Diễn tiến tình hình vật chứa nhiễm bọ gậy Aedes và mối liên quan giữa các chỉ số giám sát bọ gậy hàng tháng với số mắc sốt dengue, sốt xuất huyết Dengue tại các huyện/thị trong tỉnh Long An

Diễn tiến chỉ số Breteau cấp huyện /thị qua các năm và theo tháng trong năm Bảng 1 cho thấy BI ở các huyện có gía trị trung bình/tháng cao hơn 50 có xu hướng giảm hàng năm. Đây có thể là kết quả của nổ lực của chương trình cũng như có phần nâng cao nhận thức của người dân đi cùng sự phát triển kinh tế xã hội. Hai năm 2005 và 2006 không có huyện nào có chỉ số này hơn 50. Các huyện có chỉ số Breteau trung bình/tháng thấp hơn 50 thì diễn biến giao động, điều này phản ánh thói quen sử dụng nước và mức độ kiên trì của người dân trong xử lý các dụng cụ chứa nước có bọ gậy. Kết quả này chưa thấy đề cập trong các nghiên cứu hay báo cáo trước. Bảng 2 cho thấy kết quả khảo sát hai năm 2005 và 2006 cho thấy phần lớn các huyện trong tỉnh có đỉnh chỉ số bretau vào tháng 8, phù hợp với báo cáo tổng kết Viện Pasteur năm 2006(3). Một số huyện vùng đồng bằng có đỉnh đến muộn hơn có thể do ảnh hưởng lượng mưa không đều giữa các vùng vùng, trong khi vùng Đồng Tháp Mười có đỉnh đến sớm hơn có thể do sau tháng 8 vùng Đồng Tháp Mười bị ngập lũ không còn ổ phát sinh bọ gậy tự nhiên hay nhân tạo nữa. Kết quả phù hợp với Hướng dẫn giám sát, chẩn đoán và điều trị Bộ Y tế(1).

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn tiến tình hình vật chứa nhiễm bọ gậy Aedes và mối liên quan giữa các chỉ số giám sát bọ gậy hàng tháng với số mắc sốt dengue, sốt xuất huyết Dengue tại các huyện/thị trong tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học 97 DIỄN TIẾN TÌNH HÌNH VẬT CHỨA NHIỄM BỌ GẬY AEDES VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ GIÁM SÁT BỌ GẬY HÀNG THÁNG VỚI SỐ MẮC SỐT DENGUE, SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI CÁC HUYỆN/THỊ TRONG TỈNH LONG AN Trần Văn Hiền * TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả diễn tiến chỉ số Breteau(BI) cấp huyện/thị qua các năm và theo tháng trong năm và xác định mối liên quan giữa các chỉ số theo dõi bọ gậy Aedes với số mắc Dengue và sốt xuất huyết Dengue hàng tháng từ 1999 đến 2006 tại các huyện/thị trong tỉnh Long an. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp hồi cứu. Nguồn số liệu là tất cả báo cáo tháng về giám sát vectơ sốt xuất huyết tại huyện thị cũng như số mắc dengue và sốt dengue hàng tháng tại tất cả huyện thị trong tỉnh từ năm 1999 đến 2006 có cập nhật từ các nguồn bổ sung từ bệnh viện đa khoa tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài các yếu tố về năm tháng, địa phương, các chỉ số theo dõi bọ gậy Aedes được thu thập theo hướng dẫn của Viện Pasteur tp HCM và Tổ chức y tế thế giới bao gồm chỉ số Breteau, chỉ số nhà, và chỉ số dụng cụ. Ca bệnh bao gồm toàn bộ số ca mắc dengue và số ca mắc dengue độ III, IV. Phần mềm SPSS mô tả chỉ số Breteau trung bình theo năm và tháng, phân tích hệ số tương quan và hồi qui tuyến tính đơn biến trong xác định mối liên quan ca bệnh và các chỉ số côn trùng. Kết quả: Chỉ số BI ở các huyện có gía trị trung bình/tháng cao hơn 50 có xu hướng giảm hàng năm. Hai năm 2005 và 2006 không có huyện nào có chỉ số này hơn 50. Các huyện có chỉ số Breteau trung bình/tháng thấp hơn 50 thì diễn biến giao động. Kết quả khảo sát hai năm 2005 và 2006 cho thấy phần lớn các huyện trong tỉnh có đỉnh chỉ số Breteau vào tháng 8, một số huyện vùng đồng bằng có đỉnh đến muộn hơn, trong khi vùng Đồng Tháp Mười có đỉnh đến sớm hơn. Số ca sốt dengue và sốt xuất huyết dengue toàn bộ và các chỉ số theo dõi về bọ gậy Aedes hàng tháng tại các huyện thị trong tỉnh từ 1999-2006 có hệ số tương quan yếu (r ≤0,093) và không có mối tương quan khi khảo sát bằng hồi qui tuyến tính đơn biến (p =0,290 và 0,294). Trong khi các chỉ số côn trùng có hệ số tương quan với ca bệnh độ III, IV mạnh hơn (r > 0,147, p =0,.000) và khảo sát bằng hồi qui tuyến tính đơn biến cùng có mối liên quan ý nghĩa thống kê. Kết luận: Với nỗ lực của Chương trình và Ban Ngành cùng sự phát triển kinh tế xã hội, tình hình dụng cụ chứa nước nhiễm bọ gậy Aedes có cải thiện hàng năm, nhưng vẫn còn duy trì ở mức thấp (chỉ số Breteau trung bình/tháng thường < 60). Đây có thể là một yếu tố khiến Long an trong nhiều năm gần đây số trường hợp sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue thấp hơn một số tỉnh lân cận. Đa phần các huyện có đỉnh chỉ số Breteau vào tháng 8. Trong điều kiện chẩn đoán tại Long an, có sự liên quan rõ giữa các chỉ số theo dõi bọ gây và số ca sốt Dengue và sốt suất huyết Dengue độ III và IV, nhưng liên quan yếu với các ca độ I, II. ABSTRACT SEQUENCE OF WATER CONTAINERS CONTAMINATED BY AE. AEGYPTI LARVAE AND RELATION BETWEEN MONTHLY SURVEY AE.AEGYPTI LARVAE INDEX AND INCIDENCE OF DENGUE FEVER AND DENGUE HAEMORHAGIC FEVER IN DISTRICTS/TOWN OF LONG AN PROVINCE FROM 1999 TO 2006. Trần Văn Hiền * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 2 - 2008: 98 - 101 Objectives: To decribe sequence of Breteau indices in districts/town by years and by months and to define the association between entomological indices of Aedes larvae and number of cases of Dengue fever Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học 98 and Dengue heamorhagic fever monthly collected in districts/town from 1999 to 2006 in Long an province.. Method: The study is conducted by a retrospective method. Data are monthly reports of Ae. aegypti larvae surveillances and cases of dengue fever and dengue heamorhagic fever monthly collected in districts/town from 1999 to 2006 in Long an province completed by data from the provincial hospital and those from Ho Chi Minh City. Besides factors of years, months and places, Aedes larvae indices were collected following guidelines of The Pasteur Institute of the Ho Chi Minh city and the World Health Organization including Breteau Index (BI), House Index (HI), and Container Index (CI). Dengue cases include total monthly Dengue cases and cases of dengue heamorhagic fever level II, IV. SPSS software describes means of Breteau Indices by years and months, analyses correlation co-efficients and partial linear regression in difining the association between Dengue cases and the entomologicaol indices. Results: Breteau Indices of districts/town with monthly mean higher than 50 trend to decrease by years. By 2005 and 2006, no district/town has this index higher than 50. In districts/town with monthly mean Breteau Indices lower than 50, these indices waver. Statistic in two years 2005 and 2006 shows that most districts/town have peaks of BI in August, some districts in the plain have BI peaks coming later, while those in The Plain of Reed have BI peaks coming earlier. Number of total dengue cases and Aedes larvae Indices have weak correlation co-efficients (r ≤0.093) and have no association in partial linear regression tests (p =0.290 and 0.294). While entomological indices have higher correlation co-efficients with cases of Dengue heamorhagic fever level II, IV (r >0.147; p =0.000), and partial linear regression tests are highly significant. Conclusion: With the effort of Dengue fever control program, mention of local authority levels, and socio-economiocal development, state of water containers contaminated by A. aegypti larvae in Long an have improved by years, but still manitain at low level (monthly mean Breteau Indices < 60). This can be a factor that helps Long an by many recent years get Dengue cases less than that of many neibouring cities. Most districts/town have peak of BI in August. In the capacity of the diagnosis of Dengue in Long an, there is strong association between A.aegypti larvae indices and cases of Dengue heamorhagic fever level II, IV, but it become weaker with dengue cases level I,II. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, hàng năm có tỉ lệ mắc và chết cao trong khu vực Tây Thái Bình Dương(1), ở Việt Nam tập trung vào các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long(8). Để virus dengue lây truyền, muỗi Aedes, nhờ vào các vật chứa nước tự nhiên và nhân tạo trong ngoài nhà làm nơi đẻ trứng để phát triển quần thể khi người sử dụng không thường xuyên quan tâm, được xem như vectơ chính(6,7,8) Qua nhiều năm, với nổ lực của ngành và các ban ngành liên quan trong vận động nhân dân chủ động phòng chống sốt xuất huyết củng như sự phát triển kinh tế xã hội trong đời sống nhân dân thì tình hình vật chứa nhiễm bọ gậy đã cải thiện như thế nào cũng như mối liên quan về mặt thống kê của chúng với tình hình sốt dengue, sốt xuất huyết dengue ở mức độ nào là câu hỏi mà một người làm công tác quản lý chương trình cần biết để đánh giá các biệt pháp can thiệp cũng như giám sát. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau: - Mô tả diễn tiến chỉ số Breteau cấp huyện/thị qua các năm và theo tháng trong năm. - Xác định mối liên quan giữa các chỉ số theo dõi bọ gậy Aedes với số mắc Dengue và sốt xuất huyết Dengue. * Sở y tế tỉnh Long An Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học 98 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thực hiện theo phương pháp hồi cứu. Nguồn số liệu Tất cả báo cáo định kỳ về giám sát vectơ sốt xuất huyết tại huyện thị cũng như số mắc dengue và sốt dengue hàng tháng tại tất cả huyện thị trong tỉnh từ năm 1999 đến 2006 có cập nhật các nguồn bổ sung số liệu từ bệnhv iện đa khoa tỉnh và các bệnh viện từ tp.HCM. Các biến số thu thập Ngoài các yếu tố về năm tháng, địa phương, các chỉ số (cs) theo dõi bọ gậy Aedes được thu thập theo hướng dẫn của Viện Pasteur tp HCM(4) và Tổ chức y tế thế giới(5,6) bao gồm: - Cs Breteau - Cs nhà - Cs dụng cụ Và các biến số về ca bệnh: - Số mắc dengue và sốt xuất huyết dengue toàn bộ tại từng huyện thị trong tháng - Số mắc dengue và sốt xuất huyết dengue độ III và IV tại huyện thị trong tháng. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS. KẾT QUẢ Bảng1. Trung bình chỉ số Breteau/tháng qua các năm (1999-2006): 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cần Giuộc 301 282 206 158 165 108 41 34 Cần Đước 109 68 39 46 51 60 29 36 Bến Lức 205 31 58 19 116 43 37 25 Đức Hoà 17 4 33 41 5 7 Đức Huệ 47 17 14 11 14 Tân Trụ 34 34 27 26 27 35 30 26 Châu Thành 7 6 9 12 19 30 21 Thị Xã 77 95 95 88 87 41 15 28 Thủ thừa 118 69 59 22 27 12 6 Mộc Hoá 115 89 77 75 54 42 37 51 Tân 14 28 23 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thạnh Thạnh Hóa 57 42 26 29 26 Vĩnh Hưng 113 66 52 56 37 49 Tân Hưng 12 8 11 21 14 12 17 21 Toàn tỉnh 127 75 65 52 54 38 26 27 Bảng 2. Trung bình chỉ số Breteau/tháng qua các tháng trong 2 năm (2005-2006): Tháng Huyện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cần Giuộc 43 36 21 17 52 51 52 56 28 29 39 30 Cần Đước 32 31 25 19 39 33 36 33 37 44 31 29 Bến Lức 18 19 47 51 44 22 31 53 31 26 12 13 Đức Hòa 4 4 3 6 6 8 9 11 7 5 7 4 Đức Huệ 14 17 14 13 11 16 11 9 12 8 16 11 Tân Trụ 28 23 25 27 51 35 32 42 24 26 22 24 Châu Thành 11 32 17 10 30 32 16 26 50 22 33 30 Thị xã 2 9 12 18 14 20 26 32 33 39 18 22 Thủ Thừa 4 6 2 7 10 12 7 8 34 8 6 6 Mộc Hóa 28 18 14 29 30 80 85 87 24 26 57 49 Tân Thạnh 22 22 19 28 32 30 30 32 26 23 26 21 Thạnh Hóa 18 23 28 20 26 42 42 32 26 23 2 30 Vĩnh Hưng 49 61 46 44 49 38 35 23 28 56 45 42 Tân Hưng 11 14 11 13 11 19 22 30 15 17 31 30 Toàn tỉnh 20 23 20 22 27 32 31 34 27 25 26 24 0 50 100 150 1999 2001 2003 2005 BI Năm BI trung bình của tinh qua các năm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học 99 Bảng 3. Mối liên quan số ca sốt dengue và sốt xuất huyết dengue với các chỉ số theo dõi về bọ gậy Aedes hàng tháng tại các huyện thị trong tỉnh từ 1999-2006: n Tương quan (Spearman) Hồi qui tuyến tính đơn biến r p B p Cs. Breteau (BI) 1041 .093 .003 .012 .290 Cs. nhà (HI) 1041 .076 .014 .044 .138 Cs. dụng cụ (CI) 1041 .093 .003 .048 .294 Bảng 4. Mối tương quan ca sốt xuất huyết dengue độ III,IV với các chỉ số theo dõi về bọ gậy Aedes hàng tháng tại các huyện thị trong tỉnh từ 1999-2006: n Tương quan (Spearman) Hồi qui tuyến tính đơn biến r p B p Cs. Breteau (BI) 1040 .183 .000 .011 .000 Cs. nhà (HI) 1040 .163 .000 .026 .000 Cs. dụng cụ (CI) 1040 .147 .000 .036 .000 BÀN LUẬN Diễn tiến chỉ số Breteau cấp huyện /thị qua các năm và theo tháng trong năm Bảng 1 cho thấy BI ở các huyện có gía trị trung bình/tháng cao hơn 50 có xu hướng giảm hàng năm. Đây có thể là kết quả của nổ lực của chương trình cũng như có phần nâng cao nhận thức của người dân đi cùng sự phát triển kinh tế xã hội. Hai năm 2005 và 2006 không có huyện nào có chỉ số này hơn 50. Các huyện có chỉ số Breteau trung bình/tháng thấp hơn 50 thì diễn biến giao động, điều này phản ánh thói quen sử dụng nước và mức độ kiên trì của người dân trong xử lý các dụng cụ chứa nước có bọ gậy. Kết quả này chưa thấy đề cập trong các nghiên cứu hay báo cáo trước. Bảng 2 cho thấy kết quả khảo sát hai năm 2005 và 2006 cho thấy phần lớn các huyện trong tỉnh có đỉnh chỉ số bretau vào tháng 8, phù hợp với báo cáo tổng kết Viện Pasteur năm 2006(3). Một số huyện vùng đồng bằng có đỉnh đến muộn hơn có thể do ảnh hưởng lượng mưa không đều giữa các vùng vùng, trong khi vùng Đồng Tháp Mười có đỉnh đến sớm hơn có thể do sau tháng 8 vùng Đồng Tháp Mười bị ngập lũ không còn ổ phát sinh bọ gậy tự nhiên hay nhân tạo nữa. Kết quả phù hợp với Hướng dẫn giám sát, chẩn đoán và điều trị Bộ Y tế(1). Mối liên quan giữa các chỉ số theo dõi bọ gậy Aedes với số mắc Dengue và sốt xuất huyết Dengue Bảng 3 cho thấy số ca sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue với các chỉ số theo dõi về bọ gậy Aedes hàng tháng tại các huyện thị trong tỉnh từ 1999-2006 có hệ số tương quan yếu (r ≤0,093) và khảo sát bằng hồi qui tuyến tính đơn biến các chỉ số đều không có mối tương quan (p = 0,290 và 0,294). Số ca bệnh ngoài việc phụ thuộc vào mức độ địa phương có lưu hành virus dengue, tình trạng miễn dịch cá thể, tuổi và di truyền của bệnh nhân(4), nó còn phụ thuộc khả năng việc chẩn đoán tại cơ sở nhất là các trường hợp sốt độ I, II phát hiện tại y tế xã phường. Có thể những điều này ảnh hưởng kết quả của nghiên cứu. Bảng 4: Giá trị các chỉ số theo dõi bọ gậy có tương quan với số ca sốt xuất huyết độ III,IV (r >0,147, p = 0,000) (thống kê không áp dụng hồi qui đa biến do các biến độc lập có cùng một tính chất). Sự liên quan này có thể do tại cấp huyện thị đều có các trang thiệt bị nên việc chẩn đoán các trường hợp sốc sốt xuất huyết độ III và IV có thể được thực hiện tốt hơn. Sự liên quan ca sốt huyết thanh dương tính với Dengue với điều kiện phát sinh muỗi như vật phế thải quanh nhà được một nhóm nghiên cứu ở miền Nam Việt Nam(2) thực hiện. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B I Tháng BI Long an theo tháng 2005-2006 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học 100 KẾT LUẬN Với nỗ lực của Chương trình và Ban Ngành cùng sự phát triển kinh tế xã hội, tình hình dụng cụ chứa nước nhiễm bọ gậy Aedes có cải thiện hàng năm, nhưng vẫn còn duy trì ở mức thấp (chỉ số Breteau trung bình/tháng thường < 60). Đây có thể là một yếu tố khiến Long an trong nhiều năm gần đây số trường hợp sốt dengue và sốt xuất huyết dengue thấp hơn một số tỉnh lân cận. Đa phần các huyện có đỉnh cs Breteau vào tháng 8. Trong điều kiện chẩn đoán tại Long an, có sự liên quan rõ giữa các chỉ số theo dõi bọ gậy và số ca sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue độ III và IV, nhưng liên quan yếu với các ca độ I, II. TÀI IỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (2001). Hướng dẫn Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết. Nhà xuất bản y học: xuất bản, trang 9. 2. Thai KT, Binh TQ, Giao PT, Phuong HL, Hung le Q, Van Nam N, et al (2005). Seroprevalence of dengue antibodies, annual incidence and risk factors among children in southern Vietnam. Trop Med Int Health;10:379–86. 3. Viện Pasteur tp HCM (2007). Tổng kết năm 2006 công tác phòng chống sốt xuất huyết . 4. Viện Pasteur tp. HCM. Hướng dẫn giám sát dengue và kiểm soát muỗi năm 2006. 5. WHO (World Health Organization in western Pacific) . Dengue and dengue haemorrhagic fever. 6. World Health Organization. Dengue haemorrhagic fever: diagnosis, treatment, prevention, and control. Geneva: The Organization;1997. p 48. 7. WHO (2001). Tài liệu hướng dẫn phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyềt Dengue của WHO. Nhà xuất bản y học: xuất bản, trang 4,9,51. WHO (World Health Organisation. Regional Office for Western Pacific Manila) (2003). WHO published Guideline for dengue surveilance and mosquito control. WHO: Second edition, p 9,20.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdien_tien_tinh_hinh_vat_chua_nhiem_bo_gay_aedes_va_moi_lien.pdf
Tài liệu liên quan