Đồ án Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè

- Lập kế hoạch và từng bước tiến hành nạo vét lớp rác, bùn và đưa công tác duy tu, giám sát, bảo dưỡng kênh trở thành công tác thường xuyên. - Thực hiện thanh tra môi trường và đề ra các nguyên tắc về tài chính như thuế “sinh thái”, cơ chế “đóng thuế tài trợ” tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế thực hiện chương trình chống ô nhiễm. - Áp dụng thu phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn kênh, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. - Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn kênh NL-TN áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn. - Đề nghị các nhà máy, xí nghiệp xử lý nước thải trước khi xả ra kênh NLTN. Đồng thời Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP.HCM thực hiện chương trình kiểm soát nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh thải trực tiếp ra kênh trong địa bàn từng khu vực. - Thiết lập hàng rào cây xanh trên các tuyến đường và dọc hai bên bờ kênh sao cho vừa tạo bóng mát, vừa đem lại bầu không khí trong lành trong khu vực

pdf107 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bình được thông báo là 34cm, và lớn nhất là 100cm. Tuy nhiên, Phường 9- Quận 3 và Phường 15- Quận 10 đã cho biết mức ngập trung bình là 43cm; Phường 11- Quận Tân Bình trung bình ngập sâu là 57cm và Phường 14- Quận 3 trung bình là 58cm. Thời gian ngập úng trung bình từ 2-3 giờ. Tuy nhiên, Phường 12- Quận 10 và Phường 3- Quận Gò Vấp thời gian ngập dài hơn nhiều, như Phường 9 và Phường 14- Quận 3 cũng ngập lâu như vậy. ¾ Khi được hỏi ngập úng gây khó khăn gì nhất, 32% số hộ trả lời “rất bẩn, rất khó chịu”; 9% nói rằng khó khăn trong việc đi lại, 7% nói rằng ngập úng làm hư hại đồ đạc trong nhà. Trong số những hộ gia đình các Phường phản ánh rằng họ bị ảnh hưởng nhiều nhất, thì trên 50% bày tỏ nổi khổ chính là nước “rất bẩn, rất khó chịu” (Phường 9- Quận 3: 54%; Phường 14- Quận 3: 50%; Phường 15- Quận 10: 58%) ¾ Ở Quận Gò Vấp, 1 trong số 5 người bác bỏ là không có khó khăn gì trong việc đi lại. Con số tối đa ở mỗi Phường cho rằng hư hại tài sản là khiếu nại hàng đầu là 16%. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 83 4.5. Đánh giá những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của kênh NL-TN 4.5.1. Diễn biến quá trình pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm trong kênh rạch Kênh rạch có khả năng pha loãng và làm sạch nước thải, đặc biệt là các chất thải dễ bị phân hủy. Phụ thuộc vào khả năng tự làm sạch tự nhiên để đồng hóa chất thải kênh rạch có khả năng bị ô nhiễm với mức độ khác nhau khi tiếp nhận chất thải ô nhiễm như nhau. Khả năng tự làm sạch phụ thuộc vào đặc điểm của các kênh rạch trong khu vực kênh NL-TN. Dòng kênh rạch sâu, chảy ngoằn ngoèo có khả năng tự làm sạch kém do việc thông khí không thuận lợi. Dòng kênh rạch nông, lưu lượng lớn chảy xiết có khả năng tự làm sạch dễ dàng. Quá trình tự làm sạch càng giảm khi giảm nhiệt độ nước kênh. Sự phát triển của một số loài thủy sinh có khả năng phân hủy tác nhân ô nhiễm cũng giúp thúc đẩy quá trình tự làm sạch. Như vậy về mặt địa hình và thủy văn có thể nhận xét sơ bộ rằng khả năng tự làm sạch của kênh NL-TN là rất kém. Kênh NL-TN là vùng tiếp nhận nước thải từ khu vực dân cư, các cơ sở sản xuất CN-TTCN, khu sản xuất nông nghiệp trong lưu vực nên nay là nơi có nồng độ các tác nhân ô nhiễm tương đối cao. Nhiều tác nhân ô nhiễm có khả năng phân rã sau vùng tiếp nhận nước thải do bị hấp thụ, thủy phân hoặc phân rã sinh học. Ví dụ số lượng vi sinh từ nước thải sinh hoạt sau khi đưa vào dòng kênh sẽ bị giảm do điều kiện môi trường không phù hợp (thay đổi nhiệt độ, hàm lượng cơ chất). Một số tác nhân hóa học như các chất hữu cơ không bền vững, amoni, từ nước thải cũng có khả năng chuyển hóa do các phản ứng hóa học. Vì vậy việc biến thiên nồng độ các tác nhân này có thể được xác định qua mô hình toán học dựa theo phương trình động học các phản ứng hóa học bậc 0, bậc 1, bậc 2. Tuy nhiên một số tác nhân ô nhiễm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 84 có khả năng chuyển hóa rất kém kim loại nặng, một số polychlorhydrocacbon, dầu mỡ nên có thể tồn lưu lâu dài trong nước kênh hoặc bùn đáy, chỉ có thể giảm nồng độ chủ yếu do pha loãng. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của kênh NL- TN: 4.5.2. Yếu tố dòng chảy Lưu vực kênh NL-TN chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông thông qua sông Sài Gòn với chế độ thủy triều trong một ngày đêm lên xuống 2 lần không bằng nhau. Do vậy có thể đưa ra một số đặc điểm chế độ thủy văn ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và tự làm sạch môi trường của lưu vực như sau: ™ Lưu lượng nước trong kênh rạch của lưu vực phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa trên lưu vực. Lượng mưa trung bình năm trong lưu vực vào khoảng 1.979mm, giá trị này thấp vào mùa khô, đặc biệt cuối mùa khô (tháng 3, 4), và cao vào mùa mưa (nhất là tháng 8, 9). Do đó, chất lượng nước trong lưu vực nghiên cứu, khả năng tiêu thoát và tự làm sạch ô nhiễm nước cũng thay đổi khi lưu lượng nước kênh thay đổi. ™ Với lưu lượng trung bình vào tháng 4 của sông Sài Gòn vào khoảng 17 m3/s, do đó trong giai đoạn dòng chảy sông Sài Gòn thấp, làm ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy của kênh NL-TN và quá trình tự làm sạch và pha loãng ở lưu vực rất thấp do đó tăng mức độ ô nhiễm kênh, đặc biệt là ô nhiễm chất thải sinh hoạt và công nghiệp. 4.5.3. Yếu tố thủy triều Thủy triều tại miền ven biển TP.HCM mang tính bán nhật triều. Biên độ thủy triều tại cửa sông Sài Gòn khá cao 2,5- 4,0 m. Thủy triều có thể dễ dàng xâm nhập thông qua hệ thống kênh NL-TN. Điều này không chỉ gây ra mặn hóa nước ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 85 bề mặt và nước ngầm mà còn gây bất lợi cho quá trình xử lý ô nhiễm kênh trong lưu vực. Nguyên nhân là do tác động qua lại giữa dòng chảy của kênh rạch và thủy triều liên tục trong ngày. Dòng chảy và thủy triều là yếu tố quyết định chủ yếu đến quá trình tự làm sạch của kênh NL-TN. Khi triều dâng lượng nước thải chưa được pha loãng hết lại bị quay ngược trở lại không thể thoát ra sông tạo sự tích tụ ô nhiễm. 4.5.4. Vai trò thủy sinh Khả năng tự làm sạch của nước trong các kênh rạch do các yếu tố dòng chảy, địa hình, hóa học và sinh học quyết định. Các yếu tố này đều quan trọng và bổ sung cho nhau. Chính các yếu tố môi trường, vật lý (lưu lượng, địa hình, thủy lý, hóa) đã tạo điều kiện phát triển các loại vi sinh và các loài thủy sinh có khả năng phân rã tác nhân ô nhiễm. Vi sinh và thủy sinh đóng vai trò lớn trong quá trình tự làm sạch của kênh Khu hệ động thực vật chưa đủ khả năng tự lọc sạch sinh học của thủy sinh ở kênh NL-TN là do 2 nguyên nhân: lịch sử hình thành khu hệ và mức độ nhiễm bẩn cao. Khi được nạo vét và pha loãng nguồn nước thải bằng nguồn nước từ sông Sài Gòn thì khả năng lọc sạch sinh học của kênh NL-TN sẽ tăng lên. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 86 CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH NL-TN Môi trường nhân văn hiện nay nói chung đang được cả nước quan tâm và trong lưu vực nghiên cứu nói riêng. Trong đó, con người được coi là vị trí trung tâm, bên cạnh đó là các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển cao. Với sự phát triễn kinh tế, xã hội như thế, cần đáp ứng nhu cầu về mặt môi sinh cho con người, trong đó có nhu cầu về tài nguyên môi trường. Tài nguyên và môi trường tự nhiên rất cần thiết cho con người, là nơi để sinh hoạt và phát triển kinh tế, xây dựng nên cộng đồng xã hội. Tài nguyên và môi trường được khai thác và sử dụng, nhưng cần phải được bảo vệ để có thể phát triển bền vững, điều chúng ta luôn luôn nhớ và cần nhớ rằng “Tài nguyên và Môi trường thiên nhiên không chỉ là sở hữu riêng cho thế hệ này mà còn là sở hữu của thế hệ mai sau”. Do đó, môi trường tự nhiên của một khu vực nói chung và lưu vực nghiên cứu nói riêng cần phải được bảo vệ bằng những hành động cụ thể thông qua những giải pháp sau: 5.1. Giải pháp quy hoạch Thực hiện chương trình lồng ghép (kết hợp) quy hoạch phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và quy hoạch bảo vệ môi trường. 5.1.1. Quy hoạch dân cư Giải pháp về quy hoạch môi trường kết hợp với quy hoạch đô thị: các khu nhà ổ chuột lấn chiếm hai bên bờ kênh, tái định cư người dân sống dọc hai bên bờ kênh là điều rất quan trọng. Tiến hành giải tỏa các hộ dân trên và ven kênh tạo ra hành lang thông thoáng, an toàn cho hai bên bờ. Trong việc giải tỏa cần có kế hoạch đền bù hợp lý vì đa số những hộ dân sống trên và ven kênh là những hộ có thu nhập thấp. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 87 Theo quy hoạch, khu vực trung tâm Thành phố hiện nay (khu Quận 1, Quận 3) sẽ là trung tâm hành chánh, thương mại, dịch vụ, các khu vực còn lại trên lưu vực là các khu dân cư tập trung xen lẫn các khu thương mại, dịch vụ nhỏ, các ngành CN-TTCN sẽ được đầu tư chiều sâu từng bước theo hướng hiện đại hóa công nghệ, đảm bảo vệ sinh môi trường và được di chuyển đến các KCN tập trung ngoài khu dân cư. Tuyến kênh chính dự kiến sẽ trở thành hành lang xanh với chức năng chủ yếu là thoát nước, ngoài ra, còn phục vụ cho nhu cầu du lịch và thể thao, nghỉ ngơi, giải trí. Việc cải tạo tuyến kênh chính nhằm tạo ra một khoảng không gian thiên nhiên xanh mát trong một khu vực dân cư, tăng cường mật độ cây xanh vốn quá thấp của Thành phố. 5.1.2. Tái bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp Các giải pháp quy hoạch cần chú trọng đến các chính sách hiện hành của Thành phố để tái bố trí các cơ sở công nghiệp và các phân xưởng gây ô nhiễm bên ngoài Thành phố và ở vùng ngoại ô cũng như những khu vực công nghiệp khác xa hơn. Những cơ sở sản xuất công nghiệp kém phát triển khác cần được tái bố trí để hỗ trợ cho việc tái phát triển các khu vực quy hoạch khác. Vận động các cơ sở sản xuất không thể thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm di dời đến các KCN tập trung. Di dời đối với các cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải gây ô nhiễm đến KCN tập trung. Các giải pháp quy hoạch cũng nên hỗ trợ một cách chọn lọc việc tái bố trí các cơ sở công nghiệp không gây ô nhiễm. 5.1.3. Quy hoạch mạng lưới thoát nước Mạng lưới thoát nước trên lưu vực là mạng lưới thoát nước chung sẽ được cải tạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước cho lưu vực, các cống không đủ năng lực thoát nước sẽ được lưu lại một cách hợp lý và tính toán đủ đáp ứng nhu cầu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 88 phát triển của đô thị trong tương lai và đạt các tiêu chuẩn quy định về kết cấu và thoát nước. ¾ Mở rộng, thay thế các tuyến cống thoát nước cấp 2 và 3 trên lưu vực gồm các cống hộp, cống tròn lớn dưới đường phố nhằm giảm ngập úng. ¾ Xây dựng tuyến cống bao ngầm dọc kênh để đưa toàn bộ lượng nước thải trong mùa khô về trạm bơm. ¾ Trên tuyến cống bao sẽ xây dựng các giếng thu có lắp đặt hệ thống điều khiển để rút nước chết trên kênh vào cống. ¾ Xây dựng các công trình xả tràn dọc kênh và các công trình phụ để dẫn nước thải từ các cống nhỏ. Tăng cường phát triển các hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ (các công trình xử lý loại nhỏ được sản xuất hàng loạt có hiệu suất xử lý khoảng 50-60%) và các công trình lớn như khách sạn, cao ốc (các công trình xử lý cục bộ có hiệu suất xử lý đến 80% và khử trùng). Mạng lưới thoát nước chung sẽ tiếp tục được sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, với các khu vực chưa có cống nên xây dựng tuyến cống riêng thoát nước thải. Để có thể tiến hành công tác xử lý nước thải, sẽ cần xây dựng các công trình tách dòng nước thải về trạm xử lý. Vị trí và công suất của công trình tách dòng nước thải sẽ được xác định phụ thuộc vào lưu lượng nước thải của tuyến công phục vụ và yêu cầu về chất lượng nước cho phép xả ra kênh khi mưa. Do cao độ các tuyến cống đa số đều thấp hơn mức nước triều khi lên nên cần thiết phải có các vách ngăn triều hữu hiệu. Mạng lưới thoát nước dọc kênh sẽ gồm hai loại chính: thoát nước mưa và mạng lưới cống bao tách nước thải (bao gồm các thiết bị tách dòng nước thải). Phụ thuộc vào vị trí của trạm xử lý và kỹ thuật thi công đường ống thoát nước thải, sẽ xem xét việc có cần thiết xây dựng trạm bơm trung chuyển hay không. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 89 Phương án dài hạn là tiến hành xây dựng tuyến thoát nước riêng nước thải và nước mưa để làm giảm công suất trạm xử lý và tăng cường hiệu quả xử lý nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ngày càng cao trong tương lai. Để thực hiện việc cải tạo mạng lưới thoát nước trên lưu vực, cần phải phối hợp kế hoạch hàng năm với việc sửa chữa, mở rộng đường giao thông để đảm bảo chất lượng đường sau khi thi công cải tạo mạng lưới thoát nước. 5.1.4. Quy hoạch môi trường Giải tỏa các hộ dân trên và ven kênh, xây dựng hành lang kỹ thuật rộng 2m dọc hai bên tuyến kênh gồm một tuyến đường rộng 7m, vỉa hè 3,5m/bên, dãi cây xanh cạnh bờ kênh rộng 6m. Dãi cây này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ kênh, tránh sạt lở, xói mòn, gia tăng quá trình tự làm sạch môi trường nước tự nhiên, tạo nơi cư trú thoáng mát. Hành lang kỹ thuật này, ngoài chức năng giao thông còn có chức năng quản lý xây dựng, bảo vệ kênh và là nơi để bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng như: cống bao thu nước thải dọc kênh, cống thoát nước chung dọc kênh, cấp điện, điện thoại cho khu vực dân cư hai bên kênh, chiếu sáng dọc kênh, cho công viên dọc kênh Tuyến kênh hành lang kỹ thuật này được xây dựng đồng thời với việc cải tạo tuyến kênh, tạo thành một cảnh quan mặt nước hài hòa, sinh động. Tiến hành nạo vét lớp rác, bùn và đưa công tác duy tu, giám sát trở thành công tác thường xuyên nhằm tăng cường mức độ trao đổi nước và quá trình tự làm sạch của môi trường nước kênh. Ngăn ngừa việc đổ bỏ bừa bãi Nhiều chất ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống thoát nước do thải bỏ vào cống. Cống thoát nước có biển báo nhắc nhở không được thải bỏ bừa bãi vào kênh rạch, sông ngòi. Những biển báo này được đặt gần cống. Biển báo có vài câu ngắn gọn cấm đổ bỏ những chất độc hại vào hệ thống cống với mục đích nâng cao ý thức quần chúng về hậu quả của việc thải bỏ ra sông và kênh. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 90 Công ty Thoát nước Đô thị có thể tổ chức chương trình vẽ biển báo cho cống thoát nước và các tình nguyện viên trong lưu vực NL-TN tham gia thực hiện. Các tình nguyện viên sẽ giúp đỡ nâng cao ý thức quần chúng về tác hại các chất nguy hiểm thải bỏ vào cống. Một hóa chất đặc biệt nguy hiểm là xăng dầu sử dụng cho xe máy động cơ. Công ty Thoát nước Đô thị có thể xem xét lập một địa điểm tái chế hoặc thải bỏ xăng dầu. Bằng cách thường xuyên kiểm tra kênh rạch trong lưu vực NL-TN, Công ty Thoát nước Đô thị có thể xác định những địa điểm bị thải bỏ bừa bãi. Công ty Thoát nước Đô thị hoặc Công ty Môi trường Đô thị có thể quyết định làm sạch những địa điểm này thường xuyên hoặc có biển báo để giáo dục quần chúng về tác hại của việc thải bỏ bừa bãi. Bảo dưỡng cống và đường phố Việc quét đường ở TP.HCM được tiến hành thường xuyên. Công ty Thoát nước Đô thị và Công ty Môi trường Đô thị nên khuyến khích điều này và đảm bảo rác thu gom phải được đưa đến đúng bãi đổ, không để rác rơi vãi xuống cống. Hệ thống thoát nước hiện hữu ở TP.HCM bao gồm nhiều cống thoát nước có hầm ga lắng bùn và không được làm sạch thường xuyên. Điều này có thể do số nhân viên và thiết bị còn hạn chế. Hầm ga lắng đầy bùn có thể gây hại cho cộng đồng, thu hút động vật gặm nhắm và gây ra mùi hôi. Xử lý và thải bỏ các chất có nguy cơ gây ô nhiễm Nên xử lý các chất độc hại để tránh làm ô nhiễm nước khi đổ bỏ hay sử dụng chúng. Có thể giảm ô nhiễm từ phân bón, thuốc trừ sâu, sơn và các sản phẩm từ động cơ bằng cách chú ý hơn đến việc đổ bỏ và xử lý. Trọng tâm chương trình giáo dục cộng đồng là hướng dẫn cách đổ bỏ và xử lý các chất độc hại. Trong các buổi thảo luận có thể khuyến khích các giám đốc nhà máy: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 91 ¾ Hạn chế đổ bỏ tại chỗ các chất gây ô nhiễm. ¾ Đổ bỏ các chất độc hại tại nơi quy định. ¾ Xây dựng các hạn mục, ngăn chặn chất ô nhiễm. ¾ Thường xuyên kiểm tra các thùng rác. ¾ Huấn luyện nhân viên và các thầu phụ. Quy hoạch mạng lưới dịch vụ nhà hàng, khách sạn Theo quy hoạch, Quận 1 và Quận 3 sẽ trở thành trung tâm hàng chính, thương mại, dịch vụ của Thành phố vì vậy việc quy hoạch môi trường cho mạng lưới nhà hàng, khách sạn là việc cần quan tâm. ¾ Đối với các khách sạn lớn cần thành lập một phòng (hoặc một ban) quản lý môi trường. Với nhiệm vụ chính là thiết kế, vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải vào hệ thống chung. ¾ Đối với các nhà hàng lớn cần thiết phải lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải sơ bộ và cần kiểm soát chặt chẽ lượng chất thải rắn phát sinh mỗi ngày. Sau khi tiến hành và áp dụng hiệu quả trong khu vực trung tâm Thành phố sẽ từng bước áp dụng rộng khắp cho các quận khác trong lưu vực. 5.2. Công cụ quản lý Để thống nhất trong toàn lưu vực về việc bảo vệ môi trường tiến tới phát triển bền vững cần thành lập một Ban quản lý lưu vực kênh NL-TN kết hợp với sự lãnh đạo của Trung ương và Địa phương, các cấp chính quyền. Tăng cường hợp pháp cho cacù cơ sở sản xuất kinh doanh, kết hợp thực hiện giữa tư nhân và nhà nước. 5.2.1. Công cụ pháp lý Các Sở khoa học công nghệ thực hiện chương trình kiểm soát nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh thải trực tiếp ra kênh trong địa bàn từng khu vực. Các Sởø khoa học công nghệ thực hiện chương trình giám sát ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 92 chất lượng nước: mỗi khu vực kênh cần có ít nhất là một chuyên gia chuyên trách về môi trường để giám sát chất lượng nước theo định kỳ. 5.2.1.1. Rà soát lại các cơ sở sản xuất trên địa bàn từng Quận nằm trong khu vực kênh NL-TN ƒ Yêâu cầu các cơ sở sản xuất kê khai nguồn ô nhiễm: đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp phép kinh doanh nhưng chưa thực hiện bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải thực hiện kê khai nguồn ô nhiễm. ƒ Đề nghị tất cả các cơ sở chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm lập phương án bảo vệ môi trường (BVMT) cho cơ sở mình. 5.2.1.2. Vận động khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm thiểu ô nhiễm ƒ Khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư, thay mới công nghệ sản xuất, nhập mới máy móc, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường (ít gây ô nhiễm). ƒ Yêu cầu các cơ sở sản xuất trên địa bàn thực hiện tốt vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp. ƒ Khuyến khích các cơ sở từng bước thực hiện sản xuất sạch hơn. Áp dụng thí điểm chương trình sản xuất sạch cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn kênh NL-TN. 5.2.1.3. Biện pháp cưỡng chế ƒ Ngưng hoạt động sản xuất: tạm ngưng sản xuất là buộc các các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải tạm ngưng tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm baỏ an toàn đến môi trường và đời sống người dân trong khu vực. Biện pháp tạm ngưng sản xuất đề ra khi một cơ sở bị sự cố trong sản xuất (nổ nồi hơi, cháy) hoặc thải ra ngoài khu dân cư nước thải với lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm cao có thể ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe người dân trong khu vực. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 93 ƒ Thường xuyên kiểm tra tình hình xử lý nước thải của một số doanh nghiệp có lượng nước xả thải lớn và nồng độ chất ô nhiễm cao. Qua công tác kiểm tra cần có biện pháp xử lý kiên quyết đối với doanh nghiệp đã vi phạm nhiều lần như: xử lý vi phạm kèm theo yếu tố tình tiết tăng nặng và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần; đình chỉ tạm thời hoạt động của doanh nghiệp đến khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải 5.2.2. Công cụ kinh tế Thực hiện thanh tra môi trường và đề ra các nguyên tắc về tài chính như thuế “sinh thái”, cơ chế “đóng thuế tài trợ” tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế thực hiện chương trình chống ô nhiễm. Áp dụng thu phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn kênh, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. 5.2.2.1. Thu phí phát thải ô nhiễm Cơ sở tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (đồng/ m3/ nước cấp) trên nguyên tắc phí BVMT đặt ra phải dựa vào những thiệt hại cho xã hội do các chất ô nhiễm gây ra. Việc xác định thiệt hại cho xã hội rất khó khăn, khó thực hiện được. Một số cách để xác định tác hại của môi trường là dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải của các cơ sở. Phương pháp này được sử dụng để tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ áp dụng tại Việt Nam. Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp áp dụng tại Việt Nam được quy định theo thông tư liên tịch số 127/2003/TTLT-BTC-BTNMT của Liên Chi bộ Tài chính- Bộ Tài nguyên và Môi trường bảng 5.1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 94 Bảng 5.1: Mức phí BVMT tính theo 1m3 nước thải công nghiệp Chất gây ô nhiễm có trong nước thải Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải) Môi trường tiếp nhận ST T Tên gọi Kí hiệu A B C D 1 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD 300.000 250.000 200.000 100.000 2 Nhu cầu oxy hóa học COD 300.000 250.000 200.000 100.000 3 Chất rắn lơ lửng TSS 400.000 350.000 300.000 200.000 4 Thủy ngân Hg 20.000.000 18.000.000 15.000.000 10.000.000 5 Chì Pb 500.000 450.000 400.000 300.000 6 Arsenic As 1.000.000 900.000 800.000 600.000 7 Cadmium Cd 1.000.000 900.000 800.000 600.000 Nguồn: ỦØy Ban Nhân Dân TP.HCM 2004 Phí rác thải đô thị Phí rác thải đô thị là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm, về cơ bản, loại phí này chủ yếu được sử dụng ở khu vực đô thị, quy định thu phí do UNBD Thành phố hoặc Tỉnh quy định, do vậy mức thu phí có thể khác nhau. Trong khuôn khổ Đồ án tốt nghiệp, sinh viên thực hiện đề xuất mức phí thu gom rác thải cho lưu vực kênh NL-TN như trong bảng 5.2 Bảng 5.2:Mức phí thu gom rác thải cho lưu vực kênh NL-TN TT Đối tượng VND/Tháng 1 Các hộ gia đình không kinh doanh 10.000 2 Các hộ gia đình có cửa hàng kinh doanh và các hộ kinh doanh tại chợ 15.000 3 Các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ (khách sạn, nhà trọ tư nhân, dịch vụ rửa ô tô, xe máy, kinh doanh hàng tươi sống) 35.000 4 Khách sạn, nhà hàng kinh doanh ăn uống 50.000 5 Các cơ quan, bệnh viện, trường học, khách sạn lớn, nhà máy, xí nghiệp Theo hợp đồng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 95 5.2.2.2. Đề xuất các chính sách hỗ trợ từ nhà nước Sở tài chính phối hợp với chính quyền có chức năng thuộc lưu vực kênh NL-TN cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các cơ sở TTCN sau: ¾ Các cơ sở tình nguyện di dời địa điểm sản xuất đến khu quy hoạch. ¾ Các cơ sở có dự án cải tiến công nghệ, thực hiện kiểm toán ô nhiễm và triển khai xử lý ô nhiễm môi trường để đạt Tiêu chuẩn Môi trường. ¾ Các cơ sở có dự án cải tiến công nghệ, thực hiện kiểm toán ô nhiễm và triển khai công nghệ sạch hơn. ¾ Ngoài các chính sách mới, các cơ sở sản xuất TTCN có thể vay tín dụng ưu đãi của nhà nước qua “Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia”. 5.2.2.3. Các chính sách thuế Kiến nghị cơ quan thuế tạo điều kiện miễn, giảm thuế cho các cơ sở TTCN nào triển khai các dự án cải tiến công nghệ. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở này: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% trong 3 năm kế tiếp đối với các cơ sở sản xuất thực hiện xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm hoặc di dời. 5.2.3. Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng chi lưu thuộc lưu vực Mô hình hóa mô phỏng các hệ thống của từng chi lưu là phương pháp toán học- tin học ngày càng cần thiết trong việc quản lý tổng hợp môi trường nước nói chung và nước kênh NL-TN nói riêng. Khi áp dụng phương pháp mô hình hóa sẽ có những ưu điểm sau: ¾ Dự báo được định lượng các tác động đến môi trường do các phương án phát triển, đặc biệt là tác động đến chất lượng môi trường nước (ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa). Lan truyền chất ô nhiễm, xâm nhập mặn, các tác động về mặt thủy văn, biến đổi thủy sinh. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 96 ¾ Đánh giá hiệu quả việc bảo vệ môi trường của các phương pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường nước. Hiện nay, trên thế giới có 6 nhóm mô hình được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong quản lý tổng hợp môi trường trong từng chi lưu. Chính vì vậy, các mô hình này cũng cần được áp dụng cho quản lý môi trường cho các chi lưu thuộc lưu vực kênh NL-TN. ¾ Các mô hình chảy tràn trong khu vực ¾ Các mô hình bồi lắng phù sa ¾ Các mô hình vận chuyển dòng chất rắn ¾ Các mô hình dòng chảy áp lực ¾ Các mô hình quá trình thống kê ¾ Các mô hình quản lý chất lượng nước, mô hình lan truyền chất ô nhiễm, thay đổi DO, BOD. COD, nhiệt độ, dinh dưỡng, độ mặn 5.2.4. Giáo dục cộng đồng Kế hoạch giáo dục cộng đồng giúp Công ty Thoát nước Đô thị nâng cao ý thức của nhân viên, quần chúng và các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc bảo vệ cống thoát nước và nguồn nước tiếp nhận khỏi bị ô nhiễm. Đối tượng của kế hoạch bao gồm: ¾ Lãnh đạo và những công chức được chọn của các Sở ban ngành và các cơ quan. ¾ Chuyên gia kỹ thuật các Sở ban ngành trong Quận và Thành phố. ¾ Lãnh đạo các doanh nghiệp và tập đoàn thương mại, các giám đốc nhà máy. ¾ Những người quản lý và triển khai việc thi công ¾ Một số khu vực lân cận ¾ Trường học và các hoạt động thanh niên ¾ Các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền thông) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 97 Có thể xem xét các hoạt động sau: ¾ Soạn thảo và phân phát tài liệu trong quá trình thi công các hạng mục cải tạo hệ thống thoát nước (khi quần chúng ý thức được kết quả để cải tạo kênh). ¾ Chuẩn bị in ấn, phát hành cho báo chí ¾ Tổ chức hội thảo cho dân cư về lĩnh vực kinh doanh xây dựng ¾ Chuẩn bị và công bố các thông báo ¾ Trình bày các sự kiện như hội chợ, triển lãm thương mại ¾ Tổ chức các chuyến tham quan công trình sau khi hình thành Đây là giải pháp huy động được quần chúng tham gia một cách tự giác vào công tác cải tạo ô nhiễm môi trường nước và có trách nhiệm BVMT vì lợi ích chung của toàn xã hội, vì môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người và BVMT là sự nghiệp của quần chúng. ¾ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở. ƒ Nâng cao nhận thức BVMT của các chủ cơ sở sản xuất thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn tập trung về công tác BVMT cho các chủ cơ sở. ƒ Dùng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí, tập san, sổ tay để phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức về BVMT cho các chủ cơ sở. ¾ Đối với người dân khu vực kênh NL-TN ƒ Triển khai kế hoạch hành động nâng cao nhận thức môi trường theo chiến lược chung của Thành phố. ƒ Tổ chức các chiến dịch môi trường có sự tham gia của học sinh, sinh viên, các tổ chức đoàn thể trên khu vực khảo sát. ƒ Lồng ghép các vấn đề môi trường vào các chương trình xã hội như: chương trình tình nguyện mùa hè xanh, chương trình ngày thứ 7 tình nguyện, chương ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 98 trình giáo dục cộng đồng Tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh BVMT quanh lưu vực kênh thông qua các hoạt động tuần lễ sạch và xanh, ngày chủ nhật xanh ƒ Thông tin thường xuyên và kịp thời các vấn đề môi trường trong khu vực và đưa ra các vấn đề môi trường vào thảo luận trong các cuộc họp tổ dân phố, thiết lập các hộp thư thu nhận phản ánh và các sáng kiến về môi trường của người dân. ƒ Xây dựng cuộc sống văn minh và vệ sinh trong dân chúng, giáo dục cho người dân có ý thức BVMT. ƒ Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh, báo chí kể cả các khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích để gia tăng hiệu quả của công tác giáo dục tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia BVMT. 5.3 Giải pháp kỹ thuật Công ty Thoát nước Đô thị là đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thoát nước Thành phố, cần có kế hoạch duy tu, nạo vét bùn định kỳ hợp lý. Sau khi thực hiện được tuyến cống bao đưa nước thải về trạm xử lý và trạm xử lý nếu hoạt động tốt thì khối lượng công tác nạo vét kênh hàng năm giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, do vẫn còn tồn tại hệ thống thoát nước chung trên lưu vực, nên công tác duy tu các tuyến cống, hầm ga trên lưu vực vẫn được tiến hành thường xuyên. Quá trình tiến hành như sau: ¾ Đặt các loại cống hộp tùy theo đoạn kênh, phụ thuộc vào lưu lượng nước trên đoạn kênh đó. ¾ Nghiên cứu xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho toàn bộ tuyến kênh quy hoạch. ¾ Trạm xử lý nước thải có công suất lớn. Thiết kế xây dựng các hệ thống thoát nước phù hợp, cần chú ý đến giới hạn cho phép lượng nước thấm, lượng nước đi vào cống, nước qua khe nứt, mối nối ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 99 5.3.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn 5.3.1.1.Sản xuất sạch (SXS) Theo định nghĩa của UNEP: ”SXS là quá trình ứng dụng liên tục một chiến lược tổng hợp phòng ngừa về môi trường trong các quy trình công nghệ, các sản phẩm, các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường”. Để có thể ứng dụng SXS vào các loại hình công nghiệp phải hiểu rõ khái niệm và nguyên lý. Khái niệm về SXS có nhiều cách diễn giải khác nhau như: ¾ Tạo ra các sản phẩm và phụ phẩm không gây hại đến môi trường. ¾ Có tính hợp lý về mặt sinh thái. ¾ Mức xả/ phát tán bằng zero. ¾ Sử dụng các công nghệ ít tạo ra chất thải hơn các thiết bị truyền thống. Đối với các quy trình sản xuất, SXS bao gồm quá trình bảo toàn các nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm về lượng cũng như độc tính của tất cả các khí thải và chất thải trước khi thoát ra khỏi quy trình sản xuất. Đối với các sản phẩm, chiến lược tập trung vào giảm thiểu các tác động cùng với toàn bộ vòng đời của sản phẩm, tính từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu xử lý cuối cùng khi loại bỏ sản phẩm đó. Các yếu tố quan trọng trong chiến lược SXS được thể hiện trong sơ đồ hình 5.1 Liên tục Phòng ngừa Tổng hợp (không khí, đất, nước) Các sản phẩm Chiến lược đôùi với Quy trình công nghệ Giảm thiểu rủi ro Con người Môi trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 100 Hình 5.1: Sơ đồ các yếu tố quan trọng trong chiến lược SXS Điều đáng chú ý là SXS chắc chắn không ứng dụng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống có tính truyền thống để xử lý các chất thải về các quy định giới hạn cho phép. Đặc biệt SXS không quan tâm tới các kỹ thuật xử lý chất thải. Tuy nhiên việc vận hành có hiệu quả 1 trạm xử lý bên ngoài quy trình công nghệ cũng rất phù hợp trong phạm vi khái niệm SXS. Các kỹ thuật SXS có thể ứng dụng cho một số loại hình công nghiệp: ¾ Giảm nguồn thải ¾ Tái chế ¾ Cải tiến sản phẩm Tùy từng loại hình công nghiệp mà áp dụng biện pháp kỹ thuật cho phù hợp và hiệu quả. Những yếu tố có lợi cho các nhà doanh nghiệp khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật SXS cho các nhà máy, xí nghiệp: ¾ Tuân thủ các quy định về môi trường tốt hơn. ¾ Bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng. ¾ Có khả năng tốt hơn với các nguồn tài chính ¾ Nhu cầu thị trường và các cơ hội mới ¾ Thông tin đại chúng và hình ảnh cộng đồng ¾ Môi trường làm việc tốt hơn 5.3.1.2.Sản xuất sạch hơn (SXSH) Đối với các nhà máy đang hoạt động thì SXSH là một cách tiếp cận mới và có tính xây dựng đối với các sản phẩm và quy trình sản xuất đồng thời là một sự áp dụng liên tục các chiến lược, chính sách và công nghệ giảm chất thải và phát thải khí. SXSH sử dụng các phương án tuần hoàn khi các kỹ thuật phòng ngừa được áp dụng triệt để và xem xét việc xử lý phần còn dư thừa khi các chất thải được tuần hoàn tới mức tối đa. Đối với tuần hoàn ngoài dây chuyền sản xuất và các ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 101 công nghệ xử lý cuối đường ống trước khi áp dụng triệt để tiếp cận phòng ngừa không phải là SXSH. Việc áp dụng SXSH có một số ý nghĩa quan trọng: ¾ Tiết kiệm chi phí thông qua giảm lãng phí nguyên liệu thô và năng lượng. ¾ Cải thiện hiệu suất vận hành của nhà máy. ¾ Tạo ra sản phẩm có chất lượng và ổn định. ¾ Có thể thu hồi vật liệu ¾ Có khả năng cải thiện môi trường làm việc ¾ Nhà máy có vị trí tốt hơn khi làm việc với chính quyền ¾ Cải thiện hình ảnh các xí nghiệp ¾ Tiết kiệm chi phí cho xử lý chất thải cuối đường ống ¾ Có khả năng thu hồi vốn Điều quan trọng đầu tiên của việc thực hiện SXSH là làm thay đổi thái độ của các nhà doanh nghiệp đối với việc tham gia BVMT bằng cách giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Thành phần và lưu lượng nước thải, khí thải và rác thải công nghiệp được giảm tới mức tối đa trước khi ra hệ thống xử lý với mục đích: ¾ Giảm chi phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý cuối đưỡng ống. ¾ Tăng cường hiệu quả xử lý các hệ thống xử lý nước đối với các nhà máy đã có hệ thống xử lý nhưng chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải * Tóm lại: Việc thực hiện SXS và SXSH có nhiều lợi ích về mặt kinh tế, giảm thiểu được các chất thải và khả năng phát tán của chúng trong môi trường và giảm các rủi ro cho con người. Điều quan trọng hơn là áp dụng SXSH có liên quan với những thay đổi trong cách suy nghĩ và thái độ của con người về sản xuất và môi trường, chính vì vậy việc áp dụng SXSH đối với các nhà máy, xí nghiệp trong lưu vực kênh NL-TN là cần thiết và ảnh hưởng tới thái độ của các nhà ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 102 doanh nghiệp đối với vấn đề môi trường trong lưu vực. Tuy nhiên, biện pháp giảm thải ô nhiễm tại nguồn vẫn còn một số khuyết điểm: - Kinh phí bỏ ra đầu tư hệ thống xử lý là khá lớn. - Thủ tục vay vốn ngân hàng còn chậm - Mặt bằng của các cơ sở thường nhỏ, không đủ để lắp đặt hệ thống xử lý, chi phí thuê mặt bằng và đường ống dẫn cao. 5.3.2 Thu gom và xử lý nước thải Để bảo vệ và cải thiện chất lượng nước kênh NL-TN hiện nay, việc xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm là không thể tránh được. ¾ Xử lý sơ bộ nước thải từ hộ gia đình Biện pháp xử lý sơ bộ nước thải cho các hộ gia đình thường sử dụng hệ thống bể tự hoại ba ngăn có hệ thống tiêu thải cục bộ. Phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay của lưu vực kênh NL-TN khi chưa có khả năng thu gom toàn bộ lượng nước thải từ các hộ dân để xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung có quy mô lớn. Nước thải qua bể tự hoại ba ngăn trước mắt có thể xả vào cống thoát nước chung. Về lâu dài, khi điều kiện cho phép cần phải quy hoạch thu gom về các hệ thống xử lý nước thải cho từng cụm dân cư. ¾ Xây dựng hệ thống thu gom nước thải Xây dựng hệ thống cống và mương dẫn nước thải để thu gom toàn bộ nước thải cụm dân cư nhất định từ trước đến nay vẫn đổ trực tiếp ra kênh NL-TN vào một hoặc hai hồ chứa nước thải. Sau khí cách ly nguồn nước thải thì nước kênh NL-TN sẽ dần được pha loãng và tự làm sạch dưới tác động của các yếu tố tự nhiên. ¾ Xử lý nước thải từ cụm dân cư Đối với cụm dân cư, có thể nghiên cứu triển khai những trạm xử lý nước thải sinh hoạt dựa trên kỹ thuật “bể phản ứng sinh học có nền hỗn hợp” với ưu điểm nổi bật là vật liệu đơn giản, tốn ít mặt bằng (Kỹ thuật này đã được các ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 103 chyên gia hãng HEACON (Bỉ) trình bày nhiều lần tại TP.HCM). Những hệ thống xử lý này bao gồm: hệ thống thu gom, hệ thống xả nước thải ra sông và trạm xử lý. ƒ Xây dựng hệ thống nước xả thải theo chu kỳ Do đặc điểm thủy văn của kênh NL-TN bị ảnh hưởng của thủy triều nên có thể xây dựng hệ thống cống xả nước thải theo chu kỳ. Cần lắp đặt hệ thống cống điều tiết ở cửa thải của các hồ chứa nước thảin nhằm mục đích xả thải từ hồ chứa ra kênh khi triều xuống hay khi nước kênh chảy ngược vào bể chứa nước thải để pha loãng nước thải. ƒ Khống chế ô nhiễm do nước thải công nghiệp Nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường nước do nước thải sản xuất từ các cơ sở CN-TTCN gây ra trên toàn tuyến kênh, cần lưu ý: ¾ Từng bước giải quyết các vấn đề ô nhiễm đang tồn tại. ¾ Kiên quyết ngăn chặn những nguồn ô nhiễm mới phát sinh. ƒ Xử lý nước thải bệnh viện Các nguồn nước thải từ hoạt động của bệnh viện bao gồm: ¾ Lượng nước thải chủ tếy từ bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, của bệnh nhân và người thăm nuôi. ¾ Nước khám thải do các hoạt động khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân và từ quá trình pha chế thuốc. ¾ Nước thải do quá trình vệ sinh như súc rửa dụng cụ, vệ sinh sàn, giặt tẩy đồ đạc cho bệnh nhân. Ngoài các chất gây ô nhiễm hữu cơ như nước thải sinh hoạt bình thường, nước thải bệnh viện còn có một số lượng lớn các vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh (các nguồn phát sinh chủ yếu là các khoa lây nhiễm, từ chất thải của phòng thí nghiệm, bệnh phẩm, hoạt động giải phẩu). Do đó, xử lý nước thải bệnh viện phải bao gồm hai mục đích chính là: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 104 ¾ Giảm nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ (BOD, COD, SS) xuống phù hợp với tiêu chuẩn thải vào nguồn loại B. ¾ Khử trùng nước thải trước khi thải ra môi trường để ngăn chặn khả năng lan truyền dịch bệnh theo đường nước. ƒ Hệ thống thu gom Để tiết kiệm tối đa kinh phí xây dựng hệ thống xử lý, phải tách riêng nước thải cần xử lý. Hệ thống thoát nước thải sẽ được xây dựng tách khỏi hệ thống cống thoát nước mưa và thu gom toàn bộ nước thải của bệnh viện tới hệ thống xử lý. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 105 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Hiện trạng kênh NL-TN hiện nay là một trong những vấn đề đáng quan tâm của Thành phố. Chỉ xét về khía cạnh môi trường, kênh NL-TN là một trong những dòng kênh ô nhiễm nặng của Thành phố. Nó ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng môi trường tại khu vực này mà còn ảnh hưởng đến bộ mặt của TP.HCM. Xuất phát từ các vấn đề di cư, đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như sự vốn có của các làng nghề thủ công lâu đời cho nên vấn đề môi trường của kênh NL-TN hiện nay rất trầm trọng. Tình hình sản xuất CN-TTCN càng phát triển, quá trình đô thị hóa tăng nhanh, cùng với sự phát triển tập trung dân cư cao đã kéo theo nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, kinh tế- xã hội. Dân cư sống lâu năm ở khu vực này và phần lớn họ sống bằng các ngành nghề lao động kém chuyên môn. Công nghệ sản xuất lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ lao động và mặt bằng dân trí thấp. Một số khu vực tại lưu vực kênh NL-TN dân cư còn rất nghèo và phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội. Điều kiện về môi trường kém, đặc biệt là điều kiện nhà ở rất kém và sống ngay sát bên cạnh kênh là mối đe dọa thường xuyên cho sức khỏe của người dân nơi đây, gây mùi hôi và mất vẻ mỹ quan. Kênh bị ô nhiễm nặng do kết hợp chất thải từ nhà ở và các cơ sở CN-TTCN trong lưu vực kênh NL-TN, phần lớn là rác thải và hóa chất độc hại chưa qua xử lý. Rác thải xả thẳng ra kênh hoặc tập trung tùy tiện, nước thải xả trực tiếp xuống kênh. Các đội thu gom rác không đủ phương tiện và nhân lực để hoạt động. Nhiều nơi hệ thống cống rãnh thoát nước đã mất tác dụng do bị lấp bởi chất thải rắn, gây ngập úng mỗi khi mưa xuống. Đó là những nét chính dễ nhận thấy tại lưu vực kênh NL-TN. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 106 Đã có rất nhiều dự án, các nghiên cứu trong và ngoài nước giải quyết kênh rạch ô nhiễm tại TP.HCM trong đó kênh NL-TN là một điển hình. Tuy đã có rất nhiều cơ quan chức năng quan tâm và nhiều dự án lập ra nhằm cải thiện kênh nhưng do cải thiện tổng thể nên không đem lại hiệu quả, rồi một phần kinh phí hạn hẹp và không có sự nhiệt tình tham gia của cộng đồng nên kênh vẫn ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào khoảng cách từ nơi sống đến nơi ô nhiễm. Những người sống càng xa bờ kênh càng chịu ít ảnh hưởng do ô nhiễm. Vì vậy, vấn đề môi trường được ưu tiên giải quyết hiện nay tại khu vực kênh NL-TN là rác, nước thải, bụi và mùi hôi (các giải pháp khắc phục, giảm thiểu đã được trình bày ở phần giải pháp). Nếu những vấn đề này được chú trọng giải quyết triệt để có thể kênh NL-TN có lẽ sẽ không được liệt vào những dòng “kênh chết” của Thành phố. 6.2. KIẾN NGHỊ Trên cơ sở các kết luận được rút ra ở trên, sinh viên thực hiện xin đưa ra một số kiến nghị đối với việc cải thiện chất lượng nước kênh NL-TN: ¾ Để thống nhất trong toàn lưu vực về việc cải thiện chất lượng nước kênh NL-TN và nhằm hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cần thành lập một Ban quản lý lưu vực kênh NL-TN. Kết hợp với sự lãnh đạo giữa Trung ương và Địa phương. Tăng cường các quy định hợp pháp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh về CN-TTCN trên toàn bộ tuyến kênh, kết hợp thực hiện giữa tư nhân và Nhà nước. ¾ Thực hiện chương trình lồng ghép quy hoạch phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và quy hoạch bảo vệ môi trường. Giải pháp về quy hoạch môi trường kết hợp với quy hoạch đô thị. ¾ Thực hiện các dự án cải tạo chất lượng nước kênh NL-TN để hạn chế các tác động xấu của môi trường nước đối với kênh rạch khác trong lưu vực. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 107 ¾ Lập kế hoạch và từng bước tiến hành nạo vét lớp rác, bùn và đưa công tác duy tu, giám sát, bảo dưỡng kênh trở thành công tác thường xuyên. ¾ Thực hiện thanh tra môi trường và đề ra các nguyên tắc về tài chính như thuế “sinh thái”, cơ chế “đóng thuế tài trợ” tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế thực hiện chương trình chống ô nhiễm. ¾ Áp dụng thu phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn kênh, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. ¾ Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn kênh NL-TN áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn. ¾ Đề nghị các nhà máy, xí nghiệp xử lý nước thải trước khi xả ra kênh NL- TN. Đồng thời Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP.HCM thực hiện chương trình kiểm soát nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh thải trực tiếp ra kênh trong địa bàn từng khu vực. ¾ Thiết lập hàng rào cây xanh trên các tuyến đường và dọc hai bên bờ kênh sao cho vừa tạo bóng mát, vừa đem lại bầu không khí trong lành trong khu vực. ¾ Ý thức vệ sinh công cộng, cung cách sinh hoạt trong đô thị của người dân còn kém, do đó đề nghị Nhà nước tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường và ban hành các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc làm nhiễm bẩn trở lại dòng kênh, tránh tình trạng hệ thống hoạt động không hiệu quả do tác động bởi các yếu tố này. ¾ Việc xây dựng, cải tạo các hạng mục phải cân đối căn cứ vào nhu cầu của xã hội và khả năng về vốn từng giai đoạn, tránh tình trạng bất cập giữa các hệ thống kỹ thuật hạ tầng với nhau. Phối hợp chặt chẽ việc thực hiện các hạng mục công trình. ¾ Đề nghị các cơ quan có chức năng thường xuyên kiểm tra tình hình xử lý nước thải của một số doanh nghiệp có lượng nước xả thải lớn và nồng độ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HẠ DI GVHD: TS.TRƯƠNG THANH CẢNH 108 chất ô nhiễm cao. Qua công tác kiểm tra cần có biện pháp xử lý kiên quyết đối với doanh nghiệp đã vi phạm nhiều lần như: xử lý vi phạm kèm theo yếu tố tình tiết tăng nặng và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần; đình chỉ tạm thời hoạt động của doanh nghiệp đến khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUAN_VAN.pdf
  • pdfbia.pdf
  • pdfchuong.pdf
  • pdfloicamon.pdf
  • pdfmucluc_danhmuc.pdf
  • pdfnhiemvu_nhanxet.pdf
  • pdftltk_phuluc.pdf
Tài liệu liên quan