Luận văn Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930 - 1945

MS: LVVH-VHVN014 SỐ TRANG: 133 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: NGÔ TẤT TỐ VÀ THỂ VĂN PHÓNG SỰ, TIỂU PHẨM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (1930-1945) 1.1. Ngô Tất Tố - nhà văn, nhà báo xuất sắc trong văn học Việt Nam (1930-1945) 1.1.1. Một nhà báo với ngòi bút chiến đấu sắc bén 1.1.2. Một nhà tiểu thuyết lớn 1.1.3. Một nhà khảo cứu, phê bình, dịch thuật tài năng 1.2. Phóng sự và một số đặc điểm chung từ gĩc nhìn thể loại 1.2.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của phóng sự 1.2.2. Khái niệm phóng sự 1.2.3. Đặc trưng của phóng sự 1.3. Một số vấn đề về thể loại Tiểu phẩm 1.3.1. Khái niệm. 1.3.2. Lịch sử ra đời và phát triển của tiểu phẩm. 1.3.3. Đặc trưng của tiểu phẩm 1.3.4. Nghệ thuật của tiểu phẩm CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰ NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 2.1. Những đóng góp về nội dung 2.1.1. Phóng sự của Ngô Tất Tố góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực trong văn học về đời sống nông dân. 2.1.2. Tố cáo thế lực phong kiến thực dân với những âm mưu thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn 2.1.3. Góp thêm tiếng nói nhân đạo và hiện thực to lớn cho văn học Việt Nam 1930-1945 2.2. Những đóng góp lớn về nghệ thuật 2.2.1. Trần thuật sắc bn, hấp dẫn 2.2.2. Kết cấu giản dị nhưng chặt chẽ 2.2.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIÊT NAM 1930-1945 3.1. Những đóng góp lớn về nội dung 3.1.1. Vạch trần bản chất xấu xa của các thế lực trong xã hội thực dân phong kiến 3.1.2. Phản ánh thực trạng xã hội với sự xuống cấp về đạo đức, lối sống 3.2. Những đóng góp về nghệ thuật 3.2.1. Kết cấu linh hoạt 3.2.2. Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đạt hiệu quả cao KẾT LUẬN THƯ MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: NIÊN BIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BÀI VIẾT MỚI VỀ NGÔ TẤT TỐ ĐĂNG TRÊN BÁO PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP ĐƯỢC TRONG CHUYẾN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG NGÔ TẤT TỐ

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan lại”. Trong xã hội phong kiến xưa, người Việt thường ví những bọn quan lại như những lũ chuột chuyên đục khoét của dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỉ XVI, đã từng có bài thơ “Ghét chuột”, phản ánh bản chất gian tham của bọn quan lại phong kiến. Cùng trường liên tưởng đó, Ngô Tất Tố trong Tiểu phẩm “Cháy nhà ra mặt chuột” có một sự so sánh rất thú vị giữa xã hội loài chuột và xã hội loài người với đám quan lại An Nam. Xã hội loài chuột thì tồn những kẻ “hay ăn vụng, hay cắn hại lại hay truyền bệnh dịch hạch cho người ta, cái giống chuột ai ai cũng ghét” . Chúng phần lớn là “bậc tài giỏi tinh khôn”, chỗ nào cũng chui vừa, lại có cái tài “náu mình” rất kĩ. “Cũng nhờ cái kín đáo và vững chãi đó mà các anh luôn sống trong nhà người ta mà người ta không bắt nổi”. Tuy nhiên “cái hang ấy chỉ che chở cho các anh bình yên chứ không thể che chở cho các anh trong cơn tai biến”. Chính vì thế, dù có trốn kĩ đến mấy, mà nhà cháy thì “các anh” cũng phải lòi ra, cho nên dân gian có câu “cháy nhà ra mặt chuột” [59, tr.76]. Ngô Tất Tố nói kĩ về xã hội loài chuột, về bản chất cũng như cái kết cục của chúng trong khi cháy nhà. Sau đó ông dùng một câu so sánh rất đắt giá: “Nhưng xét cho kĩ, chẳng riêng gì xã hội loài chuột mới có trường hợp ấy, chính ở xã hội loài người cũng thường như thế. Ngay như trong đám quan trường An Nam” [59, tr.76]. Như vậy vấn đề mà Ngô Tất Tố muốn đề cập tất nhiên không phải là xã hội loài chuột mà chính là xã hội loài người mà cụ thể là đám quan lại An Nam. Không cần phải diễn giải nhiều lời, chỉ qua sự so sánh đó, người đọc cũng hiểu Ngô tất Tố muốn phản ánh điều gì. Đó là nạn quan tham, đục khoét của công. Dù chúng có trăm phương nghìn kế, có trốn chui trốn nhủi mà làm những điều phi pháp, thì cũng có ngày “cháy nhà” mà “ra mặt chuột”. Và, để thuyết phục độc giả tin theo sự so sánh của mình, ông đưa ra một số dẫn chứng về việc quan lại tham ô bị đem ra toà xử lí. Một câu hỏi được nêu ln thật nhức nhối ở cuối bi tiu phẩm: chuột còn thì quan lại tham ô cũng còn, và biết bao giờ mới hết nạn quan tham của công? Cũng có lúc ông chọn những sự việc hiện đại, nhưng gần gũi với sinh hoạt đời sống của con người để phản ánh hiện thực như trong tiểu phẩm “Không phải đánh bốc, đánh bài Tây đấy”. Để lật mặt hai kẻ đầu cơ chính trị như Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh, Ngô Tất Tố đã chỉ ra những trò bịp bợm mị dân của các vị này. Việc hai ông bồi bút Quỳnh, Vĩnh cố ý làm um chuyện cãi cọ, chuyện bất đồng ý kiến với nhau trên báo chí khiến công chúng cho rằng họ đang mâu thuẫn gay gắt. Báo Ami du peuple còn đăng hình hai ông đánh bốc với nhau. Tuy nhiên những trò lừa bịp này không qua được con mắt tình đời của Ngô Tất Tố. Ông cho rằng Quỳnh và Vĩnh là bậc “khôn trẻ nỏ già”, có nghĩa là không già cũng chẳng trẻ, thế là vào độ tuổi chín chắn và minh mẫn nhất rồi, làm gì có chuyện trẻ con như thế? Và Ngô Tất Tố đã chỉ ra cho công chúng thấy bản chất thật của sự việc thông qua mot sự so sánh khác độc đáo. Ông cho rằng hai ông Quỳnh, Vĩnh không phải đáng bốc mà là “đánh bài Tây” đấy. Và ông đã chỉ ra cơ sở so sánh của mình: Một chị đàn bà ngồi trong làm “cái”, miệng hát tay “tráo” ba quân ít xì, để cho hàng xứ đến đánh, đánh trúng bài người thì được, đánh trúng bài hoa thì thua, nhưng cứ một mình chị này thì chẳng ma nào dám đánh với, vì người ta biết rằng đánh với chị ấy tất thua. Bởi vậy phải lại có một chị đàn bà khác ngồi ngoài làm con, cởi ruột tượng mà đánh, đánh một cách hăng hái sát phạt, thiên hạ thấy vậy ngõi mắt đánh theo, lắm người phải dốc túi với các chị. Tối đến chị cái, chị con đổ tiền làm một. Trừ vốn đi còn bao nhiêu chia nhau. Ay cái lối đánh bài Tây nó thế”. [59, tr.56] Hai ông Quỳnh, Vĩnh trong ci nhìn của Ngơ TấT Tố, cũng giống như hai chị đàn bà kia. Cùng hội cùng thuyền nhưng giả vờ ci nhau để thử lòng người và để mưu lợi cho riêng mình, nhằm lấy lòng thực dân để lo chuyện đầu cơ chính trị. Đúng là nói bao nhiêu ngôn ngữ cũng không dễ hiểu bằng chọn được đối tượng so sánh phù hơp để làm bật lên vấn đề. Cái tài của Ngô Tất Tố là ở đó. Ngô Tất Tố chọn việc so sánh không chỉ độc đáo mà còn có ấn tượng thẫm mĩ rất cao, chẳng hạn để khẳng định Phạm Quỳnh là một kẻ “theo gió bỏ buồm”, ông đã ví hắn như “một bạc tình lang”. Ông ví tình cảm của tập báo Nam Phong đối với Phạm Quỳnh là “một ả tình nhân rất tận tâm, rất đắc lực”, thế mà Phạm Quỳnh đã bỏ ả để ôm ái tình sang con đường chính trị [58, tr.31-32], vậy ông Phạm Quỳnh chính là một “bạc tình lang” rồi còn gì. Chuyện báo chí, chuyện chính trị mà Ngô Tất Tố lại cụ thể hoá bằng chuyện ái tình, vừa dễ hiểu, vừa vui, và đặc biệt là gây được ấn tượng mạnh trong làng người đọc. Ngô Tất Tố còn sử dụng lối so sánh đối lập. Ơng chọn đặt cạnh nhau những sự việc trái ngược nhau về bản chất, về hành động để thể hiện nội dung phê phán của mình. Lối so sánh này thể hiện rõ trong các tiểu phẩm như: “Ả xẩm Tàu mấy ông nhà giàu An Nam”, “Chuyện hàng ngày”, “Ai nhất, ai nhì”, “Từ nay dân Pháp lại khổ hơn dân An Nam thêm một từng nữa”… Một số tác phẩm cuả ông đưa ra những tấm gương đạo đức hàng ngày để sau đó so sánh với những thói hư, tật xấu với mục đích hướng thiện. Chẳng hạn ông đã so sánh hành động nhân đạo của một “ả xẩm tàu”, đã giúp đồng bào tới hai chục đồng, số tiền không phải là nhỏ đối với một một ả buôn son bán phấn. Ngược lại, “những người giàu có hàng vạn, hàng triệu mà tiền bạc của họ cũng chỉ ních vào tủ sắt… có ai đem sổ quyên đến hoặc về diễn dịch làm phúc mời họ thì họ lắc ngay cái đầu”. [59, tr.79] Với bọn nhà giàu keo kiệt bủn xỉn, thiện tm còn thua một ả đàn bà ở tầng lớp cuối cùng của xã hội. Trường hợp khác, Ngô Tất Tố ca ngợi chuyện cô Ng. Thị Kho bất chấp cái chết nhảy xuống sông để cứu chồng, cuối cùng ca hai cùng chết, đối lập với số đông nữ giới thành thị: “Thị Kho là một người thôn dân buôn xuôi bán ngược, mà đối với chồng còn biết giữ thuỷ chung “sống cùng nhà, thác cùng mồ” như vậy, chẳng bù cho số đông nữ giới ở các thành thị, vẫn tự phụ là có học mà về phẩm hạnh thì so với một người đàn bà nhà quê như Thị Kho còn kém xa, chẳng biết có lấy thế làm tự xấu hổ không” [59, tr.235]. Cũng có khi ông so sánh những sự phân biệt đối xử trái ngược nhau để làm rõ sự bất công của xã hội đương thời. Ông so sánh lớp “nhà nông”, với lớp “nho sĩ”, để thấy được nỗi đau thời thế, thấy được cái “buổi chợ chiều” của nho học. Trí thức nho học không còn được trọng vọng như trước (“Ai nhất ai nhì”). Ông lấy chuyện nước Pháp với chính sách cấm thuốc phiện, truy sát tận gốc việc sử dụng và chứa chấp thuốc phiện, để so sánh với việc thuốc phiện được tự do rãi khắp các nước Đông Dương. Từ đó chỉ ra âm mưu thâm độc của kẻ thù, muốn dùng thuốc phiện để làm tê liệt tinh thần phản kháng của nhân dân ta.(Từ nay dân Pháp lại khổ hơn dân An Nam hơn một từng nữa)… Tóm lại, so sánh là một trong những thủ pháp chủ yếu nhằm thể hiện nội dung của Tiểu phẩm. Muốn so sánh thành công và làm nổi bật được vấn đề, người cầm bút phải có khả năng liên tưởng và tưởng tượng phong phú. Ngô Tất Tố vốn là một nhà văn nên với trí tưởng tượng, liên tưởng giàu có phong phú của mình ông đã cung cấp cho độc giả nhiều sự so sánh thú vị, đặc biệt chuyển tải được tư tưởng, tình cảm đến độc giả một cách hấp dẫn và sâu sắc. Ông thực sự đem đến cho thể loại Tiểu phẩm một “hình dong” mới uyển chuyển, đậm đà thoát khỏi bản chất khô khan, sự kiện vốn có của nó. Đó chính là những đóng góp có ý nghĩa thẩm mĩ v ý nghĩa kĩ thuật của Ngô Tất Tố đối với nghệ thuật viết tiểu phẩm. - Lối nói m chỉ, hàm ý : Bn cạnh thủ php so snh, lối nĩi m chỉ, hm ý cũng được Ngô Tất Tố khai thác triệt để, sử dụng rộng ri trong tiểu phẩm của mình. Lối nĩi m chỉ, hm ý trong trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố có thể được thực hiện thông qua những hình ảnh so sánh. Ngô Tất Tố thường dùng sự vật này để ám chỉ sự vật kia. Chẳng hạn nói chuyện “mưa” nhưng thực chất là muốn vạch rõ bản chất xấu xa của bọn thực dân. Bản chất xấu xa của chúng không chỉ có người biết mà đến trời ở trên cao cũng biết (Ông thống sứ với trận mưa hôm no). Hoặc việc gọi hai ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh đang “đánh bài Tây”, cũng là một lối nói hàm ý. Ngô Tất Tố đã khéo léo mượn chuyện “kĩ xảo” trong đánh bài để chỉ ra “kĩ xảo” đánh lừa thiên hạ của hai ông Quỳnh, Vĩnh. Tc giả không hề nói thẳng mà chỉ kết luận có một câu “Ay cái lối đánh bài Tây nó thế” [60, tr.57]. Và người đọc cũng chỉ cần một câu như thế là hiểu hai ông Quỳnh, Vĩnh đang chơi trò gì. (Không phải đánh bốc, đánh bài Tây đấy). Cĩ khi sự m chỉ, hm ý nằm ở những từ ngữ mang tính chất “ngược nghĩa”. Ông thường dùng những từ ngữ thoạt nghe như khen, như đồng tình, nhưng thực chất bên trong là phê phán, mỉa mai. Chẳng hạn trong bài “Kính mừng Việt Nam tổ quốc và tiếc thay cho làng báo của nó”, Ngô Tất Tố dùng toàn những lời mỉa mai, bóng gió. Ông viết: “Có thế chớ, bài sớ của báo “tổ quốc Việt Nam” thật đã thấu đến tai trời, mới có sự tốt lành ấy. Lá sớ quý giá ấy thật là giá đáng ngàn vàng. Nếu không nếu tỉnh Hà Đông bị thiếu mất một ông tổng đốc, thì tổ quốc có khi sẽ thành tổ … cò, chúng mình còm mặt mũi nào mà sống ở đời nữa”[59, tr.213]. Những từ ngữ như “thấu đến tai trời”, “sự tốt lành”, “quý giá”, “giá đáng ngàn vàng”…tưởng chừng như nhà văn mừng thật. Nhưng không phải, ngẫm sâu vào giọng điệu ta sẽ thấy ngay thái độ không đồng tình của tác giả. Đó chỉ là cách nói mỉa mai trước hiện thực. Cách viết này xuất hiện nhiều trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, tạo thành phong cách độc đáo của ông. Trong bài “Chỉ có ông ấy đáng làm dân biểu”, viết về ông Phạm Huy Ngh. ra ứng cử dân biểu. Ngô Tất Tố thể hiện bản chất vô liêm sỉ của ông lại này bằng những lời văn có vẻ tán dương. Trước hết, Ngô Tất Tố khẳng định chỉ có ông ấy “xứng đáng làm dân biểu”, sau đó ông chỉ ra vì sao mà xứng đáng “xứng đáng là vì trong lúc tranh cử, ông ấy đã làm một việc oanh liệt, người khác không thể làm nổi. Việc lạy người sống”[60, tr.137]. Đến đây thì người đọc hiểu ngay thái độ của Ngô Tất Tố và hiểu ông muốn chế giễu điều gì. Cũng cùng một phong cách như thế, trong bài “Một đứa con quý”, ông viết: “Quý hoá thay ông con ấy. Thật đã có công làm cho yên lòng những người không có con” [60, tr.193]. Hàm ý của câu đó là: thà không có con còn hơn sinh ra những đứa con bất hiếu như thế! Trong tình hình báo chí luôn bị kiểm duyệt chặt chẽ, lối viết này đã giúp Ngô Tất Tố vượt qua tai mắt của những kẻ chuyên cắt xén bài viết. Tuy nhiên lối viết m chỉ, hàm ý của Ngô Tất Tố không quá sâu xa, khó hiểu, vì vậy người đọc vẫn dễ dàng nhận ra. Mục đích của ông là viết cho quần chúng, nhân dân nên những thủ pháp nghệ thuật ông sử dụng cũng phải gần gũi và dễ hiểu đối với họ. 3.2.2.3. Ngôn ngữ, giọng điệu. Ngôn ngữ trong tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí. Tiểu phẩm trước hết là một thể loại báo chí, vì vậy ngôn ngữ biểu đạt bao giờ cũng ngắn gọn, chính xác. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đã đạt đến độ gọn gàng, chính xác và truyền đạt thông tin một cách sáng sủa. Ngôn ngữ trong tiểu phẩm của ông luôn tạo cho người đọc cảm giác đó là ngôn ngữ tự thân mang tính khách quan của sự việc, sự kiện, chứ không hề có sự suy diễn chủ quan của người viết. Ngôn ngữ khách quan này bị chi phối bởi tích chất thời sự của vấn đề mà Ngô Tất Tố đề cập. Phần lớn đề tài mà Ngô Tất Tố đề cập trong tiểu phẩm của mình là những vấn đề chính trị, xã hội nóng bỏng. Bên cạnh tính chất khách quan, chính xác. Ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố còn giàu tính chiến đấu. Ngôn ngữ trong tiểu phẩm của ông, đặc biệt trong những bài viết mang tính chất châm biếm, đả kích mạnh mẽ, thường rất sắc nhọn, gai góc. Ngòi bút của ông đại diện cho công lí, cho chính nghĩa và quyền lợi của người lao động, vì vậy ngôn ngữ chính là vũ khí sắc bén, với nhiệm vụ thiêng liêng là chiến đấu với kẻ thù của dân tộc. Cũng giống như Lỗ Tấn, Ngô Tất Tố dùng văn tiểu phẩm để đấu tranh với kẻ thù và đấu tranh với nội bộ quần chúng. Một mặt ông đánh thẳng vào bọn thực dân cướp nước, bọn quan lại bán nước và làm tay sai cho kẻ thù. Mặt khác ông cũng chỉ ra những cái xấu, cái chưa tốt của quần chúng nhân dân, của đồng nghiệp…tuỳ từng đối tượng chiến đấu mà ông dùng ngôn ngữ khác nhau. Nhưng dù đối tượng đả kích là ai thì ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố bao giờ cũng thể hiện một cái nhìn đúng đắn, một sự phân tích, suy luận có cơ sở khoa học. Đảm bảo được đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí. Chức năng này của Ngô ngữ không chỉ tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và kiến trúc nội dung của tác phẩm mà còn được thể hiện ngay ở “tít” của mỗi tiểu phẩm, ví dụ như “Hiệp tác hay hiếp tác”, “Mười năm nữa báo chí Bắc kì sẽ cổ động đến thò lò quay đất”, “Một cuộc tẩy uế nghị viện Bắc kì”… Thành công về ngôn ngữ của Ngô Tất Tố không chỉ dừng lại ở đó. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, và giàu tính chiến đấu trong tiểu phẩm của ông lại được kết hợp một cách nhuần nhuyễn với ngôn ngữ của văn chương nghệ thuật. Như ta đã biết, nhờ sự kết hợp giữa văn chương và báo chí này, Ngô Tất Tố đã đạt được những thành công không nhỏ ở thể loại phóng sự. Với khả năng sáng tạo đó, ông lại gặt hái thành công ở thể loại tiểu phẩm. Có thể nói, ở Ngô Tất Tố có sự hoà hợp của con người văn chương và con người báo chí. Ngô Tất Tố sống nhiều ở nông thôn, bản tích ông lại thích cái vẻ giản đơn, mộc mạc, thâm thuý của người dân quê. Vì vậy trong tiểu phẩm của mình, ông vận dụng khá điêu luyện vốn từ ngữ dân gian, những lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Chính những vốn từ ngữ dân dã đó đã đem đến cho tiểu phẩm của Ngô Tất Tố một sức hấp dẫn mãnh liệt, biến những bài báo khô khan của ông thành những câu chuyện thú vị, dễ hiểu, và gần gũi với người đọc. Trước hết là những cụm từ, những thành ngữ, tục ngữ dân gian được Ngô Tất Tố vận dụng đúng văn cảnh, bộc lộ được những khả năng diễn đạt phong phú. Bản chất của sự vật, hiện tượng, con người được gọi tên một cách ấn tượng. Ông gọi Phạm Quỳnh là một “nhà dở học giả, dở chính trị”, có tài “theo gió bỏ buồm”, khiến bản chất của tên bồi bút tay sai, kẻ đầu cơ chính trị này thể hiện một cách rõ nét. Còn ông gọi bọn tư sản, đóng vai ông chủ hầm mỏ, chủ nhà máy là “Bọn ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột”, không còn câu nào có thể diễn đạt bản chất tham lam, bóc lột của bọn họ hơn thế!. Bọn cho vay nặng lãi ở nông thôn lại được ông gọi là “thứ đầu trâu, mặt ngựa, ăn thịt người không tanh”. Còn bọn quan lại tham những ở chốn hương thôn là “những kẻ bóp dân như bà cô bóp cháu”… Lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm sắc thi phương ngữ Bắc bộ cũng được ông khai thác triệt để, tạo nên những cảm xúc thẩm mĩ khó quên trong lòng độc giả. Những từ như: “coi”, “ngó”, “bỏ t ráo”, “chẳng mần vua thì mần quan” (Con cháu khôn hơn ông Vải), “Đi tu thì mặc nâu sồng mà lỵ” (Chẳng tu thì cũng như tu). Thậm chí cả những từ ngữ xuề xoà của người nông dân như: “Cái ngôi đền ở giữa phố choèn choèn bằng cái quán nước, thè lè ra mép đường đi, chẳng biết là thờ chi mà coi bộ sầm uất hết sức” (Kiểu đất ở phố hàng trống), hoặc: “Ơng Thông Reo, người viết báo Trung lập, hôm nọ đã bô bô đem cái việc ấy nói toẹt lên báo rồi” (Ông Thông Reo dám tiết lộ bí mật của ông Phạm Quỳnh)… Ông đưa vào tiểu phẩm cả những lời nói chua ngoa, đáo để như: “ổng ăn dưng ngồi rồi đã gần một năm rồi độ này ngứa nghề lại vào làm quản lí báo Công luận”, hoặc: “nói ra thì ngứa máu ông Phan Khôi” (Có người bảo ông Nguyễn Văn B. thất tiết)… Ngô Tất Tố đã khéo léo kết hợp tính chất đả hích, châm biếm sắc sảo với khẩu ngữ dân bình dân, gần gũi, tạo nên một giọng điệu trào phúng đặc sắc. Phong cách của nhà văn thể hiện ở nhiều phương diện, nhưng ở Ngô Tất Tố rõ nhất là ở ngôn ngữ và giọng điệu. Một nhà văn có tài bao giờ cũng có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, không pha tạp hoặc lẫn lộn với ai cả. Giọng điệu đó phải gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Đọc tiểu phẩm, phóng sự, cũng như đọc những sáng tác khác của Ngơ Tất Tố, chúng ta dễ dàng nhận ra giọng điệu của ơng. Giọng điệu trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố rất gần với giọng điệu trong “Việc làng” và “Tập cái án đình”, đó là giọng điệu trào phúng sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng thâm thuý. Người đọc cảm thấy thích thú trước cách nói quanh co, mát mẻ, khen đấy m cũng chê đấy. Chẳng hạn, ông khen báo Grande Réfome đưa ra đề nghị trừ “nạn nhân mãn”, “bằng cách tuyệt đường sinh dục” là “một cách giải quyết đến tận gốc”, “cái giải pháp ấy mới giản dị làm sao!” Lại cĩ lời bình cch giải quyết ấy l: “nhân đạo thay”! Sau đó ông vờ bàn cách “cứ để cho nhà xăm, nhà chứa và nhà cô đào tự do hoành hành thì vi trùng hoa liễu có thể dần dần tiêu diệt cả dân tộc Việt Nam”. Rồi cuối cng, thật bất ngờ, ơng thẳng thừng bc bỏ với lập luận: “Ở xứ Đông Dương cũng can đến người Việt Nam để làm cu li khai mỏ, lấy mủ cao su và vỡ điền hoang cho những nhà đại điền chủ” (Phải chừa lại số người làm cu li). Lối mỉa mai này của Ngô Tất Tố tuy nhẹ nhàng, nhưng đối tượng bị đả kích lại rất đau. Chẳng hạn trong “Cô này làm gương cho những nhà kén rể”, ông viết: “Cái đám cưới này kể ra cũng là cái quả báo của nhà cụ nọ thật đấy, song cũng còn được cô con gái ấy là hạng mặt dày mày dạn, nên ông cụ ấy mới được có con, có cháu lại có rể. Nếu cô gái ấy là người có chút liêm sỉ thì đâm đầu xuống ao chuôm rồi còn gì. Vậy thì cô đó cũng có thể làm gương cho những nhà kén rể” [60, tr.65] Nh văn thường sử dụng những kiểu câu song hành trong tiểu phẩm để tạo giọng điệu mỉa mai châm biếm như khi liệt kê các chức vụ của Phạm Quỳnh: “Tiên sinh Phạm Quỳnh hay là ông Thượng Chi, tức ông chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nam Phong, tức là người đã đề xướng ra việc kỷ niệm ông Nguyễn Du, tức người đã đem Truyện Kiều thành Thánh thư Phúc âm của dân tộc Việt Nam, tức ông tổng thư kí của hội Khai trí Tiến Đức, tức người phù giá đức tiên hoàng Khải Định trong khi đang du Pháp, tức ông chủ cái biệt thự “Hồng Nhân” ở ấp quan Quận Hoàng, tức ông chủ cái nhà lầu số 5 phố Hàng Da Hà Nội (…), tức người sáng lập ra cái “hiến pháp tam giác.” [60, tr.48]. Cách viết như thế ny này còn thấy ở các tiểu phẩm: “Người khác làm ông Bùi Bằng Đoàn thì như thế nào?”, “Đố biết ông Godard là người gì?”… Giọng điệu châm biếm của Ngô Tất Tố được vận dụng tối đa trong những bài mang tính chất bút chiến. Liên tục ba bài bút chiến trên báo Phổ Thông để đả kích việc báo Nông công thương bợ đỡ Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố viết bằng một giọng giễu cợt. Trong tiểu phẩm đăng ngày 7.19.1930, ông gọi báo Công nông thương là “em”, xưng là “các ông anh”. Ơng viết: “Em mình lại sợ thân hình bé bỏng, sợ báo thù hoặc khó như nguyện, buộc luôn bác chủ Đông Tây của em cái tội thoá mạ các báo để hùn cho các ông anh rộng mồm lớn xác vào hùn mà binh. Thôi đi! Đã dại lại còn định hùn ai? Cái ngĩn hợp tung liên hoành của em bay giờ dùng làm sao được? [60, tr.38]. Giọng điệu châm biếm giễu cợt đó khiến báo Công nông thương “nổi ngay cái tiết loài người lên” (từ dùng của Ngô Tất Tố), viết lại một bài trả đũa, đáp lại, Ngô Tất Tố bồi thêm một đòn nặng nề hơn: “Ấy, đại ý quý bài của Nông công thương đại báo dơ thế, nhưng đại báo viết công phu lắm, có lẽ dùng hết tâm huyết, chỉ có một mẩu mà lôi thầy Ẩm Băng vào, lại kéo cả Không Tử, Lão Tử và Trang Tử tới nữa. Cũng phải chẳng thế ai biết đại báo có người biết chữ nho” [60, tr.42]. Đó là bài đăng ngày 10.10, còn bài đăng ngày 13.10, Ngô Tất Tố lại gọi cái động thái của báo Công nông thương là “Vừa chạy vừa quay cổ lại, vừa quay cổ lại vừa chạy, ấy thái độ của cái báo tí hon”; rồi ông cơng kích trực diện: “bị dùi mà nín đi cũng chẳng ai nói đến làm gì, nhưng lại không nín, cãi lại, cãi lại cứ việc cãi lại, cũng chẳng hỏi tới, vì cải lại mà giở giọng xúc xiếm chực hùn mình vào bè, chẳng vào bè với trẻ ranh, cực chẳng đã mình phải nói toẹt chỗ hóm vặt ấy ra” [60, tr.43]. Ngô Tất Tố cứ nhẹ nhàng vừa giễu vừa mắng. Người đọc cảm thấy ông rất hóm hỉnh, còn đối tượng bị đả kích lại “tức lộn ruột” nhưng không làm gì được, vì lí lẽ, bt lực đâu mà cãi lại với Ngô Tất Tố - một người vốn uyên thâm về mọi mặt, v từng được xem là một tay ngôn luận kì khơi của lng bo Bắc Kì. Trong tiểu phẩm của mình, tuỳ từng đối tượng mà ông lựa chọn giọng điệu cho phù hợp. Đối với những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân ông dùng giọng hài hước, giễu cợt nhằm bài trừ nó. Còn đối với bọn bồi bút, bọn tay sai bán nước, bọn đầu cơ chính trị ông dùng giọng văn mỉa mai, châm biếm. Đối với bọn thực dân cướp nước ông lại viết bằng một giọng văn cứng cỏi, thể hiện thái độ bất hợp tác. Ơng vạch r những thủ đoạn cai trị tàn bạo, thâm độc của chúng bằng giọng câm biếm, đả kích sắc sảo (Hiệp tác hay hiếp tác, Một hạng con nuôi của ả phù dung, Cho no đủ đã, Phải chừa lại số người làm cu li…). Như vậy, giọng văn trào phúng trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố rất nhiều sắc độ, luôn biến hóa linh hoạt và đặc biệt luôn mang đậm cái “tôi” của tác giả, nhà văn Ngô Tất Tố.. KẾT LUẬN 1. Ngô Tất Tố là một trong những đại diện tiêu biểu của Văn học Việt Nam nói chung, Văn học hiện thực phê phán 1930-1945 nói riêng. Những đóng góp của ông thật sự có ý nghĩa lớn lao trong việc xy dựng, phát triển bo chí Việt Nam v nền văn xuơi tiếng Việt hiện đại. Trn văn đàn, ông là một nhà tiểu thuyết, nhà phóng sự, nhà tiểu phẩm hiện đại xuất sắc. Trong lng bo, ơng l nh bo cự phch, cĩ nhiều cơng lao. Trong lĩnh vực khảo cứu, ph bình dịch thuật, ơng cũng cĩ những đóng góp xứng đáng. Ơng là một trong số ít nhà văn có có khả năng sáng tác văn xuôi với nhiều thể loại mà ở thể loại nào cũng đạt được thành công. Trong đó, đặc biệt phải kể đến thành công của ông trong tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm,… 2. Về mặt nội dung, cảm hứng, các tác phẩm phóng sự cũng như tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đều xuất phát từ cảm hứng hiện thực, cảm hứng nhân đạo và cảm hứng văn hoá của một con người có trái tim yêu nước, thương dân và có ý thức bảo vệ những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Trong các sáng tác của Ngô Tất Tố – tiu biểu l “Việt làng” và “Tập án cái đình” – thường mang đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố tiếp cận văn hoá trên cơ sở phản ánh hiện thực, chính vì thế ông không thi vị hoá, không một chiều ca ngợi cũng như kêu gọi mọi người hãy bảo vệ giữ gìn nó. Ngô Tất Tố tiếp cận văn hoá đình làng Việt Nam và chỉ ra những sự cổ hủ, lạc hậu của nó, mong muốn cải tạo, thay đổi nó cho phù hợp với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đây cũng là một nét mới trong văn học Việt Nam, lần đầu tiên ta thấy có người dám nhìn thẳng, dám phê phán những cái mà từ lâu đã được gọi là “thuần phong mĩ tục”. Thế nhưng sự phê phán đó lại được đông đảo người đương thời ủng hộ vì nó hợp với thời đại, hợp với lòng người. Phóng sự và tiểu phẩm của Ngô Tất Tố giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 dưới sự thống trị của hai tầng áp bức bóc lột: phong kiến và thực dân, người nông dân bị bức đến đường cùng, khóc than, rên xiết, cùng cực, tủi nhục đủ đường. Trong khi đó bọn quan lại phong kiến, bọn cường hào ở thôn làng cấu kết với bọn thực dân cướp nước luôn tìm đủ mọi cách ăn chặn, bóc lột, đàn áp những người nông dân quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ ăn. Trước biết bao sự bất công ngang trái đó, Ngô Tất Tố không thể làm ngơ. Mỗi trang phóng sự là một mảng hiện thực tăm tối về đời sống nông thôn và là một số phận khốn khổ của người nông dân. Mỗi trang tiểu phẩm của ơng là một lời bênh vực, đòi lại công bằng, tự do và cơm áo cho người nông dân. Với những thin phĩng sự những bi tiểu phẩm hiện thực và nhân đạo của mình, Ngô Tất Tố nói chung đã góp phần đưa văn học đến gần với con người, cuộc đời. Ơng đ gĩp thm được một tiếng nói có trọng lượng cho sự thắng thế của phái “Văn học vị nhân sinh”, và sự phát triển, hoàn thiện của văn học hiện thực phê phán giai đoạn này. 3. Văn học giai đoạn 1930-1945 khơng ngừng hiện đại hoá một cách mạnh mẽ. Công chúng văn học cũng như những nhà trí thức tiến bộ giai đoạn này luôn cố gắng xây dựng một nền văn hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiệm vụ này được trao cho những nhà trí thức mới, trí thức Tây học. Thế nhưng không ai ngờ một trí thức Nho học “cuối mùa” như Ngô Tất Tố lại có thể có những đóng góp to lớn đến vậy vo cơng cuộc ny. Ngô Tất Tố rất linh hoạt trong sáng tạo nghệ thuật. Tuỳ đặc điểm đối tượng và tính chất của vấn đề mà ông có thể lựa chọn cho mình một hình thức thể loại hay phương tiện nghệ thuật thích hợp. Các nhà phê bình luôn cho rằng ngôn ngữ trong tác phẩm của Ngô Tất Tố rất mới, rất hiện đại, mặc dù ông không phải là một trí thức Tây học. Tiểu thuyết, phóng sự hay tiểu phẩm, đều có lối viết ngắn gọn, kết cấu giản dị. Đó là một đóng góp lớn lao trong cơng cuộc xây dựng một nền văn học hiện đại hoá. Cái tôi trong phóng sư và tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là cái tôi đầy bản lĩnh, nhưng cũng đầy tình nhân ái. Cái tôi đó có khi được ẩn dấu dưới một lối viết khách quan, có khi hài hước với giọng điệu châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, cũng có khi thách thức, tuyên chiến với kẻ thù xâm lược. Tất cả đều xuất phát từ một trái tim, một tấm lòng yêu thương và lo lắng cho dân, vì dn. 4. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy Ngơ Tất Tố đ gĩp cơng lớn trong việc định hình v pht triển hai thể văn phóng sự và tiểu phẩm, nhất là trên phương diện kĩ thuật thể loại. Trong phĩng sự của Ngô Tất Tố, người đọc được thưởng thức một lối trần thuật sắc bn v hấp dẫn, một nghệ thuật kết cấu giản dị, chặt chẽ, ngơn ngữ giu hình ảnh, gợi cảm, giu chất văn. Trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, người đọc lại được thưởng thức một thể văn -báo chí hiện đại với kết cấu linh hoạt đặc sắc từ cách đặt tít đến vào đề, diễn giải, bình luận, kết luận; thưởng thức một loại bài báo ngắn sử dụng tinh xảo nhiều thủ pháp nghệ thuật, như so sánh, ẩn dụ, lối nói ám chỉ, hàm ý, … với giọng điệu châm biếm, mỉa mai nhiều cung bậc sắc độ. Bên cạnh những đóng góp đáng kể vào nghệ thuật viết báo, nhất là viết tiểu phẩm và phóng sự, Ngô Tất Tố đã trực tiếp tham gia xây dựng nền báo chí, tham dự vào quá trình thúc đẩy sự phát triển văn chương quốc ngữ. 5. Những thành công và đóng góp của Ngô Tất Tố cĩ thể giải thích bằng nhiều nguyn nhn: do ông luôn bám sát hiện thực đời sống và yêu cầu tranh đấu, phản ánh đúng v sâu sắc; sự hiểu biết tường tận về x hội, lĩch sự, văn hóa; lối viết sắc sảo, hiện đại, và hấp dẫn người đọc, hồn toàn làm chủ vấn đề và kĩ thuật thể loại, v.v. Tuy vậy phải thấy rằng, nguyn nhn cơ bản mang ý nghĩa quyết định l tư tưởng tiến bộ, tình cảm yêu nước thương dân, lòng căm thù mãnh liệt đã trở thành động lực thôi thúc ông sáng tác. Bi học lớn nhất từ thnh cơng của Ngơ Tất Tố l phải đứng vững trên lập trường dân chủ, trên mảnh đất hiện thực để sống, tranh đấu, v viết. P. M. H THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Vũ Bằng (1993), Bốn mươi năm nói láo,Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 2. Đức Dũng (1992), Kí báo chí, Nxb Thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Chú (1987), Cần nhận thức đúng thời kì văn học 1930- 1945, Nxb Văn Học, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 5. Cao Đắc Điểm (2002), “Nhà báo Ngô Tất Tố – thên một lần đánh giá”, Tạp chí Người làm báo( số 5). 6. Cao Đắc Điểm (2002), “Ngô Tất Tố với nghề làm báo”, Tạp chí Báo chí và tuyên truyền (số 5, số 6) 7. Cao Đắc Điềm (2004), “Cái tâm làm báo và cách viết báo của Ngô Tất Tố”, Báo người Hà Nội, số tết Giáp thân. 8. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lí luận báo chí đặc tính chung và phong cách, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 9. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm , Nxb Văn Học. Hà Nội. 10. Hà Minh Đức (1998), “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn học, (số 11). 11. Hà Minh Đức (1997), “Ngô Tất Tố nhà văn tin cậy của nông dân”, Sách Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Đàn (1961), “Ngô Tất Tố một cây bút chiến đấu xuất sắc trong văn học Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu văn học, (số 3) 13. Nguyễn Đức Đàn (1974), “Ngô Tất Tố và thời đại”. Báo Văn nghệ, (số 44), ngày 5.4. 14. Nguyễn Đức Đàn – Phan Cư Đệ (1999), Bước đường phát triển tư tưởng nghệ thuật của Ngô Tất Tố, Nxb Hội nhà văn. Hà Nội. 15. Phan Cư Đệ (1985), “Nhà văn Ngô Tất Tố”, Báo Nhân dân ngày 28.7. 16. Phan Cư Đệ (1993), “Ngô Tất Tố trong sự nghiệp đổi mới hôm nay”. Sách Ngô Tất Tố với chúng ta. Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội. 17. Phan Cư Đệ (1977), Ngô Tất Tố –tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 18. Lữ Huy Nguyên – Phan Cư Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập, Tập I, NxbVăn học, Hà Nội. 19. Nhiều tác giả (1997), Phóng sự chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 20. Nhiều tác giả (2005), Phóng sự báo chí, Nxb Lí luận chính trị. Hà Nội. 21. Nhiều tác giả (1999), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Nhiều tác giả (2005), Vũ Trọng Phụng phóng sự và tiểu luận, Nxb Văn Học, Hà Nội. 23. Nhiều tác giả (1964), Sơ lược lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945. Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V(1930-1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế Giới. 26. Lê Thị Đức Hạnh (1983), “Đặc sắc trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn học (số 6). 27. Lê Thị Đức Hạnh (1993). “Đóng góp của Ngô Tất Tố về báo chí”, Báo Người Hà Nội, tháng 5. 28. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 29. Bạch Văn Hợp (1985), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, ĐHSP TPHCM. 30. Nguyên Hồng (1954), “Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn nghệ (số 54), tháng8. 31. Mai Hương (1993), Ngô Tất Tố với chúng ta. Nxb Hội Nhà văn. Hà Nội. 32. Mai Hương (2003), Ngô Tất Tố một tài năng lớn và đa dạng, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 33. Mai Hương – Tôn Hương Lan (2001), Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội (2001), Hợp tuyển công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại hoà văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 36. Kim Lân (1997). “Những ngày sống với bác Tố”. Tuyển tập Kim Lân. Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 38. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp…, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 39. Phương Lựu (2004), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Đà Nẵng. 40. Nguyễn Đăng Mạnh – Nguyễn Đình Chí – Nguyên An, Tác gia văn xuôi Việt Nam 41. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục. 42. Nguyễn Đăng Mạnh (1999) “Vũ Trọng Phụng- ông vua phóng sự”, Vũ Trọng Phụng Toàn Tập, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 43. Vương Trí Nhàn (1994). “Nhà nho thức thời cây bút tình cảm Ngô Tất Tố”. Tạp chí văn học (số 1). 44. Nguyễn Phan (1993). “Thân thế và văn nghiệp Ngô Tất Tố”. Tạp chí Văn học (Sài Gòn) (số 174). 45. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, tái bản lần VI, Hà Nội. 46. Thế Phong (2004), Cuộc đời viết văn làm báo – Tam Lang – Tôi kéo xe, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai. 47. Bùi Huy Phồn (1958). “Đọc lại Việc làng”. Tạp chí Văn nghệ, (số 8). 48. Vũ Trọng Phụng, Phóng sự và tiểu luận (2005), Nxb Văn học, Hà Nội. 49. Vũ Quần Phương (1996). “Về tạp văn xã hội của Ngô Tất Tố”. Phụ san tạp chí Thế giới mới. 50. Phan Quang (1994), “Ngô Tất Tố đôi điều cảm nhận”. Báo Văn nghệ (ngày1.1). 51. Thiếu Sơn (1933), Phê bình và cảo luận, Nxb Nam Kí, Hà Nội. 52. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 53. Trần Đình Sử- Phương Lựu- Nguyễn Xuân Nam (1997), Lí luận văn học,Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Tạ Ngọc Tấn (1999), Bàn về tiểu phẩm Ngô Tất Tố, sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 55. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận văn học, Nxb Trẻ. 56. Hoàng Trung Thông (1985), “Nhớ mãi bác Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn học (số 1). 57. Ngô Tất Tố, Việc làng tác phẩm và dư luận (2002), Nxb Văn học, Hà Nội. 58. Ngô Tất Tố, Tiểu phẩm báo chí (2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 59. Ngô Tất Tố, Chuyện người đương thời (2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 60. Ngô Tất Tố toàn tập, tập I (1996), Nxb Văn học, Hà Nội 61. Ngô Tất Tố, Lều chõng tác phẩm và dư luận (2002), Nxb Văn học, Hà Nội. 62. Hoài Việt (2005), Ngô Tất Tố một hành trình văn hoá, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 63. Lê Trí Viễn (1987), Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội. 64. Hoàng Dạ Vũ ( 1996), “Ngô Tất Tố và những luống cày”, Báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam, (số 43), ngày 26.10. 65. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900-1945), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 66. J. A. Cuddon (1992), Literari Terms and Literary Theory, (tái bản lần 3), Penguin Books. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: NIÊN BIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ: 1983 - Sinh tại làng Cói Lộc Hà, kẻ Cói, xứ Đông ngàn , tỉnh Bắc Ninh. Nay là thôn Lộc Hà , xã Mai Lâm huyện Đông Anh Hà Nội. - Xuất thân trong gia đình Nho học có truyền thống hiếu học. - Là con thứ hai nhưng là trưởng nam với bảy anh chị em ba trai bốn gái. 1898 - Lên sáu tuổi được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê. - Lớn lên đi trọ học, sống ở nhiều làng quê trong vùng. Sau đó theo học tại huyện Lang Tài và phủ Thuận Thành. 1906 - Thống sứ Bắc Kì ra nghị định, thi hương ngoài chữ Hán còn có bài thi chữ quốc ngữ và bài thi chữ pháp từ tự nguyện đến bắt buộc. 1907 - Ngoài chữ Hán và chữ Nôm, phải đi học và biết chữ quốc ngữ. 1912 - Học tư chữ Pháp một thời gian ngắn - Khai sổ ứng thí thi hương khoa Nhâm Tý. - Qua được khảo hạch thì thi hương ở kì đệ nhất. 1913 - Dạy học chữ Hán ở Gia Thượng, Đông Trù. 1915 - Đỗ đầu khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh. - Thi hương lần thứ hai, khoa At Mão – khoa thi hương cuối cùng ở Bắc ky. Qua được kì đệ nhất nhưng bị hỏng ở kì đệ nhị. - Dịch cuốn truyện cổ Trung Hoa Cẩm Hương đình. 1916 - Dạy học chữ Quốc ngữ ở những nơi trước đây mình dạy chữ Hán. 1923 - Sách Cẩm Hương Đình đứng tên Tống Lang Ngô Tất Tố do Tản Đà Tu thư cục và Nghiêm Hàm An quán – Hà Nội ấn hành. 1926 - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu mời Ngô Tất Tố cùng làm An Nam tạp chí. - Trên mười số đầu của tạp chí, 24 lần có mặt bút danh Ngô Tất Tố, Lộc Hà Ngô Tất Tố. - Viết những bài tranh luận về gia đình, bàn về nghĩa tự cường của đất nước, khảo dịch Thế giới vĩ nhân liệt truyện, luận về quyền hạn của chính phủ và nhân dân, nhời dặn con cháu của Trần Danh An… - Đăng gọn truyện Ngô Việt xuân thu trên An Nam tạp chí. 1927 - Vào Sài Gòn với dự kiến viết cho An Nam tạp chí, nhưng không thành. Theo lời mời của Diệp Văn Kì, ở lại viết cho Đông pháp thời báo. 1928 - Trên Đông Pháp thời báo với các bút danh Ngô Tất Tố, T., T.T., Ng.T.T., viết nhiều thể loại báo chí, làm thơ, dịch thơ,bình thơ, khảo về tình hình jmột số nước đồng văn phương Đông, dịch các truyện ngắn “Mẫu hậu thất tiết”, “Truyện Tạ Huyền”, các truyện dài “Hoàng Hoa Cương”, “Giấc mộng lầu son” (Hồng lâu mộng) 1929 - Trên Thần Chung (Đông pháp thời báo) với các bút danh Ngô Tất Tố, N.T.T., Kim Ngô, tiếp tục viết chuyên luận, dịch thơ, đăng khảo dịch nhiều kỳ “Vì sao Tàu phải lìa Nga” 1930 - Trên Đông phương mở chuyên mục “Nói chơi”, tiếp tục viết tiểu phẩm với các bút danh: Thục Điểu, Dân Chơi. Ở các mục khác dùng các bút danh T., Lộc Hà, Ngoan Tiên, Ngô Tất Tố, bàn về nghề báo và tranh luận về cách viết của Hoàng Tích Chu, Đăng các kí sự “Thăm gò Đống Đa”, “Từ Hà Nội lên thăm Đền Hùng” - Trên báo Ngọ viết kí sự “Đi thăm chùa hương” 1932 - Viết bài gửi báo Công luận, Đông pháp, Đuốc nhà Nam… 1933 -Với bút dnh Phó Chi, trên Thực nghiệm dân báo mở chuyên mục “Chuyện giữa giời”. Ở các mục khác dùng các bút danh Thôn Dân, T.T., Lộc Hà, Ngô Tất Tố. - Đứng tên Thọ dân y quán chủ nhân viết các bài bàn về soạn sách thuốc Tàu bằng chữ Quốc ngữ. - Mở cuộc tranh luận với Nguyễn Quốc Tuý bào Đông phương. Bình về bộ lại và Ngô Đình Diệm. Trao đổi với Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Hiếu…và bàn về bút chiến với binh chiến. 1935 - Trên báo Công dân phê phán Phan Trần Chúc về việc viết truyện lịch sử - Với bút danh Tuệ Nhỡn viết phóng sự “Dao cầu thuyền tán”. 1936 - Trên Tương lai dùng tên chính là bút danh Lộc Đình viết chính luận. - Đăng truyện ngắn “Một ổ chó và một đứa con” một chương của Tắt đèn đứng tên Thôn Dân. 1937 - Trên Tương lai mở chuyên mục “Nói mà chơi” viết tiểu phẩm với bút danh Phó Chi. Ở các mục khác dùng các bút danh T., Lộc Đình, Tuệ Nhỡn, Ngô Tất Tố. - Đăng truyện ngắn “Cái bánh trưng”, “Trời tối”. - Tham gia hội nghị báo giới Bắc kì lần thứ nhất và thứ hai và cuộc đấu tranh của báo giới đòi thả nhà báo Lê Bá Chấn, kết tội “phản đảng”những kẻ làm báo hoạt động phá ngang chống lại phong trào báo giới - Trên Tiểu thuyết thứ Ba: đăng truyện lịch sử “Vua Tây chúa Nguyễn”, phóng sự “Giết người lấy của”, tiểu thuyết dã sử “Trong rừng nho”. - Trên Việt nữ đăng toàn truyện “Tắt đèn”. 1938 - Trên Thời vụ mở chuyên mục “Gặp đâu nói đấy” sau chuyển thành “Thật hay bỡn” với bút danh Xuân Trào, có khi viết tắt là XT. - Trên các mục khác như “Làng tôi, Đời dân quê, Thời vụ thôn quê, Thời sự, Quốc tế, Thời vụ các tỉnh”…dùng tên chính với các bút danh Đạm Hiên, T., Thuyết Hải, có khi viêt tắt là T.H. - Đăng “Đã đến lúc phải phê bình lại bộ Nho giáo của Trần Trọng Lim”, phóng sự “Làm no hay cái ăn những ngày ngập nước”, kí sự “Nước non Cao Bằng”, “Thăm Yên Bái”. - Viết kí chân dung “Cụ lang Bần, bác Bếp Thả, Cô Tây Hoản, Thầy Cò, Thầy học của tôi, Người có danh vọng trong làng”… 1939 - Trên Thời vụ tiếp tục dùng các bút danh và chuyên mục như năm 1938. - Đăng các truyện “Mớ rau trong hòm”, “Một vụ kiện”, phóng sự “Vài chấm nhỏ của thời đại đã qua”, khảo dịch “Ngày xưa, ngày nay và ngày mai của nước Nhật Bản” đăng phóng sự tiểu thuyết “Lều chõng” - Trên báo Con Ong mở chuyên mục “Ném bùn sang ao”, viết tiểu phẩm với bút danh Phó Chi. Đăng phóng sự “Tập án cái đình” - Trên Tao đàn viết chân dung văn học Tản Đà và Vũ Trọng Phụng. 1940 - Trên Hà Nội tân văn viết phóng sự “Việc làng”, truyện cổ tích “Suối hoa đào” - Trên Trung Bắc chủ nhật, đặc san của Trung Bắc tân văn mở chuyên mục “ Thơ và Tình” với bút danh Cối Giang, trên các mục “Nguồn văn tìm vàng”, “Dưới mắt chúng tôi”… dùng bút danh cối giang và T. Từ 1941-1945 - Trên Đông Pháp (từ tháng 3, năm 1945 đổi thành Đông phát) với bút danh Hy Cừ viết 656 tiểu phẩm trên chuyên mục “Chuyện hàng ngày” - Đăng liên tục các truyện dịch dài “Bóng Lê tàn” tức “Hoàng Lê nhất thống chí”, “Một đêm đầu bạc”, “Tiếng tiêu đỉnh núi” - Trên Ngày mai (Xuân At Dậu) viết hồi ký “Tết cổ điển”. 1945 - Tham gia cách mạng Tháng Tám ở quê nhà. 1946 - Gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. - Dự Hội nghị Văn hoá cứu quốc tại Hà Nội Từ 1947 đến 1954 trên Việt Bắc - Đứng tên chính, viết Quà tết bộ đội, Buổi chợ Trung du, Gửi bạn, Vĩnh Thụy ca, Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác, Anh Lộc… đăng trên các báo và tập san: Văn nghệ – Hội văn nghệ Việt Nam, Cứu quốc. - Dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ I. - Được bầu vào Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, là chi hội trưởng hội văn nghệ liên khu 1, sau là hội văn nghệ Việt Bắc. - Năm 1948 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. 1954 - Mất ngày 20 tháng 4 năm 1954, tức 18 tháng 3 năm Giáp Ngọ tại ấp Cầu Đen xã Quang Tiến huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. 1961 - Được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất. 1963 - Lễ chuyển di hài cốt từ ấp Cầu Đen xã Quang Tiến huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang về nghĩa trang liệt sĩ xã Mai Lâm huyện Đông Anh Hà Nội. 1975 - Ngay sau ngày giải phóng Sài Gòn, trường tiểu học Cơ Đốc đổi tên là trường cấp I-II Ngô Tất Tố, từ 1996 là trường trung học- tiểu học Ngô Tất Tố tại quân Phú Nhuận, thành phố Hồ Minh. 1985 - Tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh quyết định đặt tên đường Ngô Tất Tố. Và năm 2000, kỷ niệm hai mươi lăm năm giải phóng Sài Gòn, đã khánh thánh chung cư lớn mang tên Ngô Tất Tố. 1995 - Tại Hà Nội, lập giải thưởng báo chí Ngô Tất Tố thường xuyên, hàng năm. Và năm 2003 tiến hành nghiên cứu khoa học “Di sản báo chí Ngô Tất Tố – ý nghĩa lý luận và thực tiễn” 1996 - Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I. 1998 - Hoàn thành xây dựng khu tưởng niệm đặt hài cốt tại quê hương. - Thủ đô Hà Nội quyết định đặt tên phố Ngô Tất Tố ngay cạnh Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trước đó (1995) có trường tiểu học Ngô Tất Tố và sau đó là trường dân lập Ngô Tất Tố ở huyện Đông Anh. 2005 - Với 26 bút danh trên 27 bài báo và tạp chí trong Nam ngoài Bắc và trên chiến khu Việt Bắc, tổng số tác phẩm đăng báo (tính đến đầu năm 2005) lên đến gần một nghìn năm trăm. Trong số đó lượng mới tìm thêm gần một nghìn bốn trăm. PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BÀI VIẾT MỚI VỀ NGÔ TẤT TỐ ĐĂNG TRÊN BÁO. 1. Ngô Đắc Điểm – “Cái tâm làm báo và cách viết của Ngô Tất Tố” Ngô Tất Tố- nhà văn hoá nổi bật của đất nước trong thế kỉ XX với ba loại văn chương của tác giả “Văn chương báo chí, văn chương phóng sự tiểu thuyết và văn chương khảo cứu”. Quả đúng như vậy! Di tác to lớn mới tìm thấy cho biết: sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố trải rộng trên những năm lĩnh vực, ngoài ba loại trên còn có cả văn chương khoa học lịch sử và văn chương dịch thuật. Ngay trong tác phẩm đầu tay – sách dịch Cẩm Hương Đình, xuất bản lần thứ nhất cách đây 80 năm, người đọc dễ nhận ra cách viết quốc văn gảy gọn, dễ hiểu của Ngô Tất Tố. Không đi sâu vào lao động dịch thuật, một sở trương trong năm thế trận văn chương của Ngô Tất Tố, nhưng trận thử bút đầu đời của tác giả cho thấy rõ ràng: nếu không nắm vững tư duy ngôn ngữ và điều khiển thành thạo cả hai ngôn ngữ, ngôn ngữ được dịch là Hán văn và ngôn ngữ dịch là quốc văn thì không tài nào chuyển ngôn ngữ thành công như thế. Quả là ngạc nhiên với dịch giả vừa đỗ đầu xứ, mới 22 tuổi, học chữ quốc ngữ chẳng được bao lâu, đâu đã tiếp cận được nhiều với văn hoá Âu Tây hồi đo, mà khi dịch truyện cổ nước ngoài khiến cho độc giả không chỉ ngày nay mà chắc hẳn bạn đọc viết quốc văn ngày đó đều cảm giác như đọc truyện trong nước. Càng đi sâu vào khảo cứu di sản báo chí của tác giả càng nhận ra bản năng thấu hiểu tư duy ngôn ngữ mẹ đẻ và nội lực tài tình điều khiển ngôn ngữ tiếng Việt của Ngô Tất Tố Trong khi phê bình lối viết báo “cột lốc quay cuồng lộn ngược” của Hoàng Tích Chu (1931), Ngô Tất Tố “nguyện có thần ngòi bút” đã nêu rõ : “Chữ quốc ngữ mang tiếng là nôm na, nhưng chữ nào cũng có nghĩa nấy”, “đã gọi là văn thì ngoài sự đạt ý còn phải theo thế câu mà đặt chữ”, tác giả hết sức coi trọng “chữ dùng tiếng đặt”, viết “phải tuân theo luật thiên nhiên của chữ quốc ngữ”, viết như nói và phải theo “thói quen của cha ông mình vẫn nói” tác giả viết như nói nhưng không hạ thấp chuẩn mực của văn viết. Nghệ thuật lặp từ và tài nhân hoá là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc trong quá trình bút chiến và luận chiến. Khi viết bất cứ cái gì nhân cách hoá được, tác giả đều thành thục nhân cách hoá, từ những vật vô tri vô giác cho đến những hiện tượng sự việc tưởng như phức tạp khó hiểu Tất cả thủ pháp và kỹ xảo trong nghề viết như nêu trên của tác giả chỉ là công cụ và phương tiện để thực hiện ý tưởng nhất quán, trước sau như một; là viết công khai mọi sự thật “viết xác chỉ, trực diện, chính diện”, không mập mờ phiếm chỉ, không viết bóng nói gió. Tác giả phê phán gay gắt cách viết “mập mờ, điêu ngoa, giả dối mạ lại tin tức”, quyết liệt chống lại “lối văn ăn gian, lối văn bịp, bịp với ăn gian cùng là một môn” Ngô Tất Tố nhấn mạnh “nghề viết cần phải có đức thật thà, nghĩa là cái gì mình biết thì hãy nói, mà đã nói thì phải nói rõ ràng gãy gọn” Báo chí Ngô Tất Tố bao gồm nhiều thể loại, trong đó cây cột sống là tiểu phẩm. Cái thần tình, cái độc đáo của tiểu phẩm phải là: nhân kể lại cụ thể mọi sự việc diễn ra trong cuộc đời, người viết vận dụng vốn sống, nguồn hiểu biết, tài cấu tạo và biểu đạt của mình để uyển chuyển “xuất thần” cái điều mà tác giả định nêu ra với bạn đọc, cái điều bao hàm một ý tứ khác hơn, cao hơn, xa hơn, thâm thuý hơn…so với sự đời, chuyện đời vừa kể. Ay đấy! Cái khó, cái thành công của tiểu phẩm là ở chỗ đó. Không phải toàn bộ tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là tuyệt hảo, nhưng hầu hết tiểu phẩm của tác giả đã thành công, được độc giả tán đồng và trụ lại với thời gian, chính là nhờ biệt tài “xuất thần” Báo chí Ngô Tất Tố đề cập toàn diện, nhiều chiều đến mọi mặt cuộc sống và thực trạng xã hội nước ta nữa đầu thế kỷ XX, không chỉ vạch trần những điều ác, mà ngợi ca những điều lành điều thiện, không chỉ viết về dân quê thôn làng , mà toàn cảnh đến các giai tầng đang phân hoá trong xã hội, đến sự biến động ghê gớm chốn thành thị, cả xứ thuộc địa trời Nam lẫn đất bảo hộ phương Bắc. Tính nhân văn cao cả, tấm lòng rất mực yêu thương quí trọng con người, tư tưởng xã hội thấm đượm nhân bản khắc sâu vào tâm não, hoa nhập trong xương máu đã hun đúc nên cốt cách tâm thức làm báo của Ngô Tất Tố, đã thôi thúc Ngô Tất Tố viết báo để thực hiện ước nguyện suốt đối đam mê can thiệp và ham muốn tận cùng gánh vác việc đời. Tích cương trực của người thực học, khí tiết của con người biết tôn trọng và giữ gìn truyền thống, đã không dập khuôn nguyên mẫu mà ngoan cường giao hoà được tinh hoa đạo làm người của nho học với tâm linh cao đẹp của tổ tiên dân tộc và đặc biệt hơn nữa, độc đáo hơn nữa là không xu thời trước tràn ngập của Âu hoá, mà biết chọn lục những xu hướng tiên tiến của phương Tay và thế giới bên ngoài. Nhờ vậy đã tạo nên những “sắc thái Ngô Tất Tố” độc lập, mới lạ, bất ngờ vẫn trong một “con người Ngô Tất Tố” bình dị, thân quen. Bên cạnh tài hoa thiên bẩm, tư cách nghề nghiệp quý báu hàng đầu của Ngô Tất Tố là miệt mài đến đam mê học hỏi. Ngô Tất Tố xác định: “Học thầy chưa đủ, học những ông cô bà dì, ông chú bà bác cũng vẫn chưa đủ… người ta còn phải tốn nhiều công phu: bề cao còn phải thu lượm từ thời thượng cổ trở xuống, bề rộng còn phải góp mặt từ bốn phương trở về”, sao cho “người ta đẻ vào đời nay mà biết tư tưởng của người xưa, sống ở xứ này mà biết công việc ở xứ khác. Báo Người Hà Nội, số tết Giáp Thân, 2004 2. Nguyễn Chí Mỳ: “Ngô Tất Tố- một nhân cách làm báo”. Ngô Tất Tố là nhà báo lớn của làng báo nước ta, là kiện tướng của dòng báo chí công khai yêu nước tiến bộ, là nhà văn hàng đầu sáng lập nền văn học mới, là nhà văn hoá nổi tiếng của đất nước thế kỉ XX. Ngô Tất Tố là người Hà Nội, hoạt động báo chí của Ngô Tất Tố chủ yếu diễn ra ở đất Hà Nội. Trên lĩnh vực báo chí Ngô Tất Tố là niềm tự hào của báo giới Thủ Đô. Hà Nội chúng ta có giải báo chí Ngô Tât Tố được tổ chức thành công thường xuyên hàng năm, từ năm 1996 đến nay. Ngô Tất Tố là kí giả lão luyện, suốt đời đam mê say đắm và hết lòng với nghề báo, lấy hứng thú làm báo viết báo là lẽ sống, làm con đường tồn tại. Phải chăng đây là cái đức hàng đầu của nhân cách làm báo. Trên trận địa sôi động của báo chí hiện nay, ai đó một khi nhiệt huyết với nghề chớm bị thuyên giảm , cái tình với ngừ đời vưa kém tình nồng hậu , sự nhạy bén với sự đời hơi lơi lỏng một chút … là ngay lập tức báo động thảm cảnh người đó đang bắt đầu lìa khỏi đội ngũ báo giới hoặc đang lâm vào nguy cơ chân trong chân ngoài với nghề mà không biết Ngô Tất Tố tiêu biểu cho lớp kí giả vừa sáng tác vừa ý thức cao về nghề báo. Là nhà báo có bản lĩnh đặc biệt, nhiều lần tự biến đổi, đã vượt lên chính mình Ngô Tất Tố trân trọng và hết lòng giữ gìn truyền thống tốt đẹp, tự chủ của đất nước, quyết liệt nâng cao ý thức dân tộc và khát hao hướng tới hiện đại. Ngô Tất Tố làm báo viết báo dựa trên tầm cao vận dụng tài tình cốt cách văn hoá Phương Đông với tinh hoa tiên tiến hiện đại của văn hoá Phương Tây. Dũng khí và trí tuệ làm báo, tính dân tộc và tính hiện đại trong báo chí Ngô Tất Tố , năng lực ngoại ngữ uyên thâm- đối với tác giả là Hán học, là những bài học sáng giá, còn nguyên giá trị đối với chúng ta, những người làm báo cách mạng giữa buổi bùng nổ dữ dội của thông tin và công nghệ thông tin hiện nay Báo Người Hà Nội, số tết Giáp Thân, 2004 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP ĐƯỢC TRONG CHUYẾN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG NGÔ TẤT TỐ Hình 1: Toàn cảnh khu mộ Ngô Tất Tố Hình 2: Mộ Ngô Tất Tố xây năm 1999. Hình 3: Nhà của gia đình Ngô Tất Tố, xây năm 1968 (trên nền nhà cũ), sau khi Ngô tất Tố mất hơn 10 năm. Hình 4: Ngôi Nhà hiện tại (xây năm 2006, trên nền nhà cũ). Hiện nay gia đình cháu trai trưởng của Ngô Tất Tố đang sinh sống. Hình 5: Toàn cảnh nhà con cháu Ngô Tất Tố tại Lộc Hà. Hình 6 – 7: Ngôi Đình làng. Nơi đây ngày xưa đã từng tồn tại biết bao hủ tục của làng Lộc Hà. Năm 1960 đã được xây dựng lại trên nền ngôi đình cũ. Hiện nay dùng để hội họp và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của làng. Ngày 10 tháng 3, Thôn Lộc Hà tổ chức ngày hội làng. Mội gia đình đóng góp một ít tiền, còn lại trích từ quỹ của thôn, che rạp trước sân đình và tổ chức ăn uống vui vẻ. Ngày nay những hủ tục ở làng Lộc Hà cũng như ở các làng khác của nông thôn Việt Nam đã không còn tồn tại. Khẳng định những quan điểm, tư tưởng của Ngô Tất Tố trong quá khứ là đúng, là nhìn xa trong rộng. Hình 8: Bàn thờ Ngô Tất Tố cùng vợ và các con. Bộ lục bình “cá chép hoá rồng” là kỉ vật từ thời Ngô Tất Tố để lại. Hình 9: Huân chương kháng chiến hạng nhất của Ngô Tất Tố Hình 10: Bìa hai quyển sách xuất bản năm 2005, do Cao Đắc Điểm (con rể Ngô Tất Tố, chồng bà Ngô Thị Thanh Lịch) sưu tầm và biên soạn. Giới thiệu những tác phẩm của Ngô Tất Tố đăng trên báo, mới được tìm thấy qua việc tìm hiểu bút danh của ông.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN014.pdf
Tài liệu liên quan