Khóa luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình ở xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2 2. Đối tượng nghiên cứu. 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Khách thể nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 6. Giả thuyết khoa học. 2 7. Phạm vi nghiên cứu. 3 8. Phương pháp nghiên cứu. 3 PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 4 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI. 4 2.1. Khái niệm giáo dục. 4 2.2. Khái niệm đạo đức. 5 2.3. Khái niệm gia đình. 7 2.4. Khái niệm giáo dục gia đình. 9 2.5. Khái niệm đạo đức gia đình. 10 2.6. Khái niệm thiếu niên. 11 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CHO THIẾU NIÊN TRONG GIA ĐÌNH. 12 3.1. Bản chất tâm lý của việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình. 12 3.2. Các nội dung giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình. 13 3.3. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu niên thường được sử dụng trong gia đình hiện nay. 14 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 18 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19 1. KẾT LUẬN. 19 2. KHUYẾN NGHỊ. 19 LỜI CẢM ƠN 21

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình ở xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập khá nhiều đến vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách con người. Ngoài ra còn rất nhiều chương trình nghiên cứu và nhiều bài viết khác về đề tài giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, khó có thể liệt kê ra hết được. Trong khoá luận của mình, tôi đã cố gắng kế thừa kết qủa nghiên cứu của các công trình trên để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài của mình, góp tiếng nói khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ tiếp nối, đó là trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI. 2.1. Khái niệm giáo dục. Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định, thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trong nghĩa rộng, bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra ở trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là quá trình hình thành nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, phát triển trí tuệ, thể lực và tình cảm lao động, thẩm mỹ, chuẩn bị cho con người tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Từ những điều đó ta thấy khái niệm giáo dục có yêu cầu rất cao về phẩm chất con người. Giáo dục theo nghĩa hẹp: Đó là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi.... Nhằm hình thành lên những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động của giáo dục đến người được giáo dục cũng như tác động của những người được giáo dục với nhau. Chính thông qua các loại hình giáo dục được thực hiện trong những mối liên hệ xã hội nhất định mà nhân cách của người học được hình thành và phát triển. 2.2. Khái niệm đạo đức. *Đinh nghĩa đạo đức: Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân củaộc sống con người. Trong đời sống mỗi con người, quy luật xã hội tất yếu đòi hỏi họ phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong qua khứ, hiện tại và nhu cầu phải làm gì trong tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối về mối tương quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội cho phép tới một giới hạn nhất định trong vòng trật tự chung của cộng đồng, của dân tộc nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên vươn lên tích cực, tự giác, tạo thành động lực phát triển của hội. Đó chính là quy tắc chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội, để từ đó đánh giá con người có đạo đức hay phi đạo đức. Vì vậy, có thể hiểu đạo đức một cách khái quát theo một vài định nghĩa sau: - Theo cuốn từ điển Bách khoa Việt Nam thì đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. - Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. - Đạo đức là hệ thống những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người với cộng đồng xã hội với tự nhiên và với cả bản thân mình. - Có thể nói đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Sự phát triển của đạo đức xã hội từ thấp lên cao như những nấc thang giá trị của văn minh con người trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và thông quá sự đấu tranh gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. Trong củaộc sống hiện thực, đạo đức bao giờ cũng gồm ý thức, tình cảm và hành động thực tiễn. Cả ba mặt đó thường thì thống nhất với nhau nói lên năng lực phục vụ một cách tích cực, tự giác của cá nhân trong mối tương quan vì lợi ích của người khác và xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức phải bao gồm cả ba mặt nhằm hình thành những dạng đạo đức luôn luôn mang tính tích cực xã hội. *Chức năng của đạo đức: - Chức năng định hướng giáo dục: Con người muốn làm được điều thiện, tránh được điều ác, muốn cho những hành vi của mình được mọi người chấp nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì họ phải nắm được những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản, từ đó con người có thể tự do lựa chọn cho mình những hành vi phù hợp, đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng hành vi trong quan hệ xã hội theo quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội. Vì vậy công tác giáo dục đạo đứcgóp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách. Nhờ có chức năng giáo dục và khả năng tự giáo dục mà người ta học tập được ở những tấm gương đạo đức cao cả xả thân làm việc nghĩa, hi sinh quên mình cho đất nước, kiên cường đấu tranh cho chân lí.... Góp phần làm cho xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tiến bộ. Chính vì vậy mà khi xem xét nhân cách, người ta coi đạo đức và năng lực (đức và tài) là hai mặt cơ bản hợp thành nhân cách con người. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách, vì thế “tiên học lễ, hậu học văn”, hoặc như tục ngữ phương Tây “người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như không thành đạt”. - Chức năng điều chỉnh hành vi. Để đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, tất yếu phải có một hệ thống quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp cách này hay cách khác lợi ích của cá nhân và xã hội. Vì vậy chức năng điều chỉnh của đạo đức gắn bó mật thiết với chức năng quản lí xã hội. Trong củaộc sống hiện thực, con người có nhiều mối quan hệ rất đa dạng phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết. Giải quyết mối quan hệ không chỉ ở trong suy nghĩ mà phải bằng hành động. Nhất là các mối quan hệ có liên quan đến lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, chúng luôn có những mâu thuẫn cấu xé nhau, cho nên chủ thể của đạo đức phải đấu tranh bản thân vô cùng quyết liệt, nếu không dựa vào một hệ thống nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của xã hội thì cá nhân không thể lựa chọn cân nhắc, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh hành vi của cá nhân do nhiều thiết chế xã hội như pháp luật, phong tục tập quán nhưng về phía đạo đức là do dư luận xã hội lên án hay đồng tình, do lương tâm thoải mái hay không thoải mái. Bản chất của sự điều chỉnh hành vi tức là quá trình đấu tranh chiến thắng của cái thiện với cái ác v.v... Như vậy chức năng giáo dục và điều chỉnh của đạo đức luôn gắn liền với nhau trong đời sống đạo đức. - Chức năng kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở của những điều kiện kinh tế vật chất xã hội nhất định, thời đại nào cũng có những yêu cầu về tri thức đạo đức tương ứng làm nền tảng cho củaộc sống. Mỗi cá nhân vì củaộc sống của mình, vì hoạt động cho tiến bộ của xã hội đều phải có những phẩm chất đạo đức và năng lực nhất định. Vì vậy họ phải nắm được những tri thức phản ánh đời sống xã hội một cách tích cực, đó là những quan điểm tư tưởng, những nguyên tắc những chuẩn mực hành vi đạo đức tiến bộ. Nhờ đó mà chủ thể đạo đức phân biệt được cái tốt cái xấu, cái thiện, cái ác trong thực tiễn củaộc sống thường xuyên biến đổi và định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi của mình. Những quan điểm đạo đức sai lầm, lạc hậu không giúp cho con người nhận thức đúng quy luật phát triển xã hội dẫn đến những hành vi sai lạc làm cho con người bi quan, chán nản, bế tắc trước củaộc sống hiện tại, mất định hướng trong tương lai. Những tri thức đạo đức và những phẩm chất đạo đức tiến bộ không phải tự nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện trong lao động và đấu tranh bền bỉ hàng ngày như Bác Hồ đã dạy “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” mới có thể giữ vững và nâng cao được những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân, phù hợp với lợi ích chung của xã hội. 2.3. Khái niệm gia đình. Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của mỗi người là tế bào hợp thành xã hội. Tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu, cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình: * Định nghĩa gia đình: - Từ góc độ xã hội học, gia đình được xem như một nhóm nhỏ của xã hội, gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân huyết thống. Xã hội chủ yếu nghiên cứu những vấn đề xã hội của gia đình như mối quan hệ bên trong gia đình tác động qua lại giữa gia đình, xã hội. - Từ góc độ kinh tế học, gia đình được coi là một đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng nhằm thoả mãn các nhu cầu ăn, mặc, học hành, chăm sóc sức khoẻ.... của các thành viên trong gia đình. - Từ góc độ của văn hoá học, gia đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hoá. - Từ góc độ tâm lý học xã hội, gia đình được định nghĩa như sau: “Gia đình là một nhóm nhỏ của xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định” (theo Lê Công Hoàn, tâm lý giáo dục. * Đặc điểm của gia đình. - Từ định nghĩa trên ta thấy gia đình có các đặc điểm sau đây: + Gia đình là một nhóm xã hội, một đơn vị kinh tế, là nơi tái sản xuất ra con người, các thành viên trong gia đình sống chung một mái nhà. Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ, gắn bó với nhau bởi quan hệ tình cảm, huyết thống, chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp với nhau về nếp sống, sinh hoạt, phong tục.... tạo nên bản sắc văn hoá riêng của gia đình. + Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý, cha mẹ truyền lại cho con cái những đặc điểm thể chất qua kênh gen di chuyền sinh học và giáo dục con cái hình thành nếp sống theo văn hoá riêng của mỗi gia đình. + Các thành viên trong gia đình có quan hệ kinh tế, sống và hoạt động bằng một ngân sách chung do các thành viên trong gia đình lao động đem lại. *Chức năng của gia đình: Từ góc độ tâm lý học và giáo dục học, gia đình có chức năng sau đây: - Chức năng sinh sản ra con người duy trì nòi giống: Đây là một chức năng rất quan trọng của gia đình, vì con người là “sản phẩm” quý nhất của xã hội, là điều kiện và nhân tố không thể thiếu để xã hội tồn tại và phát triển. Việc sinh con không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong ước của người chồng, người vợ còn là một vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục của xã hội loài người. - Chức năng xã hội hoá và giáo dục con cái. Trong lịch sử phát triển nhân loại, gia đình là nhân tố đầu tiên giáo dục thế hệ trẻ, góp phần quan trọng làm cho họ lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội lịch sử, có thái độ hành động phù hợp với yêu cầu của xã hội. Chính trong quá trình này mỗi cá nhân được xã hội hoá. Theo G.Andreeva đây là một quá trình gồm hai mặt, mặt cá nhân tiếp nhận khái niệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động các mối quan hệ xã hội qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội. Như vậy, trong quá trình xã hội hoá, cá nhân không chỉ đơn thuần thừa nhận kinh nghiệm xã hội mà còn chuyển nó thành giá trị tâm thế, xu hướng.... của cá nhân và trên cơ sở đó tham gia tái tạo sản xuất chúng trong xã hội. Không thể phủ nhận vị trí quan trọng của giáo dục gia đình, bởi gia đình là môi trường xã hội, môi trường giáo dục đầu tiên, quan trọng vào bậc nhất của mỗi cá nhân. Trong quá trình sống, trước khi tiếp thu những yếu tố văn hoá chung của xã hội, mỗi người tiếp nhận đặc điểm văn hoá của gia đình mình. Những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử, các giá trị.... đầu tiên của con người được tiếp nhận từ chính quá trình quan hệ với các thành viên trong gia đình (với bố, mẹ, ông, bà). Một đặc điểm cơ bản trong việc lĩnh hội những nét văn hoá đặc trưng này củaatrer là bắt chước, noi theo, kết quả của sự bắt chước, noi theo của trẻ có thể diễn ra ngay thời điểm đó, nhưng cũng có thể xuất hiện bột phát trong ứng xử của trẻ tại một thời điểm khác. Vì vậy, “tấm gương toàn diện trong nhân cách của ông bà, cha mẹ, anh, chị” có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của trẻ. Củaộc sống đời thường qua nói năng ứng xử, đi lại, những thói quen quan trọng trong gia đình đều có thể được trẻ “sao chép nguyên mẫu” trong nhận thức của trẻ, dần xuất hiện thói quen trong nói năng, ứng xử của trẻ mà không ít người ngộ nhận đó là sự “duy truyền tâm lý”. N.I.Noricôp đã từng nói rằng: “không gì có thể tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không có gì gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ”. - Chức năng kinh tế: Gia đình là một đơn vị kinh tế, đồng thời cũng là một đơn vị tiêu dùng của xã hội, có trách nhiệm tổ chức cuộc sống cho mọi thành viên trong gia đình, đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cá nhân trong gia đình sống chung dưới một mái nhà. - Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình: Để thoả mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình thì trước hết, gia đình phải là tổ ấm, tổ ấm gia đình chứa đựng nội dung tình cảm rõ nét. Nơi đây mọi thành viên được thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức tối đa có thể có được. Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm ly, tình cảm của các thành viên trong gia đình là một chức năng quyết định sự bền vững và phát triển của gia đình. Hạnh phúc hay bất hạnh của gia đình phần lớn cũng do chức năng này có đảm bảo hay không, trong đó, yếu tố quyết định đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm của các thành viên trong gia đình là tình yêu thương. Bắt đầu từ sự hình thành tình yêu đôi lứa (giữa nam và nữ) rồi nảy sinh thành tình yêu vợ chồng, cha con, mẹ con, và anh chị em. Đây là chất keo dính các thành viên trong gia đình. Thiếu vắng tình yêu thương, gia đình không còn là tổ ấm, không còn là chỗ dựa tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình là yếu tố quyết định sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của họ. Tóm lại, gia đình là trường học đầu tiên của củaộc đời mỗi người, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Làm thế nào để gia đình là nơi hình thành những phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho trẻ là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. 2.4. Khái niệm giáo dục gia đình. *Định nghĩa: Giáo dục gia đình là toàn bộ những tác động có mục đích, có nội dung và phương pháp cụ thể được tiến hành ngay trong gia đình, nhằm hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình, trước hết là thế hệ trẻ. *Những nét đặc thù của giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội không thể có. - Giáo dục gia đình có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, mỗi người đều có tác động và ảnh hưởng đến các thành viên khác. Ông bà dạy dỗ con cháu, cha mẹ giáo dục con, anh chị em học hỏi lẫn nhau, đồng thời cha mẹ, ông bà tự giáo dục hoàn thiện, điều chỉnh bản thân mình. - Bao trùn lên giáo dục gia đình là việc nuôi, dạy đan xen vào nhau. Trong nuôi có dạy, dạy và nuôi cho con ăn là nuôi, ăn thế nào là dạy. Nuôi nhằm phát triển thế chất; dạy giúp con khôn lớn về tinh thần cho trẻ. - Đặc điểm nổi bật của giáo dục gia đình là sự giáo dục bằng tình yêu thương. Ông bà, cha mẹ luôn dành cho con, cháu tình yêu thương tràn đầy, vô bờ bến. Thậm chí, ông bà, cha mẹ còn sẵn sàng hi sinh điều kiện vật chất tinh thần của bản thân, dành mọi thuận lợi cho con, cháu miễn sao con, cháu nên người. - Giáo dục gia đình mang tính đa dạng và nhiều chiều, thể hiện ở chỗ: Đa dạng về nội dung, phương pháp giáo dục, đa dạng về giới tính, lứa tuổi, kinh nghiệm.... của các thành viên trong gia đình. Nhiều chiều, có tác động từ bà, cha mẹ đến con cháu; từ anh, chị đến em. - Giáo dục gia đình là hình thức giáo dục toàn diện, không chỉ truyền đạt tri thức mà còn truyền đạt lối sống cách ứng xử.... Đồng thời giáo dục gia đình còn mang tính cụ thể hoá, cá biệt hoá cao. Cha mẹ dạy con cách đi đứng, nói năng. Tuỳ thuộc vào giới tính, đặc điểm, tính cách của trẻ. Ví dụ: Trẻ trai ưa hoạt động thì cha mẹ dạy con đi đứng thong thả, nói năng từ tốn, còn nếu trẻ nhút nhát thì cha mẹ dạy con đi đứng đàng hoàng, nhanh nhẹn, nói năng rõ ràng. *Một số nguyên tắc trong giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội nên càng phải tuân theo nguyên tắc chung của công tác giáo dục, đồng thời tuân theo các nguyên tắc riêng của mình, đó là: + Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học khách quan. Việc giáo dục con cái bao giờ cũng phải xuất phát từ cơ sở tự nhiên - xã hội mà người đó đang sống. Trong gia đình, giáo dục con cần dựa vào các quy luật tâm sinh lí của người được giáo dục để chọn ra nội dung và phương pháp tác động thích hợp. Đồng thời cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đề ra những yêu cầu giáo dục cho phù hợp. Thiếu sự hiểu biết về tâm lí của trẻ, các bậc cha mẹ rất dễ mắc sai lầm, tiến hành giáo dục con người một cách phản khoa học cản trở phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. + Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của trẻ. Con cái chưa đến tuổi trưởng thành phải sống phụ thuộc vào cha mẹ là lẽ đương nhiên, nhưng không vì thế mà cha mẹ lại lạm dụng quyền hành của mình để tước bỏ những quyền lợi tối thiểu của trẻ. Xã hội càng phát triển càng làm nảy sinh nhiều nhu cầu, hững thú hoạt động mà trước đây ở thế hệ ông bà, cha mẹ chưa có. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn tình trạng “quyền của trẻ em” bị phụ thuộc hoàn toàn vào các khuôn khổ lớn hay bé, rộng hay hẹp do cha mẹ quy định. Mỗi người một khác. Thậm chí có những lúc cha mẹ dùng quyền của mình để thủ tiêu, chèn ép những nhu cầu, nguyện vọng của trẻ. + Nguyên tắc nghiêm khắc và bao dung, độ lượng: Nghiêm khắc trước hết thể hiện ở việc cha mẹ tự nghiêm khắc với bản thân mình bằng sự mẫu mực trong lời nói và việc làm đầy trách nhiệm với con cái, với tư cách là người chủ gia đình. Trên cơ sở đó đề ra yêu cầu cao đối với hành vi, hoạt động của con cái. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh nghiêm khắc quá mức dẫn đến độc đoán, cực đoan, dễ gây ra hậu quả nặng nề. Trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng có ý thức được sự cần thiết phải nghiêm khắc đúng mức với con cái, mà thường tỏ ra khoan dung độ lượng một chiều với con cái. Sự khoan dung, độ lượng xuất phát từ lòng yêu thương con trẻ, thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng của cha mẹ dành cho con là rất cần thiết đối với sự phát triển của mối đứa trẻ, nhưng nó không đồng nhất với thái độ quá dễ dãi, vì quá chiều con, để con muốn gì được nấy, tự do, tuỳ tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật. + Nghiên tắc đòi hỏi cao nhưng vừa sức: Các bậc làm cha, làm mẹ ai cũng muốn con mình khôn ngoan, công thành doanh toại. Đó là nguyện vọng chân chính, song để đạt được điều đó, không có nghĩa là cha mẹ luôn đặt ra yêu cầu quá cao đối với con, thậm chí dù con có cố gắng hết sức cũng không thể đạt tới. Điều đó dễ làm nảy sinh bi quan, chán nản, tự ti ở trẻ. Vì vậy trong gia đình cha mẹ cần nắm vững sự phát triển tâm lí của trẻ để đặt ra những yêu cầu cao nhưng vừa sức với con trẻ. Chúng chỉ cần cố gắng trong hành động là có thể đạt được. Có như vậy mới thúc đẩy sự tiến bộ, sự phát triển của trẻ. + Nguyên tắc thống nhất mục tiêu giáo dục: Giáo dục trẻ trong giả định sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu cha mẹ, ông bà.... đều có sự tác động định hướng thống nhất nhằm mục đích hình thành và ở trẻ những phẩm chất hành vi, thói quen tốt, phù hợp với đặc điểm truyền thống của gia đình. Nêu trong gia đình, giữa ông bà cha mẹ không có sự thống nhất trong việc giáo dục trẻ thì sẽ tạo ra kẽ hở để trẻ dựa vào đó tìm lí do biện minh cho sai trái của mình. Do đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giáo dục. Tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong giáo dục gia đình sẽ cản trở sự định hướng, hình thành niềm tin trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. + Nguyên tắc giáo dục cá biệt: Trong gia đình, việc giáo dục thế hệ trẻ cần hướng vào giáo dục cá biệt, vì gia đình có điều kiện thuận lợi để làm điều đó. Giáo dục cá biệt tức là tuỳ từng cá nhân để lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp. Đồng thời giáo dục gia đình cần theo một phép tắc, lịch trình nhất định một cách nghiêm túc, liên tục thì mới giáo dục con người có nhân cách nhất quán, cẩn thận không bừa bãi.... 2.5. Khái niệm đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình được hiểu là hệ thống những giá trị tốt đẹp, tích cực trong lối sống của một gia đình, phù hợp với các giá trị truyền thống, với phong tục tập quán và với mong muốn của xã hội. Đạo đức gia đình được hình thành từ đạo đức của mỗi cá nhân thành viên trên cơ sở nhu cầu giữ mối quan hệ hợp lí giữa các thành viên trong gia đình, dưới sức ép của các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là các phong tục tập quán, truyền thống xã hội. Giữa đạo đức gia đình và đạo đức xã hội có một số điểm tương đồng nhau vì nó đều là sự thể hiện những nét tốt đẹp trong lối sống, trong quan hệ người - người. Nhưng đạo đức gia đình có những nét đặc thù riêng bởi những thành viên gia đình, đối tượng mà nó hướng đến giáo dục, điều chỉnh ngoài quan hệ xã hội ra còn có một quan hệ đặc thù gia đình, đó là quan hệ huyết thống hôn nhân. 2.6. Khái niệm thiếu niên. Lứa tuổi thiếu niên bao gồm các em ở độ tuổi từ 11 - 15 tuổi, đó là những em đang theo học từ lớp 6 - 9 ở các trường trung học cơ sở. Vị trí đặc biệt của lứa tuổi thiếu niên, trong quá trình phát triển tâm lý trẻ em nói chung, được một số nhà tâm lý học gọi đây là “thời kỳ khó khăn”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi khó bảo”.... Lứa tuổi thiếu niên khác biệt với các lứa tuổi khác ở chỗ đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ diễn ra những biến đổi căn bản trong cơ thể của trẻ trên con đường trưởng thành về mặt sinh học, triển khai quá trình phát dục. Khởi đầu của sự cải tổ cơ thể có liên quan đến sự tăng cường hoạt động của các tuyến nội tiết (như tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng....). Từ đó tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể của trẻ, trong đó rõ nhất là sự tăng vọt về chiều cao. Chính sự tăng vọt về mặt giải phẫu sinh lý đã tạo ra sự mất cân đối tạm thời giữa các chức năng sinh lý, do đó có liên quan tới sự mất cân bằng tạm thời trong tâm lý. Do sự phát triển không cân bằng giữa tim và mạch máu gây ra sự thiếu máu ở từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi làm cho hoạt động của hệ tim mạch bị hỗn loạn, do đó trẻ ở lứa tuổi thiếu niên tuy rất sôi nổi, hiếu động nhưng cũng dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, đôi khi có những phản ứng vô cớ, những hành vi bất thường. Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức. Sự bắt đầu hình thànhvà phát triển tự ý thức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống tâm lý của thiếu niên, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành mối quan hệ qua lại với mọi người. Sự tự ý thức của lứa tuổi này bắt đầu từ sự nhận thức, hành vi của mình, rồi đến nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình. Các em có khuynh hướng muốn đi sâu khám phá bản thân mình. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý, ở lứa tuổi thiếu niên, các em thường đánh giá bản thân mình cao hơn thực tế. Vì vậy, ta thấy ở các em thường xuyên xuất hiện sự ganh đua, hiếu thắng trong giao tiếp. Các em thiếu niên thường bận tâm đên việc làm thế nào để mọi người đếy đến mình. Các em thiếu niên cho rằng mình không còn là trẻ con và có nguyện vọng được đối sử như người lớn. Đây là nguyện vọng chính đáng của các em, đòi hỏi cha mẹ phải có thái độ đúng đắn, tế nhị. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn giữa nguyên tắc thái độ coi các em là trẻ con nên đòi hỏi các em phải nhất nhất vâng lời người lớn. Đó là nguyên nhân gây “đụng độ”, “mâu thuẫn” giữa các em với cha mẹ và người lớn nói chung. Hiện nay, lứa tuổi thiếu niên ở nước ta đang có nhiều biến đổi, có nhiều đặc điểm khác so với thế hệ thiếu niên vài ba thập kỷ trước. Lứa tuổi thiếu niên hiện nay tiếp nhận nhiều thông tin nên sự hiểu biết phong phú hơn, niềm tin ở các em mang nhiều yếu tố lý tính. Một mặt các em tin vào sự đúng đắn của lời khuyên, răn dạy, giáo huấn của người lớn mà chúng yêu mến, tin cậy. Song mặt khác, niềm tin ấy còn bao hàm cả sự cân nhắc, tính phê phán, hoài nghi, bởi trên thực tế chúng thường phát hiện ra hiện tượng không có sự ăn khớp giữa những điều tốt đẹp trong lời nói của một số người lớn với hành động của họ. Tóm lại, lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, vô tư, tiềm tàng những khả năng tốt đẹp để trở nên những con người tốt đẹp với những biểu hiện tốt như: hào hiệp, chân thành, vị tha, khát khao hiểu biết, khát khao được tin cậy, kết giao bạn bè không vụ lợi, rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và củaộc sống.... Đây là lứa tuổi tiềm ẩn khả năng dễ giáo dục, tuổi đặt nền móng cho sự phát triển nhân tính, song trong tâm lý của các em thiêu niên chứa đầy những mâu thuẫn phức tạp đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có những phương pháp giáo dục phù hợp thì sự giáo dục của cha mẹ mới đạt hiệu qủa cao. Đồng thời cần phải đặt các em thiếu niên trong môi trường giáo dục thuận lợi - như Xukhomlinxky gọi đó là “môi trường kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Lứa tuổi thiếu niên, do sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của sự ý thức, do sự mở rộng quan hệ xã hội nên đạo đức của các em được phát triển mạnh mẽ. Giáo dục đạo đức cho thiếu niên cần dựa trên nền tảng tôn trọng nhân cách của họ, dựa trên lòng nhân ái, bao dung, sự cổ vũ, khích lệ trẻ hướng thiện. Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong quá trình hình thành đạo đức ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành ý thức đạo đức và lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức, những giá trị. Do tự ý phát triển nên hành vi của các em thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những quan điểm riêng, những sáng kiến riêng và niềm tin của thiếu niên. Đạo đức của thiếu niên hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên có được các kinh nghiệm đạo đức như thế nào, thực hiện hành động đạo đức nào? Do đó, cha mẹ cần lưu tâm đến sự hình thành cơ sở đạo đức ở độ tuổi thiếu niên, vì đôi khi trong ý thức thiếu niên có thể hình thành những khái niệm đạo đức và niềm tin đạo đức mâu thuẫn với nhận thức và niềm tin đạo đức mà cha mẹ muốn hình thành ở các em. Do đó, khi giáo dục đạo đức cho các em, cha mẹ cần chú ý giúp các em hiểu khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục những quan điểm chưa đúng của các em. Bằng những câu chuyện thân mật, giải thích cho các em thấy thực chất chỗ chưa đúng của mình, đồng thời chú ý tổ chức hành động để thiếu niên có được kinh nghiệm đúng đắn, để các em tin vào sự công bằng và sự hiển nhiên của các chuẩn mực đạo đức, tin rằng cần phải làm theo những chuẩn mực đó. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CHO THIẾU NIÊN TRONG GIA ĐÌNH. 3.1. Bản chất tâm lý của việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình. Giáo dục đạo đức là nội dung bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạt động giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Giáo dục đạo đức phải trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục đạo đức vì sự phát triển con người và vì sự phát triển xã hội. Nhà trường có vai trò định hướng trong giáo dục đạo đức còn gia đình là môi trường phương tiện để giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không thể tách rời gia đình và nhà trường, đoàn thể, xã hội. Mục đích của giáo dục đạo đức của thiếu niên trong gia đình là nhằm giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, sau này trở thành những công dân gương mẫu, có những phẩm chất tốt đẹp trong lao động và trong lối sống, có ý chí bản lĩnh, sáng tạo, năng động, trách nhiệm cao. Trước hết muốn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, cha mẹ phải hiểu con cái. C.Mác đã từng nói: “để tác động mang lại kết quả thì cần phải biết được thứ vật liệu mà ta sẽ tác động vào nó”, ý kiến này của C.Mác rất đúng với việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên. Lứa tuổi thiếu niên có những đặc điểm tâm lý khác với những lứa tuổi khác, đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp thì sự giáo dục của cha mẹ mới đạt hiệu quả cao. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Người lớn thường không hiểu “cái tôi” của trẻ. Chỉ có thể hiểu con cái khi cha mẹ tôn trọng và gần gũi vì con cái. Sự vội vàng, không lắng nghe, không tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới nội tâm của con, chỉ tin tưởng vào kinh nghiệm của mình.... là những nguyên nhân tạo nên hàng rào tâm lý ngăn cách cha mẹ với con cái, đồng thời còn tạo ra khả năng “tự vệ tâm lý” của trẻ em với cha mẹ, người lớn. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải cung cấp cho con những tri thức đạo đức, như sự hiểu biết về bổn phận, trách nhiệm phải làm, thái độ phải có.... Đây là một khâu quan trọng của giáo dục đạo đức trong gia đình. Việc làm này có tác dụng làm cho đạo đức của trẻ em được xây dựng trên cơ sở lí trí, từ đó các em có thể nhìn nhận, đánh giá cái thiện, cái ác, cái cao thượng, cái nhỏ nhen. Mặt khác, cha mẹ cũng cần phải tác động vào tình cảm và ý chí của con trẻ để chuyển tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức. Việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với người thật, việc thật có tác động mạnh gấp nhiều lần so với lý thuyết dài dòng về những điều nên làm và những điều không nên làm. Việc thực người thực có khả năng đi thẳng vào niềm tin của trẻ, trở thành hành vi mẫu mực để trẻ noi theo. Gia đình có nhiều thuận lợi để làm việc đó. Tấm gương của ông, bà, cha mẹ trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức. nhất là đối với cá em thiếu niên, bởi vì các em đã có một vốn kiến thức nhất định nên đã có thể phân tích, so sánh, đánh giá các hiện tượng xung quanh mình. Nếu cha mẹ làm những điều sai, điều xấu, uy tín của họ đối với con cái sẽ giảm sút, dẫn đến làm giảm sút niềm tin đạo đức của con trẻ. Việc xây dựng niềm tin đạo đức phải dựa trên cơ sở hài hoà giữa nhận thức và tình cảm đạo đức, tập luyện hành vi và trau dồi thói quen ứng xử đạo đức của trẻ với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè.... để hình thành nhu cầu đạo đức và văn hoá đạo đức ở trẻ. Đó là nhu cầu hàng đầu của đời sống tinh thần, thế giới tinh thần, nói lên trình độ trưởng thành đạo đức và nhân cách của con người. Điểm căn bản trong giáo dục đạo đức cho thiếu niên là cha mẹ cần đặc biệt chú trọng tới thực hành đạo đức của trẻ, cần giáo dục con sao cho trẻ luôn chứng minh được tính đạo đức, sự trung thực đạo đức của mình trong củaộc sống lao động và học tập. 3.2. Các nội dung giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình. Từ xưa đến nay, lòng kính trọng, hiếu thảo đối với ông, bà, cha, mẹ vẫn được coi là yếu tố đạo đức quan trọng nhất dối với trẻ ở trong gia đình. Bởi lẽ nếu một con người không có lòng hiếu thảo, nghĩa là không biết tôn kính, chăm sóc ông, bà, cha mẹ - những người ruột thịt đã sinh thành, nuôi dưỡng mình - thì cũng không thể có tình cảm yêu thương cộng đồng, dân tộc, lòng nhân ái đối với con người. Cha mẹ cần giáo dục trẻ sự cảm thông sâu sắc với điều kiện, hoàn cảnh gia đình để trẻ biết sống “tuy gia phong kiệm” không đòi hỏi, ganh tỵ với những gia đình khá giả giàu có hơn gia đình mình nhằm tạo nên không khí thuận hoà, ấm cúng, đồng cam cộng khổ trong gia đình. Cha mẹ cũng cần giáo dục cho trẻ biết làm theo lẽ phải và biết hoàn thành những công việc được giao với thái độ vui vẻ, với tinh thần trách nhiệm cao. Mặt khác cha mẹ cần giáo dục con cái ý thức tôn trọng quan hệ tôn ty trật tự ở trong gia đình, làm anh làm chị phải tôn trọng, bao dung, nhường nhịn các em; làm em phải tôn trọng anh chị, phải có thái độ yêu thương, cư sử đúng mực với anh, chị em trong gia đình, với cô, gì, chú, bác trong gia tộc. Cha mẹ cần giáo dục trẻ sống nhân ái, đó là giáo dục lòng yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, không tham lam, độc ác để trở thành người lương thiện. Hiện nay trong điều kiện của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, việc giáo dục lòng nhân ái cho thế hệ trẻ của gia đình lại càng có ý nghĩa quan trọng, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất của người công dân biết dung hoà quyền lợi của cá nhân mình với quyền lợi của tập thể, của gia đình và xã hội, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ. Gia đình cũng cần phải có giáo dục cho trẻ tính khiêm tốn, chân thực, không tự cho mình hơn người khác, không dối trá, lừa lọc mọi người. Người có tính chân thực, khiêm tốn không những biết học tập ở người khác những điều hay mà còn biết cư sử chu đáo, cẩn thận, biết tôn trọng nhân cách, phẩm giá của mình, không để người khác coi thường mình. Khiêm tốn, chân thực là những nét nhân cách đẹp của con người, song để rèn luyện giáo dục được nó vô cùng khó khăn. Bởi vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm giúp đỡ trẻ nỗ lực ý trí, chiến thắng bản thân mình, biểu hiện ở việc: biết nhận lỗi, biết tôn trọng sự thật, lời nói phải đi đôi với việc làm... Ngoài ra gia đình cần quan tâm giáo dục con tình cảm yêu quê hương đất nước, sẵn sàng làm mọi việc để quê hương thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Trên cơ sở đó giáo dục thiếu niên lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hi sinh phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, văn minh. Tóm lại, ngày nay giáo dục đạo đức trong các gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn lao, khi nền kinh tế theo cơ chế thị trường đang làm thay đổi nhiều giá trị chuẩn mực, tạo ra biết bao tệ nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của trẻ em, nhất là lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi đang sống và học tập dưới sự bảo trợ của gia đình. Vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm giáo dục trẻ những yếu tố đạo đức truyền thống, tốt đẹp mang đậm bản sắc dân tộc, để hình thành nên những con người chân chính, lương thiện, góp phần tạo ra đời sống hạnh phúc của gia đình và xã hội. 3.3. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu niên thường được sử dụng trong gia đình hiện nay. Phương pháp giáo dục đạo đức là những cách thức, con đường tác động của nhà giáo dục (cha, mẹ....) tới ý thức, tình cảm và ý chí của đối tượng giáo dục (con cái) nhằm mục đích hình thành niềm tin, kỹ xảo, thói quen, hành vi đạo đức ở đối tượng giáo dục. Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình, mỗi phương pháp có những mặt mạnh của nó. Việc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giáo dục sẽ gây ra một sự tác động tổng hợp tới các em thiếu niên. 3.3.1. Phương pháp thuyết phục. Trong gia đình phương pháp thuyết phục thường được các bậc cha mẹ sử dụng. Thuyết phục là sự tác động cả cha mẹ đến con cái bằng lời nói để giảng giải cho con hiểu được các quan niệm, các chuẩn mực đạo đức, để tin tưởng vào cha mẹ và chính bản thân các em. Trong thuyết phục vừa có giảng giải, vừa có đàm thoại tranh luận giữa cha mẹ và con cái. Thuyết phục chỉ có hiệu quả khi giữa cha mẹ và con cái không xuất hiện một hàng rào tâm lý, tức là không có thái độ thờ ơ, chống đối của con cái hay sự thành kiến của cha mẹ đối với con. Trong gia đình khi tiến hành thuyết phục, cha mẹ cần lưu ý: - Tránh kiểu nói dài dòng, khích bác, có ý ám chỉ phê bình, coi thường trẻ em. - Khi thuyết phục các em thiếu niên, cha mẹ cần tỏ thái độ ân cần, thông cảm, xúc động trước vấn đề đưa ra giảng giải với tất cả tâm hồn và niềm tin. - Cha mẹ cần tế nhị, khôn khéo lựa chọn thời điểm đưa vấn đề ra để thuyết phục. - Khi thuyết phục con cha mẹ cần dựa vào trình độ hiểu biết, tính cách của con để giảng giải thuyết phục. - Khi thuyết phục con cha mẹ cần đưa ra được những biểu tượng, những kinh nghiệm hành động thực tiễn trong củaộc sống, từ những tấm gương trong sáng, gần gũi và dễ hiểu. 3.3.2. Phương pháp nêu gương. Con người, nhất là các em ở độ tuổi thiếu niên vốn có bản chất tốt đẹp, hướng thiện, luôn hướng theo những gương tốt của người thật việc thật, của các nhân vật tốt trong phim truyện, văn học, của những anh hùng hào kiệt, những người nổi tiếng thành đạt.... song, tấm gương tốt nhất, mà con cái thường hay noi theo là tấm gương của ông, bà, cha mẹ trong gia đình. Vì vậy, để giáo dục con cái có đạo đức tốt thì trước hết cha mẹ phải là tấm gương sáng về mọi mặt để con noi theo, cụ thể là: - Cha mẹ sống với nhau hoà thuận, thuỷ chung, nhân cái, thương yêu nhau cả khi đau yếu, đói khổ lẫn khi no đủ sung sướng. - Cha mẹ cần sống lương thiện, làm ăn chân chính, trung thực, lịch thiệp, gọn gàng, sạch sẽ, kỷ luật, khiêm tốn. - Cha mẹ cần luôn chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm, sẵn sàng hi sinh cho con cái. - Cha mẹ luôn cư sử với mọi người chân thành, trên kính dưới nhường, khoan dung độ lượng. Ở lứa tuổi thiếu niên, vai trò gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì ở tuổi này, các em có vốn tri thức nhất định để phân tích, so sánh, nhận xét các hiện tượng trong gia đình, ngoài xã hội. Đồng thời các em còn được nhà trường, đoàn thể giáo dục cho những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cần thiết. Do đó, nếu như trước đây ở độ tuổi nhỏ hơn các em bắt chước tất cả các hành vi của cha mẹ thì giờ đây, các em có thể phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Nếu cha mẹ làm những việc xáu, không những uy tín của họ với con cái bị giảm sút mà sự kính trọng, niềm tin con cái dành cho họ cũng bị sứt mẻ. Nêu cha mẹ kịp thời sửa chữa sai lầm chính là nêu gương sáng về tự giáo dục, tự rèn luyện cho con cái noi theo. Nếu cha mẹ không sửa chữa lỗi lầm mà còn dùng uy quyền của mình trong gia đình để áp đặt con cái phải làm theo ý mình thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ vô cùng nặng nề căng thẳng, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Vấn đề gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục gia đình. Song để thể hiện được điều đó thì quả thực là vô cùng khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá quá mức vai trò nêu gương của cha mẹ trong giáo dục đạo đức cho thiếu niên. Bởi vì trên thực tế, có những bậc cha mẹ rất gương mẫu, xứng đáng là người công dân chân chính nhưng giáo dục gia đình lại thất bại, thậm chí con cái rất hư đốn. Ngược lại, cũng có những bậc cha mẹ có đạo đức không tốt, vậy mà con cái họ vẫn ngoan ngoãn, đạo đức tốt. Do đó phương pháp nêu gương vẫn kết hợp với phương pháp giáo dục khác. 3.3.3. Phương pháp rèn luyện thói quen đạo đức. Trong củaộc sống của con người, có những hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen đạo đức của người đó. Việc rèn luyện để trẻ có những thói quen đạo đức là rất cần thiết. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sống của từng gia đình, phương pháp rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên muốn rèn luyện cho trẻ bất kỳ một thói quen nào, các bậc cha mẹ đều cần phải làm cho trẻ hình dung được những thao tác, hành động cụ thể và ngay từ đầu phải thực hiện một cách chính xác, có hệ thống. Do đó, trong gia đình việc rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ phải tiến hành bên bỉ, liên tục, kiên trì, không thể nóng vội, cha mẹ không chỉ giúp con cái về mặt kỹ thuật bên ngoài mà cần làm phát triển những phẩm chất bên trong của trẻ như rèn luyện đạo đức cho thiếu niên đều rất khó khăn lúc ban đầu. Song, nếu cha mẹ thường xuyên yêu cầu, hướng dẫn trẻ làm lại nhiều lần thành nề nếp, gắn bó với nếp sống của trẻ thì sẽ hình thành được những thói quen đạo đức cho trẻ. 3.3.4. Phương pháp khen thưởng. Khen thưởng là phương pháp khoa học kỹ thuật các hành vi tốt đẹp của con người và những cố gắng, nỗ lực của con người. Khen thưởng trong gia đình có nhiều hình thức như biểu dương lời nói, tặng thưởng hiện vật.... Song, các bậc cha mẹ nên lưu ý rằng không phải bất cứ việc khen thưởng nào cũng có ý nghĩa giáo dục tích cực. Ý nghĩa giáo dục của việc khen thưởng càng lớn khi khen thưởng không chỉ đơn giản đánh giá kết qủa mà còn nêu bật được sự nỗ lực của cá nhân, động cơ, phương thức hoạt động của cá nhân. Khi khen thưởng, cha mẹ cần làm cho các em thiếu niên biết quý trọng việc làm, kết quả của sự việc được khen thưởng chư không nên để các em chỉ coi trọng lời khen và phần thưởng. Khen thưởng, các bậc cha mẹ lưu ý: - Khen thưởng cần kịp thời để động viên, khích lệ trẻ duy trì và phát triển những thành tích đã đạt được, nhưng cần phải tránh việc khen thưởng một cách dễ dãi tạo nên tâm lý tự mãn quá sớm hoặc coi thường sự khen thưởng ở trẻ. - Khen thưởng phải công bằng, không nên thiên vị, vì yêu mến khen còn ghét thì không khen. - Khen thưởng phải đúng mực, chỉ khen người làm tối, đừng nên tiếc lời khen. - Khen thưởng cần tuyệt đối tránh để trẻ chạy theo lợi ích vật chất. 3.3.5. Phương pháp kỷ luật, trừng phạt. Phương pháp kỷ luật, trừng phạt là những tác động của cha mẹ vào con cái để biểu hiện thái độ không đồng tình, phản đối của cha mẹ đối với những hành vi, hành động trái với các chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo đức của trẻ. Đây là phương pháp cần thiết để điều chỉnh, uốn nắn những hành vi sai lệch của trẻ. Kỷ luật, trừng phạt trẻ có nhiều hình thức như quở mắng, khiển trách, viết kiểm điểm, không cho đi chơi, đánh đòn.... nhằm hai mục đích: - Để răn đe, ngăn chặn những thành viên khác chưa mắc lỗi không mắc phải lỗi lầm đó. Khi tiến hành các hình thức kỷ luật, trừng phạt, các bậc cha mẹ cần lưy ý: - Cha mẹ không nên thực hiện các hình thức kỷ luật, trừng phạt con khi đang ở trong cơn bực tức, nóng giận. - Cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các hình thức trừng phạt như trói, xỉ vả, chửi rủa, đuổi con ra khỏi nhà, bắt con nhịn cơm.... - Trước khi trừng phạt, cần làm cho trẻ nhận thức được rằng việc trừng phạt là điều công bằng, xác định và rất cần thiết, chứ không phải là một sự trừng trị, báo thù, trừng phạt cho hả giận.... đồng thời cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mắc lỗi, chỉ cho trẻ thấy để trẻ tự sửa chữa. Khi trẻ đã sửa chữa khuyết điểm rồi, đừng nên nhắc đi nhắc lại lỗi của trẻ khiến trẻ xấu hổ, tức giận và không được có thành kiến với trẻ. Tóm lại, khi giáo dục đạo đức cho thiếu niên, các bậc cha mẹ nên sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục trong gia đình tuy thuộc vào tính cách của trẻ, tuỳ thuộc vào những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, khi cha mẹ sử dụng bất cứ phương pháp giáo dục đạo đức nào cũng cần có mức độ, giới hạn, không nên quá lạm dụng nó. CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: Trong vòng 2 tháng từ tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 2005. - Địa bàn nghiên cứu: Xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. - Có 50 người được phỏng vấn sâu - Câu hỏi phỏng vấn sâu: Xoay quanh đề tài giáo dục đạo đức cho thiêu niên. - Khách thể nghiên cứu của đề tài này gồm có: + 150 bậc cha mẹ học sinh trường THCS xã Mỹ Thành, trong đó: Theo cơ cấu giới: 75 người cha và 75 người mẹ. Theo cơ cấu nhóm: 86 bậc cha mẹ có con ngoan và 64 bậc ha mẹ có con chưa ngoan. + 150 em thiếu niên. + 20 thầy cô giáo chủ nhiệm lớp ở trường THCS Mỹ Thành và một số ông bà làm công tác đoàn thể, phụ trách thiếu niên. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Qua điều tra thực tế thực trạng giáo dục cho thiếu niên trong các gia đình tại xã Mỹ Thành, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Nhìn chung các bậc cha mẹ ở xã Mỹ Thành đã nhận ra được vai trò quan trọng của gia đình và trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên. Tuy nhiên trên thực tế, trong các gia đình ở xã Mỹ Thành, việc chăm lo giáo dục đạo đức cho con chỉ xếp hàng thứ ba sau việc chăm lo sức khoẻ và học tập cho con. - Chỉ một bộ phận nhỏ bậc cha mẹ ở xã Mỹ Thành có hiểu biết tốt về các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên. Do đó mặc dù đa số các bậc cha mẹ ở xã Mỹ Thành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi giáo dục đạo đức cho con, song còn nhiều em thiếu niên không hài lòngvới những phương pháp giáo dục đạo đức mà cha mẹ chúng sử dụng. - Các bậc cha mẹ ở xã Mỹ Thành thường xuyên sử dụng các hình phạt hơn là các hình thức thưởng. Trong đó, những hình thức phạt được nhiều bậc cha mẹ sử dụng là: tỏ thái độ buồn phiền, không hài lòng về con, cấm con không được xem tivi, đi chơi.... - Các bậc cha mẹ ở xã Mỹ Thành thường giáo dục con những phẩm chất đạo đức thuộc về đạo lý làm người như hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Tuy nhiên các bậc cha mẹ chưa thường xuyên giáo dục con những phẩm chất đạo đức thuộc về vai trò trách nhiệm của người công dân đối với quê hương đất nước. - Các gia đình ở xã Mỹ Thành thường gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi khi giáo dục đạo đức cho con. Trong đó, các khó khăn mà họ thường gặp phải là: cha mẹ không kiểm tra được nội dung sách báo, phim ảnh mà con xem; cha mẹ chưa thực sự hiểu con trong xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hành vi suy nghĩ của con. - Sự phối hợp giáo dục đạo đức cho thiếu niên giữa gia đình nhà trường và xã hội ở xã Mỹ Thành còn thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên. Nguyên nhân là do phần lớn các bậc cha mẹ chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ mức độ cần thiết của sự phối hợp đó. 2. KHUYẾN NGHỊ. Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình tại xã Mỹ Thành. *Về phía gia đình: - Gia đình cần nhận thức sâu sắc hơn vai trò của mình trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên, phát huy hơn nữa các ưu thế của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên. - Gia đình cần tổ chức tốt hơn đời sống gia đình, không ngừng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, để tạo ra môi trường giáo dục đạo đức tốt nhất cho thiếu niên. - Gia đình cần không ngừng đổi mới các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu niên, chú ý nhiều hơn đến cách thức tổ chức thực hành đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình và ngoài xã hội. Mặt khác, những người lớn trong gia đình cần không ngừng tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân, nêu gương sáng về lối sống, đạo đức cho thiếu niên noi theo. - Gia đình cần tăng cường các biện pháp phối hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên. *Về phía nhà trường - Nhà trường cần tổ chức tốt hơn, chặt chẽ hơn sự liên hệ, phối hợp với gia đình và địa phương trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên. - Nhà trường cần thống nhất với gia đình mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh và không khồng đổi mới các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, gắn dạy đạo đức với dạy các môn khoa học. *Về phía xã hội (địa phương). - Địa phương cần nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo dục đạo đức cho các bậc cha mẹ như củang cấp tri thức khoa học về đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi, tri thức về phương pháp giáo dục trong gia đình, các nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình.... - Địa phương cần tổ chức tư vấn, hướng dẫn những gia đình gặp khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho con, tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tổ chức các cuộc thi theo chủ đề như tìm hiểu truyền thống đạo đức của dân tộc, thi ứng xử đạo đức cho thiếu niên; tổ chức khen thưởng, động viên các em thiếu niên ngoan, đạo đức tốt.... Hai hình thức trao đổi được ít bậc phụ huynh sử dụng là trao đổiqua điện thoại và trực tiếp gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của con. Có tới 107 bậc cha mẹ (chiếm 71,5%) chưa bao giờ trao đổi về tình hình đạo đức của con qua điện thoại với thầy cô giáo chủ nhiệm. Và cũng có tới 122 bậc cha mẹ (chiếm 81,3% chưa bao giờ gặp trực tiếp thầy, cô giáo chủ nhiệm của con để hỏi về tình hình học tập, đạo đức của con ở trưởng. Chúng ta biết rằng bên cạnh sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho thiếu niên cũng rất cần thiết đến sự phối hợp giữa gia đình và những người làm công tác đoàn thể trong khu dân cư. Tuy nhiên hiện nay, sự phối hợp này còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Thứ nhất là về phía gia đình, trong số 150 bậc cha mẹ được hỏi, có 96 bậc cha mẹ (chiếm 64,6%) cho biết họ rất muốn phối hợp với các đoàn thể, uỷ ban phụ trách giáo dục trẻ em để giáo dục đạo đức cho con tốt hơn. Song, qua điều tra từ phía những người làm công tác dân cư, chúng tôi thấy có rất ít các trường hợp gia đình yêu cầu phối hợp với đoàn thể để cùng giáo dục thiếu niên có hành vi vi phạm đạo đức. Chủ yếu là những người làm công tác đoàn thể trong khu dân cư chủ động tìm hiểu những gia đình có con vi phạm đạo đức, rồi trực tiếp gặp gỡ, khuyên nhủ, các em thiếu niên hư đó hoặc góp ý với các gia đình đó cách thức giáo dục, uốn nắn con. Thứ hai ở xã Mỹ thành, hầu hết những người làm công tác đoàn thể đều không có các hình thức khen thưởng các em thiếu niên ngoan, có đạo đức tốt, chỉ có uỷ ban nhân dân xã là đơn vị có tiến hành các hình thức khen thưởng các em thiếu nên ngoan, học giỏi, đạo đức tốt; như cắm trại 1 tháng 6 cho các em, thường xuyên nêu gương các em thiêu niên ngoan, học giỏi. Tóm lại, do các bậc cha mẹ chưa nhận thức đúng mức độ cần thiết của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên nên mặc dù nhà trường đã có nhiều cố gắng xây dựng nhiều hình thức trao đổi giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chính là do các bậc cha mẹ chưa chủ động tích cực phối hợp với nhà trường, thầy, cô giáo chủ nhiệm của con trong việc theo dõi, giáo dục đạo đức cho con. Về phía các đoàn thể trong khu dân cư chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc hỗ trợ gia đình giáo dục đạo đức cho thiếu niên, do đó chưa tạo dựng được niềm tin của các bậc cha mẹ. Chính vì vậy sự liên hệ giữa gia đình, nhà trường, đoàn thể trong khu dân cư trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp đồng bộ. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp ngày, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo PGS.TS Lê Khanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên của Khoa tâm lý học đã giúp đỡ em trong suốt những năm học vừa qua. Do điều kiện thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, khoa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, cùng các bạn. Snh viên : Bùi Thị Huyền MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (14).doc