Đề tài Xử lý các vấn Đề tài chính trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa. Thực tế tại Công ty Dich vụ Nông nghiêp Từ Liêm

Thứ nhất, về mục tiêu: chuyển đổi những công ty nhà nước mà nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ hai, về yêu cầu: - Đảm bào hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. - Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

doc59 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý các vấn Đề tài chính trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa. Thực tế tại Công ty Dich vụ Nông nghiêp Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15/5/1991, ao cá, tài khoản 60 hộ khác, tài khoản 67 hộ khác Tại công nợ phải trả: trạm gạch, 176 TĂGS chuyển sang, đền bù tài sản, hộ khác vì vậy không thể thực hiện đối chiếu xác nhận công nợ Thứ hai, đa số các khoản công nợ đã tồn tại từ rất lâu, hầu hết là từ khi mới thành lập công ty, do các xí nghiệp cũ bàn giao lại. Thứ ba, có rất nhiều khoản công nợ nhỏ, dưới 1.000.000 đồng, thậm trí có nhiều khoản dưới 100.000 đồng đã tồn tại từ lâu nhưng công ty cũng không có biện pháp để giải quyết. Thứ tư, các khoản nợ của Công ty đều không có hồ sơ rõ ràng để có thể xem xét xử lý. Đa số các khoản công nợ không có đối chiếu xác nhận nợ (trừ những khoản phải thu nội bộ mới phát sinh), thậm trí có những khoản không còn có hồ sơ lưu trữ về công nợ. Thứ năm: Công ty không thực hiện bù trừ công nợ. Nhiều khoản công nợ phát sinh cả bên phải thu và bên phải trả. Vì vậy, danh sách theo dõi công nợ của công ty rất nhiều đối tượng. Thứ sáu: Đối với công nợ phải trả, tồn tại khoản nợ vay ngân hàng và nợ ngân sách nhà nước rất lớn. Thứ bày: Qua kiểm tra chi tiết, nhận thấy nhiều khoản công nợ đơn vị hạch toán nhầm tài khoản, đáng ra phải hạch toán ở tài khoản tạm ứng thì đơn vị lại hạch toán ở nợ phải thu. Thứ tám: Có nhiều khoản công nợ phải thu, phải trả nội bộ, đặc biệt là phải thu của các đối tượng đã nghỉ việc khi sáp nhập 4 đơn vị của huyện hoặc đã chuyển công tác nhưng khi các đối tượng đó không còn làm việc thì những công nợ vẫn không được giải quyết dứt điểm nên vẫn kéo dài đến nay. Tồn tại về công nợ phải thu của Công ty có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau: - Do đặc điểm của Công ty là đơn vị sáp nhập từ 4 đơn vị của Huyện. Khi sáp nhập năm 1992, việc bàn giao giữa các bên không rõ ràng. Theo quy định, khi sáp nhập các đơn vị phải tiến hành đối chiếu các khoản công nợ phải thu phải trả, lập đủ hồ sơ công nợ. Tuy nhiên do 4 đơn vị của huyện đều là những đơn vị có công tác quản lý kém, kinh doanh kém hiệu quả nên việc theo dõi công nợ kém. Vì vậy, nhiều khoản nợ đến nay không xác định được khách nợ vì chỉ có tên trong sổ mà không có chứng từ. - Công tác quản lý công nợ và đôn đốc thu hồi công nợ của công ty rất kém. Không chỉ những khoản công nợ tồn tại từ khi sáp nhập 4 đơn vị của huyện mà những khoản công nợ phát sinh sau khi thành lập công ty cũng không có hồ sơ. Hàng năm, công ty không thực hiện việc đối chiếu, xác nhận công nợ và đôn đốc công nợ. Giám đốc công ty cũng không dám chịu trách nhiệm để xử lý những khoản công nợ đã phát sinh từ lâu, có điều kiện để xử lý nên danh sách công nợ cứ dài thêm qua các năm. Với tình hình công nợ của Công ty như trên thì quá trình cổ phần hóa gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý công nợ. Bởi vì, theo quy định các các văn bản của nhà nước về cổ phần hóa và xử lý công nợ thì việc tối thiểu để có thể xử lý là công nợ phải có hồ sơ và phải có đối chiếu xác nhận công nợ. Khi tiến hành cổ phần hóa, UBND Thành phố có yêu cầu công ty thực hiện việc đối chiếu các khoản công nợ, tuy nhiên do đặc điểm công nợ nêu trên nên Công ty chỉ đối chiếu được một số ít những khoản công nợ mới phát sinh. Chính vì vậy mà việc xử lý công nợ tại công ty rất bế tắc. 2.2/ Các vấn đề về tài sản. Không chỉ có công nợ phức tạp mà vấn đề tài sản của công ty cũng tồn tại nhiều vấn đề. 2.2.1/ Tài sản thiếu khi kiểm kê: Khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chuyên viên liên ngành phải tiến hành kiểm kê tài sản thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi kiểm kê đã phát hiện rất nhiều tài sản có tên trong sổ sách mà không có trên thực tế. Tổng nguyên giá: 221.642.363 đồng Tổng giá trị còn lại: 51.496.451 đồng Những tài sản này vẫn còn giá trị còn lại. Công ty giải thích những tài sản này một phần là khi bàn giao giữa 4 xí nghiệp kinh doanh không kiểm kê thực tế nên sau này mới phát hiện thiếu nhưng vẫn không làm thủ tục giảm trên sổ sách. Một số tài sản, chủ yếu là nhà cửa đã phá dỡ để lấy đất xây dựng công trình khác, đáng ra phải hạch toán vào nguyên giá của công trình mới nhưng công ty không thực hiện. Ngoài ra còn một số máy móc thiết bị đã hử hỏng, vứt bỏ, hoặc đã tháo từng bộ phận để lắp vào máy móc thiết bị khác. Tuy nhiên đó là giải thích do đơn vị đưa ra, còn nguyên nhân thực tế thì rất khó phát hiện để quy trách nhiệm cá nhân và đòi bồi thường vật chất. Qua đó ta có thể nhận thấy công tác quản lý tài sản của đơn vị rất kém. Hàng năm, đơn vị không tiến hành kiểm kê thực tế tài sản mà chỉ theo dõi trên sổ sách. Ngoài ra, công ty rất tuỳ tiện trong việc xử lý tài sản, không đảm bản các thủ tục hành chính theo đúng quy định của nhà nước. Do các tài sản này còn giá trị còn lại nên cũng là một vấn đề cần được xử lý. 2.2.2/ Tài sản không cần dùng, chờ thanh lý: Khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm đề nghị loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp và xin thanh lý một số tài sản, chi tiết tại phụ lục 4. Những tài sản này cũng gây khó khăn cho quá trình cổ phần hóa thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, tất cả các tài sản này tuy đã sử dụng từ lâu nhưng tất cả đều vẫn còn giá trị còn lại. Thứ hai, trong tài sản này, có một số là nhà cửa, vật kiến trúc mặc dù đã bỏ hoang nhưng không thể bàn giao hoặc thanh lý được vì nằm trong trên diện tích đất mà công ty đang quản lý và sử dụng và diện tích đất này dự kiến giao lại cho công ty cổ phần. Thứ ba, có một tài sản là nhà ở, nhà tập thể hiện đã bị dân cư chiếm dụng làm nhà ở, hiện nay không có khả năng đòi lại. 2.2.3. Về đầu tư dài hạn của Công ty: * Năm 1997, Công ty có đầu tư xây dựng một nhà nghỉ tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, từ khi dự án được đưa vào khai thác chưa năm nào có lãi. Nguyên nhân là do công tác quản lý của đơn vị rất kém, lại ở xa. Từ năm 2001 trở lại đây thì công ty thực hiện cơ chế khoán doanh thu với khách sạn trên, tuy vậy hiệu quả vẫn không cao. Khi tiến hành cổ phần hoá, nếu tính cả giá trị khách sạn trên vào giá trị doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp sẽ rất lớn nên Công ty đề nghị được loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp. * Ngoài ra, năm 2001, Công ty có góp vốn với Công ty Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nhà (cũng thuộc Huyện Từ Liêm) đầu tư một liên doanh khai thác cát. Tuy nhiên, liên doanh này cũng hoạt động không có hiệu quả, thua lỗ thường xuyên. Đối với Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà, là một đơn vị mạnh của huyện Từ Liêm thì thua lỗ của liên doanh này không ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty nhưng đói với Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm thì đây là một khó khăn lớn. Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của liên doanh khai thác cát Đơn vị: đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 -30.245.789 -24.158.753 -21.458.789 -25.145.789 -15.248.599 -10.459.789 * Năm 2005, Công ty có góp vốn liên doanh với Công ty Contrexim xây dựng Trung tâm thương mại tại thôn Kiều Mai, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm. Tuy nhiên, do những biến động trên thị trường vật liệu xây dựng nên tiến độ xây dựng rất chậm, đã hơn hai năm kể từ khi khởi công nhưng vẫn chưa xây dựng xong. 2.3/ Chi phí treo và các khoản lỗ luỹ kế. Năm 1992, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 xí nghiệp kinh doanh không có hiệu quả của huyện Từ Liêm. Từ ngày thành lập, Công ty kinh doanh không có hiệu quả. Thua lỗ kéo dài thường xuyên. Cụ thể kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm: Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Năm Lợi nhuận sau thuế 1998 - 218.894.503 1999 - 121.791.058 2000 - 250.645.616 2001 - 422.529.477 2002 - 325.215.540 2003 - 444.897.789 2004 - 538.177.069 2005 - 515 177 459 2006 - 487 215 789 2007 -545 548 931 Tổng lỗ luỹ kế -2.322.151.052 (Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty DVNN Từ Liêm các năm) Nguyên nhân là do trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp yếu kém, không có sự nhạy bén trong quá trình sản xuất kinh doanh nên không nhận được việc làm. Hàng năm, công ty tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên được lấy từ tiền cho thuê nhà cửa. Mặt khác, Công ty thực hiện cơ chế khoán cho các Xí nghiệp, các đội, cửa hàng. Do cơ chế khoán không hợp lý nên các khoản thu về cho công ty không đủ để bù đắp chi phí quản lý thường xuyên và khấu hao tài sản. Ngoài ra, do kinh doanh thua lỗ thường xuyên nên nhiều khoản chi phí, Công ty đã chi nhưng không có nguồn bù đắp nên vẫn treo trên sổ sách kế toán tại tài khoản “Chi phí chờ kết chuyển: Tính đến 31/12/2006 tổng chi phí đơn vị còn treo lại là: 321.676.611 đồng. Mặc dù đơn vị báo cáo lỗ nhưng khi quyết toán thuế, Cục thuế Hà Nôi lại xác định đơn vị có lãi. Nguyên nhân là do khâu quản lý chứng từ yếu kém, cơ chế khoán không chặt chẽ vì vậy chứng từ của đơn vị đa số không hợp lý, hợp lệ. Khi kiểm tra, do không đủ chứng từ nên Cục thuế Hà Nội thực hiện áp thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu nên mặc dù báo cáo lỗ nhưng Cục thuế vẫn ra quyết định truy thu thuế, đến nay Công ty vẫn chưa có nguồn để nộp. Bảng 6: Kết quả kinh doanh của Công ty và kết quả xác định của Cục thuế Hà Nội Đơn vị tính: đồng Năm Doanh thu CT báo cáo lỗ Cục thuế ấn định thu nhập chịu thuế Thuế TNDN phải nộp 2002 3.470.883.074 - 325.215.540 370.514.166 118.564.533 2003 3.572.916.712 - 444.897.789 163.704.226 52.285.352 2004 5.998.234.567 - 538.177.069 234.478.733 75.033.069 2005 5.470.710.156 - 515 177 459 367.749.237 757.679.755 2006 5.570.054.830 - 487 215 789 274.296.081 76.802.903 2007 6.214.753.951 - 545 548 931 367.127.849 102.795.798 Tổng -1.308.290.398 1.003.562.709 (Nguồn: báo cáo tài chính và quyết toán thuế các năm của Công ty) Chính vì vậy, hiện nay, liên ngành vẫn chưa thống nhất được cách xử lý kinh doanh thu lỗ của Công ty. Nếu xử lý theo kết quả của doanh nghiệp thì sẽ thuộc loại xử lý lỗ luỹ kế. Nếu xử lý theo kết quả của Cục thuế Hà Nội thì sẽ là xử lý khoản nợ ngân sách không có nguồn bù đắp. 2.4/ Chi quá quỹ khen thưởng phúc lợi. Mặc dù kinh doanh thu lỗ nhưng hàng năm, giám đốc Công ty vẫn chi quỹ khen thưởng phúc lợi cho cán bộ công nhân viên. Đến nay, quỹ khen thưởng phúc lợi đã chi quá là 252.973.953 đồng. Cụ thể: Tõ n¨m 2001 trë vÒ tr­íc chi: 130.427.586 ® N¨m 2002 chi: 20.100.000 ® N¨m 2003 chi: 26.312.717 ® N¨m 2004 chi: 32.491.800 ® N¨m 2005 chi: 28.154.258 đ Năm 2006 chi: 15.487.592 đ CH¦¥NG III: GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIÊP CỔ PHẦN HÓA A/ GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. I. Định giá tài sản: Hiện tại ở Việt Nam, việc định giá tài sản vẫn mang tính chủ quan là chủ yếu, chưa có những phương pháp cụ thể để xác định giá trị tài sản. Vì vậy, việc xây dựng các phương pháp để xác định giá trị tài sản là rất quan trọng. Trên thực tế có nhiều phương pháp khác nhau để định giá tài sản. Mỗi phương pháp định giá đều có những ưu thế và những hạn chế nhất định. Có thể kể đến một số phương pháp định giá tài sản phổ biên sau: 1. Phương pháp so sánh trực tiếp: Phương pháp so sánh trực tiếp được xây dựng dựa trên nguyên tắc thay thế, đó là, đó là một người mua thận trọng sẽ không bỏ ra một số tiền nào đó nếu anh ta tốn ít tiền hơn mà vẫn có được những tài sản tương đương để thay thế. Theo nguyên tắc này, giá trị tài sản mục tiêu được coi là hoàn toàn có thể ngang bằng với giá trị của những tài sản tương đương có thể so sánh được. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật, theo phương pháp này người ta không cần thiết phải xây dựng các công thức hay mô hình tính toán, mà đơn giản chỉ cần đi tìm các bằng chứng đã được thừa nhận về giá trị của tài sản tương đương có thể so sánh được trên thị trường. * Ưu điểm của phương pháp: Đây là phương pháp phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trong thực tế xuất phát từ 2 ưu điểm cơ bản sau: - Là phương pháp định giá ít gặp khó khănvề mặt kỹ thuật vì không có công thức hay mô hình cố định mà chỉ dựa vào sự hiện diện của các giao dịch thị trường để cung cấp các dấu hiệu về giá trị. - Là phương pháp thể hiện sự đánh giá của thị trường- đó là các bằng chứng rõ ràng- đã được thừa nhận trên thực tế về giá trị của tài sản. Vì vậy nó có cơ sở vững chắc để dễ dàng được công nhận. * Hạn chế của phương pháp: - Phải có giao dịch về các tài sản tương đương thì mới có thể sử dụng để so sánh được. Nếu có ít tài sản so sánh đáp ứng được yêu cầu trên thì kết quả sẽ có độ chính xác kém. - Các thông tin chứng cứ thường mang tính chất lịch sử. Nếu thị trường biến động, các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn, khi đó tính chính xác sẽ thấp. - Phương pháp này đòi hỏi người định giá phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thị trường thì mới có thể tiến hành định giá một cách hợp lý. 2. Phương pháp đầu tư. Được xây dựng chủ yếu dựa trên việc tuân thủ nguyên tắc dự báo lợi ích tương lai. Theo nguyên tắc này, người ta cho rằng về mặt lý thuyết giá thị trường hiện tại của một tài sản ngang bằng với giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhập tương lai có thể nhận được từ tài sản. Như vậy nếu biết trước thu nhập mà tài sản tạo ra hàng năm thì có thể tìm được giá trị của tài sản. Xe xét trên thực tế, người ta thấy rằng có nhiều trường hợp đầu tư vào tài sản có thể biết trước các khoản thu nhập do tài sản mang lại. Trong những trường hợp khác, người ta cũng có thể dự báo một cách khác chính xác những thu nhập bằng cách so sánh với các tài sản tương tự đã được đầu tư. Công thức tổng quát để đánh giá giá trị tài sản: V0 = Trong đó: - V0: Giá trị hiện tại của thu nhập tương lai và cũng là giá trị hiện tại của tài sản. - Ft là thu nhập tương lai của tài sản ở năm thứ t - i: Tỷ suất hiện tại hóa. - n: thời gian nhận được thu nhập tính theo năm. * Ưu điểm của phương pháp: - Xét về mặt lý thuyết, đây là phương pháp có cơ sở lý luận chặt chẽ nhất vì nó tiếp cận một cách trực tiếp những lợi ích mà tài sản mang lại. - Ngoại trừ kỹ thuật chiết khấu dòng tiền thì đây cũng là phương pháp đơn giản. - Có thể đạt được độ chính xác cao khi các khoản thu nhập có thể dự báo với mức độ tin cậy cao. * Nhược điểm: - Trong nhiều trường hợp có thể thiếu cơ sở dự báo các khoàn thu nhập tương lai. - Kết quả định giá có độ nhậy lớn trước mỗi sự thay đổi của các tham số tính toán. Trong những trường hợp như vậy kết quả có thể chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố chủ quan. 3. Phương pháp chi phí. Giá trị của tài sản là tập hợp tất cả các chi phí phát sinh để đầu tư tài sản. Giá trị của tài sản mục tiêu tương đương với chi phí làm ra một tài sản giống như vậy và coi như một vật thay thế. * Ưu điểm của phương pháp: - Ưu điểm cơ bản của phương pháp chi phí là nó được sử dụng khi không có các bằng chứng thị trường thích hợp để so sánh. Sử dụng để đánh giá các tài sản rất hiếm khi thay đổi chủ sở hữu và thiếu cơ sở dự báo lợi ích tương lai. Trong một số tình huống nó là cứu cánh cuối cùng khi các phương pháp khác không thể sử dụng được. - Phương pháp chi phí thích hợp khi định giá các tài sản dùng cho các giao dịch và mục đích riêng biệt. * Hạn chế của phương pháp: - Việc định giá theo phương pháp chi phí cũng phải dựa vào các dữ liệu thị trường, cho nên những hạn chế của phương pháp so sánh trực tiếp cũng đúng đối với phương pháp chi phí. - Chi phí nói chung là không bằng với giá trị và không tạo ra giá trị. - Việc ước tính theo phương pháp này phụ thuộc nhiều vào chuyên môn và kinh nghiệm của người định giá. 4. Phương pháp thặng dư. Về mặt lý thuyết,trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có nhà đầu tư nào có lợi thế đặc biệt hơn các nhà đầu tư khác. Tỷ suất lợi nhuận trùn bình trên thị trường là cái giá hợp lý cần phải trả cho số vốn đã bỏ vào đầu tư, bất kể số vốn đó là của ai. Tỷ suất sinh lời trung bình trên vốn đầu tư được coi là một bộ phận hợp lý cấu thành giá trị tài sản. Theo đó, giá trị thực- giá trị khách quan- giá trị công bằng của một tài sản trên thị trường cạnh tranh sẽ bằng số chênh lệch giữa thu nhập thị trường và chi phí cơ hội thị trường khi đầu tư vào tài sản đó. * Ưu điểm của phương pháp. - Được sử dụng để đánh giá các tài sản có tiềm năng phát triển. - Phương pháp này mô phỏng lại cách thức phân tích, đánh giá các cơ hội đầu tư vào tài sản. * Hạn chế của phương pháp. - Khó khăn trong việc xác định tốt nhất và sử dụng có hiệu quả nhất. - Phương pháp này không tính đến giá trị thời gian của tiền. - Chi phí và giá bán có thể bị thay đổi tuỳ theo các điều kiện của thị trường. Những phương pháp kể trên đều có thể vận dụng đối với tài sản cố điịnh hữu hình cũng như tài sản cố định vô hình. Căn cứ vào các đặc điểm của tài sản để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Trên thực tế, phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chi phí, phương pháp đầu tư là những phương pháp được dùng nhiều nhất. II.Xử lý các tồn tại tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp. 1.Nợ tồn đọng 1.1 Cơ cấu lại nợ trong doanh nghiệp. Một khi công nợ của doanh nghiệp chưa được giải quyết và buộc các công ty thuộc diện cổ phần hoá gánh chịu thì không thể tiến hành triển khai cổ phần hoá. Nếu khấu trừ vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì sẽ làm thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, bởi vì công nợ nhiều khi không chỉ xuất phát từ nguyên nhân khách quan mà có cả nguyên nhâ chủ quan của doanh nghiệp. Như vậy cần phải phân loại được trường hợp nào nợ do nguyên nhân khách quan và việc xử lý nợ tiếp theo phải căn cứ vào nguyên nhân các khoản nợ thực trạng tài chính. - Nếu nợ do nguyên nhân của doanh nghiệp, nếu xác định được người phải bồi thường vật chất thì phải quyết định mức bồi thường vật chất. Nếu không quy được trách nhiệm cá nhân thì hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp tự quyết định xử lý các khoản nợ phải thu vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nếu nợ do nguyên nhân khách quan và cơ chế. Đối với các khoản nợ khó đòi bao gồm : Con nợ đã giải thể, phá sản, bỏ trốn, đang thi hành án nợ đã quá hạn 5 năm trở lên thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi sở hữu. Đối với các khoản nợ ngân sách thì coi như vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi sở hữu theo cơ chế hiện hành. Trường hợp doanh nghiệp dùng tiền nợ ngân sách (tiền thuế, tiền KHCB, tiền bán hàng theo Nghị định, các khoản nợ khác) để đầu tư TSCĐ và hoạt động có hiệu quả thì cơ quan tài chính ghi tăng vốn Nhà nước cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán do bị thua lỗ thì cơ quan tài chính xem xét cho phép xoá nợ với mức tối đa bằng số luỹ kế của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá. Đối với các khoản nợ vay của ngân hàng thương mại quốc doanh thì dùng tiền thu được do chuyển đổi sở hữu ưu tiên trả nợ ngân hàng. Đối với các khoản nợ Bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì được dùng tiền thu được về chuyển đôỉ sở hữu sau khi đã trả nợ vay để chi. Đối với khoản nợ nước ngoài mà doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có bảo lãnh của các bộ ngành địa phương nhưng không trả được nợ thì các bộ ngành, địa phương đó đàm phán với các chủ nợ nước ngoài để giảm số nợ phải trả đến mức thấp nhất và có kế hoạch dùng ngân sách để có nguồn trả nợ nước ngoài. Nợ của doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác cần xác định rõ và chuyển thành giá trị cổ phiếu để được tham gia cổ phần hoá trong doanh nghiệp. Trong trường hợp công nợ tồn đọng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá chưa giải quyết hết thì có thể giao lại cho công ty cổ phần tiếp tục xử lý với điều kiện công ty cổ phần được hưởng 1 tỷ lệ chiết khấu thích hợp. 1.2.Thị trường hoá các khoản nợ. Việc thành lập công ty mua bán nợ là một giải pháp quan trọng để xử lý triệt để các khoản công nợ. Công ty mua bán nợ đứng ra làm trung gian mua lại những khoản nợ phải thu còn dây dưa của các doanh nghiệp rồi tự tìm cách thu xếp thanh toán với các con nợ (là doanh nghiệp có nợ phải trả). Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp bán lại cho công ty mua bán nợ có giá trị cao hay thấp sẽ tuỳ theo mưcs độ phức tạp của từng khoản nợ. Nhờ vậy, các con nợ có thể được lợi ở chỗ không phải trả đủ 100% số tiền nợ mà có thể thanh toán thấp hơn công ty mua bán nợ sẽ được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giữa trị giá của khoản nợ mua và nợ đòi được. Ở Việt Nam hiện nay đã có Công ty mua bán nợ và tài sản tồn động của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính. Mặc dù Công ty này đã thành lập được hơn 2 năm nhưng mức độ hoạt động chưâco. Công ty này mới chỉ dừng lại ở việc mua bán các tài sản tồn đọng còn đối với những khoản nợ thì chưa thực sự quan tâm. Vì vậy, Công ty này cần phải quan tâm hơn nưa đối với việc xử lý nựo tồn đọnh để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thế giới, người ta có sáng tạo ra một phương tiện biểu thị giá trị món nợ để có thể lưu động hoá món nợ. Đó là tờ thương phiếu thực chất là một giấy nợ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hãy còn xa lạ với từ thương phiếu. Giá trị món nợ được ghi nhận gắn liền với hợp đồng mua bán hàng hoá, chưa được tách rời thành một chứng chỉ riêng để có thể lưu động hoá. Với tờ thương phiếu, khi chủ nợ thiếu hụt vốn muốn thu hồi vốn trước ngày đáo hạn, họ có thể bán lại món nợ này cho ngân hàng thương mại dưới hình thức chiết khấu. Đến lượt ngân hàng thương mại thiếu hụt vốn, muốn thu hồi vốn trước kỳ hạn, ngân hàng thương mại có thể bán lại món nợ này cho ngân hàng Trung ương dưới hình thức tái chiết khấu. Tại Việt Nam tình trạng công nợ lòng vòng hàng chục tỷ đồng vẫn chưa giải quyết xong, chính là vì thiếu công cụ thương phiếu sẽ có hiệu lực thi hành vào 1/7/2000 nhưng đến nay vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành việc này. Vì thế, việc sớm pháp chế hoá chi tiết và hướng dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ thương phiếu sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, chôn vốn trong các khoản nợ. 2. Các vấn đề về tài sản. 2.1. Tài sản thiếu trong kiểm kê. Đối với tài sản thiếu trong kiểm kê, việc đầu tiên là phải xác đinh trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định hiện hành. Để xác định trách nhiệm, phải xác định rõ thời gian tài sản không còn tồn tại thông qua việc theo dõi trên sổ tài sản của công ty, cán bộ quản lý tài sản lúc đó là aiMức bồi thường được xác định Tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường là rất khó. Vì vậy, đối với tài sản thiếu xử lý theo hướng sau: * Đối với những tài sản đã hết giá trị còn lại, tức là đã thu hồi đủ vốn đầu tư cho Nhà nước thì doanh nghiệp làm các thủ tục hành chính: biên bản xác nhận không còn tài sản và hạch toán giảm tài sản trên sổ sách. * Đối với những tài sản còn giá trị còn lại: - Nếu tài sản thuộc loại nhà cửa, vật kiến trúc đã bị phá dỡ để xây dựng nhà cửa khác thì phải hạch toán giá trị còn lại vào nguyên giá của nhà cửa xây dựng mới, sau đó mới đánh giá lại. - Đối với tài sản khác thì giá trị còn lại của tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh, lấy lợi nhuận trước thuế để bù đắp. Trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ, không có lợi nhuận để bù đắp thì giảm vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 2.2. Tài sản thừa trong kiểm kê: Khi kiểm kê, phát hiện tài sản thừa trong kiểm kê, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo rộng rãi đến toàn thể cán bộ công nhân viên để tìm nguồn gốc của tài sản. Nếu không xác minh chính xác được nguồn gốc của tài sản thì những tài sản đó sẽ được đánh giá lại theo giá trị thực tế và tính vào giá trị doanh nghiệp, tăng vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 2.3. Tài sản, vật tư không cần dùng, chờ thanh lý Đối với những tài sản mà doanh nghiệp xác định là không cần dùng và đưa vào diện chờ thanh lý thì phải xác định rõ là những tài sản này doanh nghiệp thực sự không có nhu cầu hay không vì có nhiều trường hợp, doanh nghiệp đề nghị loại ra khỏi giá trị để giảm giá trị thực tế vốn nhà nước phải mua, sau đó lại tìm cách mua lại chính tài sản này. Vì vậy đối với những tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp phải có ý kiến của cơ quan chủ quản. Theo ý kiến chủ quan, những tài sản sau không cho phép doanh nghiệp loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp: - Những tài sản là nhà cửa vật kiến trúc trên đất giao cho doanh nghiệp cổ phần quản lý và sử dụng. Vì đối với tài sản là nhà cửa vật kiến trúc thì không thể tháo dỡ để chuyển đi nơi khác hoặc bán lại, nếu cho loại khỏi giá trị doanh nghiệp thì phần giá trị còn lại coi như là nhà nước bị mất vốn. Chỉ cho loại khỏi giá trị doanh nghiệp những nhà cửa trên đất nhà nước quyết định thu hồi. - Những tài sản là máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất, phương tiện vận tải mới đầu tư, giá trị còn lại lớn vì việc thu hồi lại đủ vốn đầu tư là rất khó. Mặc dù doanh nghiệp có báo cáo là không cần dùng nhưng trong trường hợp này phải quy trách nhiệm cá nhân là người đã quyết định đầu tư tài sản và doanh nghiệp cổ phần phải chịu. Đối với những tài sản đã xác định thực sự là doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì được xử lý như sau: * Điều chuyển tài sản cho đơn vị khác theo quyết định của đại diện chủ sở hữu vốn. Trường hợp điều chuyển cho các đơn vị ngoài bộ, địa phương, tổng công ty phải có sự thoả thuận của chủ sở hữu vốn bên nhận. Căn cứ biên bản nhận giao tài sản, doanh nghiệp giao nhận tài sản hạch toán tăng, giảm vốn theo giá trị sổ sách của bên giao.Trường hợp bên nhận giá trên sổ sách của bên giao thì hai bên thoả thuận giá giao nhận. Phần chênh lệch so với giá ghi trên sổ kế toán hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Trước khi có quyết định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp tục xử lý, nhượng bán các tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý. Đến thời điểm có quyết định giá trị doanh nghiệp, nếu còn tài sản chưa xử lý doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, chuyển giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý. Khi có quyết định giá trị doanh nghiệp, Nhà nước phải chỉ thị cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp khẩn trương thu hồi những tài sản mà doanh nghiệp loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Khi bàn giao tài sản, bên giao tài sản phải thực hiện phân loại tài sản theo tiêu thức: - Tài sản có thể bán được: Công ty mua bán nợ và tàn sản tồn đọng của doanh nghiệp nhận bàn giao để bán thu hồi vốn cho nhà nước. - Đối với tài sản thuộc diện phải huỷ bỏ như: Hoá chất đã quá hạn xử dụng, nguyên liệu bị hỏng, mục nát, bên giao tự xử lý, không bàn giao lại. Sau khi nhận bàn giao, Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp tổ chức bán tài sản có thể bán được theo quy định của nhà nước. Số tiền thu được xử lý như sau: + Bù đắp chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có). + Trích 20% số tiền nợ và tài sản thu hồi để lại cho Công ty mua bán nợ để bù đắp chi phí tiếp nhận, quản lý nợ, tài sản; bù đắp chi phí định giá, đấu giá (nếu có) và khuyến khích xử lý nhanh, có hiệu quả tài sản được giao để thu hồi vốn cho Nhà nước. + Trích 10% số tiền nợ và tài sản thu hồi chuyển trả doanh nghiệp giữ hộ tài sản để  bù đắp các chi phí quản lý giữ hộ và xử lý hoặc tổ chức tiêu hủy các tài sản không được bàn giao cho Công ty mua, bán nợ (thuộc diện doanh nghiệp phải tiêu hủy). + Số còn lại Công ty mua, bán nợ nộp ngân sách Nhà nước (nguồn chi phí cải cách doanhnghiệp Nhà nước). 3. Chi phí treo và các khoản lỗ luỹ kế. 3.1. Chi phí treo Chúng ta xem xét việc xử lý chi phí treo theo từng loại chi phí treo thường xảy ra như sau: * Đối với khoản chi phí cho các dự án không thực hiện được, vì vậy không có đối tượng phân bổ: đơn vị hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, tạm hạch toán vào tài khoản chi phí sản xuất chung để kết chuyển chi phí. * Đối với các chi phí không hợp lý, hợp lệ bị cơ quan thuế xuất toán: tiến hành xác định rõ trách nhiệm của người duyệt chi để yêu cầu thu hồi hoặc bồi thường. Số còn thiếu được sử dụng lợi nhuận sau thế để bù đắp. * Đối với các khoản tiền phạt chậm nộp thuế, phạt hợp đồng kinh tế, tiền lương chi quá không đúng chế độ được hạch toán vào lợi nhuận sau thuế để bù đắp. * Chi quá quỹ khen thưởng phúc lợi: - Đối với các khoản chi trực tiếp cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên tại thời điểm có quyết định cổ phần hóa thì doanh nghiệp phải thu hồi trước khi thực hiện bán cổ phần ưu đãi. - Số còn lại doanh nghiệp xử lý như đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi. * Đối với khoản chi mà doanh nghiệp cố tình treo lại, không báo cáo thì cho phép doanh nghiệp hạch toán vào kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, vphải phạt doanh nghiệp do vi phạm chế độ tài chính kế toán theo quy định. 3.2. Lỗ luỹ kế. Đối với khoản lỗ luỹ kế, trước hết, đơn vị phải phân tích các khoản lỗ của từng năm để tìm ra nguyên nhân lỗ. Khoản lỗ này trước hết được xử lý bằng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có lãi và không có nguồn nào để đắp thì buộc phải giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vì nếu bắt doanh nghiệp phải gánh chịu thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa B/ GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỪ LIÊM. Đối với Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Từ Liêm, do khối lượng tài sản của Công ty là không nhiều, Công ty lại không có lợi thế kinh doanh (do kinh doanh thu lỗ) do vậy nên lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản. Giải pháp xử lý các vấn đề tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm. I. Về định giá tài sản. 1. Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc. Phương pháp sử dụng để xác định giá trị nhà cửa vật kiến trúc của Công ty là phương pháp so sánh. Công thức xác định giả trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc: Giá trị nhà cửa, VKT = Đơn giá xây dựng mới x diện tích xây dựng x % chất lượng còn lại. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đều ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn Thành phố. Hiện nay, giá xây dựng đang được áp dụng theo Quyết định số 151/2007/QĐ-UBND. Căn cứ vào các loại nhà và bảng giá xây dựng mới chúng ta áp đơn giá xây dựng mới đối với các nhà cửa, vật kiến trúc của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm. Sau đó, đánh giá giá trị còn lại của các nhà cửa vật kiến trúc. Áp dụng công thức trên ta sẽ xác định được giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc để đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp. 2. Đối với tài sản là đất đai. Hiện tại, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm đang quản lý và sử dụng một quỹ đất lớn, tuy nhiên, đa số các diện tích đất đều sử dụng không có hiệu quả. Để đảm bảo không lãng phí đất đai của Thành phố, Thành phố phải xem xét việc giao đất cho doanh nghiệp. Trong tổng số diện tích đất của Công ty, thực tế công ty hiện đang sử dụng 2 diện tích đất là - Diện tích đất làm văn phòng công ty: 1.507,12 m2 tại xã Mỹ Đình, Từ Liêm. - Diện tích đất đang góp vốn xây dựng Trung tâm thương mại: 7.844 m2 tại Kiều Mai, Phú Diễn, Từ Liêm. Đối với hai diện tích đất này thì Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục giao cho Công ty cổ phần quản lý với hình thức thuê đất. Đối với các diện tích khác của Công ty: - Một phần thu hồi lại, giao Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm quản lý để có dự án đầu tư khác. - Đối với những diện tích đất nhỏ, lẻ, không nằm trong hành lang giải toả thì Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cho tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất. Tiền thu được sẽ được dùng để xử lý các khoản tồn tại tài chính của Công ty. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất hai diện tích đất trên của Công ty, đề nghị được áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp vì tại hai địa điểm trên gần đây cũng có nhiều thông tin về chuyển nhượng, do vậy có đối tượng để so sánh. Công thức tổng quát để tính giá trị của diện tích đất: Mức tiền điều chỉnh về giá hình thành từ những yếu tố khác biệt của từng thửa đất, khu đất so sánh với thửa đất, khu đất cần định giá Giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất của từng thửa đất, khu đất so sánh Giá trị ước tính của thửa đất, khu đất cần định giá = ± Trong đó, mức tiền điều chỉnh về giá xuất phát từ những khác biệt về vị trí đất, kết cấu hạ tầng, đặc điểm pháp lý, mức độ ô nhiễm môi trường của từng thửa đất, khu đất so sánh so với thửa đất, khu đất cần định giá. II/ Xử lý các tồn tại tài chính. Qua thực tế nợ tồn đọng của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm chúng ta nhận thấy nợ là vấn để hết sức phức tạp với Công ty. Nếu không được xử lý thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của Công ty sau cổ phần hóa. 1. Đối với công nợ phải thu Khi tiến hành cổ phần hóa, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm có công văn gửi Uỷ ban nhan dân Thành phố Hà Nội đề nghị được xử lý những khoản công nợ tồn đọng, trong đó đề nghị xử lý tổng số 261.702.406 đồng công nợ phải thu khó đòi (có phụ lục kèm theo) Tuy nhiên, khi kiểm tra hồ sơ công nợ của Công ty, liên ngành Thành phố xem xét và chỉ thấy đủ điều kiện xử lý giảm vốn nhà nước một số khoản, tổng số 73.579.684 đồng (có phụ lục kèm theo) Như vậy số công nợ có đủ điều kiện giảm vốn nhà nước là nhỏ so với công nợ phải thu tồn đọng mà công ty đề nghị xử lý. Số còn lại không đủ điều kiện để xử lý giảm vốn nhà nước, nếu xử lý bằng phương thức bán cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thì rất khó vì đa số là những khoản nợ không có đủ chứng từ, hồ sơ vì vậy công ty mua bán nợ khó chấp nhận mua những khoản nợ này. Đối với những khoản nợ trên, tạm giảm vốn nhưng vẫn giao cho công ty tiếp tục theo dõi và đôn đốc công nợ. Nếu đòi được nợ thì công ty sẽ được một khoản chiết khấu, phần còn lại nộp lại cho Nhà nước. 2. Công nợ phải trả. Cũng trong công văn đề nghị xử lý công nợ tồn đọng khi cổ phần hoá. Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm cũng đề nghị Nhà nước xoá những khoản công nợ phải trả không phải trả của các đối tượng sau, tổng số 91.755.116 đồng. Tuy nhiên, khi kiểm tra, liên ngành thấy rằng số công nợ Công ty không phải trả là 539.540.194 đồng (có phụ lục kèm theo). Khi cổ phần hóa thì doanh nghiệp nào cũng muốn các khoản phải trả lớn vì như vậy sẽ giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vì vậy với các khoản phải trả, doanh nghiệp phải đối chiếu công nợ để tránh trường hợp doanh nghiệp đưa khống những khoản phải trả để làm giảm vốn nhà nước. Mặt khác, đối chiếu công nợ phải trả thì rất dễ thực hiện. Vì vậy đối với Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Từ Liêm, tạm thời xử lý công nợ phải trả như trên. Tuy nhiên, yêu cầu Công ty tiếp tục đối chiếu công nợ. Những khoản không có đối chiếu sẽ hạch toán tăng vốn nhà nước và xử lý trong giai đoạn từ khi xác địng giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao sang Công ty cổ phần. 3. Tài sản thiếu khi kiểm kê. Trong tài sản thiếu khi kiểm kê, được liệt kê ở phụ lục 3, chúng ta thấy bao gồm 2 loại tài sản sau: - Đối với nhà cửa vật kiến trúc: đơn vị phải hạch toán giá trị còn lại vào nguyên giá của tài sản được xây dựng trên nền của nhà cửa, vật kiến trúc đã bị phá dỡ. - Đối với tài sản là máy móc thiết bị: do bây giờ không thể xác định được những bộ phận của tài sản đã tháo để lắp cho máy móc thiết bị nào, cũng không thể xác nhận được nguyên nhân thiếu hụt tài sản vì nhiều tài sản không xác định được thời gian mất. Mặt khác, do công ty kinh doanh thua lỗ nên không thể hạch toán vào kết quả kinh doanh. Vì vậy Công ty làm các thủ tục hành chính để xác nhận không còn tài sản và cho xử lý giảm vốn nhà nước giá trị còn lại của những máy móc, thiết bị trên. 4. Tài sản không cần dùng và chờ thanh lý Đối với tài sản không cần dùng là nhà 2 tầng máy kéo và nhà xưởng máy kéo, do nằm trên diện tích đất dự kiến giao công ty cổ phần quản lý và sử dụng nên đề nghị không cho phép Công ty loại tài sản này ra khỏi giá trị doanh nghiệp vì Nhà nước không thể thu hồi lại để bàn giao cho đơn vị khác hoặc thanh lý, thu hồi vốn. Vì vậy, Công ty phải cổ phần phải gánh chịu. Đối với tài sản không cần dùng là nhà tập thể của cán bộ công nhân viên, nhà trẻ, hiện diện tích đất đã bị chiếm dụng không thể thu hồi lại được thì bàn giao lại cho Sở Tài nguyên- Môi trường- Nhà đất để làm thủ tục bán lại cho các hộ dân, hợp thức hóa đất. Phần thu hồi được sẽ bù đắp vào giá trị còn lại của tài sản. Đối với những tài sản xin thanh lý, Công ty làm thủ tục thanh lý ngay theo hình thức đấu thầu. Kết quả bán sẽ được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty. Đến thời điểm có quyết định giá trị doanh nghiệp, nếu còn tài sản chưa xử lý, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản vào bàn giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định hiện hành. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp không bán lại tài sản này cho doanh nghiệp. 5. Về các khoản đầu tư của Công ty. Đối với 2 dự án đầu tư của Công ty mà kinh doanh thua lỗ là khách sạn tại thị xã Sầm Sơn và liên doanh khai thác cát, hiện tại đang kinh doanh thua lỗ, nếu chuyển sang công ty cổ phần thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp cổ phần sau này. Vì vậy, nên tổ chức bán 2 khoản đầu tư này của doanh nghiệp, một là để bù đắp cho nhà nước các khoản thiệt hại do tồn tại tài chính của công ty gây nên, một để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Phương thức tổ chức bán là phương thức đấu thầu. Công ty phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng đối với liên doanh khai thác cát thì ưu tiên bán cho Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà, đơn vị đối tác liên doanh. 6. Chi phí treo lại. - Đối với những khoản chi phí đã bị Cục thuế Hà Nội xuất toán thì phải quy trách nhiệm đối với người duyệt chi do không đủ chứng từ, thủ tục đã cho chi. Việc này có thể xác định dễ dàng thông qua phiếu chi của đơn vị. Tuy nhiên, khi đã quy trách nhiệm cá nhân thì việc thu hồi lại không phải dễ dàng vì đa số các khoản chi đã bị treo từ lâu, đối tượng đã chuyển công tác đi nơi khác. Khi đó, việc xử lý chi phí treo này lại trở thành xử lý các khoản phải thu khó đòi. - Đối với khoản chi quá quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo quy định về xử lý khoản này thì những khoản đã chi cho người lao động hiện có tên trong doanh nghiệp thì phải thu hồi lại trước khi bán cổ phần. Tuy nhiên, quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty chi quá không nhiều, mặt khác đã tồn tại từ lâu nên vì quyền lợi của người lao động trong Công ty, đề nghị được hạch toán giảm vốn nhà nước khoản chi quá quỹ khen thưởng phúc lợi trên. 7. Khoản lỗ luỹ kế. Đối với khoản lỗ luỹ kế của doanh nghiệp, do doanh nghiệp thì báo cáo lỗ nhưng Cục thuế Hà Nội lại báo cáo lãi và ra quyết định truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp nên có 2 hướng xử lý: Nếu xử lý theo hướng của Cục thuế Hà Nội thì lại trở lại là xử lý các khoản chi phí treo do bị xuất toán và khoản nợ ngân sách không có nguồn bù đắp. Tuy nhiên sẽ có lợi thế hơn là có phần lợi nhuận dùng để bù đắp. Tuy nhiên, phần lợi nhuận này là rất nhỏ so với các khoản chi phí sẽ treo và khoản nợ ngân sách và thực tế là không có thực nên gây khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, sau khi làm việc với Công ty và Cục thuế Hà Nội, chúng tôi thấy rằng việc Cục thuế Hà Nội áp đặt lợi nhuận phải nộp thuế trên doanh thu là không hợp lý vì thực sự nếu không tính tất cả các hoá đơn không hợp lý hợp lệ của Công ty thì chi phí thực tế của Công ty vẫn lơn hơn mức chi phí do Cục thuế ấn định. Nếu xử lý theo hướng báo cáo của doanh nghiệp thì lại không chính xác vì số lỗ theo doanh nghiệp báo cáo có thể không đúng với thực tế, không có cơ sở để xác định chính xác. Vì vậy, đối với trường hợp này Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội phải yêu cầu Cục Thuế Hà Nội làm việc lại với Công ty theo hướng xử lý từng khoản chi của đơn vị để tìn ra nguyên nhân chính thức chứ không áp đặt thu nhập chịu thuế trên doanh thu như hiện nay. Khi đó thì công ty sẽ có lỗ và hướng xử lý các khoản lỗ. Các khoản lỗ này đã kéo dài từ nhiều năm và giám đốc công ty cũng đã thay đổi rất nhiều lần nên khó có thể quy trách nhiệm cá nhân. Vì vậy, buộc phải xử lý giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp. C. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG GOOWILL. I/Lý do xây dựng xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp Goodwill. Qua nghiên cứu hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng cả hai phương pháp đều còn có nhiều hạn chế. Việc sử dụng hai phương pháp này cho một kết quả giá trị doanh nghiệp không chính xác. Đặc biệt, hai phương pháp đã bỏ qua hoặc xác định không chính xác một phần quan trọng trong giá trị doanh nghiệp là lợi thế kinh doanh và giá trị thương hiệu. Trong thời gian tới, những doanh nghiệp cổ phần hóa đều là những tổng công ty hoặc công ty lớn. Do vậy, việc phải tìm một phương pháp chính xác để xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến lợi thế kinh doanh và giá trị thương hiệu một cách tương đối chính xác là hết sức quan trọng. II. Cơ sở lý luận và phương pháp xác định. Để hiểu thực chất của phương pháp này, chúng ta xét ví dụ sau: Doanh nghiệp A ứng ra một lượng vốn là 100 (đơn vị tiền tệ) thu vê được một khoản lợi nhuận là 10 (đơn vị tiền tệ) tương đương với một tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 10% . Doanh nghiệp B cũng bỏ ra một lượng vốn như vậy nhưng thu được lợi nhuận là 15 (đơn vị tiền tệ), tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 15%. Một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao doanh nghiệp B cũng ứng ra một lượng vốn như vậy lại sinh ra được một khoản lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp A? Có thể giải thích rằng vì doanh nghiệp B có vị trí kinh doanh tốt hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn, trình độ quản lý giỏi hơn, mạng lưới phân phối hàng hóa rộng lớn hơn Đó là tất cả những yếu tố vô hình, chúng hội tụ lại làm nên khoản lợi nhuận vượt trội so với doanh nghiệp A. Nếu như 10% là tỷ suất lợi nhuận trung bình trên thị trường thì khoản lợi nhuận vượt trội so với mức trung bình mà doanh nghiệp B đã đạt được gọi là siêu lợi nhuận. Như vậy đã có cơ sở để xác định giá trị của tài sản vô hình: Giá trị của tài sản vô hình trong một doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra. Tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận. Dựa trên cơ sở lý luận đó, người ta có thể tính ra giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản vô hình. V0 = ANC + GW Trong đó, V0 : Giá trị doanh nghiệp. ANC : Giá trị tài sản thuần GW : Giá trị tài sản vô hình GW = Bt : Lợi nhuận năm t At : Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh năm t r : Tỷ suất lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh doanh. r.At : Lợi nhuận bình thường của tài sản năm t Bt – r.At: Siêu lợi nhuận ở năm t. Tỷ suất lợi nhuận bình thường của tài sản có thể xác định bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh. Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh (At) có thể đánh giá lại theo giá thị trường như phương pháp tài sản. Tỷ suất hiện đại hóa được xác định dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ rồi tính thêm tỷ lệ (%) rủi ro. III. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp. 1. Ưu điểm. - Có thể nói rằng, đây là một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có cơ sở lý luận vững chắc nhất. Nó đã thiết lập được cơ sở lý luận để chứng minh rằng giá trị của doanh nghiệp- “một tổ chức kinh doanh”, được kết cấu từ hai yếu tố: Hữu hình và vô hình. Việc xây dựng công thức GW một mặt là sự chứng minh cho tiềm lực hay giá trị về mặt “tổ chức” của doanh nghiệp là ở các khoản thu nhập tương lai. - Phương thức tính toán GW đã tạo nên lợi thế khá lớn cho các chuyên gia định giá thông qua việc bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Vì nếu giá trị tài sản (ANC, At) được đánh giá cao sẽ làm giảm giá trị của doanh nghiệp. Ngược lại nếu đánh giá thấp giá trị của các tài sản thì sẽ được bù đắp một phần giá trị tăng lên của V0. - Phương pháp Goodwill tạo cơ sở để người ta phân tích mức độ tác động của yếu tố rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất tới giá trị doanh nghiệp. - Phương pháp Goodwill xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán (tức là các cổ đông và nhà nước). Công thức xác định đã hàm chứa một điều rằng: các cổ động đầu tư vào doanh nghiệp nhằm thu được khoản lợi nhuận cao hơn mức sinh lời bình thường của một tài sản chứ không phải mua lấy những tài sản hiện hành. Hơn nữa, nó còn chỉ ra quan niệm về mức sinh lời tốt thiểu của một đồng vốn đưa vào đầu tư. - Nếu như những cơ sở thông tin dữ liệu đạt được độ tin cậy cần thiết để tính cá tham số, thì theo phương pháp khác vẫn có thể tồn tại một phần trăm nghi ngờ náo đó về kết quả xác định được. Nhưng với cơ sở lý luận chặt chẽ, giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp định lượng Goodwill bao giờ cũng mang lại một sự tin tưởng vững chắc hơn. 2. Hạn chế của phương pháp. Thứ nhất, siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thì khó có một doanh nghiệp nào có thể duy trì được lợi thế một cách lâu dài. Do vậy, không có cơ sở nào mà người ta có thể ước lượng thời gian thu được siêu lợi nhuận là 3 năm, 7 năm..? Hay 4 năm nữa sẽ xuất hiện đối thủ cạnh tranh làm mất siêu lợi nhuận của doanh nghiệp? Những tác động từ phía bên ngoài như vậy rất khó dự đoán. Chính vì thế, dựa trên lập luận về siêu lợi nhuận sẽ thiếu cơ sở để dự báo thời hạn (n) và thiếu căn cứ để xây dựng các giả thuyết về lợi nhuận tương lai. Thứ hai, phương pháp này phản ánh sự kết hợp giữa hai phương pháp là phương pháp tài sản và phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận. Nó đòi hỏi phải đánh giá giá trị hiện tại và thu nhập trong tương lai. Chính vì vậy, nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của các phương pháp đó, chẳng hạn như: định giá các tài sản đặc biệt, không có bán trên thị trường, xác định các tham số bị chi phối nhiều bởi các yếu tố chủ quan như lợi nhuận tương lai, tỷ suất hiện tại hóa Thứ ba, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở định lượng Goodwill cũng như nhiều phương pháp khác là không cung cấp những cơ sở dữ liệu cần thiết để các nhà đầu tư đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Thiếu những cơ sở dữ liệu này, các chuyên gia đánh gía sẽ phải lựa chọn những tham số mang nhiều tính chủ quan. Tuy phương pháp này còn một số hạn chế nhưng với những ưu việt mà nó mang lại, phương pháp này cũng có thể được áp dụng để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Nó sẽ mang lại một kết quả tương đối chính xác hơn hai phương pháp hiện nay đang được áp dụng ở Việt Nam. KẾT LUẬN Từ những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, doanh nghiệp nhà nước ở hầu hết các quốc gia đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, nhất là về hiệu quả kinh tế. Khu vực doanh nghiệp nhà nước nắm đại bộ phận tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và công nghệ của toàn xã hội, nhưng khả năng sinh lợi của đồng vốn bỏ ra luôn thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác, trong khi đó Nhà nước vẫn phải chi những khoản tiền lớn cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động.Vì vậy, Chính phủ nhiều nước đã tiến hành cải cách và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, làm cho nó năng động và có hiệu quả hơn, nhưng mỗi quốc gia có bước đi và cách làm cụ thể khác nhau. Đối với nước ta trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, chủ trương đa dạng hoá sở hữu thông qua chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là cổ phần hóa, giao bán khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước đã được xác định là một chủ trương lớn và được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh xã hội hoá về sản xuất về sở hữu tài sản, nó tạo nên sự liên kết, đan xen giữa các thành phần kinh tế, mà vẫn đảm bảo vai trò chỉ đạo, chi phối của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế và sở hữu Nhà nước trong các công ty cổ phần. Những doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần phần lớn đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả, chẳng những bảo toàn được vốn mà còn tăng tỷ suất lợi nhuận, người lao động có việc làm tăng thu nhập, đời sống được cải thiện hơn, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng.. ..Điều đó khẳng định chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Đảng, Nhà nước là đúng đắn. Tuy nhiên, công tác cổ phần hóa vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tiến độ cổ phần hóa còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra; sau khi cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đổi mới trong hoạt động Và quan trọng hơn cả là việc xác định giá trị doanh nghiêp ở Việt Nam và xử lý các vấn đề tài chính vẫn chưa thật hợp lý. Điều đó dẫn đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp chưa chính xác. Một số vấn đề tài chính thường gặp khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là việc xác định giá trị tài sản bao gồm cả tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình, việc xử lý các tồn tại tài chính như nợ khó đòi, tài sản thiếu, thừa trong kiểm kê, lỗ luỹ kếTrong bài luận văn, tôi đã phân tích các vấn đề tài chính và ảnh hưởng đến quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và đã nghiên cứu trường hợp cụ thể là Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm. Từ đó, tôi đã đưa ra một số giải pháp để xử lý vấn đề tài chính trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và trường hợp Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm. Tôi đã nêu ra các phương pháp xác định giá trị tài sản hữu hình cũng như vô hình và các phương pháp xử lý các tồn tại tài chính trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong bài luận văn tôi đã đề xuất một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mới. Phương pháp này cho phép xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác vì nó có tính đến giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng là phương pháp có cơ sở lý thuyết vững chắc nhất. Con đường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn đang ở phía trước với những nhiệm vụ rất năng nề. Để có thể đảm bào hoàn thành lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì việc xử lý các vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hóa là rất cần thiết. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Tài đã tận tình giúp đõ tôi và tất cả các giáo viên trong Trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý đã truyền thụ kiên thức cho tôi thực hiện luận văn này./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7914.doc
Tài liệu liên quan