Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việc nhìn nhận đối tượng tiền tệ - bên cạnh vai trò lưu hành thông thường với chức năng trung gian tiền tệ, cũn cú một giá trị rất đặc biệt xột trờn khía cạnh văn hoá - nghệ thuật, ý nghĩa chính trị quốc gia, hay một nền kinh tế - xã hội và còn phản ánh trình độ phát triển khoa học công nghệ in, đúc tiền. Tiền Việt Nam đã có lịch sử ra đời và phát triển hàng ngàn năm (từ đồng tiền đầu tiên năm 970 dưới triều đại nhà Đinh đến nay). Mỗi một đồng tiền trong mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn chặt với với những đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của thời kỳ đó, mang những đặc trưng văn hoá, truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Những đồng tiền hình tròn lỗ vuông tượng trưng cho quyền năng của trời và đất trong suốt các triều đại phong kiến trước đây, những đồng tiền trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam sau này, là một tập hợp đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức và đều có chung một sức sống mãnh liệt, khát vọng hoà bình và chứa đựng những giá trị nghệ thuật đậm nét văn hoá, con người Việt Nam. Lịch sử tiền tệ Việt Nam đã có từ lâu, nhưng thực sự chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về các giá trị lịch sử, kinh tế, xã hội của các đồng tiền qua các triều đại. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử tiền tệ nói chung, lịch sử đồng tiền nói riêng của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà sưu tầm trong và ngoài Ngành. Nhưng đến nay, có thể nói chưa có một công trình nào thực sự hoàn chỉnh, bởi lịch sử đồng tiền nước ta đã có từ lâu, đa dạng, phong phú trải dài theo chiều dài lịch sử, và bản thân đồng tiền lại chứa đựng một cách tinh xảo nhất những giá trị lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và nghệ thuật. Tìm hiểu những hình ảnh, họa tiết trang trớ trờn đồng tiền xưa và nay đã từng tồn tại, lưu hành trong xã hội Việt Nam để hiểu rõ về tính chất ứng dụng cùng hình ảnh biểu trưng của con người, đất nước Việt Nam, đó là lý do tôi chọn đề tài tốt nghiệp của mình. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam thời nguyên thủy và hiện đại. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Hình ảnh trờn cỏc đồng tiền 3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Tìm hiểu và nghiên cứu hoa văn, họa tiết, hình ảnh trang trí trên đồng tiền giỳp tụi hiểu được thêm rõ ràng về lịch sử dân tộc, về tính chất đặc trưng, tiêu biểu mà người sản xuất, làm ra đồng tiền đã truyền đạt một cách trung thực, sống động nhất. Khi cầm trên tay một đồng tiền dù là tiền cổ, tiền giấy hay tiền kim loại, mỗi người đều cú cỏch nghĩ: đồng tiền không chỉ là mang yếu tố sử dụng mà nó cũn mang tính mỹ thuật, giá trị lưu giữ lịch sử vô cùng to lớn. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ phần nào đó không chỉ riờng tụi mà sẽ có thật nhiều người thờm yờu và hiểu về đồng tiền – giá trị tinh thần của mỗi quốc gia. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Tổng hợp vấn đề, phân tích, so sánh, chứng minh tìm ra hướng giải quyết. - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Gặp gỡ, trao đổi ý kiến của các giảng viên, thạc sĩ, nhà phê bình mỹ thuật . 5. DỰ KIẾN ĐÓNG GểP CỦA ĐỀ TÀI: - Tìm hiểu, nghiên cứu yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam là tìm hiểu về bảo lưu những giá trị lịch sử truyền thống, khai thác những yếu tố tích cực để áp dụng vào những môn nghệ thuật khác. - Là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên mỹ thuật. 6. CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc của đề tài gồm có 3 chương, đó là: Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử ra đời của đồng tiền Việt Nam Chương 2: Yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt nam nguyên thủy Chương 3: Yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam hiện đại

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
to, có đồng nặng đến 6,2 gram. Tên gọi tiền cổ: Hai chữ ở vị trí 1 và 2 trên đồng tiền thường là niên hiệu của vị vua cho đúc tiền. Hai chữ này do đó thường phản ánh thời gian tiền được đúc. Các chữ thứ 3 và thứ 4 trên đồng tiền có ý nghĩa, nguồn gốc khác nhau, trong đó có những chữ noi theo cách gọi của tiền cổ do các triều đại Trung Quốc phát hành; hoặc do hoàn cảnh, sự kiện lịch sử đương thời; hoặc đơn giản chỉ là hàm ý nhấn mạnh giá trị đồng tiền: Thông bảo là chữ thường thấy nhất trờn cỏc đồng tiền, nghĩa là đồng tiền lưu hành thông dụng. Hai chữ này xuất hiện đầu tiên trong tiền Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ của Trung Quốc đúc năm 621. Nguyên bảo: tiền mới đầu tiên Đại bảo: tiền có giá trị lớn Ngoài những chữ trên hay được dựng, cũn cú những chữ khỏc đỳc trên tiền cổ là: Vĩnh bảo: tiền lưu thông mãi mãi Chí bảo: tiền cao quý nhất. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chí bảo" là tiền Gia Định Chí Bảo của Tống Ninh Tông (1208 - 1224). Chính bảo: tiền chính thống. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chính bảo" là tiền Gia Định Chính Bảo của Tống Ninh Tông (1208 - 1224). Cự bảo: tiền có giá trị to Trọng Bảo: Đồng tiền trọng yếu. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "trọng bảo" là tiền Càn Nguyên Trọng Bảo của Đường Túc Tông (758 - 759). Thuận Bảo: tiền của vua Lê Hiển Tông, kỷ niệm dịp chiếm đóng Thuận Hóa và lấy súng đồng của chúa Nguyễn ở Thuận Hoá mà đúc thành tiền... Đơn vị và mệnh giá: (Đơn vị đếm) Ðơn vị đếm cơ bản của tiền cổ Việt Nam quan, tiền và đồng. Theo đó "đồng" là đơn vị đếm nhỏ nhất. Từ thời Pháp thuộc, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện các đơn vị đếm là hào, xu, chinh và cắc. Tiền Việt Nam kể từ sau khi đất nước giành độc lập cú cỏc đơn vị đếm là đồng, hào và xu. Một đồng bằng mười hào. Một hào bằng mười xu. Hiện nay, tiền giấy và tiền kim loại chỉ được phát hành với một đơn vị đếm duy nhất là đồng. Chất liệu: Tiền cổ Việt Nam có nhiều loại: Tiền đúc bằng đồng: là kim loại thông dụng nhất dựng đỳc hầu hết tiền cổ của Việt Nam. éõy là một hợp kim của đồng gồm thêm kền, sắt, thiếc mà thành phần rất thay đổi bởi kỹ thuật luyện kim thời xa xưa chưa được tiêu chuẩn hóa. Tiền đúc bằng kẽm: kẽm là kim loại thông dụng thứ nhì sau đồng được dùng để đúc tiền, nhất là từ thế kỷ 17 trở về sau. Như hợp kim đúc tiền đồng, người ta xử dụng những tạp chất có thành phần kẽm khá cao, gọi chung là ụ diờn mà đúc tiền. Tiền đúc bằng chì: chì là kim loại mềm được pha thêm kim loại khác để có một hợp kim đúc tiền chì. Loại tiền có lượng chì cao khá mềm, đặt nhẹ giữa hai ngón tay, ấn nhẹ là đồng tiền có thể bị bẻ cong. Hiện nay, hơn 400 mẫu tiền chì Việt Nam đã được nhận diện nhưng nguồn gốc của thứ tiền này vẫn còn là một nghi vấn chưa được giải đáp thỏa đáng. Tiền đúc bằng sắt: Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi Mạc Đăng Dung lấy ngôi vua của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc không được lòng trời nên đúc tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu dùng. éú là lần đầu tiên tiền sắt được nhắc đến. Tuy vậy, di chỉ khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Minh Ðức Thông Bảo của nhà Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết, có thể vào lúc đó, hợp kim đồng có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường được sử dụng, vì ngẫu nhiên hoặc vì cho dễ đúc, chứ không có loại tiền sắt. Tiền đúc bằng vàng: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua Tiền đúc bằng bạc: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua Một đồng tiền thưởng của vua Khải Định Tiền làm bằng giấy: của nhà Hồ phát hành. Vào tháng 4, năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly lúc đó đang giữ chức Nhập nội phụ chính, Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương, đã cho in và phát hành tiền giấy "Thông bảo hội sao" để thay thế cho loại tiền đúc bằng đồng trước đó. Đây là đồng tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Thể thức tờ tiền giấy đầu tiên như sau: Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu. Về sự kiện này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly bởi cùng với tiền giấy, Hồ Quý Ly cũn cú những cải cách khác rất tiến bộ và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội bấy giờ. Mục đích phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao của Hồ Quý Ly còn phải nghiên cứu thêm, tuy nhiên, rõ ràng đây là một bước tiến lớn trong hình thức hoạt động tiền tệ - tài chính của đất nước từ hơn 600 năm trước rất đáng được tự hào. Các tài liệu lịch sử đều chộp phộp chế tiền giấy Thông bảo hội sao quy định: Bên ngoài vẽ cái khung vuông có hoa văn, số tiền viết ngang, bên tả viết số hiệu, bên hữu viết chữ "khoa" (tức là bộ, như chữ Phỏp: sộrie). Bên ngoài nữa viết chữ triện gồm những chữ "làm giả bị tội chém, ai tố cáo hay bắt được thì được thưởng". Giấy làm tiền chế tạo từ vỏ cây dâu. * Hình thức tiền giấy: Đất nước ta trải qua mấy nghìn năm lịch sử, có rất nhiều hình thức tiền giấy được lưu hành với nhiều kiểu dáng, hình dạng, màu sắc, chất liệu khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà tiền giấy có hình thức phù hợp. Chức năng của đồng tiền: Nếu một người có tiền thì có thể dùng tiền để làm những việc sau đây: Tiêu tiền (tiêu thụ, phương tiện thanh toán) Gửi tiền để lấy tiền lãi (đầu tư) Đổi lấy một loại tiền tệ khác (trao đổi) Trữ tiền (bảo toàn giá trị) Tổng số tiền trong lưu hành phản ánh sự phân chia của sản phẩm quốc gia: Lượng tiền mà một người sở hữu tương ứng với lượng sản phẩm quốc gia mà người đó có thể có khi tiêu dùng lượng tiền sở hữu. * Chức năng là phương tiện thanh toán: Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. * Chức năng là phương tiện tính toán: Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một nền kinh tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỉ giá tương đối khác nhau. * Chức năng bảo toàn giá trị: Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như chỉ là các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (thí dụ như là vàng hay kim cương). Nếu tiền không tồn tại thì một người nông dân chỉ có khả năng trao đổi ngũ cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ cốc này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ cốc sớm để đổi lấy tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả (consecutiv). Chức năng bảo toàn giá trị tạo thành (constitutiv) là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ, tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị. * Chức năng lưu giữ văn hoá, tái tạo lịch sử: mỗi một đồng tiền Việt Nam đều ghi rõ những mốc lịch sử rất đáng chú ý trong lịch sử nước ta. Khi nhìn vào hình ảnh, hoạ tiết trang trí trên đồng tiền ta biết được đồng tiền đó ra đời trong hoàn cảnh nào, tại sao lại được trang trí như vậy, hay đú cũn được coi là những bức tranh thu nhỏ giới thiệu cảnh đẹp của quê hương đất nước, giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc, hay chân dung của các triều đại vua trong lich sử và ngày nay hầu hết trờn cỏc tờ giấy bạc Việt Nam là hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ cao nhất, sáng ngời nhất của dân tộc Việt Nam. CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TRANG TRÍ TRấN ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM NGUYấN THUY 2.1. Khởi thuỷ của tiền 2.1.1. Xã hội thời nguyên thuỷ: Cách ngày nay khoảng 30 – 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống. Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã tiến hoá thành người hiện đại, đưa xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam chuyển dần qua các giai đoạn hình thành, phát triển của công xã thị tộc và từng bước tạo tiền đề cho sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ. Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), người ta đã tìm thấy một số chiếc răng Người tối cổ giống với răng Người tối cổ Bắc Kinh, có niên đại cách đây khoảng 30 – 40 vạn năm và nhiều xương cốt động vật thời cổ. Ở nhiều địa phương khác như núi Đọ, Quõn Yờn, nỳi Nuụng (Thanh Hoá), Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước) v.v… cũng tìm thấy nhiều công cụ đá được ghè đẽo rất thô sơ. Người tối cổ sống thành từng bầy. Mỗi bầy có khoảng 20 – 30 người, gồm 3 – 4 thế hệ. Họ săn bắt và hái lượm để sinh sống. Trong quá trình tiến hoá, Người tối cổ đã chuyển biến thành Người tinh khôn. Họ sống thành các thị tộc, bộ lạc, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính. Công cụ của cư dân Sơn Vi đều làm bằng đá cuội, được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi sắc. Do cỏch ghè đẽo còn thô sơ nên mặt vỏ cuội tự nhiên còn giữ lại rất nhiều. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu cải tiến công cụ sản xuất và phương thức kiếm sống ngày càng cao. Các dấu tích của văn hoá Hoà Bình được phát hiện ở các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Cư dân Hoà Bình sống định cư lâu dài trong các hang động, mỏi đỏ gần nguồn nước hợp thành các thị tộc và lấy săn bắn, hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả. Một nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu. Cư dân Hoà Bỡnh cũn biết ghè đẽo nhiều hơn lên cả một bên mặt công cụ như rìu ngắn, rìu bầu dục và bước đầu biết mài ở lưỡi rìu. Ngoài ra, có một số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ. Và người nguyên thuỷ đã dần hình thành một loại hình thức khá phát triển. Đó là biết dùng những vật dụng thường ngày để trang trí làm đẹp cho bản thân và coi đó là những đồ vật có giá trị. 2.1.2. Hình ảnh hiện vật trao đổi thời nguyên thuỷ: Hình 1: Các loại vòng tay, vòng tai bằng đá giai đoạn văn hoỏ Phùng Nguyờn (đồ đá mới) đến văn hoá Đông Sơn (cuối thời đại đồng thau) 2.1.3. Giá trị sử dụng để trao đổi. Việt Nam là đất nước có cư dân sinh sông từ rất lâu đời. Cách đây 30 vạn năm (thời đồ đá cũ ở di tích núi Đọ - Thanh Hoá) con người sống bằng hái lượm, săn bắn, chưa có hình thức trao đổi. Đến thời đồ đá giữa, cách đây 1 vạn năm (văn hoá Hoà Bỡnh) đó có dấu vết của sự thay đổi. Thời đại đồ đá mới cách đây 5000 năm (văn hoá Bắc Sơn) đến thời đồ đồng (văn hoỏ Phùng Nguyờn - cách đây 4000 năm) thấy dấu vết của nền sản xuất nông nghiệp: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc. Nhiều xưởng chế tạo đồ đá, gốm, đồ đồng còn di tích - Thuyền bè vượt biển đã phổ biến. Sự giao lưu trao đổi cần có những hiện vật ngang giá chung. Tuy nhiên chưa thấy xuất hiện tiền tệ. Các nhà nghiên cứu dự đoán, những hiện vật có giá trị do khó kiếm hoặc mất nhiều công chế tác, tìm thấy ở các di chỉ khảo cổ có thể là những vật ngang giá chung. Vỏ ốc biển Cypraea, các loại vũng đỏ được dự đoán là những vật ngang giá chung từ xưa nhất. Vỏ ốc được xâu thành chuỗi, có vân và màu sắc óng ánh, sống ở biển sâu vùng nhiệt đới thấy nhiều ở các di tích từ thời đồ đá giữa. Các loại vòng đá quý, kiểu dáng phong phú, chế tác công phu có nhiều từ thời đồ đá mới đến tận thời đại đồ sắt sau này. Ở thời đại đồng thau, các vật dụng bằng đồng có trình độ thẩm mỹ cao, kỹ thuật luyện kim điêu luyện. Nhiều loại được dự đoán là những hiện vật ngang giá chung như lưỡi xéo nhỏ, vòng, nhẫn, kể cả trống đồng nhỏ… Có ý kiến cho là các sản phẩm nông nghiệp như gia súc, vải, muối… cũng cú lỳc, cú nơi được trao đổi như vật ngang giá chung. Chúng là những mầm mống của tiền tệ thời nguyên thuỷ - với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian tới các nhà nghiên cứu chắc sẽ xác định được các hình thức tiền tệ thời đầu dựng nước của nước ta. 2.2. Tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam. 2.2.1. Hoàn cảnh xã hội của triều đại phong kiến Việt Nam: Năm 938, Việt Nam giành được độc lập. Năm 968, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, năm 1054 đổi tên thành Đại Việt. Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ XI, XII), nhà Trần (thế kỷ XIII, XIV), nhà Hồ (đầu thế kỷ XV), nhà Hậu Lê (thế kỷ 15, 16, 17, 18), nhà Tây Sơn (cuối thế kỷ 18). Trong thời kỳ này các vương triều Trung Hoa mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi: Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đẩy lui 2 lần quân nhà Tống (thế kỷ 10 và 11), nhà Trần đánh bại quân nhà Nguyên 3 lần (thế kỷ 13). Đầu thế kỷ 15 nhà Minh xâm chiếm được Việt Nam và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi và thành lập nhà Hậu Lê, cuối thế kỷ 18 nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18 trở đi phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu. Lịch sử Việt Nam, từ khi Đại Việt độc lập vào thế kỷ 10, mang dấu ấn của hai khuynh hướng chính. Dấu ấn đầu là sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa. Sang đến thế kỷ 15 thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa; cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa. Dấu ấn thứ hai là sự bành trướng xuống phương Nam. Với một quân đội có tổ chức hơn, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Đại Việt. Giữa thế kỷ 11 và 17, Đại Việt chiếm hoàn toàn Vương quốc Champa (ngày nay là miền Trung Việt Nam). Tiếp đó (thế kỷ 17, 18) chiếm đồng bằng Nam Bộ của người Khmer và vào đầu thế kỷ 19 cạnh tranh giành ảnh hưởng với Thái Lan ở Campuchia. Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực. 2.2.2. Yếu tố trang trí được sử dụng trên đồng tiền: Đồng tiền của triều đại phong kiến xưa nhất còn lại đến ngày nay là đồng tiền mang niên hiệu Thái Bình Hưng Bảo - đồng tiền này được đúc từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (968 - 980), sau khi nhà vua thống nhất đất nước. Đồng tiền hình tròn, lỗ vuông tượng trưng cho trời và đất theo quan niệm của người phương Đông. Quan niệm trời đất vẫn được giữ gìn nhất quán trong việc đúc tiền, qua hơn một chục triều đại vua tiếp theo - chất liệu bằng đồng, sau đó hiếm nguyên liệu có khi được đúc bằng hợp kim đồng hoặc kẽm. Ngoài tiền đồng và kẽm ra, nhiều triều đại cũn đỳc vàng, bạc thành thoi để mua bán thay tiền; đỳc cỏc đồng tiền kích thước to để thưởng như các loại huân chương. Thời Trần Thuận Tông (1390 - 1398), Hồ Quý Ly làm phụ chính cho nhà vua, cho in tiền bằng giấy, gồm có 7 loại gọi là “thụng bảo hội sao”. Đây là những đồng tiền giấy đầu tiên của nước ta và cũng là loại tiền giấy xuất hiện sớm trên thế giới, cách đây gần 600 năm với kỹ thuật in thô sơ chủ yếu là vẽ hình đơn giản như rong biển, con sóng, đám mây, con rùa, ... Sau thời Hồ, suốt cả thời đại phong kiến, không có một triều vua nào cho in và lưu hành tiền giấy nữa. Hầu hết các đồng tiền đều được đúc bằng đồng, kẽm, thiếc nhưng thời Mạc Đăng Dung, cách đây trên 460 năm lại đúc tiền “Đại Chính Thông Bảo” bằng sắt. Có lẽ đõy khụng là những đồng tiền sắt duy nhất trong lịch sử Việt Nam mà còn của cả thế giới nữa. Tiền cổ Việt Nam có nhiều loại không dùng để mua bán song lại được lưu hành khá rộng rãi. Phổ biến hơn cả là tiền thưởng. Tiền thưởng là những đồng tiền cỡ lớn, “mặt tiờ̀n” ghi niên hiệu nhà vua, “lưng tiờ̀n” ghi những câu chúc tụng bốn mặt, tám chữ. Đúc hình rồng bay là tiền Phi Long, biểu tượng giầu có, nhiều con trai, sống lâu là tiền Tam Đa, còn đúc hình năm con dơi là tiền Ngũ Phúc... Kỳ lạ hơn là những đồng tiền bùa, dân gian gọi là tiền cúng, tiền này được các thầy bói, thầy cúng sử dụng lúc hành nghề. Nhiều đồng mang những câu thần chú bí ẩn mà đến nay vẫn chưa ai hiểu được. Một loại tiền thưởng Độc đáo nhất trong số tiền cổ Việt Nam là đồng tiền đúc nổi một đôi nam nữ giao hoan, biểu hiện triết lý phương Đông coi việc trường tồn dân tộc là thiêng liêng nhất. Triết lý này cũng được thể hiện trờn nhiều cổ vật đặc biệt là trống đồng. Đồng tiền đúc hình con ngựa phi với bốn chữ “Đường trường thiên lý” chỉ dùng khi vua, chúa ban cho con ngựa tốt cho một người nào đó. Mỗi ông vua lên ngôi đều đổi niên hiệu và phát hành tiền để khẳng định sự chính thống của mình. * Tiền nhà Đinh và nhà Tiền Lê: “ Thái Bình Hưng bảo” Việt Nam lần đầu tiên có vua xưng hoàng đế là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu Thiên Đức (544 - 548), nhưng thời đó Lý Nam Đế chưa đúc tiền. Tới khi Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế năm 968 và đặt niên hiệu Thái Bình từ năm 970, Việt Nam mới có đồng tiền đúc đầu tiên mang niên hiệu của vị hoàng đế nước mình. Khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là Thái Bình và cho đúc tiền Thái Bình hưng bảo bằng đồng. Đây là tiền duy nhất được phát hành trong thời nhà Đinh, vì cho dù sau này có sự thay đổi ngôi vua trong họ Đinh nhưng không có sự thay đổi niên hiệu. Hiện các nhà sử học và khảo cổ học chưa được xác định chính xác thời điểm xuất hiện tiền này. Khảo cổ học cho thấy Thái Bình hưng bảo có ba loạt khác nhau. Cả ba loạt đều có lỗ hình vuông ở giữa và có đường kính không đều nhưng bình quân khoảng 22 mm. Cả ba loạt đều có mặt trước ghi chữ Thái Bình hưng bảo bằng chữ Hỏn. Cú một loạt thay vì chữ Thái lại là chữ Đại. Hiện chưa rõ: do lâu ngày đồng tiền đó bị hỏng nên mất một chấm, hay đó thực sự là chữ Đại nhưng được đọc là Thái. Về mặt sau, thường có chữ Đinh (họ của vua) đúc nổi; nhưng có một loạt không có chữ gì “ Thiên Phúc trấn bảo” thời Lê Đại Hành * Tiền nhà Lý : 1. “ Thiên Thành nguyên bảo” thời Lý Thái Tông 2. “Đại Định thông bảo” thời Lý Anh Tông. 3. “Trị Bình nguyên bảo” thời Lý Cao Tôn Đây là tiền kim loại được giới nghiên cứu tiền cổ ở Việt Nam cho là của Lý Thái Tổ vì ông vua này có một niên hiệu là Thuận Thiờn. Bờn Trung Quốc có Sử Tư Minh khi làm vua cũng có niên hiệu Thuận Thiên, nhưng ông này cho đúc tiền Thuận Thiên nguyên bảo đương bách. Sau này, Lê Thái Tổ cũng lấy niên hiệu Thuận Thiên, nhưng tiền đúc ra gọi là Thuận Thiờn thụng bảo hoặc Thuận Thiên nguyên bảo. Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều trong thời Lý Thái Tổ. Cả lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền. Với đường kính chừng 20 mm với mặt trước có bốn chữ Thiờn Phự nguyên bảo đọc theo vòng tròn, mặt sau để trơn, có lỗ, không có gờ. Kích thước đồng tiền Thiờn Phự nguyên bảo nhỏ hơn so với các đồng tiền thời trước là vì thời Lý Nhân Tông trị vì có nhiều chiến tranh, nên dành được ít đồng hơn cho việc đúc tiền. * Tiền nhà Trần: 1. “Khai thái nguyên bảo” thời Trần Minh Tôn 2. “Đại Trị thông bảo” thời Trần Dụ Tôn Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra tiền kim loại Nguyên Phong. Nhưng bên Trung Quốc cũng có loại tiền này, nên hiện chưa kết luận được thứ tìm thấy ở Việt Nam là do nước nào đỳc. Nguyờn Phong là niên hiệu thứ ba của vua Trần Thái Tông. Vào hai thời có niên hiệu trước, vua cũng cho phát hành tiền, nhưng sử liệu không nói và khảo cổ học không cho biết đó là tiền tờn gì. . Tiền có lỗ ở giữa và có gờ và mép không rõ. Mặt trước tiền ghi bốn chữ Thiệu Phong thông bảo. Mặt sau để trơn. Tiền nhỏ, mỏng, đường kính 21 mm.Đại Trị thông bảo Cũng là tiền do Trần Dụ Tông phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có cho biết rằng vào năm 1360 đã đúc tiền này. Khảo cổ học cho biết tiền này có kích thước lớn hơn tiền Thiệu Phong một chút. Tiền nhà Hồ: Năm 1394, 6 năm trước khi nhà Hồ thay thế nhà Trần làm vua Việt Nam, tiền giấy mang tờn Thụng Bảo hội sao được phát hành. Lúc đó đang là niên hiệu Quang Thái của vua Trần Thuận Tông, nhưng việc ban bố các chủ trương chính sách quan trọng của đất nước lại do Hồ Quý Ly nắm. Chủ trương phát hành tiền giấy này chính là của Hồ Quý Ly. Mục đích của ông là dùng tiền giấy để thay thế tiền kim loại, qua đó thu hồi kim loại về kho triều đình. Nhiều ý kiến thống nhất rằng, sự ra đời tiền giấy Thông Bảo hội sao không phản ánh trình độ phát triển của kinh tế tiền tệ ở Việt Nam đương thời. Tiền kim loại đang lưu hành phải được đem đến đổi lấy tiền giấy theo tỷ lệ 1:1,2. Tiền Thông Bảo hội sao có bảy mệnh giá khác nhau, đó là: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền, 1 quan. Không thấy Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại tỷ lệ giữa các đơn vị đồng, tiền và quan của tiền Thông Bảo hội sao thế “Thánh Nguyên thông bảo” thời Hồ Quý Ly nào. Về hình thức, không rõ kích thước, hình dáng, màu sắc ra sao. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi sơ lược rằng tiền mệnh giá 10 đồng có vẽ hình rong, mệnh giá 30 đồng có vẽ hình sóng, mệnh giá 1 tiền có vẽ mây, 2 tiền có vẽ rùa, 3 tiền có vẽ lân, 5 tiền có vẽ phượng, và 1 quan có vẽ rồng. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi lại rằng tiền Thông Bảo hội sao không được nhân dân ưa dùng, chẳng qua vì luật quy định mà phải sử dụng. Thời nhà Hồ, tuy phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao và đổi thu hồi tiền kim loại về, song có thể Hồ Quý Ly cũng cho phát hành một lượng nhất định tiền kim loại mang niên hiệu Thỏnh Nguyờn (1400 - 1401) của mình. Khảo cổ học đã phát hiện được ở Việt Nam nhiều đồng tiền kim loại Thỏnh Nguyờn thụng. Theo Đỗ Văn Ninh, trong các vua Trung Quốc và Việt Nam, chỉ có Hồ Quý Ly có niên hiệu Thỏnh Nguyờn. Tiền kim loại Thỏnh Nguyờn thụng bảo có hình tròn, lỗ vuông, kích thước nhỏ (đường kính từ 19 đến 20 mm), mỏng. Mặt trước có bốn chữ Thỏi Nguyờn thụng bảo đọc chéo từ trên xuống và từ phải qua trái, gờ viền mép và lỗ rõ ràng. Nhưng mặt sau lại để trơn và không có gờ và viền mép hay lỗ. Một trong các mục đích phát hành tiền kim loại Thỏnh Nguyờn thụng bảo là để quảng bá niên hiệu Thỏnh Nguyờn của vua mới. * Tiền nhà Hậu Lê: Sau khi đánh bại hoàn toàn quân Minh xâm lược, chẳng cần đợi nhà Minh công nhận, ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi xưng vua và lấy niên hiệu là Thuận Thiên; một tháng sau thì cho đúc tiền kim loại Thuận Thiờn thụng bảo bằng đồng mà không tiếp tục chính sách sử dụng tiền giấy của nhà Hồ. Đó là theo Đại Việt sử ký toàn thư. Còn theo phát hiện của khảo cổ học, thỡ tờn tiền kim loại đó có lẽ là Thuận Thiên nguyên bảo. Hiện các nhà nghiên cứu còn chưa có kết luận được là sử chép sai "nguyên" thành "thông" hay Lê Lợi cho đúc hai loại nhưng hiện mới chỉ phát hiện di chỉ loại Thuận Thiên nguyên bảo. “Thuận Thiên nguyên bảo” thời Lê Thái Tổ Thuận Thiên nguyên bảo có kích thước to hơn, dày hơn và được đánh giá là đẹp hơn các đồng tiền kim loại của các thời trước ở Việt Nam. Đường kính tiền là 25 mm, dày dặn. Mặt trước đúc nổi bốn chữ Hán là Thuận Thiên nguyên bảo với nét viết chân phương. Mặt sau không có chữ hay hỡnh gỡ, viền mép và gờ viền lỗ rõ ràng và đều đặn. Thuận Thiờn thụng bảo có ba đơn vị đếm là đồng, tiền và quan. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết 1 tiền bằng 50 đồng. Là tiền do Lê Thánh Tông cho đúc. Di chỉ tiền này được phát hiện khá nhiều. Quang Thuận thông bảo được Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí khen là đẹp vào loại nhất trong các tiền kim loại Việt Nam mà ông biết. Không rõ tiền được bắt đầu phát hành từ năm nào, song niên hiệu Quang Thuận của Lờ Thỏnh Tụng bắt đầu từ năm 1460, kết thúc vào năm 1469. “ Minh Đức thông bảo” thời Mạc Đăng Dung. * Tiền nhà Mạc: Đây là các tiền kim loại do Mạc Thái Tổ phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến việc này. Minh Đức thông bảo có hai loạt. Loạt thứ nhất bằng đồng được bắt đầu đúc từ năm 1528. Mặt trước có bốn chữ Minh Đức thông bảo đúc nổi đọc chéo. Mặt sau có hai chữ Vạn Tuệ đúc nổi. Loạt này có kích thước lớn, đường kính từ 23 đến 24,5 mm, dày dặn. Loạt thứ hai đúc bằng kẽm. Kích thước vẫn như loạt trước. Mặt sau không còn chữ vạn tuế mà thay vào đó là một vành khuyết nổi ở bên phải và một chấm tròn ở bên trái. Minh Đức nguyên bảo làm bằng sắt. Sách sử Việt Nam không nhắc đến tiền này, nhưng Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Mạc Đăng Dung có cho pha kẽm vào khi đúc tiền rồi sau lại cho đúc tiền bằng sắt. * Tiền nhà Nguyễn - Tây Sơn: Tiền do vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phát hành và lưu thông trong cỏc vựng lãnh thổ do nhà Tây Sơn kiểm soát. Tiền này được đúc từ đồng. Tiền không dày, nhưng đúc cẩn thận, chữ và dấu hiệu dễ đọc. Đường kính tiền tùy loại từ 22,5 mm đến 24 mm. Mặt trước có bốn chữ Thái Đức thông bảo đọc chéo. Mặt sau thì mỗi loạt một khác, thường thỡ cú cỏc ký hiệu như chấm nổi tròn, hình mặt trăng lưỡi liềm. Có một loạt ở mặt sau có hai chữ Vạn Thọ. Khi Quang Trung lên ngôi, Việt Nam cơ bản đã được thống nhất, vì thế tiền do Quang Trung phát hành sẽ được lưu thông gần như khắp cả nước. Và trong thực tế, khảo cổ học tìm thấy rất nhiều tiền Quang Trung khắp nơi, đặc biệt nhiều từ đèo Hải Vân ra Bắc. Quang Trung đã cho phát hành hai loại tiền mang niên hiệu của ông, đó là Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại bảo. Quang Trung thông bảo được đúc nhiều đợt và kỹ thuật của thời đú đó khiến cho mỗi đợt đúc tiền lại có một chút khác nhau. Tiền này được đúc từ đồng, có kích thước từ 23 đến 26 mm. Mặt trước tiền có bốn chữ Quang Trung thông bảo đọc chộo. Cú một loạt chữ bảo lại viết theo lối giản thể. Mặt sau thì có thể để trống hoặc có một trong các chữ nhất, nhị, cụng, chớnh, sơn nam hoặc các ký hiệu như dấu chấm, trăng lưỡi liềm, v.v... Viền gờ mép và lỗ rõ ràng. Có một số di vật tiền Quang Trung thông bảo được phát hiện mà ở đó người ta thấy mặt sau của tiền cũng giống mặt trước. Đỗ Văn Ninh cho rằng đó là do thợ đúc tiền ráp nhầm hai mặt của khuôn đúc. Quang Trung đại bảo có chữ bảo viết theo lối giản thể. Mặt sau để trống. Tiền kỷ niệm:“ Cảnh Thịnh thông bảo” thời Nguyễn Quang Toản Cảnh Thịnh thông bảo có loại nhỏ và loại lớn. Đây là tiền mang niên hiệu đầu tiên của Nguyễn Quang Toản, vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn. Về kiểu dáng và thiết kế thì Cảnh Thịnh thông bảo loại nhỏ không khác gì tiền Quang Trung thông bảo, nhưng chất lượng đúc có phần tốt hơn. Cảnh Thịnh thông bảo cũng có loạt mặt sau giống mặt trước như một loạt của Quang Trung thông bảo. Ngoài ra lại còn có một loạt tiền mà một mặt là Cảnh Thịnh thông bảo và một mặt là Quang Trung thông bảo. Cảnh Thịnh thông bảo loại lớn được đúc cẩn thận, thiết kế cầu kỳ, đường kính tới 48 mm, dày tới 5 mm. Viền gờ mép ở hai mặt là một vành văn triện hình chữ T, viền gờ lỗ ở hai mặt là hai hình vuông lồng vào nhau. Mặt trước tiền có bốn chữ Cảnh Thịnh thông bảo đọc chéo. Mặt sau có hình rồng, mây ở phía trên lỗ, lại có hình cá chép và hình sóng nước ở phía dưới lỗ. Đỗ Văn Ninh cho rằng tiền này hoa văn giống với tiền Cảnh Hưng nên có thể là theo mẫu tiền Cảnh Hưng mà làm. Nền kinh tế phong kiến chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Kinh tế hàng hoá sớm ra đời, nên nước ta sớm có tiền tệ. Thông qua tiền cổ, người ta có thể đoán định niên đại cho các di chỉ, đặc biệt di chỉ thời phong kiến. Trên mặt đồng tiền thường có ghi niên hiệu các triều vua, dựa vào đó mà biết được số năm tồn tại của niên hiệu đó. Như Vua Lê Hiển Tụng cú niên hiệu Cảnh Hưng từ 1740 đến 1786, đồng tiền Cảnh Hưng cho phép đoán đúng niên đại trong vòng 46 năm. Vua Lê Mẫn Đế có niên hiệu Chiêu Thống, tồn tại từ năm 1787 đến năm 1788, nên tiền Chiêu Thống khẳng định niên đại giới hạn trong một năm… Mặt khác, qua tiền cổ người ta còn biết các chế độ tương thích với sản xuất và tiêu dùng của một xã hội. Tiền đúc to nhỏ, đẹp xấu, thể hiện tình hình tài chính. Ở nước ta, trải qua thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, triều nào cũng đúc tiền. Tuy nhiên, do mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc cho nên các triều đều có tiêu tiền Trung Quốc. Đến thời Tây Sơn, Vua Quang Trung ra sức xây dựng một nền kinh tế độc lập, hùng mạnh, nờn đỳc và phát hành tiền Quang Trung số lượng lớn, hầu như thay thế được tiền Trung Quốc thời đú… Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đồng tiền dân tộc được thay thế bằng hệ thống tiền tệ của Tư bản Pháp làm công cụ cho việc bóc lột nhân dân ta. Các đồng tiền mang niên hiệu Khải Định, Bảo Đại còn tồn tại đến năm 1945, thực chất là những đồng tiền lẻ của Ngân hàng Đông Dương mà thôi. CHƯƠNG 3: YẾU TỐ TRANG TRÍ TRấN ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 3.1. Tiền Việt Nam thời Pháp thuộc và tiền của Nguỵ quyền Sài Gòn. 3.1.1 Hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bị chiếm đóng Ngày 31/8/1858, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tại Đà Nẵng. Nước ta dần rơi vào ách nô lệ của thực dân Pháp. Và trong suốt hơn 80 năm được coi như là đang trải qua “ những đêm dài trung cổ”, nhân dân chìm trong đói khổ, bị bóc lột nặng nề, chịu một cổ hai tròng: ách thực dân và phong kiến. Đỉnh điểm tội ác của giặc xâm lược gây ra cho dân ta là nạn đói 1945, do thực dân Pháp sau khi dâng nước ta cho Nhật, là tội ác không dung. Nhưng bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những gì mà thực dân Phỏp đó làm cho Việt Nam như hệ thống cầu đường, xây dựng nhiều công trình mà cho đến ngày nay vẫn còn bền với thời gian. Năm 1875, Ngân hàng Đông Dương của Tư bản Pháp xuất hiện, ngự trị nền kinh tế toàn Đông Dương và các thuộc địa vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Ngân hàng Đông Dương được độc quyền phát hành giấy bạc và quản lý tiền tệ, tổ chức này gồm cổ phần các quan lại cai trị, chính phủ, nhà chung, tư bản... thực sự là những chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ hút của cải của nhân dân ta. Sau Cách mạng tháng 8, thực hiện chính sách mềm dẻo, chính phủ ta vẫn để ngân hàng Đông Dương được hoạt động. Lợi dụng chính sách này, Ngân hàng Đông Dương còn phục vụ cho cuộc xâm lươc của thực dân đến năm 1954. Sau hiệp định Giơnever 1954, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Các hệ thống giấy bạc của Ngụy quyền Sài Gòn lại tiếp tục phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược. Mức độ lạm phát của đồng tiền Ngụy quyền đến mức cao nhất. 3.1.2. Hình ảnh: 3.1.3. Yếu tố trang trí được sử dụng trên đồng tiền. Đồng Đông Dương (tiếng Pháp là piastre) là đơn vị đếm cơ bản của đơn vị tiền tệ mà người Pháp phát hành và cho lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ 1885 đên 1952. Đồng bạc Đông Dương phát hành để tăng tính ổn định về tiền tệ tại các thuộc địa của Pháp. Ban đầu nó được lấy giá trị tương đương với đồng bạc hoa xòe khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng tiền này thay thế cho đồng franc tại Campuchia, bath Thại tại Lào và quan tại Việt Nam. Giấy bạc Đông Dương đã được lưu hành đầu tiên ở Việt Nam từ Nam kỳ lục tỉnh. Sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ngày 5 tháng 7 năm 1881 bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc Đông Dương trong việc lập ngân sách, kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị tiền tệ do Ngân hàng Đông Dương phát hành. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Pháp buộc triều đình Huế của Việt Nam cho lưu hành khắp Trung Kỳ và cả Bắc Kỳ các loại tiền. Trong phạm vi cả nước có 3 loại tiền cùng tồn tại và lưu hành: Tiền Việt Nam (tiền, quan tiền – tiền đồng, tiền kẽm), đồng bạc Mexico (tức đồng bạc hoa xòe), và giấy bạc Đông Dương. * Tiền kim loại: Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu và 1 đồng được phát hành. Do tình chất của Ngân hàng Đông Dương là Ngân hàng của chính sách thuộc địa nên những đồng tiền thời kỳ này dùng những hình ảnh hay họa tiết trang trí mang yếu tố của thực dân. Chẳng hạn như đồng 1 piastre là đồng tiền kim loại làm bằng chất liệu nhôm, hình ảnh là biểu tượng nữ thần tự do, mặt sau là hình ảnh bụng lỳa mỳ, đó là những yếu tố trang trí hoàn toàn xa lạ, những yếu tố gắn liền với quốc gia tự trị của thực dân xâm lược mang đến. Phải chăng đó là sự áp đặt thay đổi, âm mưu thâm độc của thực dân: xóa bỏ hoàn toàn những giá trị, bản sắc dân tộc của Việt Nam nói riêng và những các nước Lào, Campuchia đang cùng cảnh ngộ thành thuộc địa, thành lãnh thổ của thực dân. Cũng là đồng xu mang tính chất tạm thời nhưng phải nói rằng quan niệm thẩm mỹ của thực dân rất cao, biết sử dụng yếu tố cách điệu, đồng xu không đơn giản là hình tròn mà có sự biến chuyển nhẹ nhàng, hình ảnh trên những đồng tiền giấy được vẽ cầu kỳ, chau chuốt. Hoa văn trang trí và cách sắp xếp bố cục trong tờ tiền rất chặt, có chỗ rất nhỏ của hoa văn nhưng lại rất tinh tế. * Tiền giấy: Năm 1892, Ngân hàng Đông Dương phát hành các tờ 1 đồng, năm sau là các tờ 5, 20, 100 đồng. Giữa các năm 1920 và 1922, các tờ bạc 10, 20 và 50 xu cũng được phát hành. Năm 1939, tờ 500 mới được phát hành. Cùng năm, Chính phủ toàn quyền Đông Dương phát hành các tờ giấy bạc 10, 20 và 50 xu, tiếp theo là tờ 5 xu vào năm 1942. Do chính sách cai trị của thực dân là “ru ngủ”, đối với bọn tay sai, quan lại phong kiến chúng “ru ngủ” bằng cách cho sống cuộc sống nhung lụa, giàu sang để trở thành tay sai đắc lực cho chúng. Cho nên một số hình ảnh trên đồng tiền thời kỳ này là cảnh đẹp, hình ảnh của hoàng hậu nam triều, cuộc sống vui chơi. Còn đối với dân đen, bần cùng chúng thi hành chính sách bóc lột, đàn áp, thu thuế dã man, chúng coi con người của các nước thuộc địa là giống người thấp kém. Một số hình ảnh trên đồng tiền còn có hình ảnh người nông dân, không hừng hực khỏe mạnh, hăng say lao đồng mà là những con người đen đúa, bẩn thỉu, không đủ ăn đủ mặc với tính chất khinh miệt. Có thể nói rằng, hình ảnh đồng tiền như một trang lịch sử, ghi đầy đủ những nội dung của cả một thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ nô lệ. Không cần phải là những trang phim ảnh, tài liệu hay những dũng phõn tích dài dòng mà chỉ cần nhìn vào hoạ tiết, mụ típ hình ảnh trang trí trên đồng tiền thôi cũng đã hiểu rõ được cả một thời kỳ lịch sử đã qua của dân tộc. 3.2. Hệ thống tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (giai đoạn 1945 - 1975) 3.2.1. Hoàn cảnh lịch sử Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, đánh đuổi được thực dân Pháp xâm lược, kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến. Nhưng đất nước ta vẫn bị đế quốc nhăm nhe xâm lược, tình hình kinh tế sau chiến tranh gặp rất nhiều khó khăn. Nước ta cần tự chủ về nhiều mặt đặc biệt là về tài chính, tiền tệ. Những cơ sở giấy bạc được gấp rút xây dựng trong điều kiện nghèo nàn về vật chất kỹ thuật và phải giữ bí mật hoàn toàn. Ngày 31/01/1946, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh phát hành đồng tiền Cách mạng, và ngày 30/11/1946 được phát hành toàn quốc. Hệ thống tiền này gọi là “ Tiền tài chớnh” do Bộ tài chính phát hành. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, các cán bộ công nhân nhà máy in đã phải chuyển toàn bộ máy mọc về khu 3 rồi lên chiến khu Việt Bắc để tiếp tục in giấy bạc. 3.2.2. Hình ảnh 3.2.3. Mụ típ trang trí được sử dụng thời kỳ này. Cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên mặt trận tiền tệ cũng gay go ác liệt không kém gì đấu tranh bằng súng đạn. Điều này cho thấy lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, không những gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh rất đặc biệt của Cách mạng Việt Nam, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà còn là niềm tự hào không thể nào quên của các thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng trong những ngày tháng gian nan vất vả đấu tranh tiền tệ, phát triển kinh tế qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tình cảm thiêng liêng dành cho Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, khí phách hào hùng và tinh hoa nước Việt được trân trọng thể hiện trên từng tờ tiền (trừ 1 vài mệnh giá ở vài thời kỳ). Từ 1948, ảnh Bác Hồ là một người lính, ko biết có ai để ý ko? người lính áo vải đấy.Thời kỳ này vẫn còn chiến tranh, Bác là vừa là người lãnh đạo, vừa là người lính, hòa mình sống chung với mọi người. Càng về sau, ảnh Bác Hồ càng thực với con người Bác, dần dần trở nên vóc dáng của một vị lãnh tụ hơn, và dần tôn nghiêm hơn....Và hình ảnh Bỏc trờn đồng tiền bây giờ là một vị cha già của dân tộc, ánh mắt rất hiền từ.... Tình cảm đú đó trở thành sức mạnh cùng dân tộc Việt Nam đi qua những bước thăng trầm hiểm nguy nhất, để đi đến thắng lợi cuối cùng. Sau 1945 là giai đoạn tiền tệ Việt nam tương đối phức tạp: từ 1945 - 1954 vừa có tiền Cụ Hồ vừa có tiền do Pháp phát hành, tiền Cụ Hồ không vào được đến Nam Bộ, thậm chí các Ủy ban hành chính kháng chiến cũng phát hành tiền ở Trung bộ, Nam bộ.... Từ 1954 - 1975 tiền của hai miền, hai chế độ riêng... Năm 1948: hình ảnh mặt sau của đồng tiền là hình ảnh người phụ nữ, thể hiện miền quê Bắc Bộ, bộ đồ nói lên tư tưởng phong kiến vẫn còn phần nào nằm trong lòng người dân lúc bấy giờ. Tại sao chỉ vẽ phụ nữ mà ko thấy nam giới: tất cả đều xông pha mặt trận. Người phụ nữ tảo tần chốn hậu phương, lo miếng ăn cho tiền tuyến. Và nghề chính vẫn là nghề nông, bó lúa. Năm 1951: lúc này thì Việt Nam đã thực sự là một nước, tuy nhiên chiến tranh vẫn còn đó, mọi người vẫn phải đấu tranh. Hậu phương vẫn luôn sản xuất để tiếp tế cho tiền tuyến. Hai mặt của đồng tiền thể hiện rất rõ điều này. Năm 1958 : đánh dấu là chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng tiền thời này cảm nhận rất yên bình và vui vẻ, xây dựng được một số công trình cho đất nước: tàu hỏa, công trình công nghiệp... bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước ở miền Bắc. Củng cố để thống nhất miền Nam. Quốc huy nước VN tỏa sáng - niềm tin cho một nước Việt Nam thống nhất. Có thể nói tính chất trang trí trờn cỏc đồng tiền thời kỳ này mô phỏng, ghi lại kịp thời tình thời cuộc. Bản thân đồng tiền được coi là một loại đồ hoạ mang tính ứng dụng rất cao. Khả năng tiện ích là sản xuất hàng loạt cao, rất gần gũi với cuộc sống, nó luôn đập vào mắt chúng ta, bắt chúng ta phải nhìn, phải cảm nhận, phải nghĩ nờn nó có tính tuyên truyền thời cuộc rất lớn. Nếu các họa sĩ dùng những hình ảnh, những bức tranh để phản ánh tình hình đất nước lúc bấy giờ, thì những người tìm hiểu, làm và sản xuất ra những đồng tiền cũng được coi là người nghệ sĩ. Họ đã biết chắt lọc, ghi lại kịp thời, phản ánh một cách trung thực. Đó là hình ảnh người dân lao động trên mọi lĩnh vực: cảnh nông dân làm ruộng hay cảnh công nhân sản xuất trong nhà máy, đó là hình ảnh chiến đấu anh dũng kiên cường của các chiến sĩ trên mặt trận, phản ánh công cuộc đổi mới đất nước cả trong thời chiến cũng như trong thời bình cho nên những đồng tiền thời kỳ này có màu sắc rất trong trẻo, chắc chắn, rõ ràng …Bờn cạnh đó còn là những đường nét, chấm, vạch, mảng của các hoa văn dân tộc ... Tất cả như một bức tranh thu nhỏ, sống động. 3.3. Hệ thống tiền hiện tại của nước CHXHCN Việt Nam. 3.3.1. Xã hội Việt Nam hiện tại. Việt Nam ta từ năm 1975 trở lại đõy, đất nước đã dần ổn định và đang trên đà phát triển. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng và toàn bộ sự cố gắng của toàn dân, toàn quân, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, từng bước có một nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, mức sống ngày càng cao. 3.3.2. Hình ảnh những đồng tiền Việt Nam Loại tiền cotton: Loại tiền polyme 3.3.3. Mụ típ trang trí được sử dụng. Hình ảnh cây dừa xuất hiện trên đồng tiền VN, mà dừa thì chỉ có ở miền Nam. Điều này nói lên Việt Nam đã thật sự thống nhất. Miền Nam đã trở lại với một Việt Nam nguyên vẹn. Năm 1976: Xuất hiện hình ảnh bến cảng, máy cày, thời kỳ bước lên XHCN bỏ qua TBCN là đây. Muốn công nghiệp hóa mọi nông nghiệp. Hợp tác xã cùng làm. Năm 1980: Một số cảnh đẹp của Việt Nam được thể hiện trên đồng tiền: cảnh nông thôn những nét văn hoá tiêu biểu như chùa Một Cột, kinh thành Huế…Từ năm 1986 cũng như từ 1980, chỉ thể hiện cảnh vật yên bình của Việt Nam: có lẽ là ước mong của các vị lãnh đạo của ta bây giờ là như thế. Vẫn đang ngủ say trên chiến thắng. Cũng có thể là che bớt phần nào những sai lầm trong cách thực hiện đường lối. Đường lối ko sai, chỉ có mấy ông hiểu sai....dẫn đến làm sai....Từ năm 1987: Việt Nam đã bắt đầu có sự thay đổi trong quan niệm từ năm 1986. Xác nhận bao cấp là phi thực tế. Nông trường với máy cày, công trường với cẩu đất, biển với giàn khoang, khu công nghiệp với nhà mỏy...tất cả được thể hiện trên đồng tiền trong giai đoạn này. - khát vọng đổi mới cho một đất nước....từ 1990 đất nước bắt đầu chú trọng tới điện, công nghiệp chế biến. Từ 1992: Nước Việt Nam thật sự chính thức bước vào cuộc đổi mới đất nước, chấp nhận nhiều thành phần kinh tế. Và dần phát triển như ngày nay chúng ta thấy. Và đồng tiền thể hiện một cuộc sống ấm no, con người hướng tới cái đẹp, và đồng thời quảng bá những hình ảnh về các di tích văn hóa, lịch sử đến với người dân, cùng như bè bạn thế giớ. Càng lúc đồng tiền càng mang dáng vẻ hiện đại, và tiện lợi hơn. Hiện đại trong cách thiết kế và in ấn. Tiện lợi trong việc cải thiện chất liệu. Đồng tiền trông có vẻ sáng hơn, đẹp hơn....Mỗi thời kỳ lịch sử, đều ghi lại một dấu ấn văn hóa lịch sử và những sự kiện xảy ra trong nó, trong đó có việc in ấn tiền giấy.Vỡ tiền giấy ra đời trong khoảng thời gian đó, tức là được thiết kế bới những người trong thời kỳ đú, thỡ không thể nào tránh khỏi việc đưa tâm tư nguyện vọng của họ vào trong các hoa văn, họa tiết, hình ảnh.... Chẳng hạn như ở đồng tiền 2000 đồng trước đõy thì người hoạ sĩ thiết kế đặc biệt chú ý đến diễn tả, nhấn mạnh hình ảnh người công nhân làm việc trong nhà máy ở phái sau mặt đồng tiền. Với màu ghi trong sáng, màu sắc không hề cảm thấy lạnh mà trông rất sạch sẽ, chắc khoẻ trong lối sử dụng chi tiết. Nhấn mạnh người công nhân lao động chân tay qua ba dáng ở nhúm chớnh nhưng với không gian rộng rãi, sự góp mặt của máy móc hiện đại đại diện ở phía sau đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho nền công nghiệp còn non trẻ của ta trong những ngày đầu dành độc lập, xoá bỏ chế độ bao cấp, định hướng đi lên con đường CNXH. Khoa học kỹ thuật phát triển, nên đồng tiền Việt Nam có nhiều biến đổi. Biến đổi ở đây không phải là không còn những ngữ nghĩa trên đồng tiền mà là về kỹ thuật in, chất liệu cũng như nội dung lưu giữ giá trị. Đồng tiền là một loại hình đồ hoạ mang tính ứng dụng cao, mà để đạt được là cần nhấn mạnh trong trang trí - thực dụng: phải mang tính dân tộc hiện đại trong nội dung đề tài, trong hiện tượng miêu tả và cả trong phong cách diễn đạt. Càng mang tính hiện đại bao nhiêu, thì yếu tố trang trí trên đồng tiền càng có giá trị to lớn về nghệ thuật, về lịch sử và cả về chính trị. Có thể nói kỹ thuật in ngày càng sắc nét và khả năng phòng chống làm tiền giả ngày càng hiện đại tinh vi. Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến các giải pháp thích ứng và phát triển của tiền tệ Việt Nam trong hoàn cảnh hội nhập. Việc Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi và thay thế một số mệnh giá tiền từ hệ thống tiền giấy cotton sang polymer, hay đưa tiền kim loại vào thay thế các loại tiền giấy mệnh giá nhỏ đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của báo chí và công chúng. Sau gần 3 năm thực hiện, mặc dù gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu, đến nay về cơ bản các ưu thế công nghệ và tính hợp lý nhiều mặt của các loại tiền nêu trên đã được khẳng định. Có được kết quả đó, bên cạnh tính thực tế và hữu dụng trong lưu thông, cũng phải kể đến đóng góp rất quan trọng của giới truyền thông báo chí và các nhà nghiên cứu đã kiên trì tìm hiểu và chuyển tải đến công chúng những đánh giá đúng đắn, khách quan, góp phần cùng ngành Ngân hàng tiếp tục đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào thực tiễn. Loại tiền polyme: Giấy in tiền được sử dụng để in các đồng tiền mệnh giá 100.000 đ, 50.000 đ và 20.000 đ là loại giấy trắng đặc biệt được Nhà nước bảo hộ, không có bỏn trờn thị trường. Ở phớa trỏi mặt trước tờ bạc (là mặt in hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh), chỗ giấy để trắng (không có hình in), là hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mệnh giá 100.000đ là chân dung nhìn thẳng, 50.000 đ và 20.000 đ là chân dung nhỡn nghiờng). Hình bóng chìm này được tạo ra trong quá trình sản xuất giấy, qua kỹ thuật làm vị trí giấy dày, mỏng khác nhau tạo cỏc nột sáng hơn và tối hơn nền giấy tương ứng. Trên mặt và trong nền giấy in cú cỏc sợi màu bảo hiểm mảnh như sợi tơ (màu xanh, đỏ ...) được phân bổ một cách ngẫu nhiên. Các sợi màu bảo hiểm này được đưa vào trong quá trình sản xuất giấy. Riêng loại 100.000 đ cú thờm dây an toàn (bằng Polymer), nằm ở vị trí khoảng 1/3 chiều ngang, tính từ mép phải ở mặt trước của tờ bạc. Dây an toàn nằm chìm trong giấy (được đưa vào trong quá trình sản xuất giấy), trên sợi dây cú cỏc chữ cái và con số NHNNVN 100000 rõ nét và đảo chiều liên tục (viết tắt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 100.000 đồng). Hình in trờn cỏc đồng tiền mệnh giá 100.000 đ, 50.000 đ và 20.000 đ được áp dụng bằng công nghệ in đặc biệt, hiện đại với thiết kế mẫu tiền có mỹ thuật và kỹ thuật đặc biệt. Màu tổng thể của đồng tiền mệnh giá 100.000 đ, cả ở mặt trước và mặt sau, là nâu đậm. Màu tổng thể của đồng tiền mệnh giá 50.000 đ, cả ở mặt trước và mặt sau, là xanh lá cây đậm. Màu tổng thể của đồng tiền mệnh giá 20.000 đ, cả ở mặt trước và mặt sau, là xanh tím. Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được thiết kế nổi bật ở mặt trước của cả 3 đồng tiền (100.000 đ, 50.000 đ và 20.000 đ) và được áp dụng kỹ thuật in nổi, cho nên hình chân dung sắc nét, cảm giác sinh động thể hiện rõ rệt ở hai con mắt. Tương tự, cụm chữ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và cụm chữ thể hiện mệnh giá (MỘT TRĂM NGHÌN ĐỒNG, NĂM MƯƠI NGHèN ĐỒNG, HAI MƯƠI NGHèN ĐỒNG) có độ nổi cao, hình quốc huy cú cỏc nột nhỏ, tinh vi. Hình định vị được áp dụng trên đồng 100.000 đ và đồng 20.000 đ, có thể nhìn thấy trên cả hai mặt đồng tiền. Đồng 100.000 đ là hình định vị âm - dương (nằm ở vị trí sát hình bóng chỡm, nhỡn từ mặt trước và mặt sau); đồng 20.000 đ là Hình định vị hoa văn dân tộc (ở gúc trờn, bên trái mặt trước đồng tiền, ngay dưới Cụm chữ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM). Hình định vị được in bằng kỹ thuật cao, trên cùng một vị trí ở mặt trước và mặt sau của tờ bạc. Khi đưa đồng tiền lên trước nguồn sáng, ta thấy hình định vị khớp khít nhau, không bị lệch về đường nét, hoa văn. Điều đó cho thấy khả năng sáng tạo vô hạn của các nhà thiết kế tiền trong việc chuyển tải những hình ảnh đặc trưng của quốc gia, dân tộc lên từng tờ giấy bạc, kỹ thuật sản xuất tiền ngày càng tinh xảo, không những có giá trị thẩm mỹ cao mà có khả năng chống nạn làm tiền giả. Loại tiền polyme ngày nay đang được mọi người sử dụng đánh giá cao. Có thể khẳng định nền kinh tế, trình độ cảm luận mỹ thuật cũng như kỹ thuật của những người làm và sản xuất ra đồng tiền nói riêng và dân tộc Việt Nam đó cú những bước tiến đáng tự hào. C. KẾT LUẬN Dấu ấn thời gian đã để lại trên từng đồng xu, thông qua đó để phần nào hiểu được nét văn hóa của Việt Nam. Sau nhà Mạc, đồng tiền bước vào giai đoạn tao loạn, chia đôi theo cục diện Nam - Bắc phân tranh, lần lần đẩy nền tiền tệ Việt Nam vào hàng phức tạp trên thế giới. Đàng ngoài có tiền nhà Lê trung hưng, chúa Trịnh. Đàng trong xài tiền chúa Nguyễn. Nhà Tây Sơn lờn, dựng tiền Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh. Đến nhà Nguyễn, từ vua Gia Long về sau đều có đúc tiền mang niên hiệu từng thời như Minh Mạng thông bảo, Thiệu Trị thông bảo, Tự Đức thông bảo... Quân Pháp qua, lập Ngân hàng Đông Dương (1875), độc quyền phát hành giấy bạc các loại. Sau lại in tiền của Viện phát hành các quốc gia liên kết Việt - Miên - Lào có giá trị thanh toán trên cả 3 quốc gia. Rồi bạc Cụ Hồ ra đời (1946)... Nếu kể chi tiết, đồng tiền Việt Nam quả mang dấu ấn các thời kỳ lịch sử sôi động, phân tranh, máu lửa, bất khuất và nhân nghĩa như câu ca: Tiền tài như phấn thổ (bụi đất). Nghĩa trọng tợ thiên kim (nghìn vàng). Con le le mấy thuở chết chìm. Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi? Vẽ tiền đòi hỏi sự chính xác cao, ai cũng muốn trong tác phẩm đó phải cú cỏi hồn của đất Việt. Khi một tờ giấy bạc được lưu hành, nó đó truyền tải được cái tâm người vẽ. Đó là cả một công trình lao động nghệ thuật vô cùng vất vả, trăn trở nhưng đầy thú vị và độc đáo. Những ai đã từng tham gia vào công tác nghiên cứu, tìm hiểu, chắt lọc những cái hay cái tiêu biểu và đặc biệt truyền tải đầy đủ ý nghĩa trên đồng tiền thì mới có thể hiểu được hết giá trị to lớn. Và từ đó truyền đạt đến người cầm nó, tìm hiểu về nó, hiểu nó và quan tâm một cách sâu sắc về ngữ nghĩa biểu đạt, ngôn ngữ tạo hình và giá trị thẩm mỹ của đồng tiền. Góp một cái nhìn rõ nét về văn hoá Việt Nam qua các thời kỳ, đồng tiền cổ xưa và nay cho thấy được nhân sinh quan và khả năng cảm thụ của con người qua từng thời đại, thông qua cách thiết kế, tạo hoa văn. Đồng tiền của các triều đại xưa bao giờ cũng hình tròn và có ô vuông bên trong. Hình tròn tượng trưng cho trời, ô vuông bên trong tượng trưng cho đất. Đú chớnh là mong muốn sự hòa hợp giữa trời và đất, của vũ trụ, sự hòa hợp âm dương nói chung. Hay như hình rồng lượn trên đồng tiền ở thời Cảnh Hưng khác với rồng lượn thời Cảnh Thịnh… Chỉ cần hiểu được nguồn gốc, xuất xứ từng đồng tiền, coi như bạn đã phần nào nắm được lịch sử nước nhà. Từ trước đến giờ, học lịch sử trong trường, chủ yếu chỉ biết được quá trình chống giặc của nước mình, và cũng chỉ biết sơ sài qua những giai đoạn, sự kiện lớn. Nhưng cầm trên tay những đồng tiền Việt Nam chúng ta như thấy được một Việt Nam khác, với những điều chưa từng biết, rõ nét đến từng chi tiết. Tìm hiểu về lịch sử của đồng tiền cũng giống như đi tìm một nguồn cội, để rồi khi cú nó mới thấy rằng mình không chỉ đang cầm trên tay một đồng tiền mà còn là đang giữ gìn một biểu trưng văn hóa của dân tộc. Đồng tiền là một hiện vật mà bất kỳ một dân tộc nào cũng có. Tiền nói lên rất nhiều vấn đề: niên đại, xã hội, cuộc sống, những câu chuyện về thời cuộc, trình độ học vấn của con người... Nói tóm lại, tiền ẩn chứa phản ánh mọi mặt của đời sống: văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử, mỹ thuật, văn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lịch sử tiền tệ - Tác giả Hoàng Nghĩa - NXB Trẻ Hồ Chí Minh (2006) Giấy bạc Việt Nam _ Nguyễn Ngọc Minh_ Học viện Quốc Phòng, tập san 1947. Tiền Việt Nam (một số hình mẫu) . Biên soạn : Lê Hải Sơn, Lại Đăng Bạch, Trần Tiến_ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tiền cổ Việt Nam_ Đỗ Văn Ninh_KHXH_1992 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của tiểu luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo viên khoa Sư phạm Âm nhạc - Mỹ thuật đã dạy dỗ tôi trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến thạc sĩ Nguyễn Thu Tuấn, người thầy tận tâm nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành tiểu luận. Trong khi thực hiện bài tiểu luận của mình, do thời gian có hạn, vốn kiến thức về chuyên môn còn hạn chế. Bài tiểu luận tốt nghiệp của tôi còn có chỗ khiếm khuyết, kính mong các thầy (cô) và các bạn góp ý xây dựng. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên Trần Văn Phương MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai thi 2009.doc
Tài liệu liên quan