Đề tài Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển, và đây là khu vực sinh sống, nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Vùng ven biển nước ta có dân cư tập trung khá đông đúc, chiếm khoảng 30% tổng dân số của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 10,2 triệu người. Dự báo đến năm 2010 dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó gần 18 triệu người ở độ tuổi lao động. Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế vùng ven biển đạt khoảng 26 – 27%. Dự báo trong tương lai, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, sẽ có mức gia tăng nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay. Biển là di sản của nhân loại, là kho dự trữ cuối cùng của loài người nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng, về lương thực, thực phẩm và nguyên, nhiên liệu. Vì vậy, phải cân nhắc đến tính bền vững trong phát triển kinh tế khu vực biển và ven biển. Khai thác biển đã đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực biển và ven biển chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Là một xã ven biển miền trung, xã Hải An thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có đặc điểm ít tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất (đất cát nghèo dinh dưỡng), khí hậu khô nóng khắc nghiệt, nhiều đụn cát, bãi cát rộng, chịu tác động mạnh mẽ của hiện tượng sa mạc hoá, và thiếu nước vào mùa khô. Lợi thế của khu vực nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng là nằm trên hành lang kinh tế đông – tây, cầu nối kinh tế bắc – nam, là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế hướng ra Biển Đông và đảm bảo an ninh quốc phòng nước ta. Khu vực ven biển Quảng Trị thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển du lịch, giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực ven biển. Người dân xã Hải An, sống chủ yếu vào đánh bắt hải sản và sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu đánh bắt cao cùng với gia tăng dân số, làm cho nguồn lợi ven bờ cạn kiệt dần, bên cạnh đó quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp chỉ có hạn. Tuy vậy, nếu xây dựng các khu bảo tồn biển để bảo vệ tài nguyên biển và giảm bớt đánh bắt ven bờ lại có khả năng ảnh hưởng xấu tới sinh kế của người dân ven biển do chúng không thể mang lại lợi ích tức thì. Vậy làm thế nào để vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, đặc biệt là trước tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra như hiện nay? Để phần nào giải quyết bài toàn này, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá nhằm xây dựng mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với mục đích giảm sức ép đến khai thác tài nguyên thiên nhiên và bước đầu đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế của người dân địa phương đã được tiến hành thực hiện. Đây cũng chính là nội dung của đề tài “Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” đặt ra để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp đới bờ và hệ kinh tế sinh thái; (ii) Phân tích các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực; (iii) Bước đầu đánh giá, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương. (iv) Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững dải ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (i) Phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu: khu vực ven biển huyện Hải Lăng gồm hai xã là Hải An và Hải Khê; tuy nhiên do địa bàn nghiên cứu rộng, nội dung nghiên cứu bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, đề tài tập trung nghiên cứu trên quy mô lãnh thổ là toàn bộ xã Hải An, huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị. (ii) Phạm vi khoa học: nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện thực tiễn tại xã Hải An. MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 1.1 Các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tổng hợp đới bờ 7 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu quản lý đới bờ 7 1.1.2 Khái niệm về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ 8 1.1.3 Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam – thành công và hạn chế 13 1.2 Các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế sinh thái 17 1.2.1 Lịch sử nghiên cứu kinh tế sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam 17 1.2.2 Khái niệm về kinh tế sinh thái 19 1.2.3 Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái 21 1.3 Quan điểm nghiên cứu 22 1.3.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp 22 1.3.2 Quan điểm lịch sử 23 1.3.3 Quan điểm phát triển bền vững 23 1.4 Phương pháp nghiên cứu 24 1.4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 24 1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 25 1.4.3 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) 25 CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27 2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 27 2.1.1 Vị trí địa lý 27 2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình 27 2.1.3 Đặc điểm khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan 30 2.1.4 Thuỷ văn 33 2.1.5 Thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật 34 2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 38 2.2.1 Dân số và lao động 38 2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hải An 38 2.2.3 Sức ép dân số tới tài nguyên đất 41 2.2.4 Hiện trạng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 45 2.3 Đặc điểm cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 48 CHƯƠNG 3 - XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN HẢI LĂNG 53 3.1 Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương 53 3.1.1 Khái niệm sinh kế 53 3.1.2 Sinh kế và bảo vệ môi trường 53 3.1.3 Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân khu vực ven biển 54 3.2 Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 67 3.2.1 Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường xã Hải An . 68 3.2.2 Các chính sách phát triển và nhu cầu quy hoạch xã Hải An 72 3.2.3 Quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng xã Hải An, giai đoạn 2009 – 2020 73 KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phụ lục

doc87 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cỏ chông phân bố trên các cồn cát; (iii) Loại cảnh quan quần xã thực vật tự nhiên phát triển trên đất cát mặn: thực vật chiếm ưu thế là rau đắng biển tại cửa lạch giáp biển, rau muống biển. - 2 loại cảnh quan quần xã sinh vật thuỷ sinh phân bố tại những nơi nuôi trồng thuỷ sản, tập trung tại thôn Thuận Đầu ở phía tây bắc khu vực nghiên cứu: (i) Loại cảnh quan quần xã sinh vật thuỷ sinh trên đất cồn cát trắng; (ii) Loại cảnh quan quần xã sinh vật thuỷ sinh trên đất cát mặn. c) Diện cảnh quan Diện cảnh quan là đơn vị phân loại nhỏ nhất trong hệ thống phân loại cảnh quan của khu vực nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, khu vực xã Hải An được chia thành 28 diện cảnh quan. Mỗi diện cảnh quan mang những đặc trưng riêng về sự phân bố, hình thành. Đây là cơ sở tự nhiên quan trọng trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, 12 diện cảnh quan (N1, N2, N3, N4, R1, R2, R3, R4, R5, H1, H2, T1) được hình thành trên địa hình thềm tích tụ cát biển Holocen giữa (4 - 8m). XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN HẢI LĂNG Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương Khái niệm sinh kế Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới và đang được áp dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cơ hội thoát nghèo, khả năng thích nghi các điều kiện tự nhiên, xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo. Sinh kế được hiểu là: • Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ • Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (4) Vốn tài chính; (5) Vốn xã hội. Bên cạnh đó, cũng xem xét đến khái niệm sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện sinh sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ khác. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai – trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai (theo Chambers and Conway, 1992). Sinh kế và bảo vệ môi trường Môi trường tự nhiên tạo ra nguồn sinh kế lớn cho con người. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng, con người làm phát sinh ra một lượng lớn chất thải xả vào môi trường và có tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài nguyên, môi trường một cách tự phát, thiếu tổ chức, thiếu quy hoạch rõ ràng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Khi môi trường bị ảnh hưởng lại tác động ngược đến sinh kế của người dân, gây nên tình trạng đói nghèo, tạo thành vòng luẩn quẩn giữa môi trường, sinh kế và đói nghèo. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân khu vực ven biển Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã bước đầu đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế của người dân địa phương. Các bước tiến hành đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế được thực hiện theo sơ đồ sau (hình 3-1): Hình 31. Các bước tiến hành đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế người dân (a) Đánh giá hiện trạng sinh kế của người dân khu vực ven biển khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng Như đã trình bày ở phần trên, tổng dân số xã Hải An là 5.009 người với 1.051 hộ (năm 2008), trong đó hai phần ba số hộ có nguồn thu nhập chính từ đánh bắt hải sản. Vậy có thể thấy, đánh bắt hải sản là một trong các hoạt động sinh kế chính và cực kỳ quan trọng đối với người dân địa phương. Các hoạt động sinh kế chính được tác giả xác định và thể hiện trong bảng sau: Bảng 31. Các hoạt động sinh kế chính ở xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị TT Các hoạt động sinh kế chính Ghi chú 1 Đánh bắt hải sản Tổng số thuyền toàn xã: 384 chiếc. Đánh bắt được khoảng: 1.265 tấn. Có xuất khẩu hải sản (chủ yếu xuất sang Trung Quốc). Đạt 101,2% so với kế hoạch năm 2008. 2 Nuôi trồng thủy sản (1) Mới chỉ một nhóm hộ ở thôn Tây Tân An nuôi gần 01 ha tôm thẻ chân trắng (đầu tư 420 triệu đồng, thu lãi ròng 190 triệu đồng/06 hộ); và (2) Công ty Hoàng Anh Long đã nuôi 3,3 ha (đã thu hoạch được 6 tấn). Hai đối tượng trên đều đã thu hoạch và có lãi sau vụ nuôi tôm và thả nuôi các vụ tiếp theo. Hiện nay có 04 nhóm hộ làm đơn đề nghị nuôi tôm. 3 Trồng trọt Diện tích trồng rau màu: 32,2 ha. Đã đầu tư, thành lập trang trại theo mô hình kinh tế sinh thái ở thôn Tây Tân An. Mỗi trang trại được UBND xã hỗ trợ 05 triệu đồng. 4 Lâm nghiệp Đã trồng 3 vạn cây phân tán (sau khi khai thác), chủ yếu là dương liễu và tràm hoa vàng. Tiêu biểu là nhóm hộ ông Nguyễn Đình Thả (chủ tịch hội nông dân) đã nhận trồng rừng theo dự án 661 với diện tích 100 ha. 5 Chăn nuôi Số lượng lợn xuất chuồng toàn xã năm 2008 là 6.157 con. Đạt 85,5% kế hoạch (do ảnh hưởng của dịch bệnh và rét đậm) 6 Chế biến nước mắm Toàn xã bán ra thị trường 563.900 lít nước mắm. Mô hình nước mắm đóng chai Thanh Thủy ở thôn Mỹ Thủy mỗi tháng bán 2.100 lít nước mắm (lãi ròng 5 triệu đồng/tháng) và hiện vẫn đang duy trì hoạt động tốt. 7 Du lịch – Dịch vụ ngành nghề Mang tính tự phát, mới chỉ dừng lại ở việc kinh doanh ở bãi tắm biển. Lượng khách du lịch chủ yếu là dân địa phương và khu vực lân cận. Việc tăng nhanh dân số ở khu vực ven biển đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sử dụng các diện tích đất hoang hóa và các tài nguyên khác nhau ở dải đất này. Đồng thời việc tăng cường số lượng định cư và sự hấp dẫn của nền kinh tế nông nghiệp ở khu vực ven biển đã lôi cuốn con người vươn ra biển để đánh bắt hải sản. Đánh giá vai trò của sinh kế: Thực tế cho thấy, hầu hết những người sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản là những người tách xa các hoạt động nông nghiệp. Đặc biệt là đối với các cộng đồng ven biển nói chung và dân cư xã ven biển Hải An nói riêng. Phần lớn các hộ gia đình có thu nhập từ nghề đánh bắt cá, và gần như toàn bộ đời sống của họ đều dựa vào đánh bắt cá, họ có ít đất cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đời sống của ngư dân rất dễ gặp rủi ro bởi thời tiết thay đổi theo mùa, các cơn bão tàn phá và sự di cư. Từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa khô, lúc này nhiệt độ cao và gió tây khô nóng là kiểu thời tiết đặc trưng, nguyên nhân chính gây khô hạn và ảnh hưởng xấu tới cây trồng. Ngược lại, khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 (trong vài năm gần đây, mưa bão kéo dài đến tận tháng 11) thường xuyên xảy ra mưa lớn và bão lũ. Đây là nguyên nhân bất ổn đối với sinh kế của các ngư dân. Đối với ngư dân, chỉ có thể khai thác thuận lợi trong khoảng 5 đến 6 tháng đầu năm. Trong tháng chín năm nay (2009), cơn bão số 9 đã đánh vào xã Hải An, gây thiệt hại lớn về người và của. Đánh giá vai trò của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân khu vực ven biển: Rất nhiều nơi nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với sự đe dọa của hiện tượng thoái hóa môi trường, sự khai thác quá mức và thực tiễn quản lý lỏng lẻo. Chẳng hạn như Bộ Kế hoạch và Đầu tư/UNDP (1999) đã đề cập tới sự xuống cấp của môi trường vùng ven biển, những mối đe dọa tới các nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt. Và cũng có thể thấy rõ rằng ngư dân có xu hướng nghèo đi. Sự giảm sút nguồn lợi thủy sản có thể nhìn thấy, rõ ràng là có những tác động tới ngư dân. Việc đánh bắt cá tự nhiên cũng cần thành lập một mạng lưới an toàn quan trọng và một nguồn lợi cho những người không có đất, người di cư, việc suy giảm mạnh sẽ ảnh hưởng càng lớn tới sinh kế của những đối tượng này. Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng ở Hà Tĩnh (Action Aid 1999) đã cho thấy một số dấu hiệu về mức độ rủi ro của các hộ ngư dân. Chẳng hạn, sự phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản đã bị cạn kiệt hiện nay là một nguyên nhân của sự nghèo đói đối với các cộng đồng ven biển, do vậy cần phải tìm ra một nguồn thu nhập thay thế như việc xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái ở xã Hải An hiện nay cũng là một cách để thoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập và không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lợi thủy sản ven bờ. (b) Xây dựng mô hình số độ cao khu vực xã Hải An Mô hình số độ cao (DEM) đóng vai trò quan trọng trong các phân tích và mô hình hóa không gian địa lý. DEM thường được thể hiện bằng một trong các mô hình sau: Mô hình dạng raster: Dữ liệu raster là sự biểu thị một ma trận các phần tử, mỗi phần tử có giá trị hàng - cột và giá trị thuộc tính. Mỗi phần tử biểu thị một vùng vuông trên bề mặt trái đất và lưu trữ một giá trị thống nhất trên toàn phần tử đó. Một bề mặt có thể được biểu thị như là dữ liệu raster khi mỗi phần tử trong dữ liệu thể hiện một số giá trị về thông tin thực thể. Nó có thể là: dữ liệu địa hình, các cấp độ sâu mực nước biển, v.v…. Mô hình địa hình là một ví dụ về mô hình bề mặt raster. Một điểm cố định có thể là một điểm độ cao thu được từ phương pháp trắc địa ảnh, nội suy giữa các điểm độ cao giúp tạo ra mô hình số độ cao (DEM). Khi các bề mặt raster được lưu trữ trong khuôn dạng grid với các phần tử phân bố đồng nhất, kích thước phần tử càng nhỏ, độ độ chi của grid càng lớn. Ưu điểm của dạng dữ liệu này gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện trong các phân tích địa lý. Nhược điểm là khó chỉnh sửa. Mô hình TIN: bao gồm các nút (node) lưu giá trị Z, nối với nhau bởi các cạnh (edge) tạo ra các bề mặt tam giác liên tục và không chồng chéo. Các cạnh trong TIN có thể được sử dụng để đưa ra vị trí của các đối tượng tuyến tính đóng vai trò quan trọng trong bề mặt như các đường phân thủy, tụ thủy. Các đối tượng đưa vào tạo TIN được giữ nguyên tại cùng một vị trí như nút hoặc cạnh trong TIN. Điều này cho phép TIN giữ lại được hết độ chính xác của dữ liệu đầu vào khi mô hình hóa các giá trị giữa các điểm một cách liên tục. Ta cũng có thể tính cả các đối tượng khác nằm trên bề mặt như đỉnh núi, đường giao thông, sông suối bằng việc dùng chúng như các đổi tượng đầu vào cho các nút TIN. Các mô hình TIN thường được sử dụng cho mô hình hóa chi tiết các vùng nhỏ (Vd: quy hoạch chi tiết) thì thích hợp hơn vì chúng cho phép tính toán diện tích phẳng, diện tích mặt và khối lượng. Ưu điểm của mô hình này là thể hiện chi tiết địa hình, có thể chỉnh sửa và chi tiết hóa một cách nhanh chóng. Nhược điểm là dung lượng lưu trữ thường lớn hơn mô hình dạng raster, xử lý mất nhiều thời gian hơn. Các mặt địa hình (Terrain): thể hiện địa hình dưới dạng các mặt. Dữ liệu địa hình thu được từ viễn thám, như dữ liệu LiDAR và các thiết bị đo sâu, được thu nhận với số lượng từ hàng nghìn đến hàng triệu điểm. Quản lí và xử lí những dữ liệu dạng này là thử thách với hầu hết các hệ thống phần cứng và phần mềm hiện có. Dữ liệu địa hình cho phép một loạt các luật và điều kiện được tạo ra để đưa dữ liệu vào tạo ra một loạt các TIN trong GIS. Ưu điểm của mô hình này là thể hiện trực quan địa hình, có áp dụng dễ dàng vào viêc thành lập các mô hình khác. Nhược điểm của mô hình này là dung lượng lưu trữ lớn, xử lý mấy nhiều thời gian. Việc xây dựng DEM cho phân tích không gian có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: đo đạc trực tiếp, công nghệ trắc địa ảnh, viễn thám, từ bản đồ địa hình, v.v…. Độ chính xác và chi tiết của DEM càng cao thì các kết quả phân tích càng chính xác, thông thường yếu tố phụ thuộc vào các phương pháp xây dựng dữ liệu đầu vào. Để xây dựng mô hình số độ cao cho khu vực nghiên cứu, đề tài đã sử dụng bản đồ địa chính cơ sở (có yếu tố địa hình) tỷ lệ 1: 10.000 theo quy trình dưới đây: Hình 32. Quy trình xây dựng mô hình số độ cao xã Hải An Dữ liệu bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10 000 được thành lập theo phương pháp trắc địa ảnh số phục vụ cho công tác kiểm kê và quản lý đất đai, có độ chính xác cao theo quy phạm của Bộ tài nguyên và Môi trường. Các yếu tố địa hình được thành lập theo phương pháp đo vẽ lập thể, khoảng cao đều các đường bình độ là 5m, khu vực bằng phẳng bổ sung đường bình độ phụ 2,5m. Đặc biệt, các điểm độ cao có độ phân giải 0,1m được đo vẽ dày đặc với khoảng cách khoảng 250m mỗi điểm. (c) Xây dựng bản đồ theo các mức dâng Sau khi xây dựng xong mô hình số độ cao (DEM), sử dụng các công cụ của GIS đặt các mức nước dâng là 0,5 mét; 1 mét và 2 mét từ đó sẽ cho kết quả là các bản độ ngập nước tương ứng. Sau đó, chồng ghép với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ thống kê được: (1) diện tích ngập nước; (2) loại hình sử dụng đất bị ngập nước. (d) Mô hình hóa tác động của nước biển dâng tới sinh kế người dân Các chuyên gia đã cảnh báo, riêng việc nước biển dâng cao có thể khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa. Một phần lớn diện tích của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể bị ngập lụt do nước biển dâng. Để có cái nhìn trực quan, đề tài đã tạo ra các mô hình ngập lụt cho khu vực xã Hải An. Và thực hiện nhiệm vụ này đề tài sử dụng phần mềm ArgGIS, trong đó các công cụ được ứng dụng gồm: công cụ 3D Analyst dùng để nội suy các mô hình độ cao, tạo mô hình, chuyển đổi dạng vùng (polygon) sang dạng raster; công cụ ArcScene dùng để hiển thị các mô hình 3D; ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các công cụ khác trong ArcGIS để biên tập bản đồ, xuất (export) dữ liệu sang dạng bảng để thống kê diện tích ngập lụt. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng một số định nghĩa để chồng xếp các lớp bản đồ, cụ thể là chồng xếp bản đồ ngập lụt lên các bản đồ sử dụng đất, bản đồ nền. Giả sử khi nước biển dâng lên 0,5 mét, 1 mét và 2 mét, diện tích đất bị ngập, được thể hiện cụ thể trên các biểu đồ và bản đồ sau: Chú thích: Mã Loại đất BCS Đất bằng chưa sử dụng CHN Đất làm nhà tạm, lán trại DGT Đất giao thông NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt OTC Đất đô thị RPT Đất trồng rừng phòng hộ SMN Đất sông ngòi, kênh rạch UB Đất trụ sở nhà nước Hình 33. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 0,5 mét Hình 34. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 01 mét Hình 35. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 2 mét Từ kết quả tính toán diện tích đất ngập nước và căn cứ theo quyết định 45/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành giá các loại đất và phân loại đường phố thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2009, đề tài đã lượng hóa sơ bộ thiệt hại thành tiền do nước biển dâng làm ngập lụt trên khu vực nghiên cứu như bảng 3-2, 3-3, 3-4 sau: Bảng 32. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 0,5 mét STT Mã Loại đất Diện tích bị ngập (m2) Đơn giá (đồng/ m2) Thành tiền (đồng) 1 BCS Đất bằng chưa sử dụng 407,284.10 30,000.00 12,218,522,925.59 2 CHN Đất làm nhà tạm, lán trại 98,469.02 30,000.00 2,954,070,475.86 3 DGT Đất giao thông 75,545.49 30,000.00 2,266,364,607.81 4 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,460.02 30,000.00 43,800,730.52 5 NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 0.00 5,440.00 0.00 6 OTC Đất đô thị 247,469.92 80,000.00 19,797,593,445.10 7 RPT Đất trồng rừng phòng hộ 473,263.45 1,740.00 823,478,398.99 8 SMN Đất sông ngòi, kênh rạch 93,864.70 1,740.00 163,324,571.28 9 UB Đất trụ sở nhà nước 0.00 50,000.00 0.00 Tổng cộng 1,397,356.69 38,267,155,155.16 Bảng 33. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 1 mét STT Mã Loại đất Diện tích bị ngập (m2) Đơn giá (đồng/ m2) Thành tiền (đồng) 1 BCS Đất bằng chưa sử dụng 518,329.49 30,000.00 15,549,884,637.47 2 CHN Đất làm nhà tạm, lán trại 156,235.07 30,000.00 4,687,052,102.78 3 DGT Đất giao thông 142,147.58 30,000.00 4,264,427,534.78 4 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,705.85 30,000.00 381,175,594.10 5 NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 0.00 5,440.00 0.00 6 OTC Đất đô thị 479,084.82 80,000.00 38,326,785,854.07 7 RPT Đất trồng rừng phòng hộ 673,843.62 1,740.00 1,172,487,893.90 8 SMN Đất sông ngòi, kênh rạch 167,368.17 1,740.00 291,220,607.17 9 UB Đất trụ sở nhà nước 0.00 50,000.00 0.00 Tổng cộng 2,149,714.60 64,673,034,224.27 Bảng 34. Lượng hóa thành tiền diện tích các loại đất bị ngập khi nước biển dâng lên 2 mét STT Mã Loại đất Diện tích bị ngập (m2) Đơn giá (đồng/ m2) Thành tiền (đồng) 1 BCS Đất bằng chưa sử dụng 669,635.91 30,000.00 20,089,077,200.71 2 CHN Đất làm nhà tạm, lán trại 240,494.12 30,000.00 7,214,823,598.94 3 DGT Đất giao thông 347,141.64 30,000.00 10,414,249,217.50 4 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa 26,217.12 30,000.00 786,513,644.61 5 NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 0.00 5,440.00 0.00 6 OTC Đất đô thị 979,293.41 80,000.00 78,343,473,098.05 7 RPT Đất trồng rừng phòng hộ 987,997.80 1,740.00 1,719,116,171.66 8 SMN Đất sông ngòi, kênh rạch 355,724.13 1,740.00 618,959,992.92 9 UB Đất trụ sở nhà nước 2,687.03 50,000.00 134,351,456.35 Tổng cộng 3,609,191.17 119,320,564,380.72 Như vậy, căn cứ theo các kịch bản nước biển dâng của quốc gia, áp dụng khả năng mô hình hóa của GIS nhằm đánh giá khả năng ngập lụt của khu vực nghiên cứu tương ứng với các mực nước biển dâng: 0,5; 1 và 2m. Kết quả đánh giá và mô hình hóa cho thấy: dù mực nước biển dâng ở mức nào thì đều có tác động mạnh mẽ tới khu vực nghiên cứu. Trong đó, có một số loại hình sử dụng đất chịu ảnh hưởng lớn như đất ở, đất trồng rừng, đất giao thông... Hình 36. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 0,5 mét; Diện tích ngập là 140 ha. Hình 37. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 1 mét; Diện tích ngập là 215 ha. Hình 38. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 2 mét; Diện tích ngập là: 361 ha (e) Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang được xem là vấn đề nóng bỏng hiện nay – yếu tố quan trọng, có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững trên toàn thế giới. Do ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ sảy ra với tần suất nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ tăng mạnh hơn, làm trầm trọng thêm mức độ ảnh hưởng của thiên tai. Ước tính hàng triệu hecta đất bị ngập, hàng chục triệu người Việt Nam có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe dọa an ninh lương thực của đất nước. Có sáu lĩnh vực chính là đối tượng chịu ảnh hưởng của BĐKH nhiều nhất gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp và hạ tầng nông thôn. Tác động của Biến đổi khí hậu, mà cụ thể là hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau: Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản; Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi. Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật; Một số loài di chuyển lên phía Bắc giảm hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu. Quá trình quang hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật; Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo; Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ đặc biệt là nguyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò …) bị chết hàng loạt do không chịu nổi khi nồng độ muối thay đổi. Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài các cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. Trên thực tế, sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam nói chung và người dân xã Hải An nói riêng đang bị đe dọa với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa. Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi. Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiến khốc liệt hơn. Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn...  Tình trạng thiếu hụt nước tăng cao. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng hiển hiện. Nguồn thủy, hải sản bị phân tán, suy giảm nghiêm trọng thực sự ảnh hưởng rất lớn tới sinh kế người dân nơi đây. Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Mục tiêu: Ven biển miền trung với đặc trưng về khí hậu khô nóng, khắc nghiệt, chủ yếu là đất cát. Việc bảo vệ và cải tạo các vùng đất có thể canh tác được là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt đối với người dân nơi đây. Chính vì thế, mục đích được ưu tiên khi xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái là: (1) giảm thiểu tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan; (2) cải thiện chất lượng đất, tăng độ mùn và giữ độ ẩm cho đất. Mô hình hệ kinh tế sinh thái là đơn vị sản xuất cơ bản góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển - khu vực mang tính nhạy cảm cao do chịu tác động của lục địa và biển. Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng phải dựa trên quy hoạch lãnh thổ nghiên cứu. Vì vậy, quy hoạch lãnh thổ xã Hải An cần được xây dựng trước khi thiết lập mô hình nhằm đảm bảo quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nguyên tắc xây dựng mô hình: Để thực hiện được những mục tiêu trên, việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc dân chủ: Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cùng xây dựng mô hình, cùng tham gia thực hiện. Hộ nông dân là đơn vị cơ bản trong quá trình thực hiện, ưu tiên cho các hộ nghèo đói, các gia đình trong diện chính sách… Cấp đất và giao quyền sử dụng lâu dài (30 - 50 năm) cho người dân an tâm đầu tư sản xuất, đồng thời đảm bảo công bằng trong sử dụng đất. Bắt đầu xây dựng từ mô hình với phạm vi hẹp (quy mô hộ gia đình) đến mở rộng trên quy mô lớn (quy mô cộng đồng), trong đó phát triển sản xuất gắn liền với quy hoạch cụm dân cư và cơ sở hạ tầng. Cụ thể, mô hình quy mô hộ gia đình là nội dung nghiên cứu của đề tài. Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường xã Hải An Trên cơ sở đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu, việc đề xuất định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là điều cần thiết. Dựa vào đặc điểm các đơn vị cảnh quan, đề tài đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, khu vực nghiên cứu được chia thành năm (05) không gian phát triển với những ưu tiên như sau (bảng 3.5): Bảng 35. Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan xã Hải An STT Không gian Các diện cảnh quan Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái I Ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ N10, R8, N6, R6 - II Uu tiên phát triển mô hình quy mô hộ gia đình, và phát triển rừng R7, R9, R5, R1, R2, R3, R4, N1, N2, N5, H1, H2 Mô hình nông lâm kết hợp III Ưu tiên phát triển quần cư nông thôn O1, O2, H3, H4, H5 Mô hình Vườn - Chuồng - Đánh bắt - Tiểu thủ công nghiệp IV Ưu tiên phát triển du lịch nghỉ mát N9 Du lịch V Phát triển cơ sở hạ tầng - - - Không gian hạn chế phát triển kinh tế, ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ Xã Hải An thuộc vùng cát ven biển, nơi chịu nhiều điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất cát nghèo dinh dưỡng. Diện tích rừng hiện nay của xã là 686,15 ha nhưng đang có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích sử dụng khác như nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các công trình công cộng và đất ở. Việc xây dựng và phát triển hệ thống rừng phòng hộ là hết sức cần thiết, giúp điều hoà nhiệt ẩm, cải tạo đất và điều kiện vi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Không gian này phân bố chủ yếu trên các trảng cỏ (N6) và các cồn cát (N10) dọc bãi biển. - Không gian ưu tiên phát triển mô hình nông lâm kết hợp quy mô hộ gia đình, phát triển rừng trồng và hồ sinh thái Không gian này nằm kế cận diện tích đất ở nông thôn, phân bố từ phần trung tâm cho tới phần tây nam lãnh thổ nghiên cứu, hiện tại chưa có người dân sinh sống. Do đó, khu vực này cần tiếp tục phủ xanh diện tích đất trống, cỏ thấp chịu hạn, xây dựng hồ sinh thái kết hợp với di dân lên đây sống và sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp. Cụ thể, đối với các diện cảnh quan R7, R9, R5, R1, R2, R3, R4 cần tiếp tục duy trì và trồng mới để tăng diện tích rừng tràm hoa vàng. Đối với diện cảnh quan N1, N2, N5, việc trồng rừng có thể kết hợp giữa phi lao và keo lá tràm. Ngoài ra, đối với một số diện cảnh quan như R1, R3, N1, N2 cũng có thể sử dụng cho các mô hình nông lâm kết hợp. Ngoài ra, trong các diện cảnh quan như R3, N2, nơi tập trung nhiều dòng suối tạm thời có thể xây dựng hồ sinh thái. Những hồ sinh thái này có tác dụng điều tiết dòng chảy trong mùa lũ, duy trì độ ẩm vào mùa ít mưa, cung cấp nước tưới cho các mô hình nông lâm kết hợp xung quanh, cải tạo vi khí hậu của khu vực rừng trồng và mô hình lân cận. Các diện cảnh quan H1, H2, nơi hiện đã có sẵn những ô vuông do xã quy hoạch, là nơi thuận lợi để áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp. - Không gian ưu tiên phát triển quần cư nông thôn Không gian này bao gồm các diện cảnh quan O1, O2, H3, H4, H5. Trong không gian này, mô hình vườn nhà truyền thống với hai hợp phần chính là vườn và chuồng cần tiếp tục được duy trì. Bên cạnh đó, một số loại hình kinh tế khác như tiểu thủ công nghiệp, nuôi cá trê... cũng có thể được kết hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, không gian này cũng cần quan tâm đến vấn đề cải thiện môi trường vệ sinh nông thôn như hệ thống cống dẫn nước thải, thu gom và xử lý rác thải. - Không gian ưu tiên phát triển du lịch nghỉ mát Không gian này phân bố tại khu vực bãi tắm Mỹ Thuỷ, nơi có tiềm năng tự nhiên phát triển du lịch. Đối với không gian này, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và đặc biệt là cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cần đặc biệt được chú ý. - Không gian ưu tiên nâng cấp hạ tầng giao thông, phát triển hành lang xanh bảo vệ môi trường Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khu vực cần nâng cấp hệ thống giao thông sẵn có và mở mới thêm một số đường giao thông nhánh ra các vùng cát, đặc biệt ở hai thôn Đông Tân An và Tây Tân An. Ngoài ra, hệ thống đường đê dọc bờ biển theo hướng bắc - nam cũng cần xây dựng và hoàn thiện để phục vụ cho sự phát triển của khu kinh tế biển Mỹ Thủy trong tương lai. Bên cạnh đó, dọc theo các tuyến đường giao thông cần trồng các hàng cây phi lao, keo lá tràm nhằm tạo bóng mát, chắn gió và cát di động, cải thiện môi trường đất và không khí. Hình 39. Bản đồ định hướng không gian phát triển xã Hải An Các chính sách phát triển và nhu cầu quy hoạch xã Hải An (a) Dự án xây dựng cảng biển nước sâu Mỹ Thuỷ Dự án xây dựng cảng biển nước sâu Mỹ Thủy nằm trong quy hoạch xây dựng khu kinh tế biển Mỹ Thủy thuộc "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến 2020". Khu kinh tế biển Mỹ Thủy được xây dựng nhằm tạo ra một “cửa ngõ’’ quan trọng hướng ra biển Đông để phát triển kinh tế biển, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và khai thác hiệu quả các lợi thế của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây. Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khóa X về chiến lược kinh tế biển, trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của các nhà khoa học, tỉnh Quảng Trị xác định khu vực từ Gia Đẳng, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong đến thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng có đường đẳng sâu tốt nhất phù hợp với xây dựng cảng biển nước sâu bằng phương pháp cảng đào, đầu tư xây dựng khu kinh tế biển. Theo định hướng quy hoạch phát triển khu kinh tế biển Mỹ Thuỷ, vị trí cảng biển Mỹ Thủy thuộc địa bàn 2 xã Hải An, Hải Khê, huyện Hải Lăng, nằm trong nhóm cảng biển Trung Trung Bộ. Cảng có phạm vi phục vụ trong tỉnh, các tỉnh Trung Trung Bộ, cả nước và các nước nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Phương án được chọn là cảng đào sâu vào trong đất liền với diện tích khoảng 1.000 ha, tổng kinh phí đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.  Trong đó, giao thông đến cảng Mỹ Thuỷ trước mắt chủ yếu bằng đường bộ, đầu tư tuyến đường xây dựng mới từ Quốc lộ 1A về cảng dài 14 km, tương lai sẽ xây dựng mới đường sắt từ đường sắt Bắc - Nam về cảng Mỹ Thuỷ và từ ga Diên Sanh - Lao Bảo nối với đường sắt qua Lào. Ngoài giao thông phục vụ, cảng còn có tuyến đường dọc bờ biển chạy hướng Bắc - Nam theo quy hoạch của Chính phủ.  Vị trí được quy hoạch có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một cảng đào có quy mô với độ sâu đến 13 mét có thể tiếp nhận các tàu tải trọng đến 40.000 DWT; công suất cảng không hạn chế, thực tế chỉ phụ thuộc vào nhu cầu phát triển tại vùng hậu phương của cảng. Với giải pháp cảng đào chỉ chiếm vùng bờ biển dài 1-1,5 km, cho nên phần lớn mặt tiền bờ biển vẫn được khai thác bình thường cho các mục đích khác như phát triển du lịch, đô thị biển. Liền kề vùng mở cửa cảng nước sâu Mỹ Thuỷ có diện tích đất rộng 40-50 km2 bằng phẳng, có độ cao trên 5 mét không bị ngập lụt, có độ che phủ thực vật tốt chống cát bay, địa chất tốt và dân cư hiện rất thưa thớt nên rất phù hợp để xây dựng các công trình kho bãi, công nghiệp. Với quy hoạch khu kinh tế biển Mỹ Thuỷ nói chung và dự án xây dựng cảng biển nước sâu Mỹ Thuỷ nói riêng, khi lựa chọn vị trí xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái cần có những tính toán phù hợp. (b) Chính sách giãn dân Trong công tác xoá đói giảm nghèo của xã Hải An, bên cạnh việc chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn hộ nghèo làm ăn, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất, hiện nay chính quyền xã đang thực hiện chính sách dãn dân nhằm làm giảm sức ép dân số lên tài nguyên đất. Đây cũng là một trong những chủ trương của huyện Hải Lăng nói riêng cũng như của tỉnh Quảng Trị nói chung về "Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015". Trong đó, xã đưa các hộ dân ra vùng cát phía tây các thôn để khai thác tiềm năng diện tích đất của địa phương. Trong định hướng một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu trong năm 2009, Uỷ ban nhân dân xã Hải An chú trọng phát triển thêm 2 đến 3 trang trại vùng cát phía tây các thôn, đưa tổng diện tích trồng màu hàng năm bình quân đạt 35 ha, và dần dần phát triển chăn nuôi có quy mô theo hướng hàng hoá, nhất là phát triển theo từng địa bàn, từng mô hình. Quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng xã Hải An, giai đoạn 2009 – 2020 (a) Quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng Trên cơ sở kết quả phân tích định hướng không gian ưu tiên phát triển dựa vào cảnh quan và các chính sách phát triển kinh tế xã hội của xã Hải An, đề tài đã xây dựng bản đồ quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng (hình 3-10). Đặc điểm của các hợp phần không gian thể hiện như sau: Hệ thống đai rừng phòng hộ Hệ thống hồ sinh thái Các mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình Hình 310. Bản đồ quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng xã Hải An (b) Hệ thống đai rừng phòng hộ chắn gió, cố định cát Đặc điểm: Hiện nay, xã Hải An đã có một dải rừng chuyên phòng hộ dài hơn chục km dọc bờ biển, ở phía đông thôn Tân An Đông và Tân An Tây. Dải rừng này do xã đầu tư giống cây và bà con trong thôn bỏ công trồng, chăm sóc bảo vệ để phòng hộ bảo vệ xóm làng, giảm thiểu các hiện tượng tự nhiên cực đoan. Tính đến năm 2005, dải rừng gồm 2 đai phi lao 9 tuổi. Đai phi lao phía ngoài cách mép nước biển 175m, rộng 90m, mật độ 2200 cây/ha, chiều cao cây trong đai là 9,2m, đường kính tán cây trung bình 3,1m. Đai nằm phía trong là líp trong khu đất canh tác nông nghiệp, cao hơn mặt ruộng 1m, cách đai ngoài 82m, rộng 4m, mật độ 3625 cây/ha, có chiều cao cây là 7,9m, đường kính tán 2,7m. Ở phía bắc và phía nam của khu vực 2 đai này, người dân trồng 2 hàng cây gồm keo lá tràm và phi lao trên đường đi với cự ly 1,2x1,5m. Cây rừng có chiều cao 11,2m, tán cây rộng 2,7m. Đai phía ngoài nằm trên cồn cát, có cỏ khô chịu hạn, ở độ cao 8m so với mặt ruộng phía trong. Đai phía trong nằm trên bờ líp thuộc bãi cát thấp ngập nước mưa mùa hè, ở độ cao 1m so với mặt ruộng được trồng khoai lang, đậu đỗ [8]. Hiệu quả: (i) Về tác dụng phòng hộ: Đai rừng làm giảm tốc độ gió Đông Bắc, Đông Nam 0,65 đến 0,7 lần ở vị trí sau nó 2 - 5 lần chiều cao và giảm tốc độ gió Tây Nam 0,4 - 0,5 lần. Ẩm độ không khí trong đai rừng cao hơn nơi trống 3,7% vào mùa gió Đông Bắc, 7,8% vào ngày có gió Đông Nam, 4,5% vào ngày có gió Tây Nam. Nhiệt độ không khí trong đai thấp hơn nơi trống 0,6 - 1,80C tuỳ theo mùa gió. Ẩm độ đất dưới đai rừng cao hơn nơi trống 4,6% vào mùa gió Đông Nam, 8,6% vào mùa gió Tây Nam, nhiệt độ đất dưới đai rừng cao hơn nơi trống 1.60C vào ngày gió Đông Nam, 3,30C vào ngày gió Tây Nam. Đai rừng có mật độ 1700cây/ha với diện tích tán của cây 25,5m2/cây trả lại lượng lá rụng thấp 0,25kg/m2, trong khi đai thứ 2 có mật độ dày 3450 cây/ha, với diện tích tán cây 19,2m2/cây, trả lại cho đất lá rụng 0,33kg/m2. Đất tầng mặt dưới đai rừng có mùn 0,33 - 0,54%, đạm 0,02 - 0,033%, cao hơn nơi trống (mùn 0,1%, đạm 0,004%) [8]. (ii) Về hiệu quả kinh tế: Lá phi lao rụng và các cành khô được trẻ em thu lượm góp phần cung cấp chất đốt cho các hộ dân xung quanh. Phần diện tích đất ở giữa khu vực các đai rừng phi lao phòng hộ được lên luống trồng khoai lang, đậu đỗ cho thu hoạch khá hơn trước và ổn định. Tóm lại, từ khi đai rừng được xây dựng và định hình, các đai này đã hạn chế được gió mạnh, cải thiện điều kiện vi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng nông nghiệp nằm trong khu vực các đai rừng phát triển. Mặt khác, do phải lên líp đắp bờ trồng đai rừng phi lao nên nước mưa được thoát tốt hơn, do đó đất trồng trọt được cải thiện, năng suất hoa màu tăng lên. Ngoài ra, dải rừng phòng hộ còn tạo không gian thoáng mát cho bãi tắm Mỹ Thuỷ, thu hút thêm khách du lịch. (c) Hồ sinh thái Khái niệm hồ sinh thái: "Hồ sinh thái là hồ chứa nước mang đầy đủ đặc trưng tính chất và tiêu chuẩn của một hồ vừa đủ sạch nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái cảnh quan, mang đến các lợi ích to lớn cho cuộc sống con người như cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra còn là nơi nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, cải tạo vi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường trong lưu vực hồ. Hồ sinh thái còn là điều kiện môi trường tốt cho các sinh vật trong lưu vực hồ" [10] Tiêu chí cơ bản hồ sinh thái: Hồ sạch (hồ không bị ô nhiễm, không bị phú dưỡng hoá), có vành đai hệ thống cây xanh và thảm phủ thực vật, cơ sở hạ tầng (đường giao thông quanh hồ) hoàn chỉnh đồng bộ gắn kết cộng đồng, đa mục tiêu: (cấp nước, phát triển, nuôi thuỷ sản, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường, vi khí hậu), phù hợp với hiện tại, không mâu thuẫn với tương lai về hiệu quả kinh tế xã hội môi trường, được quản lý chặt chẽ, vận hành và khai thác đúng quy trình, hiệu quả. Vai trò của hồ sinh thái đối với khu vực nghiên cứu: Hồ sinh thái đóng vai trò quan trọng đối với vùng cát ven biển như xã Hải An, cụ thể: (i) Điều tiết dòng chảy sông suối: việc xây dựng hồ sinh thái sẽ giúp giảm mức độ ngập lụt, giảm dòng chảy lũ vào mùa mưa, đồng thời duy trì độ ẩm vào mùa ít mưa cho các khu vực xung quanh. (ii) Tạo môi trường sản xuất cho nông nghiệp trong xã: hồ giúp cung cấp nước tưới cho trồng trọt, tạo điều kiện trồng các cây lâm nghiệp cũng như hoa màu trong xã. (iii) Cải tạo vi khí hậu: khi được xây dựng, hồ giúp tăng độ ẩm không khí vào mùa ít mưa, tạo điều kiện cho sự phát triển của thảm thực vật xung quanh.(iv) Nâng cao mực nước ngầm: khi hồ được hình thành, mực nước ngầm đồng thời cũng được nâng lên tương ứng với mực nước trong hồ, từ đó giúp tạo điều kiện phát triển cho thực vật, tăng khả năng giữ nước mặt khi có mưa, cung cấp thêm lưu lượng duy trì dòng chảy trong mùa ít mưa. Đặc điểm hồ sinh thái: Với khái niệm và tiêu chí cơ bản đã nêu, xã Hải An hiện nay chưa có hồ sinh thái. Việc xây dựng hồ sinh thái giữ vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất của các mô hình hệ kinh tế sinh thái tại xã ven biển như Hải An. Với đặc điểm đất cát nghèo dinh dưỡng, chỉ có nguồn nước ngầm tầng nông khai thác hạn chế và phục vụ tại chỗ, các hồ sinh thái muốn xây dựng có thể dựa theo một số quy mô và thông số cơ bản sau: - Vị trí: hồ sinh thái có thể xây dựng tại những nơi tập trung nhiều dòng suối tạm thời, gần khu vực xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái, trong các diện cảnh quan R3, N2 như trong định hướng không gian đã phân tích. - Dạng hồ sinh thái: chỉ nên đào hồ chứa nhỏ để khai thác nước ngầm tầng nông, tưới cho vùng kề bên, không dẫn đi xa. - Tiêu chí sinh thái chính: sạch, ổn định, trồng cây và thảm cỏ quanh hồ. - Quy mô: hồ rộng 100 m2 đến nhỏ hơn 1000m2, sâu 2 - 3m. Bờ hồ cần có giải pháp chống sạt lở, phù hợp nhất là bờ bằng Gabion và vải địa chất, hoặc phủ lớp đất sét, đất thịt với mái dốc m = 1 - 1,5. Quanh hồ có đai rừng và thảm cỏ rộng từ 10 - 50m để giảm sự bốc hơi [9]. (d) Thiết kế mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng Lựa chọn vị trí xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An Với các mục tiêu và nguyên tắc đã đề ra, kết hợp với định hướng không gian đã tổng hợp và các chính sách phát triển kinh tế xã hội hiện có, khu vực được lựa chọn để xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An là khu vực tiếp giáp với quần cư nông thôn, nằm về phía tây các thôn Tân An Tây và Tân An Đông. Khu vực này được lựa chọn dựa trên các lý do sau: - Về cảnh quan: đây là nơi tập trung các diện cảnh quan với thực vật chiếm ưu thế là cỏ chịu hạn, rừng tràm hoa vàng và quần xã cây trồng nông nghiệp hàng năm (diện cảnh quan N1, N2, N3, N4, R3, R4, R1, H1, H2). + Những diện cảnh quan này được hình thành trên thềm tích tụ cát biển Holocen giữa muộn, có địa hình tương đối bằng phẳng, trên độ cao trung bình từ 4 đến 6m. + Khu vực này có nền thổ nhưỡng là đất cồn cát vàng và đất cồn cát trắng, thành phần chủ yếu là cát, đất khô, có khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là nghèo mùn. Hình 311. Hiện trạng vị trí trước khi xây dựng mô hình (10/2008) + Trừ một số nơi có cỏ thấp chịu hạn chiếm ưu thế (chủ yếu dọc các con suối), khu vực này có đặc điểm thuận lợi là đã được phủ xanh bởi thảm thực vật nhân tác (rừng trồng keo lá tràm). Thảm thực vật này góp phần cải tạo chất lượng đất, tạo điều kiện thuận lợi khi xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái. + Về thuỷ văn, nguồn nước ngầm khá nông có thể sử dụng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống dòng chảy mặt, đặc biệt là các con suối tạm thời, không chỉ giúp giảm lượng lũ, tiêu thoát nước trong mùa mưa, duy trì độ ẩm trong mùa ít mưa, mà còn là cơ sở ranh giới tự nhiên giữa các mô hình. - Về kinh tế xã hội: khu vực này nằm trong diện tích mà chính quyền xã Hải An sử dụng trong chính sách dãn dân đã đề cập. Ngoài ra, những diện tích đất khác không được lựa chọn do những diện tích đó đã được quy hoạch trong các chính sách khác (bãi tắm, cảng biển Mỹ Thuỷ) hoặc được sử dụng cho các mục đích khác (quần cư nông thôn dọc hai bên đường quốc phòng ven biển đã hình thành từ lâu đời, khu vực ưu tiên trồng rừng phòng hộ, khu vực nuôi trồng thuỷ sản, khu vực nghĩa trang nghĩa địa). Đặc điểm các hợp phần của mô hình Trên cơ sở phân tích hiện trạng các mô hình kinh tế xã Hải An, lựa chọn vị trí, mô hình kinh tế sinh thái được lựa chọn là mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng với quy mô hộ gia đình. Đây chính là cơ sở, là nhân tố cơ bản để phát triển, mở rộng thành quy mô lớn hơn (quy mô cộng đồng) trên vị trí đã lựa chọn. Mô hình được lựa chọn được cấu thành từ 4 hợp phần: Rừng, Vườn, Ao, Chuồng với từng đặc điểm cụ thể như sau: Hình 312. Sơ đồ mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng + Rừng: hợp phần này gồm phi lao và keo lá tràm, được xây dựng trên bờ bao phía ngoài mô hình. Đặc trưng khi trồng keo lá tràm tại vùng cát này là keo thường được trồng kết hợp với dứa dại. Trong đó, dứa dại trồng trước để chắn gió Tây khô nóng cho các cây con. Khi keo lớn lên, dứa dại hoặc có thể phát triển thành bụi lớn, hoặc có thể chết đi tạo nguồn phân bón tự nhiên cho keo lá tràm. Keo lá tràm thường được trồng thành hai hàng chạy dọc theo bờ bao bằng cát. Keo lá tràm có tán lá dày rậm có tác dụng chắn gió, bộ rễ phát triển cố định cát. Khi hệ thống cây đã khép tán sẽ tạo thành một thảm thực vật trên bề mặt cát, làm giảm sự tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời, giảm sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm, tăng lượng mùn giúp cây cỏ phát triển, từ đó giúp cải tạo đất. Ngoài ra, keo và phi lao còn có tác dụng cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng hoặc làm chất đốt, củi đun. Cụ thể, phi lao và keo lá tràm được trồng trên bờ bao bằng cát theo lưới đai ô vuông hình bàn cờ, chiều rộng mỗi đai khoảng hai hàng cây cách nhau từ 3 đến 5m. Khoảng cách giữa các đai bao ít nhất là 50m để trồng cây nông nghiệp, đào ao thả cá ở phía trong [8]. + Vườn: Xây dựng các vườn ao cạn ở những nơi có địa thế tương đối cao. Diện tích đất trồng trọt được đào sâu xuống đất với độ sâu hơn 1m để trồng các loại cây lương thực. Các loại cây trồng này có khả năng hút nước theo đường mao dẫn trong lòng cát nên phát triển tốt, năng suất khá. Trong hợp phần vườn, các cây được thay thế nhau trồng trong năm nên người dân vừa có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình vừa tăng thêm thu nhập từ các loại cây quả trong vườn nhà. Cơ cấu các loại cây trồng thay đổi theo mùa vụ: (i) Vào mùa hè (mùa ít mưa): Hợp phần Vườn chủ yếu là các loại cây chịu hạn, chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, đặc biệt là vào tháng 6 hay tháng 7 khi chịu ảnh hưởng của gió Lào. Trong đó, loại cây ưu thế là dưa hấu và dưa gang. Trong thời kỳ này, hợp phần vườn chỉ mang ý nghĩa phủ xanh, giữ ẩm cho đất, còn ý nghĩa kinh tế không đáng kể. (ii) Vào mùa đông (mùa mưa): Đây là mùa vụ chính nên hợp phần vườn chủ yếu là các loại cây cho hiệu quả về kinh tế và môi trường như ném, đậu, đỗ, lạc, khoai lang. Trong đó, ném (hành tăm) vừa đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể, lại không đòi hỏi vốn và công chăm sóc quá nhiều. Các loại đậu, đỗ, lạc có bộ rễ phát triển giúp cải tạo đất. Khoai lang, đặc biệt là khoai lang Nhật Bản, là một loài cây truyền thống tại vùng đất cát đem lại giá trị kinh tế khá cao (Bảng 3.6). Trên diện tích trồng trọt cần làm các bờ thửa, các luống đất và các mương thoát nước đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng. Ở ven bờ các mương dẫn nước trồng thêm khoai nước (vào mùa ít mưa) để chống sụt cát làm lấp mương. Hơn nữa, để cải tạo đất cho cây phát triển cần bón lót phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) vì phân hữu cơ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho đất mà còn giữ ẩm, chống nóng rất tốt cho cây. + Ao: Xây dựng hệ thống ao phục vụ tưới tiêu kết hợp nuôi cá, sâu khoảng 1,5 - 2m ở những nơi địa thế thấp, mực nước ngầm cao. Giả sử trong vườn đào 2 ao với diện tích khoảng 1500m2, một ao dùng để nuôi cá và một ao dùng để nhân giống. Ao nuôi có diện tích khoảng 1000 m2 thả 5000 con. Với số lượng cá trên thì một vụ hết tổng chi phí là 16,8 triệu (2,5 triệu tiền giống, 7,5 triệu tiền thức ăn, 4,8 triệu tiền công, 2 triệu hút ao), thu hoạch được khoảng 4000 con, 3 con/kg với giá 20.000đ/kg, tổng thu nhập là 26,7 triệu, lợi nhuận là 9,9 triệu đồng. Các loại vật nuôi trong hợp phần ao cũng thay đổi theo mùa. Vào mùa hè (mùa ít mưa), hợp phần ao chủ yếu được sử dụng để nuôi ếch. Đây là đối tượng đem lại hiệu quả kinh tế cao với khoảng thời gian từ 2 - 2,5 tháng/vụ. Hiệu quả kinh tế đem lại gấp khoảng 2 đến 2,5 lần so với vốn đầu tư. Vào mùa đông (mùa mưa), hợp phần ao có thể kết hợp giữa nuôi ếch với nuôi cá (cá rô phi, cá trê). + Chuồng: Các chuồng trại được sử dụng để chăn nuôi lợn và gia cầm, trong đó chủ yếu là chăn nuôi lợn vì hiệu quả kinh tế cao. Tùy điều kiện của mỗi gia đình mà quy mô chăn nuôi khác nhau, giả sử nuôi 20 con lợn/lứa thì chi phí hết 26,8 triệu (10 triệu tiền giống, 12 triệu tiền thức ăn, 4,8 triệu tiền công lao động), thu nhập 36,3 triệu. Như vậy mỗi năm sẽ thu được 72,6 triệu, lãi 19 triệu. Bên cạnh các hợp phần trên, để phục vụ cho chức năng sinh thái, bảo vệ môi trường, mô hình còn chú trọng xây dựng hệ thống bờ bao và hệ thống hào nước: - Hệ thống bờ bao: Do vào mùa mưa, khu vực này thường bị ngập, vì vậy, bờ bao bằng cát xây cao bên ngoài có tác dụng ngăn nước lũ ngập vào bên trong. Bờ bao được thiết kế cao từ 0,8 đến 1,2m, rộng ít nhất là 3m để trồng cây. - Hệ thống hào nước, mương thoát nước và ống dẫn nước: hệ thống này được xây dựng bao quanh mô hình. Vào mùa mưa, đặc biệt tháng IX, X, hệ thống làm nhiệm vụ xả nước, giảm bớt ngập lụt. Vào mùa ít mưa, hệ thống có nhiệm vụ dẫn nước tưới cho cây trồng phía trong và giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt, hệ thống hào nước được xây dựng gồm 2 hào nước: 1 hào nước sâu khoảng 1 - 1,5m, rộng 1m ở phía bên ngoài và 1 hào phía trong rộng 0,8m, sâu khoảng 0,5m. Hào nước bên ngoài có nhiệm vụ dẫn nước, giảm bớt lượng nước vào mùa lũ, hào nước bên trong có nhiệm vụ giữ ẩm vào mùa ít mưa và tiêu nước vào mùa mưa. Bảng 36. Hiệu quả kinh tế của mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng Hợp phần Loại cây con Diện tích Thời vụ Chi phí đầu tư (1000đ) Năng suất (tạ/sào) Tổng thu (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Lợi nhuận (1000đ) Giống Phân Công Rừng Phi lao, tràm 150 cây - 150 500 600 13 m3/500 m2 6000 5350 4750 Vườn Khoai 2000 m2 T12 - T5 200 400 1000 20 tạ /500 m2 3000 2400 1400 Đậu 1500 m2 T12 - T4 150 600 1200 2,7 tạ /500 m2 3510 2760 1560 Lạc 1500 m2 T1 - T5 419 309 1200 3 tạ /500 m2 2700 1972 772 Sắn 1500 m2 T7 - T10 năm sau 60 90 750 15 tạ /500 m2 2250 2100 1350 Ném 1000 m2 T10 - T3 1800 236 1500 1,35 tạ /500 m2 5400 3364 1864 Dưa hấu 500 m2 T3 - T6 60 90 1000 15 tạ /500 m2 4500 4350 3350 Ao Cá trê Rô phi 1500 m2 T7 - T10 T11- T12 năm sau 2500 7500 6800 4,5 tạ /500 m2 26700 16700 9900 Chuồng Lợn 40 con 20000 24000 9600 55kg/con 72600 28600 19000 Tổng - - - 25339 33725 23650 - 126660 67596 43946 a) Hệ thống bờ bao và hào nước b) Hợp phần Vườn, Rừng c) Hợp phần Ao, Chuồng Hình 313. Hiện trạng mô hình sau khi xây dựng KẾT LUẬN (1) Xã Hải An thuộc tiểu vùng 3 trong phạm vi đới bờ của tỉnh Quảng Trị. Khu vực có nền địa chất chủ yếu là trầm tích biển tuổi từ Holocen giữa muộn đến hiện đại, với thành phần gồm cát hạt mịn đến trung, màu trắng xám đến vàng nhạt. Thành tạo địa chất này tạo ra các nhóm dạng địa hình do hoạt động của biển và gió, với nền thổ nhưỡng là đất cát nghèo chất dinh dưỡng, có khả năng giữ nước kém. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở phía bắc và khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía nam, đặc biệt thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ vào mùa đông, gió Tây khô nóng vào mùa hè, hiện tượng cát di động... Như vậy, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các hiện tượng tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng lớn tới đời sống cũng như sản xuất của người dân trong xã. (2) Với đặc điểm điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Hải An có đặc điểm như: dân số tăng nhanh, trình độ lao động còn chưa cao, người dân chủ yếu sống dựa vào đánh bắt hải sản và nông nghiệp. Hiện trạng kinh tế xã hội này cho thấy cần thiết phải có những biện pháp giúp cải thiện đời sống, hướng người dân chuyển từ phương thức kiếm sống dựa vào biển sang sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đặc biệt là những nơi chưa được sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả. (3) Đề tài đã bước đầu đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế của người dân địa phương. Và bước đầu xây dựng kịch bản nước biển dâng cho khu vực nghiên cứu bằng việc thành lập các bản đồ ngập lụt; từ đó, cũng đã lượng hóa sơ bộ thành tiền những thiệt hại cho mỗi loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. (4) Tạo ra các mô hình kinh tế sinh thái nhằm giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên đất và tài nguyên biển. Mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng là giải pháp đúng đắn góp phần quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng tại xã Hải An. Về mặt sinh thái, mô hình góp phần hạn chế các hiện tượng tự nhiên cực đoan bằng hệ thống đai cây lâm nghiệp và hệ thống thuỷ lợi phù hợp với địa hình khu vực, đồng thời có sự kết hợp với việc xây dựng các dải rừng phòng hộ ven biển và các hồ sinh thái. Về mặt kinh tế, mô hình có sự lựa chọn giống cây, con phù hợp, thay đổi theo mùa vụ đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy đang trong giai đoạn thử nghiệm, mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Rừng đã thể hiện rất nhiều ưu điểm về mặt kinh tế cũng như sinh thái, đặc biệt phù hợp với quy mô phát triển của hộ gia đình. Đây cũng chính là đơn vị cơ bản để hình thành mô hình hệ kinh tế sinh thái quy mô lớn hơn. Tóm lại, với quan điểm tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) phục vụ công tác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (trong trường hợp này là quản lý tổng hợp đới bờ) phục vụ phát triển bền vững xã Hải An – một trong những xã thuộc đới ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình được đề tài thiết kế và xây dựng dựa trên đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Mô hình này có khả năng thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4_Thesis_V.doc
  • doc5_References_Phu luc_for thesis_101209.doc
Tài liệu liên quan