Giáo trình Kinh tế học

Cầu về vốn Mỗi mức giá thuê vốn hiện vật thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ yếu tố sản xuất. Từ đây cho ta khái niệm: sản phẩm giá trị cận biên của vốn (MVPK – Marginal Value Product of Capital). Sản phẩm giá trị cận biên của vốn là mức gia tăng doanh thu khi sử dụng thêm một đơn vị vốn (giá cả sản phẩm không đổi). Với lực lượng lao động cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng thì MVPK sẽ giảm xuống khi lượng vốn tính trên đầu công nhân tăng dần lên, mặc dù giá cả sản phẩm của doanh nghiệp không thay đổi. Điều này do MPK tuân theo quy luật: năng suất cận biên của yếu tố sản xuất giảm dần. Đường MVPK của doanh nghiệp dốc xuống. 2.3. Cung về vốn 2.3.1. Trong ngắn hạn Mức cung các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định, bởi các tài sản, vật chất của sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp không thể ngày một ngày hai có thể xây dựng. Đối với toàn bộ nền kinh tế cung ứng các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là không đổi, đường cung là đường thẳng đứng. 2.3.2. Trong dài hạn Tổng lượng vốn trong nền kinh tế thay đổi các máy móc mới được xây dựng, quy mô cung ứng dịch vụ vốn tăng. Điều này đòi hỏi phải có đầu tư mới về cung ứng của thị trường vốn. Để có đầu tư mới, các nhà đầu tư phải đạt giá cho thuê cần có: mức tối thiểu của giá cho thuê cần có phải bằng với chi phí hàng năm của vốn. Trong dài hạn giá cho thuê càng cao, lượng đầu tư và cung ứng vốn càng lớn. Đường cung là đường dốc lên phản ánh mức cung của vốn tăng cùng chiều với giá cho thuê.

pdf126 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,80 7,80 7,00 7,10 7,20 7,50 8,00 9,00 15,47 12,80 11,00 10,43 10,06 10,00 10,22 11,00 Nếu thị trường là hoàn toàn cạnh tranh và tổng cầu có đặc tính như trong bảng sau: Giá 3.65 4,40 5,20 6,00 6,80 7,60 8,40 9,20 10,0 10,8 11,6 12,4 13,2 14,0 14,8 Lượng cầu 500 475 450 425 400 375 350 325 300 275 250 225 200 175 150 12. Doanh nghiệp thường thay thế một yếu tố sản xuất này bằng một yếu tố khác khi giá yếu tố thay đổi, nông dân thay lao động chân tay bằng máy kéo khi giá thuê lao động trở nên mắc mỏ. Trong những thay đổi sau đây, sự thay thế nào kèm theo không thay đổi kỹ thuật và thay thế nào có thay đổi kỹ thuật: a. Khi giá xăng dầu tăng, nhà máy phát điện thay turbin dầu bởi turbin khí. b. Cửa hàng sách giảm 60% nhân viên bán hàng sau khi lập dịch vụ bán hàng qua internet. c. Trong thời kỳ 1970-1995, nhà in giảm 200 nhân công làm chế bản kim loại và tăng 100 nhân công làm chế bản điện tử trên máy tính. 13. Tại sao nếu sản lượng biên đang giảm thì sản lượng trung bình luôn luôn cao hơn sản lượng biên. Giải thích bằng biện luận và bằng phương pháp đại số. 14. Giải thích tại sao các kết luận về doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh sau đây là sai, và cần phải được sửa lại như thế nào cho đúng: a. Doanh nghiệp cạnh tranh sẽ sản xuất ở mức giá bằng với biến phí trung bình. b. Doanh nghiệp sẽ đóng cửa khi giá thấp hơn mức tối thiểu của phí trung bình c. Đường cung của doanh nghiệp chỉ tuỳ thuộc vào phí biên của nó. Quyết định cung của doanh nghiệp không tuỳ thuộc vào các loại phí khác. d. Qui tắc P = MC được áp dụng cho tất cả các trường hợp đường MC dốc lên, nằm ngang, dốc xuống. 96 Giáo trình Kinh tế Vi mô e. Doanh nghiệp cạnh tranh hoạt động ở điều kiện giá bằng phí biên. 15. Giả sử hàm sản xuất cải bắp của một trang trại có dạng (K là vốn, L là lao động): Q = 2 K½ . L½ Trong ngắn hạn, trang trại vốn vay K = 100 và phải trả tiền lãi 1 đồng trên một đơn vị vốn vay. Giả sử chủ trang trại có thể thuê lao động ở mức lương bằng 1 đồng, đường cung ngắn hạn cải bắp của trang trại này có dạng như thế nào (q là một hàm theo p); tìm mức cung với giá cải bắp bằng 1 đồng, 2 đồng. 16. Hàm sản xuất của một sản phẩm có dạng (K là vốn, L là lao động): Q = K½ . L½ a. Tìm sản lượng trung bình của lao động (APL) và của vốn (APK). Vẽ đồ thị của APL với K = 100. b. Tìm sản lượng biên của L và của K. c. Vẽ đường biễu diễn của đường đồng sản lượng q = 10. 17. Tìm tỉ lệ thay thế kỹ thuật RTS trên đường isoquant q = 10 và ở các điểm: K = L = 10; K = 25 L = 4; và K = 4 L = 25. Hàm sản xuất này có RTS giảm dần không? 97 Giáo trình Kinh tế Vi mô CHƯƠNG 5. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN Giới thiệu: Cạnh tranh và độc quyền là những vấn đề nội tại của nền kinh tế thị trường. Trong khi nhiều quốc gia khác đã trải qua thời gian dài tích lũy kinh nghiệm giải quyết những vấn đề này, Việt Nam mới tiến hành quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hơn hai thập kỷ. Vì vậy, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn cả về lý thuyết lẫn thực tế trong việc bảo vệ cạnh tranh hiệu quả. Xuất phát từ đặc thù hoàn cảnh riêng, lạm dụng vị trí thống lĩnh là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở thị trường Việt Nam. Do đó nghiên cứu vấn đề này có tầm quan trọng đáng kể cho cải cách nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu: - Giải thích được khái niệm thị trường và phân biệt được các hình thái thị trường; - Giải thích được hành vi của các doanh nghiệp trong các hình thái thị trường; - Phân tích được các loại hình cạnh tranh và độc quyền trên thị trường Việt Nam hiện nay; - Nghiêm túc khi nghiên cứu. Nội dung chính: 1. Cạnh tranh hoàn hảo 1.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo 1.1.1. Khái niệm Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó mỗi người bán và người mua đều không thể gây ảnh hưởng tới thị trường. 1.1.2. Điều kiện - Có vô số người sản xuất, người bán cùng một mặt hàng đồng nhất có cùng phẩm chất. - Giá cả hàng hóa hoàn toàn do thị trường quyết định. - Hệ thống thị trường phát triển tối đa, mua bán hoàn toàn dễ dàng. - Việc tham gia hay rút khỏi một ngành nào đó không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào. 1.1.3. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo 98 Giáo trình Kinh tế Vi mô Hình 5.1. Đường cầu trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo Vì không người bán nào chi phối được giá cả thị trường do đó doanh nghiệp đứng trước đường cầu nằm ngang : P = AR = MR Doanh thu, chi phí và lợi nhuận Đường cầu nằm ngang cho tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là đường thẳng. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng có chênh lệch giữa TR và TC là cực đại : theo điều kiện biên : MR = MC Hình 5.2. Đường doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo 1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn 1.2.1. Mức cung của doanh nghiệp Q D P P O Q D O P O Q Pr TR TC TR,TC&Pr Đường cầu của doanh nghiệp Đường cầu của thị trường 99 Giáo trình Kinh tế Vi mô Mức cung của doanh nghiệp được xác định bởi P = MC. Hình vẽ cho thấy tình trạng chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp, trước 4 mức giá của thị trường. Hình 5.3. Quyết định cung ứng trong ngắn hạn của Doanh nghiệp - Nếu doanh nghiệp đứng trước mức giá P4 doanh nghiệp sản xuất tại mức Q4. Vì P4 > SAC nên doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa. - Nếu gặp mức giá P1 (P1 = SAVC) doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất đều lỗ như nhau. Giá P1 được gọi : giá đóng cửa (hay ngưỡng cửa ngưng hoạt động). Bất kỳ mức giá nào thấp hơn P1 đều nằm dưới điểm cực tiểu của SAVC, doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất, vì ngưng sản xuất thì lỗ ít hơn là sản xuất. - Tại mức giá P3 (P3 = SAC) doanh nghiệp huề vốn. Như vậy tất cả các mức giá trong khoảng từ P1 đến P3, doanh nghiệp không ló lợi nhuận nhưng tiếp tục sản xuất thì tốt hơn là đóng cửa. Vì sản xuất lỗ ít hơn đóng cửa, hành vi này gọi là tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn. - Ở giữa hai điểm A và C, doanh nghiệp bị lỗ vì giá thấp hơn chi phí trung bình. Tuy nhiên, nếu giá nằm giữa P1 và P2, doanh nghiệp có thể bù đắp được phần nào chi phí cố định nên doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất. Chẳng hạn, khi giá là P2, doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng tương ứng với điểm B trên đường SMC là Q2. Tại sao doanh nghiệp bị lỗ mà vẫn không rút khỏi ngành? Doanh nghiệp có thể hoạt động và chịu lỗ vì hy vọng trong tương lai giá của sản phẩm sẽ tăng hay có thể giảm được chi phí sản xuất nên doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận trong tương lai. Thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương án: tiếp tục sản xuất hay tạm thời đóng cửa. Doanh nghiệp sẽ chọn phương án nào có lợi hơn. Nếu không sản xuất, doanh nghiệp sẽ chịu lỗ cả phần chi phí cố định. Còn nếu tiếp tục sản xuất doanh nghiệp chỉ lỗ một phần chi phí cố định. Khi đó, giá thấp hơn tổng chi phí trung bình (P <SAC) nhưng vẫn còn cao hơn chi phí biến đổi trung bình (P > SAVC) nên doanh nghiệp có thể bù đắp được chi phí biến đổi (VC) và phần giá dôi ra so với SAVC có thể dùng để bù đắp Q1 Q2 Q3 P P4 P3 P2 P1 Q O Q4 SAVC SAC SMC D C B A 100 Giáo trình Kinh tế Vi mô phần nào chi phí cố định. Do vậy, doanh nghiệp không lỗ hết phần chi phí cố định nên tiếp tục sản xuất vẫn có lợi hơn. Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở bất kỳ mức giá nào cao hơn P1 (cũng chính là mức chi phí biến đổi trung bình cực tiểu) vì tại các mức giá đó, doanh nghiệp sẽ trang trải được chi phí biến đổi trong ngắn hạn và phần nào bù đắp được chi phí cố định. Doanh nghiệp sẽ ngưng hoạt động khi giá thấp hơn P1 vì khi đó nếu tiếp tục sản xuất, doanh nghiệp thậm chí không bù đắp đủ chi phí biến đổi và sẽ lỗ nặng hơn là khi ngưng sản xuất. Mức giá P1 gọi là mức giá đóng cửa hay mức giá bắt đầu sản xuất. Ở những mức giá khác nhau, doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng tương ứng với các điểm nằm trên đường SMC tại mức giá đó. Hay nói cách khác, các điểm nằm trên đường SMC cho biết sản lượng mà doanh nghiệp sẽ cung ứng ở những mức giá nhất định. Do vậy, ta có thể gọi đường SMC chính là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ bắt đầu sản xuất khi giá từ chi phí biến đổi trung bình cực tiểu trở lên nên đường cung chỉ tồn tại phía trên điểm A, tại đó đường SMC cắt ngang điểm thấp nhất trên đường SAVC. Kết luận: - Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có: P > AC. - Doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ khi thị trường có mức giá : AC > P > AVC. 1.3. Đường cung trong ngắn hạn Đường biểu thị số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất tại từng mức giá là đường cung của doanh nghiệp. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn là phần phía trên của đường MC tính từ mức giá: P = SAVC. Rút ra: Hàm cung của doanh nghiệp là hàm MC 1.3.1. Đường cung ngắn hạn của thị trường Cung của thị trường là tổng mức cung của cá nhân (doanh nghiệp) ở các mức giá : Với QS: hàm cung của thị trường (tính bằng số lượng). qS: hàm cung của các doanh nghiệp (tính bằng số lượng). 1.3.2. Thặng dư sản xuất (Surplus Production) Khái niệm: Thặng dư sản xuất là sự chênh lệch giữa giá bán hàng hóa so với chi phí cận biên để sản xuất ra hàng hóa. SS qQ Σ= dQ dV dQ dTC MC == 101 Giáo trình Kinh tế Vi mô Hình 5.4. Thặng dư sản xuất Khi các yếu tố khác không đổi, trên đồ thị đường cung: P= aQ + b: thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới đường giá. 1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn 1.4.1. Khả năng điều chỉnh sản xuất Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào sản xuất bao gồm cả quy mô, địa điểm của nhà máy, doanh nghiệp. Đường LAC cho phép nó sản xuất ở bất cứ mức sản lượng nào với chi phí thấp nhất. 1.4.2. Mức cung của doanh nghiệp Hình 5.5. Mức cung trong dài hạn Trong dài hạn: 2 )( QbPPS −= D P PS S O Q b p E Q D LAC O Q Q4Q2 P3 P2 LMC P C Q3 P4 B 102 Giáo trình Kinh tế Vi mô - Nếu thị trường có mức giá P4 điều kiện biên (P = MC) cho phép doanh nghiệp quyết định mức sản lượng Q4, tại Q4: mức giá P4 > LAC doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. - Nếu thị trường có mức giá P3 (P3 = LAC) doanh nghiệp huề vốn. Mức giá P3 được gọi là ngưỡng cửa sinh lời vì tại bất cứ mức giá nào thấp hơn P3 trong dài hạn doanh nghiệp phải rời ngành, tại bất cứ mức giá nào cao hơn P3 doanh nghiệp có lợi nhuận trên thị trường đơn vị sản phẩm. Kết luận - Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có P > LAC. - Doanh nghiệp buộc phải rời ngành khi thị trường có P < LAC. - Tại mức P = LAC doanh nghiệp hòa vốn. 1.4.3. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần phía trên của đường LMC, bắt đầu từ mức giá P = LAC. 1.4.4. Cân bằng cạnh tranh dài hạn Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do nhập, xuất ngành.Vì vậy trong dài hạn trạng thái cân bằng của doanh nghiệp và ngành là không lời, không lỗ, TR = TC, trên thị trường P = LAC doanh nghiệp chỉ thu được chi phí cơ hội. Sở dĩ doanh nghiệp và ngành cạnh tranh đạt trạng thái P = LAC là cân bằng dài hạn bởi trong trạng thái này không doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hay rút khỏi ngành, cung cầu và giá cả thị trường bình ổn, khác với trạng thái đang có lợi nhuận cao hay đang thua lỗ. 2. Độc quyền 2.1. Độc quyền bán 2.1.1. Khái niệm Là thị trường chỉ có một người bán duy nhất về một sản phẩm riêng biệt, không có sản phẩm thay thế. Đặc điểm Đường cầu của doanh nghiệp đồng thời là đường cầu của thị trường, do đó doanh nghiệp có quyền định giá sản phẩm trong khuôn khổ là: doanh nghiệp định giá thị trường quyết định sản lượng, doanh nghiệp quyết định mức sản lượng, thị trường quyết định giá. Không hình thành đường cung sản phẩm. Các lý do đưa đến độc quyền - Độc quyền do giảm chi phí nhờ quy mô. - Độc quyền do sở hữu nguyên liệu chủ yếu. - Độc quyền nhờ sở hữu bằng phát minh. 103 Giáo trình Kinh tế Vi mô - Độc quyền do luật lệ giấy phép của chính phủ. 2.1.2 Độc quyền bán tối đa hóa lợi nhuận Trong ngắn hạn Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại điều kiện biên: MR = SMC doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa. Hình 5.6. Lợi nhuận độc quyền bán trong ngắn hạn Trong dài hạn Doanh nghiệp độc quyền điều chỉnh chi phí đạt điều kiện: LMC = MR = LAC xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận đồng thời là mức sản lượng tối ưu. Hình 5.7. Lợi nhuận độc quyền bán trong dài hạn 2.1.3. Định giá của doanh nghiệp độc quyền Hàm cầu (tức hàm AR) và hàm MR có mối tương quan về toán học, tương quan này thể hiện thông qua hệ số co giãn của cầu đối với giá (ED) từ đó suy ra: ) 1 ( + = D D E EMRP P O Q1 Q P1 MR SMC SAC LMC LAC Q1 Q O P2 P MR 104 Giáo trình Kinh tế Vi mô Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thì MR = MC, vì vậy: 2.1.4. Chi phí xã hội cho độc quyền bán Độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng bị thiệt hại còn nhà độc quyền được lợi. Nếu như không có độc quyền người sản xuất và người tiêu dùng đều thu được lợi ích như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì : xã hội đã mất không vì sức mạnh độc quyền, đúng bằng thặng dư tiêu dùng cộng với thặng dư sản xuất điều này thể hiện ở hình vẽ dưới đây: Hình 5.8. Chi phí cho độc quyền bán trong dài hạn Diện tích A & B là mất không cho độc quyền. 2.2. Độc quyền mua 2.2.1. Khái niệm Là thị trường trong đó chỉ có một người mua : một cá nhân, một tập đoàn độc quyền. Nguyên lý mua Người ta mua hàng hóa cho đến số lượng mà đơn vị mua cuối cùng đem lợi ích cận biên đúng bằng chi phí trả cho đơn vị cuối cùng đó: ME = MU Với ME (Marginal Expense) chi tiêu cận biên: mức chi trả tăng thêm khi mua thêm một đơn vị hàng hóa. Trong cạnh tranh hoàn hảo người mua chấp nhận giá thị trường (Tất cả hàng hóa một doanh nghiệp mua là cùng một giá). Vì vậy chi tiêu cận biên bằng chi tiêu bình quân, bằng giá bán. ME = AE = P Với AE (Average Expense) : chi tiêu bình quân P : giá cả hàng hóa MC A B D Q Q Pm Pc O Qm Qc MR ) 1 ( + = D D E EMCP 105 Giáo trình Kinh tế Vi mô 2.2.2. Chi phí xã hội cho độc quyền mua Đối với người mua độc quyền thì khác hẳn : đường cung thị trường là đường chi tiêu bình quân (AE) của độc quyền.Vì vậy ME của nó nằm trên AE. Nhà độc quyền mua số lượng hàng hóa tại: ME = MU (MU là đường cầu) còn giá cả được quyết định bởi AE (đường cung của thị trường). Hình dưới đây mô tả : xã hội mất không cho sức mạnh độc quyền mua là phần diện tích A & B (tương tự như độc quyền bán) Hình 5.9. Chi phí cho độc quyền mua 2.2.3 Phân biệt giá cả Phân biệt giá cấp một Phân biệt giá cấp một (hay phân biệt đối xử hoàn hảo) là bán từng đơn vị sản phẩm với giá khác nhau để bất cứ đơn vị sản phẩm nào cũng có P = MR. Hình 5.10a. Mối quan hệ giữa lợi nhuận, chi phí biên và lợi nhuận biên. Hình vẽ trên đây cho thấy khi tính một giá cho tất cả các khách hàng nhà độc quyền sản xuất tại: B với MR = MC sản lượng Q1, giá bán P thu lợi nhuận: FP1AB Q B A P Pc Pm Qm Qc D(MU) S(AE) ME O F E B MC C A P1 Q1 Q2 Q P & MR O MR (D) 106 Giáo trình Kinh tế Vi mô Khi áp dụng chính sách phân biệt giá, nhà độc quyền bán từng sản phẩm với giá khác nhau: sản phẩm đầu tiên: P = E sản phẩm cuối cùng của Q1: P = P1. Đường cầu trở thành đường MR nhà độc quyền thu lợi nhuận tăng lên bằng P1EA. Như thế nhà độc quyền mở rộng sản xuất đến C với lượng Q2 lợi nhuận gia tăng thêm: BAC Phân biệt giá cấp hai Là đặt ra các mức giá theo khối lượng hàng hóa hay dịch vụ bán ra, mua nhiều giá hạ, mua ít giá cao. Hình dưới đây biểu thị 3 khối hàng hóa với 3 mức giá tương ứng P1, P2, P3 cách phân biệt này cho phép nhà độc quyền thu được lợi nhuận cao hơn, đồng thời người tiêu dùng cũng được lợi nhờ mua nhiều, giá hạ. Tuy nhiên phân biệt giá cấp hai chỉ thực hiện được trong điều kiện hiệu suất tăng dần theo quy mô, và các khách hàng của các khối hàng hóa không được bán lại hàng hóa cho nhau. Hình 5.10b. Mối quan hệ giữa lợi nhuận, chi phí biên và lợi nhuận biên. Phân biệt giá cấp ba Là đặt ra các mức giá theo các nhóm khách hàng, mỗi nhóm được ấn định với một đường cầu riêng biệt phù hợp. Đây là hình thức phân biệt giá phổ biến nhất cho phép nhà độc quyền đạt được giá cả độc quyền, khai thác mọi đối tượng. Phân biệt này đòi hỏi doanh thu cận biên (MR1, MR2) từ các mức sản lượng Q1, Q2 theo các D1, D2 phải bằng nhau và bằng với doanh thu biên chung và chi phí chung. MR1 = MR2 = MRT = MC Còn số lượng sản phẩm: Q1 + Q2 + = QT AC MC P2 P Pm P3 MR Khối 1 Khối 3 O Khối 2 P1 Q 107 Giáo trình Kinh tế Vi mô Ư Hình 5.10c. Mối quan hệ giữa lợi nhuận, chi phí biên và lợi nhuận biên 3. Cạnh tranh độc quyền 3.1. Khái niệm và đặc điểm Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường hỗn hợp, đan xen giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền hoàn toàn, chia làm hai loại: - Cạnh tranh độc quyền - Độc quyền nhóm Cạnh tranh độc quyền là có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại sản phẩm có cùng công dụng nhưng khác nhau về nhãn hiệu, mẫu mã, chất lượng, uy tín và giá cả. Độc quyền nhóm là có một số ít doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại hàng hóa đồng nhất hoặc không đồng nhất. Điều khác biệt giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm là số lượng các doanh nghiệp. Trong độc quyền nhóm số doanh nghiệp ít tới mức doanh nghiệp này có thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp kia, ảnh hưởng tới thị trường. Trong cạnh tranh độc quyền số doanh nghiệp nhiều đến mức một doanh nghiệp không thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. Cả hai loại đều bao trùm vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền. - Cạnh tranh: các doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại hàng hoá có thể thay thế được cho nhau. Đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống nhưng rất co giãn, thể hiện sự cạnh tranh và thay thế. - Độc quyền: hàng hoá khác nhau về mẫu mã, chất lượng, uy tín và giá cả. Do đó doanh nghiệp có khả năng điều khiển giá cả sản phẩm trong những điều kiện nhất định. 3.2. Đường cầu và doanh thu cận biên 3.2.1. Ngắn hạn P1 P2 D2 MRT Q D1 MR2 MR1 0 Q1 Q2 QT MC P 108 Giáo trình Kinh tế Vi mô Hình 5.11a.Đường cầu và doanh thu cận biên trong ngắn hạn Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo điều kiện biên MR = MC. Tại mức sản lượng Q1 với P1 > SAC, doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa tại Q1. Phần lợi nhuận (đóng khung) sẽ thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành, việc nhập ngành của các doanh nghiệp mới tạo ra trạng thái dài hạn của doanh nghiệp và ngành. Hình 5.11a.Đường cầu và doanh thu cận biên trong dài hạn 3.2.2. Dài hạn Khi có các doanh nghiệp mới nhập ngành làm cho tổng số các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tăng lên. Kết quả là đường cầu của mỗi doanh nghiệp đã tồn tại trước đây sẽ dịch chuyển, chúc xuống về bên trái đồ thị. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ bán được một số lượng sản phẩm ít hơn trước đây. Mặt khác do nhiều doanh nghiệp cạnh tranh hơn làm chi phí tăng lên, đường LAC chuyển dần lên phía trên. Hai sự dịch chuyển của đường cầu và đường LAC của doanh nghiệp chỉ dừng lại khi LAC tiếp tuyến với đường cầu tại mức sản lượng có MR = MC, kết quả là P = AC hay AR = AC, các doanh nghiệp không lời, không lỗ tạo thế cân bằng dài hạn của doanh nghiệp và của ngành. 3.3. Cân bằng trong độc quyền nhóm SAC SMC Q O MR Q1 P P1 Q LAC O P2 D LMC Q2 MR 109 Giáo trình Kinh tế Vi mô Đặc điểm của độc quyền nhóm là lệ thuộc lẫn nhau , do đó việc quyết định sản lượng của mỗi doanh nghiệp đều phải tính toán đến quyết định của doanh nghiệp khác. Thể hiện ở một số trường hợp sau : 3.3.1. Cân bằng không hợp tác Cân bằng không hợp tác do nhà toán học John Nash đưa ra vào năm 1951 vì vậy còn gọi là cân bằng Nash: mỗi doanh nghiệp đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao nhất khi biết hành động của doanh nghiệp đối thủ. Đặc điểm cân bằng Nash: Lợi nhuận thu được cao hơn cạnh tranh hoàn hảo nhưng thấp hơn lợi nhuận khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau. Cơ chế: cân bằng Nash dựa trên lý thuyết trò chơi. Theo lý thuyết này việc đưa ra các quyết định mang tính phụ thuộc lẫn nhau, trong đó mỗi đấu thủ chọn lấy một chiến lược. Mỗi doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình gọi là chiến lược thống soái, tuy nhiên kết quả bất lợi cho cả hai, ở thế cân bằng này hai bên đều bị thiệt. Bảng 5.1. Mối quan hệ lợi nhuận của doanh nghiệp A và B Sản lượng của doanh nghiệp B Sản lượng của doanh nghiệp A Cao Thấp Cao 1A 1B 3A 0B Thấp 0A 3B 2A 2B Trong hình vẽ ở mỗi ô biểu thị lợi nhuận của doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B khi theo chiến lược sản lượng thấp hay cao. Doanh nghiệp A sẽ được 3 lợi nhuận (3A) nếu chọn cao và B cũng vậy (3B). Ở vị trí cân bằng cả hai bên đều chọn cao thu lợi nhuận 1A = 1B. Nếu cùng chọn thấp cả hai bên sẽ được 2A = 2B, tuy nhiên không ai chọn thấp vì khi ấy đối phương sẽ chọn cao. 3.3.2. Cân bằng hợp tác Hợp tác là một thỏa thuận tự nguyện của các đối thủ trong độc quyền nhóm. Hợp tác tạo ra mức cân bằng, với lợi nhuận cao hơn cho các bên hợp tác . Theo hình vẽ trên (phần a) nến hai đối thủ ký một hợp đồng để cùng sản xuất ở mức thấp lúc đó cả hai sẽ đạt lợi nhuận 2A = 2B. Hai bên cùng có lợi với mức sản lượng cân bằng thấp. Tuy nhiên sự hợp tác là khó khăn bởi mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm luôn mong muốn cạnh tranh với hy vọng tăng thêm thị trường và lợi nhuận nhiều hơn trước thiệt hại của đối thủ. Nhưng nếu các doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau thì lợi nhuận sẽ thấp và không một doanh nghiệp nào làm ăn tốt cả. Tình thế lưỡng nan là ở đó. 3.3.3. Mô hình đường cầu gãy 110 Giáo trình Kinh tế Vi mô MR Mô hình đường cầu gãy mô tả mức giá cả và sản lượng khá ổn định của các doanh nghiệp độc quyền nhóm (giả định các yếu tố khác không đổi). Hình 5.12. Đường cầu gãy Mô hình đường cầu gãy giải thích : trong độc quyền nhóm mỗi doanh nghiệp đều đứng trước một đường cầu gãy tại mức giá hiện hành (P0) của ngành độc quyền. Ở các mức giá cao hơn P0 đường cầu rất co giãn nếu doanh nghiệp tăng giá sẽ hoàn toàn bất lợi vì các đối thủ khác không tăng. Ở các mức giá thấp hơn P0 đường cầu ít co giãn, nếu doanh nghiệp hạ giá các đối thủ cạnh tranh hạ theo cũng hoàn toàn bất lợi. Điều này tạo thế cân bằng khá ổn định cho độc quyền nhóm. Đường cầu gãy nên MR của doanh nghiệp bị gián đoạn, do đó chi phí của doanh nghiệp có thể thay đổi mà không gây ra sự thay đổi giá và sản lượng. Q MC QO A P O PO 111 Giáo trình Kinh tế Vi mô CÂU HỎI 1. Chính phủ đôi khi can thiệp vào thị trường cạnh tranh bằng cách định ra giá trần hay giá sàn của hàng hoá. Trong những trường hợp như vậy, lượng cung không cân bằng với lượng cầu. Giá trần thường đưa đến cầu quá cao, trong khi giá sàn làm cung quá nhiều. Can thiệp này có thể làm tăng thu nhập của một nhóm người sản xuất hay tiêu dùng, nhưng cũng làm cho thị trường kém hiệu quả. Hãy giải thích. 2. Có một sắc thuế 10% đánh vào một nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp gây ô nhiểm) trong một ngành công nghiệp có sức cạnh tranh. Số tiền thu được chi cho những doanh nghiệp còn lại (những doanh nghiệp không gây ô nhiểm) để trợ cấp 10% trên giá trị sản phẩm đầu ra bán được. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều có đường chi phí giống hệt nhau trước khi chính sách thuế và trợ cấp này. Điều gì sẽ xảy ra với giá cả sản phẩm, đầu ra của từng doanh nghiệp và của ngành công nghiệp? 3. Trong bất cứ một thị trường cạnh tranh nào, vùng ở trên đường giá và ở dưới đường cầu là thặng dư của người tiêu dùng; vùng ở trên đường cung và dưới đường giá là thặng dư của người sản xuất (bằng lợi nhuận cọng tiền thuê trả cho doanh nghiệp trong ngành sản xuất hay người chủ hữu các yếu tố đầu vào). Tổng của thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của người sản xuất là thặng dư kinh tế (hay còn gọi là lợi ích xã hội), đo lường đóng góp thuần của sản phẩm vào mức hữu dụng sau khi trừ chi phí sản xuất. Bạn có thể tìm được một cách tổ chức sản xuất nào khác để có thặng dư kinh tế cao hơn điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh không? Nếu câu trả lời là không, thì điểm cân bằng đạt hiệu quả phân phối (còn gọi là hiệu quả Pareto). Giải thích. 4. Trong cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn toàn, tất cả các doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận bằng không. Tại sao? 5. Các giả thiết nào cần thiết để một thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn toàn? Tại sao mỗi giả thiết ấy là quan trọng? 6. Cân bằng cung cầu của thị trường cạnh tranh hoàn toàn đưa đến lợi ích xã hội cao nhất (tổng thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất). Tại sao một mức giá trần (giá tối đa) lại thường đưa đến tổn thất vô ích (deadweight loss)? 7. Liệu mức giá tối đa có nhất thiết làm cho những người tiêu dùng khấm khá hơn không? Trong những điều kiện nào nó có thể làm cho người tiêu dùng sa sút? 8. Giả sử chính phủ định giá tối thiểu cho một sản phẩm nào đó. Liệu mức giá tối thiểu này có làm cho những nhà sản xuất nói chung sa sút không? Tại sao? 9. Chính phủ muốn nâng cao thu nhập của nông dân bằng cách trợ giá. Tại sao các chương trình trợ giá làm cho xã hội phải trả giá nhiều hơn so với việc cấp tiền cho nông dân? 10. Giải thích sự khác nhau của đường cầu sản phẩm của một người sản xuất trong thị trường hoàn toàn cạnh tranh và trong thị trường độc quyền. 112 Giáo trình Kinh tế Vi mô 11. Doanh nghiệp sản xuất máy tính Mêkông có định phí sản xuất 100 triệu đồng và để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm doanh nghiệp phải chi 600.000 đồng lao động và 400.000 đồng vật liệu. Với giá bán 3 triệu đồng, không có khách hàng nào mua, nhưng nếu giảm giá 10.000 đồng thì Mêkông bán được 1000 cái. Tính phí biên và thu biên của Mêkông và tìm giá và sản lượng độc quyền của doanh nghiệp này. 12. Giải thích tại sao đôi khi doanh nghiệp bán sản phẩm ở mức giá thấp hơn phí trung bình. 13. Liệt kê các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Nêu các trường hợp của cạnh tranh không hoàn hảo. Bạn xếp loại các doanh nghiệp hoặc định chế sau dây thuộc vào trường hợp nào: công ty Microsoft, Tổng Cục Bưu Điện, Công ty Honda, nhà hàng An Lạc Viên, Đại Học An Giang? 14. Giải thích tại sao các câu nói sau là sai, cần chỉnh lại như thế nào: a. Nhà độc quyền tối đa hoá lợi nhuận khi MC = P. b. Co giãn giá càng cao, giá độc quyền càng cao so với MC của nhà độc quyền. c. Nhà độc quyền không xem xét đến nguyên tắc biên. d. Nhà độc quyền sẽ tìm cách có doanh thu tối đa bằng cách tăng lượng hàng bán, như vậy họ sẽ sản xuất nhiều hơn người sản xuất cạnh tranh, và giá độc quyền sẽ thấp hơn. 15. Khi co giãn giá của cầu bằng 1, MR bằng bao nhiêu? 16. Vì sao một người bán độc quyền có mục đích tối đa hoá lợi nhuận sẽ không bao giờ hoạt động ở vùng mà đường cầu không co giãn. 17. Nếu chính phủ quyết định đánh thuế trên nhà độc quyền ở mức x đồng một đơn vị sản phẩm. Hãy minh hoạ tác động của thuế trên mức sản xuất và giá. Cân bằng sau thuế gần hay xa điểm cân bằng P = MC? 18. Giả sử một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có thể thực hiện phân biệt giá cấp một. Giá thấp nhất mà doanh nghiệp ấn định là bao nhiêu và tổng sản lượng ra sao? 19. So sánh lợi ích xã hội của thị trường một sản phẩm sản xuất bởi thị trường cạnh tranh hoàn toàn và thị trường cạnh tranh không hoàn toàn. 20. Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường độc quyền bằng cách định giá tối đa. Làm thế nào để qui định mức giá tối đa sao cho doanh nghiệp độc quyền sẽ cung cấp nhiều lượng sản phẩm hơn cho thị trường? 21. Giải thích tác động của một chính sách thuế theo sản lượng đánh trên nhà độc quyền. Nếu đánh thuế không theo sản lượng, sản lượng và giá cả thay đổi như thế nào? 22. Một nhà độc quyền đứng trước đường cầu Q = 144/P2, trong đó, Q là lượng và P là giá. Biến phí trung bình của doanh nghiệp là AVC = Q½ và chi phí cố định là 5. Hãy xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chính phủ can thiệp bằng cách định giá tối đa là 4. Doanh nghiệp độc quyền này sẽ điều chỉnh giá và sản lượng như thế nào. Nếu chỉnh phủ muốn định một mức giá để doanh nghiệp độc quyền sản xuất càng nhiều càng tốt, giá này phải là bao nhiêu? 113 Giáo trình Kinh tế Vi mô BÀI TẬP 1. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau: TC = Q2 + 100 a. Xác định hàm cung của doanh nghiệp. b. Nếu giá sản phẩm trên thị trường là 60đ/sp tìm mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận đạt được c. Nếu trong thị trường có 100 doanh nghiệp như nhau, hãy thiết lập hàm cung của thị trường. 2. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu thị trường: P = - 1/5 Q + 800 và hàm số tổng chi phí sản xuất: TC = 1/5 Q2 + 200Q + 200.000. a. Viết hàm doanh thu biên và chi phí biên b. Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận . c. Xác định sản lượng và giá bán để tối đa hóa doanh thu. 3. Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế trên thị trường . Hàm cầu thị trường của sản phẩm P = - 1 /4 Q + 500. Hàm tổng chi phí biến đổi: TVC = 1/ 2 Q2 + 200Q. Hàm tổng chi phí cố định: TFC = 20.000 a. Nếu doanh nghiệp bán 300 sản phẩm, vậy giá bán là bao nhiêu, có phải đó là tình trạng tối đa hóa lợi nhuận hay không? b. Xác định mức sản lượng và giá bán tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận. c. Nếu chính phủ đánh thuế lợi tức 3000đ, mức sản lượng, giá bán, lợi nhuận thay đổi như thế nào? 4. Giả sử trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 80 người mua và 60 người bán, những người mua và những người bán có cùng hàm cầu và hàm tổng chi phí về một loại hàng hóa đồng nhất như sau: P = -20q + 164 TC = 3q2 + 24q a. Thiết lập hàm cung và hàm cầu thị trường của hàng hóa trên. b. Mức giá và sản lượng cân bằng thị trường là bao nhiêu? c. Lợi nhuận thu được của mỗi nhà sản xuất là bao nhiêu? Trong tương lai lợi nhuận của mỗi nhà sản xuất sẽ thế nào ? 5. Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế trên thị trường. Doanh nghiệp có những chi phí như sau: FC = 2400 Hàm cầu của sản phẩm: P = - Q + 186. QQVC 10 10 1 2 += 114 Giáo trình Kinh tế Vi mô a. Doanh nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng bán là bao nhiêu? Thu được bao nhiêu lợi nhuận? b. Nếu doanh nghiệp phải trả một khoản tiền thuế khoán là 1000, số thuế này ảnh hưởng gì đến sản lượng và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. c. Nếu doanh nghiệp chịu một khoản thuế là 30% tính trên doanh số, sản lượng và giá bán thế nào? d. Nếu xí nghiệp chịu mức thuế 50% tính trên lợi nhuận sản lượng và giá bán ra sao? 6. Bà My Lan có một nhà hàng toạ lạc tại một địa điểm vắng vẽ trên quốc lộ, rất xa các nhà hàng khác. Bà có độc quyền cung cấp dịch vụ ăn uống và có lịch cầu của số bửa ăn tại nhà hàng như sau: Giá ( ngàn đồng ) 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 Lượng cầu( số bữa ăn) 160 140 120 100 80 60 40 20 10 Giả sử phí biên và tổng phí trung bình của một bửa ăn của nhà hàng My Lan cố định ở mức 2 ngàn đồng. a. Nếu bà My Lan tính giá một bửa ăn bằng nhau đối với tất cả khách hàng, giá này là bao nhiêu? b. Tính tổng thặng dư của người tiêu dùng của tất cả khách hàng của nhà hàng My lan. c. Tính thặng dư của nhà hàng My Lan. d. So với trường hợp thị trường cạnh tranh, tổng thặng dư bị mất là bao nhiêu? 7. Giả sử một doanh nghiệp có đường cầu sản phẩm như sau (đường cầu có co giãn giá là hằng số): Q = 256P-2 Và đường phí biên có dạng: MC = 0,001Q a. Vẽ đồ thị của đường cầu và đường phí biên. b. Tính và vẽ đường tổng thu c. Ở mức sản lượng nào thì thu biên MR bằng phí biên MC? 8. Đường cầu sản phẩm của một doanh nghiệp có dạng: Q = 100 - 2P Phí biên và phí trung bình cố định ở mức 10$ một đơn vị. a. Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức nào để có lợi nhuận tối đa? b. Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức nào để có tổng thu tối đa? c. Biểu diễn trên đồ thị các kết quả trên. 9. Một hãng độc quyền có 2 nhà máy, chi phí của 2 nhà máy cho bởi: TC1(Q1) = 10Q12 TC2(Q2) = 10Q22 Hãng đứng trước đường cầu: P = 700 - 5Q 115 Giáo trình Kinh tế Vi mô Trong đó Q là tổng lượng sản phẩm của hãng Q = Q1 + Q2 a. Tìm và vẽ đường chi phí biên của 2 nhà máy, đường doanh thu trung bình AR, đường doanh thu biên MC. Chỉ ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của mỗi nhà máy, tổng sản lượng và giá cả. b. Nếu chi phí lao động gia tăng ở nhà máy 1 nhưng không tăng ở nhà máy 2. Hãng nên điều chỉnh như thế nào? 116 Giáo trình Kinh tế Vi mô CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT Giới thiệu: Trên thị trường đầu ra, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp luôn luôn phải lựa chọn mức sản lượng thích hợp tùy theo các điều kiện về chi phí và nhu cầu. Tuy nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp đồng thời cũng phải có những lựa chọn thích hợp trên các thị trường đầu vào – thị trường các yếu tố sản xuất. Quyết định sản lượng đầu ra và tổ hợp các yếu tố đầu vào cần sử dụng là một quyết định “kép” mà doanh nghiệp đồng thời phải thực hiện. Trong chương này, chúng ta xuất phát từ cách thức lựa chọn các yếu tố sản xuất phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp để giải thích cầu về các yếu tố sản xuất trên thị trường. Phối hợp với việc xem xét các nhân tố chi phối cung về các yếu tố sản xuất, chúng ta có thể giải thích sự vận hành của thị trường các yếu tố này. Trong chương này, chúng ta nghiên cứu cơ chế hoạt động chung của thị trường yếu tố sản xuất, chủ yếu với giả định đó là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Chúng ta sẽ xuất phát từ những khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa các hàng hóa đầu ra với các yếu tố sản xuất (tức các đầu vào) để từ đó có thể lư giải nhu cầu về yếu tố sản xuất, làm cơ sở cho việc nắm bắt sự vận hành của một thị trường yếu tố sản xuất tổng quát. Trong các chương tiếp theo, những điểm đặc thù của các thị trường yếu tố sản xuất riêng biệt như thị trường lao động, thị trường vốn và đất đai sẽ được xem xét. Mục tiêu: - Giải thích được đặc điểm của thị trường yếu tố sản xuất; - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua, người bán trên thị trường yếu tố sản xuất; - Nghiêm túc khi nghiên cứu. Nội dung chính: 1. Thị trường lao động 1.1. Cầu về lao động 1.1.1. Khái niệm Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định. Số lượng lao động được thuê phụ thuộc: - Quy mô về cầu của xả hội đối với hàng hóa của doanh nghiệp: số lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa. - Mức tiền công mà doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng trả khi thuê nhân công: sự biến đổi của số lượng lao động và tiền công. - Trình độ công nghệ của sản xuất, trình độ người lao động 1.1.2. Cầu về lao động và tiền công 117 Giáo trình Kinh tế Vi mô Khi xác định cầu về lao động phụ thuộc vào tiền công (W) ta giả định các yếu tố khác không đổi: cầu về lao động nghịch biến với tiền lương. 1.1.3. Doanh nghiệp quyết định mức thuê nhân công Các khái niệm phân tích cầu về lao động - Sản phẩm biên của lao động (MPL - Marginal Product of Labour) : là số sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động Với : TP: tổng sản phẩm L : lao động - Sản phẩm giá trị cận biên của lao động (MVPL - Marginal Value Product of Labour): MVPL = P.MPL MVPL là doanh thu tăng thêm khi bán sản phẩm do tăng thêm 1 đơn vị lao động tạo ra, trong điều kiện giá cả hàng hóa không đổi. - Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL - Marginal Revenue Product of Labour): Khi giá cả sản phẩm thay đổi sử dụng thêm một đơn vị lao động doanh nghiệp thu được MRPL MRPL: là lượng doanh thu tăng thêm khi bán sản phẩm do tăng thêm 1 đơn vị lao động tạo ra. Trong điều kiện giá cả sản phẩm thay đổi. MRPL = TR(n+1) - TRn Trong đó : TRn là tổng doanh thu khi sử dụng lượng n đơn vị lao động. TR(n+1) là tổng doanh thu khi sử dụng lượng n+1 đơn vị lao động. - Chi phí cận biên của lao động (MCL - Marginal Cost of Labour). Khi tiền công không đổi: W = MCL dL dTPMP L = L Hình 6.1. Cầu về lao động A B DL L1 L2 W2 W1 W O 118 Giáo trình Kinh tế Vi mô Khi tiền công thay đổi: dL dTCMCL = MCL là chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động. Doanh nghiệp quyết định mức thuê nhân công - Điều kiện: giá cả sản phẩm và tiền lương không đổi. Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức tiền công bằng sản phẩm giá trị cận biên của lao động. W = MVPL ; - Điều kiện: giá cả sản phẩm thay đổi, tiền lương không đổi . Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức tiền công bằng sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. W = MRPL - Điều kiện: tiền lương thay đổi, giá cả sản phẩm không đổi. Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức chi phí cận biên của lao động bằng với sản phẩm giá trị cận biên của lao động. MCL = MVPL - Điều kiện: cả tiền lương và giá cả sản phẩm thay đổi. Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức chi phí cận biên của lao động bằng với sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. MCL = MRPL 1.1.4. Cầu về lao động của ngành Cầu về lao động của ngành là tổng mức cầu của các doanh nghiệp ở các mức giá. Chẳng hạn: Trong thị trường cạnh tranh với giá cả hàng hóa P1, doanh nghiệp thuê nhân công tại mức cân bằng MVPL = W1. Cộng các đường MVPL của các doanh nghiệp được MVPL1 của ngành với mức W1 được điểm cân bằng E1 (H6.3) là mức cầu lao động của ngành tại W1. Khi tiền công thay đổi với W2 < W1 cung về hàng hóa của ngành gia tăng, giá hàng hóa hạ P2 < P1 đường MVPL của ngành dịch chuyển sang trái thành đường MVPL2 với mức tiền công W2 được điểm cân bằng E2. Nối E1 và E2 được đường cầu về lao động của ngành. 1.2. Cung về lao động 1.2.1. Khái niệm dL dTRMRP L = Hình 6.2. Cầu về lao động của ngành E2 W1 W2 W O E1 MVPL1 MVPL2 DL 119 Giáo trình Kinh tế Vi mô Cung về lao động là tổng số lương lao động mà lực lượng lao động chấp nhận làm việc tại các mức tiền công khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định. Cung về lao động phụ thuộc vào lực lượng lao động và ý muốn của người lao động. - Lực lượng lao động: tất cả các cá nhân đang làm việc hay đang tìm kiếm việc làm. - Ý muốn của người lao động hay mức cung về lao động của cá nhân gắn với mức tiền công thực tế và được xác định bởi các lựa chọn về sử dụng thời gian khác nhau để một người đạt được thỏa mãn tốt nhất về làm việc và nghỉ ngơi. Mặt khác, cung về lao động của cá nhân còn phụ thuộc mức thỏa mãn về tất cả các hàng hóa và dịch vụ do thu nhập đã được tích lũy mang lại, vào tình trạng sức khỏe, vào giá cả hàng hóa tiêu dùng Ngoài ra cung về lao động còn bị chi phối bởi lĩnh vực tinh thần như: sự yêu thích công việc, niềm tin vào lý tưởng cuộc sống Hình 6.3. Lựa chọn giữa lao động và nghỉ ngơi 1.2.2. Cung về lao động và tiền công Khi coi cung về lao động phụ thuộc vào tiền công thực tế: L= f (Wr ) ta giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi. Đường cung về lao động dốc lên và vòng về phía sau (Hình 6.4.) phản ánh khi đã thỏa mãn về tất cả các hàng hóa và dịch vụ cung về lao động sẽ nghịch biến với tiền lương thực tế. Hình 6.4. Đường cung về lao động A 20 8 4 0 12 16 24 4 8 12 16 20 24 Làm việc (giờ/ngày) Nghỉ ngơi (giờ/ngày) M Wr O L 120 Giáo trình Kinh tế Vi mô 1.3. Cân bằng về cung cầu lao động Cân bằng thị trường lao động là trạng thái lượng cung và lượng cầu trên thị trường lao động bằng nhau. Xác định dồng thời số lượng lao động cân bằng và mức tiền công tương ứng. Hình 6.5. Thị trường lao động Sự thay đổi điểm cân bằng thị trường lao động của ngành do sự thay đổi cung và cầu về lao động của ngành gây ra . - Cung về lao động của ngành thay đổi do sự biến động về tiền lương, về nhu cầu tăng giảm số lượng lao động giữa các ngành. - Cầu về lao động của ngành thay đổi do sự biến động về cầu hàng hóa của ngành, sự thay đổi công nghệ sản xuất của ngành 2. Thị trường vốn 2.1. Giá của tài sản và quyết định đầu tư 2.1.1. Vốn hiện vật Là dự trữ các hàng hóa đã được sản xuất dùng để sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ khác. Vốn hiện vật trong nền kinh tế bao gồm các công cụ máy móc trong các dây chuyền sản xuất, các hệ thống đường xá, phương tiện dùng làm dịch vụ vận tải thông tin liên lạc. Các cơ sở tạo nên các dịch vụ đào tạo nghiên cứu khoa học, các phương tiện phục vụ y tế, văn hóa, giải trí. Vốn hiện vật khác với đất đai, vốn hiện vật hoàn toàn là kết quả của sản xuất, còn đất đai do thiên nhiên tạo ra, con người chỉ cải tạo lại. Vốn tài chính là sự biểu hiện bằng tiền của vốn hiện vật, vốn hiện vật là yếu tố vật chất của quá trình sản xuất. 2.1.2. Giá thuê vốn Vốn hiện vật là yếu tố sản xuất cũng giống như lao động, tiền công là chi phí về vốn lao động. Tiền thuê vốn là khái niệm mô tả chi phí các dịch vụ về yếu tố sản xuất, là các loại vốn hiện vật. Mỗi mức giá thuê vốn hiện vật thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ về yếu tố sản xuất. Giá thuê vốn = Chi phí dịch DL SL wr wo O Eo Lo L 121 Giáo trình Kinh tế Vi mô Chi phí dịch vụ vốn phụ thuộc: - Giá cả mua tài sản (vốn hiện vật) - Chi phí cơ hội của tài sản (lãi suất) Tỉ lệ khấu hao và bảo dưỡng tài sản Chẳng hạn: một cỗ máy giá mua 10.000 USD lãi suất 5% năm, chi bảo dưỡng và khấu hao máy hàng năm 1000USD tương đương 10% giá trị máy. Vậy: Chi phí hàng năm = 10.000 (0.05 + 0.1 ) = 1500 USD Chi phí hàng năm của dịch vụ vốn đòi hỏi mức giá cho thuê phải bù đắp chi phí của vốn. R = PK (i + rD) Với R: chi phí về dịch vụ vốn ( giá thuê vốn ) PK : giá cả tài sản i : lãi suất rD : tỉ lệ khấu hao và bảo dưỡng tài sản Từ đây suy ra giá mua sắm tài sản vốn: D K ri RP + = 2.2. Cầu về vốn Mỗi mức giá thuê vốn hiện vật thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ yếu tố sản xuất. Từ đây cho ta khái niệm: sản phẩm giá trị cận biên của vốn (MVPK – Marginal Value Product of Capital). Sản phẩm giá trị cận biên của vốn là mức gia tăng doanh thu khi sử dụng thêm một đơn vị vốn (giá cả sản phẩm không đổi). Với lực lượng lao động cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng thì MVPK sẽ giảm xuống khi lượng vốn tính trên đầu công nhân tăng dần lên, mặc dù giá cả sản phẩm của doanh nghiệp không thay đổi. Điều này do MPK tuân theo quy luật: năng suất cận biên của yếu tố sản xuất giảm dần. Đường MVPK của doanh nghiệp dốc xuống. Hình 6.6 cho biết doanh nghiệp thuê vốn tại mức: tiền thuê vốn bằng với sản phẩm giá trị cận biên của vốn (R1 = MVPK). Như vậy với mức giá cả sản phẩm của doanh MVPK Hình 6.6. Cầu về vốn của doanh nghiệp R1 R K1 O K 122 Giáo trình Kinh tế Vi mô nghiệp và các yếu tố sản xuất khác không đổi thì MVPK là đường cầu của doanh nghiệp đối với DV vốn. Với bất cứ mức tiền thuê nào thì đường MVPK cũng cho mức DV vốn để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Đường MVPK có thể dịch chuyển lên phía trên hay xuống dưới do các nguyên nhân: - Giá cả sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi. - Sự thay đổi hiệu quả lao động làm thay đổi số lượng: MPK. - Sự thay đổi kỹ thuật sản xuất làm thay đổi năng suất của vốn hiện vật. 2.3. Cung về vốn 2.3.1. Trong ngắn hạn Mức cung các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định, bởi các tài sản, vật chất của sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp không thể ngày một ngày hai có thể xây dựng. Đối với toàn bộ nền kinh tế cung ứng các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là không đổi, đường cung là đường thẳng đứng. 2.3.2. Trong dài hạn Tổng lượng vốn trong nền kinh tế thay đổi các máy móc mới được xây dựng, quy mô cung ứng dịch vụ vốn tăng. Điều này đòi hỏi phải có đầu tư mới về cung ứng của thị trường vốn. Để có đầu tư mới, các nhà đầu tư phải đạt giá cho thuê cần có: mức tối thiểu của giá cho thuê cần có phải bằng với chi phí hàng năm của vốn. Trong dài hạn giá cho thuê càng cao, lượng đầu tư và cung ứng vốn càng lớn. Đường cung là đường dốc lên phản ánh mức cung của vốn tăng cùng chiều với giá cho thuê. Hình 6.7 Đường cung ngắn hạn và dài hạn về dịch vụ vốn . 2.4. Cân bằng thị trường vốn 2.4.1. Cân bằng cung cầu về dịch vụ vốn Để khảo sát sự cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường vốn cho đơn giản, ta sử dụng đường cung dài hạn về DV vốn nằm ngang, với ý nghĩa rằng lượng cung thay đổi ở mức giá thuê không đổi. SK' SK K R O 123 Giáo trình Kinh tế Vi mô Hình 6.8 Cân bằng thị trường vốn Hình 6.8 mô tả cân bằng thị trường vốn của một ngành với mức thuê R1 và lượng thuê k1. 2.4.2. Sự điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn Hình 6.9 Sự điều chỉnh vốn theo tiền công lao động Hình 6.9: ban đầu ngành cân bằng tại E1 với đường cung ngắn hạn SK với lượng k1. Giả định tiền công tăng làm dịch chuyển DK sang trái DK’. Doanh nghiệp buộc phải CB tại E2 tiền thuê vốn giảm từ R1 xuống R2. Giá R2 không đảm bảo giá cho thuê cần có không kích thích duy trì hay tăng vốn. Vốn giảm dần, đạt mức cân bằng mới tại E1’ với lượng k2 giá thuê trở về R1. Tại cân bằng mới E1’ với giá thuê R1 các chủ vốn thu được giá cho thuê cần có lại sẵn sàng đầu tư tăng lượng vốn. 3. Thị trường đất đai 3.1. Cung - cầu về đất đai 3.1.1. Cung và cầu về đất đai R1 R O K1 K SK DK E1 SK' E1' E1 K2 E2 DK' DK SK K1 R1 R2 O 124 Giáo trình Kinh tế Vi mô Đặc điểm nổi bật của đất đai là nguồn cung cố định cả trong ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy đường cung về đất đai là đường thẳng đứng, hoàn toàn không co giãn. Cầu về đất đai bao gồm toàn bộ nhu cầu sử dụng đất đai của con người phục vụ cho đời sống của xã hội. Với hai nhu cầu cơ bản: - Nhu cầu đất đai cho xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kho bãi, cơ sở hạ tầng gọi chung là đất xây dựng cơ bản. - Nhu cầu đất đai cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gọi chung là đất canh tác. Đặc điểm cầu về đất đai phụ thuộc vào dân số và nhu cầu về tất cả các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Dân số và nhu cầu gia tăng, cầu về đất đai tăng theo thời gian. 3.1.2. Giá thuê đất Giá thuê đất là khái niệm mô tả chi phí sản xuất cho yếu tố sản xuất là đất đai. Giá thuê đất do cung và cầu về dịch vụ đất đai quyết định , cung về dịch vụ đất đai cố định giá thuê đất đai, là giá cân bằng thị trường do cầu về dịch vụ đất đai quy định. Hình 6.10. Thị trường đất đai 3.2. Cân bằng trên thị trường đất đai Hình 6.11.Sự phân bổ nguồn cung về đất đai. D' D La (Lượng đất đai) S R R1 R2 O LH’ LH LF R2 R1 R3 R S L LA LF' O DF DH DH' 125 Giáo trình Kinh tế Vi mô suaát lai Möùc ñaát thueâ Giaù ñaiñaát Giaù = Hình 6.11 mô tả: DH là đường cầu về đất đai xây dựng cơ bản, DF là đường cầu về đất đai canh tác. Đường cung (S) cho thấy tổng lượng cung đất đai cố định phải được phân bổ cho hai ngành. Mức phân bổ đất đai giữa hai ngành không cố định, nếu giá thuê khác nhau, chủ đất đai sẽ chuyển lượng cung của họ từ ngành có giá cho thuê thấp sang ngành có giá cho thuê cao. Do đó giá cho thuê đất trong dài hạn của hai ngành phải bằng nhau, tại mức R1 lượng cầu đất đai hai ngành bằng tổng lượng cung (LF + LH = L). Giả thiết chính phủ trợ cấp cho ngành xây dựng cơ bản, làm cầu đất xây dựng dịch chuyển từ DH lên DH’. Tại lượng đất đai như cũ: LH người thuê phải trả giá cân bằng R2 do nhu cầu gia tăng. Tại mức LF các điền chủ có xu hướng chuyển đất canh tác thành đất xây dựng đang có giá thuê cao hơn, sự dịch chuyển này tạo ra mức cân bằng mới cho mức giá thuê cân bằng R3. Mức giá thuê R3 làm cân bằng tiền thuê và phân bổ cân bằng nguồn cung giữa hai ngành với LH’ và LF’. Điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn - Trong ngắn hạn lượng đất đai cung cấp cho mỗi ngành là không đổi, ngành nào gia tăng nhu cầu ngành đó phải trả giá cao hơn. - Trong dài hạn có sự phân bổ lại nguồn cung cố định cho nhu cầu hai ngành và hình thành giá cả cân bằng đồng thời cho cả hai ngành. Giá cả của đất đai BÀI TẬP 1. Một doanh nghiệp trong th? trường cạnh tranh có hàm số sản xuất: Q = 24L - L2 (L là đầu vào lao động, Q là sản lượng 1 ngày) giá sản phẩm 10 USD/đv. a. Viết hàm cầu về lao động và ve? đồ th?. b. Nếu giá th? trường của sản phẩm là 12 USD/đv đường cầu lao động của doanh nghiệp d?ch chuyển thế nào? c. Với tiền lương W = 40 USD/đv lao động doanh nghiệp thuê bao nhiêu công nhân ở mỗi mức giá cả sản phẩm? 2. Cho cung và cầu về lao động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như sau: 2 30 1 += LW ; 19 15 1 +−= LW Với W là tiền lương ngày, L là số lượng lao động a. Xác định số lượng lao động và tiền lương cân bằng thị trường. Vẽ đồ thị. b. Xác định số đơn vị lao động dư thừa của doanh nghiệp khi mức lương tối thiểu được đặt ra là 8 USD/ ngày . c. Do biến động thị trường hàng hoá làm cầu về lao động giảm 10% số đơn vị lao động. Tìm cân bằng thị trường mới. 126 Giáo trình Kinh tế Vi mô TÀI LIỆU THAM KHẢO - TS. Nguyễn Văn Dần, Những vấn đề cơ bản về Kinh tế học vi mô, NXB Lao động - Xã hội, 2006; - TS. Nguyễn Kim Dũng, Nguyên lý kinh tế học vi mô, NXB Thống kê, 2005; - Ths Trần Thúy Lan, Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội, 2005; - TS. Hoàng Thị Tuyết, TS. Đỗ Phi Hoài, Kinh tế học vi mô Lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính, 2004; - Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vi mô, NXB thống kê, 2012; - Kinh tế Vi mô, NXB tổng hợp TP HCM, 2012; - Kinh tế học Vi mô, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013; - Bài tập Kinh tế vi mô, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013; - N. Gregory Mankiw, Nguyên lý kinh tế học tập 1,2 , NXB Thống kê, 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc.pdf
Tài liệu liên quan