Giáo trình Kinh tế công cộng (Phần 2)

Tuy nhiên, chuyển nhƣợng vốn gián tiếp lại phức tạp hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình phức tạp, thông qua nhiều tầng nấc. Đơn cử nhƣ Công ty A nắm giữ Công ty B, Công ty B nắm giữ Công ty C và Công ty C lại có phần vốn trong Công ty D. Và Công ty A mới thực hiện chuyển nhƣợng phần vốn nắm giữ trong công ty B, công ty C cho doanh nghiệp khác trong khi công ty C vẫn giữ nguyên phần vốn trong công ty D và công ty D vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thƣờng. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong nƣớc chuyển nhƣợng vốn gián tiếp khó nhất là xác định giá chuyển nhƣợng phần vốn trong công ty TNHH và giá cổ phần của công ty chƣa niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, nhƣng về cơ bản vẫn quản lý đƣợc vì “doanh nghiệp ông bà, bố mẹ” đều hiện diện ở Việt Nam. Khó khăn nhất, phức tạp nhất vẫn là quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhƣợng vốn gián tiếp của doanh nghiệp ở nƣớc ngoài là doanh nghiệp cấp trên của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ví dụ điển hình gần đây là vụ chuyển nhƣợng hệ thống Big C Việt Nam. Tập đoàn Casino (Pháp) sở hữu thƣơng hiệu Big C trên toàn cầu, đầu tƣ vào hệ thống Big C Việt Nam thông qua công ty liên kết có trụ sở ở Hongkong (Cavi Retail Ltd HongKong). Casino chuyển nhƣợng phần vốn tại hệ thống Big C Việt Nam cho Tập đoàn Central Group (Thái Lan) là chuyển nhƣợng vốn gián tiếp thông qua Cavi Retail. Nhƣng dù Casino chuyển nhƣợng vốn cho ai, chuyển nhƣợng ở khâu nào, ở tầng nấc nào, cơ quan thuế có thể yêu cầu giải trình. Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, hệ thống siêu thị của Big C vẫn hiện diện và kinh doanh tại Việt Nam thì chủ sở hữu có nghĩa vụ đóng thuế trƣớc khi hoàn tất việc chuyển nhƣợng và đây cũng là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho chủ sở hữu mới có quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp.

pdf82 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin tài chính về công việc thực hiện cần đƣợc công khai trong các bản báo cáo hằng năm và trong các tài liệu khác. – Chuyển dần từ kiểm soát chi phí đầu vào sang kiểm soát các yếu tố đầu ra. Theo đó, cần chi tiết hóa các kết quả đầu ra. Những kết quả cần đƣợc chi tiết hóa trong ngân sách và trong các bản báo cáo tài chính có lien quan, qua đó tạo điầu kiện cho ngƣời quản lý thấy trƣớc kết quả thực hiện và giúp cho Chính phủ so sánh đƣợc kết quả mục tiêu và kết quả thực tế. – Phải tách bạch giữa ngƣời mua và ngƣời cung cấp. Đồng thời tăng cƣờng vai trò kiểm soát của thị trƣờng. 140 – Tăng cƣờng kiểm soát bên trong và bên ngoài; tăng cƣờng trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng nguồn lực. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt: phân tích chi phí – lợi ích tƣ nhân và phân tích chi phí – lợi ích xã hội 2. Trình bày về nội dung các bƣớc phân tích chính sách chi tiêu công 3. Phân tích nội dung kiểm soát chi tiêu công 141 CHƢƠNG 6: THUẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 6.1. Tài nguyên công Tài nguyên công là nguồn tài nguyên không phải do đơn lẻ cá nhân hay công ty nào kiểm soát. Nếu việc sử dụng những tài nguyên này không bị hạn chế sẽ dẫn đến việc chúng bị khai thác quá mức bởi những người đến trước chiếm dụng. Nguồn tài nguyên công là một ví dụ cổ điển về việc tính không thể loại trừ của tài nguyên môi trƣờng có thể có tác dụng nhƣ thế nào trong việc tạo ra chi phí ngoại ứng. Khó khăn của việc sử dụng chung đã tạo nên việc mỗi ngƣời sử dụng có thể can thiệp vào ngƣời khác, làm giảm khả năng phục vụ của nguồn tài nguyên đối với mỗi ngƣời sử dụng. Chúng ta cần phải lý giải tại sao con ngƣời lại có ít động cơ đế xử sự theo cách cả xã hội mong muốn đối với nguồn tài nguyên công. Những ví dụ về tài nguyên công bao gồm đáy biển đầy cá của đại dƣơng; những kho dầu hay nguồn nƣớc dƣới lòng đất, việc sử dụng không khí và nguồn nƣớc làm chỗ thải các sản phẩm, những cánh rừng nhiệt đới nhiều mƣa ở các nƣớc đang phát triển, những con chim di cƣ, những động vật hoang dã, v.v 6.2. Thiết kế một hệ thống thuế 6.2.1. Thuế và hiệu quả Sử dụng cơ chế thị trƣờng để giải quyết 3 vấn để cơ bản của nền kinh tế (sản xuất cái gì, nhƣ thế nào, cho ai) là phát kiến vĩ đại của nhân loại, cơ chế thị trƣờng thông qua những yếu tố của nó đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng hiệu quả, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung hoá sản xuất. Bên cạnh những ƣu điểm đó, cơ chế thị trƣờng có nhƣợc điểm là gây cho xã hội những lãng phí về lao động, tài nguyên, vốn dẫn đến độc quyền thủ tiêu cạnh tranh. Với cơ chế phân phối qua thị trƣờng thƣờng khoét sâu hố ngăn cách giữa ngƣời giầu và ngƣời nghèo, tạo sự bất ổn định về kinh tế xã hội. Từ những ƣu, nhƣợc điểm đó cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nƣớc vào quá trình kinh tế -xã hội để phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trƣờng và hạn 142 chế tối đa những nhƣợc điểm của chúng. Để quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế xã hội, Nhà nƣớc sử dụng nhiều công cụ nhƣ: Kế hoặch hoá, pháp luật, các chính sách tài chính tiền tệ... Trong các công cụ trên thì chính sách tài chính tiền tệ đóng vai trò quan trọng nhất và Thuế là một công cụ quan trọng trong chính sách tài chính tiền tệ, thuế đƣợc nhà nƣớc sử dụng để thực hiện vai trò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội. Có thể thấy rõ vai trò của Thuế nổi bật ở các mặt sau: * Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc: Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc đều đƣợc đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác nhƣ: vay mƣợn, viện trợ nƣớc ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác..vv.. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế đƣợc coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng ở nƣớc ta, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nƣớc từ năm 1990. Điều này đƣợc thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách. * Thuế, một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc: Chính sách thuế đƣợc đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hƣớng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lƣu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hƣớng phát triển của kế hoạch nhà nƣớc, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, hƣớng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm của mọi chính phủ. Sự thành công hay thất bại của việc quản lý Nhà nƣớc, nền kinh tế là giải quyết các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, ngƣời ta thƣờng xác định 4 mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô mà mọi chính phủ phải theo đuổi. Bốn mục tiêu đó là: 143 - Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế một cách hợp lý. - Tạo đƣợc công ăn việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động. - Ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát. - Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Với 4 mục tiêu trên ta có thể thấy rõ Thuế là một công cụ hết sức quan trọng nhằm biến 4 mục tiêu đó thành hiện thực. Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm: Để thực hiện các mục tiêu này, một trong những công cụ quan trọng mà nhà nƣớc sử dụng là chính sách thuế. Nội dung điều tiết của thuế gồn hai mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nƣớc đã sử dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh- một đặc trƣng vốn có của nền kinh tế thị trƣờng. Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tƣ ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều giảm thì nhà nƣớc dùng thuế để kích thích đầu tƣ và khuyến khích tiêu dùng. Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tƣ vào sản xuất. Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng. Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lƣu giữ vốn không đƣa vào đầu tƣ, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đƣa vốn vào đầu tƣ, sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế hƣng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế “nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nƣớc dùng thuế để giảm tốc độ đầu tƣ ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của xã hội. Song việc tăng thuế phải đƣợc xem xét trong một giới hạn cho phép để đảm bảo vừa tăng nguồn thu cho NSNN vừa điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý. Nhƣ vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trƣờng của Nhà nƣớc. Thông qua thuế, Nhà nƣớc thực hiện định hƣớng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có định hƣớng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành 144 phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng xảy ra các chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳ dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc làm, lạm phát ở mức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng bền vững là hƣớng phấn đấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đƣa giá cả về mức ổn định. Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát: Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cả hàng hoá tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng. Thuế đƣợc sử dụng để điều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trƣờng. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì nhà nƣớc dùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với các yếu tố sản xuất, giảm thuế thu nhập để kích thích đầu tƣ sản xuất ra nhiều khối lƣợng sản phẩm nhiều hơn. Đồng thời tăng thuế đối với hàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu. Nếu lạm phát do chi phí tăng, gia tăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế, giá cả đầu vào tăng, nhà nƣớc dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảm thuế đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động. Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế thế giới: Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nƣớc tránh khỏi sự cạnh tranh khốc kiệt từ bên ngoài đƣợc coi là hết sức cần thiết đối với các nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét thông qua thuế xuất nhập khẩu. Để kích thích sản xuất trong nƣớc phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhà nƣớc đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàng xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc và đánh thuế nhập khẩu cao đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nƣớc đã sản xuất đƣợc hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ. Hiện nay, xu hƣớng hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở trong khu vực và trên thế giới. Sự ƣu đãi, các hiệp định về thuế, tính thông lệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhập kinh tế giữa một số quốc gia với khu vực và cộng đồng quốc tế. 145 6.2.2. Thuế và công bằng Kinh tế thị trƣờng làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội. Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội. Nhà nƣớc dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. Thông qua thuế thu nhập, Nhà nƣớc thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lƣơng và thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Một khía cạnh khác của chính sách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng. Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi cho ngƣời nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng đƣợc giảm bớt. Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập của ngƣời giàu trong xã hội. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xây dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. 6.2.3. Kết luận về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả Có hai quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa hiệu quả và CBXH: + Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả và công bằng có mâu thuẫn với nhau. Theo quan điểm này, nếu ƣu tiên hiệu quả phải chấp nhận bất công và ngƣợc lại, muốn cải thiện công bằng xã hội thì phải hy sinh hiệu quả. + Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có mâu thuẫn, nghĩa là không tán thành quan điểm cho rằng để tăng cƣờng tính hiệu quả thì phải chấp nhận làm tổn hại đến công bằng xã hội và ngƣợc lại. Chƣơng trình sẽ đạt hiệu quả nếu sinh viên nghèo đƣợc vay vốn để học tập với lãi suất ƣu đãi tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho ngƣời nghèo, gia đình sinh viên giảm bớt gánh nặng, giảm bớt áp lực lên NSNN xã hội vẫn dùng đƣợc nguồn lao động tri thức này, Nhà nƣớc vẫn thu hồi đƣợc vốn, đồng thời hạn chế tối đa những biến 146 dạng của chƣơng trình. Nhƣ vậy, vừa tạo đƣợc công bằng xã hội (vì chỉ có sinh viên nghèo mới đƣợc vay, phân phối thu nhập đƣợc thể hiện tƣơng đối rõ ràng) vừa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, đúng mục đích của chƣơng trình. Tuy nhiên, nếu sinh viên ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm hoặc có việc làm nhƣng thu nhập thấp, khó trả nợ cho Nhà nƣớc, lãi suất đè lãi suất, vô tình gánh nặng lại đè lên vai ngƣời nghèo. Nếu Nhà nƣớc không có chính sách xóa tiền vay thì nghèo càng thêm nghèo. Do đó, xét ở khía cạnh trên thì chƣơng trình này đã bị giảm tính hiệu quả, đã mang lại gánh nặng cho ngƣời nghèo. Chính vì vậy trong một chính sách công bao giờ cũng có sự đánh đổi giữa hiệu quả và CBXH. Chính phủ muốn xã hội có nhiều ngƣời nghèo đƣợc tiếp cận giáo dục đại học nên chính phủ có xu hƣớng đề cao phúc lợi xã hội, sẵn sàng bỏ tiền ra trợ cấp ngày càng nhiều chi cho chƣơng trình này để đảm bảo công bằng xã hội, việc thu hồi vốn sau này tính sau, tức là chính phủ đã hy sinh hiệu quả để nâng cao phúc lợi xã hội. Ngoài ra, còn nảy sinh những méo mó khi các cá nhân cố gắng thỏa mãn những tiêu chuẩn hợp lý để đƣợc hƣởng trợ cấp. Nghĩa là, lợi ích của chƣơng trình đem lại cho ngƣời giàu theo tỷ lệ nghịch dẫn đến tính công bằng bị giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chƣơng trình tuy đã nâng cao phúc lợi xã hội nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn, chƣa phát huy hết lợi ích tối ƣu đó là bất đối xứng thông tin. 6.3. Phân chia gánh nặng của thuế 6.3.1. Ai là người chịu thuế Theo cách hiểu thông thƣờng, ngƣời chịu thuế là cá nhân, tổ chức mà theo ý chí của các nhà lập pháp họ thực sự phải chịu gánh nặng tài chính về một hoặc một số loại thuế nào đó. Còn ngƣời nộp thuế là các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nƣớc. Theo đó, ngƣời nộp thuế sẽ là cá nhân, tổ chức thuộc đối tƣợng phải chịu một hoặc một số thuế nào đó theo quy định của pháp luật thuế và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm khấu trừ, làm thủ tục thuế và nộp thuế thay cho đối tƣợng chịu thuế. Xác định đƣợc ngƣời chịu thuế có ý nghĩa về mặt nghiên cứu, xây dựng luật. Trong khi đó quy định rõ các chủ thể là ngƣời nộp thuế rất có ý nghĩa trong việc 147 quản lý, thu thuế. Trong các luật thuế Việt Nam, khái niệm ngƣời chịu thuế không đƣợc đề cập nhƣng xác định rất rõ về các chủ thể nộp thuế. 6.3.2. Tác động của thuế đến kết cục thị trường Để thực hiện các chƣơng trình hành động của mình, chính phủ phải có nguồn ngân sách, và nguồn thu chủ yếu là từ thuế. Chúng ta sẽ thấy rằng, khi chính phủ đánh thuế thì cả ngƣời bán vá ngƣời mua đều bị thiệt: thuế làm tăng giá mà ngƣời mua phải trả và giảm giá mà ngƣời bán nhận đƣợc, chi phí (mức tổn thất) mà thuế gây ra đối với ngƣời bán và ngƣời mua vƣợt quá số tiền mà chính phủ thu đƣợc. Thuế đánh vào ngƣời mua hay ngƣời bán không quan trọng, vì chúng đều gây ra kết cục nhƣ nhau. Khi thuế đánh vào ngƣời mua, đƣờng cầu dịch chuyển xuống dƣới (sang trái) một lƣợng tƣơng ứng; khi nó đánh vào ngƣời bán, đƣờng cung dịch chuyển lên trên (sang trái) một lƣợng tƣơng ứng. Trong cả hai trƣờng hợp, thì khi thuế đƣợc thực thi, giá mà ngƣời mua phải trả Pm tăng, còn giá mà ngƣời bán nhận đƣợc Pb giảm. Mức thuế t chính bằng khoảng cách PmPb. Xét cho cùng, ngƣời mua và ngƣời bán cùng nhau chia sẻ gánh năng thuế, cho dù nó đƣợc đánh theo cách nào. Để đơn giản hóa sự thảo luận, hình minh họa trên không vẽ sự dịch chuyển của đƣờng cung hoặc đƣờng cầu, mặc dù một đƣờng phải dịch chuyển. Việc đƣờng nào dịch chuyển phụ thuộc vào chỗ thuế đƣợc đánh vào ngƣời bán (đƣờng cung dịch 148 chuyển) hay ngƣời mua (đƣờng cầu dịch chuyển). Kết quả then chốt của công cụ này là thuế tạo ra một chiếc nêm giữa giá mà ngƣời mua phải trả và giá mà ngƣời bán nhận đƣợc. Do cái nêm về thuế này, lƣợng hàng bán ra giảm xuống dƣới mức bán ra nếu không có thuế. Nói cách khác, thuế đánh vào một hàng hóa làm cho thị trƣờng về hàng hóa đó bị thu hẹp. Thuế tác động tới những ngƣời tham gia thị trƣờng nhƣ thế nào? Bây giờ chúng ta hãy sử dụng các công cụ của môn kinh tế học phúc lợi để tính toán những cái đƣợc và cái mất phát sinh từ thuế đánh vào một hàng hóa. Để làm điều này, chúng ta phải tính đến những ảnh hƣởng của thuế đối với ngƣời bán, ngƣời mua và chính phủ. (Nhắc lại lý thuyết về phúc lợi: lợi ích mà ngƣời mua nhận đƣợc trên một thị trƣờng đƣợc gọi là thặng dƣ tiêu dùng – tức là mức giá mà ngƣời mua sẵn sàng trả cho hàng hóa trừ đi số tiền mà họ thực sự phải trả. Lợi ích mà ngƣời bán nhận đƣợc trên một thị trƣờng đƣợc gọi là thặng dƣ sản xuất – tức số tiền mà ngƣời bán nhận đƣợc trừ đi chi phí họ phải bỏ ra). Thế còn bên thứ ba cần quan tâm là chính phủ thì sao? Thuế T là mức thuế và Q là lƣợng hàng bán ra, thì chính phủ nhận đƣợc tổng nguồn thu thuế bằng T*Q. Chính phủ có thể sử dụng nguồn thu thuế này để cung cấp 149 các dịch vụ, chẳng hạn đƣờng sá, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tƣ, giáo dục công cộng hoặc giúp đỡ những ngƣời gặp khó khăn. Tức là nguồn thu thuế cũng tạo ra phúc lợi cho xã hội. Nguồn thu từ thuế đƣợc biểu thị bằng hình chữ nhật nằm giữa đƣờng cung và đƣờng cầu, trong đó chiều cao của hình chữ nhật là mức thuế T và chiều rộng của nó là lƣợng hàng bán ra Q. Sự thay đổi về phúc lợi trƣớc và sau thuế đƣợc thể hiện trong bảng sau: Không có thuế Có thuể Mức thay đổi Thặng dƣ tiêu dùng A + B + C A – (B + C) Thặng dƣ sản xuất D + E + F F – (D + E) Nguồn thu từ thuế 0 B + D + (B + D) Tổng thặng dƣ xã hội A + B + C + D + D + F A + B + D + F – (C + E) Khi có thuế: Thặng dƣ tiêu dùng giảm lƣợng B+C (mang dấu âm) – hay còn gọi là gánh nặng thuế mà ngƣời tiêu dùng phải chịu Thặng dƣ sản xuất giảm D+E (mang dấu âm) – hay còn gọi là gánh nặng thuế mà nhà sản xuất phải chịu Tổng thu thuế của chính phủ là B+D (mang dấu dƣơng) Khi cộng các bộ phận này với nhau, chúng ta thấy thặng dƣ trên thị trƣờng giảm so với ban đầu khi chƣa có thuế là phần diện tích C + E, đƣợc gọi là phần mất trắng của xã hội. Nhƣ vậy, cái mất của ngƣời mua và ngƣời bán do một khoản thuế gây ra vƣợt quá nguồn thu về thuế mà chính phủ nhận đƣợc. Phần diện tích C + E phản ánh quy mô của khoản mất không, hay là chi phí của việc đánh thuế gây ra cho xã hội. Phân tích kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng: Phần thặng dƣ của ngƣời tiêu dùng bị giảm đi lƣợng B+C. Trong đó phần diện tích B dịch chuyển vào ngân sách chính phủ để thực hiện các dự án công cộng 150 và cuối cùng cũng sẽ mang lại phúc lợi cho xã hội. Còn phần diện tích C thì không vào đâu cả, nó thuộc phần mất trắng của xã hội. Tƣơng tự, phần thặng dƣ sản xuất bị giảm lƣợng D+E. Trong đó phần diện tích D dịch chuyển vào ngân sách chính phủ, còn phần E rơi vào khoản mất trắng của xã hội. Tại sao thuế lại gây ra khoản mất không? Chúng ta thấy rằng thị trƣờng thƣờng phân bổ các nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả, nghĩa là trạng thái cân bằng cung cầu tối đa hóa tổng thặng dƣ mà ngƣời bán và ngƣời mua nhận đƣợc trên một thị trƣờng. Song khi thuế làm tăng giá đối với ngƣời mua và giảm giá đối với ngƣời bán, nó kích thích ngƣời mua tiêu dùng ít hơn và ngƣời bán sản xuất ít hơn so với mức bình thƣờng. Nhƣ vậy, vì có thuế nên có những giao dịch làm lợi cho cả hai bên không đƣợc thực hiện, gây ra tổn thất phúc lợi xã hội, và thị trƣờng phân bổ nguồn lực không có hiệu quả. 6.3.3. Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế 6.3.3.1. Thuế đánh vào bên cung Thuế đầu ra là thuế đánh vào sản lƣợng do các doanh nghiệp sản xuất ra. Thuế này thƣờng đƣợc dùng để khắc phục ngoại ứng tiêu cực bằng cách làm giá cả của đầu ra tăng lên đúng bằng chi phí xã hội biên, nhờ đó có thể nội hóa đƣợc các ngoại ứng tiêu cực, giảm mức sản lƣợng của doanh nghiệp xuống bằng mức sản lƣợng tối ƣu xã hội. Ngoài ra, thuế còn có thể đƣợc đánh vào các hãng độc quyền để hạn chế và chuyển bớt một phần lợi nhuận siêu ngạch của các hãng này sang cho NSNN. Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Thuế quan đƣợc coi là một hàng rào bảo hộ sản xuất trong nƣớc trƣớc sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Trong xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại, các nƣớc tham gia thƣơng mại tự do sẽ phải đàm phán với nhau để hạ thấp dần mức thuế quan. Khi đó, tác dụng của thuế quan với tƣ cách là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nƣớc sẽ ngày càng hạn chế. Khi phân tích tác động của thuế đánh vào bên cung, cần lƣu ý những đặc điểm chung nhƣ sau: 151 Chúng làm giá cả mà ngƣời tiêu dùng phải trả cho hàng hóa cao hơn so với khi không có thuế, vì thế ngƣời tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt. Thuế đầu ra còn làm cho ngƣời sản xuất hàng hóa nhận đƣợc mức giá thấp hơn trƣớc khi có thuế, vì thế ngƣời sản xuất cũng phải chịu thiệt một phần. Cả hai loại thuế đầu ra và thuế quan đều gây ra tổn thất vô ích về PLXH, do đó chúng đều là những công cụ không hiệu quả. Để thấy rõ những tác động này, hãy xét một thí dụ khi chính phủ quyết định đánh thuế t đồng trên một đơn vị đầu ra đƣợc sản xuất nhƣ minh họa trong Hình 6.4. Trƣớc khi có thuế, thị trƣờng cân bằng tại điểm A là giao giữa đƣờng cung S và đƣờng cầu D. Khi đó, hàng hóa đƣợc bán với giá P0 và lƣợng hàng hóa giao dịch là Q0. Lúc này, thặng dƣ tiêu dùng là diện tích P0AE, thặng dƣ sản xuất là diện tích P0AF và tổng PLXH là diện tích EAF (= P0AE + P0AF). Khi chính phủ đánh thuế t vào bên cung, ngƣời bán biết rằng, với mỗi đơn vị hàng hóa bán ra, họ sẽ phải trả một mức t cho chính phủ dƣới dạng thuế. Điều đó sẽ làm chi phí biên sản xuất tăng thêm đúng bằng t và đƣờng cung S sẽ dịch chuyển lên trên tƣơng ứng thành đƣờng St. Khi đó, thị trƣờng đạt cân bằng mới tại B, với mức giá Pm và mức sản lƣợng Q1. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây chỉ là mức giá mà ngƣời mua thực sự phải trả. Q Q0 Q1 D S A B C G P Pm P0 St Hình 6.3: Tác động thuế bên cung E Pb F 0 152 Mức giá này cao hơn P0 trƣớc đây và do đó, ngƣời mua đã phải chịu một phần thuế dƣới dạng phải trả giá cao hơn cho hàng hóa. Phần thuế mà ngƣời mua chịu là P0Pm và tổng gánh nặng thuế về phía ngƣời mua là diện tích hình chữ nhật P0PmBG. Mặc dù mong muốn đƣợc tăng giá bán lên đúng bằng (P0 + t) để chuyển hết sang cho ngƣời mua, nhƣng trên thực tế, giá bán chỉ tăng lên đến Pm, thấp hơn (P0 + t). Đó là vì khi giá tăng, ngƣời mua phản ứng lại bằng cách giảm cầu khiến cho tại mức giá (P0 + t) sẽ diễn ra hiện tƣợng dƣ cung. Để thiết lập lại cân bằng thị trƣờng, giá bán sẽ phải giảm xuống đến Pm. Khả năng phản ứng bằng cách giảm cầu của ngƣời mua càng mạnh (tức là đƣờng cầu càng co giãn), thì mức độ giảm giá càng lớn. Khi đó, khả năng ngƣời bán chuyển thuế sang cho ngƣời mua càng nhỏ. Về phía ngƣời bán, mặc dù nhận đƣợc từ ngƣời mua mức giá Pm, nhƣng họ lại phải trả thuế cho chính phủ. Vì thế, mức giá mà họ thực sự nhận đƣợc khi bán hàng hóa là (Pm – t). Lƣu ý rằng khoảng cách giữa hai đƣờng cung S và St chính là t, vì thế mức giá sau thuế của ngƣời bán là Pb (= Pm – t). So với mức giá trƣớc thuế P0, Pb thấp hơn, có nghĩa là ngƣời bán cũng phải chịu một phần thuế. Phần thuế của ngƣời bán là P0Pb và gánh nặng thuế về phía ngƣời bán là diện tích P0PbCG. Nhƣ vậy, thuế đã có tác dụng phân phối lại thu nhập ở chỗ nó làm cho cả ngƣời mua và ngƣời bán đều bị thiệt và mang về cho ngân sách một khoản thu bằng diện tích PmPbCB tô đậm trong hình 6.4. Điểm cần lƣu ý là, tuy về danh nghĩa, thuế đánh vào bên cung (tức là bên bán), nhƣng thực tế thì ngƣời mua cũng phải chịu một phần. Và phần thuế mà ngƣời mua phải chịu lớn hơn hay nhỏ phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. Ngoài tác động phân phối lại thu nhập, thuế còn gây ra những gánh nặng phi hiệu quả, hay tổn thất phúc lợi cho xã hội. Thật vậy, sau khi có thuế, thặng dƣ tiêu dùng giảm xuống còn bằng diện tích PmBE, thặng dƣ sản xuất còn diện tích PbCF. Nhƣ vậy, cộng thêm cả thuế mà chính phủ thu đƣợc diện tích PmPbCB thì tổng PLXH sau khi có thuế mới chỉ là diện tích EBCF, thấp hơn PLXH trƣớc thuế một diện tích bằng tam giác ABC. Tam giác này đƣợc gọi là mất trắng, hay tổn thất vô ích của thuế. Nó bao gồm hai phần diện tích ABG, tức là tổn thất vô ích về phía ngƣời mua và diện tích ACG, tức tổn thất vô ích về phía ngƣời bán. 153 Về mặt hình học, diện tích tổn thất vô ích của thuế đƣợc tính bằng: ΔW = ½ BC.AG = ½ t.ΔQ Tổn thất này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thuế suất t (tức cạnh đáy BC) và độ co giãn của cung và cầu (yếu tố quyết định mức độ giảm cầu ΔQ, tức là chiều cao AG của tam giác tổn thất ABC). Thuế suất càng cao, hoặc cung, cầu càng co giãn thì tổn thất vô ích do thuế gây ra sẽ càng lớn. 6.3.3.2. Thuế đánh vào bên cầu Đến đây, chúng ta chuyển qua xem xét thuế đánh vào bên cầu, gồm hai loại chính: Thuế tiêu dùng và phí sử dụng. Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Vì đánh thuế làm giảm lƣợng hàng hóa tiêu dùng nên thuế này thƣờng đƣợc dùng để nội hóa ngoại ứng tiêu cực do tiêu dùng gây ra, mà điển hình nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này đƣợc đánh vào một số hàng hóa phi khuyến dụng nhƣ thuốc lá, rƣợu bia, vì chính phủ cho rằng việc tiêu dùng những hàng hóa này không có lợi cho cá nhân ngƣời tiêu dùng và cho xã hội nói chung. Thuế tiêu dùng còn đƣợc dùng để khắc phục những thất bại về thông tin không đối xứng. Phí sử dụng là mức giá mà ngƣời sử dụng các hàng hóa và dịch vụ công cộng do chính phủ cung cấp phải trả. Phí sử dụng đƣợc dùng để hạn chế bớt việc sử dụng những HHCC có thể tắc nghẽn nhƣ cầu đƣờng và một số nguồn lực chung khác. Lập luận cơ bản cho việc áp dụng phí sử dụng là việc cung cấp công cộng HHCC thƣờng dẫn đến việc ngƣời tiêu dùng sẽ dùng HHCC này cho đến khi mức phí của việc sử dụng bằng lợi ích biên. Nếu HHCC khong tắc nghẽn thì MC = 0, do đó mức tiêu dùng hiệu quả hàng hóa này đạt khi MB = MC = 0 và đó cũng là điểm tiêu dùng đạt đƣợc khi miễn phí. Lúc này, cung cấp miễn phí HHCC đạt hiệu quả. Ngƣợc lại, khi HHCC có thể tắc nghẽn, chi phí biên của việc sử dụng HHCC đó tăng dần, chứ không bằng 0 nữa. Do đó, điểm tiêu dùng hiệu quả đạt khi MB = MC > 0, tức là thấp hơn so với mức tiêu dùng khi cung cấp miễn phí. Vì thế, trong điều kiện này, cần xác định một mức phí sử dụng để hạn chế bớt việc tiêu dùng quá mức. Ngoài ra, phí sử dụng còn có ƣu điểm là nó buộc ngƣời trực tiếp sử dụng các dịch vụ 154 đó phải trả, ít nhất là một phần, chi phí sản xuất những dịch vụ này, có nghĩa là buộc các cá nhân ít nhiều phải so sánh giữa lợi ích sử dụng dịch vụ công cộng với chi phí mình phải bỏ ra để trả phí. Nhờ đó, sẽ hạn chế đƣợc việc tiêu dùng quá mức. Tuy nhiên, dùng hệ thống phí sử dụng thƣờng bị coi là phân biệt đối xử với ngƣời nghèo, vì chúng ngăn cản ngƣời nghèo khỏi việc sử dụng các HHCC do chính phủ cung cấp chỉ vì họ không đủ khả năng chi trả. Tuy vậy, nếu cung cấp miễn phí và tài trợ bằng thuế thì không chỉ ngƣời nghèo đƣợc hƣởng lợi ích từ sự miễn phí đó mà ngay cả ngƣời giàu đang sử dụng các HHCC này cũng đƣợc hƣởng. Và nếu tỉ lệ ngƣời giàu sử dụng các dịch vụ đó khá lớn thì thực chất, việc cung cấp miễn phí đã phân phối lại lợi ích từ ngƣời nghèo sang ngƣời giàu. Ví dụ, ngƣời ta thấy rằng cầu về thụ hƣởng các dịch vụ công cộng nhƣ tham quan vƣờn quốc gia, viện bảo tàng rất co giãn theo thu nhập. Vì thế, nếu sử dụng phƣơng thức tài trợ bằng thuế cho các dịch vụ này thì đối tƣợng thụ hƣởng chủ yếu là ngƣời giàu chứ không phải ngƣời nghèo. Để vừa đảm bảo tạo đƣợc nguồn thu từ phí sử dụng để buộc các cá nhân phải so sánh lợi ích và chi phí bỏ ra khi sử dụng HHCC, vừa cho phép những nhóm ngƣời đặc biệt vẫn có khả năng thụ hƣởng các dịch vụ đó, ngƣời ta đã áp dụng một cơ cấu phân biệt giá cụ thể. Cơ cấu này cho phép giảm giá hoặc miễn phí cho một số đối tƣợng nhất định nhƣ ngƣời già, trẻ em, sinh viên, thƣơng binh... Q Q0 Q1 D S A B C G P Pm P0 Dt Hình 6.5: Tác động thuế bên cầu E Pb F 0 155 Tác động của thuế đánh vào bên cầu đƣợc minh họa trong hình 6.5 và đƣợc phân tích tƣơng tự nhƣ thuế đánh vào bên cung. Cân bằng thị trƣờng lúc đầu tại P0, Q0. Sau khi có thuế t đánh vào ngƣời mua, ngƣời mua biết rằng, với mỗi đơn vị hàng hóa họ mua, họ sẽ phải trả thêm t đồng tiền thuế. Do đó, họ chỉ sẵn sàng trả cho ngƣời bán ở mức (P0 – t). Kết quả là đƣờng cầu dịch chuyển từ D xuống Dt và cân bằng thị trƣờng mới đạt tại điểm C, tức Pb, Q1. Mức giá Pb chỉ là mức giá mà ngƣời mua phải trả cho ngƣời bán chứ chƣa phải số tiền thực sự mà họ phải trả cho hàng hóa. Muốn biết số tiền thực sự họ phải trả, cần cộng thêm thuế vào Pb. Nhƣng vì khoảng cách dọc giữa hai đƣờng cầu chính bằng t nên Pm = Pb + t. Tóm lại, mức giá mà ngƣời mua phải trả thực sự cho hàng hóa là Pm. Một lần nữa, thuế về danh nghĩa đánh vào ngƣời mua nhƣng thực tế là cả hai ngƣời mua và ngƣời bán đều cùng phải chịu. Cũng nhƣ thuế đánh vào bên cung, thuế đánh vào bên cầu cũng gây ra tổn thất vô ích của thuế là tam giác ABC, bao gồm phần tổn thất về phía ngƣời mua (ABG) và tổn thất về phía ngƣời bán (ACG). Đến đây có thể kết luận, tác động thực sự của thuế không phụ thuộc vào việc luật thuế quy định thuế do ai chịu. Tác động đó chỉ chịu ảnh hƣởng của độ co giãn của đƣờng cung và đƣờng cầu. Một điều dễ thấy là cả ngƣời mua và ngƣời bán khi phải chịu thuế đều cố gắng chuyển bớt thuế sang cho ngƣời kia. Nhƣng khả năng chuyển thuế của họ càng cao khi họ có thể phản ứng càng mạnh với sự thay đổi giá cả, tứ là đƣờng cầu (hoặc cung) càng co giãn. Điều này đƣợc minh họa cho trƣờng hợp thuế đánh vào bên cầu trong Hình 6.6 (Lƣu ý, kết luận của hình minh họa này không thay đổi nếu thuế đánh vào bên cung). 156 Trong Hình 6.6 (a), đƣờng cầu co giãn nhiều, đƣờng cung co giãn ít. Tƣơng ứng gánh nặng thuế của ngƣời mua (diện tích kẻ tô đậm) nhỏ hơn gánh nặng thuế của ngƣời bán (diện tích chấm chấm), hay nói cách khác, ngƣời bán chịu phần lớn thuế. Trái lại, trong Hình 6.6 (b), đƣờng cầu co giãn ít, đƣờng cung co giãn nhiều nên gánh nặng thuế chủ yếu rơi vào ngƣời mua (diện tích tô đậm lớn hơn diện tích chấm chấm). 6.3.4. Một số loại thuế tương đương Hai loại thuế tƣơng đƣơng nhau nếu phạm vi tác động của chúng y hệt nhƣ nhau. Ví dụ: thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng là tƣơng đƣơng với nhau; thuế tiêu dùng và thuế thu nhập lƣơng là tƣơng đƣơng với nhau; thuế thu nhập trọn đời và thuế tiêu dùng trọn đời (khi không có thừa kế và cho tặng) là tƣơng đƣơng với nhau. (1) Thuế thu nhập Loại thuế này đƣợc quy định tại Luật Thuế thu nhập nhập cá nhân. Đối tƣợng nộp thuế này là cá nhân có mặt thƣờng xuyên ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên, có nơi ở thƣờng trú, tạm trú ở Việt Nam. Các loại thu nhập chịu thuế gồm: từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, tiền lƣơng, thù lao, các khoản phụ, trợ cấp, thƣởng; thu nhập từ đầu tƣ vốn: 0 Q Q0 Q1 D S A B C P Pm P0 Dt Pb 0 Q Q0 Q1 D S A B C P Pm P0 Dt Pb Hình 6.6: Phân chia gánh nặng thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cung cầu Phần (a) Phần (b) 157 lãi cho vay, lợi tức cổ phần; thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán, bất động sản; trúng thƣởng; bản quyền; nhƣợng quyền thƣơng mại; thừa kế (2) Thuế tiêu thụ Đây là loại thuế thu nhằm các mục đích đặc biệt nhƣ hạn chế tiêu thụ hàng hóa. Loại thuế này cũng có riêng một luật quy định là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ban hành từ năm 1998, sửa đổi bổ sung các năm 2003, 2008, 2014, 2016. Theo đó hàng hóa: thuốc lá, rƣợu, bia, xe ôtô dƣới 24 chỗ, xe máy, tàu bay, du thuyền, bài lá, hàng mã, hay các dịch vụ: kinh doanh vũ trƣờng, massage, karaoke, đặt cƣợc, golf, xổ số đều là đối tƣợng chịu thuế. (3) Thuế giá trị gia tăng (VAT) Luật Thuế giá trị gia tăng định nghĩa đây là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng. Cũng theo nội dung Luật này, ngƣời nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. (4) Thuế tài nguyên Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc qui định. Đối tƣợng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác nhƣ vật liệu xây dựng tự nhiên. Đối tƣợng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nƣớc đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nƣớc. (5) Thuế Xuất nhập khẩu 158 Thuế xuất nhập khẩu đƣợc quy định tại Luật thuế xuất nhập khẩu số 45/2005/QH 11 : Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tƣợng chịu thuế là các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.Đối tƣợng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu. Mức thuế xuất nhập khẩu thƣờng xuyên thay đổi (theo quý), mức thuế từ 0% đến 45%. 6.4. Chuyển thuế 6.4.1. Vai trò của giá cả trong sự chuyển thuế Dịch chuyển thuế (shift in tax) là việc một khoản thuế bị chuyển từ ngƣời nộp thuế theo luật thuế sang một ngƣời nào đó. Chẳng hạn, cơ quan thuế đánh thuế vào quỹ lƣơng của các doanh nghiệp để tăng nguồn thu. Các doanh nghiệp coi khoản thuế này là sự gia tăng chi phí sản xuất của họ và tăng giá với quy mô tƣơng ứng. Nếu việc tăng giá không làm giảm doanh thu, thì chính ngƣời tiêu dùng (tức ngƣời mua hàng hóa), chứ không phải các doanh nghiệp, phải nộp loại thuế này. Nhƣ vậy, ở đây chúng ta thấy có sự dịch chuyển thuế từ doanh nghiệp (ngƣời phải nộp thuế theo luật) sang ngƣời tiêu dùng (ngƣời thực sự nộp thuế). Khi muốn đánh thuế kinh doanh lên một ngành thì nhà nƣớc cần phải cân nhắc vấn đề đối tƣợng chịu thuế, hay nói khác là ai sẽ phải trả khoản thuế này. Dịch chuyển thuế nói đến cách thức mà một pháp nhân bị đánh thuế cố gắng chuyển gánh nặng thuế nhắm vào mình sang những nhóm khác trong nền kinh tế. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự dịch chuyển thuế? Độ co giãn cung, cầu ΔPD/T=ES/(ES-ED) + Khi cầu không co giãn đối với giá hoặc cung co giãn đối với giá thì ngƣời tiêu dùng chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. + Khi cầu co giãn đối với giá hoặc cung không co giãn đối với giá thì ngƣời sản xuất chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. Kết luận về phân bổ gánh nặng thuế: 159 Gánh nặng thuế thực sự không phụ thuộc vào ai là ngƣời chịu thuế theo luật định. Việc đánh thuế vào phía cung hay phía cầu cho kết quả giống nhau về số thu thuế và phân bổ gánh nặng thuế. Phía nào (cung hay cầu) có độ co giãn nhỏ hơn sẽ chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. 6.4.2. Chuyển thuế thuận và chuyển thuế nghịch Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hƣởng luật định và phạm vi ảnh hƣởng kinh tế của thuế gọi đƣợc gọi là chuyển thuế. Có thể có hai dạng chuyển thuế. Chuyển thế thuận chiều: là sự chuyển thuế từ ngƣời sản xuất, khi họ là ngƣời chịu thuế theo luật định, sang cho ngƣời tiêu dùng dƣới dạng nâng cao giá hàng. Chuyển thuế nghịch chiều: là sự chuyển thuế từ ngƣời tiêu dùng, khi họ là đối tƣợng chịu thuế luật định, sang cho ngƣời sản xuất hay ngƣời bán hàng bằng làm giảm giá hàng hóa chịu thuế. 6.4.3. Chuyển thuế thông qua các thương vụ Thông qua M&A, doanh nghiệp này mua phần vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp khác. Nếu chủ sở hữu vốn là cá nhân, khi chuyển nhƣợng sẽ áp thuế thu nhập cá nhân. Nếu chủ sở hữu vốn là doanh nghiệp, khi chuyển nhƣợng thì thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tóm lại, vốn cổ phần, chứng khoán hay phần vốn góp thì mỗi khi đƣợc chuyển nhƣợng cho tổ chức hay cá nhân, bên chuyển nhƣợng đều phải chịu thuế. Ngoài ra, việc chuyển nhƣợng vốn mà gắn với tài sản, bất động sản thì áp dụng thêm các loại thuế gián thu liên quan đến tài sản, bất động sản đƣợc chuyển nhƣợng. Một công ty chuyển nhƣợng cổ phần hay phần vốn đầu tƣ đƣợc xếp vào diện chuyển nhƣợng vốn trực tiếp. Quản lý thuế đối với hoạt động này tƣơng đối thuận lợi vì đã đƣợc luật hóa và đƣợc quy định cụ thể tại các văn bản hƣớng dẫn. Nếu bên chuyển nhƣợng cổ phần hoặc phần vốn là doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam thì doanh nghiệp trực tiếp kê khai, còn nếu bên chuyển nhƣợng là cá nhân thì họ 160 phải nộp thuế thông qua doanh nghiệp trƣớc khi doanh nghiệp làm thủ tục chuyển tên nắm giữ cổ phần, phần vốn cho bên mua. Tuy nhiên, chuyển nhƣợng vốn gián tiếp lại phức tạp hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình phức tạp, thông qua nhiều tầng nấc. Đơn cử nhƣ Công ty A nắm giữ Công ty B, Công ty B nắm giữ Công ty C và Công ty C lại có phần vốn trong Công ty D. Và Công ty A mới thực hiện chuyển nhƣợng phần vốn nắm giữ trong công ty B, công ty C cho doanh nghiệp khác trong khi công ty C vẫn giữ nguyên phần vốn trong công ty D và công ty D vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thƣờng. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong nƣớc chuyển nhƣợng vốn gián tiếp khó nhất là xác định giá chuyển nhƣợng phần vốn trong công ty TNHH và giá cổ phần của công ty chƣa niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, nhƣng về cơ bản vẫn quản lý đƣợc vì “doanh nghiệp ông bà, bố mẹ” đều hiện diện ở Việt Nam. Khó khăn nhất, phức tạp nhất vẫn là quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhƣợng vốn gián tiếp của doanh nghiệp ở nƣớc ngoài là doanh nghiệp cấp trên của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ví dụ điển hình gần đây là vụ chuyển nhƣợng hệ thống Big C Việt Nam. Tập đoàn Casino (Pháp) sở hữu thƣơng hiệu Big C trên toàn cầu, đầu tƣ vào hệ thống Big C Việt Nam thông qua công ty liên kết có trụ sở ở Hongkong (Cavi Retail Ltd HongKong). Casino chuyển nhƣợng phần vốn tại hệ thống Big C Việt Nam cho Tập đoàn Central Group (Thái Lan) là chuyển nhƣợng vốn gián tiếp thông qua Cavi Retail. Nhƣng dù Casino chuyển nhƣợng vốn cho ai, chuyển nhƣợng ở khâu nào, ở tầng nấc nào, cơ quan thuế có thể yêu cầu giải trình. Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, hệ thống siêu thị của Big C vẫn hiện diện và kinh doanh tại Việt Nam thì chủ sở hữu có nghĩa vụ đóng thuế trƣớc khi hoàn tất việc chuyển nhƣợng và đây cũng là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho chủ sở hữu mới có quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa thuế và hiệu quả kinh tế xã hội 2. Trình bày nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa thuế và công bằng xã hội 3. Vai trò của giá trong chuyển thuế, chuyển thuế thuận, nghịch 4. Phân tích chuyển thuế thông qua co giãn của tuyến cầu và co giãn của chi phí cận biên 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS Phạm Văn Vận, Th.S Vũ Cƣơng (2005), Giáo trình kinh tế công cộng, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê. 2. PGS. TS Nguyễn Văn Dần, TS Đỗ Thị Thục (2013), Giáo trình kinh tế công cộng, Học viện Tài chính, NXB Tài Chính. 162 MỤC LỤC Chƣơng 1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Kinh tế công cộng trong nền kinh tế ................................................................. 3 1.1.1. Nền kinh tế hỗn hợp ................................................................................ 3 1.1.2. Khu vực công cộng ................................................................................. 6 1.1.3. Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế ................................................ 7 1.2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của Kinh tế công cộng ..... 10 1.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 10 1.2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13 1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 13 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................. 15 Chƣơng 2. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ ........................... 16 2.1. Cơ sở kinh tế để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế ....................................... 16 2.1.1. Độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo ................................................. 16 2.1.2. Ảnh hƣởng ngoại ứng ................................................................................. 16 2.1.3. Thông tin không hoàn hảo .......................................................................... 16 2.1.4. Hàng hóa công cộng ................................................................................... 17 2.1.5. Bất ổn định kinh tế ..................................................................................... 18 2.1.6. Một số cơ sở khác cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế .......... 18 2.2. Chức năng và nguyên tắc can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế .................. 20 2.2.1. Chức năng của Chính phủ .......................................................................... 20 2.2.2. Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trƣờng ................................................................................................................... 22 2.3. Tính tất yếu khách quan của việc Chính phủ điều tiết nền kinh tế.................... 23 2.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc Chính phủ điều tiết vi mô nền kinh tế .. 23 2.3.2. Tính tất yếu khách quan của việc Chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế .. 24 2.4. Những hạn chế của Chỉnh phủ khi can thiệp vào nền kinh tế ........................... 26 2.4.1. Hạn chế do thiếu thông tin .......................................................................... 26 2.4.2. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân ..................... 27 2.4.3. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính ......................... 27 2.4.4. Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng ........................................... 27 2.5. Lựa chọn công cộng .......................................................................................... 28 2.5.1. Chính phủ lựa chọn nhƣ thế nào ................................................................. 28 163 2.5.2. Các nguyên tắc ra quyết định khác nhau .................................................... 31 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................. 48 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG PHÂN BỔ NGUỒN NHÂN LỰC .............................................................................................................................. 49 3.1. Ngoại ứng .......................................................................................................... 49 3.1.1. Ảnh hƣởng ngoại ứng trong sản xuất ......................................................... 49 3.1.2. Ảnh hƣởng ngoại ứng trong tiêu dùng ....................................................... 52 3.1.3. Các giải pháp tƣ nhân đối với ảnh hƣởng ngoại ứng ................................. 55 3.2. Hàng hóa công cộng .......................................................................................... 58 3.2.1. Phân loại hàng hóa công cộng .................................................................... 58 3.2.2. Cung cầu về hàng hóa công cộng ............................................................... 62 3.2.3. Đánh thuế gây ra méo mó và cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả ................................................................................................................. 71 3.2.4. Vấn đề ngƣời hƣởng lợi không phải trả tiền .............................................. 73 3.2.5. Một số hàng hóa công cộng quan trọng ..................................................... 74 3.3. Độc quyền .......................................................................................................... 76 3.3.1. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền ............................................................. 76 3.3.2. Tổn thất phúc lợi do độc quyền .................................................................. 78 3.3.3. Lợi nhuận độc quyền có phải là một tổn thất xã hội .................................. 79 3.3.4. Các giải pháp can thiệp của Chính phủ ...................................................... 82 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................. 83 CHƢƠNG 4: HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG ............................................................. 84 4.1. Lý thuyết bàn tay vô hình và hiệu quả của thị trƣờng cạnh tranh ..................... 84 4.2. Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực ................................................. 86 4.2.1. Hiệu quả Pareto .......................................................................................... 86 4.2.2. Điều kiện đạt hiệu quả Pareto ..................................................................... 87 4.2.3. Điều kiện biên về hiệu quả ......................................................................... 88 4.3. Phân phối thu nhập và tối đa hóa phúc lợi xã hội ............................................. 89 4.3.1. Một số lý thuyết vè phân phối lại thu nhập ................................................ 89 4.3.2. Lựa chọn xã hội .......................................................................................... 96 4.4. Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội ............................................................. 100 4.4.1. Khái niệm về công bằng xã hội ................................................................ 100 4.4.2. Thƣớc đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ..................... 101 4.4.3. Nguồn gốc gây ra bất bình đẳng trong xã hội .......................................... 106 4.4.4. Lý do can thiệp của Chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội ............ 108 164 4.4.5. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội .......................... 109 CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 113 CHƢƠNG 5: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHI TIÊU CÔNG ................................. 114 5.1. Phân tích chi phí và lợi ích .............................................................................. 114 5.1.1. Phân tích lợi ích và chi phí của tƣ nhân ................................................... 114 5.1.2. Phân tích chi phí – lợi ích xã hội .............................................................. 122 5.2. Phân tích chính sách chi tiêu công .................................................................. 126 5.2.1. Sự cần thiết phải có chƣơng trình ............................................................. 126 5.2.2. Những thất bại của thị trƣờng ................................................................... 127 5.2.3. Những hình thức can thiệp của Chính phủ ............................................... 128 5.2.4. Những hậu quả mang tính hiệu quả .......................................................... 129 5.2.5. Những hậu quả của việc phân phối .......................................................... 130 5.2.6. Đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả ...................................................... 131 5.2.7. Đánh giá chƣơng trình .............................................................................. 133 5.3. Khuynh hƣớng và ý nghĩa của chi tiêu công cộng .......................................... 134 5.3.1. Gia tăng chi phí theo chiều sâu của nhiệm vụ Chính phủ .................. 134 5.3.2. Gia tăng chi phí theo chiều rộng của các nhiệm vụ Chính phủ .......... 134 5.3.3. Những quan điểm đối với gia tăng chi tiêu công ................................ 134 5.3.4. Kiểm soát chi tiêu công cộng .............................................................. 136 CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 140 CHƢƠNG 6: THUẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ................................................. 141 6.1. Tài nguyên công .............................................................................................. 141 6.2. Thiết kế một hệ thống thuế .............................................................................. 141 6.2.1. Thuế và hiệu quả ...................................................................................... 141 6.2.2. Thuế và công bằng .................................................................................... 145 6.2.3. Kết luận về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả ............................... 145 6.3. Phân chia gánh nặng của thuế ......................................................................... 146 6.3.1. Ai là ngƣời chịu thuế ................................................................................ 146 6.3.2. Tác động của thuế đến kết cục thị trƣờng ................................................ 147 6.3.3. Hệ số co giãn và ảnh hƣởng của thuế ....................................................... 150 6.3.4. Một số loại thuế tƣơng đƣơng .................................................................. 156 6.4. Chuyển thuế ..................................................................................................... 158 6.4.1. Vai trò của giá cả trong sự chuyển thuế ................................................... 158 6.4.2. Chuyển thuế thuận và chuyển thuế nghịch ............................................... 159 6.4.3. Chuyển thuế thông qua các thƣơng vụ ..................................................... 159 165 CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................ 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 161

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_cong_cong_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan