Khảo sát thực trạng khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue của 15 bệnh viện Đa khoa tại thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay tình hình dịch bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue ngày càng gia tăng chính vì vậy các bệnh viện cần chú ý cử cán bộ y tế trực tiếp tham gia điều trị theo dõi bệnh sốt xuất huyết dự các lớp huấn luyện, cập nhật phác đồ mới do các bệnh viện tuyến trên tổ chức cũng như gởi cán bộ y tế lên học tập và thực hành điều trị ngay tại bệnh viện tuyến trên để có thể nâng cao năng lực chuyên môn và đảm bảo chăm sóc và điều trị tốt hơn cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Các bệnh viện quận/huyện cần được nâng cao năng lực và uy tín trong công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue. Tăng cường về nhân sự và chuyên môn cũng như cơ sỏ vật chất cho khoa nhi, khoa nhiễm để thu hút bệnh nhân trong đó có bệnh nhi đến khám và đồng ý điều trị tại các bệnh viện quận/huyện nhằm tránh sự quá tải không cần thiết cho các bệnh viện tuyến trên. Trước mắt, trong những trường hợp khó khăn về điều trị hoặc chuyển viện các đơn vị cần tăng cường trao đổi thông tin hỗ trợ trực tiếp công tác khám và điều trị sốt xuất huyết qua số điện thoại đường dây nóng 24/24 của các bệnh viện tuyến cuối gồm bệnh viện Nhi Đồng 2, Nhi Đồng 1 và bệnh viện Nhiệt Đới.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực trạng khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue của 15 bệnh viện Đa khoa tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT DENGUE, SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA 15 BỆNH VIỆN ĐA KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Minh Xuân*, Nguyễn Vũ Trường Giang*, Hồ Lữ Việt* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát thực trạng khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue tại 15 bệnh viện đa khoa trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Tình hình bệnh nhân: trong tổng số các ca sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue thì sốt Dengue chiếm 30,2%, sốt xuất huyết độ I, II chiếm tỉ lệ cao nhất 67,7%, sốt xuất huyết Dengue độ III 2,1%. Không có ca sốt xuất huyết độ IV. Trong các ca chuyển viện sốt xuất huyết độ I, II, III thì sốt xuất huyết độ I, II chiếm 38,1%, độ III chiếm 61,9%. Cơ sở vật chất: các bệnh viện hầu như không có phòng khám sốt xuất huyết riêng. Đa số có phòng lưu, có tiêu chuẩn nhập viện, có nhắc dấu hiệu khám ngay và có hẹn tái khám. 60% bệnh viện có khoa Nhi, 13,3% bệnh viện có khoa Nhiễm, 40% có khoa săn sóc tăng cường. Hầu hết không có đơn vị tiếp nhận điều trị sốt xuất huyết độ IV. Các bệnh viện đều thực hiện công tác truyền thông với hình thức bướm và tranh ảnh tuyên truyền, có 20% bệnh viện có video tuyên truyền. Phương tiện điều trị: 100% bệnh viện có trang bị máy đo huyết áp, 46,7% được trang bị brassard các cỡ. 93,3% bệnh viện có xét nghiệm công thức máu tiểu cầu đếm và 53,3% có máy quay Hct tại chỗ, một số bệnh viện có khả năng tiếp nhận và điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng độ III được trang bị khá đầy đủ thuốc, dịch truyền và phương tiện hồi sức (trên 50%). 80% bệnh viện có phác đồ điều trị sốt xuất huyết, 86,7% có tiêu chuẩn dịch truyền, tiêu chuẩn xuất viện; 86% có ống thở oxy 2 mũi; 67% có mask thở oxy có túi; 80% có bóng mask các cỡ, đèn nội khí quản lưỡi cong thẳng và máy giúp thở máy. Không bệnh viện nào có máy đo huyết áp xâm lấn, cable đo huyết áp xâm lấn và bộ dây đo huyết áp xâm lấn. Nhân sự và khả năng chuyên môn: mỗi bệnh viện có khoảng 5 bác sĩ và 11 điều dưỡng tham gia trong công tác điều trị chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết. Trung bình có khoảng 4 bác sĩ và 4 điều dưỡng được tham gia tập huấn trong năm về công tác điều trị sốt xuất huyết tại tuyến trên. 54% bệnh viện có khả năng chích CVP, 47% có thể đặt Catheter, 20% có khả năng bộc lộ tĩnh mạch. Kết luận: Thực trạng khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue tại các đơn vị vẫn còn nhiểu khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện điều trị, nhân lực và chuyên môn. Từ khóa: sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue. ABSTRACT SURVEY OF TREATMENT STRATEGY DENGUE FEVER – HEMORRHAGE FEVER AT 15 GENERAL HOSPITALS IN HO CHI MINH CITY Dang Minh Xuan, Nguyen Vu Truong Giang, Ho Lu Viet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 205 - 211 Objective: Evaluating treatment strategy Dengue fever – hemorrhage fever at 15 general hospitals in Ho Chi Minh City. Study design: Cross sectional descriptive. * Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tác giả liên lạc: CN. Đặng Minh Xuân, ĐT: 0909279204, Email: xuan0271984@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2 Result: Patients: 30.2% Dengue fever patients, 67.7% Grade I-II hemorrhage fever patients, 2.1% Grade III hemorrhage fever cases. No Grade IV hemorrhage fever case. In cases that was transposed there are 38.1% Grade I-II hemorrhage fever patients and 61.9% Grade III hemorrhage fever. Material facilities: 15 general hospitals don’t establish special outpatient clinic for hemorrhage fever. Almost hospitals have inpatient room for hemorrhage fever patient, inpatient standards, training parents emergency signs, consulting the follow up day. 60% hospitals has Pediatric Department for Grade I-II hemorrhage fever treatment, 40% hospitals has ICU Department for Grade III-IV hemorrhage fever treatment, and just 13.3% hospitals has Infectious Department for Grade I-II hemorrhage fever treatment. Almost hospitals don’t treat Grade IV hemorrhage fever case. Almost hospitals provide posters and pictures with useful knowledge. 20% hospitals has training video. Equipment: All hospital equipped sphygmomanometer, 46.7% hospitals equipped all size brassards. 93.3% hospitals can do blood count test with platelet counting, 53.3% hospitals equipped hematocrit centrifuge. Some of hospital can cure Grade III hemorrhage fever has equipped drugs, mean of recovering and infusion fluid (more than 50%). 80% hospitals have management protocol for Dengue hemorrhage fever, 86.7% hospitals have infusion standards, discharge standards; 86% has oxygen cannula, 67% has oxygen with mask and reserved bag, 80% all size bag masks, intubation tools. No hospital has blood pressure measure tools. Human resource and specialist ability: there are 5 doctors and 11 nurses in managing severe hemorrhage fever per hospital, there are 4 doctor and 4 nurses was trained every year. There are 53.3% hospitals can make CVP, 46.7% can make catheter, 20% can do venous intervention. Conclusion: Treatment strategies Dengue fever – hemorrhage fever at 15 general hospitals in Ho Chi Minh City still has difficulties in Material facilities, human resourse and knowledge-skill. Key word: Dengue fever, Dengue hemorrhage fever. ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn ra phức tạp tại nhiều nước trên thế giới đặc biệt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh với dân số đông, mật độ dân số cao trong nội thành cộng thêm một lượng lớn dân nhập cư và vãng lai từ các tỉnh thành khác trong cả nước, cộng thêm những thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng đô thị đã có nhiều ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề sức khỏe đặc biệt là tình trạng dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ đó ngày càng phát sinh nhu cầu lớn hơn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong các tỉnh thành phố có độ lưu hành sốt xuất huyết ở mức cao(4), và bệnh lại thường xảy ra quanh năm và gia tăng vào các tháng mùa mưa(3). Chính vì vậy công tác khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue là một vấn đề y tế cộng đồng cần được quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y Tế, Sở Y Tế và Ban Điều Hành Dự Án Phòng Chống Sốt Xuất Huyết Quốc Gia. Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã liên tục tổ chức các đoàn công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chuyển giao công nghệ trong công tác chẩn đoán điều trị sốt xuất huyết cho các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện thuộc khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm giám sát và hỗ trợ về công tác khám điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, đây là cũng là một trong những giải pháp chính của kế hoạch hành động năm 2010(4). Sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là điều trị triệu chứng phát hiện sớm chuyển độ, điều trị kịp thời sốc để giảm tỉ lệ tử vong(2) .Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào được thực hiện để khảo sát thực trạng công tác khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, do đó nghiên cứu này bước đầu được tiến hành bằng việc khảo sát tại 15 đơn vị y tế của Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm có cơ sở giúp bệnh viện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3 Tình trạng bệnh Chuyển viện Nhi Đồng 2 làm tốt công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chuyển giao kỹ thuật trong công tác chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết cho các bệnh viện tuyến trước. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát thực trạng khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue tại 15 bệnh viện đa khoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát về tình hình sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue. Xác định thực trạng về cơ sở vật chất trong công tác tại khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue. Xác định thực trạng về phương tiện điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue. Khảo sát về nhân sự và khả năng chuyên môn trong khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các khoa khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue tại 15 bệnh viện khu vực phía đông thành phố. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Thời gian Từ 07/06/2010 đến 24/08/2010. Địa điểm Tại 15 bệnh viện khu vực phía đông thành phố gồm: - Bệnh viện quận 1, bệnh viện quận 2, bệnh viện quận 4, bệnh viện quận 7, bệnh viện quận 9, bệnh viện quận 12, bệnh viện quận Bình Thạnh, bệnh viện quận Thủ Đức, bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, bệnh viện An Sinh, bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh viện Ngọc Linh, bệnh viện đa khoa Sài Gòn, bệnh viện Nhân Dân Gia Định và bệnh viện Quốc Tế Columbia Asia Gia Định. Phương pháp thực hiện Phỏng vấn ban lãnh đạo các bệnh viện và các nhân viên y tế có tham gia công tác khám và điều trị sốt xuất huyết dựa theo những tiêu chí trên phiếu khảo sát thực trạng khám và điều trị sốt Dengue sốt xuất huyết Dengue . Giám sát thực tế kiểm tra lại nguồn thông tin đã phỏng vấn được nhằm kiểm soát sai lệch thông tin. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tình hình sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue 0 500 1000 1500 2000 S t Dengue SXH Dengue I,II SXH Dengue III SXH Dengue IV Biểu đồ 1. Số lượng bệnh nhân phân bố theo tình trạng bệnh Nhận xét: Sốt Dengue chiếm 30,2%, sốt xuất huyết Dengue độ I-II chiếm tỉ lệ cao (67%), các trường hợp sốt xuất huyết Dengue độ III đến khám và điều trị chiếm tỉ lệ rất thấp (2,1%) tập trung ở một vài đơn vị. 0 10 20 30 40 SXH Dengue I,II SXH Dengue III Biêu đồ 2. Số ca chuyển viện theo độ Nhận xét: Hầu hết các ca chuyển viện lên tuyến trên đều là sốt xuất huyết Dengue độ III (61,9%). Tuy nhiên có một tỉ lệ không nhỏ 38,1% các trường hợp sốt xuất huyết Dengue độ I - II chuyển viện lên tuyến trên. Số lư ợ n g bệ n h n hâ n Số c a ch u yể n vi ện 67,7% 30,2% 2,1% 61,9% 38,1% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4 Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất trong khám điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue Có Không Cơ sở vật chất n = 15 Tỉ lệ % n = 15 Tỉ lệ % Phòng khám SXH riêng 0 0 15 100 Phòng lưu 13 86,7 2 13,3 Tiêu chuẩn nhập viện 12 80,0 3 20,0 Dấu hiệu khám ngay 13 86,7 2 13,3 Hẹn tái khám 13 86,7 2 13,3 Tranh ảnh tuyên truyền 11 73,3 4 26,7 Video tuyên truyền 3 20,0 12 80,0 Bướm tuyên truyền 10 66,7 5 33,3 Khoa nhi SXH ñộ I, II 9 60,0 6 40,0 Khoa nhiễm SXH ñộ I, II 2 13,3 13 86,7 Khoa SSTC SXH ñộ III, IV 6 40,0 9 60,0 Chú thích bảng 1: SXH: sốt xuất huyết, CTMT: công thức máu tiểu cầu, SSTC: săn sóc tăng cường Nhận xét: Các bệnh viện không có phòng khám sốt xuất huyết riêng. Đa số đều có phòng lưu, có tiêu chuẩn nhập viện, có nhắc dấu hiệu khám ngay và có hẹn tái khám. Đối với các phương tiện truyền thông thì đa số các bệnh viện có bướm và tranh ảnh tuyên truyền. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh viện có video tuyên truyền còn thấp (20%). 60% bệnh viện có khoa Nhi riêng và 13,3% bệnh viện có khoa Nhiễm, 40% có khoa săn sóc tăng cường có khả năng tiếp nhận và điều trị sốt xuất huyết độ III. Bảng 2: Thực trạng về phương tiện điều trị sốt Dengue sốt xuất huyết Dengue Có Không Phương tiện ñiều trị n = 15 Tỉ lệ % n = 15 Tỉ lệ % Máy ño huyết áp 15 100 0 0,00 Brassard các cỡ 7 46,7 8 53,3 Xét nghiệm CTMTC ñếm 14 93,3 1 6.70 Máy quay Hct tại chỗ 8 53,3 7 46,7 Phác ñồ ñiều trị SXH ñộ I, II 12 80,0 3 20,0 Tiêu chuẩn truyền dịch 13 86,7 2 13,3 Tiêu chuẩn xuất viện 13 86,7 2 13,3 Phác ñồ ñiều trị SXH III, IV 12 80,0 3 20,0 Dextrostix 8 53,3 7 46,7 X quang tại chỗ 8 53,3 7 46,7 Siêu âm tại chỗ 8 53,3 7 46,7 Ống thở oxy 2 mũi 13 86,7 2 13,3 Mask thở oxy có túi 10 66,7 5 33,3 Có Không Phương tiện ñiều trị n = 15 Tỉ lệ % n = 15 Tỉ lệ % Bóng mask các cỡ 12 80,0 3 20,0 Đèn nội khí quản, lưỡi cong thẳng 12 80,0 3 20,0 CPAP 7 46,7 8 53,3 Máy giúp thở. 12 80,0 3 20,0 Máy ño HAXL, Cable ño HAXL, bộ dây ño HAXL 0 0,00 15 100 Dây truyền 60 giọt 9 60,0 6 40,0 Kim luồn 22-24G, 14-18G 10 66,7 5 33,3 Catheter TMTW 8 53,3 7 46,7 Bơm tiêm tự ñộng 13 86,7 2 13,3 Máy ñếm giọt 11 73,3 4 26,7 Lactacringer, gelatin, dextran 40- 70, máu tươi 10 66,7 5 33,3 Hồng cầu lắng 8 53,3 7 46,7 FFP 2 13,3 13 86,7 Kết tủa lạnh 5 33,3 10 66,7 Tiểu cầu ñậm ñặc 4 26,7 11 73,3 Dopamine 14 93,3 1 6.7 Dodutamine 13 86,7 2 13,3 Lasix 14 93,3 1 6.70 Risordan 10 66,7 5 33,3 Chú thích bảng 2:SXH: sốt xuất huyết, CPAP: thở áp lực dương cuối kì thở ra, HAXL: huyết áp xâm lấn, TMTW: tĩnh mạch trung ương, FFP: huyết tương tươi đông lạnh Nhận xét: 100% bệnh viện được trang bị máy đo huyết áp, 46,7% có Brassard các cỡ. Có 93,3% bệnh viện có xét nghiệm công thức máu tiểu cầu đếm và có 53,3% đơn vị có trang bị máy quay Hct. Đa số các bệnh viện (80%) có phác đồ điều trị sốt xuất huyết độ, 86,7% có tiêu chuẩn truyền dịch và tiêu chuẩn xuất viện. 53% bệnh viện có máy quay Hct, Dextrostix, X quang, siêu âm tại chỗ. Có 86% bệnh viện có ống thở oxy râu 2 mũi, 80% có bóng mask các cỡ, 67% có mask thở oxy có túi, 80% có đèn nội khí quản lưỡi cong thẳng, 80% có máy giúp thở. Trên 50% có kim luồn 22-24g, 14-18g, dây truyền 60 giọt, Catheter tĩnh mạch trung ương, 86% có bơm tiêm tự động, 74% có máy đếm giọt. 63% có hồng cầu lắng, 76% có Lactacringer – Gelatin - Dextran 40- 70 và máu tươi, 34% có kết Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5 tủa lạnh, 27% có tiểu cầu đậm và 13% có FFP, trên 50% bệnh viện có Dopamine, Dobutamine, Lasix, Risordan. Bảng 3. Tình trạng nhân sự Nhân sự Số lượng/ 15 bệnh viện Bác sĩ tham gia ñiều trị SXH 78 Điều dưỡng tham gia trong chăm sóc bệnh nhân SXH 170 Bác sĩ ñược tập huấn về SXH trong năm 54 Số ñiều dưỡng ñược tập huấn về SXH trong năm 57 Nhận xét: Bình quân mỗi bệnh viện có khoảng 5 bác sĩ tham gia điều trị sốt xuất huyết Dengue và khoảng 11 điều dưỡng tham gia chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, trung bình trong năm có khoảng 4 bác sĩ và 4 điều dưỡng được tham gia tập huấn về công tác điều trị sốt xuất huyết tại tuyến trên. Bảng 4. Khả năng chuyên môn Có Không Phương tiện ñiều trị n = 15 Tỉ lệ% n = 15 Tỉ lệ % Khả năng chích CVP 8 53,3 7 46,7 Khả năng bộc lộTM 3 20,0 12 80,0 Khả năng ñặt Catheter 7 46,7 8 53,3 Chú thích bảng 4: CVP: áp lực tĩnh mạch trung tâm, TM: tĩnh mạch Nhận xét: 54% bệnh viện có khả năng chích CVP, 47% có thể đặt Catheter và 20% có khả năng bộc lộ tĩnh mạch, không bệnh viện nào có máy đo huyết áp xâm lấn, cable đo huyết áp xâm lấn và bộ dây đo huyết áp xâm lấn vì đây là một kỹ thuật cao chỉ mới được thực hiện ở những bệnh viện hạng 1. BÀN LUẬN Về tình hình sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue Chúng ta dễ dàng nhận thấy các bệnh viện đều có tiếp nhận khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue độ I, II, III riêng các trường hợp sốt xuất huyết độ IV thì hiện tại chưa có đơn vị nào tiếp nhận điều trị mà chỉ tiến hành xử trí ban đầu và chuyển viện ngay lên tuyến trên. Về cơ sở vật chất Các bệnh viện đều không có phòng khám sốt xuất huyết riêng mà sử dụng phòng khám chung để khám, thực tế này thấy ở hầu hết các bệnh viện công và tư trong tổng số 15 bệnh viện được khảo sát nếu điều này được cải thiện có nghĩa nếu xây dựng được phòng khám sốt xuất huyết riêng thì công tác khám sàng lọc bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ có hiệu quả hơn. Vẫn còn một tỉ lệ thấp các bệnh viện không có phòng lưu (13,3%) không có tiêu chuẩn nhập viện (20%) không có dấu hiệu khám ngay (13,3%) không có hẹn tái khám (13,3%) đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc và theo dõi các trường hợp có diễn tiến nặng. Về phương diện truyền thông giáo dục sức khỏe thì đa số có bướm và tranh ảnh tuyên truyền, tuy nhiên tỉ lệ bệnh viện có video tuyên truyền còn thấp (20%) mà đây lại là hình thức truyền thông dễ nhớ cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân đến khám. Nếu hình thức này được được tăng cường tại các phòng khám, tại phòng chờ khám và phòng đăng ký khám bệnh thì việc truyền thông trong đó có sốt xuất huyết sẽ đạt hiệu quả cao giúp giảm bớt gánh nặng cho việc điều trị cũng như giảm tình trạng nhập viện trễ(1). Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có sự quan tâm của các bệnh viện và sự hỗ trợ của Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc thành lập khoa nhi, nhiễm riêng nhằm khám và điều trị tốt các trường hợp sốt xuất huyết, cũng như đầu tư cho khoa săn sóc tăng cường để có khả năng điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng độ III-IV vẫn chưa được triển khai đồng bộ có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu sự đầu tư, thiếu nhân sự đặc biệt là ở các bệnh viện tư. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6 Về phương tiện điều trị Các bệnh viện đều có máy đo huyết áp, tuy nhiên chỉ có 46,7% bệnh viện được trang bị Brassard các cỡ, điều này cần được ghi nhận và việc trang bị đầy đủ kích cở các Brassard cho các đơn vị là rất cần thiết giúp cho việc chẩn đoán và phân độ sốt xuất huyết được chính xác hơn. Có 93,3% bệnh viện có xét nghiệm công thức máu và tiểu cầu đếm, nhưng chỉ có 53,3% bệnh viện được trang bị máy quay Hct đây là một trong những khó khăn của các bệnh viện trong việc chẩn đoán sốt xuất huyết. Đa số các bệnh viện có phác đồ điều trị sốt xuất huyết độ, có tiêu chuẩn truyền dịch và tiêu chuẩn xuất viện. Mặc dù vậy vẫn còn một tỉ lệ thấp các bệnh viện chưa có đủ tập trung ở các bệnh viện tư do đó khi tiếp nhận những trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết sẽ chuyển viện lên tuyến trên. Tỉ lệ bệnh viện có máy quay Hct chưa cao (53%), điều này ảnh hưởng phần nào đến công tác theo dõi và điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Về trang bị thuốc, dịch truyền các loại và các phương tiện hồi sức trong điều trị sốt xuất huyết nặng đa số bệnh viện đều được trang bị tuy nhiên hiện vẫn chưa sử dụng hiệu quả do các đơn vị hầu như không giữ điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng độ III, IV. Thủ thuật đo huyết áp xâm lấn hiện nay vẫn chưa được đơn vị nào triển khai cũng phù hợp với tình hình tiếp nhận và điều trị các trường hợp sốt xuất huyết năng tại các đơn vị. Về nhân sự và khả năng chuyên môn Trung bình tại mỗi bệnh viện có khoảng 5 bác sĩ tham gia điều trị sốt xuất huyết và 11 điều dưỡng tham gia chăm sóc theo dõi bệnh nhân sốt xuất huyết, đây quả là một con số không cao, trong trường hợp dịch bệnh diễn ra số bệnh nhân gua tăng, bệnh nặng nhiều thì tình trạng quá tải sẽ dễ dàng xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và khi đó việc chuyển tuyến lại càng gia tăng gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên(5). Số lượng 4 bác sĩ và 4 điều dưỡng tham gia tập huấn về công tác sốt xuất huyết trong năm là một con số quá ít. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh và cập nhật kiến thức mới các bệnh viện cần quan tâm nhiều hơn trong việc cử cán bộ thường xuyên và luân phiên đi học các lớp tập huấn do tuyến trên tổ chức. Bên cạnh đó các bệnh viện cũng cần tổ chức tập huấn tại chổ cho các cán bộ y tế để thường xuyên cập nhật kiến thức trong công tác chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết. Khả năng tiếp nhận điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng của các đơn vị còn ở tỉ lệ thấp vì tỉ lệ bệnh viện có khả năng chích CVP là 54%, có thể đặt Catheter 47% và có khả năng bộc lộ tĩnh mạch là 20% đây là những con số phản ánh đúng thực trạng hiện tại trong việc điều trị sốt xuất huyết nặng tại các đơn vị. KẾT LUẬN Qua khảo sát thực trạng khám và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue tại 15 bệnh viện đa khoa trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy rằng các đơn vị còn nhiều khó khăn như chưa có phòng khám riêng, thiếu nhân sự, một số bệnh viện chưa thành lập khoa nhi, khoa nhiễm riêng do đó vẫn chủ yếu tiếp nhận khám và điều trị các trường hợp sốt xuất huyết độ I và II, một số đơn vị có khoa nhi và khoa nhiễm riêng có thể tiếp nhận điều trị các trường hợp sốt xuất huyết độ III. Các khoa săn sóc tăng cường hiện tại vẫn chưa có khả năng giữ và điều trị các trường hợp số xuất huyết nặng độ IV. Số cán bộ y tế tham gia tập huấn còn ít và, một số bệnh viện còn chưa có đủ các phương tiện kỹ thuật trong chẩn đoán xác định sốt xuất huyết đặc biệt là tại các bệnh viện tư. KIẾN NGHỊ Cần phân cấp trong chẩn đoán và điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, qui định rõ một số đơn vị chỉ cần có phòng khám tiếp nhận theo dõi sát các trường hợp sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue độ I, II với các trang thiết bị cơ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7 bản cần thiết và tăng cường huấn luyện cho độ ngũ chuyên môn về phác đồ chẩn đoán điều trị sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue đồng thời trang bị thêm qui trình và kỹ năng chuyển viện an toàn đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Một số Bệnh viện có khoa săn sóc tăng cường cần được hỗ trợ về trang thiết bị, và huấn luyện chuyên môn chuyển giao một số kỹ thuật để có khả năng điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng góp phần nâng cao chất lượng điều trị tại tuyến trước và giúp giảm tải cho tuyến sau. Hiện nay tình hình dịch bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue ngày càng gia tăng chính vì vậy các bệnh viện cần chú ý cử cán bộ y tế trực tiếp tham gia điều trị theo dõi bệnh sốt xuất huyết dự các lớp huấn luyện, cập nhật phác đồ mới do các bệnh viện tuyến trên tổ chức cũng như gởi cán bộ y tế lên học tập và thực hành điều trị ngay tại bệnh viện tuyến trên để có thể nâng cao năng lực chuyên môn và đảm bảo chăm sóc và điều trị tốt hơn cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Các bệnh viện quận/huyện cần được nâng cao năng lực và uy tín trong công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue. Tăng cường về nhân sự và chuyên môn cũng như cơ sỏ vật chất cho khoa nhi, khoa nhiễm để thu hút bệnh nhân trong đó có bệnh nhi đến khám và đồng ý điều trị tại các bệnh viện quận/huyện nhằm tránh sự quá tải không cần thiết cho các bệnh viện tuyến trên. Trước mắt, trong những trường hợp khó khăn về điều trị hoặc chuyển viện các đơn vị cần tăng cường trao đổi thông tin hỗ trợ trực tiếp công tác khám và điều trị sốt xuất huyết qua số điện thoại đường dây nóng 24/24 của các bệnh viện tuyến cuối gồm bệnh viện Nhi Đồng 2, Nhi Đồng 1 và bệnh viện Nhiệt Đới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh- Bộ y tế (2009). Rút kinh nghiệm tử vong. Rút kinh nghiệm công tác điều trị sốt Dengue sốt xuất huyết Dengue 2009, 96-102 2. Hà Mạnh Tuấn (2008). Chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue. Phác đố điều trị nhi khoa 2008, 587-598. Nhà xuất bản y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Xuyên (2009). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt Dengue sốt xuất huyết Dengue, 13-27. Nhà xuất bản y học Hà Nội 4. Viện Pasteur Tp. HCM, dự án phòng chống sốt Dengue sốt xuất huyết Dengue khu vực phía nam (03/2010). Nhận định tình hình sốt xuất huyết 2009 dự báo năm 2010. Báo cáo tổng kết hoạt động 2009 và kế hoạch 2010 phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía nam, 38-39 5. Viện Pasteur Tp. HCM, dự án phòng chống sốt Dengue sốt xuất huyết Dengue khu vực phía nam (08/2010). Những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết tuyến xã, ,huyện, tỉnh Bến Tre. Phối hợp giữa dự phòng và điều trị trong công tác giám sát, thống kê báo cáo bệnh Dengue khu vực phía nam 2010, 24 - 44 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_kham_va_dieu_tri_sot_dengue_sot_xuat_huy.pdf
Tài liệu liên quan