Đề tài Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép

Trên đây là thực tế về tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiền khó khăn nhưng Nhà máy vẫn đạt được một số thành tích như, sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao, thực hiện kịp thời đầy đủ mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Nhà máy vẫn còn không ít những hạn chế tồn tại và hạn chế trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Từ đó đỏi hỏi Nhà máy phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép, với đề tài : ”Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động”. Em được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo hưỡng dẫn, của ban lãnh đạo Công ty và đặc biệt là phòng tài chính - kế toán. Cùng với kiến thức đã được học kết hợp với tình hình thực tế của Công ty em đã hoàn thành đề tài này. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô để đề tài thêm hoàn thiện.

doc38 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u động sản xuất và tài sản lưu thông, đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư vào các tài sản này. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp .Vốn này luôn luôn vận động, thay đổi hình thái biểu hiện và trải qua ba giai đoạn vận động như sau: Giai đoạn một(T-H): Doanh nghiệp dùng tiền để mua các loại đối tượng lao động để dự trữ sản xuất, như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật tư hàng hóa. Giai đoạn hai (H...SX...H'): doanh nghiệp dự trữ số nguyên vật liệu đã mua về tại kho và hình thái vật tư dự trữ cho sản xuất. Sau đó doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm. Các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất và trải qua quá trình sản xuất lâu dài, các sản phẩm mới được tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn sản phẩm dở dang chuyển sang hình thái vốn thành phẩm. Giai đoạn ba (H'- T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu tiền về. ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn hàng hoá thành phẩm chuyển sang hình thái tiền tệ là điểm kết thúc của một vòng tuần hoàn vốn. Như vậy sự vận động của vốn lưu động trải qua ba giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái khác và cuối cùng quay trở về hình thái tiền tệ ban đầu. Sự vận động đó được gọi là tuần hoàn của vốn lưu động. Do qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng, được lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ và được gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự chu chuyển diễn ra không ngừng cho nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận vốn lưu động khác nhau trên các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Từ những lý luận trên, chúng ta có thể khái quát lại như sau: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động tồn tại dưới các hình thái dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm. 1.2 Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động: Đặc điểm nổi bật của vốn lưu động là không ngừng tuần hoàn và chu chuyển giá trị từ hình thái tiền tệ tuần tự qua các giai đoạn khác nhau và biến đổi hình thái biểu hiện để cuối cùng trở về hình thái vốn bằng tiền như điểm xuất phát nhưng lớn hơn về chất và lượng. Vốn bằng tiền Vốn trong khâu sản xuất Vốn dự trữ sản xuất Mua vật tư Hàng hoá dự trữ Sản phẩm Sản xuất Tiêu thụ sản phẩm Sự biến đổi của các giai đoạn đó gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động, sự tuần hoàn liên tục không ngừng của vốn lưu động tạo thành một vòng tuần hoàn và được gọi là vòng chu chuyển của vốn lưu động. Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động: -Về hiện vật: Thay đổi hình thái vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong từng chu kỳ kinh doanh. -Về mặt giá trị: Chuyển một lần toàn bộ giá trị của vốn vào giá thành sản phẩm do nó tạo ra và thu hồi về khi tiêu thụ sản phẩm để mua lại các yếu tố của tài sản lưu động cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Từ đặc điểm trên, công tác quản lý vốn lưu động phải được quan tâm chú trọng từ việc lập kế hoạch nhu cầu vốn, huy động và sử dụng vốn phải phù hợp với sản xuất kinh doanh, thường xuyên kiểm tra giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời để vốn không bị ứ đọng, tăng nhanh tốc độ chu chuyển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng: Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. * Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động có thể phân thành: - Vốn bằng tiền: Tiền mặt tạo quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định. - Các khoản phải thu: Chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá dịch vụ và dưới hình thức “bán trước trả sau”. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng. - Vốn vật tư hàng hoá: Trong doanh nghiệp sản xuất, dự trữ hàng hoá gồm 3 loại: + Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. + Sản phẩm dở dang. + Thành phẩm. Cả 3 loại này được gọi chung là hàng tồn kho. * Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn lưu động thành 3 loại. Trong mỗi loại, dựa theo công dụng lại được chia thành nhiều khoản vốn như sau: - Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: + Vốn nguyên liệu, vật liệu chính. + Vốn vật liệu phụ. + Vốn nhiên liệu + Vốn phụ tùng thay thế. + Vốn công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động khâu sản xuất bao gồm: + Vốn sản phẩm dở dang và vốn chi phí chờ phân bổ - Vốn lưu động khâu lưu thông: + Vốn thành phẩm. + Vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) + Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác. + Vốn trong thanh toán (các khoản phải thu và tạm ứng) * Một số nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động như: - Điều kiện sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. - Trình độ quản lý sản xuất, trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu vốn lưu động. - Quy mô sản xuất lớn hay nhỏ tác động tới nhu cầu vốn khác nhau trên cơ cấu vốn lưu động cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp, thậm chí đó là các doanh nghiệp có cùng điều kiện sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 3. Nguồn hình thành vốn lưu động: 3.1. Theo quan hệ sở hữu gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn đi vay: * Vốn chủ sở hữu: Đối với các doanh nghiệp nhà nước, đó là số vốn lưu động được ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như các khoản chênh lệch giá và các khoản phải nộp nhưng ngân sách để lại. Đối với các doanh nghiệp khác thì đấy là số vốn lưu động do xã viên, cổ đông đóng góp, số vốn góp từ liên doanh, liên kết, số vốn thu được qua phát hành cổ phiếu. * Vốn vay: Là vốn do doanh nghiệp có được: + Đi vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác. + Phát hành trái phiếu để huy động từ dân cư. + Huy động các khoản nợ chưa thanh toán. + Thuê mua tài chính. 3.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn: * Nguồn vốn dài hạn: Là những nguồn vốn có tình chất ổn định dài hạn như vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn. * Nguồn vốn ngắn hạn: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) sử dụng để đáp ứng yêu cầu có tính chất tạm thời như vốn vay ngắn hạn tại ngân hàng, vay nợ tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng do chưa thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, chưa nộp ngân sách nhà nước. 3.3 Theo phạm vi huy động vốn: Căn cứ theo phạm vi huy động vốn chia thành nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. * Nguồn vốn bên trong: Là số vốn huy động từ bên trong doanh nghiệp như vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền khấu hao TSCĐ. * Nguồn vốn bên ngoài: Là số vốn mà doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như vay các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế... II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp vốn, vì thế tiền vốn huy động được không phải mất chi phí. Khi sử dụng, các doanh nghiệp cũng không quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, nếu kinh doanh thua lỗ thì Nhà nước sẽ trang trải, bù đắp mọi thiếu hụt. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ một số doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp một phần vốn từ nguồn vốn ngân sách, còn lại các doanh nghiệp khác đều phải tự huy động vốn từ thị trường và phải chịu một khoản chi phí vốn vay nhất định. Vì vậy khi sử dụng vốn không tốt, doanh nghiệp sẽ bị rơi vào tình trạng nợ nần, mất khả năng thanh toán và thậm chí dẫn đến phá sản. Vì vậy hiệu quả của đồng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng đã quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất được thể hiện tập trung ở những điểm chủ yếu sau: * Khả năng sinh lời và sản xuất của vốn lưu động phải cao và không ngừng tăng so với hệ số trung bình của ngành và giữa các thời kỳ. Nghĩa là một đồng vốn lưu động có thể đem lại lợi nhuận tối đa cho phép để không ngừng bảo toàn mà còn phát triển được đồng vốn. * Khả năng tiết kiệm vốn lưu động cao và ngày càng tăng: Sử dụng vốn lưu động tiết kiệm cũng là một chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nó giúp doanh nghiệp không phải huy động thêm vốn lưu động, giảm được chi phí, tăng lợi nhuận mà vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. * Tốc độ luân chuyển vốn lưu động cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh khả năng thu hồi vốn, tiếp tục tái đầu tư chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh có khả năng sinh lời. * Xây dựng được một cơ cấu vốn tối ưu và tiềm lực tài chính vững chắc cho doanh nghiệp. Xét một cách toàn diện thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là khả năng góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất, là góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội, tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động: * Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong một kỳ (năm, quý, tháng). Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ càng cao và có lợi cho kết quả sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, vòng quay vốn lưu động tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Số vòng quay vốn lưu động (L) = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ = VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ 2 VLĐ bình quân * Chỉ tiêu số ngày của một vòng quay vốn lưu động (kỳ luân chuyển VLĐ): Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao và ngược lại. Số ngày của một vòng luân chuyển (K) = 360 Số vòng quay VLĐ trong 1 năm * Chỉ tiêu mức tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) VLĐ ở kỳ này so với kỳ trước. VTK () = Doanh thu thuần trong kỳ 360 (K1 – K0) Hoặc VTK () = VLĐ1 - M1 L0 Trong đó: VTK () : Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ ở kỳ này so kỳ gốc M1 : Là doanh thu thuần kỳ này L0 : Là số lần luân chuyển VLĐ ở kỳ gốc VLĐ1 : Là vốn lưu động bình quân kỳ này K1 : Là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ này K0 : Là kỳ luân chuyển của VLĐ kỳ gốc. * Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưư động bình quân trong kỳ Tông doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và vốn được tiết kiệm càng nhiều. * Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho phản ánh sự luân chuyển của vốn vật tư, hàng hoá doanh nghiệp. Nếu vòng quay hàng tồn kho cao thì số ngày cần thiết để quay một vòng hàng tồn kho sẽ ít, chứng tỏ việc quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt. Doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp dự trữ quá mức dẫn đến hàng hoá vật tư bị ứ đọng và tiêu thụ chậm. Từ đó có thể dẫn đến hàng hoá vật tư bị ứ đọng và tiêu thụ chậm. Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và đặt doanh nhiệp vào tình trạng khó khăn về tài chính. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán trong kỳ Hàng tồn kho bình quân trong kỳ * kỳ thu tiền trung bình: Chỉ tiêu này cho biết kỳ thu tiền trung bình càng dài chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. Kỳ thu tiền trung bình = 360 Vòng quay các khoản phải thu * Các hệ số khả năng thanh toán: Để nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp ta cần phải xem xét đến khả năng thanh toán. Nếu tình hình tài chính tôt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán cao. ít bị chiếm dụng vốn. Hệ số khả năng thanh toán là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ. Nó biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa số vốn hiện có với số nợ ngắn hạn doanh nghiệp phải trả. Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này là thước đo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán. Hệ số này cao thì khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn cao. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì cần phải xem xét thêm tình hình tài chính liên quan. Hệ số thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ và ĐTNH – vật tư hàng hoá tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao càng tốt, khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp càng cao. Hệ số doanh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận ròng Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lư vốn lưu động tối thiểu cần thiết cho hoạt đu động có hiệu quả. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động: * Nhân tố khách quan: Là những nhân tố do bên ngoài tác động vào, không nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể thay đổi chúng mà chỉ có thể tự điều chỉnh hoạt động của mịnh thích nghi tốt nhất, nhân tố khách quan gồm: lạm phát, biến động cung cầu hàng hoá, mức độ cạnh tranh trên thị trường, biến động tài chính vĩ mô, rủi ro, thiên tai... * Nhân tố chủ quan: Là những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có thể điều chỉnh được theo hướng có lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm: trình độ tay nghề, trình độ quản lý sản xuất, trình độ nhân lực. Chính sách quản lý vốn lưu động, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Phương hướng biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp: - Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao. - Lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách chủ động. - Tổ chức quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra những sản phẩm tốt, giá thành hạ, tiết kiệm nguyên vật liệu, phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm... hạn chế thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay vốn. - Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, cần chủ động trong công tác thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng số vốn bị khách hàng chiếm dụng ảnh hưởng tới nhu cầu tái sản xuất dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, phát sinh thêm chi phí sử dụng vốn vay. Đồng thời khi vốn bị chiếm dụng còn có rủi ro trở thành nợ khó đòi làm thất thoát vốn của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động phòng ngừa, tạo lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn vốn bù đắp khi vốn bị chiếm dụng. - Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn. Để thực hiện biện pháp này, doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất đến khâu lưu thông sản phẩm. Sử dụng vốn nhàn rỗi một cách linh hoạt thông qua các hình thức đầu tư bên ngoài, cho các đơn vị khác vay, hay đầu tư để mở rộng sản xuất. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét hình thức nào mang lại hiệu quả cao nhất và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. - Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong điều kiện hiện nay việc đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không những nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà còn rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ luân chuyển vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Còn trên thực tế mỗi doanh nghiệp còn phải dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế của doanh nghiệp trong giai đoạn cụ thể để lựa chọn cho mình những biện pháp phù hợp nhất với điều kiện kinh tế kỹ thuật. Chương II : thực tế quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép. I .đặc điểm tình hoạt động của Nhà máy: 1) Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép là đơn vị trực thuộc Công Ty Gang Thép Thái Nguyên – Tổng Công Ty Thép Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 61-CNG của bộ công nghiệp nặng ngày 20/11/1961 lúc đó gọi là xưởng Cơ Khí. Nhà máy là đơn vị trực thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) được phân cấp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng công thương Lưu Xá, hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 158/HĐKT/BT của hội đồng trọng tài kinh tế tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Nhà máy được đặt trên khu vực phía tây nam của khu Gang Thép, có tổng diện tích trên 10.000 m bao gồm: Một gian nhà xưởng cơ khí trên 2.000m với 68 máy công cụ, sản lượng gia công 500 tấn/năm. Một gian nhà phân xưởng đúc gang gần 4000 m2 với hai lò nấu đồng 100kg/mẻ, sản lượng phôi thành phẩm 5000 tấn/năm. Cuối năm 1963, do yêu cầu sản xuất tổ chức thêm phân xưởng mộc mẫu, phân xưởng dụng cụ, lắp ráp, nhằm chế tạo khuôn mẫu cho đúc, dụng cụ gá lắp, lắp ráp cơ khí sửa chữa máy tự động cho các phân xưởng trong Công Ty Gang Thép. Vào năm 1982, Nhà máy có lực lượng khá đông đảo dồi dào với 770 cán bộ công nhân viên trong đó có 80 kĩ sư cử nhân kinh tế, bậc thợ công nhân kĩ thuật là 4,5/7. Cho đến nay, Nhà máy Cơ Khí Gang Thép với 2.125 cán bộ công nhân viên là Nhà máy chuyên ngành hàng đầu của Công ty Gang Thép Thái Nguyên, đồng thời sản xuất kinh doanh trong cả nước. 1.2 Địa bàn hoạt động: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép sản xuất kinh doanh các sản phảm cơ khí gang thép, thép cán, gia công kim loại đen, kim loại mầu, sản xuất chế tạo phụ tùng bị kiên cho máy móc thiết bị công nghệ cho các ngành khai thác quặng và luyện kim, luyện cốc, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp mía đường, chế biến giấy, lắp đặt các dây chuyền luyện kim, dây chuyền cán thép có công xuất đến 2000 tấn/năm. Do vậy, địa bàn hoạt động kinh doanh của Nhà máy ở cả 3 miền đất nước. 2) Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất kinh doanh. 2.1 Chức năng: Cho đến nay, Nhà máy Cơ Khí Gang Thép là Nhà máy chuyên ngành hàng đầu của tổng Công ty Thép Việt Nam. Nhà máy chuyên gia công cơ khí, chế tạo loại phụ tùng thiết bị các loại cho ngành Thép, đạc biệt là các trục cán đòi hỏi tính năng kỹ thuật cao, cung cấp cho các Nhà máy sản xuất thép trên cả nước, nhằm thay thế nhập ngoại với giá rẻ hơn nhiều. Hàng năm Nhà máy cung cấp cho thị trường 4000 – 5000 tấn thép thành phẩm 1000 – 2000 tấn trục các loại, gia công cơ khí khoảng 4000 tấn sản phẩm. Ngoài ra, Nhà máy còn thiết kế chế tạo các loại trục ép mía cỡ lớn, con lăn đỡ lò xi măng, lô xeo giấy thay thế hàng trước đây phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thiết kế chế tạo lắp đặt và chuyển giao công nghệ cho các nhà máy lò luyện thép hồ quang công suất 1,5 tấn/mẻ, các dàn kéo thép có công suất 500 – 2000 tấn/năm. 2.2 Nhiệm vụ: - Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép và cán các loại - Sản xuất và kinh doanh sản phẩm trục cán. - Sản xuất và kinh doanh sản phẩm đúc rèn. - Sản xuất và kinh doanh các hàng gia công, lắp ráp cơ khí. * một số mặt hàng sản xuất chính: - Thép cán các loại, thép thỏi SD295, 340, 180 kg - Trục cán các loại. - Sản phẩm phôi đúc, rèn các loại. - Hàng gia công lắp ráp, và lắp ráp cơ khí nhiều chủng loại. Với các mặt hàng như vậy Nhà máy Cơ Khí có trách nhiệm như sau: + Thực hiện giao nộp cho Nhà nước và công ty, nhà nước không giao chi tiêu pháp lệnh cho Nhà máy. Nhà máy chỉ thực hiện chỉ tiêu của công ty là: Giá trị tổng sản lượng Sản lượng hiện vật về mặt hàng. Chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật. Chỉ tiêu định mức đơn giá tiền lương. Chỉ tiêu cung ứng thu mua vật tư kĩ thuật. Tổng chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, tỷ lệ và quyền lợi được thưởng (phạt) do làm tăng (hạ) giá thành. Chỉ tiêu tài chính. Nhà máy có trách nhiệm về quản lý sử dụng bảo toàn và phát triển nguồn vốn tài sản và các nguồn lực khác do công ty giao. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Tổ chức quản lý của Nhà máy thực hiện như một doanh nghiệp Nhà nước đầy đủ về mặt pháp lý. Công ty phân cấp quản lý cho Nhà máy mở rộng quyền tự chủ. Là một đơn vị sản xuất nhiều ngành nghề, nhiều chủng loại mặt hàng nên công tác quản lý của Nhà máy cũng là một trong những đơn vị có độ phức tạp nhất công ty. Nhà máy có 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc và một hệ thống phòng ban phân xưởng. Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ SX và tiêu thụ PX 1 PX 2 PX 3 PX 4 PX 5 PX 6 PX mộc Phòng kh điều độ phòng vật tư Phòng kế toán thống kê Phòng TC HC Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng luyện kim kcs đội bảo vệ Trạm y tế Phòng ban thực hiện các chức năng bao gồm: Phòng kế hoạch điều độ: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức đôn đốc các phòng ban chức năng và phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm và lập kế hoạch cung ứng và quản lý vật tư toàn Nhà máy, quản lý toàn bộ hệ thống kho bãi, vận chuyển vật tư đến các phân xưởng Phòng kế toán: Giúp giám đốc quản lý và thực hiện các chính sách tài chính kế toán nhằm mục tiêu phát triển và bảo toàn vốn, thực hiện hạch toán kế toán theo luật kế toán. Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc quản lý, lưu trữ sổ sách, giấy tờ liên quan đến các hoạt động của Nhà máy. Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý thiết bị máy móc, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản trong toàn bộ Nhà máy, lập quy trình công nghệ cơ khí sửa chữa thiết bị thường xuyên. Phòng luyện kim KCS: Quản lý biên lập và theo dõi chi tiết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quản lý các đề tài tiến bộ kỹ thuật, thiết lập và lập trình các công nghệ đúc và luyện kim, kiểm tra chất lượng trong toàn Nhà máy.. Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm an ninh, trật tự bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Trạm y tế: Chịu trách nhiệm phòng dịch và chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. 4. Kết quả hoạt động kinh sản xuất doanh của Nhà máy trong những năm gần đây: Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép năm 2003 – 2004. Nguồn: báo cáo tài chính của Nhà máy năm 2003-2004. Đơn vị: Đồng STT chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tuyệt đối % 1=a+b a b 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Doanh thu thuần Doanh thu nội bộ Doanh thu bán ngoài Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận từ hoạt động KD Lợi nhuận từ hoạt động TC Thu nhập bất thường Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nhiệp Lợi nhuận sau thuế Thu nhập BQ/người/tháng 156.853.498.786 132.804.098.926 24.049.399.860 141.656.348.956 15.197.149.830 2.376.294.855 8.372.599.039 4.448.255.936 -665.359.327 -108.479.746 3.647.416.863 1.175.813.396 2.498.603.467 1.516.298 259.926.238.921 212.376.854.397 47.549.384.524 216.328.577.925 17.543.263.144 4.710.589.752 9.169.903.377 3.662.770.015 -872.572.306 -111.691.730 2.679.505.979 750.261.674 1.929.244.305 1.915.090 103.072.740.135 79.572.755.471 23.499.984.664 76.472.228.969 2.364.113.314 2.334.294.897 797.304.338 -785.485.921 -207.212.979 -3.211.984 -967.910.884 -425.551.722 -569.359.162 398.792 65,71 59,91 97,71 52,71 15,55 98,23 9,52 -17,65 -31,14 - 2,96 -26,53 -36,19 -22,78 26,30 Qua bảng một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ta thấy: Doanh thu thuần qua hai năm 2003 và 2004 tăng lên rõ rệt tăng 65,71%. Trong đó, chủ yếu là doanh thu nội bộ. Năm 2003, doanh thu nội bộ là 132.804.098.926 (chiếm 84,66% trong tổng doanh thu). Năm 2004 tăng lên 212.376.854.397 (chiếm 81,70% trong tổng doanh thu). Điều này chứng tỏ sản phẩm của Nhà máy chủ yếu tiêu thụ trong nội bộ Công ty, còn doanh thu bán ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước một lượng không nhỏ, tuy nhiên tổng lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm. Nguyên nhân là do khoản chi phí bán hàng của năm 2004 cao hơn năm 2003 rất nhiều, cao hơn 98,23%. Và trong hoạt động tài chính, Nhà máy không có lợi nhuận và bị lỗ. Năm 2003 bị âm 665.359.327, năm 2004 âm 872.572.306. Và cộng thêm khoản lỗ trong thu nhập bất thường năm 2003 lỗ 108.479.746, năm 2004 lỗ 111.691.730, khiến cho khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh phải bù lại những khoản lỗ này, điều này làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp thấp. Năm 2003, tổng lợi nhuận trước thuế là 3.647.416.863, sang năm 2004 giảm xuống còn 2.679.505.979, giảm 26,53%. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của Nhà máy năm 2003 so với năm 2004 giảm 36,19%. Nhà máy rất quan tâm chăm lo cho đời sống công nhân viên, thu nhập bình quân mỗi người trên một tháng tăng từ 1.156.298 đồng (năm 2003) tăng lên 1.915.090 đồng (năm 2004), tăng 26,30%. Đạt được những thành tích trên đây là cả một sự cố gắng lớn của ban lãnh đạo Nhà máy và tập thể cán bộ công nhân viên. Sự tăng trưởng về mọi mặt chứng tỏ Nhà máy đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống người lao động được cải thiện. II.Tình hình quản lý vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của nhà máy: Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của nhà máy Cơ Khí Gang Thép là nganh cơ khí, sản xuất những mặt hàng với khối lượng lớn và đa dạng về chủng loại nên nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. Trước tiên, ta phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy, thể hiện cụ thể ở bảng biểu sau: Bảng 2: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy qua 2 năm 2003 – 2004. Đơn vị: đồng Năm chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tuyệt đối % I. Tài sản 1.TSLĐ 2. TSCĐ 55.718.063.099 53.645.936.361 2.072.216.648 100 96.28 3,72 111.796.415.932 104.751.227.645 7.045.188.278 100 93,69 6,31 56.078.352.932 51.105.294.293 4.973.061.630 100,64 95,26 240 II.Nguồn vốn 1. Nợ phải trả 2. Vốn CSH 55.718.063.099 48.544.292.210 7.173.770.799 100 87,12 12,88 111.796.415.932 103.748.583.221 8.047.832.711 100 92.80 7.20 56.078.352.932 55.204.291.011 874.061.912 106,64 113,8 12 Nguồn : Báo cáo tài chính của Nhà máy năm 2003 – 2004. Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép ta thấy: Tổng tài sản và nguồn vốn tăng lên rõ rệt, điều này chứng tỏ việc huy động vốn của Nhà máy rất có hiệu quả, đảm bảo nhu cầu tăng quy mô sản xuất của Nhà máy. Trong tổng tài sản, thì tài sản lưu động chiếm tỉ trọng rất cao, 96,28% (năm 2003) và 93,7% năm 2004. Tài sản cố định chiếm tỉ trọng thấp, 3,72%(năm 2003), năm 2004 Nhà máy cũng đã có sự cố gắng trong việc đầu tư tài sản cố định (6,3% trong tổng tài sản) tăng hơn năm 2003 là 240%. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn quá thấp so với tài sản lưu động. Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả của Nhà máy chiếm 87,124% (năm 2003) tăng lên 92,8% (năm2004) trên tổng nguồn vốn. Như vậy, vốn Nhà máy vay nợ bên ngoài rất cao, điều này cho thấy việc huy động vốn của Nhà máy là rất có hiệu quả. Tuy nhiên, nợ phải trả lớn thì tiền lãi Nhà máy phải trả rất lớn, điều này dẫn tới sự tự chủ về tài chính của Nhà máy bị hạn chế. Do đó Nhà máy cần tìm mọi giải pháp để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Để có thể xác định được chính xác, ta có các chỉ tiêu nợ của Nhà máy : Năm 2003: Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn = 55.718.063.009 48.544.292.210 Nợ phải trả = 87,12 % Vốn chủ sở hữu = 100% - 87,12% = 12,88% Năm 2004: Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn = 111.796.415.932 103.748.583.221 Nợ phải trả = 92,8% Vốn chủ sở hữu = 100% - 92,8% = 7,2% Như vậy, hệ số nợ của Nhà máy năm 2003 so với năm 2004 là 5,68%, nhưng vốn chủ sở hữu giảm năm 2004 chiếm tỉ lệ giảm hơn so với năm 2003. Điều đó cho thấy, mức an toàn đối với vốn vay còn hạn chế. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Trong doanh nghiệp sản xuất cơ khí, vốn lưu động phụ thuộc vào khối lượng các mặt hàng sản xuất, vào việc tổ chức cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, phương thức thanh toán. Qua bảng 3, ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép tương đối ổn định. Tuy rằng tổng vốn lưu động có tăng lên rất nhiều nhưng việc phân phối từng thành phần vốn lưu động trên tổng vốn lưu động lại khá ổn định. Để xem tỉ trọng của các thành phần vốn lưu động như trên đã hợp lý chưa, ta sẽ phân tích từng thành phần một. -Vốn bằng tiền: trong hai năm 2003 và 2004, tỷ trọng vốn bằng tiền có xu hướng tăng 0,64% lên 0,66% trong tổng vốn lưu động, tuy nhiên tỉ lệ tăng thêm này không nhiều. Trong vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng chiếm phần lớn. Thông thường, trong doanh nghiệp chỉ nên để lại quỹ một lượng vốn nhỏ bé cho nên diều đó là hợp lý. Nhưng so với tỷ lệ mà vốn bằng tiền chiếm trong nguồn vốn lưu động là rất ít và điều đó làm cho nhu cầu thanh toán của Nhà máy gặp khó khăn. - Các khoản phải thu: Năm 2004, tỉ trọng các khoản phải thu giảm so với năm 2003 từ 5,26% giảm xuống 4,3% trong tổng vốn lưu động. Đây là điểm tích cực giúp doanh nghiệp giảm phần vốn bị ứ đọng. Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao, 91% và 90,7 % trong hai năm 2003 và 2004. So sánh giữa số phải thu của khách hàng với doanh thu thuần: Năm 2003 = 2.569.979.875 156.853.489.786 x 100 = 1,64 % Năm 2004 = 4.089.404.372 259.926.238.921 x 100 = 1,57 % Năm 2003, trong một đồng doanh thu có 0,0164 đồng do khách hàng nợ và năm 2004, con số này có giảm xuống còn 0,0157 đồng. Như vậy, công tác thu hồi nợ của công ty có tốt hơn. - Hàng tồn kho: một điều dễ nhận thấy là hàng tồn kho của Nhà máy chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động. 91,7% (năm 2003) và 92,7% (năm 2004). Cùng với sự tăng rất lớn về tổng vốn lưu động giữa hai năm 2003 và 2004 (tăng 91,7%) thì hàng tồn kho cũng tăng lên rất nhiều. Xu hứơng tăng lên của hàng tồn kho là một điều đáng lo lắng, bởi hàng tồn kho là một bộ phận không sinh lời. Nếu bộ phận này lớn thì Nhà máy sẽ thiếu vốn, lợi nhuận giảm, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhân hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn như vậy là do thị trường thép hiện nay có nhiều biến động bất lợi, một lượng lớn sản phẩm làm ra của Nhà máy không bán được, thị trường tiêu thụ thép của Nhà máy bị chững lại. - Tài sản lưu động khác: trong hai năm, tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ và tương đối ổn định trong vốn lưu động. 3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy: Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là một vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm một cách thường xuyên và phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Để đánh giá tốt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Nhà máy, ta xem xét các chỉ tiêu trên nhiều góc độ khác nhau để giúp Nhà máy nhìn nhận được thực trạng, từ đó có hướng điều chỉnh hợp lý để mang lại hiệu quả cao. Sau đây là bảng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy. Bảng 4: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép trong hai năm gần đây. STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần Đồng 156.853.498.786 258.926.238.921 102.072.740.135 65 2 Lợi nhuận thuần Đồng 2.489.603.467 1.929.244.305 -560.359.162 -22 3 VLĐ bình quân Đồng 53.645.936.361 104.754.227.645 51.108.291.284 95 4 Nợ ngắn hạn Đồng 42.355.894.447 83.892.317.088 41.536.422.641 98 5 Hàng tồn kho Đồng 49.193.611.653 97.090.829.181 47.897.217.528 97 6=1/3 Số vòng quay VLĐ Vòng 2,92 2,47 -0,45 -15 7=360/6 Số ngày mỗi vòng quay Ngày 123 145 22 17 8=2/3 Hệ số doanh lợi trên VLĐ Đồng 0,04 0,01 -0,03 -75 9=3/1 Hệ số đảm nhiệm VLĐ Đồng 0,34 0,4 0,06 17 10=1/5 Số vòng quay HTK Vòng 3,18 2,26 -0,29 -28 11=3/4 HS thanh toán hiện thời Lần 1,266 1,248 -0,018 -1,42 12=(3-5)/4 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,105 0,091 -0,014 -0,13 13 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,008 0,008 0 0 Nguồn: Báo cáo tài chính của Nhà máy năm 2003 – 2004. * Nhật xét: Nhìn vào bảng 4 ta thấy số vòng quay vốn lưu động giảm từ 2,92 vòng năm 2003 xuống còn 2,47 vòng năm 2004, tức là vốn lưu động luân chuyển chậm hơn 0,45 vòng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang giảm, nhưng để đánh giá chính xác hơn ta cần xem xét các chỉ tiêu hệ số. Hệ số doanh lợi vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận, sang năm 2004 giảm xuống 0,01 đồng, chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động bị giảm. Lượng giảm đi là khá lớn 75%. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết năm 2003 để có một đồng doanh thu thì phải bỏ ra 0,34 đồng vốn lưu động, nhưng sang năm 2004 thì cần phải bỏ ra 0,4 đồng vốn lưu động thì mới thu được một đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy đã bị giảm đi. Số vòng quay hàng tồn kho cũng bị giảm, từ 8,13 vòng (năm 2003) xuống còn 2,26 vòng (năm 2004). Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy bị giảm, vì thế Nhà máy cần quan tâm đến chỉ tiêu này để tìm cách khắc phục. Để xem mức độ đảm bảo thanh toán và khả năng thanh toán của Nhà máy thế nào, ta sẽ xem xét hai chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Năm 2003 là 15,06 tăng lên 16,75 năm 2004, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Nhà máy đã tăng lên. Hệ số thanh toán nhanh năm 2003 là 1,25 giảm xuống 1,22 năm 2004, tuy lượng giảm không nhiều nhưng Nhà máy cũng cần quan tâm để khắc phục. Hệ số thanh toán tức thời qua hai năm không có gì thay đổi, vẫn giữa nguyên ở mức 0,008. Ngoài các chỉ tiêu trên, ta tính xem mức tiết kiệm vốn lưu động của Nhà máy, cụ thể của hai năm là: Năm 2003 sang năm 2004, số ngày mỗi vòng quay của vốn lưu động tăng từ 123 ngày lên 145 ngày, điều này tức là Nhà máy đã lãng phí đi một lượng vốn là: 156.853.498.786 360 x (145 – 123 ) = 9.585.491.529 Năm 2004, Nhà máy dự kiến sẽ tăng số vòng quay vốn lưu động từ 2,47 vòng lên 3 vòng, tức là số ngày của mỗi vòng quay sẽ giảm từ 145 ngày xuống còn 360/3 = 120 ngày. Nếu cố gắng thực hiện được kế hoạch này, Nhà máy sẽ tiết kiệm được lượng vốn là : 258.926.238.921 360 x (120 – 145 ) = -17.980.988.812 Chương III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép. 1. Đánh giá khái quát về ưu điểm và tồn tại trong quản lý sử dụng vốn lưu động của Nhà máy trong hai năm 2003 – 2004. 1.1 Ưu điểm: - Nhà máy có vị trí địa lý thuận lợi cả về giao thông đường sắt và đường bộ.Việc vận chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu được diễn ra dễ dàng. - Việc huy động vốn của Nhà máy khá thành công, đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn, đặc biệt là vốn lưu động. - Việc kiểm soát các khoản thu, chi của Nhà máy khá rõ ràng, rành mạch, thông qua Kế toán trưởng và Ban giám đốc xét duyệt. - Thu nhập bình quân đầu người của Nhà máy tăng, cải thiện đời sống cho người lao động. Nhà máy rất quan tâm chăm lo cho đời sống của công nhân viên. 1.2 Tồn tại: Ngoài những kết quả đã đạt được ở trên Nhà máy còn có một số mặt hạn chế cần tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, đó là: - Cơ cấu giữa tài sản lưu động và tài sản cố định chưa hợp lý, chưa phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất công nhiệp nặng. Nhà xưởng và các thiết bị còn lạc hậu, tỷ lệ hao mòn cao, mặt bằng nhà xưởng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn. Đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến vào Nhà máy còn hạn chế. - Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu bán trong nội bộ Công ty, giá bán do Công ty ban hành nên chưa sát với sự biến động của giá thành, giá bán được tính theo lô, theo trọng lượng mà chưa xác định được mức độ khó dễ của sản phẩm. Đây là vấn đề làm bó hẹp sự hoạt động của Nhà máy trong cơ chế thị trường, nó cản trở đến các động lực tích cực của Nhà máy, làm mất cân bằng hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các xí nghiệp thành viên trong Công ty. - Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy còn kém, để lượng hàng tồn kho quá lớn, khiến Nhà máy phải mất thêm nhiều chi phí bảo quản và hàng không bán được làm vốn của nhà máy bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Nhà máy Cơ Khí Gang Thép là đơn vị trực thuộc của Công ty Gang Thép Thái Nguyên nên chịu sự chi phối của công ty về vốn, nguồn vốn. Giá cả thị trường tăng giảm thất thường nên Nhà máy gặp phải những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. - Vốn bằng tiền của Nhà máy chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi các khoản hàng tồn kho,khoản phải thu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại chiếm tỷ trọng cao, làm cho Nhà máy phải vay nợ ngắn hạn nhiều, trả lãi vay lớn. 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động. Trong những năm qua, Nhà máy Cơ Khí Gang Thép đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, bên cạnh sự thành công đó, Nhà máy gặp phải những khó khăn cần khắc phục như cơ cấu vốn chưa hợp lý, nợ phải trả lớn, nguồn vốn chủ sở hữu thấp... Với những nhận thức đó, qua quá trình thực tập tại Nhà máy em có một vài ý kiến sau: 2.1 Điều chỉnh lại kết cấu vốn kinh doanh giữa VLĐ và VCĐ: Nhà máy là một doanh nghiệp sản xuất cơ khí, nhưng tỉ trọng vốn cố định quá nhỏ, vốn lưu động quá lớn. Một kết cấu vốn như vậy cho thấy năng lực sản xuất của Nhà máy là yếu, bởi vì cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy là TSCĐ nói chung, đặc biệt là máy móc sản xuất là yếu. Hầu hết máy móc đều đã được đầu tư khá lâu, tỉ lệ hao mòn cao, trình trạng thiết bị yếu kém sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp. Hơn nữa không có trang thiết bị cần thiết thì không thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như khó đảm bảo được chất lượng cao của sản phẩm. Do vậy, Nhà máy Cần từng bước điều chỉnh lại kết cấu tài sản theo hướng tăng cả quy mô và tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản của Nhà máy, biện pháp cơ bản là: - Đầu tư thêm TSCĐ nhất là máy móc sản xuất. Đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất trên cơ sở đào tạo nâng cao trình độ của công nhân. - Sử dụng 1 cách có hiệu quả toàn bộ cơ sở vật chất hiện có của Công ty mà chủ yếu là ở phân xưởng Đúc bằng cách đại tu, tân trang và cải tiến lại máy móc thiết bị. Duy trì hoạt động các máy móc ở phân xưởng cơ khí lắp ráp cho đến khi thay thế. Đại tu các loại máy tiện, máy bào, máy phay. Vấn đề về vốn: + Sử dụng quỹ khấu hao còn lại sau khi trả nợ vay vốn để đầu tư. + Sử dụng lợi nhuận của công ty + Vay công nhân viên. + Vay dài hạn ngân hàng theo dự án có chất lượng và hiệu quả. 2.2 Tìm biện pháp để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm: Hàng tồn kho của Nhà máy chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động, chủ yếu là thành phẩm. Hàng tồn kho lớn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm, vì vậy Nhà máy cần phải tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm. * Biện pháp trước mắt: Do hàng tồn kho là loại tài sản không sinh lời, vì vậy nếu để hàng tồn kho tồn quá lâu thì vòng quay hàng tồn kho sẽ bị giảm, đồng thời, vòng quay vốn lưu động cũng sẽ bị giảm, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hơn nữa, hàng tồn trong kho lâu sẽ bị hao mòn, hàng bị giảm chất lượng, mà Nhà máy lại phải tăng thêm kinh phí cho việc bảo quản, lượng hàng tồn kho của Nhà máy lại rất lớn nên khoản chi phí này sẽ không nhỏ, vì vậy biện pháp cần làm ngay là: + Nhà máy nên bán hàng càng nhanh càng tốt, có thể là phải bán với giá thấp hơn và phải chịu lỗ nhưng bù lại, Nhà máy sẽ giảm được chi phí bảo quản hàng và tránh được tình trạng hàng hoá bị hao mòn về chất lượng . kém phẩm chất lại khó bán. Hơn nữa bán hàng nhanh sẽ tăng được số vòng quay hàng tồn kho, sẽ giảm được những khó khăn về tài chính. + Nhà máy nên có kiến nghị với Công ty để Công ty định lại giá bán cho hợp lý. Giữa các Nhà máy thành viên trong công ty có sự trao đổi mua bán hàng hoá lẫn nhau để thực hiện quá trình sản xuất, vì vậy một thành viên bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng tới các thành viên khác. Chính vì thế, Công ty nên có sự điều chỉnh lại giá cả giữa các Nhà máy thành viên cho hợp lý để quá trình sản xuất, kinh doanh và lợi ích của các Nhà máy được đảm bảo. * Kế hoạch lâu dài: - Qua hai năm gần đây, ta thấy doanh thu của Nhà máy chủ yếu là doanh thu nội bộ, chiếm 83% trên tổng doanh thu trong năm 2003 và 84% trong năm 2004, còn lại là doanh thu bán ngoài. Vì vậy, Nhà máy nên phát triển thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cả nước, bởi đây là thị trường mà từ trước đến nay không được chú trọng lắm, muốn vậy, Nhà máy cần phải đẩy mạnh việc phát triển thị trường, tìm ra những nguồn tiêu thụ sản phẩm mới và kí kết được nhiều hợp đồng với các nơi tiêu thụ bên ngoài. Thị trường mới này sẽ là một thị trường rất tiềm năng nếu được Nhà máy quan tâm đúng mức và có một kế hoạch cụ thể về nghiên cứu thị trường để sản phẩm của Nhà máy sẽ được tiêu thụ tốt trên thị trường. Một vài ý kiến cụ thể như sau: + Đa dạng hoá những sản phẩm truyền thống, mở rộng các danh mục những sản phẩm mới để tạo sản phẩm của mình mang tính chất hàng hoá hơn. + Nghiên cứu thị trường khái quát như các vấn đề thuộc cung, thuộc cầu sản phẩm, từ đó nắm được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, khả năng tài chính của họ, số lượng sản phẩm mà họ có thể tiêu dùng. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực cơ khí ... + Nghiên cứu thị trường chi tiết như xác định xem khách hàng nào mua hàng cuả Nhà máy? Số lượng bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng? xác định tỷ trọng thị trường mà Nhà máyđã đạt được so với thị trường trong Nam, thị trường miền Trung, miền Bắc, Nhà máy đã chiếm lĩnh được bao nhiêu %, so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ phục vụ khách hàng của Nhà máy so với các doanh nghiệp khác ... Để từ đó xác định xem thị trường nào là thị trường tiềm năng của Nhà máy, những mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ lớn nhất, mức chấp nhận giá cả của khách hàng và những yêu cầu của họ đối với sản phẩm. Muốn có được thì cần phải có dây chuyền sản xuất sản phẩm tạo ra sản phẩm mang tính chất hàng hoá thì sẽ đáp ứng được cả thị trường, tăng năng suất, tăng doanh thu và vòng quay của vốn sẽ nhanh hơn. + Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo cho sản phẩm của Nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà máy phải đáp ứng được các yêu cầu của khác hàng như dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, bảo hành sản phẩm... Có như vậy Nhà máy sẽ tăng được thị phần, tăng khối lượng sản phẩm, tăng doanh thu. Khi đã bán hàng vẫn phải theo dõi hàng của mình có gì vướng mắc phải giải thích cho khách hàng cặn kẽ. Có thế sẽ bán được hàng nhiều hơn tạo thu nhập lớn hơn. 2.3 Tăng cường hơn nữa việc thu hồi khoản phải thu. Trong các doanh nghiệp vấn đề khách hàng nợ là điều khó tránh khỏi, bởi vì đó là khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp. Nhưng Nhà máy cần theo dõi chặt chẽ về thời gian các khoản nợ, xem xét khoản nào đã đến hạn, khoản nào chưa đến hạn để lập kế hoạch thu hồi, tránh tình trạng quên hoặc để lâu không để ý tới. Trong chỉ tiêu các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn, 91% trong năm 2003 và 90,7% trong năm 2004. Vì vậy, Nhà máy cần phân loại các khách hàng riêng ra để có những biện pháp thu hồi vốn thích hợp. Có thể tuỳ từng đơn vị mà có người “thích hợp” đến đơn vị đó thu hồi vốn. Ngoài ra, Nhà máy còn khuyến khích các đơn vị thực hiện thanh toán ngay sau khi tiêu thụ hàng hóa bằng cách giảm giá, chiết khấu cho đơn vị đó. Có thể đôn đốc thu hồi nợ bằng một số biện pháp như: - Trích % cho cán bộ đi đòi nợ và 1 phần cho khách hàng để thu hồi vốn nhanh. - Nhà máy nên thực hiện thu hết tiền hàng (làm trong hợp đồng) mới cấp hàng tiếp theo cho khách hàng. - Việc thu hồi nợ được tổ chức đều đặn, không những tạo khả năng quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn tạo cho Nhà máy khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Qua đó củng cố tình hình tài chính vững chắc hơn. Kết luận Trên đây là thực tế về tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiền khó khăn nhưng Nhà máy vẫn đạt được một số thành tích như, sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao, thực hiện kịp thời đầy đủ mọi nghĩa vụ với Nhà nước... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Nhà máy vẫn còn không ít những hạn chế tồn tại và hạn chế trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Từ đó đỏi hỏi Nhà máy phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép, với đề tài : ”Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động”. Em được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo hưỡng dẫn, của ban lãnh đạo Công ty và đặc biệt là phòng tài chính - kế toán. Cùng với kiến thức đã được học kết hợp với tình hình thực tế của Công ty em đã hoàn thành đề tài này. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô để đề tài thêm hoàn thiện. Mục lục Lời mở đầu Trang Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 1 I . Tổng quan về vốn lưu động 1 1. Vai trò và đặc điểm của vốn lưu động 1.1 Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1 1.2 Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động 2 2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 3 3. Nguồn hình thành vốn lưu động 4 3.1 Theo quan hệ sở hữu 4 3.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn 5 3.3 Theo phạm vi huy động vốn 5 II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6 1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6 2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7 3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động 11 4. Phương hướng biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 11 Chương II: Thực tế quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy cơ khí gang thép 13 I. Đặc điểm tình hình hoạt động của Nhà máy. 13 1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 13 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 13 1.2 Địa bàn hoạt động 14 2. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất kinh doanh 14 2.1 Chức năng 14 2.2 Nhiệm vụ 14 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 15 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong hai năm gần đây 17 II. Tình hình quản lý vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 19 1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy 19 2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 21 3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy 23 chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ khí gang thép 26 1. Đánh giá khái quát về ưu điểm và tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 26 1.1 Ưu điểm 26 1.2 Tồn tại 26 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiều quả sử dụng vốn lưu động 28 2.1 Điều chỉnh lại kết cấu vốn kinh doanh giữa VLĐ và VCĐ 28 2.2 Tìm biện pháp để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm 29 2.3 Tăng cường hơn nữa việc thu hồi các khoản phải thu 31 Kết luận Bảng 3: Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Stt Vốn lưu động Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tuyệt đối % I 1 2 Vốn bằng tiền Tiền mặt tại quỹ Tiền gửi ngân hàng 342.897.915 40.503.477 302.394.138 0,64 11,82 88,18 687.845.388 80.783.950 670.061.438 0,66 11,75 88,25 344.947.773 40.280.473 304.667.300 100,6 99,40 100,75 II 1 2 3 Các khoản phải thu Phải thu của khách hàng Trả trước cho người bán Thuế VAT đầu vào 2.825.659.575 2.569.960.861 9.023.473 246.657.241 5,26 91,0 0,3 8,7 4.507.892.655 4.089.404.372 147.876.085 400.612.198 4,3 90,7 3,4 8,9 1.682.232.780 1.519.425.211 8.852.612 153.954.957 59,5 59,1 98 62,4 III 1 2 3 4 5 Hàng tồn kho Nguyên vật liệu tồn kho Công cụ dụng cụ Chi phí SXKD dở dang Thành phẩm Khởi phẩm 49.193.611.653 160.268.769.611 239.707.416 2.513.055.611 25.989.278.717 4.182.800.298 91,70 33,0 0,5 5,2 52,8 8,5 97.090.829.181 32.376.233.024 431.510.536 4.822.770.148 51.933.278.737 7.527.036.736 92,7 33,34 0,44 4,96 53,54 7,82 46.897.217.528 16.107.463.413 191.803.120 2.309.714.537 25.944.000.020 3.344.236.438 95,3 99 80 92 99,8 79,95 IV 1 2 Tài sản lưu động khác Tạm ứng Chi phí trích trước 1.283.767.218 27.546.700 1.256.220.518 2,40 2,14 97,86 2.464.705.421 41.231.503 2.423.473.891 2,35 1,67 98,33 1.180.938.203 13.684.830 1.167.253.373 92 49,67 92,9 Tổng 53.645.936.361 100 104.754.227.645 100 51.105.291.281 Nguồn: Báo cáo tài chính của Nhà máy năm 2003 – 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0064.doc
Tài liệu liên quan