Điểm mới của luật đấu giá tài sản năm 2016 về trình tự, thủ tục thực hiện các công việc trước khi tổ chức cuộc đấu giá

Trường hợp đấu giá theo thủ tục rút gọn, tổ chức đấu giá vẫn phải thực hiện các thủ tục tương tự như trường hợp đấu giá thông thường, chỉ khác ở một số thủ tục sau: - Giảm thời gian niêm yết việc đấu giá tài sản: tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản là động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, tài sản là bất động sản ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá (khoản 2 Điều 53 Luật ĐGTS); - Tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tổ chức tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 01 ngày (khoản 3 Điều 53 Luật ĐGTS). - Tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai một lần việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá (khoản 2 Điều 57 Luật ĐGTS). Trên đây là những điểm mới của Luật ĐGTS về trình tự, thủ tục trước khi tổ chức cuộc đấu giá. Đây là những nội dung quan trọng mà nếu được thực hiện đúng sẽ góp phần đảm bảo cho cuộc đấu giá được tổ chức thành công, đạt hiệu quả. Với những quy định trên, có thể thấy Luật ĐGTS đã có những thay đổi cơ bản, toàn diện nhằm tiếp tục công khai hóa, minh bạch hóa hơn nữa hoạt động đấu giá tài sản, tạo cơ sở thúc đẩy dịch vụ đấu giá phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm mới của luật đấu giá tài sản năm 2016 về trình tự, thủ tục thực hiện các công việc trước khi tổ chức cuộc đấu giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 9 NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN NĂM 2016 VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC TRƯỚC KHI TỔ CHỨC CUỘC ĐẤU GIÁ Nguyễn Thị Thu Hồng1 Tóm tắt: Luật đấu giá tài sản đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 17/11/2016, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017. Luật đấu giá tài sản năm 2016 (Luật ĐGTS năm 2016) có nhiều quy định mới về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, về doanh nghiệp đấu giá, về trình tự, thủ tục đấu giá, về quản lý nhà nước trong đấu giá tài sản... Riêng về trình tự, thủ tục đấu giá, Luật đã dành 02 chương để quy định (Chương III - Trình tự, thủ tục đấu giá và Chương IV - Đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá). Bài viết này trao đổi những điểm mới của Luật đấu giá tài sản năm 2016 về trình tự, thủ tục trước khi tổ chức cuộc đấu giá. Đây là những nội dung quan trọng bắt buộc các đấu giá viên/tổ chức đấu giá phải biết để thực hiện cho phù hợp. Từ khóa: Đấu giá tài sản, điểm mới Luật đấu giá Nhận bài: 05/5/2017; Hoàn thành biên tập: 29/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017 Về trình tự, thủ tục thực hiện các công việc trước khi tổ chức cuộc đấu giá, Luật đấu giá tài sản năm 2016 có một số điểm mới như sau: 1. Về xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá Trước 01/7/2017, trình tự, thủ tục đấu giá đối với phần lớn tài sản bắt buộc phải bán qua đấu giá được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản (viết tắt là Nghị định số 17/2010/NĐ-CP) và Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP (viết tắt là Thông tư số 23/2010/TT-BTP). Một số loại tài sản đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như: đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, v.v... Nhìn chung, trình tự, thủ tục bán đấu giá giữa các loại tài sản có một số điểm khác biệt, trong đó điểm khác biệt lớn nhất là việc xác định giá khởi điểm và ký hợp đồng, giao tài sản sau khi đấu giá thành. Luật ĐGTS đã xây dựng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản áp dụng thống nhất cho các loại tài sản phải bán thông qua đấu giá và tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn dịch vụ đấu giá, đồng thời tách quy trình bán đấu giá với quy trình xác định giá khởi điểm và ký hợp đồng mua bán, giao tài sản đấu giá. Việc xác định giá khởi điểm được Luật ĐGTS quy định tại Điều 8 Chương 1, phần “Những quy định chung” (Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định trong phần “Trình tự, thủ tục đấu giá”). Về cơ bản, Điều 8 Luật ĐGTS đã kế thừa các quy định của Nghị định 1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác, Học viện Tư pháp Abstract: Law on Property Auction passed at the 2rd session of the XIV National Assembly on November 17,2016 took effect from July 1, 2017. Law on Property Auction in 2016 includes many regulations regarding to condition of granting Certificate of practicing as an auctioneer, auction enterprise, order and procedure of auction, state management in property auction... The order and procedure of auction have been included in the 2 chapters in the Law (Chapter III- Order, procedure of auction and Chapter IV-Property auction, which is sold via auction by the law). This article discuss new points of the Law of property auction in 2016 in term of order, procedure before opening auction. These are important contents which auctioneers/auction organizations should know to perform properly. Keywords: Property auction, new points in the Law on auction. Date of receipt: 05/5/2017; Date of revision: 29/6/2017; Date of approval: 01/8/2017. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 10 số 17/2010/NĐ-CP (giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản/trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản/ trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá). Việc xác định giá khởi điểm vẫn thuộc trách nhiệm của người có tài sản đấu giá. Điểm mới của Luật ĐGTS về vấn đề này là: - Chỉ bắt buộc công khai giá khởi điểm đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá (khoản 1 Điều 58); không bắt buộc công khai giá khởi điểm đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn dịch vụ đấu giá (pháp luật trước đây buộc phải công khai giá khởi điểm đối với mọi tài sản đấu giá); - Cho phép tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện việc xác định giá khởi điểm đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn dịch vụ đấu giá khi được người có tài sản đấu giá ủy quyền (điểm b khoản 2 Điều 8 Luật ĐGTS). 2. Về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Theo quy định tại Nghị định số 17/2010/ NĐ-CP, quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá thuộc về người có tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 22). Nghị định số 17/2010/NĐ-CP không quy định về tiêu chí, cách thức lựa chọn tổ chức đấu giá để thực hiện việc bán đấu giá tài sản. Thực tế thời gian qua, việc lựa chọn tổ chức đấu giá phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người có tài sản, dẫn tới hiện tượng có doanh nghiệp “sân sau” trong hoạt động bán đấu giá. Luật ĐGTS đã bổ sung cách thức và tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá để thực hiện việc bán đấu giá tài sản (Điều 56). Tuy nhiên, quy định này chỉ bắt buộc áp dụng đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu (các tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật ĐGTS). Theo quy định tại Điều 56 Luật ĐGTS thì người có tài sản đấu giá phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá và thực hiện việc lựa chọn tổ chức đấu giá dựa trên các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 56; trường hợp pháp luật quy định việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của Luật ĐGTS và pháp luật về đấu thầu. 3. Về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản Điều 33 Luật ĐGTS đã kế thừa quy định của các Điều 25, 26, 27, 47 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về chủ thể ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; về trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, của tổ chức đấu giá trong việc chứng minh quyền được bán tài sản; trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá. Ngoài ra, Luật ĐGTS có một số điểm mới như sau: - Về loại/tên hợp đồng: xác định rõ tên hợp đồng phù hợp với tính chất dịch vụ mà tổ chức đấu giá tài sản cung cấp, là “Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản” (thay vì “Hợp đồng bán đấu giá tài sản” theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP). - Về nội dung và việc thực hiện hợp đồng: Điều 33 Luật ĐGTS cho phép các bên có thể linh hoạt thỏa thuận và thực hiện các nội dung của hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật ĐGTS, pháp luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan (thay vì phải thực hiện theo các quy định cứng tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP). - Về trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong việc chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản trong việc kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp: Điều 33 Luật ĐGTS đã có những sửa đổi phù hợp hơn. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật ĐGTS, có thể thấy trách nhiệm của tổ chức đấu giá “nhẹ” hơn, phù hợp hơn so với quy định của pháp luật về đấu giá trước đây (tổ chức đấu giá “có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp” thay vì “có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của các thông tin về nguồn gốc tài sản, quyền sở hữu, Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 11 quyền sử dụng của tài sản do người có tài sản bán đấu giá cung cấp” - khoản 3 Điều 26 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP). - Về thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng: Khoản 5 Điều 33 Luật ĐGTS quy định người có tài sản đấu giá/hoặc tổ chức đấu giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác (Điều 27 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định về thời điểm các bên được thực hiện quyền này là “trước khi tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”). - Bổ sung quy định mới về việc người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật ĐGTS nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá. 4. Về xây dựng và ban hành Quy chế cuộc đấu giá tài sản Luật ĐGTS đã dành một điều luật để quy định về Quy chế cuộc đấu giá (Điều 34). Điều này là hết sức cần thiết và phù hợp với tính chất quan trọng của Quy chế cuộc đấu giá do“Nội quy, quy chế bán đấu giá tài sản là những quy định do tổ chức bán đấu giá tài sản ban hành trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý, tạo ‘‘sân chơi’’ cho người tham gia đấu giá lựa chọn... Nếu khách hàng chấp nhận những quy định đó thì sẽ tham gia đấu giá và khi đã tham gia đấu giá, khách hàng bị điều chỉnh và phải tuân thủ các quy định của nội quy, quy chế bán đấu giá tài sản’’2. Trước đây, pháp luật về đấu giá tài sản chưa có quy định thống nhất về vấn đề này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì tổ chức bán đấu giá tài sản có nghĩa vụ “ban hành nội quy bán đấu giá tài sản”. Điều 13 Thông tư số 23/2010/TT- BTP quy định tổ chức đấu giá “ban hành quy chế bán đấu giá tài sản của tổ chức mình phù hợp với quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP”. Trên thực tế việc xây dựng, ban hành và thực hiện nội quy, quy chế đấu giá tài sản được thực hiện rất khác nhau giữa các địa phương, giữa các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. “Có tổ chức bán đấu giá ban hành quy chế bán đấu giá tài sản áp dụng cho mọi cuộc bán đấu giá, quy định toàn bộ các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá tài sản (bao gồm các hoạt động trước khi tổ chức cuộc bán đấu giá, tại cuộc bán đấu giá và sau cuộc bán đấu giá tài sản); trên cơ sở quy chế bán đấu giá tài sản đó, đối với mỗi tài sản bán đấu giá sẽ ban hành một nội quy bán đấu giá. Tổ chức bán đấu giá khác lại ban hành quy chế bán đấu giá tài sản cho mỗi tài sản bán đấu giá và không ban hành nội quy bán đấu giá. Có tổ chức bán đấu giá lại ban hành nội quy cho từng cuộc bán đấu giá tài sản, không ban hành quy chế bán đấu giá. Lại có tổ chức bán đấu giá ban hành cả nội quy và quy chế bán đấu giá tài sản, trong đó nội quy bán đấu giá được ban hành một lần nhưng được sử dụng nhiều lần để điều chỉnh các quy tắc xử sự tại phòng (hội trường) bán đấu giá; quy chế bán đấu giá tài sản được ban hành đối với mỗi tài sản bán đấu giá, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động trong quá trình tổ chức bán đấu giá đó”3. Căn cứ khái niệm về nội quy, quy chế trong Từ điển tiếng Việt, Từ điển Luật học và nội hàm các khái niệm, quy định về Quy chế cuộc đấu giá tại Điều 33 Luật ĐGTS trong bối cảnh hiện nay, theo chúng tôi là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn. Khoản 2 Điều 33 Luật ĐGTS đã pháp điển hóa một số quy định tại Điều 13 Thông tư số 23/2010/TT-BTP, đồng thời bổ sung một số quy định mới và sắp xếp các nội dung chính phải có trong Quy chế cuộc đấu giá logic hơn 2 Học viện Tư pháp, Giáo trình kỹ năng bán đấu giá tài sản, năm 2014, Tr. 273 3 Học viện Tư pháp, Giáo trình kỹ năng bán đấu giá tài sản, năm 2014, Tr. 276 12 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP theo trình tự đấu giá tài sản. Các quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật ĐGTS tương đối rõ ràng, đầy đủ các thông tin cần thiết, qua đó người tham gia đấu giá có thể biết được các điều kiện tham gia đấu giá, trình tự, thời gian thực hiện việc đấu giá, từ đó kết hợp việc xem tài sản để quyết định việc đăng ký tham gia đấu giá. Mặt khác, việc thực hiện các quy định này sẽ buộc tổ chức đấu giá phải công khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực phát sinh từ việc xem tài sản, bán hồ sơ, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức cuộc đấu giá và xử lý khoản tiền đặt trước. Khoản 1 và khoản 3 Điều 33 Luật ĐGTS là những quy định hoàn toàn mới nhằm quy định rõ và phát huy hơn nữa vai trò của Quy chế cuộc đấu giá tài sản với các quy định như: - Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá; - Quy chế cuộc đấu giá được ban hành trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản; - Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá4. 5. Về niêm yết việc đấu giá tài sản Cùng với việc thông báo công khai, niêm yết việc đấu giá tài sản là một thủ tục quan trọng nhằm chuyển tải thông tin đấu giá tài sản đến với nhiều người, đảm bảo sự công khai, minh bạch, khách quan trong đấu giá tài sản. Luật ĐGTS đã có những quy định mới về việc niêm yết đấu giá tài sản như sau: - Về nội dung niêm yết: Khoản 2 Điều 35 Luật ĐGTS đã bổ sung tương đối đầy đủ các thông tin chính phải niêm yết, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tham gia đấu giá nắm được các thông tin cần thiết về việc đấu giá tài sản, đồng thời ngăn chặn tình trạng một số tổ chức đấu giá có những hành vi hạn chế người tham gia đấu giá; - Về địa điểm niêm yết: Luật ĐGTS bỏ quy định bắt buộc phải niêm yết tại nơi có bất động sản đấu giá vì thực tiễn thực hiện quy định này thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, khó khả thi và mang tính hình thức. - Về cách thức niêm yết: Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật ĐGTS thì tổ chức đấu giá phải lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết đấu giá đối với mọi tài sản đấu giá (trước đây, khoản 2 Điều 14 Thông tư số 23/2010/TT-BTP chỉ bắt buộc thực hiện đối với tài sản là bất động sản). Mặt khác, khoản 3 Điều 35 Luật ĐGTS quy định: “đối với trường hợp niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác nhận về việc niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp xã” (trước đây là niêm yết tại nơi có bất động sản theo khoản 2 Điều 14 Thôngtư số 23/2010/TT-BTP). - Về thời gian niêm yết: Khoản 1 Điều 35 Luật ĐGTS đã tăng thời gian niêm yết đối với tài sản đấu giá là động sản lên “ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá” và giảm thời gian niêm yết đối với tài sản là bất động sản còn “ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá” (theo khoản 1 Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì thời gian niêm yết đối với động sản “chậm nhất là bảy ngày trước khi tiến hành bán đấu giá” và với bất động sản “chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá”). 6. Thông báo công khai việc đấu giá tài sản Theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật ĐGTS, “Ngoài việc niêm yết quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 của Luật này theo yêu cầu của người có tài sản đấu giá”. Theo quy định tại Điều 55 Luật ĐGTS quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá thì “Việc đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương III của Luật này và quy định tại Chương này”. Khoản 1 Điều 57 Luật ĐGTS quy định: “đối với tài sản đấu giá là động sản có giá khởi 4 Xem thêm: Nguyễn Thị Thu Hồng,“Tổ chức bán đấu giá cần ban hành nội quy hay quy chế bán đấu giá tài sản”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 6/2014, Tr.55-57 Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 13 điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình của Trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản đấu giá và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc”. Căn cứ vào các quy định trên cho thấy: - Về phạm vi tài sản phải thực hiện thủ tục thông báo công khai việc đấu giá tài sản: Chỉ bắt buộc áp dụng đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá nếu tài sản đó là động sản có giá khởi điểm từ 50 triệu đồng trở lên và bất động sản. Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn dịch vụ đấu giá thì thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản nếu người có tài sản yêu cầu (trước đây, khoản 2 Điều 28 Nghị định 17/2010/NĐ-CP bắt buộc thông báo công khai việc đấu giá đối với tất cả các loại tài sản là động sản có giá khởi điểm từ 30 triệu đồng trở lên/ hoặc dưới 30 triệu đồng mà người có tài sản đấu giá yêu cầu và tài sản là bất động sản). - Về cách thức thực hiện việc thông báo: Khoản 1 Điều 57 Luật ĐGTS đã bổ sung các quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn, cụ thể: + Quy định rõ tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của Trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản đấu giá và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản. Trước đây, theo quy định của khoản 2 Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì tổ chức bán đấu giá tài sản phải thông báo công khai “trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơicó tài sản bán đấu giá”. Pháp luật hiện không có quy định cụ thể “phương tiện thông tin đại chúng” bao gồm những phương tiện gì và “phương tiện thông tin đại chúng của địa phương” là của cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xã, dẫn đến thực tế thời gian qua đã xảy ra tình trạng một số tổ chức đấu giá bưng bít thông tin nhằm hạn chế người tham gia đấu giá bằng cách thông báo đấu giá tài sản trên một số trang điện tử, đài phát thanh, trên một số loại báo in mà rất ít người biết. Với sự ra đời và vận hành của trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản - nơi tập trung các thông tin về đấu giá tài sản tới đây sẽ góp phần đảm bảo cho thông tin của hầu hết các tài sản đấu giá đều đến được với những người quan tâm và có nhu cầu mua tài sản đấu giá. + Quy định thông báo công khai việc đấu giá tài sản được thực hiện ít nhất là 02 lần, mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc là phù hợp với thực tiễn hơn (khoản 2 Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ- CP quy định mỗi lần cách nhau 03 ngày). Cách tính thời hạn thực hiện theo Bộ luật dân sự năm 2015. - Về thời gian thông báo: Theo quy định tại khoản 3 Điều 57, “Thời gian thông báo công khai lần thứ hai ít nhất là 07 ngày làm việc đối với tài sản là động sản, 15 ngày đối với tài sản là bất động sản trước ngày mở cuộc đấu giá”. Như vậy, Luật ĐGTS đã tăng thời gian thông báo công khai đối với động sản và giảm đối với bất động sản; đồng thời quy định mốc tính thời gian thông báo được tính từ lần thông báo thứ hai chứ không tính từ lần thông báo đầu tiên như quy định Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Do vậy, các tổ chức đấu giá tài sản cần lưu ý để thực hiện cho phù hợp. - Bổ sung quy định bắt buộc tổ chức đấu giá tài sản phải lưu tài liệu, hình ảnh về việc thông báo công khai trong hồ sơ đấu giá (khoản 5 Điều 57). Như vậy, kể từ thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực, với quy định về việc niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản như trên sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng các tổ chức đấu giá bưng bít thông tin nhằm hạn chế người tham gia đấu giá tài sản. 7. Về tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá Theo quy định tại Điều 36 Luật ĐGTS thì kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá phải tổ chức cho người tham gia đấu giá được trực tiếp xem tài sản hoặc mẫu tài sản trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày; trên tài sản 14 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP hoặc mẫu tài sản phải ghi rõ tên của người có tài sản đấu giá và thông tin về tài sản đó. Như vậy, Luật ĐGTS đã quy định việc xem tài sản đấu giá áp dụng chung cho cả tài sản là động sản và bất động sản, quy định rõ thời gian mà người tham gia đấu giá được xem tài sản (Trước đây, Điều 31 Nghị định số 17/2010/ NĐ-CP quy định về việc xem tài sản đối với tài sản là động sản và bất động sản là khác nhau). Luật ĐGTS đã bổ sung quy định buộc tổ chức đấu giá tài sản phải tổ chức cho người tham gia đấu giá xem giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày đối với tài sản đấu giá là quyền tài sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (khoản 2 Điều 36). 8. Về đăng ký tham gia đấu giá Về cơ bản, Điều 38 Luật ĐGTS đã kế thừa quy định tại Điều 29 Nghị định số 17/2010/ NĐ-CP về đăng ký tham gia đấu giá. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng thực tế đã xảy ra (một số tổ chức đấu giá gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc mua hồ sơ và hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá), tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người tham gia đấu giá, đảm bảo việc đăng ký tham gia đấu giá được minh bạch, công bằng, Luật ĐGTS đã bổ sung quy định buộc tổ chức đấu giá tài sản phải “bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày” (khoản 2 Điều 38 Luật ĐGTS). Luật ĐGTS không cho phép người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá ngoài những điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại Luật ĐGTS và pháp luật có liên quan (khoản 3 Điều 38 Luật ĐGTS). Về những người không được đăng ký tham gia đấu giá, khoản 4 Điều 38 Luật ĐGTS đã cơ bản kế thừa các quy định tại Điều 30 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, đồng thời bổ sung một số quy định mới như: - Bổ sung một số trường hợp trường hợp không được tham gia đấu giá như các trường hợp: người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (điểm a khoản 4 Điều 38), cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật (điểm c, d khoản 4 Điều 38 Luật ĐGTS). - Mở rộng phạm vi đối tượng được tham gia đấu giá: cho phép cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột, của những người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá được tham gia, trừ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá đó (điểm b khoản 4 Điều 38 Luật đấu giá tài sản). Trước đây, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP (khoản 2 Điều 30) cấm tất cả các đối tượng này tham gia đấu giá. 9. Về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước Điều 39 Luật ĐGTS có một số điểm mới như: - Nâng mức tiền đặt trước cao hơn (tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá) nhằm hạn chế những đối tượng không thực sự có nhu cầu mua nhưng vẫn tham gia đấu giá để trục lợi, gây khó khăn cho cuộc đấu giá (trước đây, Điều 29 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định mức tiền đặt trước tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá); - Sửa đổi phương thức thu tiền đặt trước nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động đấu giá tài sản, phù hợp với các quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt: tiền đặt trước phải được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới 05 triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản; Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 15 - Cho phép người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng (theo Điều 29 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì chỉ có duy nhất một hình thức là người tham gia đấu giá nộp khoản tiền đặt trước bằng tiền mặt cho tổ chức đấu giá tài sản); - Ấn định rõ thời hạn mà tổ chức đấu giá được thu và phải trả lại khoản tiền đặt trước: chỉ được thu trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá và phải trả lại khoản tiền đặt trước cho người không trúng đấu giá và thanh toán tiền lãi (nếu có) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật ĐGTS (khoản 2, 4 Điều 39 Luật ĐGTS); - Ngoài ba trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước đã được quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, Luật ĐGTS đã bổ sung một số trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước (người tham gia đấu giá bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật ĐGTS, người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá), đồng thời gộp các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước vào cùng một điều khoản (khoản 6 Điều 39 Luật ĐGTS). Ngoài ra, để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hiện nay, Luật ĐGTS đã bổ sung quy định về xử lý khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá, theo đó trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 5 Điều 39 Luật ĐGTS); - Cấm các tổ chức đấu giá tài sản quy định thêm các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong Quy chế cuộc đấu giá ngoài các trường hợp đã quy định khoản 6 Điều 39 Luật ĐGTS. Thực tiễn hiện nay, ngoài ba trường hợp người tham gia đấu giá không được trả lại tiền đặt trước đã được quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ- CP, nhiều tổ chức đấu giá đã quy định thêm nhiều trường hợp người tham gia đấu giá không được trả lại tiền đặt trước trong nội quy/quy chế bán đấu giá tài sản (khoản 7 Điều 39 Luật ĐGTS); - Sửa đổi về chủ thể có quyền nhận khoản tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong trường hợp không hoàn trả lại, theo đó khoản tiền này sẽ thuộc về người có tài sản đấu giá, trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản (Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định hai trường hợp khoản tiền đặt trước thuộc về tổ chức bán đấu giá là trường hợp người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả và không tham gia cuộc đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng). 10. Về đấu giá theo thủ tục rút gọn Bên cạnh trình tự, thủ tục chung, Điều 53 Luật ĐGTS đã quy định trình tự, thủ tục đấu giá theo thủ tục rút gọn để tạo điều kiện xử lý nhanh, phù hợp với thực tiễn đối với một số trường hợp đặc thù, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc xử lý tài sản. Đây là quy định hoàn toàn mới so với pháp luật trước đây. Tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá có thể thỏa thuận thực hiện việc đấu giá theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp: đấu giá tài sản thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu mà giá khởi điểm của tất cả tài sản đấu giá trong một cuộc đấu giá dưới 50 triệu đồng; đấu giá lại trong trường hợp đã đấu giá lần thứ hai nhưng vẫn không thành và đấu giá tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức mà các bên thỏa thuận lựa chọn theo trình tự, thủ tục rút gọn. 16 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Trường hợp đấu giá theo thủ tục rút gọn, tổ chức đấu giá vẫn phải thực hiện các thủ tục tương tự như trường hợp đấu giá thông thường, chỉ khác ở một số thủ tục sau: - Giảm thời gian niêm yết việc đấu giá tài sản: tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản là động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, tài sản là bất động sản ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá (khoản 2 Điều 53 Luật ĐGTS); - Tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tổ chức tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 01 ngày (khoản 3 Điều 53 Luật ĐGTS). - Tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai một lần việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá (khoản 2 Điều 57 Luật ĐGTS). Trên đây là những điểm mới của Luật ĐGTS về trình tự, thủ tục trước khi tổ chức cuộc đấu giá. Đây là những nội dung quan trọng mà nếu được thực hiện đúng sẽ góp phần đảm bảo cho cuộc đấu giá được tổ chức thành công, đạt hiệu quả. Với những quy định trên, có thể thấy Luật ĐGTS đã có những thay đổi cơ bản, toàn diện nhằm tiếp tục công khai hóa, minh bạch hóa hơn nữa hoạt động đấu giá tài sản, tạo cơ sở thúc đẩy dịch vụ đấu giá phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa./. Ngoài ra theo quy định tại Khoản 8 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, các thành viên Chính phủ đều thuộc đối tượng chịu hình thức giám sát “bỏ phiếu tín nhiệm” của Quốc hội. Theo quy định tại Điều 70, 74, 77 Hiến pháp năm 2013, Chính phủ và các thành viên Chính phủ cũng là đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội, chịu sự giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Theo quy định tại Điều 80 Hiến pháp năm 2013, Chính phủ và các thành viên Chính phủ có thể bị đại biểu Quốc hội chất vấn. Điều bổ sung, phát triển quan trọng trong các quy định của Hiến pháp năm 2013 rất cần nhắc ở đây chính là sự bổ sung quy định báo cáo trước nhân dân của các thành viên Chính phủ. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 6 Điều 98, Thủ tướng Chính phủ “thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”. Khoản 2 Điều 99 Hiến pháp năm 2013 quy định “Bộ trưởng thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý”./. Tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp năm 1946 2. Hiến pháp năm 2013 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2016) 4. Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 (Khóa XII). 5. TS. Uông Chu Lưu (chủ biên), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2016). TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THEO HIẾN PHÁP NĂM 1946 VÀ SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 (Tiếp theo trang 8)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdiem_moi_cua_luat_dau_gia_tai_san_nam_2016_ve_trinh_tu_thu_t.pdf
Tài liệu liên quan