Đồ án Đánh giá chu trình sản xuất và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho hệ thống kinh tế trang trại VAC Cô Lan – Ấp 2 – Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai

Để một mô hình VAC đi vào hoạt động bền vững đòi hỏi phải thoả mãn nhiều yêu cầu của tự nhiên và xã hội cũng như nguồn lực con người. Mô hình VAC cô Lan cũng không ngoại lệ. Với Vườn cây được trồng nhiều tầng chiếm gần 30%diện tích trang trại; Ao cá nuôi ghép để phát huy tối đa tiềm năng của ao; Chuồng chuyên nuôi gia công heo thịt quy mô lớn cho công ty TNHH CP Việt Nam, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, phòng dịch Hệ thống biogas, hồ sinh học hợp lý giúp đẩy nhanh sự quay vòng của các chất hữu cơ bị ứ đọng trong trang trại. Đồng thời lại sinh ra một nguồn năng lượng khí sinh học có giá trị kinh tế cao dùng cho việc đun nấu hàng ngày của công nhân và chạy máy phát điện, cung cấp điện cho toàn bộ trang trại Sẽ góp phần giải quyết được những thách thức môi trường đặt ra hiện nay của trại. Nhìn chung, đây là mô hình kinh tế trang trại khá thú vị, hiệu quả kinh tế, mỹ quan cao, nếu chúng ta sớm có những giải pháp kỹ thuật tác động hợp lý.

doc112 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá chu trình sản xuất và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho hệ thống kinh tế trang trại VAC Cô Lan – Ấp 2 – Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trại đang sử dụng cũng như loại trừ một số ô nhiễm khác. 4.2.2.4. Nguy cơ ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của trang trại gồm các loại sau: 1. Chất thải rắn sinh hoạt Chủ yếu là rác thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân bao gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nilon, nhựa) và các chất hữu cơ. Ước tính với hệ số phát sinh rác sinh hoạt đối với công nhân làm việc trong khu vực sản xuất là 1 kg/người/ngày (có nấu ăn tại chỗ) thì tổng lượng rác sinh hoạt của trại chỉ khoảng 15 kg/ngày. Lượng rác sinh hoạt của trại phát sinh không nhiều, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, ngoài ra còn có các loại bao bì khó phân huỷ như PVC, PE, vỏ lon nước giải khát Khi chất lượng cuộc sống càng cao thì tỉ trọng của thành phần này trong rác thải sinh hoạt càng lớn. 2. Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi Các nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi bao gồm: Chất thải bài tiết của gia súc (phân heo) Xác gia súc bị chết Bao bì thức ăn, thuốc các loại, thức ăn rơi vãi Chất thải từ quá trình bài tiết của gia súc bao gồm phân và nước tiểu, tạm xếp vào loại chất thải rắn từ quá trình chăn nuôi, là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Tuỳ loại gia súc, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng hằng ngày mà lượng chất thải do gia súc thải ra khác nhau kể cả về khối lượng cũng như thành phần. Dựa trên thống kê lượng phân trung bình từ các trang trại chăn nuôi khác nhau trong hệ thống trại chăn nuôi gia công của công ty CP, lượng phân sinh ra đối với từng lứa heo thể hiện ở bảng 3.22 Bảng 4.18 – Khối lượng phân do vật nuôi thải ra hằng ngày Loại gia súc Lượng phân (kg/ngày.con) Số lượng (con) Lượng phân heo do trại thải ra hàng ngày (kg/ngày) Heo < 15kg 0,3 - 0,7 1000 300 – 700 Heo từ 15 – 50 kg 0,7 – 1,5 1000 700 – 1500 Heo từ > 50 kg 1,5 – 3 1000 1500 – 3000 Tổng cộng 3000 1600 – 5200 Thành phần phân heo chủ yếu gồm nước (56 – 83%) và các chất hữu cơ, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Thành phần hoá học của phân heo phụ thuộc vào dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ, chuồng trại 3. Bùn sinh ra từ hệ thống xử lý Bùn sinh ra từ bể biogas Theo nguồn “Composting – sanitary disposal và redanation of Organic Wastes”, với lượng phân tối đa là 5,2 tấn/ngày và độ ẩm trung bình 82% ta có: Tải lượng chất hữu cơ trong phân: TS = (100 -82)% x 5,2 = 0,936 (tấn/ngày) Trong đó tải lượng sinh khối không phân hủy chiếm 20 % tương đương với: nBS = 0,2 x TS = 0,2 x 0,936 = 0,1872 (tấn/ngày) Như vậy tải lượng sinh khối được phân hủy: BS = 0,8 x TS = 0,8 x 0,936 = 0,7488 (tấn/ngày) Theo nguồn “ Waste water engineering, Mercaly và Eddy, McGrawHill”, lượng sinh khối phát sinh trong quá trình phân hủy là 0,05 kg/kg chất hữu cơ phân hủy, như vật tổng lượng sinh khối sinh ra từ trang trại là: 0,05 x 0,7488 = 0,03744 (tấn/ngày) Dựa trên kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn nuôi tại hộ chăn nuôi gia công cho công ty TNHH CP Việt Nam tại xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (xem bảng 4.15) tính được lượng BOD hòa tan được xử lý trong bể Biogas là: [(2520 mg/l – 630 mg/l) – 0,68 x (480 mg/l -310 mg/l)] x 63 m3/ngày = 111,79 (kg/ngày) Trong đó SS không phân huỷ chiếm 32% Lượng sinh khối phát sinh do phân hủy BOD hoà tan trong nước thải: 0,05 x 111,79 kg/ngày = 5,59 (kg/ngày) Tổng chất rắn tồn trữ trong bể Biogas là: 187,2 + 37,44 + 5,59 = 230,23 (kg/ngày) Bùn sinh ra từ ao lọc kỵ khí với giá thể xơ dừa Lượng sơ dừa khô khoảng 1 tấn được sử dụng làm vật liệu lọc trong thời gian 5 năm. Sau một thời gian lọc toàn bộ sơ dừa chứa bùn sinh học được lấy ra với tổng khối lượng khoảng 2 – 3 tấn Bùn sinh ra từ hồ sinh học Từ kết quả phân tích trên, tính được lượng sinh khối sinh ra do phân hủy sinh học trong hồ (Hiệu suất 80%) L = 0,05 x 630 mg/l x 63 m3/ngày = 1,98 (kg/ngày) Lượng sinh khối này sẽ được cá nuôi trong hồ sử dụng làm thức ăn. Tổng lượng SS không phân huỷ sinh học bị lắng xuống hồ với tải lượng: (1 – 0,68) x 310 mg/l x 63 m3/ngày = 6,25 (kg/ngày) 4. Chất thải thú y Trong quá trình chăn nuôi heo, hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh cho heo, tiêm chích phòng ngừa cho heo phát sinh ra một lượng chất thải y tế (kim tiêm, bông băng dính máu, vỏ thuốc, chai lọ thủy tinh) lượng rác thải này của trại chăn nuôi khoảng 0,2 kg/ngày và được xếp vào loại chất thải nguy hại. 4.3. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KINH TẾ TRANG TRẠI VAC 4.3.1. Tối ưu hoá các thành phần của hệ thống VAC 4.3.1.1. Các giải pháp cần thực hiện cho một vườn cây trong VAC 1. Dọn đất để làm vườn Các công việc được bắt đầu từ việc chặt bỏ cây mọc hoang dại, cày diệt cỏ dại, thu nhặt các cục đá lớn, san mặt bằng Nhìn chung, các hoạt động dọn đất để làm vườn cần đảm bảo được các yêu cầu sau đây: Ngăn ngừa được cỏ dại tranh chấp thức ăn, nước và khoảng không gian sinh sống. Nhưng ngăn ngừa cỏ dại không có nghĩa là cày bừa trắng đất. Bởi vì đất hoàn toàn trống rất dễ bị rửa trôi, chịu tác động trực tiếp của ánh nắng, bốc hơi mạnh và hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu. Tất cả những điều trên đây dẫn đến tình trạng độ phì của đất nhanh chóng giảm sút, đất bị kiệt quệ. Tránh không để đất chai cứng. Ngăn ngừa đất bị rửa trôi. Kích thích hoạt động mạnh mẽ của các loài vi sinh vật trong đất. Làm giàu chất dinh dưỡng và cải thiện các đặc tính vật lý, hoá học của đất. 2. Quy hoạch các khu trồng cây Tùy theo mục đích và yêu cầu đặt ra cho vườn, tùy theo địa thế, diện tích, độ bằng phẳng của đất mà tiến hành quy hoạch việc phân bố các khu trồng cây vườn. Do đặc điểm sinh lý, sinh thái của các loại cây khác nhau cho nên việc bố trí trồng trọt các nhóm cây trồng trong vườn cần rất hợp lý để khai thác tốt các điều kiện khí hậu, các yếu tố tự nhiên đồng thời đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của các nhóm cây. Nhìn chung trong một vườn cây đa năng thì ta có thể bố trí các khu trồng cây như sau: Khu trồng rau: cây gia vị, cây thuốc: cần bố trí ở nơi nhận được nhiều ánh nắng, có các hàng cây tránh gió, gần nguồn nước, để có nước tưới thường xuyên, gần nhà ở để tiện đi lại, để có thể tiến hành chăm sóc chu đáo và đầy đủ. Khu trồng cây ăn quả: Bố trí để trồng trọt một tổ hợp cây có tán phát triển ở nhiều tầng không gian khác nhau. Khu trồng cây sao, dầu: Bố trí trồng ở nơi có độ ẩm sâu, thoát nước, phần cơ giới là thịt nhẹ đến sét trung bình, độ pH 4,5 – 5,5. Ưa sáng mạnh nhưng giai đoạn dưới một năm tuổi cần bóng che 50%. Do đó ta có thể trồng Sao, dầu dưới tán của xoài, đến lúc Sao, Dầu lớn hơn một năm tuổi thì ta tỉa, phát tán bớt xoài để tạo điều kiện thuận lợi cho cây lâm nghiệp phát triển. Khu chăn nuôi gia cầm và trồng cây thức ăn gia súc. Ao nuôi cá và trữ nước. 3. Cày và bừa đất Các loài cây trong vườn có những yêu cầu về làm đất khác nhau, cho nên hệ thống canh tác làm đất ở các khu trồng trọt khác nhau. Đất ở các khu trồng rau, cây gia vị, cây thuốc cần được cày bừa kiõ, đập nhỏ, lên luống để dễ thoát nước. Cây ăn quả lâu năm: xoài, chôm chôm có rễ ăn sâu xuống đất cần làm đất sâu, tốt nhất là đào các hố sâu rồi cho phân hoai mục vào trước khi trồng cây. Lượng phân cần cho vườn: 1 – 2 kg/1 bầu. Vườn có khoảng 15.000 cây, lượng phân cần cung cấp khoảng 15 đến 30 tấn/năm. Nói chung làm đất trong vườn cây cần đạt các yêu cầu sau: Chuyển vật liệu phong phú từ đá mẹ, từ đất cái thành đất trồng trọt, đất thuộc. Tăng cường hoạt động của các loài vi sinh vật trong đất. Chống làm cho đất bị thoái hoá, bị bào mòn, rửa trôi. 4. Dọn vệ sinh vườn và phủ đất Vườn cây cần được dọn dẹp chu đáo trước khi đem cây vào trồng. Dọn vệ sinh vườn cần làm sao dẹp bỏ được các trở ngại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng vẫn giữ được càng nhiều càng tốt các chất hữu cơ để lại cho vườn. Vì vậy, dọn vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu: Cành lá cây trong vườn không nên gom lại để đốt mà cần chôn vùi ở độ sâu 30 cm. Với nguồn hữu cơ tích tụ được hàng năm đem chôn vùi vào đất, lớp đất mặt 30 cm có đủ chất dinh dưỡng cho cây ăn quả trong 10 năm. Không nên dọn trống vườn, chỉ dọn sạch ở những nơi cần thiết. Những nơi không có cây mọc giữ lại một lớp cỏ trên mặt đất có ý nghĩa cho việc chống rửa trôi và hạn chế tác hại của ánh nắng trực tiếp. Tiến hành phủ đất vườn bằng một lớp chất liệu hữu cơ. Lớp phủ này vừa có tác dụng tăng chất dinh dưỡng cho đất, vừa ngăn cỏ dại mọc lên, vừa giữ ẩm cho đất. 5. Trồng cây Chọn giống cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực hệ thống. Với địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc về hướng tây, đất đai ở đây phù hợp với nhiều loại cây trồng như: cây lâu năm cũng như cây hàng năm. Một số cây thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở đây như là: Cây ăn trái như chôm chôm, xoài, bưởi, mận, chuối; một số loại cây lâm sản: sao, dầu, mũ trôm, tràm; cây rau củ như lá lốt, rau muống, bí, bầu, rau lan, rau ngót, rau đay, rau mồng tơi, củ xa,û gừng, ớt, rọ heo, cỏ voi ; tùy theo mỗi loại cây mà chúng có chức năng riêng và mang lại hiệu quả kinh tế và nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Nên trồng xen cây thường xanh với cây rụng lá hàng năm, xen cây ăn quả với cây phân xanh. Cây lâu năm là thành phần chủ yếu trong vườn cây nếu đất vườn có độ dốc thì các hàng cây lâu năm cần được trồng theo đường đồng mức theo nguyên tắc: Khoảng cách giữa các cây trong một hàng thì dày, khoảng cách giữa các hàng thì thưa. Trong mỗi hàng các cây trồng cách nhau đều đặn. Cây giữa các hàng được bố trí lệch theo ô bàn cờ. Các cây trồng vào các hố đào sâu được lấp đầy bằng các chất hữu cơ và phân hoai mục. Nếu tiến hành trồng cây bằng hạt ta có được một vườn cây tự nhiên bởi vì đặc điểm di truyền được thể hiện thông qua sự phát triển từ hạt mang tương đối đầy đủ các đặc điểm của loài, trong đó có vô vàn các kiểu hình khác nhau. Khi tiến hành trồng cây bằng cây ghép ta có vườn cây nhanh chóng cho quả và quả tương đối đồng đều. Tuy vậy, thời gian khai thác của vườn cây loại này bị rút ngắn lại rất nhiều. Thực hiện nguyên lý “đất nào cây nấy”, cần có sự lựa chọn cây trồng phù hợp với loại đất. Thực ra không có loại đất tốt hoặc xấu mà chỉ có đất phù hợp với loại cây dự định trồng. Có thể làm cho đất chưa phù hợp thành đất phù hợp với một loại cây nào đó bằng cách tác động bằng cải tạo đất. Trong sự phù hợp của cây với đất, tập đoàn vi sinh vật quen thuộc với từng loại cây có ý nghĩa rất quan trọng. Tập đoàn vi sinh vật vùng rễ cây có vai trò trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách huy động các thức ăn từ trong đất, bởi vì đất nào các loài cây nói chung cũng đều có thể mọc được, không loài này thì loài khác, không cây trồng thì cây cỏ dại. Các loài cây đều ăn các chất như nhau: N, P, K, các chất khoáng vi lượng. Như vậy là trong đất có các chất đó, nhưng loài cây này thì sống được loài cây khác thì không sống được. Loài cây sống được là do có tập đoàn vi sinh vật chuẩn bị thức ăn cho nó, loài cây không sống được là do thiếu các loài vi sinh vật cần thiết để tạo ra thức ăn. Để cho đất phù hợp với cây điều quan trọng phải là được tập đoàn vi sinh vật quen thuộc của cây đó và trong đất. Đối với cây ăn quả không nên trồng độc canh trong vườn, mà nên chọn một tổ hợp gồm nhiều loài cây để trồng. Có như vậy mới có thể sử dụng tốt các tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu, ánh sáng, nước) đồng thời ngăn ngừa được sự phát sinh hàng loạt của sâu bệnh. 4.3.1.2. Giải pháp kỹ thuật nuôi cá ao trong hệ thống kinh tế trang trại VAC Mọi yếu tố xảy ra trong môi trường nước đều ảnh hưởng trược tiếp tới đời sống của cá. Qua nghiên cứu và thực nghiệm thì có một số chỉ tiêu lý hoá thích hợp đối với cá nuôi trong ao và cụ thể như sau: Nhiệt độ nước: 20 – 30 0C Độ trong: 20 – 30 cm Màu nước xanh nõn chuối (hoặc màu vỏ đậu xanh) Độ pH: 6,5 – 8,5 Hàm lượng oxi: 3 – 8 mg/l Hàm lượng CO2: 3 – 10 mg/l Hàm lượng NH4: 1 mg/l Fe2+: 0,2 mg/l Độ cứng: 5 – 10 mg/l Hữu cơ: 10 – 20 mg/l PO4: 0,5 mg/l Do vậy, trước khi nuôi cá cần chuẩn bị ao chu đáo: cạn ao, vét bùn, tẩy vôi, phơi ao, bón lót gây màu nước đúng kỹ thuật. Nguồn nước lấy vào ao nuôi cá phải là nguồn nước sạch thoáng, không bị nhiễm bẩn. Sau khi thả cá: giữa mức nước ổn định trong ao không bón phân tươi, không cho cá ăn những thức ăn đã ôi mốc, dọn vệ sinh sàn ăn, vớt sạch rác thải trên ao, giữa ao sạch thoáng. Quá trình nuôi cá ao trong hệ VAC có các công đoạn sau: 1. Chọn hình thức nuôi và biện pháp giải quyết thức ăn cho cá Hình thức nuôi cá Có 2 hình thức nuôi cá: nuôi đơn và nuôi ghép. Nuôi đơn là chỉ nuôi một loài cá trong ao, thường được áp dụng cho các loài cá có đặc điểm sinh lý, sinh thái riêng biệt hoặc là các loài cá có giá trị sinh thái cao. Các loài thường được nuôi đơn: cá chép, trê, tra, rô phi Ưu điểm của nuôi đơn là cho quy cỡ cá đồng đều, dễ áp dụng quy trình công nghệ, nhưng nhược điểm là dễ nhiễm bệnh và không tận dụng được hết năng suất của vực nước. Nuôi ghép là nuôi từ 2 đến nhiều loài cá trong cùng một ao. Mỗi loài cá có tập quán sống và tầng nước khác nhau, ăn các loại thức ăn khác nhau nên nuôi ghép có thể tận dụng được không gian, năng suất vực nước, cơ sở thức ăn, tác dụng tương hỗ giữa các loài cá trong ao. Do vậy, trong cùng một điều kiện, ao nuôi ghép thường nâng cao năng suất từ 20 – 30% so với ao nuôi đơn. Ao trong hệ VAC cũng có thể nuôi theo 2 hình thức này tùy theo điều kiện, quy cỡ ao, nguồn cá giống, trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư của gia đình. Với điều kiện ao nuôi cá và hiện trạng của hệ kinh tế trang trại VAC Cô Lan nên áp dụng kỹ thuật nuôi ghép cá trê lai, hường, trôi, chim, tắm cỏ, mè dinh Nên nuôi ghép và biết chọn giống cá thích hợp sống ở các tầng nước khác nhau để tận dụng các tầng nước của ao qua việc giải quyết những thức ăn thừa cũng như chất thải của cá trong ao. Thức ăn cho cá Trong hệ thống VAC có thể vận dụng các chất thải của vườn, của chăn nuôi, thức ăn thừa, phân, nước tiểu gia súc để nuôi cá. Đây là thế mạnh của VAC. Đồng thời cũng là biện pháp giải quyết thức ăn cho cá. Nuôi kết hợp lợn – cá: Cứ 12 – 15 kg phân lợn hoai nuôi được 1 kg cá hoặc chất thải của 1,5kg lợn hơi nuôi được 1kg cá. Lượng phân cần cung cấp cho ao là: 757 kg/ngày tương đương với 0,032 kg phân/ngày/m2mặt nước. Tận dụng các phế phụ phẩm nông, công nghiệp như: thóc, ngô, khoai, sắn, đậu, các chất bột, cám ngũ cốc, bã đậu, bã bia, bã rượu để nuôi cá. Các loại cỏ có năng suất cao như cỏ voi (100 – 120 tấn/ha/vụ) là những thức ăn tốt cho cá trắm cỏ. Dùng phân cá trắm cỏ để nuôi các loại cá khác. Cứ 1 kg cá trắm cỏ tăng trọng, có thể thu 0,6 – 1 kg cá nuôi ghép ăn theo. Tận dụng hợp lý mọi nguồn phân xanh, cỏ rác, nước thải sinh hoạt (không có độc chất gây hại cho cá) cho ao nuôi cá. Tận dụng đất đai trồng các loại cỏ, rau, bèo, làm thức ăn để nuôi cá Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi mới hay sửa chữa nâng cấp chuồng trại cũ cũng cần chú ý tạo liên hoàn khép kín, để dễ dàng kết hợp tận dụng quan hệ 2 chiều trong sản xuất VAC. 2. Điều kiện nuôi và chuẩn bị ao nuôi cá trong hệ thống VAC Điều kiện ao nuôi cá Ao nuôi cá trong hệ thống VAC cần có các điều kiện sau: Gần nguồn nước sạch để chủ động thay nước mới vào ao. Đất ao không bị chua mặn, không có chất độc hại cho cá, là đất thịt hoặc thịt pha sét. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống tiêu. Diện tích ao cỡ nhỏ từ 200 – 300 m2 có độ sâu 1 – 1,2m; ao cỡ lớn 1000 – 5000 m2 thì độ sâu là từ 1,2 – 2,5m. Bờ ao vững chắc, quang đãng, không sạt lở, không hang hốc, không rò rỉ cao hơn mức nước cao nhất 0,5m. Ao – Vườn – Chuồng gần nhau trong thế liên hoàn khép kín. Chuẩn bị ao nuôi cá Làm cạn ao, vét bùn hàng năm (lâu nhất một năm 1 lần), san phẳng đáy để cải tạo ao và bón bùn ao cho cây trong vườn. Sửa chữa lại đăng cống, lấp hết hang hốc, đắp lại bờ cho chắc. Phát quang cành cây, bụi rậm trên bờ ao. Tẩy ao bằng vôi bột từ 8 – 10 kg/100m2, nếu ao bị chua hay vụ trước nuôi bị bệnh thì lượng vôi tẩy ao cần 20 – 30 kg/100m2, rải vôi đều khắp lượt đáy ao và phơi ao từ 2 – 3 ngày. Sau khi tẩy vôi từ 2 – 3 ngày, bón lót phân chuồng 25 – 30 kg thêm vào với 25 – 30 kg lá xanh/100m2. Bừa đáy ao 2 – 3 lượt trước khi lấy nước vào ao. Lấy nước vào ao ngập 0,4 – 0,5 m, ngâm ao trong 3 – 5 ngày, vớt hết rác bẩn, lấy nước tiếp sâu khoảng 1 – 1,2 m trước khi thả cá. Dùng cá thử nước: để rổ thưa xuống ao, thả vào đó 10 – 15 con cá giống. Quan sát cá 30 phút, thấy cá hoạt động bình thường thì thả hết cá giống xuống ao, nếu thấy cá yếu hoặc có phản ứng mạnh với nước ao thì phải tạm ngừng việc thả cá để giải quyết lại nguồn nước đã lấy vào trong ao. Trước khi thả cá lại ao cũng phải dùng cá để thử nước. 3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá Chăm sóc ao cá nuôi Căn cứ vào màu nước ao, tình trạng hoạt động của cá, sức lớn của cá, thời tiết mùa vụ để cho cá ăn thức ăn bổ sung và bón thêm phân bón. Bổ sung nước mới vào ao mỗi tháng rút 1/3 nước cũ ở tầng đáy ngoài ra làm hệ thống cống lù trao đổi nước bên trong ao với suối, luôn tạo nên dòng nước chảy, tránh tù đọng. Hệ thống VAC có kèm biogas xử lý nước thải thì có thể lấy nước thải đó làm thức ăn bổ sung cho ao nuôi cá bằng cách pha nước vào ao với nồng độ vừa phải. Quản lý ao nuôi cá Thường xuyên thăm ao để nắm vững tình trạng hoạt động của cá: cá no, cá đói, bệnh tật, thiếu oxi, nước ao cạn, để xử lý kịp thời. Kiểm tra cá mỗi tháng 1 lần, giữ mức nước ao từ 1,5 – 2,5m; thả bèo, rau muống rộng khắp 1 – 2m ngăn ô quanh bờ; Định kỳ mỗi tháng bón 2 lần vôi nung từ 1,5 – 2 kg/100m2 trừ những tháng mùa nóng để phòng bệnh cho cá. 4.3.1.3. Giải pháp kỹ thuật chuồng nuôi trong hệ thống kinh tế trang trại VAC Trang trại chăn nuôi Cô Lan với số lượng 3000 heo thịt được xếp vào trại chăn nuôi có quy mô lớn. Ngoài chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia súc còn có các yếu tố như chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi. Vì thế cần phải giảm đến mức thấp nhất các yếu tố tác động bất lợi của chuồng nuôi đến môi trường, nhằm bảo vệ sức khoẻ và cơ thể vật nuôi và hạn chế ảnh hưởng của chăn nuôi lên môi trường sống của con người. Khi thiết kế xây dựng chuồng trại cần phải chú ý các yếu tố: Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 3772 – 83, các quy định của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; Kích thước chuồng trại phải đúng tiêu chuẩn quy định trong ngành chăn nuôi; Có đầy đủ các khu vực sau: Chuồng nuôi, hệ thống thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải. Hệ thống thu gom, lưu trữu và xử lý chất thải phải đạt yêu cầu vệ sinh môi trường; Mật độ xây dựng không được quá 55%. 1. Lựa chọn địa điểm Để đảm bảo môi trường sống cho vật nuôi cũng như khu dân cư xung quanh, khi chọn địa điểm xây dựng chuồng trại cần chú ý các yếu tố sau: Địa điểm chăn nuôi phải nằm trong khu quy hoạch chăn nuôi; Chuồng nuôi xa khu dân cư, đặt ở cuối hướng gió chính; Khi xây dựng chuồng trại cần chọn nơi có thể thoát nước thải được xử lý dễ dàng, không bị ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, phải có diện tích xử lý nước thải dành cho việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Theo khảo sát tại khu vực trang trại Cô Lan thì trại được xây dựng trong khu vực có dân cư thưa thớt, rất ít cho nên ảnh hưởng của trang trại đến khu dân cư xung quanh hầu như không đáng kể. Chuồng trại được xây dựng thông thoáng có hệ thống ròng rọc bạt bao xung quanh chuồng, phù hợp với thời tiết, hướng gió đa dạng của khu vực tiết kiệm chi phí đồng thời tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên. Xung quanh mỗi chuồng nuôi trồng cây xanh. Việc xây dựng khu xử lý nước thải ở trại còn nhiều hạn chế như: hệ thống biogas quá nhỏ so với quy mô trang trại. Phần lớn nước thải sau khi qua bể lọc gạn để loại các chất rắn lơ lửng lớn có trong nước thì được dẫn thẳng ra bể lắng và sang ao chứa có chiều sâu khá lớn nên xảy ra phân hủy kị khí tạo nhiều mùi hôi khó chịu. Nước thải sau xử lý một phần dùng cho việc tưới cây một phần làm thức ăn cho cá. Nếu hồ đầy thì nước được chảy ra mương tiêu nước đào trong khuân viên vườn thoát ra suối. Nhìn chung nước thải vẫn còn một lượng khá lớn chất hữu cơ. Do vậy trại cần hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đồng thời kết hợp với việc tận dụng tối đa nguồn lợi từ nguồn chất thải vào vườn cây và ao nuôi cá. Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi Khoảng cách từ chuồng nuôi đến các khu vực xung quanh Trong hoạt động chăn nuôi thì quá trình hô hấp của động vật, phân hủy của chất thải sẽ sinh ra một số khí độc hại và gây mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Do đó, khi xây dựng chuồng trại cần một khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở thích hợp để đảm bảo sức khoẻ cho con người. Khoảng cách tối thiểu từ chuồng nuôi, hố chứa phân đến nhà tối thiểu là 20 m. Để tránh ô nhiễm nước ngầm do chăn nuôi thì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được xây dựng bằng xi măng (kể cả nền) và có khoảng cách tối thiểu đến giếng ngầm là 5m. Trang trại chăn nuôi Cô Lan vẫn chưa giải quyết được việc này. Diện tích Để cho vật nuôi phát triển tốt, ngoài thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển thì diện tích chuồng nuôi cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và bài tiết chất thải của vật nuôi. Khu vực xây dựng chuồng trại phải có đủ diện tích cho các hoạt động chăn nuôi bao gồm khu sản xuất, cho các công trình phục vụ chăn nuôi, khu cách ly, khu chế biến phân và xử lý chất thải, khu cây xanh. Tiểu khí hậu chuồng nuôi Tiểu khí hậu chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, bài tiết của vật nuôi. Đặc biệt là quá trình phân hủy chất thải, thức ăn thừa. Nhiệt độ càng tăng thì khả năng phân hủy chất thải càng tăng, tạo ra nhiều chất độc hại cho vật nuôi và con người. Khi xây dựng chuồng nuôi phải chú ý thông gió tốt, sử dụng các vật liệu xây dựng chuồng có khả năng cách nhiệt, xung quanh chuồng phải trồng cây xanh Ngoài ra, có thể thông gió cưỡng bức cần thiết. Bên cạnh đó, phải đảm bảo chuồng khô ráo, tránh nước đọng làm tăng độ ẩm chuồng nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và truyền bệnh. Nhiệt độ chuồng nuôi Tuỳ theo chủng loại hay tuổi trưởng thành của vật nuôi mà có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, tốc độ gió, độ ẩm, kết cấu nền, mái chuồng. Nhiệt độ chuồng nuôi cao, tăng khả năng hô hấp và phân huỷ chất thải, thức ăn thừa còn lại trong chuồng. Độ ẩm tương đối Đối với chất thải, độ ẩm càng cao khả năng phân hủy chất thải càng lớn, do đó cần áp dụng các biện pháp làm giảm độ ẩm và tạo thông thoáng cho chuồng nuôi. Hạn chế và tiết kiệm tối đa việc dùng nước tắm cho gia súc hay rửa chuồng khi thấy không cần thiết, không được lưu trữ phân và nước tiểu trong chuồng nuôi, không làm đọng nước trong chuồng đảm bảo độ ẩm trong chuồng không quá 70%. Nồng độ của các khí và bụi Các khí gây mùi ô nhiễm tạo ra từ chất thải chăn nuôi như H2S, CO2, NH3, CO, CH4 và bụi. Chúng được hình thành từ quá trình hô hấp, bài tiết và phân hủy chất thải. Nồng độ khí cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật nuôi cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Để hạn chế khí ô nhiễm và bụi trong chuồng nuôi, trước hết phải thu dọn phân thường xuyên, dội rửa chuồng sạch sẽ, tránh chất thải, nước ứ đọng trong chuồng hay khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, chuồng phải thông thoáng, hạn chế nhiệt độ, độ ẩm cao. Kết cấu chuồng trại Nền chuồng phải chắc chắn, không trơn trợt, không lún và cũng không quá nhám để tránh đâu chân cho gia súc. Nền có độ dốc ngang 0,01 – 0,02 độ dốc dọc 0,007 – 0,01 nhằm mục đích không để chất thải ứ đọng trên nền, dễ thu gom, dễ tẩy rửa và mau khô. Vật liệu làm nền phải có khả năng truyền nhiệt thấp, dễ thu gom, tạo môi trường sạch cho vật nuôi. Chất thải được động vật bài tiết hay thức ăn rơi vãi được thu gom ở máng thu chất thải ở bên hông chuồng, định kỳ mỗi ngày được đưa đến nơi quy định một lần. Mái chuồng phải có cách nhiệt tốt và có hệ thống thông gió để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi thích hợp cho gia súc và tạo môi trường thông thoáng nhằm giảm khả năng phân hủy các chất thải do vi sinh vật. Vách chuồng phải chắc chắn, đảm bảo khả năng trao đổi không khí bên trong và bên ngoài chuồng tốt, tạo điều kiện giảm nồng độ chất ô nhiễm chuồng nuôi. 4.3.1.4. Hệ thống xử lý chất thải 1. Xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải tại các nhà vệ sinh có thành phần dễ phân hủy sinh học, với lưu lượng thấp chỉ khoảng 1,35 m3/ngày đêm. Nước sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại rồi chảy cho chảy vào khu vực hồ sinh học để xử lý chung với nước thải chăn nuôi. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng bể tự hoại được trình bày trong hình sau: Nước thải ra Nước thải vào Lỏng Hình 4.7 – Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 2. Phương án xử lý chất thải chăn nuôi Nước thải chăn nuôi Lắng Khử trùng Lắng II UASB Phân Bùn dư Rắn Nước Hầm Biogas Nguồn tiếp nhận Aerotank Ủ phân Làm khô Phân bón Bùn tuần hoàn Hệ thống Biogas của trại có thiết kế không được hợp lý với cấu trúc chuồng nuôi. Lượng chất thải từ chuồng trại chăn nuôi lớn trong khi hầm biogas của trại quá bé không thể đáp ứng được nhu cầu xử lý. Với quy mô của trại thì nên xây dựng hệ thống biogas với các quy trình hệ thống đạt hiệu quả cao. Với điều kiện kinh tế của trại và tái sử dụng chất thải của trại thì có một số công nghệ sau có thể áp dụng để xử lý chất thải của trại. Hình 4.8 – Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi gia súc thương phẩm quy mô trung bình, lớn Nguồn: Trương Thanh Cảnh , 2006 Nguồn tiếp nhận của trại có thể bổ sung nước cho ao cá, hay dùng để tưới tiêu cho vườn cây. Phương án 3: Sử dụng để nuôi cá Hiện trong khuôn viên của trại đã có ao cá diện tích 24000 m2. Lượng nước thải cùng với phân heo sinh ra sẽ được sử dụng làm thức ăn cho các loại cá nuôi trong ao như cá trê, hường, trôi, chim, trắm cỏ, mè dinh Dự kiến mỗi năm thu được 24 tấn cá, thu lợi cho chủ trang trại 190 triệu đồng/năm. Phương án này có một số ưu nhược điểm như sau: Không tốn chi phí đầu tư ban đầu, đem lại nguồn lợi kinh tế cho chủ đầu tư; Xử lý chất thải theo phương pháp tự nhiên; Khó kiểm soát mức độ ô nhiễm, có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng hơn; Lượng thức ăn của cá (Phân heo) không được tiêu thụ hết lắng đọng xuống đáy hồ có thể gây phú dưỡng và gây chết cá; Phương án 4: Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên Bể biogas 4 ngăn Ao lọc kỵ khí có giá thể xơ dừa da Ao tùy nghi Ao sinh học hiếu khí Quy trình như sau Hình 4.9 – Sơ đồ hệ thống ao sinh học xử lý nước thải chăn nuôi 3. Lựa chọn phương án xử lý Với lượng chất thải sinh ra lớn, thể tích nước thải khoảng 63m3/ngày, phương án khả thi là phương pháp sinh học. Tuy nhiên, nếu xử lý trong các công trình nhân tạo như UASB, Aerotank thì chi phí đầu tư và đặc biệt là chi phí vận hành sẽ rất lớn, do đó không khả thi về mặt kinh tế. Vì vậy giải pháp đề xuất ở đây là kết hợp giữa phương án xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên với phương án 3. a. Thuyết minh Ở giai đoạn heo từ 4 – 45kg, Nước thải chăn nuôi được sử dụng làm thức ăn cho các loại cá nuôi trong ao. Vì giai đoạn này hàm lượng protein trong thức ăn lớn, tỉ lệ rơi vải thức ăn cao, độ muối thấp. Tuy nhiên cần thường xuyên thăm ao để có sự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Ở giai đoạn heo >45kg, Nước thải từ chuồng nuôi và nước thải sinh hoạt với lưu lượng tổng cộng khoảng 63 m3/ngày (bao gồm cả chất rắn) được thu gom về bể biogas 4 ngăn, có thời gian lưu khoảng 20 ngày đặt cạnh chuồng. Sau khi ra khỏi bể Biogas, nồng độ COD giảm 70 – 80%, nước thải tiếp tục qua ao lọc sinh học kỵ khí có giá thể xơ dừa làm lớp đệm lọc (với thời gian lưu 5 ngày). Xơ dừa có nhiệm vụ phân tán vi sinh vật đều trong khối nước thải, nhờ đó các chất ô nhiễm được hấp phụ nhanh chóng trên màng sinh học và được phân hủy. Ở đây, nhóm vi sinh vật kị khí sẽ phát triển mạnh mẽ. Đây là quá trình sinh hoá phức tạp phân hủy các chất hữu cơ, tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, PH trong khoảng từ 6,6 – 7,6 nhằm duy trì sự hoạt động của vi khuẩn methane. Nhiệt độ tối ưu của quá trình nằm trong khoảng từ 30 – 380C và 45 – 570C. Sau khi ra khỏi ao lọc sinh học kị khí, nước thải qua ao tuỳ nghi (lưu trong 10 ngày). Trong hồ tuỳ nghi tồn tại 3 khu vực: (1) Khu vực bề mặt, nơi đó chủ yếu vi khuẩn và tảo sống cộng sinh; (2) Khu vực đáy, tích luỹ cặn lắng và cặn này bị phân hủy nhờ vi khuẩn kỵ khí; (3) Khu vực trung gian, chất hữu cơ trong nước thải chịu sự phân hủy của vi khuẩn tùy tiện. Cuối cùng nước thải qua ao sinh học hiếu khí (lưu trong 10 ngày). Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên khả năng tự làm sạch của nước, chủ yếu là vi sinh vật và các thủy sinh vật. Ao hiếu khí có diện tích rộng, chiều sâu cạn, dự kiến sẽ tận dụng ao có sẵn trong khuôn viên trang trại để xử lý hiếu khí. Chất hữu cơ trong nước thải được xử lý chủ yếu nhờ sự cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn sống ở dạng lơ lửng. Oxi cung cấp cho vi khuẩn nhờ sự khuếch tán từ không khí qua bề mặt và quá trình quang hợp của tảo. Chất dinh dưỡng và CO2 sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ được tảo sử dụng. Tại đầu ra ao sinh học, nước thải đạt TCVN 5945 – 2005 loại B tương ứng hiệu quả khử COD đạt khoảng 98% b. Tính toán bể Biogas Bể biogas 4 ngăn có thời gian lưu là 20 ngày Lưu lượng nước thải qua bể là 63 m3/ngày Thể tích của bể: 63 x 20 = 1260 m3 Sử dụng hầm biogas bằng bê tông cốt thép thể tích 210m3, chuồng trại sẽ trang bị 6 bể. c. Đánh giá ưu nhược điểm Ưu điểm: Kiểm soát được chất lượng nước thải đầu ra; Cung cấp nguồn phân bón sinh học cho cây trồng Không tốn chi phí vận hành hệ thống xử lý. Nhược điểm: Tốn kém cho chi phí đầu tư; Tốn nhân lực cho các hoạt động vận hành hệ thống xử lý (thu gom xử lý bùn) 4. Bùn thải từ hệ thống xử lý chất thải Bùn sinh ra từ bể biogas khoảng 230,23 kg/ngày, được định kỳ lấy ra 2 – 3 lần/tháng, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao sẽ được tận dụng chế biến thành phân bón cho cây trồng ngay trong khuôn viên trại. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và tạo ra nguồn lợi kinh tế khác. Bùn sinh ra từ hệ thống xử lý là chất hữu cơ dạng mùn, được trải lên sân phơi làm thoáng để giảm bớt độ ẩm, đồng thời khử triệt để các chất có mùi, và cuối cùng thành phân hữu cơ thành phẩm. Sân phơi có chiều dày 0,5m, trên mặt sân phơi có phủ một lớp sỏi cát dày 2 – 3 dm để hút nước rỉ ra từ bùn thải được phơi. Sân phơi có mái che bằng tôn tấm, nhựa để tránh nước mưa xâm nhập. Dưới đáy sân phơi có ống thoát nước dẫn trở về bể xử lý phân heo. Do bùn thải ra từ hệ thống xử lý có chứa nước, nên trong quá trình phơi bùn, nước rỉ từ bùn thải sẽ thấm xuống lớp sỏi cát bên dưới, được thu gom và đưa tuần hoàn trở lại về bể xử lý phân heo. Trong quá trình phơi bùn thải thành phân hữu cơ, sẽ phát sinh các chất khí ô nhiễm đặc trưng như: NH3, H2S, và một số thành phần vi lượng khác. Nhưng tải lượng của các chất khí này không đáng kể, và được cho phát tán tự nhiên. Sau khi giảm độ ẩm và mùi hôi bùn sẽ được tận dụng làm phân bón cho cây trong khuôn viên trại chăn nuôi. 4.3.2. Tái sử dụng nguồn chất thải giữa các thành phần của hệ thống Có thể sử dụng nguồn chất thải từ hệ thống chăn nuôi theo mô hình sau của VAC nhằm quản lý chất thải chăn nuôi cũng như tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm nguồn lợi cho hệ thống. Nước tưới + Bùn (2 – 3 tấn/năm) Thức ăn: Cỏ voi 60 – 70 tấn/năm Nước thải (Lợn<45kg) Biogas và Hồ sinh học V=1260m3 Nước tưới + Bùn(6,25kg/ngày) Thức ăn Bùn trong biogas 230,23 kg/ngày Bùn hồ sinh học 1,98kg/ngày Phân bón Thực phẩm Khí đốt Chất thải 63 m3/ngày đêm ~ 5,2 tấn/ngày Vườn cây 3 ha (15000 cây sao dầu) Chăn nuôi 3000 con heo/lứa Điều hoà vi khí hậu chuồng nuôi Năng lượng chạy máy phát điện Cá thương phẩm 24 tấn/năm Tiền gia công 525000000 đồng Nông – lâm sản Nước Con người Ao cá 2400 m2 mặt nước (75000 m3) Phân Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc diệt cỏ Nước, điều kiện tự nhiên, đất, trình độ khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, vốn, nhân công Chất thải rắn: do quá trình sinh hoạt, sản xuất của trang trại: xác động vật chết, bao bì, chai lọ, rác m3) Hình 4.10 – Mô hình VAC cho trang trại cô Lan Đối với hệ thống VAC thì chất thải của thành phần này lại chính là đầu vào của thành phần kia nếu biết cách sử dụng hợp lý. Đặc biệt là trong mô hình VAC sản xuất thì lại còn quan trọng hơn nữa vì ngoài lợi nhuận thu được thì còn có tác dụng cải thiện khí hậu, giảm tác động đến môi trường. Chính vì vậy, việc tận dụng chất thải tái sử dụng có ý nghĩa rất lớn, vừa mang lại lợi nhuận mà còn đỡ tốn thêm chi phí. Lợi nhuận trong mô hình VAC có thể tăng gấp nhiều lần so với một trang trại chăn nuôi, hay một vườn cây, hay ao cá. Chất thải từ chuồng trại được xử lý và chế biến làm thức ăn cho cá và làm phân bón cho cây trồng trong vườn; Chất thải từ ao nuôi cá như bùn ao, nước ao thì được dùng để tưới cây, bón phân cho cây, tạo lượng mùn cho đất, cải thiện nguồn dinh dưỡng cho đất; Chất thải từ vườn như cành cây, lá cây, trái cây chín rụng, cỏ voi được đưa vào ao nuôi làm thức ăn cho cá; Hệ thống biogas có thể mang lại nguồn nhiên liệu khí đốt cho gia đình, nước thải từ hệ thống làm nguồn thức ăn tốt cho ao cá, làm nguồn dinh dưỡng đễ hấp thu cho cây trồng; Hồ sinh học cung cấp nguồn nước sạch cho khu vực và bùn cho vườn cây. Tóm lại, việc tái sử dụng chất thải cần có sự đầu tư cho việc xử lý và chế biến. Nhưng với một quy mô chỉ chăn nuôi, hay trồng trọt, hay nuôi cá không thì điều kiện về môi trường và sức khoẻ vật nuôi cũng cần phải quan tâm đến việc xử lý chất thải. Tái sử dụng chất thải là một biện pháp xử lý ô nhiễm có hiệu quả cao, chứng tỏ là phương thức canh tác ưu việt với những hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường cao trong mô hình VAC. 4.3.3. Ngăn ngừa ô nhiễm từ hoạt động sản xuất Việc ngăn ngừa ô nhiễm từ hoạt động sản xuất trong VAC là việc ngăn ngừa ô nhiễm từ chính hoạt động sản xuất riêng lẻ của vườn, của ao, của chuồng. Ngoài ra, cái hay trong mô hình này lại là hoạt động của thành phần này lại là xử lý chất thải, giảm ô nhiễm do chính thành phần kia tạo ra, đó là tác dụng tích cực của VAC. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần, phần khác là phải xử lý chất thải làm sao để nguồn đầu vào thích hợp với các thành phần còn lại và đảm bảo không gây ô nhiễm hay cản trở sự thích hợp với các thành phần còn lại và đảm bảo không gây ô nhiễm hay cản trở sự phát triển của các thành phần khác, tạo sự hài hoà trong toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, việc ngăn ngừa ô nhiễm là rất quan trọng không chỉ cho chính khu vực của hệ thống mà còn cho các khu vực xung quanh hệ thống. Vì vậy cần có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm cho từng thành phần của hệ thống. 4.3.4. Quản lý chất thải, chế biến và sử dụng hợp lý chất thải 4.3.4.1 Quản lý chất thải Trại trại được xây dựng phải có hệ thống thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải, nhằm tạo môi trường tốt cho con người và vật nuôi, tận dụng sản phẩm sau xử lý vào các mục đích khác. Việc quản lý và xử lý tốt chất thải chăn nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người và gia súc, đồng thời có thể đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho trang trại. Quản lý tốt chất thải chăn nuôi là phương pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả nhất trong chăn nuôi. Việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào vốn đầu tư, diện tích đất sử dụng Nhưng cuối cùng đều nhằm những mục tiêu chung: Bảo đảm sức khoẻ vật nuôi trong chuồng trại vệ sinh. Giảm thiểu tác động của chuồng trại chăn nuôi đến dân cư. Giảm thiểu ô nhiêm nguồn nước, suy thoái môi trường đất. Giảm mùi hôi và bụi bên trong và bên ngoài chuồng trại chăn nuôi, hạn chế ruồi và các côn trùng truyền bệnh khác. Cân bằng giữa mức đầu tư, công lao động và lợi ích thu được từ việc xử lý chất thải. Ngay khi gia súc bài tiết ra, phân và nước tiểu gia súc bắt đầu gây ô nhiễm. Do đó, có thể giải quyết vấn đề môi trường gây ra do chất thải chăn nuôi, cần phải quản lý chất thải chăn nuôi ngay khi vừa được tạo ra. Việc quản lý chất thải chăn nuôi bao gồm: thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý và sử dụng. Chất thải chăn nuôi phải được thu gom để xử lý đạt hiệu quả cao và tận dụng được nguồn chất thải có giá trị. Ngoài ra, còn hạn chế mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước và đất. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải còn phụ thuộc vào phương án xử lý. Nhìn chung, một phương án thường có các hệ thống: Mương dẫn nước thải; Hố ủ phân, các bể lắng gạn; Các bể xử lý sinh học (hầm tự hoại, Biogas) 4.3.4.2 Chế biến và sử dụng hợp lý chất thải Có nhiều phương pháp chế biến và sử dụng chất thải, phương pháp được sử dụng nhiều nhất và có kết hợp chất thải của nhiều thành phần khác là ủ phần. Phân hoai mục bón cho cây trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người và hạn chế được sự lây lan của một số bệnh hại nguy hiểm qua tồn dư thực vật. Việc ủ phân cần được tiến hành xa chuồng trại và được che phủ để chất lượng phân được tốt. Nơi ủ phân cần có mái che tránh mưa, nắng ảnh hưởng tới chất lượng phân và gây ô nhiễm môi trường do nước mưa kéo theo các chất ô nhiễm có trong phân. Phân hữu cơ được ủ theo nhiều phương pháp: ủ nổi, ủ chìm, ủ phân xanh, ủ hoai mục Phân sau khi được chế biến xong thì được đem vào bón phân cho vườn và ao nuôi cá. Tuy nhiên, bón phân cần bón đúng liều lượng, vừa đủ để không gây ô nhiễm do dư lượng. Sử dụng phân qua chế biến có tác dụng làm cho cây hấp thu tốt, không làm ô nhiễm môi trường, ít tốn kém, tận dụng được chất thải từ chuồng trại, vườn, ao. Sử dụng biogas làm nguồn nhiên liệu cho việc đun nấu, chạy máy phát điện và các mục đích khác giúp giải quyết vấn đề khai thác tài nguyên rừng để làm nhiên liệu, quá tải của mạng lưới điện quốc gia... CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Nói đến mô hình VAC là nói đến khai thác tiềm năng kinh tế, từ một hệ thống với nhiều thành phần khác nhau, 3 thành phần chủ yếu là vườn – ao – chuồng. Các mối liên hệ trong hệ thống VAC đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hoạt động hài hoà. Thông thường, các VAC đều hướng tới 3 mục đích: Kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên với mỗi mô hình VAC cụ thể sẽ có những mục tiêu cụ thể xác định. VAC tại hệ thống trang trại Cô Lan – ấp 2 – Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai là VAC sản xuất hàng hóa điển hình. Trang trại đã phát huy được vai trò của mình trong việc giải quyết công ăn việc làm, đem lại hiệu quả tối đa trong sản xuất, phát triển kinh tế nông hộ và cải thiện rõ rệt khí hậu nội vi cũng như tạo cảnh quan thanh bình cho vùng. Tuy nhiên, trang trại VAC này cũng còn nhiều vấn đề môi trường tồn tại, phát sinh trong quá trình sản xuất vì thời gian quay vòng của các chu trình trong hệ thống VAC Cô Lan chưa đồng bộ. Bể Biogas hiện có thể thích quá nhỏ không đáp ứng được nhu cầu cần xử lý chất thải của trang trại, các hồ xử lý sinh học lộ thiên không có thiết bị che chắn, bảo vệ xung quanh, gây mùi rất khó chịu. Lưu lượng nước thải từ chăn nuôi quá lớn, vượt quá khả năng tiếp nhận của vườn. Suối xuyên trang trại có lưu lượng nhỏ, thường khô vào mùa nắng nên không đủ khả năng pha loãng nồng độ chất thải tiếp nhận được từ trại, gây ô nhiễm nguồn nước suối của khu vực. Tất cả những yếu tố trên đang đoe dọi đến mạch nước ngầm khu vực. Để một mô hình VAC đi vào hoạt động bền vững đòi hỏi phải thoả mãn nhiều yêu cầu của tự nhiên và xã hội cũng như nguồn lực con người. Mô hình VAC cô Lan cũng không ngoại lệ. Với Vườn cây được trồng nhiều tầng chiếm gần 30%diện tích trang trại; Ao cá nuôi ghép để phát huy tối đa tiềm năng của ao; Chuồng chuyên nuôi gia công heo thịt quy mô lớn cho công ty TNHH CP Việt Nam, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, phòng dịch Hệ thống biogas, hồ sinh học hợp lý giúp đẩy nhanh sự quay vòng của các chất hữu cơ bị ứ đọng trong trang trại. Đồng thời lại sinh ra một nguồn năng lượng khí sinh học có giá trị kinh tế cao dùng cho việc đun nấu hàng ngày của công nhân và chạy máy phát điện, cung cấp điện cho toàn bộ trang trại Sẽ góp phần giải quyết được những thách thức môi trường đặt ra hiện nay của trại. Nhìn chung, đây là mô hình kinh tế trang trại khá thú vị, hiệu quả kinh tế, mỹ quan cao, nếu chúng ta sớm có những giải pháp kỹ thuật tác động hợp lý. 5.2. KIẾN NGHỊ Nhanh chóng xây dựng các hạng mục xử lý nước thải, chất thải rắn phát sinh ở trang trại. Tăng vốn đầu tư cho việc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải, giúp nhanh quay vòng chu trình sản xuất của trang trại, đưa trang trại phát triển ổn định và bền vững. Ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật, vào việc vận hành, quản lý trang trại, nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất, và cải thiện môi trường. Cần có ít nhất một cán bộ kỹ thuật tư vấn, giám sát cho sự hoạt động của trang trại. TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH [1] Trương Thanh Cảnh & ctv,2006, nghiên cứu tình hình ô nhiễm cuả ngành chăn nuôi TP. HCM, xây dựng các giải pháp tích cực nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, Báo cáo nghiệm thu đề tài Sở Khoa học Công Nghệ TP. HCM [2] Phạm Văn Côn – Phạm Thị Hương, 2006, Thiết kế VAC cho mọi vùng, NXB Nông Nghiệp [3] Đường Hồng Dật, 2003, VAC tầm cao mới của nghề làm vườn, NXB Nông Nghiệp [4] Lê Thành Đương & ctv, 12/2004, Cải tiến hiệu quả sử dụng tài nguyên của hệ thống canh tác kết hợp thủy sản – nông nghiệp ở Châu Á, Báo cáo hiện trạng: Hệ thống VAC ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam [5] Nguyễn Quang Khải, 2002, Công nghệ phát triển khí sinh học, NXB Nông Nghiệp [6] Dương Tấn Lộc, 2007, Thức ăn cho thủy sản nuôi, NXB Thanh Hoá [7] Nguyễn Văn Luật – Trần Thị Minh Thu, 2004, Cải thiện chất lượng bữa ăn bằng hệ thống sinh thái VAC, NXB Nông Nghiệp [8] Nguyễn Văn Năm, 2006, Lập kế hoạch, xây dựng dự án và hoạch toán kinh doanh đối với trang trại – Hội nhập kinh tế quốc tế những thuận lợi và thách thức đối với trang trại, Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Đồng Nai [9] Nguyễn Thiện – Trần Đình Miên – Nguyễn Văn Hải, 2001, Bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp [10] Nguyễn Duy Thiện, 2001, Công trình năng lượng khí Biogas, NXB Xây Dựng [11] Phạm Văn Trang, 2006, Kỹ thuật nuôi cá ao trong hệ VAC ở các tỉnh Đồng Bằng, NXB Nông Nghiệp [12] Phạm Văn Trang, 2002, VAC gia đình, NXB Nông Nghiệp BÀI BÁO – TẠP CHÍ KHOA HỌC [13] Xây dựng mô hình VAC tại 8 vùng sinh thái, Sài Gòn Giải Phóng, 14/8/97, Tr.5 [14] Mô hình VAC phát triển nhưng không có đầu ra, Sài Gòn Giải Phóng, 15/10/99, Tr.2 [15] Suối tiên – du lịch sinh thái theo mô hình VAC, Kinh tế VAC, 10/4/98, Tr.1 [16] kinh tế trang trại ở khu vực Nam Bộ – Thực trạng và giải pháp, VN 1690/96 (Thư viện Tổng Hợp TP. HCM), NXB KHKT, 2002 [17] Các văn bản pháp lý về kinh tế trang trại, VN 1540/2001, NXB CTQG, 2001 QUYẾT ĐỊNH – NGHỊ ĐỊNH [18] Tuân thủ pháp lệnh thú y, Nghị định 33/2005/NĐ - CP cuả chính phủ; Có các biện pháp phònh chống dịch bệnh, phân heo phải được xử lý theo quy định (ủ hoai) trước khi bán cho các đơn vị có nhu cầu. [19] Tiêu chuẩn môi trường áp dụng theo quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng BTN và MT về nước thải và khí thải. [20] Nghị định 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT, Quyết định số 23/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Pháp lệnh thú y 2004 và các văn bản liên quan WEBSITE [21] www.vacvina.org.vn Hội làm vườn Việt Nam [22] [23] www.trongtrotchannuoi.com [24] www.nongthon.net phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp và nông thôn [25] Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh 1_2.doc
  • docbang danh muc hinh.doc
  • pdfbang danh muc hinh.pdf
  • docbang danh muc veit tat.doc
  • pdfbang danh muc veit tat.pdf
  • doccau truc he thong VAC.doc
  • docdanh muc bang.doc
  • pdfdanh muc bang.pdf
  • docLUC LUC.doc
  • pdfLUC LUC.pdf
Tài liệu liên quan