Hút thuốc lá và tình trạng nha chu ở nam giới 35 – 44 tuổi quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2007

Qua nghiên cứu tình trạng hút thuốc lá, bệnh nha chu và mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh nha chu ở nam 35 - 44 tuổi trong cộng đồng quận 5, TP. HCM, có thể rút ra các kết luận sau: Tình trạng hút thuốc lá khá phổ biến đặc biệt là ở nhóm những người có trình độ học vấn thấp và những người lao động phổ thông. Tỉ lệ người hiện đang hút thuốc lá là 60 % (trong đó tỉ lệ nghiện hút nặng - hút trên 10 điếu mỗi ngày - rất cao đến 75 %). Tỉ lệ những người hút nhưng đã bỏ là 12 %. Tình trạng vệ sinh răng miệng của mẫu nghiên cứu kém, thể hiện ở chỉ số mảng bám cao (CSMB 1 là 42,5 % và CSMB 2 là 48 %) và tỉ lệ vôi răng cao (trên 22 răng trong 28 răng được khám). Tình trạng trụt nướu, độ sâu túi và mất bám dính trong mẫu nghiên cứu tương đối cao thể hiện qua giá trị trung bình của các thông số. Tuy nhiên, chỉ một số giới hạn vị trí hay số cá thể có vấn đề trầm trọng, tỉ lệ viêm nha chu là 19,3 %. Mảng bám ở nhóm hiện đang hút thuốc nhiều hơn nhóm không hút thuốc. Ngược lại, tình trạng chảy máu nướu ở nhóm hiện đang hút thuốc lá ít hơn ở nhóm không hút thuốc lá, nhóm những người hút thuốc nhưng đã bỏ (p<0,05). Tình trạng trụt nướu, độ sâu túi và mất bám dính ở nhóm những người có hút thuốc cao hơn so với nhóm những người không hút thuốc lá (p<0,01). Có liên quan có ý nghĩa giữa các yếu tố mô tả tình trạng nha chu (mảng bám, chảy máu nướu, trụt nướu, độ sâu túi, mất bám dính) với các yếu tố mô tả tình trạng hút thuốc lá như số điếu hút mỗi ngày, số năm hút thuốc và mức độ phơi nhiễm tích lũy. Mối tương quan này theo khuynh hướng tình trạng hút thuốc càng nặng thì tình trạng nha chu càng xấu. Tuy nhiên hút thuốc lá càng nhiều thì càng ít số răng chảy máu nướu.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hút thuốc lá và tình trạng nha chu ở nam giới 35 – 44 tuổi quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 HÚT THUỐC LÁ VÀ TÌNH TRẠNG NHA CHU Ở NAM GIỚI 35 – 44 TUỔI QUẬN 5, TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2007 Nguyễn Quốc Việt*, Ngô Đồng Khanh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và mức độ trầm trọng của bệnh viêm nha chu ở nam giới 35 - 44 tuổi tại quận 5, TP.HCM; so sánh tỉ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ở nam giới 35-44 tuổi trong cư dân quận 5, TP.HCM có và không hút thuốc lá; xác định mối liên quan giữa lượng thuốc sử dụng, thời gian hút thuốc và mức độ phơi nhiễm tích lũy với các chỉ số của bệnh nha chu: độ trụt nướu, độ sâu túi, mất bám dính, chảy máu nướu, mảng bám răng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở các công dân nam tuổi từ 35 – 44, đang sinh sống tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam. Kết quả: Tỉ lệ người hiện đang hút thuốc lá là 60%, trong đó 75% là nghiện nặng (hút trên 10 điếu mỗi ngày). Chỉ số mảng bám (CSMB 1 là 42,5 % và CSMB 2 là 48 %) và tỉ lệ vôi răng cao (trên 22 răng trong 28 răng được khám). Tỉ lệ viêm nha chu là 19,3%. Mảng bám ở nhóm hút thuốc lá nhiều hơn nhóm không hút thuốc lá, nhưng chảy máu nướu ở nhóm hút thuốc lá ít hơn ở nhóm không hút thuốc lá và nhóm hút thuốc lá nhưng đã bỏ (p<0,05). Trụt nướu, độ sâu túi và mất bám dính ở nhóm hút thuốc lá cao hơn so với nhóm không hút thuốc (p<0,01). Kết luận: có mối liên quan giữa tình trạng nha chu (mảng bám, chảy máu nướu, trụt nướu, độ sâu túi, mất bám dính) với số điếu hút mỗi ngày, số năm hút thuốc và mức độ phơi nhiễm tích lũy. ABSTRACT TOBACCO SMOKING AND PERIODONTAL STATUS IN 35- 44 YEARS OLD MALES, IN DISTRICT 5, HOCHIMINH CITY, 2007 Nguyen Quoc Viet, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 88 - 94 Objective: To determine tobacco smoking and the relationship between tobacco smoking and periodontal status in 35- 44 years old males, in district 5, hochiminh city, 2007. Methods: A cross-sectional study was conducted among males aged from 35 to 44 years old, living in district 5 of HoChiMinh City. Results: The prevalence of smokers was 60%, among them 75% were heavy smokers (>10 cigarettes/day). Plaque index (PlI 1: 42.5% and PlI 2: 48%) and Calculus index (>22 teeth out 28 examined ones) were equally high. Dental plaque index among smokers was higher than in non smokers, however Bleeding index was lower as compared to non smokers group and to group that quitted smoking (p<0.05). Gingival recession, pocket depth and loss of attachment among smokers were more important than in non smokers (p<0.01). Conclusion: There was a correlation between periodontal status (plaque, gingival bleeding, recession, pocket depth, loss of attachment) and the number of cigarettes consumed per day, the duration of smoking habit and the cumulative exposure level to tobacáco smoking. ĐẶT VẤN ĐỀ Hút thuốc lá là thói quen phổ biến ở người trưởng thành. Tỉ lệ hút thuốc lá đang giảm dần ở các nước phát triển nhưng tăng dần ở các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh nha chu(1,2,4,6,9). Tuy nhiên, có một số nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa người hút thuốc lá và không hút thuốc đối với một số tổn thương mô nha chu. Ở Việt nam, tỉ lệ người hút * Khoa RHM, Trung tâm Y Tế q.5 TP. HCM ** Bệnh viện RHM TW TP.HCM 91 thuốc lá ở mức cao, đặc biệt là nam giới, nhưng có rất ít nghiên cứu về mối liên quan giữa việc hút thuốc với tỉ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu(12,16). Hiện nay phòng chống hút thuốc lá là một nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm của nhà nước và ngành y tế. Riêng quận 5, TP.HCM đã và đang thực hiện chiến dịch phòng chống hút thuốc lá, tuyên truyền và giáo dục cho người dân giảm hút thuốc và sau đó bỏ hút thuốc. Câu hỏi đặt ra là tình hình hút thuốc lá của cư dân tại quận 5 như thế nào? Tình trạng bệnh nha chu của người trưởng thành ở quận 5, TP.HCM thực sự ra sao? Hút thuốc lá có liên quan đến bệnh nha chu ở người trưởng thành như thế nào? Để trả lời những cu hỏi trên đây, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Hút thuốc lá và tình trạng nha chu ở nam giới 35-44 tuổi trong cộng đồng dân cư quận 5, TP.HCM”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tình trạng hút thuốc lá, bệnh nha chu và mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh nha chu ở nam giới 35 - 44 tuổi tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định tỉ lệ hiện mắc và mức độ trầm trọng của bệnh viêm nha chu ở nam giới 35 - 44 tuổi tại quận 5, TP.HCM (năm 2007). 2. So sánh tỉ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ở nam giới 35-44 tuổi trong cư dân quận 5, TP.HCM có và không hút thuốc lá (năm 2007). 3. Xác định mối liên quan giữa lượng thuốc sử dụng, thời gian hút thuốc và mức độ phơi nhiễm tích lũy với các chỉ số của bệnh nha chu: độ trụt nướu, độ sâu túi, mất bám dính, chảy máu nướu, mảng bám răng (năm 2007). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế, địa điểm, đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả có sử dụng bộ câu hỏi, ở các công dân nam tuổi từ 35 - 44 đang sinh sống tại quận 5, TP. HCM trong thời gian từ 5/6/2006 đến 4/2007. Tiêu chí chọn mẫu Người trong nhóm tuổi nghiên cứu có hộ khẩu thường trú quận 5. Có trạng thái tinh thần bình thường, trả lời được câu hỏi, hợp tác khi khám và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Người trong mẫu nghiên cứu không có mặt lúc điều tra hoặc không có khả năng trả lời phỏng vấn hay không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu Theo công thức Z21 - α/2 P (1 - P) N = d2 Theo số liệu điều tra quốc gia năm 2001 - 2002 chọn mẫu đại diện ở 61 tỉnh thành trong cả nước thì có tới 56,1 % nam giới trưởng thành hút thuốc lá. Với Z1 - α/2 = 1,96; P = 0,561 % và d = 5%. Nên số người trong mẫu nghiên cứu khoảng 397 # 400. Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu cụm – phân tầng nhiều bậc. Giai đoạn 1: dựa theo thống kê tình trạng kinh tế - xã hội của các phường trong địa bàn quận 5 và dựa theo cách phân tầng của Petersen chia mẫu làm 3 nhóm phường: Nhóm thu nhập cao: phường 2, phường 10, phường 12, phường 14 Nhóm thu nhập trung bình: phường 8. Nhóm thu nhập thấp: phường 1, phường 6. Giai đoạn 2: chọn ngẫu nhiên phường theo tỉ lệ phân bố dân cư nam giữa các cụm Giai đoạn 3: bốc thăm ngẫu nhiên tổ, liệt kê danh sách cư dân nam từ 35-44 tuổi hộ gia đình theo danh sách, khám tất cả các cá thể đã chọn. Các bước tiến hành Hướng dẫn cụ thể trả lời bộ câu hỏi 92 Khám lâm sàng: Mảng bám – Vôi răng – Chảy máu nướu – Độ trụt nướu – Độ sâu túi - Mức độ mất bám dính. Việc khám lâm sàng sẽ do một người thực hiện cho tất cả các đối tượng, người khám không biết lịch sử hút thuốc của bệnh nhân. Mảng bám sử dụng chỉ số Loe & Silness để đánh giá ở mặt ngoài sáu răng chỉ số: tất cả các răng cối lớn thứ nhất, răng cửa giữa hàm trên bên phải và răng cửa giữa hàm dưới bên trái. Vôi răng được ghi nhận có hay không ở mỗi vị trí, không cần quan tâm đến số lượng và sự khác biệt giữa vị trí trên nướu và dưới nướu. Chảy máu nướu: được xem là dương tính khi quan sát thấy máu chảy trong vòng 20 đến 30 giây sau khi thăm dò bằng cây đo túi. Độ trụt nướu: được đo từ đỉnh bờ nướu viền đến đường nối men-xê măng, tính bằng mm. Vị trí được đo ở giữa ngòai và gần ngòai của mỗi răng trừ răng khôn. Độ sâu túi: là khoảng cách từ đỉnh bờ nướu viền cho đến đáy khe nướu, tính bằng mm. Vị trí được đo ở giữa ngòai và gần ngòai của mỗi răng trừ răng khôn. Tình trạng hút thuốc lá được chia thành các nhóm hiện đang hút, hút nhưng đã bỏ và không hút. Mức sử dụng thuốc lá được tính theo số điếu hút mỗi ngày và chia thành hai mức: nặng (hút ≥10 điếu/ngày) và nhẹ (hút <10 điếu/ngày). Thời gian hút thuốc được tính theo số năm hút thuốc và chia thành hai mức: nặng (hút ≥15 năm) và nhẹ (hút <15 năm). Mức độ phơi nhiễm tích lũy được tính theo đơn vị điếu-năm (số điếu hút mỗi ngày nhân với số năm hút thuốc) và cũng chia thành hai mức: nặng (≥200 điếu-năm) và nhẹ (<200 điếu-năm). Tình trạng vệ sinh răng miệng được đánh giá dựa trên ba chỉ tố: mảng bám, vôi răng và chảy máu nướu. Mảng bám được đánh giá theo trung bình chỉ số mảng bám và tỉ lệ phần trăm từng mức chỉ số mảng bám. Vôi răng và chảy máu nướu được đánh giá theo số răng có vôi răng hay có chảy máu nướu. Thông số đánh giá tình trạng nha chu của nghiên cứu là tỉ lệ, phân bổ, mức độ trầm trọng của mất bám dính và phân chia tình trạng bệnh dựa trên mất bám dính và độ sâu túi. Mất bám dính được tính bằng cách cộng độ sâu túi và độ trụt nướu ở mỗi vị trí. Tỉ lệ mất bám dính là phần trăm số cá thể có ít nhất một vị trí có mức độ mất bám dính cao hơn một ngưỡng nhất định. Phân bổ hay phạm vi mất bám dính được tính theo trung bình số vị trí có mất bám dính cao hơn ngưỡng. Mức độ trầm trọng của mất bám dính được tính là mất bám dính trung bình của tất cả các vị trí có mức độ mất bám dính ≥ 2mm. Những trường hợp có viêm nha chu được xác định theo tiêu chuẩn mà Beck sử dụng là những cá thể có từ hai vị trí trở lên mất bám dính ≥ 5mm và ít nhất một vị trí có độ sâu túi ≥ 4mm. Thu thập và phân tích dữ liệu Dữ liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 15.0. Sử dụng kiểm định Chi bình phương để đánh giá mối liên quan giữa hút thuốc lá với các yếu tố khác. Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập và phân tích ANOVA một yếu tố để so sánh sự khác biệt về tỉ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu giữa các nhóm. Khảo sát tương quan Pearson để đánh giá mối tương quan giữa tình trạng nha chu và các thông số liên quan đến tình trạng hút thuốc lá. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu có 400 người tham gia phỏng vấn và khám lâm sàng, có một người bị mất răng toàn bộ, do đó mẫu nghiên cứu còn lại là 399 người. Cán bộ công chức chiếm 49,5%, doanh nhân và những người lao động phổ thông có tỉ lệ tương đương. Hầu hết đều tốt nghiệp phổ thông cơ sở (90%), trong đó 44% tốt nghiệp phổ thông trung học, 22% trung học chuyên nghiệp và 22% đại học và trên đại học. Đa số là dân tộc kinh (74,5%), còn lại là dân 93 tộc Hoa (25%). Tất cả ở độ tuổi 35 – 44 tuổi, đại diện cho lứa tuổi trung niên ở Quận 5 TP.HCM. Tình hình hút thuốc lá ở lứa tuổi trung niên Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ người hiện hút thuốc lá là 60%, nếu cộng thêm những người đã từng hút thuốc thì tỉ lệ này lên đến 72%. Trong đó, 75% hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày và 81,5% hút thuốc từ 15 năm trở lên. Như vậy, thói quen hút thuốc lá vẫn còn rất phổ biến trong cộng đồng dân cư. Đây thực sự là những con số đáng báo động, đòi hỏi cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho mọi người. Thực thi những biện pháp làm thế nào hạn chế thanh niên hình thành thói quen hút thuốc lá và khuyến khích từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá phổ biến nhất ở người lao động phổ thông (70,4%). Trình độ học vấn cũng có mối liên hệ mật thiết, người có trình độ càng cao thì tỉ lệ hiện đang hút thuốc càng thấp (40%) và tỉ lệ bỏ thuốc lá cũng cao (17%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002. Việt nam là một trong những nước có tỉ lệ đàn ông hút thuốc lá cao trên thế giới. Vì thế, hút thuốc lá là mối quan tâm lớn đối với tình trạng sức khỏe người Việt Nam. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu để làm giảm tỉ lệ nam giới hút thuốc và ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận với thuốc lá, chúng ta sẽ phải đối mặt tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ và gánh nặng kinh tế trong tương lai gần. Nghiên cứu này mong muốn góp thêm bằng chứng khoa học về tác hại của thuốc lá và từ đó giúp mọi người ý thức rõ hơn về sự cần thiết từ bỏ thuốc lá và không đến với thuốc lá. Hút thuốc lá và tình trạng vệ sinh răng miệng Tình trạng vệ sinh răng miệng trong nhóm nghiên cứu kém, hầu hết đối tượng nghiên cứu có mảng bám tích tụ và chủ yếu nằm ở mức chỉ số mảng bám cao (1 và 2). Mảng bám ở nhóm có hút thuốc (1,63 ± 0,57) nhiều hơn nhóm không hút thuốc (1,38 ± 0,56; p ≤ 0,05), ngược lại tình trạng chảy máu nướu ở nhóm hút thuốc lá (0,85 ± 2,20) ít hơn ở nhóm không hút (1,56 ± 3,14; p ≤ 0,05). Tình trạng vôi răng tính chung cho tất cả các răng không có sự khác biệt giữa các nhóm. Tuy nhiên, khi khảo sát từng răng thì tình trạng vôi răng tập trung ở các răng 15, 14, 13, 12, 11, 21, 22, 23, 24, 34. Người hút thuốc lá ít chảy máu nướu hơn người không hút thuốc lá. Trước đây, người ta nghĩ điều này có thể là do tác dụng co mạch của nicotine trong khói thuốc lá làm giảm lưu lượng máu, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tại các vị trí viêm ở những người hút thuốc lá có mật độ mạch máu và sự sản sinh mạch máu giảm so với các vị trí viêm ở những người không hút thuốc lá, vì thế làm tổn hại đáp ứng viêm và sự lành thương(2,3,6,10). Tuy nhiên, khi so sánh về tình trạng chảy máu nướu giữa những người hút thuốc lá lâu năm (trên 15 năm) so với những người hút dưới 15 năm thì thấy không có sự khác biệt. Phải chăng đây là do khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh nha chu trong dân số nghiên cứu Phơi nhiễm thuốc lá và tình trạng mô nướu Số răng chảy máu nướu ở những người có hút thuốc lá ít hơn những người không hút thuốc lá. Điều này có thể giải thích do tác dụng tại chỗ của nicotine trong việc làm giảm lưu lượng máu. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Preber và Bergstrom(1,3), mức độ viêm nướu giảm ở người hút thuốc lá có hiệu ứng đáp ứng liều. Phát hiện này cần được quan tâm vì biểu hiện chảy máu nướu khi thăm dò là một trong những dấu hiệu trước tiên của bệnh, có thể giúp chẩn đoán sớm sự phá hủy mô nha chu. Hơn nữa, chảy máu nướu khi thăm dò cũng là tiêu chuẩn cho kế hoạch điều trị nha chu. Do đó, nếu không để ý đến khuynh hướng giảm chảy máu nướu ở những người hút thuốc lá thì có thể đánh giá sai lệch (nhẹ đi) tình trạng bệnh nha chu và hậu quả là điều trị không đúng mức, kịp thời(1,8,10). 94 Phơi nhiễm thuốc lá và sự phá hủy mô nha chu Bảng 1: Tình trạng viêm nha chu ở các nhóm Có viêm nha chu Không có viêm nha chu N % N % Tổng số 77 19,3 322 80,7 Không hút thuốc 13 11,6 99 88,4 Hiện ñang hút 52 21,8 186 78,2 Hút nhưng ñã bỏ 12 25 36 75 χ2 = 6,238 p = 0,044 Có sự khác biệt về tình trạng viêm nha chu giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05). Kết quả của nghiên cứu cho thấy tình trạng trụt nướu, độ sâu túi và mất bám dính ở nhóm những người có hút thuốc lá luôn có khuynh hướng cao hơn so với nhóm những người không hút thuốc lá (p ≤ 0,01)(bảng 2). Tỉ lệ, phân bổ và mức độ trầm trọng của mất bám dính ở những người có hút thuốc lá luôn cao hơn so với những người không hút thuốc(1,2,3,5,915). Bảng 2: Tình trạng trụt nướu, độ sâu túi, mất bám dính theo trung bình tất cả các vị trí của các nhóm. Nhóm TB trụt nướu giữa ngoài (TB ±ĐLC) TB trụt nướu gần ngoài (TB ±ĐLC) TB ñộ sâu túi giữa ngoài (TB ±ĐLC) TB ñộ sâu túi gần ngoài (TB ±ĐLC) TB mất bám dính giữa ngoài (TB ±ĐLC) TB mất bám dính gần ngoài (TB ±ĐLC) Không hút thuốc 1,44 ± 1,01# 1,33 ± 0,85# 2,10 ± 0,22# @ 2,11 ± 0,21# @ 3,54 ± 1,15# 3,38 ± 1,02# * Hiện ñang hút 1,79 ± 0,91# 1,65 ± 0,82# 2,20 ± 0,27# 2,20 ± 0,26# 3,96 ± 1,09# 3,82 ± 1,01# Hút nhưng ñã bỏ 1,77 ± 1,09 1,65 ± 1,00 2,23 ± 0,28@ 2,24 ± 0,28@ 3,98 ± 1,31 3,87 ± 1,23* One-way ANOVA. Tukey post hoc test. *: khác biệt theo cặp p ≤ 0,05 # và @: khác biệt theo cặp p ≤ 0,01. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan bệnh học giữa hút thuốc lá và sự phá hủy mô nha chu. Trong mẫu nghiên cứu, những người hút thuốc lá luôn có tỉ lệ, phạm vi và mức độ trầm trọng của tình trạng trụt nướu, độ sâu túi và mất bám dính cao hơn đáng kể so với những người không hút thuốc lá và có sự giảm nhẹ về tình trạng tổn thương nha chu ở nhóm hút thuốc nhưng đã bỏ so với nhóm hiện vẫn đang hút thuốc (bảng 3). Mối tương quan còn chắc chắn hơn vì trong nghiên cứu này các yếu tố góp phần khác đã được kiểm soát. Độ tương quan giữa hút thuốc lá và tình trạng tổn thương nha chu ở mức ý nghĩa cao. Cũng qua khảo sát mối tương quan này, cho thấy có hiệu ứng đáp ứng liều của hút thuốc lá đối với bệnh nha chu, nghĩa là hút thuốc càng nhiều thì tình trạng tổn thương nha chu càng nặng(4,6,8,10). Hơn nữa, ảnh hưởng của việc hút thuốc lá có thể giải thích rõ nhờ những hiểu biết hiện nay về tiến trình của bệnh. Vì thế, hút thuốc lá có liên quan rõ rệt với tình trạng bệnh nha chu trong mẫu nghiên cứu. Bảng 3: Tương quan giữa các yếu tố tình trạng nha chu và các thông số liên quan đến tình trạng hút thuốc lá. Số ñiếu hút mỗi ngày p Số năm hút thuốc p Mức ñộ phơi nhiễm tích lũy p TB Chỉ số mảng bám r = 0,181* <0,0 5 r = 0,168* <0,0 5 r = 0,198* <0,0 5 Chỉ số mảng bám r = 0,139* <0,0 5 r = 0,138* <0,0 5 r = 0,158* <0,0 5 Số răng chảy máu nướu r = - 0,161* <0,0 5 r = - 0,013* <0,0 5 r = - 0,114* <0,0 5 TB trụt nướu giữa ngoài r = 0,24* <0,0 5 r = 0,147 >0,0 5 r = 0,252 >0,0 5 TB trụt nướu gần ngoài r = 0,259* <0,0 5 r = 0,128* <0,0 5 r = 0,261* <0,0 5 TB ñộ sâu túi giữa ngoài r = 0,117* <0,0 5 r = 0,066 >0,0 5 r = 0,115 >0,0 5 TB ñộ sâu túi gần ngoài r = 0,121* <0,0 5 r = 0,098 >0,0 5 r = 0,126* <0,0 5 TB mất bám dính giữa ngoài r = 0,23* <0,0 5 r = 0,130* <0,0 5 r = 0,237* <0,0 5 TB mất bám dính gần ngoài r = 0,24* <0,0 5 r = 0,121* <0,0 5 r = 0,24* <0,0 5 *: tương quan có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05 Những bằng chứng về mối liên quan giữa hút thuốc láv bệnh nha chu được tìm thấy trong nghiên cứu này phù hợp với những phát hiện từ những nghiên cứu khác có mô hình nghiên cứu tương tự. Phần lớn các nghiên cứu sử dụng mất bám dính như là tiêu chuẩn đo lường về mối liên quan giữa hút thuốc láv bệnh nha chu. 95 Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chứng minh về mối liên quan giữa hút thuốc lá và các bệnh lý nha chu. Trong nghiên cứu của J.Bergstrom, S. Eliasson và J. Dock về ảnh hưởng của phơi nhiễm thuốc lá đối với sức khỏe mô nha chu cho thấy tình trạng sức khỏe mô nha chu kém đi có liên quan đến hút thuốc lá. Cụ thể là tần suất các vị trí tổn thương lớn hơn đáng kể và có sự giảm có ý nghĩa về chiều cao xương ổ ở những người hiện đang hút thuốc so với những người không hút thuốc lá. Một nghiên cứu khác đánh giá ảnh hưởng lâu dài (qua thời gian 10 năm) của việc hút thuốc lá đối với tiêu xương ổ theo chiều đứng do M. Baljoon, S. Natto và J. Bergstrom thực hiện, kết quả cho thấy hiện tượng tiêu xương theo chiều đứng có mối liên quan có ý nghĩa với hút thuốc lá, đặc biệt là giữa những người hiện đang hút và những người không hút thuốc(1,2,3). Một khuynh hướng khác nhận thấy từ nghiên cứu này là nhóm những người hút thuốc nhưng đã bỏ thường có tình trạng nha chu nằm trung gian giữa nhóm hiện đang hút và nhóm không hút thuốc. Sự khác biệt giữa nhóm hút nhưng đã bỏ với nhóm không hút thuốc thường không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này giống với nghiên cứu của Bergstrom và cộng sự và nghiên cứu của Baljoon và cộng sự. Điều này cho thấy, từ bỏ thuốc lá có thể giúp phục hồi tình trạng nha chu và bình thường hóa trở về tình trạng như những người không hút thuốc lá(1,3,10). Vì đây là một nghiên cứu cắt ngang nên không thể xác định trình tự thời gian của mối liên quan giữa hút thuốc lá và sự khởi phát bệnh nha chu và do đó không thể xác định quan hệ nhân quả của mối liên kết. Vì thế, nghiên cứu chưa thể kết luận hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ thực sự đối với sự phá hủy mô nha chu. Một số khuyến cáo đối với cộng đồng và chính sách chăm sóc sức khỏe răng miệng Nghiên cứu khoa học đưa ra những lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tòan thân nói chung. Nghiên cứu cho thấy tình hình bệnh nha chu trong dân số nghiên cứu và tình trạng hút thuốc lá ở nam giới độ tuổi trung niên. Từ những con số khảo sát được cho thấy cần có cách tiếp cận đúng đắn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe răng miệng, nên nhấn mạnh cải thiện sức khỏe nha chu cho cộng đồng. Một số thông tin có giá trị về các chỉ tố nguy cơ đối với bệnh nha chu góp phần đưa ra chiến lược nhằm kiểm sốt những yếu tố quyết định của bệnh, làm giảm mức độ của các yếu tố nguy cơ và làm thay đổi phơi nhiễm đối với nguy cơ theo chiều hướng thuận lợi hơn(1,3,5,6,7). Giáo dục sức khỏe răng miệng, bao gồm hướng dẫn vệ sinh răng miệng và cung cấp thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng có thể giúp cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng và vì thế làm giảm tỉ lệ bệnh nha chu nói riêng và bệnh lý răng miệng nói chung(13,14). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tình trạng hút thuốc lá, bệnh nha chu và mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh nha chu ở nam 35 - 44 tuổi trong cộng đồng quận 5, TP. HCM, có thể rút ra các kết luận sau: Tình trạng hút thuốc lá khá phổ biến đặc biệt là ở nhóm những người có trình độ học vấn thấp và những người lao động phổ thông. Tỉ lệ người hiện đang hút thuốc lá là 60 % (trong đó tỉ lệ nghiện hút nặng - hút trên 10 điếu mỗi ngày - rất cao đến 75 %). Tỉ lệ những người hút nhưng đã bỏ là 12 %. Tình trạng vệ sinh răng miệng của mẫu nghiên cứu kém, thể hiện ở chỉ số mảng bám cao (CSMB 1 là 42,5 % và CSMB 2 là 48 %) và tỉ lệ vôi răng cao (trên 22 răng trong 28 răng được khám). 96 Tình trạng trụt nướu, độ sâu túi và mất bám dính trong mẫu nghiên cứu tương đối cao thể hiện qua giá trị trung bình của các thông số. Tuy nhiên, chỉ một số giới hạn vị trí hay số cá thể có vấn đề trầm trọng, tỉ lệ viêm nha chu là 19,3 %. Mảng bám ở nhóm hiện đang hút thuốc nhiều hơn nhóm không hút thuốc. Ngược lại, tình trạng chảy máu nướu ở nhóm hiện đang hút thuốc lá ít hơn ở nhóm không hút thuốc lá, nhóm những người hút thuốc nhưng đã bỏ (p<0,05). Tình trạng trụt nướu, độ sâu túi và mất bám dính ở nhóm những người có hút thuốc cao hơn so với nhóm những người không hút thuốc lá (p<0,01). Có liên quan có ý nghĩa giữa các yếu tố mô tả tình trạng nha chu (mảng bám, chảy máu nướu, trụt nướu, độ sâu túi, mất bám dính) với các yếu tố mô tả tình trạng hút thuốc lá như số điếu hút mỗi ngày, số năm hút thuốc và mức độ phơi nhiễm tích lũy. Mối tương quan này theo khuynh hướng tình trạng hút thuốc càng nặng thì tình trạng nha chu càng xấu. Tuy nhiên hút thuốc lá càng nhiều thì càng ít số răng chảy máu nướu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baljoon M, Natto S, Bergtrom J. Long-term effect of smoking on vertical periodontal bone loss. J Clin Periodontol 2005; 32: 789- 797. 2. Beck J, Koch G, Rozier R, Tudor G. Prevalence and risk indicators for periodontal attachment loss in a population of older community-dwelling blacks and whites. J Periodontol 1990; 61:521-528 3. Bergstrom J, Eliasson S, Dock J. A 10-year prospective study of tobaco smoking and periodontal health. J Periodontol 2000; 71: 1338-1347. 4. Bolin A, Eklund G, Frithiof L, Lavstedt S. The effect of changed smoking habits on marginal alveolar bone loss. A longitudinal study. Swed Dent J 1993; 17: 211-216. 5. Faddy MJ, Cullinan MP, Palmer JE, Westerman B, Seymour GJ. Ante-dependence modeling in a longitudinal study of periodontal disease: the effect of age, gender, and smoking status. J Periodontol 2000; 71:454-459. 6. Giannopoulou C, Roehrich N, Mombelli A. Effect of nicotine- treated epithelial cells on the proliferation and collagen production of gingival fibroblasts. J Clin Periodontol 2001; 28: 769-775. 7. Hoàng Long Phát (2002). Thuốc lá hay sức khỏe, NXB Y học H Nội, tr 10, 33, 44, 67. 8. Lindeboom JA, Mathura KR, Hakisoen S, van den Akker HP and Ince C. Effect of smoking on the gingival capillary density: assessment of gingival capillary density with orthogonal polarization spectral imagine. J Clin Periodontol 2005; 32: 1208- 1212. 9. Mullally BH, Breen B, Linden GJ. Smoking and patterns of bone loss in early-onset periodontitis. J Periodontol 1999; 70: 394-401. 10. Muller HP, Stademann S, Heinecker A. Gingival recession in smokers and non-smokers with minimal periodontal disease. J Clin Periodontol 2002; 29: 129-136 11. Nguyễn Cẩn (1997). Khảo sát và phân tích tình hình bệnh nha chu tại ba tỉnh phía nam và thành phố Hồ Chí Minh phương hướng điều trị và dự phòng, Luận án Phó Tiến sĩ Y học, tr 32- 34. 12. Ngô Đồng Khanh (2000). Tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam: khảo sát dịch tễ và phân tích các yếu tố nguy cơ, Luận án Tiến sĩ Y học, tr 24-26, 125-126. 13. Sayer NM, James JA, Drucker DB, Blinkhorn AS. Possible potentiation of toxins from Prevotella intermedia, Prevotella nigrescens, and Porphyromonas gingivalis by cotinine. J Periodontol 1999; 70: 1269-1275. 14. Selby C, Drost E, Brown D, Howie S, MacNee W. Inhibition of neutrofil adherence and movement by acute smoke exposure. Exp Lung Res 1992; 18: 813-827. 15. Tomar SL, Samira A. Smoking-attributable periodontitis in the United States: Findings from NHANES III. J Periodontol 2000; 71: 743-751. 16. Võ Thế Quang, Ngô Đồng Khanh và cộng sự (1991). Điều tra sức khoẻ răng miệng quốc gia. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM từ 1990-1995. 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhut_thuoc_la_va_tinh_trang_nha_chu_o_nam_gioi_35_44_tuoi_qua.pdf