Đồ án Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ

Sau khi thực hiện đề tài này, ta thấy rằng để thu hút sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo tồn một cách hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị như sau: Có kế hoạch, đầu tư và hỗ trợ thích đáng giúp phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ giáo dục và nhận thức cho người dân. Chiếu các đoạn phim (trong phòng hoặc ngoài trời) về thiên nhiên, tác hại của việc ô nhiễm, những công việc mà cộng đồng cần làm nhằm bảo vệ môi trường rừng. UBND huyện Cần Giờ cần ban hành các văn bản và những quy định cần thiết liên quan đến việc quản lý. Lên kế hoạch và thực hiện Chiến lược giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn RNMCG. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng cộng đồng trong công tác bảo tồn RNMCG.

doc87 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu thông tin liên lạc ở khắp huyện. Tỷ lệ các hộ dân có điện thoại tăng nhanh, trung bình 10 hộ có một điện thoại. 3.4.3 Cung cấp nước: Cho đến nay cấp nước vẫn là vấn đề nan giải nhất đối với huyện Cần Giờ. Nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài bao gồm nước máy từ thành phố và nước ngầm từ Đồng Nai bằng xe bồn, xà lan cho hơn 1.100 hộ dân tại xã Cần Thạnh. Giá nước hiện nay vẫn rất cao, từ 15.000 - 30.000 đồng/m3 tuỳ vào địa điểm xa hay gần nguồn nước. Thành phố, huyện và các đơn vị nghiên cứu khoa học đã có nhiều nổ lực tìm giải pháp giảm giá thành và đảm bảo đủ nước ngọt cho Cần Giờ. Dự án lắp đặt đường ống nước ngọt từ thành phố hay từ Đồng Nai sang vẫn nằm trong giai đoạn nghiên cứu và khó có khả năng thực hiện được trong giai đoạn 2001 - 2003. 3.5 Y tế – Giáo dục: 3.5.1 Dịch vụ y tế: Ngân sách chi hàng năm cho ngành y tế bình quân 4 tỷ đồng. Dịch vụ y tế đảm bảo cơ bản dịch vụ sức khoẻ cho người dân, toàn huyện hiện có: 1 bệnh viện miễn phí: 50 giường. Phòng khám khu vực. 7 trạm y tế xã (4/ 7 xã có bác sĩ). Tổng số cán bộ nhân viên y tế 156 người, trong đó: 17 bác sĩ, 29 y sĩ, 28 nữ hộ sinh. 3.5.2 Giáo dục đào tạo: Hệ thống giáo dục huyện về cơ bản đã hoàn chỉnh có cả nhà trẻ, mẫu giáo, cấp I, II, III. Tuy nhiên, huyện Cần Giờ vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế trong ngành giáo dục đào tạo. Số trẻ em chưa đến trường hoặc nghỉ học sớm do hoàn cảnh gia đình còn khá nhiều. Hiện nay toàn huyện còn có khoảng 1.845 em từ 6 - 14 tuổi chưa được đến trường. Mặc dù đã có trường cấp III nhưng số lượng còn quá ít (chỉ có 2 trường tại Bình Khánh và Cần Thạnh), số giáo viên dạy cấp III còn thiếu. Mặt bằng văn hoá của dân cư còn thấp. Tính đến cuối năm 2000 mức học vấn của người dân trong huyện được đánh giá là lớp 5. Trung tâm dạy nghề của huyện hoạt động khó khăn do thiếu kinh nghiệm điều hành, cơ sở vật chất và giảng viên. Tóm lại : Tài nguyên tự nhiên và nhân văn đang là nguồn sống của đa số cư dân ở đây. CHƯƠNG 4 : VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ – & — 4.1 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG. 4.2 Điều tra về nhận thức, thái độ và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ RNMCG. 4.2.1 Khảo sát về đời sống hiện tại của cộng đồng. 4.2.2 Khảo sát về nhận thức của của cộng đồng đối với RNMCG. 4.2.3 Khảo sát về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng. 4.2.4 Khảo sát về nguyên vọng bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng. 4.2.5 Khảo sát về ý kiến của các cấp chính quyền về “ Vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ RNMCG ". 4.1 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG : 4.1.1 Lợi ích kinh tế : Theo Uỷ ban Quốc gia Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB), RNMCG được xem là khu rừng phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á, đặc biệt còn rất ít trên thế giới. Rừng ngập mặn ở đây có những tổ hợp gen đặc biệt có thể sống và phát triển tốt trong điều kiện nước mặn, ngập nước triều mà các loại cây khác không thể sống được. Theo Nguyễn Cao Trí (2004), lợi ích của rừng, trước hết phải kể đến sản phẩm truyền thống là gỗ, củi. Ngoài việc cho gỗ củi, cây rừng ngập mặn còn có thể làm bột giấy, ván ghép, ván dăm, vỏ cây sản xuất tanin dùng trong thuộc da, nhuộm vải lưới, làm keo dán, cây phục hồi nhanh và có thể khai thác lâu dài. Có thể trồng dừa nước để lấy nhựa cây chế biến thành đường, 01 hecta có thể sản xuất được 5-7 tấn đường/năm. Nhiều loại cây trong rừng ngập mặn có thể làm thuốc như cây ô rô, cây lức, cây chùm gọng, cây xu, cây quao... Đối với các vùng rừng ngập mặn, một nguồn lợi quan trọng khác phải kể đến là nguồn lợi thuỷ sản, như đã nói trên, RNM Cần Giờ rất dồi dào tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cá chẽm, cá đường, cá dứa, cá ngát, tôm thẻ, tôm sú, nghêu, sò huyết... Nhờ có rừng, với nguồn thức ăn dồi dào và hệ thống rễ cây chằng chịt là môi trường sống thuận lợi và là nơi sinh đẻ trú ngụ của các loài thuỷ sản tôm, cua, cá, nghêu, sò, nhờ đó mà nguồn giống của chúng cũng cao hơn ở những nơi không có rừng. 4.1.2 Lợi ích xã hội : Một ưu thế nữa là RNMCG nằm trong một thành phố công nghiệp, đông dân cư, thuận lợi để phát triển du lịch, giáo dục, hợp tác quốc tế cũng dễ dàng hơn so với rừng ngập mặn Cà Mau và nhiều nơi khác. Từ khi khôi phục thành công RNMCG, công tác tỉa thưa chăm sóc rừng trồng đã thu được rất nhiều củi, góp phần đáng kể vào việc cung cấp chất đốt, làm nhà ở, lán trại cho nhân dân, còn có cây dừa nước quen thuộc với đời sống người dân trong vùng, lá lợp nhà rất tốt. Như vậy : Từ khi rừng được phục hồi, sản lượng thuỷ sản khai thác được ngày càng tăng, trong đó nghề nuôi nghêu, sò, nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân. Ở vùng cửa sông, các loài cây mắm, bần mọc dày đặc với hệ thống rễ chằng chịt tạo điều kiện cho việc lắng phù sa nhanh, hình thành các bãi bồi mới, các hạt giống và mầm cây từ trong rừng trôi ra được rễ cây giữ lại phát triển thành rừng làm phong phú thêm quần thể thực vật mới. Kết quả là diện tích đất được mở rộng cùng với rừng cây mới hình thành. 4.1.3 Lợi ích môi trường : Lợi ích về môi trường sinh thái là rất to lớn, rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ sản xuất công nghiệp và khói xe máy, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con người. Rừng có tác động rất rõ đến khí hậu trong vùng, rừng làm cho khí hậu trở nên mát mẻ hơn, và mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ít hơn. So sánh thực tế tại Cần Giờ trước và sau ngày khôi phục thành công rừng, chúng ta thấy sự thay đổi rất khác biệt về môi trường khí hậu theo chiều hướng thuận lợi cho đời sống và sản xuất, nay đi vào rừng không khí mát mẻ dễ chịu, hít thở sảng khoái lồng ngực, đặc biệt là khi vừa từ nội thành ra Cần Giờ. Ngày nay, huyện Cần Giờ với 50% diện tích là rừng, cảnh quan tươi đẹp, không khí trong lành, mang đậm dấu ấn lịch sử, rất hấp dẫn du khách đến nghĩ ngơi, tham quan, học tập, nghiên cứu, thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức sản vật của RNMCG. Rừng Ngập Mặn đã trở thành một điểm du lịch sinh thái lý tưởng, một nơi thuận lợi để học tập, nghiên cứu về rừng nhiệt đới và điều đặc biệt là có một khu rừng rộng lớn, nằm bên cạnh một đô thị lớn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Điều tra về nhận thức, thái độ và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ RNMCG : 4.2.1 Khảo sát về đời sống hiện tại của cộng đồng : 4.2.1.1 Độ tuổi : (1: Độ tuổi trên 60 ; 2 : Độ tuổi 42-59 ; 3 : Độ tuổi dưới 42) Biểu đồ 1 : Độ tuổi của người được phỏng vấn Thống kê cho thấy: Dân số nghiên cứu có tuổi nhỏ nhất là 24 và cao nhất là 80 tuổi. Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 45. Dựa vào biểu đồ 1 chúng ta nhận thấy nhóm tuổi từ 24 đến 41 và từ 42 đến 59 chiếm tỉ lệ cao nhất với 45% ở mỗi nhóm tuổi. Đây là những đối tượng lao động chính của gia đình. Nhóm tuổi này thường là chủ hộ gia đình, hầu hết họ vẫn còn lao động. Đây là những người gắn bó với công việc và tình hình đặc điểm hiện tại của địa phương nhất. Chính các đối tượng này góp phần quan trọng trong việc cung cấp ý kiến. Nhóm tuổi trên 60 chiếm 10%. 4.2.1.2 Trình độ học vấn: Biểu đồ 2: Trình độ học vấn Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của cá nhân. Đa số dân số phỏng vấn nằm trong nhóm có trình độ học vấn cấp 2 (chiếm 60%). Điều này cho thấy trình độ người dân vẫn còn thấp. (Xem biểu đồ 2). Trình độ học vấn của dân số nghiên cứu thấp nhất là lớp 2 và cao nhất là lớp 12. Trong đó trình độ học vấn trung bình là lớp 7. Phân nửa đối tượng nhận phiếu điều tra có trình độ là lớp 7 và còn lại là dưới lớp 7. Cuộc sống người dân địa phương gắn bó với nuôi tôm trong rừng và nông nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn đến tài nguyên cạn kiệt và nghèo đói. Khi cuộc sống khó khăn người dân thường chỉ tập trung vào việc kiếm kế sinh nhai. Vì thế họ thường ít chú tâm đến việc học hành. Trình độ học vấn thấp cũng là một trong những thiệt thòi của người dân. Điều này sẽ gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận khoa học kĩ thuật và công tác tuyên truyền, vận động về các chủ trương chính sách của nhà nước tại địa phương. 4.2.1.3 Quy mô hộ gia đình: (1: 1-4 người; 2: 5-6 người; 3: lớn hơn 6 người) Biểu đồ 3: Quy mô hộ gia đình. Hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 4 và có cao nhất là 10 người. Số nhân khẩu trung bình trong các hộ nghiên cứu là 5. Phân nửa số hộ có số nhân khẩu trên 5 và còn lại số hộ có số nhân khẩu dưới 5. Đa số các hộ gia đình tại đây có qui mô từ 1 đến 4 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 44.2%, từ 5 đến 6 nhân khẩu thì chiếm 35 %, và lớn hơn 6 nhân khẩu chiếm 20,8%. 4.2.1.4 Thu nhập hộ gia đình bình quân hàng tháng: ( 1:< 200.000; 2: 200.000-500.000; 3: 500.000-1.000.000; 4: >1.000.000 VND) Biểu đồ 4: thu nhập bình quân hàng tháng. Mức thu nhập bình quân hàng tháng trong một hộ dưới 200.000 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 18.3%, trong khi đó chỉ có 7.5% số hộ có thu nhập trên 1.000.000 đồng. Phân nửa số hộ có thu nhập trên 500.000 ngàn đồng và phân nửa số hộ có thu nhập dưới 500.000 ngàn đồng. Người dân ở đây có cuộc sống ổn định là nhờ vào nghề nuôi tôm trong RNM. Tuy nhiên việc tăng cường lực lượng khai thác nguồn lợi thuỷ sản không phải là cách tốt nhất vì điều này chỉ là những lợi ích trước mắt. Song việc bảo tồn mới là biện pháp tích cực toàn diện nhất và việc tìm ra sinh kế mới bền vững là một vấn đề cấp bách hiện nay. Tiểu kết : Xét về đặc điểm kinh tế – xã hội của người dân tại xã Long Hoà, nghiên cứu xin đưa ra những vấn đề sau: Phần lớn người dân là những người có độ tuổi từ 42 đến 59. Đa phần người dân có trình độ cấp 1, cấp 2. Đây cũng là bước khó khăn trong việc người dân tiếp cận và tiếp thu thông tin cũng như sẽ ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề khác trong cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Trong khu vực nghiên cứu, đa phần các gia đình ba thế hệ chiếm tỉ lệ khá cao. Với ba thế hệ như vậy sẽ bổ sung cho nhau những kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm về giá trị của hoạt động bảo tồn RNM đối với cuộc sống chính họ và thế hệ tương lai. Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình hiện nay là nuôi tôm. Đây là một việc cũng ảnh hưởng khá lớn như việc chặt rừng lấy đất làm đầm trong RNM. Thu nhập của người dân vẫn còn tương đối thấp dẫn đến đời sống vật chất còn hạn chế. Tuy nhiên họ vẫn đang từng bước thực hiện theo chính sách của nhà nước chuyển nghề “làm đầm” sang bảo vệ rừng, giữ môi trường không bị ô nhiễm. Điều đó cho thấy rằng người dân tại đây đang dần dần chú ý đến vấn đề môi trường. 4.2.2 Khảo sát kiến thức về RNM và nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ RNMCG: ( 1. Xem báo; 2. Xem tivi; 3. Nghe đài; 4. Tham gia hoạt động của xã; 5. Khác) Biểu đồ 5: Vấn đề thu thập thông tin của người dân Dựa vào biểu đồ ta thấy được là đa số người dân biết được các tin tức, thời sự qua tivi là chính, chiếm 73% trong số 100 người được phỏng vấn, 17% cập nhật thông tin qua sách báo, 4% biết được thông tin qua đài phát thanh và còn lại 6% người được hỏi cho biết rằng họ không biết được các tin tức, thời sự hoặc tham gia các hoạt động xã hội từ bất kì hình thức nào do không có điều kiện (những người này chủ yếu là các nhân viên làm công tác bảo vệ rừng). Qua đây chúng ta có thể thấy được tivi là phương tiện thông tin tốt nhất khi tuyên truyền các chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn RNMCG cho người dân và chính vì vậy chúng tôi chọn hình thức truyền thông bằng phương tiện tivi là sẽ đạt hiệu quả nhất đối với cộng đồng tại đây. Khi đưa ra câu hỏi khảo sát để biết được người dân có biết và tham gia vào các hoạt động của các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Câu lạc bộ môi trường của xã hay không thì kết quả được thể hiện qua biểu đồ như sau: (1. Có; 2. Không) Biểu đồ 6: Tìm hiểu việc tham gia các tổ chức xã hội của người dân Quá trình điều tra cho kết quả là chỉ có 47% trong 100 người hỏi cho biết là có tham gia các tổ chức xã hội này nhưng có đến 53% số người được hỏi cho rằng họ có biết nhưng không tham gia vào các hội đoàn này. Theo chúng tôi được biết thì lí do mà họ không tham gia là vì không có thời gian, hoặc họ thấy việc tham gia vào các hội đoàn này không giúp ích gì nhiều cho cuộc sống mưu sinh của họ nên họ không tham gia, hoặc có tham gia thì chỉ tham gia vào một số hoạt động mà họ thích chứ không tham gia thường xuyên. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết một số hoạt động về môi trường của xã như: ngày chủ nhật xanh được tổ chức khoảng 1-3 tháng/ lần, chương trình làm sạch bờ biển, và chương trình trồng rừng do Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ phối hợp với một tổ chức của Nhật Bản thực hiện cũng thu hút được nhiều sự quan tâm và tham gia từ phía người dân. Các hoạt động này cũng đã giúp người dân nào hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn RNMCG. Câu hỏi: “Hiện nay tại nơi anh/ chị đang sống có hoạt động nào để bảo vệ RNM không?” đưa ra và kết quả được biễu diễn bằng biểu đồ: (1.Có; 2. Không; 3. Không quan tâm) Biểu đồ 7: Sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động bảo tồn Qua điều tra khảo sát, kết quả mà ta thu được là có 67% người được hỏi trả lời là có, 10% trả lời không và 23% trong số họ không quan tâm đến các hoạt động của địa phương. Họ cho biết các chương trình như ngày chủ nhật xanh, trồng rừng, làm sạch bờ biển khi được chính quyền địa phương phát động thì chỉ thu hút được các em học sinh tham gia là chủ yếu, người lớn chỉ tham gia cho có lệ chứ không thiết tha gì lắm. Điều đó cho ta thấy sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động bảo tồn RNM vẫn chưa phải là tuyệt đối, cần có các biện pháp thu hút sự chú ý của họ nhiều hơn trong công tác tuyên truyền giáo dục từ các cấp Chính quyền để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngày nay, vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên không phải là nhiệm vụ của một cá nhân, một tổ chức hay chỉ của riêng các cấp lãnh đạo, của các nhà môi trường mà đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta. Hầu hết người dân khi được hỏi cho rằng việc bảo tồn tài nguyên RNMCG là cần thiết nhưng để tất cả họ tham gia bảo vệ rừng thì không phải là dễ. Qua khảo sát đối với câu hỏi: “Anh/ chị có tham gia bảo vệ rừng không?” và kết quả là vẫn còn một bộ phận không nhỏ người được hỏi cho biết là không tham gia (20%), số còn lại đều có tham gia bảo vệ rừng: trồng rừng; thu gom rác; tham gia ngày chủ nhật xanh (chiếm 80%), trong đó có hơn nữa số người tham gia là chỉ cho vui vì “thấy hàng xóm làm thì mình cũng làm thôi”_ Nguyễn Thị Kim Quyên ngụ ấp Hoà Hiệp, Xã Long Hoà, Cần Giờ cho biết: “Khi phong trào ngày chủ nhật xanh được phát động thì mình lấy chổi quét ở trước ở trước sân nhà mình là được rồi, như vậy cũng là có tham gia”, còn lại là 25% số phiếu cho biết họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của RNMCG khi tham gia bảo vệ rừng và 25% tham gia vì công việc này mang lại lợi ích về kinh tế cho họ (đây chủ yếu là các hộ được chính quyền giao rừng để quản lí). (1. Có; 2. Không) Biểu đồ 8: Khảo sát việc tham gia bảo vệ rừng của người dân Có nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo tồn rừng đã khó nhưng muốn chuyển sang hành động còn khó hơn. Chính vì vậy nên đưa ra các chương trình giáo dục giúp cho cộng đồng hiểu rõ về RNM từ đó họ ý thức được trách nhiệm của mình để cùng chung sức bảo vệ rừng là điều cần phải làm, và chương trình này phải phù hợp với thực tế, có thể mang lại lợi ích cho cuộc sống của người dân nơi đây thì kết quả đạt được sẽ tốt nhất. 4.2.3 Khảo sát nhận thức của người dân về tầm quan trọng của RNMCG: Khi được hỏi về vai trò của RNMCG thì hầu hết những người được hỏi đều cho biết vai trò của RNMCG là bảo vệ bờ biển, điều hoà không khí, cung cấp nguồn thuỷ hải sản phong phú và có tiềm năng du lịch lớn. Điều này cho ta thấy người dân đã biết được vai trò của RNMCG thông qua các chủ trương chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên khi đưa ra câu hỏi: “Anh/chị có biết tại sao Nhà nước bảo tồn Rừng Ngập Mặn Cần Giờ không?” thì kết quả nhận được là: ( 1: Biết ; 2: Không) Biểu đồ 9: Nhận thức của dân về việc bảo tồn RNMCG của Nhà nước Đa số người đđược hỏi cho kết quả có biết vì sao Nhà nước bảo tồn RNMCG (chiếm 70% số phiếu), trong các lí do đưa ra để giải thích cho câu trả lời này là: bảo vệ bờ biển, vì rừng là lá phổi xanh của thành phố, chống lũ lụt Và còn lại 30% số phiếu là không biết. Con số này thể hiện sự hiểu biết của các tầng lớp lao động phổ thông tại nơi đây. Vì chỉ thực hiện việc bảo tồn khi họ hiểu biết được các chủ trương, chính sách của Nhà nước và nhất là khi việc đó mang lại lợi ích cho chính bản thân của chính những người dân ở đây. Với câu hỏi: “Rừng Ngập Mặn có giúp ích gì cho cuộc sống của anh/ chị không?” Và kết quả thu được là: (1. Cung cấp gỗ, củi; 2. Nguồn lợi từ nuôi trồng thuỷ sản; 3. Nguồn lợi từ các hoạt động du lịch; 4. Khác) Biểu đồ 10: Thống kê lợi ích mà RNM mang lại cho người dân Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy được phần lớn người dân sinh sống nhờ vào nguồn lợi từ các hoạt động du lịch (chiếm 49%), nhờ nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 21%), khai thác gỗ (chiếm 20%) và còn lại thì cuộc sống của họ không phụ thuộc vào rừng. Tiểu kết: Kiến thức về RNM mà người dân có được chủ yếu là do chính bản thân của họ tích luỹ trong cuộc sống, ngoài ra phải kể đến những nguồn cung cấp khác như ông bà cha mẹ truyền lại, chính quyền địa phương giáo dục tuyên truyền. Những kiến thức mà người dân biết được từ chính quyền địa phương giáo dục tuyên truyền chỉ chiếm một phần nhỏ trong khi đó đây lại là những kiến thức đúng và bổ ích cho hoạt động bảo tồn. Theo người dân, Rừng Ngập Mặn mang lại cho họ nhiều lợi ích và đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản phong phú. Như vậy phần lớn người dân chỉ nhìn nhận hoạt động bảo tồn RNM dưới lợi ích kinh tế, trong khi đó giá trị sinh thái của RNM là rất lớn. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng là hoạt động được người dân nhìn nhận có hiệu quả cao vì chỉ khi nào nhận thức của cộng đồng được nâng lên thì việc bảo vệ rừng sẽ dễ dàng hơn. Nhưng từ lời nói đến việc làm là một khoảng cách. Cái khó là làm sao để cộng đồng thay đổi được cả hành vi của họ chứ không chỉ là những thay đổi về nhận thức. Người dân tại đây đã phần nào nhận thức được những hậu quả khi RNM không còn nhưng người dân chỉ nhìn nhận hậu quả dưới góc độ kinh tế nhiều lần so với góc độ môi trường. Đa số người dân địa phương sống dựa vào nguồn lợi tài nguyên tại đây nhưng nhận thức của họ về hiệu quả kinh tế lâu dài, về trách nhiệm bảo vệ môi trường vẫn còn thấp. RNM được bảo vệ sẽ mang đến cho người dân ở đây rất nhiều nguồn lợi nhưng đây không phải là những lợi ích trước mắt. Những giá trị này không phải người nào cũng có thể hiểu được và chấp nhận. Qua khảo sát có nhiều ý kiến cho rằng bảo vệ RNM sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của hộ gia đình vì trước mắt là làm giảm thu nhập của họ. Người dân đã ý thức trong việc vệ sinh môi trường, không xả chất thải sản xuất và sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên suy nghĩ của người dân có những chuyển biến nhưng hành vi của họ vẫn chưa có những thay đổi nhiều. Tóm lại: Nghiên cứu cho thấy ý thức giữ gìn môi trường của người dân có những chuyển biến tích cực: nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi RNM của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều trường hợp có thái độ thờ ơ với môi trường. 4.2.4 Khảo sát nguyện vọng bảo vệ RNMCG của cộng đồng: Qua quá trình khảo sát thực tế, tôi nhận thấy được một điều là phần lớn người dân rất thích sống gần khu vực RNM vì không khí trong lành, mát mẻ, ít bị ô nhiễm và họ cảm thấy rất thoải mái khi được sống ở nơi này và vì họ đã sống ở đây từ lâu nên cũng không nở đi nơi khác. Nói vậy không phải là không có người muốn tới nơi khác sống như đến các thành phố lớn, phát triển với hi vọng cuộc sống của mình sẽ đỡ vất vả, đỡ cực hơn. Nhưng có một điểm chung từ tất cả họ là họ rất quan tâm đến các chương trình nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng, điều này cho thấy nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đã được nâng lên một bậc trong vài năm trở lại đây. Đây là điều rất đáng mừng cho các cán bộ làm công tác môi trường. Câu hỏi Hình thức trả lời Thống kê (%) Nếu đưa ra một chương trình bảo tồn tài nguyên RNMCG mà bắt buột người dân sinh sống trong khu vực phải tham gia thì anh/ chị chọn hình thức nào sau đây? (có thể chọn nhiều câu trả lời) Hỗ trợ tiền để chuyển nghề 48,5 Hỗ trợ vốn để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 23,5 Xây dựng xã văn hoá, đề ra các mục tiêu thi đua với các xã khác 16 Giao rừng cho người dân quản lý, có chế độ khen thưởng nếu làm tốt 43,3 Tổ chức ngày chủ nhật xanh định kì 1 tháng/ lần 8,7 Ý kiến khác 20 Bảng 1: Thống kê ý kiến, nguyện vọng bảo vệ tài nguyên Rừng của cộng đồng. Qua tổng hợp những ý kiến, nguyện vọng của người dân thì để họ tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên RNMCG chính quyền cần một số hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau: Nhà nước hỗ trợ vốn để chuyển nghề (chiếm 48,5%). Giao rừng cho dân quản lí, không phân biệt đối tượng và có khen thưởng nếu làm tốt (chiếm 43,3%). Xây dựng xã văn hoá, đề ra các mục tiêu để thi đua với các xã khác (16%). Hỗ trợ vốn để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (23,5%). Các ý kiến khác như: Kết hợp các buổi nói chuyện về môi trường trong các buổi hợp định kì của xã. Có các cơ chế và hình thức tuyên truyền rõ ràng sẽ nâng cao được hiệu quả các ngày “chủ nhật xanh”. Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, sáng tác thơ văn và các ý tưởng sáng tạo nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vv Trao đổi với người dân tại xã Long Thạnh, chúng tôi đã được họ cung cấp những thông tin về hiện trạng rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó chính người dân cũng đã gửi gắm những ý kiến nhận định và sự mong đợi của họ về những vấn đề gắn bó với chính cuộc sống của chính mình. Khi đưa ra câu hỏi : “Trong thời gian tới, để bảo vệ RNM tốt hơn, theo anh/ chị cộng đồng cần làm gì?”. Đa số người dân ở đây cho rằng phải bảo vệ, trồng rừng là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay công tác quản lý môi trường đã, đang và sẽ đứng trước các thách thức to lớn khi mà các mong muốn về hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt động gây tác động tiêu cực đến môi trưởng. Nói cách khác, công tác quản lý môi trường đang phải đối mặt với các mâu thuẩn trong suy nghĩ , thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. Nhưng quan điểm của người dân rất khác nhau trong việc lựa chọn các chương trình hoạt động. Khi đặt ra câu hỏi: “Trong thời gian tới, để RNM được bảo vệ tốt hơn, theo anh/ chị chính quyền địa phương cần tổ chức những hoạt động gì?”.Thì thu được kết quả: (1. Chiến dịch truyền thông môi trường; 2. Tập huấn, hội thảo; 3. Giao lưu học tập). Biểu đồ 11: Ý kiến của người dân về các hoạt động của chính quyền Qua khảo sát ý kiến của người dân địa phương thì việc tổ chức các chiến dịch truyền thông môi trường được người dân lựa chọn nhiều nhất chiếm 66,4%. Con số này thể hiện các chiến dịch truyền thông môi trường mang lại hiệu quả cao và được số đông người dân đồng tình ủng hộ. Anh Tiến, 47 tuổi, ấp Hoà Hiệp, xã Long Thạnh phát biểu: “Tui nghĩ cần phải tuyên truyền vận động bà con ý thức hơn để bảo vệ RNM tốt hơn”. Các chương trình tập huấn, hội thảo có tỷ lệ ý kiến là 30,2% và 3,4% là lựa chọn các chương trình giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm. Người dân cho rằng: khi tham gia tập huấn hay dự thảo chuyên đề họ được học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như tiếp xúc với khoa học kĩ thuật dễ dàng hơn. Truyền thông môi trường được xem là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả nhất vì trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi hành vi của con người trong cộng đồng. Truyền thông môi trường còn giúp cho các đối tượng tham gia cùng chia sẽ với nhau các thông tin về môi trường với mục đích đạt hiểu biết chung về vấn đề môi trường và từ đó có khả năng chia sẽ trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc lựa chọn một phương tiện truyền thông phù hợp với mong đợi người dân rất quan trọng vì qua đó các kiến thức, thông điệp sẽ truyền tải đến người dân hiệu quả hơn. Với câu hỏi: “Để người dân tiếp cận thông tin bảo vệ RNM tốt hơn, theo anh/ chị các chương trình truyền thông nên sử dụng các phương tiện truyền thông nào?”. Và kết quả như sau: (1.Tập huấn; 2. Tờ bướm; 3. Loa phóng thanh; 4. Bảng tin cộng đồng; 5. Khác) Biểu đồ 12: Ý kiến của người dân về các phương tiện truyền thông. Tiểu kết: Người dân tại đây là những người có hoàn cảnh khó khăn. Do đó đối với họ vốn vay là vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể ổn định cuộc sống đồng thời cũng thay đổi sinh kế theo hướng thân thiện với môi trường. Ngoài ra người dân còn mong đợi được tham gia tập huấn hay dự các buổi hội thảo chuyên đề để họ được học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nhiều hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức đã được tổ chức nhằm vào các nhóm cộng đồng. Qua khảo sát cho thấy các phương tiện truyền thông như: tập huấn, loa phóng thanh, tờ bướm thì tập huấn được người dân cho là đạt hiệu quả cao. 4.2.5 Khảo sát ý kiến của các cấp chính quyền, địa phương về: “Vai trò của sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường” Dựa vào bảng câu hỏi ta phỏng vấn trực tiếp các cán bộ ở tại 2 xã Hoà Hiệp và Long Thạnh thì thu được kết quả như sau: STT Câu hỏi phỏng vấn Ý kiến 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số 1 Tầm quan trọng của sự tham gia cộng đồng? Nâng cao ý thức người dân bảo vệ rừng x x x x 4 Nâng cao năng lực quản lý của người dân x x 2 Có sức mạnh tập thể x x x x 4 Người dân nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc BVMT x x 2 2 Những hoạt động của địa phương để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng? Cung cấp thông tin, các chủ trương cho nhà nước x 1 Tham gia cùng cộng đồng lập kế hoạch x x x x 4 Tham gia các cuộc sinh hoạt lắng nghe ý kiến của dân x x x x x 5 Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động cần thiết x x 2 Tạo điều kiện cho ban quản lý x x 2 3 Việc đưa rừng vào vùng bảo tồn có làm thay đổi của dân không? Không thay đổi x x x x x 5 Thay đổi tích cực x x x 3 4 Người dân tham gia việc bảo tồn với hình thức gì? Tham gia canh gác, bảo vệ RNM x x x 3 Đóng góp ý kiến, lập kế hoạch x x x x x x x x 8 Tham gia tích cực các hoạt động truyền thông môi trường x x x 3 5 Các hạn chế đối với người dân khi họ tham gia Còn rụt rè trong việc đóng góp ý kiến x x x x 4 Vai trò pháp lý chưa có x x x x 4 6 Các giải pháp để tăng cường sự tham gia của cộng đồng Tuyên truyền vận động x x x x x x 6 Không tạo khoảng cách giữa người dân với chính quyền x x x 3 Cách tổ chức các cuộc hôp gần gũi hơn x x 2 7 Hoạt động bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân trong thời gian tới Vẫn duy trì tốc độ truyền thông môi trường x x x x x x x 7 Hỗ trợ người dân thay đổi sinh kế x x 2 8 Để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng hiệu quả hơn cần thực hiện Tuyên truyền sâu rộng x x x x x 5 Trao quyền cho các nhóm cộng đồng trong việc quản lý x x x x 4 Hỗ trợ các sáng kiến của nhóm tại địa phương x 1 Tìm hiểu nguồn hỗ trợ tài chính x x 2 Bảng 2: Vai trò của cộng đồng Theo ý kiến của cán bộ địa phương và các cán bộ chức năng, tham gia cộng đồng trong bảo vệ rừng đóng vai trò quan trọng vì nhiều lý do nhưng lý do được nhiều người quan tâm, đồng tình nhất là nâng cao ý thức người dân về bảo vệ rừng và có sức mạnh tập thể. Địa phương cũng đã có những hoạt động để thúc đẩy sự tham gia cộng đồng trong bảo vệ RNM và đặc biệt tham gia các cuộc sinh hoạt, lắng nghe ý kiến của nhân dân và cùng cộng đồng lập kế hoạch. Người dân địa phương đã tham gia nhiều hình thức vào các hoạt động bảo tồn đặc biệt là họ tham gia đóng góp ý kiến và lập kế hoạch. Các hạn chế đối với người dân khi họ tham gia là vẫn còn rụt rè trong việc đóng góp ý kiến và vai trò pháp lý chưa có. Theo các cán bộ địa phương, giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động bảo vệ RNM dự định tiến hành trong thời gian tới tốt nhất là duy trì các chương trình truyền thông môi trường và đồng thời hỗ trợ người dân thay đổi sinh kế. Tuy nhiên, các khó khăn mà mọi người cùng quan tâm chung hiện nay khi tiến hành các hoạt động này là kinh phí hoạt động. Tiểu kết: Các nguồn lợi trong RNM luôn được sử dụng để hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng dân cư. Các quyết định liên quan đến quản lý RNM sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn lợi của người dân. Chính vì vậy cộng đồng dân cư trong RNM sẽ tham gia vào hoạt động lập kế hoạch và quản lý nếu họ thấy được lợi ích khi tham gia. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG BẢO VỆ RNMCG – & — 5.1 Một số chương trình Giáo Dục cộng đồng đã triển khai tại RNMCG 5.1.1 Ưu điểm 5.1.2 Nhược điểm 5.2 Giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ RNMCG 5.1 Các chương trình GDMT đã triển khai tại Cần Giờ: Theo Trung tâm truyền thông GDMT và DLST thuộc Ban quản lí RNMCG, các hoạt động GDMT mà họ đã thực hiện như phát hành các ấn phẩm, áp phích về môi trường, tổ chức ngày chủ nhật xanh, các hội thi như “Nét vẽ môi trường xanh lần 1” hướng tới các đối tượng như học sinh, người dân sinh sống tại Cần Giờ và khách du lịch nhằm mục đích giúp họ hiểu rõ về tầm quan trọng của rừng, hình thành cho họ một ý thức tự giác bảo vệ rừng ngay trong các hoạt động sống hàng ngày của họ. 5.1.1 Ưu điểm: Qua các hoạt động đã thực hiện, kết quả đạt được cũng rất khả quan, người dân cũng đã tích cực tham gia, phần đông đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ RNMCG nên việc chặt cây để lấy đất làm đầm nuôi tôm hoặc săn bắt thú rừng nếu có thì cũng không đáng kể. Và họ cũng đã thay đổi thói quen sống hàng ngày theo chiều hướng tốt hơn cho môi trường như việc tham gia các dịch vụ thu gom rác tại địa phương, giảm lượng rác thải từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán phục vụ ngành du lịch giảm ô nhiễm cho môi trường. 5.1.2 Hạn chế: Các hoạt động trên chỉ được thực hiện ở mức lồng ghép là chủ yếu, chưa hẳn có một chương trình GDMT riêng biệt do khó khăn về kinh tế, các hoạt động này không được tổ chức thường xuyên mà phải phụ thuộc vào khả năng tự có của Trung tâm. Các ấn phẩm chủ yếu là tập vở, các tờ thời khoá biểu cho các em treo tại góc học tập của mình và chỉ có thể phát tặng các em học sinh với một số lượng hạn chế. Mặt khác, các hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở mức độ là giúp người dân hình thành được ý thức bảo vệ rừng từ các hoạt động hàng ngày nhưng đôi lúc vì lí do kinh tế nên họ sẵn sàng đạt lợi ích của mình lên trên việc bảo vệ rừng. 5.2 Giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ RNMCG: Qua thực tế khảo sát tại Cần Giờ ta cũng thấy được cuộc sống người dân cũng còn nhiều bất cập, khó khăn, vẫn còn việc người dân khai thác gỗ trái phép dù biết việc làm của mình là không đúng. Mặc dù đã có các chủ trương chính sách Nhà nước đưa ra nhằm mục đích ngăn chặn việc phá rừng, khai thác gỗ trái phép nhưng người dân chỉ thực hiện ở mức khiên cưỡng, nghĩa là họ không phá rừng vì Nhà nước không cho phép, họ chưa hiểu rõ được các chủ trương chính sách này cũng như các biện pháp chế tài khi họ vi phạm mà Nhà nước đã đưa ra. Do đó, cần làm cho người dân hiểu rõ hơn nơi mình đang sống, về việc mình đang làm là có lợi hay hại đối với thiên nhiên nói chung và cuộc sống của chính họ trong tương lai nói iêng là điều rất cần thiết. Dựa vào những kết quả nghiên cứu, thực tế khảo sát và những đóng góp ý kiến của chính quyền và người dân địa phương, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo tồn. Các giải pháp: Hỗ trợ sinh kế. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng. Mô hình các kênh chương trình áp dụng: Thực hiện chương trình tính dụng. Đối với cộng đồng địa phương. 1. Hỗ trợ sinh kế. Đào tạo kỹ thuật, dạy học, dạy nghề. Định hướng cách sinh kế. 2.Tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Nhóm cộng đồng đã có ý thức tham gia các hoat động bảo vệ môi trường. Nhóm cộng đồng ý thức kém hoặc chưa từng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với cán bộ địa phương. 3. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng. 1. Hỗ trợ sinh kế: Người dân tại đây sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi trong Rừng Ngập mặn. Ngoài những hộ có nguồn vốn lớn thì hầu như người dân nơi đây chỉ tham gia “làm đầm”. Trong khi đó việc làm này ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Phụ nữ chiếm tỉ lệ đông hơn nam nhưng đa phần phụ nữ tại đây không có việc làm hoặc ít có cơ hội làm việc như nam. Như vậy, hỗ trợ sinh kế cho người dân là vấn đề đặt ra nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Một mặt, khi việc làm ổn định, thu nhập tăng lên sẽ hạn chế được các hành vi tái khai thác rừng. Mặt khác, khi cuộc sống tăng lên thì nhu cầu được sống trong một môi trường lành mạnh và trong sạch tăng lên, người dân sẽ tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là hoạt động bảo vệ RNM tại địa phương. Các hoạt động cần làm: Thực hiện chương trình tín dụng giúp người dân có vốn để tạo thu nhập. Tổ chức các khoá đào tạo kĩ thuật để hỗ trợ việc làm. Tạo diễn đàn sinh kế với sự có mặt của người dân tìm ra các sinh kế bền vững phù hợp với địa phương. Hỗ trợ sinh kế Đào tạo kỹ thuật, dạy học, dạy nghề Thực hiện chương trình tín dụng Định kế sinh kế 1. Lập danh sách từ các hộ đói nghèo đến các hộ muốn cải thiện kinh tế. 2. Kiểm tra thực tế tài chính của họ đối chiếu với danh sách đã lập. 3. Tiến hành thảo luận đưa ra mức vốn phù hợp với người dân đáp ứng cho hoạt động sản xuất của họ. 4. Cho người dân nhận tiền và quy định thời hạn hoàn trả vốn cho địa phương. 5. Thực hiện định kỳ hàng năm. 1. Điều tra trình độ học vấn của dân địa phương trong vùng. 2. Tuyên truyền các kiến thức về rừng và đảm bảo lợi ích khi họ tham gia. 3. Giới thiệu những chương trình học miễn phí để thu hút như: kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật tạo và gây giống 4. Mở lớp hàng tháng để họ tự nguyện đăng ký các lớp học đó. 1.Đây là khu vực du lịch nên định hướng cho người dân buôn bán các mặt hàng thủ công 2. Với những người dân làm việc đồng án thì định hướng cho họ liên kết với các xí nghiệp, các khu công nghiệp tuyển công nhân, lao động phổ thông làm theo thời vụ khi tạm ngưng việc đồng án. 2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Đối với nhóm cộng đồng có ý thức kiến thức về bảo vệ môi trường: Cần tổ chức các khoá huấn luyện thường xuyên bao gồm: phòng cháy chữa cháy, cấp cứu, kĩ năng truyền thông môi trường Duy trì và hỗ trợ của “Nhóm tuyên truyền”, “Nhóm tương trợ” Đối với nhóm cộng đồng có ý thức kém hoặc cố tình làm trái với pháp luật: Xác định quyền sử dụng tài nguyên trong RNM đối với cộng đồng sống tại nơi đó để đảm bảo họ có quyền sử dụng lâu dài. Giúp cho người dân tại đây tự tin tham gia vào việc lập kế hoạch quản lý RNMCG. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng Nhóm cộng đồng đã có ý thức về bảo vệ rừng. Nhóm cộng đồng có ý thức kém bảo vệ rừng. 1. Mở thư viện cho họ cập nhật thông tin về môi trường. 2. Sinh hoạt nhóm, trao đổi kiến thức thu thập được cùng nhau thảo luận 3. Liên kết với đội PCCC của địa phương để rèn luyện kỹ năng. 4. Cho họ sáng tạo ra các biểu ngữ về việc tuyên truyền giáo dục rừng. 1.Sử dụng những người đã có ý thức tuyên truyền trực tiếp . 2. Dẫn chứng những tác hại về việc cháy rừng, ô nhiễm môi trường cho họ thấy. 3. Tạo cho họ tham gia dự các cuộc hội thảo , các buổi sinh hoạt nhóm về giáo dục tuyên truyền. 4. Khi họ đã ý thức được thì họ sẽ tự tin và tự nguyện tham gia vào các công tác bảo vệ rừng. 3. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Chương trình Nâng cao nhận thức Đa dạng sinh học giai đoạn 2001 – 2010 đã nêu lên “Bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay cũng như mai sau phụ thuộc vào trình độ nhận thức của những người hoạch định chính sách, cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xã hội. (Nguồn: Hiện trạng Đa dạng sinh học Việt nam năm 2005). Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng đã khẳng định phải “thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng tham gia bảo vệ Đa dạng sinh học”. Như vậy công việc nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng là công việc cấp bách đồng thời cũng là công việc thường xuyên ở khắp mọi nơi, mọi lúc để cho “Bảo vệ Đa dạng sinh học nói chung, RNM nói riêng trở thành một ý niệm đạo đức của thời đại”. Mục tiêu: Công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nhằm cung cấp cho người dân các kiến thức và kỹ năng cần thiết về các qui định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của nhà nước, các qui định về hoạt động khai thác thuỷ sản được phép, những giá trị của tài nguyên thiên nhiên Đối tượng tuyên truyền: bao gồm cộng đồng dân cư và các cán bộ địa phương. Các hoạt động cụ thể: Đối với cộng đồng dân cư: Tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức và truyền đạt thông tin đến người dân thông qua các chương trình truyền thanh và chương trình giáo dục về việc bảo tồn tài nguyên. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhóm nhỏ, xây dựng các câu lạc bộ yêu thiên nhiên, môi trường Cần quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ rừng không chỉ vì lợi ích hiện tại mà cho cả thế hệ tương lai. Triển khai các chương trình giáo dục bảo tồn cho tất cả các trường học trên địa bàn. Trình chiếu nhiều phim về môi trường để nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và bảo vệ môi trường. Phát hành các bản tin để nâng cao nhận thức cho người dân về RNMCG. Cung cấp tài liệu, sách báo, tờ rơi giới thiệu tiềm năng, giá trị tài nguyên thiên nhiên cũng như các qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, kỹ năng và kiến thức áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học về việc bảo vệ và phục hồi tài nguyên Có thể góp ý kiến mà bản thân thấy rất cần thiết cho công tác bảo tồn rừng. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, viết, vẽ về môi trường, thiên nhiên. Đối với cán bộ địa phương: Khi muốn giáo dục để nâng cao nhận thức bảo tồn rừng cho người dân thì sẽ gặp một số rào cản như trình độ học vấn, thời gian nên ta không thể bắt người dân ngồi lắng nghe các vấn đề, các giải pháp bảo tồn rừng, do đó Chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, đoàn cần phối hợp tổ chức các buổi văn nghệ quần chúng (có lồng ghép các chủ đề về môi trường) bao gồm nhiều thể loại như diễn kịch, văn nghệ, tiểu phẩm vui sẽ thu hút được sự quan tâm tham gia của người dân. Chính quyền địa phương cần minh bạch trong vấn đề tài chính thì sẽ tạo được niềm tin từ người dân, từ đó người dân sẽ thích thú và tự nguyện tham gia các hoạt động của địa phương phát động. Cần có chính sách luân phiên mỗi 2 năm trong công tác giao rừng cho người dân quản lí, nghĩa là bảo đảm cho mọi người đều có thể tham gia vào công tác giữ và bảo vệ rừng không phân biệt giàu nghèo, vừa giúp người dân cải thiện đời sống, vừa nâng cao được ý thức bảo tồn rừng của họ. Thành lập các ban làm công tác bảo tồn tài nguyên RNM tại các xã với mục đích tăng cường công tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về lợi ích của việc bảo vệ nguồn tài nguyên RNMCG, triển khai đến người dân những hoạt động cần thiết để bão tồn ĐDSH của RNM. Kêu gọi sự tài trợ từ các doanh nghiệp đang đầu tư tại địa phương trong các hoạt động có tính chất môi trường, vừa giúp họ quảng bá hình ảnh của chính họ. Cần có xử phạt thật nghiêm minh các hành vi gây hại cho RNM. Khuyến khích người dân góp ý tưởng trong công tác bảo tồn RNMCG vì người dân biết được họ cần những gì và làm những gì để vừa bảo vệ rừng, vừa mang lại lợi ích cho cuộc sống của họ. Tổ chức các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ giữa các xã, tạo sự đoàn kết giữa các xã. Các tổ chức hội, đoàn nên tổ chức các cuộc thi như vẽ tranh, làm thiệp bằng các vật liệu sẵn có từ thiên nhiên cho các em học sinh, tạo sân chơi lành mạnh cho các em ngoài giờ lên lớp. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng Đối với cộng đồng dân cư Đối với cán bộ địa phương 1. Định kì mỗi tháng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xây dựng các câu lạc bộ yêu thiên nhiên, môi trường. 2. Hàng tuần (tháng) chiếu phim về môi trường, cung cấp sách báo, tờ rơi về giá trị tài nguyên RNMCG và các giải pháp bảo tồn về rừng; Hàng ngày mở các bản tin qua loa phát thanh tại địa phương. 3. Thường xuyên (1 hay 3 tháng) tổ chức các cuộc thi về môi trường; chương trình “Lắng nghe ý kiến của dân” để họ tự tin tham gia và góp ý kiến của mình. 1. Lập danh sách những người dân có ý thức và trách nhiệm cao (không phân biệt giàu nghèo) giao quyền quản lý rừng cho họ. 2. Chính quyền địa phương phải minh bạch trong vấn đề tài chính để tạo niềm tin cho dân tham gia quản lý. 3. Luân phiên mỗi 2 năm trong công tác giao rừng cho dân quản lý, có sự kiểm soát và phải thường xuyên tiếp cận thông tin , sách báo để có những chính sách bảo vệ rừng bền vững và hướng dẫn dân áp dụng theo. 4. Kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp, lập ngân quỹ để khi dân làm tốt sẽ thưởng và phạt những trường hợp vi phạm hoặc cố ý làm trái pháp luật. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Như vậy, qua kết quả khảo sát về kinh tế, văn hoá, nhận thức, thái độ cộng đồng và quá trình đi thực địa thì chúng tôi thấy được rằng cộng đồng nơi đây vẫn có ý thức và trách nhiệm bảo vệ RNMCG, một mặt là do RNM đem lại lợi ích cho cuộc sống của họ và mặt khác họ quan điểm rằng đó là nơi ông bà, cha mẹ của mình khai sinh ra nên bản thân họ có nhiệm vụ phải giữ gìn và phát triển. Nhưng huyện Cần Giở là một huyện nghèo nên nền giáo dục ít được đầu tư, đa phần người dân địa phương có trình độ cao nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông, vì vậy theo nhận thức của họ thì bảo vệ môi trường chỉ là việc quét dọn trong nhà và ngoài sân, có ý thức bảo vệ nơi mình sống nhưng họ chưa xác định được định hướng nên làm gì và không nên làm gì. Do đó, chính quyền địa phương phải tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân, thường xuyên tổ chức các chương trình về GDMT cho người dân tham gia, và bên cạnh đó cần phải khuyến khích, vận động người dân chuyển sang làm những ngành nghề có tính bền vững và lâu dài không gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên trong rừng. Có như vậy người dân mới tin tưởng vào chương trình, và sẽ tham gia tích cực trong công tác bảo tồn rừng. KIẾN NGHỊ: Sau khi thực hiện đề tài này, ta thấy rằng để thu hút sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo tồn một cách hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị như sau: Có kế hoạch, đầu tư và hỗ trợ thích đáng giúp phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ giáo dục và nhận thức cho người dân. Chiếu các đoạn phim (trong phòng hoặc ngoài trời) về thiên nhiên, tác hại của việc ô nhiễm, những công việc mà cộng đồng cần làm nhằm bảo vệ môi trường rừng. UBND huyện Cần Giờ cần ban hành các văn bản và những quy định cần thiết liên quan đến việc quản lý. Lên kế hoạch và thực hiện Chiến lược giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn RNMCG. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng cộng đồng trong công tác bảo tồn RNMCG.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docloi cam on-bang-hinh-bieu do.doc
  • docmuc luc.doc
  • docNhiem vu do an.doc
  • docphu luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan