Góp ý hoàn thiện một số nội dung của dự thảo luật trợ giúp pháp lý (Sửa đổi)

“Điều 31. Tư vấn pháp luật 1. 2. Đối với vụ việc đơn giản, người thực hiện TGPL phải tư vấn ngay và ghi chép những nội dung chính trong phiếu tư vấn pháp luật. Phiếu tư vấn pháp luật được lập thành hai bản, một bản giao cho người được TGPL, một bản được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc. 3. Đối với vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc vụ việc thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan thì người thực hiện TGPL phải viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện TGPL có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được TGPL; trong trường hợp vụ việc cần có thời gian để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. 4. Đối với vụ việc yêu cầu tư vấn được chuyển đến bằng thư tín, người thực hiện TGPL có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu TGPL”

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp ý hoàn thiện một số nội dung của dự thảo luật trợ giúp pháp lý (Sửa đổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Chính sách trợ giúp pháp lý Điều 4 Dự thảo Luật TGPL sửa đổi (Dự thảo Luật) quy định về chính sách TGPL nhưng chưa thể hiện đầy đủ được nội dung chính sách TGPL của Đảng và Nhà nước ta. Theo chúng tôi, Dự thảo Luật cần kế thừa chính sách TGPL quy định tại Điều 6 Luật TGPL năm 2006, đồng thời bổ sung thêm một số chính sách như chính sách xã hội hóa hoạt động TGPL, thu hút và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện TGPL cùng với Nhà nước; chính sách 27 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 1 Dự thảo trình Phiên họp thứ 6 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV (tháng 01/2017). GOÁP YÁ HOAÂN THIÏÅN MÖÅT SÖË NÖÅI DUNG CUÃA DÛÅ THAÃO LUÊÅT TRÚÅ GIUÁP PHAÁP LYÁ (SÛÃA ÀÖÍI) Trần Huy Liệu* * TS, LS. Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Thông tin bài viết: Từ khoá: trợ giúp pháp lý. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 09/04/2017 Biên tập: 17/04/2017 Duyệt bài: 21/04/2017 Article Infomation: Keywords: legal aids. Article History: Received: 09 Apr. 2017 Edited: 17 Apr. 2017 Approved: 21 Apr. 2017 Tóm tắt: Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2006 đang được xin ý kiến nhân dân để sửa đổi, bổ sung, nhằm điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động TGPL, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và thể chế hóa chính sách xã hội hóa hoạt động TGPL của Đảng và Nhà nước. Bài viết góp ý một số nội dung để hoàn thiện Dự thảo Luật TGPL (sửa đổi) này1. Abstract: The Law on Legal Aid (2006) is under consultation from the people for amendments in order to comprehensively govern the social relations arising in the legal aid activitíe, ensuring the consistency and unification of the legal system, in line with the Constitution and institutionalization of the Party and State's socialization policy of the legal aid activities. This article provides some ideas for improvements of the Bill of Law on Legal Aid (Amended). ưu đãi thuế thu nhập, hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia TGPL. Những chính sách này mặc dù chưa được Luật TGPL năm 2006 thể hiện trong các điều khoản quy định về chính sách, nhưng đã được lồng ghép trong các chế định về tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL của Luật TGPL năm 2006 và đã được áp dụng trong thực tiễn. 2. Người được trợ giúp pháp lý - Về khoản 6 Điều 7 Dự thảo Luật: Theo Điều 10 Luật TGPL năm 2006 và Điều 2 Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật TGPL và Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 5/2 2013 sửa đổi Nghị định số 07/NĐ-CP thì người được TGPL bao gồm: người nghèo; người có công với cách mạng (trong đó liệt sỹ là người có công với cách mạng nhưng đã chết thì thân nhân của họ là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước); người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người già cô đơn, trẻ em, người tàn tật, người nhiễm HIV, nhiễm chất độc hóa học không nơi nương tựa; trẻ em bị tước quyền tự do (hay còn gọi là bị buộc tội) theo Điều 37 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1990 mà Việt Nam là thành viên; trẻ em (quy định tại Điều 30 Luật Trẻ em năm 2016). Theo Điều 4 Luật Người khuyết tật năm 2010 thì người khuyết tật được TGPL (thay thế cho “người tàn tật không nơi nương tựa” quy định tại Luật TGPL năm 2006 mà không phụ thuộc vào tình trạng có hoặc không có nơi nương tựa); Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 bổ sung thêm nạn nhân bị mua bán được TGPL và người khuyết tật và nạn nhân bị mua bán được hưởng TGPL từ năm 2010 - 2011 đến nay, mà không cần thêm bất cứ điều kiện gì. Nhưng theo quy định tại Điều 7 Dự thảo Luật, người khuyết tật (điểm d khoản 6); cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, con đẻ của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ (điểm e khoản 6); nạn nhân bị mua bán (điểm g khoản 6); trẻ em không thuộc trường hợp bị buộc tội (điểm b khoản 6) lại phải có thêm điều kiện có hoàn cảnh khó khăn về tài chính hoặc trẻ em bị buộc tội (khoản 3) mới có quyền được TGPL. Quy định này không phù hợp với quy luật phát triển và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Chúng tôi cho rằng, Dự thảo Luật cần kế thừa quy định về các đối tượng đã và đang được hưởng TGPL từ năm 1998 đến nay. Cụ thể, Điều 7 Dự thảo Luật nên được thiết kế như sau: “Điều 7. Người được trợ giúp pháp lý 1. Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật (Theo Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 và chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ); 2. Người có công với cách mạng theo pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng (Theo Điều 2 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng); 3. Trẻ em theo pháp luật về trẻ em (Điều 30 Luật Trẻ em 2016); 3. Người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật (Điều 4 Luật Người khuyết tật năm 2010); 4. Nạn nhân bị mua bán theo Luật Phòng, chống mua bán người (Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2011); 5. Người dân tộc thiểu số thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Điều 10 Luật TGPL năm 2006); 28 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 6. Người cao tuổi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa2 (Điều 10 Luật TGPL 2006 và Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 12/01/2007 hướng dẫn thi hành Luật TGPL); 7. Người được TGPL theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên” (một số Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về một số đối tượng yếu thế được TGPL như Công ước quốc tế về Quyền trẻ em). Ngoài ra, cần căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để cân nhắc việc mở rộng thêm các đối tượng được TGPL như: người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo (khoản 5 Điều 7); người bị buộc tội dưới 18 tuổi (bổ sung thêm người chưa thành niên từ 16 đến 18 tuổi) (khoản 3 Điều 7); người từ đủ 16 đến 18 tuổi là người bị hại trong vụ án hình sự (điểm c khoản 6 Điều 7); nạn nhân bị bạo lực gia đình (điểm h khoản 6 Điều 7). 3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Chương III) Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Dự thảo Luật, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật muốn trở thành tổ chức thực hiện TGPL thì phải có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 và được “cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) có thẩm quyền về TGPL” ở trung ương và địa phương lựa chọn và ký hợp đồng thực hiện TGPL. Luật TGPL năm 2006 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia TGPL bằng quy định: Các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có nguyện vọng tham gia TGPL chỉ cần đăng ký tham gia TGPL tại Sở Tư pháp. Khi được cấp giấy đăng ký tham gia TGPL thì có quyền thực hiện TGPL theo pháp luật về TGPL. Cơ quan QLNN làm nhiệm vụ QLNN, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, quy định của điểm a khoản 2 Điều 10 Dự thảo Luật chủ yếu là định tính, mang nặng ý chí chủ quan của chủ thể đánh giá. Điều này gây ảnh hưởng tới quyền tham gia thực hiện TGPL của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật. Thứ hai, quy định của khoản 1 Điều 13 Dự thảo Luật đặt ra các điều kiện để cơ quan QLNN có thẩm quyền lựa chọn ký hợp đồng thực hiện TGPL với tổ chức tham gia TGPL, để các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện đăng ký tham gia TGPL bằng nguồn lực của mình đã làm phức tạp thêm thủ tục hành chính khi đi đăng ký tham gia thực hiện TGPL. Các điều kiện này, vô hình chung trở thành các loại giấy phép con, gây trở ngại, phiền hà cho việc tham gia TGPL của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật muốn tham gia TGPL. Điều này không phù hợp với chương trình cải cách hành chính và đơn giản hóa thủ thực hành chính, xây dựng 29 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 2 Theo Luật TGPL năm 2006 là Người già (người đủ 60 tuổi trở lên) cô đơn, không nơi nương tựa. Sau này Luật Người cao tuổi quy định Người cao tuổi là người đủ 60 tuổi trở lên, nên có thể sử dụng thuật ngữ người cao tuổi (thay cho người già) không nơi nương tựa cũng phù hợp. Về cụm từ “không nơi nương tựa” đã áp dụng nhiều năm không có vướng mắc bởi theo cách hiểu chung là người không có người thân có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng. Vì vậy, không nên sử dụng cụm từ “có hoàn cảnh khó khăn về tài chính” mang chất định tính, chưa xác định, chưa có tiêu chí để hiều thống nhất thế nào là hoàn cảnh khó khăn về tài chính và ai là người có thẩm quyền xác nhận hoàn cảnh đó... dễ gây ra tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, gây phiền hà cho dân. Chính phủ kiến tạo và phục vụ nhân dân, không tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút các tổ chức xã hội tham gia thực hiện TGPL cùng với Nhà nước, là rào cản cho việc thực hiện xã hội hóa hoạt động TGPL. Thứ ba, Điều 22 Dự thảo Luật liệt kê một số chức danh tư pháp và người làm công tác pháp luật đã nghỉ hưu có thể cộng tác viên TGPL, không bao gồm luật sư là không phù hợp với Luật Luật sư năm 2013. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, Điều 22 cần bổ sung quy định luật sư, tư vấn viên pháp luật được làm cộng tác viên TGPL. Thứ tư, Điều 14 Dự thảo Luật quy định về hợp đồng thực hiện TGPL giữa cơ quan QLNN với tổ chức tham gia TGPL. Chúng tôi cho rằng, về bản chất, đây là hoạt động TGPL của Nhà nước. Do Trung tâm TGPL chưa đủ nguồn lực thực hiện TGPL nên phải ký hợp đồng thuê tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý và trả thù lao cho họ khi thực hiện xong vụ việc TGPL theo hợp đồng. Việc lựa chọn tổ chức, trình tự và hình thức hợp đồng (dân sự) cung cấp dịch vụ pháp lý đã được pháp luật dân sự điều chỉnh, rất quen thuộc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ công. Vì vậy, không cần thiết phải quy định trong Luật TGPL, và càng không cần thiết phải giao cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể trình tự thực hiện hay bản mẫu của hợp đồng này. Thứ năm, để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tham gia thực hiện TGPL, đề nghị sửa đổi nội dung Điều 15 Dự thảo Luật, quy định trực tiếp thủ tục đăng ký tham gia TGPL cho phù hợp với tên điều mà không cần giao cho Chính phủ hướng dẫn nữa, cụ thể như sau: “Điều 15. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý 1. Tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm Tư vấn pháp luật có nguyện vọng tham gia thực hiện TGPL phải đăng ký bằng văn bản về phạm vi, hình thức, lĩnh vực TGPL tại Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động. 2. Tổ chức đề nghị đăng ký tham gia thực hiện TGPL nộp cho Sở Tư pháp 01 (một) bộ hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký tham gia TGPL; danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật sẽ tham gia thực hiện TGPL. 3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký tham gia TGPL cho tổ chức đã đề nghị và thông báo cho Trung tâm TGPL nhà nước để phối hợp hoạt động. Trong trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản. 4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia TGPL, tổ chức được cấp Giấy đăng ký thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về các nội dung của Giấy đăng ký tham gia TGPL. Việc thực hiện TGPL được tính từ khi đã thực hiện việc công bố công khai Giấy đăng ký tham gia TGPL. 5. Giấy Đăng ký tham gia TGPL được thực hiện theo mẫu thống nhất do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và thực hiện TGPL phù hợp với phạm vi, hình thức, lĩnh vực pháp luật được ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Việc đăng ký tham gia TGPL không phải trả lệ phí”. 4. Người thực hiện trợ giúp pháp lý (Chương IV) Thứ nhất, điểm b khoản 1 Điều 18 Dự thảo Luật quy định: “Luật sư thực hiện TGPL theo hợp đồng với Trung tâm TGPL nhà nước”, trong khi Điều 49 Luật Luật sư năm 2013 không cho phép luật sư hành nghề tại Công ty luật và Văn phòng luật sư ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý với một cơ quan, tổ chức khác. Trường hợp luật sư hành 30 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT nghề với tư cách cá nhân thì được ký hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức khác, được nhận lương và chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Vì vậy, để luật sư có điều kiện tham gia TGPL, ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm TGPL thì phải kế thừa chế định cộng tác viên TGPL theo quy định hiện hành. Với lý do đó, chúng tôi đề nghị Điều 18 Dự thảo Luật cần được thiết kế như sau: “Điều 18. Người thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Người thực hiện TGPL bao gồm: a) Trợ giúp viên pháp lý; b) Cộng tác viên TGPL; c) Luật sư; d) Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật (không cần quy định có 02 năm kinh nghiệm mới được TGPL như Dự thảo, bởi vì đây là điều kiện chỉ gây phiền hà cho tư vấn viên pháp luật). 3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện TGPL (kế thừa khoản 3 Điều 20 Luật TGPL năm 2006): a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính; c) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực; đ) Bị thu hồi Thẻ Trợ giúp viên pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật”. Thứ hai, cần quy định rõ ràng, cụ thể hình thức tham gia thực hiện TGPL của luật sư và tư vấn viên pháp luật đồng bộ với pháp luật về luật sư (Điều 21, 31 Luật Luật sư và 4 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư), với pháp luật về tư vấn pháp luật. Theo hướng này, đề nghị bổ sung vào Dự thảo Luật các điều quy định về tham gia TGPL của luật sư và tư vấn viên pháp luật như sau: “Điều... luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý Luật sư tham gia thực hiện TGPL bằng các hình thức sau đây: 1. Luật sư tham gia TGPL với hình thức thực hiện nghĩa vụ TGPL và đạo đức nghề nghiệp luật sư (đã quy định tại các Điều 21, 31 Luật Luật sư và 4 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư); 2. Luật sư thực hiện TGPL với tư cách hành nghề cá nhân ký hợp đồng lao động với Trung tâm TGPL nhà nước (phù hợp với Điều 49 Luật Luật sư); 3. Luật sư thực hiện TGPL với tư cách cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước theo quy định của Luật này (Điều 22 Dự thảo cần bổ sung quy định luật sư có nguyện vọng được làm cộng tác viên TGPL); 4. Luật sư thực hiện TGPL tại tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký tham gia TGPL; 5. Luật sư thực hiện TGPL bằng tất cả các hình thức TGPL quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật này”. Quy định như trên sẽ tạo môi trường pháp lý cho luật sư lựa chọn hình thức tham gia TGPL phù hợp với khả năng của mình. Luật sư thực hiện TGPL theo khoản 2, 3 được Nhà nước trả lương hoặc tiền bồi 31 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT dưỡng vụ việc TGPL theo quy định của pháp luật. Luật sư thực hiện TGPL theo khoản 1và khoản 4 Điều này thì thực hiện bằng chính nguồn lực của mình. - Tương tự như quy định về luật sư, đề nghị bổ sung thêm một điều quy định về tư vấn viên pháp luật tham gia TGPL, bởi điểm c khoản 1 Điều 18 quy định tư vấn viên pháp luật cũng là người thực hiện TGPL, nhưng chưa rõ ràng, cụ thể theo hướng kế thừa Điều 24 Luật TGPL năm 2006, như sau: “Điều... Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý 1. Tư vấn viên pháp luật tham gia TGPL theo sự phân công của tổ chức tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia TGPL, tham gia TGPL với tư cách cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước. 2. Tư vấn viên pháp luật thực hiện TGPL bằng hình thức tư vấn pháp luật và hòa giải”. 5. Hình thức, hoạt động trợ giúp pháp lý (Chương V) Thứ nhất, về hình thức trợ giúp pháp lý (khoản 2 Điều 28 Dự thảo Luật) Khoản 2 Điều 28 Dự thảo Luật quy định chỉ có 3 hình thức dịch vụ pháp lý là tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng (bỏ hình thức hòa giải). Một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo cũng như bản Dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật TGPL cũng cho rằng, nên bỏ hình thức hòa giải bởi vì “hoạt động hòa giải được điều chỉnh bằng Luật Hòa giải ở cơ sở”. Chúng tôi cho rằng ý kiến này không có tính thuyết phục, bởi hòa giải ở cơ sở và hòa giải trong TGPL có những điểm khác nhau về chủ thể thực hiện hòa giải, tính chất, độ phức tạp của tranh chấp và địa bàn của các bên tranh chấp. Hòa giải ở cơ sở do Hòa giải viên thực hiện đối với tranh chấp (thường là những tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ) trong cộng đồng dân cư mà các bên tranh chấp cùng chung sống trong phạm vi thôn, bản, ấp... Còn hòa giải trong TGPL do người thực hiện TGPL thực hiện đối với những tranh chấp dân sự phức tạp mà Hòa giải viên không đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện, những vụ việc mà tổ hòa giải đã thực hiện nhưng không thành công, nên lại “đến tay” tổ chức TGPL; những vụ việc mà các bên tranh chấp không ở cùng thôn, bản, ấp mà ở các huyện, tỉnh khác nhau..., kể cả những vụ việc đã khởi kiện tại Tòa án mà thấy rằng hòa giải sẽ tốt hơn thì cũng được thực hiện để rút đơn khởi kiện tại Tòa án. Như vậy, việc hòa giải trong TGPL hoàn toàn vượt ra khỏi sự điều chỉnh của Luật Hòa giải ở cơ sở do pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, pháp luật đất đai... điều chỉnh. Vì vậy, việc Dự thảo Luật bỏ hình thức hòa giải sau 17 năm hình thành và phát triển hình thức TGPL là điều không phù hợp. Thứ hai, Điều 30 Dự thảo Luật với tiêu đề: “Tiếp nhận yêu cầu TGPL” là chưa phù hợp với nội dung của Điều này. Hơn nữa, quy định yêu cầu TGPL của người được TGPL không rõ ràng về phương thức, thủ tục yêu cầu TGPL, gây khó khăn cho người được TGPL khi thực hiện thủ tục hành chính này. Để khắc phục bất cập này, chúng tôi đề nghị sửa đổi lại tiêu đề của Điều 30 là “Yêu cầu TGPL” như Điều 33 Luật TGPL năm 2006. Yêu cầu TGPL của người được TGPL là thủ tục hành chính, vì vậy, nội dung Điều 30 cần quy định rõ ràng, cụ thể tên gọi, hồ sơ yêu cầu TGPL cần có những gì, phải nộp cho ai, theo phương thức nào và thủ tục thật sự cần thiết và đơn giản để người được TGPL biết phải làm gì và làm như thế nào khi có yêu cầu TGPL. Cụ thể, Điều 30 Dự thảo Luật nên được thể hiện như sau: “Điều 30. Yêu cầu trợ giúp pháp lý 1. Khi có yêu cầu TGPL, người được TGPL phải nộp 01 bộ hồ sơ cho tổ chức thực hiện TGPL. Hồ sơ gồm có: Đơn yêu cầu 32 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT TGPL, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được TGPL và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc TGPL (nếu có). 2. Hồ sơ yêu cầu TGPL được nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện TGPL hoặc được gửi đến tổ chức thực hiện TGPL qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức khác. Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện TGPL, người được TGPL chỉ cần nộp đơn yêu cầu TGPL và xuất trình bản chính giấy tờ chứng minh mình là người được TGPL. Trường hợp chưa có đơn yêu cầu thì người thực hiện TGPL có trách nhiệm phát mẫu tờ đơn và hướng dẫn họ điền vào mẫu đơn và ký hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu TGPL. Trường hợp người được TGPL không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người thực hiện TGPL có trách nhiệm ghi các nội dung yêu cầu TGPL vào mẫu đơn, để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn”. Thứ ba, Điều 31 Dự thảo Luật quy định thủ tục thụ lý vụ việc TGPL nhưng chưa rõ ràng, cụ thể, khó hiểu, đề nghị chỉnh lý lại như sau: “Điều 31. Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý 1. Người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu TGPL phải kiểm tra các giấy tờ, nội dung có liên quan đến yêu cầu TGPL; nếu hồ sơ có đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 30 (theo hướng sửa trên đây) và yêu cầu TGPL thuộc vụ việc, đối tượng, phạm vi, hình thức TGPL quy định tại các Điều 7, 27 và 28 của Luật này thì phải thụ lý ngay, ghi vào Sổ thụ lý và đề nghị người có thẩm quyền phân công người thực hiện TGPL cho người được TGPL. 2. Trong trường hợp người được TGPL còn thiếu những giấy tờ chứng minh là người được TGPL hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc TGPL thì người tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn họ cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu đó để thụ lý vụ việc TGPL. 3. Trong trường hợp yêu cầu TGPL không đủ điều kiện để thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức thực hiện TGPL được từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người có yêu cầu TGPL biết”. Thứ tư, Điều 34 có tiêu đề là “Tư vấn pháp luật”, tuy nhiên, trong nội dung lại quy định cả về hoạt động hòa giải, giải quyết khiếu nại là không không logic. Vì vậy, chúng tôi đề nghị chỉnh sửa lại Điều này như sau: “Điều 31. Tư vấn pháp luật 1..... 2. Đối với vụ việc đơn giản, người thực hiện TGPL phải tư vấn ngay và ghi chép những nội dung chính trong phiếu tư vấn pháp luật. Phiếu tư vấn pháp luật được lập thành hai bản, một bản giao cho người được TGPL, một bản được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc. 3. Đối với vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc vụ việc thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan thì người thực hiện TGPL phải viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện TGPL có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được TGPL; trong trường hợp vụ việc cần có thời gian để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. 4. Đối với vụ việc yêu cầu tư vấn được chuyển đến bằng thư tín, người thực hiện TGPL có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu TGPL”n 33 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgop_y_hoan_thien_mot_so_noi_dung_cua_du_thao_luat_tro_giup_p.pdf
Tài liệu liên quan