Đồ án Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững một số khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phải tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục của các nhà quản lý và chính quyền địa phương để nâng cao hiểu biết của họ về tầm quan trọng của môi trường sống. Tất cả mọi người phải tuân theo các nguyên tắc xả thải rác thải, nước thải sinh hoạt của công ty môi trường và vệ sinh đô thị. Các công ty này cũng nên có những biện pháp tốt hơn trong việc thu gom chất thải từ các hộ gia đình (dùng xe ép rác, thu gom rác vào lúc đường phố ít người, tránh thu gom vào giờ cao điểm, thực hiện các chính sách khen thưởng hay phạt, đền bù đối với các hành động bảo vệ môi trường hay cố ý gây ô nhiễm môi trường). - Đối với các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp, các bệnh viện, trường học, cơ quan, phải có hệ thống xử lý khí thải, nước thải, rác thải đạt tiêu chuẩn. Các cơ sở nên áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm tiên tiến của khoa học. Nếu cơ sở nào gây ô nhiễm nặng cần phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế, có thể di dời các cơ sở này ra khỏi khu vực dân cư. Bên cạnh xử phạt, đền bù, di dời cũng cần phải có các chính sách khuyến khích hỗ trợ về các phương diện như vốn, kinh phí cho việc lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở thông qua việc cho vay với lãi suất thấp.

doc98 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững một số khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường Tiêu chí về đáp ứng môi trường trong phát triển KDC có thể bao gồm nội dung chính sau đây: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nội khu (hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin, ) đạt trình độ hiện đại và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu phát triển của khu dân cư; Tất cả các nguồn nước thải, khí thải, rác thải đều được xử lý đạt vệ sinh; KDC đã giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở, chữa bệnh, học tập, vui chơi, giải trí, của nhân dân. Tổ chức cơ chế quản lý, các văn bản pháp quy quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của khu dân cư; Nhân dân có nếp sống thân thiện với môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường; Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường thích đáng. Nội dung tiêu chí đáp ứng môi trường trên có thể thể hiện bằng các chỉ thị cụ thể như sau: Tỷ lệ dân được cấp nước máy (%). Mật độ km đường cống, rãnh thoát nước/km2 diện tích khu dân cư. Mật độ km đường giao thông/km2 diện tích khu dân cư. Tỷ lệ số rác thải được thu gom (%). Số bãi chôn rác và dịch vụ thu gom rác. Tỷ lệ số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh (tự hoại). Bình quân diện tích nhà ở trên đầu người (m2/người). Diện tích cây xanh: diện tích cây xanh trên đầu người(m2/người), tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện tích khu dân cư (%). Chỉ thị về quản lý môi trường: tổ chức bộ máy quản lý môi trường, số lượng, tên các văn bản pháp quy đã ban hành, số cán bộ quản lý môi trường của khu dân cư, số lần thanh tra môi trường /năm, số vụ kiện và tranh chấp môi trường, số vụ xử phạt vi phạm môi trường. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho bảo vệ môi trường (% tổng ngân sách Nhà nước, % tổng sản phẩm xã hội). 4.1.1.3. Tiêu chí về trạng thái (chất lượng) đối với môi trường Tiêu chí về trạng thái môi trường thường được đặc trưng bằng các chỉ thị của các thành phần môi trường chính của khu dân cư gồm: môi trường nước; môi trường không khí; môi trường đất; chất thải rắn; tiếng ồn. Tất cả các chỉ thị của các thành phần môi trường này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Ngoài ra tiêu chí trạng thái môi trường còn thể hiện qua trạng thái sức khỏe của nhân dân. Các chỉ thị chính của trạng thái môi trường như sau: Môi trường nước Trữ lượng nguồn nước ngầm (m3/s); Chất lượng nước ngầm (pH, BOD5, tổng Coliform, chất rắn lơ lửng, tổng N, P, kim loại (Fe, Mn, )); Trữ lượng nước mặt (m3/s); Chất lượng nước mặt (pH, BOD5, tổng Coliform, chất rắn lơ lửng, tổng N, P, kim loại nặng (Fe, Mn, ), thuốc hóa học bảo vệ thực vật). Môi trường không khí: Nồng độ các chất ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO, O3 (mg/m3) ở khu dân cư và các khu công nghiệp. Nhiệt độ trung bình năm (oC), tối cao tuyệt đối trong năm (oC), tối thiểu tuyệt đối trong năm (oC). Độ ẩm trung bình năm (%). Tốc độ gió trung bình năm, hướng gió thịnh hành mùa hè (hướng, tần suất), hướng gió thịnh hành mùa đông (hướng, tần suất). Số cơn bão trong năm, tốc độ gió cực đại (m/s). Lượng mưa trong năm (mm), lượng mưa tháng lớn nhất (mm), lượng mưa tháng nhỏ nhất (mm). Môi trường đất: Chỉ thị hóa học: pH, mùn tổng số, đạm tổng số, P2O5 tổng, SO4 tổng. Kim loại nặng: Cu, Zn, Mn, Pb. Chỉ thị sinh học: một số vi khuẩn chính. Mức ồn giao thông: Mức ồn trung bình ban ngày (6 ÷ 18 giờ) của các tuyến đường chính (dBA). Mức ồn trung bình ban tối (18 ÷ 22 giờ) của các tuyến đường chính (dBA). Sức khỏe môi trường: Tuổi thọ trung bình (tuổi). Tỷ lệ số người bị các bệnh về đường hô hấp. Tỷ lệ số người bị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh da liễu, đau mắt. Tỷ lệ số người chết vì bệnh ung thư trong năm trên nghìn dân (1/1000). Tỷ lệ số người đến khám bệnh ở các cơ sở y tế các cấp trong năm trên nghìn dân (1/1000). 4.1.2. Phương pháp xây dựng một khu dân cư hài hòa với thiên nhiên xung quanh Quy mô dân số và phát triển kinh tế xã hội của khu dân cư được giữ ở mức phù hợp với khả năng “chịu tải” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động của con người trong khu dân cư thải ra ít chất thải nhất, các chất thải được quay vòng sử dụng, tái sử dụng được thu gom và xử lý hoàn toàn đúng kỹ thuật vệ sinh. Có cơ sở hạ tầng tốt, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường, thí dụ như mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, điện, thông tin, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, mạng lưới dịch vụ y tế, giữ gìn vệ sinh công cộng, môi trường khu dân cư trong sạch. Quy hoạch sử dụng đất đa dạng và phân bố hợp lý để con người có thể giảm bớt việc đi lại bằng xe cơ giới, giảm bớt ô tô tư nhân, tăng cường hệ thống giao thông công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bộ và đi xe đạp. Hệ thống cây xanh phải được bố trí hài hòa, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường KDC. Đất cây xanh sử dụng chung trong đất dân dụng gồm có: công viên, vườn hoa nhỏ, Đất cây xanh sử dụng chung ngoài đất dân dụng gồm có: công viên rừng, khu nghỉ ngơi, Đất cây xanh sử dụng trong đất dân dụng gồm có: cây xanh trong khuôn viên nhà ở, trường học, công trình thể thao, Đất cây xanh chuyên dụng sử dụng trong đất dân dụng gồm có: cây xanh trên các đường nội bộ, di tích lịch sử, Để đảm bảo phát triển hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh, hệ thống cây xanh trong khu dân cư phải đảm bảo: Phân bố tương đốâi đồng đều trong đất dân dụng, trong các khu và tiểu khu nhà ở, trong trung tâm công cộng, trồng nhiều cây xanh cho đất công nghiệp, đất giao thông và công trình phục vụ cộng đồng. Gắn liền cây xanh trồng mới với hệ sinh thái thực vật ngoài khu bằng các yếu tố liên kết như các con đường ven các thủy hệ, xây dựng các tuyến đường dạo mát có cây xanh. Đưa cây xanh vào tổng thể những biện pháp để hình thành cảnh quan xanh khi xây dựng khu dân cư, cải tạo địa hình, hoàn thiện thiết bị, Khi thiết lập hệ thống cây xanh phải chú ý đến những điều kiện khí hậu của địa phương, điều kiện cảnh quan thiên nhiên, quy mô, đặc điểm kinh tế và mục đích quy hoạch khu dân cư. Khi mở rộng chu vi của khu dân cư phải chú ý giữ gìn, khôi phục và sử dụng hợp lý cảnh quan thiên nhiên quý giá và đưa nó vào cơ cấu quy hoạch, quy định chế độ bảo vệ và cải tạo các cảnh quan quý giá. Những mảng rừng cây tiếp giáp với đất dân dụng của khu dân cư cần được quy hoạch thành các công viên rừng. 4.1.3. Phương pháp xây dựng một khu dân cư sinh thái 4.1.3.1. Đề xuất tiêu chí quy hoạch khu dân cư sinh thái Các tiêu chí quy hoạch khu dân cư sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp [ truy cập ngày 18/08/2006 ]. Về kiến trúc, các công trình trong khu dân cư sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh. Sự đa dạng sinh học của khu dân cư phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí. Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi khu dân cư hoặc các vùng lân cận. Công nghiệp của khu dân cư sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa. Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp. Trong quá trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có những biện pháp phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng sinh học, sử dụng các nguồn thiên nhiên có thể tái tạo được (mặt trời, gió), giảm tiêu thụ năng lượng, tránh lãng phí và tái sinh phế thải. Thực tế mô hình nhà ở "vườn, ao, chuồng" của Việt Nam chính là một không gian cư trú sinh thái có chu trình sinh thái khép kín cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt gia đình. Mô hình này chưa thành công vì nhiều yếu tố khách quan, song một phần do áp dụng một cách cứng nhắc vào các điều kiện thực tế khác nhau trên các khu vực địa lý khác nhau. Theo nhật báo Le Monde của Pháp ngày 16 tháng 4 năm 2006 thì Trung Quốc có tham vọng xây dựng thành phố Dongtan thành đô thị sinh thái đầu tiên trên thế giới trong kế hoạch xây dựng 400 đô thị mới đến năm 2020. Đây sẽ là một thành phố "xanh" thử nghiệm, tái sinh nước và năng lượng, qui mô đến năm 2040 sẽ là 500.000 dân. Thành phố này nằm giữa biển, ở cực Đông của Chongming, không có một toà nhà nào cao quá tám tầng. Mái của các tòa nhà được che phủ bằng các bãi cỏ và cây xanh để điều nhiệt và để tái sinh nước [ 18/08/2006 ]. 4.1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng [12] Về nguyên tắc xây dựng khu dân cư sinh thái có nhiều tổ chức ở những góc độ khác nhau sẽ đưa ra tiêu chí khác nhau như tổ chức “Urban Ecology”, tổ chức y tế Thế giới (WHO). Trong đó, tại hội nghị của tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1998 đã đề ra nguyên tắc chính để xây dựng khu dân cư sinh thái như sau: Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên. Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, sử dụng các chức năng hiện có của khu dân cư cũng như hoạt động của con người. Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ sinh thái khu dân cư được khép kín và cân bằng. Đảm bảo sự gia tăng dân số của khu dân cư, tiềm năng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên được cân bằng tối ưu. Để hiểu rõ 4 nguyên tắc trên thì các nhà quản lý đã đưa ra 12 tiêu chí để xây dựng các khu dân cư sinh thái như sau: Có mật độ cây xanh cao, diện tích cây xanh trên đầu người là 12 – 15m2. Có các vành đai xanh xung quanh hoặc ít nhất vào những hướng gió chính. Giữa các khu vực hoạt động sản xuất công nghiệp, các trục lộ giao thông cũng cần có cây xanh. Cố gắng tạo và giữ đa dạng sinh học. Giữ cân bằng sinh thái trong thời gian dài và lập cân bằng sinh thái nhân tạo bằng vườn hoa, công viên. Đảm bảo nước cấp đủ cho sinh hoạt 150 – 200 lít/người/ngày, và nước cung cấp cho sản xuất. Nước thải vào hệ thống cống rãnh chung hoặc kênh rạch khi đã được xử lý đảm bảo mức an toàn. Toàn khu không bị ngập lụt cả khi có mưa lũ hay triều cường. Nước thải ra từ khu dân cư không gây ô nhiễm hạ lưu, có hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng nhau. Hệ thống giao thông và số lượng phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn và mật độ trên số dân. Bảo vệ môi trường đất không cho chất thải lấn vào, sử dụng quỹ đất thích hợp. Bảo đảm tiểu khí hậu và khí hậu vùng hài hòa, ít biến động, ít có hiện tượng đảo nhiệt trong bầu không khí, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không quá lớn. Bảo đảm mật độ dân số không cao, hợp với năng lực tải của KDC, giảm mức tăng dân số cơ học và tự nhiên. Môi trường không khí không vượt quá mức ô nhiễm cho phép. Diện tích mặt nước (hồ, ao, sông) cân đối với dân số, tạo cảnh quan và khí hậu mát mẻ. Có bãi rác hợp lý, vệ sinh, xử lý khoa học. Có hệ thống nhà vệ sinh công cộng bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan và tiện lợi. 4.1.4. Phương pháp xây dựng một khu dân cư bền vững 4.1.4.1. Các quan điểm khác nhau về một khu dân cư bền vững Nhiều nhà khoa học dưới sự chi phối bởi lĩnh vực hoạt động của mình nên đã đưa ra các tiêu chuẩn để phát triển các khu dân cư hay đô thị bền vững khác nhau. Theo các nhà sinh thái Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên vật liệu và mặt bằng; Bảo tồn địa hình, địa mạo tự nhiên; Tránh xây dựng các thành phố trong thung lũng vì đất ở đây phì nhiêu và dễ lở; Bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị; Khuyến khích tiết kiệm nước; Hạn chế các phương tiện di chuyển bằng động cơ; Tái sinh vật liệu phế thải. Theo các nhà kinh tế thì phát triển bền vững có 4 tiêu chí: Đảm bảo khả năng cạnh tranh của thành phố; Đảm bảo cuộc sống cư dân tốt hơn; Nền tài chính lành mạnh; Quản lý đô thị tốt. Các nhà nghiên cứu và quản lý chú trọng đến Giải quyết hài hòa giữa nông thôn và đô thị; Sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quản lý. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hiên nêu ra những kinh nghiệm xây dựng đô thị theo yêu cầu phát triển bền vững dựa trên kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức Đánh giá đô thị dựa trên chỉ tiêu cuộc sống; Phát triển đô thị gắn chặt với phân vùng; Thành phần tham gia vào quy hoạch đô thị không chỉ có chính quyền, mà còn có người tiêu dùng, dịch vụ, nhà doanh nghiệp và đại diện các tổ chức xã hội; Chức năng của đô thị có tính toàn diện về kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa. Tương lai Kinh tế Quá khứ Môi trường XÃ HỘI Qua các tiêu chí trên ta có thể đưa ra các tiêu chí chung để xây dựng KDC hay đô thị phát triển bền vững như sau: 4.1.4.2. Phát triển các thành phần của khu dân cư, đô thị theo hướng bền vững Phát triển bền vững kinh tế theo hướng bảo vệ môi trường Phát triển bền vững về kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế một cách ổn định với cơ cấu kinh tề hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân, tránh sự suy thoái hoặc đình trệ về kinh tế trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau và tránh làm cạn kiệt, suy thoái các nguồn tái nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Ở cấp độ đô thị, Phát triển bền vững về kinh tế được thể hiện qua những đặc trưng cơ bản sau: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người phải tăng đều ở mức cao, lạm phát thấp. Từ đó, đảm bảo sự tăng trưởng nhanh về kinh tế để giảm bớt nghèo đói (nguyên nhân của sự hủy hoại tài nguyên và môi trường). Nông nghiệp sinh thái: thoạt nhìn thì các hoạt động nông nghiệp không có liên quan mấy đến các đô thị. Tuy nhiên đô thị càng phát triển, càng mở rộng thì mức độ lệ thuộc và ảnh hưởng của nó vào càng vùng nông thôn phụ cân càng lớn. Đô thị là trung tâm tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa từ nông nghiệp, đồng thời chất thải của đô thị không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị mà còn có khả năng ảnh hưởng lan tỏa đến các vùng nông nghiệp phụ cận. Ngược lại, các hoạt động nông nghiệp cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cư dân đô thị và kể cả chất lượng môi trường đô thị. Hơn nữa, ngay trong địa bàn đô thị ít nhiều vẫn tồn tại một số lĩnh vực hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, trồng rau, Do đó, tính tất yếu của quá trình đô thị hóa là không thể tách rời hay độc lập với các hoạt động nông nghiệp, ít ra từ góc độ cung cấp lương thực, thực phẩm. Một đô thị phát triển bền vững cần phải được gắn bó chặt chẽ với một nền nông nghiệp sinh thái. Đó là nền nông nghịep phải hướng vào việc phát triển sản xuất các nông sản và thực phẩm trên cơ sở bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cùng với những thành tựu của công nghiệp và của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hóa sạch: Quy hoạch phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ và thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực và chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải công nghiệp ngay tại nguồn. Các ngành phi công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh. Phát triển kinh tế cần thu được 3 loại hiệu quả kinh tế sau: Hiệu quả sản xuất: tức sản phẩm được sản xuất với giá thành thấp. Hiệu quả phân bố tài nguyên: tức là tài nguyên được phân bố có hiệu quả cho sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ mà xã hội yêu cầu. Hiệu quả phân phối: tức sản phẩm được phân phối sao cho người tiêu dùng với thu nhập sẵn có của họ và với giá thị trường đã được xác lập, không thể chi tiêu với mức hữu dụng cao hơn. Phát triển bền vững xã hội theo hướng bảo vệ môi trường Xã hội được xây dựng và phát triển theo hướng: Đáp ứng được tiêu chuẩn 4 không: không nghèo đói, không thất nghiệp, không mù chữ, không có tệ nạn xã hội. Giảm dần và tiến tới loại trừ tình trạng nghèo đói và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các tấng lớp và các nhóm xã hội. Nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội chất lượng cao (y tế, giáo dục, ) Duy trì và phát huy được tính đa dạng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần. Tất cả mọi hướng phát triển đó đều phải dựa trên nền tảng của việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong lành. Phát triển bền vững về môi trường Phát triển KDC bền vững về môi trường cần áp dụng những tiêu chí sau: Quy hoạch phát triển dân số và phát triển kinh tế – xã hội của KDC phù hợp với “chức năng môi trường”, phù hợp với “khả năng chịu tải” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Quy hoạch và sử dụng đất trong KDC phù hợp với phân khu từng chức năng và phân khu môi trường. Mọi hoạt động của KDC thải ra ít chất thải nhất, các chất thải được quay vòng sử dụng, tái sử dụng, được thu gom và xử lý hoàn toàn đúng kỹ thuật vệ sinh môi trường. Bảo đảm tất cả nồng độ các chất ô nhiễm môi trường xung quanh đều đạt tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe cộng đồng đựơc bảo vệ tốt. Bảo đảm các hệ sinh thái KDC phát triển hài hòa và cân bằng, đặc biệt là sự hài hòa phát triển giữa con người và hệ sinh thái thực vật, cây xanh, hệ sinh thái động vật tự nhiên. KDC phải có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, đáp ứng nhu cầu tiện nghi cuộc sống của người dân và môi trường ngày càng cao như: là mạng lưới giao thông, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, hệ thống mạng lưới y tế, giáo dục và dịch vụ cộng đồng. Giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở, vấn đề “xóm liều”, “xóm bụi”. Kiến trúc công trình trong KDC được thiết kế và xây dựng với mô hình gắn bó, hài hòa với môi trường thiên nhiên, tận dụng các giải pháp tự nhiên để cải thiện môi trường vi khí hậu bên trong và xung quanh công trình, tiết kiệm vật liệu trong quá trình xây dựng và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng. Người dân phải có ý thức và thực hiện cách sống “thân thiện” với môi trường, tự giác giữ gìn vệ sinh KDC, tự giác tham gia tích cực vào mọi hoạt động bảo vệ môi trường của KDC, thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. 4.2. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN MÔ HÌNH QUẢN LÝ PHÙ HỢP HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU DÂN CƯ TRONG ĐIỀU KIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG Hiện nay, hầu hết các mô hình nghiên cứu đều tập trung vào các đô thị cụ thể trong khi chưa áp dụng vào các khu dân cư trong đô thị. Hơn thế nữa, đa số các đô thị nằm trong các dự án cải thiện môi trường đều đã có sẵn một lợi thế nào đó, như tác giả đã nêu ở phần ứng dụng các mô hình đô thị ở trên tại Việt Nam, phần lớn là các đô thị như Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, các đô thị này hoặc là có lợi thế về mảng xanh, hoặc là sông nước Vì vậy, việc lựa chọn mô hình quản lý cho khu dân cư chưa có một lợi thế sẵn có nào là một vấn đề khó hiện nay trong điều kiện tỉnh Bình Dương đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải chọn mô hình sao cho phù hợp và khả thi đối với tình hình nước cấp, nước thải và rác thải, điều kiện môi trường, khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và tình hình kinh tế – xã hội của khu vực và các vùng lận cận cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Nhìn chung, các mô hình quản lý đưa ra cần phải đơn giản, đảm bảo khả năng phù hợp với trình độ dân trí và mức độ kinh tế của họ. Theo tác giả phải xây dựng một khu dân cư xanh cũng như một đô thị xanh thu nhỏ trước đã, vì qua việc đi khảo sát thực tế tác giả nhận thấy trong các khu dân cư ở Bình Dương rất thiếu cây xanh ven đường, đa phần là những bãi đất trống chỉ toàn là cỏ dại, và hơn nữa là thiếu công viên. Để xây dựng một khu dân cư phát triển bền vững, chúng ta cần phải thực hiện từng bước một, tác giả xin đưa ra một số tiêu chí chung như sau: Trước hết phải đảm bảo không gian xanh. Nó bao gồm cả ba yếu tố: vành đai xanh, mảng xanh trong khu dân cư và các mặt nước xanh. Vành đai xanh là dải đệm với diện tích đủ rộng bao quanh khu dân cư, luôn được duy trì ở trạng thái tự nhiên. Nhờ đó, cư dân được tiếp nhận không khí trong lành. Mảng xanh khu dân cư là yếu tố quan trọng và cần thiết. Cây xanh được ví như lá phổi vì nó có nhiều chức năng quan trọng như điều hòa khí hậu, thanh lọc các chất ô nhiễm không khí, làm giảm bớt tiếng ồn, tạo cảnh quan môi trường, là nơi di trú gần như duy nhất còn sót lại cho các giống loài tự nhiên. Mặt nước xanh là một thành phần không gian xanh quan trọng của các khu dân cư, đô thị. Những cái hồ nhỏ trong khu dân cư sẽ là khoảng thở thoáng đãng cho mọi người. Phải có những con đường sạch. Với tiêu chí này đòi hỏi khu dân cư phải loại bỏ rác, cát, bụi bằng các biện pháp và kỹ thuật thích hợp. Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và rác thải phải đủ sức giải quyết các vấn đề chất thải trong khu dân cư. Bảo đảm mật độ dân số không cao, hợp với năng lực tải của khu dân cư. Có hệ thống nhà vệ sinh công cộng bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan và tiện lợi. 4.3. ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ CHO MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÁC KHU DÂN CƯ TRONG ĐIỀU KIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG Tiêu chí về không gian xanh Các khu dân cư ở Bình Dương phần lớn vừa mới quy hoạch có thểø xây dựng thêm các công viên trong khu dân cư, tại các trục đường chính cần trồng thêm cây xanh. Trong công viên có thể xây dựng các hồ nước nhỏ nhân tạo như hòn non bộ, bồn phun nước để khu dân cư có thêm chút mặt nước xanh. Hiện nay tại các KDC đất trống còn khá nhiều thì việc tạo không gian xanh là việc làm cần thiết và thực sự cấp bách, diện tích cây xanh trên đầu người tối thiểu phải đạt 6 ÷ 7m2/người. Tiêu chí về môi trường Rác thải Vấn đề thu gom rác ở mỗi hộ gia đình, các cơ quan và tổ chức Mỗi hộ dân đều phải có thùng đựng rác. Phế liệu được thu gom riêng, phần rác còn lại được cho vào túi nylon, tập trung vào thùng rác công cộng, để trước nhà hoặc giao cho các công nhân vệ sinh theo giờ quy định. Các công nhân vệ sinh phải đảm bảo lấy rác đúng thời gian quy định, không để tồn lâu quá 2 ngày. Rác thải từ các công trình xây dựng phải có nơi chứa riêng không được đổ ra đường phố, vỉa hè ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Các cơ sở sản xuất khi thu gom vận chuyển và xử lý rác thải, phải tuân thủ đúng quy định trong luật bảo vệ môi trường, các giải pháp về thu gom, phân loại và xử lý rác phải được các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường phê duyệt. Biện pháp xử lý chất thải rắn tại các KDC ở Bình Dương hiện nay chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiên chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn nào ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường mà chỉ là những bãi đổ rác lộ thiên không được chèn lót kỹ[ Báo cáo tại hội thảo “Kinh tế chất thải và phát triển bền vững” của TS. Lưu Đức Hải, Hà Nội 29/8/2000. ]. Vị trí chôn lấp chất thải hiện thời chưa được thiết kế thích hợp,hầu hết các bãi đều nằm cách khu dân cư từ 200 ÷ 500m, do đó không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Như đã nêu ở chương 2 trong bài báo của tác giả Đ.Nam thì bãi rác cách 1000m trong KDC đã là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều người, tác giả đồ án thiết nghĩ mỗi KDC cần phải có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và không được ở gần KDC, mà phải đặt ở vùng ngoại thành, nơi dân cư ít tập trung. Nước cấp sinh hoạt Đảm bảo nước cấp đủ cho sinh hoạt 100 – 120 l/người÷ngày, đó là định mức cấp nước cho các vùng thành thị ở Việt Nam[ “Cẩm nang cấp nước sinh hoạt nông thôn” của Th.S Lê Anh Tuấn ]. Tiêu chuẩn dùng nước cho từng đầu người thường tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của từng vùng và điều kiện cấp nước. Mức sử dụng nước trong gia đình cho các yêu cầu tiêu thụ thường biến động khá lớn do mức sống, điều kiện khí hậu, tập quán, khác nhau. Phải trên 90% người dân trong khu dân cư được dùng nước sạch. Đối với các hộ sử dụng giếng khoan phải có kiểm nghiệm chất lượng nước tại cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa vào sử dụng. Phải đạt tiêu chuẩn nước uống thông qua các chỉ tiêu hóa học (1329/2002/BYT/QĐ): pH: 6.5÷8.5 Fetc: <0.5 (mg/l) NO2-: <3 (mg/l) NO3-: <50 (mg/l) NH4+: <1.5 (mg/l) Cl-: <250 (mg/l) SO42-: <250 (mg/l) Độ cứng tổng cộng: <300 (mgCaCO3/l) Nước thải sinh hoạt Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho nước thải sinh hoạt tại khu vực dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, phần lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương các KDC chưa có hệ thống xử lý do kinh phí của địa phương chưa cho phép. Sau đây là thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép của nước thải sinh hoạt trong KDC: pH: 5÷9 BOD: 30 (mg/l) Chất rắn lơ lửng: 50 (mg/l) Chất rắn lắng được: 0.5 (mg/l) Tổng chất rắn hòa tan: 500 (mg/l) Sunfua (theo H2S): 1.0 (mg/l) NO3-: 30 (mg/l) Dầu mỡ(thực phẩm): 20 (mg/l) PO43-: 6 (mg/l) Tổng coliform: 1000 (MPN/100ml) Mức ồn tối đa cho phép của khu dân cư Từ 6h đến 18h : 75dBA Từ 18h đến 23h : 70 dBA Từ 23h đến 6h : 50 dBA Nói tóm lại, trong khu vực dân cư, khu công cộng thì ngưỡng ồn không được vượt quá 75dBA. Mọi hoạt động thương mại, dịch vụ,hoặc sản xuất không được gây ra tiếng ồn vượt mức cho phép tương ứng. Nếu mức ồn nền ở khu vực này vượt quá các giá trị giới hạn nêu trên thì mọi hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất ở đó cũng không được gây ra mức ồn tổng cao hơn mức ồ nền đã có. Tóm lại, những tiêu chí tác giả nêu ra để đạt đến một khu dân cư xanh, sạch, đẹp là có thể làm được trong điều kiện các khu dân cư ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các tiêu chí này có thể nói là đơn giản, chỉ cần sự cố gắng của chính quyền mỗi địa phương trong công tác quản lý môi trường và một phần ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống của họ. Chính vì vậy, như đã nói ở trên chúng ta phải đi từng bước mới có thể tiến đến phát triển lâu dài cũng như bền vững, không thể nào ngay tức khắc có thể đưa ra một mô hình quản lý dân cư theo hướng phát triển bền vững mà không đi vào thực tế, trên lý thuyết chúng ta có thể thấy khá đơn giản khi đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn nhưng thực tế hiện nay ý thức của người dân hay cụ thể hơn là các cấp chính quyền vẫn còn thờ ơ hay chính xác là chưa quan tâm lắm đến vấn đề môi trường của địa phương mình, hoặc giả là có quan tâm nhưng lại không có kinh phí thì cũng không làm được gì. Thay cho lời kết của phần này để chuyển sang phần sau, tác giả xin nói là vấn đề đặt ra tiêu chí để có thể xây dựng và quản lý khu dân cư là việc đương nhiên nhưng quan trọng vẫn là ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường là chính. Chính phủ (Các biện pháp kiểm soát - hướng dẫn) Thị trường (Các biện pháp kinh tế mang tính thị trường) Cộng đồng (Các biện pháp phổ biến thông tin) Thành phần gây ô nhiễm Do vậy, tác giả đề xuất mô hình “tam giác” trong quản lý môi trường khu dân cư như sau: [16] Hình 10. Mô hình quản lý bảo vệ môi trường theo kiểu “tam giác” Mô hình “tam giác” được đề xuất là cơ sở cho việc huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường thông qua phổ biến thông tin môi trường. Ngày nay, cùng với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng đang dần chuyển từ mô hình quản lý truyền thống theo kiểu “chỉ thị ÷ thực thi” với việc kết hợp các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, luật định) với các biện pháp kinh tế (như các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo kiểu “tam giác” với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý bảo vệ môi trường. Trong mô hình quản lý môi trường mới này, như được mô tả ở hình 10, cả 3 thành phần cơ bản là (1) các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, (2) thị trường và (3) cộng đồng đều được huy động để tham gia một cách tích cực và hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó: Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo vệ môi trường, đưa ra các quyết định quản lý dựa vào việc áp dụng các biện pháp kinh tế, và củng cố các hoạt động nhằm thực thi hiệu quả hệ thống các văn bản pháp luật liên quan; Thị trường với chức năng tạo nên những cơ chế hoạt động kinh doanh, tiếp thị sẽ giúp tạo những ảnh hưởng tích cực nhằm làm thay đổi hành vi của người dân cũng như của các đơn vị sản xuất hay những thành phần kinh tế khác gây ô nhiễm thông qua tất cả các hoạt động như sản xuất, tiêu dùng và đầu tư; Cộng đồng có vai trò tích cực trong việc cùng tham gia và hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm. Một vấn đề cần chú ý là mô hình này chỉ có thể vận hành được và hoạt động có hiệu quả nếu như “thông tin về môi trường” được chia sẻ và trao đổi một cách thông suốt giữa 3 thành phần chủ chốt nêu trên. Trong mô hình quản lý mới này, một mối quan hệ tương hỗ có tác động qua lại được hình thành giữa 3 thành phần cơ bản: các cơ quan quản lý của Chính phủ, thị trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi và giao lưu thông tin. Đối với các nhà quản lý môi trường, thông tin thực sự cần thiết để họ có thể thu nhận và hiểu được những tác động của các cơ chế quản lý mà họ áp dụng. Thông tin chính xác và phong phú thật sự là yếu tố cần thiết và hữu dụng đối với các cơ quan quản lý để họ có thể đưa ra các quyết định chính sách một cách hợp lý, chính xác và có căn cứ khoa học. Thông tin cũng thực sự cần thiết đối với thị trường để có thể điều tiết hiệu quả hành vi của các nhà sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường. Hơn thế nữa, thông tin cũng còn là biện pháp hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể xác định và giám sát các hành vi của các đối tượng liên quan nhằm gây áp lực bắt họ phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường. Nếu đứng trên phương diện quản lý thì mô hình “tam giác” này thực sự là sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các biện pháp quản lý khác nhau, đó là: Kiểm soát và mệnh lệnh thông qua hệ thống các văn bản pháp luật của Chính phủ Áp dụng các biện pháp kinh tế thông qua thị trường Phổ biến thông tin cho cộng đồng để thu hút sự tham gia của họ trong các hoạt động bảo vệ môi trường Tuy nhiên mô hình này vẫn còn khá mới mẽ và chưa áp dụng rộng rãi tại các địa phương, chỉ bước đầu thực hiện tại một số thành phố lớn nhưng vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Cũng chính vì lý do đó, tác giả đồ án xin đề xuất mô hình quản lý KDC với sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng thông qua việc nâng cao ý thức của mỗi người dân, hơn nữa là nên đưa vào môi trường học đường – nơi mà các em dễ tiếp thu nhận thức về nghĩa vụ bảøo vệ môi trường sống xung quanh. Không chỉ cộng đồng được nâng cao nhận thức mà các cơ quan nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Sau khi đề xuất mô hình, tác giả đưa ra một số giải pháp để có thể thực hiện được mô hình vừa đề xuất. 4.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO KHU DÂN Công nghệ Kinh tế Quản lý Nhà nước Giáo dục CƯ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN [17,18] Hình 11. Mô hình quản lý môi trường hướng tới sự phát triển bền vững cho khu dân cư 4.4.1. Giải pháp kinh tế Ngày nay, giải pháp kinh tế được xem vấn đề không kém quan trọng trong việc BVMT, nó được áp dụng trong lĩnh vực môi trường và được thực hiện rộng rãi tại các quốc gia phát triển. Việc lựa chọn các công cụ kinh tế phải phù hợp với mục tiêu chính sách pháp luật của từng nơi và đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP – polluter pays principle). Ơû Việt Nam, việc sử dụng các công cụ kinh tế bao gồm: các chính sách khuyến khích dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm vào bảo vệ môi trường, một số lệ phí trong lĩnh vực môi trường như lệ phí vệ sinh, cấp phép môi trường, xử phạt khen thưởng, với mục đích: Làm thay đổi hành vi của đối tượng thu phí đối với môi trường. Có nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý, xử lý chất thải. Một số các giải pháp kinh tế được đề xuất bao gồm: Khuyến khích các cơ sở tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường theo các quy định trong Nghị định số 10/1998/NĐ – CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ. Chính quyền địa phương cần có biện pháp khuyến khích, giảm thuế hoặc cho vay ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất, các loại hình tư nhân tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực như: thu gom, xử lý rác thải, tái chế và thu hồi phế liệu. Cải tiến cách thu lệ phí vệ sinh để tránh tình trạng thất thoát. Giải pháp tốt nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty CTCC, cộng đồng và tổ dân phố. Công ty sẽ trích lại một phần kinh phí trong phần phí để lại theo quy định để bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia thu phí. Ngoài ra, cần có các giải pháp hỗ trợ khác về quản lý, kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục nhằm tăng mức thu và giảm các chi phí giải quyết rác do Nhà nước bao cấp. Phải tiến hành xử phạt trong các trường hợp sau: Đổ rác, vứt rác, vứt rác súc vật ra đường phố, ra sông rạch, ao hồ, nơi công cộng gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Vận chuyển và xử lý rác thải không theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và dân cư xung quanh. Công ty CTCC để tồn đọng rác hữu cơ quá 2 ngày tại các hộ dân, trên tuyến đường thu gom hoặc để rác thải, bùn cống rãnh tràn ra đường phố làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan và trật tự an toàn giao thông trong KDC. 4.4.2. Giải pháp công nghệ Khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải, phế liệu. Ưu tiên tập trung cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và các mặt hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, giải trí của các tầng lớp nhân dân. Chú trọng đổi mới sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, chú trọng tiêu chuẩn thân thiện với môi trường để nâng cao chất lượng tiêu dùng và hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đối với cơ sở sản xuất, nhà máy cũ: cần đầu tư theo chiều sâu, không mở rộng quy mô và diện tích, khuyến khích đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phân loại và vận chuyển rác thải Nhanh chóng tạo thói quen cho người dân phân loại rác từ nguồn: trước mắt phân thành 2 loại rác: rác tái chế được (bao gồm: sắt, giấy, thủy tinh, nhôm, nhựa, ) và rác không tái chế (rác hữu cơ, xà bần, ). Thời gian tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải phải diễn ra vào lúc ít người và ít các loại phương tiện lưu thông trên đường. Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường bởi các nguồn rác cố định và di động bằng cách đổi mới kết cấu bô rác, tuyển chọn các phương tiện thu gom vận chuyển theo hứơng tiêu chuẩn hóa sao cho đạt hiệu quả vệ sinh nhất và đồng thời có tính khả thi về đầu tư kinh phí. Tích cực khuyến khích người dân áp dụng bể tự hoại 3 ngăn và bể xử lý hoàn chỉnh để xử lý cục bộ nước thải tại từng gia đình. Do việc xử lý nước thải sinh hoạt quy mô gia đình bằng bể tự hoại đạt hiệu quả rất thấp, vì vậy cần nghiên cứu từng bước thay bằng các bộ xử lý có hiệu quả cao hơn. Một trong các mô hình có thể áp dụng tại Việt Nam là bộ xử lý theo kiểu Yokaso của Nhật Bản. Đây là mô hình xử lý nứơc thải sinh hoạt rất hiệu quả, giá thành chấp nhận được, đã áp dụng thành công tại Nhật Bản và đây cũng cũng là xu thế hiện nay của Thế giới. Hiệu quả xử lý bằng bể này khá cao, nước thải sau khi qua bể xử lý có thành phần còn lại như sau: BOD còn lại: 20 (mg/l) SS còn lại: 30 ÷ 40 (mg/l) Thời gian lắng cặn: 1 ÷ 1,5 năm Bảng 22. Chất lượng nước thải sau khi xử lý của các loại công trình Các chỉ tiêu Nồng độ bẩn ban đầu Bể tự hoại 3 ngăn Bể xử lý hoàn chỉnh Nồng độ sau xử lý (mg/l) Hiệu quả xử lý (%) Nồng độ sau xử lý (mg/l) Hiệu quả xử lý (%) SS 250÷300 75÷90 70 30÷40 88 BOD5 120÷170 42÷60 65 20÷25 85 (nguồn Luận văn Thạc sĩ của Th.S Cao Phương Nam – 1998) So sánh nước thải sau khi xử lý của bể xử lý hoàn chỉnh và bể tự hoại ta thấy hiệu quả chênh lệch khá cao, như đã nói ở trên loại bể này có giá thành không cao lắm, mức giá có thể vừa túi tiền người dân, nếu loại bể này được đa số người dân sử dụng thì sẽ đỡ tốn rất nhiều kinh phí trong việc xử lý nước thải sinh hoạt của các khu vực dân cư nói chung, trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng. 4.4.3. Giải pháp quản lý nhà nước Thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số nhất là sự gia tăng cơ học. Tập trung nổ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho người lao động. Đồng thời đẩy mạnh và bảo vệ vững chắc vấn đề nhân quyền và công bằng xã hội. Phải có kế hoạch bảo tồn mặt nước trong KDC và nhanh chóng phát triển cây xanh, phủ xanh các thành phố, đạt tiêu chuẩn diện tích cây xanh khoảng 6 ÷ 7m2/người. Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị, bảo đảm 100% cư dân được cấp nước máy; cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước để giải quyết triệt để vấn đề úng ngập trong mùa mưa; xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý triệt để nước thải sinh hoạt KDC. Tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại, bảo đảm thu gom 100% rác thải. Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị. Đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu hủy chất thải rắn theo đúng phương thức hợp vệ sinh. Cải tạo hệ thống giao thông, đặc biệt là các nút giao thông để giảm thiểu tai nạn và tắt nghẽn giao thông, phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe ô tô cá nhân và xe gắn máy, kiểm soát chặt chẽ chất lượng xe về mặt môi trường để giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn do giao thông gây ra. Ưu tiên đầu tư xây dựng nhà ở cho người nghèo ở KDC, xóa bỏ các “xóm liều”, “xóm bụi”. Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý xây dựng, giao thông, nước, thông tin, trong việc xây dựng, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật KDC để tránh tình trạng nay lấp mai đào đường, vừa lãng phí tiền của, vừa làm cho đường sá luôn bẩn thỉu, bụi bặm, giữ gìn vệ sinh đường phố. 4.4.4. Giải pháp giáo dục Giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong KDC. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua các hội nghị và hội thảo về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững cho các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của Tỉnh và Thành phố. Phổ biến các phương tiện truyền thông về các đặc tính phát thải chất ô nhiễm môi trường từ công nghiệp, giao thông, xây dựng, dịch vụ, và các mối đe dọa đối với sức khỏe và môi trường thiên nhiên. Phổ biến các chương trình quần chúng về các vấn đề kỹ thuật phát thải ô nhiễm của xe cộ, các chế độ bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu, các chế độ sử dụng xe để biết cách giảm thiểu các mức phát thải ô nhiễm của phương tiện giao thông. Phổ biến kiến thức về tác hại của các khí thải độc hại từ đốt than và đốt dầu đối với sức khỏe cộng đồng và thiết bị dùng trong nhà. Tổ chức phát triển phong trào vệ sinh đường phố, không vứt chất bẩn ra đường, quét dọn vỉa hè sạch đẹp, tự giác tham gia thu gom và phân loại chất thải tại nguồn. Huy động toàn dân tham gia bằng nhân lực và tài lực của mình thực hiện các chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh và vệ sinh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huy động nhân dân tham gia trồng cây, bảo tồn đa dạng sinh học. Huy động cộng đồng có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế – xã hội và tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong KDC. Vận động nhân dân tự nguyện tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Trong quá trình đô thị hóa, phát triển đất nước, các khái niệm “phát triển bền vững”, “đô thị bền vững”, “KDC bền vững” là những khái niệm tương đối mới đối với nước ta. Để biến nó thành hiện thực thật sự là một thách thức. Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm từ một số nước phát triển như Úc, Nhật, Singapore, Bên cạnh đó, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cần phải đầu tư thúc đẩy mạnh bởi đây chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình đô thị hóa theo hướng phát triển đô thị bền vững nói chung và KDC bền vững nói riêng. Mọi người cần phải ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với môi trường thiên nhiên (đất, nước, không khí, ) cũng như môi trường nhân tạo (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường nhân văn, nền văn hóa, tôn giáo, ) nhằm đảm bảo cuộc sống văn minh lâu dài. 5.2. KIẾN NGHỊ Việc cải thiện môi trường khu vực sinh sống trở nên bức thiết trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng và chất lượng môi trường ở nhiều địa phương đang biến đổi theo chiều hướng xấu. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp và kéo dài. Để đạt được hiệu quả mong muốn từ quá trình xây dựng các khu dân cư tập trung có điều kiện môi trường sống chấp nhận được tác giả đồ án kiến nghị một số việc cần sớm thực hiện sau đây: Phải tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục của các nhà quản lý và chính quyền địa phương để nâng cao hiểu biết của họ về tầm quan trọng của môi trường sống. Tất cả mọi người phải tuân theo các nguyên tắc xả thải rác thải, nước thải sinh hoạt của công ty môi trường và vệ sinh đô thị. Các công ty này cũng nên có những biện pháp tốt hơn trong việc thu gom chất thải từ các hộ gia đình (dùng xe ép rác, thu gom rác vào lúc đường phố ít người, tránh thu gom vào giờ cao điểm, thực hiện các chính sách khen thưởng hay phạt, đền bù đối với các hành động bảo vệ môi trường hay cố ý gây ô nhiễõm môi trường). Đối với các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp, các bệnh viện, trường học, cơ quan, phải có hệ thống xử lý khí thải, nước thải, rác thải đạt tiêu chuẩn. Các cơ sở nên áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm tiên tiến của khoa học. Nếu cơ sở nào gây ô nhiễm nặng cần phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế, có thể di dời các cơ sở này ra khỏi khu vực dân cư. Bên cạnh xử phạt, đền bù, di dời cũng cần phải có các chính sách khuyến khích hỗ trợ về các phương diện như vốn, kinh phí cho việc lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở thông qua việc cho vay với lãi suất thấp. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ô tô con cá nhân (vì đây là nguyên nhân làm tắc nghẽn giao thông dẫn đến ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng thêm). Khuyến khích, phát triển các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, , các loại xe buýt cũng phải có chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn phát thải. Hướng vào việc tổ chức trồng và chăm sóc cây xanh ở tất cả những nơi nào có thể, quy hoạch phát triển vành đai xanh, bãi cỏ, vườn hoa, công viên làm cho KDC ngày càng xanh và đẹp hơn. Tạo môi trường cư trú cho động vật, đặc biệt là nơi sinh cư cho các loài chim. Phát động phong trào bảo vệ môi trường như: phong trào trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong khu vực dân cư, trong cơ quan, trường học, hộ gia đình, nhằm huy động mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia, tổ chức quảng bá rộng rãi các mô hình tiên tiến bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN_UYEN_KTCN.doc
  • doccac chuong (TO MONG GIAY MAU).doc
  • docDANH MUC BANG BIEU.doc
  • docDANH MUC HINH ANH.doc
  • docDANH MUC KY HIEU VIET TAT.doc
  • docloi cam on.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNV-DO AN.doc
  • docNX-GVHD.doc
  • docPHIEU DIEU TRA (PHU LUC).doc
  • docphu luc+P1+P2.doc
  • doctai lieu tham khao (4 bo).doc
  • docTrang bia.doc
Tài liệu liên quan