Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (angimex)

Đi cùng với nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp với nhau là điều không tránh khỏi. Và để có được chỗ đứng của mình trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp tổ chức phải phấn đấu trong việc kiểm soát chi phí, kiểm soát các hoạt động của mình một cách có hiệu quả để có thể tạo ra một chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận thu về là cao nhất. Để đạt được điều đó, công việc phân tích và tính giá thành là một việc làm cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Qua các kết quả thu thập được từ việc tìm hiểu công tác kế toán giá thành tại công ty có thể thấy rằng công ty đã có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn đến việc hình thành các khoản mục chi phí, cũng như ảnh hưởng của những biến động của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Bởi vì chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng, nó chính là giá thành sản phẩm, nó quyết định giá bán sản phẩm và ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Công ty xuất nhập khẩu An Giang với chức năng hoạt động chế biến gạo xuất khẩu là chủ yếu. Công ty có tất cả 5 xí nghiệp và nhà máy chế biến và lau bóng gạo. Với nhiệm vụ thu mua gạo nguyên liệu để chế biến ra gạo xuất khẩu, các xí nghiệp và nhà máy Châu Đốc luôn chủ động, nhạy bén trong việc thu mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý, đảm bảo chế biến đủ lượng, đúng phẩm chất đáp ứng kịp thời cho các hợp đồng xuất khẩu mà công ty đã ký

pdf64 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (angimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n số lượng xuất khẩu của Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm mạnh từ 5,2 triệu tấn năm 2005 xuống còn 4 - 4,2 triệu tấn trong năm 2006. Trong 2 tháng cuối năm 2005, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan tương đối ổn định, dự đoán năm 2006 sẽ tăng hơn so với 2005. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo cùng loại của Thái Lan nên xu hướng kéo được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn. Tình hình sản xuất trong nước: Dự kiến thu hoạch Đông Xuân sớm ở ĐBSCL bắt đầu vào tháng 1 và 2/2006, tuy nhiên lượng lúa hàng hóa 2 tháng đầu năm chưa nhiều nên tiến độ giao hàng cho các hợp đồng chủ yếu là hợp đồng trúng thầu Philippines 340.000 tấn vào cuối năm còn khó khăn. 3.6.2 Mục tiêu năm 2006 Để ổn định và tăng trưởng bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, năm đầu tiên dưới dạng Công ty cổ phần mục tiêu của Công ty năm 2006 như sau: - Tiêu thụ 300.000 tấn gạo. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 23 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi - Tăng doanh thu từ 1.450 tỷ lên 1.496 tỷ (tăng 3%), trong đó chủ yếu tăng doanh thu trên các hoạt động thương mại dịch vụ nhằm từng bước tăng doanh thu trên lĩnh vực này lên 50% doanh thu của cả Công ty. - Lợi nhuận đạt 20 tỷ. - Đầu tư cho công nghệ đóng gói nhỏ gạo 5 kg đáp ứng những yêu cầu về số lượng dù là nhỏ nhất và bằng cung cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất với giá cả phù hợp, từng bước hoàn thiện dần cung cấp gạo cao cấp cho thị trường Siêu thị nước ngoài và trong nước. - Nghiên cứu mở rộng ngành hàng mới. - Tiếp tục liên kết với Saigon Co-op Mark để cho ra đời một Trung tâm thương mại, siêu thị mua sắm lớn nhất tỉnh An Giang nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bằng kế hoạch biến khu thương mại này thành nơi giải trí và mua sắm cuối tuần thân thuộc đối với người dân. - Duy trì việc đào tạo những kỹ sư phần mềm đạt đẳng cấp cao cho tỉnh nhà. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 24 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY ANGIMEX 4.1 KHÁI QUÁT CHUNG 4.1.1 ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH Công ty ANGIMEX sản xuất gạo xuất khẩu là chủ yếu, công ty sẽ thu mua gạo từ nông dân, nhà máy xay xát ở các huyện, thị và sau đó đem chế biến lại (lau bóng, tách hạt) để đạt được tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Do đó đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành chính là gạo xuất khẩu. Công ty có tất cả 4 xí nghiệp (XN1, XN2, XN3, XN4) và 1 nhà máy Châu Đốc chế biến lương thực được đặt ở nhiều nơi trong tỉnh. Để dễ dàng và thuận lợi khi theo dõi, kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty áp dụng phương pháp: tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ được tập hợp cho phân xưởng sản xuất của từng xí nghiệp. Công ty phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động bao gồm 3 loại chi phí sau: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung. Mỗi xí nghiệp của công ty đều chế biến ra các loại thành phẩm sau: gạo 5%, gạo 10%, gạo 15%, gạo 20%, gạo 25% tấm và đơn vị tính giá thành là 1 kg gạo. Do việc nhập – xuất hàng diễn ra liên tục hàng ngày với số lượng lớn nên công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi kịp thời và chặt chẽ lượng hàng hóa lưu chuyển tại các nhà máy và xí nghiệp. 4.1.2 KỲ TÍNH GIÁ THÀNH Quá trình chế biến gạo xuất khẩu có chu kỳ sản xuất ngắn nên công ty chọn tính giá thành là được thực hiện hàng tháng (thường là vào cuối tháng). Vào cuối mỗi tháng, các chứng từ và biên bản sản xuất ở mỗi xí nghiệp và nhà máy sẽ được gởi về phòng kế toán công ty, kế toán giá thành tiến hành tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và tính giá thành cho mỗi thành phẩm ở từng xí nghiệp. 4.1.3 QUÁ TRÌNH THU MUA LÚA, GẠO CÁC LOẠI TẠI CÔNG TY ANGIMEX 4.1.4 QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM SƠ ĐỒ 8: QUI TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TẠI XÍ NGHIỆP SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 25 Nông dân Nhà máy xay xát tư nhân Các đơn vị kinh doanh lương thực của Thương lái, hàng xáo Công ty xuất nhập khẩu An Giang SƠ ĐỒ 7 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Khi có lệnh sản xuất, nhà máy sẽ thực hiện những bước chuẩn bị như sau: - Đội trưởng điều động cho công nhân đổ nguyên liệu vào hộc lô hàng cần sản xuất để tổ máy chuẩn bị vận hành máy. - Chuẩn bị vận hành máy: Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và an toàn, tổ vận hành máy cần có sự chuẩn bị về máy móc thiết bị và đồ dùng an toàn lao động. - Vận hành máy: Quá trình vận hành gắn liền với quá trình luân chuyển hàng hóa đưa vào, được thực hiện liên tục và qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có sự chuyển hóa về số lượng lẫn chất lượng của nguyên liệu. Quy trình vận hành máy được thực hiện như sau: * Công đoạn I: Cho thiết bị khởi động chạy không tải theo trình tự nhất định, đồng thời kiểm tra hoạt động của máy, cần lưu ý là không được khởi động cùng lúc hai hay nhiều động cơ vì điều này làm cho dòng điện tăng lên rất nhiều lần kích nhảy. * Công đoạn II: Mở van nạp liệu (hộc gạo) cho nguyên liệu qua các máy. Đường đi của nguyên liệu gắn liền với cách bố trí thiết bị và được mô tả như sau: + Nguyên liệu được nạp vào qua xốc (bộ phận làm sạch) để loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong hạt. Trong khâu làm sạch nguyên liệu, mức độ làm sạch tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu đưa vào mà chủ yếu là độ ẩm của hạt gạo. + Nguyên liệu sau khi làm sạch qua hệ thống máy xát trắng (qua máy xát trắng 1 hoặc 2 hoặc cả 2 máy) tùy theo nguyên liệu đưa vào và yêu cầu thành phẩm thu được. Trong khâu này tùy theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm hạt, tỷ lệ hạt vàng, hạt đỏ) tổ điều hành sẽ vận hành mức độ thích hợp để đạt được độ trắng hạt theo yêu cầu mẫu gạo và hạn chế được tỷ lệ gạo gãy nhằm tăng cường tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 26 Cám ướt thu hồi Gằn thóc Nguyên liệu đưa vào Bộ phận làm sạch Gạo thành phẩm thu hồi Bộ phận tách hạt Tấm 1 thu hồi Tấm 2 thu hồi Thóc thu hồi Bồn chứa bán thành phẩm Máy lau bóng 2 Máy xát trắng 1 Máy xát trắng 2 Máy lau bóng 1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi + Nguyên liệu tiếp tục qua các máy lau bóng 1 hoặc 2 máy để làm bóng gạo. Tùy theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ điều hành điều chỉnh thiết bị phun sương để đạt độ bóng thích hợp. + Tại bồn chứa bán thành phẩm, gạo sản xuất được xử lý (sấy) để đạt độ ẩm thích hợp, sau đó được đưa qua bộ phận tách hạt, tách tấm 1 và tấm ra gạo còn lại là thành phẩm theo yêu cầu. Ngoài ra trong quá trình vận hành, gạo nguyên liệu còn đi qua bộ phận bắt thóc (gằn thóc) để loại thóc còn lẫn trong nguyên liệu và còn xót trong khâu xay xát. * Công đoạn III: Sau một chu trình sản xuất hoặc tan ca vận hành, tổ vận hành tiến hành tắt máy theo trình tự nhất định và vệ sinh thiết bị. Hàng hóa sau khi sản xuất do đội trưởng xếp dở và thủ kho tiến hành giao nhận tất cả các thành phẩm và phụ phẩm sản xuất được thông qua việc cân, đong, đo, đếm chính xác số lượng hàng như lúc nhập. Sau khi tiến hành giao nhận hàng xong đội trưởng xếp dở tiến hành lập báo cáo gia công và báo cáo liên quan về ban lãnh đạo xí nghiệp và các bộ phận khác để làm hồ sơ. 4.1.5 NHỮNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG 4.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 4.2.1 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Nguyên liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm. Nếu thiếu nguyên liệu thì quá trình sản xuất không thể tiến hành và bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn trong kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo nguyên liệu, ổn định cả SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 27 Mua nguyên liệu: Nợ TK 1561A, 155 (gạo NL, gạo 5) Có TK 1111A Có TK 331 Nhập: Nợ TK 152A (tấm, cám) Nợ TK155 (gạo5%, 10%,) Có TK 154 Xuất nguyên liệu sản xuất: Nợ TK 154 Có TK 152A (tấm, cám) Có TK 1561A (gạo NL) Có TK 155 (gạo5,10,15,20,) Kết chuyển chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 Có TK 622 Có TK 627 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng trong tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Đối với công ty chi phí nguyên liệu là những chi phí như: gạo nguyên liệu, tấm các loại, gạo thành phẩm được xuất trực tiếp để chế biến ra gạo thành phẩm đúng yêu cầu và đạt chất lượng xuất khẩu như đã thỏa thuận với khách hàng, của đơn đặt hàng. Do đặc điểm riêng của ngành nghề chế biến, lau bóng gạo nên chi phí nguyên liệu là chi phí chiếm tỉ trọng cao (khoảng 92%) so với tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó việc hạch toán chi phí này rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Cuối tháng, kế toán giá thành tổng hợp vào Nhật Ký Tính Giá Thành chi phí nguyên liệu được sử dụng để sản xuất tại các xí nghiệp và nhà máy Châu Đốc. Để theo dõi số nguyên liệu xuất kho sử dụng trong kỳ, kế toán sử dụng các chứng từ liên quan: Phiếu xuất kho, biên bản sản xuất, biên bản đấu trộn, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký tính giá thành. SƠ ĐỒ 9: QUI TRÌNH XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP (1): Phiếu xuất kho do bộ phận kho lập chuyển đến cho thủ kho phân xưởng xay xát (2): Thủ kho phân xưởng sẽ nhận phần số lượng nguyên liệu do bộ phận kho chuyển đến đồng thời ghi vào thẻ kho. (3): Sau khi kiểm nhận bộ phận kho sẽ chuyển chứng từ (biên bản sản xuất, biên bản đấu trộn) cho bộ phận kế toán tại xí nghiệp tổng hợp. (4): Kế toán xí nghiệp kiểm tra xong sẽ chuyển chứng từ (biên bản sản xuất, biên bản đấu trộn, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký tính giá thành) cho Phòng kế toán công ty. Phòng kế toán kiểm tra chứng từ rồi chuyển cho kế toán thanh toán tiền mặt thực hiện thanh toán lại cho xí nghiệp trừ tạm ứng, kế toán giá thành ghi sổ TK 1561A, 152A, 155 để tính giá thành. Khi xuất gạo nguyên liệu để sản xuất, kế toán sẽ ghi số lượng xuất dùng và giá trị xuất dùng (số lượng x giá xuất kho bình quân). Giá xuất kho bình quân sẽ được tính vào cuối tháng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 28 Phiếu xuất kho Thủ kho xí nghiệp Kế toán xí nghiệp Phòng kế toán công ty Thẻ kho (3) (4) (1) (2) Giá xuất Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ kho bình = quân Lượng tồn đầu kỳ + Lượng nhập trong kỳ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ ban đầu của xí nghiệp gởi về phòng kế toán công ty, kế toán giá thành tập hợp chi phí nguyên liệu được xuất dùng trong tháng như sau: BẢNG 3: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP THÁNG 12 (XÍ NGHIỆP 1) ĐVT: đồng CHUNG TU SO NGAY DIEN GIAI TEN HANG TEN KHO SO LUONG SO TIEN TK GHI NO TK GHI CO BKSX1 31/12/05 Xuất nguyên liệu sản xuất GAO5 XN1 1.198.020 4.193.070.000 154 155 BKSX1 31/12/05 Xuất nguyên liệu sản xuất GAO15 XN1 41.000 99.179.000 154 155 BKSX1 31/12/05 Xuất nguyên liệu sản xuất GAO25 XN1 407.450 1.303.840.000 154 155 BKSX1 31/12/05 Xuất nguyên liệu sản xuất GAONL XN1 2.117.156 6.322.163.548 154 1561A BKSX1 31/12/05 Xuất nguyên liệu sản xuất TAM 1 XN1 71.600 179.000.000 154 152A TONG 12.097.252.548  CHỨNG TỪ KẾ TOÁN UBND TỈNH AN GIANG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU PHIẾU XUẤT KHO ĐỊNH KHOẢN Số: 54 Nợ:154 Ngày31.Tháng12Năm 2005... Có:1561A SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 29 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Tên và địa chỉ người nhận hàng:HƯNG Xuất theo: Nhập tại kho:ANGIMEX 1 Hình thức thanh toán: Số TT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị (đồng) Thành tiền (đồng) Ghi chú Gạo NL Kg 386.200 2.986 1.153.193.200 Cộng thành tiền (viết bằng chữ):một tỷ một trăm năm mươi ba triệu một trăm chín mươi ba ngàn hai trăm đồng.... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI NHẬN NGƯỜI GIAO NGƯỜI LẬP BIỂU Tại xí nghiệp khi nguyên liệu được xuất sử dụng thì các chứng từ được chuyển về phòng kế toán và cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp chi phí nguyên liệu và ghi sổ: NỢ TK 154 : 12.097.252.548 CÓ TK 155 : 5.596.089.000 CÓ TK 1561A : 6.322.163.548 CÓ TK 152A : 179.000.000 SƠ ĐỒ 10: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TK 155 TK 154 5.596.089.000 TK 1561A 12.097.252.548 6.322.163.548 TK 152A SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 30 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi 179.000.000 4.2.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG SẢN XUẤT Chi phí nhân công sản xuất là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tạo ra thành phẩm như: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền ăn giữa ca Tiền lương là một phần cấu thành nên giá thành sản phẩm và là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, nó được thể hiện bằng tiền của sản phẩm mà công ty dùng để bù đắp lại hao phí lao động cho cán bộ, công nhân đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và nhằm mục đích tái sản xuất lao động. Để quản lý lương nhân công sản xuất tại các xí nghiệp và nhà máy chế biến, công ty sử dụng một số tài khoản liên quan như sau: TK 3341: Lương phải trả cho công nhân viên. TK 3342: Tiền ăn giữa ca. TK 3382: Trích kinh phí công đoàn (2% trên tổng lương). TK 3383: Trích bảo hiểm xã hội (15% trên tổng lương). TK 3384: Trích bảo hiểm y tế (2% trên tổng lương). Lương công nhân hợp đồng được chi bằng tiền mặt (TK1111A) không trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ. Cuối tháng, kế toán chi phí theo dõi, tổng hợp chi phí phát sinh vào sổ chi tiết chi phí theo từng xí nghiệp. Các chứng từ sử dụng: + Bảng thanh toán lương. + Bảng chấm công. + Phiếu thanh toán tạm ứng. + Bảng kê thanh toán chi phí nhân viên hợp đồng. + Bảng tổng hợp chi phí. SƠ ĐỒ 11: TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CÁC CHỨNG TỪ SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 31 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Hàng tháng, quản đốc (hay kế toán) của mỗi xí nghiệp và nhà máy sẽ gởi Bảng chấm công của công nhân lên Phòng tổ chức của công ty để lập Bảng tiền lương cho từng xí nghiệp. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tổng hợp sẽ kiểm tra nếu hợp lý thì ghi tăng khoản phải trả công nhân viên, kế toán tiền mặt tiến hành chi tiền các khoản hợp lý và ghi vào sổ chi tiết. Các số liệu về chi phí nhân công sẽ được gởi cho kế toán giá thành tại công ty tiến hành ghi sổ, tổng hợp vào chi phí sản xuất hàng tháng của mỗi xí nghiệp và nhà máy để tiến hành tính giá thành sản phẩm mỗi loại thành phẩm. Do đó chi phí nhân công sản xuất sẽ được tổng hợp vào sổ chi tiết chi phí sản xuất với số liệu cụ thể của tháng 12/2005 như sau: SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 32 Bảng thanh toán lương Phiếu tạm ứng Ghi sổ TK 334 KẾ TOÁN TIỀN MẶTKẾ TOÁN TỔNG HỢP Ghi sổ TK 1111A Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BẢNG 4: TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG SẢN XUẤT THÁNG 12/2005 ( Xí Nghiệp 1) ĐVT: đồng SỐ CT NGÀY TÊN KHO DIỄN GIẢI TK GHI NỢ TK GHI CÓ SỐ TIỀN 1 31/12/05 XN1 Lương phải trả tháng 12/05 622A 3341 92.545.000 PC2843 31/12/05 XN1 Lương công nhân hợp đồng 622A 1111A 12.625.000 4 31/12/05 XN1 Trích BHXH tháng 12/05 622B 3383 7.494.375 3 31/12/05 XN1 Trích KPCĐ tháng 12/05 622C 3382 1.850.900 5 31/12/05 XN1 Trích BHYT tháng 12/05 622D 3384 999.250 2 31/12/05 XN1 Tiền ăn giữa ca T12/05 622E 3342 17.500.000 TỔNG 133.014.525 (Nguồn: phòng kế toán công ty) Hạch toán chi phí nhân công: Nợ TK 622: 133.014.525 Có TK 334: 110.045.000 Có TK 338: 10.344.525 Có TK 1111A: 12.625.000 SƠ ĐỒ 12: TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG SẢN XUẤT TK 334 TK 622 110.045.000 TK 338 133.014.525 10.344.525 TK 1111A 12.625.000 4.2.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 33 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây cũng là một khoản chi phí được tập hợp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ bên cạnh chi phí nguyên liệu và chi phí nhân công sản xuất. Chi phí sản xuất chung tại mỗi xí nghiệp và nhà máy bao gồm những chi phí phát sinh thường xuyên tại phân xưởng sản xuất như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí điện, nước, Do đó, để dễ dàng theo dõi những chi phí này sẽ được tập hợp cho từng xí nghiệp chế biến lương thực của công ty sau đó chuyển các chứng từ đến phòng kế toán công ty. Do đặc điểm của quá trình sản xuất nên chi phí sản xuất chung của mỗi xí nghiệp được kế toán tổng hợp và phân bổ vào cuối tháng để tính giá thành. Những tài khoản kế toán được sử dụng: TK 1111A: Tiền mặt của công ty TK 1532 : Công cụ dụng cụ TK 1121 : Tiền gởi bằng VND TK 2141 : Khấu hao tài sản cố định TK 242A : Phân bổ công cụ dụng cụ SƠ ĐỒ 13: QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Các chứng từ sử dụng: các phiếu chi tiền, tạm ứng, bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng cùng với các khoản trích theo lương của nhà nước qui định, bảng mức trích khấu hao tài sản cố định của xí nghiệp, bảng phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng trong quá trình sản xuất Khi phát sinh chi phí, kế toán tại xí nghiệp sẽ kiểm tra chứng từ có liên quan rồi chuyển cho lãnh đạo nhà máy ký duyệt, rồi tiến hành lập phiếu chi chuyển cho thủ quỹ thực hiện chi tiền. Xí nghiệp thanh toán chứng từ theo quy trình đấu sổ: xí nghiệp sẽ trực tiếp thanh toán sau đó lập bảng kê chuyển về phòng kế toán. Kế toán trưởng kiểm tra chứng từ xong sẽ chuyển cho các kế toán phần hành. Cuối tháng, kế toán tiền mặt của công ty sẽ tổng hợp chứng từ và tiến hành thanh toán lại cho xí nghiệp, còn kế toán giá thành tập hợp các chứng từ có liên quan đến chi phí sản xuất ghi vào sổ chi tiết. Theo qui định các chứng từ tại các xí nghiệp sẽ được tổng hợp thành nhiều đợt trong tháng để dễ quản lý.  Khấu hao tài sản cố định SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 34 Phiếu chi Kế toán thu chi Kế toán tổng hợp TK 111 Ghi sổ chi tiết Thủ quỹ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi ♦ Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình tại công ty: + Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. + Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy. + Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. ♦ Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình: khấu hao theo đường thẳng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Nguyên giá tài sản cố định Mức khấu hao trung bình năm = Thời gian sử dụng Mức khấu hao trung bình năm Mức khấu hao tháng = 12 Do đặc điểm của quá trình sản xuất nên chi phí sản xuất chung của xí nghiệp và nhà máy được kế toán tổng hợp lại và phân bổ vào cuối tháng để tính giá thành. Dựa vào các chứng từ chi phí sản xuất chung được tập hợp như sau: SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 35 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BẢNG 5: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG THÁNG 12/2005 (XÍ NGHIỆP 1) ĐVT: đồng SỐ CT NGÀY TÊN KHO DIỄN GIẢI TK GHI NỢ TK GHI CÓ SỐ TIỀN 1 31/12/05 XN1 Lương phải trả T12/05 6271A 3341 37.171.000 4 31/12/05 XN1 Trích BHXH, KPCĐ, BHYT tháng 12/05 6271 3383 3.939.760 2 31/12/05 XN1 Tiền ăn giữa ca T12/05 6271E 3.342 5.250.000 PC2843 31/12/05 XN1 Vật tư sửa chữa kho 6272A 1111A 23.993.445 PC2843 31/12/05 XN1 Vật tư sửa chữa máy móc thiết bị 6272B 1111A 77.953.013 PC2843 31/12/05 XN1 Nhiên liệu 6273A 1111A 2.425.516 23 31/12/05 XN1 Công cụ xuất dùng 6273B 242A 25.936.845 PC2755 31/12/05 XN1 Dụng cụ sản xuất 6273B 1111A 4.613.800 7 31/12/05 XN1 Trích khấu hao TSCĐ tháng 12/05 6274 2141 171.878.303 PC2843 31/12/05 XN1 Bốc xếp 6277BX 1111A 85.230.982 PC2716 31/12/05 XN1 Điện thoại 6277DT 1111A 16.147.320 UNC 27/12/05 XN1 Tiền điện 12/05 6277S 1121 77.527.395 PC2843 31/12/05 XN1 Vận chuyển 6277VC 1111A 27.186.834 PC2755 31/12/05 XN1 Làm ngoài giờ 6278B 1111A 13.180.000 PC2755 20/12/05 XN1 Phí đào tạo 6278D 1111A 2.814.000 PC2755 20/12/05 XN1 Phí đóng gói 6278G 1111A 900.000 BB2 2.146 XN1 Xuất bao bì 6278H 1532 36.954.100 PC2843 31/12/05 XN1 Tiếp khách 6278T 1111A 9.700.136 PC2777 31/12/05 XN1 Văn phòng phẩm 6278V 1111A 1.907.500 TỔNG CHI PHÍ 624.709.949 (Nguồn: phòng kế toán công ty) Kế toán ghi sổ tổng hợp: Nợ TK 627: 624.709.949 SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 36 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Có TK 1111A: 343.579.941 Có TK 334: 42.421.000 Có TK 338: 3.939.760 Có TK 1532: 36.954.100 Có TK 214: 171.878.303 Có TK 242: 25.936.845 SƠ ĐỒ 14: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TK 1111A TK 627 343.579.941 TK 334,338 46.360.760 TK 1532 36.954.100 624.709.949 TK 214 171.878.303 TK242 25.936.845 4.3 KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 37 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi 4.3.1 KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Công ty ANGIMEX tổ chức sản xuất, chế biến gạo theo yêu cầu và đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và ngoài nước nên mặt hàng gạo có rất nhiều loại thành phẩm như: gạo 5% tấm, 10%, 15%,....Chi phí sản xuất sẽ được tập hợp cho từng xí nghiệp nhà máy và những chi phí này sẽ được kết chuyển vào tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – để tính giá thành, giá thành sẽ được tính khi gạo đã sản xuất xong hoàn thành nhập kho. Trong 3 khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thì chi phí nguyên liệu trực tiếp do chiếm tỉ trọng cao nhất nên được tiến hành tính trực tiếp cho từng lần xuất kho nguyên liệu để sản xuất, đối với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ chung cho tổng sản lượng thành phẩm gạo nhập kho trong kỳ, sau đó hai chi phí này sẽ được cộng với chi phí nguyên liệu đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm nhập kho. Cuối tháng, căn cứ vào báo cáo của xí nghiệp về khoản mục chi phí nguyên liệu sản xuất, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung kế toán lập phiếu kết chuyển để kết chuyển 2 khoản mục chi phí nhân công và sản xuất chung vào tài khoản 154 còn chi phí nguyên liệu kế toán đã sử dụng trực tiếp tài khoản 154 nên không kết chuyển. Để tập hợp chi phí nhân công và sản xuất chung kế toán ghi: Nợ TK154: 757.724.474 Có TK 622: 133.014.525 Có TK 627: 624.709.949 4.3.2 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ Do đặc điểm riêng của quá trình chế biến gạo là nguyên liệu gạo được đưa vào hộc để chế biến liên tục cho ra thành phẩm nên không có sản phẩm dở dang. Vì vậy mà cuối kì kế toán không cần đánh giá sản phẩm dở dang. 4.3.3 KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tại công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ ở khoản mục chi phí nguyên vật liệu sản xuất vì ngoài thành phẩm chính là gạo 5%, gạo 10%,còn có một số phụ phẩm khác như: tấm 1, tấm 2, tấm 3, cám và còn do chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành thành phẩm nhập kho (khoảng 92%) so với tổng giá thành. Cách tính cụ thể như sau: Tổng chi phí NVL sử dụng = giá trị NVL xuất kho – tổng giá trị sản phẩm phụ thu hồi Chi phí nhân công, Chi phí nhân công + Chi phí sản xuất chung chi phí sản xuất chung = tính cho 1 kg gạo thành phẩm Tổng lượng thành phẩm nhập kho Chi phí NVLTT Tổng chi phí NVL sử dụng SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 38 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi tính cho 1kg gạo = thành phẩm Số lượng thành phẩm của từng loại gạo nhập kho Giá thành đơn vị Đơn giá Đơn giá chi phí nhân tính cho 1 kg gạo = nguyên liệu + công, chi phí sản xuất thành phẩm sử dụng chung cho 1 kg gạo Riêng tại công ty kế toán xác định giá trị phụ phẩm thu hồi là giá bán của sản phẩm phụ trên thị trường lúc đem nhập kho. Để tính được giá thành sản phẩm của mỗi loại thành phẩm ta cần căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất ở mỗi xí nghiệp và nhà máy. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 39 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi SỐ PXK NGÀY PXK SỐ BBSX LOẠINL LG SỐ LƯỢNG SL (KG) THÀNH PHẨM GẠO 5% GẠO 10% GẠO 15% GẠO 20% GẠO 25% 52 31/12/05 52LXP2 GAO5 381,000 355,900 53 31/12 53LX GAONL 350,650 212,100 54 31/12 54LX GAONL 386,200 259,100 55 31/12 55LX GAONL 1,332,508 1,069,450 48 30/12 48LXP2 GAO25 164,700 157,900 BBT38 31/12 LX GAO5 794,800 792,450 BBT41 26/12 LX GAO5 22,220 22,000 BBT42 31/12 LX GAO25 231,750 BBT42 31/12 LX TAM1 71,600 302,450 51 19/12 51CM GAONL 47,063 38,400 BBS 18/12 16CM GAONL 735 BBT 30/12 LX GAO15 41,000 BBT 30/12 LX GAO25 11,000 2,000 50,000 CỘNG 3,835,226 1,384,450 259,100 50,000 1,568,200 (Nguồn: phòng kế toán công ty) Hạch toán giá trị sản phẩm phụ thu hồi: Căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất ta có được bảng sau: SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 40 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BẢNG 7: BẢNG GIÁ TRỊ PHỤ PHẨM THU HỒI (XÍ NGHIỆP 1) Tại công ty, kế toán loại trừ giá trị sản phẩm phụ ở khoản mục chi phí nguyên liệu trực tiếp để tính giá thành. ♦ Phân bổ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công sản xuất và chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm (khoảng 92%) nên được kế toán xí nghiệp theo dõi và hạch toán riêng cho từng loại gạo xuất sản xuất trong kỳ. Còn chi phí nhân công sản xuất và chi phí sản xuất chung chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên không được hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà được tính chung cho tất cả các sản phẩm sau đó mới tiến hành phân bổ cho mỗi loại thành phẩm nhập kho. Tại Công Ty, kế toán tính chi phí nguyên vật liệu (đã trừ giá trị phụ phẩm thu hồi nếu có) của mỗi loại gạo thành phẩm nhập kho trong kỳ ở từng số phiếu xuất kho (PXK) của bảng kê biên bản sản xuất, vì vậy có thể chi phí nguyên liệu của cùng một loại thành phẩm (ví dụ như gạo thành phẩm 5% tấm) trong một kỳ tính giá thành sẽ không giống nhau. Nguyên nhân là do yêu cầu của đơn đặt hàng về thành phẩm hay phụ phẩm (vì công ty tiến hành sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng) và loại gạo nguyên liệu được xuất sản xuất khác nhau nên khi nhập kho thành phẩm có thể có hoặc không có phụ phẩm thu hồi (đây là lý do chính làm cho kế toán phải tính giá thành đơn vị 1 kg (về nguyên liệu) gạo thành phẩm nhập kho cho mỗi lần xuất chế biến chứ không tính chung cho tất cả vào cuối kỳ). SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 41 LOẠI SỐ LƯỢNG(KG) ĐƠN GIÁ (đồng) TRỊ GIÁ (đồng) TẤM 1 177.923 2.500 444.807.500 TẤM 2 26.286 2.000 52.572.000 CÁM 331.866 1.500 497.799.000 TỔNG 536.075 995.178.500 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi Do đặc điểm riêng về cách tính giá thành tại công ty nên sẽ chọn một vài số Phiếu xuất kho (bản kê biên bản sản xuất tháng 12/2005 ở xí nghiệp 1) tiêu biểu để tính giá thành của mỗi loại thành phẩm (5%, 15%, 20%, 25%). Căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất tháng 12/2005 tại xí nghiệp 1 ta tiến hành tính giá thành như sau: Dựa vào PXK số 54, ngày 31/12/2005, BBSX số 54LX của bảng kê biên bản sản xuất tháng 12 đưa 386.200 kg gạo nguyên liệu đem chế biến thành phẩm gạo 15% tấm: - Chi phí nguyên liệu được tính như sau: Kế toán tính giá xuất kho nguyên liệu chế biến theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối tháng: Đơn giá xuất kho1 kg gạo nguyên liệu = Giá xuất kho bình quân = 6.322.163.548 = = 2.986 2.117.156 Tổng chi phí 386.200 kg gạo nguyên liệu = 386.200 x 2.986 = 1.153.193.200 đồng Sau khi chế biến xong ta thu được số lượng thành phẩm như sau: + Gạo 15% tấm: 259.100 kg + Tấm 1: 56.674 kg + Tấm 2: 4.282 kg + Cám: 60.802 kg + Hao hụt: 5.342 kg • Kế toán tính giá thành như sau: Hạch toán giá trị phụ phẩm thu hồi: - Tấm 1: 56.674 x 2.500 = 141.685.000 đồng - Tấm 2: 4.282 x 2.000 = 8.564.000 đồng - Cám : 60.802 x 1.500 = 91.203.000 đồng Tổng chi phí nguyên vật liệu: 1.153.193.200 – (141.685.000 + 8.564.000 + 91.203.000) = 911.741.200 đồng 911.741.200 = = 3.519 đồng 259.100 * Dựa vào cách tính này và bảng kê biên bản sản xuất ta tổng hợp được tổng chi phí nguyên liệu sau khi trừ đi giá trị phụ phẩm thu hồi và giá thành đơn vị NVL của gạo 5, gạo 10, gạo 15., ta có bảng sau: SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 42 Đơn giá (nguyên liệu) 1 kg gạo thành phẩm 15% Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BẢNG 8: BẢNG TÍNH ĐƠN GIÁ NGUYÊN LIỆU CỦA TỪNG LOẠI GẠO TIÊU BIỂU ĐVT: đồng Loại Tổng chi phí NVL xuất kho Giá trị phụ phẩm thu hồi CPNVL sau khi trừ giá trị phụ phẩm Số lượng nhập kho (kg) Giá thành đơn vị NVL nhập kho Gạo 5% 1.333.500.000 47.323.000 1.286.177.000 355.900 3.614 Gạo 15% 1.153.193.200 241.452.000 911.741.200 259.100 3.519 Gạo 20% 134.379.000 7.000.000 127.379.000 50.000 2.548 Gạo 25% 3.978.868.888 406.732.000 3.572.136.888 1.069.450 3.340 Tổng 6.599.941.088 702.507.000 5.897.434.088 Trường hợp của gạo 20% ở trên, căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất tháng 12/2005 tại xí nghiệp 1 thì không có phụ phẩm thu hồi là tấm hay cám nhưng bảng tính giá thành đơn vị nguyên liệu sử dụng lại có giá trị phụ phẩm thu hồi nguyên nhân là: vào đợt xuất nguyên liệu sản xuất có số PXK là BBT thành phẩm gạo được yêu cầu là gạo 20% tấm nhưng sau khi chế biến xong còn thu được 2000 kg gạo thành phẩm 5% tấm, vì vậy để tính giá thành gạo 20% tấm thì kế toán phải trừ giá trị của 2000 kg gạo 5% này (đơn giá gạo 5% được lấy từ giá xuất kho nguyên liệu bình quân của gạo 5% trong tháng 12/2005) - Phân bổ chi phí nhân công sản xuất: Chi phí nhân công sản xuất ở mỗi xí nghiệp là chi phí chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ, vì vậy kế toán không theo dõi, hạch toán riêng cho mỗi loại thành phẩm gạo mà tập hợp chung cho tất cả và sẽ được phân bổ vào cuối kỳ. Do chi phí này không đáng kể nên kế toán căn cứ vào tổng số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ (không phân biệt thành phẩm nào chiếm số giờ công lao động nhiều hơn hay ít hơn) và tiến hành phân bổ cho số lượng nhập kho thành phẩm của mỗi lần xuất nguyên liệu chế biến theo yêu cầu của đơn đặt hàng: Tổng lượng thành phẩm thu được tháng 12/2005 tại xí nghiệp 1 (căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất) SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 43 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BẢNG 9: TỔNG LƯỢNG THÀNH PHẨM NHẬP KHO Tổng chi phí nhân công trong kỳ = Tổng lượng thành phẩm nhập kho 133.014. 525 = = 41 đồng 3.261.750 Sở dĩ kế toán không tiến hành phân bổ chi phí nhân công cho mỗi loại gạo thành phẩm nhập kho trong kỳ mà phân bổ cho lượng thành phẩm nhập kho ở mỗi lần xuất nguyên liệu chế biến đó là do công ty thường chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách hàng và cần phải tính giá thành cho mỗi đơn hàng nên tính chi phí nhân công cho từng loại gạo nhập kho trong kỳ là một việc không cần thiết mà chỉ cần biết trong mỗi đợt tiến hành sản xuất thì chi phí này chiếm khoảng bao nhiêu trong giá thành. - Phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung thì cũng được kế toán tiến hành phân bổ tương tự như chi phí nhân công sản xuất vì chi phí này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giá thành của mỗi loại thành phẩm nhập kho (chỉ chiếm khoảng hơn 5% tổng giá thành). Tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ = Tổng lượng thành phẩm nhập kho 624.709.949 SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 44 LOẠI GẠO SỐ LƯỢNG (KG) GẠO 5% 1.384.450 GẠO 15% 259.100 GẠO 20% 50.000 GẠO 25% 1.568.200 TỔNG 3.261.750 Chi phí nhân công sản xuất cho 1 kg gạo thành phẩm Chi phí sản xuất chung cho 1 kg gạo thành phẩm Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi = = 192 đồng 3.261.750  Sau đây là bảng tính giá thành của từng loại gạo tiêu biểu trong bảng kê biên bản sản xuất (vì bảng kê có nhiều đơn đặt hàng chế biến cùng một thành phẩm nên chỉ chọn một vài số phiếu xuất kho tiêu biểu để tính giá thành): BẢNG 10: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CỦA TỪNG LOẠI GẠO THÀNH PHẨM TIÊU BIỂU THÁNG 12/2005 (XÍ NGHIỆP 1) ĐVT: đồng Loại Số lượngnhập kho (KG) Zđv CPNVL Zđv CPNC Zđv CPSXC Giá thành đơn vị Gạo 5% 355.900 3.614 41 192 3.847 Gạo 15% 259.100 3.519 41 192 3.752 Gạo 20% 50.000 2.548 41 192 2.781 Gạo 25% 1.069.450 3.340 41 192 3.573 Sở dĩ bảng tính giá thành đơn vị ở trên không tính giá thành của tổng lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ của mỗi loại thành phẩm (5%, 15%, 20%, 25%) là do tại công ty tiến hành sản xuất theo yêu cầu của đơn hàng đã kí với khách hàng nên chỉ muốn biết giá thành thành phẩm của mỗi lần sản xuất nên không quan tâm lắm đến tổng giá thành của mỗi loại thành phẩm nhập kho trong kỳ. Chuyên đề này chỉ chọn tiêu biểu vài số Phiếu xuất kho (bảng kê biên bản sản xuất) để tính giá thành của mỗi loại gạo thành phẩm nhập kho tại xí nghiệp 1 trong tháng 12/2005 chứ không tính hết tất cả giá thành cho mỗi lần xuất nguyên liệu chế biến. Sau khi có được bảng tính giá thành đơn vị của thành phẩm nhập kho ở tất cả các lần xuất nguyên liệu sản xuất (tất cả các phiếu xuất kho), kế toán giá thành tại công ty tiến hành tổng hợp tất cả số liệu vào bảng tính giá thành vào cuối tháng: SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 45 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi BẢNG 11: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÁNG 12/2005 (XÍ NGHIỆP 1) ĐVT: đồng CHUNG TU SO NGAY DIEN GIAI TEN HANG TEN KHO SO LUONG SO TIEN TK GHI NO TK GHI CO BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO15 XN1 259.100 972.143.200 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO20 XN1 50.000 139.050.000 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO25 XN1 1.568.200 5.331.880.000 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO5 XN1 1.384.450 5.416.725.322 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho phụ phẩm TAM 1 XN1 177.923 444.807.500 152A 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho phụ phẩm TAM 2 XN1 26.286 52.572.000 152A 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho phụ phẩm CAM XN1 331.866 497.799.000 152A 154 TONG 12.854.977.022 (Nguồn: phòng kế toán công ty) SƠ ĐỒ 15: TỔNG HỢP TẤT CẢ CÁC CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH TK 154 TK 155 12.097.252.548 11.859.798.522 TK 622 TK 152A 133.014.525 995.178.500 SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 46 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi TK627 624.709.949 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM – BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH 5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Qua thời gian thực tập tại công ty em có một số nhận xét về công tác kế toán của công ty như sau: - Công ty chọn hình thức kế toán tập trung là rất phù hợp với qui mô và lĩnh vực hoạt động, vì với sự tập trung quản lý mọi vấn đề thắc mắc trong quá trình quản lý sẽ được trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên phòng kế toán với nhau. Các chứng từ ban đầu được kế toán ở các cửa hàng, xí nghiệp tập hợp và chuyển về phòng kế toán công ty, sau đó kế toán công ty tiến hành việc quản lý theo trách nhiệm đã được phân công cụ thể ở công ty. - Về đội ngũ cán bộ công nhân viên phòng kế toán có trình độ chuyên môn tương đối cao, năng động, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao đồng thời rất vui vẻ trong việc giao tiếp giữa các đồng nghiệp và rất nhiệt tình, tận tình giúp đỡ sinh viên thực tập. - Về chứng từ thì công ty sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ Tài Chính qui định cùng với việc luân chuyển chứng từ được sắp xếp có khoa học, do đó mọi việc được tiến hành nhanh chóng trong phòng kế toán và mỗi người được trang bị một máy tính riêng trong việc quản lý nên rất thuận lợi cho việc cung cấp thông tin khi cần thiết. - Về cách hạch toán sản phẩm phụ em xin đưa ra ý kiến: kế toán không nên sử dụng tài khoản 152 – nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp – để quản lý phụ phẩm mà nên hạch toán sản phẩm phụ trên TK155 (chi tiết sản phẩm phụ) thì chính xác hơn hiện nay vì đây là sản phẩm luôn luôn có trong quá trình sản xuất, mặt khác những sản phẩm này vẫn được bán ra thị trường và đem lại doanh thu như những sản phẩm kinh doanh của công ty nên cần thiết phải xem nó là sản phẩm phụ và theo dõi trên TK155 chứ không theo dõi trên TK 152 như hiện nay. 5.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH - Công ty cần phân ra từng khâu quản lý nguyên vật liệu xuất kho chế biến như sau: (bởi vì công ty không sử dụng tài khoản 621 – chi phí nguyên liệu trực tiếp – để quản lý nguyên liệu xuất kho sản xuất mà đưa trực tiếp vào tài khoản 154 để tính giá thành do đó sẽ không quản lý được tốt chi phí này – đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm). SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 47 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi + Nếu mua nguyên liệu về để chế biến gạo thành phẩm như: lúa, gạo các loại kế toán nên hạch toán như sau: * Trường hợp nhập kho gạo nguyên liệu, kế toán hạch toán: Nợ TK 152 – chi tiết cho từng loại gạo - Có TK 111,331 Đối với nguyên vật liệu xuất kho cần phải được hạch toán riêng cho từng loại gạo đưa vào sản xuất. Nguyên vật liệu sản xuất loại gạo nào nên được hạch toán riêng trên tài khoản chi tiết đó nhằm phục vụ cho việc quản lý chi phí được kịp thời mà không nên hạch toán chung như hiện nay. Vì chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 92%) trong tổng giá thành sản phẩm nên cần được theo dõi nhiều hơn và hạch toán chi tiết, chính xác hơn. Ví dụ như: Nợ TK 621A – gạo thành phẩm 5% tấm Có TK 152, 155, 1561 – chi tiết loại gạo đem chế biến Nợ TK 621B – gạo thành phẩm 10% tấm Có TK 152, 155, 1561 - chi tiết loại gạo đem chế biến * Trường hợp mua NVL về và đưa thẳng vào sản xuất mà không nhập kho: Nợ TK 621- ghi chi tiết tương tự như trên Có TK 111,331 - Đối với chi phí nhân công sản xuất và phân bổ chi phí nhân công: Tại công ty, chi phí nhân công được phân bổ đều cho tổng số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ (tất cả các loại thành phẩm) nếu làm như vậy ta thấy rằng khi tính giá thành đơn vị thành phẩm cho mỗi loại gạo sẽ không được chính xác lắm vì với mỗi loại gạo nguyên liệu xuất kho đem chế biến hay đánh bóng thì có giờ công lao động hoàn thành khác nhau. Vì vậy ta nên căn cứ vào số giờ công lao động và số lượng sản phẩm hoàn thành để phân bổ chi phí nhân công sản xuất. Ta có thể phân bổ theo cách sau: Chi phí nhân Tổng chi phí nhân công sản xuất Tổng số giờ công công cho gạo = x để chế biến gạo thành phẩm j Tổng số giờ công lao động thành phẩm j Hiện nay tại công ty vẫn chưa theo dõi chính xác số giờ công lao động của công nhân sản xuất cho việc chế biến mỗi loại thành phẩm vì kế toán cho rằng chi phí này là chi phí không đáng kể trong giá thành sản phẩm nên việc phải theo dõi và hạch toán chi tiết là không cần thiết. Nếu muốn phân bổ chi phí này tương đối chính xác hơn hiện nay thì tại mỗi xí nghiệp chế biến cần phải có nhân viên chuyên về theo dõi và ghi chép xem mỗi lần xuất nguyên liệu đem chế biến loại thành phẩm nào và phải mất bao nhiêu giờ công lao động của công nhân để hoàn thành thành phẩm đó. Đây chỉ là ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán giá thành chưa tính đến yếu tố chi phí phát sinh. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 48 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi - Đối với chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ: Tại công ty chi phí này được theo dõi chung cho tất cả các loại gạo thành phẩm nhập kho và được phân bổ đều cho toàn bộ số lượng gạo thành phẩm nhập kho trong kỳ. Với cách thực hiện như trên thì kế toán sẽ không biết trường hợp có tăng hay giảm chi phí sản xuất chung ở phần sản xuất loại thành phẩm nào (5%, 10%, 15%, 20%, 25%) (mặc dù chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành nhưng nó cũng là khoản mục chi phí đáng kể đối với mỗi xí nghiệp chế biến) nên nhà quản lý sẽ không chủ động trong việc hạ giá thành loại gạo thành phẩm đó. Vì vậy kế toán nên chọn một tiêu thức phân bổ khác cách hợp lý hơn hiện nay nếu muốn giá thành của mỗi loại thành phẩm được hợp lý hơn. Hiện nay giá điện sản xuất tăng làm cho chi phí điện tăng lên và chi phí điện là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ chi phí sản xuất chung trong kỳ và gạo nguyên liệu chủ yếu được đưa qua máy chế biến là ra gạo thành phẩm, vì vậy tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung thích hợp là phân bổ theo giờ máy hoạt động. Thông thường để sản xuất ra gạo thành phẩm 5% thì phải chạy máy lâu hơn các loại gạo khác, do đó chi phí sản xuất chung cho 1 kg gạo cũng sẽ cao hơn. Hiện nay tại mỗi xí nghiệp vẫn chưa theo dõi số giờ máy hoạt động để sản xuất mỗi loại thành phẩm, trong tương lai kế toán nên kết hợp với bộ phận kỹ thuật cần phải lập Bảng theo dõi tổng số giờ máy hoạt động trong kỳ và số giờ máy hoạt động để chế biến từng loại gạo thành phẩm để chi phí này được phân bổ chính xác hơn và nhà quản lý sẽ có cơ sở chi tiết trong các quyết định của mình về quản lý chi phí. - Ta có Bảng theo dõi sau: Ngày Gạo thành phẩm Số giờ máy hoạt động . . ......... . ......... Gạo thành phẩm 5% Gạo thành phẩm 10% Gạo thành phẩm15% Gạo thành phẩm 20% Gạo thành phẩm 25% . . . . . Tổng số giờ máy hoạt động Chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ Số giờ máy hoạt chung cho gạo = x động để chế biến thành phẩm j Tổng số giờ máy hoạt động gạo thành phẩm j 5.3 CÁC BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Sau khi tìm hiểu thực tế về cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo của Công Ty, xin góp một số ý kiến để làm giảm giá thành sản xuất như sau (hiện nay tại công ty công tác chi phí – giá thành rất được quan tâm đặc biệt là khâu thu mua nguyên liệu SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 49 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi chế biến nên các ý kiến sau được nêu lên chỉ góp ý cho mỗi bộ phận trong công việc của mình nên làm tốt hơn nữa mà thôi) - Đối với chi phí nguyên vật liệu: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên việc giảm chi phí đối với khoản mục này là rất cần thiết: + Khâu thu mua nguyên liệu: công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu với chất lượng tốt, khuyến khích nhân viên thu mua tìm nguồn nguyên liệu mới với giá thấp hơn nhưng chất lượng nguyên liệu vẫn phải được đảm bảo + Khâu vận chuyển: tìm các nguồn vận chuyển với giá thấp và ký các hợp đồng lâu dài khi vào các thời điểm mùa vụ thu hoạch. + Khâu bảo quản dự trữ: cần phải có khâu bảo quản đảm bảo an toàn về độ ẩm, thường xuyên cập nhật kịp thời công nghệ bảo quản hiện đại, tránh tình trạng xảy ra hao hụt khi lưu kho, định mức tồn kho hợp lý khi thị trường có sự biến động về giá cả. + Khâu xuất nguyên liệu dùng chế biến: cần phải xác định giá xuất kho chính xác cho từng lần xuất để biết được sự biến động chi phí trong giá thành. - Đối với chi phí nhân công: muốn giảm chi phí nhân công cần phải tăng năng suất lao động; cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ; tổ chức quản lý sản xuất để tránh lãng phí sức lao động; nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề. Bên cạnh đó khuyến khích, động viên các nhân viên nhiệt tình trong công việc, có chế độ khen thưởng (bằng vật chất hay tinh thần như: có quà biếu vào các dịp lễ hay cho đi du lịch, nghỉ mát) khi đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra - Đối với chi phí sản xuất chung: cần có định mức chi phí cụ thể đối với các khoản chi phí có thể ước tính (vì hiện nay tại công ty vẫn chưa định mức một khoản chi phí sản xuất nào) để từ đó tránh tình trạng sử dụng lãng phí của các nhân viên và nên sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí như: điện, điện thoại. Qua đó cũng có thể tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để giảm bớt khoản chi phí này. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 50 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Đi cùng với nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp với nhau là điều không tránh khỏi. Và để có được chỗ đứng của mình trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp tổ chức phải phấn đấu trong việc kiểm soát chi phí, kiểm soát các hoạt động của mình một cách có hiệu quả để có thể tạo ra một chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận thu về là cao nhất. Để đạt được điều đó, công việc phân tích và tính giá thành là một việc làm cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Qua các kết quả thu thập được từ việc tìm hiểu công tác kế toán giá thành tại công ty có thể thấy rằng công ty đã có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn đến việc hình thành các khoản mục chi phí, cũng như ảnh hưởng của những biến động của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Bởi vì chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng, nó chính là giá thành sản phẩm, nó quyết định giá bán sản phẩm và ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Công ty xuất nhập khẩu An Giang với chức năng hoạt động chế biến gạo xuất khẩu là chủ yếu. Công ty có tất cả 5 xí nghiệp và nhà máy chế biến và lau bóng gạo. Với nhiệm vụ thu mua gạo nguyên liệu để chế biến ra gạo xuất khẩu, các xí nghiệp và nhà máy Châu Đốc luôn chủ động, nhạy bén trong việc thu mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý, đảm bảo chế biến đủ lượng, đúng phẩm chất đáp ứng kịp thời cho các hợp đồng xuất khẩu mà công ty đã ký. Hiện nay, ngoài công ty xuất nhập khẩu An Giang còn có rất nhiều công ty trong tỉnh An Giang cũng như các tỉnh lân cận hoạt động chế biến gạo xuất khẩu như là công ty du lịch An Giang, tổng công ty du lịch miền Nam (có chi nhánh là xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên) Vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường nhất là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay Công Ty cần tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, bởi vì mọi doanh nghiệp chỉ có thể tiêu thụ được sản phẩm khi giá bán sản phẩm phù hợp với khả năng của người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo. Để tránh tình trạng sai sót xảy ra trong quá trình tập hợp các chứng từ từ các xí nghiệp và nhà máy, các cửa hàng trực thuộc gởi về công ty, công ty nên định kỳ tổ chức kiểm tra việc hạch toán sổ sách cũng như các báo cáo của các chi nhánh trực thuộc, nên cử các cán bộ của công ty xuống kiểm tra thường xuyên các xí nghiệp cũng như các cửa hàng trong quá trình hoạt động. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 51 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi TÀI LIỆU THAM KHẢO ThS. Bùi Văn Trường. 2004. Kế toán chi phí. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Khoa Kế Toán – Kiểm toán. Nhà xuất bản Thống Kê. Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. 2002. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Thị Thanh Thủy.2004. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chế biến nông sản. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh Tế. Trường Đại Học An Giang. Nguyễn Nhật Tân.2004. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty ANGIMEX. Chuyên đề tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh Tế. Trường Đại Học Dân Lập Cửu Long. SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 52 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản GVHD: Trình Quốc Việt phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Trần Thị Kim Khôi SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp: DH3KT Trang 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1055.pdf
Tài liệu liên quan