Kiến thức và thực hành về dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh mạn tính không lây tại huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh

BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù hiện nay đái tháo đường và cao huyết áp là một trong những bệnh mãn tính không lây phổ biến trong cộng đồng, nhưng kiến thức về dinh dưỡng của cộng đồng về những bệnh lý này còn rất nghèo nàn. 48% đối tượng khảo sát không biết và thậm chí còn thực hiện chế độ ăn cho người bệnh sai, ví dụ như ăn khoai lang trừ cơm cho chỉ số đường ổn định, thay thế bằng 1kg khoai cho 1 ngày và có một số người lại cho rằng không ăn cơm, thế 3 bữa ăn sáng, trưa, chiếu bằng 1 kg bún tươi ăn với nước tương, điều này thật đáng lo ngại, vì dinh dưỡng không tốt bệnh sẽ ngày nặng thêm, dễ dàng đưa đến những biến chứng nguy hiểm, số người biết và thực hiện khẩu phần ăn rất ít chỉ có 3%, nhưng cũng có những ngày không thực hiện như nhà có đám giỗ, tiệc cưới, thôi nôi, đầy tháng Chế biến thức ăn thì hầu như 100% trong mẩu khảo sát không có chế biến riêng, vấn đề này có thể lệ thuộc rất nhiều về kinh tế gia đình, mô hình gia đình. Về kinh tế: thường gia đình tiết kiệm chi phí sinh hoạt, vì nếu chế biến thức ăn theo khẩu phần cho người bệnh mất thời gian, tốn thêm chi phí mua thực phẩm, nên chọn việc chế biến chung cả gia đình vừa thuận tiện vừa cân bằng chi tiêu trong gia đình, trong quan sát bữa ăn của gia đình người bệnh, tác giả nhận thấy không có sự phân chia người bệnh phải kiêng khen thức ăn này, thức ăn kia, chỉ nhắc người bệnh ăn lạt, đừng ăn thêm nước chấm, nhưng thức ăn người bệnh, không bệnh như nhau, điều này làm ảnh hưởng liên quan đến người bệnh và không bệnh, chế biến ăn cùng chế độ ăn, thì tốt cho người bệnh, nhưng làm ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai, cho con bú. Qua quan sát 5 gia đình Gia đình 1: Bữa ăn trưa, chiều: ruột heo xào dưa chua, cá hấp chiên, canh cải nấu tôm khô. Gia đình 2: Bữa ăn trưa, chiều: lỗ tai heo kho tiêu, mắm bằm chưng hột vịt, canh súp nấu giò heo Gia đình 3: Bữa ăn trưa, chiều: Cá điêu hồng kho tương, canh rau ngót nấu thịt bầm Gia đình 4: Bữa ăn trưa, chiều: Hột vịt chiên, rau muống xào, cá trê kho Gia đình 5: Bữa ăn trưa, chiều: Cá biển kho, canh chua, mắm thái. Về mô hình gia đình: Nếu người bệnh là người phụ nữ trong gia đình hạt nhân, vợ chồng con cái, thì việc tách khẩu phần ăn càng khó, vì người bệnh là người trực tiếp chế biến thức ăn cho cà nhà, là người quán xuyến chi tiêu, nên việc nấu ăn chung, nêm thức ăn lạt chút để “giảm bệnh” hầu như những phụ nữ trong mẫu khảo sát đều cho như thế. Còn nếu là ông bà trong gia đình có con, cháu, thì lệ thuộc hẳn vào con cháu, nấu gì ăn nấy, ăn ít chút cho “ đỡ bệnh”. Còn nếu người bệnh thuộc về gia đình neo đơn thì lúc khỏe nấu cơm ăn, lúc mệt ăn mì gói hay ăn đỡ bánh qua bữa ăn sáng, trưa. Điều trị bệnh tại gia đình ngoài việc dùng thuốc, dinh dưỡng đúng cách góp phần quan trọng giúp cho người bệnh có được chỉ số đường huyết và huyết áp ổn định, nhưng trong mẫu khảo sát, người bệnh cũng như người thân trong gia đình chưa nhận biết được tầm quan trọng của thói quen ăn uống hàng ngày không điều chỉnh sẽ làm cho bệnh năng hơn và đi đến những tai biến liên quan rất dễ dàng và đôi lúc người bệnh mất khả năng tự chăm sóc điều khiển bản thân.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thực hành về dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh mạn tính không lây tại huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 30 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN  BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH‐TP. HCM  Lê Thị Hoàng Liễu*  TÓM TẮT  Dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây mà còn hỗ  trợ quá trình điều trị giúp kiểm soát tốt bệnh, đẩy lùi diễn tiến bệnh và các biến chứng.   Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng của các bệnh nhân mắc đái  tháo đường và tăng huyết áp, 2 bệnh mạn tính không lây phổ biến trong cộng đồng.   Phương pháp: 100 đối tượng từ 45 tuổi trở lên được phỏng vấn về kiến thức và chế độ dinh dưỡng, cách  chế biến món ăn cũng như diễn biến bệnh.   Kết quả: Kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh tiểu đường và cao huyết áp vẫn còn thấp  trong cộng đồng. Hầu hết bệnh nhân chưa chú trọng chế độ ăn phù hợp bệnh lý, điều này có thể dẫn đến kết quả  điều trị chưa ổn định, tiến triển bệnh nhanh hơn và tăng nguy cơ biến chứng. Bàn luận: Dinh dưỡng cho bệnh  nhân tiểu đường cao huyết áp thực hiện tốt khi bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện có khoa dinh dưỡng‐  tiết chế, bệnh nhân được thực hiện khẩu phần ăn theo bệnh lý, nhưng khi bệnh nhân điều trị tại gia đình thì hầu  như thiếu hụt sự quan tâm thực hiện chế độ ăn điều trị vì nhiều lý do: thói quen gia đình, kinh tế gia đình, mức  độ nhận thức của bệnh nhân,   Kết  luận: Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp để bệnh nhân nâng cao  nhận thức và thực hành chế độ ăn bệnh lý, để kiểm soát tốt các bệnh mạn tính không lây khi điều trị tại gia đình.   Từ khóa: Bệnh mạn tính không lây, chế độ ăn bệnh lý, kiến thức, thực hành, huyện Bình Chánh.  ABSTRACT  KNOWLEDGE AND PRACTICE OF NUTRITION OF NCD PATIENTS IN BINH CHANH DISTRICT,  HCMC  Le Thi Hoang Lieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 30 – 34  Introduction: Nutrition plays an important role not only in the prevention of non‐communicable chronic  diseases, but also in the treatment of disease, to delay disease process and complications.   Objectives: To  investigate  the  knowledge  and practice  of nutrition  in patients with  type 2 diabetes  and  hypertension, the two common chronic non‐communicable diseases in the community.   Methods: 100 subjects from 45 years and older were interviewed about knowledge and nutrition, the food  processing as well as disease progression.   Results:  Nutrition  knowledge  of  patients  with  diabetes  and  high  blood  pressure  is  still  low  in  the  community. Most patients have not know appropriate diet therapy, this may lead to unstable treatment outcome,  faster disease progression and complications. Diet therapy could be easily applied when patients are being treated  in  the hospital. However, when  the patients are  treated at home,  they  lack of sufficient diet control because of  many reasons: family dietary pattern and practice, economic status, awareness of the patients...  Conclusion: We should provide direct nutrition education for patients to improve knowledge and practice of  diet therapy, for better control of non‐communicable chronic patients who are being treated at home.  * Bệnh viện huyện Bình Chánh  Tác giả liên lạc: Ths.BS Lê Thị Hoàng Liễu,    ĐT: 0908303596  Email: gatlieu@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014  31 Keywords: Chronic non‐communicable diseases, diet therapy, knowledge, practice, Binh Chanh district.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Các bệnh mạn tính không lây liên quan đến  dinh  dưỡng  đang  có  chiều  hướng  gia  tăng  nhanh chóng tại TP. HCM. Theo số liệu khảo sát  của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, tình trạng  tăng triglyceride máu và tăng huyết áp ‐ những  nguy cơ đối với bệnh  tim mạch chiếm  tỉ  lệ cao  đáng lo ngại, lần lượt khoảng 38,7% và 37,7% ở  người trưởng thành(1). Tỷ lệ đái tháo đường tăng  gần gấp đôi trong vòng 7 năm (7% năm 2008 so  với 3,8% năm 2001)(2).  Sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mạn  tính không lây có liên quan chặt chẽ đến những  thay đổi về thói quen ăn uống và vận động theo  một chiều hướng không có lợi, chủ yếu do nhận  thức về dinh dưỡng hợp  lý của cộng đồng còn  thấp. Hậu quả  là, không  chỉ gây  ra gánh nặng  bệnh  tật, mà  còn  là  gánh  nặng  biến  chứng, di  chứng, ảnh hưởng tuổi thọ và chất lượng cuộc  sống nếu bệnh không được điều trị và kiểm soát  tốt(3).  Phần  lớn  bệnh  nhân  ở  giai  đoạn  sớm  thường được quản lý tại nhà, chính vì vậy hiểu  biết và thực hành của bệnh nhân, đặc biệt về chế  độ  dinh  dưỡng  và  luyện  tập  tại  nhà,  hết  sức  quan  trọng  trong  việc  kiểm  soát  bệnh,  hỗ  trợ  điều  trị. Để  trả  lời  câu hỏi bệnh nhân  đái  tháo  đường,  tăng huyết áp, khi điều  trị  tại gia đình,  họ thực hiện dinh dưỡng, bửa ăn hàng ngày như  thế nào,  vì  sao họ  đang  điều  trị nhưng  không  giảm,  có  liên quan  đến dinh dưỡng không,  tác  giả  thực hiện  đề  tài nghiên  cứu  “KIẾN THỨC  VÀ  THỰC  HÀNH  VỀ  DINH  DƯỠNG  CỦA  BỆNH  NHÂN  BỆNH  MẠN  TÍNH  KHÔNG  LÂY  TẠI  HUYỆN  BÌNH  CHÁNH‐TP.  HCM”  tiến hành từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2013. Vì  lý do nguồn  lực, nghiên cứu này chỉ  tập  trung  vào người dân có bệnh tiểu đường và huyết áp  đang điều trị tại nhà với mục tiêu cụ thể là đánh  giá kiến  thức và  thực hành về dinh dưỡng của  người  dân  cho  bệnh  đái  tháo  đường  và  tăng  huyết áp.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tương nghiên cứu   Người dân  trong  độ  tuổi  từ 45  tuổi  đến 70  tuổi đang điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp tại  nhà, đủ năng lực hành vi trả lời các câu hỏi của  phỏng vấn viên.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu định tính, mô tả cắt ngang.  Cỡ mẫu: 100 người.  Đối  tượng:  người  dân  tại  các  hộ  gia  đình  được chọn ngẩu nhiên. Tại mỗi hộ gia đình chọn  một hoặc nhiều đối  tượng từ 45  tuổi trở  lên trả  lời phỏng vấn bằng bộ  câu hỏi  được  soạn  sẵn.  Người  được phỏng  vấn  có  thể  là  chủ hộ  hoặc  thành  viên  trong  gia  đình,  ưu  tiên  đối  tượng  đang điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp tại  gia đình mà không mắc các bệnh tâm thần, câm,  điếc hoặc các bệnh ảnh hưởng đến kết quả trả lời  các câu hỏi.  KẾT QUẢ   Đặc điểm của đối tượng khảo sát được trình  bày  tại bảng  1. Toàn bộ  đối  tượng khảo  sát  là  dân  tộc  Kinh  (100%),  trong  đó  đông  nhất  ở  nhóm tuổi > 60 (45%), giới nam (82%) và bệnh lý  đái tháo đường/ cao huyết áp đơn thuần (77%).   Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng khảo sát phân bố theo nhóm tuổi, dân tộc, giới và loại bệnh lý  Tuổi n (%) Đặc điểm 45-50 tuổi 51-55 tuổi 56-60 tuổi > 60 tuổi Tổng Dân tộc Kinh 23 (23%) 17 (17%) 15 (15%) 45 (45%) 100 (100%) Khác 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) Giới Nam 4 (4%) 1 (1%) 1 (1%) 12 (12%) 18 (16%) Nữ 19 (19%) 16 (16%) 14 (14%) 33 (33%) 82 (82%) Loại bệnh Đái tháo đường/ cao huyết áp 17 (17%) 12 (12%) 10 (10%) 38 (38%) 77 (77%) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 32 Tuổi n (%) Đặc điểm 45-50 tuổi 51-55 tuổi 56-60 tuổi > 60 tuổi Tổng Đái tháo đường/ cao huyết áp kèm theo bệnh khác (thoái hóa khớp gối, đau dạ dày, bệnh thận ) 6 (6%) 5 (5%) 5 (5%) 7 (7%) 23 (23%) Kiến thức, hiểu biết về dinh dưỡng cho bệnh  đái tháo đường và cao huyết áp của bệnh nhân  được  trình  bày  tại  bảng  2.Trong  số  đối  tượng  được phỏng vấn có đến 48% không biết về dinh  dưỡng  cho  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  và  cao  huyết áp, 49% biết ít và chỉ có 3% biết tương đối  đầy  đủ.  Điều này  cho  thấy những người bệnh  đang được điều trị tại gia đình chưa có kiến thức  về đinh dưỡng hay nói cách khác là thực phẩm,  khẩu phần ăn cho người bệnh đái tháo đường và  cao  huyết  áp,  dẫn  đến  việc  hiểu  sai,  ăn  uống  không phù hợp với người bệnh.   Bảng 2: Kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng cho bệnh  đái tháo đường và cao huyết áp   45-50 51-55 56-60 >60 n Tỷ lệ% Không biết 11 7 11 19 48 48 Biết it 12 10 2 25 49 49 Biết tương đối đầy đủ 0 0 2 1 3 3 Bảng 3: Cách thức chế biến thức ăn cho người bệnh đái tháo đường và cao huyết áp   Tuổi Chế biến thức ăn cho người bệnh 45-50 51-55 56-60 >60 n Tỷ lệ (%) Chế biến thức ăn chung cả gia đình 13 13 7 34 67 67 Chế biến thức ăn chung, xong để riêng nêm gia vị 10 4 8 11 33 33 Chế biến thức ăn riêng 0 0 0 0 0 0 Cách thức chế biến thức ăn cho người bệnh  đái tháo đường và cao huyết áp được trình bày  tại bảng 3. Trong 100 người được phỏng vấn về  cách  thức chế biến  thức ăn cho người bệnh đái  tháo đường và cao huyết áp có 67 người cho biết  ăn  chung bình  thường,  chiếm  tỷ  lệ 67%  đây  là  một  tỷ  lệ  khá  cao  trong  nghiên  cứu  này.  Chế  biến  thức  ăn  chung  cho cả gia  đình xong, múc  riêng ra nêm gia vị cho người bệnh chiếm 33%,  không  có  chế  biến  riêng  hay  làm  riêng  khẩu  phần cho người bệnh..  Bảng 4: Các nguồn thông tin cung cấp kiến thức về dinh dưỡng  Nguồn cung cấp thông tin Nam Nữ n Tỷ lệ Ti vi 18 75 93 93% Phát thanh truyền thanh 11 52 63 63% Báo viết 13 48 61 61% Tờ rơi,áp phích 3 11 14 14% Cán bộ y tế 7 35 42 93% Họp đoàn thể 1 18 19 19% Người thân 9 9 9% Qua người bán thức ăn 6 9 9 9% Các nguồn  thông  tin cung cấp kiến  thức về  dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường và  cao huyết áp được trình bày tại bảng 4. 93% đối  tượng  nhận  thông  tin  dinh  dưỡng  cho  người  bệnh đái tháo đường và cao huyết áp qua ti vi;  63% qua phát thanh; 61% qua báo viết; 42% qua  cán bộ y  tế; và 27% qua người bán  thực phẩm.  Kết quả này cho chúng ta thấy kiến thức người  dân  có  được  chủ yếu qua  ti vi kế  tiếp qua  đài  phát  thanh, báo  và  cán bộ  y  tế.  Điều này phù  hợp với  đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu  là  truyền thông đại chúng cung cấp kiến thức cho  người dân nhiều hơn  so với  truyền  thông  trực  tiếp, trong khi truyền thông trực tiếp trong giáo  dục sức khỏe cộng đồng làm thay đổi hành vi tốt  hơn so với truyền thông đại chúng.   Về diễn tiến bệnh, trong 100 đối tượng khảo  sát khi  theo dõi đơn  thuốc, sổ khám bệnh: 77%  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014  33 đang điều trị bệnh đái tháo đường/ cao huyết áp  có trị số huyết áp không đạt kết quả ổn định lâu  dài,  trị  số  đường  huyết  luôn  thay  đổi:  lúc  ổn  định, lúc chỉ số đường huyết cao hoặc thấp quá.  BÀN LUẬN  Kết  quả nghiên  cứu  cho  thấy mặc dù hiện  nay đái tháo đường và cao huyết áp là một trong  những bệnh mãn tính không lây phổ biến trong  cộng đồng, nhưng kiến thức về dinh dưỡng của  cộng đồng về những bệnh lý này còn rất nghèo  nàn. 48% đối tượng khảo sát không biết và thậm  chí còn thực hiện chế độ ăn cho người bệnh sai,  ví  dụ  như  ăn  khoai  lang  trừ  cơm  cho  chỉ  số  đường  ổn  định,  thay  thế bằng 1kg khoai cho 1  ngày và có một số người lại cho rằng không ăn  cơm,  thế  3 bữa  ăn  sáng,  trưa,  chiếu bằng  1 kg  bún tươi ăn với nước tương, điều này thật đáng  lo ngại, vì dinh dưỡng không  tốt bệnh sẽ ngày  nặng thêm, dễ dàng đưa đến những biến chứng  nguy  hiểm,  số  người  biết  và  thực  hiện  khẩu  phần ăn rất ít chỉ có 3%, nhưng cũng có những  ngày không thực hiện như nhà có đám giỗ, tiệc  cưới, thôi nôi, đầy tháng   Chế  biến  thức  ăn  thì  hầu  như  100%  trong  mẩu khảo  sát không  có  chế biến  riêng, vấn  đề  này có thể lệ thuộc rất nhiều về kinh tế gia đình,  mô hình gia đình.   Về kinh tế: thường gia đình tiết kiệm chi phí  sinh  hoạt,  vì  nếu  chế  biến  thức  ăn  theo  khẩu  phần cho người bệnh mất thời gian, tốn thêm chi  phí  mua  thực  phẩm,  nên  chọn  việc  chế  biến  chung cả gia đình vừa thuận tiện vừa cân bằng  chi  tiêu  trong  gia  đình,  trong  quan  sát  bữa  ăn  của  gia  đình  người  bệnh,  tác  giả  nhận  thấy  không  có  sự phân  chia người bệnh phải kiêng  khen  thức  ăn này,  thức  ăn kia,  chỉ nhắc người  bệnh  ăn  lạt,  đừng  ăn  thêm nước  chấm, nhưng  thức ăn người bệnh, không bệnh như nhau, điều  này làm ảnh hưởng liên quan đến người bệnh và  không bệnh, chế biến ăn cùng chế độ ăn, thì tốt  cho  người  bệnh,  nhưng  làm  ảnh  hưởng  đến  những  thành viên khác trong gia đình, đặc biệt  là trẻ em và phụ nữ mang thai, cho con bú. Qua  quan sát 5 gia đình   Gia đình 1: Bữa ăn trưa, chiều: ruột heo xào  dưa chua, cá hấp chiên, canh cải nấu tôm khô.  Gia đình 2: Bữa ăn trưa, chiều: lỗ tai heo kho  tiêu, mắm bằm chưng hột vịt, canh súp nấu giò  heo  Gia đình 3: Bữa ăn trưa, chiều: Cá điêu hồng  kho tương, canh rau ngót nấu thịt bầm  Gia đình 4: Bữa ăn trưa, chiều: Hột vịt chiên,  rau muống xào, cá trê kho   Gia đình 5: Bữa ăn trưa, chiều: Cá biển kho,  canh chua, mắm thái.  Về mô  hình  gia  đình: Nếu  người  bệnh  là  người phụ nữ trong gia đình hạt nhân, vợ chồng  con cái, thì việc tách khẩu phần ăn càng khó, vì  người bệnh  là người  trực  tiếp chế biến  thức  ăn  cho  cà nhà,  là người  quán  xuyến  chi  tiêu, nên  việc  nấu  ăn  chung,  nêm  thức  ăn  lạt  chút  để  “giảm bệnh” hầu như những phụ nữ trong mẫu  khảo  sát  đều  cho  như  thế. Còn  nếu  là  ông  bà  trong gia đình có con, cháu, thì lệ thuộc hẳn vào  con  cháu,  nấu  gì  ăn  nấy,  ăn  ít  chút  cho  “  đỡ  bệnh”. Còn nếu người bệnh  thuộc về gia  đình  neo đơn thì lúc khỏe nấu cơm ăn, lúc mệt ăn mì  gói hay ăn đỡ bánh qua bữa ăn sáng, trưa.  Điều  trị  bệnh  tại  gia  đình ngoài  việc dùng  thuốc,  dinh  dưỡng  đúng  cách  góp  phần  quan  trọng giúp cho người bệnh có được chỉ số đường  huyết  và  huyết  áp  ổn  định,  nhưng  trong mẫu  khảo sát, người bệnh cũng như người thân trong  gia  đình  chưa  nhận  biết  được  tầm  quan  trọng  của  thói  quen  ăn uống hàng  ngày  không  điều  chỉnh  sẽ  làm  cho  bệnh  năng  hơn  và  đi  đến  những tai biến liên quan rất dễ dàng và đôi lúc  người  bệnh  mất  khả  năng  tự  chăm  sóc  điều  khiển bản thân.  KẾT LUẬN   Dinh dưỡng cho bệnh nhân  tiểu đường cao  huyết áp thực hiện tốt khi bệnh nhân đang điều  trị  tại  các  bệnh  viện  có  khoa  dinh  dưỡng‐  tiết  chế,  bệnh  nhân  được  thực  hiện  khẩu  phần  ăn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 34 theo bệnh  lý, nhưng khi bệnh nhân điều  trị  tại  gia  đình,  thực hiện dinh dưỡng  theo  thói quen  sở  thích  của  gia  đình,  thì  hầu  nhu  bệnh  nhân  không áp dụng  theo bệnh  lý nữa, mà  chỉ  theo  thói quen và thuận tiện của gia đình. Điều này lệ  thuộc vào kinh  tế,  sự hiểu biết  của người dân.  Kiến  thức  hiểu  biết  về  dinh  dưỡng  cho  bệnh  nhân bệnh tiểu đường và cao huyết áp vẫn còn  thấp trong cộng đồng, điều này đã được chứng  minh  qua  số  liệu  bệnh  nhân  mắc  bệnh  tiểu  đường và  cao huyết  áp  theo  thời gian  điều  trị  không  đạt  ổn  định mà  từ  giai  đoạn  nhẹ  dần  chuyển  sang  nặng  và  đi  đến  những  kết  thúc  nặng nề. Vì vậy, cần tăng cường công tác truyền  thông  giáo  dục  dinh  dưỡng  trực  tiếp  để  bệnh  nhân nâng cao nhận  thức và  thực hành chế độ  ăn bệnh  lý, để kiểm soát  tốt các bệnh mạn  tính  không lây khi điều trị tại gia đình.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Đỗ  Thị Ngọc Diệp,  Phan Nguyễn  Thanh  Bình,  Trần Quốc  Cường và Lê Thị Kim Quí (2012). “Dịch tễ học bệnh rối loạn  chuyển hóa tại TPHCM: xu hướng gia tăng và trẻ hóa”. Tạp  chí Dinh dưỡng và Thực phẩm8 (3), tr.1‐6.  2. Đỗ  Thị Ngọc Diệp,  Phan Nguyễn  Thanh  Bình,  Trần Quốc  Cường, Lê Thị Kim Quí và Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2012).  “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại TPHCM và một số yếu  tố liên quan”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm8 (4), tr.73‐ 79.  3. Ebrahim S, Pearce N, Smeeth L, Casas JP, Jaffar S, et al. (2013)  “Tackling Non‐Communicable Diseases In Low‐ and Middle‐ Income  Countries:  Is  the  Evidence  from  High‐Income  Countries  All  We  Need?”  PLoS  Med  10(1):  e1001377.  doi:10.1371/journal.pmed.1001377  Ngày nhận bài báo:       20/10/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   30/11/2014  Ngày bài báo được đăng:     05/12/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_va_thuc_hanh_ve_dinh_duong_cua_benh_nhan_benh_man.pdf