Khóa luận Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân

Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm luôn luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt của tất cả các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu cả về lý luận và thực tế để tìm ra được một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tối ưu bao giờ cũng là mục tiêu đặt ra của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với phạm vi của đề tài lựa chọn, qua ba chương của khoá luận tốt nghiệp này, em đã trình bày những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cũng như tình hình thực tế về việc kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân. Trên cơ sở đó, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tại Xí nghiệp. Để hoàn thành được Khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may gia công tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân”, cá nhân em đã nhận đựơc sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể của Thạc sỹ Nghiêm Thị Thà và sự giúp đỡ của các cô chú cán b ộ công nhân viên Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân.

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu: 621 Năm 2006 Đơn vị: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 46 30/10 V/c NVLTT 152 115.558.330 Kết chuyển vào giá thành 154 115.558.330 Cộng số phát sinh 115.558.330 115.558.330 Số dư cuối tháng Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tại Xí nghiệp may Vạn Xuân, khoản mục CPNCTT bao gồm: tiền lương, thưởng, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ CNTTSX tại 2 phân xưởng SX. Với những đặc điểm chủ yếu của hình thức may gia công, khoản mục CPNCTT là khoản mục CP chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX và GTSP của XN. Lực lượng lao động ở 2 phân xưởng may gồm 263 công nhân, chiếm 88,55% tổng số lao động của toàn XN. Đó là lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình SX. Tiền lương của bộ phận này được tính theo lương SP. Những công nhân tham gia SX thì hưởng lương theo SPSXđược, không hạn chế về số lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng SP. Tiền lương ở phân xưởng được thanh toán theo kết quả SP nhập kho đạt tiêu chuẩn kỹ thuật gọi là lương SP, bao gồm các khoản sau: Lương phân xưởng = Lương SP + lương thưởng + lương phụ cấp Lương SP: Lương SP trả cho CNTT sản xuất tính theo đơn giá SP hoàn thành nhập kho trong tháng. Tại XN, người giao SPHT nhập kho trong tháng phải lập “Phiếu nhập sản phẩm”, đồng thời Thủ kho phải ghi vào Thẻ kho sau đó giao cho Đốc công để lập “Bảng kê thanh toán lương SP”. Cuối tháng có sự đối chiếu giữa các tổ trưởng, thủ kho, Đốc công hoàn thành việc lập “Bảng kê thanh toán lương SP”, làm cơ sở để Phòng kế toán tính tiền lương. Lương SP phải trả trong tháng cho CNTTSX = Số lượng SPHT nhập kho x Đơn giá SPHT Tại phân xưởng, hàng ngày Quản đốc phân xưởng theo dõi thực tế chấm công, theo dõi số lượng SP hoàn thành trong từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, ghi vào “Bảng kê thanh toán lương SP”, rồi căn cứ vào đơn giá từng công đoạn để tính lương SP cho công nhân. Đơn giá lương SP cho từng mã hàng do XN tự tính toán xây dựng dựa theo mức độ gia công khó, dễ của từng mã hàng theo các khâu: cắt, may, hoàn thiện. Tại Xí nghiệp, dựa vào thiết kế mẫu để xây dựng đơn giá lương SP cho từng khâu SX. Cụ thể: Khâu cắt được xác định là khâu khó nhất nên chiếm 50% tổng đơn giá lương cho một SPHT; công đoạn may chiếm 30% tổng đơn giá lương SPHT; khâu hoàn thiện cuối cùng chiếm 20% còn lại trên tổng đơn giá lương một đơn vị SPHT. Trong từng khâu sản xuất, dựa vào mức độ kỹ thuật khó, dễ của từng công đoạn để lập đơn giá lương hợp lý cho mỗi công đoạn đó. Ví dụ: Biểu định mức đơn giá tiền lương chi tiết cho từng công đoạn cho mã hàng HO-5475 được xác định như sau: Từ Biểu định mức đơn giá chi tiết tiền lương cho từng công đoạn nói trên, Quản đốc phân xưởng căn cứ vào từng công đoạn SX của từng công nhân để xác định số lượng SPHT hàng ngày, đến cuối tháng lập Bảng kê lương SP theo bước công đoạn hoàn thành của từng công nhân. Ví dụ: Bảng kê lương SP tháng 10/2006 của công nhân Lại Vân Anh Tổ 3 - Phân xưởng I. Biểu số 2.9: BẢNG KÊ LƯƠNG SP CỦA CÔNG NHÂN LẠI VÂN ANH TỔ 3- PX I Tháng 10/2006 Ngày Mã hàng Công đoạn sản xuất Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) I Mã HO-5475 06 Chắp vai con 10 258 2.580 Chắp sườn 15 387 5.805 Chắp sống cổ 20 240 4.800 … … … … Cộng 359.600 II Mã FO3-82X … … … 07 Tra cổ, đầu ve 9 300 2.700 … … … … Cộng 190.900 … … … … Cộng 652.400 Cuối tháng, Tổ trưởng các tổ SX sẽ tiến hành đối chiếu với Thủ kho, Quản đốc, đồng thời lập Bảng kê lương SP của tất cả các thành viên trong tổ gửi lên Phòng kế toán. Bộ phận kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào biểu định mức đơn giá tiền lương, Bảng kê lương của các tổ gửi lên, Bảng xác định quỹ lương SX kế hoạch và số lượng SPHT của từng tổ để tính lương cho từng tổ và kiểm tra lại lương của từng công nhân. Ví dụ: Tính lương SP cho Phân xưởng I. Trong tháng 10/2006, Phòng kế toán nhận được Bảng kê lương của tất cả công nhân Phân xưởng , đồng thời nhận được liên thứ 2 “Phiếu nhập kho” của Tổ 3 do Thủ kho gửi lên. Trong tháng, tổng số SPHT nhập kho thuộc tất cả các mã hàng do công nhân Tổ 3-PX I sản xuất là 8.015 áo Jacket. Biểu 2.10: Xí nghiệp may Vạn Xuân 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO Số: 45 Ngày 15 tháng 10 năm 2006 Tên người giao hàng: Nguyễn Thu Huệ Theo Chứng từ số: 66 Địa chỉ: Tổ 3 – PX I Nhập lại kho: Thành phẩm TT Tên hàng Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền(đ) Theo CT Thực nhập 1 Áo jacket Mã HO-5475 Cái 1.789 8.600 15.385.400 2 Áo jacket Mã F03-82Y Cái 1.325 … … … … … … … … … Cộng 8.015 Nhập, ngày 20 tháng 10 năm 2006 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ Phiếu nhập kho này Kế toán tiến hành lập “Bảng kê thanh toán lương SP” cho tổ sản xuất số 3. Biểu số 2.11 Xí nghiệp may Vạn Xuân Tổ sản xuất 3 – PX I BẢNG KÊ THANH TOÁN LƯƠNG SẢN PHẨM Tháng 10 năm 2006 Tổ trưởng: Nguyễn Thu Huệ STT Tên SP Đơn vị tính Số lượng Đơn giá lương(đ) Thành tiền(đ) 1 Mã HO-5475 Cái 1.789 8.600 15.385.400 2 … … … … … … … … … … Cộng 50.967.944 Qua đó ta thấy tiền lương SP tháng 10/1006 của công nhân Lại Vân Anh là 652.400đ, và lương SP của toàn bộ công nhân Tổ 3 – PX I là 50.967.944đ. Như vậy, Phòng kế toán chỉ tính lương cho từng tổ dựa trên số lượng SP nhập kho, còn lương từng công nhân sẽ do từng Tổ trưởng, Quản đốc tiến hành. Lương thưởng: Để động viên CNSX, giúp đỡ nâng cao đời sống công nhân, Xí nghiệp áp dụng chế độ lương thưởng ABC. Theo chế độ này, từng tổ, bộ phận các tổ SX vào cuối tháng sẽ tiến hành bình xét chế độ thưởng ABC, cơ sở để bình xét bao gồm nhiều yếu tố nhưng trước hết là các “Bảng chấm công”, ý thức trách nhiệm của họ…Sau khi bình xét xong, các tổ tiến hành gửi các bảng bình xét lên Phòng tổ chức xét duyệt, sau đó gửi các bảng đó lên Phòng kế toán tài chính để lĩnh thưởng. Kế toán tiền lương sau khi nhận được các bảng bình xét sẽ tiến hành tính lương thưởng cho công nhân theo tỷ lệ: Loại A thưởng 15% theo lương SP, Loại B thưởng 10% theo lương SP, Loại C thưởng 5% theo lương SP, chế độ lương thưởng được áp dụng cho mọi lao động có thời gian làm việc tại Xí nghiệp từ 3 tháng trở lên. Ví dụ: Trong tháng 10/2006, Tổ sản xuất 3-PX I có Bảng tính lương thưởng cho công nhân sau: Biểu số 2.12: BẢNG TÍNH LƯƠNG THƯỞNG CHO CÔNG NHÂN TỔ 3 – PX I Tháng 10/2006 Đơn vị: đồng STT Họ và tên Chức vụ Xếp loại Tiền lương SP Mức tiền lương thưởng 1 Lại Vân Anh CN A 652.400 97.860 2 Nguyễn Thị Hà CN A 760.500 114.075 3 Trần Thị Nga CN C 613.200 30.660 4 Đỗ Trung Hà CN B 663.800 66.380 … … … … … … Cộng 50.967.944 4.560.100 Lương thưởng cho công nhân SX sẽ được tính vào CPNCTT và nằm trong giá thành gia công của lô hàng. Lương phụ cấp: Lương phụ cấp hiện nay của CNSXTT tại Xí nghiệp may Vạn Xuân bao gồm các khoản: Phụ cấp ăn ca: Được tính chung cho CNSXTT trong toàn khối sản xuất với mức cố định là 2.000đ/ngày công thực tế. Phụ cấp tiếng ồn: được tính theo 3% lương SP Phụ cấp bảo dưỡng máy: được quy định chung là 8.000đ/công nhân/tháng. Biểu số 2.13: BẢNG TÍNH PHỤ CẤP LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN TỔ 3 – PX I Tháng 10/2006 TT Họ và tên CV Lương SP(đ) NLV TT (ngày) Phụ cấp lương(đ) P/c ăn ca P/c tiếng ồn P/c BD máy Cộng 1 Lại Vân Anh CN 652.400 25 50.000 19.572 8.000 77.572 2 Nguyễn Thị Hà CN 760.500 26 52.000 22.815 8.000 82.815 3 Trần Thị Nga CN 613.200 15 30.000 18.396 8.000 56.396 … … … … … … … … Cộng 50.967.944 260 520.000 1.529.038 160.000 2.209.038 Sau khi tính toán xong lương SP, lương thưởng, phụ cấp, kế toán tiền lương tiến hành lập “Bảng tính lương phân xưởng” cho toàn bộ CNSXTT trong XN. Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc tính và thanh toán lương của bộ phận SX trực tiếp như: Bảng phân tích lương, Bảng kê chi tiết lương…kế toán tiến hành lập “Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp” (Biểu số 2.14) cho từng mã hàng SX hoàn thành nhập kho trong tháng. Trong tháng, tổng số SPHT thuộc các mã hàng khác nhau của Tổ 3 – phân xưởng I là 8.015 áo. Ta có CPNCTT SX mã hàng HO-5475 tính được: CPNCTTHO - 5475 = 57.737.082 x 1.789 = 12.887.291đ 8.015 Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp: bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ được trích với tỷ lệ 19% theo tiền lương phải trả cho CNTTSX và tính vào chi phí kinh doanh với tỷ lệ cụ thể như sau: BHXH được trích bằng 15% tiền lương thực tế. BHYT được trích bằng 2% tiền lương thực tế. KPCĐ được trích bằng 2% tiền lương thực tế. Hàng tháng, kế toán tính lương cho các bộ phận trong toàn Xí nghiệp nói chung và cho bộ phận SX trực tiếp nói riêng, thực hiện trích 19% các khoản theo quy định và lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cũng như các tài liệu có liên quan đến toàn bộ quá trình tính và thanh toán lương cho CNTTSX để vào các Sổ chi tiết TK 334, TK 338, TK 622…, lập Chứng từ ghi sổ và Sổ cái các TK 334, TK 338, TK 622… Khi chi lương, nộp BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ vào các Phiếu chi, kế toán lập Sổ chi tiết TK 622 (Biểu số 2.15), Chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.16)và Sổ cái (Biểu số 2.17). Biểu số 2.17 Xí nghiệp may Vạn Xuân 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội SỔ CÁI Năm 2006 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Đơn vị: đồng Ngày tháng Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 31/10 47 26/10 TL của bộ phận SXTT 334 235.480.427 31/10 47 26/10 Các khoản trích theo lương 338 44.741.281 Kết chuyển vào giá thành 154 280.221.708 Cộng phát sinh 280.221.708 280.221.708 Số dư cuối tháng Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) c. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung CPSXC hiện nay tại Xí nghiệp may Vạn Xuân bao gồm các khoản mục sau: Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. CP vật liệu, CCDC dùng chung phục vụ cho SX trong phạm vi phân xưởng. CP khấu hao TSCĐ và sửa chữa TSCĐ ở phạm vi phân xưởng. Các khoản CP khác phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng. Tập hợp chi phí sản xuất chung CPSXC được tập hợp tại Phòng kế toán tài chính của XN trên cơ sở những Chứng từ, sổ sách kế toán ghi chép trong kỳ và được phân bổ cho từng mã hàng. Tất cả các khoản mục CPSXC được tập hợp vào TK 627 và được ghi vào Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung. Phương pháp tập hợp một số khoản mục CPSXC chủ yếu tại Xí nghiệp may Vạn Xuân được thực hiện như sau: Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: CP nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên phân xưởng, đây là bộ phận gián tiếp phục vụ cho SX trực tiếp, bao gồm: Quản đốc, thủ kho, tạp vụ, nhà bếp…được tính lương gián tiếp căn cứ vào SP bình quân ngày công của CNTTSX. Lương của người lao động ở bộ phận này được tính theo công thức: Lương gián tiếp = Lương SP gián tiếp + Thưởng. Trong đó: Lương SP gián tiếp được tính dựa trên lương SP bình quân ngày công của CNTTSX. Lương SP gián tiếp = Ngày công làm việc thực tế x Lương bình quân ngày công x Hệ số lương Lương bình quân ngày công của một công nhân = S Tiền lương SP các phân xưởng Số ngày công chế độ x SSố lao động các phân xưởng Hệ số lương được quy định cụ thể cho từng đối tượng gián tiếp: Quản đốc: 1,6 Thủ kho: 1,3 Bảo vệ: 0,9 Tạp vụ: 0,7 Nhà bếp: 0,8 KCS: 1,2 Ví dụ: Tháng 10 năm 2006, Quản đốc Xí nghiệp may Vạn Xuân là Hồ Thị Mai có: Ngày công làm việc thực tế: 25 ngày. Hệ số lương: 1,6. Tổng số lao động các phân xưởng: 289 người. Số ngày công chế độ: 24 ngày. Tổng tiền lương SP các Phân xưởng: 200.568.000đ Ta có: Lương bình quân = 200.568.000 = 28.917đ/người/ngày 24 x 289 Như vậy, Lương SP gián tiếp sẽ là: 25 x 28.917 x 1,6 = 1.156.680đ. Bên cạnh đó, Quản đốc Mai được bình xét loại A trong tháng, nhân viên này được hưởng mức lương thưởng là: 1.156.680 x 15% = 173.502đ. Như vậy, Tổng lương SP mà nhân viên này được nhận là: 1.156.680 + 173.502 = 1.330.182đ. Từ cách tính trên ta có Bảng tính lương bộ phận SX gián tiếp (Biểu số 2.18). Biểu số 2.18: BẢNG TÍNH LƯƠNG BỘ PHẬN SẢN XUẤT GIÁN TIẾP Tháng 10 năm 2006 TT Họ và tên Ngày công HS lương XL Lương SP(đ) Thưởng (đ) Tổng(đ) 1 Hồ Thị Mai 25 1,6 A 1.156.680 173.502 1.330.182 2 Lê Văn An 24 0,9 A 624.607 93.691 718.298 … … … … … … … … Cộng 20.060.828 2.089.716 22.150.544 Cuối mỗi tháng, kế toán XN tập hợp toàn bộ CP nhân viên phân xưởng ghi vào bên Nợ TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”. Khoản mục này được phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 2.19). Biểu số 2.19 Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng Kế toán tài chính BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng TT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334-Phải trả CNV TK 338-Phải trả phải nộp khác Lương P/c Cộng Có TK 334 3382 3383 3384 Cộng Có TK 338 1 TK 622CPNCTT … … 235.480.427 … … … 44.741.281 2 TK 627-CPSXC … … 22.150.544 … … … 4.208.603 3 TK 641-CPBH … … … … … … … 4 TK642CPQLDN … … … .. … … … 5 TK 138-PTK … … … … … … … Cộng … … … … … … … Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán chi phí CCDC dùng chung phục vụ cho SX ở phân xưởng: CP CCDC dùng chung phục vụ cho SX ở phân xưởng được tập hợp riêng vào TK 6273 “Chi phí công cụ dụng cụ”. Cuối mỗi tháng, kế toán tập hợp toàn bộ CP CCDC và ghi vào Bảng phân bổ công cụ dụng cụ (Biểu số 2.20). Biểu 2.20 Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng Kế toán tài chính BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Trích) Đơn vị: đồng STT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 153 - CCDC HT TT 1 TK 627 – CPSXC 13.027.017 … … … Cộng Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ: Ở Xí nghiệp may Vạn Xuân, CP khấu hao TSCĐ, máy móc thiết bị phục vụ cho SX ở phân xưởng được tính theo tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định đối với Ngành dệt may (Thông tư số 1062/BTC và Nghị định 59/CP). Căn cứ vào tỷ lệ khấu đã được quy định hàng tháng, kế toán tính khấu hao TSCĐ theo công thức: Mức khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm 12 Kết quả của việc tính khấu hao TSCĐ được thể hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 2.21). Biểu số 2.21 Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng Kế toán tài chính BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ lệ KH (%) TK 6274 TK 641 … PX I PX II 1 Nhà xưởng, vật kiến trúc 3.504.309.798 3,2 3.200.669 3.144.000 … 2 Máy móc thiết bị 4.484.915.216 12 25.600.000 20.066.962 … Cộng 28.800.669 23.210.962 Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hiện nay tại Xí nghiệp may Vạn Xuân không thực hiện việc trích trước CP sửa chữa TSCĐ, bởi vậy khi phát sinh CP sửa chữa TSCĐ dùng cho SX tại các phân xưởng sẽ được hạch toán trực tiếp vào TK 627 theo đối tượng có liên quan. Kế toán các khoản CP dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Khi phát sinh các khoản CP dịch vụ mua ngoài và các CP khác bằng tiền, kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ, hoá đơn để ghi trực tiếp cho các đối tượng sử dụng. Ví dụ: Trong tháng 10, khoản CP dịch vụ mua ngoài của Xí nghiệp bao gồm tiền điện, nước, điện thoại…phục vụ SX và quản lý là 14.311.284đ. Khoản CP khác bằng tiền của XN được tổng hợp là 25.311.284đ. Kế toán dựa vào các hoá đơn và Phiếu chi để tổng hợp CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền. Biểu số 2.22: Xí nghiệp may Vạn Xuân Mẫu số: 02 - TT 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 PHIẾU CHI Số: 31 Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Họ, tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Thanh Địa chỉ: Phân xưởng I Lý do chi: Chi tạm ứng cho nhân viên phân xưởng I trong tháng mua CCDC xuất dùng ngay không qua kho. Số tiền: 14.311.284 (viết bằng chữ): Mười bốn triệu ba trăm mười một nghìn hai trăn tám tư đồng. Kèm theo…chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười bốn triệu ba trăm mười một nghìn hai trăm tám tư đồng. Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tập hợp chi phí sản xuất chung toàn Xí nghiệp Cuối tháng, căn cứ vào các tài liệu đã lập về các khoản CPSXC, kế toán tiến hành lập Bảng tập hợp CP chung toàn Xí nghiệp (Biểu số 2.22). Phân bổ chi phí sản xuất chung: Cách phân bổ CPSXC của Xí nghiệp may Vạn Xuân cũng tương tự như cách phân bổ CP chuyển NVLTT. Theo đó, tổng lương SP của từng mã hàng sẽ được lựa chọn làm tiêu thức phân bổ. Ví dụ: Để phân bổ CPSXC cho mã hàng HO-5475 theo hợp đồng ký kết trong tháng 10/2006 giữa XN với hãng Amarex của Anh, kế toán căn cứ vào, Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu và Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung …để lấy số liệu tính toán: Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ: 131.020.363đ Tổng số tiền lương SP của CNSXTT SX tất cả các mã hàng là: 200.568.000đ. Tổng số lương SP trong tháng của mã HO-5475 là: 15.385.400đ Như vậy, số CPSXC phân bổ cho 1.789 SP mã HO-5475 hoàn thành nhập kho trong tháng là: CP SXC mã HO-5475 = 131.020.363 x 15.385.400 = 10.050.460đ 200.568.000 Đối với các mã hàng khác SX hoàn thành nhập kho trong tháng cũng được tính toán tương tự, sau khi tính toán phân bổ chi phí SXC cho tất cả các mã hàng, kế toán lập Bảng phân bổ CPSXC (Biểu số 2.24) để làm căn cứ tính giá thành SP trong tháng. Căn cứ vào Bảng phân bổ CPSXC trong tháng, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 627 (biểu số 2.25). Căn cứ vào Bảng tập hợp CPSXC, Bảng phân bổ CPSXC trong tháng, kế toán lập Chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.26) sau đó ghi vào Sổ cái TK có liên quan: TK 627…(Biểu số 2.27). d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp Toàn bộ CPSX có liên quan đến việc tính GTSP của Công ty được tập hợp trên các TK621, 622, 627 (chi tiết theo từng phân xưởng và mã hàng) đều được kết chuyển về TK154. Dựa vào số liệu trên Báo cáo tổng hợp NVLTT, Bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán ghi vào Sổ chi tiết TK 154 (Biểu số 2.28), lập Chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.29) và vào Sổ cái TK 154 (Biểu số 2.30). Biểu 2.28 Xí nghiệp may Vạn Xuân 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Đơn vị: đồng Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Mã HO-5475 BCTHCPNVL 15/10 CPNVLTT 621 8.864.381 BTHCPNCTT 28/10 CPNCTT 622 12.887.291 BPBCPSXC 30/10 CPSXC 627 10.050.460 …………….. … … … Cộng Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.3. Kế toán giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân 2.3.1. Nhiệm vụ quản lý giá thành ở Xí nghiệp Vạn Xuân Công việc quản lý GTSP hiện nay tại Xí nghiệp may Vạn Xuân được tính toán, phân bổ dựa trên đơn giá gia công. Việc quản lý GTSP theo đơn giá gia công là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý và mang tính thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của XN. 2.3.2. Đối tượng tính giá thành tại Xí nghiệp may Vạn Xuân Đối tượng tính GT ở Xí nghiệp may Vạn Xuân được xác định là từng mã hàng SX và đơn vị tính giá là từng SP của mã hàng đó. Sở dĩ Xí nghiệp xác định đối tượng tính GTSP như vậy là do SP SXHT là các SP thuộc các mã hàng, nhưng trong mỗi mã hàng các SP lại có các kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, trong hình thức may gia công thì không có sự phân biệt đơn giá gia công theo kích cỡ SP, nghĩa là các SP có kích cỡ khác nhau nhưng cùng một mã gia công thì có đơn giá gia công như nhau. Với đối tượng tính giá thành như vậy và căn cứ vào đặc điểm SXKD của XN, kỳ tính GTSP tại Xí nghiệp là hàng tháng. 2.3.3. Phương pháp tính GTSP tại Xí nghiệp may Vạn Xuân Hiện nay, Xí nghiệp may Vạn Xuân áp dụng phương pháp tính GT giản đơn để tính GT cho từng mã hàng SX hoàn thành trong tháng. Hàng tháng, căn cứ vào Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu trực tiếp, Bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán lập Bảng tính giá thành sản phẩm từng mã hàng (Biểu số 2.32). Giá thành SP = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành từng mã hàng Sản lượng thực tế nhập kho Đánh giá sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ: Sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ tại Xí nghiệp may Vạn Xuân bao gồm: SP chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ (dưới dạng nguyên liệu); SP chưa may xong (bán thành phẩm cắt); SP chưa là xong (bán thành phẩm may); SP chưa đóng gói (bán thành phẩm là). Tuy nhiên, trong thực tế tại Xí nghiệp, do áp dụng chế độ lương SP đối với lực lượng CNTTSX cho nên đã khuyến khích công nhân tích cực nâng cao năng suất chất lượng SP. Do đó, SPSXDD cuối tháng hầu như không có, thông thường Xí nghiệp không đánh giá sản phẩm dở dang. CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MAY GIA CÔNG Ở XÍ NGHIỆP MAY VẠN XUÂN 3.1 Nhận xét về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may gia công tại Xí nghiệp may Vạn Xuân. 3.1.1. Những ưu điểm cơ bản trong kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may gia công tại Xí nghiệp Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp may Vạn Xuân trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân, qua quá trình tìm hiểu thực tế về tổ chức công tác kế toán tại ĨNnói chung và kế toán CPSX và GTSPmay gia công nói riêng, kết hợp với những kiến thức cơ bản được trang bị trong nhà trường, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét khái quát về kế toán CPSX và GTSP may gia công tại XN. Có thể nói, tuy là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô không lớn nhưng việc quản lý nói chung và kế toán nói riêng của Xí nghiệp may Vạn Xuân được thực hiện một cách hết sức bài bản và khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của XN. Riêng về việc kế toán XN, với số lượng nhân viên kế toán tuy không nhiều nhưng bộ máy kế toán được tổ chức hết sức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc, đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của từng nhân viên kế toán. Các thành viên của Phòng Kế toán tài chính của XN còn rất trẻ, có năng lực chuyên môn khá cao, sự nhiệt tình, năng động cộng với kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán đã giúp cho họ thích ứng nhanh nhạy với Chế độ kế toán mới, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác kế toán. Những nhân tố đó là cơ sở quan trọng để Phòng Kế toán tài chính luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện thu thập và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản tạo đơn vị, giúp ban lãnh đạo XN đánh giá được hiệu quả SXKD của XNvà đề ra các giải pháp quản lý hữu hiệu. Về kế toán CPSX và GTSP may gia công tại XN. Có thể nói, XN đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc tiết kiệm CPSX, hạ thấp GTSP đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng SPSX trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính nước ngoài. Kế toán CPSX và GTSP được ban lãnh đạo hết sức chú trọng và luôn đặt ra là nhiệm vụ trung tâm của XN. Ưu điểm của XN trong công tác này có thể nhận thấy qua các khía cạnh: Việc thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tổng sản lượng thực tế đối với các phân xưởng thực sự đã kích thích được công nhân sản xuất quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy năng suất lao động của từng phân xưởng nói riêng và của toàn XN nói chung. XN không chỉ giao khoán lương cho phân xưởng mà còn định ra quy chế thưởng ABC. Điều này làm cho số lượng SPHT nhập kho nhanh chóng, hạn chế đến mức tối đa SPDD và giá trị nguyên vật liệu thu hồi tương đối lớn. Thực hiện được điều đó trong điều kiện hiện nay quả đã là một thành công rất lớn của Xí nghiệp may Vạn Xuân. Tại Xí nghiệp may Vạn Xuân, kỳ tính giá thành là 1 tháng đảm bảo việc cung cấp số liệu được kịp thời cho yêu cầu quản trị của XN. Nhìn chung các bộ phận SX ở XN đều được nhân viên kinh tế theo dõi và cung cấp số liệu một cách đầy đủ và kịp thời. Nhờ vậy, CPSX được theo dõi ngay tại thời điểm phát sinh, khuyến khích ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất của người lao động, góp phần hạ GTSP cũng như nâng cao chất lượng SP. CPSX, GTSP được tính toán hàng tháng là thông tin cần thiết cung cấp cho bộ máy QLXN, phân tích tình hình biến động các khoản mục CP trong GTSP, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp, kịp thời. 3.1.2. Những tồn tại trong kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân Bên cạnh những ưu điển cơ bản nêu trên, cũng như rất nhiều DN Nhà nước khác trong điều kiện thay đổi cơ chế mới, Xí nghiệp may Vạn Xuân cũng đang gặp phải không ít những khó khăn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kế toán của XN nói chung cũng như kế toán CPSX và GTSP nói riêng. Sự hạn chế nêu trên thể hiện qua các khía cạnh sau: Một là, về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại Xí nghiệp Hình thức kế toán đang được áp dụng tại XN là hình thức Chứng từ ghi sổ, tuy nhiên việc thực hiện chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Hiện nay, kế toán chỉ căn cứ vào các Chứng từ gốc, sau đó lập Chứng từ ghi sổ và ghi thẳng vào Sổ cái các tài khoản, không qua Sổ đăng ký chứng từ. Do đó, phần số hiệu, ngày tháng của các Chứng từ ghi sổ dễ bị vàp sổ nhầm, dẫn đến sai lệch thông tin. Kế toán XN sử dụng phần mềm Olympia để quản lý các loại vốn bằng tiền, trong khi các phần hành khác đều được thực hiện thủ công khiến cho công việc ghi chép không đồng bộ. Khi có yêu cầu báo cáo của cấp trên, kế toán lại phải bóc tách số liệu từ các sổ kế toán trên máy để ghi thủ công, như vậy công việc dễ chồng chéo, không thuận tiện. Vì vậy, XN cần xem xét, nghiên cứu áp dụng hoàn chỉnh kế toán máy vào công việc. Hai là, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chưa chặt chẽ Về phương pháp tập hợp chi phí NVLTT: Kế toán XN đã không hạch toán chi tiết NVL chính và phụ mà thực hiện quản lý NVL như nhau theo định mức. Trong khi, để sản xuất ra một sản phẩm đòi hỏi rất nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau, yêu câù đặt ra là phải quản lý chi tiết đối với các loại nguyên phụ liệu đó. Về phương pháp tập hợp CPNCTT: Tiền lương của từng bộ phận trong Xí nghiệp là theo một tỷ lệ nhất định do Xí nghiệp đặt ra, đây là điều mà XN cần lưu tâm đặc biệt bởi mức độ phức tạp trong công việc của từng khâu SX là khác nhau. Do vậy, Xí nghiệp cần phải xác định tỷ lệ chia lương sao chô hợp lý, đảm bảo tính công bằng, tiền lương phải phản ánh đúng mức hao phí lao động. Hiện tại, XN không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Nếu tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột biến trong khi SP trong kỳ giảm đi đáng kể thì số tiền lương được phân bổ vào giá thành SP làm giá thành bị biến động bất hợp lý. Vì vậy, XN nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSXTT nói riêng cũng như các bộ phận lao động khác nói chung tong toàn XN. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung: Hiện tại ở XN, khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán XN hạch toán trực tiếp vào TK 627 mà không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, điều này sẽ gây ra sự biến động về giá thành và cũng gây bất lợi không nhỏ cho XN. 3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại Đây là những vướng mắc khó tránh khỏi nhất là trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán mới theo Quyết định 15/BTC ngày 11/6/2006. Chế độ kế toán mới được áp dụng chưa lâu và vẫn còn nhiều điểm hạn chế đang được tiếp tục sửa đổi và bổ sung, trong khi hoàn cảnh cụ thể của Xí nghiệp là mới chuyển sang thành một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, mọi nghiệp vụ kế toán CPSX và GTSP thay đổi rất nhiều so với trước đây. Công tác trang bị máy móc, phần mềm kế toán và đào tạo lao động kế toán chưa theo kịp với yêu cầu quản lý. 3.2. Một số ý kiến hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành SP may gia công tại Xí nghiệp may Vạn Xuân Trên cơ sở những nhận xét về tình hình thực tế kế toán CPSX và GTSP may gia công tại Xí nghiệp may Vạn Xuân, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến hoàn thiện kế toán CPSX và GTSP của Xí nghiệp. Một là, Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của Xí nghiệp cần thực hiện một cách hoàn chỉnh và đồng bộ. Kế toán Xí nghiệp nên đưa vào sử dụng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cho đúng và đầy đủ với quy định của Nhà nước về hình thức Chứng từ ghi sổ. Đặc điểm của hình thức Chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán các hoạt động kinh tế tài chính được tiến hành tách rời giữa việc ghi sổ theo thứ tự thời gian với ghi sổ theo hệ thống (theo từng tài khoản kế toán tổng hợp). Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán ghi theo thứ tự thời gian, cuối tháng kế toán phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu ở Bảng cân đối số phát sinh với số liệu trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Như vậy, việc không đưa vào sử dụng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sẽ gây khó khăn cho việc đối chiếu số liệu cuối tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với số liệu trên các tài liệu kế toán khác có liên quan, làm giảm đi tính chính xác của số liệu kế toán. Hơn nữa, tác dụng của Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là để giúp kế toán ghi số hiệu, ngày tháng của các Chứng từ ghi sổ, nếu không sử dụng sổ này có thể sẽ dẫn tới tình trạng ghi trùng lắp số hiệu của các Chứng từ ghi sổ. Xí nghiệp có thể thay đổi hình thức kế toán, nếu không Xí nghiệp cần phải hoàn chỉnh ghi chép đưa vào Sổ đăng ký chứng từ theo quy định. Bên cạnh đó, hiện nay Xí nghiệp cũng đã sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm kế toán này được thiết kế dựa trên quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Xí nghiệp nên đầu tư trang bị máy tính và đào tạo nhân viên kế toán sử dụng phần mềm góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, hạn chế những nhầm lẫn và sai sót trong quá trình ghi chép và hạch toán. Mặt khác, hình thức Chứng từ ghi sổ thường được áp dụng tại những đơn vị có quy mô lớn, có nhiều cán bộ nhân viên kê toán và có nhu cầu phân công lao động kế toán cao, trong khi lực lượng cán bộ nhân viên kế toán của Xí nghiệp lại không nhiều. Do vậy, việc nhanh chóng đưa phần mềm kế toán vào sử dụng là giải pháp hiệu quả và mang tính khả thi, nhờ đó sẽ phần nào giảm bớt được khối lượng công việc kế toán, đảm bảo tính chính xác và kịp thời cho việc cập nhật liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, khi lập xong các Chứng từ ghi sổ, kế toán phải vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo đúng với quy định của hình thức sổ này. Cụ thể: sau khi lập xong các Chứng từ ghi sổ số 46, số 47, số 48 và số 49, kế toán XN phải vào Sổ đăng ký chứng từ (Biểu số 3.1). Biểu số 3.1: Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng kế toán tài chính SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ (Trích) Năm 2006 Đơn vị: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 46 26/10 115.558.330 47 28/10 280.221.708 48 30/10 131.020.363 49 31/10 526.800.401 Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hai là, về phương pháp tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất Đối với khoản mục CPNVLTT XN cần quản lý chặt chẽ hơn các loại nguyên vật liệu chính và phụ về mặt số lượng. Hiện tại, XN chưa chi tiết các loại NVL thành NVL chính và nguyên phụ liệu một cách triệt để, như vậy sẽ khó khăn cho việc xác định mức độ tiêu hao thực tế của từng loại NVL so với định mức đặt ra. Để khắc phục điều này, XN nên chi tiết các loại NVLTT thành NVLC như vải các loại, phụ liệu như cúc, chỉ, khuy…Đối với NVLC và phụ liệu lại được theo dõi riêng mức tiêu hao thực tế so với định mức SX của từng mã hàng. Từ đó sẽ xác định chính xác số lượng nguyên vật liệu tiết kiệm hay hao hụt so với định mức để có biện pháp xử lý. Mặt khác, Xí nghiệp cần có chế độ khen thưởng để khuyến khích ý thức tiết kiệm NVL của các bộ phận sản xuất. Việc làm này là hoàn toàn mang lại lợi ích cho XN, bởi vì trong hợp đồng gia công khi giao NVL cho XN, bao giờ khách hàng cũng phải giao thêm một số phần trăm nhất định (3,5%) theo số NVL đó để bù đắp vào những mất mát, hao hụt, kém phẩm chất trong quá trình vận chuyển và trong SX. Nếu số NVL dôi ra đó được tiết kiệm tối đa thì XN sẽ thu được thêm một khoản doanh thu tiết kiệm của mình. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Về chế độ thưởng cho công nhân sản xuất trực tiếp, Xí nghiệp nên áp dụng thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất. Vì nếu tiết kiệm được nguyên vật liệu thì khoản này sẽ được tính vào doanh thu của Xí nghiệp, tiền thưởng cho công nhân sẽ được lấy từ nguồn tiết kiệm tuỳ theo số lượng tiết kiệm được nguyên vật liệu của từng công nhân nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để xác định mức thưởng, trước hết phải biết được lượng tiết kiệm nguyên vật liệu của từng đơn hàng. Trong tháng, khi SPHT nhập kho, các tổ trưởng của các tổ sản xuất thuộc các phân xưởng tổng hợp lượng NVL tiết kiệm được của từng công nhân tổ mình rồi gửi bảng tổng hợp lên Phòng kế toán tài chính của Xí nghiệp để tính ra lương thưởng cho công nhân. Hiện nay Xí nghiệp chỉ thực hiện tính BHXH cho số lao động dài hạn (có hợp đồng từ 3 tháng trở lên). Do vậy, Xí nghiệp nên xem xét lại việc quản lý lao động đặc biệt là đội ngũ lao động ngắn hạn, sau một thời gian làm việc lâu dài Xí nghiệp nên tổ chức ký hợp đồng lao động dài hạn và cho họ hưởng chế độ đóng BHXH. Điều này là hết sức quan trọng với Xí nghiệp vì theo chế độ, tất cả các doanh nghiệp sau khi đã ký hợp đồng lao động ngắn hạn với người lao động sau 2 lần thì phải ký hợp đồng dài hạn với họ và phải tổ chức đóng BHXH cho họ. Khi được hưởng những ưu đãi này chắc chắn người lao động sẽ yên tâm lao động và sẽ cố gắng hết mình cho Xí nghiệp, nâng cao hiệu quả SXKD… Xí nghiệp nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp nói riêng cũng như các bộ phận lao động khác nói chung trong toàn Xí nghiệp. Hiện tại, Xí nghiệp không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Theo chế độ quy định, một năm người lao động được nghỉ phép 12 ngày, mặt khác, Xí nghiệp có tới trên 287 lao động và trong đó trên 70% là lao động nữ và công nhân sản xuất trực tiếp chiếm tới trên 88,55%. Lương công nhân trực tiếp biến động thường xuyên nhưng Xí nghiệp không trích trước tiền lương nghỉ phép cho CBCNV. Nếu tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột biến trong khi sản phẩm trong kỳ giảm đi đáng kể thì số tiền lương được phân bổ vào giá thành sản phẩm sẽ làm giảm giá thành bị biến động bất hợp lý. Kế toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép như sau: Hàng tháng, trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Số tiền công nhân nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ TK 335 Có TK 334 Trên cơ sở đó, tính giá thành sản phẩm trong tháng không bị biến động do số lao động nghỉ phép nhiều hay ít. Sau khi tính tổng số tiền lương nghỉ phép trong năm nên giao xuống từng phân xưởng, tổ sản xuất. Do đó, trong CPNCTT đã bao gồm cả mức trích trước tiền lương nghỉ phép. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung Để không ảnh hưởng tới SX và GTSP trong kỳ và để chủ động hơn đối với việc sửa chữa lớn TSCĐ, Xí nghiệp cần trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, và sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả” để hạch toán. Khi trích trước CPSCL TSCĐ theo kế hoạch, kế toán ghi: Nợ TK 627,641,642 Có TK 335 Nếu sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 2413 - Chi phí SCL TSCĐ Nếu sửa chữa ngoài kế hoạch, kế toán ghi: Nợ TK 142 Có TK 2413 Cuối tháng phân bổ dần vào CPSXKD, kế toán ghi: Nợ TK 627,641,642 Có TK 142 3.3. Điều kiện hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Xí nghiệp may Vạn Xuân Bên cạnh những ưu điểm của mình, kế toán CPPSX và GTSP ở Xí nghiệp may Vạn Xuân vẫn còn có những nhược điểm cần khắc phục. Khắc phục những nhược điểm đó là rất cần thiết đối với XN, vì vậy XN với những nguồn lực của mình có thể thay đổi những mặt còn tồn tại làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động SXKD cũng như mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để hoàn thiện kế toán CPSX và GTSP, XN phải xác định đầy đủ và chính xác đối tượng tập hợp CP và đối tượng tính GT, phải giải quyết những bất cập trong việc thực hiện việc ghi chép các loại chứng từ và sổ sách kế toán. XN nên bắt nhịp nhanh với xu hướng của thời đại, sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác kế toán để việc kế toán nói chung và kế toán CPSX và GTSP nói riêng được nhanh gọn, khoa học và chính xác hơn. Với sự nhận thức được những nhược điểm của mình và việc khắc phục những nhược điểm đó, đưa ra những thay đổi để hoàn thiện kế toán CPSX và GTSP là nhiệm vụ của ban lãnh đạo XN. XN hoàn toàn có thể làm được điều đó bằng những nguồn lực hiện có, đặc biệt là với đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán trẻ, có năng lực và sáng tạo. Bên cạnh đó, Bộ tài chính và Nhà nước đang tiếp tục sửa đổi các chế độ kế toán cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi hơn với từng ngành nghề đặc biệt là đối với ngành dệt may hiện nay đang chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam. Như vậy, XN có thể hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX và GTSP nói riêng cho phù hợp với mục tiêu SXKD và những quy định của Nhà nước. KẾT LUẬN Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm luôn luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt của tất cả các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu cả về lý luận và thực tế để tìm ra được một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tối ưu bao giờ cũng là mục tiêu đặt ra của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với phạm vi của đề tài lựa chọn, qua ba chương của khoá luận tốt nghiệp này, em đã trình bày những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cũng như tình hình thực tế về việc kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân. Trên cơ sở đó, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tại Xí nghiệp. Để hoàn thành được Khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may gia công tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân”, cá nhân em đã nhận đựơc sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể của Thạc sỹ Nghiêm Thị Thà và sự giúp đỡ của các cô chú cán b ộ công nhân viên Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN – NXB TÀI CHÍNH. 2. GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP – PGS.TS NGUYỄN VĂN CÔNG – NXBTC, 2005. 3. HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP – NXBTC, 2005. 4. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH – ĐINH QUỐC KHÁNH. 5. MỘT SỐ TÀI LIỆU KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP MAY VẠN XUÂN -CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VẠN XUÂN. 6. THAM KHẢO MỘT SỐ KHOÁ LUẬN VÀ LUẬN VĂN CỦA CÁC KHOÁ TRƯỚC. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CCDC: Công cụ dụng cụ CNSX: Công nhân sản xuất CNTTSX: Công nhân trực tiếp sản xuất CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp CPNLTT: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp CPSX: Chi phí sản xuất CPSXC: Chi phí sản xuất chung DN: Doanh nghiệp GT: Giá thành GTGT: Giá trị gia tăng GTSP: giá thành sản phẩm KPCĐ: Kinh phí công đoàn NVL: Nguyên vật liệu NVLC: Nguyên vật liệu chính NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp QLDN: Quản lý doanh nghiệp QLXN: Quản lý Xí nghiệp SCL: Sửa chữa lớn SP: Sản phẩm SPDD: Sản phẩm dở dang SPHT: Sản phẩm hoàn thành SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh SXSP: Sản xuất sản phẩm SXTT: Sản xuất trực tiếp TK: Tài khoản TL: Tiền lương TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động XN: Xí nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán CPNVLTT Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán CPNCTT Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán CPSXC Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán CPSXKDDD theo phương pháp KKTX Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán CPSXKDDD theo phương pháp KKĐK Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất SP may sẵn ở Xí nghiệp may Vạn Xuân Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý tại Xí nghiệp Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp may Vạn Xuân Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Xí nghiệp may Vạn Xuân Biểu số 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp may Vạn Xuân năm 2006 Biểu số 2.2: Cơ cấu chi phí của Xí nghiệp may Vạn Xuân năm 2006 Biểu số 2.3: Phiếu xuất kho NVLC (số 20) Biểu số 2.4: Bảng tổng hợp chi phí VLP Biểu số 2.5: Sổ chi tiết TK 621 Biểu số 2.6: Chứng từ ghi sổ (số 46) Biểu số 2.7: Sổ cái TK 621 Biểu số 2.8: Đơn giá chi tiết cho từng công đoạn Biểu số 2.9: Bảng kê lương SP của công nhân Lại Vân Anh-Tổ 3-PXI Biểu số 2.10: Phiếu nhập kho (số 45) Biểu số 2.11: Bảng kê thanh toán lương SP Biểu số 2.12: Bảng tính lương thưởng cho Công nhân tổ 3-PXI Biểu số 2.13: Bảng tính phụ cấp lương cho Công nhân tổ 3-PXI Biểu số 2.14: Bảng tổng hợp CPNCTT Biểu số 2.15: Sổ chi tiết TK 622 Biểu số 2.16: Chứng từ ghi sổ (số 47) Biểu số 2.17: Sổ cái TK 622 Biểu số 2.18: Bảng tính lương bộ phận sản xuất gián tiếp Biểu số 2.19: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Biểu số 2.20: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ Biểu số 2.21: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Biểu số 2.22: Phiếu chi (Số 31) Biểu số 2.23: Sổ tổng hợp CP SXC theo khoản mục Biểu số 2.24: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Biểu số 2.25: Sổ chi tiết TK 627 Biểu số 2.26: Chứng từ ghi sổ (số 48) Biểu số 2.27: Sổ cái TK 627 Biểu số 2.28: Sổ chi tiết TK 154 Biểu số 2.29: Chứng từ ghi sổ (số 49) Biểu số 2.30: Sổ cái TK 154 Biểu số 2.31: Bảng tổng hợp CPSX toàn doanh nghịêp Biểu số 2.32: Bảng tính giá thành sản phẩm mã hàng HO-5474 Biểu số 2.33: Bảng tính giá thành sản phẩm toàn Xí nghiệp Biểu số 3.1: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biểu số 2.5 Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng kế toán tài chính SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu tài khoản: 621 Tên phân xưởng: Phân xưởng I Tên sản phẩm: Áo Jacket Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 4 5 BCTHCPNVL … 15/10 … - Số dư đầu kỳ V/c NVL mã HO-5475 … 152 … 8.864.381 … - Cộng số phát sinh - Ghi có TK 621 - Số dư cuối kỳ 154 115.558.330 115.558.330 Ngày 26 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.6 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 46 Ngày 26 tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 V/c NVLTT 621 152 115.558.330 Cộng 115.558.330 Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.8 Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng Kế hoạch ĐƠN GIÁ CHI TIẾT CHO TỪNG CÔNG ĐOẠN Mã HO-5475 Đơn giá lương SPHT: 8.600đ/áo Đơn vị: đồng STT Bước công đoạn Đơn giá 1 Cắt - Cắt thân - Cắt ống tay … 4.300 860 550 2 May - Chắp vai con - Chắp sườn … 2.580 258 387 3 Hoàn thiện - Tra khoá - Dập cúc … 1.720 172 258 Cộng 8.600 Ngày 05 tháng 10 năm 2006 Trưởng phòng kế hoạch Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.15: SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có BTHNC 20/10 Lương Mã HO-5475 334 12.887.291 338 2.448.585 ………… … Cộng 280.211.708 Ngày 28 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.16: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 47 Ngày 28 tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Cộng Nợ Có Tiền lương và các khoản trích theo lương của CNSX trực tiếp 622 334 235.480.427 280.221.708 338 44.741.281 Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.24 Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng kế toán tài chính BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 10 năm 2006 TT Khách hàng Mã hàng SL nhập kho (áo) ĐG gia công ($) Lương CNSX Chi phí SXC ĐG Thành tiền I Amarex 1 Mã HO-5475 1.789 1,6 8.600 15.385.400 10.050.460 2 … … … … … … … … … … … … … … Cộng 200.568.000 131.020.363 Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.26 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 48 Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 1 2 3 4 Tiền lương trả cho NVPX Trích BHXH, BHYT, KPCĐ CCDC xuất dùng cho PX Chi phí Khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 627 334 338 153 214 331 111 22.150.544 4.208.603 13.027.017 52.011.631 25.311.284 14.311.284 Cộng 131.020.363 Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.27 Xí nghiệp may Vạn Xuân 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội SỔ CÁI Năm 2006 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Đơn vị: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 48 48 48 48 48 48 30/10 30/10 30/10 30/10 30/10 30/10 - Tiền lương trả cho NVPX - Trích theo lương - CCDC xuất dùng cho PX - CP Khấu hao TSCĐ - CP dịch vụ mua ngoài - CP khác bằng tiền 334 338 153 214 331 111 22.150.544 4.208.603 13.027.017 52.011.631 25.311.284 14.311.284 Kết chuyển vào giá thành 154 131.020.363 Cộng số phát sinh Số dư cuối tháng 131.020.363 Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.29 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 49 Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có K/c CPNVLTT 154 621 115.558.330 K/c CPNCTT 622 280.221.708 K/c CPSXC 627 131.020.363 Cộng 526.800.401 Kèm theo … chứng từ gốc Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.30 Xí nghiệp may Vạn Xuân 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội SỔ CÁI (Trích) Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh danh dở dang Số hiệu: 154 Năm 2006 Đơn vị: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 49 31/10 K/c CP NVLTT 621 115.558.330 49 31/10 K/c CPNCTT 622 280.221.708 49 31/10 K/c CPSXC 627 131.020.363 Giá thành SP 155 526.800.401 Cộng số phát sinh 526.800.401 526.800.401 Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.32 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 10 năm 2006 Tên khách hàng: Amarex Mã hàng: HO-5475 Số lượng: 1.789 SP Đơn vị: đồng Khoản mục SPDD đầu tháng CPSX trong tháng SPDD cuối tháng Giá thành SPHT Giá thành đơn vị CP NVLTT CP NCTT CP SXC - - - 8.864.381 12.887.291 10.050.460 - - - 8.864.381 12.887.291 10.050.460 4.955 7.204 5.618 Cộng - 31.802.132 - 31.802.132 17.776 Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.33: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TOÀN XÍ NGHIỆP Tháng 10 năm 2006 Số lượng SPHT: 48.090 áo Jacket. Đơn vị: đồng Khoản mục SPDD đầu tháng CPSX trong tháng SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT CPNCTT CPSXC - - - 115.558.330 280.221.708 131.020.363 - - - 115.558.330 280.221.708 131.020.363 2.403 5.827 2.724 Cộng - 526.800.401 - 526.800.401 10.954 Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.14: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Tháng 10 năm 2006 TT Bộ phận SLNK(áo) Lương SP(đ) Thưởng(đ) Phụ cấp(đ) Cộng(đ) I Phân xưởng I - Tổ 1 - Tổ 2 - Tổ 3: Mã HO-5475 … … … 8.015 1.789 … … … 50.967.944 … … … … 4.560.100 … … … … 2.209.038 … … … … 57.737.082 12.887.291 … II Phân xưởng II … … … … … … … … … … … Cộng 48.090 200.568.000 235.480.427 Ngày 28 tháng 10 năm 2006 Biểu số 2.23 SỔ TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG THEO KHOẢN MỤC Tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng Diễn giải Chi tiết theo khoản mục TK 6271 TK 6273 TK 6274 TK 6277 TK 6278 Cộng CP Nhân viên PX 26.359.147 26.359.147 Công cụ dụng cụ 13.027.017 13.027.017 Khấu hao TSCĐ 52.011.631 52.011.631 CP DV mua ngoài 25.311.284 25.311.284 CP khác bằng tiền 14.311.284 14.311.284 Cộng 26.359.147 13.027.017 52.011.631 25.311.284 14.311.284 131.020.363 Biểu số 2.25 SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi nợ TK 627 SH Ngày tháng TK 111 TK 142 TK 214 TK 331 TK 334 TK 338 BPBTL BPBTL BPBCCDC BPBKH HĐĐN PC 31 30/10 30/10 30/10 30/10 30/10 30/10 - TL trả cho NVPX - Trích theo lương - CCDC xuất dùng cho PX - CP Khấu hao TSCĐ - CP dịch vụ mua ngoài - CP khác bằng tiền 334 338 153 214 331 111 22.150.544 4.208.603 13.027.017 52.011.631 25.311.284 14.311.284 14.311.284 13.027.017 52.011.631 25.311.284 22.150.544 4.208.603 Cộng số phát sinh Ghi Có TK Số dư cuối kỳ 154 131.020.363 131.020.363 Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.31 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN XÍ NGHIỆP Tháng 10 năm 2006 Đơn vị: đồng Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 111 TK 142 TK 152 TK 214 TK 331 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 TK 621 CPNVLTT 115.558.330 TK 622 CPNCTT 235.480.427 44.741.281 TK 627 CPSXC 14.311.284 13.027.017 52.011.631 25.311.284 22.150.544 4.208.603 TK 154 CPSXKDD - Mã HO-5475 8.864.381 12.887.291 10.050.460 … … … … Cộng 14.311.284 13.027.017 115.558.330 52.011.631 25.311.284 257.630.971 48.949.884 115.558.330 280.221.708 131.020.363 Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36568.doc
Tài liệu liên quan