Đề tài Nghiên cứu về thái độ của trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội đối với việc sử dụng ma tuý

Mục lục PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến thái độ 1.2. Nghiên cứu về vấn đề trẻ lang thang II. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Khái niệm về trẻ lang thang 2.2. Khái niệm về ma tuý và các chất gây nghiện 2.3. Khái niệm về sử dụng ma tuý III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAY ĐỔI THÁI ĐỘ 3.1. Nhân cách là tổ hợp 3.2. Năng lực của mỗi người cũng ảnh hưởng nhiều tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ IV. CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI - TÂM LÝ VÀ VẤN ĐỀ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ 4.1. Môi trường tự nhiên, xã hội và sự thay đổi thái độ 4.2. Tác động của giáo dục và sự thay đổi của thái độ 4.3. Tác động tích cực của nhóm xã hội và vấn đề thay dổi thái độ CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ I. PHÂN TÍCH NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÁI ĐỘ CỦA TRẺ LANG THANG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TUÝ 1.1. Nhân thức của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý I.2. Những đặc rưng về xúc cảm, tình cảm của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý I.3. Ý chí và quyết tâm phòng chống nghiện hút của trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội II. PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI NHẰM THAY ĐỔI THÁI ĐỘ. 2.1. Tác động của nhóm gia đình người thân tới thái độ của trẻ 2.2. Tác động của nhóm bạn bè 2.3. Tác động của nhóm nghề nghiệp KẾT LUẬN - CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về thái độ của trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội đối với việc sử dụng ma tuý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ------ BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA TRẺ LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TUÝ Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Thụ Sinh viên : Lê Thị Bích Phượng Lớp : K47-Tâm lý học Hà Nội – 2005 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Quá trình đô thị hoá nhanh chóng kèm theo sự thay đổi các thành phần kinh tế đã khiến một số người rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hiện tượng này đã khiến cho trẻ em buộc phải lao động kiếm sống phụ giúp gia đình. Vấn đề trẻ bỏ đi lang thang là một vấn đề bức xúc, là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện tượng trẻ em lang thang từ các vùng nông thôn ra thành phố kiếm sống ngày càng tăng. Trẻ sống lang thang xa gia đình, thiếu sự kiểm soát của cha mẹ. Lại trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, cùng với đặc điểm tâm lý dễ bị kích động, thích tỏ ra là người lớn, các em rất dễ dàng bị lôi kéo vào việc tham gia các tệ nạn xã hội. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em, chương trình bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có đề án 3 là đề án phòng chống tệ nạn sử dụng ma tuý giao cho Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý chủ trì, kết hợp với Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thực hiện. Mặc dù tình trạng trẻ em lang thang sử dụng ma tuý ngày càng tăng song đề tài “Nghiên cứu thái độ của trẻ em...” nhằm tìm hiểu nhận thức, xúc cảm tình cảm, hành động của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý, xác định các yếu tố tác động nhằm thay đổi thái độ. II. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu thái độ của trẻ em lang thang đối với việc sử dụng ma tuý nhằm tìm hiểu nhận thức, cảm xúc, hành động của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý, xác định các yếu tố tác động dẫn tới sự thay đổi thái độ và trên cơ sở đó đề ra các kiến nghị và giải pháp, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và những số liệu thực tiễn cho người làm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em (đặc biệt là trẻ em lang thang có sử dụng ma tuý trên địa bàn). III. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thái độ - một hiện tượng tâm lý quan trọng của con người. Nghiên cứu 196 trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội để tìm hiểu những yếu tố xã hội - Tâm lý tác động tới thái độ của trẻ lang thang. IV. Phương pháp nghiên cứu . Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp quan sát Phương pháp điều tra bảng hỏi Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng những tri thức về toán học thống kê để xử lý số liệu điều tra. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến thái độ Thái đô là một hiện tượng tâm lý khá phức tạp trong đời sống tâm lý của con người và của các nhóm người, và đã được các nhà Tâm lý học phương Tây quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Từ đầu thế kỷ XX gắn với tên tuổi của hai nhà tâm lý Mỹ là Thomas W.I và Zna niecki. F một công trình nghiên cứu về người nông dân Ba Lan sống ở Châu Âu di cư sang Mỹ. Hai ông đặc biệt chú ý đến sự thích ứng cũng như thái độ của người nông dân trước những thay đổi về giá trị của cuộc sống và đưa đến nhận định: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị nào đó. Về sau, các công trình nghiên cứu về thái độ ngày càng nhiều gắn với tên tuổi của nhiều nhà Tâm lý học nổi tiếng như La piere, G.W.Auport, Lcon Festinger, Daryl Bem, W.Mc.Guire. Bởi lẽ hiện tượng này đã đụng chạm đến nhiều hiện tượng khác của cuộc sống xã hội, đụng chạm đến các quan hệ xã hội như dư luận xã hội, tâm trạng xã hội truyền thông đại chúng... Nghiên cứu của trường phái tâm thế. Người mở đầu là D.N.U dơnate đã đưa vào những thực nghiệm để đề ra thuyết tâm thế nhằm khắc phục tính đơn giản, cơ học và quan điểm tính trực tiếp của hành vi. Theo ông tâm thế là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có định hướng của chủ thể là trạng thái trọn vẹn của chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự kiện. Tâm thế là trạng thái vô thức xuất hiện khi có sự gặp gỡ của nhu cầu và tình huống thoả mãn nhu cầu. Sau này, thuyết tâm thế đã được các đồng nghiệp khác của ông phát triển, ứng dụng trong Tâm lý học tuyên truyền. Nghiên cứu về thái độ ở Liên Xô trước đây chủ yếu trên nền tảng Tâm lý học hoạt động và trường phái tâm lý, hoặc trong Tâm lý học nhân cách. Khái niệm thái độ chủ quan của cá nhân lần đầu tiên được đặt ra trong Tâm lý học A.F. Laguski đề xuất khi nghiên cứu tính cách. Theo ông khi phân tích nhân cách không chỉ dừng lại ở góc độ Tâm lý, tâm sinh lý mà còn phải lưu ý cả ở góc độ Tâm lý - xã hội. ÔNg cho rằng thái độ là khía cạnh quan trọng của nhân cách. Ông đặc biệt quan tâm tới thái độ của cá nhân đối với nghề nghiệp và sở hữu và với người khác với xã hội. Sau này dựa trên tư tưởng của ông và xuất phát từ lập trường Macxit nhà Tâm lý học Việt Nam Miasisex đã đề ra học thuyết “Thái độ nhân cách”. Ngoài ra trường phái tâm thế, thái độ còn được nghiên cứu trong tâm lý học nhân cách và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhà Tâm lý học Mỹ V.N. Miasiev đã đưa ra thuyết thái độ nhân cách coi nhân cách là một hệ thống thái độ. Ông là một trong những người đặt nền móng cho Tâm lý thái độ theo quan điểm Macxit. Ông quy nhu cầu, hứng thú, tình cảm, tính cách, sự đánh giá... đều là thái độ. Vậy điểm hạn chế của thuyết này chính là chỗ xếp ngang hàng quan hệ xã hội với thái độ người nhận thức, xúc cảm ý chí, thị hiếu, nét tính cách. * Ở Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu về thái độ: Thái độ là khái niệm tâm lý khó xác định và gây nhiều tranh cãi, do đó cũng là khái niệm được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các tác giả nghiên cứu theo nhiều quan điểm và hứơng đi khác nhau nhằm chỉ ra cấu trúc tâm lý của thái độ, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi, những yếu tố tác động đến thái độ. Tuy nhiên phần lớn lại tập trung nghiên cứu thái độ học tập của học sinh, sinh viên, đồng thời cũng đã khẳng định thái độ học tập là bộ phận cấu thành, cũng là thuộc tính cơ bản của ý thức học tập, lại yếu tố qui định tính tự giác học tập và biểu hiện bằng cảm xúc và hành động tương ứng. Tóm lại: Một số nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam của một số tác giả, nhưng phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu thái độ học tập của học sinh, sinh viên. Điều đáng lưu ý ở đây là chưa có nghiên cứu nào đề cập tới thái độ đối với hiện tượng sử dụng ma tuý nói chung và của trẻ em lang thang nói riêng. Vì vậy việc chọn đề tài nghiên cứu thái độ đối với việc dùng ma tuý ở trẻ lang thang là cần thiết và có ý nghĩa thực thực tiễn đặc biệt trong điều kiện hiện nay. 1.2. Nghiên cứu về vấn đề trẻ lang thang Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu, khảo sát về vấn đề trẻ lang thang của các tổ chức phi chính phủ như Unicef, Plan... của các cơ quan làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em của các viện nghiên cứu như viện nghiên cứu thanh niên nghiên cứu về đặc điểm của trẻ lao động sớm tại thành phố Hồ Chí Minh trong đó đã đề cập tới nguyên nhân, hoàn cảnh, kinh tế xã hội và điều kiện lao động của trẻ lang thang lao động sớm. Nghiên cứu về hành vi giao tiếp của trẻ lang tháng do nhóm tác giả Viện Khoa học Giáo dục kết hợp với Uỷ ban chăm sóc bảo vệ trẻ em Hà Nội tiến hành. Nghiên cứu này đã chỉ ra những đặc điểm trong quan hệ giao tiếp của trẻ lang thang. Trên cơ sở đó đề ra những nội dung và biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ lang thang. Khảo sát về thực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội do Unicef tài trợ kinh tế năm 1998. Khảo sát này đã được tổng kết: số trẻ, độ tuổi, trình độ văn hoá, quê quán, giới tính, nghề nghiệp... của trẻ lang thang tại địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu chỉ tập trung tìm hiểu nguyên nhân để trẻ đi lang thang, đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang và tình trạng trẻ lang thang phải lao động sớm hoặc có nguy cơ vướng vào các tệ nạn xã hội chứ chưa đề cập tới thái độ của trẻ lang thang đối với vấn đề sử dụng ma tuý. II. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Khái niệm về trẻ lang thang Trẻ lang thang thường được coi là những trẻ em phải kiếm tiến bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như đánh giầy, bán báo, nhặt rác... trẻ lang thang là hậu qủa của sự phân hoá giàu nghèo và quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Thực trạng trẻ lang thang ở nước ta ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 1996 cả nước có 14.596 trẻ lang thang, tới năm 19975 đã có 16.263 em và tới năm 2000 đã có khoảng 50.000 trẻ lang thang. Theo số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố Hà Nội thì số trẻ lang thang tại Hà Nội ngày càng tăng theo cấp số nhân, các trẻ em lang thang chủ yếu sống và làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao tham gia vào các tệ nạn xã hội. Tình hình trẻ lang thang (Thanh thiếu niên) sử dụng ma tuý ngày càng gia tăng và đã có một số trẻ lang thang tham gia vào việc sử dụng, mua bán ma tuý. 2.2. Khái niệm về ma tuý và các chất gây nghiện Ma tuý là mọt chất độc gây nghiện tác hại tới hệ thần kinh, tạm thời gây kích thích tạo cảm giác sảng khoái, kích thích tình dục, nhưng sau đó suy kiệt, khép kín cảm giác, tri giác, cản trở học tập và phát triển trí tuệ. Cuối cùng thường là dẫn chủ thể tới tai nạn, phạm tội. Các chất ma tuý thường gặp là: Hêroin (hay bạch phiến) chất bột trắng kết tinh gây nghiện, chiết xuất từ cây thuốc phiện (morphin) đầu tiên được dùng để giảm đau và an thần. Cocain:chất kết tinh có vị đắng lấy từ lá cây Coca có tác dụng gây tê cục bộ và gây kích thích. Cần sa: lá và hoa cây cần sa được quấn hút như thuốc lá, có tác dụng gây ảo giác. Bụi thiên thần: Tiếng lóng của Phecyclidine, một loại an thần dùng cho gia súc, và cũng dùng cho người để gây ảo giác. Vì vậy các chất ma tuý đều có tác dụng gây nghiện rất mạnh, chỉ dùng một vài lần đã có thể mắc nghiện và rất khó cai. Một số thuốc an thần, giảm đau, gây ngủ, xoa dịu lo lắng căng thẳng thần kinh, tâm thần được sử dụng một cách phổ biến lâu dài hoặc lạm dụng đều có thể mắc nghiện và gây hại không kém gì ma tuý. Có một số loại còn được dùng chung với ma tuý để tăng cảm giác mạnh, có thể kể như: Valicum, Diazepam, Libeum, Binoctal… 2.3. Khái niệm về sử dụng ma tuý Khi nói về việc sử dụng ma tuý người ta thường nói tới 3 cấp độ sau: - Sử dụng ma tuý với mục đích chữa bệnh theo sự chỉ dẫn kê đơn của bác sỹ, lạm dụng ma tuý, nghiện ma tuý. - Sử dụng ma tuý là việc dùng ma tuý với mục đích chữa bệnh, dùng liều lượng, đúng theo sự chỉ định chặt chẽ của bác sỹ. Việc sử dụng như vậy có lợi cho sức khoẻ người dùng. - Lạm dụng ma tuý là sự sử dụng ma tuý một cách quá liều vào mục đích tiêu khiển. - Nghiện ma tuý là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh thần vào ma tuý do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiện, gây hại cho cá nhân và xã hội. III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAY ĐỔI THÁI ĐỘ Thái độ được hình thành hay thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, trong đó có những điểm về nhân cách. 3.1. Nhân cách là tổ hợp Những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Như vậy mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tâm lý riêng mang đậm bản sắc riêng của mình. Do đó sự nhận thức xúc cảm tình cảm và phong cách biểu hiện hành vi ra bên ngoài trước cùng một sự vật hiện tượng cũng rất khác nhau. Hơn nữa thái độ không chỉ phụ thuộc vào sự nhận thức, xúc cảm tình cảm mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đặc điểm thể chất, kiểu hình thần kinh, năng lực, ý chí, nhu cầu động cơ hoạt động, xu hướng nhân cách. Do đó có ảnh hưởng tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. 3.2. Năng lực của mỗi người cũng ảnh hưởng nhiều tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng thành thạo và đạt kết quả cao. Năng lực không chỉ là năng lực chuyên biệt, chuyên môn trong một lĩnh vực mà còn là năng lực chung cần thiết cho nhiều lĩnh vực khác nhau như trí nhớ, tư duy, tư tưởng. Tất cả những khía cạnh này đều có ảnh hưởng tới quá trình nhận thứ - một cơ sở cho sự hình thành thái độ. 3.3. Ý chí cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Đặc biệtnó ảnh hưởng rất lớn tới sự biểu hiện của thái độ ra hành động bên ngoài, nhất là trong trường hợp có sự bất đồng giữa nhận thức và nhu cầu của cá nhân. Ý chí vững vàng là một yếu tố cản trở rất nhiều sự thay đổi thái độ. 3.4. Xu hướng của nhân cách cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành và thay đổi thái độ. Xu hướng của nhân cách là thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân bao hàm trong nó một hệ thống những động lực quy định sự lựa chọn các thái độ của cá nhân. Xu hướng của nhân cách thể hiện ở một số mặt chủ yếu như nhu cầu, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin. 3.5. Tính cách của cá nhân cũng có quan hệ chặt chẽ với thái độ của cá nhân. Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ đối với việc thực hiện, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chi lời nói, cách ứng xử. Tính cách của cá nhân có tính chất phức tạp. Thái độ là một phần trong cấu trúc phức tạp đó. Một thái độ ổn định bền vững chính là một thể hiện cụ thể của tính cách. 3.6. Thái độ còn phụ thuộc vào rất nhiều những giá trị, chuẩn mực của nhóm giao tiếp. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy các cá nhân tiếp nhận các thái độ của nhóm có chọn lựa bằng những cách thứ và mức độ khác nhau. Điều này là do sự khác nhau về đặc điểm nhân cách của cá nhân. Các cá nhân có xu hướng tiếp cận những thái độ phù hợp với nhân cách của mình và thoả mãn những nhu cầu của mình. Với mọi người thường có xu hướng hình thành thái độ tích cực với các khách thể có lợi và thái độ tiêu cực đối với các khách thể có hại cho việc thoả mãn nhu cầu của mình. IV. CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI - TÂM LÝ VÀ VẤN ĐỀ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ 4.1. Môi trường tự nhiên, xã hội và sự thay đổi thái độ Môi trường là yếu tố tác động lớn tới đời sống của con người. Môi trường được hiểu theo hai nghĩa: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như địa lý, khí hậu, độ ẩm, ánh sáng… Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, sinh lý tự nhiên của con người mà còn ảnh hưởng tới thói quen trong sinh hoạt cũng như các yếu tố tâm lý của con người. Đối với thái độ môi trường tự nhiên cũng có những tác động nhất định tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Môi trường xã hội được hiểu là hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và những yếu tố nhân tạo khác tồn tại song song với môi trường tự nhiên. Môi trường xã hội có thể xem xét trong phạm vi một nhóm nhỏ như trường lớp, khu phố một nhóm ngành nghề, một quận huyện, hay xem xét trong một phạm vi rộng hơn là cả một vùng miền, một nước. Hoàn cảnh kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên những dư luận xã hội trong quần chúng nhân dân và thông qua đó định hướng thái độ của mọi người đối với mộtvấn đề nào đó. Những yếu tố văn hoá, kinh tế, chính trị cũng có tác động rất lớn tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Trước kia, khi chưa có nền kinh tế thị trường, hiện tượng trẻ em lang thang ra các thành phố kiếm sống hầu như không có. Nhưng từ khi bước sang nền kinh tế thị trường thì hiện tượng trẻ em lang thang ra các thành phố kiếm sống ngày càng tăng. Đó không chỉ là hậu quả của nền kinh tế mở mà còn có nguyên nhân là do sự thay đổi thái độ đối với vấn đề quản lý và giáo dục con cái. 4.2. Tác động của giáo dục và sự thay đổi của thái độ Giáo dục là một hiện tượng chuyên môn được định hướng của xã hội nhằm hoan thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu ầu xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Trong sự hình thành và phát triển nhân ách thì giáo dục có ý nghĩa quan trọng. Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự phát triển nhân cách hình thành những mẫu người cụ thể theo những yêu cầu của xã hội. Đồng thời giáo dục mà nền văn hoá xã hội lịch sử được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng năng lực phẩm chất tốt đẹp của con người được phát huy tối đa nhờ giáo dục, đồng thời những sai lệch cũng được uốn nắn. Vì vậy đối với sự hình thànhvà thay đổi thái độ, giáo dục cũng có ảnh hưởng rất nhiều. Giáo dục định hướng cho sự hình thành thái độ. Những tác động sư phạm tới cá nhân sẽ tạo nên sự nhận thức đúng đắn về đối tượng. Do đó sẽ hình thành thái độ đúng đắn đối với đối tượng đó. Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh, phát triển nhận thứ xúc cảm, tình cảm tư duy… bù đắp những thiếu hụt của cá nhân. Mà những yếu tố này có ảnhhưởng tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Vì vậy khi muốn hình thành hay thay đổi thái độ cần lưu ý đến yếu tố giáo dục. 4.3. Tác động tích cực của nhóm xã hội và vấn đề thay dổi thái độ Thái độ được hình thành trong quá trình giao tiếp nhưng đồng thời quá trình giao tiếp cũng làm thay đổi thái độ của con người. Trong quá trình giáo tiếp chúng ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của người khác và cũng gây ảnh hưởng tới người khác. Tất cả những quan điểm, lòng tin, giá trị củachúng ta đều đạt được thông qua quá trình giao tiếp thường xuyên với các nhóm xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Những thái độ của chúng ta cũng bắt nguồn từ đấy. Trong quá trình iao tiếp các thành viên trong nhóm thường xuyên tác động tới chúng ta, làm thay đổi thái độ của chúng ta một cách cố ý hay vô ý. Ngoài giao tiếp càng được tin cậy, càng có uy tín thì càng dễ gây ảnh hưởng tới người khác và tạo nên sự thay đổi thái độ cũng như sự hình thành thái độ của chúng ta. Nhóm gia đình, người thân và sự thay đổi thái độc gia đìnhlà môi trường xã hội hoá đầu tiên của mỗi con người. Đây là nhóm nhỏ đầu tiên ảnh hưởng tới nhân cách, tới thái độ cá nhân, gia đình, người thân là nhóm xã hội mà cá nhângiao tiếp nhiều nhất, thái độ được hình thành trong quá trình giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp người ta học hỏi được những tri thứ, cung cách ứng xử, và phương thức hành động trước một tình huống. Điều này giải thích vì sao thái độ về chúa trời của những người sống trong những gia đình theo đạo thiên chúa và thái độ của những người không theo đạo lại rất khác nhau. Đối với trẻ lang thang thì ảnh hưởng của nhóm gia đình và người thân không mạnh mẽ và rõ rệt bằng nhóm không lang thang. Trẻ đi lang thang, dù lang thang cùng gia đình thì sự phụ thuộc và gắn kết với gia đình cũng đã lỏng lẻo hơn so với các nhóm trẻ khác. Ngươcu lại sự độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động lại cao hơn. Dù đó là trẻ đi lang thang kiếm sống giúp đỡ gia đình, thường xuyên có liên hệ với gia đình, hay là trẻ lang thang do mâu thuẫn với gia đình. Đây là một đặc điểm tâm lý đặc trưng của nhóm trẻ lang thang. Sự độc lập tự chủ và ít gắn kết với gia đình là hậu quả của cuộc sống lang thang. Điều này dẫn tới việc ảnh hưởng của bố mẹ tới con cái bắt đầu giảm đi. Đây còn là do lứa tuổi trẻ lúc này đã bắt đầu trưởng thành, thích khẳng định mình. *Nhóm bạn bè và sự thay đổi thái độ. Bạn bè là nhóm xã hội có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành cũng như sự thay đổi thái độ, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở lứa tuổi này sự giao tiếp của trẻ chủ yếu thông qua các nhóm bạn. Nhiều khi chúng tin bạn hơn bố mẹ và có thể tâm sự với kbạn những điều thầm kín, những băn khoăn thắc mắc của mình. Khi một đứa trẻ tham gia vào một nhóm nào đó, nó đều trong muốn được thoả mãn một nhu cầu nào đó, có thể là sự tôn trọng, được lắng nghe, cảm thấy mình quan trọng. Vì vậy trong quá trình tương tác các cá nhân trong nhóm thường xuyên có ảnh hưởng và học hỏi lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất trong nhóm. Đối với trẻ lang thang, nhóm bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành cũng như thay đổi, thái độ. Do cuộc sống xa gia đình, trẻ kết lại thành từng hóm, tuy có sự độc lập, tự chủ nhưng sự đoàn kết, gắn bó trong nhóm bạn cũng rất cao. Để tồn tại và thích nghi với cuộc sống khi một người trong nhómgặp khó khăn, cả nhóm sẵn sàng cưu mang giúp đỡ. Vì vậy, những thành viên trong nhóm có cùng một suy nghĩ, một thái độ. *Nhóm nghề nghiệp và sự thay đổi thái độ. Nhóm nghề nghiệp là nhóm có ảnh hưởng nhiều tới sự hình thành nhân cách, thói quen thái độ của cá nhân. Trong nhóm nghề nghiệp thường bao gồm những cá nhân có trình độ về nhiều mặt tương đương với nhau, cùng làm việc trong một môi trường. Nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến cách suy nghĩ, thói quen, thái độ của cá nhân nhóm. Nghề nghiệp là nhóm cá nhân tiếp xúc nhiều sau nhóm gia đình, bạn bè. Vì vậy nhóm nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thái độ của cá nhân. Tuy nhiên đối với nhóm trẻ lang thang thì giữa các nhóm nghề nghiệp ít có sự khác nhau về thói quen, cách suy nghĩ. Đó là do các em thường xuyên có sự thay đổi trong công việc. Khi một em bé làm nghề đánh giầy nhận thấy công việ của mình gặp khó khăn em có thể chuyển sang bán báo, hoặc làm phụ việc, dắt xe cho các quán cà phê. Hơn nữa dù làm những nghề khakcs nhau nhưng các em đều có các đặc điểm chung về môi trường lao động và đặc điểm công việc. Đó là các em đều lao động kiếm sống chủ yếu trên đường phố và công việ của các em chủ yếu là dịch vụ phụ vụ các nhu cầu của con người. * Nhóm người gần gũi cùng sống và hd. Đó là có thể là những người hàng xóm xung quanh hoặc những người thường xuyên tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày. Do đó nhóm người gần gũi này có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ đối với nhóm trẻ lang thang thì nhóm người gần gũi cùng chung sống là những người ở cùng nhò trọ, là những người lớn mà trẻ thường tiếp xúc như chủ quán những người này có ảnh hưởng nhiều tới cách nghĩ, thái độ của trẻ lang thang. Bởi vì đây là những người mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Ở lứa tuổi chưa đủ độ lớn để phân biệt điều hay lẽ phải nhưng cũng không phải còn bé để ngoan ngoãn nghe theo lời khuyên bảo của cha mẹ. Như vậy ta thấy qua giao tiếp nhóm, cá nhân không chỉ trao đổi thông tin, tri thức mà còn trao đổi cảm xúc tình cảm với nhau. Những xúc cảm, tình cảm, sự đánh giá cua đối tượng giao tiếp về một vấn đề nào đó cũng ảnh hưởng tới thái độ của chúng ta về vấn đề đó. Mỗi cá nhân là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Giá trị chuẩn mực mà cả nhóm theo đuổi sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành thái độ của mỗi cá nhân. Thực tiễn cũng đã xác nhận áp lực nhóm ảnh hưởng nhiều tới hành vi và thái độ của cá nhân. Nhóm gia đình, bạn bè và nhóm nghề nghiệp là những nhóm có ảnh hưởng nhiều nhất. Khi cá nhân làm theo các chuẩn mực và những ý kiến của nhóm thì cá nhân sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì cho là đã được người khác thừa nhận. Có thể mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến hình thành thay đổi thái độ như sau : Các hoạt động nhân cách Xu hướng Tính cách Năng lực Khi chất Môi trường tự nhiên - xã hội Tác động của giáo dục Tác động tích cực của nhóm xã hội Nhóm gia đình người thân Nhóm Bạn bè Nhóm nghề nghiệp Nhóm những người gần gũi cùng chung sống Các hoạt động xã hội tâm lý Hình thành và thay đổi thái độ Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thành và thay đổi thái độ CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ I. PHÂN TÍCH NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÁI ĐỘ CỦA TRẺ LANG THANG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TUÝ 1.1. Nhân thức của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý Nhận thức là quá trình lĩnh hội tri thức, sự lĩnh hội không chỉ là quá trình nhận biết mà còn là quá trình điều tra, khám phá ra bản chất của đối tượng. Nhận thứ có thể coi là quá trình thong qua đó cá nhân tuyển chọn, giải thích thông tin đầu vào để có một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Để có sự quan tâm, có hứng thú và có sự tìm kiếm thông tin về đối tượng đó. Tìm hiểu về nhận thức của trẻ lang thang đối với hành vi sử dụng ma tuý thì chúng ta không thể không quan tâm tới vấn đề trẻ lang thang đã sửdụng những nguồn thông tin nào để có nhận thứ về hành vi sử dụng ma tuý. Nhưng nguồn thông tin này có ảnh hưởng tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ của trẻ lang thang. Trẻ lang thang sẽ không có thái độ đúng đắn về hành vi sử dụng ma tuý khi không có thông tin hay có quá ít thông tin hoặc thông tin sai lệch. Qua tìm hiểu thì được biết trẻ lang thang sử dụng tìm kiếm thông tin về việc sử dụng ma tuý qua: - Các phương tiện thông tin đại chúng nhưbáo, đài, ti vi. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, cung cấp thông tin chính xác với mục đích tuyên tuyền về tác hại cua ma tuý. - Cá bảng thông tin tuyên truyền. Đây là nguồn thông tin chính thức, cung cấp những thông tin chính xá với mục đích tuyên truyền về tác hại của ma tuý. Tuy nhiên hình thức này không sống động như báo, đài, ti vi… - Nguồn thông tin cá nhân qua bạn bè, người thân. Đât là nguồn thông tin mà cá nhân chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì đây là nhóm mà cá nhân tiếp xúc nhiều nhất và chịu tác động khá nhiều. - Nguồn thông tin qua các buổi sinh hoạt tuyên truyền. Đây là một hình thức cung cấp thông tin một cách bổ ích và hấp dẫn. * Nguồn thông tin trẻ thường sử dụng để tìm kiếm về ma tuý. Tìm hiểu về các nguồn thong tin mà trẻ lang thang thường sử dụng để có những hiểu biết về ma tuý thì câu hỏi đặt ra là: Em hiểu về ma tuý và hành vi sử dụng ma tuý qua các nguồn tin nào? *Nguồn thông tin trẻ thường sử dụng để tìm kiếm ma tuý Nguồn thông tin Nhóm lang thang (n = 196) Tần số Tần xuất Thứ hạng Báo đài, ti vi 126 64,28 1 Bảng tuyên truyền 100 51,02 2 Qua bạn bè 81 41,32 3 Qua các buổi sinh hoạt 23 11,73 4 Nhóm trẻ lang thang thu nhận được những thông tin về ma tuý và hành vi sử dụng ma tuý chủ yếu thông qua những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi 64,28% và qua các bảng tuyên truyền. Đây là những nguồn thông tin chính xác và có mục đích. Nguồn thông tin từ gia đình và bạn bè được dùng để tìm kiếm thông tin sau hai nguồn thông tin trên. * Mức độ tìm kiếm thông tin của trẻ Mức độ tìm kiếm thông tin Trẻ lang thang Tần số Tần suất Rất thường xuyên 34 17,5 Thường xuyên 49 25 Thỉnh thoảng 68 34,7 Hiếm khi 25 12,7 Không bao giờ 20 10,2 Vì nhu cầu của các em là kiếm tiền để duy trì cuộc sốngvà nhu cầu được tự do làm những gì mình thích. việc tìm kiếm những nguồn thông tin về ma tuý và tác hại của ma tuý không thu hút sự quan tâm của các em bằng vấnđề làm thế nào để sống, để tồn tại trên đường phố. Vì vậy cần có những hoạt động giúp các em hứng thú hơn và có ý thức hơn đối với việc tìm kiếm thông tin về ma tuý và tác hại của ma tuý. * Nhận thức về hành vi dung mà tuý. Nhận thức về hành vi dùng ma tuý là yếu tố quan trọng quyết định tới thái độ của các em. Câu hỏi đặt ra : Hỏi: Theo em hành vi sử dụng ma tuý là hành vi như thế nào? Kết quả thu được là: *Nhận thức về hành vi sử dụng ma tuý Nhận thức về hành vi dùng ma tuý NHóm trẻ lang thang Tần số Tần suất Là quyền của mọi người 48 24,5 là hành vi bình thường 26 13 Là hành vi vi phạm pháp luật 123 61,7 Vì vậy số trẻ lang thang đa số trình độ văn hoá còn thấp, lại không tham gia vào các hoạt động của trường lớp, công việc và mối quan tâm chủ yếu của các em là kiếm tiền. Do đó các em cũng ít quan tâm tìm kiếm những thông tin về ma tuý và hành vi dung ma tuý, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mức độ chưa thường xuyên trong việc tìm kiếm thông tin về ma tuý của các em. *Nhận thức về người sử dụng Ma tuý. Để tìm hiểu thái độ của các em đối với người sử dụng ma tuý thì câu hỏi đặt ra là: Hỏi:Em nghĩ thế nào về những người sử dụng ma tuý? và thu được kết quả phản ánh bằng bảng sau: Nhận thức về người sử dụng ma tuý Nhóm trẻ lang thang (n=196) Tần số Tần suất Đó là những người xấu 67 34,18 Đó là những người bình thường 96 48,97 Không có ý kiến gì 33 16,83 Trẻ lang thang coi những người sử dụng ma tuý là những người xấu (có thái độ xa lánh ghét bỏ). Trẻ lang thang có nhận thức về hành vi sử dụng ma tuý là hành vi không bị cấm, lại xa lánh với những người sử dụng ma tuý. Trẻ lang thang chưa nhận thức đúng đắn về hành vi dùng ma tuý, nhưng các em lại thường xuyên được chứng kiến những hình ảnh của những người nghiện vật vã, bệ rạc, hay gây gổ, ăn cắp để thoả mãn cơn nghiện. *Nhận thức và tác hại của ma tuý. Để có thái độ đúng đắn về hành vi dùng ma tuý thì phải có nhận thức đúng đắn về ma tuý. Trẻ lang thang không thể có thái độ đúng đắn như không có đầy đủ và đúng đắn về ma tuý và tác hại của ma tuý tới sức khoẻ và đạo dức của con người. Để tìm hiểu vấn đề này câu hỏi đặt ra là: Hỏi: Theo em ma tuý có ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ và đặc điểm của bản thân người dùng cũng như đối với người khác? Và đã thu được kết quả như sau: Ảnh hưởng của ma tuý đối với NHóm trẻ lang thang Tần số Tần suất Sức khoẻ bản thân Ảnh hưởng tốt 5 2,55 Ảnh hưởng xấu 170 86,75 Không ảnh hưởng 21 10,71 Đạo đức nhân cách bản thân Ảnh hưởng tốt 14 7,14 Ảnh hưởng xấu 115 58,67 Không ảnh hưởng 67 34,18 Sức khoẻ người khác Ảnh hưởng tốt 4 2,04 Ảnh hưởng xấu 110 56,12 Không ảnh hưởng 27 13,78 Đạo đức nhân cách người khác Ảnh hưởng tốt 27 13,78 Ảnh hưởng xấu 139 70,92 Không ảnh hưởng 30 15,31 Ở nhóm trẻ lang thang thì do các em được chứng kiến hình ảnh những người nghiện ma tuý sa xút bệ rạc, khi xem xét sự hiểu biết về tác hại của ma tuý thì trong nhóm trẻ lang thang ta cũng thấy sự khác nhau giữa các nhóm, nhóm nghề các em có trình độ văn hoá thấp, có nhận thức sai lệch về tác hại của ma tuý hơn so với trình độ văn hoá cấp II. Như vậy trình độ văn háo có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các em về tác hại của ma tuý. * Nguyên nhân dùng ma tuý. Về nguyên dùng ma tuý, các em đều cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất là đua đòi. Tiếp đó mới là do thiếu sự quan tâm của gia đình, yếu tố do bị lôi kéo ép buộc được xếp thứ 3, tiếp đó là sự thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý. Nguyên nhân dùng ma tuý Nhóm lang thang (n = 196) Tổng số Tần xuất (%) Thứ tự Do đua đòi 142 72,4% 1 Do bị lôi kéo, épbuộc 109 55,6 3 Do thiếu hiểu biết 105 53,57 4 Do thiếu sự quan tâm củagia đình 130 66,32 2 Do chán nản thất vọng 92 46,93 5 Do nhà nước chưa có hình phạt với người sử dụng ma tuý 37 18,87 6 Nhóm trẻ lang thang cho rằng, chủ yếu là do đua đòi do đó yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc quản lý giúp đỡ các em không bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. Vì vậy nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do tự bản thân không có ý thức đấu tranh phòng trãnh. Trẻ lang thang đã có nhận thức tương đối đúng đắn về ma tuý và tấchị của ma tuý. Đa số các em đều biết rằng ma tuý là có hại và những người sử dụng ma tuý là những người xấu. Tuy nhiên nhận thức về hành vi sử dụng ma tuý của các em lại chưa chính xác, đúng đắn. Phần lớn các em đều cho rằng sử dụng ma tuý là quyền của mọi người chứ không phải hành vi vi phạm pháp luật. Điều này cũng do hứng thú đối với việc tìm hiểu về pháp luật phòng chống ma tuý cũng như tìm hiểu về ma tuý của các em chưa cao. I.2. Những đặc rưng về xúc cảm, tình cảm của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý Xúc cảm, tình cảm là nhữn rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu, động cơ của cá nhân. Xúc cảm có tính chất tạm thời nảy sinh trong hoàn ảnh cụ thể và là cơ sở để hình thành tình cảm. Tình cảm là thuộc tính của tâm lý sâu sắc có tính ổn định, lâu bền, hiện thực và được thể hiện qua xúc cảm. Xúc cảm là sự biểu thị thái độ của cá nhân đối với các sự vật hiện tượng, vừa là mộtbộ phận cấu thành nên thái độ. Tình cảm và thái độ đều được hình thành tư việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu và đều giúp cho cá nhân thích nghi với môi trường và điều chỉnh hoạt động. Tình cảm và thái độ có tính ý thức, tính ổn định, tính xã hội. Do đó trong mốtố nghiên cứu về tâm thế xã hội, một số tác giả đã có xu hướng vận dụng các quy luật của cuộc sống tình cảm để tìm ra các quy luật ảnh hưởng qua lại giữa thái độ của người tuyên truyền và người bị tuyên truyền. Trong cấu trúc của thái độ xúc cảm, tình cảm là một thành phần quan trọng có ảnh hưởng tới nhận thức và hd. Khi tìm hiểu về những xúc cảm, tình cảm của trẻ lang thang đối với hành vi sử dụng ma tuý thì có hai tình huống giả định được đặt ra là : Hỏi: Nếu có người thân dùng ma tuý em sẽ cảm thấy như thế nào, em sẽ làm gì? Hỏi: Nếu tệ nạn ma tuý được bài trừ, em sẽ cảm thấy như thế nào? Đây là hai tình huống giả định có thể đo chính xác tình cảm của các em đối với hành vi sử dụng ma tuý. *Xúc cảm đối với việc người thân dùng ma tuý. Xúc cảm, tình cảm đối với dùng ma tuý ở trẻ lang thang thang bao gồm xúc cảm, tình cảm đối với hành vi dùng ma tuý và trước sự việc tệ nạn ma tuý được bài trừ. Để tìm hiểu xúc cảm của trẻ lang thang đối với hành vi sử dụng ma tuý của người thân thì câu hỏi đẩt là: Hỏi: Em sẽ tỏ thái độ như thế nào khi biết người thân sử dụng ma tuý? và đã thu được kết quả nhs sau: Xúc cảm đối với người thân sử dụng ma tuý NHóm trẻ lang thang (n=196) Tần số Tần suất Xa lánh, ghét bỏ 110 57 Khuyên can không dùng nữa 55 28,1 Nói với người khác 26 13,8 Không tỏ thái độ gì 1 0,5 Cùng sử dụng 4 2.0 Trẻ lang thang do phải lao động kiếm sống nên tính độc lập tự chủ đoàn kết theo nhóm là rất cao, hơn nữa do điều kiện sống và làm việc của các em có sự tiếp xúc thường xuyên với người dùng ma tuý. Đây không phải là thái độ phản đối tích cực, nếu anh thờ ơ không cảm thấy gì khi biết người thân sử dụng ma tuý thì có hai khả năng, hoặc là không có tình cảm gắn bó với người thân, hoặc không có thái độ gì với việc dùng ma tuý. Kết quả được phản ánh trong bảng sau: TT khi có người thân dùng ma tuý Trẻ lang thang (n=196) Tần số Tần suất Buồn khó chịu khi không đồng tình 150 76,5 Bình thường không cảm thấy gì 40 20,4 Đồng tình 6 3,1 *Xúc cảm trước việc buôn bán sử dụng ma tuý Để tìm hiểu xúc cảm của trẻ lang thang trước các tác động bị lôi cuốn do ma tuý thì câu hỏi đặt ra là: Hỏi: Theo em, thì xúc cảm của trẻ lang thang trước các tác động bị lôi cuốn của các loại ma tuý được bộc lộ như thế nào? Trước tác động của các loại ma tuý NHóm trẻ lang thang (n=196) Tần số Tần suất Đôi khi muốn dùng thử trước sự lôi kéo của bạn bè 30 15,3 Không có gì tai hại hơn là dính tới ma tuý và sử dụng ma tuý 106 54,1 Căm ghét những người sản xuất ma tuý 37 18,87 Căn ghét người vận chuyển buôn bán và lôi kéo người sử dụng ma tuý 23 11,73 Đa số các em đều có cảm xúc căm ghét những người sản xuất và buôn bán, vận chuyển chất ma tuý. Các em đều nhận thức được sự tác hại khi dính dáng tới ma tuý. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm tâm lý thích tự do, tò mò, muốn khẳng định mình của các em. *Xúc cảm của trẻ khi tệ nạn ma tuý được bài trừ. Nhận thức, hứng thú có ảnh hưởng tới xúc cảm tình cảm với đối tượng. Và tất cả những yếuố này lại có ảnh hưởng tới thái độ và hành động của cá nhân. Xúc cảm của trẻ lang thang đối với việc sửdụng matuý không chỉ thể hiện ở xúc cảm khi có người thân sử dụng ma tuý và đối với việc buôn bán lôi kéo người khác sử dụng ma tuý mà còn thể hiện ở cảm xúc khi tệ nạn ma tuý được bài trừ. Khi đặt ra câu hỏi: Hỏi: Em sẽ cảm thấy như thế nào nếu tệ nạn ma tuý được bài trừ? Xúc cảm khi ma tuý được bài trừ NHóm trẻ lang thang (n=196) Tần số Tần suất Vui mừng sung sướng 105 54,1 Bình thường không cảm thấy gì 15 7,6 nghi ngờ không thể xoá bỏ tệ nạn này 76 38,6 Như vậy qua nghiên cứu ta thấy trẻ lang thang đã có những xúc cảm, tình cảm đúng đắn phù hợp trước hành vi dùng ma tuý. Đa số các em đều có cảm xúc buồn khó chịu không đồng tình với hành vi dùng mà tuývà đều không muốn gần gũi những người dùng ma tuý. I.3. Ý chí và quyết tâm phòng chống nghiện hút của trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội Với thái độ, hành động ý chí là một thành phần quan trọng. Hành động ý chí sẽ làm cho thái độ của cá nhân được bộc lộ ra bên ngoài một cách đúng đắn. Hành động ý chí đòi hỏi những phẩm chất như: tính dũng cảm, kiên trì, kỷ luật… Mà tất cả những phẩm chất này đều được hình thành và thể hiện thông qua thái độ tương ứng. Như vậy có thể nói hành động ý chí và thái độ cũng là thành phần hữu cơ của ý thức cá nhân. Những nhận thức và xúc cảm tình cảm của trẻlang thang đối với việc dùng ma tuý sẽ được bộc lộ qua ý chí và hành động ý chí chống nghiện hút của trẻ. Hành động ý chí, quyết tâm chống nghiện hút của trẻ lang thang được thểhiện trong hành động giúp đỡ người thân mắc nghiện và trong hành động phòng ngừa, đẩy lùi tệ nạn ma tuý trong xã hội. *Hành động khi có người rủ rê sử dụng ma tuý. Hành động ý chí thể hiện thái độ phản đối không đồng tình với việc dùng ma tuý ở mức độ thấp là giữ cho bản thân không sử dụng ma tuý. Làm gì khi có người rủ rê sử dụng ma tuý NHóm trẻ lang thang (n=196) Tần số Tần suất Cùng sử dụng 7 3,6 Kiên quyết từ chối 141 71,9 Không dùng nhưng cũng không tỏ thái độ gì 48 24,5 Có 71,9% trẻ lang thang kiên quyết từ chối, khi có người rủ rê dùng ma tuý. Chỉ có 36% trả lời sẽ cùng sử dụng và có 24,5% trở lời sẽ không dùng nhưng cũng không phản đối. Hành vi cùng sử dụng ma tuý khi có người rủ rê thể hiện thái độ đồng tình vời việc dùng ma tuý. Tuy nhiên, thái độ này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong nhóm trẻ lang thang và phù hợp với tỉ lệ 3,1% trẻ lang thang có xúc cảm đồng tình khi biết người thân dùng ma tuý. Tuy vậy, ta vẫn cần chú ý tới tỷ lệ trẻ chọn hành động cùng sử dụng ma tuý khi có người rủ rê ở trẻ lang thang bởi do đặc điểm tỏ mò thích thử nghiệm của trẻ. *Hành động giúp đỡ người thân từ bỏ ma tuý. Hành động ý chí cao hơn thể hiện rõ thái độ phản đối hành vi dùng ma tuý được bộc lộ trong hành động giúp đỡ người thân từ bỏ ma tuý. Hỏi: em sẽ làm gì khi biết người than sử dụng ma tuý? Hành động giúp đỡ người thân từ bỏ ma tuý Nhóm trẻ lang thang (n=196) Tần số Tần suất Không tỏ thái độ gì 49 25 Tìm cách khuyên can 112 58,8 Nhờ người khác khuyên can tới cùng 36 16,5 Vấn đề các em quan tâm là làm thế nào để duy trì cuộc sống, kiếm được nhiều tiền. Hơn nữa các em sống cạnh những tệ nạn xã hội và không cảm thấy tệ nạn ma tuý có ảnh hưởng tới mình, đe doạ tới cuộc sống của mình bằng việc không kiếm được tiền. Do đó việc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý không phải là vấn đề các em quan tâm. Ngoài ra cũng không có tổ chức chung của trẻ lang thang, tập họp tuyên truyền và hướng dẫn các em thamgia vào cuộc đấu tranh này. II. PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI NHẰM THAY ĐỔI THÁI ĐỘ. Thái độ của trẻ lang hang trên địa bàn Hà Nội đối với vấn đề sử dụng ma tuý kết quả của quá trình nhận thức, củănHà Nộigx xúc cảm tình cảm với việc dùng ma tuý và chịu ảnh hưởng của những người lớn xung quanh các em. Các em đã có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng ma tuý, đã nhận thức được tác hại của việc dùng ma tuý. Tuy vậy thái độ phản đối không đồng tình này chỉ dừng ở mức độ thấp là giữa cho bản thân gia đình không tham gia vào việc sử dụng, buôn bán ma tuý chứ chưa được hể hiện ở mức độ cao hơn là đấu tranh phòng ngừa tệ nạn này. Điều này không chỉ do những nhận thức của các em mà còn ảnh hưởng bởi sự quan tâm, thái độ của cha mẹ và những người xung quanh đối với vấn đề này. 2.1. Tác động của nhóm gia đình người thân tới thái độ của trẻ Nói về nguyên nhân của việc ma tuý ngày càng tăng các bậc cha mẹ đều không cho rằng nguyên nhân do quản lý của gia đình, và nhà trường mà đều cho rằng do quản lý của xã hội không nghiêm và do các hiện tượng nghiện hút và mua bán ma tuý chưa được lên án và xử lý nghiêm. Như vậy có thể nhận thấy tha mẹ những đứa trẻ lang thang chưa có thái độ đúng đắn đối với việc dùng ma tuý, họ không có hứng thú tìm hiểu về vấn đề này và cũng không thường xuyên trao đổi với con cái về vấn đề này. Điều này cũng tác động tới hững thú tìm kiếm thông tin về ma tuý ở trẻ lớn tuổi và thái độ chưa thật tích cực đối với việc phòng chống ma tuý ở trẻ lang thang. 2.2. Tác động của nhóm bạn bè Nhóm bạn bè có ảnh hưởng nhiều tới thái độ của trẻ lang thang. Các em thường sống và làm việc theo nhóm. Do đó áp lực của chúng thường là rất lớn. Nếu không heo những chuẩn mực thì sẽ bị tẩy chay. Qua quá trình tìm hiểu thái độ của trẻ lang thang đối với việc dùng ma tuý thì tôi nhận thấy những em trong cùng một nhóm thường có thái độ giống nhau cả trong nhận thức và biểu hiện hành vi về mức độ tích cực hay chưa tích cực đối với việc dùng ma tuý. Nhưng yếu tố khác tạo nên thái độ đối với việc dùng ma tuý của các em cũng như xúc cảm, tình cảm, nhận thức, ý chí phòng tránh ma tuý cũng chịu ảnh hưởng của bạn bè rất nhiều. Khi trong nhóm có một số em có xúc cảm căm ghét người buôn bán và sản xuất ma tuý thì cả nhóm thường bộc lộ xúc cảm đồng thuận. Ảnh hưởng của bạn bè tới thái độ của các em là một yếu tố cần chú ý khi nghiên cứu về thái độ và từ đó gợi ý những biện pháp tích cực và hiệu quả tác động tới thái độ của các em, hình thành một thái độ đúng đắn đối với tệ nạn dùng ma tuý. 2.3. Tác động của nhóm nghề nghiệp Trong nhóm trẻ lang thang chia ra làm các nhóm nghề khác nhau. Phần lớn các em nhỏ và có hoàn cảnh mồ côi hoặc bỏ nhà di do mâu thuẫn với gia đình thì làm nghề ăn xin hoặc nhặt rác để sống. Những em gái chủ yếu làm nghề bán báo, bán hàng rong hoặc phụ cấp các quán cơm. Những em trai từ 10 à 16 tuổi thường làm nghề đánh giầy, bán kết quả sổ số. Những em trai lớn hơn thì chuyển sang nghề dắt xe cho quán cà phê, hoặc làm cửu vạn, đạp xích lô… Do đặc trưng công việc khác nhau nên các em cũng có sự khác nhau trong cách suy nghĩ và thái độ. Tuy nhiên ở nhóm trẻ lang thang đều có đặc điểm chung là tính thích tự do và luôn có sự chuyển đổi công việc do mục đích kiếm tiền nên sự khác nhau trong suy nghĩ và thái độ cũng không thật rõ ràng mà chỉ là ở mức độ thấp, nhiều ít. Nhìn chung các em đều có thái độ đúng đắn với hành vi sử dụng ma tuý và đều có nhận thức đúng đắn về tác hại của ma tuý. Từ đó cũng dẫn tới sự khác nhau trong ý chí và hành động bài trừ tệ nạn. Tác động của nhóm những người gần gũi cùng chung sống. Hầu hết những người lớn sống xung quanh trẻ họ đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến cho có người nghiện ma tuý là do xã hội chưa nghiêm và do các vụ án ma tuý chưa được xử lý nghiêm. Vì vậy họ đều có ý kiến mong muốn xa hội nghiêm trị những kẻ buôn bán ma tuý. Tuy nhiên bản thân họ lại không thể hiểu rõ thái độ tích cực của mình trong việc tuyên truyền về tác hại của ma tuý cho người khác xung quanh và đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý. Tất cả những thái độ của cha, mẹ và những người sống xung quanh đối với việc dùng ma tuý thì đều có ảnh hưởng tới thái độ của trẻ em lang thang. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này không phải là quá nhiều do trẻ lang thang có đặc điểm tâm lý khác với nhóm trẻ không lang thang. Yếu tố môi trường xã hội nơi các em sống cũng có ảnh hưởng tới thái độ của các em. Các em đều có tiếp xúc hàng ngày với những hành vi sử dụng buôn bán ma tuý và chứng kiến tệ nạn này diễn ra một cách công khai không bị dẹp bỏ. Do đó việc các em nghi ngờ không thể xoá bỏ được tệ nạn này là điều dễ hiểu. Điều đó cũng có ảnh hưởng tới hành động của các em trong việc bài trừ tệ nạn ma tuý. KẾT LUẬN - CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ Nhìn chung, trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội đã có thái độ đúng đắn đối với hành vi sử dụng ma tuý. Phần lớn các em đều nhận thức được tác hại của việc sử dụng ma tuý đối với sức khoẻ, trí tuệ cũng như phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên thái độ này chưa phải là thái độ tích cực. Biểu hiện trên thực tế hành vi về vấn đề này của các em còn chưa đúng đắn. Các em chưa hiểu được hành vi sử dụng ma tuý là hành vi vi phạm pháp luật mà chỉ coi đó là hành vi xấu, không nên làm. Những đặc trưng xúc cảm tình cảm đối với việc sử dụng ma tuý của các em đều đã được bộc lộ nhiều khía cạnh tích cực đúng đắn và phù hợp. Các em đều có xúc cảm phản đối và buồn khi có người thân dùng ma tuý, đều thể hiện cảm xúc căm ghét những người sản xuất, buôn bán chất ma tuý. Đây là những xúc cảm tích cực giúp các em tránh khỏi tệ nạn này. Tuy vậy vẫn còn một số nhỏ các em vẫn tò mò muốn được thử dùng ma tuý khi có bạn bè lôi kéo. Điều này không chỉ do nhận thức, do những xúc cảm sai lệch của các em mà còn là do những yếu tố khách quan đưa lại và do các em không được trang bị những kỹ năng cần thiết để tự phòng tệ nạn xã hội. Tuy có thái độ phản đối hành vi sử dụng chất ma tuý, nhưng thái độ này của trẻ lang thang mới chỉ dừng ở mức độ thấp. Các em mới chỉ tỏ thái độ phản đối qua những hành động giữ cho bản thần và gia đình không sử dụng ma tuý chứ chưa thể hiện được trong hành động tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tệ nạn này. Điều này cũng được thể hiện ở mức độ hứng thú chưa cao của trẻ lang thang đối với việc tìm kiếm những thông tin về ma tuý và sử dụng ma tuý. Các yếu tố gia đình, môi trường sống và hoạt động cũng như thái độ của những người lớn xung quanh cũng có ảnh hưởng nhiều tới thái độ cũng như hành vi sử dụng ma tuý ở các em. * Một số giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ lang thang sử dụng ma tuý. - Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ lang thang sử dụng ma tuý, cần tạo một thái độ đúng đắn, tích cực đối với hành vi dùng ma tuý ở trẻ lang thang, cần trang bị cho trẻ những kiến thức đúng đắn phù hợp, tạo cho trẻ những xúc cảm tích cực liên quan tới tự phòng tránh, chủ động rời xa các tác động tai hại của ma tuý. - Cần chú ý tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền tới nhóm trẻ lang thang. Cần đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền giáo dục liên quan tới chủ đề này. Những buổi sinh hoạt và tuyên truyền về ma tuý và tác hại của nó cần được tổ chức qua những trò chơi vui nhộn, dễ nhớ. Có thể tổ chức diễn đàn cho trẻ lang lang nói lên những suy nghĩ của mình về ma tuý và hiện tượng nghiện hút ma tuý. Trên cơ sở đó có những chương trình hành động cụ thể giúp đỡ trẻ lang lang tránh xa các tác hại của ma tuý một cách hiệu quả. - Cần quan tâm tổ chức những cuộc tập huấn trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma tuý nói riêng đối với các nhóm trẻ lang lang. - Đối với những em đã có hành vi sử dụng ma tuý, cần có những trung tâm tư vấn hỗ trợ cai nghiện miễn phí để giúp các em từ bỏ ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng. Việc giúp đỡ trẻ lang lang có cuộc sống tốt hơn, tránh được các tệ nạn xã hội, không chỉ đơn thuần là giúp trẻ lang lang mà cũng chính là công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em của chính quyền địa phương mình, tạo cho các em một môi trường lành mạnh, tốt đẹp. KIẾN NGHỊ - Cần phát huy hơn nữa vai trò to lớn của các tổ chức chính quyền, các cấp, nơi có tlt kiếm sống. Những tổ chức này cần chú ý hơn nữa trong công tác quản lý, giúp đỡ trẻ cần có những biện pháp tích cực tác động vào các gia đình có trẻ nhằm hạn chế việc trẻ đi lang thang. - Các đonà thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc... cũng cần phát huy hơn nữa vai trò tích cực của mình trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Cần có những hoạt động lành mạnh, bổ ích để thu hút trẻ và trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. - Những gia đình có trẻ em đi lang thang cũng cần được nâng cao nhận thức để thấy được sự nguy hiểm khi để con cái đi lang thang và từ đó gia đình thấy được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con em thành người có ích cho xã hội. - Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dậo cũng cần có những chương trình hỗ trợ, giúp đỡ phát triển kinh tế cho gia đình... trang bị kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ chủ động tránh xa các tác hại của ma tuý./. TÀI LIỆU THAM KHẢO “Trẻ lang lang” - Ngô Kim Cúc, Miker Flanm - Nxb CTQG-1997. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý ở các trường học. - Bộ Giáo dục và đào tạo - Ban chỉ đạo giáo dục phòng chống ma tuý - Nxb Giáo dục - 1996. Tệ nạn xã hội, căn nguyên, những biểu hiện và phương thức khắc phục - Nguyễn Y Na - Viện TTKHXH 1996. Gia đình trẻ với sự hình thành và phát triển nhân cách - Dương Tự Đam - Nxb Thanh niên. Về khả năng tái hoà nhập gia đình của trẻ lang thang và trẻ lao động - Đỗ Ngọc Hà, BacBaRa Franklin - Nxb CTQG 2000. Tâm lý học phát triển - Vũ Thị Nho - Nxb ĐHQGHN 1999. Về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, định hướng và phát triển - Nxb Lao động 1999. Các chất ma tuý và thuôc cai nghiện - Phạm Quốc Kinh - Nxb Khoa học kỹ thuật 1992. Hiểm hoạ khói phù dung, cách đề phòng và chăm chữa - Hạnh Nhu, Đức Trọng, Tạ Ngọc Ánh - Nxb Phụ nữ 1998. TRUNG TÂM TV VÀ DVTT Đ DTV VÀ HTTE ------ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------- BẢN NHẬN XÉT Kính gửi : - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - KHOA TÂM LÝ HỌC. Thực hiện kết hoạch thực tập của Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn . Sinh viên Lê Thị Bích Phượng đã đến liên hệ thực tập tại Trung tâm Tư vấn và dịch vụ truyền thông từ ngày 01/03 đến ngày 02/04/2005. Trong quan trọng thực tập tại Trung tâm Tư vấn và dịch vụ truyền thông. Sinh viên Lê Thị Bích Phượng đã có ý thức kỷ luật tốt, chấp hành mọi quy định của cơ quan, khiêm tốn học hỏi. Tích cực trau rồi kiến thức. Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2005 T/M TRUNG TÂM TƯ VÂN VÀ DVTT GIÁM ĐỐC Đặng Hoa Nam LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và viết báo cáo thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Thu, người đã giúp em hoàn thành báo áo thực tập này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các ban, những người đã động viên giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập và nghiên cứu báo cáo thực tập. Sinh viên Lê Thị Bích Phượng Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 37.doc