Luận án Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái

Phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái là con đường tất yếu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thủ đô Hà Nội, mà nội dung cơ bản đầu tiên là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái. Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, nông nghiệp Hà Nội đã có sự chuyển dịch cơ cấu đáng khích lệ. Cơ cấu ngành đã chuyển dịch đúng hướng, tạo tiền đề hình thành một cấu trúc cân bằng tổng thể trong hệ sinh thái nông nghiệp. Tỷ trọng ngành thuỷ sản và tỷ trọng các sản phẩm mang tính cảnh quan sinh thái tăng lên, cơ cấu kinh tế nông- lâm- thuỷ sản đã theo hướng gắn liền với du lịch, dịch vụ. Một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm mũi nhọn và mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái đã được hình thành, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp các nông sản hàng hoá cao cấp, an toàn và yêu cầu cảnh quan, môi trường. Khoa học công nghệ đã bắt đầu được biết đến với vai trò then chốt cho chuyển dịch cơ cấu qua việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, so với các điều kiện và yêu cầu phát triển cụ thể trong giai đoạn hiện nay ở Hà Nội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua còn chậm và chưa rõ nét sinh thái, chưa đạt yêu cầu về tốc độ và chất lượng chuyển dịch, khoa học - công nghệ chưa đủ sức tạo nên sự thay đổi cơ bản mặt chất lượng và cơ cấu các yếu tố, đáp ứng thực sự đòi hỏi của một nền nông nghiệp đô thị sạch, an toàn và bền vững.

docChia sẻ: aloso | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng cho rau sạch Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, thuỷ sản Thanh trì, hoa Từ Liêm (500 ha), lợn nạc Gia Lâm, Sóc Sơn. Sau đó cho đến 2010 tập trung cho cây ăn quả Từ Liêm, Sóc Sơn, bò, gà Sóc Sơn, Đông Anh, rừng du lịch sinh thái Sóc Sơn. - Về lĩnh vực áp dụng công nghệ cần tập trung nghiên cứu và chuyển giao cho khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch, kiểm tra chất lượng về sinh an toàn thực phẩm, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi theo phương thức chăn thả hoặc bán công nghiệp kết hợp xử l‎ý chất thải. Tiếp tục mở rộng tập huấn chuyển giao kỹ thuật áp dụng giống mới và sản xuất sạch. - Về các hạng mục công trình đầu tư cho khu nông nghiệp công nghệ cao cần ưu tiên hoàn thành dứt điểm các công trình như Trại lợn giống ông bà, Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả, Cơ sở chế biến gia cầm Phúc Thịnh, Đông Anh, Nhà máy giết mổ chế biến thực phẩm Đông Anh, Cơ sở chế biến rau quả Đông Anh. Nghiên cứu rà soát quy hoạch để đẩy nhanh tiến độ lập và thực hiện dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao, chú ý tính liên hoàn sản xuất- chế biến- bảo quản tại các vùng sản xuất tập trung trên cơ sở hợp lý về nhu cầu, địa điểm và không phá vỡ cảnh quan sinh thái của vùng. * Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện - Tăng lượng vốn đầu tư trực tiếp cho khoa học-công nghệ nông nghiệp để nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, sạch, sinh học vào giải quyết các vấn đề thuộc ba lĩnh vực: Sản xuất- chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước, và kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm.‎ Huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó chú ý đầu tư xã hội từ các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân (hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần), đầu tư nước ngoài… - Tổng kết các mô hình thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái ở các huyện ngoại thành như mô hình trồng rau sạch, mô hình sinh thái gắn kết giữa trồng cây ăn quả với du lịch, mô hình trồng hoa trong nhà lưới, mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt có sử dụng các biện pháp xử lý phế thải .. Từ tổng kết xây dựng các biện pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả mô hình. - Tăng cường tiềm lực về điều kiện vật chất, trình độ cán bộ và cơ chế chính sách cho các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái, như các trung tâm rau hoa, quả; trung tâm giống gia súc, gia cầm, trung tâm khuyến nông của Hà Nội, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của các huyện. Các trung tâm có thể tiếp nhận và nhân các giống cây trồng, vật nuôi của các cơ sở nghiên cứu của Trung ương hoặc nhập ngoại có hiệu quả kinh tế cao vào Hà Nội, hoặc liên kết với các đơn vị sản xuất ở các huyện trong việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất. - Xây dựng và thực hiện các chính sách liên doanh liên kết giữa các trung tâm khuyến nông của Hà Nội và đơn vị sản xuất địa phương, giữa các cơ sở sản xuất của Hà Nội với các cơ sở nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn (Viện nghiên cứu cây ăn quả, Viện chăn nuôi, Trường Đại học Nông nghiệp I) nhằm phát huy tiềm năng khoa học công nghệ của từng đơn vị. Trước hết cần tổng kết mô hình liên kết giữa Trung tâm khuyến nông Hà Nội với các đơn vị sản xuất rau sạch ở Thanh Trì để có thể nhân rộng. Mô hình này vừa nâng cao vai trò của Trung tâm về chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, vừa tạo điều kiện giới thiệu và giám sát chất lượng rau trên cơ sở gắn quyền lợi của mỗi bên đối với sản xuất rau an toàn. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của khoa học và công nghệ, yêu cầu của an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ đó, từng người dân thấy được việc phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái vừa là yêu cầu phát triển, vừa là sự an toàn, sức khoẻ và tồn tại của họ trước đòi hỏi khắt khe của kinh tế thị trường. Nhất là khi Việt Nam tham gia các hiệp định AFTA, các tổ chức WTO và các hiệp định thương mại song phương khác. - Có những chính sách khuyến khích người dân sử dụng các công nghệ đặc trưng của nền nông nghiệp sinh thái như sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, kể cả các loại thuốc tự chế (bằng gừng và tỏi như đã triển khai ở Gia Lâm), các loại giống kháng sâu bệnh, các loại phân vi sinh, phân tự chế bằng các chất hữu cơ v.v. Những chính sách khuyến khích đó có thể thực hiện bằng việc đưa ra các tiêu chí cho vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng khi thực hiện các biện pháp công nghệ an toàn (giống như chính sách của chương trình khuyến khích trồng rau sạch Thành phố đã triển khai). 3.3.4 Giải pháp về vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội trong giai đoạn tới theo đúng như mô hình đã xác định cần phải có lượng vốn lớn. Theo tính toán của các nhà quy hoạch, tổng lượng vốn cần thiết cho giai đoạn 2006-2010 cho hai phương án là 913,7 và 1.184,4 tỷ đồng, tăng 17 và 37% so với thời kỳ 2001-2005 (tuỳ theo từng phương án lựa chọn) [20]. Theo cơ cấu đầu tư định hướng ở trên, dự kiến đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp chiếm khoảng 30-35%, tiếp theo cho cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 45-50%, vốn đầu tư cho bảo quản và chế biến đứng thứ ba với tỷ lệ 10-12%. Như vậy, để có đủ lượng vốn theo quy hoạch và đảm bảo cơ cấu đầu tư với các hạng mục ưu tiên như đã xác định trong mô hình, và cũng nhằm khắc phục tồn tại về mặt tiến độ độ cấp phát vốn trong giai đoạn tới, giải pháp về vốn cần chú ý ‎các vấn đề sau: Đa dạng các nguồn huy động vốn từ nhiều nguồn không chỉ vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tín dụng mà còn khai thác từ tiềm năng của người sản xuất. Việc huy động vốn trong dân có thể được thực hiện thông qua các hình thức như đấu giá quyền sử dụng đất, tự đầu tư trong dân hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc lập quỹ “khuyến xanh” cũng là một hình thức huy động vốn đầu tư xã hội cho phát triển cây xanh đô thị. Các địa phương có thể tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để huy động vốn phục vụ chuyển đổi cơ cấu (xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất rau sạch..). Khả năng huy động vốn từ nguồn này tăng nhanh chóng khi mở rộng quy mô đô thị, nhiều công trình dự án liên doanh, liên kết sẽ có nhu cầu sử dụng đất vùng ngoại thành. Mặt khác, nhiều chủ trang trại ngoại thành ngày nay hoàn toàn có khả năng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, mặt nước hoặc các công trình xí nghiệp để phát triển kinh tế trang trại. Người dân địa phương cũng có khả năng đấu giá để mua nhà ở tại các khu đô thị mới hiện đại. Các địa phương có quỹ đất đấu thầu sẽ sử dụng nguồn vốn huy động này phục vụ trực tiếp cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái. Các hộ nông dân cũng có thể tự đầu tư để phát triển các mô hình sản xuất đã và đang được hình thành hoặc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến trên cơ sở chuyển đổi đất đai, nguồn lực nhằm tăng quy mô sản xuất. Để thực hiện điều đó, cần tiếp tục nâng cao khả năng thực hiện các chính sách khuyến khích quá trình tích tụ tập trung ruộng đất ở ngoại thành, tạo hành lang pháp l‎ý cho quá trình thực hiện. Ngoài ra, để huy động tốt vốn tự đầu tư trong dân, cần có các hình thức lựa chọn các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nông dân trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Việc huy động tiềm năng trong dân còn có thể thông qua hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tuỳ theo điều kiện từng địa phương và đặc điểm của các hoạt động sản xuất cụ thể mà nhà nước các cấp có sự tác động khác nhau. Nhà nước đầu tư nhiều hơn ở những nơi nhân dân còn khó khăn, hoặc đối với các hoạt động mang tính phúc lợi và ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Đối với các công trình gắn trực tiếp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp như đường giao thông nội đồng, hệ thống đê điều, cầu cống, kênh mương, cải tạo đồng ruộng, nhân dân làm là chính, nhà nước trung ương và địa phương đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn. Về vấn đề này, mô hình của một số địa phương của Hà Nội nhất là của Thái Bình, Nam Hà v.v cần được tổng kết và mở rộng phạm vi áp dụng. Đối với đầu tư cho áp dụng khoa học- công nghệ, cần tiếp cận và thực hiện tốt chương trình liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, và nhà khoa học để thu hút vốn đầu tư cho chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu. Đẻ huy động vốn đầu tư xã hội, cần thành lập quỹ “khuyến xanh”. Quỹ “khuyến xanh” sẽ được tạo ra do sự đóng góp của dân cư, doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn Hà Nội, và các tổ chức phi chính phủ. Đối với các hộ cư dân, đóng góp tuỳ tâm theo khả năng kinh tế của hộ. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp theo mức độ ô nhiễm. Đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, dịch vụ, đóng góp theo doanh thu. Đối với các tổ chức phi chính phủ các nước, kêu gọi đóng góp tự nguyện của họ. Đối với thanh niên trong tuổi lao động, đóng góp từ việc trích 10% trong tổng số công lao động công ích của họ [40]. Cuối cùng, đề nghị Chính phủ trích một phần tiền mua chỉ tiêu định mức khí thải công nghiệp của các nước phát triển trả cho nước ta để lập quỹ phát triển cây xanh đô thị. Vốn vay từ các ngân hàng địa phương cũng đóng góp phần quan trọng nhằm đa dạng hoá nguồn vốn cho chuyển dịch cơ cấu. Thủ tục vay mượn mặc dù đã nhanh gọn, tiện lợi hơn trước nhiều nhưng nguồn vốn từ các ngân hàng đôi khi còn hạn hẹp, một số trường hợp lãi suất đối với nông dân nghèo cũng còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cải thiện. Vì thế, cần hoàn thiện hệ thống tín dụng trên địa bàn đồng thời có sự phối hợp với các ngành chuyên môn của Thành phố và Trung ương nhằm tạo ra môi trường thông thoáng, hấp dẫn đối với người gửi tiền tạo nguồn vốn cho phát triển. Các ngân hàng có thể nghiên cứu xây dựng chương trình cho vay ưu đãi đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái. Đề nghị ngân hàng tăng cường cho vay vốn trung hạn và dài hạn tạo điều kiện phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cần kiến nghị cụ thể điều này trong báo cáo tổng kết các giai đoạn thực hiện chương trình 12 CTr/TU. Ngoài ra, để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cần tăng cường sự tiếp cận giữa các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng với các hộ nông dân, trước hết là các chủ trang trại và các tổ chức khuyến nông. Đồng thời, cần tăng cường công tác tư vấn giám sát quá trình huy động vốn vay theo các mô hình sinh thái, tránh không để xảy ra tình trạng như “trang trại Sơn Thuỷ”. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần tạo những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, trong đó có việc phối hợp với Thành phố và Trung ương, phát triển đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng, ưu tiên cho các khu vực có dự án phát triển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án thuận lợi. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc cải cách hành chính, trong đó quan tâm đến các thủ tục cấp phép, phê duyệt các dự án, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện với các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Để khắc phục hiện tượng chậm tiến độ giải ngân đối với vốn ngân sách làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng, cần chủ động kịp thời xây dựng các kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm cũng như xây dựng hoàn chỉnh những chương trình, dự án cụ thể, có tính khả thi cao về phát triển nông nghiệp theo các yêu cầu của nông nghiệp sinh thái để Thành phố và Trung ương xét duyệt được nhanh chóng. Từ đó, vấn đề giải ngân vốn mới được thực hiện và việc triển khai các hoạt động nông nghiệp theo quy hoạch phù hợp với tiến độ dự kiến. Cuối cùng cần cải tiến và hoàn thiện các cơ chế chính sách trong đầu tư, tăng tỉ lệ đầu tư cho ngoại thành và nông nghiệp, trong đó tăng tỉ lệ đầu tư trực tiếp cho khoa học công nghệ, tăng đầu tư cho các sản phẩm trọng điểm theo chiều sâu, giảm các thủ tục phiền hà, nhiễu sách trong cấp phát vốn, chống lãng phí, tham ô trong đầu tư. 3.3.5 Giải pháp về thị trường Thị trường là nhân tố quyết định sự sống còn của sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nhu cầu của thị trường như thế nào bắt buộc người nông dân phải cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó, với điều kiện phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện tự nhiên của vùng. Trong nền nông nghiệp đô thị, giải quyết tốt vấn đề thị trường lại là một nhiệm vụ cần thiết và khó khăn vì nhu cầu của người dân đô thị về các sản phẩm cao cấp và tinh thần ngày càng cao và phức tạp. Muốn chuyển dịch cơ cấu để phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng đô thị sinh thái, điều đầu tiên phải tạo ra một thị trường tốt để đảm bảo việc luân chuyển các hàng hoá được trôi chảy, từ đó thúc đẩy việc sản xuất ra các sản phẩm của nông nghiệp sinh thái. Nói cách khác, giải pháp thị trường cho nông nghiệp sinh thái phải nhằm vào thúc đẩy việc sản xuất ra các hàng hoá cảnh quan sinh thái và các sản phẩm nông nghiệp sạch trên cơ sở kích cầu và tạo cung cho các sản phẩm này. Đối với thị trường các sản phẩm cảnh quan và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí (đặc biệt là dịch vụ nghỉ dưỡng cuối tuần ở các vùng được quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái), những hạn chế về cầu và các điều kiện để cung cấp dịch vụ như vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách…đã kìm hãm sự phát triển của thị trường này. Đối với thị trường các sản phẩm an toàn (như rau sạch), mặc dù người tiêu dùng có cầu ngày càng tăng về sản phẩm nhưng hạn chế về thông tin, kênh tiêu thụ, giá cả, chất lượng sản phẩm, trật tự thị trường làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do đó, trên góc độ nông nghiệp sinh thái, để giải quyết tốt khâu thị trường cần tập trung vào những giải pháp sau: Cần kích cầu cho dịch vụ nghỉ ngơi cuối tuần bằng cách tăng cường quảng bá, cung cấp thông tin giới thiệu về các chương trình và mô hình hoạt động nông nghiệp sinh thái và sản phẩm nông nghiệp sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để việc kích cầu có hiệu quả, cần điều tra nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng theo thu nhập, tập quán, thói quen, từ đó đưa ra biện pháp quảng bá sản phẩm phù hợp cho các khách hàng mục tiêu. Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các điểm du lịch sinh thái sẽ là người thực hiện chính nhiệm vụ này. Tuy nhiên, chính phủ có thể có vai trò hỗ trợ bằng cách cho vay vốn, tài trợ một phần hoặc kêu gọi tài trợ từ những công ty lớn đang hoạt động ở Việt Nam để tổ chức những cuộc thi với các giải thưởng có giá trị ở ngay tại các điểm du lịch mới (cuộc thi đơn ca giọng hát Sao Mai tổ chức ở Tuần Châu, Quảng Ninh là một ví dụ). Những hoạt động trên sẽ cho phép tạo cầu và tăng cầu ở những điểm du lịch sinh thái đang phát triển. Ngoài ra, đối với những điểm sinh thái có tính chất bảo hộ, công ích mà mục tiêu kinh doanh không phải là chủ yếu, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, chính phủ cần có những chính sách tạo cầu và nguồn thu để nuôi sống những điểm sinh thái này. Việc gắn liền các điểm sinh thái đó với các tua du lịch trên cơ sở đầu tư tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế quản l‎ý phù hợp sẽ là những giải pháp tích cực để kích cầu và tăng nguồn thu nuôi dưỡng các điểm sinh thái. Đối với thị trường các sản phẩm an toàn (như rau sạch), cần tạo những điều kiện để các sản phẩm này tiếp cận dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô đối với các sản phẩm an toàn ngày càng tăng nhưng các điều kiện để gắn kết người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm sạch còn yếu kém. Để giải quyết vấn đề thông tin đối với rau an toàn, người sản xuất cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau sạch, tiến tới cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm, kết hợp tổ chức giới thiệu rộng rãi sản phẩm rau sạch để người tiêu dùng biết rõ về xuất xứ nguồn gốc. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm bắt đầu bằng nhãn hiệu, mã vạch, bao gói để phân biệt với các sản phẩm thông thường. Việc xây dựng thương hiệu phải được thực hiện cho tất cả các vùng rau sạch (có thể làm thí điểm), sau đó tổ chức quảng bá giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho dân chúng biết về thương hiệu hàng hoá. Để kênh tiêu thụ đảm bảo tính thông suốt đều đặn đến tận hệ thống các cửa hàng, siêu thị trong thành phố, việc thành lập các hợp tác xã tiêu thụ rau sạch và tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ là rất cần thiết. Hiện tại, hình thức tiêu thụ chủ yếu đối với rau sạch ở các vùng rau Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì là hộ nông dân bán buôn ngay tại ruộng cho người thu mua sau khi thu hoạch, rất ít siêu thị mua rau trực tiếp từ người sản xuất [32]. Với hình thức cung ứng này sẽ bảo đảm cung cấp sản phẩm đều đặn và có địa chỉ cụ thể, tạo lập niềm tin. Do vậy, để đẩy mạnh sản xuất rau sạch phải nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã tiêu thụ nhằm tạo cơ sở pháp l‎ý cho hệ thống cung ứng. Các hợp tác xã tiêu thụ này phải được hình thành ở các vùng rau sạch, làm nhiệm vụ ký kết hợp đồng cung ứng và vận chuyển trực tiếp rau sạch cho các siêu thị và cửa hàng trong Hà Nội. Kết quả điều tra các cửa hàng rau sạch cho thấy các hợp tác xã này phải chú ‎ý nhất đến 3 tiêu chuẩn quan trọng mà nhà tiêu thụ rau cần là giá cả, chất lượng và tính đều đặn của việc cung ứng [32]. Chất lượng và độ an toàn sản phẩm là một vấn đề quan trọng để đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng. Thực tế không chỉ đối với rau sạch có vấn đề gian dối về chất lượng mà các sản phẩm thông thường khác cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, để lập lại trật tự thị trường, phải nâng cao vai trò của luật pháp để xử lý‎ nghiêm túc các trường hợp vi phạm nội quy an toàn thực phẩm, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh cung cấp nông sản cho Hà Nội có sự kiểm soát đồng bộ ngay từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm. Những sự kiểm tra giám sát này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và nghiêm túc, trong đó tăng cường quy định trách nhiệm và xử l‎ý vi phạm đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm dịch. Mặt khác, để việc kiểm tra có hiệu quả, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP) một cách rộng rãi cho các loại nông sản phẩm. Để thị trường tiêu thụ không bị trôi nổi, ứ đọng, nhất là đối với các sản phẩm mới, chưa quen thuộc với khách hàng hoặc các sản phẩm cao cấp mà ít có thị trường (tôm càng xanh, cá chim trắng, hoa xuất khẩu…), cần làm tốt các việc sau: (1) Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tạo thị trường tiêu thụ nông sản nguyên liệu ổn định tại chỗ thông qua hình thức ký hợp đồng trực tiếp với dân cùng đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mối liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp), khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng; (2) xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, hợp tác xã tiêu thụ ở các vùng chuyên canh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các khu dân cư hoặc công nghiệp; (3) đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ nông sản cho nông dân, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia chế biên và tiêu thụ sản phẩm; (4) tổ chức tốt các hoạt động tiếp thị và nâng cao trình độ tiếp thị cho người sản xuất kinh doanh, nâng cao vai trò quản lý‎ của nhà nước trong quảng cáo và môi giới xuất khẩu, có thể thông qua liên kết đầu tư vốn, công nghệ và bao tiêu sản xuất với những nước thiếu nông sản. 3.3.6 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hà Nội theo đúng mục tiêu đã xác định, vai trò tạo hành lang, môi trường của các chính sách kinh tế của nhà nước là vô cùng quan trọng. Yêu cầu đối với các chính sách là phải được ban hành với nội dung phù hợp, đồng bộ và kịp thời để thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu. Bên cạnh đó, các chính sách phải được thực thi nghiêm túc, có giám sát và xử lý‎ nghiêm minh những vi phạm trong quá trình thực hiện. Đặc biệt trong khâu tổ chức chỉ đạo phối hợp thực thi chính sách cũng phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các ban ngành, tránh phiền hà, khó khăn cho cơ quan thực hiện và người nông dân. Các chính sách chủ yếu có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái bao gồm chính sách đất đai, cơ chế đầu tư, chính sách tài chính tín dụng, và các chính sách về tổ chức quản l‎ý. Các giải pháp cho các chính sách này như sau: 3.3.6.1 Chính sách đất đai - Chính sách hỗ trợ các địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa: Sự manh mún đất đai trong nông nghiệp gây cản trở rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu do đó cần có sự tập trung đất đai với quy mô đủ lớn trên cơ sở dồn điền, đổi thửa và khuyến khích các hộ nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất. Vấn đề này sẽ khó thành công nếu để các hộ nông dân tự phát chuyển nhượng ruộng đất cho nhau. Do đó, vai trò của chính quyền huyện, xã là rất quan trọng trong việc xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa. Kinh nghiệm thành công ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng như Hà Tây, Thái Bình, Hà Nam cho thấy muốn dồn điền, đổi thửa thành công phải đảm bảo dân chủ, công khai, nhưng không thể thiếu vắng vai trò của chính quyền xã. Do đó, chính quyền các huyện, xã cần chỉ đạo xây dựng và thực hiện phương án này theo tinh thần “dân chủ, tự nguyện và thoả thuận”. Để triển khai tốt dồn điền đổi thửa, Thành phố cần có chủ trương, chính sách tạo các điều kiện vật chất và pháp lý (hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất v.v..) cho các huyện, xã thực hiện. Đồng thời, Hà Nội cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các tỉnh thực hiện thành công như Hà Tây, Thanh Hoá theo phương pháp “rút bù” diện tích trong thực hiện dồn điền đổi thửa. - Chính sách hỗ trợ huy động đất đai xây dựng cơ sở hạ tầng: Để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái cần phải chuyển một số diện tích sản xuất nông nghiệp sang các mục đích đó. Vì vậy, sẽ có một số hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Nếu không giải quyết các vấn đề nảy sinh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ khó khăn. Việc xây dựng các khu công nghiệp lớn đã lấy đi khá nhiều diện tích đất canh tác của nông dân. Tuy nhiên, các dự án lớn có nguồn kinh phí khá dồi dào nên việc giải quyết đền bù thuận lợi hơn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các công trình nội bộ xã, thôn, xóm. Đối với các dự án này, với các hộ nông dân bị mất nhiều đất, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống thì chính sách bồi thường thiệt hại về đất phải gắn liền với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động. Muốn giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất phải hỗ trợ đào tạo nghề và được ưu tiên tuyển dụng trong các chương trình việc làm của Thành phố hay đi xuất khẩu lao động v.v.. hoặc được ưu đãi vay vốn để phát triển thêm ngành nghề hoặc tạo lập nghề mới. Nhà nước (Thành phố, huyện) cần có sự hỗ trợ về các mặt để địa phương xử lý tốt các vấn đề này. - Chính sách đấu giá quyền sử dụng đất lấy vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch: Hà Nội có thế mạnh trong việc triển khai chính sách đấu giá quyền sử dụng đất vì giá trị thực của đất lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng đỡ tốn kém vì không gian hẹp, tính tập trung cao. Lượng vốn huy động từ nguồn này sẽ khá lớn để tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu. Trong thời gian qua ở các huyện ngoại thành như Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm đã thực hiện chính sách này để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của các liên doanh đóng tại địa bàn. Năm 2002, Đông Anh đã tiến hành thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất khu trung tâm tạo nguồn vốn hơn 70 tỷ cho xây dựng các cơ sở hạ tầng, trong đó có 2 tỷ đầu tư cho xã Vân Nội triển khai 17 ha rau sạch [15]. Đây là việc làm khá thành công cần được tổng kết và xây dựng thành cơ chế thực hiện để tạo nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng cho các huyện ngoại thành. - Các chính sách đất đai khác: Từng bước triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những nơi đã quy hoạch rõ, sớm có những biện pháp xử lý ở những vùng đất tranh chấp. Vận dụng linh hoạt các sách đất đai thích hợp, tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt bằng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các khu công viên nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Kiên quyết xử lý các tình trạng lấn chiếm đất đai, xác định rõ các ranh giới quy hoạch. Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất để xây dựng phương án điều chỉnh vùng sản xuất tập trung, trước hết là phương án quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung xa thành phố. 3.3.6.2 Cơ chế đầu tư Với mục tiêu là nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội cho chuyển dịch cơ cấu để phát triển nông nghiệp sinh thái, cơ chế đầu tư và hỗ trợ đầu tư phải được xây dựng phù hợp với các đối tượng đầu tư và mục đích sử dụng sản phẩm. Với các sản phẩm nông nghiệp là hàng hoá cá nhân, do các hộ và trang trại sản xuất ra, vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có của người sản xuất, kết hợp sự hỗ trợ ưu đãi của nhà nước. Đối với sản phẩm cảnh quan môi trường là hàng hoá công cộng (cả đối với cơ sở hạ tầng) thì phương thức đầu tư cơ bản là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Biểu 3.6 cụ thể hoá các hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển các loại hình cảnh quan: Biểu 3.6: Cơ chế đầu tư phát triển các loại hình cảnh quan Các loại hình cảnh quan Nguồn vốn đầu tư Công viên, nhà vườn, khu du lịch sinh thái, công viên nông nghiệp Ngân sách địa phương+ liên doanh theo hình thức BOT Rừng phòng hộ và đặc dụng 100% ngân sách Trung ương + vốn lâm trường hoặc hộ gia đình Cây xanh đường phố 100% ngân sách địa phương Cây xanh vườn hộ gia đình Vốn tự có+ vốn vay lãi suất thấp Cây xanh chuyên dụng (di tích lịch sử, nghĩa trang..) 100% ngân sách Trung ương + vốn công ty nghĩa trang và nhân dân + mở thầu quản l‎ý và sử dụng Cây xanh công sở Vốn tự có + hỗ trợ từ ngân sách + đóng góp của cán bộ, học sinh Cây xanh khu chức năng (khu công nghiệp, sân bay) Vốn của doanh nghiệp + ngân sách Trung ương hỗ trợ Đối với việc quản l‎ý và phát triển các diện tích cây xanh đường phố, vườn hoa, vườn dạo nhỏ, rừng phòng hộ, do không có khả năng kinh doanh nên nguồn vốn đầu tư là vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn vay hoặc tài trợ của nước ngoài. Riêng đối với khu vực quy hoạch phát triển mới (vùng giáp ranh) có thể là nguồn vốn huy động từ nhân dân thông qua chi phí tính thêm trong giá nhà giá đất khu vực. Đối với việc quản l‎ý và phát triển diện tích công viên, nhà vườn, khu du lịch sinh thái, công viên nông nghiệp, do có khả năng kinh doanh thu lợi nhuận nên nguồn vốn đầu tư ban đầu có thể là vốn vay của nhà nước, hoặc vốn kinh doanh của đơn vị chủ quản, kết hợp với vốn liên doanh, liên kết trong và ngoài nước theo phương thức cùng khai thác, phân chia lợi nhuận. Các công trình lớn và hiện đại để khai thác các tiềm năng ở Sóc Sơn, Đông Anh có thể theo hình thức BOT. Đối với diện tích cây xanh chức năng công sở, trường học, bệnh viện, vốn đầu tư được huy động từ nguồn vốn của các cơ quan chủ quản. Các diện tích cây xanh chuyên dụng trong các khu công nghiệp sẽ được phát triển từ nguồn tiền thuê đất hàng năm của các xí nghiệp trong khu công nghiệp. 3.3.6.3 Chính sách tài chính, tín dụng - Chính sách thuế: Thực hiện ưu đãi thuế bằng cách miễn giảm thuế cho các đơn vị sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo chế độ hiện hành (miền giảm thuế ví dụ cho các trang trại thực hiện mô hình chuyển đổi Lúa - Cá - Cây ăn quả trong 5 năm đầu, miễn giảm thuế (và cho vay ưu đãi) đối với các cơ sở chế biến, tiểu thủ công nghiệp hoặc các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng rất cần cho kinh tế của các huyện. Miễn thuế hoàn toàn đối với trồng rừng có tính phòng hộ cao. - Chính sách tín dụng: Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn nhiều hơn, đơn giản hoá các thủ tục thế chấp, bảo lãnh, tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn đối với các cây trồng vật nuôi dài ngày có thời hạn thu hồi vốn lâu, cho vay ưu đãi để phát triển các phương án sản xuất kết hợp mang tính sinh thái môi trường cao, và da dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân. Cho vay ưu đãi lãi suất thấp đối với các tổ chức, hộ gia đình trồng rau sạch, trồng rừng sản xuất, làm trang trại sinh thái và mô hình VAC. 3.3.6.4 Tổ chức quản lý Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị, sinh thái, ở tầm vĩ mô cần có ban chỉ đạo chương trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở Thủ đô do một phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội làm trưởng ban. Thành viên ban chỉ đạo gồm có Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông Công chính và một số ban ngành có liên quan khác của Hà Nội. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là xây dựng các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái, nghiên cứu đề xuất với chủ tịch UBND Thành phố ban hành các chính sách có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu, và chỉ đạo giám sát quá trình thực hiện. Có thể gắn kết nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái với nhiệm vụ phát triển cảnh quan cây xanh đô thị bằng cách giao cho ban chỉ đạo thêm nhiệm vụ xây dựng các chiến lược chung và các dự án phát triển cây xanh Thủ đô cho từng thời kỳ 2006-1010 và 2010-2020. Để tránh xáo trộn về mặt tổ chức, có thể vẫn giao trách nhiệm quản l‎ý Nhà nước (lập quy hoạch, quản l‎ý vốn đầu tư từ ngân sách, giám sát thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu, chỉ định thầu hoặc bỏ thầu các dự án phát triển cây xanh đô thị) cho hai đơn vị chủ chốt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Giao thông Công chính theo phạm vi chức năng chuyên môn. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND Thành phố sẽ đứng ra chủ trì vấn đề này để khâu các đầu mối, giải quyết tranh chấp và quyết định những vấn đề lớn có liên quan đến đầu tư nước ngoài hoặc đầu tư theo phương thức BOT. ở tầm vi mô, cần rà soát, xắp xếp lại các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp sinh thái, phân loại chúng theo từng loại hình nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở đó xây dựng quy chế hoạt động thích hợp nhằm gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển cảnh quan và sản xuất ra các sản phẩm an toàn. Trang trại trong nông nghiệp vẫn là hình thức tổ chức cơ bản, tiên tiến để sản xuất các sản phẩm cao cấp và an toàn do có tiềm lực vốn và khả năng ứng dụng công nghệ. Kinh tế hộ có quy mô phù hợp và dễ dàng phát triển các vườn gia đình. Để gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm đối với các tổ chức kinh tế này, cần tiếp tục thực hiện tốt cơ chế giao đất, giao rừng‎ đến người sử dụng và định thời gian cũng như thuế suất hợp l‎ý cho các loại đất đai, mặt nước và đất rừng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái, việc phát triển cảnh quan môi trường sẽ được điều tiết bởi thị trường, nhưng nhà nước cần quản l‎ý các hoạt động tu bổ, sửa sang theo quy hoạch tổng thể và không làm mất tính đa dạng sinh học của thiên nhiên. Các tổ chức kinh tế có tính chất công ích, bảo hộ, ngoài phát triển dịch vụ có thu, cần được hỗ trợ bằng nguồn quỹ “khuyến xanh” hoặc từ nguồn tiền mà các tổ chức nước ngoài trả khi mua chỉ tiêu định mức khí thải công nghiệp. Đó là những biện pháp nhằm gắn kết quyền lợi và trách nhiệm cho các tổ chức phát triển nông nghiệp- du lịch sinh thái. 3.3.7 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực về trình độ. Mặc dù, nguồn nhân lực của Hà Nội có chất lượng cao hơn các địa phương khác, nhưng vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và nông nghiệp sinh thái vẫn cấp thiết, trong đó có vấn đề đào tạo nghề cho những lao động dôi dư trong quá trình đô thị hoá. Những vấn đề cơ bản cần chú ‎trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái là: - Đối tượng đào tạo: Bao gồm những người sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại, những người quản lý (nhất là đội ngũ cán bộ quản l‎ý cấp xã), các cán bộ quản lý các dự án phát triển nông nghiệp-du lịch sinh thái, cán bộ kỹ thuật tham gia các tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải những kiến thức mới về công nghệ của nông nghiệp sinh thái đến người nông dân. Đối tượng đào tạo nên bao gồm cả học sinh ở bậc giáo dục phổ thông để chuẩn bị kiến thức cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp sau này nếu như không thoát ly khỏi địa phương. Chú ‎ ý các đối tượng đào tạo trẻ ở các làng nghề truyền thống mà sẽ trở thành các điểm du lịch văn hoá, du lịch làng nghề (Bát Tràng, Phù Đổng Gia Lâm) - Nội dung đào tạo: Trước hết là đào tạo nhận thức cho người lao động đối với các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp sinh thái, như tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, đô thị ở Hà Nội, những tác hại về ô nhiễm môi trường và những tác nhân gây ô nhiễm. Tiếp theo là đào tạo các kiến thức có liên quan để nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Các kiến thức này bao gồm kiến thức về về hệ sinh thái cân bằng, mối quan hệ giữa các ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, những thành tựu của công nghệ mới có thể phát huy vào sản xuất như công nghệ về giống; công nghệ canh tác trong nhà lưới, công nghệ canh tác có che phủ chống cỏ dại và giữ ẩm…, những kiến thức về kinh doanh du lịch- sinh thái, kinh tế thị trường, nghiệp vụ kế toán và phân tích kinh doanh…Các nội dung đào tạo hướng tới việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường. - Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa đào tạo tập trung ngắn hạn từ 3-5 ngày với đào tạo ngay tại cơ sở sản xuất thông qua tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình trình diễn, phát huy các hình thức truyền tải kiến thức khoa học và công nghệ của tổ chức khuyến nông và các tổ chức quần chúng. Coi trọng hình thức đào tạo qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, tờ rơi...) với các nội dung phù hợp, hoặc tổ chức các hội thi, tham quan học hỏi giữa các cơ quan, đơn vị, hoặc sinh hoạt câu lạc bộ khoa học công nghệ. Tranh thủ mời các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước đến giảng dạy, tập huấn. Đối với đào tạo nghề, tăng cường đào tạo tại cơ sở và truyền nghề tại gia đình, vừa học vừa làm để phát triển đa dạng các ngành nghề ở địa phương, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư trong quá trình đô thị hoá. - Nguồn vốn đào tạo: Đây là vấn đề nan giải, vì lượng người cần đào tạo lớn, khối lượng các nội dung cần đào tạo nhiều, trong khi đó nguồn lực trong dân còn hạn hẹp. Để giải quyết vấn đề này, cần giành lượng vốn ngân sách hợp lý cho đào tạo. Có các biện pháp thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt, cần lựa chọn những đối tượng trẻ, có kiến thức văn hoá, có tâm huyết với nghề nông đào tạo cơ bản làm nòng cốt cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Từ những cá nhân đó, xây dựng thành các mô hình trình diễn để nhân dân trong vùng cùng học tập. Số người được học sẽ tăng, vấn đề vốn cho đào tạo sẽ từng bước được tháo gỡ. - Chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo và việc làm: Khuyến khích người lao động tham gia đào tạo bằng cách tạo điều kiện xắp sếp vị trí, việc làm phù hợp sau khi đào tạo, chế độ tiền lương, tiền thưởng đãi ngộ hợp l‎ý, cung cấp các thông tin về việc làm và thị trường lao động ở địa phương, phối hợp với thành phố để mở rộng mạng lưới thông tin tư vấn về việc làm, tìm kiếm phát triển thị trường lao động ra bên ngoài, kể cả xuất khẩu lao động. KếT luận Phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái là con đường tất yếu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thủ đô Hà Nội, mà nội dung cơ bản đầu tiên là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái. Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, nông nghiệp Hà Nội đã có sự chuyển dịch cơ cấu đáng khích lệ. Cơ cấu ngành đã chuyển dịch đúng hướng, tạo tiền đề hình thành một cấu trúc cân bằng tổng thể trong hệ sinh thái nông nghiệp. Tỷ trọng ngành thuỷ sản và tỷ trọng các sản phẩm mang tính cảnh quan sinh thái tăng lên, cơ cấu kinh tế nông- lâm- thuỷ sản đã theo hướng gắn liền với du lịch, dịch vụ. Một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm mũi nhọn và mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái đã được hình thành, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp các nông sản hàng hoá cao cấp, an toàn và yêu cầu cảnh quan, môi trường. Khoa học công nghệ đã bắt đầu được biết đến với vai trò then chốt cho chuyển dịch cơ cấu qua việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, so với các điều kiện và yêu cầu phát triển cụ thể trong giai đoạn hiện nay ở Hà Nội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua còn chậm và chưa rõ nét sinh thái, chưa đạt yêu cầu về tốc độ và chất lượng chuyển dịch, khoa học - công nghệ chưa đủ sức tạo nên sự thay đổi cơ bản mặt chất lượng và cơ cấu các yếu tố, đáp ứng thực sự đòi hỏi của một nền nông nghiệp đô thị sạch, an toàn và bền vững. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái trong hai giai đoạn từ 1991- 2000 và đặc biệt 2001-2005, luận án đã rút ra các đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch. Từ các đánh giá chung, có 8 nhóm vấn đề cần được giải quyết nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái trong giai đoạn tới là: (1) Tác động của đô thị hoá; (2) Công tác quy hoạch, kế hoạch; (3) Sự phát triển của cơ sở hạ tầng; (4) Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; (5) Vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu; (6) Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm; (7) Vấn đề xây dựng, chỉ đạo và phối hợp thực thi chính sách; và (8) Mức độ tập trung đất đai, nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Cũng bằng tổng kết quá trình phát triển các phương thức sản xuất nông nghiệp trong lịch sử và khái quát đặc trưng và kết quả phát triển nông nghiệp Hà Nội qua các giai đoạn, luận án khẳng định rằng nội dung cơ bản để phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái là thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (đặc biệt là theo ngành, theo vùng và theo kỹ thuật) để làm biến đổi ba đặc trưng cơ bản (về sản phẩm, về bố trí sản xuất và về công nghệ kỹ thuật), đáp ứng các yêu cầu của nền nông nghiệp sinh thái. Trên cơ sở nhận định trên đây và căn cứ vào các chủ chương chính sách chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các dự báo xu thế phát triển kinh tế ngoại thành, dựa vào phân tích các tiềm năng về tự nhiên- kinh tế-xã hội của Hà Nội, các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng và các vấn đề đặt ra về thực trạng chuyển dịch, luận án đã đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hà Nội đến năm 2010 theo ngành, theo vùng sinh thái và theo cơ cấu kỹ thuật. Để thực hiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu đã được đề ra, nông nghiệp Hà Nội trong giai đoạn tới nhất thiết phải thực hiện tốt 7 nhóm giải pháp cơ bản, đó là: (1) Giải pháp về quy hoạch; (2) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; (3) Tăng cường các hoạt động khoa học- công nghệ và khuyến nông; (4) Huy động vốn và hoàn thiện cơ chế đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu; (5) Hoàn thiện và phát triển thị trường; (6) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, và (7) Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách. Các nhóm giải pháp trên đây phải được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, trong đó coi quy hoạch là giải pháp hoa tiêu, cơ sở hạ tầng và khoa học-công nghệ là nền tảng và then chốt, thị trường là huyết mạch, các giải pháp khác là những đòn bẩy quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu. Danh mục Tài liệu tham khảo I. Các tài liệu tiếng Việt Đào Thế Anh (2003), Một số biến đổi của nông nghiệp Hà Nội trong thập kỷ qua, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội. Bộ Chính Trị (2000), Nghị Quyết 15 NQ/TW, ngày 15 tháng 12 năm 2000 Cục thống kê Hà Nội (1990), Niên giám thống kê Hà Nội 1990. Cục Thống kê Hà Nội (1991), Niên giám thống kê Hà Nội 1991. Cục Thống kê Hà Nội (1996), Niên giám thống kê Hà Nội 1996. Cục Thống kê Hà Nội (1997), Niên giám thống kê Hà Nội 1997. Cục Thống kê Hà Nội (2001), Niên giám thống kê Hà Nội 2001. Cục Thống kê Hà Nội (2003), Niên giám thống kê Hà Nội 2003. Cục Thống kê Hà Nội (2003), Niên giám thống kê Hà Nội 2004. Cục Thống kê Hà Nội (1997), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản thành phố Hà Nội năm 1994 Cục Thống kê Hà Nội (2004), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản thành phố Hà Nội năm 2001 Lê Qu‎ý Đôn (2005), Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hoá nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội Nguyễn Thị Hoa (2003), Nghiên cứu thử nghiệm và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý một số thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học trong sản xuất rau, quả an toàn, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội Lê Văn Hoạt (1999), Nghiên cứu và phân tích động thái của cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 1991-1998 và kiến nghị về các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 2000-2005, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, Nhà xuất bản nông nghiệp. Nguyễn Đình Long (2004), Nghiên cứu giải pháp và đề xuất mô hình ứng dụng khoa học- công nghệ để dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn- Thành phố Hà Nội, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Nguyễn Xuân Long (2001), Những giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Khánh Hoà theo hướng sản xuất hàng hoá, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội. Lê Du Phong, Nguyễn Văn áng, Hoàng Văn Hoa (2002), ảnh hưởng cảu Đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nguyễn Trung Quế (2003), Nghiên cứu khái niệm về nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hoá nông thôn, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2000), Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2003), Số liệu nông nghiệp nông thôn Hà Nội giai đoạn 1991-2000. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2001), Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2000. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2002), Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2001. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2003), Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2002. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2004), Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2003. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2005), Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2004. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2005), Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2005. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2001), Định hướng hoạt động khoa học công nghệ và môi trường giai đoạn 2001-2005. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội (2005), Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Báo cáo kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2004. Nguyễn Thị Phương Thảo (2002), Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở một số loại nông sản chính trên địa bàn Hà Nội, đề xuất giảI pháp quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội Nguyễn Văn Tiến (2003), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản l‎ý kinh doanh và sản xuất phân bón sinh học trên địa bàn Hà Nội, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội. Trường đại học Kinh tế Quốc dân (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. Đào Thế Tuấn (2003), “Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững”, Tạp chí Phát triển nông thôn, 4 (2), tr. 6. Đào Thế Tuấn (2003), Nghiên cứu khái niệm, nội dung nông nghiệp đô thị, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Đào Thế Tuấn (2003), Kinh nghiệm nước ngoài về phát triển nông nghiệp đô thị, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghịêp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Đào Thế Tuấn (2004), “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trung Quốc”, Tạp chí Phát triển nông thôn, 5, (1), tr.6. Đào Thế Tuấn (2004), “Cơ sở khoa học của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn”, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghịêp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Nguyễn Công Tụng (2002), Báo cáo dự án hai năm (2000-2001), đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh ở Hà Nội đến năm 2010, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2001), Báo cáo Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn, số 12 CTr-TU. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm Chương trình 12/CTr-Tu phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn (2001-2005), định hướng phát triển giai đoạn 2006-2010. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2003), Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định tiêu chí làng (xã) sinh thái- du lịch trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2002), Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết làng sinh thái- đô thị- du lịch Đình Phú, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2002), Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết làng sinh thái- đô thị- du lịch xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2002), Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết làng sinh thái- đô thị- du lịch xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2002), Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết làng sinh thái- đô thị- du lịch xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2002), Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết làng sinh thái- đô thị- du lịch xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2000), Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm (2001), Báo cáo dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Từ Liêm giai đoạn 2001-2010. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì (2002), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì giai đoạn 2001-2010. Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm (2001), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm giai đoạn 2000-2010. Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn (2000), Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2010. Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh giai đoạn 2001-2010. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì (2001), Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001-2010 II. Các tài liệu tiếng Anh Chernery H. (1998), “Structural transformation, Handbook of development Economics”, Volume 1, North- Holland (197-202). Chen Shuang (2003), “Green Space Planning Strateg‎ies Compatible ưith High-density Development in the Urban Area”, International Conference of “Issues and the Future of Ecocity Development”, Internet sources. FAO (2001), “Urban and Peri-Urban Agriculture”, The Special Program for Food Securitiy, The Internet Source. Gale F.H (1999), “Agriculture in China’s Urban Area: Statistics from China Agriculture Census”. Jenroen (1996), “Ecological Economics and Sustainable Development: Theory, Method and Application” , Mc Graw Hill, Inc. (28). JohnstonB. F. Kilby P. (1975), “Agriculture and Structural Transformation, Economic Strategies in Late-Developing Countries”, Oxford University Press, New York Kuznets S. (1959), “The Comparative study of Economics Growth and Structure”, New york, NBER. Laura E. Powers & Robert McSorley (1998), “ Ecological Principles of Agriculture”, Mc Graw Hill, Inc. (1) L. M Van Den Berg Ms Van Wijk, Pham Van Hoi (2003) “ The Trans formation of Agriculture and Rural life downstream of Hanoi”, Environmental & Urbanization, 15 (1) Miguel A. Altieri (1990), “The Potential of Agroecology to Combat Hunger in the Developing World”, International Conference on Agroecology in Action. Martin L Van Brakel, Ernesto J Mrales (2001), “ Likelihood improving functions of pond based integrated Agriculture Aquaculture Systems”, Internet sources. Harison, J., and P. Grant. (1976), “ The Thames Transformation”, Worcester: The Trinity Press. Richard R. Harwood (1990), “History of Sustainable Agriculture- Sustainable Agricultural System”, Lucie Press, (37). Danh Mục công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng Việt (2002), “Phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái ở huyện Từ Liêm”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2), tr. 168-169. Trần Thị Hồng Việt (2003), “ Nông nghiệp sinh thái đô thị: Lý thuyết cơ bản và một số mô hình thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển- Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, (1), tr. 50-54. Trần Thị Hồng Việt (2005), “ Sắc màu sinh thái trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà nội những năm đầu chuyển dịch”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển- Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, (99), tr. 46-48. Trần Thị Hồng Việt (2006), “ Mô hình vùng nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái ở Hà Nội những năm 2020 nhìn từ kinh nghiệm của Bangkok, Thái Lan”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển- Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, (104), tr. 40-41.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29491.doc
Tài liệu liên quan