Đồ án Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào

Khu bảo tồn Rạn Trào đã được IMA Việt Nam thực hiện trong 3 năm và MCD thực hiện trong 2 năm theo nguyên tắc quản lý dựa vào cộng đồng, lấy người dân làm trung tâm với sự trợ giúp của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, người dân đã có nhận thức nhất định về bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên. Kết quả hoạt động 5 năm vừa qua tại KBTB Rạn Trào đã thiết lập nên một nền tảng rất quan trọng trong việc quản lý dựa trên sự tham gia cộng đồng. Hiện nay, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ san hô đã có nhiều thay đổi. Người dân quan tâm hơn đến việc nuôi con gì, qui mô và mức độ ra sao để không gây hại đến môi trường. Họ trao đổi với nhau thường xuyên hơn về những tác động môi trường đến sinh kế. Người dân đã thấy và tham gia vào một vài hoạt động sinh kế thân thiện với môi trường và thấy một phần lợi ích của nó, mặc dù lợi ích kinh tế vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các kiến thức về san hô và nhận thức của họ về vấn đề bảo vệ rạn san hô vẫn chưa được đầy đủ. Như vậy, việc tổ chức các chương trình truyền thông nhằm giáo dục nâng cao hiểu biết và nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương được xem là một hoạt động thiết thực và đầy ý nghĩa. Con đường đã qua đầy những gian nan nhưng con đường trước mắt còn khó khăn hơn nhiều bởi vẫn còn những thách thức rất lớn về lâu dài để đảm bảo sự duy trì và sự phát triển của KBT. Đặc biệt vấn đề thu hút người dân tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ven biển mới chỉ là bước khởi đầu.

doc104 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Có sự trợ giúp của các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và doanh nghiệp Quản lý KBT dựa trên cơ sở cộng đồng tuy còn mới mẻ nhưng đang mở ra một triển vọng mới cho công tác quản lý, cộng đồng ngư dân ven biển sẽ là những người được hưởng lợi đầu tiên. Đồng quản lý được hiểu như một cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa chính quyền và người sử dụng. Bảng 28: Ý kiến về việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng Hiệu quả Nghề nghiệp Nghề nghiệp Đánh bắt Nuôi trồng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Có 25 65.8 57 73.1 82 70.7 Không 13 34.2 21 26.9 34 29.3 Tổng số 38 100.0 78 100.0 116 100.0 Lý do có KBT được tái tạo, phát triển 10 41.7 38 67.9 48 60.0 Nhận thức của cộng đồng được nâng cao 12 50.0 14 25.0 26 32.5 Cộng đồng có kinh nghiệm 2 8.3 4 7.1 6 7.5 Lý do không Ý thức bảo tồn chưa cao 4 36.4 2 11.8 6 21.4 Cộng đồng chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý 7 63.6 15 88.2 22 78.6 Do nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình, người dân đã kết hợp trong các nhóm cộng đồng để tham gia quản lý, tham gia bảo vệ quyền lợi của chính mình, họ tự giác chấp hành và trực tiếp giám sát KBT. Qua điều tra khảo sát, có 70.7% người dân khi hỏi về nhận định của họ về việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng là tán thành, ủng hộ. Do đó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp để mô hình “Đồng quản lý” được bền vững dựa trên một cộng đồng có nhận thức cao. Người dân tham gia thực hiện qui chế dựa vào cộng đồng để bảo vệ KBT Rạn Trào đã giúp cho các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường được thực thi triệt để và có hiệu quả. Ở đây, chính quyền chỉ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sau đây: Hỗ trợ và tham gia vào quá trình hình thành hệ thống quản lý Hỗ trợ các sáng kiến của các nhóm tại địa phương Ban hành các văn bản và những quy định khi cần thiết liên quan đến quản lý Trao quyền cho các nhóm nông dân và cộng đồng trong việc quản lý Như vậy có thể nói, KBTB Rạn Trào là một thí điểm về phương thức quản lý mới dựa trên cơ sở cộng đồng, thay phương thức “quản lý tập trung từ trên xuống” và đây là phương thức được người dân đồng tình ủng hộ. Tiểu kết: Các chương trình truyền thông môi trường đã được tổ chức tại địa phương như: loa phát thanh, cộng đồng làm sạch biển, hội thi tìm hiểu quy chế KBTB Rạn Trào đã thu hút sự chú ý, tham gia của người dân địa phương. Các buổi tọa đàm nói chuyện với nhóm tuyên truyền tại Trung tâm giáo dục cộng đồng được tổ chức thường xuyên nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo bà con. Người dân cho rằng: một trong những lý do chính mà họ không tham gia vì không có thời gian, công việc đòi hỏi họ suốt ngày phải ở ngoài biển. Trong khi đó đây lại là những đối tượng chính ảnh hưởng trực tiếp đến rạn san hô. “Nhóm hạt nhân” - những người thay mặt cho cộng đồng bảo vệ tài sản chung-họ làm việc rất nhiệt tình, thường xuyên và được bà con rất tin tưởng. Như vậy thông qua việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ rạn san hô, cộng đồng đã khôi phục ý thức làm chủ của họ. Bản “quy chế KBTB Rạn Trào” do người dân họp và đóng góp ý kiến nên đã đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Để tuyên truyền một cách sâu rộng bản qui chế đến người dân, một cuộc thi “tìm hiểu qui chế KBT Rạn Trào” cũng được tổ chức. Chính vì điều này nên có tới 71.7% ý kiến thu nhận cho rằng có biết về qui chế này. Trong số đó thì 100% là người dân hiểu được qui chế và mức độ thực hiện được là 97.7%. “Đồng quản lý” được hiểu như một cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa chính quyền và người sử dụng. Do giác ngộ về quyền lợi và trách nhiệm của mình, người dân đã kết hợp trong các tổ chức cộng đồng để tham gia quản lý, tham gia bảo vệ quyền lợi của chính mình, họ tự giác chấp hành và trực tiếp giám sát KBT. Qua điều tra khảo sát, có 70.7% người dân tán thành, ủng hộ khi hỏi về nhận định của họ trong việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng. NHẬN ĐỊNH, MONG ĐỢI CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ RẠN SAN HÔ Qua trao đổi với những ngư dân tại thôn Xuân Tự, chúng tôi đã được họ cung cấp những thông tin về hiện trạng rất phong phú và đa dạng. Và bên cạnh đó từ chính người dân cũng đã gửi gắm những ý kiến nhận định và sự mong đợi của họ về những vấn đề gắn bó với chính cuộc sống của chính mình Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô Bảng 29: Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô Hoạt động Nghề nghiệp Tổng số Đánh bắt Nuôi trồng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Ưu tiên 1 Tuyên truyền về hoạt động bảo tồn 7 19.4 30 44.8 37 35.9 Không khai thác san hô 11 30.6 21 31.4 32 31.1 Không gây ô nhiễm biển 10 27.8 8 11.9 18 17.5 Không đánh bắt 8 22.2 8 11.9 16 15.5 Ưu tiên 2 Không gây ô nhiễm biển 10 33.3 15 26.8 25 29.1 Không đánh bắt 11 36.7 13 23.2 24 27.9 Không khai thác san hô 4 13.3 17 30.4 21 24.4 Tuyên truyền về hoạt động bảo tồn 5 16.7 11 19.6 16 18.6 Ưu tiên 3 Tuyên truyền về hoạt động bảo tồn 11 40.8 17 42.5 28 41.8 Không khai thác san hô 9 33.3 11 27.5 20 29.9 Không đánh bắt 3 11.1 7 17.5 10 14.9 Không gây ô nhiễm biển 4 14.8 5 12.5 9 13.4 Qua kết quả khảo sát cho thấy có 35.9% ý kiến cho rằng họ sẽ tuyên truyền cho những người xung quanh về hoạt đồng bảo tồn. 17.5% lựa chọn không gây ô nhiễm môi trường và 15.5% cho rằng không đánh bắt hủy diệt và không đánh bắt trong vùng bảo tồn. Kết quả cũng cho thấy không có sự chênh lệch giữa các hộ đánh bắt và hộ nuôi trồng. (xem bảng 28) Hộp 15 “Tôi rất hoan nghênh việc bảo tồn Rạn Trào vì không chỉ lợi ích cho mình mà còn cho con cháu mình. Tôi nhiệt tình tham gia các hoạt động này lắm.” Nam, 47 tuổi, thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng “Bản thân tôi ý thức được việc bảo vệ rạn san hô có lợi cho mình mà bảo tồn cho thế hệ mai sau do đó tôi vẫn tiếp tục tham gia hoạt động bảo tồn trong thời gian tới.” Nữ, 43 tuổi, thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng Mong đợi về các hỗ trợ từ chính quyền Bảng 30: Mong đợi hỗ trợ từ chính quyền Hỗ trợ Nghề nghiệp Tổng số Đánh bắt Nuôi trồng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Ưu tiên 1 Vốn vay 19 51.4 47 68.1 66 62.3 Tài liệu 10 27.0 12 17.4 22 20.8 Tập huấn 7 18.9 6 8.7 13 12.3 Mô hình chuyển đổi sinh kế phù họp 1 2.7 4 5.8 5 4.7 Ưu tiên 2 Tài liệu 9 29.0 17 29.3 26 29.2 Tập huấn 7 22.6 17 29.3 24 27.0 Vốn vay 7 22.6 13 22.4 20 22.5 Mô hình chuyển đổi sinh kế phù họp 8 25.8 11 19.0 19 21.3 Ưu tiên 3 Tài liệu 2 10.5 18 42.9 20 32.8 Mô hình chuyển đổi sinh kế phù họp 9 47.4 8 19.0 17 27.9 Tập huấn 5 26.3 9 21.4 14 23.0 Vốn vay 3 15.8 7 16.7 10 16.4 Phần lớn những người dân đánh cá tại Thôn Xuân Tự là những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Do đó đối với họ vốn vay là vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình (chiếm 62.3%). Người dân rất trông chờ vào những hỗ trợ từ nhà nước và chính quyền địa phương mà trong đó nguồn vốn từ hỗ trợ xoá đói giảm nghèo là một ưu tiên hàng đầu. Tài liệu là ưu tiên tiếp theo được người dân lựa chọn (chiếm 29.2% ở mức ưu tiên 2 và 32.8% ở mức ưu tiên 3). (xem bảng 30) gườiïnh đó ng hộ hiện đang tâm đến vấn đề môi trường thì ùc độ môi trường.cộng đồng thay đổi đựơc cả hành viHộp 16 “Cần hỗ trợ vốn cho họ có cơ sở để làm ăn, họ sẽ không tham gia đánh bắt phá huỷ san hô nữa mà sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ rạn san hô như mấy anh nhóm hạt nhân.” Nam, 45 tuổi, Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng “Tui mong chính quyền sớm hỗ trợ để người dân có thể vay vốn làm ăn, thay đổi nghề nghiệp để họ có công việc làm ổ định không khai thác, đánh bắt trái phép Nam, 40 tuổi, Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng Ý kiến về việc tổ chức các chương trình hoạt động của chính quyền địa phương Hiện nay công tác quản lý môi trường đã, đang và sẽ đứng trước các thách thức to lớn khi mà các mong muốn về hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt động gây tác động tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, công tác quản lý môi trường đang phải đối mặt với các mâu thuẩn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. Nhưng quan điểm của người dân rất khác nhau trong việc lựa chọn các chương trình hoạt động. Chương trình hoạt động Nghề nghiệp Tổng số Đánh bắt Nuôi trồng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Ưu tiên 1 Chiến dịch truyền thông môi trường 33 80.5 44 58.7 77 66.4 Tập huấn, hội thảo 8 19.5 27 36.0 35 30.2 Giao lưu học tập 0 0 4 5.3 4 3.4 Ưu tiên 2 Tập huấn, hội thảo 6 31.6 21 36.2 27 35.1 Chiến dịch truyền thông môi trường 4 21.1 21 36.2 25 32.5 Giao lưu học tập 9 47.4 16 27.6 25 32.5 Ưu tiên 3 Giao lưu học tập 6 40.0 13 50.0 19 46.3 Tập huấn, hội thảo 8 53.3 7 26.9 15 36.6 Chiến dịch truyền thông môi trường 1 6.7 6 23.1 7 17.1 Bảng 31: Ý kiến người dân về các chương trình hoạt động của chính quyền Qua khảo sát ý kiến của người dân địa phương thì việc tổ chức các chiến dịch truyền thông môi trường được người dân lựa chọn nhiều nhất chiếm 66.4%. Con số này thể hiện các chiến dịch truyền thông môi trường mang lại hiệu quả cao và được số đông người dân đồng tình ủng hộ. (giải thích) Hộp 17“Tui nghĩ cần phải tuyên truyền vận động bà con ý thức hơn để bảo vệ rạn san hô tốt hơn.” Nam, 47 tuổi, Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng Các chương trình tập huấn, hội thảo có tỷ lệ ý kiến là 30.2% và 3.4% là lựa chọn các chương trình giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm. Người dân cho rằng: khi tham gia tập huấn hay dự các buổi hội thảo chuyên đề họ được học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như tiếp xúc với khoa học kĩ thuật dễ dàng hơn. Hộp 18 “Bà con tham gia vào các đợt tập huấn, hội thảo cũng như đi tham quan tìm hiểu ở các địa phương khác.” Nam, 40 tuổi, Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng Ý kiến về nội dung các chương trình truyền thông môi trường Bảng 32: Ý kiến về nội dung các chương trình truyền thông môi trường Nội dung các chương trình truyền thông môi trường Nghề nghiệp Tổng số Đánh bắt Nuôi trồng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Ưu tiên 1 Qui chế Khu bảo tồn 10 27.0 40 54.1 50 45.0 Kiến thức san hô 22 59.5 27 36.5 49 44.1 Kiến thức bảo tồn 5 13.5 7 9.5 12 10.8 Ưu tiên 2 Kiến thức san hô 15 50.0 38 57.6 53 55.2 Kiến thức bảo tồn 8 26.7 16 24.2 24 25.0 Qui chế Khu bảo tồn 7 23.3 12 18.2 19 19.8 Ưu tiên 3 Kiến thức bảo tồn 3 23.1 22 64.7 25 53.2 Qui chế Khu bảo tồn 8 61.5 10 29.4 18 38.3 Kiến thức san hô 2 15.4 2 5.9 4 8.5 Có ba nội dung chính được xoay quanh các chương trình trình truyền thông đó là: kiến thức san hô, qui chế KBT và kiến thức bảo tồn. Đầu tiên, hầu hết người dân đều nhận định qui chế KBT là nội dung họ xem là cần thiết nhất trong hoạt động bảo tồn (chiếm 45%). Rõ ràng việc tất cả người dân biết, hiểu qui chế thì khả năng vi phạm sẽ chẳng đáng kể. Tiếp theo, kiến thức về san hô được lựa chọn tới 44.1%. Khi hiểu biết về san hô được tăng lên, người dân sẽ có cái nhìn thân thiện hơn đối với môi trường và xem san hô như một biểu tượng gắn bó với người dân vùng biển. Cuối cùng , có 53.2% ý kiến người dân lựa chọn kiến thức bảo tồn. Có một sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm hộ đánh bắt và nhóm hộ nuôi trồng (64.7% và 23.1%, tương ứng). Hộp 19 “Tổ chức nhiều hơn các đợt tuyên truyền, giáo dục bà con về giá trị của biển đối với cuộc sống để bà con có ý thức hơn chứ giờ thì ai cũng “lăm le” vào Khu bảo tồn để đánh bắt.” Nam 47 tuổi, Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng “Cần tăng cường các hoạt động truyền thông thường xuyên hơn như: các hội thi tìm hiểu qui chế” Nam, 32 tuổi, Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng âahng tiện truyền thông hiệu quả cao Ý kiến người dân về các phương tiện truyền thông Truyền thông môi trường được xem là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả nhất vì trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi hành vi của con người trong cộng đồng. Truyền thông môi trường còn giúp cho các đối tượng tham gia cùng chia sẻ với nhau các thông tin về môi trường với mục đích đạt hiểu biết chung về vấn đề môi trường và từ đó có khả năng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc lựa chọn một phương tiện truyền thông phù hợp với mong đợi người dân rất quan trọng vì qua đó các kiến thức, thông điệp sẽ truyền tải đến người dân hiệu quả hơn. Bảng 33: Ý kiến của người dân về các phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông Nghề nghiệp Tổng số Đánh bắt Nuôi trồng thủy sản Số hộ % Số hộ % Số hộ % Tập huấn 10 14.5 15 11.4 25 12.4 Loa phóng thanh 16 23.2 47 35.6 63 31.3 Vãng gia 26 37.7 46 34.8 72 35.8 Tờ bướm 8 11.6 9 6.8 17 8.5 Bảng tin cộng đồng 9 13.0 15 11.4 24 11.9 Tổng cộng 69 100 132 100 201 100 Nhiều hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức đã được tổ chức nhằm vào các nhóm cộng đồng. Qua khảo sát cho thấy các phương tiện truyền thông như: vãng gia, loa phóng thanh và tập huấn được người dân cho là đạt hiệu quả. Trong đó số đó thì vãng gia là phương tiện đạt hiệu quả cao nhất. Hộp 20 “Tui nghĩ tốt nhất là nên chọn những người uy tín đến từng nhà để trò chuyện trực tiếp với bà con, phân tích cho bà con cặn kẽ thì hiệu quả tốt hơn vì như dzậy bà con thấy rất là tin tưởng.” Nam, 59 tuổi, thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng Tiểu kết: Qua trao đổi với những ngư dân tại thôn Xuân Tự, chúng tôi đã được họ cung cấp những thông tin về hiện trạng rất phong phú và đa dạng. Và bên cạnh đó từ chính người dân cũng đã gửi gắm những ý kiến nhận định và sự mong đợi về vấn đề này. Ngư dân tại Thôn Xuân Tự là những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Do đó đối với họ vốn vay là vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể ổn định cuộc sống đồng thời cũng thay đổi sinh kế theo hướng thân thiện với môi trường. Qua kết quả khảo sát cho thấy người dân cho rằng họ tham gia hoạt động bảo tồn bằng hình thức tuyên truyền cho những người xung quanh. Đây là những hoạt động hứa hẹn mang lại hiệu quả cao. Qua khảo sát ý kiến của người dân địa phương thì việc tổ chức các chương trình truyền thông môi trường được người dân lựa chọn nhiều nhất vì các hoạt động này gây ảnh hưởng đến mọi người rất lớn. Ngoài ra người dân còn mong đợi được tham gia tập huấn hay dự các buổi hội thảo chuyên đề họ được học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như tiếp xúc với khoa học kĩ thuật dễ dàng hơn. Có ba nội dung chính được xoay quanh các chương trình truyền thông môi trường mà người dân quan tâm đó là: kiến thức về san hô, qui chế KBT và kiến thức bảo tồn. Hầu hết người dân đều nhận định đây là những nội dung cần thiết trong hoạt động bảo tồn. Nhiều hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức đã được tổ chức nhằm vào các nhóm cộng đồng. Qua khảo sát cho thấy các phương tiện truyền thông như: vãng gia, loa phóng thanh và tập huấn được người dân cho là đạt hiệu quả cao. Trong đó số thì vãng gia là phương tiện được người dân quan tâm nhiều nhất. CHƯƠNG V: Ý KIẾN CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN VỀ “VAI TRÒ VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ RẠN SAN HÔ” Bảng 34: Danh sách phỏng vấn ban quản lý và cán bộ địa phương STT Họ và tên Chức vụ Lương Thị Hải P Chủ Tịch Huyện Đào Văn Lương Ban quản lý KBT Lại Minh Thông Ban quản lý KBT Tô Anh Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng Nguyễn Thu Huyền Cán bộ xã Nguyễn Văn Phú Cán bộ xã Phạm Ưng Thôn trưởng Nguyễn Đức Long Thôn phó Vai trò của cộng đồng Bảng 35: Vai trò của cộng đồng STT Câu hỏi phỏng vấn Ý kiến 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số Tầm quan trọng của sự tham gia cộng đồng Nâng cao ý thức người dân về bảo vệ san hô x x x x 4 Nâng cao năng lực quản lý người dân x x 2 Có sức mạnh tập thể x x x x 4 Người dân nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ x x 2 Những hoạt động của địa phương để thúc đẩy sự tham gia cộng đồng trong bảo vệ rạn san hô Cung cấp thông tin, các chủ trương của nhà nước x 1 Tham gia cùng cộng đồng lập kế hoạch x x x x 4 Tham gia các cuộc sinh hoạt, lắng nghe ý kiến của nhân dân x x x x x x 5 Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động cần thiết x x 2 Tạo điều kiện cho ban quản lý x x 2 Việc đưa một vùng vào bảo tồn có làm cuộc sống người dân thay đổi không? Không thay đổi x x x x x 5 Thay đổi tích cực x x x 3 Người dân tham gia vào các hoạt động bảo tồn với hình thức gì? Tham gia canh gác bảo vệ KBT x x x 3 Đóng góp ý kiến, lập kế hoạch x x x x x x x x 8 Tham gia tích cực trong các chương trình truyền thông môi trường x x x 3 Các hạn chế đối với người dân khi họ tham gia Còn rụt rè trong việc đóng góp ý kiến x x x x 4 Vai trò pháp lý chưa có x x x x 4 Giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân Tuyên truyền vận động x x x x x x 6 Không tạo khoảng cách giữa người dân với chính quyền x x x 3 Cách tổ chức các cuộc họp gần gũi hơn x x 2 Các hoạt động bảo vệ rạn san hô có sự tham gia của cộng đồng dự định tiến hành trong thời gian tới Vẫn duy trì các chương trình truyền thông môi trường x x x x x x x 7 Hỗ trợ người dân thay đổi sinh kế x x 2 Các khó khăn khi tiến hành Kinh phí hoạt động x x x x x x 6 Đang chờ xét duyệt của tỉnh x x 2 Để thúc đẩy sự tham gia cộng đồng hiệu quả hơn cần thực hiện Tuyên truyền sâu rộng x x x x x 5 Trao quyền cho các nhóm cộng đồng trong việc quản lý x x x x 4 Hỗ trợ các sáng kiến của các nhóm tại địa phương x 1 Tìm hiểu nguồn hỗ trợ tài chính x x 2 Các mô hình điển hình về bảo vệ san hô có sự tham gia người ở địa phương Mô hình nuôi thân thiện với môi trường x x x x 4 Mô hình tín dụng kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản x x x x 4 Nhân rộng các mô hình này được không? Được x x x 3 Chưa được x x x x x 5 Lý do không nhân rộng được các mô hình này Đang ở giai đoạn thử nghiệm x x x x 3 Một số thành viên nợ quá hạn do sử dụng sai mục đích x x x x 5 Theo ý kiến của cán bộ địa phương và các cán bộ chức năng, tham gia cộng đồng trong bảo vệ rạn san hô đóng vai trò quan trọng vì nhiều lý do nhưng lý do được nhiều người quan tâm, đồng tình nhất là nâng cao ý thức người dân về bảo vệ san hô và có sức mạnh tập thể. Địa phương cũng đã có những hoạt động để thúc đẩy sự tham gia cộng đồng trong bảo vệ rạn san hô và đặc biệt tham gia các cuộc sinh hoạt, lắng nghe ý kiến của nhân dân và cùng cộng đồng lập kế hoạch. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng việc đưa một vùng vào bảo tồn không làm cuộc sống người dân thay đổi vì KBT có quy mô nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến số lượng lớn ngư dân. Người dân địa phương đã tham gia nhiều hình thức vào các hoạt động bảo tồn đặc biệt là họ tham gia đóng góp ý kiến và lập kế hoạch. Các hạn chế đối với người dân khi họ tham gia là vẫn còn rụt rè trong việc đóng góp ý kiến và vai trò pháp lý chưa có. Như vậy, theo các cán bộ địa phương, giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động bảo vệ rạn san hô dự định tiến hành trong thời gian tới tốt nhất là duy trì các chương trình truyền thông môi trường và đồng thời hỗ trợ người dân thay đổi sinh kế. Đặc biệt quan tâm đến các mô hình tín dụng kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, các khó khăn mà mọi người cùng quan tâm chung hiện nay khi tiến hành các hoạt động này là kinh phí hoạt động. Tác động của dự án Bảng 36: Tác động của dự án STT Câu hỏi phỏng vấn Ý kiến 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số Những thay đổi từ dự án Rạn san hô được tái tạo x x x x x x x x 8 Nguồn lợi phong phú x x x x x 5 Ý thức người dân được nâng cao x x x x 4 Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển trở lại x x 2 Những thay đổi đó đã đủ chưa Đủ x x 2 Chưa đủ x x x x x x 6 Những thay đổi đó đã thành công so với dự án chưa Thành công x x x x x x x x 8 Trở ngại lớn nhất đối với việc bảo tồn rạn san hô Chưa đầy đủ tính pháp lý để thực hiện công việc bảo tồn x x 2 Nhận thức của người dân về hoạt động bảo tồn còn hạn chế x x x x 4 Qui chế chưa phù hợp x 1 Xuất hiện các hành vi tái vi phạm x x x x x x 6 Làm gì để tháo gỡ những trở ngại đó Hoàn thiện tính pháp lý x x x x 4 Tuyên truyền sâu rộng x x x x x x 6 Xây dựng lại quy chế cho phù hợp x x x 3 Những thay đổi về tài nguyên biển và ven biển Phong phú x x x x x x x x 8 Những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân Chưa ảnh hưởng gì nhiều x x 2 Đây là những nguồn lợi người dân sẽ đựơc hưởng x x x x 4 Bà con có thể đánh bắt những chỗ gần KBT x x 2 Theo ý kiến đa số của cán bộ địa phương và cán bộ chức năng thì dự án “KBT Rạn Trào” đã đem lại nhiều thay đổi tại địa phương như: Rạn san hô được tái tạo Nguồn lợi phong phú Ý thức người dân được nâng cao Nguồn thủy lợi sản phong phú Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển trở lại Tuy nhiên, thành quả từ dự án được mọi người quan tâm nhiều nhất đó là rạn san hô được tái tạo, ý thức người dân được nâng cao. Theo ý kiến chung của các cán bộ địa phương và cán bộ chức năng thì đâu thể có cái gì gọi là đủ nhưng nhìn chung dự án được xem là thành công so với mục tiêu đề ra. Hiện nay thì tài nguyên biển và ven biển thôn Xuân Tự phong phú trở lại và đây là những nguồn lợi mà người dân sẽ được hưởng các lợi ích. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất đối với việc bảo tồn rạn san hô hiện nay là xuất hiện các hành vi tái vi phạm và nhận thức của người dân về hoạt động bảo tồn vẫn còn hạn chế. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng ý kiến chung của đa số là tuyên truyền một cách sâu rộng và hoàn thiện tính pháp lý. Hoạt động truyền thông Bảng 37: Hoạt động truyền thông STT Câu hỏi phỏng vấn Ý kiến 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số BQL có các hoạt động cung cấp các thông tin phổ biến tuyên truyền đến người dân Có x x x x x x x x 8 Đó là các hoạt động nào Phát tờ rơi, tài liệu x x x x 4 Loa phóng thanh x x x x x 5 Chiến dịch môi trường x x x x x x 6 Cung cấp thông tin gì Nội dung quy chế KBT x x x x x 5 Kiến thức về san hô x x x 3 Vận động nhân dân x x x x x 5 Sử dụng công cụ nào Quy chế x x x x x x x x 8 Ý kiến về hiệu quả của hoạt động cung cấp thông tin Hiệu quả x x x x x x x x 8 Ai là người khó truyền thông Hộ nghèo xận động nhân dân cộng đồngnện ít thành cônghông tổ chức thành côngøi dân x x x x 5 Ngư dân x x 2 Người có học vấn thấp x 1 Lý do khó truyền thông Khó thay đổi hành vi x x x x x x 6 Nhận thức còn thấp x x 2 Khi thực hiện có sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng không Có x x x x x x x x 8 Khi phối hợp có những thuận lợi nào Phân công công việc hợp lý x x x x 4 Khi phối hợp có những khó khăn nào Phải vận động người dân tham gia x x x x 4 Cần sự hỗ trợ gì từ các bên Hỗ trợ của các tổ chức, ban ngành x x x x x x x x 8 Địa phương có hỗ trợ kinh phí trong các hoạt động cần thiết Có x x x x x x x x 8 Chính quyền địa phương, BQL có tham dự các cuộc sinh hoạt với dân, lắng nghe ý kiến của người dân Có x x x x x x x x 8 Chính quyền có tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng thường xuyên không Có x x x x x x x x 8 Địa điểm thường tổ chức Trung tâm giáo dục cộng đồng x x x x x x x 7 Đình làng x x x x x x 6 Mức độ tham gia của người dân Trên 80% x x x x 4 50%-70% x x x x 4 Nhân tố góp phần vào các chương trình truyền thông tổ chức thành công Thu hút cộng đồng x x x x x x 6 Thay đổi nhận thức và hành vi cộng đồng x x x 3 Cần làm gì đối với các sự kiện ít thành công Cải tiến hình thức x x x x x x x 7 Đồi mới hình thức x x x x x x 6 Ban quản lý đã có các hoạt động cung cấp các thông tin phổ biến tuyên truyền đến người dân thường xuyên được tổ chức như: tổ chức các chiến dịch truyền thông, loa phóng thanh và nhìn chung người dân tham gia rất đông so với số lượng dự kiến. Theo ý kiến của đa số các cán bộ địa phương và các cơ quan chức năng thì các hộ nghèo là những người khó truyền thông nhất vì khó thay đổi các hành vi của họ. Khi thực hiện các chương trình truyền thông đều có sự phối hợp của địa phương và các cơ quan chức năng như: Trạm bảo vệ thực vật huyện, phòng Nông nghiệp huyện Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong các chương trình truyền thông là phải vận động người dân tham gia. Ngân sách Huyện là 30.000.0000 đồng/năm cho hoạt động bảo tồn. Còn riêng các chương trình truyền thông đều phải do các tổ chức khác hỗ trợ chứ địa phương không hỗ trợ kinh phí và địa pương chỉ hỗ trợ kinh phí trong các trường hợp cần thiết. Theo ý kiến đa số thì các cuộc họp hay các chương trình truyền thông được tổ chức đều phải có mặt đầy đủ các bên: chính quyền, ban quản lý và người dân đại phương. Chính quyền địa phương, Ban quản lý đều có tham dự trong các cuộc sinh hoạt với dân và lắng nghe ý kiến của người dân. Chính quyền vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng và địa điểm thường tổ chức Trung tâm giáo dục cộng đồng hoặc đình làng và mức độ tham gia của người dân thường trên 80% so với số lượng giấy mời. Theo ý kiến đa số của các cán bộ địa phương và cơ quan chức năng thì giải pháp đối với các sự kiện truyền thông diễn ra ít thành công là: cần cải tiến và đổi mới hình thức sao cho phù hợp để người dân dễ tiếp cận nhất. CHƯƠNG VI: TÓM TẮT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TÓM TẮT Đặc điểm kinh tế – xã hội của người được phỏng vấn Xét về đặc điểm kinh tế – xã hội của người dân vùng ven biển thôn Xuân Tự, nghiên cứu xin đưa ra những vấn đề sau: Phần lớn người dân được phỏng vấn là những người có độ tuổi từ 42 đến 59, đây là những người cung cấp kiến thức và kinh nghiệm khá phong phú. Kết quả khảo sát không thấy tình trạng người mù chữ nhưng đa phần người dân có trình độ cấp1, cấp 2. Đây cũng là bước khó khăn trong việc người dân tiếp cận và tiếp thu thông tin cũng như sẽ ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề khác trong cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Trong khu vực nghiên cứu, đa phần các gia đình ba thế hệ chiếm tỉ lệ khá cao. Với ba thế hệ như vậy sẽ bổ sung cho nhau những kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm về giá trị của hoạt động bảo tồn rạn san hô đối với cuộc sống chính họ và thế hệ tương lai. Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình hiện nay là nuôi trồng thuỷ sản. Đây là một bước thay đổi lớn khi mà nguồn tài nguyên biển ngày càng trở nên cạn kiệt. Thu nhập của người dân vẫn còn tương đối thấp dẫn đến đời sống vật chất còn hạn chế. Tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa các hộ nuôi trồng và đánh bắt. Nổi lên tại địa phương có một số hộ có mức thu nhập rất cao do chuyển đổi nghề nghiệp sang hình thức nuôi trồng mang lại hiệu quả. Có một sự khác biệt rất lớn giữa những hộ nuôi trồng và những hộ đánh bắt. Đối với hộ đánh bắt thì khó khăn ở chỗ họ không có nguồn vốn để thay đổi sinh kế. Trong khi đó đối với hộ nuôi trồng thì khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề môi trường biển bị ô nhiễm. Rõ ràng vấn đề môi trường mà người dân đang quan tâm hiện nay xuất phát từ lợi ích kinh tế tuy nhiên phần nào cho thấy vấn đề môi trường đang dần được người dân chú ý. Kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về vấn đề bảo vệ rạn san hô rong khi đó nguồn vốn để thay đổi sinh kếaồn lợi biển nhưnguộc Một trong những khía cạnh mà nhóm nghiên cứu quan tâm đó chính là kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi của người dân địa phương về san hô và bảo vệ rạn san hô. Vì đây là yếu tố quan trọng hình thành nên hành vi bảo vệ rạn san hô tại địa phương Các kiến thức về san hô chủ yếu là những kiến thức sai hoặc họ không hiểu nhiều về nó. Đây cũng là một trong những khó khăn trong hoạt động bảo tồn rạn san hô tại địa phương. Kiến thức về san hô mà người dân có được chủ yếu là do chính bản thân của họ tích luỹ trong cuộc sống, ngoài ra phải kể đến những nguồn cung cấp khác như ông bà cha mẹ truyền lại, chính quyền địa phương giáo dục tuyên truyền. Những kiến thức mà người dân biết được từ chính quyền địa phương giáo dục tuyên truyền chỉ chiếm một phần nhỏ trong khi đó đây lại là những kiến thức đúng và bổ ích cho hoạt động bảo tồn. Theo người dân, rạn san hô mang lại cho họ nhiều lợi ích và đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản phong phú. Như vậy phần lớn người dân chỉ nhìn nhận hoạt động bảo tồn rạn san hô dưới lợi ích kinh tế, trong khi đó giá trị sinh thái của rạn san hô là rất lớn. Việc đánh bắt bằng mìn, chất độc là nguyên nhân làm phá huỷ rạn san hô nhiều nhất. Người dân nơi đây cho rằng hành động này giờ cũng đã giảm từ khi có hoạt động bảo tồn và vì các quy chế từ hoạt động này. Tuy nhiên chỉ khi những hành vi từ chính nhận thức của người dân thay đổi thì vấn đề bảo vệ san hô mới có giá trị lâu dài. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng là hoạt động được người dân nhìn nhận có hiệu quả cao vì chỉ khi nào nhận thức của cộng đồng được nâng lên thì việc bảo vệ rạn san hô sẽ dễ dàng hơn. Nhưng từ lời nói đến việc làm là một khoảng cách. Cái khó là làm sao để cộng đồng thay đổi được cả hành vi của họ chứ không chỉ là những thay đổi về nhận thức. Người dân tại thôn Xuân Tự đã phần nào nhận thức được những hậu quả khi rạn san hô không còn nhưng người dân chỉ nhìn nhận hậu quả dưới góc độ kinh tế gấp nhiều lần so với góc độ môi trường. Đa số người dân địa phương sống dựa vào nguồn lợi biển nhưng nhận thức của họ về hiệu quả kinh tế lâu dài, về trách nhiệm bảo vệ môi trường vẫn còn thấp. Qua thực tế khảo sát có tới hơn phân nữa là hoạt động sản xuất của người dân có ảnh hưởng đến rạn san hô chứ không chỉ là con số 29.2% như kết quả điều tra. Có thể một phần người dân còn e ngại khi trả lời câu hỏi này nhưng một phần họ cũng không thực sự quan tâm hoạt động sản xuất của mình có gây ô nhiễm hay không. Rạn san hô được bảo vệ sẽ mang đến cho ngư dân vùng biển rất nhiều nguồn lợi nhưng đây không phải là những lợi ích trước mắt. Những giá trị này không phải người nào cũng có thể hiểu được và chấp nhận. Qua khảo sát có nhiều ý kiến cho rằng bảo vệ san hô sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của hộ gia đình vì trước mắt là làm giãm thu nhập của họ. rong khi đó nguồn vốn để thay đổi sinh kếaồn lợi biển nhưnguộc Người dân đã ý thức trong việc vệ sinh môi trường biển và đất liền, không xả chất thải sản xuất và sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên suy nghĩ của người dân có những chuyển biến nhưng hành vi của họ vẫn chưa có những thay đổi nhiều. Tóm lại: Nghiên cứu cho thấy ý thức gìn giữ môi trường biển của người dân có những chuyển biến tích cực: nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Đây cũng là những thành quả của các dự án trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều trường hợp có thái độ thờ ơ với môi trường. Đặc biệt trong giai đoạn này, khi mà KBT Rạn Trào đã được tái tạo, nguồn lợi thủy sản trở nên phong phú hơn thì lợi ích kinh tế được đặt lên trên hết, người dân điạ phương lại đẩy lùi những lợi ích sinh thái. Ý kiến của cộng đồng về các hoạt động truyền thông môi trường và các mong đợi của cộng đồng về bảo vệ rạn san hô Ý kiến của cộng đồng về các hoạt động truyền thông môi trường Các chương trình truyền thông môi trường đã được tổ chức tại địa phương như: loa phát thanh, cộng đồng làm sạch biển, hội thi tìm hiểu quy chế KBTB Rạn Trào đã thu hút sự chú ý, tham gia của người dân địa phương. Các buổi tọa đàm nói chuyện với nhóm tuyên truyền tại Trung tâm giáo dục cộng đồng được tổ chức thường xuyên nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo bà con. Người dân cho rằng: một trong những lý do chính mà họ không tham gia vì không có thời gian, công việc đòi hỏi họ suốt ngày phải ở ngoài biển. Trong khi đó đây lại là những đối tượng chính ảnh hưởng trực tiếp đến rạn san hô. “Nhóm hạt nhân” - những người thay mặt cho cộng đồng bảo vệ tài sản chung-họ làm việc rất nhiệt tình, thường xuyên và được bà con rất tin tưởng. Như vậy thông qua việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ rạn san hô, cộng đồng đã khôi phục ý thức làm chủ của họ. Bản “quy chế KBTB Rạn Trào” do người dân họp và đóng góp ý kiến nên đã đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Để tuyên truyền một cách sâu rộng bản qui chế đến người dân, một cuộc thi “tìm hiểu qui chế KBT Rạn Trào” cũng được tổ chức. Chính vì điều này nên có tới 71.7% ý kiến thu nhận cho rằng có biết về qui chế này. Trong số đó thì 100% là người dân hiểu được qui chế và mức độ thực hiện được là 97.7%. Do nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình, người dân đã kết hợp trong các tổ chức cộng đồng để tham gia quản lý, tham gia bảo vệ quyền lợi của chính mình, họ tự giác chấp hành và trực tiếp giám sát KBT. Qua điều tra khảo sát, có 70.7% người dân tán thành, ủng hộ khi hỏi về nhận định của họ trong việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng. Nhận định, mong đợi của cộng đồng về vấn đề bảo vệ rạn san hô Qua trao đổi với những ngư dân tại thôn Xuân Tự, chúng tôi đã được họ cung cấp những thông tin về hiện trạng rất phong phú và đa dạng. Và bên cạnh đó từ chính người dân cũng đã gửi gắm những sự mong đợi về vấn đề này. Qua kết quả khảo sát cho thấy người dân cho rằng họ tham gia hoạt động bảo tồn bằng hình thức tuyên truyền cho những người xung quanh. Đây là những hoạt động hứa hẹn mang lại hiệu quả cao. Ngư dân tại Thôn Xuân Tự là những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Do đó đối với họ vốn vay là vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể ổn định cuộc sống đồng thời cũng thay đổi sinh kế theo hướng thân thiện với môi trường. Qua khảo sát ý kiến của người dân địa phương thì việc tổ chức các chương trình truyền thông môi trường được người dân lựa chọn nhiều nhất vì các hoạt động này gây ảnh hưởng đến mọi người rất lớn. Ngoài ra người dân còn mong đợi được tham gia tập huấn hay dự các buổi hội thảo chuyên đề họ được học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như tiếp xúc với khoa học kĩ thuật dễ dàng hơn. Có ba nội dung chính được xoay quanh các chương trình truyền thông môi trường mà người dân quan tâm đó là: kiến thức về san hô, qui chế KBT và kiến thức bảo tồn. Hầu hết người dân đều nhận định đây là những nội dung cần thiết trong hoạt động bảo tồn rạn san hô. Nhiều hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức đã được tổ chức nhằm vào các nhóm cộng đồng. Qua khảo sát cho thấy các phương tiện truyền thông như: vãng gia, loa phóng thanh và tập huấn được người dân cho là đạt hiệu quả cao. Trong đó số thì vãng gia là phương tiện được người dân quan tâm nhiều nhất. KIẾN NGHỊ Chính sách Để thu hút sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo tồn một cách hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị như sau: Có kế hoạch, đầu tư và hỗ trợ thích đáng giúp phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ giáo dục và nhận thức cho người dân. UBND huyện Vạn Ninh cần ban hành các văn bản và những quy định cần thiết liên quan đến việc quản lý. Tăng cường tính pháp lý cho “Nhóm hạt nhân” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng trong công tác kiểm tra, giám sát khu bảo tồn. Lên kế hoạch và thực hiện Chiến lược giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về KBTB Rạn Trào. Cần thay đổi qui chế KBT phù hợp với tình hình địa phương hiện nay. Giải pháp Các nguồn lợi biển trong KBTB Rạn Trào luôn được sử dụng để hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng dân cư. Các quyết định liên quan đến việc phân vùng và quản lý KBT sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn lợi của người dân. Chính vì vậy cộng đồng dân cư trong KBTB Rạn Trào sẽ tham gia vào hoạt động lập kế hoạch và quản lý nếu họ thấy được lợi ích khi tham gia. Dựa vào những kết quả nghiên cứu, thực tế khảo sát và từ những đóng góp ý kiến của chính quyền và người dân địa phương, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo tồn. Các giải pháp: Hỗ trợ sinh kế Tăng cường các hoạt động tham gia của người dân trong bảo vệ rạn san hô Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng Sau đây chúng tôi xin đi vào những giải pháp cụ thể: Hỗ trợ sinh kế Người dân tại thôn Xuân Tự sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi biển. Ngoài những hộ có nguồn vốn lớn tham gia nuôi trồng thì hầu như người dân nơi đây chỉ tham gia đánh bắt gần bờ. Trong khi đó nguồn tài nguyên ven bờ hầu như cạn kiệt. Phụ nữ chiếm 52% dân số trong thôn nhưng có trên 70% phụ nữ không có việc làm hoặc ít có cơ hội làm việc.(Nguồn, UBND xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) Như vậy, hỗ trợ sinh kế cho người dân là vấn đề đặt ra nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Một mặt, khi việc làm ổn định, thu nhập tăng lên sẽ hạn chế được các hành vi tái khai thác KBTB Rạn Trào. Mặt khác, khi cuộc sống tăng lên thì nhu cầu được sống trong một môi trường lành mạnh và trong sạch tăng lên, người dân sẽ tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là hoạt động bảo vệ rạn san hô tại địa phương. Các hoạt động cần làm: Thực hiện chương trình tín dụng giúp người dân có vốn để tạo thu nhập. Tổ chức các khóa đào tạo kĩ thuật để hỗ trợ việc làm. Tạo mối quan hệ giữa người dân với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như công ty đan lưới thể thao và các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để tạo việc làm cho phụ nữ. Tạo mối quan hệ với các công ty tư nhân để giới thiệu thêm việc làm cho người dân. Tổ chức các diễn đàn sinh kế với sự có mặt của người dân và các nhà khoa học nhằm tìm ra các sinh kế bền vững phù hợp với địa phương. Tăng cường các hoạt động có sự tham gia cộng đồng Đối với nhóm cộng đồng đã từng tham gia vào hoạt động bảo tồn: + Cần tổ chức các khóa huấn luyện bao gồm: an toàn tàu biển, cấp cứu, kĩ năng truyền thông môi trường, lặn.. + Đánh giá toàn diện về phát triển nuôi trồng thủy sản trong KBT và sự liên quan của người dân địa phương trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. + Lập và thực hiện “kế hoạch về giới” vì phụ nữ trong KBTB Rạn Trào và các hành động đề cao vai trò phụ nữ. + Duy trì và hỗ trợ của “Nhóm tuyên truyền”, “Nhóm hạt nhân”, “Nhóm tương trợ” Đối với nhóm cộng đồng chưa tham gia vào hoạt động bảo tồn: + Xác định quyền sử dụng biển đối với cộng đồng sống trong KBT để đảm bảo họ có quyền sử dụng lâu dài như các quyết định liên quan đến việc phân vùng + Giúp người dân thôn Xuân Tự tự tin tham gia vào việc lập kế hoạch quản lý KBT. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng Chương trình Nâng cao nhận thức Đa dạng sinh học giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu lên “bảo tồn Đa dạng sinh học hiện nay cũng như mai sau phụ thuộc vào trình độ nhận thức của những người hoạch định chính sách, cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xã hội. (nguồn: Hiện trạng Đa dạng sinh học Việt Nam năm 2005) Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã khẳng định phải “thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng tham gia bảo vệ Đa dạng sinh học”. Như vậy công việc nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng là cộng việc cấp bách đồng thời cũng là công việc thường xuyên ở khắp mọi nơi, mọi lúc để cho “bảo vệ Đa dạng sinh học nói chung, rạn san hô nói riêng trở thành một ý niệm đạo đức của thời đại”. Mục tiêu: Công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nhằm cung cấp cho người dân các kiến thức và kỹ năng cần thiết về các qui định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của nhà nước; các qui định về hoạt động khai thác thủy sản được phép và các kiến thức về san hô, kiến thức nuôi trồng thủy sản có hiệu quả; những giá trị của tài nguyên thiên nhiên, Đối tượng tuyên truyền: bao gồm cộng đồng dân cư và các cán bộ địa phương Các hoạt động cụ thể: Đối với cộng đồng dân cư: + Tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức và truyền đạt thông tin đến người dân thông qua các chương trình truyền thanh và chương trình giáo dục về bảo tồn biển. + Triển khai các chương trình giáo dục bảo tồn biển cho tất cả các trường học trên địa bàn Huyện – đặc biệt tại xã Vạn Hưng. + Trình chiếu nhiều phim về môi trường để nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và bảo vệ môi trường. + Phát hành các bản tin để nâng cao nhận thức cho người dân về KBTB. + Lắp đặt các mẫu trưng bày tại Trung tâm giáo dục cộng đồng của thôn Xuân Tự. + Hội thảo chuyên đề. + Cung cấp tài liệu, sách báo, tờ rơi giới thiệu tiềm năng, giá trị tài nguyên thiên nhiên cũng như các qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, kỹ năng và kiến thức áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học về nuôi trồng hải sản, bảo vệ và phục hồi tài nguyên + Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhóm nhỏ, xây dựng các câu lạc bộ yêu thiên nhiên, môi trường, nuôi trồng hải sản. + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, viết, vẽ về môi trường, thiên nhiên + Đặc biệt, đối với cộng đồng sống trên biển, phương pháp tốt nhất là tổ chức các tàu thuyền truyền thông và ngôn ngữ, thông điệp áp phích, các hoạt động thu hút sự tham gia của cộng đồng phải được soạn thảo phù hợp. Bên cạnh đó cần gắn kết nội dung truyền thông môi trường với các hoạt động văn hóa truyền thống của người dân vùng biển như đua thuyền, lễ hội cầu ngư Đối với cán bộ địa phương: + Nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động bảo tồn + Trang bị và nâng cao kiến thức môi trường + Nâng cao kĩ năng truyền thông môi trường Khu bảo tồn biển Rạn Trào ra đời trong bối cảnh môi trường và nguồn lợi ven biển của Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Một hệ thống các KBTB cấp quốc gia đã được nghiên cứu và bước đầu một vài dự án thí điểm đã đưa vào thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế. Khu bảo tồn Rạn Trào đã được IMA Việt Nam thực hiện trong 3 năm và MCD thực hiện trong 2 năm theo nguyên tắc quản lý dựa vào cộng đồng, lấy người dân làm trung tâm với sự trợ giúp của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, người dân đã có nhận thức nhất định về bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên. Kết quả hoạt động 5 năm vừa qua tại KBTB Rạn Trào đã thiết lập nên một nền tảng rất quan trọng trong việc quản lý dựa trên sự tham gia cộng đồng. Hiện nay, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ san hô đã có nhiều thay đổi. Người dân quan tâm hơn đến việc nuôi con gì, qui mô và mức độ ra sao để không gây hại đến môi trường. Họ trao đổi với nhau thường xuyên hơn về những tác động môi trường đến sinh kế. Người dân đã thấy và tham gia vào một vài hoạt động sinh kế thân thiện với môi trường và thấy một phần lợi ích của nó, mặc dù lợi ích kinh tế vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các kiến thức về san hô và nhận thức của họ về vấn đề bảo vệ rạn san hô vẫn chưa được đầy đủ. Như vậy, việc tổ chức các chương trình truyền thông nhằm giáo dục nâng cao hiểu biết và nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương được xem là một hoạt động thiết thực và đầy ý nghĩa. Con đường đã qua đầy những gian nan nhưng con đường trước mắt còn khó khăn hơn nhiều bởi vẫn còn những thách thức rất lớn về lâu dài để đảm bảo sự duy trì và sự phát triển của KBT. Đặc biệt vấn đề thu hút người dân tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ven biển mới chỉ là bước khởi đầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoidungchinhsua.doc
  • doc2NHIMV~1.DOC
  • docloi noi dau4.doc
  • docphuluc-ban phong van.doc
Tài liệu liên quan