Đồ án Nghiên cứu hệ thống tổng đài số và hệ thống tổng đài SPC

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống tổng đài số nói chung và hệ thống tổng đài SPC, được thiết kế bởi các công nghệ tiên tiến với phương thức truyền dẫn PCM và kỹ thuật chuyển mạch số đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, là cho giá thành các loại trang thiết bị giảm xuống, độ tin cậy cao hơn, dung lượng tăng, đáp ứng được nhiều loại dịch vụ. Các hệ thống đều được thiết kế theo cầu trúc module, tạo ra khả năng linh hoạt cho cả phần cứng lẫn phần mềm riêng biệt là các đơn vị xử lý chức năng độc lập của hệ thống, nhưng chúng vẫn được liên kết và đồng bộ với nhau thông qua các mạch vòng thông tin. Việc sử dụng các đơn vị tập trung thuê bao số kết hợp với các tổng đài trung tâm, để giảm chi phí các bộ phận thuê bao là những yêu cầu thiết yếu của hệ thống tổng đài số. Đồng thời để linh hoạt trong công tác quy hoạch mạng và tăng hiệu quả kinh tế cho mạng. Kết hợp với việc quản lý, điều hành tổng đài bằng máy tính giúp cho việc điều khiển, khai thác bảo dưỡng hệ thống tổng đài được nhanh chóng, thuận tiện, đạt độ an toàn chính xác cao. Xu hướng chung hiện nay là các hệ thống tổng đài được thiết kế chế tạo sao cho có dung lượng lớn nhưng dùng tích nhỏ gọn, dễ vận hành, dễ lắp đặt và bảo quản dễ dàng. Nhân tố chính trong việc hạn chế tăng dung lượng của hệ thống điều khiển tổng đài. Với sự phát triển của công nghệ chế tạo bán dẫn, kỹ thuật phần mềm sẽ ảnh hưởng nhiều tói cấu trúc của hệ thống các tổng đài chuyển mạch số. Trong tương lai, các hệ thống tổng đài với sự mở rộng của các loại dịch vụ như mạng thông tin đa dịch vụ ISDN (Intergrated Services Digital Network): Số liệu cao tốc cho cả chuyển mạch mạng và gói, truyền hình quét chậm tiến tới mạng thông tin số đa dịch vụ băng rộng B.ISDN, sẽ có hiệu quả hơn phục vụ cho nhu cầu con người.

doc132 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hệ thống tổng đài số và hệ thống tổng đài SPC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn cước tính cước và lập hoá đơn cho từng thuê bao riêng, dựa vào sự chênh lệch giữa số ghi hiện tại và trước đó của bộ tính cước. Trường hợp cần tính cước từng khoản thì tổng đài sẽ ghi chép tức thời tất cả các thông tin cần thiết cho mỗi cuộc gọi như địa chỉ thuê bao bị gọi, thời gian và thời hạn cuộc gọi... và sau đó chuyển bản tin chứa các thông tin đó tới một thiết bị thích hợp vào cuối mỗi cuộc gọi. Ngoài ra nội dung của các bộ tính cước được tự động in ra mỗi khi cán bộ điều hành tạo lập một đường dây thuê bao, thay đổi địa chỉ danh bạ, phế bỏ hoặc tạm địa chỉ khai thác cho một đường dây thuê bao. VIII-2 Bảo dưỡng tổng đài điện tử SPC Công tác bảo dưỡng ở một tổng đài điện tử SPC bao gồm: -Bảo dưỡng đường dây thuê bao. -Bảo dưỡng đường trung kế. -Bảo dưỡng trường chuyển mạch. -Bảo dưỡng hệ thống điều khiển. VIII-2-1 Bảo dưỡng đường dây thuê bao. Công việc bảo dưỡng đường dây thuê bao bao gồm đo thử một hay một nhóm đường dây thuê bao và các thiết bị liên quan. Các tổng đài điện tử có khả năng thực hiện các phép đo thử và kiểm tra thông qua các lệnh dùng ngôn ngữ người- máy từ các thiết bị trao đổi người- máy đưa vào. Không giống các tổng đài cơ điện , ở đây khong cần có trang bị phụ trợ để đo thử đường dây. 1-Bảo dưỡng đường dây thuê bao và máy điện thoại. Đo kiểm và bảo dưỡng đường dây thuê bao và máy điện thoại có thể chia thành các phần sau: -Giám sát đường dây; bao gồm cả những đường dây đã được chương trình xử lý gọi tách ra. -Đo thử thường ngày để phát hiện và nhận dạng đường dây của đường dây có hỏng hóc. -Đo thử có hỗ trợ củ người quản lý để xác định nguồn gốc và nguyên nhân của sự hỏng hóc. -Đo thử máy điện thoại thuê bao khi nói hoặc để kiểm tra kỹ thuật về hiệu quả của công việc sửa chữa. Giám sát đường dây thuê bao. Khi một đường dây thuê bao nào đó rơi vào tình trạng bất bình thường như chạm đất hoặc đứt, chập mạch vòng tương đối lâu thì trạng thái này được chương trình xử lý gọi phát hiện (trừ trạng thái đứt). Chương trình này tách đường dây ấy ra khỏi tổng đài, tức là khoá đường dây lại. Ngoài ra hệ thống còn kiểm tra tất cả các đường dây thuê bao theo định kỳ. Khi số lượg hay tỷ lệ các đường dây bị khoá vượt quá ngưỡng cho phép đối với toàn bộ tổng đài hay với một khối kết cuối thuê bao nào đó thì cảnh báo được tạo ra. Ngưỡng cảnh báo và khoảng cách giữa các lần kiểm tra của cán bộ quản lý có thể thay đổi được bằng các thao tác lệnh MML. Đối với một khối mạch kết cuối thuê bao mà có thể được nhận dạng bởi một bản tin cảnh báo thì cán bộ quản lý có thể yêu cầu lập danh sách cho tất cả các đường dây thuê bao bị khoá. Khi tiến hành kiểm tra danh sách này ta có thể nhận được các thông tin chỉ thị nguyên nhận và vị trí xảy ra sự cố. Đo thử hàng ngày. Cán bộ quản lý cần phải khởi xướng công tác đo thử này và nó có thể được tiến hành ngay hay muộn hơn. Thông tin về các đường dây hỏng hóc và các đường dây chưa được đo thử do lúc đó đang bận in ra mỗi khi cán bộ quản lý yêu cầu. Cán bộ quản lý có thể yêu cầu đo thử toàn bộ đường dây thuê bao, vào mỗi đêm để sáng hôm sau nhận được kết quả đo thử. Đo thử có sự trợ giúp của cán bộ quản lý. Có một số công việc đo có cần sự giúp đỡ của cán bộ quản lý. Trường hợp này cán bộ quản lý sử dụng lệnh MML trong khi tiến hành đo thử để hệ thống được thực hiện tất cả hoặc một số công việc đo thử. Các công việc đo thử này được liệt kê ở bảng dưới đây. Các pháp đo ở mạch vòng đường dây hở Các tham số cần đo Điện áp xoay chiều giữa dây a và đất Điện áp xoay chiều giữa dây b và đất Điện áp một chiều giữa dây a và đất Điện áp một chiều giữa dây b và đất Điện trở cách điện giữa dây a và đất Điện trở cách điện giữa dây b và đất Điện trở cách điện giữa 2 dây a và b Điện dung giữa 2 dây Đo thử ở chế độ mạch vòng kín và máy điện thoại Dòng điện mạch vòng Điện trở mạch vòng Đối với máy điện thoại dùng đĩa quay số thời gian đóng và hở mạch đối với các xung chọn số Số xung thu được khi quay 1 chữ số Đối với máy điện thoại chọn số kiểu đa tần Tần số và mức xung của các chữ số địa chỉ Khi đo thử ở trạng thái mạch vòng đóng kín thì máy điện thoại cần ở trạng thái nâng tổ hợp. Như vậy cần có sự giúp đỡ của ai đó ở vị trí máy thuê bao lúc này điện thoại viên cần phải đưa các lệnh sau vào. Lệnh để liệt kê tất cả các tham số cần đo thử trên một mạch dây thuê bao ở trạng thái kín và hở mạch và ở máy điện thoại. Từng phép đo riêng cho từng tham số. Lệnh để thực hiện phép đo cần lặp lại cho một tham số vào từng khoảng thời gian đều đặn. Lệnh để kiểm tra các tần số đã phát đi từ một máy điện thoại kiểu chọn số đa tần DTMT. Điện thoại viên để đề nghị thuê bao hoặc người phục vụ tại nhà thuê bao chọn các chữ số định trước và tổng đài thông báo cho thao tác viên chữ số thực tế vừa thu được và được máy đo xác nhận. Đo thử từ máy điện thoại thuê bao. ở một số hệ thống chuyển mạch SPC thuê bao có thể thực hiện một số công việc đo kiểu đơn giản từ máy điện thoại của họ để giảm bớt một số hay toàn bộ công việc đo kiểm cần làm khi đấu nỗi một thuê bao mới hay khi sửa chữa đường dây và máy điện thoại. Trong thực tế người lắp đặt hoặc chữa máy điện thoại cần phải kiểm tra. -Điện trở cách đường dây. -Dòng mạch vòng. -Phát dòng chuông và điều chỉnh chuông khi nhận được dòng chuông phát tới từ tổng đài. Thuê bao chọn số địa chỉ của một thiết bộ đo kiểm đặc biệt để đấu nối máy thuê bao này với thiết bị đo kiểm và bắt đầu tiến hành một loạt các phép đo thích hợp. Các kết quả ở dạng “được- không được” được chuyển tới máy thuê bao ở dạng âm liên tục hoặc ngắt quãng. VIII-2-2 Bảo dưỡng đường trung kế. ở tổng đài điện tử SPC số liệu trung kế đã được lưu trữ ở bộ nhớ của tổng đài theo các tệp riêng ở dạng hồ sơ trung kế. Các hồ sơ trung kế này xác định kiểu cách của các đường trung kế và nhóm đường trung kế, tức là định kiểu cho các đường trung kế ra, trung kế vào, trung kế hai hướng. Tương ứng với kiểu báo hiệu liên quan. Trong quá trình làm việc của tổng đài nếu cần thay đổi cơ cấu trung kế ta có thể thực hiện được dễ dàng khi ta thay đổi số liệu trong các hồ sơ trung kế nhờ các lệnh MML thích hợp. Đo kiểm trung kế cũng có thể thực hiện theo phương thức tự động và kết quả đo thử được lấy ra ở dạng bản in. Tuy nhiên quy trình đo kiểm trung kế tự động không đủ điều kiện phán đoán để khôi phục trạng thái làm việc bình thường cho các đường trung kế có sự cố. Vì vậy cần phải có trang thiết bị đo kiểm nhân công để có thể xâm nhập cứng vào các đường trung kế. Trường hợp này thường sử dụng nhiều cho các tổng đài SPC không gian, còn đối với các tổng đài SPC số thì ít sử dụng. VIII-2-3 Bảo dưỡng trường chuyển mạch. Công việc bảo dưỡng trường chuyển mạch bao gồm thực hiện thử gọi, theo dõi cuộc gọi, đo thử các bộ chuyển mạch, định vị sự cố ở trường chuyển mạch tạo tuyến thoại. VIII-2-4 Bảo dưỡng dùng hệ thống điều khiển. ở các tổng đài SPC chương trình phán đoán lỗi có nhiệm vụ phát hiện lỗi. Thực thi các chương trình này để nhận dạng đơn vị chức năng có sự cố hoặc phiến mạch in (PCB) có sự cố. Bảo dưỡng phần cứng. Phần cứng của một tổng đài SPC chủ là các phiến mạch in sử dụng các linh kiện điện tử, các bộ kết nối, các nối ở dạng trấu cắn và các phiến lưng. Một tổng đài nội hạt thông thường có khoảng 500-1000 phiến mạch in cho 1000 thuê bao. ở các tổng đài SPC chuyển mạch thời gian thường sử dụng các mạch tổ hợp IC3 nên số liệu phiến mạch in thường ít hơn ở các tổng đài chuyển mạch không gian. Các tổng đài kiểu này thường cấu trúc chuyển mạch cồng kềnh và các mạch điện giao tiếp trung kế và thuê bao chứa nhiều rơ le và các cấu kiện rời rạc. Tiêu chuẩn sự cố phiến mạch in là số lượng sự cố phiến mạch trong một tháng phải nhỏ hơn1 cho 1000 thuê bao. Độ tin cậy của hệ thống ở tổng đài SPC , các thiết bị quan trọng bắt buộc phải có cấu trúc kép vì khi lỗi xảy ra ở các thiết bị này có thể gây ra lỗi cho toàn bộ hệ thống hoặc ảnh hướng tới liên lạc. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng lớn các đơn vị phần cứng của tổng đài như các khối kết cuối thuê bao, các mạch trung kế, trường chuyển mạch (đối với các tổng đài trước đây) và nhiều mạch kết cuối khác không có cấu trúc kép. Chúng được chia thành từng nhóm, có các giao tiếp điều khiển riêng, nguồn nuôi độc lập. Tức là có cấu trúc kiểu modular. VIII-2-5 Các phương sách bảo dưỡng. 1.Phần cứng. a.Các bộ phát hiện sự cố. Các mạch điện đặc biệt được hợp nhất vào một trang bị để giám sát hoạt động của nó và báo cáo cho thiết bị ở cấp điều khiển cao hơn. Các mạch điện thoại này bao gồm -Các mạch điện ở ngoại vi điều khiển để giám sát tin tức trao đổi với các bộ xử lý trung tâm và phát quay về một bản tin xác nhận đối với mỗi bản tin thu được. Các mạch điện kiểm tra đồng đẳng để kiểm tra xem liệu số liệu có bị sai khác đi trong lúc truyền dẫn trong tổng đài hay không. Các mạch điện ở thiết bị ngoại vi điều khiển để giám sát quá trình giải mã địa chỉ và đảm bảo rằng chỉ một trong số n địa chỉ được giải mã, tức là chỉ thiết lập một tuyến qua trường chuyển mạch hoặc chỉ chọn ra một mạch điện kết cuối. Các bộ tạo nhịp canh đê khởi xướng cảnh báo, nếu không phục hồi định kỳ; điều này thể hiện là một quy trình đấu nối cứng hoặc một quy trình làm việc theo chu kỳ không được thực hiện chuẩn xác. Điều này để đề phòng lỗi vòng chương trình và lỗi quy định. Các mạch điện để phát hiện dòng điện quá lớn hoặc quá nhỏ ở các bộ điều khiển đấu nối và các bộ phân phối báo hiệu trong các hệ thống chuyển mạch không gian. Điều này có nghĩa là các cuộc dây rơ le bị đoản mạch hoặc bị hở mạch. Các mạch điện để xác định bộ xử lý có sự cố trong trường hợ hai bộ xử lý làm việc ở chế độ cặp đồng hồ hoặc dự phòng nóng. b. Thiết bị đo kiểm điều khiển tự động. Thiết bị đo kiểm tự động được điều khiển trong trung tâm điều khiển và được đấu nối tức thời vào các thiết bị khác của tổng đài để đo kiểm sự làm việc của chúng theo phương thức phỏng tạo. Một số lượng lớn các bộ trung kế ở tổng đài không gian không có các bộ phát hiện lỗi riêng. Nhưng mỗi bộ trung kế đều có thể đấu nối tới một thiết bị đo kiểm qua trường chuyển mạch. Tuỳ thuộc vào lệnh từ bộ điều khiển trung tâm mà thiết bị đo kiểm phong tạo các cung đoán khác nhau của một cuộc gọi, nhận dạng và phát về bộ điều khiển trung tâm các tín hiệu đưa ra của bộ trung kế đang được đo kiểm. c. Thiết bị đo thử và giám sát độc lập. Các thông tin lấy ra từ các thiết bị phát hiện lỗi trong hệ thống và từ các thiết bị đo kiểm được phân tích và hiểu ra bởi phần mềm điều khiển trung tâm. Tuy nhiên một số sự cố có thể ảnh hưởng tới sự làm việc của bộ điều khiển trung tâm. Vì lý do đó mà cần phải có thiết bị theo dõi và đo kiểm độc lập, nó tạo ra các cảnh báo đến và âm. Mục đích chính của thiết bị này là để phát hiện sự cố có hiệu quả nghiêm trọng tới sự hoạt động của tổng đài. Thiết bị này có các mạch điện sau: -Các mạch điện để phát hiện hiện tượng mất nguồn hoặc trạng thái nguồn nuôi bất thường. -Các mạch điện để phát hiện hiện tượng mất các tín hiệu báo hiệu như âm mời quay số, hồi âm chuông, dòng chuông... -Thiết bị phỏng tạo cuộc gọi để giám sát tổng thể quá trình xử lý gọi. -Các mạch điện để phát hiện sự cố của hệ thống điều hoà và hoả hoạn. Phần mềm a-Chương trình xử lý gọi pháp lệnh tới các thiết bị ngoại vi điều khiển hệ thống điện thoại ở các dạng khác nhau và thu về các thông tin, chẳng hạn như lập một cờ, tạo ra lệnh nhẩy để tạo rừng nạp số liệu mã vào một bộ ghi phát ... Vì vậy các tình huống bất bình thường và các sự cố có thể được phát hiện sớm. Các thông tin về những sự cố bất bình thường được lưu trữ nhờ quá trình đếm các biến cố nghi vấn (Chẳng hạn số lượng lấn chiếm dùng một đường trung kế không thành đạt) hoặc ghi lại các ngữ cảnh về chúng (chẳnghạn các thiết bị liên quan, đặc điểm của hiện tượng bất thường, giai đoạn xử lý gọi...). Các số liệu này được chương trình bảo dưỡng xử dụng, nó xác nhận và theo rõi các sự cố. Chương trình giám sát Vì công việc xử lý gọi cần phải thực hiện theo phương thức thời gian thực có sự dàng buộc về thời gian chặt chẽ nên công việc phát hiện lỗi bằng các chương trình xử lý gọi không thể thực hiện được hoàn toàn vì cần mất nhiều thời gian hơn để thực thi các lệnh phụ. Vì vậy cần có các chương trình đặc biệt, gọi là chương trình giám sát.Ví dụ như để kiểm tra, công việc của mạch điện kiểm tra đồng đẳng cần phải phỏng tạo một lỗi đồng đẳng. Các chương trình này được xúc tiến đều đặn sau từng khoảng thời gian nhờ đồng hồ thời gian thực. Mục đích của công việc này là để xúc tiến một quy trình đặc biệt nhằm phát hiện các lỗi mà khó có thể phát hiện trong quá trình xử lý gọi và để tạo ra các điều kiện ngưỡng ở các bộ đếm biến cố bất thường, có chỉ thị lỗi ... Các chương trình này có thời gian thực thi ngắn và ở cấp ưu tiên cao. Chúng kiểm tra sự làm việc của các thiết bị và các cơ cấu quan trọng như hệ thống gián đoạn thời gian của bộ xử lý, cơ cấu cảnh báo và các hàng vào/ ra Khi phát hiện một lỗi, một trương trình đo kiểm với thể thức phòng về thích hợp được gọi ra. Chương trình đo kiểm Các chương trình đo kiểm điều khiển một thiết bị tổng đài và xúc tiến có hiệu quả một số hay toàn bộ chức năng của nó để kiểm tra thao tác của thiết bị này có chuẩn xác hay không. Kết quả của phép đo thử thường chỉ là thông số “tốt” hoặc “không tốt”. Các chương trình này chủ yếu để kiểm tra sự xâm nhập đọc ghi đối với cả số liệu và địa chỉ, kiểm tra công việc giải mã địa chỉ và công nhận địa chỉ, phát hiện lỗi đồng đẳng. Khi phát hiện một lỗi, các chương trình nàynhận dạng thiết bị có sự cố dựa trên cơ sở chức năng điều lệnh , các số liệu liên quan và các kết quả. Các chương trình đo kiểm chạy để xác định lỗi được các chương trình xử lý gọi và giám sát phát hiện. Hoặc để xác định liệu một sự cố bất thường có tương ứng với một lỗi hay không. Chúng cũng có thể chạy để đo kiểm toàn bộ trang thiết bị tổng đài định kỳ như là một công việc đo thử phòng ngừa. Các chương trình này được thực hiện theo lệnh của cán bộ điều hành và ở mức ưu tiên thấp nhất. Chương trình tìm lỗi Các chương trình tìm lỗi dùng để nhận dạng phiến mạch bị lỗi đã được thiết bị giám sát hoặc chương trình đo kiểm chỉ thị. Vì vậy chương trình tìm lỗi bao gồm các chương trình con để phân tích các thông tin dự đoán lỗi do chương trình đo thử cung cấp và các loạt đo kiểm phụ trợ để định vị lỗi chính xác hơn. Vì vậy các chương trình này được gọi là các chương trình dự đoán lỗi. Chúng chỉ ra phiến mạch in bị lỗi, hoặc khi không thực hiện được điều này thì nó chỉ ra một số phiến mạch in theo thứ tự từ phiến mạch in nghi vấn bị hỏng nhiều nhất tới phiến mạch in có nghi vấn bị hoảng ít nhất. Khi phát hiện ra một lỗi thì thiết bị có lỗi sẽ tự động tách ra khỏi công việc của nó. Chương trình dự đoán lỗi cần thời gian để phân tích các số liệu, đo kiểm nhiều lần hoặc chạy các chương trình khác để xác định phiến mạch in bị lỗi. VIII.3. Bảo dưỡng phần mềm Mặc dù phần mềm đã được các nhà chế tạo đo kiểm cẩn thận nhyưng lỗi phần mềm vẫn có thể xẩy ra do các điều kiện làm việc mà họ đã không có thể xem xét tới khi soạn thảo chương trình. Một số chương trình giám sát hệ thống đã được thiết kế theo phương thức “gài bẫy” để khi nó thực hiện sai chức năng khi chạy chương trình thì sẽ bị dừng và một lệnh phân nhánh có điều kiện sẽ được thực hiện để tái khởi động từ một lệnh nào đó. Nếu lỗi vẫn còn thì nó lại rơi tiếp vào “bẫy”. Thông thường chương trình này tiến hành tái khởi động một vài lần và sau vài lần thử không thành(tuỳ theo thiết kế của từng hệ thống) hệ thống có thể bị treo. Trường hợp này cần phải tái khởi động hệ thống bằng phương thức nhân công. Nếu số lần tái khởi động quá nhiều hoặc tái khởi động nhân công cũng không có hiệu quả thì nên nạp phần mềm cũ để khởi động hệ thống và cán bộ bảo dưỡng phải báo ngay vấn đề này cho trung tâm xử lý phần mềm. Nói chung bảo dưỡng phần mềm bao gồm toàn bộ các công việc của các bộ quản lý tổng đài, trung tâm điều hành và bảo dưỡng (operation and maintnance Centre: OMC) và trung tâm phần mềm cần phải thực hiện để đảm bảo cho hệ thống có được đầy đủ các tính năng đã định bằng thao tác các chương trình và số liệu. Một số các khía cạnh xung quanh trung tâm phần mềm(Software centre) VIII-3-1 Cấu tạo và nhiệm vụ Trung tâm phần mềm được trang bị cùng với cơ cấu phần cứng hoàn chỉnh của một tổng đài, thường gọi là một tổng đài mẫu, các thiết bị phần cứng phụ trợ, phần mềm bổ trợ để xây dựng chương trình và đo kiểm, cùng với các chuyên gia phần mềm. Trung tâm phần mềm cần phải có khả năng thực hiện các công việc sau: -Phát triển, thay đổi và cập nhật các số liệu phần mềm cũng như các chương trình -Hình thành các đặc trưng của hệ thống như số liệu lưu lượng, các yêu cầu dịch vụ... -Tạo lập cơ cấu phần cứng và phần mềm để phát triển dung lượng. -Duy trì thư viện phần mềm với các tư liệu thích hợp tuy nhiên trong một số trường hợp hoặc đã ký kết hợp đồng với nhà sản xuất tổng đài hoặc lý do kinh tế và điều kiện thực tế tiện lợi do nhà sản xuất ổ cùng quốc gia với địa bàn lắp đặt tổng đài thì các nhiệm vụ của trung tâm phần mềm nêu trên có thể thu hẹp thích hợp. VIII-3-2. Báo cáo và lỗi Khi xảy ra một lỗi về phần mềm cán bộ bảo dưỡng tổng đài cần phải báo cáo cho trung tâm xử lý phần mềm với các số liệu sau Mô tả toàn bộ các hoạt động trong hệ thống vào lúc xảy ra lỗi nhưng đang chạy trương trình đo kiểm, thao tác vào ra. Trạng thái của các thiết bị liên quan Nội dung của các bộ ghi phát, các bộ đệm quan trọng 4. Các sự việc liên quan việc lấy hay sao số liệu trung kế. Nhờ vậy biết được các thông tin ghi ở các vùng nhớ có liên quan. Trên cơ sở các thông tin được cung cấp, chuyên gia phần mềm có thể hỗ trợ để giải quyết vấn đề này. Phần IX: Thiết bị ngoại vi kết cuối và tập trung IX.1. Tổng quan: Thiết bị ngoại vi kết cuối Thông thường có 2 loại ngoại vi kết cuối, đó là ngoại vi kết cuối thuê bao và ngoại vi kết cuối trung kế. Thiết bị ngoại vi kết cuối thuê bao bao gồm thiết bị giao tiết với đường dây thuê bao thiết bị taọ giao động chuông, thiết bị tạo giao động âm báo, thiết bị giao tiếp với máy điện thoại ấn phím. Thiết bị ngoại vi kết cuối trung kế bao gồm thiết bị giao tiếp trung kế tương tự, thiết bị giao tiếp trung kế số, thiết bị giao tiếp bao shiệu đa tần. Thiết bị ngoại vi chuyển mạch. Thiết bị ngoại vi chuyển mạch gồm có thiết bị dò thử trạng thái mạch vòng thuê bao, thiết bị phân phối báo hiệu và thiết bị điều khiển đấu nối. Thiết bị tập trung Thiết bị tập trung trong hệ thống chuyển mạch được chia làm 2 loại: -Thiết bị tập trung gần. -Thiết bị tập trung xa. Thiết bị tập trung gần được trang bị ở tổng đài chủ và đặt ở bộ phận giao tiếp thuê bao và trung kế. Các bộ tập trung gồm cho thuê bao có 2 loại là thiết bị tập trung không gian điện tử và thiết bị tập trung số. Chúng làm nhiệm vụ tập trung tải từ các đường dây thuê bao có lượng tải nhỏ thành các lượng tải lớn để đưa vào trường chuyển mạch chính. Như vây, nâng cao được hiệu suất sử dụng các thiết bị của tổng đài. Các bộ tập trung trung kế đặt tại tổng đài không làm nhiệm vụ phân phối lưu lượng cho thiết bị thu phát âm báo, chuyển đổi hướng kênh. ở các tổng đài số, thiết bị ày làm nhiệm vụ chuyển đổi khe thời gian cho các hướng. Ngoài thiết bị tập trung gần, ở các hệ thống chuyển mạch lớn hoặc trung bình thường được trang bị kèm theo các hệ thống tập trung xa. Nhờ vậy công tác quy hoạch và tổ chức mạng linh hoạt và có hiệu quả tốt về kinh tế. Các hệ thống tập trung xa được thiết kế gắn liền với hệ thống tổng đài chủ và chịu sự điều khiển của hệ thống này. IX-2. Ngoại vi kết cuối thuê bao. IX-2-1. Thiết bị giao tiếp với đường dây thuê bao tương tự. Để tìm hiểu được trức năng của mạch điện giao tiếp đường dây thuê bao tương tự ta hãy để ý tới vị trí chủa thiết bị này trong mối quan hệ với thiết bị tập trung đường dây thuê bao, thiết bị chuyển mạch nhóm (trường chuyển mạch), thiết bị điều khiển các cấp có liên quan và các thiết bị ngoại vi báo hiệu như mô tả ở hình 36: Tạo chuông Thiết bị chuyển mạch nhóm Thiết bị giao tiếp thuê bao Thiết bị tập trung gần máy ĐT Giao tiếp đa tần Thiết bị xử lý Thiết bị xử lý Thiết bị xử lý khối mạch kết cuối Bộ xử lỷ trung tâm Hình 36: Liên hệ giữa các thiết bị ngoại vi với thiết bị chuyển mạch nhóm. Thiết bị giao tiếp đường dây thuê bao tương tự gần các mạch điện kết cuối cho các thuê bao thường, thuê bao bỏ tiền, thuê bao PABX. Nó thường có kết cấu module. Mỗi module có thể kết cuối cho 256 hoặc 512 thuê bao thường, đối với các thuê bao bỏ tiền và PABX thì chỉ kết cuối được 128 hoặc 256 thuê bao. Ngoài giao tiếp với thiết bị tập trung, thiết bị xử lý trực thuộc, thiết bị tạo dòng chuông, thiết bị giao tiếp đường dây thuê bao còn giao tiếp với các thiết bị đo thử ngoài, đo thử trong, thiết bị cảnh báo lỗi và thiết bị cấp nguồn. Sơ đồ khối tổng quát của thiết bị giao tiếp đường dây thuê bao tương tự được môt tả ở hình 37. Tip Bảo vệ quá áp Mạch Rơle đo kiểm Mạch Rơle cấp chuông Bảo vệ quá áp S L I C Bộ lọc C O D E C Thuê PCMp Tới thiết Bao Ring bị tập trung CMt Đo kiểm vào Cảm nhận mạch vòng Đồng hồ 8KHz đo kiểm ra Cảm nhận chuông đồng hồ 2,048 MHz Dòng chuông Hình 37: Sơ đồ khối của mạch điện giao tiếp đường dây thuê bao tương tự. Thông thường mỗi một mạch dây thuê bao có một mạch điện giao tiếp như hình 37 môt tả. Ngoài các mạch điện thực hiện chức năng BORSCHT nó còn thực hiện một số chức năng khác như: -Phân phát khe thời gian cho công việc ghép kênhvà thực hiện chức năng CODEC. -Hiển thị trạng thái nâng tổ hợp -Xử lý và truyền dẫn các dạng âm báo cho thuê bao. -Cấp nguồn cho các mạch điện. -Chức năng giao tiếp điều khiển. Hai khối mạch bảo vệ quá áp làm nhiệm vụ bảo vệ các phần tử mạch phía tổng đài đối với các xung cảm ứng cao áp so sấm sét, bảo vệ trước điện áp chuông và điện áp lưới khi dây thuê bao chập dây điện lực. Thông thường khối bảo vệ quá áp ngoài lắp ở giá phối tuyến và làm nhiệm vụ chống sét. Nó được tạo bởi các cuộn dây nhiệ và cầu chì thu lôi kiểu ống. Còn khối bảo vệ quá áp phía trong để bảo vệ chống sự xâm nhập của dòng chuông và điện áp lưới còn sót. Nó được cấu tạo từ các phần tử mạch ghép bởi các Thyristor đối cực đặc biệt. Tiêu chuẩn bảo vệ xung điện áp cao theo quy định của CCITT là mạch điện phải an toàn khi có xung áp biên độ 1KV, sườn xung 10ms, thời hạn xung 1000ms. Khối mạch tiếp điểm rơle đo kiểm chịu sự điều khiển của thiết bị điều khiển trung tâm thông qua thiết bị ngoại vi điều khiển để tiết cận các thiết bị đo thử và kiểm tra vào đối với các tham số cuả tuyến gọi và các thiết bị đo kiểm ra để đo kiểm các tham số đường dây máy thuê bao. Khối mạch cấp chuông chứa các tiếp điểm rơle cấp chuông. Rơle này hoạt động dưới sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm. Nhờ thao tá đóng mạch 1s và hở mạch 2s mà dòng chuông đựơc cấp cho máy thuê bao theo nhịp tương tự. Khi cấp chuông cho thuê bao, thông qua mạch SLIC trạng thái cấp chuông được cảm nhận và đưa tới thiết bị điều khiển trung tâm để theo rõi. Khối mạch SLIC làm chức năng cấp nguồn cho đường dây thuê bao, chức năng chuyển đổi 2-4 dây, chức năng giám sát trạng thái mạch vòng thuê bao. Thông thường ở các tổng đài số, mạch điện cấp nguồn được sử dụng phương pháp mạch điện điện tử thông qua các mạch khuyếch đại thuật toán có trở kháng cao cùng với mạch điện điều chỉnh mạch điện điều chỉnh dòng để đảm bảo dòng cấp cho máy thuê bao không đổi (thường là 60mA). Chức năng chuyển đổi 2-4 dây cũng được thực hiện bằng mạch điện sai động điện tử, sử dụng các mạch khuyếch đại điện tử thuật toán và mạch cân bằng. Ngoài ra chức năng giám sát mạch vòng thuê bao và trạng thái cấp chuông cho thuê bao cũng thực hiện ở đây. Khối mạch bộ lọc làm nhiệm vụ hạn chế phổ cho tín hiệu thoại hướng phát trong phạm vi băng tần chuẩn (0,3-3,4)KHz, đồng thời với tín hiệu hướng thu nó làm chức năng phục hồi tương tự cho tiếng nói từ dây tín hiệu điều biên xung ở đầu ra của mạch DECODER. Khối mạc CODEC làm nhiệm vụ chuyển đổi A-D và ngược lại cho tín hiệu phát và thu tuyến thoạim báo gồm cả tín hiệu thoại và các dạng âm báo cho hướng thu trong những trường hợp tổng đài đang xem xét là tổng đài số. Nếu trường hợp xem xét là tổng đài điện tử tương tự thì không có khối chức năng này. Đối với các thiết bị giao tiếp đường dây thuê bao cho thuê bao bỏ tiền hoặc PABX thì ngoài các chức năng nói trên nó còn các mạch điện để thực hiện các chức năng khác như đảo cực nguồn cấp cho máy thuê bao, chuyền dẫn xung cước, giải toả tuyến gọi khi cuộc gọi nội hạt quá hạn định (thường là 3 phút)... IX-2-2. Thiết bị tập trung Thiết bị tập trung tương tự ở các tổng đài điện tử tương tự các mạch điện giao tiếp đường dây thuê bao trước khi dẫn tới trường chuyển mạch chính được chuyển tiếp qua cấp chuyển mạc tập trung. Nhiệm vụ của nó là để tập trung lưu lượng tới các đường dây thuê bao có lưu lượng thành các mạch dây có lưu lượng cao trước khi đưa vào trường chuyển mạch. Như vậy mới nâng cao được hiệu suất sử dụng trường chuyển mạch chính và các thiết bị kèm theo như các mạch trung kế, báo hiệu ... Ngay cả ở một số tổng đài số, người ta vẫn sử dụng các bộ tập trung tương tự. Trường hợp mà người ta không sử dụng các mạch CODEC riêng cho từng thuê bao mà người ta dùng các mạch điện này ở đầu ra của bộ tập trung tương tự. ở các tổng đài điện tử, các bộ tập trung này thường có cấu trúc1024 đầu vào và 120 đầu ra để phù hợp với hệ số tập trung lưu lượng và thuận lợi cho bước xử lý tín hiệu và ghép kênh ở đầu ra của bộ tập trung. Chẳng hạn ở hệ thống tổng đài EIOB người ta sử dụng bộ tập trung điện tử không gian có tham số đầu vào và đầu ra như trên và các cơ cấu ghép 2 đốt A và B 2. Thiết bị tập trung số ở các tổng đài số người ta sử dụng các thiết bị tập trung số để tập trung tải gọi từ các đường dây thuê bao trước khi đưa tới các trường chuyển mạch số và nó sử lý trao đổi khe thời gian để đấu nối cho các mạch điện đường dây thuê bao, trường chuyển mạch và các thiết bị báo hiệu theo sự điều khiển của thiết bị điều khiển chuyển mạch. Thiết bị đồng bộ Thiết bị tập trung thuê bao số giao tiếp với các thiết bị khác của tổng đài như mô tả ở hình 38 Thiết bị chuyển mạch nhóm Bộ tập trung số Các mạch điện giao tiếp thuê bao Thiết bị tạo âm báo Thiết bị giao tiếp máy ấn phím đa tần Thiết bị điều khiển ngoại vi Thiết bị cảnh báo Hình 38: Giao tiếp giữa bộ tập trung số và các thiết bị khác. -Thiết bị đồng bộ: Thiết bị đồng bộ cung cấp các đồng hồ nhịp cầu cho bộ tập trung như tín hiệu đồng bộ khung, đồng hồ nhịp ghép kênh PCM tốc độ cao. ở các hệ thống ghép PCM khác nhau thì tín hiệu đồng bộ này cũng khác nhau. Đối với hệ thống ghép PCM luật A theo các tiêu chuẩn G700 của CCITT thì đồng hồ đồng bộ nhịp khung là 8 KHz, còn đồng hồ nhịp ghép kênh số liệu thường là bộ số của 2,048 MHz. ở bộ tập trung số của tổng đài EIOB đồng hồ này là 16,384 MHz còn ở hệ thống TDX-1B là 32,768 MHz. -Giao tiếp vớithiết bị chuyển mach nhóm. Giao tiếp này thực hiện bằng các tuyến dẫn PCM từ bộ tập trung số tới thiết bị chuyển mạch nhóm để tạo tuyến nối cho các cuộc gọi. Mối quan hệ giữa số lượng mạch điện thuê bao và số khe thời gian của tuyến này tuỳ thuộc vào tỷ số tập trung của bộ tập trung. Hệ số TDX-1B tỷ số tập trung có thể thay đổi từ 1:16 tới 1:2. Như vậy để tập trung cho 1024 thuê bao (hoặc mạch điện thuê bao)thì số tuyến PCM cơ sở ở đài VN của bộ tập trung dẫn tới thiết bị chuyển mạch nhóm từ 2 tới 16 tuyến. -Giao tiếp với các khối mạch điện giao tiếp thuê bao. ở đầu ra của mỗi mạch điện thuê bao của tổng đài số tín hiệu tiếng nói đã được chuyển sang dạng số với tốc độ 64 Kbps cho hướng đi và chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự ở hướng vè. Vì vậy giao tiếp này cũng là các tuyến dẫn PCM cơ sở. Số lượng các tuyến dẫn PCM tuỳ thuộc vào dung lượng mỗi module mạch điện thuê bao của mỗi tổng đài. ở tổng đài EIOB cũng như tổng đài TDX-1B các module này là 1024 thuê bao. Như vậy số tuyến dẫn PCM cơ sở ở giao tiếp này là 32. -Giao tiếp với thiết bị tạo giao động âm báo: Các loại âm báo cung cấp cho thuê bao trong quá trình xử lý gọi được tạo ra từ bộ tạo giao động âm báo. Chúng được chuyển sang dạng âm báo PCM trước khi phân phối cho các tuyến nối thuê bao ở các tổng đài số. Các âm báo này có thể được đưa tới thuê bao qua bộ tập trung số (ví dụ như ở tổng đài TDX-1B)hoặc đưa qua tầng chuyển mạch thời gian ra của thiết bị chuyển mạch nhóm (như ở tổng đài EIOB). Để hoà voà các khe thời gian cho thuê bao, chúng cũng được sử lý số và ghép thành các tuyến PCM. Số lượng tuyến phát PCM này tuỳ thuộc số lượng khe thời gian mang tiếng nói. Ngoài ra, các thiết bị tạo âm báo ở dạng số cũng cần các loại đồng hồ nhịp bít tốc độ cơ sở. -Giao tiếp với thiết bị giao tiếp máy điện thoại chọn số đa tần: Bộ tập trung số giao tiếp với thiét bị giao tiếp máy điện thoại chọn số đa tần thông qua các tuyến PCM để thu thông tin chọn số của thuê bao. Ngoài ra tín hiệu đồng bộ khung và bít tuyến PCM cơ sở cũng được cung cấp cho thiết bị giao tiếp này. -Giao tiếp với thiết bị cảnh báo: Các nguồn cảnh báo từ thiết bị tập trung số(từ các phiến mạch ghép kênh, tách kênh, chuyển mạch, nguồn ...) được đấu nối tới thiết bị cảnh báo để thông báo các sự cố xảy ra ở thiết bị tập trung. -Giao tiếp với thiết bị điều khiển: Qua giao tiếp này thiết bị điều khiển bộ tập trung có thể điều khiển để thiết lập và giải toả các tuyến nối âm thoai, đo kiểm. Thông thường số liệu (bản tin) điều khiển có thể được cấu trúc ở dạng 32 bit hoặc 40 bít. Ngoài ra ở các tổng đài số, thiết bị tập trung số còn được giao tiếp với thiết bị đo thử vào các tuyến thoại của mạch thuê bao để đo thử các tham số của tuyến thoại. Đây cũng là các tuyến dẫn PCM để xâm nhập các tuyến thoại, phát đi và thu về các tín hiệu đo kiểm cần thiết. Bộ tập trung số thường được cấu tạo từ các thiết bị như chuyển đổi nối tiếp – song song, ghép kênh, thứ cấp, chuyển mạch thời gian đệm tiêu hao và tach kênh như hình 39 mô tả. Thiết bị kênh Thiết bị đếm tiêu hao Thiết bị chuyển mạch thời gian Thiết bị ghép kênh 1: Tuyến PCM từ thiết bị chuyển mạch nhóm tới. 2: Tuyến PCM từ khối mạch điện đường dây thuê bao tới. 3: Tuyến PCM từ thiết bị tạo âm báo tới. 4: Tuyến PCM dẫn tới thiết bị chuyển mạch nhóm. 5: Tuyến PCM dẫn tới mạch điện đường dây thuê bao. 6: Tuyến PCM dẫn tới thiết bị giao tiếp máy điện thoại ấn phím. Hình 39 : Sơ đồ khối bộ tập trung số Thiết bị ghép kênh làm hai nhiệm vụ: -Chuyển đổi nối tiếp- song song cho các tuyến dẫn PCM đầu vào và ghép các tổ hợp mã 8 bít song song vào một tuyến truyền PCM 8 mạch dây cao tốc để dẫn tới thiết bị chuyển mạch thời gian. Vì vậy nó bao gồm các khối chức năng: chuyển đổi nối tiếp- song song cho từng tuyến PCM chốt, giải mã kiểm tra chức năng. Tín hiệu ở đầu ra của bộ giải mã làm nhiệm vụ đọc các tổ hợp mã 8 bít song song ở các chốt ra tuyến PCM để đưa tới bộ chuyển mạch thời gian. Bộ giải mã này thường là các bộ giải mã 1/4, 1/8, 1/16, 1/32 để đưa số liệu từ các cửa chốt ra một cách lần lượt, tạo thành một tuyến dẫn PCM 8 mạch dây. Module kiểm tra chức năng so sánh 8 bit nối tiếp ở đầu vào của thiết bị ghép kênh với 8 bit đầu ra sau khi đã chuyển đổi nối tiếp- song song. Bộ chuyển mạch thời gian làm nhiệm vụ trao đổi khe thời gian số liệu tiếng nói cũng như số liệu âm báo và tín hiệu địa chỉ đa tần ở dạng PCM. Thường bộ chuyển mạch thời gian này làm việc theo nguyên lý điều khiển đầu ra. Khối đệm tiêu hao làm nhiệm vụ định giá trị tiêu hao cho số liệu tiếng nói ở dạng số cho phù hợp để chuyền dẫn tới bộ tách kênh. Bộ tách kênh PCM làm nhiệm vụ tách chuyển tín hiệu số cao tốc trên 8 mạch dây làm các tuyến PCM cơ sở 32 kênh (2,048 Mbps) và chuyển đổi các tổ hợp mã 8 bit song song thành 8 bit nối tiếp. Cấu tạo của bộ tách kênh bao gồm khối mạch chốt, bộ giải mã, bộ chuyển đổi song song- nối tiếp. IX-3. Ngoại vi kết cuối trung kế số. Sơ đồ khối. Hình 40 mô tả sơ đồ khối của thiết bị giao tiếp khối, còn gọi là thiết bị ngoại vi kết cuối trung kế số. Thiết bị điều khiển tới Cấy báo hiệu vào Triệt “0” Tạo mã đồng bộ khung Tính đến thiết bị r chuyển mạch Đồng Hồ Đồng hồ bộ chuyển mạch Đệm đồng bộ Khôi phục đồng bộ Tách báo hiệu Nhận dạng cảnh báo Điều khiển đài đồng bộ Tới thiết bị điều khiển Hình 40: Sơ đồ khối thiết bị giao tiếp số. Thiết bị nhánh thu gồm có: Khối khôi phục đồng hồ: làm nhiệm vụ khôi phục đồng hồ và chuyển đổi mã. Khối đồng hồ bộ: để thiết lập sự đồng bộ giữa khung trong và ngoài. Khối nhận dạng cảnh báo: để nhận dạng tín hiệu cảnh báo. Khối điều khiển tái lập khung: để điều khiển sự làm việc của khối đệm đồng bộ. Khối tách báo hiệu: làm nhiệm vụ tách thông tin báo hiệu từ dãy tín hiệu số chung. Thiết bị nhánh phát gồm có: Khối cấy báo hiệu: để đưa các dạng báo hiệu cần thiết vào dòng số. Khối triệt dãy “0”: làm nhiệm vụ tạo tín hiệu không có dãy nhiều số 0 liên tiếp. Khối tạo mã khung: để chuyển đổi tín hiệu nhị phân thành tín hiệu đường dây. Hoạt động. Thông tín số từ đường trung kế được đưa vào thiết bị chuyển mạch qua thiết bị giao tiếp nhánh thu. Thiết kế thiết bị kết cuối trung kế phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn đã được CCITT quy định cho các hệ thống tải ba PCM như ở liệt kê ở bảng. Bảng tiêu chuẩn các hệ thống PCM Tiêu chuẩn Luật M Luật A Tốc độ lấy mẫu. Điều chế. Nén dãn. Khung. Báo hiệu. Tốc độ bit 8KHz. PCM 8bit. M 255. 24 khe thời gian và một bit đồng bộ Tách từng bit. 1,544 Mbps 8 KHz. PCM 8bit. A 87,6. 32 khe thời gian (30 khe mang tin) Một khung báo hiệu. Một khung đồng bộ. Một kênh chuyên dụng. 2,048 Mbps Các khối chức năng của thiết bị giao tiếp trung kế số mô tả ở hình 40. Dòng tín hiệu số đưa vào được đưa tới mạch điện khôi phục đồng hồ và dạng sóng của tín hiệu vào được chuyển đổi từ dạng lưỡng cực sang mức logic đơn cực tiêu chuẩn. Tín hiệu đơn cực này là dãy tín hiệu nhị phân. Thông tin đưa tới thiết bị chuyển mạch được lưu vào bộ đệm đồng bộ khung bởi nguồn đồng hồ vừa được khôi phục từ dãy tín hiệu số. Tín hiệu lấy ra từ bộ đệm được đồng bộ khung với bộ chuyển mạch nhờ đồng hồ từ bộ chuyển mạch. Dòng thông tin số lấy ra từ thiết bị chuyển mạch được cấy thông tin báo hiệu vào rồi đưa tới thiết bị triệt “C”. Các dãy số không dài liên tiếp trong dãy tín hiệu số mang tín được khử tại khối chức năng này để đảm bảo sự làm việc của các bộ lặp trên tuyến dẫn. Nhiệm vụ đưa báo hiệu vào và tách báo hiệu ra cần thực hiện ở các hệ thống báo hiệu số kênh riêng, còn hệ thống sử dụng báo hiệu kênh chung thì không cần phải thực hiện. Chức năng của thiết bị kết cuối trung kế số được mô tả qua tập hợp từ viết tắt GAZPACHO. G: Generation of frame code. Tạo mã khung. A: Alignment of frames. Sắp xếp khung. Z: Zero string suppression. Khử dãy số không liên tiếp. P: Polar conversion. Đảo cực. A: Alarm proccessing. C: Clock recovery. Tái tạo đồng hồ. H: Hunting during reframe. Tái lập đồng bộ. O: Office signalling Báo hiệu liên tổng đài. IX-4. Sơ đồ tổng quát hệ thống tập trung xa. IX-4-1. Cấu trúc: Hệ thống tập trung xa có 2 bộ phận chính: Một bộ phận đặt tại tổng đài trung tâm và mọt bộ phận đặt ở xa. Hai bộ phận này đấu nối với nhau bằng đường truyền PCM. Bộ phận tập trung bao gồm bộ điều khiển vùng và một phần trức năng của bộ điều khiển trung tâm để điều khiển từng bộ tập trung. Khối kết cuối tổng đài làm nhiệm vụ giao tiếp giữa tổng đài và đường truyền. Nó làm nhiệm vụ định hình khung và tách thông tín báo hiệu ra cho các tuyến PCM phát và thu. Phần ra của hệ thống tập trung thường được coi là bộ tập trung thực thụ. Nó được chia thành khối điện thoại và khối điều khiển. Khối điện thoại gồm có: - Các mạch điện đường dây thuê bao, nó đảm nhiệm công việc đường dây thuê bao cho các loại báo hiệu không thể cấp qua trường chuyển mạch. Ngoài ra chúng còn làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tiếng nói sang dạng phù hợp với trường chuyển mạch. -Trường chuyển mạch: Trường chuyển mạch làm nhiệm vụ tập trung tải của một số lượng lớn đường dây thuê bao và một số lượng lớn kênh tiếng nói ít hơn. -Bộ chuyển đổi PCM: Bộ chuyển đổi này chỉ cần khi tín hiệu qua mạng chuyển mạch chưa phải là tín hiệu PCM. Trường hợp này cần thiết phải đổi tín hiệu sang dạng tín hiệu PCM hoặc ngược lại vì đầu cuối tổng đài đòi hỏi tín hiệu PCM chuẩn ở cả 2 phía đường chuyền và phía trường chuyển mạch +Khối điều khiển sao bao gồm: -Bộ quét (Scanner): Bộ này có nhiệm vụ dò thử các đường dây thuê bao để phát hiện trạng thái nâng hay đặt tổ hợp của thuê bao và tín hiệu trập dây. -Bộ điều khiển đầu nối (marker): Bộ này thực hiện thao tác chuyển mạch ở mạng chuyển mạch. -Bộ xử lý báo hiệu (Signalling processor): Bộ này thu các lệnh từ bộ điều khiển trung tâm qua kênh báo hiệu, kiểm tra lỗi ở các tín hiệu này, nếu kênh đúng thì được chuyển tới các khối chức năng thực thi tương ứng. Nếu lệnh được phát hiện là sai thì yêu cầu phát lại. Thông tín báo hiệu theo hướng ngược lại cũng được xử lý tương tự. IX-4-2. Phân phối các chức năng điều khiển: Có 2 phương pháp phân phối chức năng điều khiển cho phần xa và phần trung tâm của hệ thống điều khiển. đó là phương pháp phân bố và phương pháp tập trung. -Phương pháp phân bố: Theo phương pháp này thì các chức năng điều khiển lệnh còn được đặt ở bộ phận điều khiển xa. Các chức năng điều khiển phức tạp và đòi hỏi trí tuệ thì đặt ở bộ phận trung tâm và ở bộ điều khiển trung tâm. -Phương pháp tập trung: Theo phương pháp này toàn bộ chức năng điều khiển được đặt ở bộ phận tập trung của tổng đài trung tâm. Phương pháp này phù hợp với các bộ tập trung dung lượng nhỏ. Vì lúc đó vài bộ tập trung có thể dùng chung một bộ xử lý. Tuy vậy hệ thống báo hiệu giữa bộ phận xa và bộ phận trung tâm khá phức tạp. Phương pháp điều khiển phân bố thích hợp với các bộ tập trung dung lượng lớn hơn. Ta xem xét công việc điều khiển cần thực hiện và giải pháp phân bố chúng. *Nhận dạng trạng thái mạch vòng thuê bao: Công việc này tốt nhất là giao cho bộ phận điều khiển xa. Tuy nhiên công việc này cũng có thể thực hiện bằng cách bộ phận trung tâm liên tục thu thông tin của bộ phận điều khiển xa về trạng thái đường dây thuê bao do bộ phận xã phát hiện. Theo phương pháp này hệ thống báo hiệu khá phức tạp vì tốc độ thông tin cần phải lớn. *Thu xung chọn số: Xung chọn số kiểu đa tàn được phát qua kênh PCM tới các bộ thu đặt tại tổng đài trung tâm. Phương pháp này cho ta hiệu quả sử dụng thiết bị thu xung cao hơn so với khi chúng được đặt ở bộ phận xa. Xung chọn số thập phân cũng được nhận dạng như vậy. ở cùng thiết bị nhận dạng trạng thái đường dây. Phương pháp này thích hợp nhất đối với phương thức chọn số đa tần. Thông tin này được chuyển tới bộ phận trung tâm phân tích địa chỉ. *Nhiệm vụ chọn kênh PCM rỗi do bộ phận trung tâm thực hiện. Sau khi nhận lệnh từ bộ chọn nhóm số (tổng đài trung tâm) bộ phận điều khiển xa đấu nối thuê bao này tới kênhPCM đã chọn. Công việc chọn kênh rỗi được coi là một công việc trí tuệ. Như vậy có thể khắc phục được hiện tượng phải sử dụng một kênh PCM riêng do sự bất thường của bộ trung kế tương ứng. Nếu bộ tập trung sử dụng phương thức có tổn thất nội thì công việc chọn kênh rỗi này cần phải có thể thức phức tạp hơn. *Công việc đo thử và giám sát thời gian gọi: Công việc này do bộ chọn nhómn số thực hiện. Bộ điều khiển trung tâm xác định khi nào cuộc gọi kết thúc và tuyến nối cần giải toả. *Cấp chuông: Tín hiệu chuông cấp cho thuê bao bị gọi được tạo ra ở bộ phận xa qua đường dây thuê bao bị gọi. Cũng có thể dùng tín hiệu điều khiển chuông từ bộ chọn nhóm số (tổng đài trung tâm) qua đường PCM. Nhưng phương án này có thể gây chậm trễ báo chuông khi đường truyền có rắc rối. *Các loại âm báo cho thuê bao chủ gọi: Các loại âm báo cho thuê bao chủ gọi như âm báo bận, âm báo ứ, hồi âm chuông ... được tạo ra ở bộ phận xa. Âm mời quay số được tạo ra ở bộ phận trung tâm hoặc bộ phận xa. IX-4-3. Báo hiệu: Có hai loại báo hiệu có thể được sử dụng để truyền dẫn thông tín bao hiệu giữa bộ phận xa và bộ phận trung tâm, đó là báo hiệu kênh riêng và báo hiệu kênh chung. ở phương pháp báo hiệu kênh cho tín hiệu số thì khe thời gian 16 (hệ thống PCM CEPT) được chia thành 30 kênh báo hiệu, mỗi kên gắn với một kênh thoại. Để nâng cao khả năng truyền dẫn báo hiệu có thể sử dụng một kiểu báo hiệu kênh trung nào đó trên cơ sở khe thời gian 16. Ví dụ như ta sử dụng một hệ thống báo hiệu kênh chung dựa trên cơ sở một đơn vị báo hiệu được tạo thành từ khe thời gian 16 của của 10 khung liên tiếp. Lúc đó 80 bít có thể chia thành 2 bộ phận, một bộ phận dùng để truyền tin, một bộ phận mang thông tin báo hiệu. Bộ phận chuyển tin chứa một địa chỉ dãy tin các bít kiểm tra để phát hiện lỗi để đảm bảo thông tin báo hiệu được thu nhận chính xác và đúng theo trình tự. Nếu có lỗi được phát hiện thì cần phát lại. ở phương pháp này cần có 80 bít để dùng 40 bít cho thông tin báo hiệu và 40 bit dùng để phát hiện lỗi trên đường tuyến. Hiệu quả thông tin báo hiệu sẽ cao hơn nếu ta tạo lập các bản tin dài hơn nhưng lúc đó thể thức hiệu chỉnh lỗi sẽ phức tạp hơn và chi phí sẽ cao hơn. Kết luận: Mạch điện kết cuối thuê bao và trung kế là các khối chức năng không thể thiếu được của tổng đài điện tử SPC. Mạch điện kết cuối thuê bao, ngoài chức năng BORSHT nó còn đảm nhiệm chức năng tập trung tải và xử lý báo hiệu thuê bao. ở các tổng đài số, nó còn đảm nhiệm công việc chuyển đổi A-D. Mạch điện kết cuối trung kế đảm nhiệm các chức năng GAZDACHO, nó không làm chức năng tập trung tải, nhưng nó vẫn có mạch điện tập trung để trao đổi khe thời gian cân bằng tải, trộn báo hiệu và tín hiệu màu dùng để đo thử. Để linh hoạt trong công tác quy hoạch mạng và tăng hiệu quả kinh tế cho mạng, người ta sử dụng bộ tập trung xa. Một bộ tập trung xa gồm 2 bộ phận chính: Bộ phận xa và bộ phận trung tâm. Chúng được đấu nối với nhau bằng các đường PCM. Cách thức phân phối chức năng điều khiển giữa bộ phận xa và bộ phận trung tâm có thể thay đổi tuỳ thuộc kích thước và kiểu cách sử dụng của bộ tập trung. Điều này ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống báo hiệu là kênh chung, kênh riêng hoặc phối hợp. Kỹ thuật chuyển mạch sử dụng cho bộ tập trung có thể là chuyển mạch không gian điện tử, chuyển mạch PAM hoặc chuyển mạch số. Các bộ tập trung có thể sử dụng ở các khu vực nông thôn, thành thị. Cho các khu vực nông thôn thì bộ tập trung cần có một số đặc tính riêng như: Khả năng đấu nối nội bộ hợc phương thức phân bố các bộ tập trung để nâng cao độ an toàn và hiệu quả kinh tế cho mạng. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống tổng đài số nói chung và hệ thống tổng đài SPC, được thiết kế bởi các công nghệ tiên tiến với phương thức truyền dẫn PCM và kỹ thuật chuyển mạch số đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, là cho giá thành các loại trang thiết bị giảm xuống, độ tin cậy cao hơn, dung lượng tăng, đáp ứng được nhiều loại dịch vụ. Các hệ thống đều được thiết kế theo cầu trúc module, tạo ra khả năng linh hoạt cho cả phần cứng lẫn phần mềm riêng biệt là các đơn vị xử lý chức năng độc lập của hệ thống, nhưng chúng vẫn được liên kết và đồng bộ với nhau thông qua các mạch vòng thông tin. Việc sử dụng các đơn vị tập trung thuê bao số kết hợp với các tổng đài trung tâm, để giảm chi phí các bộ phận thuê bao là những yêu cầu thiết yếu của hệ thống tổng đài số. Đồng thời để linh hoạt trong công tác quy hoạch mạng và tăng hiệu quả kinh tế cho mạng. Kết hợp với việc quản lý, điều hành tổng đài bằng máy tính giúp cho việc điều khiển, khai thác bảo dưỡng hệ thống tổng đài được nhanh chóng, thuận tiện, đạt độ an toàn chính xác cao.. Xu hướng chung hiện nay là các hệ thống tổng đài được thiết kế chế tạo sao cho có dung lượng lớn nhưng dùng tích nhỏ gọn, dễ vận hành, dễ lắp đặt và bảo quản dễ dàng. Nhân tố chính trong việc hạn chế tăng dung lượng của hệ thống điều khiển tổng đài. Với sự phát triển của công nghệ chế tạo bán dẫn, kỹ thuật phần mềm sẽ ảnh hưởng nhiều tói cấu trúc của hệ thống các tổng đài chuyển mạch số. Trong tương lai, các hệ thống tổng đài với sự mở rộng của các loại dịch vụ như mạng thông tin đa dịch vụ ISDN (Intergrated Services Digital Network): Số liệu cao tốc cho cả chuyển mạch mạng và gói, truyền hình quét chậm tiến tới mạng thông tin số đa dịch vụ băng rộng B.ISDN, sẽ có hiệu quả hơn phục vụ cho nhu cầu con người. mục lục 1 Lời nói đầu 2 phần I 3 Giới thiệu tổng quan về tổng đài Spc 3 I-Hệ thống tổng đài số 3 II-tổng quan về tổng đài spc 6 II-I. Đặc điểm của tổng đài SPC 6 II-2. Xu hướng sử dụng các bộ sử lý 7 II-2-1 Điều khiển tập trung 7 II-2-2.Điều khiển phân tán. 7 Phần II: 8 nguyên lý cấu tạo tổng đài SPC 8 II-1: Sơ đồ cấu tạo 8 II-2.Nhiệm vụ của các khối chức năng. 9 II-2-1.thiết bị đầu cuối gồm các mạch kết cuối thuê bao, kết cuối chung kế tương tự và kết cuối chung kế số. 9 II-2-2.Thiết bị chuyển mạch 11 II-2-3. Bộ điều khiển trung tâm 12 II-2-4.Thiết bị ngoại vi chuyển mạch 13 II-2-5.Thiết bị ngọai vi báo hiệu 15 II-2-6. Thiết bị trao đổi người-máy. 16 Phần III: 17 Chuyển mạch số 17 III- 1.đặc điểm của chuyển mạch số : 17 III-2.Nguyên lý chuyển mạch không gian 18 1-Sơ đồ nguyên lý. 18 2-Nguyên lý chuyển mạch . 19 III-3.Nguyên lý chuyển mạch thời gian tín hiệu số. 20 1-Chuyển mạch điều khiển đầu vào. 20 2-Chuyển mạch điều khiển đầu ra 22 III-4.Ghép tuyến PCM và chuyển đổi nối tiếp song song. 23 III-5. Chuyển mạch số ghép hợp 25 1-Khái niệm về chuyển mạch ghép hợp 25 2-Trường chuyển mạch TST 27 III-6.Tạo tuyến qua trường chuyển mạch ghép hợp. 27 III-7. Ghép nối các tuyến PCM với trường chuyển mạch. 31 III-8.Cấu trúc modular và phát triển dung lượng. 34 1- Cấu trúc modular của tầng chuyển mạch thời gian mô tả ở hình 13 34 2-Cấu trúc module của trường chuyển mạch không gian tín hiệu số. 35 III- 9 . Cấu trúc chuyển mạch ở các tổng đài dung lượng nhỏ. 37 III-10.Cấu trúc tổng quát của bộ chọn nhóm số (DGS) 37 1-Bộ chọn nhóm số ở môi trường thoại tương tự. 37 2-Bộ chọn nhóm số ở mối trường điện thoại số: 40 III-11.Đồng bộ trong chuyển mạch số: 41 III-11-1-Sự cần thiết phải đồng bộ. 41 III-11-2 Hậu quả của sự lệch trượt. 43 III-11-3 Nguyên nhân sinh ra trượt: 44 1-Đồng hồ nhịp không hoàn chỉnh: 44 2-Sự thay đổi độ trễ truyền dẫn: 44 III-11-4 Các phương pháp đồng bộ mạng: 45 1-Hệ thống dị bộ: 45 2-Hệ thống đồng bộ: 45 III-11-5 Các ứng dụng thực tế: 47 Phần iv: 50 điều khiển trong tổng đài điện tử SPC 50 IV-1-2. Quá trình làm việc: 52 IV-1-3 Thiết bị giao tiếp vào ra. 53 IV-2 Các loại cấu trúc điều khiển 53 IV-3 Các phương pháp dự phòng cho hệ thống điều khiển. 54 IV-3-1 Dự phòng cấp đồng bộ. 55 IV-3-2 Dự phòng phân tải: 55 4.3.3 Dự phòng nóng: 56 4-3-4 Dự phòng N +1: 58 PHần V: 59 Xử lý gọi 59 V.1 Các chương trình xử lý gọi: 59 V.1.1 Chương trình dò thử: 60 V.1.2 Chương trình tìm tuyến nối. 60 V-1-3 Các chương trình tự liệu gọi khác. 61 V-1-4 Chương trình điều khiển chuyển mạch: 61 V-1-5 Hàng các cuộc gọi. 61 V-1-6 Gián đoạn (ngắt). 62 V-2 Các loại bảng số dữ liệu. 63 V-2-1 Bảng số liệu cố định. 64 V-2-2 Bảng số liệu bán cố định. 64 V-2-3 Bảng số liệu tạm thời. 64 V-3 Số liệu thuê bao. 65 V-3-1 Phân loại số liệu thuê bao. 65 V-3-2 Các số liệu thuê bao. 65 1-Số liệu đặc tính thuê bao : 65 2-Số liệu nghiệp vụ: 66 V-3-3 Hồ sơ thuê bao: 66 1-Thông tin định gốc cuộc gọi: 66 V-4 Phân tích phiên dịch và tạo tuyến. 67 V-4-1 Phiên dịch. 67 V-4-2 Phân tích tạo tuyến. 67 V-4-3 Bảng phiên dịch và tạo tuyến. 68 V-5 Thiết lập gọi nội hạt. 68 V-5-1 Dò thử đường dây thuê bao thử gọi. 68 V-5-2 Giai đoạn trước lúc chọn số. 69 V-5-3 Chọn số và tạo tuyến. 70 V-5-4 Cấp chuông. 71 V-5-5 Giám sát: 72 V-6 Tính cước. 72 V-6-1 Tính cước tại nhà. 73 V-6-2 Tính cước cho thuê bao bị gọi. 73 V-6-3 Lập hoá đơn cước. 74 V-6-4 Phương pháp tính cước 74 1-Tính toán thời gian thực. 74 2-Tính cước sau khi hoàn thành cuộc gọi. 75 PHần VI: 76 Báo hiệu. 76 VI-1 Khái niệm chung. 76 VI-2- Các kiểu thông tin báo hiệu. 76 VI-2-1 Thông tin yêu cầu thiết lập và giải toả cuộc gọi. 76 VI-2-2: Thông tin chọn số( thông tin địa chỉ). 77 VI-2-3- Thông tin kết thúc chọn số. 77 VI-2-4 Thông tin giám sát. 77 VI-3- Quá trình thiết lập cuộc gọi. 77 VI-4 Các loại tín hiệu báo hiệu. 79 VI-4-1 Khái niệm. 79 VI-4-2 Tín hiệu đường dây thuê bao. 79 1/ Tín hiệu đường dây thuê bao chủ gọi. 79 2-Tín hiệu đường dây thuê bao bị gọi. 82 3/ Tín hiệu gọi thuê bao thứ 3 (tín hiệu tải gọi ghi phát ). 83 VI-5 Báo hiệu R2. 83 VI-5-1 Trong số mã. 84 VI-5-2 Ghép cặp tần số cho các tín hiệu. 84 VI-5-3 ý nghĩa các tín hiệu báo hiệu. 86 VI.6: Báo hiệu kênh riêng. 89 VI-7 Báo hiệu kênh chung. 89 VI-7-1 Đặc điểm chung. 89 VI-7-2 Báo hiệu giữa các bộ xử lý. 90 VI-7-3 Thể thức truyền tin. 90 Phần VII: 91 Thông tin người máy trong tổng đài SPC. 91 VII-1 Các loại thiết bị ngoại vi người máy. 91 VII-2 Đặc điểm của ngôn ngữ người máy. 92 VII-3 Thông tin vào ra và các lệnh thao tác. 92 VII-3-1 Thông tin vào ra . 92 VII-3-2 Lệnh thao tác 93 VII-4 Cấu trúc của ngôn ngữ người máy (MML) 93 VII-4-1 Cú pháp 93 VII-4-2 Ngữ nghĩa. 94 VII-5 Bảo an và thể thức trao đổi tin. 94 VII-5-1 Bảo an khi trao đổi thông tin. 94 VII-5-2 Thể thức trao đổi tin (đối thoại). 95 VII-6 Các loại bản tin ra 96 VII-6-1 Bản tin nhận dạng lệnh. 96 VII-6-2 Bản tin trả lời lệnh. 96 VII-6-3 Bản tin hệ thống. 96 VII-6-4 Bản tin lỗi. 96 Phần 8: 97 Điều hành khai thác và bảo dưỡng tổng đài điện tử SPC 97 VIII-1 Điều hành khai thác tổng đài SPC. 97 VIII-1-1 Điều hành trang thiết bị tổng đài. 97 VIII-1-3 Quản lý số liệu phiên dịch và tạo tuyến. 98 VIII-1-4 Quản lý số liệu cước. 99 VIII-2 Bảo dưỡng tổng đài điện tử SPC 99 VIII-2-1 Bảo dưỡng đường dây thuê bao. 100 VIII-2-2 Bảo dưỡng đường trung kế. 103 VIII-2-3 Bảo dưỡng trường chuyển mạch. 103 VIII-2-4 Bảo dưỡng dùng hệ thống điều khiển. 103 VIII-2-5 Các phương sách bảo dưỡng. 104 1.Phần cứng. 104 VIII.3. Bảo dưỡng phần mềm 107 VIII-3-1 Cấu tạo và nhiệm vụ 108 VIII-3-2. Báo cáo và lỗi 108 Phần IX: 109 Thiết bị ngoại vi kết cuối và tập trung 109 IX.1. Tổng quan: 109 IX-2. Ngoại vi kết cuối thuê bao. 110 IX-2-1. Thiết bị giao tiếp với đường dây thuê bao tương tự. 110 IX-2-2. Thiết bị tập trung 113 IX-3. Ngoại vi kết cuối trung kế số. 117 IX-4. Sơ đồ tổng quát hệ thống tập trung xa. 120 IX-4-1. Cấu trúc: 120 IX-4-2. Phân phối các chức năng điều khiển: 121 IX-4-3. Báo hiệu: 123 Kết luận 125

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN092.doc