Giải chi tiết đề thi thpt quốc gia 2018 môn sinh học (4 đề gốc) - Ts. Phan Khắc Nghệ

Câu 1. Có 1 phát biểu đúng, đó là II.  Đáp án B. Hướng dẫn chung: - Xác định kiểu gen của 9 người trong phả hệ về cả 2 bệnh: + Về nhóm máu: xác định được kiểu gen của người số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 10, 11. + Về dạng tóc: 1, 2, 3, 5, 7, 9, 10, 11.  Có 7 người đã biết được kiểu gen về cả 2 tính trạng, đó là 1, 2, 3, 5, 7, 10, 11.  Những người chưa biết được kiểu gen là: 4, 6, 8, 9. - Những người có kiểu hình giống nhau và chưa xác định được kiểu gen thì những người đó có thể có kiểu gen giống nhau và cũng có thể có kiểu gen khác nhau.  người số 4, số 8 và số 10 có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau; Người số 6 và số 9 có thể có kiểu gen giống nhau; - Người số 10 có kiểu gen IAIO; người số 11 có kiểu gen IOIO nên cặp 10-11 sẽ sinh con có máu O với xác suất 1/2; Người số 10 dị hợp về dạng tóc, người 11 có tóc thẳng. Do đó, xác suất cặp 10-11 sinh con tóc thẳng = 1/2; sinh con tóc xoăn = 1/2.  Cặp 10-11 sinh con có máu O và tóc thẳng là 1/4; sinh con có máu O và tóc xoăn là 1/4. - Người số 8 có xác suất kiểu gen về nhóm máu là 1/3IBIO và 2/3IBIB nên sẽ cho giao tử IB với tỉ lệ 5/6 và giao tử IO với tỉ lệ 1/6; Người số 9 có xác suất kiểu gen 1/2IAIO; 1/2IAIA nên sẽ cho giao tử IA với tỉ lệ 3/4; Giao tử IO với tỉ lệ 1/4  Sinh con có máu AB với xác suất = 5/6×3/4 = 5/8. Sinh con máu A với xác suất = 1/6 × 3/4 = 1/8; Sinh con máu B với xác suất = 5/6 × 1/4 = 5/24. - Người số 8 có xác suất kiểu gen về dạng tóc là 3/5Aa : 2/5AA  Cho giao tử a = 3/10. Người số 9 có kiểu gen Aa.  Xác suất sinh con tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1 – 3/10×1/2 = 17/20.  Xác suất sinh con có máu AB và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 5/8×17/20 = 17/32. .  Xác suất sinh con có máu A và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1/8×17/20 = 17/160.  Xác suất sinh con có máu B và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 5/24 × 17/20 = 17/96. Từ kết quả giải này, các em đối chiếu với các phát biểu của đề bài để suy ra đáp án đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ. II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen khác nhau. III. Xác suất sinh con có nhóm máu B và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/96. IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/2. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.  Đáp án B. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 7 người trong phả hệ. II. Người số 6 và người số 9 có thể có kiểu gen khác nhau. III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32. IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 3. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án D. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ. II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau. III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32. IV. Xác xuất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án B

pdf27 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải chi tiết đề thi thpt quốc gia 2018 môn sinh học (4 đề gốc) - Ts. Phan Khắc Nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa. IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 2. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án B. IV sai. Vì nếu chỉ có sinh vật sản xuất và vi sinh vật tiêu thụ thì vẫn xảy ra chu trình sinh địa hóa của nitơ. Câu 3. Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiêu liệu hóa thạch. II. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường. III. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín . IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.  Đáp án D. II sai. Vì thực vật thực hiện hô hấp nên vẫn thường xuyên thải khí CO2. III sai. Vì chu trình sinh địa hóa cacbon thường có một phần vật chất lắng đọng vào lòng Trái Đất, đó là than đá, dầu mỏ, khí đốt,. Câu 4. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit (CO2). III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và . IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án B. IV sai. Vì chu trình sinh địa hóa thường gắn liền với sự lắng đọng một phàn vật chất vào lòng Trái Đất. Câu 109. Cơ chế di truyền cấp phân tử Câu 1. Khi nói về hoạt động của các opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì có thể làm cho protein do gen này quy định bị bất hoạt. II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã. III. Khi protein ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi một trường không có lactôzơ. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Hướng dẫn chung: - Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục. - Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học. - Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A. Đối chiếu với những điều giải thích ở trên thì chúng ta sẽ dễ dàng tìm được đáp án đúng cho các câu hỏi dạng này. II sai. Vì gen điều hòa không phiên mã thì các gen Z, Y, A sẽ liên tục phiên mã. Câu 1. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  Đáp án D. Câu 2. Khi nói về hoạt động của các opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc Y thì có thể làm cho protein do gen này quy định bị bất hoạt. II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã. III. Khi protein ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi một trường không có lactôzơ. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 2. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án B. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe Câu 3. Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc A thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt. II. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. III. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã. IV. Khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế do gen điều hòa R quy định vẫn được tổng hợp. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.  Đáp án C. Câu 4. Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt. II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã. III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  Đáp án B. Câu 110. Cơ chế di truyền cấp phân tử Câu 1. Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 77 loại kiểu gen. II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen. III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen. IV. Nếu a, b, c, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Hướng dẫn chung: Trong loài luôn có 2 loại kiểu hình, đó là kiểu hình không đột biến và kiểu hình đột biến. - Tổng số kiểu gen của loài này là 34 = 81 kiểu gen. - Kiểu gen quy định kiểu hình đột biến thì có nhiều loại, chúng ta cần phải bám sát vào đề bài để làm. + Nếu cả 4 alen A, B, D, E, đều là alen đột biến (đột biến trội) thì kiểu hình bình thường chỉ có 1 kiểu gen (aabbddee) nên số kiểu gen có trong các thể đột biến = 34 – 1 = 80. + Nếu a, b, d, e là các alen đột biến (có 0 alen đột biến là alen trội) thì kiểu hình bình thường có 16 kiểu gen (A-B-D-E-) nên các thể đột biến có số kiểu gen = 81 – 16 = 65. + Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-D-ee) có số kiểu gen = 8. + Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-ddee) có số kiểu gen = 4. Đối chiếu với yêu cầu của từng câu hỏi, chúng ta dễ dàng suy ra đâu là phát biểu đúng. Câu 1. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án D. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen. II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen. III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen. IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 2. Cả 4 phát biểu đúng.  Đáp án D. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu A,B,D,E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 77 loại kiểu gen. II. Nếu A,B,D,e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen. III. Nếu A,B,d,e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 6 loại kiểu gen. IV. Nếu a,b,d,e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 3. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án C. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen. II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen. III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen. IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó làI, III và IV.  Đáp án B. Câu 111. Cơ chế di truyền cấp tế bào Câu 1. Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phần tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T. II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N. III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến. IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 1. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án D. Hướng dẫn chung: - Đột biến đảo đoạn thì không làm thay đổi nhóm gen liên kết; không được sử dụng để chuyển gen. Đảo đoạn có thể sẽ làm thay đổi mức độ hoạt động của gen bị thay đổi vị trí. - Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi cụm gen trong nhóm gen liên kết; Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen. - Đột biến gen chỉ có thể làm thay đổi cấu trúc của mARN, cấu trúc của chuỗi polipeptit của gen đột biến chứ không làm thay đổi mARN của các gen khác. - Tất cả các đột biến đề có thể có lợi, có hại, hoặc trung tính (vì vậy, nếu đề bài nói LUÔN có lợi hoặc luôn có hại thì đó là phát biểu sai). Đột biến mất đoạn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến lặp đoạn. - Tất cả mọi đột biến đều là nguyên liệu của tiến hóa, chọn giống (Nếu đề bài bảo rằng đột biến có hại nên không phải là nguyên liệu là SAI). - Đột biến gen cũng có thể không làm thay đổi thành phần, số lượng nucleotit của gen. Ví dụ, đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. - Đột biến lặp đoạn làm cho 2 alen của cùng một gen được nằm trên một NST và đột biến lặp đoạn tạo điều kiện để hình thành gen mới. Vận dung các gợi ý ở trên, chúng ta dễ dàng suy ra những phát biểu nào đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất 1 cặp nucleotit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T. II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị tró giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N. III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới. IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nucleotit của gen này. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 2. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án A. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M không làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T. II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N. III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 1. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án B. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự cô đon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T. II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N. III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới. IV. Nếu xảy ra đột biến ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.  Đáp án D. Câu 112. Cơ chế di truyền cấp tế bào Câu 1. Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các trạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 45 loại kiểu gen. II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 25 loại kiểu gen. III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 36 loại kiểu gen. IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 1. Có 1 phát biểu đúng, đó là IV.  Đáp án B. Hướng dẫn chung: Bài toán đã cho biết loài có 2n = 6 và trong loài có thêm các đột biến thể ba ở tất cả các cặp NST cho nên khi thực hiện tính toán, chúng ta phải tính cả thể lưỡng bội (2n) và cả thể ba (2n+1). - Số loại kiểu gen của loài = 9+12+12+9 = 42. + Vì số kiểu gen của thể lưỡng bội (2n) = 3×3×1 = 9 kiểu gen; + Số kiểu gen của thể ba (2n+1) gồm có các trường hợp: + Thể ba ở gen A có số kiểu gen = 4×3×1 = 12 kiểu gen. + Thể ba ở gen B có số kiểu gen = 3×4×1 = 12 kiểu gen. + Thể ba ở gen D có số kiểu gen = 3×3×1 = 9 kiểu gen.  Tổng số kiểu gen = 9+12+12+9 = 42 kiểu gen. - Số loại kiểu gen của các thể ba (2n+1) = 12+12+9 = 33 kiểu gen. - Cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-DD) có 20 kiểu gen. + Số kiểu gen quy định kiểu hình A-B-DD của thể 2n = 2×2×1 = 4 kiểu gen; - Số kiểu gen quy định kiểu hình A-B-DD của thể 2n+1 gồm có các trường hợp: + Thể ba ở gen A có số kiểu gen = 3×2×1 = 6 kiểu gen. + Thể ba ở gen B có số kiểu gen = 2×3×1 = 6 kiểu gen. + Thể ba ở gen D có số kiểu gen = 2×2×1 = 4 kiểu gen.  Tổng số kiểu gen = 4+6+6+4 = 20 kiểu gen. - Các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen + Ở các thể 2n có 2 trường hợp là A-bbDD và aaB-DD nên số kiểu gen = 2×1×1 + 1×2×1 = 4 kiểu gen; + Ở các thể 2n+1 gồm có các trường hợp: + Thể ba ở gen A có số kiểu gen = 3×1×1 + 1×2×1 = 5 kiểu gen. + Thể ba ở gen B có số kiểu gen = 2×1×1 + 1×3×1 = 5 kiểu gen. + Thể ba ở gen D có số kiểu gen = 2×1×1 + 1×2×1 = 4 kiểu gen.  Tổng số kiểu gen = 4+5+5+4 = 18 kiểu gen. Đối chiếu, chúng ta suy ra đáp án đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen. III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 21 loại kiểu gen. IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 2. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.  Đáp án D. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen. II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen. III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen. IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 3. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án D. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen. II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen. III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen. IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án B. Câu 113. Quy luật di truyền Menden Câu 1. Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau: - Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng. - Phép lai 1: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất. II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu. III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 1. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án B. Hướng dẫn chung: Ở dạng bài toán này, chúng ta dựa vào kết quả của 2 phép lai để xác định thứ tự trội lặn, sau đó mới tiến hành làm các phát biểu. - Từ kết quả của phép lai 1 suy ra nâu trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng. - Từ kết quả của phép lai 2 suy ra vàng trội so với trắng. Quy ước: A1 nâu; A2 đỏ; A3 vàng; A4 trắng (A1 > A2 > A3 > A4. - Vì mắt nâu là trội nhất cho nên kiểu hình mắt nâu do nhiều loại kiểu gen quy định (có 4 kiểu gen). - Các kiểu hình mắt đỏ có 3 kiểu gen (A2A2; A2A3; A2A4); mắt vàng có 2 kiểu gen (A3A3; A2A4); mắt trắng có 1 kiểu gen (A4A4). - Cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu thì chứng tỏ cá thể đực mắt nâu phải có kiểu gen A1A1; Các kiểu hình khác gồm đỏ, vàng, trắng có số kiểu gen = 3+2+1 = 6.  Số phép lai = 6×1 = 6. - Phép lai 1 sơ đồ lai là P: A1A3 × A2A3 nên đời F1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. - Đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 (có kiểu gen A2A3 hoặc A2A4) giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 (có kiểu gen A3A4), sẽ thu được đời con có kiểu gen là 1A2A3; 1A2A4; 1A3A3; 1A3A4 nên kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng. Hoặc sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1A2A3; 1A2A4; 1A3A4; 1A4A4 nên kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 đỏ : 1 vàng : 1 trắng. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe  Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2:1. Từ kết quả phân tích này, chúng ta suy ra những phát biểu nào đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng: I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất. II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu. III. F1 của phép lai I có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1. IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1 A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 2. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án C. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất. II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều cho đời con gồm toàn cá thể mắt nâu. III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, thu được đời con có 75% số cá thể mắt đỏ. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 3. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án A. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất. II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với cá thể cái có hiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu. III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án D. Câu 114. Quy luật di truyền tương tác gen Câu 1. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất: K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lại này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình. II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 kiểu gen. III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ. IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 1. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án B. Hướng dẫn chung: Theo bài ra, ta có: A-B- quy định hoa vàng; A-bb quy định hoa đỏ; aaB- quy định hoa xanh; Aabb quy định hoa trắng. - Cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Cây dị hợp về 2 cặp gen (AaBb) lai với cây hoa trắng (lai phân tích) thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. - Cây hoa đỏ (AAbb hoặc Aabb) giao phấn với cây hoa xanh (aaBB hoặc aaBb) thì có thể thu được đời con có 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe - Hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau lai với nhau thì sơ đồ lai là AAbb × Aabb. Do vậy, đời con luôn có 100% cá thể hoa đỏ. - Cây hoa vàng (có kiểu gen A-B-) lai với cây hoa trắng (aabb) thì đời con có thể có các trường hợp: + AABB × aabb, sẽ thu được đời con có 100% hoa vàng; + AABb × aabb, sẽ thu được đời con có 50% hoa đỏ : 50% hoa vàng; + AaBB × aabb, sẽ thu được đời con có 50% hoa xanh : 50% hoa vàng; + AaBb × aabb, sẽ thu được đời con có 25% hoa vàng : 25% hoa đỏ : 25% hoa xanh : 25% hoa trắng. Đối chiếu với các phát biểu để suy ra có những phát biểu nào đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình. II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có 4 loại kiểu gen. III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình. IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 2. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.  Đáp án B. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì 2 phép lai này cho đời con có số loại kiểu hình khác nhau. II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen. III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình. IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 3. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án C. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình. II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen. III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ. IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 75% số cây hoa đỏ. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án B. Câu 115. Quy luật di truyền hoán vị gen Câu 1. Một loài động vật, xét 3 gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể thường theo thứ tự là gen 1 - gen 2 - gen 3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho các cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng thì trong loài có tối đa 90 phép lai. II. Loài này có tối đa 8 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen. III. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể cái mang kiểu hình lặp về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu về được đời con có 1 loại kiểu hình. IV. Cho cá thể đực mang theo kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 1. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án D. Hướng dẫn chung: Vì 3 gen cùng nằm trên 1 NST thường cho nên: - Số kiểu gen đồng hợp tử về 3 cặp gen = 23 = 8 kiểu gen. - Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 3 tính trạng = 14 kiểu gen. - Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng = C23 × 5 = 15 kiểu gen. - Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng = C13 × 2 = 6 kiểu gen.  Số phép lai giữa cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng = 15 × 6 = 90. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe - Đực aBd AbD abd ABD  và không có hoán vị gen thì sẽ sinh ra đời con có 4 kiểu gen là AbD ABD ; aBd ABD ; abd AbD ; abd aBd .  Chỉ có 1 kiểu gen abd AbD quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng. - Cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen (có thể có kiểu gen là Abd ABD ) lai với cá thể cái mang kiểu hình lặp về 1 trong 3 tính trạng (Có thể có kiểu gen là aBD aBD ), thì sẽ thu được đời con có 2 loại kiểu gen là aBD ABD ; aBD Abd  Chỉ có 1 kiểu hình. Cá thể đực mang theo kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng (có thể có kiểu gen abd abD ) lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng (có thể có kiểu gen abd aBd ), thì sẽ thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Đối chiếu với các phát biểu, chúng ta sẽ suy ra những phát biểu nào đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây? I. Cho các cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng thì trong loài có tối đa 90 phép lai. II. Loài này có tối đa 6 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen. III. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể cái mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có 1 loại kiểu hình. IV. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2:2:2:1. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 2. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.  Đáp án B. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho các cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặng về 2 trong 3 tính trạng thì trong loài có tối đa 90 phép lai. II. Loài này có tối đa 6 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen. III. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể cái mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có 1 loại kiểu hình. IV. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 3. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.  Đáp án A. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho các cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng thì trong loài có tối đa 60 phép lai. II. Loài này có tối đa 8 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen. III. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể cái mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có 1 loại kiểu hình. IV. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án B. Câu 116. Quy luật di hoán vị gen. Câu 1. Một loài động vật, xét 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? I. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen. II. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 6 loại kiểu gen. III. Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thu được đời con có số cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen chiếm 20%. IV. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau. Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 1. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.  Đáp án D. Hướng dẫn chung: Bài toán chỉ cho biết 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Vì vậy, đây là một bài toán mở. - Lai hai cá thể với nhau thì có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen. Bởi vì nếu bố mẹ đem lai có kiểu gen là aB aB AB AB  thì đời con có 100% cá thể dị hợp 1 cặp gen ( aB AB ). - Lai hai cá thể với nhau thì có thể thu được đời con có 10 loại kiểu gen (nếu P đều dị hợp 2 cặp gen và đều có hoán vị gen ở 2 giới); Có 7 kiểu gen (nếu P dị hợp 2 cặp gen và có hoán vị gen ở 1 giới hoặc P dị hợp 2 cặp gen với dị hợp 1 cặp gen); Có 4 kiểu gen (nếu P dị hợp và có kiểu gen khác nhau và không có hoán vị); Có 3 kiểu gen (Nếu P dị hợp 1 cặp gen và có kiểu gen giống nhau); Có 2 kiểu gen; Có 1 kiểu gen.  nếu đề bài nói rằng có 5 kiểu gen hoặc có 6 kiểu gen là sai. - Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thì LUÔN thu được đời con có tỉ lệ cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen = tỉ lệ cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen = 25% (Nội dung này thầy đã dạy trong khóa nâng cao Sinh học). - Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau hoặc có thể thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau hoặc có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1. + Vì nếu P có kiểu gen ab aB aB AB  thì đời con sẽ có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1. + Vì nếu P có kiểu gen ab aB ab Ab  thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. + Vì nếu P có kiểu gen ab Ab ab Ab  thì đời con sẽ có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1. Đối chiếu với các phát biểu, chúng ta sẽ suy ra những phát biểu nào đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? I. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp về 1 cặp gen. II. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 5 loại kiểu gen. III. Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với có thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thu được đời con có số cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen chiếm 30%. IV. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 2. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.  Đáp án A. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? I. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen. II. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 4 loại kiểu gen. III. Cho cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thu được đời con có số cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen chiếm 25%. IV. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 3. Cả 4 phát biểu đúng.  Đáp án D. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? I. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen. II. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 5 loại kiểu gen. III. Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thu được đời con có số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen chiếm 25%. IV. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  Đáp án B. Câu 117. Di truyền hoán vị gen. Câu 1: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một cặp tính trạng, mỗi gen đều có alen và alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe I. Ở F1, tỉ lệ cây đồng hợp tử về 3 cặp gen nhỏ hơn tỉ lệ cây dị hợp tử về 3 cặp gen. II. Ở F1, có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng. III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. IV. Ở F1, có 10,5% số cây mang kiểu hình trội về một trong 3 tính trạng. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 1. Có 1 phát biểu đúng, đó là II.  Đáp án B. Hướng dẫn chung: 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST cho nên chúng ta có thể quy ước hai cặp gen Aa và Bb nằm trên một cặp NST; Cặp gen Dd nằm trên cặp NST khác.  1% cá thể có kiểu hình lặn về 3 tính trạng thì suy ra dd ab ab = 0,01.  kiểu gen ab ab = 0,04. 0,04 ab ab = 0,2ab × 0,2ab hoặc 0,04 ab ab = 0,4ab × 0,1ab. - P dị hợp 3 cặp gen thì ở đời con, đồng hợp 3 cặp gen luôn có tỉ lệ = dị hợp 3 cặp gen. - Nếu P có kiểu gen khác nhau thì suy ra 0,04 ab ab = 0,4ab × 0,1ab. Khi đó, tần số hoán vị = 2×0,1 = 0,2 = 20%. - Nếu P có kiểu gen giống nhau thì suy ra 0,04 ab ab = 0,2ab × 0,2ab. Khi đó, tần số hoán vị = 2×0,2 = 0,4 = 40%. - Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-D-) = 5×2 = 10 kiểu gen. - Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng (A-B-dd; A-bbD-; aaB-D-) = 5 + 4+4 = 13 kiểu gen. - Số cây mang kiểu hình trội về 1 tính trạng (A-bbdd + aaB-dd + aabbD-) chiếm tỉ lệ = 0,21×0,25 + 0,21×0,25 + 0,04×0,75 = 0,135 = 13,5%. Đối chiếu với các phát biểu, chúng ta sẽ suy ra được đáp án đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở F1, tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen lớn hơn tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen. II. Ở F1, có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng. III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. IV. Ở F1, có 13,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 2. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án C. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở F1, tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen. II. Ở F1, có 10 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tính trạng. III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen giống nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. IV. Ở F1, có 13,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 3. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án A. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở F1, tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen. II. Ở F1, có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng. III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. IV. Ở F1, có 18,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.  Đáp án D. Câu 118. Quy luật di truyền tổng hợp. Câu 1. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe I. Kiểu gen của cây P có thể là Bd bD AA aa Bd bD  . II. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 16%. III. F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép. IV. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 10,25%. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 1. Có 1 phát biểu đúng, đó là III.  Đáp án B. Hướng dẫn chung: Cây hoa đỏ, cánh hoa kép ở F1 có kí hiệu kiểu gen A-B-D- nên suy ra 49,5% cây hoa đỏ, cánh hoa kép = 0,495A-B-D-. Vì bài toán cho biết có hoán vị cho nên ta sẽ suy ra Bb phân li độc lập với 2 cặp gen Aa và Dd (Vì Aa và Bb cùng quy định tính trạng màu hoa theo quy luật 9:7 nên không liên kết với nhau. - Vì Aa phân li độc lập nên ta khử A-.  B-D- có tỉ lệ = 0,45 : 0,75 = 0,66.  bd bd = 0,16 = 0,4bd × 0,4bd.  bd là giao tử liên kết nên kiểu gen của F1 là bd BD Aa .  Kiểu gen của P có thể là bd bd aa BD BD AA  . - F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép (A-B-D-) dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen ( BD BD Aa ; Bd BD AA ; bD BD AA ) chiếm tỉ lệ = 0,5×0,16 + 0,25×0,08 + 0,25×0,08) = 0,12 = 12%. - F2 có số loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép (A-bbD- + aaB-D- + aabbD-) = 4 + 5 + 2 = 11 kiểu gen. - F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm ( bd bd AA ; Bd Bd aa ; bd bd aa ) chiếm tỉ lệ = 0,25×0,16 + 0,25×0,01 + 0,25×0,16) = 0,0825 = 8,25%. Đối chiếu với các phát biểu của bài toán, chúng ta sẽ suy ra có bao nhiêu phát biểu đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kiểu gen của cây P có thể là Bd bD AA aa Bd bD  . II. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 12%. III. F2 có tối đa 10 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép. IV. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 8,25%. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 2. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án B. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kiểu gen của cây P có thể là AA aa bd BD bd BD  . II. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 12%. III. F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép. IV. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 8,25%. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 3. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án A. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kiểu gen của cây P có thể là bD bD aa Bd Bd AA  . II. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 12%. III. F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép. IV. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 8,25%. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án B. Câu 119. Di truyền quần thể Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe Câu 1. Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F2 có tối đa 8 loại kiểu gen. II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ. III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 1. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.  Đáp án A. Hướng dẫn chung: - Có 2 cặp gen và phân li độc lập cho nên từ F1 trở đi thì sẽ có 9 kiểu gen. - Quá trình tự thụ phấn thì sẽ làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần. - Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, số cây dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ =  BA AaBb = 2 2 (5/8)0,25/80,2 (1/4)0,2   = 4/65. - Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ = 0,2×1/8 + 0,2×(1/8×7/8)×2 + 0,2×1/8 = 3/32. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen. II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ. III. Trong tổng số cây thân cao. hoa đỏ ở F2, có 4/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 2. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án C. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen. II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ. III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 có 4/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32 A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 3. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án A. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen. II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ. III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. IV. ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.  Đáp án D. Câu 120. Di truyền người Câu 1. Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau: Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O, gen quy định dạng tóc có hai alen, alen trội là trội hoàn toàn, người số 5 mang alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Nam nhóm máu AB và tóc thẳng Thầy Phan Khắc Nghệ https://www.facebook.com/phankhacnghe Liên hệ đăng kí vào lớp học cùng Thầy Nghệ tại moon.vn theo đường dẫn: https://moon.vn/giaovien/phankhacnghe I. Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ. II. Người số 4 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau. III. Xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32. IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/2. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 1. Có 1 phát biểu đúng, đó là II.  Đáp án B. Hướng dẫn chung: - Xác định kiểu gen của 9 người trong phả hệ về cả 2 bệnh: + Về nhóm máu: xác định được kiểu gen của người số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 10, 11. + Về dạng tóc: 1, 2, 3, 5, 7, 9, 10, 11.  Có 7 người đã biết được kiểu gen về cả 2 tính trạng, đó là 1, 2, 3, 5, 7, 10, 11.  Những người chưa biết được kiểu gen là: 4, 6, 8, 9. - Những người có kiểu hình giống nhau và chưa xác định được kiểu gen thì những người đó có thể có kiểu gen giống nhau và cũng có thể có kiểu gen khác nhau.  người số 4, số 8 và số 10 có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau; Người số 6 và số 9 có thể có kiểu gen giống nhau; - Người số 10 có kiểu gen IAIO; người số 11 có kiểu gen IOIO nên cặp 10-11 sẽ sinh con có máu O với xác suất 1/2; Người số 10 dị hợp về dạng tóc, người 11 có tóc thẳng. Do đó, xác suất cặp 10-11 sinh con tóc thẳng = 1/2; sinh con tóc xoăn = 1/2.  Cặp 10-11 sinh con có máu O và tóc thẳng là 1/4; sinh con có máu O và tóc xoăn là 1/4. - Người số 8 có xác suất kiểu gen về nhóm máu là 1/3IBIO và 2/3IBIB nên sẽ cho giao tử IB với tỉ lệ 5/6 và giao tử IO với tỉ lệ 1/6; Người số 9 có xác suất kiểu gen 1/2IAIO; 1/2IAIA nên sẽ cho giao tử IA với tỉ lệ 3/4; Giao tử IO với tỉ lệ 1/4  Sinh con có máu AB với xác suất = 5/6×3/4 = 5/8. Sinh con máu A với xác suất = 1/6 × 3/4 = 1/8; Sinh con máu B với xác suất = 5/6 × 1/4 = 5/24. - Người số 8 có xác suất kiểu gen về dạng tóc là 3/5Aa : 2/5AA  Cho giao tử a = 3/10. Người số 9 có kiểu gen Aa.  Xác suất sinh con tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1 – 3/10×1/2 = 17/20.  Xác suất sinh con có máu AB và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 5/8×17/20 = 17/32. .  Xác suất sinh con có máu A và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1/8×17/20 = 17/160.  Xác suất sinh con có máu B và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 5/24 × 17/20 = 17/96. Từ kết quả giải này, các em đối chiếu với các phát biểu của đề bài để suy ra đáp án đúng. Câu 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ. II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen khác nhau. III. Xác suất sinh con có nhóm máu B và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/96. IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/2. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.  Đáp án B. Câu 3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 7 người trong phả hệ. II. Người số 6 và người số 9 có thể có kiểu gen khác nhau. III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32. IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 3. Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án D. Câu 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ. II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau. III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32. IV. Xác xuất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án B.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_4_ma_de_sinh_2018_2663_2073826.pdf