Khóa luận Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - Thực trạng và giải pháp

Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và nông thôn. Để thực hiện nội dung, phương hướng phát triển kinh tế của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII về phát triển toàn diện nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh. Có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua, bộ mặt nông nghiệp - nông thôn nước ta có những chuyển biến tích cực và căn bản, sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng liên tục cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Vấn đề căn bản về lương thực đã được giải quyết, từ chỗ thiếu ăn, nay đã có dư thừa xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề đã hình thành tương đối rõ nét, các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo xu thế chung của cả nước, cơ sở hạ tầng nông thôn ở nhiều nơi đựoc quan tâm, đầu tư, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới. Nhờ những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp mà nông thôn nước ta được khởi sắc, được đổi mới một cách đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhiều vùng nông thôn được cải thiện, làm cho dân giàu, nước mạnh. Có được những thành quả to lớn trong nông nghiệp - nông thôn là do có sự nỗ lực, phấn đấu, đóng góp của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong đó có vai trò to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang nói riêng, trong việc đầu tư tín dụng, một sự cần thiết tất yếu khách quan và không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Cho vay hộ sản xuất, một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp, và nhiệm vụ hàng đầu là cho vay hộ sản xuất - khách hàng tiềm năng của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận kết hợp với công tác thực tiễn, tôi đã chọn đề tài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở HỘI SỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ GIANG. Trong đề tài nghiên cứu đã thực hiện được một số nội dung cơ bản sau: - Đã khái quát hoá được những vấn đề về mặt lý luận, đã đưa ra được một số biên phápđể góp phần nâng caohiệu quả đầu tư vốn trong cho vay hộ sản xuất cảu Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang. - Khoá luận đã đi sâu vào phân tích thực tế, làm rõ thực trạng về cho vay hộ sản xuất và đặc biệt đã chỉ ra được những tồn tạicơ bản trong quá trình cho vay hộ sản xuất tại Hội sở. - Trên cơ sở phân tích thực trạng khoá luận đã đưa ra được hệ thống các giải pháp cũng như các kiến nghị đối với Nhà nước, với Ngân hàng cấp trên, Ngân hàng cơ sở có liên quan đến vấn đề đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất, nhằm góp phần nâng cao, hoàn thiện để mở rộng khối lượng tín dụng cũng như các vấn đề cho vay hộ sản xuất và làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức tối thiểu. Hoàn thành bản khoá luận này, bản thân tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào công tác cho vay hộ sản xuất. Song đây là nội dung nghiên cứu hết sức rộng lớn, hết sức phức tạp, cho nên bài viết còn cần phải hoàn thiện nhiều cả về nội dung lý luận và công tác thực tiễn. Chính vì vậy bản thân tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô, của cơ quan và các đồng nghiệp.

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tạo cơ sở nắm chắc địa bàn, nắm vững đối tượng để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Ba là vấn đề pháp lý: Trong điều kiện môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh mà việc cho vay phải tuân thủ những quy định chặt chẽ để bảo toàn vốn, để vừa phục vụ đắc lực cho nông thôn, nông dân, vừa đạt được yêu cầu trên, thì không có cách nào khác là phải vận dụng linh hoạt luật với lệ để cho vay. Pháp luật đôi khi còn mơ hồ, khó hiểu đối với nông dân miền núi, nhưng luật lệ làng bản, dòng tộc lại có sức mạnh thiêng đối với họ. Nếu làm cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất gắn với đời sống của bà con, gắn được với quyền lợi của làng bản thì khả năng đầu tư sẽ không ngừng được mở rộng với sự đảm bảo ngày càng cao. Bốn là hoạt động tín dụng phải đi đôi với ứng dụng khoa học kỹ thuật: Ngân hàng sẽ không thể đầu tư đại trà vào nông nghiệp, một ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, nếu không tính đến sự đầu tư khoa học kỹ thuật tương ứng để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tạo tỷ suất hàng hoá cao, tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, đảm bảo có lãi trả đủ vốn cho Ngân hàng (gốc và lãi) và tái sản xuất mở rộng. Ngân hàng không chỉ đơn thuần cho vay hộ sản xuất mà không tính đến điều kiện cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm... là những yếu tố có vai trò quan trọng đến việc tổ chức sản xuất của người nông dân. Năm là về lãi suất: Cần có một chính sách lãi suất hợp lý cho nông nghiệp, cho hộ sản xuất. Đặc biệt trước cơ chế khoán tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp, nếu cứ bình đẳng lãi suất với các thành phần kinh tế thì nông dân chỉ có thể vay đủ vốn cho sản xuất giản đơn mà không dám vay nhiều để mở rộng sản xuất vì đơn giản là làm không đủ trả lãi cho ngân hàng. ii. khái quát hoạt động của hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang: 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Hội sở: Hà Giang là tỉnh mới được chia tách ra từ tỉnh Hà Tuyên cũ vào tháng 10/1991. Cùng đó, hệ thống Ngân hàng Hà Giang đã được chia tách và hình thành, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Giang. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh lúc đó chủ yếu là tiếp quản và kiện toàn lại bộ máy hoạt động sẵn có của Ngân hàng thị xã Hà Giang và các Ngân hàng huyện. Đầu năm 1992, Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang được thành lập trên cơ sở tiếp quản mọi hoạt động của Ngân hàng thị xã Hà Giang trước đây. Mô hình tổ chức của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang thực chất là thực hiện mô hình kéo dài từ Văn phòng Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên địa bàn thị xã Hà Giang. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Hội sở như sau: Phó giám đốc trực tiếp phụ trách: 01 người Phòng kế toán giao dịch: 07 người Phòng ngân quỹ: 04 người Phòng kinh doanh: 09 người Cộng: 21 người sơ đồ mô hình tổ chức của hội sở Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh phó giám đốc nhn0 tỉnh Œ Phòng Kế toán tài vụ Phòng Kế hoạch nghiệp vụ Phòng Tổ chức, HCQT 9 Ngân hàng huyện Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Ngân quỹ  Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Giao dịch Ž (Bộ máy của Hội sở gồm Œ--Ž-) Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang là đơn vị nhận khoán tài chính trực tiếp với Văn phòng Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh (như các Ngân hàng huyện), có bảng cân đối, quyết toán riêng. Thực hiện điện báo, báo cáo thống kê và các hoạt động theo quy định của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. Địa bàn hoạt động gồm 3 xã, 4 phường thuộc thị xã Hà Giang. 2. Công tác huy động vốn: Nhờ có đổi mới phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện đúng khẩu hiệu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã huy động vốn bằng các hình thức sau: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng. Kỳ phiếu 13 tháng. Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị đóng tại Trung tâm kinh tế của tỉnh nên công tác huy động vốn có nhiều thuận lợi so với các chi nhánh khác ở huyện. Vì vậy kết quả huy động hàng năm luôn đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của địa phương và bổ sung cho các chi nhánh huyện. Biểu số liệu về công tác huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12 /1999 31/12 /2000 31/12 /2001 Số TĐ % Số TĐ % Tổng nguồn vốn huy động 38.006 45.274 49.176 +7.268 +19,06 +11.170 +29,39 1. Tiền gửi không kỳ hạn 25.475 29.319 26.688 +3.844 +15,00 +1.213 +4,76 - Tiền gửi cácTCKT 24.109 27.961 21.457 +3.852 +15,97 -2.652 -11,00 - Tiền gửi tiết kiệm 1.366 1.358 5.231 -8 +3.865 +282,90 2. Tiền gửi có KH < 12T 9.117 15.659 21.968 +6.542 +71,75 +12.851 +141,00 - Tiền gửi các TCKT 2.400 3.500 8.500 +2.100 +87,50 +6.100 +254,00 - Tiền gửi tiết kiệm 6.717 12.159 13.468 +5.442 +81,00 +6.751 +100,50 3. Tiền gửi có KH > 12T 3.414 296 520 -3.118 -91,32 -2.894 -84,76 - Tiền gửi tiết kiệm 3.414 296 520 -3.118 -91,32 -2.894 -84,76 Có thể biểu diễn số liệu huy động vốn qua các năm bằng sơ đồ: * Nhận xét: Qua biểu số liệu trên, cho thấy số dư nguồn vốn huy động vẫn tăng đều hàng năm, đó là điểm tích cực của đơn vị. Tuy nhiên, xét về cơ cấu nguồn vốn qua các kỳ ta thấy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động. Cụ thể năm 1999 chiếm 69,74% (26.509/38.000); năm 2000 chiếm 69,49% (31.461/45.274); quý I/2001 chiếm 60,91% (29.957/49.176). Đây là nguồn vốn tương đối ổn định của khách hàng truyền thống (TCKT) đã mở tài khoản giao dịch tại Hội sở. Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư rất hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân do các hình thức huy động vốn còn hạn chế, chưa phong phú, tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ quá nhỏ, không phải do không có khách hàng mà do Hội sở chỉ huy động trong thời gian ngắn và hạn chế số lượng. Mặt khác quan trọng hơn, đó là lãi suất huy động chưa hấp dẫn khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn có mức lãi suất huy động cùng loại cao hơn, có nhiều hình thức huy động phong phú hơn. 3. Về công tác sử dụng vốn: biểu số liệu về sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/3/2001 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 13.726 100 33.589 100 41.331 100 1. Dư nợ theo loại cho vay - Cho vay ngắn hạn 8.457 61,61 200.029 59,62 22.121 53,52 - Cho vay trung, dài hạn 5.269 38,39 13.560 40,38 19.210 46,48 2. Dư nợ theo thành phần kinh tế - Dư nợ DN Nhà nước 7.250 52,81 7.832 23,31 7.802 18,87 - DNTN, Công ty TNHH 470 3,42 13.175 39,22 14.264 34,51 - Hộ tư nhân, các thể 6.006 43,77 12.582 37,47 19.265 46,62 Biểu số liệu trên nói lên công tác mở rộng đầu tư tín dụng của Hội sở rất tích cực, liên tục qua các thời điểm đều tăng mạnh, dư nợ 31/12/2000 tăng so 31/12/1999 là 19.863 triệu đồng, tỷ lệ tăng 144,7%, dư nợ 31/3/2001 tăng so với 31/12/2000 là 7.742 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,04%. Do thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, đẩy mạnh và phát triển nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy Hội sở đã có cơ hội đầu tư vào các dự án vừa và nhỏ cho các hộ phát triển kinh tế. Mặt khác số cán bộ công chức ở địa phương đã thế chấp thu nhập để vay tiền làm kinh tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt. Bên cạnh đó, tác phong giao dịch, thủ tục cho vay đối với khách hàng đã được giải quyết nhanh chóng, từ khâu thẩm định đến xét duyệt cho vay. Xét về cơ cấu vốn, cho thấy dư nợ ngắn hạn ở các thời điểm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ (61,61%, 59,62% và 53,52%), chứng tỏ rằng Hội sở chỉ có nhiều dự án nhỏ, thời hạn ngắn, chưa có nhiều dự án vừa và lớn (trung, dài hạn). Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cũng giảm dần, nhường thị phần cho dư nợ trung, dài hạn với tốc độ tăng dần (38,39%; 40,38%; 46,48%). Điều đó chứng tỏ Hội sở đã tập trung khai thác đầu tư cho các dự án có chiều sâu theo các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Xét về cơ cấu theo thành phần kinh tế cho thấy dư nợ của doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu vốn luôn ổn định về số tuyệt đối từ 7 á 8 tỉ đồng. Dư nơ của kinh tế ngoài quốc doanh và hộ nông dân chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng qua các thời điểm, chứng tỏ Hội sở đã đầu tư đúng hướng, phù hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đặc biệt dư nợ của khu vực tư nhân và các thể (kinh tế hộ) tốc độ tăng trưởng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, dư nợ 31/12/2000 so 31/12/1999 tăng 6.576 triệu đồng, tỷ lệ tăng 109,5%; dư nợ 31/3/2001 so 31/12/2000 tăng 6.683 triệu đồng, tỷ lệ tăng 53,11%. Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của Hội sở, ta đi vào phân tích kết quả cho vay, thu nợ và dư nợ quá hạn của đơn vị. 3.1. Kết quả cho vay và thu nợ: chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 Quý I/2001 1. Tổng doanh số cho vay 38.669 64.913 9.625 Trong đó: - Cho vay ngắn hạn 32.734 50.287 3.539 - Cho vay trung, dài hạn 5.935 14.626 6.086 2. Tổng doanh số thu nợ 36.021 45.050 1.883 Trong đó: - Thu nợ ngắn hạn 33.912 38.715 1.447 - Thu nợ trung, dài hạn 2.109 6.335 436 * Nhận xét: Doanh số cho vay năm 2000 là 65 tỷ so với năm 1999 tăng 26 tỷ, tỷ lệ tăng 66,66%. Trong đó: Cho vay ngắn hạn 50 tỷ, chiếm 76,92%; so với năm 1999 cho vay ngắn hạn tăng 17,5 tỷ, tỷ trọng tăng 53,62%. Cho vay trung - dài hạn 14,6 tỷ, chiếm 23,98% tăng so với năm 1999 là 8.691 triệu, tỷ lệ tăng 146,43%. Chứng tỏ việc đầu tư cho vay vào các dự án trung hạn có chiều hướng tăng nhanh hơn cho vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ năm 2000 là 45 tỷ tăng 9 tỷ so với năm 1999, tỷ lệ tăng 25%. Trong đó: Doanh số thu nợ ngắn hạn là 38,7 tỷ, tăng so với năm 1999 là 4,7 tỷ, tỷ lệ tăng 13,82%. Doanh số thu nợ trung dài hạn là 6,3%, tuy có tăng so với năm 1999 là 4,2 tỷ, tỷ lệ tăng 200%, nhưng doanh số thu nợ trung - dài hạn chỉ chiếm có 14% trên tổng doanh số thu nợ, vì phần lớn dư nợ trung - dài hạn mới đầu tư chưa đến hạn, chủ yếu thu các món đến hạn theo kỳ hạn nợ và một số nợ đến hạn, quá hạn của những năm trước. 3.2. Đánh giá kết quả chất lượng tín dụng qua biểu dư nợ quá hạn của Hội sở: Chỉ tiêu 31/12 /1999 31/12 /2000 31/12 /2001 SS 2001/1999 SS 2000/1999 Số TĐ % Số TĐ % I. Tổng số nợ quá hạn 722 327 242 -395 -54,7 -480 -66,48 1. Phân loại NQH theo loại - Nợ quá hạn ngắn hạn 339 80 68 -259 -76,40 -271 -79,94 - Nợ quá hạn trung - dài hạn 383 247 174 -136 -35,50 2. Phân loại NQH theo thời gian - NQH đến 180 ngày 148 97 88 -51 -34,45 -60 -40,54 - NQH đến 181-360 ngày 138 101 84 -37 -26,81 -54 -39,13 - NQH trên 360 ngày 436 129 70 -307 -70,41 -36,6 -83,94 II. Tổng dư nợ 10.726 30.589 31.520 III. Tỷ lệ NQH/TDN 6,73 1,06 0,76 -5,67 -5,97 Số liệu biểu trên đã nói lên chất lượng tín dụng của Hội sở chuyển biến rất tích cực, nợ quá hạn ở các thời điểm đều giảm. So sánh 31/12/2000 với 31/12/1999 số nợ quá hạn giảm một cách đột biến, với số tuyệt đối giảm 395 triệu đồng, tỷ lệ giảm 54,7%. Nguyên nhân do năm 2000, Hội sở đã tăng trưởng dư nợ rất mạnh (tăng 185%) và xử lý rủi ro được 184 món = 383 triệu đồng, đồng thời cán bộ tín dụng cũng đã rất tích cực trong công tác thu nợ quá hạn và nợ đến hạn, nhằm giảm nợ quá hạn và không cho nợ quá hạn mới phát sinh. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn đã chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của Hội sở. Vì vậy công tác thẩm định, xét duyệt cho vay trong những năm gần đây chặt chẽ và hiệu quả hơn, ít phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan từ Ngân hàng. Tóm lại: Với tốc độ tăng trưởng dư nợ, kết quả công tác cho vay - thu nợ, số dư nợ quá hạn giảm thấp dưới 1%, theo các biểu phân tích như trên, có thể kết luận chất lượng tín dụng của Hội sở rất tốt. Đồng thời cũng có thể kết luận việc thực hiện phát triển kinh tế của các hộ có kết quả và chất lượng cao. đó chính là môi trường kinh doanh tiềm tàng cho Ngân hàng nông nghiệp đầu tư và khai thác. 4. Công tác khác: * Tình hình tài chính của Hội sở: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Quý I/2001 SS 2000/1999 Số TĐ % Tổng thu nhập 3.385 2.504 948 -881 -26 Tổng chi phí 2.817 1.851 287 -966 -34,3 Chênh lệch thu - chi +468 +653 +661 +193 +41,23 Hệ số lương 1,4 1,65 1,65 Trong quá trình kinh doanh, Hội sở đã luôn cố gắng tiết kệm các khoản chi phí không cần thiết và tích cực đôn đốc thu. Vì vậy kết quả kinh doanh hàng năm luôn có lãi và đạt được hệ số lương tối đa do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam quy định (hệ số lương tối đa năm 1999 là 1,4, năm 2000 và 2001 là 1,65), thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên là 1.800.000đ/người không kể ăn ca. * Về thực hiện chế độ nghiệp vụ kế toán cho vay, kế toán thanh toán, kế toán tài sản... số liệu đảm bảo chính xác, cập nhật đầy đủ, đúng chế độ quy định, các nghiệp vụ kế toán khác như thanh toán liên hàng, chuyển tiền được thực hiện thường xuyên, đảm bảo nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của khách hàng và đúng chế độ quy định, thái độ và tác phong giao dịch của cán bộ tận tình, chu đáo. * Công tác ngân quỹ Tổng thu tiền mặt và ngân phiếu trong năm 2000: 139.395 triệu Tổng chi tiền mặt, ngân phiếu năm 2000: 139.353 triệu Trong năm đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 144 món, số tiền 27.605.000đ, phát hiện và thu hồi tiền giả 640 tờ tiền giả với số tiền 23.355.000đ Nhìn chung công tác ngân quỹ của Hội sở đã chấp hành tốt các quy định về an toàn kho quỹ, các sổ quỹ, sổ ra vào kho, sổ bàn giao chìa khoá kho... đều được lập và ghi chép đúng chế độ quy định, không để xảy ra mất mát, thiếu hụt quỹ. Ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ, Hội sở còn làm tốt các mặt công tác khác như thiết lập tốt mối quan hệ với các cơ quan pháp luật trên địa bàn cùng kết hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt trong công tác thu nợ. Bên cạnh đó, Hội sở còn luôn tổ chức và tham gia các phong trào văn hoá - thể thao, hội thi tìm hiểu luật, thi công đoàn, thi nghiệp vụ kiểm ngân, tin học, cán bộ tín dụng giỏi... tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong cơ quan, động viên cán bộ thêm hăng say trong công việc. iii. thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng nông nghiệp Hà Giang 1. Tình hình cho vay kinh tế hộ ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang: Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển đổi hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp sang Ngân hàng 2 cấp. Hoạt động Ngân hàng nói chung trong đó có hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp nói riêng có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự chỉ đạo củaBan lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, trong các năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã đi đúng hướng, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ kịp thời cho các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, đã góp phần thúc đảy nền kinh tế nông nghiệp địa phương phát triển với các chương trình về lương thực, thực phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, xây dựng một nông thôn mới giúp cho hộ sản xuất từkinh tế thuần nông chuyển dần sang đa canh, từ kinh tế tự cung, tự cấp của người nông dân sản xuất nhỏ, manh mún sang kinh tế hàng hoá. Cũng từ nền kinh tế thuần nông mà dân còn nghèo, việc tạo lập nguồn vốn trong nông nghiệp rất khó khăn, các món vay nhỏ lẻ, tản mạn, chi phí cao, kết quả kinh doanh thấp, mức thu nhập của cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp không cao, môi trường và địa bàn hoạt động còn nhiều khó khăn phức tạp, đó là những khó khăn nhất của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Nhưng trong những năm gần đây, Hội sở đã bám sát chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, bám sát thị trường nông thôn, đáp ứng được yêu cầu về vốn cho sản xuất, chăn nuôi phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay trên địa bàn có nhiều tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn là tổ chức tài chính lớn nhất cung cấp tín dụng cho lĩnh vực này. Chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp mới tới tận thôn bản, tận hộ để cung cấp vốn cho từng dự án, cho từng con trâu, bò, cung cấp vốn cho từng cân phân bón, từng cân giống lúa mới... cho bà con có cơ hội để phát triển kinh tế, chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp mới là người bạn tận tuỵ với nhà nông. Cơ cấu đầu tư tín dụng của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã thực sự chuyển biến một cách tích cực, tỷ lệ đầu tư trung hạn cho hộ sản xuất mỗi năm một tăng, thực chất đó là tạo lập thị trường, tạo khách hàng ổn định trong quá trình kinh doanh. 1.1. Công tác cho vay và thu nợ đối với kinh tế hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang: Sau khi có luật Ngân hàng Nhà nước , luật các tổ chức tín dụng, theo các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã ban quyết định 180/QĐ-HĐQT ngày 15/12/998, gần đây là quyết định số 06 ngày 18/1/2001 quy định cho vay đối với khách hàng. Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã thực hiện đúng các quy định trên. Nhìn chung, từ khi Hội sở triển khai cho vay hộ sản xuất, bước đầu đã đúc kết được kinh nghiệm về quá trình cho vay hộ sản xuất. Thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, góp phần từng bước hình thành các vùng kinh tế, tạo khả năng phát triển kinh tế hàng hoá trên địa bàn thị xã Hà Giang. Góp phần củng cố các đoàn thể xã hội, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, tạo điều kiện ban đầu để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất và chế biến nông sản, giải phóng phần nào sức lao động cho nông dân, mở rộng các ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn. Năm 2000, Hội sở đã đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp như sau: Lĩnh vực trồng trọt: 3.270 triệu đồng Lĩnh vực chăn nuôi: 3.112 triệu đồng Tiểu thủ công nghiệp, vận tải: 1.950 triệu đồng Thương nghiệp dịch vụ: 3.550 triệu đồng Ngành nghề khác: 700 triệu đồng Số lượt hộ đến Hội sở vay vốn trong năm 2000 là 1.850 lượt. Biểu số liệu cụ thể về hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Hội sở như sau: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12 /1999 31/12 /2000 31/3 /2001 SS 2000/1999 Số TĐ % I. Tổng dư nợ hộ sản xuất 6.006 12.582 19.265 6.576 109,49 1. Dư nợ ngắn hạn 3.604 6.669 9.247 3.065 85,00 2. Dư nợ trung, dài hạn 2.402 5.913 10.018 7.616 317,00 II. Tổng doanh số cho vay 5.830 15.397 8.080 9.567 164,00 1. Cho vay ngắn hạn 2.974 5.630 3.539 2.656 89,30 2. Cho vay dài hạn 2.856 9.767 4.541 6.911 242,00 III. Tổng doanh số thu nợ 3.275 6.821 1.559 3.546 108,27 1. Thu nợ ngắn hạn 1.259 2.565 1.123 1.306 103,73 2. Thu nợ dài hạn: 2.016 4.256 436 2.240 111,00 Số liệu biểu trên cho thấy đã rất chú trọng trong việc mở rộng đầu tư tới thành phần kinh tế theo các chương trình kinh tế của tỉnh đề ra. Các số liệu về cho vay, thu nợ, dư nợ trung, dài hạn đã ngày càng mở rộng, chứng tỏ Hội sở đã tập trung đầu tư vào các dự án chiều sâu có hiệu quả, nhằm tạo lập một thị trường lâu dài và bền vững tới các hộ. Đồng thời cũng phù hợp với chương trình kinh tế của địa phương về phát triển cây chè là mũi nhọn của địa phương, phát triển đàn trâu, bò của địa phương, cho vay chất lợp đối với đồng bào nông thôn gặp khó khăn (tỉnh hỗ trợ lãi suất). Bên cạnh việc mở rộng đầu tư cho vay, thì công tác thu hồi nợ của Hội sở cũng đạt được kết quả tốt. Từng cán bộ tín dụng đã bám sát địa bàn của mình, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, làm tiền đề thuận lợi cho công tác thu nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh. biểu số liệu dư nợ quá hạn hộ sản xuất Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12 /1999 31/12 /2000 31/03 /2001 So sánh 2000/1999 Số tuyệt đối % I. Tổng dư NQH hộ SX 722 327 242 - 395 - 54,7 1. NQH theo loại cho vay - NQH cho vay ngắn hạn 339 80 68 - 259 - 76,4 - NQH cho vay trung, dài hạn 383 247 174 - 136 - 35,5 2. NQH phân theo thời gian - NQH đến 180 ngày 148 97 88 - 51 - 34,45 - NQH từ 181 - 360 ngày 138 101 84 - 37 - 26,81 - NQH trên 360 ngày 346 1129 70 - 307 - 70,41 II. Tỷ lệ NQH/TDN hộ SX 12,02% 2,59% 1,25% - 9,43% Số liệu biểu trên cho biết số nợ quá hạn của Hội sở 100% là dư nợ của hộ sản xuất. Nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số nợ quá hạn (53,04%; 75,53%; 71,9%). Nguyên nhân là do những năm trước đây Hội sở thực hiện cho vay theo chương trình trồng cây cà phê của tỉnh đã bị thất bại, do thời tiết và khí hậu của Hà Giang không phù hợp, hạn hán kéo dài đã làm chết hàng loạt đồi rừng cà phê. Số ít còn sống thì năng suất và chất lượng không cao, đã tác động mạnh vào thu nhập của các hộ và Ngân hàng Nông nghiệp nói chung, Hội sở nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm qua, Hội sở đã có rất nhiêu biện pháp tích cực giúp các hộ có điều kiện để khôi phục lại sản xuất, thu hồi được vốn của Ngân hàng. Các trường hợp có nợ quá hạn khó đòi, kéo dài, Hội sở đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của địa phương để thu nợ như phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh... Kết quả công tác thu nợ quá hạn của Hội sở rất tốt, không những giảm tỷ lệ mà còn giảm cả số tuyệt đối. So sánh 31/12/200 với 31/12/1999, tỷ lệ nợ quá hạn giảm 9,43%, số tuyệt đối giảm 395 triệu. 1.2. Đánh giá kết quả và chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang: Với tốc độ tăng trưởng của dư nợ, kết quả công tác cho vay, thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp dưới 3%. Theo các biểu số liệu và phân tích như trên, chứng tỏ chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Hội sở rất tốt, các chiến lược đầu tư, kinh doanh của Hội sở đúng hướng, đó chính là môi trường kinh doanh tiềm tàng cho Hội sở đầu tư và khai thác. Với kết quả hoạt động kinh doanh như vậy, Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã có đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đồng vốn của Ngân hàng đã được sử dụng đúng mục đích, khai thác triệt để khả năng tiềm tàng, tăng nhanh vòng quay đồng vốn. Nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ được vay vốn Ngân hàng, hàng nghìn lao động đã có công ăn việc làm, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới. Nhờ đồng vốn Ngân hàng, từ các nhu cầu thiết yếu của hộ nông dân như cây, con giống, phân bón... đến các phương tiện khoa học kỹ thuật như ứng dụng khoa học, máy móc, thiết bị... đều được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Vốn Ngân hàng đã thực sự góp phần giúp nông dân khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Với số vốn đầu tư trong năm 2000 của Hội sở đã giúp cho các hộ mua sắm và đầu tư được như sau: Lợn giống và lợn thịt: 2793 con = 2.150 triệu đồng. Trâu, bò giống và sức kéo: 1820 con = 5.460 triệu đồng Mua sắm máy móc, thiết bị trị giá: = 1.000 tỷ đồng Cho vay trồng và chăm sóc cây chè 102ha = 2.117 triệu đồng Cho vay trồng và tu bổ rừng 372ha = 2.292 triệu đồng Cho vay thâm canh lúa, ngô lai 857ha = 1.710 triệu đồng Cho vay ngành nghề khác = 772 triệu đồng Ví dụ: Hộ ông Nguyễn Văn Thái - Tổ 3 xã Phú Linh, thị xã Hà Giang vay Ngân hàng 10 triệu đồng cùng với vốn tự có của gia đình, ông vừa đầu tư vào máy xay xát, vừa đầu tư vào chăn nuôi. Gia đình ông lúc nào cũng có từ 30-40 con lợn thịt trong chuồng, mỗi năm xuất chuồng bình quân từ 2-3 tấn thịt lợn hơi, ngoài ra còn có thu nhập từ nuôi gà, cá... mỗi năm gia đình ông thu nhập được từ 20 - 25 triệu đồng. Hộ ông Hoàng Ngọc Hùng - Tổ 10, phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang vay Ngân hàng số tiền 100 triệu đồng mua một xe chở khách 24 chỗ ngồi, dự án này đã giải quyết việc làm cho 2 lao động có thu nhập đều đặn, bình quân mỗi tháng thu nhập trừ chi phí còn được lãi 6 triệu đồng, dự kiến sau 2 năm sẽ tất toán dư nợ với Ngân hàng. 2. Một số tồn tại và nguyên nhân: Tồn tại: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục. Về tài sản đảm bảo tiền vay: Đối với các hộ nông thôn ở miền núi, tài sản lớn có giá trị để đảm bảo tiền vay là ngôi nhà. Xét về mặt giá trị có thể tới 3-4 chục triệu đồng, nhưng vẫn không đủ tiêu chuẩn làm đảm bảo vì khi khách hàng vay vốn không trả được nợ phải phát mại tài sản thì thật khó tìm đươc người mua ngôi nhà ở lưng chừng đồi, bên bờ suối, với nhà nọ cách nhà kia khá xa (200-300m). Khi có người mua thì giá trị đã bị mất tới 50-60% cho nên việc định giá tài sản khi cho vay và số tiền thu được khi thanh lý tài sản là quá trình khó khăn và phức tạp, thường kéo dài thời gian tới vài năm, gây nên nhiều phí tổn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như việc tập trung nguồn vốn của Ngân hàng. Đối với việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất để đảm bảo tiền vay thì có thể các hộ có nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh có thể vay được và Ngân hàng cũng yên tâm hơn vì đối với đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng không thể thiếu đối với các hộ sản xuất, nhưng quyền này do cơ quan có thẩm quyền xét cấp. Cho đến nay ở thị xã Hà Giang mới chỉ có khoảng 60-65% số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy một số hộ có nhu cầu về vốn sản xuất lại không có quyền sử dụng đất lâu dài, rất khó trong việc đảm bảo tiền vay, hoặc khi không trả được nợ nếu không có quyền sử dụng đất khi bán thanh lý vì ít người mua, hoặc có mua cũng bị giảm giá từ 20-30%, làm thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Ngân hàng. - Trong quá trình cho vay phục vụ các chương trình kinh tế của tỉnh (ngân sách tỉnh trợ cấp lãi suất trong thời hạn vay) như cho vay trồng cây cà phê, mua máy sao sấy chè mi ni, máy bóc vỏ cà phê, máy tuốt lúa, máy cày, máy gặt... Bằng chính sách cởi mở để đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, do cây cà phê không phù hợp với chất đất và khí hậu đã bị chết đến 70% diện tích trồng, mặt khác do trình độ nhiều hộ có hạn đã không biết sử dụng máy móc nên chẳng được bao lâu máy hỏng, làm ăn thua lỗ, hết thời hạn không trả được nợ Ngân hàng, ngân sách cũng không trả lãi, dẫn đến Ngân hàng là người gánh hậu quả. Đây là vấn đề nan giải do lực lượng sản xuất còn bất cập so nhu cầu sản xuất hàng hoá trên quy mô lớn, sản xuất chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn thấp kém, đã làm ảnh hưởng đến việc đầu tư vốn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Việc đầu tư vốn phần nào còn mang tính chắp vá, dàn trải theo diện rộng, đầu tư theo chiều sâu chưa nhiều, tính khả thi của một só dự án vay vốn chưa cao. Trình độ dân trí có hạn, nên khi vay vốn Ngân hàng với số lượng lớn để đầu tư trung hạn như trồng rừng, trồng cây ăn quả... chỉ quen làm theo kinh nghiệm nhà nông thì khi phải lập một dự án sản xuất kinh doanh lại không có khả năng làm được. Do vậy nhiều khi nhu cầu vốn rất cần, song lại ngại phiền hà, không làm được dự án, đây cũng là trở lại cho việc đẩy mạnh đầu tư tín dụng. Khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là về cơ chế lãi suất. ở mọi thời điểm, bao giờ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng có lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay thấp hơn so với Ngân hàng Nông nghiệp, chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả huy động vốn cũng như việc mở rộng đầu tư cho vay, nhất là đối với các dự án có tính chiều sâu, cần khối lượng vốn lớn, thời hạn dài. Đối với các ngành pháp luật chưa đồng bộ, chưa cương quyết cùng với Ngân hàng để phát mại tài sản khi khách hàng làm ăn thua lỗ do chủ quan gây ra không trả được nợ, các hồ sơ khi chuyển sang toà thụ lý và giải quyết phải mất thời gian khá dài, tốn kém chi phí. * Nguyên nhân tồn tại: Do điều kiện của một Ngân hàng miền núi chưa thực sự theo kịp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và yêu cầu đổi mới trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng. Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, chưa ngang tâm với việc quản lý một khối lượng vốn lớn trên địa bàn rộng, đường sá đi lại khó khăn, với số lượng hộ sản xuất quá lớn. Do vậy việc kiểm tra thẩm định dự án cho vay, kiểm tra, đôn đốc thu nợ, thu lãi không được kịp thời, do vậy không phát hiện được sớm những món vay có tỷ lệ rủi ro cao làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng và với việc tập trung nguồn vốn. Điều này cũng dễ nảy sinh tư tưởng hạn chế cho vay cho các hộ sản xuất. Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, đường sá đi lại chưa thuận tiện, các hộ nông dân còn thiếu nhiều thông tin cần thiết về giá cả và thị trường tiêu thụ, dẫn đến thị trường tiêu thụ của người sản xuất còn hạn hẹp và không ổn định. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn từ ngân sách quốc gia và nguồn nguồn ưu đãi khác tập trung đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, qua các định chế tài chính khác như Ngân hàng Phục vụ người nghèo, Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc... cũng làm hạn chế đến việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp. Cũng do có nhiều ưu đãi này làm cho một số hộ nông dân có tư tưởng ỷ nại vào Nhà nước, không chủ động xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh có lãi với trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi. Đối với các cấp, các ngành ở địa phương, chỉ chú trọng đến việc đầu tư vốn phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, nhưng lại không quan tâm đến chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng.Vì vậy khi hộ sản xuất sử dụng vốn vay không có khả năng trả được nợ thì buộc Ngân hàng phải xử lý nợ vay để đảm bảo thu hồi vốn. Nhưng việc làm này của Ngân hàng lại không được các cấp, các ngành hữu quan đồng tình ủng hộ, làm ảnh hưởng tới công tác thu nợ của Ngân hàng để đầu tư quay vòng đồng vốn, từ đó làm hạn chế rất nhiều đến những hộ vay vốn nhưng tài sản quá ít. Ngoài ra còn một số nguyên nhân tồn tại khác phải bàn đến, đó là cơ chế lãi suất còn bất cập, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra còn thấp so chi phí một món vay quá cao. Cụ thể đối với hộ sản xuất ở cách xa nhau thường hay vay lẻ tẻ, mỗi lần đến kiểm tra, giải quyết cho hộ vay vốn phải mất nhiều thời gian của cán bộ tín dụng và chi phí công tác, nhiều khi hạch toán số lãi thu được và chi phí bỏ ra Ngân hàng phải chịu lỗ. Nhưng so với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn thì cao hơn, do vậy lợi thế trong kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp phải chịu nhiều thiệt thòi. Công tác dịch vụ khuyến nông chưa mang lại hiệu quả cao, dẫn dến tính khả thi của một số dự án đầu tư thấp. Cụ thể đối với một số cây trồng, vật nuôi điển hình như: dự án trồng cây cà phê, cây cải dầu, dự án nuôi dê bách thảo... Trên đây là những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác đầu tư tín dụng hộ sản xuất chưa được khai thác triệt để khả năng tiềm tàng sẵn có trong nông nghiệp. Vì vậy Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang cần có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế và khắc phục tồn tại, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả vốn vay, đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, tăng thu nhập cho Ngân hàng, đồng thời phục vụ tốt nhất, đắc lực nhất cho sự nghiệp xây dựng nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình kinh tế củaTỉnh Đảng bộ về phát triển nông nghiệp - nông thôn. Chương III giải pháp nhằm mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang i. những giải pháp: Một là: Yếu tố con người quyết định mọi sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ. Với số lượng cán bộ tín dụng hiện nay của Hội sở: 9 người (2 người quản lý cho vay các doanh nghiệp, còn 7 người cán bộ tín dụng nông thôn) trên địa bàn 97km2 với trên 4.000 hộ sản xuất là quá lớn. Hội sở cần trình Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh bổ sung thêm biên chế cho cán bộ tín dụng nông thôn để mỗi cán bộ có khả năng tăng trưởng dư nợ nhưng cũng đảm bảo chất lượng tín dụng, nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong nông nghiệp. Đi đôi với việc bổ sung biên chế, cần thường xuyên giáo dục nâng cao tư tưởng đạo đức cách mạng, thường xuyên tổ chức học tập văn bản nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kiến thức về nông - lâm nghiệp, nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật và xã hội, mỗi cán bộ Ngân hàng cũng cần phải nắm vững chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà để vận dụng vào công việc chuyên môn đạt kết quả cao. Hai là: Bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh để mở rộng tín dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nguồn vốn cho sản xuất và kinh doanh trên địa bàn. Ba là: Hoạt động Ngân hàng phải luôn gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ khách hàng. Bốn là: Thông qua quan hệ vay - trả của khách hàng, thực hiện nghiêm túc việc phân loại, sàng lọc khách hàng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu đối với khách hàng đủ điều kiện, làm ăn có hiệu quả, sòng phẳng trong thanh toán. Kiên quyết hạn chế hoặc ngừng cấp tín dụng đối với những khách hàng làm ăn thua lỗ triền miên, không hiệu quả, không đủ điều kiện vay vốn,do đó phải tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay, chấp hành tốt các quy định, thể thể, chế độ của ngành. Năm là: Thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thóng máy vi tính, trang bị kịp thời các phương tiện cần thiết phục vụ giao dịch với khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và an toàn trong hoạt động kinh doanh. Sáu là: Có hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn, phải làm sao vẫn tăng trưởng được nguồn vốn vừa đảm bảo tình hình ài chính của đơn vị, tích cực tuyên truyền, vân động khách hàng trên địa bàn mở tài khoản tiền gửi cá nhân, áp dụng rộng rãi hình thức mở và sử dụng tài khoản cá nhân. ii. kiến nghị: Qua thời gian khảo sát và nghiên cứu thực tiễn cho vay hộ sản xuất tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang, để phù hợp với tính chất, đặc thù của tín dụng miền núi, để đồng vốn đến với người sản xuất có hiệu quả và không ngừng nâng cao mức sống giữa các vùng nông thôn, thực hiện các chính sách dân tộc và miền núi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy, hoàn thiện việc cho vay, thu nợ đối với hộ sản xuất ở khu vực Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang như sau: 1. Đối với Nhà nước: Để khuyến khích và đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, có như vậy mới tạo điều kiện cho nhu cầu sản xuất phát triển, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất để tạo ra môi trường sản xuất hàng hoá thực sự trong nông thôn. Cần có chính sách trợ giá đối với sản xuất nông nghiệp, chính sách bảo hiểm và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất. Có thể tìm cách xác định thị trường tiêu thụ ở tầm vĩ mô, tránh sự thua lỗ và ứ đọng sản phẩm không đáng có của nông dân, có chính sách tài trợ cho ngành nông nghiệp khi thiên tai mất mùa. Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ sản xuất để tạo điều kiện cho họ làm thủ tục vay vốn Ngân hàng, phát triển sản xuất. Đối với chính quyền địa phương cần thường xuyên phối hợp và tập trung chỉ đạo mọi hoạt động, xử lý tồn đọng cùng với Ngân hàng cơ sở để cùng phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. 2. Đối với Ngân hàng cấp trên: Nên tiếp tục cải tiến hồ sơ vay vốn sao cho gọn nhẹ, không phiền hà mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và phù hợp với trình độ của người dân, nhất là đối với trình độ dân trí của một tỉnh miền núi còn thấp. Cụ thể: Bổ sung sửa đổi mẫu hồ sơ cho vay (phần theo dõi trả nợ, trả lãi) không đủ dòng theo dõi nợ hàng tháng, nhất là các món cho vay trung hạn, dài hạn. Mẫu dự án, phương án sản xuất kinh doanh cần cụ thể hơn các chỉ tiêu cho phù hợp với trình độ hộ nông dân miền nũi có trình độ dân trí chưa cao, để họ có thể cố gắng làm được các dự án vay vốn mà không cảm thấy ngại và phiền hà. Có như vậy thì ngân hàng cơ sở mới có thêm các dự án trung và lớn để mở rộng đầu tư cho vay và hộ nông dân mới có vốn để mở rộng sản xuất, ngành nghề, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Cải tiến bộ hồ sơ vay vốn đối với hộ gia đình vay những món nhỏ nhưng lại vay nhiều món trong năm, nhiều đối tượng vay khác nhau theo hướng gọn nhẹ tránh phiền hà cho khách hàng và giảm thiểu công việc cho cán bộ tín dụng. Tăng cường công tác thông tin thị trường, giúp cho các chi nhánh có thông tin, góp phần tổ chức cho vay có hiệu quả. Cho phép uỷ quyền cho tổ trưởng thu lãi hàng tháng nhằm giảm bớt khối lượng khách hàng giao dịch tại bộ phận kế toán ngân quỹ, trên cơ sở nâng cao khâu kiểm tra hàng tháng của cán bộ tín dụng, tránh hiện tượng tổ trưởng lợi dụng xâm tiêu tiền lãi. Về lãi suất: Cần có chính sách lãi suất hợp lý cho nông nghiệp - nông thôn, sao cho phù hợp với đặc thù của sản xuất kinh doanh ở từng khu vực, môi trường kinh doanh của từng Ngân hàng. 3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang: Cần xác định mức khoán cho các chi nhánh cơ sở, cán bộ tín dụng sao cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn khác nhau, để họ thực sự đến được từng nhà, từng hộ vay vốn Ngân hàng, hay thực chất là họ trực tiếp điều tra món vay và thu nợ trực tiếp. Hiện nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thực hiện giao khoán các chỉ tiêu tín dụng như tổng dư nợ cho vay, chất lượng dư nợ, chỉ tiêu thu nợ, thu lãi cho cán bộ tín dụng theo mức bình quân đối với từng khu vực (khu vực các huyện phía Bắc, khu vực các huyện phía Tây, khu vực các huyện vùng thấp và thị xã). Như vậy là chưa sát thực đối với từng cán bộ tín dụng vì trong khu vực có những xã, những thôn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp, điều kiện, môi trường phát triển kinh tế hạn chế. Cán bộ tín dụng phụ trách những địa bàn đó không thể đạt tới chỉ tiêu bình quân về số lượng cũng như chất lượng. Như vậy thì thu nhập của cán bộ tín dụng đó cũng rất thấp, dẫn đến có một số cán bộ tín dụng đã nảy sinh tiêu cực. Xem xét kỹ việc hợp đồng với tổ, nhóm ở địa phương, họ giúp Ngân hàng một số khâu cần thiết, nhưng không phải là vai trò quyết định, cần tránh hiện tượng chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà mở rộng tín dụng tràn lan trong lĩnh vực naỳ không hợp lý, vì rủi ro tiềm ẩn ở lĩnh vực này rất cao, vì các tổ trưởng, nhóm trưởng chỉ là những người có uy tín ở tổ, nhóm, họ chưa có kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là kiến thức thẩm định, kiểm tra vốn vay... Vì vậy họ không thực hiện được đầy đủ các nguyên tắc, điều kiện vay vốn, mà vì tình làng nghĩa xóm họ nể nang và xác nhận đề nghị cho vay. Cần phối hợp với cơ quan Báo, Đài Truyền hình địa phương để tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng triển khai trên địa bàn và các văn bản hướng dẫn của ngành, thực hiện công khai hoá để cho mọi nhà, mọi người đều biết. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho dân vay vốn và có thể kiểm tra và họ có thể kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau trong sử dụng vốn vay an toàn và hiệu quả, giúp ngân hàng có điều kiện tăng trưởng dư nợ có chất lượng. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành, đặc biệt với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội nông dân tỉnh trong việc cung cấp nguồn vốn cho các chương trình dự án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Từ đó, một mặt giúp cho các hộ có vốn phát triển kinh doanh ngày càng lớn có hiệu quả, mặt khác mở rộng được đầu tư tín dụng ngân hàng có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các chi nhánh cơ sở, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót trong nghiệp vụ cho vay, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ cho vay. Do đặc điểm công việc của cán bộ tín dụng, đòi hỏi phải có sức khoẻ, có trình độ về chuyên môn, các kiến thức về các ngành nghề của hộ sản xuất, hơn nữa các thôn bản ở xa, đường sá đi lại khó khăn. Đề nghị Ngân hàng tỉnh cần nghiên cứu có chế độ thoả đáng đối với cán bộ tín dụng, hỗ trợ thêm về phương tiện đi lại. 4. Đối với Hội sở: Thường xuyên quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ Ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng, nhất là những kiến thức cơ bản trong kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay. Cần lập hồ sơ kinh tế theo từng vùng, xã để nắm bắt kịp thời các dự án đầu tư, tiếp cận các nhu cầu vay mới như đường, điện nông thôn, nhà ở, vệ sinh môi trường theo hướng khách hàng phải có đủ điều kiện vay vốn, nhất là khách hàng có khả năng trả nợ và đủ tài sản đảm bảo, nhằm tìm kiếm và khai thác tối đa các dự án vừa, lớn và có chiều sâu, có hiệu quả. Căn cứ vào mức giao khoán bình quân về các chỉ tiêu tín dụng cho cán bộ tín dụng của khu vực, căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của địa bàn để xây dựng mức giao khoán cụ thể cho từng cán bộ tín dụng của mình, sao cho vẫn đảm bảo thực hiện được chỉ tiêu phát triển tín dụng do ngân hàng tỉnh giao cả về số lượng và chất lượng, mặt khác tạo ra được sự công bằng tương đối cho các cán bộ tín dụng, khuyến khích và động viên họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ uỷ thác... đến cán bộ hội nông dan, tổ trưởng vay vốn. Tạo điều kiện uỷ thác từng phần những món vay ngắn hạn thường xuyên, nhỏ lẻ, giảm bớt được phần nào khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng có thời gian khai thác các dự án trung và lớn, và có chiều sâu. Tăng cường công tác phối hợp tốt hơn nữa với chính quyền địa phương, Hội nông dân, Viện Kiểm sát, ... trong việc kiểm tra và xử lý vốn vay, đặc biệt là những hộ sử dụng vốn vay sai mục đích và trây ỳ không trả nợ ngân hàng. Công tác cho vay và thu nợ của Hội sở hiện nay đã được thực hiện tương đối tốt, chất lượng tín dụng cao tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Để duy trì và làm tốt hợn nữa công tác mở rộng tín dụng và hạn chế tối đa nợ quá hạn, đặc biệt không để phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng, thì cán bộ tín dụng cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, đảm bảo thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ cho vay theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. kết luận Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và nông thôn. Để thực hiện nội dung, phương hướng phát triển kinh tế của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII về phát triển toàn diện nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh. Có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua, bộ mặt nông nghiệp - nông thôn nước ta có những chuyển biến tích cực và căn bản, sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng liên tục cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Vấn đề căn bản về lương thực đã được giải quyết, từ chỗ thiếu ăn, nay đã có dư thừa xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề đã hình thành tương đối rõ nét, các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo xu thế chung của cả nước, cơ sở hạ tầng nông thôn ở nhiều nơi đựoc quan tâm, đầu tư, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới. Nhờ những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp mà nông thôn nước ta được khởi sắc, được đổi mới một cách đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhiều vùng nông thôn được cải thiện, làm cho dân giàu, nước mạnh. Có được những thành quả to lớn trong nông nghiệp - nông thôn là do có sự nỗ lực, phấn đấu, đóng góp của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong đó có vai trò to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang nói riêng, trong việc đầu tư tín dụng, một sự cần thiết tất yếu khách quan và không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Cho vay hộ sản xuất, một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp, và nhiệm vụ hàng đầu là cho vay hộ sản xuất - khách hàng tiềm năng của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận kết hợp với công tác thực tiễn, tôi đã chọn đề tài: Một số vấn đề về cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang. Trong đề tài nghiên cứu đã thực hiện được một số nội dung cơ bản sau: Đã khái quát hoá được những vấn đề về mặt lý luận, đã đưa ra được một số biên phápđể góp phần nâng caohiệu quả đầu tư vốn trong cho vay hộ sản xuất cảu Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang. Khoá luận đã đi sâu vào phân tích thực tế, làm rõ thực trạng về cho vay hộ sản xuất và đặc biệt đã chỉ ra được những tồn tạicơ bản trong quá trình cho vay hộ sản xuất tại Hội sở. Trên cơ sở phân tích thực trạng khoá luận đã đưa ra được hệ thống các giải pháp cũng như các kiến nghị đối với Nhà nước, với Ngân hàng cấp trên, Ngân hàng cơ sở có liên quan đến vấn đề đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất, nhằm góp phần nâng cao, hoàn thiện để mở rộng khối lượng tín dụng cũng như các vấn đề cho vay hộ sản xuất và làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức tối thiểu. Hoàn thành bản khoá luận này, bản thân tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào công tác cho vay hộ sản xuất. Song đây là nội dung nghiên cứu hết sức rộng lớn, hết sức phức tạp, cho nên bài viết còn cần phải hoàn thiện nhiều cả về nội dung lý luận và công tác thực tiễn. Chính vì vậy bản thân tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô, của cơ quan và các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Kim Anh,Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài khoá luận này. Hà Giang, tháng 4 năm 2001 Người viết Nguyễn Thị Luận ý kiến nhận xét và chấm điểm của thầy, cô giáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . danh mục tài liệu tham khảo --------- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng. Các tài liệu, tập san, tạp chí Ngân hàng. Giáo trình giảng dạy của Học viện. Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999. Quyết định 324 - 284 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Quy chế cho vay đối với khách hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định 180-06 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành: Quy định cho vay đối với khách hàng. Các báo cáo, chứng từ, tài liệu của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Các tài liệu khác có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28207.doc
Tài liệu liên quan