Đề tài Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo chỉ dẫn địa lý

Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện là khó khăn lớn nhất trong quá trình áp dụng CDĐL và TGXX tại Việt Nam trong 5 năm qua. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống này là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình bảo hộ những sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới: - Vận dụng những quy định của châu Âu và các tổ chức kinh tế khác như AFTA, WTO về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quy chế 2081/92 của Cộng đồng chung châu Âu để xây dựng quy chế chung cho Việt Nam; - Sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ là rất tốt, nó sẽ tạo dựng một khung pháp lý mới cho quá trình xây dựng CDĐL ở Việt Nam. Tuy vậy, vẫn cần phải có những sự bổ sung trong quá trình đưa luật vào đời sống, cụ thể là: + Cần đưa TGXX vào khung thể chế của nhà nước bằng các văn bản dưới luật, vì đây là một hình thức phổ biến và rất có hiệu quả tại châu Âu; + Thiết lập hệ thống quản lý về CDĐL chung cho tất cả các sản phẩm thông qua vai trò và chức năng của một tổ chức chuyên ngành của nhà nước; + Quy định rõ ràng về quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng thông qua việc quy định rõ vai trò đại diện cho Nhà nước tại các địa phương, bộ ngành; + Quy định về quy trình xây dựng hồ sơ, các bước tiến hành thiết lập quyền cho sản phẩm CDĐL; + Quy định cụ thể về phương pháp khoanh vùng sản phẩm, mô tả chất lượng và quy trình sản xuất đặc thù. Trong đó cần quy định rõ ràng các văn bản này cần sự chứng thực và xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền nào (cơ quan quản lý hay cơ quan khoa học), địa phương hay trung ương;

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo chỉ dẫn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h năm 1980. Năng lực thiết kế tưới cho 3.200 ha lúa, màu 2 vụ. Ngoài ra, trên địa bàn còn có các công trình: Hồ Pe Luông: trên địa bàn xã Thanh Luông, dung tích Wh = 2,24 triệu m3, năng lực thiết kế tưới cho 265 ha đất 2 vụ lúa. Hồ Hoong Khếnh: được xây dựng hoàn thành năm 2002, năng lực thiết kế tưới cho 120ha, màu 2 vụ. Hồ Hoong Sạt: được xây dựng hoàn thành năm 1993 trên địa bàn xã Sam Mứn, dung tích của hồ đạt 2,7 triệu m3, tưới cho 110 ha lúa 2 vụ. Hệ thống kênh mương nội đồng gồm 100 km kênh cấp II (hiện đã được kiên cố hóa 30 - 35%) và khoảng 400 km kênh cấp III (chủ yếu là kênh đất). Các công trình đường giao thông: Tuyến đường Quốc lộ 279 chạy dọc lòng chảo Điện Biên theo hướng Bắc Nam, phí bắc nối cánh đồng Mường Thanh với các huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa và nối với Quốc lộ 6 để lưu thông với Sơn La , Hà Nội và các tỉnh đồng băng Bắc Bộ. Phía Tây thông sang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua cửa khẩu Tây Trang. Tuyến Quốc lộ 12 nối vùng với các huyện phía Bắc sang Lai Châu, Trung Quốc, đồng thời nối với quốc lộ 4D để giao lưu với các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái. Tuyến đường tỉnh lộ nối với huyện Điện Biên Đông, huyện Sông Mã tỉnh Sơn La. Đường nội vùng có tuyến đường trục phía Đông và phía Tây lòng chảo, từ các tuyến đường trục này có các tuyến đường vào trung tâm các xã, hệ thống đường thôn, bản đã được xây dựng tương đối khá. II.Thực trạng sản xuất và phân phối gạo đặc sản Điện Biên 1.Thực trạng sản xuất lúa Trong những năm qua sản xuất lúa nước tại vùng lòng chảo huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên không ngừng tăng năng suất và sản lượng lương thực. Đây là một huyện chiếm 2/3 tổng sản lượng cây có hạt của toàn tỉnh, do điều kiện về khí hậu và đất đai phù hợp cho cây lúa phát triển. Có được kết quả cao về năng suất và sản lượng đó là nhờ vào việc thay đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống lúa mới và chú trọng đầu tư thâm canh, đặc biệt là phương pháp gieo vãi (gieo sạ) phương pháp này đã được áp dụng thay cho gieo mạ cấy từ năm 1991 đến nay. Bảng 5: Tình hình sản xuất lúa vùng lòng chảo huyện Điện Biên. Vụ 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng BQ/năm GĐ 2005 - 2008(%) Lúa ruộng cả năm DT 7475,6 7516,6 7328,0 7305,8 -0,76 NS 60,5 61,0 62,1 62,4 SL 45216,0 45843,5 45500,5 45594,6 Lúa xuân DT 3342,6 3328,6 3275,0 3262,0 -0,61 NS 67,5 65,8 65,8 64,7 SL 22428,0 21907,0 21544,3 21121,2 Lúa Mùa DT 4202,0 4202,0 4053,0 4043,8 -0.84 NS 54,2 57,2 59,1 60,5 SL 22788,0 24020,5 23956,2 24473,4 Lúa nương DT 282,0 79,0 79,0 79,0 -34,6 NS 9,3 14,2 13,4 13,4 SL 260,9 112,3 105,9 105,9 Nguồn : Tổng hợp từ số liệu 10 xã vùng lòng chảo Theo bảng số liệu, các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa giảm là cuối năm 2005 diện tích tự nhiên của 2 xã Thanh Hưng và Thanh Xương bị chia cắt sang Thành phố Điện Biên Phủ, trong đó có diện tích đất trồng lúa và do năm 2006 xã Thanh Xương bị cắt một phần diện tích dùng vào mục đích công cộng, khu công nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm đáng kể. Do vậy, tổng diện tích đất trồng lúa vùng nghiên cứu bị giảm. Cụ thể như sau: - Về diện tích: Năm 2008, diện tích gieo cấy lúa nước của vùng là 7.305,8 ha, trong đó vụ lúa xuân 3262,0 ha, vụ lúa mùa 4043,8 ha, giảm 130,2 ha so với năm 2005. - Về năng suất: Do việc áp dụng tiến bộ thâm canh lúa vào sản xuất nên năng suất lúa ở cánh đồng Mường Thanh trong những năm qua tăng khá. Do vụ xuân, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nước không đều, rét đầu mùa nên năng suất đã ổn định, những xã như Thanh An, Thanh Xương, chủ động về nước nên năng suất trung bình đạt rất cao 70 - 72 tạ/ha. Riêng vụ mùa, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sử dụng nhiều giống mới nên năng suất vẫn tiếp tục tăng, từ 54,2 tạ/ha năm 2005 lên 60,5 tạ/ha năm 2008, các xã có năng suất đồng đều. - Về sản lượng: Sản lượng lúa năm 2008 là 45.594,6 tấn, tăng 378,6 tấn so với năm 2005. 2.Tình hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao Hiện tại, ở cánh đồng lúa Mường Thanh, các hộ gia đình chủ yếu là gieo cấy các giống lúa hàng hóa chất lượng cao. Những năm trước, giống lúa hàng hóa chất lượng cao được các hộ sản xuất ở đây sử dụng chủ yếu là giống IR64 (là giống đã trở thành sản phẩm gạo đặc sản của cánh đồng Mường Thanh). Trong vài ba năm trở lại đây, một số giống lúa thơm chất lượng có giá bán cao hơn so với giống lúa IR.64 đã được đưa vào vùng như: Nghi Hương 2308; Nhị Ưu 838, Bắc Thơm 7, Hương Thơm số 1... Trong đó có giống Bắc Thơm 7 được các hộ nhận thấy là phù hợp với điều kiện của vùng cánh đồng nên diên tích gieo cấy giống này ngày một tăng. Như vụ mùa năm 2007 đã chiếm tỷ lệ 30% tổng diện tích gieo cấy. Địa bàn sản xuất: Thực tế cho thấy việc sản xuất lúa chất lượng cao IR64 ở cánh đồng Mường Thanh được gieo cấy ở các xã cuối cánh đồng có chất lượng thơm ngon và dẻo hơn gieo cấy ở các xã vùng thượng lòng chảo huyện Điện Biên. Lý giải về diều này, các cán bộ chuyên môn được phỏng vấn đều thống nhất quan điểm do sau khi lúa trỗ ở khu vực cuối cánh đồng lượng mưa ít hơn khu vực thượng và đất ở cuối cánh đồng hạt thô hơn. Thực tế kết quả phân tích tính chất lý học đất trồng lúa ở bảng 7 cũng cho thấy kết quả như vậy. Với lý do trên mà địa bàn sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao ở cánh đồng Mường Thanh hiện nay được tập trung ở các xã: Sam Mứn, Noong Hẹt, Noong Luông, Thanh Yên, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Xương. Qua điều tra, về năng suất lúa chất lượng cao của hộ gia đình ở cánh đồng cho thấy giống lúa Bắc Thơm 7, năng suất vụ xuân đạt bình quân 60-65 tạ/ha, vụ mùa đạt 55-60 tạ/ha; Giống lúa IR64 năng suất vụ xuân đạt bình quân 65-75 tạ/ha, vụ mùa đạt 60-62tạ/ha. Có những hộ thâm canh cao năng suất đạt 85 – 90 tạ/ha vụ lúa xuân và 75 – 80 tạ/ha vụ lúa mùa; giống lúa Nghi Hương 2308, năng suất tương tự như giống IR64, cao hơn giống Bắc Thơm 7. Giá bán các loại lúa, gạo hàng hoá chất lượng cao: Tại thời điểm điều tra tháng 3 – 4 năm 2009, Giá gạo IR64 từ 11.000 – 12.000 giá gạo thơm. từ 13.000 – 14.000 đ. Giá năm 2008, sau khi thu hoạch vụ xuân, giá gạo: IR64 từ 9.000 – 10.000 giá gạo thơm. từ 11.000 – 12.000đ. Nhìn chung, so với giá tạp giao, giá IR64 cao hơn từ 2.000 – 2.500đ và giá gạo thơm cao hơn khoảng 4.000 – 5.000đ. 3.Thực trạng phân phối và tiêu thụ gạo đặc sản 3.1 Thực trạng Hiện nay chưa có số liệu thống kê một cách đầy đủ về lượng lúa gạo ở vùng cánh đồng Mường Thanh cung cấp cho nhu cầu của tỉnh Điện Biên và xuất đi các địa bàn trong và ngoài nước. Qua kết quả điều tra về mức tiêu dùng và sản lượng lúa sản xuất trong năm của những hộ gia đình nông dân ở vùng cánh đồng, có thể ước tính được ngoài lượng lúa để tiêu dùng trong gia đình, hàng năm vùng lúa cung cấp khoảng 40 nghìn tấn lúa cho khu vực thành phố, các huyện của tỉnh và xuất đi ngoài tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Hải Phòng, đặc biệt là thị trường Hà Nội với sản phẩm gạo IR64 từ trước và nay có thêm Bắc Thơm 7 tiêu thụ tương đối tốt. Ngoài ra còn chưa kể sản lượng gạo được trồng tại cách đồng huyện Mường Ẳng và huyện Tuần Giáo.... với diện tích nhỏ nhưng cũng sử dụng các giống lúa IR64, Bắc Thơm 7, tuy nhiên chất lượng có giảm và không đồng đều so với trồng tại vùng lòng chảo Điện Biên. Qua điều tra thị trường tiêu thụ gạo Điện Biên tại các tỉnh cho thấy: Sản phẩm được tiêu thụ tại Hà Nội với số lượng lớn, chất lượng khá tốt nhưng có giá cao hơn từ 2000 – 4000đ tại thời điểm so với vùng Điện Biên. Tại các tỉnh như Sơn La, Lào Cai, thì gạo điện Biên có chất lượng khá, hạt dẻo, vị “đậm” nhưng ít mùi thơm. Qua đây cho thấy, khi rời xa vùng sản xuất thì chất lượng gạo có bị giảm, nguyên nhân trong quá trình vận chuyển có thể do bị bay giảm mùi, do để lâu, cũng có thể do bị pha trộn lẫn gạo khác. Chính vì vậy để đảm bảo được chất lượng gạo như tính chất đặc trưng của nó thì việc xây dựng Hiệp hội gạo vùng lòng chảo Điện Biên quản lý từ khâu trồng trọt đến khâu tiêu thụ, giá bán là điều rất cần thiết. Hàng năm trại giống lúa Thanh An và các cơ sở sản xuất giống lúa ở các xã thuộc vùng lòng chảo huyện Điện Biên sản xuất được khoảng 800 tấn lúa giống để cung cấp cho nhu cầu giống lúa của cả tỉnh. Trong đó giống lúa chất lượng cao ( BTS7 ) chiếm tới 650 tấn. Đây cũng là một tiền đề tạo nên cơ cấu giống lúa đặc sản theo hướng hàng hóa của vùng. Các chủ hộ xay xát thu mua gom lúa về xay thành gạo và bán ra thị trường thông qua tư thương hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Gạo BTS7 và IR64 ngoài việc cung cấp cho thị trường trong tỉnh còn được tư thương chuyển ra các tỉnh khác ở phía Bắc tiêu thụ. Thị trường lớn nhất có thể kể đến: Lào Cai, Sơn La, Hà Nội, Bắc Ninh… Qua điều tra nghiên cứu nhận thấy hiện nay ở các xã vùng lòng chảo huyện Điện Biên có một số kênh tiêu thụ lúa gạo cho nông dân được chúng tôi miêu tả qua sơ đồ sau: Người sản xuất Người thu mua nhỏ (cửa hàng xay xát) Các đại lý gạo tại Điện Biên Người dân Lái buôn Các đại lý gạo các tỉnh khác Công ty buôn bán gạo Xuất khẩu Sơ đồ 4 : Mô tả hoạt động tiêu thụ lúa gạo của vùng Ở 3 xã điều tra hầu hết các hộ nông dân sản xuất lúa đều tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra còn có những người đóng vai trò thu mua nhỏ lẻ rồi đưa đi bán tại các chợ trong huyện, thành phố Điện Biên và một số nơi khác. Khi sản xuất phát triển thành vùng hàng hóa với qui mô lớn thì được các công ty, những người buôn đi thu gom đem đi nơi khác bán, hoặc xuất khẩu. Như vậy, thị trường tiêu thụ hàng nông sản nói chung và thị trường tiêu thụ lúa gạo nói riêng ngày càng mở rộng. Cần định hướng cho người nông dân sản xuất những giống lúa có chất lượng cao để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. 3.2 Thành tựu Thị trường và hoạt động tiêu thụ nông lâm sản diễn ra sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản và cải thiện đời sống dân cư. Đã hình thành thị trường thống nhất, thông thoáng với sự tham gia của các thành phần kinh tế, tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán... của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hóa. Lưu thông hàng hóa chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu, có sự điều tiết của Nhà nước. Phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng, mạng lưới được mở rộng trên cả địa bàn đô thị, nông thôn với nhiều hình thức như đại lý, ủy thác, .... ở thành thị xuất hiện một số phương thức văn minh, hiện đại như siêu thị, mua bán tự chọn, với các mặt hàng nông sản lương thực thực phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng cao... Nhu cầu và cơ cấu lương thực thực phẩm cho thị trường thành phố đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, chủng loại, tính đa dạng, tính sẵn có và tính thuận tiện phù hợp với lối sống công nghiệp. 3.3 Tồn tại Tốc độ tăng trưởng bán lẻ chưa cao, chất lượng lúa gạo hàng hóa còn thấp, chủng loại còn nghèo nàn, đơn điệu, bao bì mẫu mã chưa hấp dẫn, dịch vụ kém, phương thức kinh doanh thương mại còn thô sơ, văn minh thương mại còn thấp... Khả năng cạnh tranh của lúa gạo hàng hóa nhìn chung chưa cao trên cả phương diện giá cả, chất lượng, mẫu mã, trình độ gia công chế biến, sức mua xã hội thấp, vừa chậm được cải thiện, nhất là ở vùng nông thôn, làm cho khả năng tiêu thụ còn biểu hiện trì trệ trong một vài giai đoạn. Công tác quản lý Nhà nước về thương mại với chức năng chủ yếu là hướng dẫn pháp luật, cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, cả về chủ quan và khách quan. Việc mở rộng thị trường lưu thông hàng hóa, nhất là phục vụ nông nghiệp nông thôn còn nhiều lúng túng, còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa thị trường nông thôn với thành phố. Việc cung ứng các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm thị trường và tổ chức tiêu thụ nông sản ở nông thôn nói chung còn nhiều khó khăn. Tiêu thụ lúa gạo hàng hóa phát triển chưa bền vững, nhiều lúc giá không ổn định, lên xuống thất thường, được mùa cũng rớt giá, mất mùa cũng rớt giá; nông dân gặp khó khăn; ảnh hưởng đến sản xuất, quy hoạch... Lực lượng tư nhân tham gia tiêu thụ lúa gạo hàng hóa đông nhưng chưa mạnh, kinh doanh nhỏ lẻ, vốn, lao động ít, trình độ kinh nghiệm về thị trường III.Cơ sở xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 1. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều giống lúa đang được người dân gieo trồng. Mùa vụ và cơ cấu giống ở các địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh Điện Biên phụ thuộc và điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng và phụ thuộc và tập quán canh tác của từng dân tộc. “Tiếng thơm” về “gạo Điện Biên” trên thực tế là sản phẩm của một số giống lúa được gieo trồng thuộc khu vực lòng chảo Điện Biên, trong đó phải kể đến một số giống lúa phổ biến là: Giống IR 64, giống Bắc Thơm số 7 (Tẻ thơm) và giống hương thơm số 1 (Tám thơm) Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản dưới dạng chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá đang ngày càng được phổ biến. Đối với gạo Điện Biên, việc tiến hành xây dựng thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ được đang được bắt đầu, nó được xuất phát từ các lý do cơ bản sau: 1.1 Xuất phát từ đòi hỏi trong sản xuất Điều kiện sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sản phẩm, chất lượng sản phẩm, có vai trò quyết định tính đặc sản của gạo Điện Biên, đem lại nguồn thu nhập lớn cho hộ nông dân sản xuất lúa đặc sản tại khu vực lòng chảo huyện Điện Biên. Các yếu tố tác động đặc biệt của thời tiết, khí hậu, đất đai … đã làm nên vị thơm ngon đặc trưng của loại gạo Điện Biên, nhất là với các giống lúa thơm, tẻ thơm. Tuy nhiên khi mà các giống lúa đặc sản khác như Tám xoan Hải Hậu, … đã có thương hiệu riêng, tuy chất lượng tương đương nhưng giá bán cao hơn hẳn so với gạo Điện Biên. Đây là một thiệt thòi lớn cho những người nông dân sản xuất lúa đặc sản Điện Biên. 1.2 Xuất phát từ các nhu cầu của thị trường Kinh tế ngày càng phát triển thì sự đòi hỏi của thị trường ngày càng cao, bởi vậy chỉ có những sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu mới bảo đảm được chỗ đứng của mình trên thị trường. Trong hoàn cảnh hiện nay nhu cầu về ngành hàng gạo đặc sản chất lượng là rất lớn đang được tăng lên, nó bao gồm các nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu của các đơn vị kinh doanh (như siêu thị, đại lý, công ty buôn bán gạo…). Những nhu cầu đó chủ yếu tập chung vào chất lượng (đòi hỏi sản phẩm phải vệ sinh, an toàn…), số lượng ổn định, giá trị sản phẩm đem lại. Ngoài những nhu cầu của người tiêu dùng, kênh phân phối trong nước còn có nhu cầu rất lớn đó là nhu cầu xuất khẩu gạo chất lượng, đặc sản tăng cao. Một vấn đề lớn trên thị trường hiện nay đó là các mặt hàng đặc sản đã và đang bị lẫn lộn với các sản phẩm khác khi đưa ra thị trường, gạo tám bán trên thị trường chỉ có 30% -70% gạo tám nguyên chất (Vũ Trọng Bình). 1.3 Bối cảnh về thể chế của Việt Nam Những vấn đề tích cực và hạn chế về mặt thể chế cũng là một trong những lý do dẫn đến xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Điện Biên được tiến hành khi: Việt Nam còn thiếu các khung pháp lý cho xây dựng sản phẩm thương hiệu nguồn gốc xuất xứ: chưa có bộ luật riêng về chỉ dẫn địa lý, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về chỉ dẫn địa lý. Chính phủ, Bộ NN & PTNT, Bộ thương mại quan tâm và đang thúc đẩy phát triển thương hiệu, thương hiệu sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ. Vào năm 1995 Cộng hoà Pháp có hiệp định giúp Việt Nam xây dựng thương hiệu sản phẩm nguồn gốc xuất xứ (Vũ Trọng Bình, trao đổi 2006). Việt Nam vẫn còn thiếu các tổ chức nông dân, các nghiệp đoàn nông nghiệp – tác nhân chính trong xây dựng và bảo vệ nguồn gốc xuất xứ. Sở Khoa học công nghệ, Sở Nông Nghiệp & PTNT cùng với UBND tỉnh Điện Biên muốn xây dựng thương hiệu sản phẩm nguồn gốc xuất xứ cho gạo Điện Biên 1.4 Xuất phát từ các kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nông sản trong nước và trên thế giới Kinh nghiệm từ các quá trình xây dựng thương hiệu của thế giới và Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp cơ sở lý luận (thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ…), cách làm và phương hướng thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm gạo đặc sản của Điện Biên. Ví dụ, cần phải xây dựng và phát huy vai trò các tổ chức đặc biệt là tổ chức người dân, cần xây dựng quy trình kỹ thuật… “Gạo Điện Biên” là một trong những nông sản đặc sản mà hiện nay nhiều địa phương trong cả nước biết đến. Nhưng cũng vì nổi tiếng về chất lượng mà “gạo Điện Biên” đã bị giả danh, pha trộn gây mất lòng tin cho người tiêu dùng. Vì vậy, việc tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý "Điện Biên" cho sản phẩm gạo của tỉnh Điện Biên là cần thiết và mang tính cấp bách, nhằm bảo hộ không chỉ cho người sản xuất mà cho cả người tiêu dùng. Điều này đóng vai trò sống còn để phân biệt rõ sản phẩm trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường. 2. Cơ sở xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên 2.1 Dựa vào các đặc tính chất lượng đặc thù của gạo đặc sản Điện Biên Dựa vào các đặc tính chất lượng đặc thù của gạo đặc sản Điện Biên đã được đem đi giám định tại Trung tâm Kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản thực phẩm, Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch và đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội của khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, . Đây là những căn cứ bảo đảm thuận tiện cho việc tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá đặc tính sản phẩm, điều kiện tự nhiên qua đó giúp phân vùng sản xuất lúa đặc sản Điện Biên. 2.2 Dựa vào nhu cầu và khả năng nhận biết của người tiêu dùng Dựa vào nhu cầu và khả năng nhận biết của người tiêu dùng về gạo đặc sản Điện Biên trong cả hiện tại và tương lai. Nhu cầu và khả năng nhận biết của người tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm tạo điều kiện cho việc phát triển thương hiệu. 2.3 Hệ thống pháp luật về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ với địa danh dùng cho đặc sản Căn cứ vào Hệ thống pháp luật về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ với địa danh dùng cho đặc sản, các nghị định, nghị quyết của chính phủ khuyến khích xây dựng và phát triển thương hiệu, CDĐL & TGXX hàng hoá cho các sản phẩm đặc sản nhằm bảo tồn các các sản phẩm đặc sản cho địa phương, quốc gia, bao gồm : - Danh mục các dự án thuộc “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp” để tuyển chọn thực hiện trong hai năm 2008 và 2009, ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BKHCN ngày 11/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. - Thông tư liên tịch số 102/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 31/11/2006 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. - Quyết định số 36/2006/QĐ-TTG ngày 08/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy chế quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. - Luật sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 gồm các quy định về quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng được bảo vệ của quyền sở hữu công nghiệp như : điều kiện bảo hộ đối với từng đối tượng, xác lập quyền sở hữu công nghiệp(quyền đăng kí, cách thức nộp đơn, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên, văn bằng bảo hộ, yêu cầu đối với đơn đăng kí … ), quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể liên quan. - Quyết định số 68/2005/QĐ-TTG ngày 04/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp”. - Nghị định số 103/2006/NĐ – CP ngày 22/09/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. - Quyết định số 253/2003/QĐ –TTg về việc xây dựng đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010. - Thông tư số 01/2007/TT – BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ – CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp về xác lập quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp IV. Điều kiện xây dựng thương hiệu dưới hình thức chỉ dẫn địa lý 1. Điều kiện về sản phẩm 1.1 Tính đặc thù của gạo đặc sản Điện Biên Từ điều kiện tự nhiên của địa phương, lòng chảo Địên Biên là vùng có tiểu vùng khí hậu đặc biệt, có 2 mùa rõ rệt, đất đai khá tốt, hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, trình độ dân trí khá, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh giống lúa chất lượng cao tham gia vào thị trường. Do đó trong nhiều năm gần đây, một số giống lúa tẻ thơm như: IR 64, Hương Thơm số 1, Bắc Thơm 7..., đã được đưa vào gieo trồng trên địa bàn huyện. Qua nghiên cứu, phân tích mẫu lúa vùng nghiên cứu tại những trung tâm chuyên môn có được các chỉ tiêu chất lượng như sau: Các mẫu gạo vùng nghiên cứu, qua xay xát đều đạt được tỷ lệ thu hồi cao, tỷ lệ gạo lật từ 77 – 78%, tỷ lệ gạo xát thu được từ 68 – 71%, tỷ lệ gạo nguyên của giống Bắc thơm 7 và IR64 đạt trên 60% (tỷ lệ tấm thấp <5%), giống Hương Thơm số 1 có tỷ lệ tấm cao hơn <10% tấm. Khối lượng M1000 hạt thóc của các giống ổn định, giống Bắc thơm 7 là 19,7g, giống IR64 25,3g, giống Hương Thơm số 1 là 24,3g. Độ dài hạt của các giống cũng ổn định: giống Bắc thơm 7 là 6,3 mm, tỷ lệ D/R là 2,9; giống IR64 2,1 mm, tỷ lệ D/R là 3,3; giống Hương Thơm số 1 là 6,25mm, tỷ lệ D/R là 3,03. Hàm lượng Amylose của các giống đều khá cao, từ 15%CK với giống Hương Thơm số 1; 19% với giống Bắc thơm 7 và 24% với giống IR64. Đặc biệt, hàm lượng Protein của các giống đều ở mức cao từ 8 – 10%. Đây là đặc điểm nổi trội về chất lượng của lúa gạo vùng lòng chảo Điện Biên. 1.2 Có thị trường tiềm năng phát triển Chất lượng gạo Điện Biên đã được người tiêu dùng công nhận. Tất cả số người được hỏi đều đã từng sử dụng qua gạo Điện Biên, và họ đánh giá gạo Điện Biên ở mức ngon và rất ngon. Tuy nhiên một số người vẫn cho rằng giá gạo ở mức cao nên mức độ tiêu dùng của họ chưa thật sự nhiều. Riêng có Sơn La là thị trường tiêu thụ khá lớn của gạo Điện Biên, đa số người dân ở đây đều có nhu cầu sử dụng gạo Điện Biên do khoảng cách địa lý giữa Điện Biên và Sơn La không xa, việc vận chuyển, tính nguyên chất của gạo được đảm bảo, mức độ sử dụng cao. Thị trường Hà Nội thì đánh giá gạo Điện Biên không quá đắt, nên tiêu dùng cũng ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên qua điều tra cũng cho thấy một thực tế là giá gạo Điện Biên tại các thị trường tỉnh khác đôi lúc còn thấp hơn so với giá gạo tại tỉnh Điện Biên. Đó là do gạo Điện Biên mang tới các thị trường này đã bị pha trộn theo một tỷ lệ nhất định với loại gạo khác, được các cửa hàng bán với giá thấp, dễ bán và thu lời cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh gạo Điện Biên mỗi doanh nghiệp với 1 nhãn mác, thương hiệu khác nhau gây ra tình trạng dễ trà trộn cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Do đó việc xây dựng một thương hiệu được bảo hộ với nhãn mác, logo … đủ tiêu chuẩn là một công việc hết sức cần thiết. Để có thể xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên cần loại bỏ những thói quen sản xuất trước kia và thay vào đó là các quy trình kĩ thuật đã được chuẩn hóa, các quy định về nhãn mác và điều lệ hoạt động của Hiệp hội phải được các hộ sản xuất lúa thực hiện theo quy định, tạo sự đồng nhất trong sản xuất, nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm. 2. Điều kiện chính quyền địa phương 2.1 Chủ trương phát triển tính hàng hóa của sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu Tỉnh Điện Biên có chủ trương phát triển xây dựng chỉ dẫn địa lý cho tất cả các sản phẩm đặc sản của vùng, trong đó gạo đặc sản Điện Biên là ưu tiên số 1. Thực hiện chủ trương của tỉnh, các Sở, Ban, Ngành tìm mọi điều kiện thuận lợi để cùng với nông dân sản xuất tạo ra sản lượng lúa cao nhất, chất lượng lúa đảm bảo nhất. phục vụ cho nhu cầu lương thực không những trong tỉnh mà còn xuất sang các vùng, các quốc gia khác. Để xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên dưới hình thức CDĐL cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý và các cơ quan chuyên môn từ tỉnh Điện Biên, huyện Điện Biên, và các hộ sản xuất lúa gạo đặc sản Điện Biên, theo đó mỗi cơ quan thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để thực thi chủ trương phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu theo CDĐL cho gạo Điện Biên. Việc xác định vai trò của các tổ chức cá nhân tham gia quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho gạo Điện Biên là việc làm rất cần thiết và quan trọng, sự tham gia của các cá nhân thể hiện qua sơ đồ 5. Trong sơ đồ cho thấy có 8 tác nhân chính tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu đó là: Viện Quy Hoạch& Thiết kế Nông nghiệp Việt Nam, Sở nông nghiệp&PTNT tỉnh Điện Biên, Sở Khoa học& Công nghệ tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Điện Biên, Hiệp hội gạo đặc sản Điện Biên, hộ nông dân sản xuất gạo đặc sản, hộ kinh doanh và tiêu thụ gạo đặc sản và Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam. Tư vấn hỗ trợ xây dựng Hiệp Hội, thương hiệu Tư vấn hỗ trợ xây dựng quy trình kĩ thuật Xét duyệt thủ tục Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên Viện Quy hoạch& Thiết kế NN Việt Nam Sở KH& CN tỉnh Điện Biên UBND huyện Điện Biên Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên Quản lý quy trình kĩ thuật xây dựng thương hiệu Các hộ sản xuất gạo đặc sản Các hộ kinh doanh và tiêu thụ gạo Điện Biên Xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Đăng bạ và bảo hộ thương hiệu Nguồn : Viện QH&TKNN Việt Nam Sơ đồ 5 : Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên a. Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp : Xuất phát từ chủ chương chiến lược của Chính Phủ, ngành trong việc xúc tiến quá trình xây dựng thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm đặc sản. Viện có vai trò quan trọng trong việc tư vấn hỗ trợ triển khai quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho gạo Điện Biên như: tham gia xây dựng và kiểm soát quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chế biến thu hoạch và bảo quản, tư vấn nông dân thành lập Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên, tư vấn hỗ trợ Hiệp Hội xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch xúc tiến thương mại (xây dựng kênh phân phối, quảng cáo tiếp thị sản phẩm thông qua truyền hình, triển lãm hội chợ…), tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất và chế biến, tư vấn xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu… b. Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Điện Biên Sở nông nghiệp tỉnh Điện Biên và Uỷ ban nhân dân huyện Điện Biên là hai cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tư vấn và phê duyệt, cấp giấy phép kinh doanh gạo Điện Biên. Các thủ tục xét duyệt cho dự án phát triển thương hiệu Điện Biên trước tiên phải được hai cơ quan này thông qua. Hiện nay sở nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã phê duyệt các thủ tục cho việc gạo Điện Biên được mang tên gọi chỉ dẫn địa lý. Mặt khác, Sở NN & PTNT tỉnh còn có trách nhiệm trong việc hỗ trợ Viện QH&TKNN trong việc xây dựng bản đồ khu vực địa lý cho vùng lúa đặc sản, xây dựng các mô hình thâm canh thử nghiệm, hỗ trợ một phần về vốn cho nông dân… c. Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Điện Biên : Xuất phát từ chủ trương, chiến lược của Chính phủ, ngành trong việc xúc tiến xây dựng thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm đặc sản. Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Sở Khoa học Công nghệ tỉnh đã tiến hành nghiên cứu, thảo luận và lấy ý kiến chuyên gia để có thể kết luận và đưa ra tiêu chuẩn địa phương cho sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên, từ năm 2005. Tiêu chuẩn này đã cho thấy mức độ thơm ngon, dẻo đặc thù của giống gạo đặc sản, người tiêu dùng từ đó ưa dùng hơn, nông dân sản xuất an tâm hơn vì có giá đầu ra khá cao và ổn định. Hiện nay, khi tất cả đã đủ điều kiện chín muồi để Điện Biên có thể đăng kí thương hiệu gạo đặc sản theo TGXX, Sở Khoa học Công nghệ tiếp tục là cơ quan đứng ra làm đơn vị chủ trì dự án. d. Hiệp hội gạo đặc sản Điện Biên Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên là đơn vị thành lập tất yếu một khi thương hiệu gạo Điện Biên được bảo hộ, đóng vai trò quan trọng như chủ thể xây dựng thương hiệu. Thông qua việc thực hiện tất cả các hoạt động từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất tốt nhất cho nông dân, giúp nông dân nâng cao thu nhập. Hiệp Hội giám sát các quy trình kỹ thuật để tạo nên sản phẩm chất lượng góp phần tăng uy tín sản phẩm, Hiệp Hội qua đó tăng uy tín thương hiệu. e. Nông dân sản xuất lúa Nông dân huyện Điện Biên là những người trực tiếp tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao và là người trực tiếp sản xuất ra gạo Điện Biên. Họ là những người nắm bắt rõ nhất về phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, nguyên nhân gây bệnh của giống lúa đặc sản này. Chính vì vậy nông dân là những người có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm góp phần tạo nên thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên bền vững. 2.2 Chủ trương xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Công tác quản lý chất lượng sản phẩm gạo đặc sản là cần thiết. Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan chức năng đầu tư xây dựng để giám sát tình hình hoạt động sản xuất lúa gạo đặc sản để có thể tiện cho việc quản lý về tư vấn khoa học kĩ thuật, xem xét quy mô chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu việc áp dụng và kiểm sát áp dụng các quy định về kĩ thuật sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm mang CDĐL nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hội đồng tư vấn UBND cấp tỉnh Cơ quan quản lý chất lượng (Viện QH&TKNN, Sở NN&PTNT, ….) Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên Cơ quan kiểm soát chất lượng(trung tâm kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản thực phẩm) Các hộ sản xuất gạo đặc sản Nguồn : Viện QH&TKNN Việt Nam Sơ đồ 6 : Mô hình tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm V.Các thủ tục tiến hành xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 1. Xác định chủ thể Với các điều kiện như đã phân tích ở trên, gạo đặc sản Điện Biên đủ điều kiện để được đăng kí theo TGXX và CDĐL. Theo quy định tại Điều 100 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền đăng kí CDĐL của Việt Nam thuộc về Nhà nước, theo đó Nhà nước cho phép các tổ chức sản xuất sản phẩm mang CDĐL thực hiện quyền đăng kí CDĐL. Tuy nhiên, người thực hiện quyền đang kí CDĐL không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên theo CDĐL, việc cần thiết là phải thành lập một Hiệp Hội gạo Điện Biên đứng ra đại diện cho nông dân sản xuất lúa gạo đặc sản, người đứng đầu Hiệp Hội sẽ thay mặt cho Hội nộp đơn đăng kí bảo hộ CDĐL lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. 2. Xây dựng bộ hồ sơ Gạo đặc sản Điện Biên được xây dựng thương hiệu theo CDĐL vì đã đáp ứng được điều kiện chung đối với CDĐL được bảo hộ theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đó là : Sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên có nguồn gốc địa lý từ cánh đồng Mường Thanh, khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Theo điều 81 của Luật Sở hữu trí tuệ, danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên mang CDĐL của cánh đồng Mường Thanh được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm, thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm gạo Điện Biên, điều đó được thấy rõ qua các điều tra về thị hiếu người tiêu dùng ở các tỉnh Hà Nội, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và sản lượng lúa gạo hàng hóa mà cánh đồng Mường Thanh cung cấp cho tỉnh Điện Biên và các tỉnh, quốc gia khác. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên được xác định bằng các chỉ tiêu định tính, định lượng, cảm quan …thể hiện ở bảng 20, các chỉ tiêu này đã được Trung tâm Kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lương nông sản thực phẩm, viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chứng nhận. Ngoài ra gạo Điện Biên còn đáp ứng được các điều kiện địa lý liên quan đến CDĐL theo Điều 82 của Luật Sở hữu trí tuệ, đó là các yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang lại từ cánh đồng Mường Thanh - khu vực lòng chảo huyện Điện Biên. Yếu tố về điều kiện tự nhiên : thể hiện đầy đủ và chi tiết trong phần địa bàn nghiên cứu. Có thể thấy rõ 3 yếu tố về tự nhiên cơ bản tạo nên tính đặc thù của gạo Điện Biên, đó là : Khí hậu, đất đai và nguồn nước. Yếu tố về con người : những người nông dân Điện Biên có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất gạo đặc sản. Họ có các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo cho năng suất và chất lượng lúa gạo. Khu vực mang CDĐL theo điều 83 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng được xác định là có ranh giới rõ ràng và chính xác, ranh giới này là khu vực lòng chảo huyện Điện Biên mà khu vực sản xuất là cánh đồng Mường Thanh. Hồ sơ đăng kí CDĐL bao gồm : - Tờ khai đăng kí CDĐL : 02 tờ khai ( theo mẫu quy định ) - Chứng từ nộp, lệ phí - Quy chế sử dụng CDĐL bao gồm ít nhất các nội dung sau : + Địa điểm sản xuất, quy trình sản xuất, nguyên liệu, sản phẩm. hệ thống quản lý sản xuất, bảo quản, bao gói, gắn nhãn sản phẩm gạo đặc sản Điên Biên( e-ti-ket), vận chuyển, tiêu thụ, nhân lực, các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng, giải quyết khiếu nại, tố cáo quyền và lợi ích người sử dụng … + Phí quản lý CDĐL . - Thuyết minh đặc thù sản phẩm : bao gồm tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định CDĐL cần bảo hộ trong đơn CDĐL ( theo ĐIều 106 – Luật Sở hữu trí tuệ ) gồm : + Tên gọi, dấu hiệu có CDĐL . + Sản phẩm mang CDĐL . + Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên : 02 bản. Bản mô tả phải được UBND tỉnh xác nhận căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế. + Mô tả sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên, bao gồm tất cả các đặc tính lí, hóa học, tính chất định tính, định lượng, cảm quan của sản phẩm gạo Điện Biên. + Cách xác định khu vực địa lý của khu vực lòng chảo huyện Điện Biên tương ứng với CDĐL. + Chứng cứ về sản phẩm gạo đặc sản Điện Biện có xuất xứ từ cánh đồng Mường Thanh, khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. + Bản mô tả phương pháp sản xuất lúa gạo đặc sản . + Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù và danh tiếng của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên gắn với tên tuổi của cánh đồng Mường Thanh. + Thông tin về cơ chế tự kiểm tra của Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên. - Bản đồ khu vực chuyên sản xuất lúa gạo đặc sản Điện Biên tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Bản đồ này phải được UBND cấp tỉnh xác nhận căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. - Giấy ủy quyền ( nếu nộp đơn thông qua đại diện ). - Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. 3. Tiến hành các thủ tục nộp đơn và theo đuổi đơn 3.1 Nộp đơn Tất cả các tài liệu trên được Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên, phối hợp với UBND huyện Điện Biên, hoàn thiện, lập thành bộ hồ sơ gửi lên Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Điện Biên để được xem xét trước khi gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi có đầy đủ các thủ tục yêu cầu trong đơn và gửi lên cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, ngày nộp đơn là ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận. Sau khi nhận đơn trong thời hạn 1 tháng, đơn đăng kí sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Nếu đủ tiêu chuẩn, sau 2 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ ( Điều 110 – Luật Sở hữu trí tuệ ). Nộp lệ phí : chứng từ nộp phí, lệ phí đăng kí bảo hộ sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên theo CDĐL 3.2 Tiến hành các thủ tục sửa đổi đơn Sau khi đơn đã được công nhận là hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ thẩm định nội dung đơn trong vòng 6 tháng để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ, đơn đủ điều kiện và không bị từ chối thì được Cục Sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng kí quốc gia về Sở hữu công nghiệp ( theo Điều 118, 119 Luật Sở hữu trí tuệ ). Văn bằng bảo hộ CDĐL sẽ ghi nhận tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng CDĐL, CDĐL được bảo hộ tính chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL, tính đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực mang CDĐL. Giấy chứng nhận đăng kí CDĐL có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp ( Theo Điều 92, 93 Luật Sở hữu trí tuệ ). VI. Những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng thương hiệu gạo Điện 1. Khung thể chế và pháp lý chưa hoàn thiện Quan điểm về CDĐL và TGXX chưa thực sự có sự kết nối. Trên thực tế, TGXX chỉ là một trường hợp đặc biệt của CDĐL. Tuy nhiên, hầu hết các quy định của Việt Nam như Bộ Luật Dân Sự, Nghị định 63/CP, Thông tư 3055/TT-SHCN đều chỉ đề cập đến TGXX, trong khi đó, CDĐL lại không được nhắc đến trong Bộ Luật Dân Sự - một quy định đầu tiên và là nền tảng cho các quy định sau mà chỉ được đề cập đến trong Nghị định 54/2000/NĐ-CP. Điều này dẫn đến tình trạng hầu hết các sản phẩm của các địa phương đều được định hướng xây dựng TGXX còn CDĐL chỉ được hiểu đơn giản là việc phát triển nhãn hiệu, không có tính chất bảo tồn và phát triển hoạt động sản xuất, cũng như mang lại lợi ích cho địa phương. Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, ngay cả các bộ chủ quản cũng không có định hướng hỗ trợ cho sự phát triển về CDĐL. Thể chế và chính sách được xây dựng ít dựa trên kết quả nghiên cứu về mặt khoa học. Hoạt động phát triển diễn ra trước hoạt động nghiên cứu do đó trong quá trình xây dựng TGXX, những khó khăn gặp phải không được giải quyết và những nội dung triển khai khó áp dụng được trong thực tế. Những nội dung quy định còn nhiều bất cập, các quy định chưa cụ thể, chưa thể hiện vai trò và trách nhiệm của Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý chuyên ngành), các địa phương trong việc quản lý lãnh thổ và quản lý hành chính, tách rời giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu, quyền quản lý, các thủ tục tiến hành bảo hộ và xử lý vi phạm, vai trò của tư vấn khoa học trong sự phát triển của TGXX. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã có những thay đổi so với quy định cũ. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là những quy định về TGXX không được đề cập đến trong luật, trong khi đó, những nội dung yêu cầu về đơn, các yếu tố được bảo hộ đối với CDĐL lại có sự tương đồng với quy định về TGXX trước khi luật ra đời, và so với quy chế của châu Âu. 2. Sự hiểu biết về CDĐL và TGXX còn hạn chế Quan điểm và nhận thức về CDĐL và TGXX của Việt Nam chưa rõ ràng, các bộ ngành quan tâm nhiều đến TGXX. Trong khi đó, CDĐL lại không được quan tâm nhiều mặc dù tác dụng của hai hình thức này có lợi ích tương đồng. Trái lại, Luật sơ hữu trí tuệ ban hành chỉ đề cập đến CDĐL, còn TGXX không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật. Bản thân chính quyền địa phương cũng như những người sản xuất gạo đặc sản Điện Biên rất hạn chế về mặt hiểu biết những quy định về CDĐL và TGXX.Phần đông nông dân, những người sản xuất gạo đặc sản, khi được hỏi về thương hiệu, nhãn hiệu, CDĐL và TGXX thì câu trả lời hầu như là không biết. Chính quyền và các cơ quan có liên quan của địa phương cũng trong tình trạng chưa hiểu rõ về các khái niệm này. Sự hiểu biết còn hạn chế sẽ kéo theo khả năng quản lý TGXX gặp nhiều khó khăn. Thiếu kiến thức, chưa hiểu rõ những lợi ích mà việc xây dựng thương hiệu theo CDĐL mang lại sẽ kéo theo tâm lý ngại rủi ro về đầu tư cho sản phẩm gạo Điện Biên như: chưa mạnh dạn đầu tư vốn, chưa thấy được tầm quan trọng của CDĐL... Hoạt động xây dựng CDĐL còn hạn chế trong huy động sự tham gia đầu tư của các cộng đồng dân cư, tổ chức dân sự người sản xuất, doanh nghiệp địa phương: chưa thu hút được sự tham gia của các hộ nằm trong vùng thích hợp và rất thích hợp... CDĐL và TGXX chưa được quảng bá và tuyên truyền đúng mức để người tiêu dùng hiểu đúng ý nghĩa và giá trị của chúng. 3. Chưa có sự thống nhất về vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành liên quan Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức nghiệp đoàn, cơ quan chuyên môn, quản lý (được thể hiện qua vai trò của Nhà nước) trong quy định của châu Âu là rất rõ ràng. Trong khi đó, tại Việt Nam, sự chồng chéo, trách nhiệm chưa cụ thể là điểm thiếu ngay từ các quy định của Nhà nước. Quy định Sở hữu trí tuệ của Việt Nam về CDĐL hiện nay, cũng như các quy định về TGXX trước kia chưa phân rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc ra quy định quản lý chất lượng sản phẩm TGXX. Do đó, có thể kéo theo việc Bộ NN & PTNT và các bộ chuyên ngành khác cùng tham gia, vừa gây lãng phí thời gian, tiền bạc, vừa chưa giải quyết được một cách triệt để vì bộ này có thể ỷ lại vào bộ kia. Nếu không làm rõ vai trò của các Bộ thì việc xây dựng và quản lý chất lượng TGXX cho sản phẩm đặc sản nói chung và gạo Điện Biên nói riêng sẽ rất khó khăn và không thống nhất. Hơn thế nữa, vai trò của các cơ quan xử lý khi có vi phạm về TGXX và CDĐL xảy ra cũng chưa rõ ràng. Các sản phẩm đặc sản trong đó có gạo Điện Biên đang phải đối mặt với sự lạm dụng thương hiệu, sản phẩm hàng giả, hàng nhái, gạo bị pha trộn tràn ngập thị trường. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu, lợi ích của người sản xuất, người nông dân, các bên liên quan và suy giảm lòng tin của người tiêu dùng. Do đó, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, bộ nào sẽ đứng ra giải quyết, hay khi các bộ cùng giải quyết vấn đề này thì trách nhiệm của từng bộ như thế nào? 4. Vai trò của hiệp hội nghiệp đoàn trong xây dựng thương hiệu còn mờ nhạt Do các tổ chức nông dân, hộ chế biến còn yếu, ngay cả ở Điện Biên cũng chưa có Hiệp hội những người sản xuất gạo, vì vậy vai trò của người sản xuất và nông dân rất mờ nhạt. Quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm CDĐL và TGXX tại các địa phương thường không có sự tham gia của các đại diện nông dân trong khi họ lại sở hữu và quyết định hệ thống sản xuất, do vậy lợi ích của họ ít được chú ý. Sự thiếu vắng các tổ chức dân sự chuyên nghiệp trong sản xuất, phân phối trong các ngành hàng lương thực và thực phẩm (hiệp hội, nghiệp đoàn của nhà sản xuất, chế biến…) đã cản trở quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát nhãn mác, thúc đẩy hợp tác giữa các tác nhân trong xây dựng TGXX. Quy trình xây dựng, thẩm định CDĐL còn nhiều hạn chế: không phát huy vai trò của tổ chức người dân, thiếu cán bộ trình độ cao, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát, xét duyệt các thủ tục cho việc đăng bạ sản phẩm. Các hoạt động triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu khung thể chế. Phần III. Giải pháp 1. Hoàn thiện khung pháp lý của nhà nước về CDĐL Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện là khó khăn lớn nhất trong quá trình áp dụng CDĐL và TGXX tại Việt Nam trong 5 năm qua. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống này là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình bảo hộ những sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới: - Vận dụng những quy định của châu Âu và các tổ chức kinh tế khác như AFTA, WTO về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quy chế 2081/92 của Cộng đồng chung châu Âu để xây dựng quy chế chung cho Việt Nam; - Sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ là rất tốt, nó sẽ tạo dựng một khung pháp lý mới cho quá trình xây dựng CDĐL ở Việt Nam. Tuy vậy, vẫn cần phải có những sự bổ sung trong quá trình đưa luật vào đời sống, cụ thể là: + Cần đưa TGXX vào khung thể chế của nhà nước bằng các văn bản dưới luật, vì đây là một hình thức phổ biến và rất có hiệu quả tại châu Âu; + Thiết lập hệ thống quản lý về CDĐL chung cho tất cả các sản phẩm thông qua vai trò và chức năng của một tổ chức chuyên ngành của nhà nước; + Quy định rõ ràng về quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng thông qua việc quy định rõ vai trò đại diện cho Nhà nước tại các địa phương, bộ ngành; + Quy định về quy trình xây dựng hồ sơ, các bước tiến hành thiết lập quyền cho sản phẩm CDĐL; + Quy định cụ thể về phương pháp khoanh vùng sản phẩm, mô tả chất lượng và quy trình sản xuất đặc thù. Trong đó cần quy định rõ ràng các văn bản này cần sự chứng thực và xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền nào (cơ quan quản lý hay cơ quan khoa học), địa phương hay trung ương; + Quy định rõ vai trò và trách nhiệm trong việc xây dựng CDĐL: nhà nước, các cơ quan chuyên môn như: các bộ chuyên ngành, cơ quan quản lý thị trường, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân sử dụng…; + Các quy định về quy trình sản xuất truyền thống, hệ thống kiểm soát, mô tả thực trạng sản xuất và thị trường…cần có sự xác nhận hay chứng thực của cơ quan nào hoặc cần phải do cơ quan nào tiến hành tổng hợp và đánh giá. 2. Nâng cao sự hiểu biết về CDĐL và TGXX Để nâng cao sự hiểu biết về CDĐL và TGXX của người dân thì rất cần sự hỗ trợ của các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn và nhà khoa học. Tổ chức các khóa đào tạo cung cấp kiến thức về CDĐL và TGXX cho các cơ quan từ trung ương , các viện nghiên cứu, cán bộ địa phương và các tổ chức của người sản xuất. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi… Nâng cao trình độ, kiến thức cho đội ngũ cán bộ bằng các đợt tập huấn với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn. Khi đó, những cán bộ chủ chốt này sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc giới thiệu các kiến thức mới cho người nông dân. 3. Phân rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành liên quan Cần có những quy định rõ ràng vai trò của các bộ, cơ quan chuyên môn trong việc hỗ trợ xây dựng các sản phẩm mang CDĐL và TGXX. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các bộ chuyên ngành khác như Bộ Thủy sản, Bộ Công an, Bộ Thương mại…nên cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ hình thành hội đồng quốc gia về CDĐL và TGXX. Hội đồng này có các cơ quan nghiên cứu – phát triển có năng lực về CDĐL và TGXX làm tư vấn và phục vụ hội đồng trong thẩm định các vấn đề thể chế và kỹ thuật. Mặt khác, hội đồng này sẽ điều phối tất cả các vấn đề liên quan đến vấn đề này. Cần có một sự phối hợp liên bộ, phân rõ trách nhiệm từng bộ như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Công an, Bộ Thương mại…trong việc phát triển sở hữu trí tuệ về CDĐL và TGXX; xây dựng các quy trình hành chính cụ thể để cho việc đăng bạ và bảo hộ được thuận tiện hơn. 4. Tiến tới xây dựng hiệp hội sản xuất gạo Điện Biên, nâng cao vai trò của người nông dân Cần thúc đẩy hình thành các tổ chức dân sự chuyên nghiệp của nông dân và các tác nhân ngành hàng trong nông nghiệp nông thôn. Những tổ chức này sẽ trợ giúp nhà nước phát triển các sản phẩm đặc sản trên cơ sở liên kết tập thể. Cần tiến hành xây dựng và đăng ký thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên. Trước hết cần thành lập Hiệp hội sản xuất gạo. Nhìn chung đa số người dân đều có mong muốn gia nhập Hiệp hội gạo đặc sản Điện Biên (nếu được thành lập) và tuân thủ đúng các nguyên tắc sản xuất, chế biến gạo theo hướng hàng hóa chất lượng. Xúc tiến huy động các doanh nghiệp địa phương, kết hợp với nông dân, các cơ sở chế biến trong việc phát triển và khai thác CDĐL và TGXX; khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần trong ngành hàng. Phát triển đa dạng các loại hình HTX, các hiệp hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bảo vệ người sản xuất lúa vùng cánh đồng Mường Thanh. Hướng các HTX nông nghiệp có chức năng làm đại diện tiêu thụ lúa gạo cho nông dân để đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp, HTX nông nghiệp phải trở thành một chủ thể tài chính được quyền vay vốn ngân hàng… Mạnh dạn thành lập HTX, hiệp hội thu gom và tiêu thụ sản phẩm gạo do nông hộ sản xuất ra. Thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường tiêu thụ qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài để có những quyết định đúng. Các hộ nông dân tham gia sản xuất trực tiếp cần phải đảm bảo áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng đồng thời cũng tự mình liên doanh, liên kết timg thị trường, tránh trông chờ ỷ lại vào các cơ quan chức năng. 5. Một số giải pháp khác * Giải pháp bảo vệ thị trường Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại các điểm bán sản phẩm, người thu gom, người mua buôn. Cần có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nhà sản xuất và người thu mua, doanh nghiệp thu mua nông sản. Chủ doanh nghiệp thu mua nông sản có thể ứng vốn cho nhà sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc chế biến, vận chuyển sản phẩm nhằm đảm bảo vệ sin an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm. * Giải pháp tổ chức quản lý, chính sách Tập trung quy hoạch vùng sản xuất trong vùng để từ đó tạo ra các vùng sản xuất đủ lớn kết hợp với thực hiện tốt việc đăng ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa, thực hiện theo chủ trương liên kết bốn nhà. Huyện cần có cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế để mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiems mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thông tin kịp thời giá cả, nhu cầu các loại nông sản cho hộ nông dân nắm bắt để tổ chức sản xuất, cung ứng và xây dựng thương hiệu cho gạo Điện Biên. Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp đặc biệt về giống, phân bón, vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nông dân * Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông Cần tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông và các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đầu tưu nâng cấp đường giao thông từ khu vực dân cư vào khu vực sản xuất để thuận tiện cho quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm, nhất là khu vực các xã phía cuối của vùng giao thông vẫn còn khó khăn. Tài liệu tham khảo 1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1995), Bộ Luật Dân Sự. 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân Sự. 3. Nghị định 63/CP/1999. 4. Nghị định 54/2000/NĐ-CP 5. Thông tư số 3055/TT-SHCN. 6. Nguyễn Quốc Thịnh; Nguyễn Thành Trung, “Sách thương hiệu với nhà quản lý”. 7. Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ, Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập, 7/2002. 8. Bộ Khoa học và công nghệ (2007), Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho đặc sản của địa phương. 9. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (2002), Những giải pháp để phát triển đăng kí cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam. 10. Lê Xuân Tùng, Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao Động Xã Hội. 11. Philip Kotler(2001), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê. 12. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (2007), Lợi ích xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển. 13. Đào Thế Anh; Bùi Thị Thái (2005), “Nghiên cứu phát triển sản phẩm có tên gọi xuất xứ địa lý trên cơ sở tổ chức nông dân và ngành hàng”. Các Website : Website Bộ NN&PTNT Việt Nam : Website Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới : Website Cục Sở hữu trí tuệ : http:// www.noip.com.vn Website thương hiệu Việt :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25646.doc
Tài liệu liên quan