Đề tài Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng trong tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn

Nhìn chung việc xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi li hôn là vấn đề phức tạp và khó khăn, nó đòi hỏi các cấp Tòa án phải xem xét suy nghĩ một cách hết sức cẩn trọng trước khi đưa ra bản án, để xác định một cách chính xác đúng tài sản thuộc quyền sở hữu của bên nào. Xét trong một khía cạnh nào đó cần lưu ý đến phong tục tập quán của người dân để xét xử cho hợp tình hợp lí, đặc biệt khi xác định quyền sử dụng đất của vợ chồng khi li hôn phải chú ý đến yêu cầu của người phụ nữ và định hướng giải quyết vụ án có lợi cho người phụ nữ và con cái. Giảm thiểu tối đa tranh chấp gây gắt và thiệt thòi cho các đương sự. Vì thế các nhà làm luật và thi hành luật cần cố gắng công minh trong khi làm nhiệm vụ nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật hiện hành.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng trong tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b Khoản 3 - NQ 35 thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn. - Kể từ sau 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b Khoản 3 - NQ 35 thì họ không được công nhận là vợ chồng. Nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý giải quyết và áp dụng điểm b Khoản 3 - NQ 35 bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản thì Toà án áp dụng Khoản 2,3 Điều 1 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 để giải quyết. - Kể từ ngày 1/1/2003 họ mới đăng ký kết hôn hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 để giải quyết và ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp này, quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn. Như vậy theo quy định của các văn bản trên về vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của tình trạng lý hôn trên thực tế sau khi Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực thì thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân được tính như sau: Đối với các trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 3/1/1987 khi Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực dù họ có đăng ký kết hôn với nhau hay không thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được pháp luật công nhận và thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân được tính từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng (không đăng ký kết hôn) mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn trong 2 năm, để hợp thức hoá quan hệ vợ chồng của họ trước pháp luật (từ ngày 1/1/2001 đến 1/1/2003) nếu trong thời gian này dù họ có đăng ký kết hôn hoặc không thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận và phát sinh quan hệ hôn nhân được tính từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng chứ không phải là từ ngày họ đăng ký kết hôn. Nếu sau 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng giữa họ. Nếu sau ngày 1/1/2003 mà họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn chứ không phải từ ngày chung sống với nhau như vợ chồng. 2.1.2. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất của vợ chồng có sau khi kết hôn. Theo quy định của Bộ Luật dân sự và pháp luật về đất đai, quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản có tính chất đặc thù. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, các cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Điều 17, 18 Hiến pháp năm 1992), cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Vợ chồng chỉ có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với quyền sử dụng đất vợ chồng không có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu như đối với các tài sản khác (không có quyền cho mượn, tặng cho, tiêu huỷ…). Đồng thời khi thực hiện quyền sử dụng đất vợ chồng phải chịu những điều kiện chặt chẽ được quy định trong pháp luật về hình thức, thời hạn, thực hiện quyền và mục đích sử dụng. Quyền sử dụng đất thông thường là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu nhập chính cho vợ chồng, xuất phát từ tính đặc thù, tầm quan trọng và vị trí đặc biệt của quyền sử dụng đất trong đời sống gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những quy định riêng, cụ thể để làm rõ chế độ pháp lý về loại tài sản này giữa vợ và chồng. Đây là điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Đoạn 2 Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi có thoả thuận". Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo quy định của nghị quyết - NĐ70/2001/NĐ - CP thì: Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng được Nhà nước giao kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất làm lâm nghiệp để trồng rứng, đất ở được Nhà nước giao đất chuyên dùng ) Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với giá trị quyền sử dụng đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, được là tài sản chung của vợ chồng nếu có thoả thuận. Ngoài ra, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng còn kể đến quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng được thừa kế chung và phần quyền được sử dụng đất giao chung với hộ gia đình Trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao hoặc cho thuê đất ở, giao đất nông nghiệp trồng cây, đất lâm nghiệp để trồng rừng… thì các loại đất này cũng được xác định là tài sản chung ngay cả khi một bên vợ hoặc chồng không trực tiếp sử dụng đất đó (Điều 24,25 NĐ70/2001/NĐ - CP). Ví dụ: người vợ được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, trong khi người trồng thoát ly nông nghiệp đi làm ăn buôn bán thì người chồng vẫn là đồng sở hữu cùng với người vợ đối với quyền sử dụng đất mà người vợ được giao. Tuy nhiên, để tránh mâu thuẫn với quy định trong Luật đất đai sửa đổi năm 1998 được sử dụng đất phải đảm bảo đúng mục đích luật định thì sẽ không bị Nhà nước thu hồi. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định đối với loại đất gắn liền với mục đích sử dụng, nếu được Nhà nước giao cho vợ chồng thì bắt buộc chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất đó. Nhưng nếu khi ly hôn người không có đăng ký sở hữu đất đảm bảo đúng mục đích luật định thì không được chia đất mà chỉ được tính phần giá trị của mình ra bằng tiền để được thanh toán. 2.2. Tài sản riêng 2.2.1. Tài sản riêng của vợ chồng (Điều 32 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) Trên cơ sở việc ghi nhận quyền sở hữu riêng của công dân tại Điều 58 hiến pháp năm 1992, kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong hôn nhân và gia đình năm 1986. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng cụ thể hơn, tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng Khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã ghi nhận với tính chất chắc chắn khẳng định vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cụ thể căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng rộng hơn, cụ thể hơn, theo đó tài sản riêng của vợ chồng gồm: Tài sản riêng mà mỗi người có được trước khi kết hôn: đó có thể là thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của bản thân mỗi người: Tài sản riêng này cũng có thể do vợ, chồng được tặng cho, thừa kế. Tài sản được thừa kế, được tặng cho riêng từng thời kỳ hôn nhân, phần tài sản này nếu vợ hoặc chồng không tự nguyện nhập vào khối tài sản chung thì đương nhiên vẫn là tài sản riêng của mỗi người. Tài sản riêng mà vợ, chồng được chia từ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vấn đề này được Điều 8 - NĐ 70/2007 hướng dẫn như sau: 1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người trừ trường hợp vợ, chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. 2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chống có thoả thuận khác. Tài sản riêng của vợ chồng còn là đồ dùng, tư trang cá nhân. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định "đồ dùng tư trang cá nhân là gì" và giá trị của nó như thế nào, cần hiểu đồ dùng tư trang cá nhân là những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của mỗi con người (quần áo, giầy dép….) Quyền sử dụng của vợ chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản vợ chồng theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó. Nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể thực hiện bằng sự công nhận của bên kia, các giấy tờ, văn tự, chứng cứ khác… Tài sản riêng của vợ, chồng dùng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của mỗi người (Khoản 3 Điều 33 - Luật Hôn nhân và gia đình). Tuy nhiên, có một số vấn đề cần lưu ý: - Trong trường hợp vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng đó đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc yêu cầu đền bù. - Trường hợp tài sản riêng của một bên đã được tu sửa bằng tài sản chung làm tăng giá trị lên nhiều lần, khi có yêu cầu của Toà án cần xác định phần tăng giá trị đó để nhập vào tài sản chung. 2.2.2. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng Đối với quyền sử dụng đất mà một bên vợ, chồng có trước khi kết hôn hoặc thừa kế riêng, pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu riêng của vợ chồng đối với tài sản này trừ khi họ có thoả thuận nhập quyền sở hữu đất vào khối tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng gồm: Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao; quyền sử dụng đất được cho thuê; quyền sử dụng đất được chuyển đổi; quyền sử dụng đất được thừa kế; quyền sử dụng đất được chuyển nhượng; quyển sử dụng đất được thế chấp. Nhìn chung, chế độ tài sản chung của vợ chồng về quyền sử dụng đất trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã tôn trọng và bảo vệ lợi ích cá nhân của vợ chồng, trên cơ sở đó đảm bảo các lợi ích chung của gia đình, xã hội. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Tóm lại, quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt và có giá trị lớn. Trong thực tế, người chồng thường nắm giữ toàn bộ tài sản của gia đình và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung đối với vợ chồng có ý nghĩa đảm bảo sự bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ về tài sản. Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau khi ly hôn là nhà cửa, quyền sử dụng đất… rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan cho nên quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một người và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hoặc riêng để đảm bảo hành vi chính đáng đối với mỗi người là rất khó khăn. Việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một cách rõ ràng cụ thể về quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được khi kết hôn, phải thoả thuận là tài sản chung, hoặc là tài sản riêng với vợ chồng là cơ sở pháp lý cần thiết cho vấn đề giải quyết tranh chấp khi chia tài sản chung của vợ chồng. 3. Quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất của vợ chồng và chia tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn 3.1. Quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất. Về vấn đề quyền sử dụng đất của vợ, chồng có rất nhiều văn bản pháp luật quy định theo Luật Đất đai năm 2003 tại Khoản 3 Điều 48 có quy định: "Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ, và họ, tên chồng" điều này đồng nhất với quy định của pháp luật hôn nhân gia đình năm 2000. Khoản 1 Điều 27: "Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chông thuộc sở hữu chung hợp nhất". Luật Hôn nhân và gia đình khẳng định "Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất" Đây là qui định mới và hoàn toàn phù hợp với nội dung của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu. Theo quy định tại Điều 239,232 Bộ luật dân sự năm 2005 sở hữu chung là sở hữu của nhiều người chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi bên chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoàn toàn đúng đắn hoặc phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam, phong tục nét đẹp của dân tộc. Chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hoà và bền chặt trong quan hệ gia đình. Theo Nghị quyết số 02/2001/NQ - HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã hướng dẫn cụ thể hơn về tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, ghi tên của cả vợ và chồng. Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ, cả chồng (ví dụ: nhà ở, quyền sử dụng đất……) Song không phải trong mọi trường hợp đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường ghi tên của vợ hoặc chồng (xe môtô, xe máy, thuyền…) Khoản 1 Điều 32 đã qui định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong trường hợp do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng; nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng, nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại Khoản 1 Điều 32 3.2. Chia tài sản đất là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là vấn đề phức tạp và có nhiều tranh chấp, đặc biệt việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn lại càng phức tạp và khó khăn hơn. Thực tế xét xử nhiều năm qua ở nước ta, để đảm bảo được công bằng và hợp lý trong trường hợp vợ chồng không thể tự thoả thuận được với nhau. Trường hợp cần điều tra về quan hệ tài sản của vợ chồng: xác định đâu là tài sản riêng của mỗi bên của vợ, chồng; những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng; Xác định nguồn gốc, giá trị, số lượng, công sức đóng góp của mỗi người….Sau đó, Toà án áp dụng các nguyên tắc quy định tại Điều 95 - Luật Hôn nhân và gia đình để chia. Về vấn đề chia tài sản và quyền sở hữu đất thì có rất nhiều văn bản quy định, ngay trong luật cũ của đất đai cũng quy định:"Ruộng đất do hai không tạo ra trong thời kỳ hôn nhân được chia thaàn hai phần bằng nhau. Một phần dành cho vợ chồng làm của riêng, phần còn lại chia theo tỷ lệ: 1/3 dành cho nhà chồng (nhà vợ) để lo thờ cúng, 2/3 dành cho chồng vợ để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng( bên vợ). Cũng giống như đối với phu điền sản, thê điền sản - 2/3 điền sản được chia từ điền sản từ chồng thì người vợ phải trả khi tái giá còn đối với người chồng một khi vợ đã chết mà lấy người khác thì vẫn có quyền tiếp tục sử dụng đất được chia đó " ( Lê Thị Sơn “ Quốc Triều hình luật lịch sử hình thành nội dung và giá trị”, NXB Lao động xã hội năm 2004) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã qui định một chế độ pháp lí riêng về quyền sử dụng đất (Điều 27) và các nguyên tắc chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất khi li hôn tại các Điều 97, 98, 99 và được hướng dẫn từ Điều 23 đến Điều 30 NĐ 70/2001/NĐ - CP (03/10/2007) của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Qua các quy định này, việc chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn cần chú ý. - Dù đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền có nhà ở, được lao động, sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập. Vì vậy, việc giải quyết nhà ở và quyền sử dụng đất phải nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên có chỗ ở, hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định. Bất kỳ trường hợp nào cũng không được để một bên, nhất là vợ và các con ra khỏi nhà hoặc không còn đất để lao động sản xuất khi họ thực sự chưa có chỗ ở hoặc đất để lao động sản xuất. - Phải xác định rõ nguồn gốc nhà ở và quyền sử dụng đất đang có tranh chấp có thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của vợ chồng hay không về nguyên tắc, toà chỉ phân chia nhà ở, quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp được sự công nhận của chính quyền nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhu cầu cấp thiết về chỗ ở và hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ, chồng Toà có thể phân định tạm thời nơi ở để sản xuất cho các bên tiền nhà ở và đất mà vợ chồng không có hoặc chưa có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp. Đối với nhà ở và quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng thì khi ly hôn của bên nào thì cần thuộc về bên đó. Bên có nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà và quyền sử dụng đất, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, tu sửa tài sản (Điều 97, 98 - Luật Hôn nhân và gia đình 2000) Trong trường hợp việc giao nhà cho bên có quyền sở hữu riêng mà gây khó khăn cho bên kia về chỗ ở, thì Toà án có thể yêu cầu bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia có khó khăn và không tự tìm được chỗ ở mới. Bên chưa có chỗ ở được lưu cư trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác (Điều 30 NĐ 70/2001/NĐ - CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ) - Với quyền sử dụng đất mà vợ chồng được nhà nước giao trong thời kỳ hôn nhân, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng khi lên hôn, căn cứ vào Điều 97 và Điều 24 NĐ70/NĐ - CP có đường lối giải quyết như sau: + Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối nên cả hai vợ chồng đều có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng thì chia theo sự thoả thuận của hai vợ chồng. Khi vợ chồng không thoả thuận thì Toà án quyết định chia theo các nguyên tắc chia tài sản chung tại Điều 95 Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì có quyền tiếp tục sử dụng toàn bộ đất đó sau khi đã thoả thuận với bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức và hai bên thoả thuận hoặc Toà án quyết định. Trong trường hợp một bên có nhu cầu và có điều kiện tực tiếp sử dụng đất nhưng không thể thanh toán cho bên kia một phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hường, thì bên kia có quyền nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người thứ ba, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. + Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng là tài sản chung của vọ chồng, khi ly hôn việc chia tài sản này áp dụng các nguyên tắc quyết định tại Điều 95 - Đối với quyền sử mà vợ chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn việc chia quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 25 NĐ70/NĐ - CP như sau: Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà khi ly hôn cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện tiếp tục sử dụng đất đó, thì chia theo các nguyên tắc tại Điều 95; nếu chỉ có một bên vợ chồng có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì giao đất cho người đó, đồng thời người được giao đất phải ký lại hợp đồng thuê đất, nếu hợp đồng thuê đất trước đây do bên kia hoặc cả hai vợ chồng đứng tên và thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất mà người đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê mà chỉ có hai bên được tiếp tục sử dụng toàn bộ diện tích đất thì phải thanh toán cho bên kia một nửa về tiền thuê đất tương ứng với thời gian thuê đất còn lại, kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ngoài ra, bên được tiếp tục sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất và thời điểm chia tài sản khi ly hôn. - Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, nhượng quyền, thừa kế chung được thực hiện theo quyết định Điều 95, trong trường hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất củ người thứ ba khi ly hôn, quyền nhận thế chấp cũng được chia theo quyết định tại Điều 95 và Điều 26 NĐ 70 có yêu cầu được chia nhà thuộc sở hữu của người káhc do đang ở nhờ, thuê, Toà án không phân chia nhà. Trong trường hợp các bên thực sự có lý do chính đáng về chỗ ở mà vẫn chưa thoả thuận giữa vợ chồng với chủ sở hữu nhà , Toà án có thể phân định tạm thời nơi ở của vợ chồng. 4. Việc tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn 4.1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn (đối với loại tài sản cố định) - Điều 95: Luật Hôn nhân và gia đình Khoản 1 Đảm bảo nguyên tắc tự do thoả thuận của vợ chồng về tài sản (Khoản 1 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình). Như vậy Pháp luật tôn trong và thừa hưởng sự thoả thuận của vợ chồng là căn cứ đầu tiên, quyết định trong giải quyết trong chấp tài sản khi ly hôn. Quyết định này có ý nghĩa rất quan trọng tạo cơ sở pháp lý đòi quyền bình đẳng, quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản, tránh được những bất đồng sau ly hôn, tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự cũng như sự ổn định cuộc sống cho các đương sự ngay sau khi ly hôn, góp phần phát huy sự đoàn kết trong nội bộ gia đình và nhân dân. Các bên có thể tự thoả thuận theo sự hướng dẫn gián tiếp, giúp đỡ và giám sát của Toà án Nhân dân. Toà án Nhân dân sẽ không công nhận các thoả thuận về tài sản nếu thuộc một trong các thỏa thuận Thoả thuận đạt được do một bên bị cưỡng ép, bị lừa dối, hoặc xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Thoả thuận có liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của người khác và người này đã yêu cầu Toà án không công nhận trường hợp đó. Thoả thuận liên quan đến tài sản có được do hành vi trái pháp luật mà có Thoả thuận liên quan đến tài sản vợ chồng đang có tranh chấp hoặc chưa đủ căn cứ để xác lập quyền sở hữu Thoả thuận nhằm mục đích trốn thuế, giảm tiền nộp án phí Thoả thuận nếu trường hợp thực tế sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích của những người khác và những người này yêu cầu không công nhận thoả thuận của vợ chồng VD: Thoả thuận của vợ chồng về nhà và đất nếu thể hiện trên thực tế có thể gây thiệt hại cho người có Bất động sản liền kề… Thoả thuận dựa trên mục đích lý hôn giả, vợ chồng yêu cầu được ly hôn không phải để chấm dứt ly hôn nhanh mà để nhằm tẩu tán, phá tán tài sản, gây thiệt hại đến quyền lợi của người có quyền (chủ nợ) Đối với những thoả thuận này, ngoài việc tuyên bố không công nhận Toà án căn cứ vào tính chất, mục đích của hành vi vi phạm có thể yêu cầu các chính quyền Nhà nước có thẩm quyền pháp lý đối với các đương sự theo quyết định của pháp luật. Tài sản riêng của bên nào thuộc quyền sở hữu của bên đó, việc xác định tài sản riêng của vợ chồng căn cứ vào Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vợ chồng không chứng minh được đó là tài sản riêng của minh thì đó là tài sản chung của vợ chồng để chia. Trong trường hợp nếu vợ chồng tự nguyện nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng đã được chi dùng cho gia đình mà khồng còn nữa thì người có quyền có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc yêu cầu đền bù. Trường hợp tài sản riêng của một bên đã được tu sửa bằng tài sản chung làm tăng giá trị lên nhiều lần, khi có yêu cầu chia tài sản, Toà án cần xác đinh phần tăng lên đó, nhập vào tài sản chung để chia. - Nếu các bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết: + Điểm a Khoản 2 Điều 95: Nguyên tắc của việc chia tài sản chung của vợ chồng là chia đôi vì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Tuy nhiên, để đền bù, tính công bằng, sự phù hợp với nguyên tắc phân phối theo pháp luật, không phải mói trường hợp khi giải quyết Toà án đều chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên. mà vẫn cần cân nhắc và xem xét đến "công sức" đóng góp hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên cho thấu tình đạt lý. Toà án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên khi xét thấy công sức tạo lập, tăng tài sản chung của vợ chồng là ngang nhau. Ngược lại, Toà án vẫn có thể chia phần nhiều hơn, phần ít hơn cho mỗi bên vợ chồng khi ly hôn. + Điểm b Khoản 2 Điều 95: Nguyên tắc này nhằm xoá bỏ triệt để quan niệm của chế độ Hôn nhân và iga đình phong kiến trước đây: cỏi rẻ quyền lợi của vợ con. Cần hiểu rằng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải dựa trên cơ sở pháp lý, tránh tuỳ tiện. Toà án có thể kết hợp trong việc chia tài sản cụ thể. VD: Khi chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở, xét thấy cả hai bên vợ chồng đều có yêu cầu cấp bách về chỗ ở, người vụ lại được giao nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên… có thể chia ngôi nhà cho người vợ sở hữu người chồng được chia những tài sản khác theo công sức đóng góp của họ. + Điểm c Khoản 2 Điều 95 Tuỳ theo khả năng, tính chất nghề nghiệp chứng minh của vợ, chồng khi chia tài sản của vợ chồng phải được đảm bảo giá trị, công dụng, nghề nghiệp và phát huy được công dụng của tài sản, phù hợp với nghề nghiệp của vợ chồng, tạo sự ổn định nghề nghiệp và phát huy được giá trị, công dụng của tài sản vợ chồng trong sản xuất, kinh doanh cần tránh việc chia tài sản của vợ chồng làm mất đi công dụng, giá trị của tài sản. Đảm bảo được lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp của mỗi bên hoặc tài sản đó do một bên vợ chồng đnag cùng phối hợp cho công việc sản xuất kinh doanh của mình mà lại quyết định chia tài sản đó cho bên kia. Thực tế khi ly hôn, vợ chồng ly tán, cần bảo đảm ổn định nghề nghiệp, chứng minh của vợ, chồng tiếp tục lao động tạo thu nhập, ổn định cuộc sống. + Điểm d Khoản 2 Điều 95 Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng tạo sự ổn định cuộc sống, ổn định nghề nghiệp. phù hợp cuộc sôngs chứng minh, đảm bảo công dụng, phát huy giá trị tài sản trong sản xuất kinh doanh của vợ, chồng thì theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chia bằng hiện vật, nếu không được chia bằng hiện vất mới tính theo giá trị ( giá giao dịch thực tế thời điểm xét xử) và chia bằng tiền, phù hợp với cuộc công sức vợ chồng và cả hai vợ chồng vay nợ khắc nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình. (Điều 25,27 Luật Hôn nhân và gia đình), tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm để vợ chồng thanh toán trả món nợ đó. Sau khi ly hôn, việc vợ chồng ly tán thường gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc thanh toán nghiệp vụ chung làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ 3 (chủ nợ. người được hưởng lợi ích về tài sản) + Khoản 3 Điều 95: Xác định khi ly hôn vợ chồng thanh toán nghiệp vụ chung về tài sản, nếu không thanh toán được thì yêu cầu Toà án giải pháp để nhằm hạn chế những hậu quả tiêu cực do sự kiện ly hôn gây ra nhằm bảo đảm quyền lợi của người thứ 3. Khi vợ chồng thoả thuận với nhau về thanh toán nghiệp vụ chung về tài sản vợ chồng, cần phải có sự công nhận của chủ nợ, người được hưởng lợi ích về tài sản…. Trường hợp vợ chồng thoả thuận với nhau thanh toán nghiệp vụ chung về tài sản nhằm trốn tránh nghiệp vụ tài sản hoặc tẩu tán tài sản quyết định dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người thứ 3. Toà án (có thể) quyết định mỗi bên có nghĩa vụ trả một nửa món nợ chung đó. 4.2.1. Đối với quyền sử dụng đất thuộc sở hữu riêng của vợ chồng Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó (Khoản 1 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình) Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng mà mỗi bên vợ chồng có khi kết hôn do chuyển nhượng, chuyển đổi, được nhận thế chấp, do đuợc thừa kế hoặc quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ chồng được Nhà nước giao hoặc cho thuê.Trước khi kết hôn thì khi vợ chồng ly hôn, quyền sử dụng đất đó của bên nào vẫn thuộc về bên đó. (Điều 23 NĐ số 70/2001/NĐ - CP). Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung để chia tài sản thì tài sản riêng của vợ chồng có đuowcj trước thời kỳ hôn nhân được vợ chồng tự nguyện nhập vào khối tài sản chung (do thoả thuận) hoặc đã thực hiện một công việc nào đó mà không còn nào nữa (VD: bán đi để mua một mảnh đất khác hoặc để thực hiện một nghiệp vụ tài sản khác, một công việc khác…) để chi dùng cho gia đình không còn nữa thì không có gì yêu cầu chia tài sản riêng nữa. 4.2.3. Trong trường hợp nhà gắn liền với đất Về mặt pháp lý, quyết định của pháp luật là chặt chẽ, cụ thể. Song trên thực tế thì nhiều giao dịch dân sự có liên quan đến quyền sở hữu tài sản, nhất là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất lại không được thể hiện đúng cùng thủ tục. VD: mua bán nhà, chuyển nhượng đất chỉ viết giấy tay, không qua công chứng hoặc chứng thực. Có trường hợp hai vợ chồng mua nhà đất nhưng không có hộ khẩu ở thành phố, thị xã nên nhờ bố, mẹ, anh, chị em đưng tên trên cơ sở tình cảm và lòng tin, không có giấy uỷ quyền. Khi vợ chồng ly hôn đã xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu nhà đất đối với bố mẹ, anh chị, em. Khi nhà gắn liền với đất mà nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, là tư liệu sở hữu quan trọng nhất trong khối tài sản chung của vợ chồng. Dù đã ly hôn, mỗi người đều có quyền có chỗ ở, vì vậy giải quyết nhà nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên, ổn định cuộc sống, nhất là đối với con. Bất kỳ trong trường hợp nào cũng không được để vợ con ra khỏi nhà khi họ thực sự chưa có chỗ ở một cách thoả đáng. Trong trường hợp chưa có biện pháp giải quyết riêng mỗi người một nơi thì vẫn phải để ở chung một nhà, sau đó qua mọi thời gian thực tế (thời hạn tối đa là 6 tháng) hai bên sẽ tự bố trí sắp xếp ổn định hợp lý. Như đã phân tích ở trên (phần khái niệm quyền sử dụng đất ở đâu): Đất ở là đất trên đó là nơi cư trú các cá nhân, hộ gia đình và cọng đồng con người,… Đất này chiếm phần lớn trong đất khu dân cư, là thành phần quan trọng nhất trong khu dân cư. Việc tranh chấp nhà gắn liền với đất: - Là đất ở của các hộ gia đình , cá nhân gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình. Vì vậy, khái niệm đất ở của hộ gia đình ở nông thông còn gọi là đất "thổ cư" gồm nền nhà, sân phơi, nơi đánh đống rơm rạ, nhà bếp, nhà tắm, giếng nước, chuồng nuôi, gia sức, nhà vệ sinh, hàng rào, lối đi và diện tích đất vườn, ao liền nhà. - Nếu nàh ở do hai vợ chồng tạo lập trong thời gian chung sống thì đó là tài sản chung. Khi ly hôn việc chia nhà cho bên vợ hay bên chồng cần phải xem xét toàn diện đó là: + Trong trường hợp người chồng thoát ly gia đình, công tác xa, không có cha mẹ ở chung, chỉ có một mình vợ quản lý, sử dụng đất ở nông thôn và làm ăn nuôi con thì khi ly hôn việc chia nhà cho vợ người chồng sẽ nhận những tài sản khác. Hoặc người vợ thanh toán một khoản tiền lương tương xứng với quyền lợi của người chồng được hưởng + Trong trường hợp hai vợ chồng vẫn ở chung thì cần xem xét cụ thể xem ai cần nhà hơn, ai khó khăn hơn sau khi ly hôn thì sẽ giao cho người đó. Nếu hai bên thực sự đều có khó khăn trong việc tạo lập chỗ ở mới thì ngăn chia nhà đó cho cả hai bên sử dụng. Diện tích chia cho mỗi bên sử dụng nhiều hoặc ít tuỷ thuộc cụ thể vào việc đảm nhận nuôi con cái, không nhất thiết phải chia đôi. Nếu mà chật chội không thể chia đôi được hoặc hai người mâu thuẫn sâu sắc không muốn ở cùng nhà, thì cần ưu tiên cho người có khó khăn hơn, nhất là đời sống phụ nữ phải nuôi con. Ai không được chia nhà, sẽ nhân tài sản khác hoặc được đền bù. Nếu trong khối tài sản chung có những thứ vật liệu làm nhà được bằng tre, gỗ, gạch, ngói… thì nên giao cho bên không được chia nhà. Ở nông thôn, nhà thường gắn liền với đất rộng, đó là vườn, cây ăn quả, ao cá. Ở trung du, miền núi có kèm theo diện tích trồng rừng nên cần chia đất vườn rừng cho cả hai bên để tiếp tục ở và phát triển sản xuất (đọc phần trên). Nếu đất ở quá hẹp, hai người đều không có đất nào khác ngoài đất nền nhà đang ở, thì Toà án bàn bạc với hợp tác xã, chính quyền địa phương giúp đỡ với khoản đất cho người được chia nhà cùng một chỗ đất hợp lý để họ làm nhà ở. - Đối với nhà do cha mẹ làm cho con ra ở riêng khi cưới và sau khi cưới, cha mẹ cho con thêm tiền, vật liệu để con làm nhà thì cần phải phân biệt: + Nếu đất vườn xung quanh là của gia đình chồng, lại tương đối rộng và có hoa lợi, cùng cây ăn trái, thì khi giải quyết cần cắt một phần đất vườn kèm theo nhà để chia. Số đất vườn còn lại vẫn thuộc gia đình chồng. + Nếu xác định được nhà đó là cha mẹ làm cho con hoặc cho thêm tiền vật liệu để con tự làm (trên đất của hợp tác xã phân cho hay đất của gia đình nhà chồng, vợ cho) và lâu nay vợ chồng con cái vẫn sử dụng, tu bổ thì phải xem đó là nhà của vợ chồng con để chia khi vợ chồng ly hôn.Trong trường hợp nhà của bố mẹ, hoặc bố mẹ làm nhà để ở nhưng với ý thức là sẽ cho con và ở cùng với con từ khi vợ chồng người con mâu thuẫn xin ly hôn, nay cha mẹ cũng không còn chỗ ở nào khác thì phải quan tâm tới lợi ích của cha mẹ. Nếu nhà đất chỉ có thể chia cho người vợ ở nuôi con và cha mẹ chồng không muốn ở chung thì cần trích một phần tài sản hoặc không có tài sản thì người con dâu phải thanh toán tiền để cha mẹ chồng có điều kiện ở nơi khác. - Đối với trường hợp chính quyền địa phương giao đất cho hộ gia đình để giám hộ mà vợ chồng người con đã làm nhà trên đất đó, khi vợ chồng người con xin ly hôn thì coi đó là tài sản chung của vợ chồng để chia hoặc không * Về nguyên tắc:quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia đình cũng là tài sản chung của hộ do đó cần phân biệt: - Nếu các thành viên trong hộ gia đình đều đồng ý cho đất vợ chồng, một người con của cả hộ làm nhà ở, mặc dù không có giấy tờ nhưng có nhiều người biết việc cho đất đó và vợ chồng người con đã làm nhà ở thực sự trên đất đã được cho và thành khuôn viên riêng, thì vợ chồng người con đó được tiếp tục sử dụng đất khi ly hôn thì quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của vợ chồng và được chia theo quy định của pháp luật. - Nếu các thành viên trong hộ gia đình chưa đồng ý cho đất để vợ chồng một người con của chủ hộ làm nhà ở , nhưng vợ chồng người con đó đã làm nhà ở trên một phần đất đó. thì trường hợp này nhà ở là tài sản chung của vợ chồng. Còn quyền sử dụng đất vẫn là của hộ gia đình. Khi xét xử cho ly hôn, thì Toà án tính giá trị của nhà ở để chia cho họ hoặc chia nhà bằng hiện vật, con đất thì người nhận một phần hoặc toàn bộ nhà ở phải thanh toán tiền giá trị sử dụng đất. Trong trường hợp họ phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất thì Toà án chỉ buộc họ phải thanh toán cho những người không đồng ý cho đất theo phần tương ứng mà họ được hưởng. - Ngoài ra theo quyết định của pháp luật thì người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm nhà được trực tiếp sử dụng đất đó hoặc chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp, thừa kế, quyền sử dụng đất. Khi giải quyết việc ly hôn, nếu vợ chồng đang sử dụng các loại đất trên, thì tuỳ theo yêu cầu sử dụng đất của mỗi bên và số người ở theo người vợ hoặc người chồng mà chia theo quyết định của Luật Đất đai. Nếu đã có giấy chứng nhận thì chia đất còn nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tạm thời phân chia để ổn định sản xuất, đời sống đồng thời, kiến nghị với chính quyền tiền hành giao đất theo quyết định của pháp luật. 5. Thực tiễn xét xử của Tòa án về vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng khi li hôn. Trong khối tài sản chung của vợ chồng thông thường thì nhà, đất là tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn. Do đó, khi vợ chồng li hôn việc phân chia nhà, đất thường rất khó khăn, phức tạp. Hai bên không tự thỏa thuận phân chia được mà đều phải do Tòa án Tòa án xét xử quyết định và không phải xét xử quyết định một lần mà phải nhiều lần, nhiều cấp, kéo dài trong nhiều năm, có trường hợp từ dân sự đã chuyển thành hình sự. Đã có nhiều hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này , ngoài ra hàng năm Tòa án nhân dân tối cao còn có tổng kết rút kinh nghiệm. Song thực tế xét xử loại việc trên vẫn chưa thống nhất, một số trường hợp giải quyết chưa hợp lí, hợp tình và chưa sát thực tế nên quyền lợi của người phụ nữ và con cái chưa được đảm bảo, dư luận quần chúng chưa đồng tình. Nhưng cũng phải thấy rằng có có nhiều Tòa án đã hòa giải và xét xử khách quan, thận trọng, đúng chính sách, pháp luật sát với thực tế nên đã bảo đảm quyền lợi nhà đất cho vợ, chồng khi li hôn. Đồng thời đã quan tâm thỏa đáng đến quyền lợi của người phụ nữ và của các con. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến lạc hậu và do giá cả nhà đất có biến động lớn nên việc giải quyết nhà đất trong lĩnh vực gia đình ở thời gian qua đã có tình trạng như sau: Người vợ đã lớn tuổi, đã có thời gian dài góp nhiều công sức vào việc xây dựng, duy trì sửa chữa nhà cửa nhưng khi li hôn chỉ được bên chồng thanh toán cho một số tiền đền bù công sức không đủ điều kiện để tạo lập chỗ ở mới. Có một số chị em đông con nhỏ, sau khi li hôn, không có nhà ở đã phải ra ỏ nhờ nhà kho hoặc hợp tác xã, đình, chùa hoặc ở quán chợ. Có trường hợp cha mẹ chồng đã cho vợ chồng con nhà đất hoặc giúp con làm nhà ở riêng, lúc bình thường không có li hôn thì không có vấn đề gì nhưng khi li hôn, cha mẹ coi là nhà của mình để đòi lại, đuổi người ra ở chỗ khác. Có trường hợp hai vợ chồng có nhà ở riêng và có đất vườn rộng ở nông thôn, người chồng thoát li công tác, người vợ ở nhà làm ruộng nuôi con, nhưng khi li hôn gia đình chồng không đồng ý chia nhà với lí do nhà đó làm trên đất nhà chồng, xung quanh là họ hàng nhà chồng ở. Có trường hợp khi li hôn, người vợ không được bên chồng chia nhà, lại không được chia đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng, thủy sản nên không có đất ở và sản xuất ổn định đời sống cho bản thân và con cái. Ở thành phố và thị xã, do nhà đất có giá trị kinh tế cao, lại được sử dụng để kinh doanh nên khi vợ chồng li hôn thì việc tranh chấp gay gắt là việc chia hiện vật hay chia giá trị đối với nhà thuộc quyền sở hữu của vợ chồng, hoạc tranh chấp về quyền sử dụng đối với nhà thuê của Nhà nước và tư nhân.( Rất ít trường hợp một bên để đương sự tự nguyện nhận tiền để tạo lập nơi khác). Trong những năm vừa qua, tranh chấp liên qua đến tài sản của vợ chồng là nhà ở và quyền sử dụng đất luôn là tranh chấp gay gắt và phức tạp( đặc biệt trong các vụ kiện li hôn). Trong thực tiễn Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, đây cũng là việc khó khăn và khâu yếu nhất. Để tạo căn cứ pháp lí thống nhất trong việc xác định tài sản của vợ chồng là nhà ở và quyền sử dụng đất, lần đầu tiên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000( Khoản 1 Điều 27, 97, 98, 99). NĐ 70/2001/ NĐ – CP (từ Điều 23 đến 30)và một số văn bản hướng dẫn có liên qua đã qui định một số chế độ pháp lí riêng về quyền sử dụng đất và các nguyên tắc chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất khi li hôn. Đó là một thuận lợi rất lớn về căn cứ pháp lí cho Tòa án các cấp giải quyết tranh chấp có liên quan. Tuy nhiên qua thực tiễn xét xử loại việc này vẫn tồn tại các vấn đề sau: - Trong thực tiễn đấu tranh xã hội, vì nhiều nguyên nhân( khách quan và chủ quan, một số lượng lớn nhà ở và quyền sử dụng đất của công dân nói chung và của vợ chồng nói riêng có nguồn gốc rất phức tạp. Những tài sản đó vợ chồng có thể có chuyển quyền hợp pháp, nhưng cũng có thể là không hợp pháp hoặc chưa có sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tài sản thuộc sở hữu của người khác….Vì vậy, tranh chấp quyền sử dụng đất có tính liên quan đến cả thẩm quyền quản lí Nhà nước đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước và thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp đất đai, một phần thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước, một phần thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và pháp luật hiện hành đã qui định cụ thể vấn đề này. Theo qui định tại Khoản 3 Điều 38 Luật đất đai và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT/TANDTC - VKSNDTC- TCĐC ngày 3/01/2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Cục địa chính “ Hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( sổ đỏ) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo đúng qui định của Luật Đất đai; đất có một trong các giấy tờ có qui định tại Khoản 2 Điều 3 NĐ 17/1999/NĐ- CP ngày 29/03/1999 đã sửa đổi, bổ sung theo theo NĐ 79/2001/ NĐ - CP ngày 1/11/2001. Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đó. Như vậy, trong giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất Tòa án cần áp dụng hai nguyên tắc: - Thứ nhất: Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đó. Ngyên tắc là vậy, song trong thực tiễn xét xử một số Tòa án đã giải quyết cả những tranh chấp không thuộc các trường hợp trên, dẫn đến vi phạm pháp luật về tố tụng, gây khó khăn cho công tác quản lí Nhà nước về đất đai cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Ví dụ: Tháng 2/2001 Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm – Hà Nội giải quyết việc li hôn giữa chị Nguyễn Thị Kim Ngưu và anh Đặng Văn P. Giữa các đương sự có tranh chấp mảnh đất 120m2 tại thôn Kim Âu, theo Ủy ban nhândân xã thì đất này là đất chuyển nhượng chưa hợp pháp, chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên Tòa án sơ thẩm vẫn tổ chức định giá xác định tài sản chung của vợ chồng và chia cho chị Ngưu sử dụng. Bản án phúc thẩm số 37/PTDS ngày 13/04/2001 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã phải sửa án sơ thẩm, tách việc giải quyết mảnh đất 120m2 để hai bên tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được, việc tranh chấp thuộc thảm quyền của Ủy ban nhân dân giải quyết. - Thứ hai: Tòa án chỉ phân chia nhà ở hoặc quyền sử dụng đất khi vợ chồng có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản đó. Tuy nhiên, một số Tòa án đã không bám sát nguyên tắc này dẫn đến chia nhà ở và quyền sử dụng đất cho vợ chồng trong khi họ không có chủ quyền hợp pháp đối với tài sản có tranh chấp. Ví du: tháng 5/2001 Tòa án nhân dân huyện Đông Anh – Hà Nội đã giải quyết việc li hôn giữa anh Nguyễn Duy Lương và chị Đỗ Thị Dần, trong đó các đương sự có tranh chấp mảnh đất mà vợ chồng họ đang ở. Chị Dần có yêu cầu chia một phần mảnh đất này , nguồn gốc của mảnh đất này là do bố mẹ anh Lương ( bà Chải, ông Viêm) là chủ hộ được cấp đất giản đân từ 1980. Ông Viêm mất năm 1986, năm 1994 sau khi kết hôn anh Lương và chị Dần về sống cùng với bà Chải trên mảnh đất đó. Như vậy, mảnh đất đang có tranh chấp thuộc thẩm quyền sử dụng hợp pháp của bà Chải. Tuy nhiên, Tòa án sơ thẩm đã bác yêu cầu của bà Chải về sử dụng đất và chia đất cho chị Dần. Bản án phúc thẩm số 52/ LHPT của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã hủy phần bản án về nhà, đất để Tòa án cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại. - Tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi li hôn đã phứac tạp, lại càng phức tạp hơn khi tài sản có tranh chấp không thể chia được bằng hiện vật cho các bên, mà chỉ một bên nhà hoặcđất còn bên kia được nhận bằng phần giá trị chênh lệch thanh toán bằng tiền ( tính theo giá giao dịch thực tế trên thị trường). Tính phức tạp thể hiện ở chỗ các bên đều muốn được chia bằng hiện vật không muốn nhận tài sản theo giá trị vì sợ thiệt thòi, hoặc khi đã xá định được bên nào nhận nhà hoặc đất thì họ lại muốn định giá tài sản đó thấp hơn giá trị thực tế còn bên kia đương nhiên là không đồng ý. Điều này hụ thuộc rất nhiều vào Hội đồng định giá ( trong nhiều vụ việc kết luận của Hội đồng định giá lại trở thành ngòi nổ cho tranh chấp gay gắt và phức tạp hơn) . Chính vì vậy Tòa án nhân dân tối cao trong những năm qua đã có nhiều văn bản hướng dẫn, nhưng nhìn chung còn rất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề nổi cộm này. Theo điểm d Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lẹch. Như vậy nguyên tắc đặt ra tài sản đang có tranh chấp phải được chia thành hiện vật, thì một bên nhận tài sản và phải thanh toán cho bên kia phanà giá trị chênh lệch. Việc xác định giá trị của tài sản đang có tranh chấp và phần giá trị chênh lệch để chia cho bên không nhận hiện vật. Trước hết căn cứ vào sự thỏa thuận của đương sự, tuy nhiên đây là vấn đề các đương sự có tranh chấp nhiều nhất, hoặc họ có thỏa thuận nhưng lại gắn với mục đích trốn tránh việc đóng thúc hoặc án phí. Trong trường hợp đó việc định giá tài sản thuộc thẩm quyền của Tòa án. Nguyên tắc định giá tài sảnlà dựa trên giá giao dịch thực tế của tài sản đó, kể cả tài sản mà Nhà nước đã qui định khung giá. Tuy nhiên, trong những vụ việc do còn máy móc trong việc áp dụng khung giá do Nhà nước qui định, một số Tòa án đã xác định mức giá thấp hơn nhiều so với giá giao dịch trên thực tế, gây thiệt hại về quyền lợi cho đương sự, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước qua việc xác định án phí loại có giá ngạch. Ví dụ: Vụ án tranh chấp tài sản khi li hôn giữa chị Phan Thu Hà và anh Trần Khắc Liên về giá trị tài sản ngôi nhà một tầng, mái bằng có diện tích là 40m2 được xây dựng trên mảnh đất rộnh 60m2 nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì. Do các bên không thỏa thuận được về giá trị tài sản, Tòa án nhân dân thành phố Việt Trì đã quyết định thành lập Hội đồng định giá và định giá tài sản trên là 48 triệu đồng. Chị Hà kháng cáo với lí do giá trị thực của tài sản cao hơn. Khi xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã y án sơ thẩm. Trên thực tế, với diện tích, vị trí và giá giao dịch nhà đất tại thành phố Việt Trì vào thời điểm dầu năm 2001, giá đất đang có tranh chấp là 4.5 triệu/m2. Như vậy, giá giao dịch thực tế ngôi nhà đó cao hơn rất nhiều so với giá mà Hội đồng định giá đã định. Để khắc phục những vướng mắc trong định giá tài sản, Tòa án các cấp cần quán triệt chặt chẽ hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao trong NQ 02/2000/ NQ- HĐTP là giá trị giao dịch thực tế trên thị trường là căn cứ bắt buộc. Để xác định đúng giá giao dịch thực tế của tài sản đang có tranh chấp, Tòa án có thể căn cứ vào sự thỏa thuận của đương sự, khi đương sự không có thỏa thuận hoặc có nhưng thỏa thuận đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Tòa án cần thành lập Hộ đồng định giá với sự tham gia của các chuyên gia công tác tại cơ quan chức năng như địa chính, thuế, hải quan, ngân hàng….Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp đây là vấn đề bất cập nhất. Do chưa có một tổ chức định giá tài sản thống nhất nên khi cần thành lập Hội đồng định giá tài sản, Tòa án các cấp thành rơi vào tình trạng “ bị động’ về con người và kết quả định giá dẫn đến quyết định trên cơ sở kết luận định giá không chính xác. - Trong trường hợp vợ chồng sống hoặc canh tác trên nhà ở hoặc đất của cha mẹ, vợ chồng khi li hôn họ có tranh chấp liên quan đến tài sản này, thì cũng là loại tranh chấp phức tạp và một số Tòa án vẫn còn thiếu sót, vướng mắc trong việc giải quyết loại việc này. Trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một hiện tượng rất phổ biến, bố mẹ có thể tuyên bố cho vợ chồng người con, nhưng lại chưa sang tên cho họ, khi vợ chồng người con li hôn thì bố mẹ tuyên bố không cho nữa hoặc bản thân các đương sự lại có tranh chấp với nhau. Giải quyết vấn đề này, một số Tòa án vẫn xác định nhà ở và đất là tài sản của vợ chồng người con dẫn tới vi phạm pháp luật. Tính phức tạp cũng còn được đặt ra đối với trường hợp khi vợ chồng người con li hôn, cha mẹ có yêu cầu là họ đã cho vợ chồng người con vay tiền để mua nhà hoặc đất( thường yêu cầu này được con đẻ thừa nhận ) nay yêu cầu vợ chồng phải trả khoản nợ đó bằng tiền hoặc tuyên bố cho người con đẻ khoản nợ đó để tính công sức vào giá trị đất. Đối với vụ việc này, Tòa án cần áp dụng nguyên tắc trách nhiệm chứng minh thuộc về cha mẹ là người có yêu cầu. Tuy nhiên trong giải quyết một số tranh chấp này, mặc dù đương sự không có hoặc không đủ chứng minh, có Tòa án vẫn chấp nhận yêu cầu của đương sự đưa ra. KẾT LUẬN Nhìn chung việc xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi li hôn là vấn đề phức tạp và khó khăn, nó đòi hỏi các cấp Tòa án phải xem xét suy nghĩ một cách hết sức cẩn trọng trước khi đưa ra bản án, để xác định một cách chính xác đúng tài sản thuộc quyền sở hữu của bên nào. Xét trong một khía cạnh nào đó cần lưu ý đến phong tục tập quán của người dân để xét xử cho hợp tình hợp lí, đặc biệt khi xác định quyền sử dụng đất của vợ chồng khi li hôn phải chú ý đến yêu cầu của người phụ nữ và định hướng giải quyết vụ án có lợi cho người phụ nữ và con cái. Giảm thiểu tối đa tranh chấp gây gắt và thiệt thòi cho các đương sự. Vì thế các nhà làm luật và thi hành luật cần cố gắng công minh trong khi làm nhiệm vụ nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật hiện hành. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ điển giải thích Luật học, NXB. Công an Nhân dân 1999 2. Giải thích Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân 2007 3. Giải thích Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trường ĐH Huế 4. Chỉ dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Tư pháp, 2006 5. Bộ Luật Dân sự năm 2005, NXB. Chính trị Quốc gia 6. Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, NXB. Chính trị Quốc gia năm 2006 7. Mô hình Luật Hôn nhân và gia đình. Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2001 8. Quốc Triều hình Luật lịch sử hình thành nội dung về giá trị, NXB Lao động xã hội, năm 2004 9. Tạp chí Luật học số 4/2003. Trường ĐH Luật Hà Nội 10. Đặc Sản Nghệ thuật. Học viện Tư pháp số 8/2004 tr.30 11. Nghị Quyết 02/2000/NQ - HHĐTF ngày 23/12/00 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quyết định của Luật Hôn nhân gia đình 12. NĐ 70/2001/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quyết định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân gia đình 13. Các Luận văn, luận án và các điều kiện liên quan khác. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35998.doc
Tài liệu liên quan