Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ hội nhập

Nhiều chương trình được tổ chức định kỳ hàng năm để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách như: chương trình nghệ thuật "Cửa Lò biển hát", chương trình "Đượm tình khúc hát dân ca, nối vòng tay biển"; chương trình giao lưu tại Hội chợ thương mại du lịch Quốc tế Cửa Lò; nhiều trò chơi dân gian và thể dục thể thao như: Hội đua thuyền truyền thống, chọi gà, cờ người, kéo co, giải cầu mây bãi biển toàn quốc thu hút được sự quan tâm của du khách, các Lễ hội truyền thống của các địa phương được bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện và đồng bộ, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, triển khai lắp đặt hệ thống internet, mạng truyền hình cáp tại các cơ sở lưu trú, các điểm kinh doanh, siêu thị. . . Đặc biệt Tỉnh đã khôi phục lại tuyến bay Vinh - Hà Nội (7 chuyến/tuần) nên việc đi lại của khách du lịch, kết nối tour giữa Cửa Lò - Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thuận lợi hơn, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia phát triển du lịch theo chủ trương “năm không” với phương châm “Kiên quyết, triệt để, liên tục và đồng bộ suốt cả năm du lịch” nói riêng, trong cuộc phát động “quốc gia biển phải có công dân biển” nói chung đã có hiệu quả thiết thực, làm cho du khách có ấn tượng tốt về sự thân thiện, mến khách, ứng xử có văn hóa của cư dân nơi đây. Quản lý về giá cả hàng hóa (quy định và niêm yết giá công khai) được thực hiện tốt, bám sát gói kích cầu du lịch để đưa ra các chương trình giảm giá, khuyến mại phù hợp và thực tế dải ven biển Nghệ An được rất nhiều du khách đánh giá là một trong những điểm đến có giá cả phải chăng, thái độ phục vụ tốt. Có nhiều điểm du lịch mới được đưa vào khai thác, như: bãi biển Diễn Hiền (huyện Diễn Châu), Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu), Bãi Lữ (huyện Nghi Lộc). . . Trong đó, khu nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Lữ Resort được đưa vào khai thác năm 2007 là một khu du lịch sinh thái biển với những công trình có quy mô tầm cỡ quốc tế: khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao, khu Resort cao cấp, các nhà hàng sang trọng, khu du lịch đa năng cao cấp, sân gold, sân bay trực thăng, Casino, nhạc nước, bảo tàng hải dương học, tượng phật trên núi. . . Bãi Lữ từ “cô gái Lọ Lem biến thành nàng công chúa” đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách có thu nhập cao.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 141-146 DU LỊCH DẢI VEN BIỂN NGHỆ AN THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Thị Hoài Trường Đại học Vinh E-mail: hoaigvdhv@gmail.com Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập tới thực trạng phát triển của du lịch dải ven biển tỉnh Nghệ An đặt trong mối quan hệ với toàn tỉnh trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 dựa trên các chỉ tiêu: thị trường khách, doanh thu, cơ sở vật chất, hoạt động lữ hành và vận chuyển khách, lao động. Trên cơ sở phân tích thực trạng và lý giải nguyên nhân, tác giả đề xuất định hướng phát triển du lịch địa phương trong tương lai. 1. Mở đầu Trong “thế kỷ của biển và đại dương”, hội nhập kinh tế quốc tế, có biển là một lợi thế lớn. Với chiều dài 82 km đường bờ biển, 7834 km2 diện tích dải lãnh hải, Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là dải ven biển với 4/20 huyện tiếp giáp trực tiếp: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò. Sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch thị xã Cửa Lò đã làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế - xã hội của dải ven biển nói riêng, của tỉnh Nghệ An nói chung. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng phát triển du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ 2000 – 2010 2.1.1. Thị trường khách Dải ven biển Nghệ An đang ngày càng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách bốn phương. Vào thời điểm năm 2000, số lượng khách đến đây mới chỉ có 360 nghìn lượt nhưng đến năm 2010 con số đó đã gấp 5,2 lần với 1.872 nghìn lượt khách. Số lượng khách đến đây luôn chiếm tỉ trọng ưu thế và ngày càng có xu hướng gia tăng trong tổng số khách toàn tỉnh (tăng từ 62,5% năm 2000 lên 78,0% năm 2010). Tốc độ gia tăng số lượng khách luôn đạt mức hai con số. Trung bình toàn giai đoạn đạt 17,9%/năm. Con số này của toàn tỉnh trong cùng thời gian là 17,2%/năm. Trong cơ cấu khách du lịch, khách du lịch nội địa gần như chiếm ưu thế tuyệt đối với trên 99,9%. Thành phần du khách ngày càng đa dạng hơn. Nếu như trước 141 Nguyễn Thị Hoài năm 2000, khách du lịch nội địa đến đây 98% là khách từ các tỉnh phía Bắc, số còn lại là các tỉnh lân cận: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá thì nay ngoài khách đến từ các tỉnh trên còn có khách đến từ các tỉnh phía Nam như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc. . . Thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa tại dải ven biển đã tăng so với trước năm 2000 (từ 1,5 ngày/người lên: 2,7 ngày/người, trung bình toàn tỉnh là: 2 - 2,2 ngày/người). Cùng với việc tăng thời gian lưu trú, mức chi tiêu của khách du lịch nội địa cũng tăng: từ 150.000 - 200.000 đồng người/ngày (trước năm 2000) lên 370.000 - 400.000 đồng/người/ngày (năm 2010). Khách du lịch quốc tế đến dải ven biển có xu hướng tăng, nhưng không ổn định. Tốc độ tăng thấp hơn khách du lịch nội địa và trung bình chung toàn tỉnh. Các năm 2003 – 2005 và 2009 lượng khách quốc tế giảm so với các thời điểm trước đó, đặc biệt năm 2009, khách du lịch quốc tế giảm mạnh từ hơn 13.000 lượt khách năm 2008 xuống còn 2.850 lượt (giảm 4,56 lần) . Nguyên nhân của hiện trạng này là do ảnh hưởng của dịch Sars (năm 2003); dịch bệnh gia súc gia cầm (năm 2005) và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2009). Đây cũng là hiện trạng chung của du lịch tỉnh Nghệ An và của cả nước. Trong cơ cấu khách du lịch quốc tế chủ yếu là khách châu Á (chiếm gần 67%), trong đó lớn nhất là đến từ Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc và một số nước khác trong khu vực ASEAN; khách châu Âu chiếm 19% (chủ yếu đến từ Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Na Uy, Thuỵ Điển, Bỉ). . . khách Hoa Kỳ chiếm 12%, số còn lại là khách đến từ châu lục khác. Thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế không dài, nhưng đang có xu hướng tăng lên: năm 2000 thời gian lưu trú của khách nước ngoài là 1,2 ngày; đến năm 2010 tăng lên: 2,1 ngày. Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế hơn mức chi tiêu của khách du lịch nội địa không nhiều, chỉ giao động trong khoảng 450.000 - 500.000 đồng/người/ngày. Bảng 1. Số lượng khách và doanh thu du lịch dải ven biển Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 Năm 2000 2003 2006 2010 Số lượng khách (nghìn lượt) 360 675 1050 1872 So với toàn tỉnh (%) 62,5 88,6 65,5 78,0 Trong đó: - Khách nội địa 357,9 671,5 1044,5 1869,03 - Khách quốc tế 2,1 3,5 5,5 2,97 Nguồn [1,2,3,4,5] 2.1.2. Doanh thu du lịch Cùng với sự gia tăng về số lượng khách, ngày lưu trú, mức chi tiêu, doanh thu du lịch cũng tăng nhanh và ổn định. Năm 2000, doanh thu du lịch đạt 39,6 tỉ đồng (đóng góp 29,3% tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh). Đến năm 2010, chỉ tiêu này đạt đến 735 tỉ đồng, gấp gần 18,4 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 142 Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kì hội nhập đạt 30%/năm, cao nhất trong tất cả các chỉ tiêu về thực trạng phát triển du lịch và cao hơn trung bình chung về chỉ tiêu này của toàn tỉnh 6,3% trong cùng thời gian. Bảng 2. Doanh thu và cơ sở lưu trú du lịch dải ven biển Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 Năm 2000 2003 2006 2010 Doanh thu du lịch (tỉ đồng) 39,6 81,3 160 735 So với toàn tỉnh (%) 29,3 42,4 41,5 62,0 Cơ sở lưu trú 53 132 237 259 So với toàn tỉnh (%) 55,2 57,3 66,9 68,0 Nguồn [1,2,3,4,5] Trong cơ cấu doanh thu du lịch, doanh thu lưu trú và ăn uống đang có xu hướng giảm tỉ trọng nhưng vẫn chiếm ưu thế. Năm 2010, hai loại doanh thu này chiếm 75,5% tổng doanh thu. Các loại doanh thu: thương mại, vận chuyển hành khách, lữ hành tỉ trọng tăng nhẹ nhưng tỉ lệ còn khiêm tốn, lần lượt là: 8,5%, 5,5% và 5,4%. 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Sự gia tăng nhanh chóng về lượng khách đã thúc đẩy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng của nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của du khách. So với năm 2000, số cơ sở lưu trú trên địa bàn đã tăng hơn 4,9 lần, có khả năng đón nhận 15.500 khách lưu trú/ngày. Trong số 259 cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ năm 2010 có 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 - 4 sao. Quy mô trung bình của một cơ sở lưu trú đạt 30 phòng. Các cơ sở đều chú trọng đến việc nâng cao chất lượng buồng phòng với sự trang bị đầy đủ các loại tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách. Tỉ lệ phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế tăng từ 18,7% năm 2000 lên 23,6% năm 2010. Nhiều cơ sở có thể phục vụ tổ chức tốt các Hội thảo, Hội nghị mang tầm Quốc gia, Quốc tế như: Khách sạn Sài Gòn - Kim Liên, Khách sạn Xanh... Có 50 cơ sở lưu trú đang lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng từ 1 - 3 sao để xứng đáng với lợi thế và tiềm năng, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng tăng nhanh. Đến nay trên địa bàn đã có 250 cơ sở kinh doanh có khả năng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách với các món ăn đặc sản biển. Ngoài ra, còn có hàng chục các cơ sở kinh doanh karaoke phục vụ nhu cầu giao lưu, giải trí cho du khách. Hệ thống hạ tầng du lịch ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi cho du khách. 2.1.4. Hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch Hoạt động du lịch dải ven biển đã tạo được liên kết chặt chẽ và thu hút được nhiều đơn vị lữ hành tham gia. Năm 2010 các đơn vị hoạt động lữ hành trong và ngoài tỉnh giới thiệu và đón 130 đoàn khách về du lịch tại địa bàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhiều đoàn khách quốc tế, đoàn lãnh đạo của các nước trong khu vực. 143 Nguyễn Thị Hoài Ngoài các tour, tuyến lâu nay được du khách quan tâm như: Cửa Lò - Đảo Ngư, Cửa Lò - Vinh - Khu di tích Kim Liên, Cửa Lò - Bãi Lữ. . . năm 2010 một số tour, tuyến liên kết với các tỉnh trong và ngoài nước đã bắt đầu phát huy hiệu quả như: Cửa Lò - Cửa khẩu Cầu Treo - Lạc Xao, Cửa Lò - Đền Củi - Thiên Cầm. . . Bên cạnh đó, các loại hình du lịch tiếp tục được đa dạng hoá, các đơn vị kinh doanh đã nắm bắt được những định hướng trong phát triển du lịch và thị hiếu của du khách nên đã phát huy được những lợi thế sẵn có, đầu tư hiệu quả những loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao như: du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch Thể thao, du lịch văn hoá tâm linh... Hoạt động vận chuyển khách du lịch thuận lợi và khá đa dạng về các loại hình, đảm bảo an toàn và văn minh đô thị, rút ngắn thời gian di chuyển của du khách. Hiện nay trên địa bàn có 120 xe ô tô của 5 Công ty trong và ngoài tỉnh tham gia vận chuyển du khách: Công ty xe khách Ngọc Ánh duy trì tuyến xe Buýt Cửa Lò - Vinh (20 chuyến/ ngày); Công ty cổ phần tắc xi Mai Linh; Công ty Taxi Vạn Xuân; Công ty du lịch Văn Minh góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách. Bên cạnh đó, các dịch vụ vận chuyển phục vụ du khách trên địa bàn phát triển nhanh; nhiều đơn vị, hộ gia đình đã đầu tư mua sắm các phương tiện như: Dịch vụ xe đạp đôi có 15 điểm kinh doanh với 250 xe; Mô tô nước, dịch vụ xích lô du lịch, đặc biệt là dịch vụ xe ô tô điện của Công ty Trách nhiệm hữu hạn vận tải du lịch và thương mại Cửa Lò mới đưa vào hoạt động với 10 xe đang được nhân dân và du khách sử dụng nhiều, bước đầu đã giải quyết tốt công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, đảo bảo văn minh đô thị, hạn chế tối đa các hiện tượng đeo bám, chèo kéo khách. 2.1.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch Đến nay, trên địa bàn dải ven biển có trên 30.000 lao động tham gia phục vụ trong ngành du lịch, trong đó có gần 7000 người tham gia hoạt động du lịch trực tiếp (tăng 4,4 lần so với năm 2000). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động du lịch cơ bản được tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tốt các lớp tập huấn văn hoá giao tiếp ứng xử trong hoạt động du lịch được tổ chức hàng năm. Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch luôn được quan tâm, hệ thống đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch đang từng bước được đầu tư đồng bộ và nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo nhu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn. Đặc biệt, hiện nay ở thị xã Cửa Lò đã có một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực liên thông từ Trung cấp đến sau Đại học. Hàng năm cơ sở đào tạo đã chủ động liên kết với các trường Đại học nhằm đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo như: Hướng dẫn viên du lịch, phục vụ ăn uống, kế toán thương mại du lịch, công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu lao động có chất lượng cho du lịch. Một số cơ sở lưu trú đã gửi nhân viên đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ tại các Tỉnh có du lịch phát triển mạnh để đáp ứng chất lượng phục vụ ngày càng cao. 144 Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kì hội nhập 2.2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân lý giải những thành tựu du lịch dải ven biển Nghệ An đạt được trong những năm qua. Trong đó, có một số nguyên nhân chính: Bộ máy tổ chức quản lý du lịch được kiện toàn, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch đã được coi trọng. Công tác đầu tư được chú trọng và đúng hướng, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công tác quảng bá du lịch được xúc tiến. Đáng chú ý là sự phối hợp Đài Truyền hình Trung ương xây dựng được các phóng sự giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá du lịch phát trên đài VTV1, VTV3, VTV4 và VTC7, VINASAT 1, thiết lập mạng lưới thông tin tuyên truyền với 20 công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh, để tuyên truyền, quảng bá; thị trường du lịch ngày càng được mở rộng trong và ngoài nước, loại hình và sản phẩm du lịch tiếp tục được đa dạng hóa, các đơn vị kinh doanh đã nắm bắt được những định hướng trong phát triển du lịch và thị hiếu của du khách nên đã phát huy được những lợi thế sẵn có, đầu tư hiệu quả những loại hình và sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn khách cao như: du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch Thể thao, du lịch văn hoá tâm linh... Nhiều chương trình được tổ chức định kỳ hàng năm để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách như: chương trình nghệ thuật "Cửa Lò biển hát", chương trình "Đượm tình khúc hát dân ca, nối vòng tay biển"; chương trình giao lưu tại Hội chợ thương mại du lịch Quốc tế Cửa Lò; nhiều trò chơi dân gian và thể dục thể thao như: Hội đua thuyền truyền thống, chọi gà, cờ người, kéo co, giải cầu mây bãi biển toàn quốc thu hút được sự quan tâm của du khách, các Lễ hội truyền thống của các địa phương được bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện và đồng bộ, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, triển khai lắp đặt hệ thống internet, mạng truyền hình cáp tại các cơ sở lưu trú, các điểm kinh doanh, siêu thị. . . Đặc biệt Tỉnh đã khôi phục lại tuyến bay Vinh - Hà Nội (7 chuyến/tuần) nên việc đi lại của khách du lịch, kết nối tour giữa Cửa Lò - Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thuận lợi hơn, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia phát triển du lịch theo chủ trương “năm không” với phương châm “Kiên quyết, triệt để, liên tục và đồng bộ suốt cả năm du lịch” nói riêng, trong cuộc phát động “quốc gia biển phải có công dân biển” nói chung đã có hiệu quả thiết thực, làm cho du khách có ấn tượng tốt về sự thân thiện, mến khách, ứng xử có văn hóa của cư dân nơi đây. Quản lý về giá cả hàng hóa (quy định và niêm yết giá công khai) được thực hiện tốt, bám sát gói kích cầu du lịch để đưa ra các chương trình giảm giá, khuyến mại phù hợp và thực tế dải ven biển Nghệ An được rất nhiều du khách đánh giá là một trong những điểm đến có giá cả phải chăng, thái độ phục vụ tốt. Có nhiều điểm du lịch mới được đưa vào khai thác, như: bãi biển Diễn Hiền (huyện Diễn Châu), Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu), Bãi Lữ (huyện Nghi Lộc). . . 145 Nguyễn Thị Hoài Trong đó, khu nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Lữ Resort được đưa vào khai thác năm 2007 là một khu du lịch sinh thái biển với những công trình có quy mô tầm cỡ quốc tế: khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao, khu Resort cao cấp, các nhà hàng sang trọng, khu du lịch đa năng cao cấp, sân gold, sân bay trực thăng, Casino, nhạc nước, bảo tàng hải dương học, tượng phật trên núi. . . Bãi Lữ từ “cô gái Lọ Lem biến thành nàng công chúa” đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách có thu nhập cao. 3. Kết luận Du lịch dải ven biển Nghệ An đang từng bước hội nhập với sự phát triển của du lịch quốc gia và khu vực. Trong tương lai, để có đóng góp nhiều hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển một cách bền vững và hội nhập tốt hơn, du lịch nơi đây cần phải phát triển theo hướng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyên nghiệp hóa phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, mở rộng và liên kết chặt chẽ với các tuyến điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chi cục Thống kê Nghệ An. Niên giám thống kê Nghệ An năm 2008. [2] Phòng Du lịch thị xã Cửa Lò. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò năm 2009. [3] Phòng thống kê thị xã Cửa Lò. Niên giám thống kê thị xã Cửa Lò 1994 – 2008. Nghệ An 2009. [4] Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tỉnh Nghệ An năm 2009. [5] Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006 – 2020. ABSTRACT Coastal tourism in Nghe An intergration period The contents of the article refers to the actual situation of development of the coastal tourism province of Nghe An order in relationship to the whole province in the period from 2000 to 2010 based on criteria: market-share, sales, establishments material, active travel and transportation of tourists and labour. Based on analysis of the situation and explaination of the causes, the authors develop recommendations for local travel in the future. 146

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_lich_dai_ven_bien_nghe_an_thoi_ky_hoi_nhap.pdf
Tài liệu liên quan