Giáo trình Kế toán Tài chính 3 - Chương 1: Chứng từ kế toán

Xây dựng danh mục chứng từ kế toán sử dụng • Quản lý, thiết kế, và sử dụng biểu mẫu chứng từ • Hướng dẫn các bộ phận liên quan thực hiện đúng chế độ chứng từ kế toán • Lập và tổ chức thực hiện quy trình lưu chuyển chứng từ • Tổ chức xử lý chứng từ ở phòng kế toán • Tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ

pdf31 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kế toán Tài chính 3 - Chương 1: Chứng từ kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Trường Đại học Mở TPHCM – Khoa Kế toán Kiểm toán 1 • Sau khi học xong chương này sinh viên có thể: – Giải thích và trình bày được một quy trình kế toán trong doanh nghiệp – Phân tích ý nghĩa, vai trò của chứng từ kế toán – Phân loại, xử lý và lập được một số chứng từ kế toán – Phân tích các quy định pháp lý lên quan đến lập, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán – Áp dụng các kiến thức đã học trên một số chứng từ kế toán 2 Mục tiêu 2• Tổng quan về quy trình kế toán • Chứng từ kế toán • Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán. 3 Nội dung • Luật kế toán 03/2003/QH11 • Nghị định 129/2004/NĐ-CP • Chế độ chứng từ kế toán: Thông tư 200/2014/TT-BTC. • Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 • Thông tư 119/2014/TT- BTC ngày 25/8/2014 • Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 4 Tài liệu tham khảo 35 Tổng quan về quy trình kế toán Khái niệm Các nội dung của quy trình kế toán Kiểm soát nội bộ và công tác kế toán • Quy trình kế toán là các bước của một quá trình xử lý dữ liệu để hình thành thông tin kế toán. 6 Khái niệm 4• Quy trình kế toán bao gồm: – Ghi chép ban đầu trên chứng từ kế toán – Xử lý trên sổ sách kế toán – Lập và trình bày các báo cáo kế toán • Lồng ghép trong quy trình kế toán là việc kiểm soát các hoạt động. 7 Các nội dung của quy trình kế toán 8 Dữ liệu kinh tế Ghi chép ban đầu (Chứng từ) Phân loại, ghi chép, tổng hợp (Sổ sách) Cung cấp thông tin (Báo cáo) Thông tin Quy trình kế toán 59 Quy trình xử lý chứng từ Do nhà quản lý thiết lập - Phân chia trách nhiệm - Xác định nghĩa vụ - Giảm rủi ro • Công ty A là một đơn vị kinh doanh bất động sản (xây dựng các chung cư cao cấp sau đó bán lại). Trích một đoạn qui trình thanh toán cho nhà thầu như sau: “. Với khoản thanh toán lần đầu: Ứng theo tỷ lệ % của hợp đồng, hồ sơ thanh toán gồm: Hợp đồng kinh tế, Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu đã được duyệt, Hóa đơn GTGT trên số tiền tạm ứng. Kế toán sẽ căn cứ vào hồ sơ để lập UNC và trình Tổng giám đốc duyệt thanh toán”. Yêu cầu: Hãy cho nhận xét về qui trình thanh toán trên 10 Ví dụ 1 6• Kiểm soát nội bộ (KSNB) là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị nói chung. • KSNB tăng cường độ tin cậy của báo cáo tài chính. 11 Kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán • Công ty B là một đơn vị kinh doanh các sản phẩm cơ khí. Kế toán trưởng là bạn thân của Giám đốc, được sự tin tưởng tuyệt đối. – Phòng kế toán giữ con dấu của công ty – KTT có thể ký chữ ký của Giám đốc giống tuyệt đối so với chữ ký mà Giám đốc ký nên đôi khi Giám đốc đi vắng thì KTT ký chữ ký của Giám đốc chỉ cần điện thoại cho Giám đốc hoặc báo cáo qua mail. Yêu cầu: Hãy cho nhận xét về tính kiểm soát của doanh nghiệp. 12 Ví dụ 2 7• Công ty C là một công ty sản xuất kinh doanh thép. Vì hệ thống kế toán không mạnh nên Giám đốc giao việc theo dõi số liệu khách hàng phải thu và phải trả cho phòng kinh doanh. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm đối chiếu với khách hàng và nhà cung cấp định kỳ hằng tháng. • Sự việc trên tồn tại từ nhiều năm, kế toán không kiểm tra cũng như không nhận biên bản đối chiếu trên. Khi kiểm toán làm việc với phòng kế toán, phát hiện 10 khoản tiền phải thu của khách hàng được phòng kinh doanh trừ nợ phải thu 02 lần. Yêu cầu: Hãy cho nhận xét về cách tổ chức và hệ thống kiểm soát của công ty C. 13 Bài tập thực hành 1 14 Chứng từ kế toán Khái niệm, vai trò Phân loại Yêu cầu Các yếu tố cơ bản Lập, lưu chuyển, bảo quản và lưu trữ 8• Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ảnh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ để ghi sổ kế toán. 15 Khái niệm, vai trò • Khâu ghi chép ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng thông tin kế toán. • Phương tiện truyền đạt thông tin phục vụ cho việc quản lý. • Cơ sở để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế. • Có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng. 16 Khái niệm, vai trò (tiếp) 9• Ông A phải đi công tác Đà Nẵng – Chi nhánh của Công ty. Theo dự toán, ông A cần có khoản tiền chi phí 10.000.000đ. Theo các anh/chị, ông A cần phải làm gì để ứng được số tiền này từ công ty và công ty phải làm gì để chi số tiền này cho ông A. • Có rất nhiều khoản chi phí phát sinh: Chi phí đi máy bay, chi phí lưu trú ở khách sạn, chi phí taxi, chi phí ăn uống tiếp khách, Ông A phải làm gì? • Để thanh toán với số tiền đã tạm ứng, ông A phải làm gì? 17 Ví dụ 3 • Công ty X ký hợp đồng mua 20 tấn thép từ công ty Y. Trong hợp đồng qui định, thời gian nhận hết 20 tấn thép là 1 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Công ty X phải ứng trước 20% giá trị cửa hợp đồng cho công ty Y. • Công ty Y gặp khó khăn trong nguồn hàng nên công ty Y chỉ giao và xuất hóa đơn cho công ty X 16 tấn thép. Theo hợp đồng, Cty Y bị phạt 20 trđ trừ vào số tiền X nợ Y. • Công ty X đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng cho công ty Y sau khi trừ đi 20 trđ tiền phạt. Yêu cầu: Hãy nêu những chứng từ cơ bản phát sinh tại công ty X và Y. Bài tập thực hành 2 18 10 • Theo nội dung kinh tế • Theo công dụng • Theo nguồn gốc 19 Phân loại chứng từ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ (tiếp) 20  Phân loại theo nội dung phản ảnh 20 • Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo CóChứng từ về tiền tệ • Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ...Chứng từ về hàng tồn kho • Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương ... Chứng từ về lao động và tiền lương • Hoá đơn GTGT (hay Hoá đơn bán hàng) ...Chứng từ về bán hàng • biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý Chứng từ về TSCĐ 11 PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ (tiếp) 21 21 Phân loại theo công dụng của chứng từ • Chứng từ mệnh lệnh • Chứng từ chấp hành • Chứng từ liên hợp Phân loại theo nguồn gốc của chứng từ • Chứng từ bên trong • Chứng từ bên ngoài CÁCH PHÂN LOẠI KHÁC 22 CHỨNG TỪ Chứng từ mệnh lệnh Chứng từ chấp hành Chứng từ gốc Chứng từ tổng hợp 12 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày .31.. tháng ..01.. năm ..20x0.. Trích yếu TK đối ứng Số tiền Ghi chúNỢ CÓ Thu nợ khách hàng 111 131 47.000.000 PT01, 03 Doanh thu bán hàng 111 511 20.000.000 PT02 Doanh thu bán hàng 111 333 2.000.000 PT02 Thu khác 111 138 2.000.000 PT04 TỔNG CỘNG X X 71.000.000 23 Số: 001/x0 Yêu cầu đối với chứng từ • Phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, tính chính xác của số liệu. • Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố theo qui định. • Ghi chép trên chứng từ phải rõ ràng, đầy đủ, gạch bỏ phần còn trống, không được tẩy xóa, sửa chữa trên các chứng từ. 24 13 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHỨNG TỪ • Tên gọi và số hiệu của chứng từ kế toán • Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán • Tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ • Tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ • Nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh • Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền ghi bằng chữ • Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt chứng từ và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. 25 1 2 4 5 26 14 • Căn cứ vào mẫu Phiếu chi, hãy cho biết trình tự ký duyệt trên chứng từ. 27 Bài tập thực hành 3 Trình tự Luân chuyển chứng từ kế toán Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; 28 15 • Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. • Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực. • Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. • Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số. • Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. 29 Lập chứng từ kế toán • Ngày 1/3/2014, Công ty TNHH Sunrise bán hạt nhựa PP cho Cơ sở Tân Hưng, số lượng là 500kg, đơn giá là 34.200đ/kg, giá chưa có thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt. Giá xuất kho của lô hàng trên là 27.600đ/kg, mã lô hàng là 034. • Thông tin về người mua và bán: • Công ty TNHH Sunrise- Lô 8, Đường số 7, KCN Sóng Thần, Bình Dương- MST: 3700151088, Số TK1700308099378, NH AGRIBANK, Bình Dương • Cơ sở Tân Hưng- 3 Minh Phụng, Q11, TP. Hồ Chí Minh - MST 0309729158 Yêu cầu: a. Nêu tên các chứng từ có liên quan đến giao dịch trên b. Lập hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu xuất kho 30 Bài tập thực hành 4 16 a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. 32 Lưu ý về lập hoá đơn 17 Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày. 33 Lưu ý về lập hoá đơn d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn. đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)” Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX. 34 Lưu ý về lập hoá đơn 18 • Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn 1. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. 2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn TH này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. 3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”. 35 Lưu ý về lập hoá đơn • Xử lý đối với hoá đơn đã lập 1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai. 2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định. Lưu ý về lập hoá đơn 19 • Xử lý đối với hoá đơn đã lập 3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số, ký hiệu Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). Lưu ý về lập hoá đơn • Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn 1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. 2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), Lưu ý về lập hoá đơn 20 • Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn. Lưu ý về lập hoá đơn • Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau Lưu ý về lập hoá đơn 21 22 Ký duyệt chứng từ • Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; • Quá trình ký, xét duyệt thường được trình bày dưới dạng lưu đồ 43 Nguồn: trang web công ty Misa Minh họa lưu đồ liên quan đến chi tiền 44 23 Nguyên tắc ký chứng từ • Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. • Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó. 45 Nguyên tắc ký chứng từ (tiếp) • Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. • Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng. 46 24 Nguyên tắc ký chứng từ (tiếp) • Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. • Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản. 47 Ví dụ 4 • Dựa vào lưu đồ chi tiền ở trên để giải thích: 1. Nếu kế toán thanh toán đi vắng, việc lập Phiếu chi có thể giao cho ai thực hiện? 2. Kế toán thanh toán sẽ làm những công việc gì trước khi lập Phiếu chi? 3. Giám đốc rất bận nên đề nghị sau khi kế toán trưởng ký là có thể chi; cuối ngày trình Giám đốc ký sau. Theo bạn có được không? 4. Nếu chứng từ được nhập và in ra từ máy tính, kế toán thanh toán có thể ghi Sổ kế toán ngay khi nhập liệu xong không? 48 25 • Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán; • Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan; • Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. 49 Kiểm tra chứng từ kế toán • Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,) đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. • Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. 50 Kiểm tra chứng từ kế toán (tiếp) 26 • Hãy nêu nội dung cần kiểm tra liên quan đến chứng từ sau: 51 Ví dụ 5 • Trước khi ghi sổ kế toán cần hoàn chỉnh chứng từ: – Ghi giá vào các chứng từ cần tính giá; – Phân loại chứng từ; – Lập chứng từ tổng hợp hoặc lập định khoản kế toán trên chứng từ. 52 Hoàn chỉnh chứng từ và ghi sổ kế toán 27 Bài tập thực hành 5 • Dưới đây là phiếu nhập kho do Thủ kho chuyển đến cho kế toán, bạn hãy hoàn chỉnh chứng từ này 53 54 28 • Sau khi ghi sổ kế toán xong, chứng từ kế toán cần phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo quy định của Luật kế toán. • Khi cần thanh lý phải lập biên bản ghi lại những tài liệu đã được thanh lý. 55 Bảo quản và lưu trữ chứng từ • 5 năm đối với chứng từ không dùng để ghi sổ kế toán và lập BCTC • 10 năm đối với chứng từ trực tiếp dùng để ghi sổ kế toán và lập BCTC, sổ sách kế toán, BCTC, báo cáo kiểm tra, kiểm toán, Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán... , tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, tài liệu kế toán liên quan đến việc chia, tách, sáp nhập ..., hồ sơ kiểm toán. • Vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu 56 Thời hạn lưu trữ chứng từ 29 • Nêu hồ sơ kế toán làm cơ sở để lập các chứng từ gốc sau: – Hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp – Phiếu xuất vật tư cho phân xưởng – Phiếu thu tiền mặt 57 Bài tập thực hành 6 TỔ CHỨC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Yêu cầu Công tác tổ chức chừng từ Danh mục chứng từ 58 30 Yêu cầu • Tuân thủ các quy định pháp lý • Phù hợp với đặc điểm của đơn vị – Đáp ứng yêu cầu quản lý – Phù hợp khả năng của đơn vị 59 • Xây dựng danh mục chứng từ kế toán sử dụng • Quản lý, thiết kế, và sử dụng biểu mẫu chứng từ • Hướng dẫn các bộ phận liên quan thực hiện đúng chế độ chứng từ kế toán • Lập và tổ chức thực hiện quy trình lưu chuyển chứng từ • Tổ chức xử lý chứng từ ở phòng kế toán • Tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ 60 Công tác tổ chức chứng từ kế toán 31 • Danh mục chứng từ trong chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. • Thông tư 39/2014/TT-BTC liên quan đến hoá đơn bán hàng hoá và dịch vụ. 61 Danh mục chứng từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_chuong_1_chung_tu_ke_toan.pdf
Tài liệu liên quan