Khảo sát điếc đột ngột tại bệnh viện tai mũi họng từ 01/2005 – 06/2006 dựa vào 5 dạng thính lực đồ để tiên lượng kết quả điều trị

Kết quả sau 2 tháng Còn 112 bệnh nhân tái khám hầu như không có thay đổi nhiều. - 5 bệnh nhân điếc đột ngột tái phát. Sau điều trị thêm 10 ngày nữa không có đáp ứng. - Nhận xét: Chúng tôi thấy rằng ở bệnh nhân không sử dụng corticoid thì khả năng hồi phục kém. Điều này phù hợp với các tác giả trên thế giới. KẾT LUẬN – Thời gian bệnh nhân đến điều trị muộn ảnh hưởng đến kết quả của điều trị. – Những bệnh nhân vào viện với dạng TLĐ không phải Type A, nên phối hợp điều trị tích cực. Kèm thêm như thở oxy cao áp, tiêm corticoid vào hòm nhĩ (phương pháp điều trị hứa hẹn trong tương lai, cần được nghiên cứu thêm). – Bệnh nhân cần hiểu rõ bệnh và hợp tái lâu dài. Nên tái khám định kỳ để phòng ngừa trường hợp điếc tai còn lại. – Tuyên truyền cho bệnh nhân biết tác hại và hiệu quả điều trị nếu bệnh nhân đến sớm để khắc phụ hậu quả kịp thời

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát điếc đột ngột tại bệnh viện tai mũi họng từ 01/2005 – 06/2006 dựa vào 5 dạng thính lực đồ để tiên lượng kết quả điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 184 KHẢO SÁT ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TỪ 01/2005 – 06/2006. DỰA VÀO 5 DẠNG THÍNH LỰC ĐỒ ĐỂ TIÊN LƯỢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Nguyễn Minh Hảo Hớn * , Nguyễn Thành Lợi * TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điếc đột ngột (ĐĐN) là 1 cấp cứu nội khoa trong Tai Mũi Họng, di chứng để lại nặng nề, ảnh hưởng khả năng giao tiếp đến công việc và xã hội...bệnh còn gặp rất nhiều, diễn tiến phức tạp, chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh, khả năng đáp ứng điều trị còn kém.. Mục tiêu nghiên cứu: Dựa vào 5 dạng TLĐ để tiên lượng kết quả điều trị. Những dạng đáp ứng kém sẽ có phát đồ điều trị tích cực hơn. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và tiền cứu. Kết quả: Qua nghiên cứu tại Bệnh Viện TMH TP.HCM từ 01/2005 – 06/2006 có 582 bệnh nhân được điều trị với phát đồ: thuốc dãn mạch, kháng histamine và corticoid, 109 bệnh nhân không sử dụng corticoid. Kết luận: Qua 5 dạng TLĐ, chúng tôi thấy rằng: Type A đáp ứng điều trị tốt nhất ( 60% TLĐ về bình thường, 30 % cải thiện tốt ) 4 Type còn lại đáp ứng kém. SUMMARY RESEACHING SUDDEN SENSORINEURAL HEARING LOSS IN ENT HOSPITAL IN HCM CITY FROM 01/2005 TO 06/2006. DEPENDING ON 5 TYPES OF AUDIOGRAM TO PREDICT THE RESULT OF TREATMENT Nguyen Minh Hao Hon, Nguyen Thanh Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 - 2007: 183 – 188 Backgroud: Sudden sensorineural hearing loss is a emergency of ENT. Its sequela is very severe, affecting communicating of the patients to works and society. Today, it is widely recognized the most common disease, Progressing is very complex, there have not been real causes yet, responding to treatment is not still good. Objectives: Depending on 5 Types of audiogram to predict the result of treatment. Study design: retrospective and prospective analysis. Result: Researching from 01/2006 to 06/2006 in ENT Hospital in HCM city from 01/2005 to 06/2006, we have 582 patients which have been treated with dilation of vessels combining histamine and steroid, 109 patients without steroid. Conclusion: Type A recovers well ( 60% normal, 30% good recover ). Type B,C,D,E are not good. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐĐN là 1 bệnh cấp cứu nội khoa trong TMH, bệnh còn gặp rất nhiều. Hàng năm, ước tính có khoảng 15.000 trường hợp trên thế giới mắc bệnh. Ở Mỹ 4000 trường hợp. Riêng Việt Nam chưa có thống kê cụ thể. Chưa tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rõ ràng, nhiều tác giả cho rằng: nguyên nhân gây bệnh có thể nghĩ nhiều nhất là: nhiễm siêm vi, bệnh lý mạch máu, chấn thương, bệnh tự miễn... Việc điều trị chưa có phát đồ ưu việt, khả năng đáp ứng với điều trị còn kém. Từ trước đến nay, nhiều phát đồ được khuyến khích điều trị nhưng chưa có phát đồ nào có ưu điểm và mang lại hiệu quả vượt trội. Rất nhiều nghiên cứu của các tác giả để tìm yếu tố tiên lượng bệnh như: * BV. Tai Mũi Họng - Tp. Hồ Chí Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Tai Mũi Họng 185 thời gian đến bệnh viện sớm, nghe kém ban đầu nhẹ thì khả năng hồi phục cao hơn ( theo Dyl). Còn theo Linsson – O thì nghe kém ở tần số trầm, bệnh nhân dưới 30 tuổi khả năng hồi phục cao hơn. Trong khi đó theo Giáo sư Trần Bá Huy thì thời gian bệnh nhân đến bệnh viện không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị mà tiên lượng dựa vào các dạng của TLĐ của bệnh nhân đến bệnh viện...Và cho đến nay nhiều tác giả đồng tình nhất và cho là có hiệu quả nhất là corticoid và thở oxy cao áp. Và trong những năm gần đây việc tiêm corticoid vào hòm nhĩ đã và đang có nhiều kết quả vượt trội hơn. Mặt khác ở bệnh nhân ĐĐN thì thính lực thường giảm ở 3 tần số liên tục, các kiểu giảm thường chỉ ở 1 vài tần số như : giảm ở âm trầm, ở âm cao...do vậy không thể dựa vào kiểu chia độ điếc theo Hội Tai Thính Học Hoa Kỳ (ASHA) mà đánh giá chủ yếu dựa vào các dạng TLĐ (Theo GS Patric Trần Bá Huy).Vì những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau đây:  Đánh giá kết quả điều trị theo phát đồ dãn mạch + Corticoid + kháng histamine tại bệnh viện chúng tôi.  Dựa vào 5 dạng TLĐ để tiên lượng kết quả điều trị.  Khảo sát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị như: thời gian bệnh nhân đến viện, các dạng TLĐ, tuổi bệnh nhân .... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thiết kế nghiên cứu Hồi cúu và tiền cứu Đối tượng nhiên cứu Tất cả các bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của ĐĐN: TLĐ giảm 3 tần số liên tục, dưới 30 dB và xảy ra dưới 3 ngày. Và chỉ định nhập viện ở bệnh nhân đến trể tối đa là 30 ngày. Phác đồ điều trị Nootrophil 12g/60ml 1 chai TTM Corticoid (Solumedrol 40 mg hoặc Depersolon 30 mg): Ngày 1,2 : 3 ống (TM) Ngày 3: 2 ống (//) Ngày 4, 5: 1 ống (//) Ngày 6, 7: Prednison 5 mg : 4v x 2 uống Ngày 8 : Prednison 5 mg ; 4v uống Ngày 9,10: Prednison 5 mg: 2v uống Sibelium 5mg 2 v uống tối Đối bệnh nhân chống chỉ định sử dụng corticoid như: có bệnh hay có tiền sử dạ dày- tá tràng, tiểu đường, cao huyết áp.... Chúng tôi chỉ sử dụng nhóm dãn mạch. TLĐ được đo vào ngày thứ 5, thứ 10, tháng thứ 1. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Giới Nữ : 397 ca (57,37%) Nam: 291 ca (42,63%) Nam / Nữ = 1/3 Chúng tôi nghĩ có lẽ Nữ giới có liên quan đến nội tiết tố nên tỉ lệ có vẻ cao hơn. Tuổi bệnh nhân Nhỏ nhất là 4 tuổi: 2 ca , lớn nhất là 81 tuổi: 2 ca 0 50 100 150 200 250 300 350 55 T Biểu đồ: Phân bố theo nhóm tuổi Theo tài liệu thế giới thì nhỏ nhất là 3 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi, chủ yếu là nhóm tuổi trung niên, tuổi lao động bằng trí óc nhiều và nhóm tuổi trải qua nhiều stress trong cuộc sống nhất (theo các tác giả khác cũng đồng quan điểm của chúng tôi là ĐĐN có liên quan đến stress) Nghề nghiệp Giới công chức chiếm tỉ lệ cao nhất, do công việc căng thẳng, và là người quan tâm đến sức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 186 khoẻ, nên họ thường đến bệnh viện đầy đủ khi có bệnh hơn những người khác. Nghề nghiệp Số ca Tỷ lệ Công chức 339 48,99% Nhân dân 221 31,94% Học sinh – sinh viên 132 19,07% Địa dư Thành phố tỉ lệ cao hơn, chúng tôi nghĩ do gần bệnh viện việc đi khám dễ dàng hơn. Thành phố: 391 ca, Ngoài tỉnh: 301ca Bệnh lý đi kèm Sau cảm sổ mũi:58 ca (8,38%). Tiền sử tiểu đường: 49 ca (7,08%). Tiền sử cao huyết áp: 26 ca (3,75%). Viêm loét dạ dày – tá tràng: 34 ca (4,91%). Lupus: 3 ca (0,43%). K vòm đã xạ: 2 ca (0,29%). Sau mổ SB-TN, Vá nhĩ:2 ca ( 0,29%). Các triệu chứng đi kèm Ù tai: 657 ca ( 94,95%) Chóng mặt: - Mới vào viện : 126 ca ( 18,20%) Điếc cả 2 tai: 57 ca (8,24%) Thời gian vào viện Xét nhóm 1: 582 ca (điều trị đủ phát đồ ) từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện. Số ngày Số ca Tỉ lệ # 7 276 47,42% 8-14 171 29,38% 15-21 88 15,12% 21-30 47 8,08% Các dạng TLĐ của bệnh nhân Type A 140/692 ca Type B 265/692ca Type C: 22/692ca Type D: 37/692 ca Type E: 228/692ca Kết quả sau điều trị: 10 ngày Trong 692 ca chỉ có 582ca /692 ( 84,05%) Sử dụng đủ phát đồ. 109 ca không sử dụng corticoid mà chỉ sử dụng dãn mạch vì có bệnh nội khoa kèm theo (chống chỉ định sử dụng corticoid ). 01 ca ( Type A – ĐĐN ngày 1, chưa điều trị gì đã hồi phục hoàn toàn). Type A: có 135 ca/ 582 ca Mđộ NNV Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Tai Mũi Họng 187 ≤ 7 52 11 0 0 63 8-14 27 20 4 0 51 15-21 2 8 5 0 15 21-30 0 1 5 0 6 Tổng 81 40 14 0 135 Type B: có 222 ca/582 ca Mđộ NNV Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng ≤ 7 15 33 40 0 88 8-14 3 36 35 1 75 15-21 0 11 13 2 26 21-30 0 2 31 0 33 Tổng 18 82 119 3 222 Type C: có 17 ca / 582 ca Mđộ NNV Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng ≤ 7 1 3 4 0 8 8-14 0 2 3 1 6 15-21 0 0 3 0 3 21-30 0 0 0 0 0 Tổng 1 5 10 1 17 Type D: có 36 ca/ 582 ca Mđộ NNV Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng ≤ 7 0 9 12 0 21 8-14 0 5 5 2 12 15-21 0 0 1 0 1 21-30 0 0 2 0 2 Tổng 0 14 20 2 36 Type E: 172 ca / 582 ca Mđộ NNV Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng ≤ 7 12 38 46 0 96 8-14 1 2 24 0 27 15-21 0 12 31 0 43 21-30 0 0 6 0 6 Tổng 13 52 107 0 172 Qua đây chúng tôi thấy rằng bệnh nhân có TLĐ Type B và E hay gặp nhất. Nhưng thời gian đến bệnh viện sớm và bệnh nhân có TLĐ Type A thì khả năng hồi phục cao nhất. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Bình thường Có cải thiện Không cải thiện Tăng thêm Type A Type B Type C Type D Type E Biểu đồ 1: Đáp ứng điều trị theo từng loại type Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 188 0% 20% 40% 60% 80% 100% Bình thường Có cải thiện Không cải thiện Tăng thêm 21 -30 ngày 15 -21 ngày 7-14 ngày < 7 Biểu đồ 2: Đáp ứng điều trị theo thời gian vào viện Nhóm 2 109/692 (15,75%) bệnh nhân chỉ sử dụng dãn mạch không kèm theo corticoid (vì có bệnh tiểu đường và cao huyết áp, viêm loét dạ dày – tá tràng). Số ngày Số ca Tỉ lệ ≤ 7 56 51,14% 8-14 34 31,19% 15-21 14 12,85% 21-30 5 4,82% Type A: 12 ca/ 109 ca Mđộ NNV Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng # 7 0 3 4 1 8 8-14 0 1 2 0 3 15-21 0 0 1 0 1 21-30 0 0 0 0 0 Tổng 0 4 7 1 12 Type B: 52/109 ca Mđộ NNV Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng ≤ 7 0 4 17 1 22 8-14 0 1 16 2 19 15-21 0 0 8 0 8 21-30 0 0 3 0 3 Tổng 0 5 44 3 52 Type E: 45/109 ca Mđộ Bình thường Có cải thiện Không thay đổi Giảm thêm Tổng NNV # 7 0 4 22 0 22 8-14 0 2 10 0 12 15-21 0 0 5 0 5 21-30 0 0 2 0 2 Tổng 0 6 39 0 45 Kết quả sau điều trị 1 tháng Còn 172/ 692 ca đến khám bệnh (24%) - Kết quả cải thiện thêm so với ngày10. Type A Type B Type C Type D Type E Tổng 30dB 0 0 0 0 0 0 20dB 3 5 0 0 2 10 10dB 13 12 1 0 8 34 Không đổi 5 59 7 11 46 128 Tổng 21 76 8 11 56 172 Kết quả sau 2 tháng Còn 112 bệnh nhân tái khám hầu như không có thay đổi nhiều. - 5 bệnh nhân điếc đột ngột tái phát. Sau điều trị thêm 10 ngày nữa không có đáp ứng. - Nhận xét: Chúng tôi thấy rằng ở bệnh nhân không sử dụng corticoid thì khả năng hồi phục kém. Điều này phù hợp với các tác giả trên thế giới. KẾT LUẬN – Thời gian bệnh nhân đến điều trị muộn ảnh hưởng đến kết quả của điều trị. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Tai Mũi Họng 189 – Những bệnh nhân vào viện với dạng TLĐ không phải Type A, nên phối hợp điều trị tích cực. Kèm thêm như thở oxy cao áp, tiêm corticoid vào hòm nhĩ (phương pháp điều trị hứa hẹn trong tương lai, cần được nghiên cứu thêm). – Bệnh nhân cần hiểu rõ bệnh và hợp tái lâu dài. Nên tái khám định kỳ để phòng ngừa trường hợp điếc tai còn lại. – Tuyên truyền cho bệnh nhân biết tác hại và hiệu quả điều trị nếu bệnh nhân đến sớm để khắc phụ hậu quả kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Ngọc Thuý , Nguyễn Văn Đức“ Nghiên cứu diễn tiến lâu dài của điếc đột ngột và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh” Luận văn Thạc sỹ Y Học – 2004.tr 11-14 2. Chu Lan Anh, Nguyễn Thành Lợi, Huỳnh KhắcCường “ Góp phần nghiên cứu điều trị điếc đột ngột vô căn bằng oxy cao áp tại Trung Tâm Tai Mũi Họng” Tập san Hội nghị KHKT Cần Thơ. 2003 3. Garcia Berrocal JR, Ramirez Camacho – R, Portero F, Vargas, - Role of virus and Mycoplasma pneumoniae infection in diopathic sudden sensirineural hearing loss. Acta otolaryngol, 2000, 120: 835-99. 4. Lê Huỳnh Mai, Lê trần Quang Minh “ Góp phần nghiên cứu việc điều trị điếc đột ngột” tập san Hội Nghị Khoa Học Trung Tâm Tai Mũi Họng tháng 09-1998. tr 81-86 5. Lương Hồng Châu, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Tố Uyên “ Điều trị điếc đột ngột tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Uơng”- Hội nghị khoa học tháng 11-2005 tại Hà Nội. 6. Van Dishoek HAE, Bierman TH- Sudden perceptive Deafness and Viral infection. Ann Oto Rhinol Laryngol, 1957; 66:963:80. 7. Wilson WR – sudden sensorineural Hearing LossCummings CW, Edior Otolarungology, Head and surgery. St Louis, MO; Mosby, 986: 3219-24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_diec_dot_ngot_tai_benh_vien_tai_mui_hong_tu_012005.pdf