Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì

Đối với nhóm khách đã đến khu du lịch Thác Đa và tiêu dùng sản phẩm du lịch nơi đây: -Du khách khi đến với khu du lịch Thác Đa tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau, tuỳ theo số ngày lưu trú mà sẽ nhận được các món quà lưu niệm có giá trị khác nhau. Nếu là khách lẻ đi tour 1 ngày ở khu du lịch Thác Đa, sẽ nhận được món quà nhỏ như: bút bi, dây đeo chìa khoá. Nếu là khách lẻ đi tour 2 ngày ở khu du lịch Thác Đa sẽ nhận được mũ, nón. Đây là hình thức quảng cáo vật dụng, bởi tất cả các đồ vật được tặng sẽ được ghi những thông tin cần thiết, biểu tượng của khu du lịch Thác Đa, số điện thoại để du khách có thể liên lạc sau. Những vật dụng này du khách có thể tiêu dùng hoặc có thể tặng lại cho người thân, bạn bè như một món quà kỷ niệm. Như vậy, nhiều đối tượng hơn đã biết đến khu du lịch Thác Đa, từ đó kích thích trí tò mò của họ dẫn đến hành vi: muốn đến thăm khu du lịch Thác Đa một lần.

doc98 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bây giờ là Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Việt Nam cũng tham gia vào hội nghị thượng đỉnh ở Riô ĐêGianêrô... Tất cả các giá trị về sự đa dạng, đặc hữu và điển hình đã khiến cho du lịch sinh thái ở Việt Nam thật sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Chính vì tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái nói trên, Tổng cục du lịch đã lựa chọn du lịch sinh thái là chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Có thể thấy rằng: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch hấp dẫn, đạt hiệu quả cao về kinh tế, lại là công cụ hữu hiệu bảo vệ môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, và góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 97/2002/QĐ- TTg ngày 22/7/2002 đã xác định du lịch sinh thái là một trong hai hướng ưu tiên phát triển của du lịch Việt Nam [22,34 á 35]. Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn còn là lĩnh vực còn rất mới mẻ, dù xu hướng du lịch sinh thái đã phát triển ngày càng nhanh mạnh trong nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách. Để du lịch sinh thái thái thật sự phát triển theo đúng nghĩa của loại hình du lịch này, cần phải giải quyết nhiều vấn đề như: qui hoạch bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, giáo dục cộng đồng, thiết kế các tuyến tham quan hợp lý, các hoạt động quảng cáo, vấn đề nhận thức....Những rào cản này đã khiến loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam chưa mang những nét đặc trưng và chưa đảm bảo được các nguyên tắc hay các yêu cầu của du lịch sinh thái. 3.1.3. Cơ hội du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia và phụ cận Vườn quốc gia là nơi lưu giữ các giá trị về đa dạng sinh học với sự phong phú về thành phần loài động vật, thực vật...nên Vườn quốc gia là nơi có những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Ngoài sự đa dạng về sinh học, trong phạm vi Vườn quốc gia và phụ cận còn có nhiều cảnh quan đẹp, có cộng đồng địa phương sinh sống từ bao đời nay đã hình thành bản sắc văn hóa độc đáo. Điều đó đã tạo cho Vườn quốc gia và phụ cận có những điều kiện thuận lợi để khai thác hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái- một loại hình du lịch mới lạ và độc đáo ở Việt Nam. 3.1.4. Tiềm năng và hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Ba Vì và phụ cận Ngày nay, hoạt động du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ... Vườn quốc gia Ba Vì cũng nằm trong xu thế phát triển chung đó. Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên hai đai cao: đai khí hậu nhiệt đới và đai á nhiệt đới (ở độ cao 100m- 1296m ) nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển một số hệ sinh thái điển hình: -Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp -Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng và lá kim á nhiệt đới núi thấp -Hệ sinh thái rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp Theo số liệu điều tra thì đến nay ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì đã phát hiện được 450 loài thuộc 128 họ thực vật, trong số đó có 8 loài quí hiếm là: Bách Xanh, Thông Tre, Sến Mật, Giổi lá bạc, Quyết lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên, Râu hùm. Cây đặc hữu ở khu vực Ba Vì có 2 loài: Cà Lồ Ba Vì và Bời Lời Ba Vì. Đặc biệt ở đây có nhiều loài cây thuốc quí như: Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác liên, Râu hùm, Củ dòm...[17,197á199]. Trong số 259 loài động vật được phát hiện ở Vườn quốc gia Ba Vì có 9 loài thú , 3 loài chim quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là loài Sóc bay ( loài thú đặc hữu, chỉ phân bố ở khu rừng ẩm thường xanh ), Sơn Dương, Trĩ, Gà lôi trắng và Công [17,199] Ngoài các giá trị về đa dạng sinh học, khu vực Vườn quốc gia Ba Vì và phụ cận còn có nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn như: Hồ Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, đỉnh Tản Viên, đỉnh Vua, đền Thượng, đền thờ Bác Hồ, bản Dao Yên Sơn...[17,149] Hiện nay, vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có hơn 10 doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đã và đang khai thác du lịch, trong đó có 5 công ty đã đi vào kinh doanh, các công ty khác đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Trong số này đã có 7 công ty thuê đất rừng và rừng của Vườn quốc gia Ba Vì để kinh doanh du lịch. Theo số liệu thống kê, diện tích đất của công ty thuê của Vườn quốc gia để hoạt động du lịch theo bảng sau: Bảng 16: Diện tích rừng và đất rừng của các công ty thuê của Vườn quốc gia Ba Vì: Đơn vị: ha STT Nội dung Tổng S thuê khoán S địa phương giao S VQG giao S cần phục hồi rừng 1 CT cổ phần du lịch Ao Vua 240 133 107 2 CT du lịch thương mại Cường Thịnh 100 50 50 21,6 3 CT cổ phần và xây dựng Bình Minh 450 110 340 9,2 4 CT công nghệ Việt Mỹ ( Thác Đa) 89,9 16,3 73,6 21,6 5 CT du lịch Khoang Xanh- Suối Tiên 149,5 37 112,5 23,4 6 CT du lịch Thanh Long 26,4 0,7 25,7 7 CT du lịch Suối Mơ 256 21 235 107,6 Tổng cộng 1.331,8 368 943,8 186,4 Nguồn: Phiếu điều tra và hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Vì, 2004 [14,117]. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì 3.2.1 Giải pháp1: Phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn VQG Ba Vì 3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp: -Bảo vệ và quản lý tài nguyên du lịch -Sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch theo nguyên tắc phát triển bền vững, tức là sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho nhu cầu tiêu dùng hiện tại mà không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của thế hệ tương lai. -Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sinh thái với sự phát triển du lịch sinh thái, phát triển bền vững và môi trường thông qua các chương trình giáo dục và tuyên truyền. -Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý, bảo vệ và phục vụ trong ngành du lịch, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững, trong đó có du lịch sinh thái. -Tạo cơ sở cho khu du lịch tồn tại và phát triển ổn định vì các giá trị về thiên nhiên luôn luôn được bảo vệ, cũng là bảo vệ tài nguyên du lịch của khu du lịch Thác Đa. -Để lại hình ảnh tốt đẹp nhất về các giá trị tự nhiên của khu du lịch trong tâm trí du khách. -Giúp khách nhận thức được những giá trị tự nhiên mà họ sẽ được tận hưởng so với các đối thủ cạnh tranh khác của khu du lịch. -Xác định trách nhiệm của từng đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái là: các nhà hoạt động chính sách, các nhà quản lý lãnh thổ, các nhà điều hành du lịch, hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch và cộng đồng địa phương. 3.2.1.2. Căn cứ đề xuất giải pháp -Căn cứ vào sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch sinh thái như một xu hướng trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam được biết đến như một đất nước giàu tiềm năng về du lịch sinh thái. Tuy nhiên, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái đang diễn ra theo kiểu: “ mạnh ai người nấy làm”, ít nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sự đa dạng sinh thái tại nơi diễn ra các hoạt động du lịch sinh thái hoặc hoạt động du lịch mang màu sắc du lịch sinh thái. -Căn cứ vào thực trạng hoạt động du lịch diễn ra tại khu du lịch Thác Đa: mục đích chuyến đi của khách đa phần là tham gia loại hình du lịch hội nghị, hội thảo kết hợp với du lịch sinh thái, tận hưởng các giá trị tự nhiên khu du lịch mang lại. -Căn cứ vào nhiệm vụ đã cam kết của khu du lịch Thác Đa. Đó là vừa khai thác tài nguyên du lịch phục vụ du khách bằng các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, vừa đảm bảo thực hiện hai nhiệm vụ: +Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc +Tham gia vào việc giữ gìn, tôn tạo Vườn quốc gia Ba Vì. 3.2.1.3. Nội dung của giải pháp. Khu du lịch Thác Đa là một trong những khu du lịch thuê diện tích đất rừng của Vườn quốc gia Ba Vì để khai thác hoạt động kinh doanh du lịch, nên khu du lịch Thác Đa gắn bó mật thiết trong mối quan hệ với Vườn quốc gia Ba Vì. Do vậy, việc đề xuất giải pháp cho khu du lịch sinh thái Thác Đa cũng liên quan tới sự phát triển bền vững ở Vườn quốc gia Ba Vì. Giải pháp gồm hai nội dung sau: Nội dung 1: Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Môi trường là một trong những yếu tố có tác động lớn đến hoạt động du lịch. Mức độ tác động của các hoạt động kinh doanh và ý thức bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút và giữ chân du khách [22,38]. Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Nếu như các loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ [1,20]. Một trong những sản phẩm du lịch của khu du lịch sinh thái Thác Đa, theo như tên gọi của khu du lịch, chính là tuor du lịch sinh thái. Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Qua thực tế hoạt động kinh doanh tại khu du lịch Thác Đa, mọi hoạt động du lịch đều gây ra tác động đến môi trường, loại hình du lịch sinh thái cũng không nằm ngoài trường hợp đó. Nhưng mức độ tác động đến môi trường và hệ sinh thái có nhẹ nhàng hơn. Đối với khu du lịch sinh thái Thác Đa, nếu không có những biện pháp giữ gìn môi trường và duy trì hệ sinh thái, sẽ không có sự phát triển bền vững và không còn môi trường thiên nhiên để khai thác cho hoạt động du lịch, để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khoá luận xin đề xuất một số giải pháp để bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: +Về vấn đề bảo vệ môi trường: -ở khu du lịch Thác Đa, tất cả các thùng đựng rác đều được thiết kế như những gốc cây và được phân bố tương đối hợp lý (cách 20m lại có một thùng đựng rác), thuận tiện cho du khách vứt rác. Tuy nhiên, các thùng đựng rác rất “ sinh thái” này lại có một điểm yếu. Các gốc cây đựng rác rất sâu mà lại không có lõi bên trong, gây khó khăn cho việc thu gom rác thải. Nên chăng có một ruột nhựa bên trong để khi dọn thùng rác có thể kéo ruột nhựa lên đổ rác. Hoặc ở giữa thùng rác có đặt giá nhựa ba chân để treo các túi nilong khác mầu nhau để phân loại rác thải với qui uớc như sau: Túi mầu trắng đựng rác sinh hoạt bình thường Túi mầu vàng đựng giấy, báo Túi mầu xanh lơ đựng vỏ chai nhựa Túi mầu xanh lá cây đựng cây cỏ Túi mầu đen đựng các vật liệu chuyên dụng như thuỷ tinh... Phân loại rác thải ngay từ đầu sẽ giúp cho việc xử lý rác thải nhanh hơn, có hiệu quả hơn, tiết kiệm được nguồn nguyên liệu tái sinh. -Khuyến khích khách du lịch sử dụng các loại giấy tái sinh, giấy dễ phân huỷ để gói đồ dùng khi đi du lịch mà hạn chế việc sử dụng nilong khó phân huỷ. -Sử dụng công nghệ sinh thái trong môi trường nội vi và ngoại vi của khu du lịch Thác Đa: Cung cấp lương thực, thực phẩm bằng việc trồng vườn và chăn nuôi Nước thải sau khi xử lý (lắng, lọc) có thể dùng để tưới cây. Đặt những khẩu hiệu thu hút sự chú ý của khách như: “ Thay vì sử dụng điều hoà nhiệt độ, hãy tận hưởng làn gió thiên nhiên tuyệt vời ở Thác Đa” (Suggest guests should enjoy fresh air rather than air conditioning). Việc làm này nếu khách du lịch ủng hộ, sẽ đem lại ba lợi ích: Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái; giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh; có thể dùng làm lợi thế quảng cáo. Năng lượng dùng cho bộ phận nhà bếp, nhà hàng phải là năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm. Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió để tiết kiệm nguồn điện. -Phối hợp các ban, ngành chức năng liên quan để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường. -Hướng dẫn du khách tuân thủ mọi qui định của khu du lịch để du khách không có những hành động ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan sinh thái tự nhiên. Du khách chỉ để lại những dấu chân đối với môi trường tự nhiên, sinh thái. +Vấn đề duy trì hệ sinh thái -Quản lý sức chứa: Xác định sức chứa chính xác để hạn chế sự đông đúc. Sức chứa chính là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận, nó chính là lượng khách đến tới hạn không vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường làm xuất hiện các tác động sinh thái do bản thân du khách và tiện nghi sử dụng của họ gây ra. Tuân thủ công thức sau: CPI= Trong đó: CPI: Sức chứa thường xuyên. AR: Diện tích của khu vực. a:Tiêu chuẩn không gian tối thiểu (Diện tích cần cho một người) [17,24]. a: Trong 1 ha trong một thời điểm không quá 10 người. Lượng khách tối đa trong một thời điểm tính cho khu du lịch Thác Đa: CPI=AR/a=89,9ha/1/10=89,9x10=899 khách Lượng khách tối đa trong một thời điểm tính cho Vườn quốc gia Ba Vì: CPI= AR/a=11.097,5/1/10=11.097,5x10=110.975 khách. Như vậy, sức chứa tối đa của khách du lịch trong một thời điểm là 899 khách đối với khu du lịch sinh thái Thác Đa và 110.975 khách đối với Vườn quốc gia Ba Vì. -Hệ sinh thái được duy trì khi các thành phần trong hệ tồn tại và gắn bó hữu cơ với nhau. Một trong các thành phần phát triển mất cân đối, mất cân bằng so với các thành phần khác, đó là lúc hệ sinh thái bị phá vỡ. Do vậy, phải làm giảm sự phát triển ồ ạt của thành phần phát triển thái quá đó. Ví dụ: Bướm gây hại có thể sinh sôi, nảy nở tràn lan, phá vỡ cảnh quan môi tường tự nhiên, môi trường sinh thái. Do vậy, để duy trì hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng, cần vợt bướm, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến để làm thành những bộ sưu tập kỳ thú. Những bộ sưu tập này sẽ là những món quà lưu niệm hấp dẫn du khách. -Trồng thêm nhiều cây xanh để thực hiện nhiệm vụ của khu du lịch Thác Đa là phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đây cũng là cách thức để môi trường sinh thái ở khu du lịch Thác Đa được phát triển hài hoà, cân bằng vì sự phong phú và đa dạng của các loài cây xanh. Nội dung 2: Nâng cao lợi ích cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái *Đối với cộng đồng địa phương: -Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc phát triển du lịch sinh thái, tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái đối với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những thông tin về môi trường, hệ sinh thái, phát triển du lịch sinh thái...sẽ được truyền tải đến dân cư địa phương bằng các chương trình giáo dục, tuyên truyền có tính xã hội. Đối với tâm lý người dân các bản làng dân tộc, họ rất tin tưởng và nghe theo cán bộ, trưởng làng, trưởng bản. Vì vậy, đây sẽ là đối tượng tuyên truyền có hiệu quả nhất trong việc nâng cao nhận thức của người dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người dân địa phương chưa có ý thức bảo vệ tài nguyên sinh thái là do kinh tế chưa phát triển phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào địa phương. ở Vườn quốc gia Ba Vì, kinh tế trong vùng đệm chưa phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nghề nông giữ vai trò chủ đạo, các hộ đói chiếm tỷ lệ cao (30%). Dân tộc Dao ở Vườn quốc gia Ba Vì tuy chỉ chiếm 2,3% dân số nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới tài nguyên Vườn quốc gia Ba Vì do tập quán du canh du cư của họ [17,197] Tuy nhiên, giải pháp chỉ phát huy tác dụng khi có sự hợp tác của tất cả các bên tham gia. Người dân địa phương sau khi đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sinh thái sẽ được khuyến khích tham gia vào công tác quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực họ đang sống trong phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì. Đối với người Dao ở Vườn quốc gia Ba Vì, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì cần tạo điều kiện để người Dao phát huy nghề làm thuốc nam cổ truyền. Họ sẽ được giúp đỡ kỹ thuật chăm sóc để trồng các loại cây thuốc vừa tăng thu nhập lại không khai thác tài nguyên của Vườn quốc gia Ba Vì. Nghề làm thuốc nam sẽ được duy trì và đem lại thu nhập cho người dân bản Dao. Bên cạnh nghề làm thuốc nam cổ truyền, cần khuyến khích người Dao phát triển một số nghề thủ công truyền thống như dệt vải, làm giấy, ép dầu...bằng cách thu mua các sản phẩm này rồi khai thác dưới góc độ các sản phẩm du lịch (các món quà lưu niệm...). Để giúp đồng bào dân tộc- cộng đồng địa phương phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, khuyến khích đồng bào địa phương nuôi một số động vật như lợn mán, thỏ, dê núi, gà ri...Sau đó sẽ mua các con động vật nuôi này từ đồng bào địa phương để chế biến các món ăn đặc sản thú rừng phục vụ du khách. *Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên -Ban lãnh đạo tại khu du lịch Thác Đa cần có những chính sách đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Mỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch đến tay khách hàng, ngoài những giá trị vốn có của bản thân sản phẩm du lịch, sự cảm nhận sản phẩm tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là cách đánh giá cảm quan của du khách. Để góp phần tối đa hoá sự hài lòng của khách du lịch, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và sự nhạy bén, tinh tế trong khi phục vụ du khách sẽ là yếu tố quan trọng đóng góp vào chất lượng của sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhân viên là những người làm việc trực tiếp trong môi trường tự nhiên, sinh thái của khu du lịch, trực tiếp phục vụ khách và cũng là người nhận rõ được những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường sinh thái của khu du lịch. Ban lãnh đạo nên có những chính sách khen thưởng, chi phí khuyến khích giúp nhân viên sáng tạo những sản phẩm mới, chính sách chất lượng mới để các sản phẩm, dịch vụ này thân thiện với môi trường tự nhiên và cảnh quan sinh thái. " Vấn đề cốt lõi trong kinh doanh là làm thế nào để thoả mãn nhu cầu của một nhóm người theo một cách nào đó đáp ứng được lòng mong muốn của nhân viên, làm hài lòng khách hàng, mang lại lợi nhuận cho cổ đông và có trách nhiệm với cộng đồng, môi trường sinh thái" ( Mark Albion)[15,270]. 3.2.1.4. Dự kiến đầu tư thực hiện giải pháp. Phương pháp ấn định ngân sách: - ấn định theo phương pháp mục tiêu và công tác được dựa trên việc: Phối hợp, xem xét các mục tiêu marketing, thiết lập các mục tiêu, rồi mới đưa ra các nhiệm vụ. - Ngân sách được chấp nhận khi nó đạt khoảng 6% - 10% doanh thu . Giả sử giá một tour bán ra là 300.000đ, bán cho 15.000 khách doanh thu sẽ là: 300.000đ x 15000k = 4.500.000.000đ. Trong đó 20% trích cho nỗ lực bảo tồn: 20% x 4.500.000.000 = 900.000.000đ. Doanh thu còn lại là 3.600.000.000đ (1năm). Bảng 17: Dự kiến đầu tư thực hiện giải pháp 1 (Trên cơ sở thông tin chưa đầy đủ) Đơn vị 1000đ Nội dung Số tiền Túi ni long sinh thái 1.000 Lương cho nhân viên trồng cây 36.500 Kinh phí đào tạo nhân viên: - Đại học 50.000 - Cao đẳng 70.000 - Trung cấp 80.000 - Phổ thông 40.000 Tổng kinh phí 277.500 Tổng kinh phí dự kiến bằng 7,7% doanh thu, do vậy ngân sách này chấp nhận được. 3.2.1.5. Dự kiến lợi ích thực hiện giải pháp. -Giữ gìn sự sạch sẽ như là tôn chỉ hàng đầu của khu du lịch. -Kịp thời bảo vệ môi trường trước khi nó bị tổn hại. -Đảm bảo khu du lịch không bị quá tải khi tuân thủ qui định về sức chứa. -Uy tín và danh tiếng của công ty công nghệ Việt Mỹ cũng như khu du lịch sinh thái Thác Đa tăng do sử dụng những sản phẩm của công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. -Lấy danh tiếng làm lợi thế cạnh tranh. -Nhân dân có điều kiện sống tốt hơn dựa vào chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của đồng bào mình. -Kinh tế phát triển thông qua việc nuôi trồng các sản phẩm phù hợp với điều kiện sống để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. -Nâng cao hiệu năng làm việc của nhân viên bằng các chính sách quản trị nguồn nhân lực. 3.2.1.6. So sánh lợi ích thực hiện giải pháp. Bảng 18: So sánh lợi ích thực hiện giải pháp 1 Vấn đề tồn tại Lợi ích giải pháp -Môi trường chưa bị đe doạ nghiêm trọng bởi rác thải -Bảo vệ môi trường trước những tác động của hoạt động du lịch trước khi nó bị tổn hại. -Khu du lịch sinh thái Thác Đa được du khách đánh giá cao về sự sạch sẽ -Làm tăng uy tín và danh tiếng của khu du lịch, là lợi thế cạnh tranh. -Đồng bào Dao có tập quán du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy nên đã tác động đến tài nguyên đất, rừng của Vườn quốc gia Ba Vì - ổn định đời sống kinh tế cho đồng bào bằng việc phát triển các nghề thủ công, nghề thuốc và nuôi trồng rừng. -Nhân viên phần đông là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của công việc -Tạo điều kiện để nhân viên nâng cao hiệu năng trong công việc. 3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa trong thời gian tới. 3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp -Nâng cao hiệu quả bán sản phẩm, dịch vụ mang lại doanh thu cho công ty- khu du lịch. -Không ngừng cải tiến và đa dạng hoá các sản phẩm, giúp khách hàng có cơ hội lựa chọn nhiều hơn khi quyết định khu du lịch Thác Đa là điểm đến. -Tạo nền móng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của khu du lịch. -Chuyên nghiệp hơn trong việc xây dựng, thiết kế và phục vụ các sản phẩm mới. -Để lại những ấn tượng mới, cảm nhận mới trong tâm trí du khách. -Tiếp cận những thị trường mới ( mở rộng thị trường) bằng các biện pháp tuyên truyền quảng bá. -Giúp khách phân biệt được sự độc đáo, sáng tạo và mức độ quan tâm tới nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. -Đem lại cho du khách những giá trị mới sau khi tham gia chương trình du lịch tại khu du lịch Thác Đa và phụ cận của Vườn quốc gia Ba Vì. 3.2.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp. -Căn cứ vào hiện trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch, tiềm năng du lịch phong phú, vốn đầu tư lớn...nhưng sự phát triển của khu du lịch sinh thái Thác Đa chưa cân xứng với tiềm năng. -Căn cứ vào số lượng khách du lịch đến Thác Đa chưa nhiều và nhận thức về khu du lịch Thác Đa còn chưa phổ biến trong tâm trí du khách. -Căn cứ vào khả năng thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu mong muốn đa dạng hoá các loại hình du lịch hay sản phẩm dịch vụ để thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa. -Căn cứ vào tâm lý du khách: Khi bỏ tiền ra mua sản phẩm dịch vụ du lịch đều mong muốn chất lượng tương xứng với đồng tiền đã bỏ ra. -Căn cứ tình hình phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ và môi trường kinh doanh du lịch diễn ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Khu du lịch mong muốn có những sản phẩm độc đáo, mới lạ hấp dẫn du khách., đặc biệt cả những du khách khó tính nhất. “ Hãy mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ hơn số tiền họ đã bỏ ra và bạn sẽ nhanh chóng nhận được số tiền nhiều hơn số tiền bạn đã bỏ ra” ( Napoleon Hill)[15,42]. 3.2.2.3. Nội dung của giải pháp Thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa còn tồn tại một số vấn đề như: sản phẩm du lịch của khu du lịch Thác Đa chỉ đơn thuần khai thác nội vi khu du lịch, chưa gắn kết với các điểm du lịch có ý nghĩa trong vùng, khu du lịch Thác Đa được đầu tư rất tốt để biến tài nguyên tự nhiên thành các sản phẩm du lịch đặc trưng nhưng nhận thức về khu du lịch Thác Đa còn chưa sâu sắc trong tâm trí du khách. Do vậy, giải pháp đặt ra hai nội dung cần giải quyết: Nội dung 1: Đa dạng hoá sản phẩm du lịch: Ngoài các sản phẩm du lịch đang được khai thác hiện nay như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch tham quan vui chơi giải trí...Luận văn xin đưa ra hai sản phẩm du lịch mới: Sản phẩm1-Tour du lịch tâm linh, sản phẩm 2 - Tour du lịch nghiên cứu các giá trị bản sắc dân tộc của đồng bào Dao, Mường sống trong vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì. * Sản phẩm1: Tour du lịch tâm linh Lý do xây dựng sản phẩm tour du lịch tâm linh Tour du lịch tâm linh là tour du lịch đem lại cảm giác thư thái cho du khách, có nghĩa là du khách sẽ được thư giãn trong môi trường sinh thái. Tour du lịch này khai thác những giá trị linh thiêng của khu vực vùng núi Ba Vì. Mảnh đất Ba Vì là vùng đất địa linh nhân kiệt. Từ xa xưa trong lịch sử truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Đức Thánh Tản Viên là một trong tứ bất tử trong tâm linh người Việt. Ba Vì có những đỉnh núi rất hấp dẫn cho hoạt động du lịch như: +Đỉnh Vua: 1296m +Đỉnh Tản Viên: 1227m +Đỉnh Ngọc Hoa: 1131m Từ đây có thể bao quát cả một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ với các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Đà, các thành phố, làng quê, đồng ruộng ...[23, 155]. Từ trung tâm của khu du lịch Thác Đa, du khách có thể lên ba đỉnh cao nhất của Vườn quốc gia Ba Vì là đỉnh Vua, đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa. Nơi đây, có đền Thượng trên đỉnh Tản Viên và đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua đặc biệt linh thiêng. Đền Thượng là ngôi đền được dân cư địa phương và du khách thập phương coi là ngôi đền linh thiêng nhất của khu vực Ba Vì nói riêng cũng như của xứ Đoài huyền thoại. Qua kết quả điều tra, cứ 100% du khách lên vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Vì thì: 85% du khách thăm đền Thượng ( đỉnh Tản Viên) 12% du khách thăm đền thờ Bác Hồ ( đỉnh Vua) 3% du khách thăm đỉnh Ngọc Hoa Con số 85% đã cho thấy sự linh thiêng của ngôi đền nổi tiếng này. Như vậy, tour du lịch tâm linh sẽ giúp quí khách nhận ra được những giá trị đích thực sau khi trốn chạy những vất vả của cuộc sống thường nhật. Đến với khung cảnh núi non hùng vĩ ở độ cao > 1100m , du khách sẽ thật sự tĩnh tâm trong bầu không khí hoang sơ, yên tĩnh và linh thiêng. Sản phẩm du lịch tâm linh có khả năng đem lại lợi nhuận cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh vì loại hình du lịch này có thể khai thác quanh năm, không bị lệ thuộc vào tính mùa vụ. Đối tượng khách có thể thu hút cũng đa dạng hơn. Ngoài các đối tượng khách truyền thống của khu du lịch Thác Đa, có thể thu hút những người đã nghỉ hưu, người cao tuổi vì khả năng chi trả của họ phù hợp với thời điểm ngoài mùa vụ, thời gian nhàn rỗi nhiều, họ lại thích sự yên tĩnh, nghỉ dưỡng dài ngày trong khung cảnh thiên nhiên và rất tin vào sự linh thiêng trong tín ngưỡng người Việt. Để tour du lịch tâm linh có thể khai thác hiệu quả, cần có sự phối kết hợp giữa khu du lịch Thác Đa và Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì. Thác Đa sẽ là trung tâm gửi khách, Đền Và, K9 - Đá Chông, Vườn quốc gia Ba Vì là trung tâm nhận khách. Giá tour du lịch tâm linh Bảng 19: Dự kiến giá bán tour du lịch tâm linh Đơn vị: đồng Số lượng khách Giá bán / khách Nhóm 2 khách 889.000 Nhóm 4 khách 589.000 Nhóm dưới 7 khách 529.000 Nhóm dưới 15 khách 419.000 Nhóm dưới 25 khách 369.000 Nhóm dưới 35 khách 359.000 Nhóm trên 35 khách 349.000 Nguồn: Tính toán ở phụ lục 4. *Sản phẩm 2:Du khảo bản làng cùng Thác Đa. Loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, tham quan dân tộc Dao, Mường. Thời gian: 02 ngày. Điểm gửi khách: Hà Nội Điểm nhận khách: Thác Đa, bản làng dân tộc Dao, Mường. Nghỉ đêm tại: Khu nhà sàn của Thác Đa. Giới thiệu lịch trình chuyến tour: Lịch trình sơ lược: Tour du lịch: “ Du khảo bản làng cùng Thác Đa” là tour du lịch đem lại cho du khách những cảm nhận mới mẻ, độc đáo khi được trải nghiệm, khám phá, tận hưởng vẻ đẹp của khu du lịch sinh thái Thác Đa và khám phá những phong tục độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào Dao, Mường. Ngày thứ nhất, từ Hà Nội, du khách đến Thác Đa thăm quan, vui chơi, giải trí, tận hưởng bầu không khí thiên nhiên nơi đây. Ngày thứ hai, từ Thác Đa, du khách lên ô tô đến thăm bản làng các dân tộc Mường, Dao sống ở vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì. giá TOUR du lịch "Du khảo bản làng cùng Thác Đa" Bảng 20: Dự kiến giá bán tour du lịch: “ Du khảo bản làng cùng Thác Đa” Đơn vị: đồng Số lượng khách Giá bán / khách Nhóm 2 khách 880.000 Nhóm 4 khách 580.000 Nhóm dưới 7 khách 520.000 Nhóm dưới 15 khách 435.000 Nhóm dưới 25 khách 379.000 Nhóm dưới 35 khách 359.000 Nhóm trên 35 khách 348.000 Nguồn: Tính toán ở phụ lục 5 Các nội dung hỗ trợ của tour du lịch: “ Du khảo bản làng cùng Thác Đa”: +Phương tiện vận chuyển: Căn cứ vào khoảng cách của chuyến tour, điều kiện đường xá cũng như mức độ đảm bảo an toàn cho khách, nên phương tiện lựa chọn là ô tô. Ô tô được chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau: Động cơ tốt, chịu được điều kiện đường đi ở vùng núi Tốn ít nguyên liệu, làm giảm khí thải tác động xấu đến môi trường. Sức chứa phù hợp với lượng khách. Tiếng ồn không lớn Giúp khách cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ghế có thể ngả ra để nằm, chân được duỗi một cách thoải mái, điều hoà nhiệt độ, hệ thống tăng âm vừa đủ cho khách nghe... +Các bữa ăn: ở khu du lịch Thác Đa: -Món ăn chính: Cơm nấu bằng gạo nương, thịt thỏ hấp, dê xào sả ớt, măng luộc chấm vừng, rau muống xào thịt bò, cá kho trong niêu đất, thịt lợn rừng nướng, súp khoai tây, cà rốt, xườn... -Món tráng miệng: Dưa hấu, sữa chua hoặc Caramen, các sản phẩm từ bò Ba Vì.. ở bản làng dân tộc Dao, Mường: -Có thể phục vụ du khách theo hai hình thức: Mang đồ ăn đi phục vụ bữa trưa cho du khách hoặc thưởng thức các món ăn của đồng bào địa phương. Các món ăn này đảm bảo 3 điều kiện sau đây: Vệ sinh Phù hợp với văn hóa ẩm thực Công nghệ chế biến và phục vụ tốt. +Vai trò và nhiệm vụ của hướng dẫn viên trong tour du lịch: Cung cấp những thông tin chính xác cho du khách bằng những bài thuyết minh đã được chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu chuyến tour. Hướng dẫn viên giải thích một số phong tục, cách đối xử , ứng xử, những điều kiêng kỵ của đồng bào dân tộc Dao, Mường để khách có những cử chỉ đẹp khi đến thăm đồng bào và tránh mắc lỗi khi sinh hoạt cùng đồng bào dân tộc. Nội dung 2: Hoạt động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái. Mặc dù tiềm năng cũng như vốn đầu tư của khu du lịch sinh thái Thác Đa có ưu thế hơn hẳn so với khu du lịch Khoang Xanh, nhưng khu du lịch Thác Đa có một điểm yếu không thể phủ nhận, đó là các biện pháp tuyên truyền quảng bá chưa mạnh mẽ. Điều đó cũng lý giải một phần nguyên nhân của hoạt động kinh doanh phát triển chưa cân xứng với tiềm năng. Trong khi đối thủ cạnh tranh Khoang Xanh đón khoảng 300.000 khách năm 2004, thì con số này ở khu du lịch Thác Đa năm 2004 chưa vượt quá 20.000 khách. Do vậy, khoá luận xin đưa ra một số biện pháp về tuyên truyền, quảng bá để du khách biết đến khu du lịch Thác Đa nhiều hơn và sẽ lựa chọn khu du lịch Thác Đa là điểm đến trong tương lai gần. Thị trường khách cần tiếp cận khi thực hiện tuyên truyền quảng bá: Khách du lịch thuần tuý Khách du lịch sinh thái Khách du lich công vụ Khách du lịch văn hoá Khách du lịch tâm linh Nội dung tuyên truyên, quảng bá: Tuyên truyền, quảng bá cần đưa ra những hình ảnh, nội dung phù hợp với sở thích, thị hiếu, tâm lý của những thị trường khách khác nhau. Đối với khách du lịch thuần tuý: Những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên, cảnh vật, những dịch vụ du lịch hấp dẫn sẽ thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Đối với nhóm khách du lịch sinh thái, thì sự đa dạng về sinh học, nhóm loài đặc hữu, điển hình, các hình thức sinh hoạt và phong tục tập quán của cộng đồng địa phương sẽ là điểm nhấn quyết định sự lựa chọn của du khách. Ngược lại, đối với thị trường khách công vụ, yếu tố quan tâm hàng đầu là mục đích công việc có đạt được hay không, các trang thiết bị cần thiết để phục vụ hội nghị, hội thảo, các vấn đề đầu tư, chính sách đầu tư...sẽ là những quan tâm hàng đầu. Khách du lịch văn hoá lại quan tâm đến các giá trị về văn hoá khác với nền văn hóa nơi họ đến, còn khách du lịch tâm linh lại tin vào sự huyền diệu của đối tượng khai thác cho hoạt động du lịch. Đối với từng phân đoạn thị trường khác nhau đến với khu du lịch Thác Đa, các công cụ lựa chọn quảng bá là khác nhau. Bên cạnh đó, mục tiêu của giải pháp còn tiếp cận đến những thị trường khách rộng hơn nữa, không chỉ là nội tỉnh mà còn là nội vùng, quốc gia và quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, sẽ cần đến các phương tiện dưới đây: +Các phương tiện tuyên truyền quảng bá: Đối với nhóm khách đã đến khu du lịch Thác Đa và tiêu dùng sản phẩm du lịch nơi đây: -Du khách khi đến với khu du lịch Thác Đa tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau, tuỳ theo số ngày lưu trú mà sẽ nhận được các món quà lưu niệm có giá trị khác nhau. Nếu là khách lẻ đi tour 1 ngày ở khu du lịch Thác Đa, sẽ nhận được món quà nhỏ như: bút bi, dây đeo chìa khoá. Nếu là khách lẻ đi tour 2 ngày ở khu du lịch Thác Đa sẽ nhận được mũ, nón... Đây là hình thức quảng cáo vật dụng, bởi tất cả các đồ vật được tặng sẽ được ghi những thông tin cần thiết, biểu tượng của khu du lịch Thác Đa, số điện thoại để du khách có thể liên lạc sau. Những vật dụng này du khách có thể tiêu dùng hoặc có thể tặng lại cho người thân, bạn bè như một món quà kỷ niệm. Như vậy, nhiều đối tượng hơn đã biết đến khu du lịch Thác Đa, từ đó kích thích trí tò mò của họ dẫn đến hành vi: muốn đến thăm khu du lịch Thác Đa một lần. Nếu là khách đoàn, có thể tặng cho đoàn khách những băng hình, đĩa CD-ROM với các chương trình họ đã trải nghiệm, những hình ảnh đẹp nhất, đặc trưng nhất, ấn tượng nhất về khu du lịch Thác Đa. Ưu điểm của hình thức tuyên truyền, quảng cáo này là: chi phí không cao, gửi được hình ảnh và công cụ liên lạc với khách hàng hiện tại và một lượng khách hàng tiềm năng. Các thông tin có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách khi họ được xem băng hình về khu du lịch sinh thái Thác Đa. “ Mọi người ai cũng thích quà tặng miễn phí. Người được nhận qùa sẽ có ấn tượng tốt với công ty tặng quà” ( Louise Bullis Yarmoff)[15.33] -Đổi mới các sản phẩm lưu niệm: Du khách đến Thác Đa sẽ mua một số món quà ở khu du lịch làm vật kỷ niệm chuyến đi của mình hay tặng nó cho người thân, bạn bè. Tuy nhiên, các món quà lưu niệm ở đây không mang nét đặc trưng vì nó có thể xuất hiện ở bất kỳ một điểm du lịch nào. Nên chăng xây dựng những sản phẩm mới, một mô hình nha sàn nhỏ xinh có ghi thông tin về khu du lịch Thác Đa có thể sẽ khiến du khách rất thích thú. Hiệu quả quảng bá này sẽ còn lan rộng khi những du khách này tặng quà cho người thân, bạn bè. Những chiếc quạt nan, quạt giấy, ...có in biểu tượng của khu du lịch Thác Đa cũng có thể là công cụ quảng bá tốt. Những chiếc quạt xinh xắn này vừa có tác dụng quạt mát lại vừa có tác dụng quảng cáo, là món quà đặc trưng mà khách du lịch sẽ giúp khu du lịch Thác Đa tiếp cận những thị trường tiềm năng mới. Đối với nhóm khách sẽ đến Thác Đa -Khu du lịch Thác Đa có thể đăng bài quảng cáo trên một số tạp chí như: Heritage, Vietnam News, Time out, Cutural Window, Sai Gon Time, Quê Hương,...Ưu điểm của phương pháp này là tiếp cận được số lượng độc giả lớn, kể cả những người Việt Nam xa quê và đối tượng khách quốc tế. Tuy nhiên chi phí để đăng bài quảng cáo có thể hơi cao. -Tham gia các cuộc họp báo, hội thảo du lịch, các hội chợ, liên hoan du lịch (Liên hoan du lịch Hà Tây, Liên hoan du lịch Hà Nội…) để quảng bá cho hình ảnh của khu du lịch. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí quảng bá không lớn. Đối tượng để cung cấp thông tin không chỉ là các tổ chức du lịch mà còn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch- Những khách hàng tiềm năng trong tương lai. - Học tập kinh nghiệm của đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, trên thực tế điểm du lịch Khoang Xanh và một số công ty du lịch khác đã có những thước phim quảng cáo trên truyền hình Hà Tây. Đặc biệt, mẫu quảng cáo này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài và nó đã mang lại hiệu quả nhất định trong nhận thức của du khách. Đối với khu du lịch Thác Đa, một vài phút quảng cáo trên truyền hình Việt Nam có thể gây tốn kém về chi phí, mặc dù đối tượng tiếp cận rất đông đảo. Khu du lịch Thác Đa có thể phát những thước phim quảng cáo ở đài truyền hình Hà Tây. Tuy chỉ quảng cáo trên truyền hình của tỉnh, nhưng hiệu quả không phải là nhỏ. Trên thực tế, nhiều địa phương khác có thể nhận được tín hiệu và phát sóng chương trình truyền hình Hà Tây như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên... Tuy nhiên, những thông điệp quảng cáo phải thật sự hấp dẫn và mang những nét đặc trưng nhất về khu du lịch Thác Đa mà các đối thủ cạnh tranh cùng cấp không có được. Các hình ảnh có thể khai thác cho thông điệp quảng cáo như: Thác nước Thác Đa, những ngôi nhà sàn xinh xắn, đêm lửa trại bập bùng, góc chợ quê lung linh huyền ảo.. -Đối với các sản phẩm mới cần có chiến lược quảng cáo giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin mới nhất cũng như các dịch vụ du khách sẽ được hưởng khi tiêu dùng sản phẩm mới. Chiến lược quảng cáo cần nêu bật được những hình ảnh độc đáo của sản phẩm và áp dụng chính sách giảm giá cho những đối tượng khách hàng đầu tiên tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó khu du lịch Thác Đa cần đem đến cho khách du lịch được hưởng những lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch tại khu du lịch Thác Đa. Đó là hoạt động nhằm thu hút và kéo chân du khách đến với khu du lịch Thác Đa. +Tăng các giá trị bao quanh và bổ sung cho các sản phẩm du lịch bán ra -Tổ chức chương trình: “ Khách hàng thân thiện của Thác Đa” nhằm mục đích thu hút và kéo chân du khách. Chương trình này sẽ có hiệu quả cao, bởi vì tất cả du khách đến khu du lịch sẽ điền thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại liên lạc vào phiếu. Khách hàng sẽ biết được mình là người thứ bao nhiêu đến Thác Đa và đóng góp gì cho nỗ lực bảo tồn, duy trì hệ sinh thái. Sau đó, hàng năm một số lượng khách hàng nhất định sẽ là người may mắn trong khi rút phiếu trúng thưởng. Khách hàng có thể chọn giải thưởng là một món quà đặc trưng của khu du lịch hay nếu trở lại khu du lịch lần hai, những lần tiếp theo hoặc tặng cho người thân, bạn bè những phiếu khách hàng may mắn này, nhưng đối tượng khách hàng đó sẽ được giảm giá tuỳ theo sản phẩm, dịch vụ sẽ tiêu dùng. -Khi khách đến du lịch Thác Đa, đội ngũ nhân viên ngoài việc đứng xếp hàng vỗ tay đón khách, nhân viên của khu du lịch sẽ đeo cho khách những vòng hoa nhỏ vào cổ khách. Nếu đoàn khách quá đông, sẽ đeo đại diện cho trưởng đoàn, khách đặc biệt quan trọng ( khách VIP). Khách sẽ cảm thấy được đón tiếp trong không khí thân thiện, cởi mở, từ đó mà các giá trị bao quanh của sản phẩm, dịch vụ và sẽ có ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với khu du lịch. -Du khách đến khu du lịch đến Thác Đa sử dụng các sản phẩm du lịch ở đây, sẽ được lưu tên vào những danh sách riêng biệt (Customers’ list). Đó là những nhà quản lý, những người đảm nhiệm các chức vụ cao. Điều này sẽ làm cho khách cảm thấy được đối xử đặc biệt và sẽ làm tăng thêm mức độ thoả mãn của du khách. 3.2.2.4. Dự kiến đầu tư thực hiện giải pháp. Bảng 21: Dự kiến đầu tư thực hiện giải pháp 2: (Trên cơ sở thông tin chưa đầy đủ) Đơn vị 1000đ Nội dung Số tiền Bút bi, dây đeo chìa khoá 7.000 Mũ, nón, quạt 10.000 Đĩa CD - ROM 10.000 Quảng cáo trên tạp chí 48.000 Quảng cáo trên truyền hình Hà Tây 50.000 Kinh phí cho công tác PR 10.000 Tổng cộng 135.000 Tổng hợp số tiền dự kiến của cả hai giải pháp là 10% nên ngân sách được chấp nhận . 3.2.2.5. Dự kiến lợi ích thực hiện giải pháp. - Nhìn nhận sự phát triển của khu du lịch Thác Đa trong bối cảnh liên vùng. - Mở rộng thị trường khách hàng cho khu du lịch, thu hút đối tượng khách hàng đa dạng hơn. - Nhận biết những xu thế mới để có kế hoạch chiến lược đứng đầu thị trường. - Tạo sản phẩm độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. - Đem lại cho khách hàng nhiều giá trị hơn so với sự mong đợi. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh qua việc bán sản phẩm, dịch vụ mới. - Quảng cáo khu du lịch theo bước chân của du khách. - Tiếp cận gián tiếp những thị trường tiềm năng mới. - Công tác PR được nâng cao. 3.2.2.6. So sánh lợi ích thực hiện giải pháp. Bảng 22. So sánh lớp ích thực hiện giải pháp. Vấn đề tồn tại Lợi ích giải pháp - Sản phẩm du lịch không đa dạng, chỉ đơn thuần khai thác các giá trị tự nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. - Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch phục vụ du khách - Khu du lịch Thác Đa tự coi mình là ốc đảo riêng. - Mở ra khả năng liên kết để tạo sự hấp dẫn trong các sản phẩm du lịch bán ra, tạo cho khách hàng những giá trị mới. - Thị trường khách chủ yếu là khách đi du lịch cuối tuần, khách công vụ, khách du lịch thuần tuý. - Phát triển thêm đối tương khách: Khách du lịch tâm linh, khách du lịch sinh thái . - Sản phẩm chỉ đơn thuần mang giá trị cốt lõi. - Tạo thêm giá trị bao quanh và bổ sung để chăm sóc tốt hơn khách hàng của khu du lịch. Nhận thức về khu du lịch chưa sâu sắc trong tâm trí khách hàng. - Quảng cáo khu du lịch theo bước chân của du khách. - Công tác PR còn kém - Nâng cao công tác PR. Bảng 23: Tổng hợp lợi ích giải pháp nếu thực hiện. Giải pháp 1- Phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn Vườn quốc gia Ba Vì Nội dung: Hiện trạng Dự kiến lợi ích thu được từ giải pháp 1, Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái ở khu du lịch sinh thái Thác Đa-Ba Vì Môi trường tương đối sạch sẽ, chưa bị đe doạ bởi rác thải -Kịp thời bảo vệ môi trường và hệ sinh thái trước khi nó bị tổn hại. -Uy tín của công ty tăng do có những biện pháp khai thác tài nguyên thân thiện với môi trường. 2, Nâng cao lợi ích cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái. Nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên du lịch sinh thái chưa cao, có thể tác động xấu tới Vườn quốc gia Ba Vì -Giúp các đối tượng tham gia hoạt động du lịch có những hành động thiết thực để vừa khai thác tài nguyên bền vững vừa đem lại lợi ích cho từng đối tượng. Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thác Đa trong thời gian tới 1, Đa dạng hoá sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch hiện tại chỉ đơn thuần khai thác những giá trị sẵn có về mặt tài nguyên, dịch vụ hội thảo, hội nghị -Đem đến cho du khách những sản phẩm mới, khai thác những giá trị sâu hơn của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. -Thu hút các đối tượng khách rộng hơn thị trường khách hiện tại của khu du lịch Thác Đa. -Nâng cao hiệu quả kinh doanh do bán được nhiều sản phẩm hơn với sự phong phú về các khúc đoạn thị trường khác nhau. 2, Hoạt động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái Nhận thức về khu du lịch đối với khách hàng tiềm năng chưa cao. Công tác PR, tuyên truyền quảng bá chưa đạt hiệu quả mong muốn -Quảng cáo khu du lịch khắp nơi theo bước chân của du khách bằng những sản phẩm mang đặc trưng của khu du lịch, những món quà lưu niệm được du khách tặng cho người thân, bạn bè. -Không bỏ sót khách hàng tiềm năng -Công tác PR được nâng lên. Kết luận chương 3 Khu du lịch sinh thái Thác Đa thuộc công ty công nghệ Việt Mỹ là một trong số mười doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã và đang đầ tư khai thác du lịch trong vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì. Tuy mới đi vào hoạt động được bốn năm, là một khu du lịch còn tương đối mới mẻ nhưng khu du lịch Thác Đa đã đạt được những kết quả khả quan trong việc thuê đất rừng của Vườn quốc gia Ba Vì để kinh doanh du lịch. Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch sinh thái và khách công vụ kết hợp đi du lịch tận hưởng những giá trị của tự nhiên đã và đang lựa chọn khu du lịch Thác Đa là điểm đến. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì còn tồn tại một số điểm yếu như vấn đề tuyên truyền quảng bá, trình độ của đội ngũ nhân viên, sản phẩm du lịch chưa đa dạng...Do vậy, chương 3 đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa trong thời gian tới, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái cho sự phát triển du lịch ở khu du lịch Thác Đa nói riêng và Vườn quốc gia Ba Vì nói chung. Các giải pháp về bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái, nâng cao lợi ích cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch ở địa bàn Thác Đa, vấn đề tuyên truyền quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ dần khắc phục những điểm yếu, thách thức của khu du lịch Thác Đa. Khi các giải pháp thực hiện, khu du lịch Thác Đa sẽ được biết đến nhiều hơn trong tâm trí du khách và thật sự trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Bên cạnh đó, khu du lịch Thác Đa còn là mắt xích quan trọng trong việc khai thác tài nguyên du lịch liên vùng. Đó là sự gắn kết giữa khu du lịch Thác Đa với các di tích văn hoá lịch sử trong vùng phụ cận của Vườn quốc gia Ba Vì, sinh thái sông nước và cảnh quan sông Đà...để xây dựng các sản phẩm mới, đem lại cho khách du lịch những giá trị nhiều hơn sự mong đợi của họ. Từ đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch và đóng góp vào sự phát triển du lịch bền vững của Vườn quốc gia Ba Vì nói riêng và Hà Tây nói chung. Phần kết luận và khuyến nghị Kết luận: Khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú và đa dạng phục vụ du khách. Trong tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì sẽ trở thành khu du lịch phát triển nhanh, mạnh trong vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào nhìn nhận được xu hướng phát triển, nhu cầu, mong muốn của thị trường, doanh nghiệp ấy sẽ có những bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Khu du lịch Thác Đa đã biết khai thác thế mạnh của mảng du lịch hội nghị, hội thảo phục vụ khách du lịch và thực tế đã chứng minh sự thành công của khu du lịch Thác Đa. Không chỉ dừng lại ở đó, khoá luận mong muốn khu du lịch Thác Đa sẽ có những bước đi tiên phong trong các chiến lược xây dựng sản phẩm mới, để luôn dẫn đầu trong việc chiếm ngách các thị trường mà các công ty đối thủ cạnh tranh chưa chú ý tới. Bên cạnh đó, các chiến dịch về tuyên truyền, quảng bá phải được thực hiện song song cũng như luôn luôn thực hiện cam kết về bảo đảm sự sạch sẽ của môi trường du lịch và phủ xanh diện tích rừng được giao từ Vườn quốc gia Ba Vì. Do nhận thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên khoá luận không thể tránh được những khiếm khuyết, sai sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô và bè bạn. Khuyến nghị: Sau đây là một số khuyến nghị đối với khu du lịch sinh thái Thác Đa và các ban ngành có liên quan nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch Thác Đa, phát triển du lịch của khu du lịch Thác Đa nói riêng và Vườn quốc gia Ba Vì nói chung theo xu hướng phát triển bền vững: 1. Vấn đề đầu tư, khai thác loại hình du lịch sinh thái ở khu du lịch Thác Đa và Vườn quốc gia Ba Vì phải luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, đảm bảo khai thác được diễn ra trong khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái. Luôn luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững là nhiệm vụ hàng đầu. Tức là mọi hoạt động khai thác tài nguyên du lịch phục vụ mục đích kinh doanh du lịch phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho thế hệ tương lai, nếu không con cháu chúng ta sẽ thừa hưởng một gia tài trống rỗng từ bà mẹ Trái Đất. 2. Mọi hoạt động kinh doanh du lịch phải đảm bảo cân bằng hài hoà các lợi ích cho: Cộng đồng địa phương Nhà hoạch định chính sách Nhà quản lý lãnh thổ Nhà điều hành du lịch Hướng dẫn viên Ngân sách nhà nước thu được từ hoạt động du lịch 3. Khu du lịch sinh thái Thác Đa kết hợp với các ban ngành chức năng liên quan để nâng cao trình độ dân trí cho địa phương, từ đó nâng cao nhận thức về sự phát triển của hoạt động du lịch với đời sống kinh tế. Cần có chính sách tạo nguồn cho con em địa phương được cử đi học để được đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, sau đó trở về đóng góp cho mảnh đất quê hương của mình. 4. ủy ban nhân dân huyện Ba Vì có những chính sách ưu đãi, phát triển du lịch, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất rừng của Vườn quốc gia Ba Vì để phát triển kinh tế trong đó có phát triển hoạt động du lịch., kết hợp giữa phát triển du lịch với các ngành kinh tế như: trồng cây ăn quả, trồng cây dược liệu. chăn nuôi....Trên cơ sở đó sẽ phát triển đời sống, giảm bớt sự phụ thuộc vào tự nhiên, tạo bước đệm cho sự bảo vệ và tôn tạo sự đa dạng tài nguyên sinh học của Vườn quốc gia Ba Vì. Danh mục tài liệu tham khảo [1] Trần Nữ Ngọc Anh, 2002, Marketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn. Giáo trình khoa Du lịch, Viện đại học Mở Hà Nội, 162 trang. [2] Báo cáo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, 2001, 47 trang. [3] Lê Quỳnh Chi, 2003, Tổng quan du lịch. Giáo trình khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 104 trang. [4] Đoàn Liêng Diễm, 2003, Du lịch sinh thái ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Du lịch sinh thái ATI- Nâng niu cảm xúc bốn mùa,2005, khu du lịch sinh thái Thác Đa, 16 trang. [6] Nguyễn Thị Đông, 2002, Phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ. Thư viện khoa Du lịch, Viện đại học Mở Hà Nội, 79 trang [7] Nguyễn Hương Giang, 2003, Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khu du lịch sinh thái Thác Đa. Thư viện khoa Du lịch, Viện đại học Mở Hà Nội. [8] Nguyễn Hồng Giáp, 2002, Kinh tế du lịch. Nhà xuất bản Trẻ. [9] Cấn Duy Hải, 2002, Phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây- Ba Vì. Thư viện khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 91 trang. [10] Nguyễn Ngọc Hiến, 2003, Quản trị kinh doanh.Nhà xuất bản Lao Động. [11] [12] Hoàng Thị Huệ, 2004, Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thái Nguyên và phụ cận, luận văn cao học. [13] Frank Jefkins, 2004, Phá vỡ bí ẩn PR. Nhà xuất bản Trẻ, 184 trang [14] Vũ Đăng Khôi, 2005, Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn-Vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận. Luận văn cao học. [15] Theodore B. Kinni & Donna Greiner, 2000, 1001 cách giữ chân khách hàng. Nhà xuất bản Đồng Nai, 272 trang. [16] Philip Kotler, 2003, Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế thị trường. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. [17] Phạm Trung Lương, 2002, Du lịch sinh thái-Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục, 247 trang. [18] Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, 2001, Kinh tế du lịch và du lịch học. Nhà xuất bản Trẻ, 471 trang [19] Non nước Việt Nam,2004, Tổng cục Du lịch, 710 trang. [20] Trần Ngọc Nam, 2000, Marketing du lịch. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, 168 trang. [21] Lưu Văn Nghiêm, 2001, Makerting trong kinh doanh dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, 324 trang. [22] Tạp chí du lịch, số.2/02, 1/05, 2/05..., Tổng cục Du lịch [23] Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả, 1999, Địa lý du lịch. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 264 trang. [24] Việt Nam, hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc, 1997. Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, 204 trang. Phụ lục Một vài hình ảnh về Vườn quốc gia Ba Vì Chương trình tour du lịch Tâm linh Chương trình tour du lịch Du khảo bản làng cùng Thác Đa Giá bán tour du lịch Tâm linh Giá bán tour du lịch Du khảo bản làng cùng Thác Đa Giới thiệu khu du lịch Thác Đa- Ba Vì Các chương trình du lịch Thác Đa Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái, Ths. Nguyễn Quyết Thắng Thực trạng và những vấn để đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững, PGS.TS Phạm Trung Lương. Bác Hồ và vùng đất thiêng K9 Bảng báo giá xe ô tô 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0047.doc
Tài liệu liên quan