Lịch sử văn hóa - Chủ đề 6: Quan hệ dân tộc trên thế giới

* Thực tiễn: - Mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp CM XHCN Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. - Vị trí, vai trò của các tộc ng¬ười trong quá trình cách mạng + Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc sẽ tạo động lực to lớn cho CMXHCN. Giải quyết vấn đề lực lượng cho cách mạng. Tạo sự bình đẳng và thúc đẩy các DT cùng phát triển Nếu giải quyết không đúng sẽ bị kẻ thù lợi dụng. + Giải quyết đúng vấn đề DT là tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình giải quyết tốt vấn đề giai cấp.

doc24 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử văn hóa - Chủ đề 6: Quan hệ dân tộc trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 6: QUAN HỆ DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Giúp cho Học viên nắm được những kiến thức cơ bản về tình hình quan hệ DT, sắc tộc trên thế giới và ở VN hiện nay. Từ đó làm cơ sở góp phần quán triệt, thực hiện tốt chính sách DT của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. B. NỘI DUNG I. Các xu hướng của quá trình tộc người trên thế giới và ở Việt Nam. II. Quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thuyết trình, chứng minh, diễn giải quy nạp D. THỜI GIAN: 3 tiết E. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình Dân tộc học. Nxb QĐND. H 2001 2. Giáo trình Dân tộc học đại cương. Nxb GD. H 1995 3. Tổng cục Chính trị, Một số vấn đề về dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb QĐND. H. 1995. 4. Một số vấn đề Dân tộc học Việt Nam. Gs Phan Hữu Dật, Nxb CTQG 5.Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb ĐH&THCN.H.1983. NỘI DUNG I. CÁC XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1. Các xu hướng của quá trình tộc người trên thế giới a. Khái niệm quá trình tộc người Quá trình tộc người: Là quá trình vận động, biến đổi của tộc người trong những điều kiện lịch sử cụ thể và trong toàn bộ tiến trình lịch sử trước sự tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Điều kiện tự nhiên và xã hội tác động không ngang bằng nhau đối với quá trình tộc người trong quá trình lịch sử. + Điều kiện TN thuận lợi sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của tộc người và ngược lại. Sự tác động của yếu tố TN có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tộc người trong các thời đại lịch sử trước đây khi con người cũng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện TN. Các yếu tố TN (môi trường sống): Khí hậu, thời tiết, địa hình, tài nguyênảnh hưởng lớn đến lối sống, VH của từng tộc người (tập trung hay phân tán, định cư hay di cư, sản xuất theo lối nào, mức sống ra sao phân hoá XH nhanh chậm khác nhau...) + Điều kiện XH đặc biệt khi XH phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp dẫn đến xung đột, chiến tranh vừa tạo ra sự liên kết vừa tạo ra sự phân rã, diệt vong của một số tộc người, do đó nó giữ vai trò quyết định đối với quá trình tộc người khi XH phát triển. Các nhân tố XH (môi trường xã hội): quan hệ người-người, cộng đồng người trong XH, chế độ XH ảnh hưởng đến quá trình tộc người, càng về sau các NT XH càng ảnh hưởng lớn đến quá trình tộc người: Xung đột, chiến tranh, thôn tính lẫn nhau, đồng hoá, có khi tiêu diệt tộc người. VD: Trong XH nguyên thuỷ, môi trường XH của cộng đồng người cũng chật hẹp thì tác động của các nhân tố XH cũng hạn chế. Khi XH loài người chuyển sang hình thái KT-XH có giai cấp, sự tác động của các nhân tố XH tới cộng đồng tộc người ngày càng lớn. Các cuộc xung đột, tranh chấp, thôn tính lẫn nhau giữa các tộc người ngày càng quyết liệt trên phạm vi rộng hơn, thời gian lâu dài, với cường độ ngày càng cao, kỹ thuật quân sự ngày càng tinh vi hơn, sức tàn phá khủng khiếp hơn. Tóm lại: Các tộc người ở vào điều kiện TN và nhân tố XH thuận lợi sẽ phát triển mạnh và nhanh chúng hình thành quốc gia DT. Ngược lại, các tộc người có điều kiện TN và nhân tố XH không thuận lợi thì lâm vào trì trệ, kém phát triển, KT nghèo nàn, lạc hậu, phân tán, phải du canh du cư hoặc thiên di đến lãnh thổ khác, có thể bị diệt vong. b. Các xu hướng của quá trình tộc người trên thế giới Có hai xu hướng cơ bản: liên hợp, phân tách tộc người. * Xu hướng liên hợp (liên kết, đoàn kết, hợp nhất) tộc người. Đây là xu hướng chủ đạo, đặc trưng cho sự lớn mạnh của các tộc người. Xu hướng này phản ánh quy luật khách quan sự tồn tại, phát triển của tộc người thúc đẩy sự hình thành quốc gia đa tộc hay đơn tộc người. Vì xu hướng này phản ánh bản tính tự nhiên và tính xã hội của con người, tộc người, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ tộc người nào trong quá trình tộc người. Xu hướng này có 3 quá trình chủ yếu, đó là: quá trình cố kết; quá trình hoà hợp; quá trình đồng hoá. - Quá trình cố kết: Là quá trình hợp nhất các nhóm người, các tộc người có quan hệ gần gũi về nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hoá và các điều kiện gắn bó phụ thuộc lẫn nhau để hình thành nên cộng đồng người lớn hơn. VD: VN Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc gồm hai khối, khối lạc việt là khối cũ của Nhà Nước VL cũng khối Âu việt là khối mới của dân tộc mưêng, An Dương Vương là người dân tộc Tày. (15 bộ lạc -> tộc Lạc việt -> dân tộc Việt Nam) - Quá trình hoà hợp: là sự xích lại gần nhau giữa các tộc người tuy khác nhau về nguồn gốc lịch sử, văn hoá nhưng do có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, chung sống đan xen, môi trường sinh thái, địa lý chính trị, xã hội. Nghĩa là, sự xích lại gần nhau giữa các tộc người khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, bản sắc VH nhưng do cộng cộng cư lâu dài trên một vùng lãnh thổ, cùng sinh sống làm ăn trong một môi trường địa lý và sinh thái giống nhau, trên một vùng LS-VH, đặc biệt là trong một quốc gia thống nhất, thì sự giao lưu KT, VH, CT, XH lâu dài sẽ dẫn đến sự hoà hợp của các tộc người (54 tộc người Việt Nam là điển hình). - Quá trình đồng hoá: Là quá trình một tộc người bị hoà tan vào tộc người khác. Thông thường là sự đồng hoá của cộng đồng có trình độ phát triển KT, XH thấp và dân số ít vào tộc người có trình độ phát triển KT, XH cao hơn và dân số đông hơn. + Quá trình đồng hoá là quá trình tộc người này hoà tan vào tộc người khác, đánh mất bản sắc VH của mình trong mối quan hệ trực tiếp, tiếp xúc với nhau, mặc dù các tộc người đó khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, bản sắc VH. + Đồng hoá bao gồm đồng hoá tự nhiên và đồng hoá cưỡng bức . Đối với đồng hoá TN: là quá trình tộc người có trình độ KT, VH, XH thấp hơn qua tiếp xúc bị chịu ảnh hưởng của tộc người có trình độ KT, XH cao hơn (Việt ở Lạng Sơn bị tày hoá, ơ Đu, Việt hoá các tộc người thiểu số ở mức độ khác nhau) Đối với đồng hoá cưỡng bức: là quá trình tộc người giữ địa vị thống trị, dùng các thủ đoạn, hành động bạo lực áp bức, áp đặt các giá trị, đặc trưng văn hoá của tộc người mình, đồng thời tìm cách xoá bỏ bản sắc văn hoá của tộc người bị thống trị, nhằm xoá bỏ triệt để tộc người đó (người Hán, Pháp, Mỹ đối với Việt Nam) Quá trình tộc người diễn ra chịu tác động của cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội trong đó yếu tố xã hội là quan trọng nhất khi xã hội phát triển. * Xu hướng phân tách (phân li, phân chia, tách ra) Là xu hướng từ một tộc người bị chia ra thành các cộng đồng người độc lập (do chi phối của điều kiện TN-LS). Gồm ba quá trình: Phân tán; phân ngành và ly khai. - Phân tán, do điều kiện lịch sử tự nhiên, xã hội mà nhiều tộc người phải phân tán đi các nơi để sinh sống như do cạn kiệt nguồn tài nguyên, phát triển của các tộc người lớn lên về số lượng thành viên. Trong xã hội nguyên thuỷ: là sự chia tách của các thị tộc, bộ lạc thành các nhóm nhỏ. Nguyên nhân là do sự phát triển số lượng các thành viên, do nhu cầu cần tìm kiếm thêm các vùng đất mới để tiến hành hái lượm, săn bắt, đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nuôi sống con người, mặt khác do trình độ khả năng kinh nghiệm tổ chức quản lý cuộc sống cộng đồng cũng hạn chế nên từ một khối thống nhất bị chia thành các nhóm nhá phân tán đi các nơi. Những cuộc thiên di lớn nhỏ diễn ra trong thời nguyên thuỷ đó góp phần đẩy mạnh quá trình phân chia này. - Phân ngành, tuy có chung nguồn gốc nhưng do có hoàn cảnh lịch sử nên trình độ phát triển khác nhau đó phân ra các ngành khác nhau. Trong XH có giai cấp: Có áp bức giai cấp và áp bức dân tộc, những tộc người có số dân ít, ở trình độ phát triển KT-VH thấp, trước áp lực của dân tộc đa số, với số dân đông hơn, và trình độ phát triển KT-VH cao hơn, buộc phải rời địa bàn sinh tụ của mình để đi tìm không gian sinh tồn mới. Những cuộc di cư như vậy diễn ra không phải một lần, mà là nhiều lần, kéo dài hàng TK, mỗi lần như vậy gồm một bộ phận cư dân, thường là những nhóm gia đỡnh đồng tộc. Kết quả là các tộc người này bị phân chia ra thành nhiều bộ phận, nhiều ngành ; Phân ngành (VD: người Mông, người Thái). - Ly khai, do điều kiện lịch sử, với ý thức dân tộc, sự thức tỉnh của ý thức tộc người cộng với lý do kinh tế chính trị nào đó mà có tộc người tách ra thành quốc gia độc lập, cũng đang là vấn đề xã hội phức tạp hiện nay. Trong thời kì cận hiện đại với sự thức tỉnh của ý thức dân tộc, có những tộc người, trước đây cộng chung một nguồn gốc lịch sử, nhưng cũngg muốn tách riêng ra thành các bộ phận để thành lập các quốc gia riêng lẻ; Ly khai. (Đông Timo.) Tóm lại: Hai xu hướng trên đều là 2 xu hướng cơ bản, diễn ra đồng thời, đan xen, lồng xoắn vào nhau phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng tộc người, đều phản ánh xu thế vận động biện chứng, khách quan của LS trước sự tác động của các yếu tố TN và XH. Do đó cần nghiên cứu quá trình tộc người một cách khách quan, toàn diện, LS, cụ thể. 2. Các xu hướng của quá trình tộc người ở Việt Nam. Quá trình tộc người ở VN cũng tuân theo 2 xu hướng trên, vì nó phản ánh quy luật chung của quá trình tộc người, nhưng do điều kiện của VN quá trình đó cũng có những đặc thù nhất định. - Do có điều kiện địa lý đặc biệt nên từ xa xưa nước ta đó tiếp nhận nhiều các tộc người di cư đến, hơn nữa lịch sử Việt Nam luôn có những biến động. Tình hình đó làm cho bản đồ phân bố dân cư ở nước ta phức tạp, nhiều tộc người bị xé lẻ, chia làm nhiều ngành và cư trú ở nhiều vùng khác nhau: Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao lưu tộc người và KT-XH từ thời cổ đại. Do vị trí địa lý đặc biệt đó, từ rất xưa, trên địa bàn nước ta đó diễn ra nhiều làn sóng di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Từ sang, chủ yếu từ Bắc xuống. Những đợt di cư để tìm không gian sinh tồn ấy kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng tháng 8/1945, thậm chí có bộ phận cư dân cũng di cư vào nước ta ngay cả sau năm 1945. Tình hình đó làm cho bản đồ phân bố cư dân nước ta phức tạp, làm cho tộc người bị xé lẻ, làm cho sự phân bố mang tính phân tán xen kẽ rất cao. VD: Hmông, Dao, Thái được phân bố ở nhiều nơi trong nước. (Người Dao có mặt ở 13 tỉnh phía Bắc nước ta với nhiều nghành khác nhau). Nguyên nhân KT: Do trình độ phát triển kinh tế thấp kém, du canh du cư XH: Chủ yếu do trình độ qlý XH thấp và CS chia để trị của kẻ thù Mà ở đây, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là chính sách dân tộc chia để trị cổ truyền, đặc biệt của thực dân, đế quốc. Thực dân Pháp đó tìm mọi cách để ngăn cản xu hướng hợp nhất dân tộc, hòng làm suy yếu lực lượng cách mạng nước ta. Đối với dân tộc Kinh, chúng chia ra ba xứ với các chế độ cai trị khác nhau: (Nam Kì thuộc địa; Bắc Kì nửa bảo hộ, Trung Kì bảo hộ). Chúng lại âm mưu lập ra các Xứ Thái tự trị, Xứ Nùng tự trị, Xứ Mường tự trị, Xứ Tây Nguyên tự trị Kết quả cụ thể nhiều dân tộc nước ta bị xé lẻ, phân chia ra nhiều ngành, phân bố ở các vùng khác nhau. Với dụ: Người Thái chia ra Thái trắng, Thái đen; Người Hmông (có đen, đá, xanh, Hoa); Người Dao có các ngành: Đại bản, tiểu bản, Quần trắng, Thanh y, Quần chẹt, áo dài, Cóc ngáng, Cóc mựn); Người Bru- Vân kiều có (ngành Vân kiều, Tri, Măng con, ); Xinh mun có các ngành Dạ, nghẹt.. . - Tuy nhiên xu hướng chủ đạo trong suốt chiều dài lịch sử VN vẫn là xu hướng Gần gũi-Cố kết-Hoà hợp. là quá trình tộc người chủ đạo ở nước ta. Nó phản ánh nhu cầu khách quan của sự tồn tai và phát triển của dân tộc ta trước tác động của TN và XH: Về tự nhiên nguồn tài nguyên chủ yếu ở dạng tiềm năng, không phải có sẵn muốn sử dụng phải khai thác cần sức mạnh của cả cộng đồng, luôn phải đối phó với thiên tai khắc nghiệt; Về xã hội đối phó với kẻ thù xâm lược Vì vậy quá trình cố kết, hoà hợp của các tộc người trên lãnh thổ VN được biểu hiện ở nhiều sắc thái và cấp độ: sự gần gũi, tương đồng về truyền thuyết, văn hoá dân gian, chuyện cổ tích: như sự tích “Quả bầu” phổ biến trong văn học dân gian ở nhiều dân tộc nước ta, cũng như sự tích “Trăm trứng” của người Kinh và người Mường. Đồng thời thông qua các hình thức như giao lưu, tiếp thu bản sắc văn hoá của nhau; ở tinh thần đoàn kết gắn bó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; nhiều tộc người tiếp thu các yếu tố ngôn ngữ. - Từ sau cách mạng tháng Tám, các dân tộc VN có bước phát triển mới. Từ sau CM tháng Tám năm 1945 cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, thực hiện chính sách DT đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta với 3 nguyên tắc cơ bản: đkết, bình đẳng, tương trợ, khắc phục hậu quả chính sách DT của PK và thực dân, quá trình tộc người ở nước ta không những khác hẳn so trước, mà lại có thêm một bước phát triển tốt đẹp mới, núi lên sự đúng đắn của Đảng ta khi hoạch định đường lối chính sách DT, đồng thời cũngg núi lên tính ưu việt của Nhà nước và chế độ mới của chúng ta. + Chính sách chia để trị của kẻ thù bị loại trừ, làn sóng di cư từ bên ngoài vào giảm dần và cơ bản chấm dứt. Sự phân bố các cư dân dần dần ổn định. + Quá trình đồng hoá tự nhiên vẫn diễn ra: có bộ phận tộc người thiểu số đồng hoá vào người Việt, và giữa các tộc người thiểu số với nhau. VD: Một bộ phận Sán Dìu ở VB đồng hoá với người Kinh, một bộ phận La Chí ở Hà Giang đồng hoá với người Tày, một bộ phận người cống đồng hoá với người Thái, một bộ phận người Phự Lá đồng hoá với người Hoa và người Thái, một bộ phận người Cơ Lao đồng hoá với người Hmông, một bộ phận Tống đồng hoá với người Dao. Thông thường đồng hoá tự nhiên được diễn ra như sau: Về mặt VH, lúc đầu là tiếp thu một số yếu tố VH, về sau là đồng hoá VH. Về mặt ngôn ngữ, lúc đầu duy trì tình trạng song ngữ, về sau chuyển hẳn sang dùng ngôn ngữ tộc người mà nhóm bị đồng hoá chịu ảnh hưởng. Về mặt tự giác tộc người, tên tự gọi dần dần mất đi, và chuyển sang tên tự gọi mới. Quá trình đồng hoá tự nhiên diễn ra lâu dài, có khi hàng thế kỷ. Có trường hợp có tộc người chịu ảnh hưởng sâu sắc của tộc người khác về VH và ngôn ngữ, nhưng tên tự gọi, tức ý thức tự giác dân tộc vẫn cũng được duy trì dai dẳng. VD: người Tu Dớ ở Mưêng Khương (Lào Cai) đó chuyển sang núi tiếng Hoa, nhưng vẫn gọi là Bố Y; người Cống ở Lai Châu đó chuyển sang núi tiếng Thái nhưng vẫn gọi là Xám Khống. Như vậy, quá trình đồng hoá tự nhiên ở đây tuy diễn ra mạnh mẽ, nhưng chưa kết thúc. Chừng nào mà tộc người cũng duy trì tên tự gọi của mình thì chừng ấy tộc người đó vẫn cũng tồn tại, với tư cách là tộc người. + Quá trình cố kết vẫn diễn ra mạnh mẽ đồng khắp ở tất cả các tộc người. Quá trình cố kết vẫn diễn ra mạnh mẽ rộng khắp ở tất cả các DT và giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Quá trình cố kết này được diễn ra ở các cấp độ khác nhau: Giữa các dân tộc trước kia có chung nguồn gốc LS: như K-M, Tày-Nùng. Giữa các nhóm, các ngành của cộng một dân tộc nhưng trước đây đã bị xé lẻ thành nhiều bộ phận. VD: người Dao, trước năm 1945 chia thành trên 10 ngành, quan hệ giữa các ngành khá lỏng lẻo. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhờ ý thức dân tộc được thức tỉnh, đồng bào Dao ý thức được rằng dù thuộc các ngành với tên gọi khác nhau, nhưng họ đều thuộc về một dân tộc thống nhất, thể hiện trong tiếng núi, trong ý thức tự giác dân tộc, trong các yếu tố văn hoá truyền thống như thờ cúng Bàn Vương. - Ở VN đó hình thành một cộng đồng mới là dân tộc VN thống nhất. Trong sự phát triển tộc người, hơn nửa TK qua trên đất nước ta, có một hiện tượng mới đang nảy sinh và phát triển ngày càng râ nột, mà ta phải nhận thức đẩy đủ tầm quan trọng của nó, đó là hiện nay đang diễn ra trên đất nước ta sự hình thành một cộng đồng người mới, một dân tộc VN thống nhất trong quốc gia VN XHCN. Quá trình hình thành một dân tộc VN thống nhất. Đó là sự thức tỉnh và tăng cường ý thức quốc gia dân tộc, lòng tự hào về đất nước, XH, con người VN, nó là kết quả của bao năm đấu tranh cách mạng, các dân tộc nước ta đều có nguyện vọng chính đáng được gọi mình là người VN, của Tổ quốc VN. Thực tế, không phải ít người thuộc các dân tộc thiểu số muốn được gọi là người Việt. VD: người Khơmó ở Từy Bắc muốn được gọi là Việt cáng, tức người Việt ở lưng chừng núi; hay một số tiết mục văn nghệ như điệu móa sạp, móa nónđược đem đi biểu diễn ở nước ngoài, thì người xem nhận thức đây là văn nghệ VN chứ không xem là của một dân tộc cụ thể nào trên đất nước ta. Những ngày lễ lớn trong năm đều trở thành ngày hội lớn của tất cả các dân tộc nước ta. - Xu hướng phân tách Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều tộc người, nhiều loại hình nhân chủng, nhiều ngữ hệ khác nhau. VN luôn có những biến động về tộc người, nhiều tộc người di cư đến nhưng cũng do hoàn cảnh LS nhiều tộc người VN di cư đi tạo thành cộng đồng người VN sinh sống ở nước ngoài hiện nay khoảng 2,5 triệu người. Tuy nhiên đây không phải là sự xua đuổi mà là chính sách dụ dỗ của kẻ thù gây ra. Trong giai đoạn hiện nay thì đây là lực lượng to lớn chúng ta cần tranh thủ để XD và phát triển đất nước nhưng phải có nguyên tắc đó là độc lập DT, thống nhất đất nước, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh thì sự đúng góp của họ cho DT ta dự một nghìn cũngg quý nhưng lợi dụng sự đúng góp để chia rẽ, làm chệch hướng con đường đi lên CNXH ở nước ta thì tiền tỷ chúng ta cũng không cần. VN có câu đói cho sạch rách cho thơm. Như vậy, ở nước ta trong quá trình phát triển tộc người không chỉ có sự phân tán, di cư; không chỉ có đồng hoá tự nhiên giữa một bộ phận tộc người này với tộc người khác; không chỉ có cố kết , hoà hợp giữa các nhóm trong nội bộ tộc người, giữa các tộc người với nhau, mà có cả quá trình đó đan xen với nhau diễn ra đồng thời. Trong đó cố kết và hoà hợp là quan trọng hơn, cơ bản hơn, có tính bao trùm và xuyên suốt. Ngày nay, cả nước thống nhất, đi lên CNXH, trên đất nước ta đang trong quá trình phát triển mới của dân tộc VN: từng bước hình thành dân tộc VN XHCN thống nhất trong đa dạng, với nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. II. QUAN HỆ DÂN TỘC, SẮC TỘC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới hiện nay * Khái niệm. - Quan hệ dân tộc: Là mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, và giữa các tộc người trong các quốc gia đa tộc. - Quan hệ sắc tộc: Là quan hệ giữa các cộng đồng người có sự khác biệt nào đó về ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, tộc người, dân tộc, chủng tộc (sắc tộc thường hàm ý miệt thị, theo quan điểm kì thị dân tộc, chủng tộc (TĐ TV) * Thực trạng và đặc điểm - Đây là mối quan hệ đa dạng, sinh động phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể : diễn ra trên mọi lĩnh vực, phản ánh cả những vấn đề lịch sử và hiện tại, quốc gia và quốc tế - Quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới hiện nay rất đa dạng, phong phú, phức tạp là vấn đề thời sự nóng bỏng và mang tính toàn cầu. Mâu thuẫn, xung đột sắc tộc diễn ra nhiều nơi. “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo ly khai, những tranh chấp về biển đảo, biên giới và các tài nguyên thiên nhiên diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp ” (ĐH X) Đây là mối quan hệ, sinh động phụ thuộc vào điều kiện LS cụ thể của từng quốc gia, từng khu vực. Quan hệ này mang nhiều sắc thái khác nhau như: Tranh giành quyền lực chính trị giữa các phe phái, xung đột về tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp tài nguyên, đối đầu giữa các liên minh quân sự, các tôn giáo, xung đột do phân biệt chủng tộc. - Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, tế nhị, bởi nó đông chạm đến tâm lý ý thức tộc người, lợi ích, bản sắc văn hoá tộc người; là mối quan hệ lâu dài Các quan hệ đó thường gắn với vấn đề do LS để lại, đó in sâu vào tâm lý, ý thức của tộc người, rất dễ bị kích động, bùng nổ. Lênin đó từng nói, khi g/c và vấn đề g/c mất đi thì DT và quan hệ DT vẫn cũng tồn tại. Trong XH có áp bức, bóc lột, các quan hệ DT, đấu tranh DT và đấu tranh g/c đan chộo vào nhau và diễn ra quyết liệt, gay gắt. - Quan hệ này thường bị lợi dụng để thực hiện mục đích chính trị, gây xung đột dân tộc, sắc tộc QH này hiện nay đó và đang bùng nổ thành các cuộc xung đột, CT ở những quy mô và cường độ khác nhau để thực hiện MĐ chính trị * Biểu hiện ở trên thế giới - Châu Âu: sự tan rã của liên bang Nam Tư; phong trào li khai của người Anbani ở Cosovo tuyên bố độc lập năm 2008; chiến tranh ở Bắc Ai Len giữa cộng đồng người theo đạo Tin lành với cộng đồng Thiên chúa giáo; tranh chấp giữa cộng đồng Síp (gốc thổ) với người Síp (gốc Hylạp) - Châu Á: Điển hình là chủ nghĩa ly khai ở Trécnhia, đòi tách Trécnhia ra khái Liên bang Nga; cuộc xung đột giữa Ixraen với Palextin sau nhiều năm đấu tranh đẫm máu đó dành được thắng lợi quan trọng. Nước Palextin ra đời ; phong trào đòi ly khai ở Tây Tạng do Đạt lai Lạt Ma theo đuổi; vấn đề Đông Timo; cuộc nổi dậy của người Cuốc ở Irắc lâu nay vẫn chưa chấm rứt và có nguy cơ lan rộng; nhưng nổi bật hơn cả là tình hình Apganixtan mãi cho đến hôm nay. - Châu Phi: Đó từng diễn ra các cuộc thanh lọc lẫn nhau giữa người Hutu với Tót xi ở Ugan đa, Bunrundi; phong trào Hồi giáo cực đoan ở Angiêri, Xuđăng, Ai Cập - Châu Mỹ và Châu Đại Dương: đó là mâu thuẫn, xung đột giữa người gốc Âu với thổ dân. Ngay ở Canađa cũng diễn ra va chạm giữa cộng đồng người núi tiếng Pháp với cộng đồng ngưũi núi tiếng Anh * Hậu quả: Những dẫn chứng trên cho thấy, vấn đề dân tộc, sắc tộc thực sự phức tạp, căng thẳng gây nên cho các quốc gia những hậu quả là: - Gây tổn thêt nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường đe doạ hoà bình an ninh khu vực và thế giới (sự kiện 11-9- 2001) - Gây chia rẽ lực lượng cách mạng tiến bộ có lợi cho CNĐQ Thông qua các cuộc CT, xung đột, các nước đế quốc được dịp bán vũ khí, bòn rút tài nguyên các nước, thu lợi nhuận khổng lồ. Lợi dụng tình hình phức tạp chúng ra sức kích động, chia rẽ làm suy yếu các nước đang phát triển, các LL tiến bộ; tìm cách gây ảnh hưởng hoặc quay trở lại các khu vực, thực hiện ách thống trị mới đối với các DT. * Nguyên nhân:. - Mâu thuẫn lợi ích tộc người, dân tộc về (lãnh thổ, tài nguyên, quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá ) chậm được giải quyết, lại bị kẻ thù lợi dụng chống phá làm phức tạp thêm - Sai lầm trong đề ra và thực hiện chính sách dân tộc của nhà nước (duy trì quan hệ không bình đẳng giữa các tộc người trong quốc gia, và với quốc gia khác (như Mỹ) ); Giải quyết không đúng đắn hai xu hướng của quá trình tộc người; chính sách kinh tế - xã hội không đúng đắn Không có chính sách KT-XH đúng đắn để nâng cao đời sống VC, TT của các DT ít người; dùng bạo lực đàn áp các tộc người để áp đặt quan điểm, CS của nhà cầm quyền. Hay do sự yếu kém trong quản lý XH của nhà nước; hoặc bộ máy chính quyền, công chức nhà nước mất uy tín trước ND do quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ - Do thoái trào của CNXH và PTCS&CNQT (làm mất định hướng C. trị) Sự thoái trào của CNXH hiện thực, của các lực lượng CM trên TG đó tác động đến quan hệ DT. Các lực lượng tiến bộ trong các DT, tộc người hoang mang, mất định hướng chính trị, suy giảm CNQT; bị phân liệt; các trào lưu DT chủ nghĩa phát triển. - Do âm mưu thủ đoạn của CNĐQ lợi dụng vấn đề dân tộc phục vụ lợi ích của chúng. Với âm mưu, thủ đoạn của CNĐQ là chia rẽ, lợi dụng, kích động mâu thuẫn dân tộc để chống phá cách mạng, hoặc lấy đó làm mất ổn định, tàn phá đối phương, kiềm chế sự phát triển của các dân tộc. Đối với các nước XHCN, chúng tìm cách chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng ly khai để làm suy yếu chế độ XHCN. - Hệ quả của cách mạng KH&CN và các yếu tố thời đại (2 mặt:tích cực và mặt tiêu cực trong đó bị mặt tiêu cực CNĐQ lợi dụng). 2. Quan hệ dân tộc (tộc người) ở Việt Nam hiện nay Việt Nam là quốc gia đa tộc người, trong đó người Việt đa số (85,72%). Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, cộng quá trình tộc người, các quan hệ tộc người cũng hình thành, phát triển đa dạng, phức tạp. Tồn tại cả những thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi - Trong lịch sử, đặc điểm chủ yếu của quan hệ tộc người là sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Cố kết xây dựng bảo vệ Tổ quốc; cộng góp phần xây dựng truyền thống quý báu của dân tộc. - Trong toàn bộ lịch sử về cơ bản không có chiến tranh dân tộc, tôn giáo Trong lịch sử dân tộc ta không có các cuộc chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo đẫm máu như nhiều quốc gia trên thế giới. - Từ khi có Đảng truyền thống đoàn kết phát huy lên một bước mới. Từ khi có Đảng ta, nhờ có chính sách DT đúng đắn, tinh thần đoàn kết DT được tăng cường, đó trở thành sức mạnh vật chất, và là một động lực tinh thần, một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta Trong công cuộc đổi mới hiện nay, truyền thống đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau đó càng được phát huy cao độ vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” vững bước tiến lên CNXH. Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc là vấn đề chiến lược cực kì quan trọng trong sự nghiệp XD và BVTQ việt Nam XHCN. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái của dân tộc đó thêm sâu vào các tầng văn hoá, hoà vào tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam. Trước những biến cố của lịch sử to lớn như hoạ xâm lăng, thiên tai khắc nghiệt thì tinh thần yêu nước, đoàn kết đó lại càng được phát huy cao độ. Con người Việt Nam nhìn chung không phân biệt tộc người, tôn giáo, địa phương đều sống hoà đồng, nhân hậu, tình nghĩa. * Khó khăn - Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các tộc người, một số mâu thuẫn do lịch sử để lại trong quan hệ giữa người Kinh với các tộc người thiểu số tình trạng lạc hậu, nhiều hủ tục cũng tồn tại ở một số tộc người Sự chênh lệch trên thực tế về trình độ phát triển KT, VH, XH giữa miền núi và miền xuôi, tộc người thiểu số với đa số. Tình trạng lạc hậu về KT, XH, sự tồn tại của nhiều tập tục cũ trong cộng đồng các tộc người cũng có thể gây mâu thuẫn nếu chúng ta giải quyết không đúng. Trong cuộc sống mới, các tập quán cũ không phải dễ dàng mất đi, mà có sức sống dai dẳng. Chẳng hạn, ở nhiều vùng dân tộc, tồn tại phổ biến ma thuật: ma lai, ma gà, ma cà rồng, chài, yểm, hiện tượng săn đầu lâu ở một số dân tộc Bắc Trường Sơn, nếu không chấm dứt triệt để cũngg làm cho quan hệ dân tộc tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt là hiện tượng xưng Vua (Vàng Chứ) thường xảy ra ở vùng đồng bào Hmông cũng làm cho quan hệ dân tộc trở nên căng thẳng. - Có một số mâu thuẫn mới nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH như: xây dựng các công trình của nhà nước, tái định canh, định cư, phân bố lại dân cư (đi xây dựng vùng kinh tế mới dẫn đến tranh chấp đất đai ở một số nơi). Thực hiện chủ trương của nhà nước, một bộ phận lớn người Kinh rời vùng đồng bằng, ven biển lên miền núi XD phát triển KT. Trên miền núi đó XD nhiều công trình KT như thuỷ điện, lâm trường, nụng trường, các nhà máy, các hầm má, trại chăn nuôiTình hình đó làm cho nhân dân miền núi không có đủ đất để cư trú và canh tác, phải di cư đi nơi khác. Người Kinh lên miền núi nhiều, tính xen kẽ trong cư trú càng cao, sự va chạm trong cuộc sống của người đa số và thiểu số càng dễ xảy ra nếu không có sự quan tâm giải quyết tốt đẹp các mối quan hệ dân tộc. - Việc thực hiện chính sách dân tộc cũng kém hiệu quả thiếu quan tâm, vi phạm lợi ích các tộc người thiểu số do: quan liêu, tham nhũng, kém hiểu biết phong tục tập quán dẫn đến mâu thuẫn Điều đáng chú ý là, MQH giữa các DT trở nên phức tạp cũng do chính cán bộ ta. Họ không am hiểu PTTQ, không chấp hành đúng CS của Đảng và Nhà nước nên đã vi phạm đến tập quán của DT ít người, xãc phạm đến tình cảm, tâm lý, nguyện vọng, làm cho họ bất bình. Cộng với phương pháp giải quyết không thoả đáng, kịp thời nên đã xảy ra va chạm đổ máu. VD: vụ Sơn Hà, ở Liên khu V trong kháng chiến chống Pháp. - CNĐQ và bọn phản động lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá (TNguyên, TBắc, TNam, TNghệ An). VD: Các thế lực cực hữu ở Mỹ và một số nước phương Tây công khai ủng hộ và hậu thuẫn về vật chất cho các tổ chức phản động người DT thiểu số VN ở nước ngoài, như: “Mặt trận giải phóng Khmer Crôm, “Mặt trận Chămpa, “Mặt trận thống nhất ĐT của các chủng tộc bị áp bức. Việc Tổng thống Mỹ chính thức ký quyết định công nhận Nghị quyết HR-371 về việc tạo điều kiện thuận lợi cho số ngụy quân, biệt kích người Mông nhập quốc tịch Mỹ, ủng hộ số phần tử cực hữu trong cộng đồng người Thượng ở Mỹ hô hào lập cái gọi là Nhà nước Đêga; kêu gọi số công chức cũ đoàn kết chống lại chính sách đồng hóa của người Kinh; chỉ đạo tách Tin lành người Thượng ra khỏi Tin lành người Kinh là những dấu hiệu đáng quan tâm, nhất là trong tình hình xu hướng li khai, xung đột sắc tộc đang diễn ra gay gắt ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, quan hệ dân tộc ở nước ta vừa có yếu tố thuận lợi, vừa có yếu tố khó khăn tiềm ẩn nguy cơ gây xung đột dân tộc không thể coi nhẹ. Cần có quan điểm chính sách giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc góp phần thực hện tốt nhiệm vụ XD và BVTQ. III. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Cơ sở lý luận - thực tiễn. * Lý luận: - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. + Vấn đề DT là vấn đề chiến lược của cách mạng XHCN, giải quyết vấn đề DT phải gắn liền với vấn đề giai cấp và đấu tranh của giai cấp công nhân. + Cương lĩnh dân tộc của Lênin: Quyền bình đẳng: ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế, QG / mọi lĩnh vực. Thực chất xoá bỏ áp bức bóc lột của DT này đối với DT khác. Quyền tự quyết: Mọi dân tộc tự chọn, quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc mình (2 điều kiện: 1/ phù hơp lợi ích căn bản của tuyệt đại bộ phận các dân tộc đó; 2/ phù hợp với xu thế khách quan của giai đoạn lịch sử đó; tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển (Xem xét, PHê khu tự trị, SNG)) Liên hợp đoàn kết giai cấp công nhân của tất cả các dân tộc: giải quyết vấn đề dân tộc trong mối quan hệ với vấn đề giai cấp. “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đòan kết lại”. Tuân thủ lập trường của giai cấp vô sản. Đấu tranh chống CNDT dưới mọi màu sắc (So vanh, hẹp hòi) Quan điểm của Lênin đề cập đối với quốc gia dân tộc, do đó khi nói về quyền dân tộc tự quyết không nên hiểu các dân tộc trong đại gia đình dân tộc VN( tộc người) có quyền tách ra, quyền lựa chọn chế độ chính trị của mình. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: + Muốn giải phóng giai cấp phải giải phóng dân tộc, muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. + Cần ĐK, coi nhau như anh em ruột thịt, bình đẳng tương trợ dân tộc, kết hợp CNYN với CNQT của g/c công nhân, với các lực lượng yêu chuộng hoà bình thế giới. + Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc khẳng định đồng bào miền xuôi cũng như đồng bào miền ngược đều là người dân của nứơc VN, đều là con lạc cháu rồng * Thực tiễn: - Mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp CM XHCN Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. - Vị trí, vai trò của các tộc người trong quá trình cách mạng + Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc sẽ tạo động lực to lớn cho CMXHCN. Giải quyết vấn đề lực lượng cho cách mạng. Tạo sự bình đẳng và thúc đẩy các DT cùng phát triển Nếu giải quyết không đúng sẽ bị kẻ thù lợi dụng. + Giải quyết đúng vấn đề DT là tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình giải quyết tốt vấn đề giai cấp. Giai cấp CN muốn giải phóng mình thì đồng thời phải giải phóng toàn xã hội, nghĩa là tự mình phải trở thành dân tộc. Giải quyết tốt là thúc đẩy quá trình giải quyết tốt vấn đề giai cấp. Trong CMXHCN thì lợi ích DT và lợi ích giai cấp luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. + Giải quyết vấn đề DT vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là mục tiêu lâu dài gắn liền với thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN - Thực tiễn giải quyết vấn đề DT trong quá trình cách mạng Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới 2. Nội dung quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng ta * Mục tiêu: - Tăng cường khối đại đkết toàn dân tộc. - Phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các tộc người. - Tạo mọi đkiện để các tộc người ptriển cùng sự phát triển của DT VN. * Tư tưởng chỉ đạo: “Bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tộn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ” Đại hội X là:“Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đảng ta luôn coi “ Vấn đề DT và đoàn kết DT có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các DT trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, XD và BVTQ Việt Nam XHCN. Phát triển KT, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc VH, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các DT. Thực hiện tốt chiến lược phát triển KT-XH ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và XD vùng KT mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển KT với bảo đảm AN - QP. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DT thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các DT. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người DT thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng DT thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào DT, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc. * Nội dung quan điểm giải quyết vấn đề DT của Đảng ta TK đổi mới - Một là, việc bảo đảm ĐLDT, bình đẳng dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc thực sự chỉ có thể có được khi gắn liền với con đường và chế độ XHCN; với quá trình xây dựng CNXH và phụ thuộc vào trình độ phát triển của CNXH + Giải quyết tốt các mối quan hệ ĐLDT với CNXH phải kiên định với con đường đi lên CNXH + CNXH bảo đảm cho ĐLDT vững chăc + CNXH bảo đảm cho bình đẳng dân tộc thực sự + CNXH tôn trọng, bảo lưu phát huy bản sắc văn hoá dân tộc + Độc lập dân tộc bình đẳng dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc không tự nhiên mà có mà là kết quả của sự nghiệp xây dựng CNXH + Tính vững chắc của ĐLDT, quyền bình đẳng DT, bản sắc VH DT được phát huy đến đâu phụ thuộc vào kết quả XD CNXH, đồng thời chống tư tưởng hữu khuynh. - Hai là, các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cùng làm chủ đất nước và cuộc sống của mình. Mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích chung của đồng bào các dân tộc, dần rút ngắn sự chênh lệch giữa các tộc người, vùng miền. (Mtiêu bình đẳng, xích lại gần nhau) - Ba là, đồng bào cả nước không phân biệt tộc người miền núi hay miền xuôi đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đấu tranh ngăn chặn mọi hành vị xâm phạm lợi ích chính đáng của đồng bào các DT. Tôn trọng lợi ích chính đáng, truyền thống, tập quán, bản sắc VH các DT. Chống tư tưởng DT lớn, DT hẹp hòi, kì thị, chia rẽ DT và các biểu hiện chủ nghĩa DT cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm DT.. . Kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề DT, tín ngưỡng, tôn giáo để HĐ trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ ND, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia. (nội dung giải quyết vấn đề dân tộc Xây + chống) - Bốn là, sự phát triển của các tộc người thiểu số là trách nhiệm và sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhưng trước hết là sự nghiệp của chính đồng bào các tộc người định cư ở đó. (trách nhiệm chung- sở tại) - Năm là, giải quyết vấn đề DT và chính sách DT phải đồng bộ, toàn diện cả KT, CT, XH, VH, QP-AN. - Sáu là, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đi đôi với mở rộng quan hệ với các tộc người, các dân tộc khác. (Nội - ngoại lực) Trước mắt cần thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu: + Xoá được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khoẻ của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng bgiới; + Xoá mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc + Xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch, vững mạnh. * Một số chủ trương, chính sách lớn - Kinh tế : + Phát triển KT hàng hoá nhiều thành phần, phát huy thế mạnh vùng, miền, tộc người + Tập trung XD kết cấu hạ tầng KT-XH (điện, đường, trường, trạm y tế đến xã, bản); + Đầu tư phát triển kinh tế trang trại. + Củng cố nông lâm trường quốc doanh. + Phát triển mạng lưới hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vững chắc: Định canh, định cư. - Chính trị - xã hội: + Phát phát huy quyền làm chủ của đồng bào các DT trên mọi lĩnh vực đời sống XH: Bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về ND; tạo mọi ĐK để ND tham gia vào công việc qlí nhà nước, XD Đảng, chính quyền và các đoàn thể CT - XH. + Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều được đồng bào các DT tham gia thảo luận rộng rãi, được quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ. + Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở vùng đồng bào các dân tộc: tổ chức Đảng, đoàn thể, đội ngũ cán bộ + Nâng cao ý thức tự giác đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn kích động chia rẽ của các thế lực thù địch: việt - thiểu số; Đảng- dân; QĐ - ND. - Văn hoá - xã hội: + Tâp trung nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư ổn định đời sống, chăm sóc sức khoẻ, khắc phục bệnh tật; nước sạch, đường giao thông .. . + Phát triển giáo dục mở mang dân trí, đưa tiến bộ KHCN vào phát triển SX: tập trung việc xoá nạn mù chữ, chống tái mù chữ. Hiến pháp năm 1992 quy định “có chính sách đặc biệt để phát triển giáo dục và đào tạo ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số và nâng cao chất lượng các trường, lớp nội trú; coi trọng đào tạo cán bộ và tri thức người dân tộc” + Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc; kế thừa, tiếp biến văn hoá .. . + Đấu tranh chống mê tín hủ tục, các tập tục lạc hậu, xoá bỏ các tệ nạn xã hội: như nghiện hút, tảo hôn, các hiện tượng phản văn hoá khác .. . - An ninh - quốc phòng: + Giáo dục cảnh giác cách mạng, chủ đông phát hiện đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù Ổn định chính trị; an ninh biên giới; ngăn chặn sự xâm nhập, móc nối của các lực lượng phản động; thổ phỉ, xưng vua, kích động chia rẽ + Kết hợp phát triển KT với QP bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc XD tiềm lực quốc phòng tại chỗ, kết hợp với chiến lược chung tạo thế trận vững chắc. XD nâng cao chất lượng 3 thứ quân IV. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY. * Quân đội có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta - Xuất phát từ bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của QĐ Bởi quân đội là công cụ bạo lực bảo vệ ĐLDT, quyền bình đẳng tộc người, chống sự chia rẽ của kẻ thù. Là lực lượng có lợi thế, khả năng, điều kiện để thực hiện tốt chính sách dân tộc (kỉ luật, tổ chức, lực lượng tập trung, giác ngộ) Quân đội có trọng trách lớn trong thực hiện tốt chính sách DT (sẽ đề cập ở nhiệm vụ cụ thể). Đây vừa là trách nhiệm vừa là vinh dự thể hiện bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Điều đó làm cho Quân đội ta thực hiện tốt 3 chức năng: đội quân chiến đấu, đội quân lao động sxuât, đội quân công tác. - Thực hiện tốt chính sách dân tộc là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Củng cố thế trận QP toàn dân; góp phần xây dựng biên cương vững mạnh về mọi mặt . Bởi- Quân đội ta là quân đội của dân do dân và vì dân, từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu Đây là giải quyết nguồn vào quân đội. Quân đội ta vốn có mặt khắp mọi miền Tổ Quốc, gắn bó sâu nặng với đồng bào các dân tộc - QĐ có điều kiện và khả năng thực hiện tốt chính sách DT của Đảng và Nhà nước. * Nhiệm vụ của Quân đội ta hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Quân đội nhân dân Việt Nam cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau. - Giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện chính sách đó. - Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận nhất là vùng miền núi Tuyên truyền vận động ND nắm và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; XD khối đoàn kết DT, động viên đồng bào thực hiện tốt các nhiệm vụ CT, KT, VH, XH. - Tích cực tham gia xây dựng vùng dân tộc miền núi, biên giới vững mạnh. Xây dựng hệ thống chính trị; bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, tạo nguồn cán bộ; giữ vững ổn định chính trị an ninh biên giới; giúp địa phương xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, định canh, định cư, trồng và bảo vệ rừng, chăm sóc sức khoẻ nhân dân - Cùng đồng bào xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh ở miền núi, biên giới vững chắc Giáo dục QP-AN nơi địa phương đóng quân; cùng địa phương xây dựng phương án kết hợp QP-AN với kinh tế; phối hợp và đóng góp nhằm xây dựng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ vững mạnh. - Tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của các dân tộc, luôn xứng danh “anh bộ đội Cụ Hồ”, cảnh giác làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. *Phương châm thực hiện chính sách dân tộc: Kiên nhẫn, thận trọng, dân chủ, bình đẳng. Liên hệ Cán bộ chính trị có nhiệm vụ Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho quân nhân thuộc quyền Tổ chức đơn vị thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Đấu tranh với các nhận thức, hành vi sai trái, vô hiệu hoá sự lợi dụng của kẻ thù. KẾT LUẬN Dưới tác động của các điều kiện tự nhiên và nhân tố xã hội, quá trình tộc người diễn ra hai xu hướng cơ bản là liên hợp và phân tách. Dưới sự LĐ của Đảng, trong những năm qua, tình hình quan hệ của các DT VN diễn ra tốt đẹp, các DT đkết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình XD và BVTQ. Tuy nhiên, vẫn cũng những hạn chế đòi hái phải được giải quyết. Thực hiện tốt chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng , toàn dân, trong đó Quân đội đóng một vai trò quan trọng. Câu hỏi ôn tập 1. Các xu hướng của quá trình tộc người trên thế giới và Việt Nam. 2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới. 3. Quan hệ của các dân tộc Việt Nam. 4. Nụi dung quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdth6_4158.doc
Tài liệu liên quan