Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp của công thức phối hợp dược liệu xạ can, bọ mắm và dâu tằm

Viêm nhiễm đường hô hấp trên do nhiều căn nguyên khác nhau, có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau có trong không khí, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá hoặc do vi sinh vật gây bệnh (vi nấm, vi khuẩn, virus) (3). Những năm gần đây, bệnh nhiễm virus đường hô hấp có nguyên nhân phát sinh từ các virus chiếm tỷ lệ 2/3-3/4 tổng số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó dịch bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp tính nặng (SARS) và dịch bệnh nhiễm virus Corona đang là vấn đề thời sự của y tế thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Trên lâm sàng, việc chẩn đoán xác định bệnh nhiễm virus đường hô hấp phải dựa vào các xét nghiệm phân lập virus và các phản ứng huyết thanh. Những nghiên cứu thực nghiệm in vitro hay in vivo có liên quan đến hoạt tính kháng virus đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế ở nước ta. Nghiên cứu của đề tài cũng chỉ mới xác định hoạt tính kháng khuẩn của công thức phối hợp các cao dược liệu Xạ can, Bọ mắm và Dâu tằm trên các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp phổ biến như Streptococcus pneumoniae và Streptococcus hemolyticus, với kết quả thu được rất khả quan là công thức phối hợp thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên Streptococcus pneumoniae với MIC là 1,953 mg/ml. Ngoài ra, tác dụng kháng viêm của công thức phối hợp tuy không mạnh bằng Solupred (thuốc kháng viêm loại corticoid với nhiều tác dụng phụ), nhưng cho thấy ưu điểm của chế phẩm nguồn gốc thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên có nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, những kết quả của đề tài có thể làm tiền đề cho nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo có liên quan đến bệnh lý nhiễm virus đường hô hấp.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp của công thức phối hợp dược liệu xạ can, bọ mắm và dâu tằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 150 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG VIÊM CẤP CỦA CÔNG THỨC PHỐI HỢP DƯỢC LIỆU XẠ CAN, BỌ MẮM VÀ DÂU TẰM Nguyễn Hoàng Minh*, Nguyễn Thị Thu Hương*, Dương Thị Mộng Ngọc*, Trần Công Luận*, Lã Văn Kính** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu công thức phối hợp các cao chiết từ các dược liệu Xạ can, Bọ mắm, Dâu tằm và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp nhằm tạo tiền đề cho chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Đối tượng nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng 25 ± 2 g, được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát in vitro gồm định tính hoạt tính kháng khuẩn và định lượng hoạt tính kháng khuẩn của các cao riêng lẻ và công thức phối hợp. Khảo sát in vivo gồm khảo sát độc tính cấp đường uống và khảo sát tác dụng kháng viêm cấp của công thức phối hợp trên chuột nhắt trắng bằng thực nghiệm carragenin. Kết quả: Công thức phối hợp không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn Escherichia coli, nhưng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên chủng vi khuẩn Streptococcus hemolyticus và Staphylococcus aureus, mạnh hơn cao Xạ can riêng lẻ tuy nhiên hoạt tính chỉ bằng 50% so với kháng sinh penicillin. Công thức phối hợp thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp Streptococcus pneumoniae với MIC là 1,953 mg/ml, mạnh hơn cao Xạ can (3,90 mg/ml). Công thức phối hợp không có độc tính cấp đường uống và tác dụng giảm viêm ở lô uống công thức phối hợp (liều uống tương đương 1/10 Dmax) bằng khoảng 50% so với hiệu lực của thuốc đối chiếu Solupred® (5 mg/kg). Kết luận: Công thức phối hợp các cao chiết từ các dược liệu Xạ can, cao Bọ mắm, cao Dâu tằm với hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp có thể được ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Từ khóa: Xạ can, Bọ mắm, Dâu tằm, hoạt tính kháng khuẩn, tác dụng kháng viêm cấp ABSTRACT STUDY ON ANTIBACTERIAL ACTIVITY AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECT OF HERBAL FORMULA COMBINED BELAMCANDA CHINENSIS, POUZOLZIA ZEYLANICA AND MORUS ALBA Nguyen Hoang Minh, Nguyen Thi Thu Huong, Duong Thi Mong Ngoc, Tran Cong Luan, La Van Kinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014 150 - 155 Aims: To study the antibacterial activity and anti-inflammatory effect of a herbal formula of Belamcanda chinensis, Pouzolzia zeylanica and Morus alba, in order to reveal some pre-clinical data of an natural product which have been used in supporting the treatment of upper respiratory tract infection (URTI). Materials and Methods: Animals: Swiss albino mice, aged of 5-6 weeks, male, weighing 25 ± 2 g, purchased from Institute of Vaccines and Biomedicines, Nha Trang City. ∗ Trung Tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh-Viện Dược liệu ∗∗ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương ĐT: 38292646 Email: huongsam@hotmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 151 Observed parameters: For in vitro study, screening test and quantitative evaluation for antibacterial activity of Belamcanda chinensis extract, Pouzolzia zeylanica extract, Morus alba extract, and herbal formula extract were carried out. For in vivo study, oral acute toxicity test and carrageenan-induced acute inflammatory model in mice were performed. Results: Herbal formula combined of Belamcanda chinensis, Pouzolzia zeylanica and Morus alba extracts demonstrated typical antibacterial activity on Streptococcus hemolyticus and Staphylococcus aureus but not on Escherichia coli. This activity of herbal formula was stronger than Belamcanda chinensis extract but less than penicillin (only 50%). MIC of herbal formula on Streptococcus pneumonia, a specific agent of URTI, was 1.953 mg/ml, higher than Belamcanda chinensis extract (3.9 mg/ml). Herbal formula combined Belamcanda chinensis, Pouzolzia zeylanica and Morus alba extracts had no oral acute toxicity and showed anti-inflammatory effect (dose of 1/10 Dmax) equal to a half of Solupred® with the dose of 5 mg/kg. Conclusion: Herbal formula combined Belamcanda chinensis, Pouzolzia zeylanica and Morus alba extracts had antibacterial activity and anti-inflammatory effect. This result might be useful for advance study on an herbal drug in supporting URTI therapy. Keywords: Herbal formula, Belamcanda chinensis extract, Pouzolzia zeylanica extract, Morus alba extract, antibacterial activity, anti-inflammatory effect ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm đường hô hấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và người lớn. Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên. Đôi khi còn có sự tham gia của các vi khuẩn như phế cầu (Streptococcus pneumoniae), liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes), Hemophilus influenza, Bacillus catarrhalis (3). Rễ Xạ can (Cây Rẻ quạt, Belamcanda chinensis (L.) DC.) được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về viêm đường hô hấp, thường được sử dụng để tiêu viêm, tiêu đàm, chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amidan, sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú, tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn (4). Cây Bọ mắm (cây thuốc giòi, tên khoa học là Pouzolzia zeylanica L. Benn.) được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm như: viêm họng, viêm ruột, lỵ, đinh nhọt, viêm da, viêm vú, nhiễm trùng tiết niệu, vết thương bầm dập, ho lâu ngày, lao, bệnh phổi(4). Dâu tằm (Morus alba L.) với các bộ phận dùng như vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori), lá (Tang diệp – Folium Mori), cành (Tang chi – Ramulus Mori) và quả (Tang thầm – Fructus Mori) được dùng để chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, tê thấp, đái tháo đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai(4). Việc nghiên cứu phối hợp các cao chiết từ các dược liệu Xạ can, Bọ mắm và Dâu tằm và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp nhằm tạo tiền đề cho chế phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Công thức phối hợp gồm cao Xạ can (42,7%), cao Bọ mắm (32%), cao Dâu tằm (25,24%) được cung cấp bởi Bộ môn Hóa-Chế phẩm, Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM. Động vật thử nghiệm Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 25 g ± 2 g) được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang, nuôi trong điều kiện ổn định về chế độ dinh dưỡng. Hóa chất-Thuốc đối chiếu Carragenin (Sigma-Aldrich, USA), Solupred® (chứa prednisolone 20 mg/1 viên, Sanofi-Aventis). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 152 Phương pháp nghiên cứu Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn Định tính khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp khuếch tán (1). - Nguyên tắc: Sự phát triển của vi khuẩn sẽ bị ức chế do sự khuếch tán của chất kháng khuẩn từ một lỗ đục trên mặt thạch vào môi trường xung quanh. Tính kháng khuẩn của dung dịch thử nghiệm được thể hiện thông qua đường kính vòng kháng khuẩn. - Thực hiện: Vi khuẩn thử nghiệm: Vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli, vi khuẩn Gram (+): Streptococcus hemolyticus, Staphylococcus aureus. Vi khuẩn thử nghiệm được cấy lên môi trường Mueller – Hinton. Chứng dương: Streptomycin (E. coli) và Penicillin (Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus). Chứng âm: Dùng nước cất vô trùng và DMSO Trải vi khuẩn thử nghiệm đã hoạt hóa và có mật độ vi khuẩn trong khoảng 1 x 106 – 2 x106 CFU/ ml trên các bản thạch, sau đó đục những lỗ có đường kính 0,6 cm. Cho vào mỗi lỗ 0,1 ml dịch thử nghiệm. Ủ các bản thạch thử nghiệm ở 37oC / 24 giờ. Đo đường kính vòng vô khuẩn. Mỗi khảo sát được lập lại 2 lần. Đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVK) được tính theo công thức: ĐKVK = ĐKVK mẫu thử - ĐKVK chứng âm Định lượng khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp MIC (1). - Nguyên tắc: Tạo những bản thạch có chứa chất thử nghiệm với nồng độ tăng dần. Chấm 1 µl vi khuẩn thử nghiệm với nồng độ 106 CFU/ml lên các bản thạch. Sau khi ấp ở 37ºC trong 24 giờ, quan sát sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng mắt thường. Nồng độ MIC là nồng độ thấp nhất ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn quan sát được bằng mắt thường. - Thực hiện: Vi khuẩn thử nghiệm: Streptococcus hemolyticus huyết giải β nhóm A, Streptococcus pneumoniae ATCC  51916 đề kháng kháng sinh cephalosporin. Hoạt hóa vi khuẩn: Vi khuẩn được phân lập trên môi trường thử nghiệm kháng sinh tiêu chuẩn No2 đối với thử nghiệm trên Streptococcus hemolyticus và thạch chocolat đối với thử nghiệm Streptococcus pneumoniae. Lấy 3 – 5 khóm vi khuẩn cấy vào môi trường canh thang dinh dưỡng cho thử nghiệm kháng sinh tiêu chuẩn No2 và canh thang MHI, ủ ở 37oC trong 6 giờ. Sử dụng vi khuẩn này pha một huyền trọc vi khuẩn có mật độ vi khuẩn vào khoảng 1 x 106 – 2 x 106 CFU/ ml. Chuẩn bị các bản thạch: Pha loãng mẫu thử nghiệm trong các ống nghiệm chứa môi trường rắn đã được nấu chảy theo độ pha loãng ½, nếu chất thử nghiệm không tan trong nước cần thêm chất nhũ hóa (Tween 80) hoặc chất trung gian hòa tan (DMSO) sau đó đổ ra hộp petri, để nguội. Chia các bản thạch thành nhiều phần, chấm 1 µl huyền trọc mỗi vi khuẩn thử nghiệm vào mỗi phần. Ấp các bản thạch ở 37oC/24 giờ. Mỗi khảo sát được lập lại 2 lần. Thử nghiệm độc tính cấp (1, 5). Trước khi tiến hành thí nghiệm 14 giờ, không cho chuột ăn, chỉ uống nước tự do. Chia chuột nhắt làm 5 lô, mỗi lô 10 chuột. Dùng kim đầu tù để cho chuột uống. Mỗi chuột uống 0,2 ml/10g thể trọng với các nồng độ thuốc thử nghiệm khác nhau. Theo dõi tỉ lệ chuột chết trong 72 giờ sau khi uống thuốc và 14 ngày sau đó. Xác định liều thấp nhất có tác dụng mà không làm chết chuột và liều làm chết 100% chuột. Tính LD50 theo công thức Karber - Behrens. Trường hợp tất cả các liều thử đều không có con vật nào chết, thì liều lớn nhất đã thử được ký hiệu là Dmax. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 153 Thực nghiệm gây phù bằng carragenin-Khảo sát tác dụng kháng viêm cấp (6). Chuột được chia thành các lô với số lượng 10 chuột/ lô như sau: Lô chứng: Gây viêm và uống nước cất Các lô thử: Gây viêm và uống cao thử nghiệm. Lô thuốc đối chiếu: Gây viêm và uống viên Solupred ở liều 5 mg/kg thể trọng chuột Chuột nhắt được cho uống nước cất (lô chứng) hoặc thuốc thử nghiệm (lô thử, lô thuốc đối chiếu) 30 phút trước khi tiêm carragenin 1% (50 µl) vào gan bàn chân phải của chuột. Chân trái không tiêm được sử dụng làm lô đối chứng. Mẫu thử nghiệm được tiếp tục cho uống mỗi ngày liên tục trong 3 ngày sau khi tiêm carragenin và 1 giờ trước khi đo thể tích chân chuột. Để đánh giá mức độ viêm, đo thể tích chân chuột bằng thiết bị đo thể tích chân chuột (Plethysmometer của UgoBasile, Italy) vào các thời điểm sau khi tiêm carragenin 3 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Tiến hành đo 2 lần và lấy trị số trung bình. Độ sưng phù chân chuột biểu thị mức độ viêm và được tính theo công thức. Mức độ giảm viêm chân chuột ở các lô thử nghiệm so với lô chứng được tính theo công thức: % ức chế = (X – Y)/X *100 X: Mức độ viêm chân chuột ở lô chứng. Y: Mức độ viêm chân chuột ở lô đối chiếu, hoặc lô thử nghiệm. Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực nghiệm: Số liệu thực nghiệm thể hiện bằng số trung bình (M) ± sai số chuẩn của giá trị trung bình (SEM). Xử lý số liệu bằng phần mềm MS Excel 2007, xử lý thống kê dựa vào phép kiểm One–Way ANOVA và Student-Newman-Keuls test (phần mềm Jandel Scientific SigmaStat-98). Kết quả thử nghiệm đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% khi P < 0,05 so với lô chứng tương ứng. KẾT QUẢ Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn. Bảng 1. Kết quả định tính kháng khuẩn của các cao dược liệu trên các chủng vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus. Mẫu thử Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Kháng sinh chuẩn* E.coli Staphylococcus aureus Streptococcus hemolyticus E.coli Staphylococcus aureus Streptococcus hemolyticus Công thức phối hợp 0 11 16 16 30 30 Cao Xạ can 0 13 14 16 30 30 Cao Dâu tằm 12 0 0 16 30 30 Cao Bọ mắm 12 0 0 16 30 30 * Kháng sinh chuẩn cho E. coli là Streptomycin, trên Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus là Penicillin. Bảng kết quả 1 cho thấy, cao Dâu tằm và cao Bọ mắm thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên chủng vi khuẩn E.coli. Cao Xạ can không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn E.coli, nhưng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus. Công thức phối hợp không thể hiện hoạt tính % V = x 100 Số đo thể tích chân trái Số đo thể tích chân phải – số đo thể tích chân trái Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 154 kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn E.coli, nhưng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên chủng vi khuẩn Streptococcus hemolyticus và Staphylococcus aureus, mạnh hơn cao Xạ can riêng lẻ tuy nhiên hoạt tính chỉ bằng 50% so với kháng sinh chuẩn. Từ kết quả định tính, chúng tôi chọn công thức phối hợp và cao Xạ can để định lượng khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp MIC trên hai chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên là Pneumococcus pneumoniae và Streptococcus hemolyticus. Bảng 2. Kết quả định lượng khả năng kháng khuẩn của công thức phối hợp và cao Xạ can bằng phương pháp MIC trên chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Streptococcus hemolyticus. Mẫu thử MIC (mg/ml) Streptococcus pneumoniae Streptococcus hemolyticus Công thức phối hợp 1,953 15,63 Cao Xạ can 3,90 3,90 Bảng kết quả 2 cho thấy, công thức phối hợp thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp Streptococcus pneumoniae với MIC là 1,953 mg/ml, mạnh hơn cao Xạ can (3,90 mg/ml). Tuy nhiên, cao Xạ can thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn Streptococcus hemolyticus với MIC là 3,90 mg/ml, mạnh gấp 4 lần công thức phối hợp. Kết quả khảo sát độc tính cấp đường uống. Cao Dâu tằm Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa có thể cho uống cao Dâu tằm trên chuột nhắt trắng là 22g/kg thể trọng chuột có phân suất tử vong là 0% và không thể xác định được LD50. Do đó, Dmax = 22g cao/kg thể trọng chuột. Cao Bọ mắm Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa có thể cho uống cao Bọ mắm trên chuột nhắt trắng là 27,93g/kg thể trọng chuột có phân suất tử vong là 0% và không thể xác định được LD50. Do đó, Dmax = 27,93g cao/kg thể trọng chuột. Cao Xạ can Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa có thể cho uống cao Xạ can trên chuột nhắt trắng là 37,31g/kg thể trọng chuột có phân suất tử vong là 0% và không thể xác định được LD50. Do đó, Dmax = 37,31g cao/kg thể trọng chuột. Công thức phối hợp Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa có thể cho uống công thức phối hợp 4 trên chuột nhắt trắng là 24,63 g/kg thể trọng chuột có phân suất tử vong là 0% và không thể xác định được LD50. Do đó, Dmax = 24,63 g cao/kg thể trọng chuột. Công thức phối hợp không có thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng. Toàn bộ chuột vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường trong 72 giờ quan sát. Chuột được tiếp tục theo dõi sau 14 ngày uống và không ghi nhận các triệu chứng bất thường. Do đó, liều thử nghiệm của công thức phối hợp dự kiến được chọn cho nghiên cứu tác dụng kháng viêm là 1/10 Dmax = 2,463 g cao/kg thể trọng chuột. Kết quả khảo sát tác dụng kháng viêm cấp Carragenin (viscarin) là chất sulfopolygalactocid, chiết xuất từ Chondrus crispus, có tác dụng gây viêm cấp sau 3-4 giờ. Mức độ viêm tối đa ở trong khoảng thời gian 3-4 giờ (đạt 124,7%) và giảm dần sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau khi tiêm (Bảng 3). Thuốc đối chiếu Solupred (5 mg/kg) ở các thời điểm khảo sát thể hiện tác dụng kháng viêm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Tác dụng kháng viêm tăng theo thời gian sử dụng thuốc và đạt tối đa ở thời điểm 72 giờ (giảm viêm 85,35%). Sau 3 giờ và sau 24 giờ gây viêm bằng carragenin, công thức phối hợp chưa thể hiện tác dụng kháng viêm đạt ý nghĩa thống kê ở liều uống bằng 1/10 Dmax. Tuy nhiên, sau 48 giờ và 72 giờ gây viêm bằng carragenin, công thức phối hợp thể hiện tác dụng kháng viêm và đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Tác dụng giảm viêm ở lô uống công thức phối hợp (ở liều uống tương đương 1/10 Dmax) bằng khoảng 50% so với hiệu lực của thuốc đối chiếu Solupred (5 mg/kg) (Bảng 4). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 155 Bảng 3. Mức độ viêm chân chuột ở các lô thử nghiệm trong thực nghiệm carragenin. Lô TN N = 10 Mức độ viêm chân chuột (%) Sau 3 giờ Sau 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ Chứng 124,71 ± 6,45 76,04 ± 6,19 67,41 ± 3,69 57,49 ± 8,03 Solupred 5 mg/kg 61,63 ± 7,85* 28,39 ± 5,16* 14,92 ± 3,66* 8,42 ± 2,47* Công thức phối hợp liều 2,463 g/kg 112,41 ± 8,02 64,33 ± 3,78 42,5 ± 4,74* 27,09 ± 5,27* * P < 0,05 so với lô chứng Bảng 4. Mức độ giảm viêm chân chuột ở các lô thử nghiệm so với lô chứng nước cất trong thực nghiệm carragenin. Lô TN N = 10 Mức độ giảm viêm chân chuột (%) Sau 3 giờ Sau 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ Solupred 5 mg/kg 50,58 62,66 77,87 85,35 Công thức phối hợp liều 2,463 g/kg 9,87 15,4 36,95 52,88 BÀN LUẬN Viêm nhiễm đường hô hấp trên do nhiều căn nguyên khác nhau, có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau có trong không khí, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá hoặc do vi sinh vật gây bệnh (vi nấm, vi khuẩn, virus) (3). Những năm gần đây, bệnh nhiễm virus đường hô hấp có nguyên nhân phát sinh từ các virus chiếm tỷ lệ 2/3-3/4 tổng số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó dịch bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp tính nặng (SARS) và dịch bệnh nhiễm virus Corona đang là vấn đề thời sự của y tế thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Trên lâm sàng, việc chẩn đoán xác định bệnh nhiễm virus đường hô hấp phải dựa vào các xét nghiệm phân lập virus và các phản ứng huyết thanh. Những nghiên cứu thực nghiệm in vitro hay in vivo có liên quan đến hoạt tính kháng virus đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế ở nước ta. Nghiên cứu của đề tài cũng chỉ mới xác định hoạt tính kháng khuẩn của công thức phối hợp các cao dược liệu Xạ can, Bọ mắm và Dâu tằm trên các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp phổ biến như Streptococcus pneumoniae và Streptococcus hemolyticus, với kết quả thu được rất khả quan là công thức phối hợp thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên Streptococcus pneumoniae với MIC là 1,953 mg/ml. Ngoài ra, tác dụng kháng viêm của công thức phối hợp tuy không mạnh bằng Solupred (thuốc kháng viêm loại corticoid với nhiều tác dụng phụ), nhưng cho thấy ưu điểm của chế phẩm nguồn gốc thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên có nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, những kết quả của đề tài có thể làm tiền đề cho nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo có liên quan đến bệnh lý nhiễm virus đường hô hấp. KẾT LUẬN Công thức phối hợp các cao dược liệu Xạ can, Bọ mắm và Dâu tằm thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên các chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp Streptococcus pneumoniae và Streptococcus hemolyticus. Tác dụng giảm viêm ở lô uống công thức phối hợp (liều uống tương đương 1/10 Dmax) bằng khoảng 50% so với hiệu lực của thuốc đối chiếu Solupred (5 mg/kg). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Coyle MB (2005). Manual of Antimicrobial Susceptibility Testing. Eds. American Society for Microbiology, pp. 25 - 62, 133 - 141. 2. Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác xác định độc tính cấp của thuốc. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 7 - 24. 3. Limper AH (2011). Overview of pneumonia. In: Goldman L, Schafer AI, eds. Cecil Medicine. 24th ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier; chap 97. 4. Viện Dược Liệu (nhóm tác giả) (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Tập I, tr. 219 - 220, 613 - 618, tập II, tr. 1095 -1 098. 5. Viện Dược Liệu (nhóm tác giả) (2006). Phương Pháp Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, tr. 139 - 143, 355 - 368, 377 - 387. 6. Winter CA, Risley EA, and Nuss GW (1962). Carrageenin- induced edema in hind paw of the rat as an assay for antiiflammatory drugs. Proc. Soc. Exp. Biol. Med.;111, pp. 544 - 547. Ngày nhận bài báo: 3/10/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/10/2013, 21/10/2013 Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_hoat_tinh_khang_khuan_va_khang_viem_cap_cua_cong_th.pdf
Tài liệu liên quan