Đồ án Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội

Qua nghiên cứu ban đầu về khả năng áp dụng của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc và một vài vấn đề chưa thực hiện được. Những khó khăn điển hình có thể kể ra như sau: - Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HTQLMT - Vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế - Chưa có một đội ngũ chuyên gia am hiểu về môi trường Ap dụng ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội đòi hỏi phải vận hành cả hệ thống, để bước đầu áp dụng ISO 14001 được hiệu quả nhất, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau: - Đào tạo nguồn nhân lực từ bây giờ - Nên tiến hành đánh giá thực trạng, báo cáo sự phù hợp và nêu lên những lợi ích và bất lợi trước khi áp dụng - Đào tạo, nâng cao nhận thức của tất cả mọi thành viên nhằm hiểu rõ hơn về HTQLMT Việc xây dựng hệ thống không khó bằng duy trì và cải tiến liên tục hệ thống đó. Điều này đòi hỏi công ty phải đưa ra bộ phân quản lý môi trường ngang bằng với các bộ phận hiện có của công ty và phải có sự đầu tư đúng mức cho công tác vận hành, duy trì, và cải tiến hệ thống trong những năm kế tiếp ./.

doc113 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông có thủ tục đánh giá HTQLMT 4.6 Xem xét của ban lãnh đạo Ban giám đốc cảng định kỳ phải xem xét tình hình hoạt động của hệ thống quản lý môi trường, bao gồm: Chính sách môi trường còn phù hợp không? Kết quả thực hiện mục tiêu môi trường Kết quả đánh giá môi trường Các đề xuất cải tiến môi trường Đề xuất kế họach thực hiện môi trường trong thời gian kế tiếp Có thực hiện họp xem xét trong các buổi họp hằng tháng và hằng năm của công ty 3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO VỀ NGUỒN LỰC ĐỂ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TC ISO 14001 TẠI CÔNG TY: 3.4.1. Khả năng tài chính : Theo chủ trương của BGĐ công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên của công ty và tuân thủ theo các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường. Mặt khác chủ trương của nhà nước hiện nay đang có kế họach di dời công ty, thiết nghĩ đây cũng là cơ hội để công ty tiến hành xây dựng một HTQLMT ngay từ bước đầu hoạt động. Là khu vực có nhiều tàu Quốc tế neo đậu, công ty có thế áp dụng một số mức phí từ việc xả thải của các tàu để có thể duy trì hệ thống vì chi phí từ khâu nghiên cứu áp dụng đến khi nhận chứng chỉ và duy trì hệ thống tương đối cao. 3.4.2 Khả năng về nhân sự : Hiện nay, công ty chưa có một cán bộ, công nhân viên nào được đào tạo chuyên về lĩnh vực môi trường, điều này gây khó khăn rất lớn cho công ty trong công việc xây dựng, duy trì HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty. Một yêu cầu mới của tiêu chuẩn ISO 14001 (phiên bản 2004 là khi cơ sở áp dụng tiêu chuẩn phải có sẵn nguồn lực chứ không chỉ đơn thuần là đào tạo nguồn lực (phiên bảng 1996). Trong tương lai công ty sẽ tuyển thêm và đào tạo một số cán bộ chuyên trách về môi trường để bước đầu triển khai áp dụng. Cán bộ, công nhân viên chức tại công ty chỉ ý thức được ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, nhưng chưa biết được sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường đất, nước, không khí, tài nguyên .. Vai trò của họ trong việc hạn chế, giảm thiểu những tác động đó. Một số ít người quản lý cấp cao trong công ty có sự hiểu biết khái quát về tiêu chuẩn ISO 14001, các nhân viên, công nhân còn lại chưa có sự tiếp cận nào về tiêu chuẩn ISO 14001. 3.4.3. Cam kết lãnh đạo: Theo kết quả điều tra về BGĐ công ty thì chủ trương chung của công ty về hoạt động sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Theo chủ trương chung của BGĐ công ty rất muốn xây dựng HTQLMT để nâng cao vai trò của công ty đối với khách hàng quốc tế và giảm các chi phí do phải giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra trong công ty, có thể đánh giá dựa theo tiêu chí như sau : - Chiến lược phát triển dài hạn của công ty - Cam kết tuân theo chủ trương của công ty sẽ nhận chứng chỉ ISO 14001 - Cam kết đáp ứng mọi nguồn lực cần thiết từ khâu nghiên cứu ban đầu đến khi nhận chứng chỉ và duy trì hệ thống. - Cam kết đáp ứng mọi chi phí trong quá trình nghiên cứu áp dụng - Thành quả của quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty. Dựa vào nội dung 05 tiêu chí trên ứng với việc xây dựng một HTQLMT để đánh giá mức độ cam kết của BLĐ của công ty trong việc áp HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty, ta có thể nói công ty sẵn sàng đáp ứng với đầy đủ mọi yêu cầu của bộ tiêu chuẩn đề ra. 3.5. DANH MỤC CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI: 3.5.1. Qui trình xác định khía cạnh môi trường Bắt đầu Xác định vị trí Kết thúc Xác định hoạt động, sản phẩm và dịch vụ Xác định khía cạnh và tác động mơi trường Đánh giá mức độ quan trọng Đăng ký khía cạnh mơi trường cĩ ý nghĩa Phê duyệt Kiểm tra Kiểm tra Đầy đủ Đầy đủ Khơng đầy đủ Khơng đầy đủ Hình 8 : Qui trình xác định khía cạnh môi trườngcó ý nghĩa 3.5.2. Đánh giá mức độ tác động môi trường: * Phương pháp xác định khía cạnh môi trường: Có nhiều phương pháp để xác định các khía cạnh môi trường như là phương pháp chuỗi giá trị, phương pháp xác định nguyên vật liệu, phương pháp tuân thủ quy định, phương pháp tiếp cận quá trình để phù hợp với dịch vụ và hoạt động của cảng, sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình là phù hợp nhất. Đây là phương pháp dễ nhất và bao hàm toàn diện nhất để xác định khía cạnh môi trường. Trước hết ta chọn xác định khía cạnh môi trường theo từng bộ phận sẽ có các hoạt động và dịch vụ liên quan đến môi trường. Trong một tổ chức, khía cạnh môi trường thường được chia làm 3 lọai: Khía cạnh liên quan đến quá trình hoạt động Khía cạnh liên quan đến dịch vụ Khía cạnh liên quan đến sản phẩm Hoạt động của công ty xếp dỡ Khánh Hội thuộc ngành dịch vụ nên chỉ bao gồm 2 loại khía cạnh sau: Khía cạnh liên quan đến quá trình hoạt động: là những khía cạnh liên quan đến hoạt động động chính của công ty như hoạt động xếp dỡ hàng hóa, hoạt động bảo quản hàng hóa Khía cạnh liên quan đến dịch vụ là : các khía cạnh không liên quan đến hoạt động kinh doanh chính của công ty như hoạt động vận chuyển, hoạt động bảo trì máy móc, hoạt động thu gom rác thải,. Các khía cạnh môi trường được xác định trong bảng dưới đây: Bảng 9: Các khía cạnh môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội STT Hoạt động sản phẩm, dịch vụ Khía cạnh môi trường Tác động môi trường 1 Hoạt động văn phòng Tiêu thụ năng lượng - Điện năng - Nhiệt năng Sử dụng nguyên phụ liệu Tiêu thụ văn phòng phẩm Tiêu thụ giấy in Tiêu thụ nước sạch Tiêu thụ điện (máy lạnh) Máy vi tính, máy in, máy photo, Xả thải: Giấy loại Hộp mực VPP, nilon các lọai Nước thải sinh hoạt Gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Gây cạn kiệt tài nguyên rừng Gây cạn kiệt tài nguyên nước Bước sóng ngắn gây ảnh hưởng sức khỏe người vận hành Ô nhiễm đất, không khí Ô nhiễm nguồn nước mặt 2 Hoạt động bảo dưỡng thiết bị Chất thải rắn nguy hại: dầu cặn, xăng, dung môi mỡ cũ, giẻ dính dầu, vật tư hỏng. Tăng lượng chất thải rắn gây ô nhiễm đất, dễ cháy. Mùi xăng dầu gây ô nhiễm không khí, dầu mỡ xả xuống nước mặt làm chết thủy sinh 3 Hoạt động vận tải, vận chuyển Tiêu thụ năng lượng: - Sử dụng xăng Xả thải: Khí thải từ xăng dầu, dầu mỡ rò rỉ, ắc quy hỏng, hơi xăng, Gây ồn cho dân cư xung quanh, ô nhiễm không khí. Ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước mặt, dễ cháy 4 Hoạt động cung ứng xăng dầu Tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu -Sử dụng điện, tiêu thụ xăng dầu cho chuyên chở Sử dụng nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị: Bơm các loại, bồn chứa xăng dầu Xả thải: Dầu bay hơi khi bơm, rò rỉ xăng dầu do bồn chứa hoặc quá trình bơm chuyển. Gây cạn kiệt TNTN Gây ô nhiễm không khí do mùi xăng dầu Chương 4: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VÀ LẬP KẾ HỌACH XÂY DỰNG HTQLMT TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI Trên cơ sở những nội dung đã nghiên cứu trong các chương trước. Trong chương 4 này trình bày các đề xuất chính sách môi trường và lập kế họach xây dựng HTQLMT cho công ty xếp dỡ Khánh Hội. Nội dung trình bày gồm xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, xác định yêu cầu luật pháp đối với công ty xếp dỡ Khánh Hội, xây dựng chính sách môi trường, đề xuất thành lập nhóm chuyên trách HTQLMT, đề xuất các chương trình bảo vệ môi trường, xây dựng cơ cấu phân công trách nhiệm, đề xuất kế hoạch quan trắc - đo đạc - giám sát, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức môi trường, đề nghị đánh gía xem xét cải tiến hệ thống QLMT và kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp trong công ty. 4.1 XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ Ý NGHĨA: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa: là yếu tố môi trường gây ra hoặc có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường Strên cơ sở kết quả đánh gái ở chương 3, sau đây là các khía cạnh môi trường của công ty xếp dỡ Khánh Hội: Nước thải - Nước thải sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn Khí thải - Khí thải do đốt dầu FO (vận hành thiết bị) - Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải Tiếng ồn, độ rung - Tiếng ồn, độ rung do vận hành máy - Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải Chất thải rắn - Sinh hoạt - Văn phòng Dầu nhớt thải - Quá trình bôi trơn - Rò rỉ, tràn đổ trong thao tác sử dụng Tiêu thụ tài nguyên - Đất - Không khí - Nước - Dầu - Phôi - Giấy - Vải lau máy Cách xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Có nhiều phương pháp để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa, mỗi Doanh nghiệp tùy chọn phương pháp đánh giá để đưa ra khía cạnh nào là khía cạnh môi trường có ý nghĩa, đáng lưu tâm nhất. Có nhiều phương pháp để xác định, sau đây tác giả đưa ra một phương pháp để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Bảng10 : Cách xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa STT Khía cạnh Luật pháp (*4) Mức độ (*2) Phạm vi (*2) Tần suất (*1) Sự quan tâm (*1) Tổng số điểm Khía cạnh đáng kể Tùy theo mức độ quan trọng của các yêu cầu (tiêu đề ) mà nhân hệ số khác nhau. Ở mỗi cột, người xác định dựa vào tính thiết yếu hay không để cho điểm, thang điểm từ 1 - 10 điểm. * 1 - 4 điểm: không quan trọng * 5 - 7 điểm: tiềm tàng * 8 - 10: rất quan trọng Sau khi cho điểm của mỗi khía cạnh ở mỗi cột xong, ta cộng điểm của từng khía cạnh theo hàng ngang. Những khía cạnh nào cao điểm nhất, đó là những khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Sắp thứ tự những khía cạnh có số điểm cao nhất đến thấp nhất. STT Khía cạnh Luật pháp (*4) Mức độ (*2) Phạm vi (*2) Tần suất (*1) Sự quan tâm (*1) Tổng số điểm Khía cạnh đáng kể 1 Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải 9 9 9 8 8 88 Rất quan trọng 2 Nước thải sinh hoạt 4 4 4 4 4 40 Trung bình 3 Nước mưa chảy tràn 3 3 4 4 4 34 Ít quan trọng 4 Nước do vệ sinh khu vực sản xuất (kho hàng, các container,..) 6 6 6 2 4 54 Ít quan trọng 5 Tiếng ồn, rung động do các hoạt động nâng chuyển 6 6 6 6 6 60 Quan trọng 6 Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải 7 7 7 7 7 70 Quan trọng 7 Chất thải rắn sinh hoạt 2 2 2 2 2 2 Không quan trọng 8 Chất thải rắn văn phòng 3 3 4 4 4 34 Ít quan trọng 9 Chất thải rắn từ tàu 3 3 4 4 4 34 Ít quan trọng 10 Dầu nhớt thải trong quá trình sửa chữa, bảo trì thiết bị 6 6 6 2 4 54 Trung bình 11 Rò rỉ, tràn đỗ trong quá trình sử dụng 9 8 8 4 5 75 Rất quan trọng 12 Rò rỉ trong quá trình tiếp dầu cho tàu 9 9 9 9 9 90 Rất quan trọng 13 Cháy nổ ở khu vực lưu trữ hóa chất dễ cháy 9 8 8 2 6 76 Rất quan trọng 14 Cháy nổ ở khu vực chứa dầu 6 6 6 2 4 54 Trung bình 15 Cháy nổ do chập điện 6 5 5 4 5 51 Trung bình 16 Cháy nổ do thao tác bơm, chiết nhiên liệu cho tàu 6 6 6 6 6 60 Quan trọng 17 Tiêu thụ nước 3 3 4 4 4 34 Ít quan trọng 18 Tiêu thụ điện 3 5 5 5 5 46 Ít quan trọng 19 Tiêu thụ dầu 3 6 5 8 8 56 Quan trọng 20 Tiêu thụ giấy 2 2 2 2 2 20 Không quan trọng Những khía cạnh môi trường đáng kể được xếp theo thứ tự: Rò rỉ dầu Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải (xe tải, tàu thủy,) Tiếng ồn độ rung do các phương tiện giao thông vận tải ra vào công ty Tiêu thụ nhiên liệu dầu lớn Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn 4.2 YÊU CẦU LUẬT PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI: Các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải mà công ty xếp dỡ Khánh Hội phải tuân thủ: Các công ước quốc tế Việt Nam đã ký hoặc tham gia: Công ước ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu Marpol 73/78 (28/9/1991) Công ước Basel về kiểm soát vịêc vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng (13/531994) Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển (hội nghị liên hợp quốc năm 1992 về môi trường và phát triển – Việt Nam tham gia ký kết năm 1994) Công ước của liên hợp quốc về luật biển – 1982 (25/7/1994) Công ước của liên hợp quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980) Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu – 1992 (16/11/1994) Các văn bản pháp luật trong nước: Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 30/6/1990. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua ngày 30/6/1990, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1991 Nghị định số 26-CP ngày 26/4/1996 của chính phủ “Quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường” Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 Quyết định số 256/2003/QĐ – TTg ngày 2/12/2004 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Luật bảo vệ môi trường 1993 - Nghị định của Chính Phủ Số 160/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam quy đđịnh (điều 9, 45, 46, 48, 49) Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải Quyết định số 639/QĐ/TTg ngày 12/8/1997 của thủ tướng chính phủ về việc tổ chức chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ Hàng Hải. Thông tư của bộ giao thông vận tải số 11/2004/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2004 về việc hướng dẫn thực hiệnnghị định số 160/2003/nđ-cp ngày 18 tháng 12 năm 2003 của chính phủ về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của việt nam Quyết định của thủ tướng chính phủ số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 về việc phê duyệt quy hoạch tổng hể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 Các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép đối với các phương tiện giao thông vận tải đường bộ (TCVN 5948 – 1995) Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh ( TCVN 5937 – 1995) Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (TCVN 5939 – 1995) Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945 – 1995) 4.3.CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG: Một hệ thống quản lý môi trường tốt phải dựa trên một chính sách môi trường vững mạnh do người lãnh đạo cao nhất của tổ chức đưa ra và tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã quy định người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm đưa ra chính sách môi trường Trên cơ sở yêu cầu của ISO 14001, người làm luận văn đề xuất chính sách môi trường cho công ty như sau: - Công ty xếp dỡ Khánh Hội cam kết tiến hành chỉ đạo giải quyết những sự cố tại tất cả các khu vực diễn ra các hoạt động của công ty một cách có trách nhiệm để bảo vệ môi trường, sức khỏe, và an toàn cho công nhân viên, khách hàng và cộng đồng dân cư xung quanh. - Công ty xếp dỡ Khánh Hội cam kết duy trì sự phát triển kinh tế trong bối cảnh ngăn ngừa sự xấu đi của môi trường chung, và khắc phục những khu vực môi trường bị suy thoái xảy ra trong phạm vi của công ty. - Công ty xếp dỡ Khánh Hội cam kết tuân thủ các yêu cầu luật pháp về môi trường trong nước cũng như quốc tế có thể áp dụng tại công ty. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn đọat giấy chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, thì sự cam kết và hỗ trợ của cấp lãnh đạo được xem là một vị trí rất quan trọng để đánh dấu sự thành công hay thất bại của công ty. Người đại diện cấp lãnh đạo tại công ty xếp dỡ Khánh Hội gồm có 1. Giám đốc 2. Phó Giám đốc kỹ thuật 3. Phó giám Đốc khai thác 4.4. THÀNH LẬP NHÓM CHUYÊN TRÁCH ISO: Để có nhân lực thực hiện việc xây dựng hệ thống, công ty cần thành lập một nhóm môi trường EST (Environment Steering Team). Là những người sẽ trực tiếp làm việc nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Nhóm này sẽ là đầu mối hoạt động, có trách nhiệm thúc đẩy các thành viên khác trong công ty, hướng dẫn và giúp đỡ họ trong quá trình thực hiện, xây dựng ISO 14001:2004 tại công ty. Thông thường thành viên của nhóm là trưởng các phòng ban của các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong công ty như sau: 1.Trưởng ban khai thác 2.Trưởng phòng tổ chức hành chánh 3.Trưởng phòng kế toán 4.5. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH BVMT: 4.5.1. Mục tiêu và chỉ tiêu cho HTQLMT: Các mục tiêu và chỉ tiêu phải được triển khai đến các phòng ban liên quan bằng văn bản để đào tạo cho những vị trí công việc tham gia thực hiện mục tiêu. Mục tiêu tổng quát của công tác bảo vệ môi trường “Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm” cho khu vực công ty xếp dỡ Khánh Hội + Căn cứ vào phân tích các khía cạnh ý nghĩa ở mục 4.1, các yêu cầu luật pháp ở mục 4.2 có thể đề xuất các mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu cho xí nghiệp xếp dỡ Khánh Hội như sau: STT CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU CHỈ TIÊU 1 Sử dụng tài nguyên: điện nước, dầu, Kiểm sóat và tiết kiệm năng lượng Giảm 5-10% 2 Chất lượng môi trường: nước thải, khí thải, tiếng ồn Kiểm soát hệ thống xử lý nước thải Đạt tiêu chuẩn xả thải về khí thải và tiếng ồn 3 Kiểm soát chất thải rắn theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế Kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải rắn Bảo đảm không rác thải 4 Chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng tình trạng khẩn cấp Kiểm soát các tình trạng khẩn cấp: cháy, nổ, dịch bệnh, Không xảy ra sự cố nào trong năm Để thực hiện các mục tiêu môi trường trên, một chương trình quản lý môi trường được đề xuất sẽ cụ thể phương pháp kiểm soát từng mục tiêu về thời gian, người thực hiện, chỉ tiêu thực hiện và phương pháp kiểm tra.Dựa trên các phân tích nêu trên, người làm luận văn đề xuất 4 chương trình quản lý môi trường sau cho công ty xếp dỡ Khánh Hội: - Chương trình kiểm soát, tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng - Chương trình k iểm soát chất lượng môi trường - Chương trình kiểm soát chất thải rắn, vệ sinh môi trường - Chương trình ứng phó tình trạng khẩn cấp 4.5.2. Các chương trình môi trường: Chương trình quản lý môi trường là các kế họach hành động để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Chương trình quản lý môi trường phải được lập thành văn bản. * Những điểm quan trọng cần xem xét khi xây dựng chương trình quản lý môi trường: - Các bước thực hiện phải nêu rõ trách nhiệm thực hiện, việc cần làm, thời gian hoàn thành và các nguồn lực cần có - Trách nhiệm thực hiện bao gồm người chịu trách nhiệm chính, các thành viên tham gia hỗ trợ, phòng ban hỗ trợ, - Học hỏi kinh nghiệm tại các Cảng khác đã thực hiện các vấn đề tương tự như thế nào? - Xem các hương trình ngăn ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên nổi bật trong các tài liệu hướng dẫn. - Không nhất thiết phải hòan thành các mục tiêu trong thời gian nhất định. Ưu tiên thực hiện các mục tiêu quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế. Các mục tiêu có thể ngắn hạn, dài hạn, chia nhỏ mục tiêu lớn dài hạn (hơn một năm) thành các mục tiêu nhỏ, ngắn hạn để dễ thực hiện và theo dõi. - Các chương trình quản lý môi trường phải được xem xét lại hằng năm và khi cần thiết để thích ứng kịp thời với mọi thay đổi. Khi hoàn thành, kết thúc một mục tiêu và thiết lập một mục tiêu mới thì chương trình quản lý môi trường cũng phải thay đổi tương ứng hoặc chấm dứt thay thế bằng một chương trình khác phù hợp. - Thông tin cập nhập thường xuyên các chương trình quản lý đến ban quản lý môi trường. * Chương trình kiểm soát trên được thực hiện theo một lưu đồ gồm các bước chính sau: - Lập kế họach kiểm soát môi trường cụ thể cho từng mục tiêu khác nhau. - Xây dựng chương trình kiểm soát môi trường - Trình lãnh đạo phê duyệt: nếu được chấp thuận sẽ đưa vào thực hiện. Nếu không được phê duyệt sẽ xây dựng lại chương trình khác. - Tổng kết và báo cáo, lưu lại các hồ sơ liên quan đến kế họach chương trình và kết quả kiểm tra theo mẫu qui định. BẮT ĐẦU LẬP KẾ HỌACH KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG TỔNG KẾT, BÁO CÁO KẾT THÚC Chấp thuận Không chấp thuận Hình 9: Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường 4.5.2.1.Chương trình kiểm soát và tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng: Mục tiêu của chương trình: kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng điện,nước (2 vấn đề được xem là cấp bách trong điều kiện xã hội hiện nay), và nguyên liệu dầu. Vừa tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, vừa góp phần tham gia phong trào tiết kiệm điện nước trong năm và trong tương lai Lập kế họach sử dụng điện, nước, dầu STT HOẠT ĐỘNG SẢN PHẨM NGƯỜI THỰC HIỆN THỜI GIAN TÀI LIỆU 1 Xem xét toàn bộ nhu cầu sử dụng điện, nước, xăng dầu Tình hình sử dụng điện, nước, xăng dầu trong thời gian qua Đội phó kỹ thuật 2 tháng/ Nhật ký vận hành 2 Lập kế họach sử dụng điện nước và dầu 5-10% Kế họach và nhu cầu sử dụng quí Đội phó kỹ thuật 1 tháng 3 Trình lãnh đạo xem xét Đội phó kỹ thuật 15 ngày Mẫu biểu kiểm soát và tiết kiệm điện, nước STT Nội dung thực hiện Thời gian Kết quả 1 Thống kê công suất tiêu thụ điện, hoạt động sử dụng nước, sử dụng dầu cho từng thiết bị 2 Chọn lựa đối tượng kiểm soát: + Phòng ban + Kho bãi 3 Thống kê các thiết bị, công đọan sử dụng điện, nước, dầu. Theo dõi đối tượng kiểm soát đã lựa chọn ở bước trên 4 Tính tóan lượng điện nước, số lượng nước, dầu trung bình tháng theo từng đối tượng kiểm soát (dựa theo số liệu ở những bước trên) 5 Gắn thiết bị đo năng lượng điện, số lượng nước tiêu thụ thực tế, lập sổ theo dõi nhu cầu sử dụng xăng dầu cho từng đối tượng kiểm soát và thu nhập số liệu tiêu thụ thực tế 6 Lựa chọn ra con số mục tiêu (so sánh số liệu tính tóan và số liệu thực tế để lựa chọn) 7 Lên kế họach thưc hiện tiết kiệm để đạt được mục tiêu đề ra, ví dụ: Kiểm tra, thống kê và thay thế các thiết bị hao tổn năng lượng điện, nước, dầu. Bảo trì máy móc Kiểm tra đường dây điện, đường nước – thất thoát điện, nước từ các mối nối dây Kiểm tra tình hình tắt neon, quạt, thiết bị, vòi nước Vẽ biểu đồ tiêu thụ 8 Tính tóan chi phí thực hiện mục tiêu 9 So sánh chi phí thực hiện và kết quả thực hiện mục tiêu đem lại 4.5.2.2 Chương trình kiểm soát chất lượng môi trường: nước thải, không khí, tiếng ồn - Mục tiêu: để giám sát sự thay đổi các yếu tố môi trường khác như chất lượng nước thải, các yếu tố ô nhiễm khác như hóa chất, dầu mỡ,nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu gây ơ nhiễm để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục. Theo thông tư của chính phủ, trong thời gian tới khu vực Cảng Khánh Hội phải di dời ra nơi khác, thiết nghĩ đây cũng là một thuận lợi để công ty có thể tiến hành xây dựng các hệ thống giám sát giúp ngăn ngừa các sự cố ngay từ giai đọan đầu hoạt động. Trong thời gian tới, khu vực cảng cần xây dựng được một số trạm giám sát tiếng ồn và sự ô nhiễm không khí trong khu vực cầu cảng, khu vực xếp dỡ các loại hàng hóa rời. Lập kế họach kiểm soát STT Hoạt động Sản phẩm Người Thời gian 1 Xác định thông số cần thiết Thông số cụ thể Nhóm ISO 1 tháng 2 Lập kế họach Kế họach Nhóm ISO 1 tháng 3 Lựa chọn đơn vị thực hiện Nhóm ISO 1 tuần 4 Trình lãnh đạo 15 ngày 4.5.2.3. Chương trình kiểm soát chất thải rắn và vệ sinh môi trường: Chất thải rắn trong công ty xếp dỡ Khánh Hội bao gồm chất thải sinh hoạt phát sinh do 2 nguồn: Hoạt động của công ty (giấy, bút, bụi bẩn,): loại rác này được tổ vệ sinh thu gom, sau đó được công ty môi trường đô thị thành phố thu gom chuyển đến khu vực xử lý. Do các tàu thuyền neo đậu xả rác tại các khu vực cầu cảng, neo đậu thuộc sở hữu của công ty: theo quy định của IMO về việc quy định khu vực được phép thải bỏ chất thải rắn thì các tàu thuyền neo đậu tại cảng không được phép thải bỏ chất thải rắn xuống biển trong khu vực Cảng, thông thường thì việc thu gom xử lý rác thải, dầu thải từ tàu được công ty dịch vụ xử lý môi trường hàng hải thực hiện. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ những thuyền tư nhân chưa tuân thủ các yêu cầu của quốc tế, công ty xếp dỡ Khánh Hội cũng nên xây dựng một chương trình kiểm soát chất thải rắn. Dưới đây là bước đầu trong chương trình kiểm soát chất thải rắn với mục đích phân loại rác tại nguồn và kiểm kê chất thải rắn Lập kế hoạch kiểm soát: STT Hoạt động Sản phẩm Người thực hiện Thời gian 1 Xem xét toàn diện quá trình kiểm sóat chất thải rắn Quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển (đối với việc thu gom rác từ tàu) Nhóm ISO 1 tháng 2 Lập kế họach kiểm soát Kế họach Các đội, tổ, phòng ban 2 tháng 3 Trình lãnh đạo Nhóm ISO 2 tháng Bảng kiểm tra: STT Nội dung thực hiện Thời gian Kết quả 1 Phân loại rác thải thành nhóm tận dụng được và không tận dụng được: Tận dụng được: Giấy, bao bì, carton Kim loại: vỏ hộp, linh kiện máy không độc hại, Plastic: nylon, vỏ hộp nhựa Không tận dụng được: - Thực phẩm, các loại khác 2 Sử dụng 2 thùng rác có màu sắc khác nhau để phân loại rác tận dụng được và không tận dụng được 3 Kiểm tóan rác thải và đánh giá kết quả thực hiện Phân loại Thu gom Số liệu ghi nhận 4 Hướng dẫn nhân viên phân loại rác tại nguồn 5 Lập kế họach triển khai 6 Theo dõi, kiểm tra và ghi nhận kết quả 7 Tính toán chi phí thực hiện 4.5.2.4. Chương trình đáp ứng tình trạng khẩn cấp: Xác định rõ và chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng thích hợp với những trường hợp xảy ra. Khác với các cơ quan khác, khu vực cảng thủy có rất nhiều tình trạng khẩn cấp cần đáp ứng nhanh như: cháy nổ, bệnh dịch và khủng bố, va chạm giữa các tàu, và tràn dầu. Nhiệm vụ này đã được công ty cùng các đơn vị nhà nước chuẩn bị chu đáo, do đó nhiệm vụ của chương trình này giúp các cơ quan quản lý rà sát lại các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra một cách toàn diện cũng như thống nhất một phương án hoạt động và kiểm tra Lập kế họach kiểm soát: STT Hoạt động Sản phẩm Người thực hiện Thời gian Tài liệu 1 Xác định, dự đóan tình huống Tình huống bất thường khẩn cấp có thể xảy ra Trưởng các bộ phận, phòng ban 1 tháng PCCC, cứu thương, 2 Dự đóan khả năng tác động Bản khả năng tác động các tình huống khẩn cấp Nhóm ISO 1 tháng Dịch bệnh, khủng bố, tràn dầu 3 Xác định hành động cần thiết Hành động ứng phó, đào tạo Trưởng các bộ phận, phòng ban 1 tháng 4 Xác định trách nhiệm Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm Nhóm ISO 1 tuần 5 Trang thiết bị cần thiết Liệt kê đầy đủ trang thiết bị Trưởng các bộ phận 1 tuần 6 Thông tin liên lạc Bản thông tin liên lạc cần thiết Nhóm ISO 1 tuần 7 Trình lãnh đạo Kế họac ứng phó tình trạng khẩn cấp Nhóm ISO 2 tuần 4.6. ĐỀÀ NGHỊ CƠ CẤU PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM: 4.6.1. Đề xuất sơ đồ quản lý môi trường khu vực Cảng Khánh Hội: Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành, do đó công ty xếp dỡ Khánh Hội cần xây dựng một Ban môi trường (hay còn gọi là nhóm chuyên trách ISO) theo dõi và vận hành hệ thống quản lý môi trường như đã đề cập ở trên. Tất cả các thành viên trong ban môi trường quan tâm đến các vấn đề môi trường, tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa học cũng như cập nhật đầy đủ các thông tin về môi trường của Cảng. Sơ đồ quản lý môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội có thể xây dựng như sau: GIÁM ĐỐC Ban môi trường Khối khai thác Khối hành chính Khối kỹ thuật Hình 10: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường 4.6.2. Cơ cấu trách nhiệm và quyền hạn: a). Giám đốc: * Trách nhiệm: Thiết lập “ban quản lý môi trường”, giao trách nhiệm chính cho phó giám đốc kỹ thuật. Cung cấp nguồn lực đại diện lãnh đạo để tiến hành xây dựng và duy trì HTQLMT. Xây dựng phương án kinh tế để duy trì hoạt động cho bản quản lý môi trường khu vực cảng Khánh Hội * Quyền hạn: - Quyết định các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường do ban quản lý môi trường đề xuất - Sử dụng các nguồn lực thực hiện việc xây dựng và duy trì HTQLMT. Tổng kết và đánh giá hoạt động, mức độ hòan thành các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã đề ra của ban quản lý môi trường khu vực Cảng Khánh Hội. b). Ban quản lý môi trường: Đứng đầu là phó giám đốc kỹ thuật. * Trách nhiệm: - Đảm bảo HTQLMT tại khu vực cảng được thiết lập - Xác định rõ ràng trách nhiệm các thành viên trong ban quản lý môi trường khu vực cảng - Theo dõi và báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT tại khu vực cảng Khánh Hội với Giám Đốc. - Tổ chức chỉ đạo việc đánh giá nội bộ các hoạt động tại cảng - Hoạch định các mục tiêu môi trường ngắn hạn vàdài hạn, tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc họach định chiến lược bảo vệ môi trường phù hợp với phát triển kinh doanh của công ty. - Xác định và đề xuất các nguồn lực thích hợp về con người, vật chất (phương tiện, thiết bị,) và tài chính thiết yếu cho việc thực hiện chính sách môi trường. * Quyền hạn: - Hoạch định chương trình đánh giá nội bộ hàng năm tại công ty. - Đề xuất kế họach nhắm nâng cao hiệu quả HTQLMT và kết quả hoạt động môi trường c). Các phòng ban liên quan: * Trách nhiệm: - Đại diện các phòng ban, xí nghiệp tại Cảng có nhiện vụ: tổ chức soạn thảo các tài liệu và thực hiện hồ sơ môi trường tại phòng ban mình. - Tổ chúc quản lý công tác bảo vệ môi trường, thiết lập và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường của đơn vị mình. Lưu giữ và quản lý tài liệu HTQLMT - Lập báo cáo trình ban quản lý môi trường. * Quyền hạn: - Đề xuất với lãnh đạo phương án bảo vệ môi trường của phòng ban mình - Đề xuất ý kiến chỉ đạo nhân viên trong các trường hợp khẩn cấp, bất thường nhằm hạn chế các tác hại nghiêm trọng đến môi trường và xí nghiệp - Hỗ trợ lãnh đạo các xí nghiệp tổ chức đón tiếp và làm việc với các bên tư vấn, đánh giá HTQLMT 4.6.3. Mối liên hệ giữa các phòng ban với các điều khỏan của tiêu chuẩn ISO 14001: ISO 14001 Nội dung điều khỏan TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ PHẬN A B C D E F G H I 4.1 Các yêu cầu chung √ 4.2 Chính sách môi trường √ √ √ √ √ √ 4.3.1 Khía cạnh môi trường √ √ √ √ √ √ √ √ 4.3.2 Yêu cầu luật pháp √ √ √ √ √ √ √ √ √ 4.3.3 Mục tiêu và chỉ tiêu √ √ √ √ √ √ √ √ 4.3.4 Chương trình quản lý môi trường √ √ √ √ √ √ √ √ 4.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm √ √ √ √ √ √ √ √ √ 4.4.2 Đào tạo nhận thức 4.4.3 Thông tin liên laic √ √ √ √ √ √ √ √ √ 4.4.4 Tài liệu của HTQLMT √ √ 4.4.5 Kiểm soát tài liệu √ √ √ √ √ √ √ √ √ 4.4.6 Kiểm soát hoạt động √ √ √ √ √ √ √ √ √ 4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khan cấp √ √ √ √ √ √ √ √ 4.5 Kiểm tra và hành động khắc phục √ √ √ √ √ √ √ √ 4.5.1 Kiểm soát theo dõi và đo lường √ √ √ √ √ √ 4.5.2 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa √ √ √ √ √ √ √ √ 4.5.3 Hồ sơ môi trường √ 4.5.4 Đánh giá HTQLMT √ √ √ √ √ √ √ √ 4.6 Xem xét lại của ban lãnh đạo √ GHI CHÚ: A : Đại diện lãnh đạo B: Ban khai thác C: Ban thương vụ D: Ban tài chánh kế tóan E: Phòng tổ chức hành chánh F: Đội cơ giới G: Đội kĩ thuật H: Đội khai thác Container I: Văn phòng giao nhận kho hàng 4.7. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH QUAN TRẮC - ĐO ĐẠC - GIÁM SÁT: Dựa trên chính sách môi trường và các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, ban Giám Đốc công ty cùng với Ban môi trường lập chương trình quản lý đo, giám sát các mục tiêu và chỉ tiêu Vị trí quan trắc: + Không khí, tiếng ồn: kho 8 kép, kho xi măng, khu vực xe nâng dỡ hàng ngoài cảng (tùy thuộc khu vực neo đậu của tàu) + Nước thải: gần kho 4, kho 8, bãi container với các thông số: dầu, SS,pH, BOD, COD, coliform Tần suất quan trắc: nước thải 3 tháng/lần, không khí và tiếng ồn 6 tháng/lần 4.8. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NHẬN THỨC: Đào tạo là chìa khóa thành công cho việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường bởi vì mỗi nhân viên đều có thể gây ra những tác động tiềm ẩn đối với môi trường cũng như có thể đóng góp ý kiến để cải tiến tác động tiềm ẩn đối với môi trường cũng như có thể đóng góp ý kiến để cải tiến các tác động này. Xác định nhu cầu đào tạo là bước quan trọng, định kỳ 6 tháng hoặc một năm tổ chức cần xác định lại các vấn đề môi trường cần đào tạo dựa trên: Kết quả hoạt động của các bộ phận, nếu thấy yếu kém hoặc thiếu kỹ năng nào thì đào tạo bổ sung Các yêu cầu – qui định môi trường: các yêu cầu của ISO 14001, các yêu cầu pháp luật, các yêu cầu của nội bộ công ty đề ra, các yêu cầu của các bên hữu quan (các yêu cầu quốc tế) Theo ISO 14001, theo điều kiện thực tế của công ty, người làm luận văn đề xuất các khóa đào tạo sau: Đào tạo cho cấp lãnh đạo a) Mục đích đào tạo - Nâng cao nhận thức về công tác quản lý môi trường trong chiến lược phát triển của tổ chức - Có được sự cam kết và liên kết với chính sách môi trường của tổ chức b) Phạm vi đào tạo * Nhân sự: Ban Giám đốc của Doanh nghiệp bao gồm Giám đốc, và 2 phó Giám đốc * Nội dung đào tạo: - Nắm rõ các điều luật, nghị định của Chính phủ Lý do phải chứng nhận ISO 14001 - Trách nhiệm và vai trò của ban lãnh đạo khi thực hiện ISO 14001 - Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện ISO 14001 - Duyệt chính sách môi trường - Kết hợp các khía cạnh môi trường vào hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và ra quyết định - Duyệt hồ sơ đánh giá nội bộ để cải tiến 4.8.2. Ban quản lý ISO: a) Mục đích đào tạo Nâng cao kết quả hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù của Doanh nghiệp Biết cách thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT b) Phạm vi đào tạo * Nhân sự: Trưởng/ phó các phòng ban (kho), tổ trưởng, tổ phó các phân xưởng * Nội dung đào tạo: - Nắm các yêu cầu chung của bộ tiêu chuẩn ISO 14001 Thường xuyên cập nhật luật định - Hướng dẫn viết sổ tay môi trường - Hướng dẫn cách thức thực hiện hệ thống tài liệu môi trường - Nhận dạng các khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa - Nhận dạng sự có môi trường và lập ra kế hoạch phòng ngừa/ khắc phục Lập kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên - Quản lý chất thải - Tuyên truyền thông tin đến mọi người - Hoạch toán môi trường - Ghi chép hồ sơ - Kiểm toán môi trường (đánh giá nội bộ) - Xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo (phục vụ công tác cải tiến liên tục) 4.8.3 Khối văn phòng: a) Mục đích đào tạo - Nâng cao nhận thức chung về môi trường - Có được sự cam kết với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và truyền đạt ý thức về trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng HTQLMT ISO 14001: 2004 b) Phạm vi đào tạo * Nhân sự: - Tất cả nhân viên làm việc văn phòng ở các phòng ban/ kho * Nội dung đào tạo: - Hệ thống quản lý môi trường là gì Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì - Lợi ích của nhân viên từ việc thực hiện ISO 14001 - Vai trò và trách nhiệm của nhân viên: + Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của công ty + Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp + Nhận dạng các khía cạnh môi trường + Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhận dạng sự cố + Đối phó với tình trạng khẩn cấp 4.8..4 Khối công nhân: a) Mục đích đào tạo - Nâng cao nhận thức chung về môi trường - Hiểu được các hành động của mình làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến sự phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn của ISO 14001 - Đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về quy ước và các yêu cầu nội bộ của công ty b) Phạm vi đào tạo * Nhân sự: Tất cả công nhân trực tiếp tham gia sản xuất ở công tyxếp dỡ Khánh Hội * Nhận thức: - Hệ thống quản lý môi trường là gì - Các yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì - Lợi ích của công nhân từ việc thực hiện ISO 14001 - Vai trò và trách nhiệm của công nhân: + Nắm rõ chính sách môi trường của Doanh nghiệp + Nắm rõ mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình +Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp + Nhận dạng các khía cạnh môi trường + Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên + Nhận dạng sự cố + Đối phó với tình trạng khẩn cấp + Ngăn ngừa rủi ro + Công tác phòng cháy chữa cháy 4.9. ĐỀ XUẤT ĐÁNH GÍA XEM XÉT CẢI TIẾN HỆ THỐNG: Quá trình xem xét của lãnh đạo là để cải tiến HTQLMT và cung cấp cho ban quản lý môi trường một phương tiện thay đổi HTQLMT nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. ISO 14001 yêu cầu lãnh đạo cao nhất xem xét HTQLMT định kỳ, nhằm đảm bảo HTQLMT luôn liên tục, phù hợp và hiệu quả. Tổ chức họp, xem xét lãnh đạo một, hai, ba hoặc bốn lần trong một năm. Bao giờ tổ chức họp thì tùy thuộc vào tình hình thực tế và những thay đổi trong HTQLMT 4.9.1. Nội dung họp xem xét lãnh đạo - Xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua - Các phát hiện thông qua đánh giá HTQLMT - Đánh giá hiệu quả của HTQLMT - Đánh giá tính phù hợp của Chính sách môi trường và nhu cầu thay đổi gồm: + Thay đổi luật pháp + Mong muốn và yêu cầu của các bên hữu quan +Thay đổi trong hoạt động, dịch vụ của bệnh viện + Cải tiến khoa học và công nghệ + BaØi học kinh nghiệm từ các sự cố môi trường + Nhu cầu thị trường + BaÙo cáo và thông tin liên lạc * Một số vấn đề cân nhắc khi xem xét HTQLMT: - HTQLMT được xem xét lại định kỳ như thế nào? - Thành phần tham gia, nội dung xem xét, các việc cần làm trong thời gian kế tiếp, ai chịu trách nhiệm thực hiện, và thời hạn hòan thành. - Xem xét ý kiến của các bên hữu quan như thế nào Họp xem xét lãnh đạo là một hình thức đào tạo rất tốt đối với cấp lãnh đạo của bệnh viện về HTQLMT. Ban lãnh đạo giữ vai trò chính, HTQLMT sẽ vận hành như thế nào và định hướng tương lai dựa trên sự xem xét và quyết định của ban lãnh đạo 4.9.2. Cải tiến: CaÛi tiến liên tục là một trong những điểm khác biệt của phương pháp tiếp cận theo quá trình. Công việc cải tiến là phải liên tục, không phải chỉ khi có xu hướng xấu, xuất hiện sự không phù hợp mới cải tiến. HTQLMT của bệnh viện không hòan hảo và luôn còn thiếu xót MỌi thứ luôn luôn vận động, thay đổi và cải tiến. Đánh giá HTQLMT luôn giúp chúng ta xác định các cơ hội cải tiến. Ban đầu, đánh giá HTQLMT tập trung vào tài liệu và sữa chữa hệ thống, hệ thống càng hoàn thiện thì công việc đánh giá nên chuyển theo hướng đánh giá kết quả hoạt động thực tế. 4.10. ĐỀ NGHỊ KẾ HỌACH ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP: Bước 1: Thông báo sự cố Người phát hiện có sự cố xảy ra phải thông tin kịp thời đến những người có trách nhiệm: + BaÛo vệ + Tổ trưởng + Thường trực văn phòng an toòan lao động + PCCC Thông báo cảnh báo thóat hiểm cho mọi người: lệnh báo cháy, tập trung, thông báo rộng rãi bằng các tín hiệu, phương tiện. Bước 2: Xử lý sự cố Ngay khi phát hiện sự cố xảy ra, đồng thời với việc phát hiện sự cố, phải có ngay biện pháp xử lý sự cố. Giải quyết sự cố bằng các nghi thức theo quy định Với sự cố cháy nổ: Cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất, sử dụng bình bọt chữa cháy với thiết bị điện, bình foam cho các bồn chứa dầu, Với tai nạn lao động: tách nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, sơ cứu, hô hấp nhân tạo cho người bị nạn, Sự cố thiết bị thì thông báo ngay cho tổ trưởng, trưởng ca để có hướng giải quyết tốt nhất Sự cố ngộ độc do ăn uống: chở đi bệnh viện Đối với dịch bệnh: cách ly người bệnh khỏi khu vực làm việc, tránh lây lan, khám bệnh cho nhân viên khi cần Đối với sự cố tràn dầu: dùng mọi phương tiện để thu gom dầu tràn, rò rỉ như giẻ, thùng chứa, hứng, Bước 3: Sơ tán Ngừng máy,ứng cứu người bị nạn, di tản tài liệu, máy tính, thiết bị nhẹ và các bộ phận cần cách li Bước 4: Thực tập Tập dợt phòng cháy chữa cháy định kỳ theo quy định nhà nước, ghi lại hồ sơ khi thực tập. Thực tập cấp cứu người khi cần Qui trình này được xem xét lại và điều chỉnh khi cần thiết sau khi xảy ra sự cố KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả cho công ty xếp dỡ Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn nhằm góp phần bảo vệ môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 vào công ty xếp dỡ Khánh Hội nhằm quản lý tốt những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động góp phần bảo vệ môi trường khu vực công ty theo hướng phát triển bền vững. Các kết quả của luận văn có thể tóm tắt như sau: Đã nghiên cứu tập hợp một số thông tin về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm tổng quan về hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004, khó khăn và thuận lợi khi áp dụng ISO 14001, tình hình áp dụng ISO 14000 trên thế giới và trong nước. Luận văn đã khảo sát về công ty xếp dỡ khánh hội, phân tích công tác môi trường_ an toàn lao động tại công ty, những tác động môi trường do hoạt động của Cảng, và nêu ra kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường của Cảng Vancouver, cảng biển có môi trường trong sạch. Để đánh giá khả năng xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho công ty xếp dỡ Khánh Hội, dựa vào các nguyên lý của tiêu chuẩn ISO 14001, đã xem xét môi trường ban đầu về đối tượng nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu này bao gồm hiện trạng môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội; Khảo sát và đối chiếu hiện trạng quản lý môi trường tại công ty xếp dỡ khánh hội theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996, đánh giá khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TC ISO 14001 tại công ty và phân tích và lập danh mục các khía cạnh môi trường ở công ty xếp dỡ Khánh Hội. Kết quả quan trọng của luận văn là đã đề xuất chính sách môi trường và lập kế họach xây dựng HTQLMT cho công ty xếp dỡ Khánh Hội. Nội dung gồm xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, xác định yêu cầu luật pháp đối với công ty xếp dỡ Khánh Hội, xây dựng chính sách môi trường, đề xuất thành lập nhóm chuyên trách HTQLMT, đề xuất các chương trình bảo vệ môi trường, xây dựng cơ cấu phân công trách nhiệm, đề xuất kế hoạch quan trắc - đo đạc - giám sát, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức môi trường, đề nghị đánh gía xem xét cải tiến hệ thống QLMT và kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp trong công ty. Để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội, còn cần phải nghiên cứu nhiều nội dung khác như xây dựng hệ thống hồ sơ, kế hoạch đánh giá. . . Tuy nhiên, tác giả hi vọng các kết quả nghiên cứu trong luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho Công ty trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ môi trường, góp phần vào giữ gìn môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh./. 2. KIẾN NGHỊ Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế. Do quá trình nghiên cứu có những thông tin thu thập từ các buổi phỏng vấn, trao đổi, quan sát trực tiếp và các văn bản chưa được công ty công bố nên không thể trích dẫn cụ thể vào bài làm cũng như phụ lục để phục vụ cho đề tài. Qua nghiên cứu ban đầu về khả năng áp dụng của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc và một vài vấn đề chưa thực hiện được. Những khó khăn điển hình có thể kể ra như sau: Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HTQLMT Vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế Chưa có một đội ngũ chuyên gia am hiểu về môi trường Aùp dụng ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội đòi hỏi phải vận hành cả hệ thống, để bước đầu áp dụng ISO 14001 được hiệu quả nhất, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau: Đào tạo nguồn nhân lực từ bây giờ Nên tiến hành đánh giá thực trạng, báo cáo sự phù hợp và nêu lên những lợi ích và bất lợi trước khi áp dụng Đào tạo, nâng cao nhận thức của tất cả mọi thành viên nhằm hiểu rõ hơn về HTQLMT Việc xây dựng hệ thống không khó bằng duy trì và cải tiến liên tục hệ thống đó. Điều này đòi hỏi công ty phải đưa ra bộ phân quản lý môi trường ngang bằng với các bộ phận hiện có của công ty và phải có sự đầu tư đúng mức cho công tác vận hành, duy trì, và cải tiến hệ thống trong những năm kế tiếp ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Thị Hồng HaÏnh, 2006, nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật an giang – công ty cổ phần bảo vệ thực vật an giang, trường ĐH KTCN Lê ngọc Khánh, 1998, tràn dầu và vật liệu hấp phụ trong xử lý dầu loang, trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM Chế Đình Lý, Giáo trình hệ thống quản lý môi trường (bản thảo). Tổ chức hàng hải quốc tế, 2005, MARPOL 73/78 (ấn phẩm hợp nhất, 2002),Cục đăng kiểm VN ThS. Đặng Văn Huy, An toàn chuyên chở khí hóa lỏng trên tàu, trường ĐH Hàng Hải VN Trung tâm năng suất VN, 2004, tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, NXB thế giới Tháng 9/1998, kỷ yếu hội thảo “Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trưởng Biển” 1996, ô nhiễm biển do các phương tiện vận tải và biện pháp khắc phục, trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ QG 01/2001, An Implementation Guide for Small and Medium-Sized Organizations, NSF international

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_an_hoan_chinh.doc
  • docBIA-DM-NHIEM VU.doc
  • jpgSODOHT-PCCC.jpg
  • docVI TRI-DO DAC.doc
Tài liệu liên quan