Dự báo biến động đáy biển, đường bờ từ hoạt động của dự án “ nạo vét, khơi thông luồng hàng hải khu kinh tế vân phong, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu” - Ngô Trà Mai

The article studies on the fluctuation problem of the seabed and shoreline in the process of dredging and unfreezing marine flow at the Van Phong Economic Zone with the length of 12,28km. The hydrodynamic and sediment transport model was used to calculate through 7 sections. The results showed: the biggest erosion area under the natural conditions is about 300 meters from the shore; according to the designed plan of dredging, the risk of erosion and slope failure seems to be unlikely; the time required to recover the seabed corresponding to the time of the Northeast and Southwest monsoons is about 81,2 days and 122,2 days, respectively.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự báo biến động đáy biển, đường bờ từ hoạt động của dự án “ nạo vét, khơi thông luồng hàng hải khu kinh tế vân phong, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu” - Ngô Trà Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  3 BÀI BÁO KHOA HỌC DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG ĐÁY BIỂN, ĐƯỜNG BỜ TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN “ NẠO VÉT, KHƠI THÔNG LUỒNG HÀNG HẢI KHU KINH TẾ VÂN PHONG, KẾT HỢP TẬN THU CÁT NHIỄM MẶN ĐỂ XUẤT KHẨU” Ngô Trà Mai1, Bùi Quốc Lập2 Tóm tắt: Bài báo đề cập đến vấn đề biến động đáy biển, đường bờ của quá trình nạo vét, khơi thông luồng hàng hải Khu kinh tế Vân Phong trên phạm vi 12,28km. Mô hình thủy động lực và vận chuyển bùn cát đã được sử dụng để tính toán thông qua 7 mặt cắt. Kết quả chỉ ra: vùng xói mòn mạnh nhất trong điều kiện tự nhiên là khoảng 300m cách bờ; theo phương án nạo vét thiết kế nguy cơ xói mòn và sụp lở mái dốc là khó xảy ra; thời gian cần thiết để phục hồi nền đáy ứng với thời gian gió mùa Đông Bắc là khoảng 81,2 ngày và Tây Nam là 122,2 ngày. Từ khóa: Đáy biển, bờ biển,  mô hình thủy động lực học, mô hình khuếch tán.  1. MỞ ĐẦU Khu kinh tế Vân Phong phía Đông Bắc tỉnh  Khánh  Hòa  có  vịnh  Vân  Phong  với  41.000  ha  mặt nước.    Ngày 28/8/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa đã  có  công  văn  số  4906/UBND-KT  đồng  ý  cho  Công  ty  CP  Phúc  Sơn  triển  khai  Dự  án  “Nạo vét, khơi thông luồng hàng hải Khu Kinh tế Vân Phong, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu”. Quá trình hoạt động, Dự án có thể gây ra  biến động về địa hình, địa chất khu vực. Dự báo  biến  động  đáy  biển,  đường  bờ  được  thực  hiện  thông  qua  mô  hình  thủy  động  lực  và  mô  hình  khuếch  tán  bùn  cát  lơ  lửng  với  7  mặt  cắt  trên  phạm vi 12,28km. Kết quả  tính  toán được  làm  cơ  sở  để  xây  dựng  kế  hoạch  nạo  vét  với  các  phương án giảm thiểu đi kèm.    2. HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT CỦA DỰ ÁN 2.1. Phạm vi nạo vét Kết  quả  khảo  sát  địa  hình:  phạm  vi  đo  đạc  1.200ha, trải dài 12,28km với độ dốc bãi biển gần  bờ 1/20 - 1/45 đây là khu vực bờ biển thẳng với địa  hình đáy biển khá đồng đều, cao độ đáy biển từ - 0,2m đến -19,4m (hình 1,2) (Bùi Tá Long, 2008).  Hình 1. Phạm vi khảo sát, đánh giá trữ lượng Hình 2. Mặt cắt ngang điển hình nạo vét Kết  quả  khảo  sát  địa  chất  50  điểm  dọc  bờ  biển  cho  thấy  từ  mặt  đất  đến  cao  độ1-18,00m  1 Viện Vật lí – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2 Trường Đại học Thủy Lợi.  đều  là cát: màu  xám,  kết  cấu  từ  kém chặt  đến  chặt vừa, kích cỡ từ hạt nhỏ đến hạt thô (Công  ty CP Phúc Sơn, 2013).  Trữ lượng cát  tại khu vực:  tổng khối    lượng  nạo  vét  tính    toán    trên  cơ  sở  7  lưới  ô  vuông  (30m x 30m) là: 21,218,572.29 m3. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 4 2.2. Phương pháp nạo vét Sau khi định vị tuyến luồng tổ chức cho các  tàu hút bụng công suất 5.555 m3/tàu/ngày. Tiến  hành nạo vét theo từng luồng và khu nước. Cát  sau  khi  hút  được  vận  chuyển  theo  luồng  đến  khu  vực  neo  đậu  của  tàu  thu  mua  cát  và  bơm  trực  tiếp  lên  tầu.  Dự  án  chia  thành  9  khu  vực  nạo vét:  Năm  2014  -  2015:  Khu  vực  1,  khai  thác  khoảng 8 triệu m3.  Năm 2016 - 2022 nạo vét các khu 2, 3, 4, 5,  6, 7, 8, khai thác khoảng 4,25 triệu m3/năm.  Năm 2023 nạo vét khu vực còn lại. Khai thác  khoảng 4,0 triệu m3.  Sau  khi  nạo  vét  tiến  hành  giám  sát  sạt  lở  đường bờ, sự phục hồi đáy biển, địa hình đáy tại  và  đo  vẽ  lại  địa  hình  đáy  tần  suất  2  lần/năm,  tiến hành trong 2 năm sau nạo vét.  3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH MÔ PHỎNG VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG TÍNH TOÁN 3.1. Lựa chọn mô hình mô phỏng Dự báo biến động đáy biển, đường bờ được  thực hiện trên các kết quả của mô hình thủy động  lực và mô hình khuếch tán bùn cát lơ lửng.   Trong  Dự  án  sử  dụng  mô  hình  Mike  21  là  mô hình dòng  chảy mặt 2D, để mô phỏng quá  trình thủy lực và các hiện tượng về môi trường  trong  các  hồ,  vùng  cửa  sông,  vùng  vịnh,  vùng  ven bờ và các vùng biển. Mô hình bao gồm các  mô  đun  sau:  Hydridynamic  (HD);  Transport  (TR);  ECO  Lab  (EL);  Mud  Transport  (MT);  Sand Transport (ST):  Đánh  giá  phân  bố  dòng  triều  và  dao  động  mực  nước  do  triều  trên  toàn  Biển  Đông  bằng  mô hình hóa dòng triều theo phương pháp phần  tử hữu hạn.   Sử  dụng  kỹ  thuật  chi  tiết  hóa,  áp  dụng  các  điều kiện biên mực nước phục vụ tính toán chế  độ thủy động lực ở quy mô nhỏ hơn (cụ thể  là  khu vực ven bờ miền Trung và Nam Trung Bộ).   Sử dụng kỹ  thuật chi  tiết hóa đưa các giá  trị  biên của các tham số động lực về khu vực Dự án.  Mô hình vận chuyển bồi tích nhằm đánh giá  khả năng vận chuyển và lắng đọng vật liệu dựa  trên sự  tích hợp của mô hình khuyếch  tán, vận  chuyển vật liệu với mô hình thủy động lực. Mô  hình  thỏa  mãn  một  số  yêu  cầu  sau  (Đinh  Văn  Ưu,  Đoàn  Văn  Bộ,  Hà  Thanh  Hương,  Phạm  Hoàng  Lâm,  2005;  Nguyễn  Biểu,  Vũ  Trường  Sơn,  Dương  Văn  Hải,  2001;  Nguyễn  Thế  Tưởng, 2000).  Cung cấp chi  tiết các  thay đổi của  tính chất  nước và ảnh hưởng đến hàm lượng vật  lơ  lửng  theo độ sâu.  Thể hiện  trầm tích  lơ  lửng (như bùn,  sét)  là  một  hàm  phổ  của  các  vận  tốc  lắng  thông  qua  kích  thước hạt  (D10, D50, D90). Vận  tốc  lắng  của trầm tích trong môi trường nước tĩnh được  tính toán thông qua công thức Soulsby (1997).   Mô phỏng các chu trình phức tạp lắng đọng -  xói mòn.  Dự báo quá trình vận chuyển vật liệu sát đáy  và di đẩy thông qua công thức Van Rijin (1993).   3.2. Mô tả tóm tắt về các nội dung tính toán a. Thuật toán sử dụng trong mô hình: Sử  dụng  sơ  đồ  sai  phân  hữu  hạn  diễn  toán  lưu  lượng  và  mực  nước  theo  các phương  trình  cân bằng  lực. Giải hệ phương  trình  liên  tục và  bảo  toàn  động  lượng  theo  sơ  đồ  sai  phân  hữu  hạn ẩn, mô tả lưu lượng và mực nước trên toàn  bộ miền tính toán.  Sử  dụng  lưới  phi  cấu  trúc:  Sơ  đồ  hiện  hạn  chế bước thời gian thoải mãn điều kiện Courant  –  Friedrich  –  Lewy  nhỏ  hơn  1  (Nguyễn  Thế  Tưởng, 2000).  b. Xác lập các điều kiện biên (Nguyễn Thế Tưởng, 2000): Điều kiện biên ban đầu: Sử dụng bản đồ địa  hình khu vực nghiên cứu tỉ lệ 1.5000  Điều  kiện  biên  trên:  lưu  lượng  dòng  chảy  trên  sông Đà Rằng, sử dụng số liệu lưu lượng dòng chảy  tại trạm đo thủy văn Củng Sơn (2003 – 2013)  Điều kiện biên dưới: sử dụng số liệu đo mực  nước tại trạm Củng Sơn (2003 – 2013).  Điều kiện biên gió: số liệu gió dùng để tính  toán chế độ dòng chảy được thống kê từ số liệu  liệu đo gió tại trạm Tuy Hòa, Nha Trang từ năm  2003 - 2013 với tần suất 6 tiếng/lần.   Điều kiện biên sóng: số liệu sóng được  tính  toán  và  thống  kê  từ  số  liệu  thực  đo  tại  trạm  Củng  Sơn  (2003  -  2013)  và  đưa  về  chiều  cao  sóng theo từng hướng.  Điều  kiện  bùn  cát:  đường  kính  hạt  bùn  cát  (D10, D50, D90)  c. Xác lập mạng lưới cấu trúc theo phương ngang:   KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  5 Sử  dụng  hệ  thống  lưới  tam  giác  không  đều được  thiết  lập dựa vào sự khác nhau về  điều  kiện  địa  hình  bờ,  hình  dạng  đáy  biển  (A.M.  prospathopoulos,  A.  Sotiropoulos,  E.  Chatziopoulos, 2004).    d. Các tham số thủy động lực liên quan đến việc tính toán suất vận chuyển vật liệu (Đinh Văn Ưu, Đoàn Văn Bộ, Hà Thanh Hương, Phạm Hoàng Lâm, 2005; Nguyễn Biểu, Vũ Trường Sơn, Dương Văn Hải, 2001; Nguyễn Thế Tưởng, 2000): Mật  độ  ()  và  độ  nhớt  động  lực  ()  trong  môi trường nước được tính toán từ nhiệt độ và  độ mặn nước biển. Mật độ nước được tính toán  phù hợp với phương  trình  trạng  thái  theo công  thức của Foronoff, 1985, độ nhớt động học được  tính theo công thức của Riley và Skirrow 1965.   Vận  tốc  lắng  (ws) được  tính  toán  theo công  thức của Soulby, 1997, phụ  thuộc vào độ nhớt  động  học  (/),  đường  kính  giữa  (Median  diameter – D50) và mật độ vật liệu.   Vận  tốc  trượt  tới  hạn  được  tính  theo  công  thức  Van  Rjin,  1993  trong  mối  liên  quan  với   đường kính giữa, vận tốc lắng và cả mật độ của  vật liệu.  Hệ  số  ma  sát  đáy  (cr)  và  độ  nhám  nền  đáy  (z0) đối với vật liệu bở rời và vật liệu kết dính   được áp đặt bằng các hệ số mặc định khác nhau,  theo Soulsby, 1983.   e. Công thức thực nghiệm xác định suất vận chuyển vật liệu bở rời và vật liệu kết dính (Nguyễn Biểu, Vũ Trường Sơn, Dương Văn Hải, 2001; Nguyễn Thế Tưởng, 2000): Đối với vật  liệu bở rời: sử dụng công thức  Van Rjin, 1993 cho tính toán suất vận chuyển  sát đáy của vật  liệu bở rời  và vận chuyển  tái  lơ lửng.   Đối  với  vật  liệu  kết  dính:  quy  trình  và  các  thuật  toán  ước  lượng  suất  vận  chuyển bồi  tích  đối  với  vật  liệu  kết  dính  được  mô  tả  chi  tiết  trong công trình của Van Rjin, 1997.   f. Tính toán suất vận chuyển vật liệu theo các mặt cắt ngang: sự xói lở, vận chuyển và lắng đọng của trầm tích có kích thước hạt tương đối đồng nhất được tính toán. Việc đánh giá  các quá trình xói lở - bồi tụ và  khả  năng  phục  hồi  bãi  trước  sau  khi  nạo  vét   được thực hiện qua 7 mặt cắt thẳng góc với bờ.  3.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình a. Hiệu chỉnh mô hình  Mực nước, lưu lượng, sóng, sử dụng số liệu  thực  đo  tại  trạm  thủy  văn  Củng  Sơn  để  hiệu  chỉnh mô hình theo 02 mùa; gió mùa Đông Bắc  hiệu chỉnh  từ 15/11/2003  -  22/11/2003    và gió  mùa Tây Nam từ 05/07/2003 - 12/07/2003.  Gió  sử  dụng  số  liệu  thực  đo  tại  trạm  Tuy  Hòa, Nha Trang theo 02 mùa gió: Đông Bắc từ  15/11/2003 - 22/11/2003  và Tây Nam từ ngày   05/07/2003  -  12/07/2003,  với  tần  suất  đo  là  6  tiếng một lần trong ngày.   b. Kiểm định mô hình: sử dụng chuỗi số liệu thực đo năm 2009 tại các trạm Mực nước, lưu lượng, sóng, sử dụng số liệu  thực  đo  tại  trạm  thủy  văn  Củng  Sơn  để  kiểm  định mô hình  theo  02 mùa gió mùa Đông Bắc  từ  15/12/2009  -  22/12/2009  và  Tây  Nam  từ   01/07/ 2009 - 08/07/2009.  Gió  sử  dụng  số  liệu  thực  đo  tại  trạm  Tuy  Hòa, Nha Trang theo 02 mùa gió Đông Bắc từ  15/12/2009 -   22/12/2009 và Tây Nam từ ngày  01/07/  2009  -  08/07/2009,  tần  suất  là  6  tiếng  một lần trong ngày.   Kết  quả  kiểm  định  mô  hình  cho  thấy  hệ  số  tương quan R = 0,8 đảm bảo lớn hơn sai số cho  phép và bộ thông số mô hình được thiết lập để  phục vụ cho tính toán.   3.4. Các trường hợp mô phỏng trong mô hình Dự báo mức độ xói mòn – bồi  lắng vật  liệu  vào  mùa  gió  Đông  Bắc  ở  điều  kiện  tự  nhiên  (trước nạo vét)  Dự báo mức độ  xói mòn – bồi lắng vật liệu  vào  mùa  gió  Tây  Nam  ở  điều  kiện  tự  nhiên  (trước nạo vét)  Dự báo mức độ xói mòn – bồi  lắng vật  liệu  vào mùa gió Đông Bắc (sau khi nạo vét)  Dự báo mức độ xói mòn – bồi  lắng vật  liệu  vào mùa gió Tây Nam (sau khi nạo vét)  Dự báo mức độ xói mòn – bồi  lắng vật  liệu  dước  tác  động  của  bão  ở  điều  kiện  tự  nhiên  (trước  nạo vét)  Dự báo mức độ xói mòn – bồi  lắng vật  liệu  dưới tác động của bão (sau khi nạo vét)  4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BIẾN ĐỘNG ĐÁY BIỂN, ĐƯỜNG BỜ Điều kiện địa hình đáy biển khu vực nạo vét  thoải với độ dốc trung bình 0.2o – 0.5o và phần  KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 6 đất liền ven biển kế cận khu vực Dự án có dạng  doi cát nối đảo, cao trung bình 3m, (so với mực  nước biển).   Cao độ địa hình tại khu vực sau khi nạo vét  sẽ có thay đổi. Tính ổn định đường bờ bị đe dọa  do tăng tốc độ dòng ngang hướng bờ. Sử dụng  kết quả mô hình động lực, tính toán mức độ xói  lở  –  bồi  lắng  và  đánh  giá  khả  năng  phục  hồi  sườn  bờ  ngầm  trước  và  sau khi  nạo vét,  trong  hai mùa thông qua 7 mặt cắt. Kết quả mô phỏng  mức độ xói lở - bồi lắng trong thời gian 2014 –  2023 được thể hiện chi tiết ở các hình sau:  Hình 3. Dự báo mức độ xói mòn – bồi lắng vật liệu vào mùa gió Đông Bắc ở điều kiện tự nhiên (trước nạo vét) (2003 - 2013 ) Hình 4. Dự báo mức độ xói mòn – bồi lắng vật liệu vào mùa gió Tây Nam ở điều kiện tự nhiên (trước nạo vét) (2003 - 2013) KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  7 Hình 5. Dự báo mức độ xói mòn – bồi lắng vật liệu vào mùa gió Đông Bắc sau nạo vét (2023 - 2024) Hình 6. Dự báo mức độ xói mòn – bồi lắng vật liệu vào mùa gió Tây Nam sau nạo vét (2023 - 2024) KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 8 Hình 7. Dự báo mức độ xói mòn – bồi lắng vật liệu dước tác động của bão ở điều kiện tự nhiên (trước nạo vét) (2003 – 2013 ) Hình 8. Dự báo mức độ xói mòn – bồi lắng vật liệu dưới tác động của bão ở điều kiện tự nhiên (sau nạo vét) ( 2023 - 2024) Các kết quả tính toán cho thấy:   Trong điều kiện  tự nhiên  (chưa có  tác động  nạo vét) quá  trình xói mòn – bồi  tụ chỉ xảy  ra  mạnh ở trong khoảng 300m cách bờ, độ sâu tới  hạn  còn  xuất  hiện  vận  chuyển  vật  liệu  có  thể  đến -6,5m. Dưới độ sâu này hầu như không còn  vận chuyển vật liệu và quá trình xói mòn – bồi  lấp ít tác động.   KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  9 Vùng xói mòn mạnh nhất xuất hiện cách bờ  khoảng 125m, ở độ sâu dao động trong khoảng  2,4  –  3,2m,  và  hình  thành  nên  rãnh  cát  chạy  song song với bờ.  Với  phương  án  nạo  vét  theo  thiết  kế:  Đỉnh  mái  dốc  nạo  vét  cách  đường  mép  nước  150m,  đáy nạo vét –17m; mái dốc m = 25, các nguy cơ  xói mòn và sụp lở mái dốc hầu như khó xảy ra,  thời gian phục hồi bãi và sườn bờ ngầm tương  đối nhanh.   Với  phương án  thi  công  như  vừa nêu,  ngay  cả  tác  động  của  bão  lớn,  nguy  cơ  xói  mòn  và  sụp lở mái dốc hầu như khó xảy ra.   Kết quả  tính  toán và dự báo khả năng phục  hồi  bãi  và  sườn  bờ:  với  lượng  cát  khoảng  27.775 m3/ngày, thời gian cần hồi phục nền đáy  cho  gió  mùa  Đông  Bắc  khoảng  81,2  ngày  và  cho  gió  mùa  Tây  Nam  là  khoảng  122,2  ngày.  Lượng cát cần thiết để phục hồi bãi, đầu tiên lấy  trực  tiếp  từ  vùng  lân  cận  trong  vùng  Dự  án,  nhưng càng về sau sẽ lấy từ biên ngoài của các  bãi cát tích tụ thuộc khu vực phía ngoài đèo Cổ  Mã (vào mùa gió Đông Bắc) và phía ngoài Hòn  Ngang (vào mùa gió Tây Nam). Một lượng cát  khác sẽ được cung cấp hàng năm từ nguồn vật  liệu cát ở các cửa sông Đà Rằng – Đà Nông.    Với thời gian phục hồi như vậy, biến đổi độ  dốc  có  khả  năng  tạo  ra  tăng  đột  biến  tốc  độ  dòng chảy ngang là hạn chế. Tác động gây mất  ổn  định  đường  bờ  do  hậu  quả  của  nạo  vét  là  không đáng kể.   Kết  quả  này  đưa  ra  dưới  dạng  mô  hình  dự  báo,  cần  được  kiểm  chứng  thông  qua  các  kết  quả  quan  trắc  sự  ổn  định  đường  bờ  trong  thời  gian nạo vét và ít nhất 2 năm sau nạo vét.  Tuy nhiên, do việc dự báo được lựa chọn với  số liệu đầu vào là vật liệu nạo vét là cát - chưa  phải  là  số  liệu  khoan  địa  tầng  chi  tiết  và  điều  kiện thời tiết cực đoan mới xét chỉ xét đến bão  nên  việc  quan  trắc  biến  động  đường  bờ  cũng  như  diễn  biến  quá  trình  bồi  lắng  vật  liệu  cần  được  thực  hiện  thường  xuyên  tại  khu  vực  nạo  vét và  tại khu vực các đối  tượng chịu tác động  (các rạn san hô, thảm cỏ biển gần nhất) để điều  chỉnh kịp thời hoạt động nạo vét.  5. KẾT LUẬN Ngày 28/8/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa đã  có  công  văn  số  4906/UBND-KT  về  việc  chấp  thuận  triển  khai  Dự  án  “Nạo  vét,  khơi  thông  luồng hàng hải khu kinh tế Vân Phong, kết hợp  tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu”. Quá trình  hoạt  động,  Dự  án  có  thể  gây  ra  các biến  động  như: đường bờ, đáy biển...  Sử dụng mô hình thủy động lực để mô phỏng  dự  báo  biến  động  đường  bờ  trên  phạm  vi  nạo  vét 12,28km. thông qua 7 mặt cắt. Các kết quả  tính toán cho thấy:   Trong  điều  kiện  tự  nhiên  (chưa  có  tác  động nạo vét) quá trình xói mòn – bồi  tụ chỉ  xảy  ra  mạnh  ở  trong  khoảng  300m  cách  bờ.  Vùng  xói mòn mạnh  nhất xuất  hiện  cách  bờ  khoảng  125m,  ở  độ  sâu  dao  động  trong  khoảng 2,4 – 3,2m.  Với  phương  án  nạo  vét  theo  thiết  kế:  Đỉnh  mái  dốc  nạo  vét  cách  đường  mép  nước  150m,  đáy nạo vét –17m; mái dốc m = 25, các nguy cơ  xói mòn và sụp lở mái dốc hầu như khó xảy ra,  thời gian phục hồi bãi và sườn bờ ngầm tương  đối nhanh.   Kết quả  tính  toán và dự báo khả năng phục  hồi  bãi và sườn bờ:   Với  lượng  cát  khoảng  27.775  m3/ngày,  thời  gian  cần  hồi  phục  nền  đáy  cho  gió  mùa  Đông  Bắc khoảng 81,2 ngày và cho gió mùa Tây Nam  là khoảng 122,2 ngày.   Với  thời  gian  phục  hồi  nhanh,  biến  đổi  độ  dốc  có  khả  năng  tạo  ra  tăng  đột  biến  tốc  độ  dòng chảy ngang là hạn chế. Tác động gây mất  ổn  định  đường  bờ  do  hậu  quả  của  nạo  vét  là  không đáng kể.  TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Tá Long (2008), “Mô hình hóa môi trường, tr 170-197”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành  phố Hồ Chí Minh.  Công ty CP Phúc Sơn (2013), “Báo cáo đầu tư Dự án Nạo vét, khơi thông luồng hàng hải khu kinh tế Vân Phong, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu”.  KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 10 Đinh Văn  Ưu,  Đoàn Văn  Bộ, Hà  Thanh Hương,  Phạm  Hoàng  Lâm  (2005),  “Ứng dụng mô hình chảy ba chiều (3D) nghiên cứu quá trình lan truyền chất lơ lửng tại vùng biển ven bờ Quảng Ninh và Tuyển tập công trình Hội nghị Khoa học Cơ học thuỷ khí toàn quốc, Hà Nội”, tr 623-632.  Nguyễn Biểu, Vũ Trường Sơn, Dương Văn Hải và nnk (2001), Địa chất khoáng sản biển nông ven bờ (0-30 m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội, (2001).  Nguyễn Thế Tưởng (2000), Sổ tay tra cứu các đặc trưng khí tượng thủy văn vùng thềm lục địa Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr 28-48.  A.M. prospathopoulos, A. Sotiropoulos, E. Chatziopoulos, C.H. Anagnostou (2004), “Cross-shore profile and coastline changes of a sandy beach in Pieria, Greece, based on measurements and numerical simulation, Mediterranean Marine Science, vol 5/1”,tr 91-107.  Abstract: FORECASTING THE FLUCTUATION OF SEABED AND SHORELINE FROM THE PROJECT "DREDGE AND UNFREEZE MARINE FLOW AT THE VAN PHONG ECONOMIC ZONE IN THE COMBINATION WITH MAXIMUM COLLECTING SALTY SAND FOR EXPORT” The article studies on the fluctuation problem of the seabed and shoreline in the process of dredging and unfreezing marine flow at the Van Phong Economic Zone with the length of 12,28km. The hydrodynamic and sediment transport model was used to calculate through 7 sections. The results showed: the biggest erosion area under the natural conditions is about 300 meters from the shore; according to the designed plan of dredging, the risk of erosion and slope failure seems to be unlikely; the time required to recover the seabed corresponding to the time of the Northeast and Southwest monsoons is about 81,2 days and 122,2 days, respectively. Keywords: seabed, shoreline, hydrodynamic model, diffusion model.  BBT nhận bài: 14/7/2015 Phản biện xong: 06/11/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_bao_bien_dong_day_bien_duong_bo_tu_hoat_dong_cua_du_an_nao_vet_khoi_thong_luong_hang_hai_khu_kinh.pdf
Tài liệu liên quan