Đồ án Qui trình sản xuất sinh học tại Xí nghiệp giày Lega 2 nói riêng và ngành da giày TP.HCM

Từ công thức trên ta có: Q = 8 0,15 (110 30) 0,6 = 180,9 (W) Chọn nhiệt độ trên bề mặt sau bảo ôn là 400C, chọn vật liệu bảo ôn là sợi thuỷ tinh, chiều dày lớp bảo ôn là 25 mm Tổn thất qua thành ống: Q = 8 0,15 (40 30) 0,6 = 22,6 (W) Vậy năng lượng tiết kiệm sau khi bọc bảo ôn = 180,9 22,6 = 158,3 (W) Năng lượng tiết kiệm được trong 1 năm cho 10 máy: (158,3 W 3.600 giờ/ năm)/1000 10 = 5.700kWh/năm Số tiền tiết kiệm trong một năm: 5.700 kWh/năm 860đ = 4.900.000 (đồng/năm) Chi phí đầu tư lớp bảo ôn khoảng 1.200.000 đồng, thời gian hoàn vốn 3 tháng. Giải pháp: Phân loại rác tại nguồn Bố trí thêm sọt rác: 50 cái 20.000đ/cái =1.000.000 đồng, chi phí nhân công: 6.000.000 đồng/năm. Vậy chi phí cho phân loại rác tại nguồn: 7.000.000 đồng Giải pháp: Giáo dục nâng cao ý thức cho công nhân viên:

doc111 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Qui trình sản xuất sinh học tại Xí nghiệp giày Lega 2 nói riêng và ngành da giày TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân có công cụ đặc biệt: khẩu trang, mặt nạ lọc hơi khí độc, lọc bụi, găng và ủng cách điện, găng chống dung môi hữu cơ, dây an toàn, Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng phương tiện bảo vệ công nhân và đánh giá sự phù hợp và hiệu quả sử dụng. 5.1.2.2.Định hướng phát triển ngành Da giày TP đến năm 2010 Quan điểm phát triển Phát triển phải gắn với BVMT, đảm bảo phát triển bền vững. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, tạo sự kết hợp hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh. Giải pháp công nghệ và bảo vệ môi trường Giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành da giày TP vẫn cần duy trì và lựa chọn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay. Đồng thời cần kết hợp đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tiếp cận công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ chững lại, xuống dốc của ngành. Bên cạnh đó, thay dần trang thiết bị lạc hậu hết khấu hao, hiện đại hoá từng bước trong từng khâu quan trọng, đồng thời kết hợp với đầu tư mở rộng để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Đẩy mạnh chương trình chế tạo các thiết bị, phụ tùng chuyên ngành trên địa bàn TP và trong cả nước. Công việc này cần tiến hành trên cơ sở phối hợp với các ngành liên quan theo phương thức hợp tác, liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp 100% vốn FDI. Đối với những công nghệ hiện đại cần có sự chuyển giao từ nước ngoài. Mặc khác, các DN cần chủ động phát động, đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc các DN cần đặc biệt quan tâm đến BVMT. Bên cạnh đó phải tuân thủ các quy trình ĐTM của một công trình đầu tư mới. 5.1.3.Kết quả điều tra tại một số DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình 5.1.3.1.Nhận thức về SXSH Qua điều tra, có đến 26% DN và 60% hộ gia đình không biết đến SXSH (Đồ thị 3.9), số còn lại có biết nhưng hầu như chưa thực sự hiểu được bản chất và lợi ích của SXSH. Vì vậy, để có thể nhân rộng mô hình này thì việc phổ biến SXSH đến với các DN và các cơ sở hộ gia đình là cần thiết và phải được ưu tiên thực hiện. Có nhiều hình thức để phổ biến nhưng trong đó việc mở các khoá đào tạo bài bản với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành là có hiệu quả hơn cả. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tăng cường mở các khoá học và khuyến khích các DN và cơ sở hộ gia đình tham gia. 5.1.3.2.Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng SXSH Một số DN cho rằng thuận lợi khi áp dụng SXSH tại cơ sở của mình đó chính là sự quan tâm của ban lãnh đạo và được sự hỗ trợ từ phía các sở ban ngành. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một chương trình SXSH. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục duy trì và phát huy những lợi thế này. Bên cạnh đó, những khó khăn mà DN gặp phải đó là về kinh phí, kỹ thuật, nhân lực và về nhận thức. Để phần nào giảm đi những khó khăn này cần phải đưa ra các chính sách khuyến khích phù hợp. Đó là những chính sách hấp dẫn về kinh tế, các hỗ trợ về kỹ thuật và tăng cường phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, giúp DN hiểu đúng bản chất và nắm được những kỹ thuật cơ bản để đánh giá SXSH tại DN của mình. 5.1.3.3.Cần sự hỗ trợ Qua điều tra, có đến 91% DN và 100% hộ gia đình cần sự hỗ trợ về tài chính (Đồ thị 3.18). Vì vậy, cần phải mở rộng diện cho vay và tăng thêm nguồn vốn để có thể nhiều DN được vay. Khi các DN gặp khó khăn trong việc vay vốn, thì các ban ngành có liên quan có thể đứng ra hỗ trợ cho các DN này. Một số DN đủ điều kiện để xin vay vốn nhưng lại gặp khó khăn về các thủ tục, vì vậy việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay sẽ tạo thuận lợi cho DN khi tiếp cận SXSH. Về nhân lực, có 46% DN và 40% cơ sở hộ gia đình cần sự hỗ trợ (Đồ thị 3.18). Chứng tỏ các cơ sở rất cần sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn. Vì vậy, trong chính sách cần phải qui định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các chuyên gia tư vấn. Về kỹ thuật, có đến 64% DN và 60% cơ sở hộ gia đình cần sự hỗ trợ (Đồ thị 3.18). Họ cần cung cấp các phương tiện kỹ thuật như: máy móc, phương tiện đo đạc, giám sát, để đánh giá SXSH. 5.1.3.4.Yêu cầu khi áp dụng SXSH Được hỗ trợ kinh phí: Kinh phí là vấn đề được DN quan tâm nhất khi áp dụng SXSH. Hầu hết các DN đều gặp khó khăn cho các khoản về đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường, cho hệ thống xử lý cuối đường ống cũng như cho các giải pháp SXSH. Vì vậy, cần phải đưa ra chính sách khuyến khích hấp dẫn về kinh tế sao cho phù hợp. Có sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn. Các chuyên gia tư vấn sẽ đào tạo về SXSH cho cán bộ, nhân viên xí nghiệp, tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ các phương tiện để đánh giá SXSH. Đây là một phần rất quan trọng và không thể thiếu được của một chương trình SXSH, vì vậy, trong chính sách cần phải nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ này. Bảo mật thông tin liên quan đến Doanh nghiệp/cơ sở hộ gia đình. Đây là vấn đề được nhiều DN quan tâm, vì vậy cần phải có sự cam kết của các Trung tâm tư vấn là đảm bảo giữ bí mật các thông tin liên quan đến DN. Giúp DN xây dựng chương trình trao đổi chất thải. Nếu như xây dựng được chương trình này thì ngoài việc giải quyết được một lượng lớn chất thải của ngành da giày ra chúng ta cũng sẽ tìm được hướng đi cho các giải pháp tái chế/tái sử dụng chất thải. Đây là việc cần thiết nhưng không đơn giản vì vậy các cơ quan chức năng cần phải phối hợp với DN để thực hiện. 5.1.3.6.Những yêu cầu về chính sách khuyến khích áp dụng SXSH Có những qui định cụ thể để hỗ trợ về tài chính và tư vấn về kỹ thuật cho DN. Để tạo điều kiện và khuyến khích các DN tiếp cận với SXSH thì đây chính là nội dung cơ bản của chính sách. Có sự tham gia của DN trong việc xây dựng chính sách. Chính sách này được xây dựng cho ngành da giày và vì lợi ích của các DN da giày nên sự tham gia và đóng góp ý kiến của DN là cần thiết. Có như vậy, chính sách mới khách quan, phù hợp với thực tế cũng như đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của DN. Các thủ tục phải đơn giản để DN dễ dàng tiếp cận SXSH. Hiện nay, khi tiếp cận SXSH cũng như các nguồn vốn DN phải qua nhiều thủ tục, do đó phải mất nhiều thời gian và gặp không ít phiền phức. Vì vậy, cần phải đơn giản hoá các thủ tục, bãi bỏ các giấy tờ, thủ tục rườm rà không cần thiết. Chính sách sớm được triển khai và được phổ biến rộng rãi. Trong bối cảnh hiện nay thì việc ra đời chính sách này là rất cần thiết, vì vậy chính sách cần phải được sớm triển khai. Bên cạnh đó, việc phổ biến chính sách cũng rất quan trọng cho nên cần phải xây dựng một chương trình phổ biến phù hợp sao cho chính sách này đến được với tất cả các DN và cơ sở hộ gia đình trên địa bàn TP. Những vấn đề được trình bày trên đây là kết quả điều tra tại một số DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình trong ngành da giày trên địa bàn TP. Kết quả này vô cùng quan trọng và rất có ý nghĩa trong việc xây dựng chính sách. Vì vậy, cần phải được xem xét để đưa vào chính sách sao cho hợp lý. 5.1.4. Nghiên cứu áp dụng SXSH tại XN giày Lega 2 Các nhà tư vấn sẽ gặp nhiều khó khăn khi DN thiếu thông tin cơ sở ban đầu, chẳng hạn như các số liệu về định mức nguyên vật liệu sử dụng; lượng điện, nước tiêu thụ; lượng chất thải phát sinh,... Bên cạnh đó, do sợ lộ bí mật sản xuất nên DN rất dè dặt khi cung cấp những thông tin cần thiết. Vì vậy, trong chính sách cần qui định rõ khi đăng ký áp dụng SXSH doanh nghiệp phải xây dựng các định mức cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho các chuyên gia tư vấn. Đội SXSH có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai SXSH tại DN. Tuy nhiên, đội SXSH do DN thành lập lại không đảm bảo yêu cầu. Số lượng thành viên không đủ và các vị trí cần thiết lại không tham gia vào đội SXSH. Vì vậy, cần qui định DN phải cam kết cung cấp đủ nguồn nhân lực cần thiết khi tham gia chương trình. DN vẫn chú trọng đến sản xuất nhiều hơn, mặc dù đã được tư vấn nhưng việc triển khai áp dụng còn chậm chưa đáp ứng tiến độ đã đặt ra ban đầu. Do đó, trong chính sách cần qui định DN phải cam kết thực hiện đúng tiến độ của chương trình. Lợi ích về mặt kinh tế luôn là động lực hấp dẫn đối với DN trong việc lựa chọn các giải pháp, do vậy DN vẫn chỉ quan tâm đến SXSH xét trên khía cạnh này, còn đối với các lợi ích về môi trường thì hầu như chưa được quan tâm. Về vấn đề này, cần phải đưa ra các chính sách khuyến khích để DN thực hiện các giải pháp có lợi cho môi trường mặt dù lợi ích về kinh tế là không nhiều. Kiến thức về môi trường cũng như ý thức của công nhân viên còn hạn chế, vì vậy, cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức. Đặt biệt là về vấn đề tiết kiệm điện, nước, nguyên vật liệu và các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn lao động. Các qui định, chính sách về môi trường nói chung cũng như các thông tin về SXSH, các chính sách hỗ trợ,.. ít được DN biết đến. Vì vậy, phổ biến những vấn đề này đến với các DN là việc cần thiết. 5.2.ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH SXSH CHO NGÀNH DA GIÀY TP.HCM Tổ chức thực hiện Phân công thực hiện Phổ biến chính sách CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG SXSH CHO NGÀNH DA GIÀY TẠI TP.HCM Quy định chung Chính sách khuyến khích Quan điểm xây dựng chính sách Định hướng xây dựng chính sách Phạm vi, đối tượng của chính sách Chính sách môi trường Chính sách kinh tế Chính sách xã hội Chính sách đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức Chính sách hỗ trợ triển khai SXSH Sơ đồ 5.1. Cơ cấu của chính sách khuyến khích áp dụng SXSH SXSH được xem là giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm hiệu quả, thực sự mang lại lợi ích về nhiều mặt cho DN cũng như cho cộng đồng. Tại Việt Nam, SXSH đã nhận được sự hưởng ứng từ phía các DN. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và hiệu quả chưa cao, mà một trong những lý của vấn đề này là chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng, phù hợp với từng ngành. Vì vậy, xây dựng chính sách riêng cho từng ngành là việc cần thiết và phải được nhanh chóng thực hiện để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Trong đồ án này, tác giả xin đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TP.HCM. 5.2.1.Quy định chung Về quan điểm xây dựng chính sách Thể chế hoá các nội dung, nhiệm vụ đã nêu trong Luật BVMT, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến SXSH. Phải phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của DN. Dựa vào định hướng xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng SXSH tại TP.HCM. Định hướng xây dựng chính sách Tập trung vào các chính sách khuyến khích nhằm giúp DN có điều kiện đểø tiếp cận dễ dàng với SXSH. Phạm vi và đối tượng xây dựng chính sách Chính sách bao gồm: Chính sách môi trường, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách giáo dục và nâng cao nhận thức, chính sách hỗ trợ triển khai SXSH tại DN và các tổ hợp SXSH. Chính sách được áp dụng cho các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực da giày trên địa bàn TP.HCM. 5.2.2.Chính sách khuyến khích 5.2.2.1.Chính sách môi trường Xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu cho ngành da giày để khuyến khích các DN áp dụng SXSH. Quản lý việc nhập khẩu máy móc thiết bị, đánh thuế cao đối với các loại máy móc thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và ngược lại cắt giảm thuế nhập khẩu cho các máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Ưu đãi cho các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Loại bỏ những trở ngại về pháp lý và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Hiệp hội da giày TP phối hợp với các sở ban ngành có liên quan thường xuyên cập nhật thông tin về các thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường để giới thiệu với các thành viên. Bên cạnh đó, đưa ra các chính sách khuyến khích việc chuyển giao công nghệ và các hướng dẫn thực hiện cụ thể. Đối với dự án đầu tư mới, phải tuân thủ việc đánh giá tác động môi trường để đảm bảo công nghệ sử dụng là tốt, thân thiện với môi trường. Đối với các DN đang hoạt động cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm buộc DN loại bỏ công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường hoặc áp dụng SXSH. Tích cực xây dựng chương trình trao đổi chất thải nhằm hạn chế tác động đến môi trường và tạo cơ sở cho việc thực hiện các giải SXSH. 5.2.2.2.Chính sách kinh tế Sử dụng một phần ngân sách được cấp hàng năm cho hoạt động BVMT của ngành vào việc nghiên cứu, sản xuất các loại nguyên vật liệu không ảnh hưởng đến môi trường, tái chế/tái sử dụng phế thải và triển khai áp dụng SXSH. Hiệp hội da giày TP.HCM đứng ra bảo lãnh cho DN có tiềm năng và cơ hội áp dụng SXSH nhưng không có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng (do không có tài sản thế chấp) hay từ các quỹ dành cho SXSH. Tích cực sử dụng các công cụ kinh tế như thuế/phí tài nguyên, thuế/phí ô nhiễm còn đối với các DN áp dụng SXSH thì được miễn các loại thuế/phí nói trên và được giảm thuế doanh thu cho các DN áp dụng SXSH đang trong thời gian chờ hoàn vốn. 5.2.2.3.Chính sách xã hội Doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả SXSH sẽ được cấp giấy chứng nhận và được phép sử dụng logo của chương trình SXSH (có thể in logo trên sản phẩm). Ghi nhận các cố gắng, nỗ lực để thực hiện SXSH của DN bằng cách tặng bằng khen, phần thưởng và giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sản phẩm của DN được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi DN đó không vi phạm luật BVMT hay đã và đang triển khai áp dụng SXSH. Doanh nghiệp chỉ được nhận Giải thưởng “Trách nhiệm Xã hội”(*) khi DN đó có áp dụng SXSH.  5.2.2.4.Chính sách đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức Hiệp Hội da giày TP.HCM phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch hơn tổ chức các khóa đào tạo về kỹ thuật đánh giá và triển khai SXSH cho các thành viên của Hiệp hội, các nhà cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu. Phòng Môi trường các quận/huyện và Ban quản lý Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch hơn tổ chức các khóa đào tạo về kỹ thuật đánh giá và triển khai SXSH cho các DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình trên địa bàn do mình quản lý. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, tổ chức để hỗ trợ cho DN trong việc đào tạo, nâng cao nhận thức cho công nhân về tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải phát sinh. Phòng Môi trường các quận/huyện và Ban quản lý Môi trường Khu Công nghiệp/Khu chế xuất tích cực phổ biến và triển khai chương trình này đến các DN và cơ sở sản xuất trong phạm vi quản lý của mình. (*) là giải thưởng nhằm tôn vinh và biểu dương các điển hình tốt trong ngành da giày và dệt may có đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, cộng đồng và xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ sao cho vừa tốt cho DN vừa ích lợi cho sự phát triển của xã hội. Webside của Hiệp hội da giày TP.HCM cần có thêm chuyên mục về SXSH. Để giới thiệu những thành công khi áp dụng SXSH của các thành viên trong hiệp hội, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm khi triển khai SXSH và nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia để trả lời các câu hỏi, thắc mắc xoay quanh vấn đề áp dụng SXSH của ngành. Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tăng cường thông tin hai chiều giữa DN và cơ quan quản lý. Qua đó, DN có thể cập nhật, trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và được tư vấn miễn phí về SXSH. Truyền bá thành công của các DN đã áp dụng SXSH trong thời gian qua và khuyến khích các doanh nghiệp làm thử. 5.2.2.5.Chính sách triển khai SXSH tại DN và các tổ hợp SXSH Bãi bỏ các giấy tờ, thủ tục rườm rà không cần thiết khi DN đăng ký áp dụng và vay vốn để tạo thuận lợi cho DN trong việc tiếp cận SXSH. Khi đăng ký áp dụng SXSH DN sẽ được giúp để tiếp cận với các nguồn vốn. Khi áp dụng SXSH DN sẽ được các chuyên gia tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ các phương tiện đo đạc cũng như cách viết báo cáo kết quả. Ngoài ra, các chuyên gia sẽ liên kết với các bộ phận nghiên cứu bên ngoài để biến những ý tưởng của DN thành hiện thực. Các trung tâm tư vấn cam kết sẽ bảo mật những thông tin liên quan đến DN và chỉ được sử dụng khi được sự cho phép của lãnh đạo DN nhằm mục đích phổ biến thành tựu đạt được của chương trình SXSH của Thành phố. Hiệp hội da giày TP.HCM cần phải phối hợp với Phòng Môi trường các quận/huyện để liên kết các cơ sở sản xuất hộ gia đình trên cùng địa bàn lại và thành lập CPC. Các chuyên gia tư vấn sẽ hỗ về kỹ thuật và chịu trách nhiệm vận hành CPC. DN và các CPC phải cam kết cung cấp các thông tin cần thiết cho chuyên gia tư vấn và cung cấp nhân lực để cùng tham gia vào chương trình SXSH. DN và các CPC phải cam kết thực hiện đúng tiến độ mà chương trình đã đưa ra. 5.2.3.Tổ chức thực hiện Phòng Quản lý Môi trường Trung tâm Sản xuất sạch hơn Hiệp hội da giày Sở Tài nguyên và Môi trường CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG SXSH Uỷ ban Nhân dân quận/huyện Doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hộ gia đình Quỹ Đầu tư và phát triển đô thị Sơ đồ 5.2. Tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng SXSH Phòng Môi trường quận/huyện Ban Quản lý Môi trường Khu Công nghiệp Sở Công nghiệp Sở Khoa học và Công nghệ Sở Thương mại Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Tài Chính 5.2.3.1.Phân công thực hiện Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM chịu trách nhiệm chủ trì, giao cho Phòng Quản lý môi trường và Trung tâm Sản xuất sạch hơn phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện các nội dung sau: mục 5 và 6 (chính sách môi trường); mục 3 (chính sách kinh tế); mục 1, 2, 3 (chính sách xã hội); mục 5 và 6 (chính sách giáo dục); mục 1, 2, 4 (chính sách hỗ trợ triển khai SXSH tại doanh nghiệp và các tổ hợp SXSH ). Sở Công nghiệp TP.HCM chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện các nội dung sau: mục 2 và 3 (chính sách môi trường); mục 1 (chính sách kinh tế). Hiệp hội Da giày TP.HCM chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện các nội dung sau: mục 1 và 4 (chính sách môi trường); mục 1 và 2 (chính sách kinh tế); mục 1 và 4 (chính sách giáo dục); mục 3 (chính sách hỗ trợ triển khai SXSH tại DN và các tổ hợp SXSH). Quỹ Đầu Tư và Phát Triển Đô Thị TP.HCM chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nội dung ở mục 2 (chính sách triển khai SXSH tại DN và các tổ hợp SXSH). Phòng Môi trường các quận/huyện và Ban quản lý Môi trường Khu Công nghiệp/Khu chế xuất chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nội dung ở mục 3 (chính sách giáo dục). Các DN đăng ký áp dụng SXSH phải cam kết thực hiện theo nội dung ở mục 6 và mục 7 (chính sách triển khai SXSH tại DN và các tổ hợp SXSH). Bên cạnh các cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm chính cần có sự phối hợp của Uỷ ban Nhân dân các quận/huyện, và Sở Tài Chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, 5.2.3.2.Phổ biến chính sách Trung Tâm SXSH phối hợp với Hiệp hội da giày TP.HCM tổ chức một chương trình giới thiệu chính sách đến tất cả các DN và các ban ngành có liên quan. Phòng Môi trường các quận/huyện và Ban quản lý Môi trường Khu Công nghiệp/Khu chế xuất có trách nhiệm phổ biến chính sách đến với từng DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình trong phạm vi quản lý của mình. Đưa chính sách này vào webside của Hiệp hội da giày Tp.HCM, webside của Chi Cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, webside của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM. Giới thiệu chính sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, trên các báo, tạp chí, Lồng ghép việc phổ biến chính sách vào các sự kiện của ngành da giày như: hội thảo, hội chợ, các buổi giới thiệu thiết bị công nghệ của ngành da giày, Giới thiệu chính sách này trong các khoá đào tạo về Sản xuất sạch hơn do Trung tâm Sản xuất sạch hơn TP.HCM tổ chức khi có sự tham gia của các DN da giày. Chương 6 KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 6.1.KẾT LUẬN Qua điều tra cho thấy, nhận thức của DN và cơ sở hộ gia đình về vấn đề môi trường nói chung và về SXSH còn hạn chế, phần lớn chưa hiểu được bản chất, chưa nhận thấy lợi ích của SXSH (chỉ có 7% DN biết rõ về SXSH). Các DN cho rằng, khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải khi áp dụng SXSH đó là về tài chính, vì vậy họ cần có sự hỗ trợ của nhà nước (100% hộ gia đình và 91% DN cần được hỗ trợ). Bên cạnh đó, họ cũng cần hỗ trợ về kỹ thuật và nhân lực. Và qua điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ ủng hộ việc xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng SXSH là rất cao (có đến 91% DN và 90% hộ gia đình ủng hộ). Từ kết quả này, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của chính sách. Các DN đều mong muốn chính sách sớm được ban hành và phổ biến rộng rãi để tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi tiếp cận SXSH. Chương trình nghiên cứu áp dụng SXSH tại XN giày Lega 2 đã đề xuất được 26 giải pháp, trong đó có 6 giải pháp có thể thực hiện ngay, 5 giải pháp bị loại bỏ và 15 giải pháp được phân tích tính khả thi để xét thứ tự ưu tiên thực hiện. Nhìn chung, các giải pháp này tương đối đơn giản, dễ thực hiện và đều đem lại lợi ích cho XN. Cụ thể chi phí cho 6 giải pháp có thể thực hiện ngay là 7.400.000 đồng, số tiền tiết kiệm được là 24.211.000 đồng/năm, thời gian hoàn vốn khoảng 3 tháng rưỡi và giảm được 21,7 tấn CO2/năm. Đối với 15 giải pháp còn lại có chi phí là 199.750.000 đồng, số tiền tiết kiệm được khoảng 171.659.000 đồng/năm, thời gian hoàn vốn khoảng 1 năm và giảm được 156,36 tấn CO2/năm. Bên cạnh những lợi ích có thể định lượng trên, chương trình còn góp phần cải thiện môi trường, giáo dục, nâng cao nhận thức cho công nhân viên và nâng cao hình ảnh của xí nghiệp cũng như được sự quan tâm và thiện cảm của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đề xuất được chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại Tp.HCM với 6 chính sách môi trường; 3 chính sách kinh tế; 4 chính sách xã hội; 7 chính sách đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức và 8 chính sách hỗ trợ triển khai tại DN và các tổ hợp SXSH. Tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng chính sách cũng đã đưa ra những quy định phù hợp với ngành da giày và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của một số DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình trên địa bàn TP. Tuy nhiên đề tài còn một số hạn chế như: Do hạn chế về thời gian và gặp rất nhiều khó khăn khi đến các DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình nên số phiếu thăm dò ý kiến chưa nhiều, vì vậy kết quả thu được chưa phản ánh đúng hoàn toàn thực tế. Trong quá trình nghiên cứu áp dụng SXSH tại XN giày Lega 2 do thiếu những số liệu cần thiết và năng lực còn hạn chế nên có một số giải pháp chưa tính được chi phí và lợi ích. Và do thời gian có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp SXSH mà chưa đi vào triển khai áp dụng để đánh giá kết quả của chương trình. Hiện nay, TP.HCM chưa xây dựng được chính sách khuyến khích áp dụng SXSH nên chưa có cơ sở để xây dựng chính sách cho ngành da giày. Vì vậy, khi TP ban hành chính sách khuyến khích áp dụng SXSH thì chính sách này phải được xem xét và bổ sung cho phù hợp. 6.2.KIẾN NGHỊ 6.2.1.Đối với cơ quan chức năng Cần sớm xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích áp dụng SXSH tại TP.HCM và chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho từng ngành, đặc biệt là các ngành gây ô nhiễm điển hình và sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng. Tham khảo chính sách SXSH của các nước trên thế giới và mời chuyên gia tư vấn nước ngoài, có kinh nghiệm góp ý để hoàn thiện các chính sách. Tiếp tục mở các khoá đào tạo SXSH và kiểm toán năng lượng cho các DN. Đặt biệt là tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ ở các lĩnh vực khác nhau. Mở rộng phạm vi triển khai SXSH ở tất cả các ngành và các vùng miền trên cả nước. Tiếp tục truyền bá những thành công của các đơn vị áp dụng SXSH. Các cơ quan, tổ chức có liên quan phải tăng cường phối hợp với nhau để giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho DN khi tiếp cận SXSH. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho các chuyên gia, khuyến khích thành lập các Trung tâm tư vấn SXSH. Huy động vốn từ các nguồn khác nhau để hỗ trợ kịp thời cho các giải pháp có tính khả thi cao ở các DN đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. 6.2.1.Đối với doanh nghiệp Thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường và tuân thủ theo những quy định của các cơ quan chức năng. Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nước và các cơ quan tổ chức, sớm triển khai SXSH để đem lại những lợi ích thiết thực cho DN mình. Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công nhân viên về vấn đề môi trường nói chung và đặt biệt là tiết kiệm điện, nước, nguyên vật liệu. Đối với các DN đang triển khai áp dụng SXSH phải từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện các giải pháp đã lựa chọn và tiếp tục duy trì SXSH. DN nên triển khai tất cả các giải pháp không nên chú trọng đến các giải pháp có lợi về kinh tế mà xem nhẹ các giải pháp mang lại lợi ích cho môi trường. Các DN đồng ý nhận sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của chương trình SXSH phải thực hiện theo đúng những cam kết đã đưa ra. DN phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và nhân lực để thực hiện chương trình TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường (2002), Kỷ yếu Hội nghị Bàn tròn Quốc gia về Sản xuất sạch hơn lần thứ nhất. Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường (2004), Kỷ yếu Hội nghị Bàn tròn Quốc gia về Sản xuất sạch hơn lần thứ hai. Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (2004), Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giầy Việt Nam. Nguyễn Ngọc Lân (1998), Chuyên đề Sản xuất sạch hơn. Huỳnh Hoài Nguyện (2004), “Giáo trình giảng dạy”, Sản xuất sạch hơn. Trịnh Bảo Sơn (2000), “Luận án tốt nghiệp cao học khoá 10”, Khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm da do phế thải và nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý, Viện MT&TN. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (2006), “Tài liệu hội thảo”, Góp ý dự thảo quy định về việc khuyến khích áp dụng SXSH tại TP.HCM. Trung tâm Công nghệ Môi trường (2000), “Báo cáo đánh giá tác động môi trường”, Dự án thành lập công ty Liên doanh Giày da Việt Ý. Trung tâm Sản xuất sạch hơn TP.HCM (2006), Tài liệu Khoá đào tạo về SXSH và tiết kiệm năng lượng. Webside: 1. www.vncpc.org 2. www.sla.org.vn 3. www.legamex.com.vn PHỤ LỤC 1: BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN Trường ĐH Kỹ Thuật-Công Nghệ TP.HCM Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Kỹ Thuật Môi Trường Độc lập-Tự do-Hạnh phúc - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN DOANH NGHIỆP Xin chào Anh/Chị! Tôi tên: Trịnh Minh Mỹ Hạnh, là sinh viên khoa Môi trường-Trường ĐH Kỹ Thuật-Công Nghệ TP.HCM. Hiện nay, tôi đang thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu áp dụng Sản xuất sạch hơn và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng Sản xuất sạch hơn cho ngành Da giày tại TP.HCM”. Xin Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi. Mọi thông tin cung cấp đều được bảo mật và không có giá trị về mặt pháp lý. Rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/Chị. Câu 1: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết quan điểm của mình về vấn đề môi trường 1.Anh/Chị có quan tâm đến vấn đề môi trường không? □ Rất quan tâm □ Quan tâm □ Bình thường □ Không quan tâm 2.Anh/Chị có muốn cải thiện tình trạng môi trường của Công ty không? □ Rất muốn □ Muốn □ Bình thường □ Không muốn Câu 2: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết 1 số thông tin về môi trường tại Công ty 1.Trong quá trình sản xuất lượng dung môi, bụi, tiếng ồn phát sinh là: □ Không có □ Có nhưng không đáng kể □ Nhiều và cần phải xử lý 2.Công ty có thiết bị xử lý hơi dung môi, bụi, tiếng ồn không? □ Có và đem lại hiệu quả □ Có nhưng không hiệu quả □ Không có 3. Hiện nay Công ty có thực hiện phân loại rác thải không? □ Có và đem lại hiệu quả □ Có nhưng không hiệu quả □ Không có 4.Biện pháp quản lý chất thải rắn tại Công ty hiện nay là gì? (có thể chọn nhiều gợi ý) □ Tái chế/tái sử dụng □ Chôn lấp □ Thuê dịch vụ □ Đổ theo rác sinh hoạt 5.Biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại Công ty là gì? (có thể chọn nhiều gợi ý) □ Xử lý □ Chôn lấp □ Thuê dịch vụ □ Đổ theo rác sinh hoạt 6.Theo Anh/Chị vấn đề môi trường cần quan tâm hiện nay tại Công ty là: □ Chất thải rắn □ Khí thải □ Nước thải □ Môi trường làm việc 7.Hiện nay Công ty đang áp dụng biện pháp kiểm soát môi trường nào dưới đây? □ ISO14001 □ SXSH □ Xử lý cuối đường ống □ Biện pháp khác (Lý do áp dụng biện pháp này: ) 8.Nếu có điều kiện, Công ty sẽ ưu tiên áp dụng: (chọn 1 gợi ý) □ ISO 14001 □ SXSH □ Xử lý cuối đường ống □ Biện pháp khác 9.Chính sách môi trường của Công ty hiện nay là: 10.Theo Anh/Chị làm thế nào để cải thiện vấn đề môi trường trong Công ty hiện nay? Câu 3: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết 1 số thông tin về Sản xuất sạch hơn (SXSH) 1.Công ty đã được tham dự khóa đào tạo về SXSH nào chưa? □ Đã tham dự □ Chưa tham dự □ Có được mời nhưng chưa tham dự 2.Anh/Chị biết gì về SXSH? □ Biết rất rõ □ Có biết □ Biết nhưng không rõ □ * Không biết (Nếu chọn * xin Anh/Chị vui lòng cho biết lý do: □ Không quan tâm □ Chưa tham gia khóa đào tạo □ Lý do nào khác ) 3.Anh/Chị biết SXSH qua: □ Trường học □ Khóa tập huấn □ Phương tiện truyền thông □ Xin Anh/Chị vui lòng đánh dấu (x) vào ô mà Anh/Chị cho là ý kiến của mình. 1.Rất không đồng ý 2.Không đồng ý 3.Bình thường 4.Đồng ý 5.Rất đồng ý Câu hỏi 1 2 3 4 5 4. SXSH sẽ mang lại lợi ích cho Công ty. 5.Công ty có nhiều cơ hội khi áp dụng SXSH. 6.Công ty nên áp dụng SXSH. 7.Nếu có 1 chính sách hỗ trợ phù hợp Công ty sẽ áp dụng SXSH. 8.Khi áp dụng SXSH Công ty sẽù cung cấp kinh phí để thực hiện. 9.Khi áp dụng SXSH Công ty sẽ cung cấp nhân lực để thực hiện. 10.Nếu được hỗ trợ để áp dụng SXSH, Công ty cần sự hỗ trợ về: (chọn 2 gợi ý) □ Tài chính □ Kỹ thuật □ Nhân lực □ Vấn đề khác 11.Theo Anh/Chị nếu áp dụng SXSH Công ty sẽ tập trung vào giải pháp: (chọn 2 gợi ý) □ Quản lý nội vi □ Thay đổi nguyên liệu □ Kiểm soát quá trình sản xuất □ Cải tiến thiết bị □ Thay đổi công nghệ □ Tuần hoàn/tái sử dụng 12.Theo Anh/Chị cơ hội SXSH ở các phân xưởng dưới đây là gì? Phân xưởng dập cắt Phân xưởng may Phân xưởng ép đế Phân xưởng hoàn thiện Các vị trí khác 13.Theo Anh/Chị nếu/khi áp dụng SXSH công ty (sẽ) gặp những thuận lợi và khó khăn : Thuận lợi Khó khăn 14.Công ty có những yêu cầu gì khi áp dụng SXSH? 15.Anh/Chị có ủng hộ việc xây dựng 1 chính sách thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng SXSH không? □ Rất ủng hộ □ Ủng hộ □ Không ủng hộ □ Không có ý kiến 16.Anh/Chị có những đề xuất gì để xây dựng chính sách này:. Câu hỏi phụ: Xin Anh/Chị cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề ngành giày da. 1.Theo Anh/Chị công nhân ngành giày da có mắc phải các bệnh nghề nghiệp không? Nếu có thì đó là những bệnh gì? 2.Theo Anh/Chị các chế độ dành cho công nhân ngành giày da hiện nay đã thỏa đáng chưa? Ý kiến 3.Theo Anh/Chị những khó khăn của ngành giày da hiện nay là gì? Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Anh/Chị. Ghi chú Trường ĐH Kỹ Thuật-Công Nghệ TP.HCM Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Kỹ Thuật Môi Trường Độc lập-Tự do-Hạnh phúc - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN CƠ SỞ SẢN XUẤT HỘ GIA ĐÌNH Xin chào Anh/Chị! Tôi tên: Trịnh Minh Mỹ Hạnh, là sinh viên khoa Môi trường-Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM. Hiện nay, tôi đang thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu áp dụng Sản xuất sạch hơn và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng Sản xuất sạch hơn cho ngành Da giày tại TP.HCM”. Xin Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi. Mọi thông tin cung cấp đều được bảo mật và không có giá trị về mặt pháp lý. Rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/Chị. Câu 1: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết quan điểm của mình về vấn đề môi trường. 1.Anh/Chị có quan tâm đến vấn đề môi trường không? □ Rất quan tâm □ Quan tâm □ Bình thường □ Không quan tâm 2.Anh/Chị có muốn cải thiện tình trạng môi trường tại cơ sở sản xuất của mình không? □ Rất muốn □ Muốn □ Bình thường □ Không muốn Câu 2: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết 1 số thông tin về môi trường tại cơ sở sản xuất. 1.Theo Anh/Chị tình trạng môi trường tại cơ sở sản xuất của mình □ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường □ Xấu □ Rất xấu 2.Trong quá trình sản xuất cơ sở có phát sinh mùi hôi, bụi, tiếng ồn không? □ Không có □ Có nhưng không đáng kể □ Nhiều và cần phải xử lý 3.Cơ sở có sử dụng các thiết bị để xử lý hơi dung môi, bụi, tiếng ồn không? □ Có và hiệu quảù □ Có nhưng không hiệu quả □ Không có 4. Cơ sở có thực hiện phân loại rác không? □ Có và đem lại hiệu quả□ Có nhưng không hiệu quả □ Không có 5.Cơ sở có tận dụng được gì từ phế thải không? Nếu có thì sử dụng vào mục đích gì? □ Không □ Có 6.Biện pháp quản lý chất thải rắn tại cơ sở hiện nay là gì? (có thể chọn nhiều gợi ý) □ Tái chế/tái sử dụng □ Chôn lấp □ Thuê dịch vụ □Đổ theo rác sinh hoạt 7.Cơ sở có gặp vấn đề với cơ quan quản lý môi trường không? Đó là vấn đề gì? □ Không □ Có 8.Anh/Chị có muốn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường tại cơ sở không? □ Rất muốn □ Muốn □ Bình thường □ Không muốn Câu 3: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết 1 số thông tin về Sản xuất sạch hơn (SXSH) 1.Anh/Chị biết gì về SXSH? □ Biết rất rõ □ Có biết □ Biết nhưng không rõ □ Không biết 2.Anh/Chị biết SXSH qua: □ Trường học □ Khóa tập huấn □ Phương tiện truyền thông □ Xin Anh/Chị vui lòng đánh dấu (x) vào ô mà Anh/Chị cho là ý kiến của mình. 1.Rất không đồng ý 2.Không đồng ý 3.Bình thường 4.Đồng ý 5.Rất đồng ý Câu hỏi 1 2 3 4 5 3. SXSH sẽ mang lại lợi ích cho cơ sở sản xuất của Anh/Chị. 4. Cơ sở sản xuất của Anh/Chị nên áp dụng SXSH. 5.Nếu có 1 chính sách hỗ trợ phù hợp cơ sở sẽ áp dụng SXSH. 6.Khi áp dụng SXSH cơ sở sẽù cung cấp kinh phí để thực hiện. 7.Khi áp dụng SXSH cơ sở sẽ cung cấp nhân lực để thực hiện. 8.Nếu được hỗ trợ để áp dụng SXSH, cơ sở cần sự hỗ trợ về: (chọn 2 gợi ý) □ Tài chính □ Kỹ thuật □ Nhân lực □ Vấn đề khác 9.Theo Anh/Chị nếu áp dụng SXSH cơ sở sẽ tập trung vào giải pháp: (chọn 2 gợi ý) □ Quản lý nội vi □ Thay đổi nguyên liệu □ Kiểm soát quá trình sản xuất □ Cải tiến thiết bị □ Thay đổi công nghệ □ Tuần hoàn/tái sử dụng 10.Theo Anh/Chị cơ hội SXSH ở cơ sở sản xuất của mình là: 11.Theo Anh/Chị nếu áp dụng SXSH cơ sở sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Thuận lợi Khó khăn 12.Anh/Chị có những yêu cầu gì khi cơ sở của mình áp dụng SXSH? 13.Anh/Chị có ủng hộ việc xây dựng 1 chính sách thích hợp để khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng SXSH không? □ Rất ủng hộ □ Ủng hộ □ Không ủng hộ □ Không có ý kiến 14.Anh/Chị có những đề xuất gì để xây dựng chính sách này. Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Anh/Chị. Ghi chú PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Bảng 1.1.Liên hệ giữa lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn và thiết bị xử lý ở DN Thiết bị xử lý hơi dung môi, bụi, tiếng ồn Có và hiệu quả Có nhưng không hiệu quả Không có Count Col % Count Col % Count Col % Lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn phát sinh Có nhưng không đáng kể 2 40,0% 1 25,0% 2 33,3% Nhiều và cần phải xử lý 3 60,0% 3 75,0% 4 66,7% Bảng 1.2.Liên hệ giữa lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn và thiết bị xử lý ở hộ gia đình Thiết bị xử lý hơi dung môi, bụi, tiếng ồn Có và hiệu quả Có nhưng không hiệu quả Không có Count Col % Count Col % Count Col % Lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn phát sinh Không có 1 33,3% 1 5,9% Có nhưng không đáng kể 4 80,0% 1 33,3% 4 23,5% Nhiều và cần phải xử lý 1 20,0% 1 33,3% 12 70,6% Bảng 1.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn tại DN Responses Col Response % Biện pháp quản lý chất thải rắn Tái chế/tái sử dụng 3 20,0% Thuê dịch vụ 9 60,0% Đổ theo rác sinh hoạt 13 86,7% Total 25 166,7% Bảng 1.4.Biện pháp quản lý chất thải rắn tại cơ sở hộ gia đình Responses Col Response % Biện pháp quản lý chất thải rắn Tái chế/tái sử dụng 6 24,0% thuê dịch vụ 7 28,0% Đổ theo rác sinh hoạt 21 84,0% Total 34 136,0% Bảng 1.5. Các giải pháp được quan tâm tại DN Responses Col Response % Các giải pháp được quan tâm Quản lý nội vi 7 63,6% Thay đổi nguyên liệu 3 27,3% Kiểm soát quá trình sản xuất 4 36,4% cải tiến thiết bị 3 27,3% Thay đổi công nghệ 1 9,1% Tuần hoàn/tái sử dụng 4 36,4% Bảng 1.6. Các giải pháp được quan tâm tại cơ sở hộ gia đình Responses Col Response % Các giải pháp được quan tâm Quản lý nội vi 4 40,0% Thay đổi nguyên liệu 2 20,0% Kiểm soát quá trình sản xuất 4 40,0% Cải tiến thiết bị 3 30,0% Thay đổi công nghệ 2 20,0% Tuần hoàn/tái sử dụng 5 50,0% Bảng 1.7. Các DN và cơ sở hộ gia đình cần sự hỗ trợ Cần sự hỗ trợ Responses Col Response % Responses Col Response % Tài chính 10 90,9% 10 100,0% Kỹ thuật 7 63,6% 6 60,0% Nhân lực 5 45,5% 4 40,0% Total 22 200,0% 20 200,0% Bảng 1.8. Ủng hộ xây dựng chính sách Ưu tiên áp dụng Ủng hộ việc xây dựng một chính sách Rất ủng hộ ủng hộ Không có ý kiến Count Col % Count Col % Count Col % ISO 14001 1 33,3% 3 42,9% SXSH 2 66,7% 3 42,9% XL cuối đường ống 1 14,3% 1 100,0% PHỤ LỤC 3: TÍNH TOÁN KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP SXSH Ở XN LEGA 2 Giải pháp: Thay bóng đèn f32 bằng bóng f26 Lượng điện năng tiết kiệm được cho chiếu sáng trong 1 năm là: 4W x 1.349 bóng x 3.600h = 19.426 (kWh/năm) Chi phí tiết kiệm được trong một năm 19.426 kWh x 860 đồng = 16.706.000 (đồng) Chi phí đầu tư khi thay thế toàn bộ bóng đèn của xí nghiệp x 10.000 = 13.490.000 (đồng) Thời gian hoàn vốn ước tính khoảng 10 tháng nếu thay toàn bộ bóng đèn cùng một lúc. Tuy nhiên việc này sẽ gây lãng phí lớn nên chỉ thay thế các bóng đèn này theo dạng cuốn chiếu khi các bóng f32 không còn sử dụng được nữa. Giải pháp: Thay ballast điện từ bằng ballast điện tử Lượng điện năng tiết kiệm trong một năm: 6W x 1.349 bóng x 3.600 h = 29.138 (kWh) Chi phí tiết kiệm được trong một năm 29.138 kWh x 860 đồng = 25.059.000 (đồng) Chi phí đầu tư khi thay thế toàn bộ bóng đèn của xí nghiệp x 19.500 = 26.300.000 (đồng) Thời gian hoàn vốn khoảng hơn một năm nếu thay toàn bộ ballast cùng một lúc. Giải pháp: Giảm số đèn ở khu vực máy ép đế Xưởng Vị trí Độ sáng hiện tại Số bóng hiện tại Số bóng đề nghị giảm Ép đế Desma: 8 máy Đuôi máy phun Desma 225 32 16 Trên máy ép Desma 700-900 96 48 Bàn vệ sinh Desma 650-800 8 04 Máy ép đế Nova: 2 máy Trên máy ép Nova 540 32 16 Bàn vệ sinh Nova 1280 8 04 Mỗi bóng giảm tiết kiệm 40 W, lượng điện tiết kiệm cho chiếu sáng trong năm là: 40W x 88 bóng x 3.600 h = 12.672 (kWh/năm) Chi phí tiết kiệm được trong một năm so với hiện tại: 12.672 kWh x 860 đồng = 10.898.000 (đồng) Giải pháp: Lắp CB riêng cho các dãy đèn ở cửa sổ và đường đi Xưởng Vị trí Độ rọi Số bóng đèn Số dãy May lầu 1 (Tổ 24,22,46) Đường đi 530 45 3 Cửa sổ 800 06 1 May lầu 2 (Tổ 27,22,43) Đường đi 530 45 3 Cửa sổ 800 07 1 May lầu 2 (Tổ 29, 44, 26) Đường đi 430 30 5 Cửa sổ 600 06 1 May lầu 2 (Tổ 23,25,39,45) Đường đi 450 54 3 Cửa sổ 630 11 1 Hoàn thành Lò sấy 450 06 1 Cửa sổ khu làm nhãn 850 05 1 Tổng cộng 215 20 Thời gian làm việc không có ánh sáng tự nhiên chiếm 50% thời gian sản xuất Vậy lượng điện năng tiết kiệm cho chiếu sáng trong một năm là: 40W x 215 bóng x 1.800 h = 15.480 (kWh/ năm) Chi phí tiết kiệm được trong 1 năm: 15.480 kWh x 860đ = 13.313.000 đồng Chi phí đầu tư khi lắp CB cho các dãy đèn: 20 cái x 20.000 = 400.000 đồng Thời gian hoàn vốn ước tính khoảng 10 ngày. Giài pháp: Bố trí lại hệ thống cấp nước lạnh Hệ thống có 3 máy lạnh: 2 máy Hitachi 7,5 Hp và 1 máy Missubishi 10 Hp. Bơm nước lạnh: 3 x 0,5 Hp, số giờ hoạt động trong năm là 3.600 h, Hệ số phụ tải trung bình là 0,75. Vậy lượng điện tiêu thụ trong một năm là: (26,5 Hp x 0,75) x 0,75 x 3.600 = 53.663 (kWh/năm) Lượng điện tiết kiệm trong một năm: 8050 kWh Chi phí tiết kiệm trong một năm: 8050 x 860 đồng = 6.923.000 (đồng) Chi phí để đầu tư cải tạo lại đường ống cấp nước lạnh khoảng 5.000.000đ cho các khoản đường ống, van, co, thời gian hoàn vốn khoảng 8,6 tháng. Bố trí lại hệ thống cấp nước lạnh theo sơ đồ đơn giản sau: Van Máy lạnh 1 Máy lạnh 2 Máy lạnh 3 Máy ép đế Máy ép đế Máy ép đế Máy ép đế Máy ép đế Máy ép đế Máy ép đế Đường cấp nước lạnh M M M M M M M Giải pháp: Lắp đặt bộ EMC cho hệ thống máy may Tổng thời gian hoàn thành công đoạn 1 bán thành phẩm là 2 phút trong đó có 35 s chạy không tải. Thời gian chuyển tiếp sang 1 bán thành phẩm khác 20s. Giả sử trong một ngày (10 giờ) làm được 200 bán thành phẩm. Vậy tổng thời gian chạy không tải là 3 giờ. Lượng điện tiêu thụ thực tế khoảng 1,7 kWh/ ngày (trước khi lắp EMC) Lượng điện tiêu thụ sau khi lắp bộ EMC là 1,2 kWh/ ngày Lượng điện tiết kiệm trong một năm là:175kWh Nếu chọn loại EMC 10A thì có thể lắp 1 bộ EMC cho 4 máy may với số tiền đầu tư cho 1 bộ EMC là 1.100.000 VNĐ/ bộ. Tính toán với lượng máy của XN thì trong vòng 1 năm lượng điện tiết kiệm là: 500 máy x 175 kWh = 87.500 (kWh/năm) Chi phí tiết kiệm được trong 1 năm: 87.500kWh x 860đ = 75.250.000 (đồng) Chi phí đầu tư khi lắp bộ EMC : 500/4 cái x 1.100.000đ = 137.500.000 (đồng) Thời gian hoàn vốn ước tính khoảng 22 tháng Giải pháp: Bảo ôn các nòng phun keo của máy ép đế Tổn thất khi chưa bảo ôn Tổn thất qua bề mặt nòng Q = a ´ p ´ d ´ (tw - tf) ´ 1 (W) Trong đó a: Hệ số toả nhiệt đối lưu từ bề mặt ra môi trường = 8 (W/m2 độ) d: Đường kính xylanh (m) l: Chiều dài xylanh (m) tw: Nhiệt độ bề mặt (0C) tf: Nhiệt độ môi trường xung quanh (0C) Tổn thất khi đã bảo ôn Từ công thức trên ta có: Q = 8 ´ p ´ 0,15 ´ (110 - 30) ´ 0,6 = 180,9 (W) Chọn nhiệt độ trên bề mặt sau bảo ôn là 400C, chọn vật liệu bảo ôn là sợi thuỷ tinh, chiều dày lớp bảo ôn là 25 mm Tổn thất qua thành ống: Q = 8 ´ p ´ 0,15 ´ (40 - 30) ´ 0,6 = 22,6 (W) Vậy năng lượng tiết kiệm sau khi bọc bảo ôn = 180,9 - 22,6 = 158,3 (W) Năng lượng tiết kiệm được trong 1 năm cho 10 máy: (158,3 W ´ 3.600 giờ/ năm)/1000 ´ 10 = 5.700kWh/năm Số tiền tiết kiệm trong một năm: 5.700 kWh/năm ´ 860đ = 4.900.000 (đồng/năm) Chi phí đầu tư lớp bảo ôn khoảng 1.200.000 đồng, thời gian hoàn vốn 3 tháng. Giải pháp: Phân loại rác tại nguồn Bố trí thêm sọt rác: 50 cái ´ 20.000đ/cái =1.000.000 đồng, chi phí nhân công: 6.000.000 đồng/năm. Vậy chi phí cho phân loại rác tại nguồn: 7.000.000 đồng Giải pháp: Giáo dục nâng cao ý thức cho công nhân viên: Chi phí cho 1 công nhân viên :10.000 đồng Chi phí cho tất cả cán bộ công nhân viên trong XN:10.000 × 846 =8.460.000 đồng Giải pháp: Kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị , đường ống Chi phí nhân công: 2.000.000 đ, Chi phí dầu mỡ, vật dụng kỹ thuật: 2.000.000 đ Tổng chi phí cho giải pháp là: 4.000.000 đồng Giải pháp: Lắp biến tần cho động cơ máy nén khí trục vít Trung bình mỗi tháng XN tiêu thụ100.000 KW Lượng điện tiêu thụ cho máy nén khí (chiếm 21% lượng điện tiêu thụ của cả XN): 1000.000 × 21% = 21.000 KWh Lắp biến tần tiết kiệm được 15% vậy lượng điện tiết kiệm trong 1 năm là: 21.000 × 15% × 12 =37.800 KWh Số tiền tiết kiệm trong một năm là: 37.800 × 860 = 32.508.000 đồng Giải pháp: Bố trí lại và lắp thêm quạt cho các phân xưởng Bố trí lại quạt ở phân xưởng dập cắt và hoàn thành, lắp thêm quạt ở phân xưởng may (14 cái) và phân xưởng ép đế (6 cái). Chi phí: 20 cái × 120.000 = 2.400.000đ PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH 4.1.MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XÍ NGHIỆP GIÀY LEGA 2 4.1.1.Một số công đoạn Công đoạn mài các chi tiết Công đoạn ráp và may các chi tiết Vệ sinh-kiểm tra sản phẩm Dán keo mũ giày 4.2.1.Các cơ hội Sản xuất sạch hơn Lắp công tắc riêng cho từng đèn ngay bàn may của công nhân Thay thế bóng f32 bằng bóng f26 Thay ballat điện từ bằng ballat điện tử Ð Lắp đặt bộ EMC cho hệ thống máy may Bảo ôn nòng phun keo máy ép đế Giảm chiều dài sợi chỉ gò (Ð) Bố trí lại hệ thống cấp nước lạnh Lắp biến tần cho động cơ máy nén khí Lắp vòi tăng áp ở đầu ống nước Lắp vòi nước tự động tắt và tái sử dụng chất thải rắn Phân loại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDoantotnghiep.doc
Tài liệu liên quan