Khảo sát vi sinh trên bàn tay trước và sau khi rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2010

Da người bình thường là nơi định cư của VK thường trú và VK tạm trú. VK tạm trú cư ngụ ở lớp nông nhất của da; Dù chỉ sống trên da trong một thời gian rất ngắn nhưng chúng có thể khả năng gây bệnh cao, và việc lây nhiễm là do NVYT tiếp xúc trực tiếp với BN hay bề mặt môi trường xung quanh BN. VK thường trú là nguyên nhân chính gây NKBV và làm lan rộng tình trạng kháng kháng sinh do nhiễm chéo; Dù vậy, VK tạm trú lại rất dễ bị loại bởi rửa tay thường quy. Trong khi đó, VK thường trú nằm ở lớp sâu hơn của da, ít có nguy cơ gây bệnh hơn trừ trường hợp thực hiện các thủ thuật xâm lấn(7). Staphylococci coagulase (-) là loại VK thường trú ở da, đường hô hấp và đường niệu dục, không có khả năng xâm lấn nhưng có thể gây bệnh trong những trường hợp đặc biệt như Staphylococcus epidermidis là tác nhân quan trọng trong nhiễm trùng huyết liên quan đến catheter, Staphylococcus saprophyticus có thế gây nhiễm khuẩn đường tiểu(4,6). Bên cạnh đó, riêng tại BVNĐ2, khi khảo sát vi sinh tay NVYT, Bacillus cũng được ghi nhận là một tác nhân hiện diện quan trọng; Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 28,9% Bacillus được tìm thấy trên tay NVYT chưa rửa tay và 17,8% trên tay NVYT đã rửa tay. Bacillus là một loại trực khuẩn Gram (+), thuộc nhóm Firmicus, hiếu khí bắt buộc hay có thể yếm khí, có thể tạo bào tử giúp VK tồn tại trong một thời gian dài trong những điều kiện khắc nghiệt; 2 loại Bacillus có thể gây bệnh quan trọng trên người là B. anthracis gây bệnh than và B. cereus gây nhiễm khuẩn tiêu hóa tương tự như Staphylococcus(3). Mặc dù chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp NKBV nào liên quan đến Bacillus trong thời gian qua, nhưng với xuất độ hiện diện trên tay NVYT cao như trên, cần có sự tìm hiểu và giám sát chặt chẽ của khoa Vi sinh và khoa KSNK đối với tác nhân này hơn trong tương lai.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vi sinh trên bàn tay trước và sau khi rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 166 KHẢO SÁT VI SINH TRÊN BÀN TAY TRƯỚC VÀ SAU KHI RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2010 Nguyễn Thị An*, Đỗ Vân Anh**, Nguyễn Thị Ánh Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát vi sinh trên bàn tay trước và sau khi rửa tay của nhân viên y tế (NVYT) Bệnh viện Nhi Đồng 2 (BVNĐ2) năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả và phân tích với mẫu nghiên cứu là 388 NVYT thuộc 37 khoa phòng của BVNĐ2. Số liệu thu thập được xử l ý theo phần mềm SPSS 17.0. Kết quả: Trước khi rửa tay, 61,6% tay NVYT có 1 – 3 loại vi khuẩn (VK) và 6,4% là VK gây bệnh; Sau khi rửa tay, các tỉ lệ trên lần lượt còn 24,2% và 0,3%. Kỹ thuật rửa tay đúng quyết định kết quả bàn tay không còn VK với các dung dịch đã được lựa chọn sử dụng trong BV. Kết luận: Rửa tay là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện. Từ khóa: vi khuẩn thường trú, vi khuẩn tạm trú, vi khuẩn gây bệnh, rửa tay, nhiễm khuẩn bệnh viện ABSTRACT STUDY OF MICROORGANISMS ON HEALTH-CARE WORKERS’ HANDS BEFORE AND AFTER HANDWASHING AT CHILDREN HOSPITAL NO2 IN 2010 Nguyen Thi An, Do Van Anh, Nguyen Thi Anh Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 166 - 172 Objectives: To identify microorganisms on health-care workers (HCWs)’ hands before and after hand washing. Method: A cross-sectional, descriptive and analytical study was conducted on 388 HCWs amongst 37 departments of Children Hospital No2. Statistical data collection was processed by SPSS 17. 0 for windows. Results: Before handwashing, 61.6% HCWs’ hands had from 1 to 3 types of microorganisms and 6.4% of those were harmful ones; After handwashing, those rates were reduced to 24.2% and 0.3% respectively. Correct handwashing technique using selected preparations for hand hygiene in Children Hospital No2 unquestionably delivers the outcome of non-microorganism hands. Conclusion: Handwashing is the necessary measure to prevent healthcare – related infections. Key words: resident flora, transient flora, harmful microorganism, handwashing, healthcare – related infections. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại sao khi nói đến phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện thì rửa tay lại là vấn đề được ưu tiên hàng đầu? Như chúng ta đã biết, vi khuẩn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường và mọi hoạt động điều trị, chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế (NVYT) chủ yếu qua bàn tay, Mặc dù đã có nhiều bằng chứng thuyết phục rằng rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện nhưng sự tuân thủ rửa tay của NVYT vẫn còn chưa cao. Sự * Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BVNĐ2 ** Khoa Vi sinh, BVNĐ2 Tác giả liên lạc: ĐD Nguyễn Thị An, ĐT: 01204682646 Email: annguyen@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 167 tuân thủ rửa tay của NVYT còn thấp vì nhiều lý do: trang bị cho việc rửa tay chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lý, số lượng bệnh nhân đông, tính chất công việc của từng khoa, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc rửa tay, Để nâng cao nhận thức và sự tuân thủ rửa tay của NVYT thì ngoài các biện pháp như trang bị phương tiện rửa tay đầy đủ và thích hợp, tập huấn và giám sát thường xuyên việc rửa tay, việc đưa ra các bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của việc rửa tay là rất quan trọng. Việc kiểm tra vi sinh tay nhân viên y tế trước và sau khi rửa tay đã chứng minh rằng rửa tay giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn gây bệnh, bảo đảm hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh nhân đồng thời cũng bảo đảm an toàn cho NVYT và cộng đồng. Khoa Vi sinh và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BVNĐ2, ngoài việc giám sát định kỳ môi trường tại một số khoa trọng điểm còn giám sát ngẫu nhiên tay NVYT khi đang thực hành. Tỉ lệ phát hiện VK trên tay NVYT tại các khoa này là 40%, bao gồm: Staphylococci coagulase (-), Klebsiella pneumoniae, Burkholderia cepacia, Bacillus, trực trùng gram (-) không định danh, Rửa tay thường quy là bắt buộc đối với tất cả các NVYT của mọi khoa phòng nhằm phòng ngừa NKBV, bảo đảm an toàn cho BN, NVYT và cả cộng đồng; Vì vậy, việc khảo sát vi sinh tay NVYT trước và sau rửa tay là tiền đề giúp NVYT tuân thủ rửa tay. Do đó, sự phối hợp của khoa Vi sinh và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn trong việc tầm soát vi khuẩn trên bàn tay của NVYT trước và sau khi rửa tay là một nghiên cứu thiết thực. Đề tài này được tiến hành nhằm xác định hiệu quả của việc rửa tay để từ đó củng cố nhận thức, thái độ và hành vi của NVYT trong thực hành rửa tay khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Để điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt thì ngoài chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại, chúng ta cần phải có một bàn tay sạch như tinh thần của ngày rửa tay toàn cầu 05.5.2009 do Tổ chức Y tế Thế giới phát động: “Để bảo vệ sự sống, hãy rửa tay!”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát vi sinh trên bàn tay trước và sau khi rửa tay của NVYT tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010 Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỷ lệ vi khuẩn trên bàn tay của NVYT trước khi rửa tay Xác định tỷ lệ vi khuẩn trên bàn tay của NVYT sau khi rửa tay đúng kỹ thuật và không đúng kỹ thuật Xác định tỷ lệ các loại vi khuẩn trên bàn tay PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang, mô tả và phân tích. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: 08 tháng (từ 01/01/2010 đến 01/9/1010). Địa điểm: các khoa/ phòng Bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu: NVYT của BV Nhi Đồng 2. Dân số chọn mẫu: NVYT tại các khoa phòng của BV Nhi Đồng 2. Cỡ mẫu: n = Z21-α/2 P (1-P) d2 α = 0,05 (sai lầm loại 1) Z0,975 = 1,96 (trị số từ phân phối chuẩn) P = 0,4 (tỉ lệ NVYT các khoa trọng điểm có bàn tay mang VK - kết quả có được khi cấy tay NVYT trong kiểm tra thường quy các khoa trọng điểm trong quý 4. 2008 và 3 quý đầu năm 2009). d = 0,05 (độ chính xác hay sai số cho phép) n = 1,962 x 0,4 x 0,6 = 369 0,052 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 168 Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng. Tiêu chí loại trừ NVYT không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu Nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giải thích cho NVYT được chọn vào mẫu từ phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng cách tiến hành và lấy thỏa thuận, sau đó quan sát việc rửa tay của NVYT này. Kỹ thuật viên khoa Vi sinh cấy tay nhân viên trước và sau khi rửa tay. Phương pháp xử lý số liệu Thống kê mô tả và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 for windows. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lượng NVYT tại các khoa/ phòng Bảng 1: Số lượng NVYT khảo sát theo khoa/phòng STT KHOA/ PHÒNG Số lượng Tỉ lệ % 1 Phòng Tổ chức 4 1,0 2 Phòng KHTH 8 2,1 3 Phòng Chỉ đạo tuyến 2 ,5 4 Phòng Điều dưỡng 1 ,3 5 Phòng TTB 3 ,8 6 Phòng TCKT 10 2,6 7 Phòng HCQT 29 7,5 8 Khoa KSNK 6 1,5 9 Khoa Dinh dưỡng 8 2,1 10 Khoa Tâm lý 3 ,8 11 Khoa Dược 12 3,1 12 Khoa Vi sinh 6 1,5 13 Khoa Hóa sinh 5 1,3 14 Khoa Huyết học 11 2,8 15 Khoa GPBL 3 ,8 16 Khoa CĐHA 10 2,6 17 Phòng khám TELM 10 2,6 18 Khoa khám bệnh 15 3,9 19 Khoa Cấp cứu 14 3,6 20 Khoa Dịch vụ 1 8 2,1 21 Khoa Dịch vụ 2 8 2,1 22 Khoa Dịch vụ 3 7 1,8 STT KHOA/ PHÒNG Số lượng Tỉ lệ % 23 Khoa Dịch vụ hô hấp 10 2,6 24 Khoa Hô hấp 13 3,4 25 Khoa Thận nội tiết 13 3,4 26 Khoa Thần kinh 10 2,6 27 Khoa Hồi sức 20 5,2 28 Khoa Sơ sinh 18 4,6 29 Khoa Tim mạch 10 2,6 30 Khoa Tiêu hóa 14 3,6 31 Khoa Nội tổng hợp 12 3,1 32 Khoa Ngoại tổng hợp 18 4,6 33 Khoa Bỏng chỉnh trực 14 3,6 34 Khoa Thận niệu 7 1,8 35 Khoa Phẫu thuật 17 4,4 36 Khoa Nhiễm 19 4,9 37 Liên chuyên khoa 10 2,6 TỔNG CỘNG 388 100,0 Phòng Hành chính quản trị có số nhân viên được khảo sát cao nhất: 29 NV (7,5%) và Phòng Điều dưỡng có số nhân viên được khảo sát thấp nhất: 01 NV (0,3%). Chức vụ Bảng 2: Số lượng NVYT khảo sát theo chức vụ STT Chức vụ Số lượng Tỉ lệ % 1 Bác sĩ 82 21.1 2 ĐD, KTV 195 50.3 3 Nhân viên khác 111 28.6 Tổng cộng 388 100 Tỉ lệ Bác sĩ /ĐD, KTV/Nhân viên khác khảo sát được phân tầng theo chức vụ phản ảnh các thành phần NVYT trong BV. KẾT QUẢ Định danh vi khuẩn trên bàn tay của NVYT trước và sau khi rửa tay Bảng 3: Định tính & định danh VK trước & sau rửa tay Trước rửa tay Sau rửa tayKết quả Số ca % Số ca % Âm tính 139 38,4 294 75,8 1 loại VK 186 47,9 89 22,9 Định tính Dương tính 2 loại VK 49 12,6 5 1,3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 169 Trước rửa tay Sau rửa tayKết quả Số ca % Số ca % 3 loại VK 4 1 0 0 Acinetobacter 13 3,4 0 0 Bacillus 112 28,9 69 17,8 Burkholderia cepacia 1 0,3 0 0 Enterobacter 1 0,3 0 0 Klebsiella pneumoniae 6 1,5 0 0 Klebsiella sp 1 0,3 1 0,3 Staphylococcus aureus 3 0,8 0 0 Định danh Staphylococci coagulase (-) 159 41 29 7,5 Trước khi rửa tay: 61,6% tay NVYT mang 1 – 3 loại VK và 6,4% tay NVYT có VK gây bệnh. Sau khi rửa tay: còn 24,2% tay NVYT có VK (VK thường trú: 23,9% và 0,3%: VK gây bệnh). Tình hình vi khuẩn trên bàn tay của NVYT trước và sau khi rửa tay, khảo sát theo chức vụ Bảng 4: Định tính VK trước & sau rửa tay theo chức vụ Trước rửa tay Sau rửa tay Chức vụ Âm tính Dương tính Âm tính Dương tính Tổng cộng Bác sĩ 29 53 68 14 82 ĐD, KTV 100 95 164 31 195 NV khác 20 91 62 49 111 Tổng cộng 149 239 294 94 388 Trước khi rửa tay, tỉ lệ tay BS và NV khác mang VK cao hơn so với ĐD và KTV; Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2 = 33,493, p < 0.001). Sau khi rửa tay, tỉ lệ BS và ĐD, KTV có VK trên tay giảm hẳn và như nhau, trong khi các NV khác còn cao (χ2 = 33,599, p < 0.001). Tăng cường tập huấn rửa tay thường quy ở các NV khác. Tỷ lệ vi khuẩn trên bàn tay của NVYT sau khi rửa tay, khảo sát theo kỹ thuật rửa tay Bảng 5: Định tính VK sau rửa tay theo kỹ thuật rửa tay Sau rửa tay Kỹ thuật rửa tay Âm tính Dương tính Tổng cộng Không đúng quy trình 166 78 244 Đúng quy trình 128 16 144 Tổng cộng 294 94 388 Kỹ thuật rửa tay ảnh hưởng đến vi sinh trên tay NVYT: rửa tay đúng quy trình làm giảm thiểu VK trên tay NVYT , bảo đảm cho đôi bàn tay NVYT an toàn đối với BN [χ2=21.457, p < 0.001, OR= 0.266 (0.148 – 0.478)]. Tình hình vi khuẩn trên bàn tay của NVYT sau khi rửa tay, khảo sát theo dung dịch rửa tay Bảng 6: Định tính VK sau rửa tay theo dung dịch rửa tay Sau rửa tay Dung dịch rửa tay Âm tính Dương tính Tổng cộng Softa -man 203 74 277 Clinhands 72 19 91 Dermanios 18 1 19 Microshield 2% 1 0 1 Tổng cộng 294 94 388 Không có sự sai biệt có ý nghĩa thống kê giữa hiệu quả của các loại dung dịch rửa tay khác nhau trong BV (χ2= 5.531, p = 0.137). BÀN LUẬN Mẫu nghiên cứu có sự tham gia của 388 NVYT thuộc 37 khoa/phòng của BVNĐ2, trong đó khoa/phòng có số NV được khảo sát nhiều nhất là phòng Hành chính quản trị (29 NV: 7,5%) và Phòng Điều dưỡng là đơn vị có số nhân viên được khảo sát thấp nhất (01 NV: 0,3%). 82/388 NVYT được khảo sát vi sinh bàn tay là BS, 195 là ĐD, KTV và 111 là các NV khác; Các đối tượng khảo sát được lấy mẫu phân tầng theo chức vụ và khoa phòng nên phản ảnh được thành phần NVYT trong BV. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 170 Kết quả khảo sát trước khi rửa tay cho thấy chỉ có 38.4% tay NVYT không tìm thấy vi khuẩn. 61,6% NVYT còn lại mang từ 1 – 3 loại VK trước khi rửa tay (47.9% mang 1 loại VK, 12,6% mang 2 loại VK và 1% mang 3 loại VK). Staphylococcus coagulase (-) và Bacillus được xem là VK thường trú, lần lượt chiếm 41% và 29,1% trên tay NVYT trước khi rửa tay, có nguy cơ gây NKBV cho BN trong những điều kiện nhất định. Đáng ngại nhất là nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đã định danh được trên tay NVYT trước khi rửa tay: nhiều nhất là Acinetobacter (13 trường hợp: 3,4%), kế đến là Klebsiella pneumoniae (6 trường hợp: 1,5%) và Staphylococcus aureus (3 trường hợp: 0,8%); Các loại VK gây bệnh khác được tìm thấy ít hơn: Burkholderia cepacia (1 trường hợp: 0,3%), Enterobacter (1 trường hợp: 0,3%) và Klebsiella sp (1 trường hợp: 0,3%). Kết quả này cho thấy bàn tay của NVYT thực sự là mối đe dọa cho BN và vì vậy, các biện pháp để làm cho bàn tay NVYT, nơi mà hầu như tất cả các thủ thuật chăm sóc, chẩn đoán và điều trị BN qua đó thực hiện, trở nên sạch và vô khuẩn là vô cùng cần thiết. Trước khi rửa tay, tỉ lệ tay BS và NV khác mang VK cao hơn so với ĐD và KTV; Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 33.493, p < 0.001. Điều này cho thấy BS, người luôn được xem là “sạch”, chưa hẳn là an toàn cho BN khi thực hiện thăm khám và điều trị; Tương tự như vậy, các NV khác trong BV (những người không làm công tác chuyên môn và trực tiếp chăm sóc BN ở phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Hành chính quản trị, khoa Dinh dưỡng, khoa Phòng khám) cũng được phát hiện các loại VK gây bệnh như Acinetobacter, Klebsiella pneumoniae trên tay. Vì vậy, việc rửa tay thường quy là kỹ thuật cần thiết cho mọi NVYT, để ngoài việc phòng ngừa lây nhiễm chéo giữa các BN trong BV còn phòng ngừa việc lây nhiễm các loại VK nguy hiểm cho bản thân NVYT và cộng đồng. Vệ sinh tay phù hợp là biện pháp hàng đầu, nhằm giảm sự lây truyền tác nhân gây NKBV trong các cơ sở y tế. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vệ sinh tay đúng cải thiện nguy cơ NKBV và tình trạng lây nhiễm chéo các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Sau khi rửa tay, chỉ còn 24,2% tay NVYT mang vi khuẩn và chủ yếu là VK thường trú. Chúng tôi cũng nhận thấy sau khi rửa tay, tỉ lệ BS và ĐD, KTV có VK trên tay giảm hẳn và như nhau trong khi các NV khác còn cao; Nhận xét này đặt nhu cầu cho việc tăng cường tập huấn rửa tay thường quy ở đối tượng là các NV không làm công tác tiếp xúc trực tiếp với BN. Khi quan sát thực hành rửa tay, chúng tôi nhận thấy các loại dung dịch rửa tay đang sử dụng trong BV (rửa tay nhanh với Softa-man, rửa tay thường quy với Clinhands, rửa tay thủ thuật và phẫu thuật với Microshield 2% và Dermanios) không ảnh hưởng đến kết quả cấy vi sinh (χ2 = 5.531, p= 0.137) nhưng kỹ thuật rửa tay ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả sau cùng; Việc rửa tay đúng quy trình đã làm giảm thiểu VK trên tay NVYT: còn VK trên tay NVYT thực hiện đúng kỹ thuật rửa tay 16/144 trường hợp (11%) so với 78/244 trường hợp (32%) NVYT thực hiện rửa tay không đúng quy trình và đây là kết quả có ý nghĩa thống kê [χ2=21.457, p < 0.001 và OR= 0.266 (0.148 – 0.478)]. Điều này, một lần nữa, khẳng định sự cần thiết phải rửa tay của mọi NVYT và kỹ thuật rửa tay cần thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn để bảo đảm cho đôi bàn tay NVYT luôn an toàn đối với BN, bản thân, đồng nghiệp và cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm, Cao Minh Nga từ 10/2006 đến 10/2007 về vi sinh trên tay NVYT BV Thống Nhất TpHCM cho thấy 100% tay NVYT không rửa tay và 60% trường hợp có rửa tay có VK mọc, trong đó Acinetobacter chiếm > 50%, kế đến là VK đường ruột, Staphylococci, Pseudomonas,(5). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về VK gây bệnh trên tay NVYT khả quan hơn nhiều với đơn vị bạn: 25/388 (6,4%), đây thật sự là một khích lệ lớn đối với công tác KSNK trong toàn BV. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 171 Theo khảo sát của chúng tôi, 0,8% NVYT có S.aureus trên tay trước khi rửa tay trong khi theo Ayliffe GAJ có 15% điều dưỡng (ĐD) đang làm việc ở khu vực cách ly mang 1x104 khúm S. aureus trên tay, 29% ĐD chung trong BV có 3800 khúm S. aureus trên tay thì tại khoa bệnh lý da, 78% ĐD được phát hiện có vi khuẩn này trên tay (trung bình: 14,3x106 khúm); Tương tự như vậy đối với trực khuẩn gram (-): 17- 30% vi khuẩn này phát hiện được trên tay ĐD(1); Một nghiên cứu của Daschner cho thấy S. aureus được tìm thấy trên tay của 21% nhân viên khoa Săn sóc đặc biệt (trong đó 21% tay BS và 5% tay ĐD mang >1000 khúm)(2). Cấy nhiều lần tay NVYT cho thấy 100% mang trực khuẩn gram (-) và 64% mang S. aureus ít nhất một lần [8]. Có phải S.aureus thường trú trên tay NVYT chúng ta ít hơn so với các tài liệu nước ngoài hay kỹ thuật nuôi cấy VK của chúng ta chưa đủ độ nhạy như các phòng xét nghiệm nước ngoài? Cần có nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề trên! Da người bình thường là nơi định cư của VK thường trú và VK tạm trú. VK tạm trú cư ngụ ở lớp nông nhất của da; Dù chỉ sống trên da trong một thời gian rất ngắn nhưng chúng có thể khả năng gây bệnh cao, và việc lây nhiễm là do NVYT tiếp xúc trực tiếp với BN hay bề mặt môi trường xung quanh BN. VK thường trú là nguyên nhân chính gây NKBV và làm lan rộng tình trạng kháng kháng sinh do nhiễm chéo; Dù vậy, VK tạm trú lại rất dễ bị loại bởi rửa tay thường quy. Trong khi đó, VK thường trú nằm ở lớp sâu hơn của da, ít có nguy cơ gây bệnh hơn trừ trường hợp thực hiện các thủ thuật xâm lấn(7). Staphylococci coagulase (-) là loại VK thường trú ở da, đường hô hấp và đường niệu dục, không có khả năng xâm lấn nhưng có thể gây bệnh trong những trường hợp đặc biệt như Staphylococcus epidermidis là tác nhân quan trọng trong nhiễm trùng huyết liên quan đến catheter, Staphylococcus saprophyticus có thế gây nhiễm khuẩn đường tiểu(4,6). Bên cạnh đó, riêng tại BVNĐ2, khi khảo sát vi sinh tay NVYT, Bacillus cũng được ghi nhận là một tác nhân hiện diện quan trọng; Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 28,9% Bacillus được tìm thấy trên tay NVYT chưa rửa tay và 17,8% trên tay NVYT đã rửa tay. Bacillus là một loại trực khuẩn Gram (+), thuộc nhóm Firmicus, hiếu khí bắt buộc hay có thể yếm khí, có thể tạo bào tử giúp VK tồn tại trong một thời gian dài trong những điều kiện khắc nghiệt; 2 loại Bacillus có thể gây bệnh quan trọng trên người là B. anthracis gây bệnh than và B. cereus gây nhiễm khuẩn tiêu hóa tương tự như Staphylococcus(3). Mặc dù chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp NKBV nào liên quan đến Bacillus trong thời gian qua, nhưng với xuất độ hiện diện trên tay NVYT cao như trên, cần có sự tìm hiểu và giám sát chặt chẽ của khoa Vi sinh và khoa KSNK đối với tác nhân này hơn trong tương lai. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khảo sát cấy vi khuẩn trên tay 388 NVYT BVNĐ2 thực hiện từ tháng 01 – 5/2010 cho thấy trước khi rửa tay, có 61,6% NVYT mang VK trên tay, trong đó 6,4% là VK gây bệnh; Sau khi rửa tay, các tỉ lệ trên lần lượt còn 24,2% và 0,3%. Điều này cho thấy việc rửa tay là thật sự cần thiết và hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm chéo giữa các BN cũng như phòng ngừa việc lây các tác nhân gây bệnh cho NVYT và cộng đồng. Kỹ thuật rửa tay đúng cách quyết định bàn tay sạch với các dung dịch đã được lựa chọn sử dụng trong BV. Công tác KSNK của BVNĐ2 đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua về mọi mặt, trong đó việc tuân thủ rửa tay của NVYT luôn được nhấn mạnh và đặt lên hàng đầu; Tuy vậy, với kết quả khảo sát vi sinh tay NVYT như trên, cần tăng cường đồng bộ các biện pháp KSNK, trong đó đặc biệt quan tâm, về cơ sở vật chất cũng như tập huấn và giám sát liên tục công tác rửa tay của NVYT, bảo đảm sự tuân thủ rửa tay tuyệt đối của NVYT trong thực hành chuyên môn vì rửa tay vẫn luôn là biện pháp cơ bản, rẻ tiền và hiệu quả nhất trong KSNKBV. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ayliffe GAJ, Babb JR, Davies JG, et al. (1988) Hand disinfection: a comparison of various agents in laboratory and ward studies. J Hosp Infect; 11: 226 – 43 2. Daschner FD (1988). How cost - effective is the present use of antiseptics? J Hosp Infect 1988; 11 (suppl A): 227 – 35 3. 4. Nguyễn Thanh Bảo (2006). Cầu trùng Gram dương Staphylococci. In: Nguyễn Thanh Bảo. Vi khuẩn học, pp 90 – 94. 5. Nguyễn Thanh Liêm, Cao Minh Nga (2008). Khảo sát các yêu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10/2006 đến tháng 10/2007. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12*Phụ bản số 4*2008 ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM: 20 – 25 6. Nguyễn Việt Lan (2006). Nhiễm trùng bệnh viện, Vi khuẩn thường trú. In: Nguyễn Thanh Bảo. Vi khuẩn học, pp 183 – 194. 7. Pittet D (2008). Hand hygiene. In: R.Wenzel, G.Bearman, T.Brewer, J-P.Butzler, A guide to Infection Control, 4th edition, pp 31 – 39. International Society for Infectious Diseases, Brookline, MA. 8. www.cdc.gov/handhygiene/guideline

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_vi_sinh_tren_ban_tay_truoc_va_sau_khi_rua_tay_cua_n.pdf
Tài liệu liên quan