Hình thức phản ánh bằng báo khi giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài qua báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" năm 2000

Mỗi một đề tài được phản ánh, thì nhà báo cần lựa chọn hình thức thể hiện cho phù hợp với nội dung thông tin. Phản ánh về đề taì đất nước, con người Việt Nam, nhà báo cần phải lựa chọn những hình thức thể hiện riêng để thông tin đạt hiệu quả cao. Qua khảo sát trên hai báo "Sài Gòn giải phóng" và báo "Nhân Dân" cho thấy hai báo đầu kết hợp hai phần : phần lời và phần ảnh. Phần ảnh kèm theo có khả năng lôi cuốn thuyết phục người xem vì nó tác động trực tiếp đến độc giả bằng màu sắc hình ảnh. Phần ảnh kết hợp với phần lời sẽ tạo tính chân thực cho bài báo và tạo ra độ tin cậy cao đối với độc giả. Mặt khác kết hợp giữa phần lời với phần ảnh sẽ tạo ra thông tin về vấn đề một cách toàn diện. Ảnh sự kiện vấn đề và bài viết kèm theo chú thích cho ảnh có nội dung phù hợp sẽ làm tăng giá trị của thông tin và hoàn thiện hình ảnh thể hiện. Ảnh chân đung có nhiệm vụ miêu tả con người nhưng đó không phải là con người về danh mà là con người cụ thể. Trên báo "Nhân Dân" trong những bài phỏng vấn thường có đăng kèm ảnh của chính người được phỏng vấn. Và sự kết hợp giữa phần lời và phần ảnh này sẽ làm cho độc giả tin tưởng vào tính chính xác của thông tin. Đọc phần lời có đăng kèm ảnh sẽ làm cho độc giả không con nghi ngại, hơn nữa độc giả còn có thể tự trả lời cho mình những câu hỏi: Người đó như thế nào? Là ai? ở đâu? Làm gì? ví dụ trên báo "Nhân Dân" ra ngày 2 - 4 - 2000 đã đăng phần lời trong đó giới thiệu ông Anđri a-nut-môi-y, thư ký thường trực uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) đại diện của tổng thư ký LHQ tại hội nghị châu Á về Palextin và có đăng kèm ảnh của ông tạo sự tin cậy chính xác, chân thực đối với độc giả.

doc28 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hình thức phản ánh bằng báo khi giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài qua báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng hợp tác và phát triển Đan Mạch nói: “Đất nước Việt Nam cách xa về địa lý nhưng gần gũi như quê hương thứ hai”, một số người còn dùng những từ ngữ như “Tôi yêu Việt Nam, tôi quý Việt Nam” để biểu lộ tình cảm của mình. Khi nói đến đất nước Việt Nam thì phải nói đến truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam, một đất nước có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, một đất nước với rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu. Trong cuốn “Việt Nam truyền thống sức sống và sự trường tồn” của nhà xuất bản KHXH đã đăng lời của ông Bo-vi toàn quyền Đông Dương: “ ...Bởi không hiểu được phong tục và lịch sử của các người nên chúng ta tưởng đem đến một dân tộc dã man, những ân huệ của một nền văn minh cao cả. Nay chúng ta đã đi khắp đồng ruộng, núi đồi và ở đâu chúng ta cũng khen cho sự cần cù không mệt mỏi của các người. Chúng ta đi qua khắp kinh kỳ, ở đâu chúng ta cũng thấy có cơ sở tổ chức đáng khen. Chúng ta đã vào nhà các người và chúng ta cũng thấy trên gia đình trên kính dưới nhường, thời phụng tổ tiên. Chúng ta đã đi thăm các đền chùa, được đọc những câu châm ngôn làm vẻ vang cho nhân loại”. Đó là một minh chứng khách quan cho đất nước Việt Nam mà không phải theo kiểu “Mẹ nói con khen hay”. Báo chí dù không phản ánh được đầy đủ những nét về đất nước con người Việt Nam, nhưng qua những gì mà người nước ngoài nói về Việt Nam được phản ánh trên báo chí cũng đã trở thành niềm tự hào của những người con đất Việt. I. Truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. 1.Sơ lược về lịch sử và đất nước Việt Nam. Đất nước Việt Nam có truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất. Điều đó đã được chứng minh qua lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Có được ngày nay ông cha ta đã phải đổ bao mồ hôi, xương máu, bao mất mát hy sinh. Kẻ thù xâm lược đã nhận thấy đây là một đất nước giầu có nhiều tiềm năng... vì vậy chúng đã tiến hành những cuộc chiến tranh phi nghĩa với những thủ đoạn thâm độc nhằm khuất phục dân tộc này. Nhận thức được điều đó, tổ tiên ta đã sớm đoàn kết để giữ nước chống giặc ngoại xâm, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, một dân tộc nhỏ bé, yêu chuộng hoà bình và vị tha nhưng với kẻ thù thì “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm lô nệ” “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn chúng ta cũng quyết dành cho được tự do độc lập”. Có lẽ chưa một dân tộc nào trên thế giới thời gian được sống trong hoà bình lại ít hơn thời gian sống trong chiến tranh như dân tộc Việt Nam. Đầu tiên là các thế lực phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên- Mông, Minh, Thanh rồi tiếp đó đến thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ. Nhưng chúng ta đều giành được thắng lợi. Những cuộc khởi nghĩa gắn liền với tên tuổi của các vị anh hùng như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Quang Trung ... và với một cách mạng tháng 8 - 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, với một Điện Biên Phủ trấn động địa cầu (1945) và 30 năm sau làm nên đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn đất nước. Chiến thắng 30 - 4 - 1975 là một mốc son lịch sử đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa đế quốc và có lẽ chính tinh thần đoàn kết chặt chẽ trong đau khổ chung của đât nước, giống nòi “ sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có nhau”, lòng yêu nước sâu sắc và quật cường không gì bẻ gẫy nổi được nuỗi dưỡng bởi một tinh hoa của một nền văn hoá độc đáo và lâu đời, ý chí kiên cường giành độc lập kết hợp với sự mềm dẻo lạ thường, là biết tiếp thu những cái hay của người nước ngoài để tăng sức mạnh cho mình tự giải phóng đã đưa Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, kể cả đế quốc Mỹ hùng mạnh. Chiến tranh Việt Nam qua con mắt người nước ngoài Chiến tranh đã đi qua, 1 phần 4 thế kỷ đã im tiếng súng nhưng dư âm của nõ đã còn vang vọng không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Và người ta cũng không thể quên được một nước Mỹ, luôn đề cao nhân quyền, lòng bác ái lại có thể tiến hành cuộc chiến tranh bẩn thỉu trên đất nước Việt Nam. Hậu quả khủng khiếp của cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ con cháu sau chiến tranh Việt Nam. Máu và nước mắt của bao người đã phải đổ xuống trong trận đánh hôm qua để có được ngày nay. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và phát triển theo quy luật của nó nhưng vết thương và hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thì không thể một sớm một chiều khắc phục được. Rất nhiều vùng trên đất nước Việt Nam vẫn còn đầy rẫy bom mìn, còn những người mang trên mình thương tật và đặc biệt là di chứng của chất độc màu da cam mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh, được biện minh là chất “làm rụng lá” gây ra bao bất hạnh cho những người vô tôị. Người Việt Nam vẫn biết đến điều đó, còn thế giới thì sao? Họ nhìn nhận vấn đề này như thế nào? báo chí là một phương tiện thông tin mang đến câu trả lời khách quan nhất. Thế giới đang ủng hộ và quan tâm đến Việt Nam. Báo Nhân Dân ra ngày 16 - 4 - 2000 đã đăng lời của Bari - phó trưởng ban quốc tế báo Ma-ni- te Pháp: “ Khi đến thăm làng hữu nghị Vân Canh (Hà Tây) nơi nuôi dưỡng nhiều cựu chiến binh và trẻ em bị nhiếm chất độc màu da cam, và làng Hoà Bình tại tỉnh Bình Dương, từng bị Mỹ trực tiếp rải chất độc hoá học, bà rất cảm động khi tận mắt chứng kiến những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam” và theo bà “ Việc Mỹ sử dụng chất độc màu da cam và nhiều loại chất độc hoá học khác trong chiến tranh Việt Nam thật sự là một thảm hoạ đối với Việt Nam.” hơn thế nữa họ còn vui mừng khi Việt Nam được quốc tế giúp đỡ. Bà Bari nói: “ Tôi rất vui mừng khi thấy một số tổ chức nhân đạo của Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản đã giúp Việt Nam chăm sóc giúp đỡ các nạn nhân. Tuy nhiên với đánh giá sơ bộ khoảng 1 triệu người nhiễm chất độc màu da cam, sự giúp đỡ này còn quá ít chưa kể đến việc phục hồi môi trường sống tại những vùng bị Mỹ rải chất độc hoá học”. Quả là không gì bù đắp nổi những nỗi đau về thể xác và tính thần mà những gia đình có con em bị nhiễm chất độc màu da cam phải chịu đưng. Liệu đế quốc Mỹ và nước Mỹ hôm nay nghĩ gì về những hậu quả mà họ đã gây ra cho người dân Việt Nam. Tránh nhiệm hoàn toàn thuộc về nước Mỹ : “ Mỹ phải chịu trách nhiệm lớn nhât”. Trong vấn đề này, điều đáng buồn là một cường quốc trên thế giới luôn rao giảng về quyền con người lại đang tâm thả chất độc xuống Việt Nam nhằm tàn sát một dân tộc đấu tranh chống xâm lược giành độc lập, tự do”. Những tình cảm bạn bè quốc tế giành cho Việt Nam thật đáng trân trọng và tự hào. Dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất, kẻ thù dù có tàn ác và nguy hiểm, nhưng không một thế lực nào có thể phá vỡ được ý chí của nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ tổ quốc mình. Tinh thần bền bỉ của dân tộc Việt Nam đã làm cho cả thế giới phải ngưỡng mộ và cho đến nay cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn được nhắc lại với lòng thán phục và trở thành đề tài được cả thế giới quan tâm, trong đó có cả Mỹ. Trên báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 28 - 4 đã đưa tin về những hoạt động kỷ niệm ngày 30 - 4 trên thế giới: “Có nhiều phóng viên của các nước như Mỹ, Pháp đã đến Việt Nam, phát nhiều tin bài và ảnh từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... và nhiều nơi khác nêu rõ những hậu quả chưa thể khắc phục hết của cuộc chiến tranh, ghi lại những đổi thay trên đất nước Việt Nam và có nhiều hãng đã thuật lại những giây phút cuối cùng của chế độ Sài Gòn gần ngày 30 - 4 - 1975, ghi lại cuộc tiến công thần tốc của quân giải phóng và phóng viên AFP viết: Việt Nam là nơi diễn ra cuộc chiến tranh dài nhất mà quân đội Mỹ dính líu và lần đầu tiên Mỹ phải thất bại với những hậu quả rõ nét cho tới ngày nay kẻ cả mối quan hệ giữa giới quân sự và chính quyền Mỹ”. Một loạt tin bài khác về các hoạt động kỷ niệm chiến thắng 30 - 4 cũng được đăng tải trên báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 1 - 5 - 2000 , trong đó có các báo lớn ở Tokyo, Argentina... và tin về các hoạt động của cuộc mít tinh kỷ niệm 25 năm ngày kết thúc chiến tranh ở Việt Nam . Còn trên báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 2 - 5 - 2000 đã đăng bài “Toàn thế giới cùng kỷ niệm ngày chiến thắng 30 -4” với một loạt tin bài tiêu biểu được thông tấn xã Việt Nam chọn lọc trong đó viết: “Suốt một tháng qua các chủ đề liên quan đến Việt Nam và cuộc chiến tranh Việt Nam đã được các phương tiện thông tin đại chúng khai thác triệt để với nhiều bình diện và hình thức khác nhau. Nhiều cuộc hội thảo về hội chứng sau Việt Nam, nhiều bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam cũng đã được chiếu trên các kênh truyền hình lớn của Mỹ” và ở một số nước như Nhật Bản, Cu Ba, Trung Quốc... nhiều tờ báo cũng đưa tin bài về những kỷ niệm ngày chiến thắng 30 - 4. Hãng tin AFB ngày 30 - 4 “ nhiều cựu chiến binh Mỹ tập trung trước đài kỷ niệm Oasinhtơn tưởng nhớ các lính bị chết trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam để nhớ lại những đồng đội và những người thân của mình. Họ đã mang theo những bức thư và những bó hồng đặt ở chân đài tưởng niệm tưởng nhớ những người thân đã chết trong chiến tranh Việt Nam” . Một số nhà lãnh đạo của các nước cũng chúc mừng Việt Nam nhân ngày chiến thắng 30 - 4. Ông V.Putin - tổng thống đắc cử Nga đã gửi điện chúc mừng tới chủ tịch nước ta Trần Đức Lương “ Cuộc đấu tranh anh hùng của những người yêu nước Việt Nam vì nền độc lập và thống nhất đất nước, cho đến nay vẫn giành được sự kính trọng sâu sắc. Trong những năm tháng gian khổ cũng thể hiện rõ tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai dân tộc chúng ta. Nhân dân Nga hết sức vui mừng trước những thành tựu mà nước Việt Nam thống nhất giành được trong công cuộc xây dựng hoà bình và thực hiện chính sách mới. Đây là sự khẳng định mạnh mẽ nhất sức sống của tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh: Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc”. Chiến tranh Việt Nam cho đến nay vẫn giữ nguyên được ý nghĩa. Có lẽ trên thế giới khó có thể tin được một dân tộc nhỏ bé với những vũ khí thô sơ như Việt Nam lại có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược hùng mạnh. Nhưng chúng ta đã thắng, một chiến thắng kỳ diệu và chiến thắng đó đã trở thành những bài học giúp đỡ các nước trên thế giới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, làm thức tỉnh lương tâm và đạo lý của nhân dân thế giới. Ông Kloc-cơ nghị sĩ (thuộc đảng Xanh) ,thành viên của đoàn đại biểu Niu-di-lơn đến thăm chính thức Việt Nam đã thức tỉnh và dấy lên trong ông và các bạn ông, những người yêu chuộng hoà bình lương tâm và đạo lý làm người. Còn trên báo "Nhân Dân" ra ngày 2 - 4 - 2000 lại đăng lời của đồng chí Khăm-may xen-nuvông thay mặt đoàn đại biểu CHDCND Lào dự đại hội LHTN Việt Nam năm 2000: “Các thế hệ Lào sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình của những người đồng chí và nhân dân Việt Nam dành cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” . Hơn thế nữa thế giới còn ca ngợi Việt Nam, ngưỡng mộ Việt Nam. Ông chủ tịch liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới bầy tỏ niềm vui mừng lần đầu tiên đến thăm đất nước làm nên kỳ tích rực rỡ đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do được cả loài người ngưỡng mộ” . Có những hội nghị mang tính quốc tế cũng đã được tổ chức tại Việt Nam bởi theo họ: “Ban tổ chức chọn Việt Nam là nơi đăng cai hội nghị với mong muốn tấm gương về tinh thần bền bỉ đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam sẽ thổi vào hội nghị luồng gió mới góp phần thúc đẩy tiến trình thương lượng hoà bình Trung Đông nói riêng và khích lệ các dân tộc trên thế giới nói chung đấu tranh cho một nền hoà bình, ổn định thật sự” và “tinh thần chiến đấu anh dũng, bền bỉ của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường, sẽ giải pháp thúc đẩy thương lượng hoà bình ở khu vực Trung Đông, cũng như ở các nơi tranh chấp sung đột khác, tiến tới hoà bình ổn định và phát triển”. Đã 25 sau cuộc chiến tranh Việt Nam nhưng những người dân Mỹ và các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến vẫn không ngừng “hồi niệm” trăn trở về những gì đã xẩy ra. Và cho đến hôm nay cuộc chiến tranh Việt Nam đã trở thành bài học ngay cả đối với nước Mỹ. Báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 28 - 4 - 2000: “Tại New York uỷ ban kỷ niệm 25 năm hoà bình Việt Nam” đai diện cho hơn 40 tổ chức cánh tả và tiến bộ Mỹ vừa ra lời kêu gọi: Người Mỹ ghi nhớ những “bài học” chiến tranh Việt Nam. Lời kêu gọi khẳng định người Việt Nam không bao giờ khuất phục trước ý đồ của giới chính Mỹ: Mỹ không thể ngạo mạn về sức mạnh quân sự phải tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc khác. Uỷ ban nhấn mạnh cần ghi nhớ, truyền lại cho các thế hệ người Mỹ mai sau những bài học về cuộc chiến tranh Việt Nam và kêu gọi chính phủ Mỹ hợp tác với Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc màu da cam. Trên báo "Nhân Dân" ra ngày 9 - 4 - 2000 trong bài “Cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn ám ảnh nước Mỹ có đoạn: “Mục thư bạn đọc trên thời báo Lốt An giơ-lét của Mỹ đã đăng ý kiến của một công dân Lốt An giơ-let tên là Ke-sap-ka-mát trong đó viết: “ Những di sản và bài học chiến tranh Việt Nam không phải chủ yếu dành cho quân đội Mỹ mà cho toàn thể xã hội Mỹ. Bài học và di sản đầu tiên là nhân dân Mỹ chống lại việc sử dụng vũ lực ở những nơi mục đích chính trị không rõ ràng, hoặc có vẻ như chỉ phục vụ lợi ích cho giới lãnh đạo chóp bu, chứ không phải là lợi ích của toàn thể nhân dân Mỹ”. Còn trên báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 2 - 5 thì: “ Đông đảo dự luận Mỹ coi cuộc chiến tranh Việt Nam như một bài học thất bại đáng hổ thẹn của nước Mỹ. Đến nay 2 / 3 người dân Mỹ cho rằng với nước Mỹ cuộc chiến tranh Việt Nam là vô nghĩa và không thể thắng được.” Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đã gây ra nhiều tội ác và đem nhiều đau khổ cho nhân dân Việt Nam. Chính người Việt Nam có quyền nói về điều này. Vậy mà những người như thượng nghị sĩ John Mckain lại vu cáo Việt Nam đã đánh đập các tù binh. Tuy nhiên thế giới sẽ là chứng minh thiết thực nhất cho sự trong sáng vị tha của Việt Nam: “ Nhiều đại biểu đã lên án phát biểu thiếu thiện chí mới đây của thượng nghị sỹ John McKain tại Việt Nam, cho rằng những lời nói đã khoét sâu vào vết thương tinh thần đang lành của các cựu binh Mỹ và không phù hợp với giai đoạn phát triển hịên nay giưã hai nước, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày kết thúc chiến tranh. các cựu binh ở New Haven cho biết sẽ gửi thư cho tất cả các cựu binh tham gia chiến tranh Việt Nam để cùng nhau lên án ông McKain”. Việt Nam đồng nghĩa với vinh quang, lòng dũng cảm và tính thần quyết thắng. Đó là sự thật.Và cho đến nay khi chiến tranh đã qua đi, Việt Nam lại tiếp tục khẳng định mình: “Việt Nam đã chứng tỏ cho thế giới hiểu rằng khi một dân tộc với một đường lối lãnh đạo vững chắc, đoàn kết để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của mình thì không một cường quốc nào trên thế giới có thể đánh bại nổi và giờ đây dân tộc đó đang tiếp tục thực hiện lời di chúc của Bác Hồ nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam mươì lần hiện đại và to đẹp hơn”. Báo chí với vai trò là một phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ tuyên truyền thông tin nhàm đáp ứng nhu cầu của công chúng và phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, mặc dù mỗi tờ báo có những cách thức chuyển tải thông tin khác nhau, phản ánh những vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau vẫn cho chúng ta thấy được sự phong phú đa dạng và lôi cuốn được công chúng, nhất là về mảng đề tài về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam mặc dù chưa thật đầy đủ và trọn vẹn. Thông qua báo chí, người Việt Nam đã biết được hiện nay thế giới nhìn nhận Việt Nam, chiến tranh Việt Nam, với sự thánh phục, kính trọng đồng thời cũng ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam. Qua đó người Việt Nam có thể tự hào về dân tộc mình đã đi vào lịch sử thế giới với một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. II. Hình ảnh đất nước Việt Nam qua con mắt người nước ngoài được phản ánh trên báo chí. 1. Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam. Đất nước Việt Nam có “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Quả đúng như vậy vị trí địa lý của Việt Nam đã tạo cho thiên nhiên Việt Nam có vùng đồng bằng mầu mỡ, vùng trung du rộng lớn, vùng rừng núi bạt ngàn, vùng biển và thềm lục địa mênh mông và một hệ thống sông ngòi dầy đặc. Trên rừng, dưới biển, trong lòng đất và thềm lục địa đều có tài nguyên vô tận. Đất đai phì nhiêu, lượng nước dư thừa... vùng nhiệt đới gió mùa khí hậu ẩm ướt nên cũng rất khắc nghiệt. Về sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên Việt Nam ông Ghi đô Broc-cô-ven, cố vấn trưởng dự án sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ (NTFP) về tình hình môi trường sinh thái và tài nguyên rừng Việt Nam nói: “Việt Nam có các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú tạo cơ hội để phát triển các ngành khai thác, nhất là du lịch”. Tuy nhiên bên cạnh đó Việt Nam cũng có những khó khăn: Diện tích rừng Việt Nam theo tài liệu năm 1943 là 14,5 triệu ha và theo dự báo đến nay chỉ còn 7,8 triệu ha. Diện tích rừng bị giảm sút nghiêm trọng là một khó khăn đối với Việt Nam: “Tài nguyên rừng to lớn đặt ra cho chính phủ Việt Nam nhiều khó khăn thách thức trong việc hoạch định chính sách khai thác và bảo vệ rừng”. Nhưng cũng theo ông Ghi đô Broc-coven thì: “ Qua thực hiện các dự án có thể thấy rõ chính phủ Việt Nam rất quan tâm phát triển lâm sản ngoài gỗ và cố gắng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh thái”. Đó là những nhìn nhận khách quan của người nước ngoài về sự phong phú đa dạng của tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, dù là không nhiều và chưa đề cập đến các nguồn tài nguyên khác ngoài rừng nhưng nó vẫn là một nhận xét khách quan và thực tế. Phong cảch Việt Nam Đất nước Việt Nam trải dài theo hình chữ S. Nếu đi dọc đất nước từ cửa Nam quan đến mũi Cà Mau, nơi đâu ta cũng thấy phong cảnh thiên nhiên Việt Nam rất kỳ vĩ và cũng rất đẹp. Đó là những phong cảnh gắn liền với truyền thống ngàn năm văn vật, với những truyền thuyết lịch sử như Hà Nội, Huế. Khi nói đến Hà Nội , trái tim của cả nước, nơi gắn với truyền thuyết gươm báu, với làng hoa Ngọc Hà, với đào Nhật Tân, với 36 phố phường đã trở thành những nơi có quang cảnh thiên nhiên rất đẹp. Đến với Hà Nội không chỉ người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài cũng phải thốt lên: “Hà Nội thật đẹp và có sức quyến rũ kỳ lạ phong cảnh thật thanh bình”. Nói đến Hà Nội thì những người xa xứ không khỏi bồi hồi nhớ đến một Hồ Tây sương dâng bảng lảng mỗi khi sáng sớm, du thuyền trên Hồ Tây, thưởng thức món bánh tôm Hồ Tây. Và cũng không khỏi bồi hồi khi nhớ đến “những phố dài xao xác hơi may...” , còn đối với du khách nước ngoài lại có cảm giác như lọt vào một thế giới hiếm hoi còn sót lại trên mảnh đất này, nơi mà sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đaị hoá chưa làm tổn thương đến môi trường cây xanh, đến nhịp sống trầm mặc, lặng lẽ và mối quan hệ giữa con người với con người.”. Hà Nội đã trở thành những kỷ niệm đối với những ai dù chỉ một lần đến thăm nó hay vinh dự được nhiều lần đến thăm Hà Nội. Ông Lý Gia Trung -Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã dành phần lớn bài viết của mình để viết về Hà Nội, về những ngày tháng sống tại Hà Nội đã được đăng tải trên báo "Nhân Dân" ra ngày 5 - 7 - 2000: “Trong những ngày sắp rời Hà Nội, mỗi khi tôi đi qua Tràng Thi, Tràng Tiền hoặc Bờ Hồ trong lòng tôi lại nổi lên một sự lưu luyến. Chủ nhật trước, hai vợ chồng chúng tôi dậy rất sớm, đem theo máy ảnh và máy quay đi ghi lại hình ảnh của Nhà hát Lớn, hồ Hoàn Kiếm, Quảng trường Ba Đình, Hồ Tây và khách sạn Thắng Lợi”. Hà Nội giờ đây đang có những đổi thay, nhưng Hà Nội vẫn giữ được sự hài hoà giữa cổ kính và hiện đại: Ông chủ tịch thượng viện Cộng Hoà Pháp Cri-xti-an Đông-xơ-lê nói: “ Đất nước Việt Nam rất đẹp với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như thủ đô Hà Nội, được UNESSCO công nhận là thành phố vì hoà bình, điển hình của sự hài hoà giữa hiện đại và cổ kính, Huế đậm chất cố đô, vịnh Hạ Long thơ mộng... là tiềm năng lợi thế lớn để phát triển du lịch”. Những người nước ngoài đã biết đến Việt Nam với những phong cảnh thiên nhiên rất đẹp và đó là tiềm năng để phát triển du lịch. Cũng chính vì vậy mà họ mong muốn sẽ giúp đỡ Việt Nam để giúp Việt Nam trở thành trung tâm du lịch của cả khu vực”. Nhìn nhận của người nước ngoài về phong cảnh Việt Nam là một thực tế khách quan cho thấy phong cảnh thiên nhiên Việt Nam rất đẹp. Báo chí đã phản ánh điều đó một cách chân thực không thiên vị, không tô đậm cũng chính vì điều đó mà người Việt Nam cũng được tăng thêm lòng tự tôn dân tộc, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ những danh thắng đất Việt. 3. Hình ảnh đất nước Việt Nam hôm nay Người Việt Nam tự hào về đất nước mình, một đất nươc đậm đà bản sắc dân tộc, một đất nước có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất đã chiến thắng bao kẻ thù xâm lược nhưng cũng hội nhập vào xu hướng phát triển của thế giới để tiến kịp thời đại. Chiến tranh đã qua đi nhưng hậu quả của nó thì khó có thể khắc phục được. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đất nước Việt Nam đã có sự phát triển đáng kinh ngạc trên tất cả các lĩnh vực. Cùng với chính sách ngoại giao ngày càng mở rộng, từ 1986 Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: “Sau chiến tranh (đã để lại cho Việt Nam rất nhiều vùng đất còn đầy rẫy bom mìn) quốc gia này đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc. Từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới; hơn 90% dân số biết đọc; tỷ lệ đói nghèo giảm với tộc độ nhanh hơn so với bất kỳ nước nào trên thế giới. Chính sách mới của Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 đã cải thiện đáng kể mức sống của người dân và sự ổn định chính trị tạo môi trường tốt cho phát triển kinh tế”. Đó là nhận định của một số cơ quan báo chí lớn tại Mỹ, được đăng trên báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 2 - 5 - 2000. Còn trên báo "Nhân Dân" ra ngày 9 - 7 - 2000 lại viết về nhân xét của ông Oat te - đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam về tình hình kinh tế Việt Nam thời gian qua: “ Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam giữa kỳ năm 2000 tại Đà Lạt vừa qua đã khẳng định sự tiến bộ của kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm. Đặc biệt, Việt Nam đã khắc phục được khủng hoảng tài chính khu vực, xuất khẩu tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh”. Có những người sau nhiều năm trở lại Việt Nam đã ngạc nhiên trước sự phát triển của Việt Nam: “Trở lại Việt Nam sau 10 năm, ông An-na-giáp thực sự ngỡ ngàng khi chứng kiến những đổi thay, sự phát triển vượt bậc trên nhiều phương diện của đất nước anh em. Ông tâm sự, trong những năm qua mặc dù có cơ hội tiếp xúc với người Việt Nam tại các diễn đàn thế giới nhận được nhiều thông tin về Việt Nam, nhưng khi đến Việt Nam, ông không ngờ Việt Nam lại phát triển nhanh chóng như vậy, đặc biệt về cơ sở hạ tầng. Mười năm trước trên đường phố Hà Nội đây đó còn có dấu tích bom đạn kẻ thù. Giờ đây phố phường Hà Nội đẹp hơn, nguy nga hơn...”. Báo chí Việt Nam đã đăng tải những thông tin về hình ảnh đất nước Việt Nam bằng những lời phát biểu của những con người khác nhau trên thế giới. Đối với họ sự phát triển của Việt Nam không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Trên báo "Nhân Dân" ra ngày 1 - 2 - 2000 đã đăng lời của ông Naka xo-nê, cựu thủ tướng Nhật Bản về sự thành công của các nghệ sĩ Việt Nam trong liên hoan âm nhạc Châu á sự kiện âm nhạc lớn nhất trong năm 1999 tại sứ sở Hoa Anh Đào: “Thật bất ngờ về tài năng của các nghệ sĩ Việt Nam. Điều cốt lõi các bạn có cảm rất tốt, bản giao hưởng số 5 của Trai-cốp-xki được thể hiện với nét riêng từ trái tim của những người Châu á, làm nên một chất liệu âm nhạc truyền cảm, lôi cuốn xúc động lòng người... Trong liên hoan âm nhạc Châu á, đoàn Việt Nam là đoàn duy nhất được mời trình diễn với quy mô giao hưởng bế mạc đêm liên hoan. Thành công của đoàn Việt Nam trong buổi diễn đã chứng tỏ cho thế giới được tài năng, sự phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực âm nhạc. Từ nhiều năm qua, sau khi Nhà nước CHXHCN Việt Nam giành độc lập tự do hoàn toàn, Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì xây dựng đất nước với hai mục tiêu chiến lược là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho đến nay nhân dân ta, dân tộc ta vẫn kiên quyết và từng bước tiến lên dưới ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã giương cao, chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại mặc dầu có thể gặp khó khăn lúc này lúc khác , nơi này nơi khác nhưng xu thế đó không thể khác được: “Quá trình đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, trong đó có sự tham gia tích cực của thanh niên đã đạt kết quả tốt đẹp, nhất là trên mặt trận kinh tế. Hệ thống chính trị của Đảng ngày càng vững mạnh củng cố được niềm tin của nhân dân, bao nhiêu công cuộc đổi mới nhất định sẽ tiến xa và giành được những thắng lợi mới rực rỡ hơn. Thông qua đổi mới, Việt Nam sẽ vượt qua những trở ngại khó khăn của một nước chậm phát triển để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn mà không xa rời con đường XHCN và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đó là lời nhận xét của đồng chí Xay-đê Rođri-ghet E-rơ-sơn-đết - điều phối viên ban quan hệ quốc tế trung ương đoàn TNCS Cuba (UJC) đã được đăng tải trên báo "Nhân Dân" ngày 5 - 3 - 2000. Với đường lối đối ngoại mở rộng được đề ra từ đại hội VI và được các đại hội sau củng cố và phát triển cùng với chính sách Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới phấn đấu vì nền hoà bình, ổn định và phát triển”. Cho đến nay Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư và viện trợ của ODA của nhiều nước trên thế giới.. Ông Jacques Ferrire, chủ tịch đầu tiên của Unilever Việt Nam nói: “Việt Nam có tiềm năng to lớn. Với dân số gần 80 triệu người Việt Nam có thể là thị trường lớn cho tiêu thụ sản phẩm. Unilever đã nghiên cứu thị trường Việt Nam từ năm 1988 và đã quyết định đầu tư ngay từ đầu hơn 100 triệu USD để hình thành ba công ty là Lever Haso (1995) Lever Viso (1995), Elida P/S (1996)”. Còn “viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Đan Mạch dành cho Việt Nam không ngừng tăng. Năm 1999 đạt 44 triệu USD và chính phủ Đan Mạch cam kết sẽ tăng lên 77 triệu USD trong vong bốn năm tới”. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng bày tỏ mong muốn được giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam. Thượng nghị sĩ G.U Đanh khẳng định: “Pháp sẽ là đối tác quan trọng của Việt Nam. Chính phủ Pháp và các công ty của Pháp mong muốn tham gia đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của Việt Nam” và trên thế giới cũng tin rằng “Chắc chắn Việt Nam sẽ trở nên cường thịnh trong thế kỷ 21”. Có nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển quan hệ ngoại giao của Việt Nam cũng được các báo trong nước đăng tải theo tin từ TTX Việt Nam trên báo "Nhân Dân" 2 - 5 - 2000 cho biết: xã luận trên báo dân tộc Thái Lan nêu rõ: “ Với chính sách đổi mới, Việt Nam đã rộng mở quan hệ với bên ngoài, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN và diễn đàn hợp tác châu á - Thái Bình Dương”. Bài báo cho rằng “Việt Nam có đầy đủ những nhân tố và những điều kiện cần thiết để phát triển đất nước”. Đó là những số liệu, những phát biểu cụ thể của những con người không phải là “con Rồng cháu Lạc” được đăng tải trên hai báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" . Tuy không nhiều và chưa thực sự đầy đủ nhưng chúng ta cũng có thể tự hào về đất nước Việt Nam hôm nay, về những thành tựu mà đất nước Việt Nam đã đạt được. III. Hình ảnh con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài được phản ánh trên báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" . Nói đến một dân tộc, một đất nước là nói đến những con người đã làm nên đất nước. Con người Việt Nam , đó là những người cần cù, chịu thương, chịu khó, dũng cảm và cũng không ít tài năng. Chính những con người đó đã tạo nên sự trường tồn cho đất nước Việt Nam. Có những người lần đầu tiên đến Việt Nam đã nhận thấy: “Việt Nam có phong cảnh thiên nhiên đẹp kỳ lạ và tình cảm của người dân thật nồng ấm”. Họ cũng nhận thấy: “người Việt Nam rất thân thiện, hiếu khách, có truyền thống văn hoá, năng động và cầu tiến”. Có những người những ngày tháng được sống với những người Việt Nam đã trở thành kỷ niệm. Đồng chí Lay-đe Ro-đri-ghết E-rơ-nan-đết đã xúc động kể lại những kỷ niệm sống trong tình đoàn kết giữa những người bạn, đồng chí và anh em Việt Nam trong chuyến thăm ngắn ngủi tới Hà Nội vừa qua: “Những người bạn Việt Nam trẻ trung, sôi nổi, dễ mến cần cù lao động, sống có lý tưởng, hoài bão về tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam”. Nhân văn, nhân hậu vị tha gắn bó giúp đỡ lẫn nhau là bản chất của con người Việt Nam. Mặc dù là nạn nhân của biết bao cuộc xâm lược, người Việt Nam không bao giờ mất đi lòng nhân ái. Hơn thế nữa chính lòng nhân ái là yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân để thay cường bạo” Đó không phải là “Mẹ hát con khen hay” mà đó là sự thật. Báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 2 - 5 - 2000 trong bài “thế giới cùng kỷ niệm ngày chiến thắng 30 - 4 - 1975” có đoạn: “ Với tựa đề “Việt Nam xoá bỏ hận thù , hướng tới tương lai” báo tiến bộ Ai Cập đăng bài phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải và nhấn mạnh: “Là dân tộc nhân ái và vị tha người dân Việt Nam, tuy vẫn đang phải chịu đựng những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ gây ra, nhân dân Việt Nam đã và đang sẵn sàng xoá bỏ hận thù để cùng hướng tới tương lai”.Thấm nhuần đạo lý ấy, người Việt Nam không bao giời nuôi dưỡng hận thù dân tộc, ngay dưới bom đạn vận phân biệt rạch ròi giữa kẻ chủ trường gây tang tóc cho mình và những người dân lành của nước xâm lược. Cho đến nay Việt Nam đã và đang làm mọi việc cần thiết để giúp Mỹ thu hồi hài cốt của những quân nhân Mỹ bị chết ở Việt Nam,trong khi Việt Nam còn hàng vạn quân nhân mất tích trong chiến tranh. Nhân dân Việt Nam từ xưa đã có lòng yêu nước nồng nàn, dũng cảm sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc,đức tính đó đã trở thành truyền thống của người dân Việt Nam. Thế hệ cha ông chúng ta đã phải chịu nhiều hy sinh, gian khổ để làm nên đất nước hôm nay. Tự hào về lịch sử nước mình, về những vị anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Quang Trung, Trần Hưng Đạo...thế hệ thanh niên Việt Nam đang tiếp tục góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam hôm nay. Họ thật năng động sáng tạo. Các thế hệ thanh niên Việt Nam đã và đang kế tục xứng đáng truyền thống anh hùng của ông cha ta. Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay được đào tạo tốt, có trình độ khoa học khá cao so với các nước trong khu vực, năng động sáng tạo. Các phong traof thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, thanh niên tình nguyện...của tuổi trẻ Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Đó là những lời của đồng chí Kham pha-may xen-nu-vong đăng trên báo "Nhân Dân" ra ngày 2 - 4 - 2000. Còn theo lời ông Be-la-it Ap-dê-la-dit: “ Tôi đã biết các thanh niên Việt Nam qua các diễn đàn thanh niên Quốc tế. Chúng tôi đã gặp nhau và cùng trao đổi quan điểm, phối hợp hoạt động lợi ích chung cả hau bên. Những thanh niên thế hệ con cháu Hồ Chí Minh thật năng động sáng tạo.”. Không chỉ có thế thanh niên Việt Nam hôm nay được thế giới quan tâm, tin tưởng, khâm phục: “Qua các hội nghị quốc tế, những dịp gặp gỡ trao đổi, ANCYL học được rất nhiều điều bổ ích từ các bạn Việt Nam. Nếu như trước đây thanh niên Việt Nam anh dũng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc thì ngày nay thanh niên Nam Phi lại càng khâm phục thanh niên Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. ý chí, sức mạnh, sự thông minh, năng động sáng tạo của thanh niên Việt Nam là những điều đáng để thanh niên Nam Phi và thanh niên toàn thế giới học tập”. Họ mong muốn được học tập giao lưu với thanh niên Việt Nam: “ thanh niên Lào mong muốn được học tập, mở rộng giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với thanh niên Việt Nam”. Người Việt Nam mạnh mẽ giầu nghị lực, nhưng giản dị, nhân hậu và đoàn kết, điển hình là chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, một nhà văn hoá lớn của đất nước Việt Nam. Người đã chèo lái con thuyền vượt qua phong ba bão táp để đưa Việt Nam đến độc lập, tự do. Tư tưởng của người đến nay vẫn là nền tảng của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Cả cuộc đời mình, Người dành cho những người đau khổ, cho giải phóng dân tộc, giải phóng con người. ở Hồ Chí Minh có một sự hội tụ kết hợp giữa ý chí gang thép và lòng nhân ái, sự khoan dung, sự thống nhất giữa thiên tài trí tuệ với thái độ khiêm tốn và tác phong giản dị...Chính vì điều này mà chủ tịch Hồ Chí Minh có sức cảm hoá lớn đối với trái tim và khối óc của không những quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam mà hàng trăm triệu người có lương tri trên thế giới. Tên tuổi của người được cả thế giới biết đến. Có những người khi đến Việt Nam đã rất xúc động , tiến sĩ Ra-hun Bhai-di, chủ tịch hội đồng quốc gia Liên đoàn sinh viên toàn ấn nói: “Tôi yêu Việt Nam, tôi quý Việt Nam,mỗi lần nhắc đến Việt Nam người ấn độ bao giờ cũng ngợi ca vị lãnh tụ tuyệt vời Hồ Chí Minh. Tên tuổi của người được cả thế giới biết đến, đã trở nên thân quen đối với người dân trên quê hương G.Neru vĩ đại”. Còn nói đến một số người nước ngoài khác thì họ lại bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những mong muốn rất giản dị. Cụ Bogdan (Đức) tuy đã 93 tuổi nhưng vẫn chỉ mong có một tấm ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh mong treo ở phòng khách nhà mình. Có những người lại dùng nhưng lời chân trọng để ca ngợi Hồ Chí Minh, báo "Sài Gòn giải phóng" số 8209 đã đăng lời của bà Josephise một sử gia Mỹ: “Cho phép tôi được ca ngợi muộn màng người hậu thế. Tôi là nhà sử học đã viết các trang ghi của các chính khách mỗi khi họ đến thăm quan chiêm ngưỡng tượng thần tự do...Duy có Nguyễn Tất Thành là người đến tượng thần Tự do và nhìn xuống chân tượng đã ghi vào sổ lưu niệm: ánh sáng trên đầu thần Tự do toả sáng trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do này người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp...”. Và bà tuyên bố: “Tôi xin ca ngợi lời ca về người, bởi lẽ tôi đã đi lại những nơi có dấu chân của người, gặp lại những người đã biết Người, tôi ngưỡng mộ người bằng cả đầu óc khoa học, đồng thời bằng cả trái tim của một người hậu thế!”. Trong bài thơ “Sáng tháng năm” nhà thơ Tố Hữu đã viết về Hồ Chí Minh: “Người là cha, là bác, là anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cha, người bác, người anh của nhân dân Việt Nam đã cống hiến trọn cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Cho đến hôm nay khi chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào cõi vĩnh hằng. Người đã để lại bao đau xót cho nhân loại. Năm 1987 Bác Hồ được UNESCO tôn vinh là “vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá”. Sự tôn vinh này của thế giới là niềm tự hào lớn đối với chúng ta, nhưng đồng thời còn là sự công nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự phát triển chung, vào những giá trị văn hoá bất diệt của nhân loại. Những bài học vô cùng quý giá trên mọi lĩnh vực hoạt động văn hoá, khoa học, nghệ thuật...mà Người đã để lại và đang góp phần đưa đất nước ta vươn tới ánh sáng của ngày mai. Tự hào về Người - người con của đất nước, chúng ta nguyện đem hết sức mình góp phần nhỏ bé vào xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giầu đẹp. Hình ảnh người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài đã được báo chí Việt Nam phản ánh rất rõ đặc biệt là trên hai báo: báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng". Những gì mà người Việt Nam đạt được hôm nay đã được cả thế giới ngưỡng mộ. Người Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân thế giới. Anh Groxia-ni nói: “Anh và các đại biểu dự đại hội có những ấn tượng chung sâu đậm về người Việt Nam, một dân tộc chăm chỉ, cần mẫn, có tinh thần lao động, học tập có kỷ luật cao và đức hy sinh lớn”. Mục HAI hình thức phản ánh bằng báo khi giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài (qua báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng") Năm 2000 Đất nước Việt Nam là những tinh hoa của nghệ thuật tạo hoá và con người được nhào nặn trong suốt khoảng thời gian 4000 năm lịch sử bền bỉ giữ gìn, mở mang bờ cõi. Hiện nay đất nước ta đang tiến hành hội nhập nhưng không hoà tan, tiến hành chính sách ngoại giao ngày càng mở rộng... nhằm đưa đất nước ta tiến kịp thời đại. Với lịch sử hào hùng của dân tộc, với truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, với những con người cần cù, chịu thương chịu khó nhưng cũng rất tài năng đã và đang đưa đât nước Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Với những gì mà đất nước Việt Nam đã đạt được, hình ảnh con người Việt Nam được thế giới quan tâm và khâm phục. Với một đề tài thì ở mỗi báo có cách phản ánh riêng, do đó hình thức phản ánh đề tải ở mỗi báo cũng khác nhau. I. Về góc độ phản ánh Qua quá trình phát triển, báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" đã thực sự trở thành phương tiện thông tin đại chúng rất phù hợp và lôi cuốn được độc giả với những thông tin phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Mỗi đề tài mà báo phan ánh đều được nhìn nhận, khai thác từ nhiều góc độ khác nhau, trên nhiều bình diện khác nhau , với cùng một đề tài mỗi nhà báo có thể khai thác ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, nhìn nhận từ góc độ này hay góc độ khác? Điều đó tạo ra sự phong phú về đề tài. Đề tài hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài được đăng tải trên hai báo: báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" cũng được nhìn nhận từ nhiều góc độ, phản ánh cả từ truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất, tài nguyên thiên nhiên, con người... đến những đổi mới và thành tựu của Việt Nam. II. Về lượng và chất lượng thông tin Qua quá trình khảo sát trên báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" từ đầu năm đến nay cho thấy, cùng về đề tài hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nhưng mỗi báo đều đã thể hiện những ưu nhược điểm của mình. So với báo "Nhân Dân" thì lượng thông tin được phản ánh trên báo "Sài Gòn giải phóng" ít hơn và không thường xuyên. Mặt khác khảo sát cũng cho thấy trên báo "Sài Gòn giải phóng" chủ yếu chỉ đăng tải những thông tin về nhìn nhận của nước ngoài về cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong khi đó báo "Nhân Dân" lại đăng tải một lượng thông tin khá phong phú và đầy đủ về những nhìn nhận của người nước ngoài về Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực như chiến tranh của Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, con người Việt Nam. Trên báo "Nhân Dân" thể loại được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn và so với thể loại tin mà báo "Sài Gòn giải phóng" sử dụng để chuyển tải thông tin cũng cho thấy thông tin trên báo "Nhân Dân" có tính thuyết phục cao hơn vì thể loại phỏng vấn là loại thể loại có độ tin cậy và tính khách quan chân thực cao vì những lời nói và phát biểu của những con người có thật, những người có uy tín và thẩm quyền nên được độc giả tin tưởng vào tính xác thực của thông tin. Tuy nhiên thể loại tin mà báo "Sài Gòn giải phóng" sử dụng làm hình thức chuyển tải thông tin cũng mang tính thời sự nóng hổi, kịp thời, nhanh nhậy có thể đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Cũng qua khảo sát cho thấy đề tài hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài trên cả hai báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" đã được phản ánh khá phong phú đa dạng và lôi cuốn được độc giả. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực như truyền thống văn hoá, phong tục tập quán ở Việt Nam... chưa được phản ánh ? ở báo "Nhân Dân", về tài nguyên thiên nhiên phong phú của Việt Nam tuy có được phản ánh nhưng còn quá sơ sài, không nêu bật được vấn đề, do đó chưa có tính thuyết phục và lôi cuốn người đọc cao. Điều đó chứng tỏ người nước ngoài chưa biết hoặc chưa quan tâm về truyền thống văn hoá, phong tục tập quấn của người Việt Nam. Để phát huy được những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm, nhà báo cần phải biết lựa chon những đề tài cho phù hợp với đối tượng của từng báo, cần phản ánh vấn đề một cách sâu sắc hơn, không nên đi sâu vào những vấn đề vụn lẻ, mà cần tập trung vào những vấn đề nổi cộm nhất, được độc giả quan tâm. Phản ánh được đề tài hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài cần phải thể hiện được rõ tính chân thực khách quan, nhiều chiều. Mặt khác báo chí còn cần tuyên truyền cho thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam. III. Về hình thức thể hiện. Mỗi một đề tài được phản ánh, thì nhà báo cần lựa chọn hình thức thể hiện cho phù hợp với nội dung thông tin. Phản ánh về đề taì đất nước, con người Việt Nam, nhà báo cần phải lựa chọn những hình thức thể hiện riêng để thông tin đạt hiệu quả cao. Qua khảo sát trên hai báo "Sài Gòn giải phóng" và báo "Nhân Dân" cho thấy hai báo đầu kết hợp hai phần : phần lời và phần ảnh. Phần ảnh kèm theo có khả năng lôi cuốn thuyết phục người xem vì nó tác động trực tiếp đến độc giả bằng màu sắc hình ảnh. Phần ảnh kết hợp với phần lời sẽ tạo tính chân thực cho bài báo và tạo ra độ tin cậy cao đối với độc giả. Mặt khác kết hợp giữa phần lời với phần ảnh sẽ tạo ra thông tin về vấn đề một cách toàn diện. ảnh sự kiện vấn đề và bài viết kèm theo chú thích cho ảnh có nội dung phù hợp sẽ làm tăng giá trị của thông tin và hoàn thiện hình ảnh thể hiện. ảnh chân đung có nhiệm vụ miêu tả con người nhưng đó không phải là con người về danh mà là con người cụ thể. Trên báo "Nhân Dân" trong những bài phỏng vấn thường có đăng kèm ảnh của chính người được phỏng vấn. Và sự kết hợp giữa phần lời và phần ảnh này sẽ làm cho độc giả tin tưởng vào tính chính xác của thông tin. Đọc phần lời có đăng kèm ảnh sẽ làm cho độc giả không con nghi ngại, hơn nữa độc giả còn có thể tự trả lời cho mình những câu hỏi: Người đó như thế nào? Là ai? ở đâu? Làm gì? ví dụ trên báo "Nhân Dân" ra ngày 2 - 4 - 2000 đã đăng phần lời trong đó giới thiệu ông Anđri a-nut-môi-y, thư ký thường trực uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) đại diện của tổng thư ký LHQ tại hội nghị châu á về Palextin và có đăng kèm ảnh của ông tạo sự tin cậy chính xác, chân thực đối với độc giả. Phần ảnh kết hợp với phần lời sẽ tạo hiệu quả cao cho thông tin, có sức lôi cuốn thuyết phục đối với độc giả. Tuy nhiên cần phải chú ý tránh lạm dụng minh hoạ của ảnh không phù hợp với bài viết. Bài viết và ảnh phải có sự ăn nhập, khớp với nhau mới tạo được hiệu quả cao. IV. Thể loại. Đề tài hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài là mảng đề tài rất lớn. Mỗi bao đều có những hình thức thể hiện khác nhau dưới các thể loại khác nhau như tin, phỏng vấn... Nhưng những thể loại đều phải được vận dụng khéo léo và sáng tạo, phù hợp với nội dung đề tài nhằm thu hút độc giả. Để làm được điều này thì cần phải thể hiện và tìm tòi vấn đề thế nào cho phù hợp. Việc lựa chọn thể loại để phản ánh cũng là khâu quan trọng để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Thể loại phỏng vấn là thể loại trong nhóm thông tấn trong đó trình bày một cuộc nói chuyện của nhà báo với một người hoặc một phương tiện thông tin đại chúng, có ý nghĩa to lớn, tạo niềm tin rất lớn vào công chúng. Phỏng vấn là phải thông tin đến độc giả những lời do chính người hiểu biết, có uy tín nói về những vấn đề mà độc giả thắc mắc quan tâm. Trên báo "Nhân Dân" ra ngày 16 - 1 - 2000 phóng viên báo Nhân dân đã phỏng vấn Bộ trưởng hợp tác phát triển Đan Mạch Dan Cho-di-bớc về triển vọng quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Đan Mạch và đã được bộ trưởng cho biết: “ Triển vọng hợp tác quan hệ Việt Nam - Đan Mạch ngày càng phát triển” với những con số rất cụ thể: “ Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Đan Mạch dành cho Việt Nam không ngừng tăng trong năm 99 đạt 44 triệu USD và chính phủ Đan Mạch đã cam kết tăng lên 70 triệu USD/năm trong bốn năm tới...” Bộ trưởng hy vọng qua chuyến thăm Việt Nam lần này của đoàn, các công ty Việt Nam và Đan mạch sẽ thiết lập nhiều quan hệ làm ăn mới. Trong bài phỏng vấn có sử dụng một số yếu tố của ký chân dung tức giới thiệu về người được phỏng vấn làm bài viết thêm sinh động Cùng với các thể loại phỏng vấn trong bài “năm năm Unilever có mặt ở Việt Nam” trên báo "Sài Gòn giải phóng" 8193 đã đăng bài phỏng vấn ông Jacques Ferrire trong đó ghi lại toàn bộ cuộc phỏng vấn (các câu hỏi, câu trả lời): Ông nghĩ gì về mối quan hệ trong công việc và trong cuộc sống với người Việt Nam. - Người Việt Nam rất thân thiện, hiếu khách có truyền thống văn hoá năng động, cầu tiến...” Thể loại phỏng vấn hiện nay được sử dụng rất rộng rãi, đáp ứng được yêu cầu của công chúng về tính chính xác chân thực và khách quan. Vì vậy người tiến hành phỏng vấn cần phải hết sức linh hoạt, khéo léo. Thể loại tin cũng là một thể loại của nhóm thông tấn, trong đó thông báo một cách ngắn gọn, chính xác kịp thời nhất là các sự kiện hiện tượng xảy ra trong đời sống có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. Khi viết tin cần phải chú ý đến tính thời sự, tính tư tưởng, tính trực tiếp , tính nhanh nhạy đồng thời tin cũng phải hết sức cô đọng và có tính thuyết phục cao. Trên báo "Sài Gòn giải phóng" ra ngày 2 - 5 - 2000 đã đăng một loạt tin về thế giới cùng kỷ niệm chiến thắng 30 - 4. Bài báo đã được thông tấn xã Việt Nam lựa chọn và chắt lọc những thông tin tiêu biểu nhất về những hoạt động của thế giới cùng kỷ niệm ngày chiến thắng 30 - 4 như Mỹ, Granma cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Cuba, báo Ai cập... Những thông tin này đã được thể hiện ngay từ đầu bài báo và những thông tin đó cũng đã có đầy đủ chủ thể hoạt động (thế giới), ở đâu , bao giờ... Với mục đích thông tin cho công chúng biết về nhìn nhận của người nước ngoài về chiến thắng 30 - 4 và ý nghĩa của nó, qua đó giáo dục cho công chúng Việt Nam và thế hệ trẻ hôm nay phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc. Hiện nay người ta cho rằng tin là thể loại vô cùng quan trọng, vì vậy người viết tin cần chú ý để thông tin đạt hiệu quả cao. Đề tài hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài đã được báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" phản ánh rất rõ. Những thể loại mà hai báo đã lựa chọn để chuyển tải thông tin đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng, mặt khác đã cho thấy những nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. IV. Chuyên mục Phong cách giới thiệu về hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam của báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" thể hiện qua những chuyên mục. Sự phân chia này có thể khác nhau vì mục tiêu và tôn chỉ của báo song vẫn có mục đích chung là đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước và tuyên truyền cho thế giới biết đến Việt Nam với những nét đẹp , những đặc trưng riêng. Trên báo "Nhân Dân" đề tài mà tôi khảo sát được thể hiện qua chuyên mục “Việt Nam trong lòng thế giới” và “Thời sự Quốc tế”. Còn trên báo "Sài Gòn giải phóng" chúng được thể hiện qua chuyên mục “Thời sự Quốc tế”. Quá trình phân chia này cho phép người đọc dễ dàng nhận thấy được những thông tin chuyên đề mà họ quan tâm và yêu thích và cũng chính vì vậy mà việc lựa chọn chuyên mục phải thường xuyên, không đứt đoạn, phải phong phú, nếu không sẽ trở nên tẻ nhạt, không lôi cuốn được độc giả. C. Phần kết luận Báo chí Việt Nam nói chung và báo "Nhân Dân", báo "Sài Gòn giải phóng" nói riêng đã thể hiện được đặc trưng ưu việt của mình. Những baì báo với nhưng lời nói trực tiếp của người nước ngoài, những tin tức từ nước ngoài kết hợp với phần ảnh đã tạo ra tính chân thực của bài báo. Và qua đó những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài cũng đã được chú trọng thể hiện một cách trong sáng và sinh động. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài được phản ánh trên báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" mặc dù đã phản ánh khá đầy đủ những nhìn nhận của người nước ngoài về chiến tranh Việt Nam, con người Việt Nam, đất nước Việt Nam hôm nay... nhưng vẫn còn một số lĩnh vực chưa được phản ánh như truyền thống văn hoá Việt Nam...và so với một số tạp chí, cuốn sách thì chỉ phản ánh chung chung không chuyên sâu. Đất nước Việt Nam là một đất nước giàu đẹp, nhiều tiềm năng, với một nền văn hóA rực rỡ giàu bản sắc dân tộc, một đât nước có truyền thống kiên cường bất khuất, biết đoàn kết để chống giặc ngoại xâm. Và thế hệ Việt Nam hôm nay đang bảo vệ, kế thừa những gì mà cha ông đã để lại, đồng thời cũng phát huy “năng động sáng tạo” để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng cường thịnh. Đất nước Việt Nam hôm nay trong thời kỳ đổi mới, ổn định về chính trị, chuyển mạnh về kinh tế vì vậy nhiệm vụ trung tâm của báo chí là phải phản ánh được những sự kiện vấn đề mang tính thời sự, nóng bỏng nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Dù là tờ báo của Đảng hay báo địa phương nhưng báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" cũng đã cố gắng giới thiệu về đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài bằng nhiều hình thức đa dạngvà phong phú, đứng trên nhiều bình diện khác nhau, ở những góc độ khác nhau đạt được tính khách quan, chân thực, do đó đã lôi cuốn được độc giả. Tuy chưa đi sâu giới thiệu về đất nước con người Việt Nam nhưng qua nhìn nhận của người nước ngoài độc giả còn hình dung ra được một Việt Nam toàn diện hơn. Song bên cạnh những thành tựu, báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" còn có những thiếu sót cần được khắc phục. Là cơ quan lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam báo "Nhân Dân" phải hoàn thành những nhiệm vụ Đảng giao, các thông tin phải nhiều chiều, kịp thời, có định hướng rõ ràng...bài và tin phải sát sao, phải có những phát hiện nhậy bén và đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Về hình thức, báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" cần có hình thức thể hiện phong phú, đa dạng hơn để lôi cuốn bạn đọc. Đề tài mà báo lựa chọn cần phải xác thực, mang tính điển hình khách quan, nhiều chiều. Cần phải thể hiện đề tài bằng hình thức nào cho phù hợp để mang lại hiệu quả thông tin cao hơn. Đồng thời phản ánh vấn đề cần phải sâu sắc hơn, những thông tin cũng phải khách quan chân thực đáp ứng nhu cầu của độc giả. Với những thành tựu mà báo "Nhân Dân" và báo "Sài Gòn giải phóng" đạt được đã góp phần xây dựng đất nước hôm nay. Song không chỉ dừng lại ở đó, báo chí cần phải tìm tòi những phương thức hữu hiệu tối ưu nhất về cả nội dung và hình thức, làm thế nào để tái tạo một bức tranh sinh động, tổng quan và xác thực mà qua đó bạn đọc biết đúng và tự hào về đất nước mình. Đó là nhiệm vụ mà báo chí cần xác định và thực hiện. D. Tài liệu tham khảo Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh) - NXB Thuận Hoá - Huế Lịch sử Việt Nam - NXB Khoa học và xã hội 1997 Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Bộ giáo dục 1995 Việt Nam truyền thống sức sống trường tồn NXB Khoa học và xã hội Báo du lịch Một số bài giảng của thầy Đỗ Xuân Hà và thầy Trần Quang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0098.doc
Tài liệu liên quan