số thị trường khác như: Hàn Quốc, Malayxia...Nhìn chung, đây đều là các bạn hàng truyền thống có hoạt động buôn bán lâu năm với công ty nên biết khá rõ về nhau. Các nước Châu á chủ yếu nhập khẩu của ta để tái xuất sang nước thứ ba còn lượng sử dụng trong nưóc họ rất ít. Lượng quế sử dụng ở Châu á tuy nhỏ nhưng lại có yêu cầu chất lượng rất cao do họ sử dụng quế trong y học, còn cho mục đích làm gia vị hay thực phẩm thì không đáng kể. Do vậy họ chấp nhận giá cao cho loại quế này có khi lên tới 70 USD/ kg gấp 30-35 lần loại quế thông thường) Những năm gần đây, công ty XNK tổng hợp 1 đã đầu tư cho sản xuất và chế biến để nâng cao chất lượng xuất khẩu quế, phục vụ cho thị trưòng này. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng gia tăng sản lượng quế xuất khẩu với loại quế thông thường như quế ống, quế vụn đã qua chế biến. Như vậy, một mặt vừa hạn chế những thiệt hại cho việc xuất khẩu sản phẩm thô, mặt khác còn làm giảm sự cạnh tranh từ nứoc tái xuất ở các thị trường các nứoc tiêu thụ. Theo dự kiến của Công ty, đến đầu năm 2001, khi nhà máy chế biến quế và lâm sản đi vào hoạt động, Công ty chỉ xuất khẩu quế qua khâu chế biến và làm sạch cho các nước thị trường tiêu thụ là chính, còn lượng xuất khẩu qua các nứơc tái xuất như Singapore, Hồng Kông giảm đi đáng kể 2.4.2 Thị trường Mỹ Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hoá khổng lồ, mỗi năm tiêu thụ khoảng 16.000 tấn quế gấp 40 lần sản lượng của Công ty XNK tổng hợp 1. Qua đó ta thấy được độ lớn của thị trường Mỹ, nếu làm tốt công tác tiếp thị thị trường thì bao nhiêu quế xuất khẩu sang Mỹ cũng không đủ. Trước khi bỏ cấm vận với Việt Nam, hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam không được chấp nhận tại thị trường Mỹ. Vì giai đoạn này Công ty không trực tiếp buôn bán với bạn hàng Mỹ mà phải qua nứoc thứ ba gây thiệt hại đáng kể. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam và bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Công ty được sự giúp đỡ của bộ thương mại đã nghiên cứu tìm đốitác để thực hiện xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này không thông qua trung gian nhưng số lượng chỉ đạt 142 tấn (chiếm 30% sản lượng xuất khẩu của Công ty và chưa đầy 1% thị trường Mỹ), chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Hy vọng sau khi dỡ bỏ hoàn toàn mọi trở ngại còn tồn tại giữa hai nước thông qua hiệp định thương mại, quế của Việt Nam nói chung và của Công ty XNK tổng hợp 1 nói riêng sẽ tạo được chỗ đứng trên thị trường to lớn này. 2.4.3 Thị trường các nứoc Châu Mỹ khác ở Châu Mỹ, ngoài Hoa Kỳ là thị trường quế khổng lồ cũng còn nhiều nước tiêu thụ quế thuộc loại khá trên thế giới như Mexico khoảng 3000 tấn/năm...Các nước Châu Mỹ nói chung là nước sử dụng gia vị lớn nhất trên thế giới do đặc tính văn hoá, dân tộc và món ăn truyền thống của họ. Tuy vậy họ còn quá xa lạ đối với quế Việt Nam. Với công việc nghiên cứu thị trường cho mình, Công ty coi đây là thị trường tiềm năng trong tương lai của mình trong vòng 5-10 năm tới khi sản lượng quế trồng ở Việt Nam khai thác được khoảng 20000-25000 tấn/năm. Trước mắt. Công ty chỉ thực hiện xuất khẩu các nước này thông qua từng hợp đồng ký kết với các đối tác tại các nước nói trên chứ chưa thông qua công tác marketing trên thị trường. 2.4.4 Một số thị trưòng khác Thị trường các nước Châu Âu như: Đức, Hà Lan.. có thói quen dùng quế làm gia vị, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm nên không yêu cầu chất lượng cao và họ thường nhập quế vụn với giá rẻ. Với các loại quế vụn thu được từ khâu khai thác và chế biến thì đây là thị trường lý tưởng cho xuất khẩu loại quế này. Với thị trường úc, một thị trường có mức tiêu thụ trung bình trên thế giới (khoảng 1000tấn/năm) nhưng ở gần Việt nam thì đó cũng là một thị trưòng lý tưởng do chi phí vận chuyển thấp, chúng ta có khả năng xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường này Tóm lại, dù có sự phận chia, phân tích xác định các thị trường tiêu thụ hiện tại và tương lai, nhưng cho đến nay buôn bán quế chủ yếu của Công ty XHK tổng hợp 1 vẫn tiến hành chủ yếu với các nước Châu á truyền thống. Việc phân chia này mang tính chất định hướng cho tương lai, khi sản lưọng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Công ty lớn mạnh lên, chúng sẽ giúp ích cho Công ty không chỉ về quế mà còn các ngành khác. 2.5 .Giá cả (giá xuất khẩu) Cũng như với bất cứ mặt hàng nào khác, giá cả xuất khẩu quế về nguyên tắc phải đáp ứng yêu càu: giá cả phải bù đắp mọi chi phí sản xuất trong nước, có lãi và bảo đảm sức cạnh tranh trên thế giới. Trước năm 1990, việc xuất khẩu quế của Công ty XNK tổng hợp 1 cũng như các công ty khác chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo nghị định thư được ký kết cấp chính phủ. Vì vậy giá cả xuất khẩu quế đã được ấn định từ trước và tương đối ổn định. Cùng thời gian đó, chỉ có một số lượng ít Công ty khai thác ngoài phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước được bán với giá linh hoạt. Tuy vậy, nhưng phần xuất khẩu này với mức giá chênh lệch lớn hơn giá trên thị trường trên thế giới do Công ty thu mua từ người sản xuất với giá rẻ và do kinh nghiệm buôn bán trên thị trường thế giới còn non nớt, nên bị tư thương bên ngoài ép giá. Từ năm 1990 trở lại đây, do chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước bãi bỏ chế độ quản lý giá đối với mặt hàng quế và giá quế hiện nay do thị trường quyết định. Tình trạng thực tế là quế xuất khẩu của Công ty hay Việt Nam nói chung vẫn còn chênh lệch so với giá quốc tế khá lớn. Chúng ta có thể thấy qua bảng sau: Bảng 11: Gía cả xuất khẩu quế của Công ty và Giá cả thị trưòng quốc tế năm 2000 Quy cách phẩm chất Đơn gía Công ty XNK tổng hợp 1 (USD/tấn) Đơn giá quốc tế (USD/tấn) Chênh lệch giá quốc tế với giá của Công ty XNK tổng hợp 1 Mức chênh lệch tuyệt đối(USD/tấn) Tỷ lệ (%) Quế 3% 1 280 1 320 40 103.1 Quế 3.5% 1 650 1 710 60 103.6 Quế 5% 2 650 2 750 100 103.7 Quế 5.5% 2 800 2 920 120 104.3 Quế 0.8% 430 445 15 103.4 Quế thân cành 1780 1850 70 103.9 (Nguồn tài liệu phòng nghiệp vụ 7) Qua bảng trên ta thấy giá cả xuát khẩu của ta luôn thấp hơn giá thị trưòng thế giới từ vài chục đén vài trăm USD/tấn. Quế có chất lượng càng cao, hàm lượng tinh dầu càng nhiều thì giá bán chêch lệch càng lớn. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung. Giả sử mỗi năm cả nứoc xuất khẩu 3000 tấn quế với nức chêch lệch là 70 USD/tấn thì cũng gây thiệt hại: 3000*70 = 210 000USD Con số này không lớn nhưng nếu đem so sánh với kim ngạch của cả ngành quế Việt Nam năm 1996 thì số thiệt hại này chiếm xấp xỉ 14% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 210 000/ 6 200 000 *100% = 3.68% Còn đối với Công ty mỗi năm cũng thiệt hại khoảng 35 000 USD (trung bình 500 tấn/năm) 2.6 Kết quả xuất khẩu quế Việt Nam có khí hậu và điều kiện phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây quế và do quế là mặt hàng có giá trị nên nó được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty. Trước năm 1990 do tình hình thu mua và chế biến quế gặp nhiều khó khăn nên sản lượng xuất khẩu của Công ty XNK tổng hợp 1 chỉ khoảng 50 – 70 tấn/ năm, giá trị kim ngạch 70 000 – 100 000USD Từ năm 1990 đến nay, sản lượng xuất khẩu đã không ngừng tăng lên chúng ta có thể thấy điều này qua bảng sau: Bảng 12: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty XNK tổng hợp 1 Năm Sản lượng (tấn) Kim ngạch (USD) 1990 95 171 000 1991 120 216 000 1992 197 374 300 1993 240 456 000 1994 320 624 000 1995 390 780 000 1996 475 850 000 1997 530 950 000 1998 500 900 000 1999 556 1 000 000 2000 664 1 200 000 2001 801 1 460 000 Bảng 13: So sánh vè giá trị tổng sản lượng và kim nhạch xuất khẩu qua các năm (năm sau/năm trước) 92/91 93/92 94/93 95/94 96/95 97/96 98/97 99/98 00/99 01/00 Sản lượng 164.2 121.8 133.3 121.9 120.0 111.6 94.34 111.2 119.4 121.9 Kim ngạch 173.1 121.9 136.8 125 111.7 111.8 94.74 111.1 120.0 121.6 Qua hai bảng trên ta thấy từ năm 1990-1997 và 1999-2001 sản lượng kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty không ngừng tăng lên, năm 1997 sản lượng và kim ngạch tăng gấp 5.6 lần so với năm 1990. Năm 1998 tình hình xuất khẩu quế giảm so với năm 1997, nguyên nhân là do Công ty cũng chịu ảnh hưởng không tốt từ cuộc khủng hoảng tiền tệ cùng với những chính sách mới của Nhà Nước làm hạn chế xuất khẩu do đó làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Sang năm 1999 do Công ty có những chính sách phù hợp làm cho kim nhạch xuất khẩu quế lại tiếp tục tăng lên. 2.6.2 Thị trường Thời kỳ trước năm 1990, thị trường xuất khẩu quế của Công ty chủ yếu là các nước XHCN cũ ở Đông Âu và Liên Xô, sản phẩm xuất cho các nước này chủ yếu là nguyên liệu ở dạng sơ chế nên giá không cao. Ngoài chỉ tiêu thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, phần còn lại Công ty xuất khẩu sang các nước khác như: Singapore, Hồng Kông để thu ngoại tệ mạnh và nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu phục vụ cho đời sống xã hội như vải vóc, đồ điên tử....Nhưng quế Việt Nam lại xuất khẩu ở dạng sơ chế nên mọi bất lợi cho Công ty tổng hợp 1 nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau năm 1990, để bù đắp cho thị trường giảm sút từ các nước Đông Âu là sự tăng lên cả về sản lượng lẫn kim ngạch ở thị trường các nước Châu á lẫn Châu Mỹ. Ta có thấy qua bảng sau: Bảng 14: Kết quả xuất khẩu theo thị trường Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Thị trường Sản lượng(tấn) Tỷ trọng(%) Sản lượng(tấn) Tỷ trọng(%) Sản lượng(tấn) Tỷ trọng(%) Sản lượng(tấn) Tỷ trọng(%) Sản lượng(tấn) Tỷ trọng(%) Singgapore 133 28 135 25.5 124 24.8 118 21.2 126 18.9 Nhật Bản 110 23.2 120 22.6 112 22.4 120 21.58 135 20.3 Hông Kông 51 10.8 63 11.9 96 19.2 104 18.7 132 19.8 Mỹ 142 30 165 31.1 160 32 176 31.65 190 28.6 Đông Âu - - - - - - - - - Khu vực khác 39 8 47 8.9 8.0 1.6 38 6.8 81 12.2 Tổng cộng 475 100 530 100 500 100 556 100 664 100 (Nguồn: Tài liệu phòng nghiệp vụ 7) Bảng trên cho ta thấy,sang đầu năm 1996, lượng quế xuất khẩu chủ yếu tăng vào thị trường Mỹ, đây là thị trường lớn, có nhiều hứa hẹn. Hy vọng trong những năm tới Công ty sẽ có nhiều hợp đồng với thị trưòng này. III.Đánh giá tình hình xuất khẩu của Công ty XNK tổng hợp I trong thời gian qua 1.Những thành tựu Trong thời gian qua, Công ty XNK tổng hợp 1 đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu quế đạt được những thành tích đáng kể, bước đầu gây dựng được uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Bảng 7 cho ta thấy năm sau công ty xuất khẩu hơn năm trước gấp nhiều lần. Nếu năm 1990 sản lượng mới chỉ đạt 59 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 171 000 USD thì năm 1994 sản lượng là 320 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 624 000USD tăng 3.3 lần so với năm 1990. Đến năm 1998 sản lượng là 500 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 900 000USD, tăng 5.2 lần so với năm 1990 và tăng 1.56 lần so với năm 1994 về sản lượng. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng chung của doanh nghiệp xuất khẩu quế Việt Nam. Chất lượng của quế xuất khẩu ngày càng được quan tâm và được đánh giá là có hàm lượng tinh dầu cao. Công ty đang hạn chế dần xuất khẩu quế sơ chế, tăng lượng xuất khẩu quế đã qua chế biến nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Trước đây thị trường của Công ty chủ yếu là Châu á, giờ đây Công ty nhằm vào mọi thị trường lớn có nhu cầu trên thế giới, nhất là thị trường Mỹ, là một thị trường khổng lồ và đầy hứa hẹn. Công ty XNK tổng hợp 1- một trong những nhà xuất khẩu quế lớn nhất Việt Nam. Điều này được chứng minh qua bảng sau: Bảng 15: Thị phần xuất khẩu quế của Công ty XNK tổng hợp 1 Năm Giá trị xuất khẩu của Công ty (USD) Giá trị xuất khẩu của toàn ngành quế Việt Nam (USD) Tỷ trọng (%) 1992 374 000 3 800 000 9.85 1993 456 000 4 600 000 9.91 1994 624 000 4 700 000 13.28 1995 780 000 5 400 000 14.44 1996 850 000 5 700 000 14.91 1997 950 000 6 200 000 15.32 1998 900 000 6 00 000 15 1999 1 000 000 6 140 000 16.29 2000 1 200 000 6 200 000 19.35 2001 1 460 000 6 488 000 22.5 (Nguồn: Báo cáo của phòng nghiệp vụ 7 qua các năm 1992-2001) Bảng trên cho thấy thị phần xuất khẩu quế của Công ty đã không ngừng tăng lên. Năm 1992, kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty chiếm 9.85% của cả nước thì năm 1997 đã tăng lên tới 15.32%. Nhưng đến năm 1998 kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty giảm do tác động của một số yếu tố khách quan làm cho lượng quế xuất khẩu sang thị trường Châu Âu bị giảm sút. Sang năm 1999, 2000 kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty tiếp tục tăng và đén năm 2001 thì Công ty đã chiếm một phàn khá lớn về lĩnh vực xuất khẩu quế trong cả nước góp phần không nhỏ vào quá trình xuất khẩu quế trong nước tăng lên đáng kể. Công ty đặt ra chỉ tiêu phải thực hiện được sản lượng xuất khẩu quế trong năm 2002 là 850 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 1 700 000 USD 2 . Những khó khăn Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn. Mặc dù sản lượng hàng năm của Công ty tương đối lớn nhưng nếu so với nhu cầu đáp ứng thì đây là con số quá nhỏ. Công ty đã gặp phải một só khó khưn tong việc kinh doanh xuất khẩu quế từ khâu thu mua, gom hàng và chế biến. 2.1.Hoạt động thu mua, gom hàng. Quế là loại nông sản trồn trên phạm vi cả nước, kéo dài từ Yên Bái đến tận Quảng Bình nên công tác thu mua gom hàng thực sự gặp nhiều khó khăn, đồng thời Công ty mới chỉ mua được từ người nông dân một lượng nhỏ còn lại là mua từ các cơ sở trung gian khác, đẩy giá thành lên cao. Công ty đã timf những biện pháp thích hợp để mua trực tiếp từ người nông dân. 2.2.Về chất lượng sản phẩm Quế Việt Nam được đánh giá là có hàm lượng tinh dầu cao so với quế Inđonêxia, Trung Quốc..Hàm lượng này khoảng 3-3.5%. Ngoài quy định về hàm lượng tinh dầu, chất lượng quế còn phụ thuộc vào khâu làm sạch vàchế biến. Quế của Công ty nói chung đạt tiêu chuẩn về hàm lượng tinh dầu nhưng khâu chế biến còn sơ sài, trình độ công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu là sơ chế. Công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến quế để gia tăng chất lượng về quế nhưng đén nay vẫn chưa đi vào hoạt động. 2.3.Chi phí sản xuất Chi phí đầu vào của quế bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển vàchi phí chế biến. Việc phải đi thuê ngoài chế biến làm giảm lợi nhuận của Công ty. Công ty đã có biện pháp thích hợp khắc phụ khó khăn này 2.4.Trình độ cán bộ công nhân viên Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn yếu kém, chêch lệch so với đối tác nước ngoài, đội ngũ cán bộ Công ty XHK tổng hợp 1 mặc dù đã được đào tạo và đào tạop lại một cách cơ bản, khoa học nhưng do kinh nghiệm thực tế còn thiếu và phương tiện làm việc không đầy đủ đã cản trở họ trong công việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đối tác. Mặt khác, vì Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, đội nhũ cán bộ công nhân viên cần phải có sự phân công chuyên môn hoá theo từng nhóm ngành hàng ddể hoạt động có hiệu quả hơn. Với sự giúp đỗ của nhà nứoc, quốc tế Công ty đã và đang cố gắng đầu tư nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của mình Chương III Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu quế của công ty XNK tổng hợp I trong thời gian tới I.Chiến lược phát triển quế của Việt Nam 1.Tiềm năng sản xuất quế của Việt nam Về trồng quế, Việt Nam có tiềm năng khá lớn, nếu như được đầu tư một cách đồng bộ, hợp lý sẽ hứa hẹn thành một trung tâm trồng quế lớn. Tiềm năng này thể hiện ở: 1.1Về đất đai Tiềm năng đất nông nghiệp của nước ta là 11157 triệu ha, trong đó khoảng gần 4 triệu ha là cây công nghiệp hàng năm và 2.3 triệu ha trồng cây lâu năm. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ sử dụng khoảng 65% quỹ đất nông nghiệp, chất lượng đất của Việt Nam có tầng dầy, đất tơi xốp, chất dinh dưỡng cho cây trồng khá cao nhất là đất phù sa. Chủng loại đất rất phong thú với 64 loại thuọc 14 nhóm. Những điều kiện này kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm sẽ là cơ sở tốt để cây quế phát triển nếu chúng ta biết khai thác một cách hợp lý khoa học. 1.2. Về khí hậu Khí hậu Việt nam là khí hậu nhiệt đới, gió mùa, phân biệt rõ ràng từ Bắc vào nam. Quế là cây trồng rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta, nhiệt dộ trung bình 20 – 250C, lượng mưa trên 1500mm/năm. 1.3. Về nhân lực Với dân số 79 triệu người, 70% dân số sản xuất nông nghiệp, có thể nói nguồn nhân lực Việt Nam rất dồi dào. Người Việt Nam có đặc điểm cần cù, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trồng cấy lâu năm như quế. 1.4.Các chính sách của Nhà nước Ngoài những yếu tố thuận lợi trên, với quan điểm của Đảng và Nhà nước, Việt Nam coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, vì vậy việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu những sản phẩm của cây nông nghiệp lâu năm như quế rất được chú trọng. Việc ưu đãi về mọi mặt vào ngành này đã tạo động lực cho sự phát triển của ngành. Với tiềm năng to lớn của mình, triển vọng về sản xuất và xuất khẩu quế ở nước ta trong những năm tới rất sáng sủa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào đẻ khai thác tiềm năng đó một cách tốt nhất. Điều này phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, các ngành có liên quan. 2 . Hướng chiến lược của Việt Nam Đảng và Nhà nước ta đã đưa chủ trương, chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh phát triển ngành quế. Nhà nước chủ trương khuyến khích xuất khẩu quế với hàm lượng tinh dầu lớn hay nói cách khác là xuất khẩu quế đã qua chế biến có chất lượng tiêu chuẩn cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường xuất khẩu là Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông làm thị trường chính. Nhà nước khuyến khích các Công ty tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu quế ngày càng phát triển. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến quế. Các doanh nghiệp này thu hút lao động, góp phần giải quyết vấn nạn thất nghiệp. Từ những định hướng trên, mục tiêu của nước ta là tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quế từ 600 000 USD/ năm hiện nay lên 1 400 000 USD vào năm 2000. II . Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế của Công ty XNK tổng hợp 1 1 . Mở rộng thị trường xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu quế của Công ty XNK tỏng hợp I nói riêng ngày càng phát triển, được các thị trường lớn trên thế giới ngày càng biết đến. Tuy vây, sản lượng của Công ty vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng 600 tấn/năm) và đang bị sức ép từ các doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu quế. Với mục tiêu nâng dần sản lượng xuất khẩu đến năm 2002 là 1000 tấn với giá trị kim ngạch khoảng 2 000 000 USD. Để đạt được mục tiêu này, Công ty phải có những biện pháp chủ yếu sau: 1.1.Mở rộng thị trường xuất khẩu Công tác thị trường từ trước đến nay vẫn là tìm kiếm và mở rộng thị trường để tăng kim ngạch xuất khẩu. Công ty cần xác định thị trường nào là thị trường trọng điểm để tập trung khai thác nhằm đưa lại cho Công ty nhiều lợi nhuận. Công ty là Công ty hoạt động hoạch toán độc lập bằng nguồn vốn tự có nên có thể linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty đòi hỏi phải nắm bắt được những thông tin cần thiết sau: xu hướng thị trường, nhu cầu và tình hình cung cấp, khả năng tiêu thụ...Công ty đã có những bạn hàng truyền thống như Singapore, Hồng Kông..Nhưng các nước này chủ yếu là làm công việc tạm nhập tái xuất nên họ chỉ muốn nhập quế sơ chế với giá rẻ. Nhận thức được vấn đề này Công ty đang cố gắng tăng lượng xuất khẩu đã qua chế biến và giảm lượng quế xuất khẩu sơ chế để giảm thiệt hại. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu gần đây với các nước này đang có xu hướng chững lại. Ngoài thị trường truyền thống, Mỹ vẫn được coi là một thị trường quan trọng. Đây là một thị trường khổng lồ, có khả năng tiêu thụ lớn. Công ty phối hợp với Bộ thương mại đang nghiên cứu xâm nhập thị trường này thông qua một loạt các kế hoạch xâm nhập cụ thể có khả năng trong năm 1999 có những hợp đồng đầu tiên. * . Chủ động tìm cách xâm nhập thị trường Mỹ Quan hệ thương mại Việt Mỹ ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tốt đẹp. Chính phủ ta hiện nay đang chuẩn bị đàm phán với chính phủ Mỹ để có thể được hưởng quy chế tối huệ quốc. Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ bao gồm giữa hai nước và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với xí nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhận thức rõ điều này, Công ty tích cực tìm kiếm khách hàng, khảo sát thị trường Mỹ với mục đích nâng cao hiệu quả và tính chế khi xuất khẩu mặt hàng quế sang nước Mỹ. Muốn thực hiện được vấn đề này Công ty cần phải tập trung giái quyết các vấn đề sau: Thứ nhất: Cong ty phải tìm cách nâng dần số lượng hàng hoá xuất sang Mỹ với khối lượng tăng tư ít đến nhiêù, tăng chủng loại hàng hoá với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng và thời gain giao hàng. Thứ hai: Những điều mà Công ty Mỹ mong đợi ở các Công ty thoả thuận, hợp đồng phải được bảo trọng, chất lượng sản phẩm phải được bảo đảm, giá cả hợp lý, phải giữ đúng thời gian giao hàng và yếu tố ổn dịnh, lâu dài cũng được coi trọng. Ngoài ra, Cong ty cũng phải tìm cách với các công ty Mỹ chuyên sản xuất dược phẩm và chế biến gia vị từ quế. Do đó. Công ty phải nỗ lực để hiểu cách thức mà nền công nghệ Mỹ hoạt động thông qua tiếp thị, giới tiệu,mời chào, thăm viếng và chứng minh được Công ty có khả năng trở thành nhà cung cấp lớn trong thị trường Mỹ. Thứ ba: Công ty phải cung cấ các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm và giới thiệu khả năng thu mua và chế biến của Công ty với các doanh nghiệp Mỹ. Hoạt động này đựơc thể hiện qua việc quảng cáo và các cuộc hội đàm kinh doanh. Cuối cùng:Công ty phải xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ cụ thể với các hoạt động như: + Xây dựng mục tiêu về thị trường, bao gồm các mục tiêu là xâm nhập thị trường và tăng khả năng bán hàng trên thị trường Mỹ + Phân đoạn thị trường và định hướng thị trường + Các đặc tính sản phẩm dựa vào sự tổng hợp các yếu tố về thị trường Tóm lại, trên đây là một số phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu quế của Công ty trên thị trường Mỹ. Vấn đề khó khăn nhất là sự thực hiện những vấn đề này như thế nào để đạt dược hiệu quả tốt là vâns đề mà Công ty đang quan tâm và đang dần đi vào thực hiện 2 . Nâng cao chất lượng nguồn hàng xuất khẩu Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, Công ty áp dụng một số biện pháp sau: 2.1.Tăng cường cung cấp tín dụng cho người trồng trọt Cấp tín dụng cho những người trồng trọt tuy không phải là biện pháp mới nhưng vẫn phát huy hiệu qủa cao. Với một số vốn ít ỏi, người nông dân không thể mở rộng khả năng trồng trọt của mình. Đồng thời, Nhà nước chủ yếu hỗ trợ về mặt chính sách chứ không thể cấp vốn cho tất cả những người nông dân trồng quế. Các doanh nghiệp có nguồn hàng và được ưu đãi từ năm 1992. Thời gian gần đây, Công ty chủ yếu cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất lớn, là những người bạn hàng chính của Công ty. Sau này số hộ ngày càng tăng và tính đến cuối năm 1997, Công ty đã cung cấp 200 triệu đồng cho các hộ gia đình. Để Công ty cung cấp tín dụng, các hộ gia đình phải là người trồng trọt quế có kinh nghiệm, có độ tin tưởng cao, hộ phải cam kết bán sản phẩm của mình cho Công ty. 2.2. Hỗ trợ cho người nông dân kỹ thuật mới Cho đến nay, phương pháp gieo trồng, chăm sóc quế của người nông dân vẫn là phương pháp thủ công, cổ truyền nhưng mang lại hiệu quả cao. Với chủ trương giúp đỡ người nông dân tăng sản lượng cũng như chất lượng quế phục vụ cho xuất khẩu, Công ty đã phối hợp với trường đại học Nông nghiệp I cử cán bộ kỹ thuật lên giúp đỡ bà con trồng quế ở huyện Văn Yên (Yên Bái) về phương pháp trồng và chăm sóc quế mới. Thông qua sự hỗ trợ này, người dân Văn Yên đã tăng được sản lượng và chất lượng quế của mình, tăng thêm thu nhập. Mặt khác, giúp cho Công ty tăng sản lượng thu mua, phục vụ đầu vào cho xuất khẩu và tăng chất lượng quế xuất khẩu. Thông qua việc này uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, được bà con nông dân tin cậy và thuận tiện trong việc thu gom quế Trong những năm tới, Công ty tiếp tục phối hợp với trường Đại học Nông nghiệp I hỗ trợ bà con nông dân ở tỉnh Yên Bái và một số nơi khác về kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc quế tiên tiến nhất 2. 3 . Đẩy mạnh, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm Chế biến xuất khẩu quế là một công doạn hết sức cần tiết, nó giúp các nhà xuất khẩu tăng thêm giá trị hàng hoá. Chế biến còn giúp cho việc bảo quản và vận chuyển hàng một cách đơn giản, đỡ tốn kém. Quế xuất khẩu của Công ty XNK tổng hợp 1 từ trước đến nay chủ yếu thuê ngoài gia công chế biến. Thông qua hợp đồng ký kết đối với các đối tác nước ngoài, Công ty xác định mức độ chế biến mà từ đó thuê các đơn vị làm công tác chế biến. Việc thuê ngoài chế biến làm nảy sinh một số vấn đề sau: Chất lượng hàng hoá không đều, không ổn định. Đây là một vấn đề rất dễ nảy sinh khi thuê nhiều đơn vị khác nhau chế biến. Trong quá trình chế biến, mỗi đơn vị chế biến do khác nhau về trình độ công nghệ hoặc tay nghề dẫn tới chất lượng sản phẩm khác nhau. Đây là một bất lợi rất lớn, dễ mất uy tín làm ăn đối với các đối tác nước ngoài. Chi phí tăng làm cho giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Khi thuê ngoài gia công chế biến, tất nhiên Công ty phải trả chi phí. Điều này làm tăng thêm chi phí đầu vào và làm tăng giá thành sản phẩm. Để hạn chế những thiệt hại gây ra, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, Công ty đã tiến hành khảo sát, thiết kế và lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho việc xây dựng nhà máy chế biến quế và các nông sản khác cho xuất khẩu. Bản luận chứng này đã được Bộ thương mại đồng ý và được UBND thành phố Hà Nội cấp đất xây dựng tại Gia Lâm . Ngoài ra do sản lượng quế ngày càng tăng, Công ty vẫn tiếp tục thuê các đơn vị bên ngoài để chế biến nhưng sẽ tiến hành kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, hạn chế đến mức tối đa những sơ xuất. 3 .Thực hiện các hỗ trợ marketing trong kinh doanh mặt hàng quế. Các hỗ trợ marketing ngày càng phát triển và thực hiện hoàn thiện hơn đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay có nhiều đơn vị cùng tham gia xuất khẩu. Chính sách giao tiếp và khuyếch trương là một công cụ quan trọng để Công ty áp dụng và thực hiện chiến lược marketing của mình nhằm ngăn ngừa rủi ro, tăng khối lượng bán, giảm chi phí kinh doanh. Dự kiến trong thời gian tới, nhằm làm cho mặt hàng quế của công ty có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra chủ trương tăng cường tham gia giới thiệu các sản phẩm tại các cửa hàng, quầy hàng, hội chợ kinh doanh, triển lãm, Công ty đã đạt được những thành tựu đámg kể. Điều này mở ra cho Công ty một hướng mới để bán hàng của mình dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ, thu ngoại tệ tại các trung tâm ngoại tệ của Công ty. Hoạt động giao tiếp của Công ty bao gồm các mối quan hệ ngang, đó là các đơn vị có liên quan đến dịch vụ mua, bán và mối quan hệ dọc là các cơ quan cấp trên, các đơn vị trực thuộc, các cửa hàng đại lý của Công ty. Để tăng cường lực lượng cạnh tranh, Công ty chủ trương củng cố sản phẩm của mình về chất lượng, nhãn hiệu, bao gói. 4 . Từng bước giảm giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, tình hình cạnh tranh luôn xảy ra ở tất cả các loại hàng hoá. Người ta cạnh tranh với nhau về giá cả, trình độ khoa học công nghệ... Với các loại hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao thì chủ yếu là cạnh tranh về trình độ tiên tiến của sản phẩm. Với các loại sản phẩm nông nghiệp thì cạnh tranh chủ yếu xoay quanh vấn đề gía cả và chất lượng. Cạnh tranh hoạt động mua bán quế cũng vậy, chủ yếu là cạnh tranh qua giá cả và chất lượng của hàng hoá. Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, tiêu thụ được sản phẩm của mình, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, khai thác tiến tới giảm giá cả xuất khẩu. Để giảm giá quế xuất khẩu mà không gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty thì biện pháp chủ yếu được tiến hành là cắt giảm chi phí không cần thiết triệt để tiết kiệm. Một số chi phí sau đây có thể cắt giảm: - Chi phí thu mua: Chi phí này có thể cắt giảm thông qua việc xây dựng nhà máy chế biến hiện đại của Công ty. Như vậy vừa giảm được chi phí gia công thuê ngoài chế biến, vừa giảm được chi phí nhân công cho một đơn vị hàng hoá nhờ máy móc hiện đại. - Chi phí vận chuyển nội địa cũng như vận chuyển quốc tế. Quế là loại hàng hoá cồng kềnh, lại đòi hỏi có độ bao bì đóng gói riêng lại nằm rải rác nên chi phí vận chuyển về kho, về nhà máy khá lớn. Trong những năm tới việc giảm bớt chi phí này là cần thiết để giảm giá thành sản phẩm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh Với vận tải quốc tế, quế thường được đống goí vào container với các mức trọng lượng sau: + Loại 20 feet chứa tối đa 7 tấn quế vụn hoặc 4,5 tấn quế ống. + Loại 40 feet chứa tối đa 14 tấn quế vụn hoặc 9 tấn quế ống. Khi xuất khẩu công ty thường đóng gói vào container 40 feet vì khi đó trọng lượng tăng lên gấp đôi trong khi chi phí vận tải chỉ tăng 30%,như vậy tiết kiệm hơn so với loại container 20 feet. Qua việc cắt giảm một số chi phí lãng phí đó, Công ty có điều kiện cắt giảm đáng kể giá thành đầu vào của sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh. 5 . Hoàn thiện khâu thanh toán Có thể nói khâu thanh toán thu tiền là khâu cuối cùng trong quá trình xuất khẩu. Nó thể hiện kết quả kinh doanh của công ty tốt hay xấu, là thước đo mọi hoạt động của Công ty. Thu tiền cho công ty là một làm có ý nghĩa giúp cho công ty thanh toán mọi chi phí trong quá trình hoạt động, nộp ngân sách nhà nước và tiếp tục phát triển kinh doanh. Hoàn thiện khâu thanh toán - Để làm tốt công việc này, Công ty cần thực hiện tốt các công tác sau : Tổ chức hoàn thiện tốt các hình thức thanh toán, nhất là hình thức thư tín dụng L/C Cố gắng sử dụng vốn của các đối tác bằng hình thức ứng trước vốn với công ty nước ngoài. Việc thu tiền về càng thuận lợi, càng nhanh chóng càng tốt, làm tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, tăng lợi nhuận cho công ty. III . Một số kiến nghị với nhà nước. 1 . Thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh xuất khẩu quế Việc thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh xuất khẩu quế không thể do các doanh nghiệp tự thành lập được mà phải có sự giúp đỡ của Nhà nước. Các cơ quan nhà nước với vai trò, chức năng của mình sẽ xúc tiến, tiếp xúc với doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng tham gia vào hiệp hội.Việc thành lập các hiệp hội giữa các doanh nghiệp ở nước ta còn rất xa lạ, mới mẻ ở nước ta, nhưng ở các nứoc phát triển hầu như nghành hàng nào cũng có hiệp hội. Họ đoàn kết với nhau khống chế thị trường cũng như tránh dựoc tình trạng cạnh tranh lộn xộn giữa các doanh nghiệp trong cùng một mặt hàng. Hiệp hội các nhà kinh doanh quế được thành lập là biện pháp quan trọng hàng đầuđể đối phó với tình trạng tranh mua, tranh bán hiện nay. Mặt khác có thể củng cố thị trường trong nước, giữ vững được giá xuất khẩu, và có thể ủng hộ giúp đỡ nhau trên thị trường thế giới. Trong thời gian đầu có nhiều khó khăn thì hiệp hội chỉ tạm thời thoả ước giữa các công ty cùng tham gia xuất khẩu về giá cả thị trường. Sau này mọi việc đã đi dần vào ổn định và đủ lớn để hiệp hội có thể quản lý luôn từ khâu đầu tư sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu Hiệp hội phải đưa ra được khung giá co dãn thích hợp, kịp thời với biến động cung cầu trên thị trường, nhằm đảm bảo thu ngoại tệ cho đất nước mà vẫn giữ được thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để thực hiện được điều này hiệp hội phải thành lập một phòng nghiên cứu thị trường riêng, chi phí cho hoạt động này do các công ty thành viên đóng góp. Phòng thị trường này phải đưa ra được những phương án cụ thể để khai thác triệt để tiềm năng trong nước, kết hợp với những thông tin chính xácthị trường nứoc ngoài để tạo lợi thế tối đa cho mặt hàng cuả mình. Hiện nay công ty XNK tổng hợp I và một số công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu quế cùng với các cơ quan chức năng xúc tiến thành lập hiệp hội xuất khẩu quế cho các doanh nghiệp, dự kiến khi hiệp hội ra đời giá xuất khẩu quế từ khoảng 2000USD/tấn hiện nay tăng lên 2200-2300/tấn và cả ngành quế Việt Nam sẽ tăng khoảng 1.00.000USD, đây là một con số đáng kể nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu quế của ngành quế Việt Nam khoảng 6.000.000-7.000.000 USD/năm. 2 . Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới. Việc nghiên cứu thị trường mới để từ đó thâm nhập thị trường là việc quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành. ở các nước phát triển do có khả năng về tài chính, hoạt động điều tra nghiên cứu này thường do chính doanh nghiệp bỏ vốn, sức lao động ra tiến hành hoặc nghiên cứu từ các Công ty chuyên nghiên cứu về thị trường ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường mới được áp dụng hơn 10 năm, các doanh nghiệp chủ yếu của Việt Nam là trung bình và nhỏ trên thế giới nên việc bỏ vốn ra đầu tư nghiên cứu thị trường là quá tốn kém nên không thể thực hiện được. Nhưng việc điều tra nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, vì mở rộng thị trường sẽ tăng khả năng sản xuất kinh doanh cũng như sản lượng kim ngạch xuất khâủ của doanh nghiệp. Do đó, trong giai đoạn hiện nay để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của cácdoanh nghiệp, Nhà nước mà đại diện là Bộ thương mại cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở khâu điều tra, nghiên cứu khả năng thị trường mới tham gia thương mại tại thị trường đó. 3 . Trợ giúp xuất khẩu về vốn. Nhà nước tạo điều kiện về vốn cho các công ty xuất khẩu quế. Quế là một mặt hàng mà việc sản xuất và thu mua mang tính chu kỳ, thời gian dài. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu lại diễn ra suốt năm và giá cao hơn trong các kỳ giáp cụ nên đoì hỏi phải có vốn đầu tư lớn, đủ sức thu mua trong vụ thu hoạch và dự trữ xuất khẩu cả năm. Nhà nước đẩy mạnh các hoạt động thương mại và cung cấp các thông tin về thị trường thế giới cho các Công ty, vì ở Việt Nam thông tin về mặt hàng lâm sản còn thiếu và chậm, độ chính xác không cao. Thời gian tới, Nhà nước đặc biệt chú trọng tới công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 4. Ngăn chặn tình trạng khai thác và buôn lậu quế qua biên giới. Trong những năm gần đây, hoạt động buôn lậu hàng hoá qua biên giới đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô. Buôn lậu không chỉ làm thất thu thuế mà còn gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp gây rối loạn thị trường. Nhà nước nên có những biện pháp để ngăn chặn những hoạt động này sao cho có hiệu quả nhất. Tài liệu tham khảo 1 . Giáo trình Thưong mại quốc tế – NXB Thống kê 1997 Chủ biên PGS – TS Nguyễn Duy Bột 2 . Giáo trình Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế – NXB Giáo Dục Chủ biên PGS – TS Trần Chí Thành 3 . Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – NXB Giáo Dục 1998 4 . Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh của Công ty XNK tổng hợp I các năm 1996-1997-1998-1999-2000-2001 5 . Tài liệu thống kê của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. 6 . Tài liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 7 . Niên giám thống kê 1998-1999. 8 . Báo cáo phát triển xuất nhập khẩu thời kì 1996-2001 của Bộ thương mại 9 . Marketing quốc tế – NXB Giáo dục 1999. Chủ biên: Nguyễn Văn Cao Lời cảm ơn Qua thời gian thực tập ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I em đã nhận được sự gíup đỡ nhiệt tình của các cô chú cán bộ trong công ty, cùng với sự tận tình hướng dẫn của thầy Trần Văn Bão em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Văn Bão đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài . Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc,phòng nghiệp vụ 7, xí nghiệp chế biến NLS và xuất khẩu quế, phòng tài vụ công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu và nhận thức tình hình thực tế, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Do trình độ và kinh nghiệm thực tế có hạn , cho nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậyem kính mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Kết luận Quế là mặt hàng được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới với nhu cầu ngày càng tăng. Điều đáng chú ý là việc sản xuất quế phù hợp với khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Với nhu cầu quế ngày càng tăng, Công ty XNK tổng hợp 1 tạo mọi điều kiện tốt cho xuất khẩu mặt hàng quế goáp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy vẫn còn một số vướng mắc trong hoạt độngkinh doanh xuất khẩu nói chung và quế nói riêng, song do chính sách của Nhà nước, do sự nỗ lực của bản thân mình, Công ty XNK tổng hợp I đã dứng đầu trong các doanh nghiệp Việt Nam về xuất khẩu quế. Sản phẩm quế của Công ty được nhiều bạnhàng trên thế giới biết đến. Hy vọng, với cố gắng của mình, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước trong tương lai không xa, hoạt động xuất khẩu quế của Công ty ngày càng phát triển, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách Công ty, làm đà phát triển cho các ngành khác của Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0440.doc
Tài liệu liên quan