Khóa luận Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp Nidec Tosok

Cùng với việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK, em nhận thấy việc báo cáo tài chính là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy việc báo cáo tài chính của công ty đã được đảm bảo yêu cầu thống nhất, số liệu kinh tế phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây với nhiều chính sách thây đổi của nhà nước, việc báo cáo tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi phải minh bạch rõ ràng . Để nhà nước dựa vào đó để đánh giá đúng tình hình doanh nghiệp và sẽ tiến hành thu thuế doanh nghiệp dựa trên bảng báo cáo đó. Chính vì vậy, công ty liên doanh NIDEC TOSOK đã cố gắng cập nhật, đổi mới công tác kế toán cho phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, và đây chính là tiền đề dẫn đến việc báo cáo tài chính phải có hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện bước đầu bao giờ cũng không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong việc báo cáo tài chính, với những thuận lợi hiện có em tin chắc rằng công ty sẽ đứng vững, phát triển và có uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.

doc22 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp Nidec Tosok, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP 3.1. Thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Tình hình tài sản 3.1.1.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Bảng 3.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Đơn vị tính : VNĐ Đầu Năm Cuối Năm Cuối năm so với đầu năm Số Tiền Số Tiền Số Tiền A-TSLĐ và Đầu Tư Ngắn Hạn 2,805,961,722 11,650,506,884 -8,425,485,503 1. Tiền 304,718,262 179,895,322 -124,822,940 2. Các khoản phải thu 375,171,783 603,609,918 228,438,135 3. Hàng tồn kho 2,086,158,080 10,721,173,415 -8,635,015,330 4. Tài sản lưu động khác 39,913,597 145,828,229 105,914,632 B-TSCĐ và Đầu Tư Dài Hạn 7,990,829,619 5,403,051,059 -2,587,778,560 1. Tài sản cố định 7,352,634,488 4,656,575,818 -2,696,058,670 2. Tài sản dài hạn khác 638,195,131 746,475,191 108,280,060 Tổng cộng tài sản 10,796,791,341 17,053,557,943 6.256.766,602 P Vốn bằng tiền Qua số liệu so sánh, ta thấy số lượng tiền mặt của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 304,718,262 VND và vào cuối kỳ là 179,895,322 VND , cho thấy số lượng tiền mặt của doanh nghiệp về cuối năm thì giảm đi 124,822,940 VND; do doanh nghiệp đã đầu tư vào mua thêm trang thiềt bị để phục vụ sản xuất. P Các khoản phải thu Qua số liệu so sánh, ta thấy các khoản phải thu vào đầu kỳ là 375,171,783 VND và cuối kỳ là 603,609,918 VND, cho thấy về cuối năm doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu hơn đầu năm tăng 228,438,135 VND; do doanh nghiệp cần phải thu thêm nhiều tiền để sản xuất và phát lương thêm cho công nhân vào dịp cuối năm . P Hàng tồn kho Qua số liệu so sánh, ta thấy hàng tồn kho vào đầu kỳ là 2,086,158,080 VND và vào cuối kỳ là 10,721,173,415 VND , cho thấy về cuối năm hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày càng tăng hơn so với đầu năm khoảng 8,635,015,330 VND do doanh nghiệp tích trữ hàng để bán vào dịp cuối năm. Ngoài ra trong việc phân tích tình hình tài sản còn có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nhưng doanh nghiệp không có khoản này. 3.1.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Bảng 3.2: Bảng phân tích chỉ tiêu tỷ suất đầu tư, tài sản cố định và dài hạn khác Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1.TSCĐ 7,990,829,619 5,403,051,059 -32.3% 2.Tài sản dài hạn khác 638,195,131 746,475,191 17% 3.Tổng tài sản 10,796,791,341 17,053,557,943 58% 4.Tỷ suất đầu tư(lần)=(1)/(3) 0.74 0.32 -56.7% P Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư Qua số liệu so sánh, ta thấy tỷ suất đầu tư ở đầu năm là 74 % và tỷ suất đầu tư ở cuối năm là 32%, cho thấy càng về cuối năm tỷ suất đầu tư càng giảm do doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư thêm vào cuối năm để tránh những rủi ro không đáng có. Càng về cuối năm thì sự cạnh tranh càng nhiều, mặc dù sản phẩm của doanh nghiệp không có nhiều sự cạnh tranh đáng kể ; mặc hàng của doanh nghiệp thì rất mới lạ với người tiêu dùng nên doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư thêm vào sản xuất để ra nhiều sản phẩm mới lạ hơn. P Tài sản cố định Qua bảng so sánh, cho thấy tài sản cố định của doanh nghiệp ở đầu kỳ là 7,352,634,488 VND và tài sản cố định ở cuối kỳ là 4,656,575,818 VND. Ta thấy càng về cuối năm số lượng tài sản của doanh nghiệp càng giảm, tài sản cố định của doanh nghiệp cuối kỳ giảm mất 2,696,058,670 VND so với đầu kỳ là do doanh nghiệp phải lấy tài sản ra thế chấp để mượn thêm tiền nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất. P Tài sản dài hạn khác Qua bảng so sánh, cho thấy tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 638,195,131 VND và vào cuối kỳ là 746,475,191 VND. Ta thấy càng về cuối năm số lượng tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp càng tăng so với đầu năm, tài sản khác của công ty vào cuối kỳ tăng 108,280,060 VND so với đầu kỳ; là do doanh nghiệp đã chủ động gia tăng thêm giá trị tài sản khác nhằm phục vụ thuận tiện cho quá trình sản xuất lâu dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có các khoảng đầu tư tài chính dài hạn khác, doanh nghiệp chỉ nhằm mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3.1.2. Tình hình nguồn vốn Bảng 3.3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Đơn vị tính : VNĐ Đầu Năm Cuối Năm Cuối năm so với đầu năm Số Tiền Số Tiền Số Tiền A. Nợ phải trả 8,019,595,878 14,135,235,565 6,115,639,682 1. Nợ ngắn hạn 5,640,189,307 11,262,031,849 5,621,842,542 2. Nợ dài hạn 2,379,406,571 2,873,203,716 493,797,145 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2,777,195,463 2,918,322,328 141,126,865 Tổng cộng nguồn vốn 10,796,791,341 17,053,557,893 6,256,766,552 P Nợ phải trả Qua bảng so sánh, cho thấy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 8,019,595,878 VND và vào cuối kỳ là 14,135,565 VND. Ta thấy càng về cuối năm nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp càng tăng so với đầu năm, chủ yếu là tăng khoảng 6,115,639,682 VND so với đầu năm. Nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp tăng là do vào cuối năm, doanh nghiệp cần huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất so với đầu năm. Vào cuối năm thường có những dịp lễ tết, nên doanh nghiệp cần phải huy động thêm nguồn vốn tín dụng để sản xuất ra nhiều mẫu mã mới để tiêu thụ trong khoảng thời gian này. P Nguồn vốn chủ sở hữu Qua bảng so sánh, cho thấy các khoản vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 2,777,195,463 VND và vào cuối kỳ là 2,918,322,328 VND.Ta thấy càng về cuối năm các khoản vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp càng tăng so với đầu năm, chủ yếu là tăng khoảng 141,126,865 VND so với đầu năm. Cũng giống như các nguồn vốn tín dụng thì các khoản vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp được huy động vào cuối năm, để mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng của doanh nghiệp. 3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2008 1. Doanh thu thuần 22,803,863,860 4,753,259,577 2. Tổng chi phí 5,697,220,848 1,247,816,143 3. Giá vốn hàng bán 17,101,921,755 3,457,067,831 2. Lợi nhuận gộp 5,701,942,105 1,296,191,746 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt độâng kinh doanh 98,866,470 73,952,513 4. Lợi nhuận khác 66,856,385 11,715,037 5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 165,722,855 85,667,550 6. Lợi nhuận sau thuế thực của DN 140,864,427 79,242,483 P Doanh thu Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm liên tiếp, cụ thểø năm 2009 là 22,803,863.860 VNĐ, năm 2008 là 4,753,259,577 VNĐ. Ta thấy được rằng doanh thu của năm sau cao hơn năm trước là 18,050,604,280 VNĐ, tăng là do doanh nghiệp đã biết chú trọng mua thêm trang thiết bị hiện đại để gia tăng sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. P Chi phí Thông qua bảng kết quả kinh doanh 2 năm liên tiếp, cụ thểø năm 2009 là 5,697,220,848 VNĐ và năm 2008 là 1,247,816,143 VNĐ.Ta thấy được rằng ci phí của năm sau cao hơn trước là 4,449,404705 VNĐ, tăng chủ yếu là do doanh nghiệp phải vay thêm tiền để mua thêm trang thiết bị mới phục vụ sản xuất, đồng thời tuyển thêm nhân công nên làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp lên cao. P Lợi nhuận Qua bảng kết quả kinh doanh 2 năm liên tiếp, cụ thể năm 2009 là 140,864,427 VNĐ và năm 2008 là 79,242,483 VNĐ. Ta thấy được rằng lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước là 61,621,944 VNĐø , lợi nhuận tăng là do doanh nghiệp đã bán được nhiều sản phẩm hơn, đồng thời cắt giảm đi những chi phí phát sinh thông qua việc quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả. 3.3. Phân tích các tỷ số tài chính Tình hình và khả năng thanh toán Khả năng hoạch toán nợ ngắn hạn Bảng 3.5 : Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1. Nợ ngắn hạn 5,640,189,307 11,262,,031,849 99.7% 2. TSLĐ 2,805,961,722 11,650,506,884 300% 3. Hàng tồn kho 2,086,158,080 10,721,173,415 414% 4. Tiền 304,718,262 179,895,322 -41% 5. Khoản phải thu 375,171,783 603,609,918 60.9% 6. Hệ số khả năng TTHH (lần)=(2)/ (1) 0.497 1.034 108% 7. Hệ số khả năng TTN(lần)=[(2)-(4)]/ (1) 0.128 0.0825 -35.5% 8. Hệ số khả năng TTBT(lần)=[(5)-(4)-(6)]/ (1) 0.061 0.0289 -52.6% P Khả năng thanh toán hiện hành Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán hiện hành ở đầu năm là 0.497 1, cho thấy được rằng doanh nghiệp đã có khả năng thanh toán hiện hành đối với khoản nợ ngắn hạn. P Khả năng thanh toán nhanh Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán nhanh ở đầu năm là 0.128 và vào cuối năm thì giảm còn 0.0825. Qua đó ta thấy được rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp ở đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn < 0.5; cho thấy doanh nghiệp không bán hết hàng ( tồn kho nhiều ) thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sẽ giảm sút. P Khả năng thanh toán bằng tiền Qua số liệu so sánh, cho thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền ở đầu năm là 0.061 và vào cuối năm là 0.0289, tất cả đều nhỏ hơn 0.5 là hệ số hợp lý nhất. Qua đó ta thấy được rằng nếu bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu ở đầu kỳ, cuối kỳ thì số tiền mặt của doanh nghiệp không có được nhiều để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cũng đảm bảo rằng nếu doanh nghiệp không bán hết hàng và thu các khoản nợ thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giảm sút. 3.3.1.2. Khả năng thanh toán nợ dài hạn Bảng 3.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 1. Lãi trước thuế 85,667,550 165,722,855 93.4% 2. Lãi nợ vay 398,461,276 1,431,626,695 259.3% 3. Hệ số khả năng thanh toán tiền lãi vay = [(1)+(2)]/(2) 1.21 1.1 10% Qua số liệu phân tích cho thấy hệ số khả năng trả tiền lãi vay của năm 2009 là 1.21< 2 ,năm 2008 là 1.1<2, bởi vì hệ số 2 là hệ số thích hợp của 1 doanh nghiệp làm ăn có lãi ; nếu hệ số của doanh nghiệp mà nhỏ hơn 2 thì khả năng trả tiền lãi vay của doanh nghiệp là rất thấp. Do đó ta thấy được qua 2 năm khả năng thanh toán nợ dài hạn còn rất chậm, cho thấy công ty làm ăn chưa có lãi nhiều. 3.3.2. Phân tích tỷ số hoạt động 3.3.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày bình quân của 1 vòng quay Bảng 3.7: Bảng phân tích lưu chuyển hàng tồn kho Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1. Giá vốn hàng bán 3,457,067,831 17,101,921,755 394.7% 2. Tri giá HTK BQ 2,325,718,519 6,403,665,745 175% 3. Số vòng quay HTK(vòng) = (1)/(2) 1.48 2.67 80.4% 4.Thời gian 1 vòng quay HTK=360 ngày/(3) 243 135 -44.4% Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp đần năm là 1.48 vòng, cuối năm là 2.67 vòng, và số ngày bình quân của 1 vòng quay hàng tồn kho cuối năm ít hơn đầu năm là 98 ngày, tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn của doanh nghiệp. Vì vậy sự tăng mạnh trong tốc độ lưu chuyển hảng tồn kho là do chính sách tồn trữ của doanh nghiệp đã phù hợp hơn. 3.3.2.2. Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu bình quân Bảng 3.8: Bảng phân tích lưu chuyển khoản phải thu Đơn vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1.Doanh thu HBC 4,753,259,577 22,803,863,860 379% 2.Nợ thu bình quân 187,585,892 301,804,959 60.9% 3.Số vòng quay các KPTh(vòng)=(1)/(2) 25.3 75.6 198% 4. Kỳ thu bình quân của doanh thu HBC = 360 ngày/(3) 14.2 4.76 -66.47% Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay các khoản phải thu vào năm 2008 là 25.3 vòng và năm 2009 là 75.6vòng, và số kỳ thu bình quân năm 2009 lại giảm hơn năm 2008 là 66.47%. Cho thấy được rằng các khoản phải thu luân chuyển chậm làm ảnh hưởng đến vốn luân chuyển của công ty, và kỳ thu bình quân của doanh thu bán chịu doanh nghiệp năm 2009 thấp hơn 2008 là 9.44kỳ/ lần gây khó khăn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp. 3.3.2.3 Số vòng quay các khoản phải trả Bảng 3.9: Bảng phân tích luân chuyển các khoản phải trả Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1.Giá vốn hàng bán 3,457,067,831 17,101,921,755 394.7% 2.Doanh số mua hàng 6,913,857,281 25,736,937,080 272% 3.Bình quân khoản trả người bán 1,135,962,189 5,211,248,454 358% 4.Vòng quay KPT (vòng)=(2)/(3) 6.08 4.93 -18.9% 5.Thời gian quay 1 vòng quay KPT=360 ngày/(4) 59 73 23.7% Qua bảng phân tích cho thấy số vòng quay các khoản phải trả năm 2009 thấp hơn 2008 là 18.9%, còn thời gian để công ty trả nợ ở năm 2009 cao hơn năm 2008 là 23.7%.Tức là công ty đã gia tăng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cho mình quá lâu và sẽ làm cho uy tín của mình giảm sút. Trong thời gian tới công ty cần phải xem xét lại chính sách trả nợ để nay nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải trả, nhằm lấy lại uy tín của doanh nghiệp. 3.3.2.4. Số vòng quay toàn bộ vốn và vốn cố định Bảng 3.10: Bảng phân tích luân chuyển toàn bộ vốn và vốn cố định Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 1.Doanh thu 4,753,259.577 22,803,863,860 380% 2.Lợi nhuận bình quân 648,095,873 2,805,971,053 333% 3.Tổng vốn bình quân 5,398,395,670 8,526,778,945 58% 4.Vốn cố định bình quân 3,676,317,244 2,328,287,909 -36.7% 5.Vòng quay toàn bộ vốn (vòng)=(1)/(3) 0.88 2.67 203% 6.Tỷ lệ hoàn vốn=(2)/(3) 0.12 0.33 175% 7.Vòng quay VCĐ(vòng)=(1)/(4) 1.3 9.8 653% 8.Tỷ lệ sinh lời VCĐ=(2)/(4) 0.17 1.2 605% Qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay toàn bộ vốn của doanh nghiệp năm 2009 cao hơn năm 2008 là 1.79 vòng , nó phản ánh được tình hình sản xuất của doanh nghiệp là rất tốt, với việc doanh thu đạt được của doanh nghiệp cao hơn hẳn tổng vốn bình quân của doanh nghiệp bỏ ra . Tỷ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp năm 2009 tăng mạnh hơn năm 2008 là 21%, cho thấy khoảng lợi nhuận của doanh nghiệp kiếm được trong năm đã được cải thiện nhiều. Ngoài ra qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay vốn cố định của doanh nghiệp năm 2009 tăng cao hơn năm 2008 là 8.5 vòng , tỷ lệ sinh lời của vốn cố định cũng rất tốt do năm 2009 cao hơn năm 2008 là 605%. Do nhờ doanh thu đạt được hiệu quả cao qua việc quay vòng vốn có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận liên tiếp nhằm đẩy mạnh tỷ lệ sinh lời của vốn cố định lên cao hơn 3.3.3. Cơ cấu vốn 3.3.3.1. Tỷ lệ các khoản phải thu Bảng 3.11: Bảng phân tích tỷ lệ các khoản phải thu Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1.Khoản phải thu 375,171,783 603,609,918 61% 2.Tổng nguồn vốn 10,796,791,341 17,053,557,893 58% 5.Tỷ lệ các khoản phải thu(lần)=(2)/(3) 3.47% 3.54% 2% Qua số liệu so sánh, cho thấy tỷ lệ các khoản phải thu ở năm 2008 của doanh nghiệp là 3,47 % và vào năm 2009 là 3,54 %. Ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2%, do doanh nghiệp chưa cần thêm nhiều vốn sản xuất và các khoản nợ ngắn hạn chưa cần trả gấp. Các khoản nợ phải trả P Tổng nợ và từng khoản nợ Bảng 3.12: Bảng tổng nợ và từng khoản nợ Đơn vị tính : VNĐ Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm I. Nợ ngắn hạn 5,640,189,307 11,262,031,849 5,621,842,542 II. Nợ dài hạn 2,379,406,571 2,873,203,716 493,797,145 Tổng nợ 8,019,595,878 14,135,235,565 6,115,639,682 Qua bảng so sánh, cho thấy tổng nợ và từng khoản nợ của doanh nghiệp vào năm 2008 là 8,019,595,878 VND và vào năm 2009 là 14,135,235,565 VND. Ta thấy được rằng năm 2009 tổng nợ và từng khoản nợ của công ty ngày càng tăng so với năm 2008, chủ yếu tăng 6,115,639,682 VND. Bởi do doanh nghiệp mượn thêm tiền vào dịp cuối năm để gia tăng sản xuất, để kịp thời tung ra sản phẩm vào dịp cuối năm và khi đã có lải thì tiến hành trả nợ vào dịp đầu năm. P Tỷ số nợ phải trả và tỷ lệ tự tài trợ Bảng 3.13: Bảng phân tích tỷ số nợ phải trả và tỷ lệ tự tài trợ Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1.Nợ phải trả 8,019,595,878 14,135,235,565 76,25% 2.Nguồn vốn CSH 2,777,195,463 2,918,322,328 5.08% 3.Tổng nguồn vốn 10,796,791,341 17,053,557,893 58% 4.Tỷ số nợ=(1)/(3) 0.74 0.83 12.2% 5.Tỷ lệ tự tài trợ(lần)=(2)/(3) 0.25 0.17 -32% Qua số liệu so sánh, cho thấy tỷ số nợ phải trả ở đầu năm là 83% và vào cuối năm là 74%. Ta thấy càng về cuối năm thì tỷ số nợ của doanh nghiệp ngày càng tăng so với đầu năm, bởi do doanh nghiệp thường mượn thêm tiền để mở rộng sản xuất và trả các khoản nợ đến kỳ hạn. Nên tỷ số nợ phải trả của doanh nghiệp thường tăng là do doanh nghiệp làm ăn chưa có lãi nhiều và phải huy động vốn vào cuối năm, nên chậm trong việc trả các khoản nợ dài hạn . Qua số liệu so sánh, tỷ suất tài trợ ở đầu năm là 25 % và vào cuối năm là 17%, cho thấy càng về cuối năm thì tỷ suất tài trợ của doanh nghiệp càng giảm so với đầu năm. Cũng giống như tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp, thì tỷ suất tài trợ của doanh nghiệp về cuối năm thường giảm, là do doanh nghiệp thường tập trung vốn để sản xuất vào cuối năm. Không giống như đầu năm thì cuối năm thường có nhiều lễ tết, nhất là tết tây và tết nguyên đáng nên nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng là rất cao. Doanh nghiệp thường thừa dịp này để gia tăng sản xuất tung nhiều mặt hàng mới ra thị trường, nhằm tạo thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn mặt hàng đẹp và rẻ của doanh nghiệp so với hàng nước ngoài. P Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu Bảng 3.14: Bảng phân tích tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch 1.Nợ phải trả 8,019,595,878 14,135,235,565 76,25% 2.Nguồn vốn CSH 2,777,195,463 2,918,322,328 5.08% 5.Tỷ lệ nợ so với VCSH =(1)/(2) 2.88 4.84 68% Qua bảng so sánh ta thấy được năm 2009 bên cạnh 1 đồng vốn chủ sở hữu có 4.84 đồng của các chủ nợ tham gia cùng, cao hơn năm 2008 là 1.96 đồng. Cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp chưa tốt hơn năm trước, chưa thuyết phục để các nhà đầu tư cho vay. 3.3.4. Các tỷ số về khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) Bảng 3.15: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên VCSH Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 1.Lợi nhuận sau thuế 79,242,483 140,864,427 77.8% 2.VCSH bình quân 1,388,597,732 1,459,161,164 5.08% 3.Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH=(1)/(2) 5.7% 9.65% 69.3% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 3.95%, nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2009 mang lại 9.65 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2008 là 5.7 đồng lợi nhuận sau thuế.Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Bảng 3.16: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 1.Lợi nhuận sau thuế 79,242,483 140,864,427 77.8% 2.Doanh thu thuần 4,753,259,577 22,803,863,860 380% 3.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu=(1)/(2) 1.67% 0.62% -62.9% Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 là 0.62% thấp hơn so với năm 2008 là 1.05%. Nói cách khác 100 đồng doanh thu thuần năm 2009 có 0.62 đồng lợi nhuận thấp hơn 1.05 đồng so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng mạnh, nhưng doanh thu thuần cũng tăng mạnh theo làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Bảng 3.17: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 1.Lợi nhuận sau thuế 79,242,483 140,864,427 77.8% 2.Tài sản bình quân 5,398,395,670 8,526,778,970 58% 3.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản=(1)/(2) 1.47% 1.65% 12.2% Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2009 là 1.65% tăng lên so với năm 2008 là 0.17%. Nói cách khác 100 đồng đầu tư tài sản vào năm 2009 thì đem lại 1.65 đồng, cao hơn năm 2008 là 0.17 đồng. Hệ số ROA tăng lên chứng tỏ hiệu quả sinh lời trên nguồn tài sản tăng lên. Tỷ lệ lãi gộp Bảng 3.18: Bảng phân tích tỷ lệ lãi gộp Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 1.Lợi nhuận gộp 1,296,191,746 5,701,942,105 340% 2.Doanh thu thuần 4,753,259,577 22,803,863,860 380% 3.Tỷ lệ lãi gộp=(1)/(2) 27.3% 25% -8.4% Tỷ lệ lãi gộp năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 2.3% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần giảm 2.3 đồng lãi gộp.Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp có tốc độ tăng 340%, đồng thời doanh thu thuần cũng tăng 380%. Điều này thể hiện tỷ lệ chi phí trong doanh thu tăng, chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty chưa có những bước cải thiện đáng kể. Chỉ tiêu tính chung cho tài sản cố định Bảng 3.19 : Bảng so sánh chỉ tiêu chung cho TSCĐ Đơn vị tính : VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Theo tổng sản lượng 646 4897 Theo doanh thu 649 4912 Theo lãi 10,78 30,25 Sau khi so sánh hiệu quả sử dụng giữa năm 2008 so với năm 2009 theo cả ba tiêu chí : tổng sản lượng, doanh thu, lãi thỉ ta thấy qua năm 2009 hiệu quả sử dụng tăng rõ rệt.Điều này cho thấy tài sản cố định năm 2008 vẫn chưa sử dụng hợp lý, chưa hết công suất tối đa cho các tài sản cố định để lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Bảng tổng hợp các tỷ số Bảng 3.20: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính qua hai năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Đánh giá Khả năng thanh toán Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn 0.497 1.034 K Tỷ lệ thanh toán nhanh 0.128 0.0825 X Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 0.061 0.0289 X Mức hoạt động Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 25.3 75.6 X Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1.48 2.67 K Số vòng quay các khoản phải trả (vòng) 6.08 4.93 T Số vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 0.88 2.67 K Số vòng quay vốn cố định (vòng) 1.3 9.8 K Các tỷ số nợ Tỷ số nợ (%) 74 83 X Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2.88 4.84 X Hệ số thanh toán lãi vay 1.21 1.1 X Khả năng sinh lời Tỷ lệ lãi gộp (%) 27.2 25 X Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1.67 0.62 X Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) 1.47 1.65 T Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (%) 5.7 9.65 T Căn cứ vào bảng tổng hợp cũng như những phân tích tính toán ở trên, nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty chưa được khả quan cho lắm. Qua năm 2009, khả năng sinh lời của Công ty không cao và thấp hơn năm 2008, làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán đúng hạn.Khả năng thanh toán của công ty qua 2 năm chưa được tốt, vì công ty đang tích cực mở rộng sản xuất nên việc thanh toán tiền cho các nhà cung cấp chưa đúng hạn được.Công ty đang cố gắng gia tăng sản xuất để có thể thanh toán nợ đúng hạn cho đối tác, cụ thể trong 2 năm 2008 và 2009 số vòng quay các khoản phải trả đã giảm một các đáng kể, ngoài ra tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu cũng tăng đáng kể tao điều kiện thuận lợi cho công ty trong tương lai gần có thể thanh toán nợ đúng hạn. Phân tích bằng sơ đồ DUPONT Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ DUPONT năm 2009 ROE =9.65% ROA 1.65% Tài sản/ Vốn chủ sở hữu =5.84 Nhân với Tỷ lệ lãi gộp =25% Vòng quay tổng tài sản = 1.34 vòng Nhân với Doanhthu =22,803,863,860 Tổng tài sản=17,053,557,943 Doanh thu=22,803,863,860 Lợi nhuận ròng=5,701,942,105 Chia Chia cho cho Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ DUPONT năm 2008 ROE =5.7% Tài sản/ Vốn chủ sở hữu =3.9 ROA 1.47% Nhân với Vòng quay tổng tài sản = 0.44 vòng Tỷ lệ lãi gộp =27.27% Nhân với Doanh thu=4,753,259,577 Lợi nhuận ròng=1,296,191,746 Tổng tài sản=10,796,791,341 Doanh thu=4,753,259,577 Chia Chia cho cho Căn cứ vào hai sơ đồ trên, ta thấy, nhìn chung, tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu (ROE) tăng từ 5.7% năm 2008 lên 9.65% năm 2009. Qua việc phân tích bảng cân đối kế toán trong 2 năm, ta thấy tỷ lệ tăng tài sản tăng nhiều so với tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) tăng từ 1.47% năm 2008 lên 1.65% là một dấu hiệu tốt đối với việc tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên tỷ lệ lãi gộp của công ty qua 2 năm có giảm nhưng không đáng kể, chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty chưa có những bước cải thiện đáng kể. 3.5. Đánh giá và nhận xét 3.5.1. Đánh giá 3.5.1.1. Điểm mạnh ¬Doanh nghiệp đã trình bày một bảng cân đối kế toán thật hoàn chỉnh, nó cho thấy được những mục đầu tư của doanh nghiệp từ đầu năm đến cuối năm. Qua từng mảng phân tích ở trên cho thấy doanh nghiệp rất mạnh về việc huy động nguồn vốn, và sử dụng nó rất có hiệu quả trong việc sản xuất . Không những vậy số tài sản của doanh nghiệp trong dài hạn và cả ngắn hạn từ đầu năm đến cuối năm không tính đến lượng hàng tồn kho, số hàng tồn kho của doanh nghiệp vào đầu năm thì rất nhiều. Nhưng đến cuối năm thì số hàng đó chỉ còn lại gần 1/ 5 số hàng tồn ban đầu, chứng tỏ doanh nghiệp đã cố gắng tìm được nguồn tiêu thụ sản phẩm của mình, và giúp cho doanh thu của công ty tăng một cách thật đáng kể. ¬Doanh nghiệp đã sử dụng vốn cố định của mình một cách có hiệu quả nhất, qua đó dẫn đến tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp từ vốn cố định càng được nâng cao . 3.5.1.2. Điểm yếu ­Tuy doanh nghiệp thành công trong việc huy động vốn và quay vòng vốn có hiệu quả, nhưng khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn chưa được hiệu quả lắm. ­Ngoài ra số lượng tiền mặt của doanh nghiệp không có nhiều, hàng tồn kho vào đầu kỳ cũng rất nhiều, nếu không bán hết doanh nghiệp sẽ không thu được các chiến lược sản xuất mới. Doanh nghiệp chưa có các khoản đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn. Hiện nay, doanh nghiệp chưa thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước qua con đường phát hành cổ phiếu, bỏ lở cơ hội thu hút nguồn vốn vay hiệu quả. 3.5.2. Nhận xét 3.5.2.1. Thuận lợi ®Doanh nghiệp có nguồn sản xuất tại chỗ nên những rủi ro và chi phí phát sinh đều được giải quyết kịp thời. Những vốn vay của doanh nghiệp đều rất hợp lý và đều có thể thanh toán, ngoài ra doanh nghiệp đã tích cực tìm thêm nguồn vốn để mở rộng quy trình sản xuất để phục vụ tốt hơn nữa cho sản xuất. Các khoản tài sản dài hạn và cố định của doanh nghiệp tăng liên tục từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Các khoản nợ giảm dần và trả hết ở cuối kỳ tạo tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp trong việc sản xuất, cũng như củng cố lòng tin ở các nhà đầu tư cho vay. ®Nhờ việc kinh doanh có hiệu quả nên số vốn luân chuyển của doanh nghiệp được cải thiện một cách rõ rệt , lợi nhuận gia tăng và việc sản xuất đạt được kết quả mà công ty đề ra. ðĐội ngũ cán bộ công ty làm việc siêng năng, luôn đạt chỉ tiêu công ty làm ra. Khâu kế toán của công ty làm việc tích cực, luôn kịp thời đưa cho công ty bảng cân đối kế toán về những chi phí phát sinh và lợi nhuận thu được trong kỳ, để công ty có thể xem xét và kịp thời khắc phục những sai sót trong quá trình hoạt động của mình. Bộ máy quản lý của công ty luôn hoạt động tích cực mà tiêu biểu là giám đốc và phó giám đốc, họ luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân viên, và sẵn sàng trao đổi trực tiếp với nhân viên để có thể cùng đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất có lợi cho công ty. ðCông ty hoạt động đều có kế hoạch rõ rệt, đội ngũ nhân viên tuân thủ kỷ luật, thời gian hoạt động sản xuất một cách chặt chẽ. Mọi hoạt động của công ty đều có chiến lược rõ nét gồm những hoạt động điển hình như: làm việc sản xuất, đầu ra, đầu vào của những mặt hàng do công ty sản xuất. 3.5.2.2. Khó khăn ®Số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều, doanh nghiệp chưa thể phân bố lượng hàng tồn kho này do gặp nhiều trở ngại ở số lượng công nhân viên, kế hoạch giải quyết hàng tồn kho còn phụ thuộc nhiều ở các cửa hàng đại lý. Nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì chưa có nhiều, doanh nghiệp chỉ có một cơ sở sản xuất chính mà chưa mở rộng ra nhiều cơ sở gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất. ®Doanh nghiệp còn mượn nợ nhiều dẫn đến lợi nhuận chưa được cao, các khoản phải thu còn quá chậm, nên không kịp thời thanh toán bớt số nợ đến kỳ hạn phải trả. ðCông ty chỉ tập trung vào khâu sản xuất, nên các phòng ban của công ty chịu trách nhiệm để tung sản phẩm ra thị trường hầu như không có. Mẫu mã sản phẩm của công ty chưa được đa dạng lắm, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc vào các đại lý mà chưa thể mở rộng ra hầu hết các siêu thị. ðSản phẩm của công ty sản xuất ra chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, công ty chưa có quảng cáo sản phẩm của mình ra thị trường trong nước, không có phòng kinh doanh chuyên về việc bán hàng mà tất cả công đoạn bán hàng đều giao hết cho đại lý. Giải pháp và kết luận 3.6.1. Các giải pháp * Kiểm toán viên: Với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NIDEC TOSOK nói riêng, và các doanh nghiệp nói chung hiện nay thì việc báo cáo tài chính rất cần thiết. Nhưng công ty chưa có một bộ phận thể hiện công việc báo cáo tài chính, mà phải thuê những kiểm toán viên ở bên ngoài vào để làm công việc báo cáo và kiểm tra tài chính của công ty è Giải pháp: phòng kế toán của công ty cần phải tuyển thêm một kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc thuê theo hợp đồng để có thể báo cáo tài chính theo quý hoặc định kỳ giúp cho công ty có thể nắm được hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian nhất định. Từ đó công ty có thể kịp thời có biện pháp khắc phục và đưa ra những phương án kinh doanh có hiệu quả hơn. *Tồn kho: Về vấn đề hàng tồn kho như đã đề cập, thì công ty còn gặp phải vấn đề là không đự đoán được số lượng chính xác qua các kỳ mà còn thụ động trong việc giải quyết lượng hàng tồn kho. è Giải pháp: gồm 2 giải pháp =Giải pháp 1: Dự trữ những mặt hàng mà công ty có thể tung ra vào cuối năm hay các dịp lễ như 14/2, 8/3, Noel. với các dịch vụ khuyến mãi tặng quà mua hàng. Bên cạnh đó công ty cần phải áp dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài, không nên để hàng tồn kho quá lâu và quá nhiều dễ gây trở ngại cho quá trình phát triển cũng như phân chia lợi nhuận cho các hoạt động. Do vậy song song với việc phân bổ hàng tồn kho vào các dịp lễ đặc biệt, công ty phải luôn có sự chuẩn bị về mặt nguyên vật liệu, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất phục vụ kịp thời những đơn hàng ký kết. Qua đó, công ty vừa thu được lợi nhuận, vừa giải quyết hàng tồn mỗi năm. Như vậy, công ty đã có thể chi trả được những khoản nợ dùng để sản xuất hay để giải quyết những chi phí phát sinh trong thời gian lưu trữ hàng, cũng như tạo được niềm tin và uy tín đối với các chủ nợ cho vay. =Giải pháp 2: Công ty cần phải nắm bắt đúng thời điểm để tung sản phẩm ra thị trường, để cho mặt hàng khi tung ra phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng lúc đó. Để cho công tác bán hàng của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn, thì công ty cần phải lập thêm phòng kinh doanh. Phòng này sẽ giúp cho công ty bán hàng đạt hiệu quả hơn, tung sản phẩm ra thị trường đến với người tiêu dùng đúng thời điểm sẽ không sợ hàng tồn kho nhiều như ở trong năm. *Chi phí phát sinh: Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của công ty, chúng ta chưa thể nhận ra rõ ràng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng. è Giải pháp: Để đảm bảo cho việc báo cáo tài chính có hiệu quả, công ty cần đưa ra những bảng chi phí phát sinh cụ thể của từng khâu, từng công đoạn của từng phòng ban để có thể đưa ra những nguyên nhân cụ thểå về sự gia tăng chi phí này là hợp lý hay chưa hợp lý, để từ đó công ty kịp thời có những giải pháp can thiệp giảm bớt tình trạng chi phí bất hợp lý ở các khâu. *Vốn: Vào cuối năm, công ty thường có rất nhiều đơn đặt hàng và sẽ nẩy sinh cao nhu cầu về vốn để phục vụ gia tăng sản xuất. Nhưng việc vay vốn sẽ khiến cho công ty mắc nợ nhiều dù công ty có đủ khả năng thanh toán nhưng điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh thuận lợi hơn. è Giải pháp: công ty phải tăng thêm vốn điều lệ, thu hút sự đầu tư của các cổ đông, các nhà đầu tư bằng hình thức chuyển hình phát hành cổ phiếu (thành lập công ty cổ phần). Đó chính là 1 giải pháp kịp thời và hợp lý vì không những công ty có thể gia tăng nguồn vốn điều lệ, mà còn thu hút sự quan tâm chú ý của những khách hàng tiềm năng và làm tăng thêm uy tín của công ty đối với các chủ nợ, các nhà đầu tư cũng như có thể cản trở sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ khác. *Thị trường tiêu thụ: Mặt hàng công ty sản xuất hiện nay chủ yếu là xuất khẩu, chưa chú trọng vào thị trường trong nước, mặc dù thị trường trong nước cũng đước đánh giá là tiềm năng nhưng số lượng chưa đáng kể. è Giải pháp: thành lập phòng Maketing, với sự góp sức của phòng Maketing thì các sản phẩm của công ty sẽ được quảng cáo rộng rãi đến với người tiêu dùng. Chính công tác Maketing sẽ tạo cho sản phẩm của công ty một vẻ mới lạ, tạo sức thu hút cho người tiêu dùng khi xem quảng cáo. Lúc này sản phẩm của công ty vừa có mặt hàng xuất khẩu, vừa có sản phẩm tiêu thụ được trong nước. Ngoài ra công ty cần phải có thêm những khoản đầu tư trong nước, nhưng trước mắt là những khoản đầu tư ngắn hạn, đây chính là một nguồn phụ thu rất lớn cho công ty. Ngoài ra công ty còn có thể tổ chức tài trợ các hoạt động văn nghệ, thể thao đây là việc làm sẽ tạo thêm danh tiếng cho công ty, đây cũng chính là các hoạt động hỗ trợ của phòng Maketing. Ngoài ra, để gia tăng sản xuất, tăng thêm lợi nhuận và tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa cho công nhân giúp họ có thể tăng thêm được thu nhập trong cuộc sống, thì công ty cần mạnh dạng lập các phòng ban như : phòng kinh doanh, tổ chức công đoàn, phòng nghiên cứu phát triển, phòng Maketing, phòng nhân sự. Công ty cần phải mở rộng thêm quy mô sản xuất để tránh tình trạng sản phẩm không đủ cung cấp ra thị trường. Do vậy, cần có phòng nhân sự để tuyển thêm nhân công có tay nghề và trình độ, để giảm bớt cho công ty phải mất thêm một khoản chi phí phát sinh không đáng có trong khâu đào tạo. 3.6.2. Kết luận =Cùng với việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK, em nhận thấy việc báo cáo tài chính là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành hoạt động kinh doanh. =Thực tế cho thấy việc báo cáo tài chính của công ty đã được đảm bảo yêu cầu thống nhất, số liệu kinh tế phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. =Trong những năm gần đây với nhiều chính sách thây đổi của nhà nước, việc báo cáo tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi phải minh bạch rõ ràng . Để nhà nước dựa vào đó để đánh giá đúng tình hình doanh nghiệp và sẽ tiến hành thu thuế doanh nghiệp dựa trên bảng báo cáo đó. =Chính vì vậy, công ty liên doanh NIDEC TOSOK đã cố gắng cập nhật, đổi mới công tác kế toán cho phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, và đây chính là tiền đề dẫn đến việc báo cáo tài chính phải có hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện bước đầu bao giờ cũng không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong việc báo cáo tài chính, với những thuận lợi hiện có em tin chắc rằng công ty sẽ đứng vững, phát triển và có uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. =Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu lý luận tại trường trong suốt những năm học qua, cùng với những kiến thức em tiếp thu được trong thời gian thực tập ở đây, việc báo cáo tài chính còn rất mới lạ đối với em. Qua đó, em cũng có một vài ý kiến đề xuất mong muốn được góp ý để công tác báo cáo tài chính có hiệu quả hơn. Nhưng bài báo cáo này chưa thể bao quát hết mà chỉ phản ánh được một phần nào đó của công ty thuộc đề tài thực hiện. Những kiến nghị em đưa ra không tránh khỏi những sai sót vì quá trình thực tập ngắn và kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh, ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng kế toán của công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Danh mục các tài liệu tham khảo Lưu Thanh Tâm , “ Phân tích kinh tế”, NXB thống kê, (2005) Nguyễn Minh Kiều, “ Tài chính doanh nghiệp”, NXB thống kê,(2006) Nguyễn Quang Thu, “Quản trị tài chính căn bản”, NXB thống kê,(2007) Trang web www.kienthuctaichinh.com Một số khóa luận của khóa trước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docđề án khóa luận tốt nghiệp chương 3.doc
Tài liệu liên quan