Luận văn Vận dụng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Cosevco

Trong cơ chế thị trường, tính năng động, tự chủ, sáng tạo của các doanh nghiệp được đề cao. Chính điều này mà ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng. Thực tế quá trình xây lắp tại công ty có khi năng suất lao động tăng nhưng cũng có khi năng suất lao động giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau cả về chủ quan lẫn khách quan. Công ty cần nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động để từ đó có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động, Để làm được điều đó càn tiến hành các giải pháp sau : - Điều chỉnh cơ cấu lao động hợp lý : Đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là mang tính thời vụ, không ổn định và có tính chất lưu động cao cho nên số lao động trực tiếp có lúc tập trung rất nhiều, có lúc rất ít. Chính điều này làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu, mở rộng thị trường , công ty cần tổ chức nghiên cứu điều kiện thời tiết để có thể điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với mùa xây dựng ở từng thị trường, từ đó tạo nên sự đều đặn thường xuyên trong việc góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động. - Trong cơ chế hiện nay, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ giữa các ngành, các lĩnh vực. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả, điều cơ bản là phải quan tâm đến lợi ích của người lao động để họ có niềm say mê, hăng hái, có tinh thần lao động cao nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành. Muốn làm được điều này công ty phải tìm ra động lực kích thích người lao động. Ngoài ra phải có chính sách, cơ chế làm việc giúp người lao động yên tâm, phấn chấn trong công việc. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm hơn nữa đến chế độ phân phối lợi ích cho từng người, chế độ đãi ngộ nhân sự, áp dụng các chế độ thưởng phạt công bằng và thực sự công khai.  Tóm lại, để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí xây lắp nói riêng và nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động của công ty nói chung, công ty có rất nhiều biện pháp để sử dụng. Tuy nhiên để sự thay đổi mang lại tác dụng lớn, công ty cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho biện pháp này có tác động tích cực tới biện pháp kia. Có như vậy công ty mới khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và tạo việc làm cho người lao động.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Cosevco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do nhu cầu của bản thân công ty mà đó còn là để phù hợp với xu thế chung của các doanh nghiệp. 2. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị Qua quá trình nghiên cứu học tập tại nhà trường và qua thực tế thực tập tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Cosevco, em nhận thấy với điều kiện hiện tại của công ty, việc tổ chức kế toán quản trị thành một hệ thống riêng biệt so với kế toán tài chính là biện pháp không khả thi. Thứ nhất, nó đòi hỏi khá nhiều chi phí cho công tác tổ chức một phòng kế toán quản trị. Thứ hai, cần phải mất nhiều thời gian và công sức để đào tạo được một bộ máy kế toán quản trị chuyên biệt. Thứ ba, trong điều kiện của công ty hiện nay, việc tách biệt hai hệ thống kế toán chưa thực sự cần thiết và gây ra lãng phí về nhân lực, trong khi công ty đang chú trọng đến việc sắp xếp, tinh giảm bộ máy quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh. Do đó, theo em nên xây dựng bộ máy kế toán quản trị trong mối quan hệ với kế toán tài chính. Theo đó, bộ máy kế toán quản trị vừa đảm bảo tính thống nhất vừa đảm bảo tính độc lập tương đối với kế toán tài chính. Một số nhân viên kế toán tài chính có thể kiêm nhiệm chức năng kế toán quản trị tuỳ theo khả năng. Kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với kế toán tài chính, song vẫn phải đảm bảo rằng nó chỉ cung cấp thông tin phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp mà thôi. Để áp dụng cách thức tổ chức này, cần phải có sự phân công phân nhiệm lại về chức năng, nhiệm vụ giữa các kế toán viên trong phòng kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị được thể hiện qua sơ đồ sau: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán phó kiêm kế toán tổng hợp kiêm lập báo cáo kế toán quản trị Kế toán lập dự toán Kế toán phân tích, đánh giá Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng kiêm kế toán vật tư tài sản Thủ quỹ Kế toán tại các xí nghiệp trực thuộc Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng, nhiệm vụ: - Kế toán trưởng: ngoài nhiệm vụ điều hành hoạt động của bộ máy kế toán tài chính còn kiêm nhiệm việc điều hành hoạt động của bộ máy kế toán quản trị. Kế toán trưởng là người nhận yêu cầu cung cấp thông tin của ban giám đốc công ty để tiến hành tổ chức cung cấp thông tin cho quản lý. Kế toán trưởng là người nhận những thông tin tổng hợp từ các nhân viên kế toán trong phòng để có những ý kiến đề xuất phục vụ cho việc lựa chọn quyết định quản trị tối ưu. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp kiêm lập các báo cáo kế toán quản trị: Vì phó phòng kế toán cũng chính là kế toán tổng hợp của công ty, là người chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp và cũng là người lập các Báo cáo tài chính, do đó kế toán tổng hợp có đầy đủ thông tin và khả năng để lập các Báo cáo kế toán quản trị. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ nhận thông tin từ các kế toán viên tài chính khác để có được đánh giá tổng hợp về kết quả hoạt động trong kỳ, đồng thời nhận bảng Dự toán chi tiết từ kế toán lập dự toán để tiến hành so sánh giữa thực tế và kế hoạch để lập nên các Báo cáo kế toán quản trị. Tham mưu cho kế toán trưởng trong việc điều hành bộ máy kế toán quản trị. - Kế toán lập dự toán: Có nhiệm vụ lập ra các dự toán chi tiết về chi phí phát sinh trong kỳ, liên lạc thường xuyên với phòng kế hoạch- kinh doanh và bộ phận thiết kế công trình để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập dự toán của mình. Phối hợp với lập báo cáo kế toán quản trị để cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo kế toán quản trị và đưa ra ý kiến để việc lập báo cáo kế toán quản trị được xác thực và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của ban giám đốc. - Kế toán phân tích đánh giá: Căn cứ vào các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và dự toán đã được lập để tiến hành phân tích và đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty trong kỳ. Nếu phát sinh biến động giữa thực tế so với kế hoạch, kế toán phân tích đánh giá phải tiến hành phân tích chi tiết để tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó. Kế toán phân tích đánh giá cũng có nhiệm vụ đưa ra những dự báo về tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh trong các kỳ tiếp theo. - Các kế toán viên tài chính (kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng kiêm kế toán vật tư tài sản, thủ quỹ): có nhiệm vụ cung cấp các thông tin tài chính phát sinh trong kỳ để phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị và hỗ trợ bộ phận kế toán quản trị hoàn thành tốt chức năng của mình. Cụ thể là: Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm về công tác thanh toán tại công ty. Có nhiệm vụ cung cấp thông tin về tình hình thanh toán phục vụ cho việc lập dự toán cũng như lập các báo cáo kế toán quản trị. Kế toán ngân hàng kiêm kế toán vật tư tài sản: có nhiệm vụ cung cấp thông tin về các giao dịch kinh tế có liên quan đến ngân hàng. Cung cấp thông tin về tình hình biến động vật tư, công cụ lao động, tài sản tại công ty cũng như tại các xí nghiệp trực thuộc. Thủ quỹ: cung cấp thông tin về số tiền còn tồn quỹ cũng như tình hình thu- chi quỹ tiền mặt tại công ty. Với mô hình tổ chức như trên, đòi hỏi các kế toán viên phải có sự phối hợp thường xuyên và nhịp nhàng với nhau để có được những thông tin kịp thời và chính xác. Bởi vì sự chậm trễ của một phần hành nào đó trong bộ máy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của các phần hành khác và tiến độ làm việc chung của bộ máy kế toán. 3. Mối quan hệ thông tin giữa kế toán quản trị và các phòng ban khác trong công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Nếu như thông tin do kế toán tài chính cung cấp phản ánh những sự kiện đã xảy ra, chủ yếu cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp thì thông tin do kế toán quản trị cung cấp chú trọng hơn đến tương lai và chủ yếu cung cấp cho nội bộ công ty. Mối quan hệ thông tin giữa kế toán quản trị với các phòng ban khác trong công ty là mối quan hệ hai chiều: kế toán quản trị nhận thông tin từ các phòng ban khác trong công ty, tiến hành xử lý, tính toán để cung cấp thông tin phản hồi cho các phòng ban theo yêu cầu đặt ra. Như vậy, để thực hiện tốt công tác kế toán quản trị cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa kế toán quản trị và các phòng ban khác trong công ty. Cụ thể là: - Đối với công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh: Kế toán quản trị phải liên hệ với phòng kế hoạch- kinh doanh để có bảng dự toán chi tiết và kế hoạch sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho việc lập dự toán chi tiết. Ngoài ra kế toán quản trị phải liên hệ với phòng kỹ thuật và bộ phận thiết kế công trình để có được các thiết kế kỹ thuật và bảng phân tích đơn giá chi tiết của từng công việc thi công. Bộ phận kế toán quản trị cũng phải liên lạc với phòng tổ chức- hành chính để có được các thông tin về lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp - Đối với công tác phân tích đánh giá: Trên cơ sở báo cáo do các phòng ban gửi đến, kết hợp với thông tin thu thập được, kế toán sẽ tiến hành phân tích từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra nhận xét đánh giá dưới dạng các báo cáo gửi đến các phòng ban có liên quan. III. TỔ CHỨC THU THẬP THÔNG TIN Để hoạt động có hiệu quả, người quản lý cần một lượng thông tin hữu ích từ các báo cáo bộ phận như các cấp phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận cung cấp nguyên vật liệu hay bộ phận kinh doanh nhằm xem xét ở đâu có vấn đề để tăng cường kiểm soát chi phí, đánh giá trách nhiệm của bộ phận trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế xảy ra trong quá khứ mà còn sử dụng các phương pháp riêng của mình để phân tích chi tiết, diễn giải các dữ liệu một cách cụ thể, dễ hiểu nhất, đồng thời cung cấp các dự báo trong tương lai để giúp nhà quản trị đưa ra được các quyết định một cách nhanh chóng, tối ưu, nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý. Với vai trò đó của kế toán quản trị, hệ thống cung cấp thông tin mà công ty đang sử dụng hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho quản lý. Do đó công ty nên tổ chức lại hệ thống thu thập và cung cấp thông tin theo hướng có sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Theo đó kế toán quản trị có thể sử dụng những thông tin do kế toán tài chính cung cấp để phục vụ cho công tác của mình. Cách tổ chức thu thập thông tin này có ưu điểm: - Những người có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán tại công ty đều có thể sử dụng chung các thông tin của cùng một hình thức kế toán - Cách thức tổ chức thu thập thông tin này tiết kiệm chi phí hơn so với việc tổ chức thành 2 hệ thống kế toán riêng biệt: kế toán tài chính và kế toán quản trị. Thứ nhất, nó giúp giảm bớt số lượng nhân viên trong phòng kế toán và do đó giảm bớt chi phí lương phải trả. Một số nhân viên kế toán tài chính có thể kiêm nhiệm thêm chức năng kế toán quản trị và như vậy bộ máy kế toán sẽ được tinh giảm gọn nhẹ hơn. Thứ hai, nó giúp giảm bớt số lượng chứng từ sổ sách và như vậy tiết kiệm được chi phí cần có để thiết kế hệ thống sổ sách. Số lượng chứng từ sổ sách được giảm bớt cũng giúp cho khối lượng công việc của kế toán viên được giảm nhẹ hơn. Thứ ba, nó giúp tiết kiệm chi phí bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách. Tất nhiên, với đà phát triển của công ty, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty thì nhu cầu thông tin cần cung cấp cho nhà quản lý cũng không ngừng tăng lên. Đến một lúc nào đó khi nhu cầu thông tin đã quá lớn thì hệ thống kế toán hỗn hợp sẽ không đủ sức đáp ứng. Khi đó lại phải cần tách biệt thành 2 hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị riêng biệt nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Còn hiện tại, trong điều kiện công ty chưa tổ chức kế toán quản trị thì việc tổ chức hệ thống kế toán hỗn hợp này là hết sức cần thiết và cấp bách. IV. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ 1. Lập dự toán chi phí sản xuất: Để đạt được lợi nhuận như mong muốn và chủ động trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải lập các dự toán kinh doanh. Công tác lập dự toán chi phí sản xuất ở công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco chỉ mới dừng lại ở việc lập dự toán tổng hợp, chưa đi sâu vào việc lập dự toán chi tiết để cung cấp thông tin chi tiết cho quản lý. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, công ty nên tổ chức lập dự toán chi tiết chi phí sản xuất về từng loại chi phí phát sinh cũng như các yếu tố chi phí trong từng loại chi phí đó. Hiện nay, phòng kế hoạch- kinh doanh của công ty chịu trách nhiệm lập ra Bảng dự toán chi tiết. Tuy nhiên, Bảng dự toán chi tiết này cũng chỉ dừng lại ở việc chi tiết chi phí sản xuất thành 3 loại chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể trong từng loại chi phí đó có những yếu tố nào và phát sinh là bao nhiêu. Như vậy sẽ rất khó cho công tác quản lý khi tìm ra nguyên nhân biến động nếu trong thực tế các loại chi phí này biến động vượt kế hoạch. Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thông tin của nhà quản lý, bộ phận kế toán quản trị của công ty nên chịu trách nhiệm lập ra Dự toán chi tiết chi phí sản xuất trên cơ sở Bảng dự toán chi tiết của phòng kế hoạch- kinh doanh. Bộ phận lập dự toán cần phải liên hệ với phòng kế hoạch- kinh doanh để có được những thông tin chi tiết về kế hoạch chi phí dự kiến thực hiện trong kỳ. Nhất là cần phải có được Bảng phân tích đơn giá chi tiết để làm căn cứ lập dự toán chi tiết. Cụ thể quy trình lập dự toán chi tiết như sau: - Căn cứ vào Bảng phân tích đơn giá chi tiết do phòng kế hoạch- kinh doanh cung cấp, ta sẽ xác định được định mức tiêu hao và đơn giá chi tiết cho từng yếu tố chi phí. - Từ Bảng dự toán chi tiết của phòng kế hoạch- kinh doanh và đơn giá chi tiết của từng yếu tố chi phí, ta tiến hành chi tiết các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công để có được chi phí trong đơn giá chi tiết. - Căn cứ vào bảng dự toán tổng hợp ta có được công thức tính để tính dự toán chi phí cần chi ra trong kỳ đối với từng loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công - Lên Dự toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí Để lập dự toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công cho quý IV/2006 thì căn cứ lập dự toán vẫn là Bảng phân tích đơn giá đã trình bày ở phần 2. Tuy nhiên, từ Bảng phân tích đơn giá này, ta sẽ tiến hành lọc ra một cách chi tiết hơn xem trong từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công mỗi loại chi phí này bao gồm các yếu tố nào và mỗi yếu tố đó phát sinh là bao nhiêu. Bảng phân tích đơn giá được lập như sau: BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ Công trình: Nhà kho chứa thành phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Đà Nẵng Quý IV/2006 SH ĐG SHĐM Hạng mục Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền 1d* BA.1442 BJ.1412 Đào móng cột, đất cấp II B-Nhân công Nhân công bậc 2.7/7 Vận chuyển tiếp Ô tô tự đổ cự ly vận chuyển 10km, đất cấp II C- Máy thi công: - Ô tô tự đổ 5 T 1m3 công 1m3 ca 1,0200 0,0480 40.652,6 433.777,4 41.465,7 41.465,7 20.821,3 20821,3 1d HA.1111 Bê tông đá dăm lót móng, R<=250 Vữa bê tông đá 4x6 M100 A- Vật liệu B- Nhân công: - Nhân công bậc 3.0/7 C- Máy thi công : -Máy trộn 250 1 -Máy đầm bàn 1 KW 1m3 m3 Công Ca Ca 1,6500 0,0950 0,0890 41.707,7 134.780,8 45.535,0 252.670,1 68.817,7 68.817,7 16.856,8 12.804,2 4.052,6 2d TT2 GC cửa đi sắt và cửa đẩy A-Vật liệu - GC cửa đi sắt và cửa đẩy m2 m2 1,0000 420.000,0 420.000,0 420.000,0 ……………………. 1.1. Lập dự toán chi tiết nhu cầu vật liệu: Dự toán này được lập nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho Ban lãnh đạo về dự tính các loại nguyên vật liệu cần sử dụng để thi công các hạng mục trong quý IV/2006, số lượng vật liệu từng loại cần sử dụng cũng như số tiền phát sinh của từng loại vật liệu đó. Để lập dự toán này, kế toán lập dự toán tiến hành lọc từ Bảng phân tích đơn giá xem trong từng hạng mục công trình cần sử dụng những loại vật liệu nào và giá của chúng là bao nhiêu. Sau đó kế toán lập dự toán sẽ tiến hành tổng hợp lại theo từng loại vật liệu và lên dự toán chi tiết nhu cầu vật liệu: Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT NHU CẦU VẬT LIỆU Công trình: Nhà kho chứa thành phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Đà Nẵng Quý IV/2006 TT Tên, chủng loại, quy cách Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Trong đơn giá Dự toán 1. Xi măng Tấn 164 820.000 134.480.000 134.480.000 2. Phụ gia siêu dẻo Bao 1.200 9.856 11.827.200 11.827.200 … ……… …. ......... ………. …………….. …………….. Tổng cộng 249.307.200 249.307.200 Ngày…tháng…năm… Người lập Trong đó: Thành tiền trong đơn giá = Số lượng* đơn giá Thành tiền dự toán = Thành tiền trong đơn giá Công thức tính thành tiền dự toán (chi phí vật liệu trực tiếp dự toán) được lấy từ công thức tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Dự toán tổng hợp 1.2. Lập dự toán chi tiết nhu cầu nhân công: Dự toán này được lập nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho Ban lãnh đạo Công ty về dự tính số lượng công nhân trực tiếp xây lắp cần sử dụng để hoàn thành các hạng mục công trình trong quý theo từng bậc thợ và số tiền lương cần phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp theo từng bậc thợ. Để lập dự toán này, kế toán lập dự toán tiến hành lọc từ Bảng phân tích đơn giá xem với mỗi hạng mục công trình cần thi công trong quý phải sử dụng bao nhiêu nhân công và số tiền lương phải trả là bao nhiêu. Sau đó kế toán lập dự toán sẽ tiến hành tổng hợp theo từng bậc thợ và lên Dự toán chi tiết nhu cầu nhân công: Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT NHU CẦU NHÂN CÔNG Công trình: Nhà kho chứa thành phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Đà Nẵng Quý IV/2006 TT Loại thợ, bậc thợ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Trong đơn giá Dự toán 1. 2,5/7 công 73,12 11.889 869.323,68 1.747.342,57 2. 3,0/7 công 435,15 12.413 5.401.516,95 21.410.100,77 3. 3,5/7 công 3.145,45 12.971 40.799.631,95 161.718.317,2 4. 3,7/7 công 56,425 13.194 744.471,45 2.950.876,38 5. 4,0/7 công 3.457,14 13.529 46.771.647,06 185.389.712,9 ………. Tổng cộng 109.497.145,9 434.016.027 Ngày…tháng…năm… Người lập Trong đó: Thành tiền trong đơn giá = Số lượng * Đơn giá Thành tiền dự toán = Thành tiền trong đơn giá * 2,01 * (1 + 0,972) Công thức tính thành tiền dự toán (chi phí nhân công trực tiếp dự toán) được lấy từ công thức tính chi phí nhân công trực tiếp trong Dự toán tổng hợp. 1.3. Lập dự toán chi tiết nhu cầu máy thi công: Dự toán này được lập nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho Ban lãnh đạo công ty về dự tính số lượng máy thi công cần sử dụng để thực hiện công tác xây lắp trong kỳ theo từng loại máy và tổng số tiền cần thiết phải chi ra đối với từng loại máy. Để lập được dự toán này, kế toán lập dự toán cũng tiến hành lọc từ Bảng phân tích đơn giá xem mỗi hạng mục công trình cần sử dụng các loại máy nào và tổng chi phí phát sinh ứng với máy đó là bao nhiêu. Sau đó kế toán lập dự toán sẽ tiến hành tổng hợp lại theo từng loại máy thi công và lên bảng dự toán chi tiết: Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT NHU CẦU MÁY THI CÔNG THEO TỪNG LOẠI MÁY Công trình: Nhà kho chứa thành phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Đà Nẵng Quý IV/2006 TT Loại máy Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Trong đơn giá Dự toán 1. Máy cắt uốn ca 3,14 39.789 124.937,46 158.655 2. Máy ủi ca 3,42 669.348 3.391.770,16 4.307.134,9 3. Máy trộn 250 1 ca 17,14 96.272 1.650.102,08 2.095.428,63 4. Máy đầm cóc ca 19,14 50.170 960.253,8 1.219.405,35 5. Máy khoan ca 8,24 13.922 114.717,28 145.676,97 6. Ô tô tưới nước ca 6,14 343.052 2.106.339,28 2.674.794,29 …………….. …………….. …………….. Tổng cộng 19.935.177,56 253.145.247 Ngày…tháng…năm… Người lập Trong đó: Thành tiền trong đơn giá = Số lượng * Đơn giá Thành tiền dự toán = Thành tiền trong đơn giá*1,13*1,055*(1 + 0,0652) Công thức tính thành tiền dự toán (chi phí máy thi công dự toán) được lấy từ công thức tính chi phí máy thi công trong dự toán tổng hợp. 2. Lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Như đã nói ở phần 2 của đề tài, công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco không trực tiếp thi công công trình mà chỉ tiến hành đấu thầu rồi giao khoán lại cho các công ty thành viên và các xí nghiệp trực thuộc. Do đó chi phí phát sinh tại bộ phận văn phòng công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco chỉ bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, còn các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh ở phạm vi xí nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là nhân tố cần được bù đắp bằng doanh thu tiêu thụ trong kỳ, do đó những khoản chi phí này càng tiết kiệm thì lợi nhuận của công ty lại càng tăng thêm. Tiết kiệm ở đây mang ý nghĩa là không lãng phí những khoản chi phí không cần thiết chứ không có nghĩa là cắt giảm mọi khoản chi phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Để góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp thì khoản mục chi phí này cần được xem xét một cách chi tiết để lập kế hoạch chi phí và theo dõi thực tế với kế hoạch để đưa ra các biện pháp quản lý tốt nhất Tuy nhiên, hiện nay công cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco mới chỉ tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất, còn đối với dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp thì việc lập dự toán chưa được quan tâm đúng mức. Công ty chưa tiến hành lập dự toán cho khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty cũng chưa tiến hành phân định chi phí quản lý doanh nghiệp thành 2 yếu tố biến phí và định phí, do đó sẽ rất khó cho ban lãnh đạo công ty trong việc tìm ra nguyên nhân biến động chi phí và ra các quyết định về quản lý chi phí. Để giúp ban lãnh đạo công ty có biện pháp kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán lập dự toán cần phải tiến hành phân loại các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp và lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng yếu tố chi phí một cách chi tiết. 2.1. Phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp: Để phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp, ta có thể lựa chọn cách thức phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chỉ bao gồm định phí quản lý doanh nghiệp, không bao gồm biến phí quản lý doanh nghiệp. Mặc dù các yếu tố chi phí như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí vật liệu quản lý, thuế phí và lệ phí, chi phí bằng tiền khác tuy không phát sinh bằng nhau trong từng quý nhưng chúng không biến đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của công ty và không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng nên được coi như là định phí. Định phí quản lý doanh nghiệp có thể phân thành: - Định phí bắt buộc: bao gồm lương nhân viên quản lý; khấu hao TSCĐ; phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho nhân viên quản lý. Định phí bắt buộc là các định phí tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và không thể cắt giảm đến bằng 0 trong một thời gian ngắn. Với các định phí bắt buộc, các nhà quản trị thường rất khó can thiệp để có thể cắt giảm nhằm hạ thấp chi phí trong kỳ - Định phí tuỳ ý: bao gồm chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại…), chi phí vật liệu quản lý, chi phí bằng tiền khác (chi phí tiếp khách, đi công tác, hội nghị…). Định phí tuỳ ý thường liên quan đến các kế hoạch ngắn hạn của công ty và có thể cắt bỏ trong trường hợp cần thiết. Như vậy, đối với định phí tuỳ ý, các nhà quản trị tuỳ theo từng thời kỳ có thể ra các quyết định cắt giảm định phí tuỳ ý nhằm giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong thời kỳ đó nếu xét thấy cần thiết. Các nhà quản lý cũng có thể đề ra các quyết định quản trị phù hợp nhằm tiết kiệm bớt lượng định phí tuỳ ý phải bỏ ra. 2.2. Xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Để xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006, kế toán căn cứ vào số liệu thực tế của chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm 2005. Chi phí quản lý doanh nghiệp từng quý của năm 2006 được xác định bằng mức trung bình 1 quý của năm 2005 (tức là bằng ¼ chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2005) Ta có số liệu chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 như sau: - Lương nhân viên quản lý: 749.741.100 đ - Khấu hao TSCĐ: 103.214.288 đ - Chi phí đồ dùng văn phòng: 8.540.000 đ - Chi phí dịch vụ mua ngoài: 10.000.000 đ - Chi phí khác bằng tiền: 27.400.000 đ - BHXH, BHYT, KPCĐ: 127.347.408đ - Chi phí vật liệu quản lý: 11.200.000 đ - Thuế, phí và lệ phí: 6.000.000 đ Từ các số liệu trên ta tiến hành lập bảng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp quý IV/2006: Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và Xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Quý IV/2006 Bộ phận: Văn phòng công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco STT Chỉ tiêu Số tiền I. 1. 2. 3. Định phí bắt buộc Lương nhân viên quản lý Khấu hao tài sản cố định Phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho nhân viên quản lý 245.075.699 187.435.275 25.803.572 31.836.852 II. 1. 2. 3. 4. 5. Định phí tuỳ ý Chi phí vật liệu quản lý Chi phí đồ dùng văn phòng Thuế, phí và lệ phí Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 15.785.000 2.800.000 2.135.000 1.500.000 2.500.000 6.850.000 Tổng cộng: 260.860.699 Ngày…tháng…năm… Người lập V. TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ Các báo cáo kế toán quản trị nói chung và báo cáo kế toán quản trị chi phí nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản lý. Nó cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý để lập kế hoạch điều phối và kiểm tra các hoạt động sản xuất- kinh doanh trong kỳ. Các báo cáo này là một thông báo, cho phép họ dựa vào đó để ra quyết định quản trị nói chung và quyết định quản trị chi phí nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco, các báo cáo kế toán quản trị chưa được lập. Công ty chỉ dừng lại ở việc lập các báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước. Tổ chức báo cáo kế toán quản trị chi phí thực chất là việc kế toán căn cứ vào kế hoạch chi phí đã được lập và tình hình thực hiện chi phí trong kỳ để lập ra các báo cáo kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp thông tin về chi phí trong kỳ cho ban lãnh đạo công ty. Giữa kế toán chi tiết chi phí và dự toán chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dự toán chi phí cung cấp thông tin về tình hình công việc thi công dự kiến làm trong kỳ cũng như các chi phí dự kiến bỏ ra để hoàn thành công việc thi công đó. Kế toán chi tiết chi phí cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện chi phí trong kỳ. Đối chiếu, so sánh giữa kế toán chi tiết chi phí và dự toán chi phí chúng ta có thể biết được trong kỳ đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch thi công và mức chi phí thực tế bỏ ra là cao hơn, thấp hơn hay đúng kế hoạch. Từ đó ban lãnh đạo công ty sẽ chỉ đạo việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động chi phí so với kế hoạch và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục việc gia tăng chi phí, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho công ty. Theo em, với tình hình thực tế hiện nay của công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco, có thể thiết kế một số báo cáo kế toán quản trị chi phí như sau: 1. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất: ( Xem trang dưới ) - Mục đích: Giúp cho nhà quản trị kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất cung trong kỳ. - Cơ sở lập: Dự toán chi phí sản xuất đã được lập. Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tập hợp chi phí. - Phương pháp lập: Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất tiến hành liệt kê các khoản mục (yếu tố) chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tập hợp chi phí để biết được kế hoạch chi phí. Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung ta sẽ xác định được phần chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Lấy phần chi phí thực tế trừ đi phần chi phí được lập theo kế hoạch ta sẽ đánh giá được mức biến động tăng (giảm) các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ. Lấy mức biến động chia cho kế hoạch ta sẽ xác định được tỷ lệ % biến động của từng khoản mục chi phí và của chi phí sản xuất thực tế so với kế hoạch. 2. Báo cáo tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp : (xem trang dưới) - Mục đích: Giúp nhà quản trị kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp tại một kỳ kế toán. - Cơ sở lập: Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp đã được lập Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng đối tượng tập hợp chi phí. - Phương pháp lập: Căn cứ vào dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp tiến hành liệt kê các khoản mục (yếu tố) chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng đối tượng tập hợp chi phí để biết được kế hoạch chi phí. Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp ta sẽ xác định được phần chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ Lấy phần chi phí thực tế trừ đi phần chi phí được lập theo kế hoạch ta sẽ đánh giá được mức biến động tăng (giảm) chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ Lấy mức biến động chi phí quản lý doanh nghiệp chia cho kế hoạch ta sẽ tính được tỷ lệ % biến động của từng yếu tố chi phí và của chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế so với kế hoạch Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006 Công trình: Nhà kho chứa thành phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Đà Nẵng Khoản mục chi phí Số tiền (đ) Chênh lệch Kế hoạch Thực tế Mức (đ) Tỷ lệ (%) I. Chi phí trực tiếp 1. Chi phí vật liệu 2. Chi phí nhân công 3. Chi phí máy thi công 936.468.501 249.307.200 434.016.027 253.145.274 1.001.162.821 250.438.346 429.250.150 321.473.826 64.694.320 1.131.146 (4.765.877) 68.328.552 6,9 0,45 (1,1) 26,99 II. Chi phí chung 270.377.390,9 198.494.848 (71.882.542,9) (26,59) Tổng cộng 1.206.845.892 1.199.657.170 (7.188.722) (0,59) Ngày…tháng…năm… Người lập Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006 Bộ phận: Văn phòng công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Yếu tố chi phí Số tiền Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện Mức (đ) Tỷ lệ (%) I. Định phí bắt buộc: 1. Lương nhân viên quản lý 2. Khấu hao TSCĐ 3. Phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ 245.075.699 187.435.275 25.803.572 31.836.852 245.075.699 187.435.275 25.803.572 31.836.852 0 0 0 0 0 0 0 0 II. Định phí tuỳ ý: 1. Chi phí vật liệu quản lý 2. Chi phí đồ dùng văn phòng 3. Thuế, phí và lệ phí 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 5. Chi phí khác bằng tiền 15.785.000 2.800.000 2.135.000 1.500.000 2.500.000 6.850.000 9.650.147 0 0 0 2.415.000 7.235.147 (6.134.853) (2.800.000) (2.135.000) (1.500.000) (85.000) 385.147 (3887) (100) (100) (100) (3,4) 5,62 Tổng cộng: 260.860.699 254.725.846 (6.134.853) (2,35) Ngày…tháng…năm… Người lập 3. Báo cáo chi phí theo khoản mục : - Mục đích: Giúp nhà quản trị kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng chi phí trong toàn doanh nghiệp tại một kỳ kế toán. - Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất trong kỳ. - Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tính ra tỷ lệ phần trăm (%) của từng loại chi phí trong tổng chi phí để xác định mức độ biến động và ảnh hưởng của từng loại chi phí đến kết quả sản xuất- kinh doanh trong kỳ Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng BÁO CÁO CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006 Khoản mục chi phí Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 250.438.346 17,23 2. Chi phí nhân công trực tiếp 429.250.150 29,54 3. Chi phí sử dụng máy thi công 321.473.826 22,12 4. Chi phí sản xuất chung 198.494.848 13,66 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 253.556.743 17,45 Tổng cộng 1.453.213.913 100,00 Ngày…tháng…năm… Người lập VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ Trong xu hướng hội nhập như ngày nay cạnh tranh gay gắt là vấn đề không thể tránh khỏi, để có được chỗ đứng trên thị trường công ty phải dùng nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, muốn giá thành hạ mà vẫn có lợi nhuận công ty phải tiết kiệm chi phí nhưng chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế em xin đề xuất một số ý kiến góp phần làm giảm chi phí : 1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Đối với lĩnh vực xây lắp, việc quản lý vật tư đem lại hiệu quả một nửa cho công ty trong việc hạ giá thành sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường công ty cần phải hạ thấp chi phí vật tư. Do vật tư chiếm một tỷ lệ rất lớn trong sản phẩm nên giảm chi phí vật tư sẽ giúp cho công ty giảm chi phí thi công xuống rất nhiều. Nhưng giảm không có nghĩa là cắt xén vật tư. Sau đây là một số biện pháp nhằm hạ chi phí vật tư : - Giảm chi phí thu mua và vận chuyển vật tư tới tận chân công trường : để làm được điều đó công ty cần thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp vật tư tín nhiệm. Đồng thời, công ty phải thường xuyên nghiên cứu, khảo sát giá cả vật tư trên thị trường để tránh tình trạng bị mua với giá cũ và thực tế giá trên thị trường đã hạ. - Mua vật tư xong, công ty phải tổ chức vận chuyển về kho công trường. Để giảm chi phí vận chuyển, công ty nên nghiên cứu tìm ra con đường ngắn nhất. Ngày nay, các công ty cung ứng vật tư ở nước ta đã phát triển rất nhanh, mỗi công ty lại có chi nhánh ở khắp mọi nơi trên cả nước. Do đó, khi công ty có mối liên hệ thường xuyên với họ thì bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu công ty có nhu cầu thì nhà cung cấp sẽ vận chuyển vật tư tới tận chân công trình. Như vậy, chi phí thu mua và vận chuyển vật tư về công trường sẽ được giảm xuống. - Thu mua các loại nguyên vật liệu có cùng tính chất nhưng rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình thay thế cho các loại nguyên vật liệu đắt tiền. Để tránh thất thoát trong quá trình vận chuyển vật tư, sau khi ký hợp đồng mua vật tư với nhà cung cấp, đến thời hạn cán bộ cung ứng vật tư sẽ đi áp tải vật tư về tận công trình, hai bên sẽ tiến hành lập biên bản giao nhận vật tư. - Tận dụng các loại vỏ bao bì như : Vỏ bao xi măng…. để hứng vữa đổ ra. Ngoài ra, trong trường hợp công ty phá dỡ công trình cũ để xây lại mới thì công ty nên tổ chức vận dụng phế liệu thu hồi chặt chẽ hơn. Đây thực sự là nguồn quan trọng giúp công ty giảm bớt phần vật tư mới cần mua cho thi công. Cán bộ giám sát thi công phải có mặt thường xuyên tại công trường nhằm kiểm tra và giám sát kỹ thuật cũng như chất lượng vật tư, tránh tình trạng lãng phí vật tư do chạy đua theo khối lượng công việc nhằm tăng năng suất lao động để tăng thêm thu nhập. 2. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung : Công ty cần phân công công việc rõ ràng, quy trách nhiệm cụ thể cho từng người và giảm bớt lao động gián tiếp. Ở mỗi công trình nên giao việc chấm công cho một người đảm nhận và nhắc nhở công nhân tại công trình thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình. Nên giao phần việc này cho bộ phận kỹ thuật. Bởi vì, ngoài việc kiểm tra, kiểm soát thi công, họ đủ chuyên môn để phân công lao động chính, phụ ở mỗi vị trí thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí. 3. Nâng cao chất lượng lao động : Trong cơ chế thị trường, tính năng động, tự chủ, sáng tạo của các doanh nghiệp được đề cao. Chính điều này mà ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng. Thực tế quá trình xây lắp tại công ty có khi năng suất lao động tăng nhưng cũng có khi năng suất lao động giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau cả về chủ quan lẫn khách quan. Công ty cần nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động để từ đó có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động, Để làm được điều đó càn tiến hành các giải pháp sau : - Điều chỉnh cơ cấu lao động hợp lý : Đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là mang tính thời vụ, không ổn định và có tính chất lưu động cao cho nên số lao động trực tiếp có lúc tập trung rất nhiều, có lúc rất ít. Chính điều này làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu, mở rộng thị trường , công ty cần tổ chức nghiên cứu điều kiện thời tiết để có thể điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với mùa xây dựng ở từng thị trường, từ đó tạo nên sự đều đặn thường xuyên trong việc góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động. - Trong cơ chế hiện nay, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ giữa các ngành, các lĩnh vực. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả, điều cơ bản là phải quan tâm đến lợi ích của người lao động để họ có niềm say mê, hăng hái, có tinh thần lao động cao nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành. Muốn làm được điều này công ty phải tìm ra động lực kích thích người lao động. Ngoài ra phải có chính sách, cơ chế làm việc giúp người lao động yên tâm, phấn chấn trong công việc. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm hơn nữa đến chế độ phân phối lợi ích cho từng người, chế độ đãi ngộ nhân sự, áp dụng các chế độ thưởng phạt công bằng và thực sự công khai. v Tóm lại, để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí xây lắp nói riêng và nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động của công ty nói chung, công ty có rất nhiều biện pháp để sử dụng. Tuy nhiên để sự thay đổi mang lại tác dụng lớn, công ty cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho biện pháp này có tác động tích cực tới biện pháp kia. Có như vậy công ty mới khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và tạo việc làm cho người lao động. KẾT LUẬN Kế toán quản trị chi phí đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chính yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề tổ chức kế toán quản trị chi phí để kế toán có thể cung cấp thông tin về chi phí một cách kịp thời, chính xác, phục vụ các chức năng của nhà quản trị. Vì vậy vận dụng kế toán quản trị chi phí tại công ty là hết sức cần thiết và cấp bách. Để kết thúc đề tài này, một lần nữa xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Lãnh, người đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Cô đã luôn luôn tận tình chỉ bảo, giải đáp mọi thắc mắc của em trong suốt thời gian làm khoá luận, nhờ đó em mới có thể hoàn thành tốt khoá luận của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cô chú và các anh chị trong phòng tài chính- kế toán của công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco đã tận tình giúp đỡ về tài liệu cũng như điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.Nhờ được tiếp xúc thực tế nên đợt thực tập này đã giúp em có thêm kinh nghiệm khi ra trường. Tuy nhiên, với thời gian thực tập tương đối ngắn, hơn nữa kiến thức của em vẫn còn hạn chế nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, Ngày 28 Tháng 05 Năm 2006 Sinh Viên Thực Hiện Cao Thị Mỹ Phú TÀI LIỆU THAM KHẢO Hạch toán kế toán trong xây dựng – NXB Xây dựng Hà Nội-PGS.TS Nguyễn Đăng Hạc. Tài chính doanh nghiệp - NXB Tài Chính-ĐH Quốc Gia TP.HCM. Hướng dẫn thực hành Kế toán xây dựng cơ bản và kế toán đơn vị chủ đầu tư - NXB Tài Chính- TS. Võ Văn Nhị. Bài giảng Kế Toán XDCB - Thầy Nguyễn Phi Sơn - Trường ĐH Duy Tân. Kế toán Tài Chính Doanh Nghiệp - NCS, ThS Hồ Văn Nhàn - ThS Nguyễn Hữu Phú - Trường ĐH Duy Tân. Kế Toán Quản Trị-NCS, ThS Hồ Văn Nhàn - Ths Nguyễn Thị Lãnh - Trường ĐH Duy Tân. Kế toán quản trị - NXB Lao Động - Th.S Bùi Văn Trường. Kế toán chi phí – NXB Lao Động - Th.S Bùi Văn Trường. Định mức kỹ thuật và công tác dự toán trong Xây dựng - NXB Giao thông Vận Tải-Nguyễn Tài Cảnh, Đặng Nghiêm Chính. Giáo trình dự toán XDCB – NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2001. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp và kế toán đơn vị chủ đầu tư- NXB Thống Kê. Hướng dẫn lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị-NXB Thống Kê-Võ Văn Nhị. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP A. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1 I. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 1 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán kế toán. 1 2. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 2 II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3 1. Khái niệm chi phí 3 2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 3 2.1. Phân loại theo công dụng của chi phí 3 2.2. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 4 2.3 Phân loại theo yếu tố chi phí 5 2.4. Một số cách phân loại khác 5 B. VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5 I. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5 II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ 6 1. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 6 1.1. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 1.2. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 8 1.3. Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công 10 1.4. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung 12 2. Kế toán chi tiết chi phí ngoài sản xuất 13 2.1. Kế toán chi tiết chi phí bán hàng 13 2.2. Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 14 III. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ 15 1. Lập Dự toán chi phí sản xuất 15 1.1. Khái niệm 15 1.2. Căn cứ để lập dự toán chi phí sản xuất 15 1.3. Các bước xác định giá trị dự toán chi phí sản xuất 16 1.4. Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất 16 2. Lập dự toán chi phí ngoài sản xuất 18 IV. BÁO CÁO CHI PHÍ 20 1. Khái niệm 20 2. Mục đích, cơ sở và phương pháp lập báo cáo chi phí 20 2.1. Báo cáo chi phí sản xuất 20 2.2. Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 20 PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 22 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 22 1. Lịch sử hình thành 22 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22 II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH 23 1. Đặc điểm 23 2. Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh 23 III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ,ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 24 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 24 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24 IV.TỔ CHỨC CÔNG TOÁN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 26 1.Tổ chức bộ máy kế toán 26 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 26 1.2. Chức năng, nhiệm vụ 26 2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco 27 B. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 28 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 28 1. Đặc điểm chi phí 28 2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí 28 2.1. Đối tượng hạch toán chi phí 28 2.2. Phương pháp hạch toán chi phí 28 3. Phân loại chi phí tại công ty Cổ Phần Tư vấn, Đầu tư và Xây dựng 29 3.1. Chi phí sản xuất 29 3.2. Chi phí ngoài sản xuất 30 II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 31 1. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 31 1.1. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31 1.2. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 34 1.3. Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công 36 1.4. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung 37 2. Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 38 III. LẬP DỰ TOÁN CHI TIẾT 40 1. Vai trò của công tác lập dự toán chi phí 40 2. Tổ chức lập dự toán chi phí 41 2.1. Lập dự toán chi phí sản xuất 41 2.2. Lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 44 IV. TỔ CHỨC BÁO CÁO CHI PHÍ 44 1. Các loại báo cáo chi phí 44 2. Tổ chức báo cáo chi phí 44 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 46 I. VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 46 II. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 46 1. Ưu điểm 46 2. Hạn chế 47 3. Hướng hoàn thiện 47 III. VỀ TỔ CHỨC CHỨNG TỪ SỔ SÁCH, TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG 47 1. Tổ chức chứng từ sổ sách 47 2. Tổ chức hệ thống tài khoản 47 3. Hình thức sổ kế toán 47 IV. VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 48 1. Ưu điểm 48 2. Hạn chế 48 3. Hướng hoàn thiện 49 B. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO 50 I. HOÀN THIỆN BỘ MÁY KẾ TOÁN TÀI CHÍNH HIỆN CÓ 50 II. XÂY DỰNG BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 50 1. Sự cần thiết phải xây dựng bộ máy kế toán quản trị 50 2. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 51 3. Mối quan hệ thông tin giữa kế toán quản trị và các phong ban khác trong công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco 53 III. TỔ CHỨC THU THẬP THÔNG TIN 53 IV. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ 54 1. Lập dự toán chi phí sản xuất 54 1.1. Lập dự toán chi tiết nhu cầu vật liệu 55 1.2. Lập dự toán chi tiết nhu cầu nhân công 56 1.3. Lập dự toán chi tiết nhu cầu máy thi công 57 2. Lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 58 2.1. Phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp 59 2.2. Xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 59 V. TỐ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 60 1. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất 61 2. Báo cáo tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp 61 3. Báo cáo chi phí theo khoản mục 63 VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ 63 KẾT LUẬN PHỤ LỤC Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ : 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SỬ DỤNG XE, MÁY THI CÔNG Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Tài Khoản 623- Chi phí sử dụng máy thi công Công trình : Nhà kho chứa thành phẩm của công ty giấy Việt Nam tại Đà Nẵng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh Nợ Có Số Ngày 6231 6232 6234 Cộng 124/15 8/10 Nhiên liệu thi công NK 1523 8.235.125 8.235.125 124/21 11/10 Xuất thi công NK 1523 65.125.235 65.125.235 125/25 14/11 Xuất thi công NK 1523 87.124.365 87.124.365 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ(MMTB) 2141 44.256.348 44.256.348 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ(Phương tiện vận tải) 2141 12.124.365 12.124.365 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ ( dùng chung) 2141 17.978.456 17.978.456 LGQ4/59 31/12 Phân bổ lương quý 4 công trình NK 3341 86.425.325 86.425.325 11 31/12 K/C chi phí sử dụng máy thi công 154 321.269.219 Tổng phát sinh 86.425.325 160.484.725 74.359169 321.269.219 321.269.219 Số dư cuối kỳ Kế toán ghi sổ Ngày …tháng…năm… Kế Toán Trưởng Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ : 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Công trình : Nhà kho chứa thành phẩm của công ty giấy Việt Nam tại Đà Nẵng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh Nợ Có Số Ngày 6271 6274 Cộng KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ( nhà cửa, vật kiến trúc) 2141 11.123.128 11.123.128 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ(Phương tiện vận tải) 2141 16.125.127 16.125.127 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ(Thiết bị, dụng cụ quản lý) 2141 4.568.125 4.568.125 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ (TSCĐ khác) 3.458.354 3.458.354 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ( dùng chung) 2141 6.125.157 6.125.157 LGQ4/59 31/12 Phân bổ lương quý 4 công trình nhà kho 3341 58.214.135 58.214.135 PBBH 31/12 Phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ KPCĐ BHXH BHYT 338 3382 3383 3384 100.695.021 11.145.000 78.124.897 11.425.124 100.695.021 11.145.000 78.124.897 11.425.124 12 31/12 K/C CPSXC 154 200.309.047 Tổng phát sinh 158.909.156 41.399.891 200.309.047 200.309.047 Số dư cuối kỳ Kế toán ghi sổ Ngày …tháng…năm… Kế Toán Trưởng Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ : 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng. SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Bộ phận: Văn phòng công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh Nợ Có Số Ngày 6421 6424 6427 6428 Cộng PBL/10 PBL/11 PBL/12 31/10 30/11 31/12 Phân bổ lương văn phòng công ty tháng 10,11,12 3341 3341 3341 62.478.425 62.478.425 62.478.425 187.435.275 TƯ/11 06/11 Thanh toán chi phí đi công tác HN(phan việt Phương) 141 5.125.780 PC/12 11/12 Trả tiền điện cơ quan tháng 12 1111 1.890.560 1.890.560 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ(MMTB) 2141 678.125 678.125 KH/05 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ (TB,DCQL) 2141 25.125.447 25.125.447 PBBH 31/12 Phân bổ BHXH, BHYT,KPCĐ 338 3382 3383 3384 31.836.852 3.458.464 24.483.259 3.895.129 31.836.852 3.458.464 24.483.259 3.895.129 642/Q4 31/12 K/C chi phí chờ phân bổ 142 252.092.039 Tổng cộng 187.435.275 25.803.572 1.890.560 36.962.632 252.092.039 252.092.039 Số dư cuối kỳ Kế toán ghi sổ Ngày …tháng…năm… Kế Toán Trưởng PHỤ LỤC V Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ : 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT Công trình : Nhà kho chứa Thành phẩm của Tổng Công ty Giấy Việt Nam tại Đà nẵng Quý IV/2006 SH ĐG Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Vật liệu Nhân công Máy Vật liệu Nhân công Máy BA.1442 Đào móng cột, đất cấp II 1m3 255,22 41.465,7 10.582.875,95 BJ.1412 Vận chuyển đất ra khỏi CT cự ly 10km, loại đất cấp II 1m3 0,956 20.821,3 19.905,163 TT2 GC cửa đi sắt và cửa đẩy m2 21,2 420.000,0 8.904.000 PA.1213 Trát tường bên trong 1m2 573,1 3.865,3 2.215.203,43 …… TC 240.145.204 106.582.875 205.905.000 PHỤ LỤC PHỤ LỤC I Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco Địa chỉ: 517 Trần Cao Vân, Đà Nẵng PHIẾU CHI PHÍ CÔNG VIỆC Khách hàng: Tổng công ty Giấy Việt Nam Công trình: Nhà kho chứa thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung Tổng cộng Chứng từ Thành tiền Chứng từ Thành tiền Chứng từ Thành tiền Chứng từ Thành tiền Số Ngày Số Ngày Số Ngày Số Ngày 124J/15 1/10 28.380.000 28.380.000 124/15 8/10 8.235.125 8.235.125 124/21 11/10 65.125.235 65.125.235 135J/12 6/11 14.800.000 14.800.000 125/25 14/11 87.124.365 87.124.365 156L/12 3/12 99.245.124 99.245.124 LGQ4/59 LGQ4/59 31/12 31/12 388.842.390 103.125.124 KH/05 KH/05 KH/05 LGQ4/59 31/12 31/12 31/12 31/12 44.256.348 12.124.365 17..978.456 86.425.325 KH/05 KH/05 KH/05 KH/05 KH/05 LGQ4/59 PBBH 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 11.123.128 16.125.127 4.568.125 3.458.354 6.125.157 58.214.135 100.695.021 1.043.061.055 Tổng cộng: 239.845.124 Tổng cộng: 491.967.514 Tổng cộng: 321.269.219 Tổng cộng: 200.309.047 1.253.390.904 Nơi giao hàng: Người nhận: Ngày nhận thực tế: Tổng doanh thu Chi phí sản xuất + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Chi phí nhân công trực tiếp: + Chi phí sử dụng máy thi công: + Chi phí sản xuất chung: Chi phí quản lý doanh nghiệp: Lợi nhuận ước tính:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18021.doc
Tài liệu liên quan