Luận văn Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở nước ta là một trong những chính sách lớn của Ðảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập nước, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành, từng bước được thực hiện đối với công nhân viên chức khu vực nhà nước và dần mở rộng ra khu vực ngoài quốc doanh. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động; lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng; Nhà nước đóng góp và hỗ trợ. Trước năm 1995, nguồn thu BHXH rất nhỏ, mọi nhu cầu chi BHXH đều do ngân sách Nhà nước cấp, không có Quỹ BHXH độc lập. Từ năm 1995 đến nay, cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ, Quỹ BHXH được hình thành, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH để chi trả cho hai chế độ hưu trí và trợ cấp thường xuyên có 3 đặc điểm cơ bản: - Chủ sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH trong một thời gian dài theo quy định thì người lao động mới được hưởng các chế độ này. - Khi đủ điều kiện theo quy định, người được hưởng các chế độ này lại được hưởng trợ cấp trong một thời gian dài. - Số thu trong năm thường không chi hết trong năm đó, quỹ luôn có số tiền tạm thời nhàn rỗi. Về thiết kế Quỹ BHXH dựa trên nguyên tắc sự thụ hưởng trong tương lai phụ thuộc vào những đóng góp ở hiện tại. Tuy nhiên những biến động khó dự đoán của lãi suất, lạm phát; bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tuổi thọ ngày càng tăng, tỷ lệ số người làm việc trên số người không làm việc có xu hướng giảm đã tác động gây khó khăn cho những tính toán ban đầu và là những thách thức thật sự trong việc đảm bảo nguồn chi trả của Quỹ BHXH trong tương lai. Chính vì vậy mà việc sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ BHXH để đầu tư, trước hết là để đảm bảo giá trị của phần vốn này và hơn nữa là có được phần sinh lời thực tế (sau khi đã trừ đi lạm phát) sẽ làm tăng quy mô của quỹ BHXH, góp phần cải thiện cho các khoản trợ cấp BHXH; đồng thời đảm bảo cho các hoạt động của BHXH được tốt hơn cả trong hiện tại và tương lai. Là một nhân viên đang công tác trong ngành BHXH tôi chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tại Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp với hy vọng sẽ đưa ra những giải pháp để có thể bảo toàn nguồn quỹ cũng như tối đa hóa hiệu quả đầu tư của nguồn quỹ tạm thời nhàn rỗi nhằm tăng trưởng quỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những lý luận về BHXH, quỹ BHXH, về quản lý quỹ đề tài nhận diện được thực trạng công tác quản lý quỹ BHXH hiện nay ở nước ta để đề xuất các biện pháp để quản lý và đầu tư quỹ BHXH làm cho quỹ ngày càng tăng trưởng tạo được niềm tin của người tham gia. Đây chính là nền móng để ngành BHXH nước nhà ngày càng phát triển bền vững góp phần nâng cao chất lượng an sinh xã hội và đưa đất nước phát triển và hội nhập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: nghiên cứu quá trình quản lý quỹ BHXH - Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay Quỹ BHXH gồm 3 quỹ thành phần. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ cân đối tài chính theo yếu tố thời gian, Quỹ BHXH được chia ra làm 2 loại: Quỹ ngắn hạn và Quỹ dài hạn. Trong đó Quỹ ngắn hạn gồm: Quỹ khám chữa bệnh bắt buộc và Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện và một phần của Quỹ Hưu trí và Trợ cấp (với mức đóng góp là 5%) để chi trả cho các chế độ: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe. Phần còn lại của Quỹ Hưu trí và Trợ cấp (với mức đóng góp là 15%) để chi trả các chế độ hưu trí và tử tuất được coi là phần Quỹ BHXH dài hạn. Trong phạm vi đề tài này Quỹ BHXH được đề cập đến là Quỹ hưu trí và trợ cấp dài hạn. Đề tài nghiên cứu quá trình quản lý Quỹ BHXH: mô hình quỹ, mô hình tổ chức bộ máy BHXH, nội dung và phương thức quản lý quỹ, đánh giá thực trạng đầu tư Quỹ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê và dự đoán để tính toán tổng số thu và chi của quỹ BHXH để tính toán cân đối quỹ, từ đó đưa ra giải pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý và kết quả thực hiện đầu tư Quỹ BHXH, phân tích những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thực hiện thu, chi và đầu tư Quỹ BHXH. Từ đó đưa ra các biện pháp mang ý nghĩa thực tiễn để vận dụng vào thực tế nhằm cải thiện tình hình quản lý và đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các từ viết tắt, các bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về BHXH và nguồn quỹ BHXH. Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn quỹ BHXH tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tại Việt Nam.

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở, thực hiện phân cấp quản lý quỹ BHXH - Nhà nước thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nước theo hệ thống dọc từ Trung ương đến cơ sở để tổ chức thực hiện tất cả các chế độ BHXH đối với mọi người lao động và toàn thể nhân dân. - Phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH. Sáu là, Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập với NSNN theo chế độ tài chính và pháp luật quy định. - Phải quản lý toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ, an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả quỹ BHXH. Hoạt động quản lý phải được tiến hành đồng bộ từ khâu ban hành, hướng dẫn chế độ chính sách đến khâu tổ chức thực hiện. Hệ thống các văn bản phải đồng bộ, không được chồng chéo, mâu thuẫn, dễ làm, dễ nhớ, dễ kiểm tra. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong quá trình quản lý. Tất cả các loại vốn, nguồn vốn trong hệ thống phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ tài chính của Nhà nước và quy định riêng của BHXH Việt Nam. Phải đảm bảo an toàn, hạn chế thất thoát rủi ro đến mức độ thấp nhất. Tất cả hoạt động nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý phải được xử lý kịp thời, đảm bảo chính xác và phải đạt hiệu quả cao về kinh tế và xã hội. - Quản lý tập trung, thống nhất, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ. Mọi chế độ, chính sách, mọi chế độ thu, chi phải được áp dụng và điều chỉnh đối với mọi đối tượng một cách thống nhất trong toàn ngành theo pháp luật quy định. Đảm bảo cho mọi đối tượng được hưởng đầy đủ các quyền lợi khi đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng góp. Phải xây dựng một cơ chế vận hành đảm bảo công bằng, dân chủ và công khai. Cơ chế đó phải được xây dựng trên một hệ thống các tiêu thức, tiêu chí phản ánh đầy đủ các nội dung cần quản lý. Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện của từng tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện trên một hệ thống tiêu thức, tiêu chí đã được mọi người, mọi đơn vị tham gia thảo luận. Những giải pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH Do yêu cầu cần thiết là phải xây dựng một nền tài chính BHXH lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch với tạo lập một Quỹ BHXH an toàn, cân đối, ổn định vững chắc, lâu dài. Để làm được việc này phải thực hiện các giải pháp sau: tăng thu, mở rộng đối tượng tham gia BHXH; tăng cường công tác quản lý các hoạt động thu - chi Quỹ BHXH; triệt để tận dụng các nguồn tạm thời nhàn rỗi đưa vào hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ. Theo tôi các giải pháp cần thực hiện gồm: Đối với Chính Phủ và Các cơ quan quản lý Nhà nước Các Bộ quản lý nhà nước, các tổ chức, các ngành theo chức năng của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng chính phủ tổng kết đánh giá quá trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định tại các văn bản hiện hành. Từ đó đề xuất với Chính phủ sửa đổi bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chế độ hình thành và sử dụng quỹ BHXH để các chế độ chính sách BHXH ngày càng phù hợp, sâu sát với thực tiễn, đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta; bảo đảm thực sự công bằng cho mọi người lao động tham gia BHXH. Theo tôi, trước mắt cần thực hiện ngay: - Khẩn trương hướng dẫn thi hành bảo hiểm thất nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1-1-2009. - Khắc phục sự chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật: chẳng hạn như quy định về chế độ hưu trí ở Luật BHXH và Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung (2002) không thống nhất: + Theo quy định tại điểm a, mục 2, điều 145 của Bộ Luật lao động thì những người đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và có ít nhất đủ 15 năm đóng BHXH thì vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng. + Điểm a, khoản 1 của Điều 55 Luật BHXH lại quy định khác hẳn: là người lao động dù đã có đủ tuổi đời hưởng lương hưu nhưng nếu thời gian tham gia BHXH chưa đủ 20 năm thì không được hưởng lương hưu hàng tháng, mà chỉ được nhận trợ cấp một lần. - Tách chính sách tinh giảm biên chế với chính sách BHXH. - Điều chỉnh những bất cập của Luật BHXH như: + Quy định mức lương tối thiểu chung để giải quyết chế độ BHXH là mức lương tối thiểu chung trong khu vực Nhà nước; trong khi thu BHXH thì thực hiện thu theo lương tối thiểu từng khu vực cụ thể. + Lương bình quân làm căn cứ tính lương hưu cho khu vực Nhà nước là bình quân từ 5 đến 10 năm tùy theo khởi điểm đóng BHXH, còn không hưởng theo thang bảng lương Nhà nước là bình quân cả quá trình; - Nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. - Trao quyền xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực BHXH cho cơ quan BHXH. - Có sự ràng buộc giữa việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ BHXH. - Quy định tiền lương trích nộp BHXH dựa trên cơ sở thu nhập thực tế của người lao động. Để quy định này khả thi nên có quy định các khoản thu nhập đều phải thực hiện qua tài khoản cá nhân (điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của quốc tế). - Loại bỏ các khe hở trong việc tăng lương trước thời gian cho người nghỉ hưu. Về lâu dài Chính phủ cần xây dựng các tiêu chuẩn về thống kê bảo hiểm nhằm mục đích duy trì chắc chắn vòng đời tối thiểu của quỹ BHXH. Các tiêu chuẩn thống kê này như cơ sở để tự động tăng tỷ lệ đóng phí, mức trần của lương cũng như việc sửa đổi công thức tính trợ cấp và các yêu cầu thích hợp về quyền lợi. Ví dụ, khi vòng đời của quỹ BHXH bị giảm xuống dưới mức tối thiểu chuẩn, điều hòa tỷ lệ đóng góp sẽ tự động khôi phục lại mức chuẩn. Bên cạnh đó nên sớm xây dựng các chính sách cụ thể và kế hoạch dài hạn cho việc bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Trong đó, cần điều chỉnh một số quy định trong chính sách BHXH bắt buộc: hạn chế việc nghỉ hưu trước tuổi như hiện nay, nên điều chỉnh tuổi nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động tại Điều 51 khoản 1 thành nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên. Đối với Cơ quan BHXH Quỹ BHXH chịu tác động bởi các nhân tố làm tăng quỹ và các nhân tố làm giảm quỹ. Vì vậy cần có các biện pháp để tận thu làm tăng quỹ và quản lý chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi từ quỹ. * Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu BHXH: Đối với các nhân tố làm tăng quỹ, quy định của Luật BHXH đã có lộ trình thực hiện tăng tỷ lệ trích nộp từ năm 2010. Ở đây tôi đề xuất các giải pháp đối với số lượng người tham gia và mức thu nhập làm căn cứ trích nộp BHXH: Để khắc phục tình trạng thất thu BHXH cần phải tăng cường quản lý thu đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì đây là đối tượng còn nguồn thu BHXH rất lớn chưa được thực hiện. - Mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay số người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là khoảng hơn 53 triệu người, trong đó số được tham gia BHXH mới chỉ là: 8,14 triệu người, chiếm 15,35%, điều này cũng có nghĩa gần 85% số người trong độ tuổi lao động chưa được bảo vệ trước những rủi ro xã hội. Luật BHXH đã có thêm loại hình BHXH tự nguyện, cần tuyên truyền để người lao động hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHXH. - Tăng cường phối hợp với các ban, ngành có liên quan như: LĐTB&XH, Kế hoạch và Đầu tư, … để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc khai trình lao động, thang bảng lương và đóng BHXH. Phối hợp với Công đoàn cơ sở thực hiện tuyên truyền và phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH. Phối hợp với Cơ quan Thuế để nắm được thông tin của những đơn vị được cấp mã số thuế để tiếp cận tổ chức thu BHXH kịp thời hoặc lên kế hoạch thu nhằm hạn chế việc bỏ sót đối tượng thu BHXH. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã là nơi nắm rõ nhất tình hình biến động và sử dụng lao động của các đơn vị. Qua đó có thể nắm được tình hình thành lập mới, giải thể chuyển đến, chuyển đi vì hiện nay công ty ma rất nhiều (đăng ký nhưng thực tế không hoạt động hoặc hoạt động khác địa chỉ đăng ký…). - BHXH Việt Nam nên tổ chức hệ thống kiểm tra để giám sát sự tuân thủ của các chủ sử dụng lao động. Các nhân viên giám sát doanh nghiệp được phân công theo dõi số chủ sử dụng lao động nhất định để kiểm tra hoặc phân công theo địa giới. Danh sách các đơn vị không thực hiện BHXH sẽ được đăng tải lên website của Cơ quan BHXH hoặc website của Báo người lao động. - Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh đối với các đơn vị sử dụng lao động. Đối với các đơn vị thực hiện tốt thì khen thưởng hoặc nêu gương điển hình trên báo, tạp chí…Trái lại xử phạt thật nặng những đơn vị cố tình vi phạm. - Cải cách hành chính theo hướng: giảm bớt các thủ tục trong khâu tham gia BHXH và giải quyết chế độ chính sách BHXH. - Mức thu nhập làm căn cứ nộp BHXH: nên quy định nộp BHXH theo mức lương thực tế của người lao động. Một mặt sẽ làm tăng đáng kể nguồn thu BHXH mặt khác là để đảm bảo khi được nhận trợ cấp BHXH trên cơ sở mức lương thực thì người lao động mới có một khoản thu nhập tương đối so với khoản thu nhập mà họ bị mất đi để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của họ. * Đối với công tác quản lý chi: chi trả kịp thời, chính xác, đúng đối tượng đảm bảo an toàn tránh thất thoát Quỹ BHXH; Quản lý và sử dụng nguồn lệ phí chi trả đúng mục đích, đúng quy định. - Thực hiện tốt và đúng quy trình quy định về công tác quản lý hồ sơ và sổ BHXH đối với đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH hàng tháng; quản lý chặt chẽ công tác xét duyệt chi trả các chế độ ốm đau, thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động. Để thực hiện tốt công tác này thì các quy định về điều kiện, thủ tục, đối tượng phải rõ ràng, cụ thể. - Cần cải tiến thủ tục, hồ sơ chi trả đảm bảo thuận tiện cho người lao động và người sử dụng lao động. - Tăng cường công tác quản lý tiền mặt trong tất cả các khâu: giao nhận ở Ngân hàng, kho bạc, trên đường vận chuyển, trong quá trình tổ chức chi trả. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất tồn quỹ tiền mặt ở các khâu chi trả. - Nghiêm khắc xử lý các trường hợp thiếu trách nhiệm trong quản lý quỹ, tham ô, lãng phí gây thất thoát quỹ. - Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý bộ máy, vì chi phí này được trích từ lợi nhuận đầu tư tăng trưởng quỹ. Tiết kiệm được chi phí này, quỹ BHXH sẽ có thêm nguồn bổ sung để tăng trưởng. - Mở rộng việc chi trả trợ cấp thường xuyên qua tài khoản cá nhân. * Ngoài ra, Cơ quan BHXH cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ là: - Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động và mọi cấp quản lý của ngành BHXH, đảm bảo cho việc quản lý, điều hành, thống kê, lưu trữ được chính xác, kịp thời, năng suất, hiệu quả và thống nhất trong toàn quốc. - Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại để hình thành đội ngũ cán bộ hoạt động xã hội chuyên nghiệp. - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của chính sách BHXH, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên trong xã hội đối với chính sách BHXH là một yêu cầu tiên quyết cho việc tổ chức thực hiện các mục tiêu về BHXH đã đề ra. Thực tế trong những năm qua cho thấy, vẫn còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, dân cư và người lao động chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về BHXH. Do vậy, cần phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, báo chí, truyền hình và bằng các hình thức khác nhau như: phổ biến kiến thức cơ bản, giải đáp chế độ chính sách, thi tìm hiểu, các tiểu phẩm văn nghệ…với các nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tuyên truyền chính sách chế độ BHXH một cách thường xuyên, liên tục tới mọi người ở mọi miền của đất nước. Đối với người sử dụng lao động: - Ngay ở khâu đăng ký kinh doanh, Cơ quan quản lý cần có một danh sách về quyền và nghĩa vụ khi thành lập doanh nghiệp, người đứng tên đăng ký kinh doanh ký cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như nộp thuế, lệ phí, khai trình sử dụng lao động và tham gia BHXH. - Có một khóa tập huấn cho người chuẩn bị thành lập doanh nghiệp: hướng dẫn cách thức thực hiện nghĩa vụ theo quy định, tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của họ. - Có hình thức xử phạt thật nặng đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH Để đạt được mục tiêu phát triển ngành BHXH, tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH từ các bên tham gia, giảm dần nguồn chi từ NSNN, bảo đảm cân đối quỹ BHXH lâu dài đảm bảo Quỹ BHXH đáp ứng chi trả các chế độ BHXH. Theo tôi cần thực hiện một số vấn đề sau: 3.2.4.1 Đổi mới các chính sách kinh tế tài chính Việc đổi mới các chính sách kinh tế tài chính sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo cơ sở ổn định cho việc tăng đóng góp BHXH, góp phần tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển hoạt động BHXH theo nguyên tắc tự cân đối thu - chi. Việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, chất lượng và hiệu quả cao sẽ tạo ra khả năng động viên và khả năng đóng góp BHXH của người lao động và các doanh nghiệp mới được duy trì và nâng lên; đồng thời, cũng tạo thêm nguồn lực tài chính để Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng đang hưởng BHXH từ NSNN, tạo lập nguồn kinh phí cho việc thực hiện các chế độ BHXH mới, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của người lao động. 3.2.4.2 Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương và chính sách phân phối thu nhập trong nền kinh tế. Với chức năng đảm bảo xã hội, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm chi trả các chế độ BHXH như trả lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản và các chế độ BHXH khác, hỗ trợ từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của NSNN. Hiện nay, với mức lương và thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước tương đối thấp, không đủ để có thể đóng góp BHXH với tỷ lệ cao hơn. Do đó, vấn đề cải cách tiền lương và thu nhập vừa để đảm bảo cho cán bộ công nhân viên Nhà nước có khả năng tái tạo sức lao động, vừa có khả năng đóng BHXH, đồng thời, vừa có thể cắt giảm sự bao cấp của NSNN đang trở nên hết sức quan trọng đối với sự phát triển của quỹ BHXH. 3.2.4.3 Mức sinh lời từ đầu tư của quỹ phải cao hơn mức tăng chỉ số giá Với nguyên tắc hoạt động tự cân đối thu - chi, quỹ BHXH phải thường xuyên được bổ sung các nguồn tài chính từ các hoạt đông đầu tư sinh lời theo quy định của pháp luật. Phải đặt ra yêu cầu mức sinh lời từ đầu tư của quỹ phải cao hơn mức tăng chỉ số giá, nhằm bảo toàn quỹ và góp phần làm tăng trưởng quỹ. Hiện nay, quỹ BHXH thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bằng cách sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay theo sự chỉ định của Nhà nước, nên khó bảo toàn vốn. Sự tham gia đầu tư tài chính thông qua các công cụ tài chính như tín phiếu, trái phiếu Chính phủ đem lại nguồn thu nhập cho quỹ BHXH cũng còn bị hạn chế. Do đó, bên cạnh việc đổi mới các chính sách kinh tế - tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho việc luân chuyển các luồng vốn để quỹ BHXH có thể sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư sinh lời thì cần có cơ chế, chính sách và pháp luật để đảm bảo cho quỹ BHXH có quyền tự lựa chọn các dự án để đầu tư theo cơ chế thị trường, phù hợp với môi trường đầu tư và tự chịu trách nhiệm về mức độ hiệu quả cũng như rủi ro trong đầu tư tài chính; bên cạnh đó, có thể tạm thời không nên đánh thuế thu nhập vào phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ đem lại. 3.2.4.4 Ngành BHXH nên thực hiện chi quản lý bộ máy tiết kiệm, có hiệu quả. Nên thực hiện khoán quỹ lương cho đội ngũ cán bộ ngành BHXH, thực hiện trả lương căn cứ vào doanh số thu BHXH, gắn tiền lương, tiền thưởng và quỹ phúc lợi với kết quả lao động và tiết kiệm chi tiêu trong quản lý hành chính, đặc biệt là chi cho bộ máy quản lý phải hết sức tiết kiệm để tăng cường khả năng tự tích luỹ, đáp ứng các yêu cầu bảo tồn và phát triển quỹ BHXH. 3.2.4.5 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư của Quỹ BHXH Đa dạng hóa các hình thức đầu tư của Quỹ BHXH đảm bảo nguyên tắc dàn trải rủi ro, tức là cùng lúc đầu tư vào nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; nguyên tắc đầu tư an toàn, hiệu quả kinh tế cao hơn hiện nay. Sự đa dạng hóa các hoạt động đầu tư nhằm bù trừ rủi ro, thậm trí trong trường hợp khả năng gặp rủi ro thấp thì việc đa dạng hóa cũng giúp mang lại lãi suất cao hơn. Cần mạnh dạn đưa Quỹ BHXH vào đầu tư những lĩnh vực có khả năng sinh lời như: cho vay ngân hàng thương mại vay, các dự án đầu tư có hiệu quả cao… điều quan trọng là phải có một chế độ tài chính minh bạch và rõ ràng. Cần xác định rõ tỷ lệ tối đa cho phép quỹ BHXH được đầu tư vào lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao, chẳng hạn 10% tổng đầu tư (theo Ngân hàng Thế giới tỷ lệ này có thể tới 20% tổng đầu tư). Với lượng tiền tạm thời nhàn rỗi tương đối lớn (năm 2007 số dư quỹ BHXH hơn 68.000 tỷ đồng và dự kiến tới năm 2010 khoảng 100.000 tỷ đồng) thì việc đầu tư nguồn tiền này một cách có hiệu quả, không chỉ góp phần làm tăng trưởng quỹ BHXH qua các năm mà còn góp phần thúc đẩy thị trường vốn Việt Nam phát triển. 3.2.4.6 Đa dạng hóa các hình thức sở hữu đối với dịch vụ BHXH Đa dạng hóa các hình thức sở hữu đối với dịch vụ BHXH, nhằm huy động sự tham gia của các nguồn lực khác trong xã hội, chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình dịch vụ BHXH. 3.2.4.6 Thành lập công ty đầu tư tài chính Quỹ BHXH: Thành lập Công ty Quản lý quỹ trực thuộc Chính phủ để quản lý và thực hiện đầu tư bằng chính nguồn vốn của Quỹ BHXH với các lý do sau: - Nếu thực hiện cho vay để các tổ chức tài chính khác cho vay lại thì lợi nhuận Quỹ BHXH sẽ giảm bớt một phần, hiệu quả đầu tư thấp. - Công ty Quản lý quỹ với nghiệp vụ chuyên về đầu tư tài chính để: thẩm định dự án, xác định đối tác đầu tư, lãi suất đầu tư, quản lý rủi ro…. sẽ chuyên môn hóa hơn trong lĩnh vực đầu tư tài chính, có thể phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn. - Là một định chế độc lập có quyền tự lựa chọn các dự án để đầu tư theo cơ chế thị trường, phù hợp với môi trường đầu tư và tự chịu trách nhiệm về mức độ hiệu quả cũng như rủi ro trong đầu tư tài chính. Tuy nhiên với điều kiện có sự ràng buộc về quyền và trách nhiệm đối với Công ty trước Chính phủ, Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH là một nội dung và là nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính Quỹ BHXH. Tăng trưởng Quỹ BHXH, liên tục tăng trưởng Quỹ là nhân tố rất quan trọng có tác động trực tiếp đến sự đảm bảo cân đối vững chắc, lâu dài Quỹ BHXH. Tuy nhiên quá trình đầu tư phải đảm bảo: an toàn, có sinh lời, thanh khoản và đảm bảo lợi ích xã hội. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư tính toán và lựa chọn phương án đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất. Kết luận chương 3 Để hệ thống BHXH tiếp tục phát triển ổn định và bền vững thì vấn đề bảo toàn và tăng trưởng quỹ là yêu cầu cấp bách, phải được xem xét ngay từ bây giờ. Hiện tại, Quỹ BHXH hoạt động theo phương thức tồn tích, trong khoảng 10 đến 20 năm tới, Quỹ BHXH sẽ có số tích lũy ngày càng lớn. Nhưng đây là nguồn tồn tích mang tính tạm thời, nếu cân đối dài hạn trong thời gian 30 - 40 năm thì khả năng mất cân đối Quỹ sẽ diễn ra do tốc độ tăng thu BHXH không theo kịp tốc độ tăng chi, đặc biệt là chi cho các đối tượng hưu trí. Dựa vào mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam, quan điểm chỉ đạo quản lý Quỹ BHXH và tình hình quản lý quỹ trong thực tế luận văn đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đạt các mục tiêu sau: - Nâng cao hiệu quả thu, chi BHXH để số kết dư quỹ BHXH ngày càng lớn. - Nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ BHXH, một mặt bảo toàn giá trị quỹ mặt khác làm cho quỹ tăng trưởng. - Đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai của Quỹ BHXH. - Giảm bớt gánh nặng cho NSNN, từ đó NSNN có nhiều nguồn tài chính hơn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Quỹ BHXH là ngôi nhà chung của mọi người tham gia BHXH, dùng để che chở cho họ khi gặp rủi ro. Ngôi nhà ấy càng to, càng vững chắc thì khả năng che chở càng tốt. KẾT LUẬN An sinh xã hội là một vấn đề lớn, quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển, mà trong đó BHXH là cốt lõi của ASXH. Nền kinh tế càng phát triển, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống ASXH, BHXH ngày càng nặng nề và cấp bách. Bất kỳ một Nhà nước nào cũng phải thừa nhận rằng sự nghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro, thất nghiệp… gây ra không chỉ là trách nhiệm của bản thân cá nhân họ và gia đình mà còn là trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng xã hội. Mười ba năm qua hoạt động của BHXH Việt Nam luôn hướng vào 4 mục tiêu chủ yếu, đó là: Mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đảm bảo cho mọi người lao động đều được bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ trong việc tham gia và thụ hưởng. Tổ chức thu, chi BHXH kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng, sử dụng quỹ có hiệu quả. Xây dựng kiện toàn tổ chức bộ máy, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa phương tiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng và hòa nhập nhanh với các nước trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực BHXH. Chính sách BHXH là nền tảng của hệ thống chính trị của quốc gia, trong đó Quỹ BHXH là xương sống của hệ thống BHXH. Việc cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn nhằm xác lập khả năng bền vững của quỹ, đồng nghĩa với khả năng bền vững của hệ thống BHXH và hệ thống chính trị của quốc gia. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động các năm từ 1995 đến 2006. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005), Tài liệu Hội thảo khoa học về Giác độ kinh tế và dân số của bảo hiểm hưu trí do BHXH Việt Nam phối hợp với tổ chức Inwent của Cộng hoà Liên bang Đức tổ chức tại Hà Nội trong các ngày 11 và 12/04/2005. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công văn 1564/BHXH-BT ngày 02/06/2008 về việc hướng dẫn thủ tục tham gia và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Bộ Lao động thương binh và xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1993), Thuật ngữ lao động, thương binh và xã hội, tập 1, NXB Lao động, Hà Nội Bộ Lao động thương binh và xã hội (2002), Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung), NXB Chính trị quốc gia. Chính phủ (1995), Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Chính phủ (1995), Nghị định 19/CP ngày 26/2/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chính phủ (2002) Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 26/1/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chính phủ (2003), Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/1/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định12/CP ngày 26/1/1995. Chính phủ (2007), Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chính phủ (2008), Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia. Đỗ Văn Sinh (2004) Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luật kinh doanh bảo hiểm (2001) NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. Mạc Văn Tiến, Vũ Quang Thọ - Một số vấn đề cơ bản về kinh tế bảo hiểm, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1997. Nguyễn Văn Châu (1996), Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu, đề tài khoa học cấp bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nguyễn Tiến Phú- Phó Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam (2005), "Nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện BHXH đối với mọi người lao động ở Việt Nam" đề tài nghiên cứu khoa học Nguyễn Hữu Chí, Quỹ bảo hiểm xã hội và một số vấn đề về bảo toàn, phát triển quỹ bảo hiểm xã hội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Số 6/2006 trang 62. Tạp chí Bảo hiểm xã hội, các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008. Thủ tướng Chính phủ (1995) Quyết định 606/TTg ngày 29 tháng 06 năm 1995 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ (2001) Quyết định 37/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 03 năm 2001 về nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Thủ tướng Chính phủ (2007) Quyết định 41/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 03 năm 2007 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ủy ban các vấn đề xã hội- Quốc hội khóa XII, Công văn 197/UBXH12 ngày 24/10/2007 Một số ý kiến của Ủy ban các vấn đề xã hội về báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội của Chính phủ. Báo lao động số 301 ngày 26/12/2007 “ Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 tăng mức kỷ lục” Bộ Tài chính, Thông tư 58/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2007 Hướng dẫn quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. http:// www.gso.gov.vn website của Tổng cục thống kê http:// www.bhxhhcm.org.vn website của BHXH TP. Hồ Chí Minh http:// www.bhxh.org.vn website của BHXH Việt Nam http:// www.thongtindubao.gov.vn website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam. Phụ lục 1 Số lao động tham gia và số thu vào quỹ Hưu trí & trợ cấp Năm Số người (triệu người) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ năm sau so với năm trước(%) 1995 2.275.998 788.486 - 1996 2.821.444 2.569.733 - 1997 3.162.352 3.514.226 136,75 1998 2.292.224 3.875.956 110,29 1999 3.559.397 4.186.054 108,00 2000 3.842.727 5.198.221 124,18 2001 4.075.925 6.348.185 122,12 2002 4.444.669 6.963.022 109,69 2003 4.987.258 9.626.905 138,26 2004 3.537.173 12.945.006 134,47 2005 4.318.889 16.900.999 130,56 2006 6.750.723 21.966.228 129,97 2007 8.148.123 28.991.247 131,98 Nguồn [1] Phụ lục 2 Chi quỹ hưu trí. trợ cấp Năm Tổng số đối tượng hưởng (người) Tổng số tiền (triệu đồng) Trong đó NSNN đảm bảo(triệu đồng) Quỹ BHXH đảm bảo (triệu đồng) Quý 4/1995 1.763.143 1.153.984.342 1.112.030.260 41.954.082 1996 1.771.036 4.771.053.695 4.387.903.983 383.149.712 1997 1.759.823 5.756.618.455 5.163.093.113 593.525.342 1998 1.753.577 5.880.054.795 5.128.425.197 751.629.598 1999 1.756.012 5.955.971.142 5.015.620.001 940.351.141 2000 1.763.485 7.574.777.591 6.239.494.944 1.335.282.647 2001 1.779.680 9.031.615.409 7.175.275.710 1.856.339.699 2002 1.801.480 9.605.237.136 7.033.016.544 2.572.220.592 2003 1.833.753 13.576.799.991 9.784.768.551 3.792.031.440 2004 1.867.215 17.081.463.643 12.076.361.346 5.005.102.298 2005 1.925.280 19.148.399.555 12.003.186.321 7.145.213.234 2006 2.022.902 26.392.112.328 15.401.074.211 10.991.038.117 2007 2.143.217 33.943.112.328 19.435.093.984 14.508.018.344 Nguồn [1] Phụ lục 3 Số đối tượng hưởng các chế độ hưu trí. trợ cấp thường xuyên hàng tháng Đơn vị tính: người Năm Tổng số người Trong đó NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo 1995 1.763.143 1.762.167 976 1996 1.771.036 1.750.418 20.618 1997 1.759.823 1.716.257 43.566 1998 1.753.577 1.683.500 70.077 1999 1.756.012 1.650.709 105.303 2000 1.763.485 1.617.755 145.730 2001 1.779.680 1.588.545 191.135 2002 1.801.480 1.557.004 244.476 2003 1.833.753 1.528.996 304.757 2004 1.867.215 1.523.102 344.113 2005 1.925.280 1.507.871 417.409 2006 2.022.902 1.492.792 530.110 2007 2.143.217 1.440.545 702.672 Nguồn [1] Phụ lục 4 Tình hình Doanh nghiệp và lao động tham gia BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh Năm Số DN đăng ký kinh doanh (DN) Số DN đang hoạt động kinh doanh (DN) Số DN tham gia BHXH (DN) Số lao động làm việc (người) Số lao động tham gia BHXH (người) 1996 3.478 8.281 1.803 572.686 63.982 1997 5.041 12.002 2.403 658.260 88.060 1998 6.627 15.780 3.147 756.810 122.685 1999 7.871 18.742 3.900 823.413 147.855 2000 14.701 35.004 4.451 1.040.902 206.890 2001 19.773 44.314 5.398 1.329.615 270.642 2002 21.523 55.236 7.378 1.706.409 362.969 2003 27.751 64.526 13.852 2.049.891 527.606 2004 36.795 84.003 20.466 2.475.448 702.900 2005 45.162 103.743 29.337 2.995.292 1.009.361 2006 58.794 137.148 40.568 3.844.115 1.453.480 2007 77.955 174.178 58.466 4.997.350 2.122.081 Nguồn: [1] Phụ lục 5 Danh mục đầu tư quỹ BHXH STT Lĩnh vực đầu tư Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư (%) 1 Cho NSNN Vay 20,75 2 Trái phiếu Chính phủ 4,40 3 Quỹ hỗ trợ phát triển 28,28 4 Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam 14,04 5 Ngân hàng Công thương Việt Nam 12,02 6 Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 14,80 7 Ngân hàng chính sách xã hội 1,47 8 Ngân hàng phát triển nhà ĐBS Cửu Long 0,15 9 Công trái xây dựng tổ quốc 4,10 10 100,00 Nguồn [ 15] Phụ Lục 6 Các chế độ BHXH hiện hành tại Việt Nam: Trong quá trình thực hiện BHXH, hệ thống pháp luật và chính sách về BHXH ở nước ta đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện. Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định các chế độ BHXH hiện nay ở nước ta gồm: 1. Chế độ ốm đau: Khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau như sau: - Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;  - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.  - Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi. - Người lao động hưởng chế độ ốm đau mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc với thời gian tối đa là 180 ngày (bệnh dài ngày) trong một năm. Nếu quá 180 ngày mức hưởng sẽ là 65%, 55% và 45% tùy theo thời gian đóng BHXH. 2. Chế độ thai sản Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. Người lao động phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần: + 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường + 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;  + 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.  + Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày. - Mức trợ cấp bằng 100% lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ sinh nhân với số tháng được nghỉ hưởng thai sản. - Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. 3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. - Trợ cấp một lần: suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:  + Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;  + Ngoài mức trợ cấp quy định, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. - Trợ cấp hằng tháng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:  + Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;  + Ngoài mức trợ cấp quy định, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. 4. Chế độ hưu trí - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH; nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. - Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho 15 năm đóng BHXH đầu tiên, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Lương bình quân khi nghỉ hưu: - Hưởng theo thang lương Nhà nước: Mức bình quân tính theo thời điểm bắt đầu đóng BHXH: · Trước ngày 01/01/1995: bình quân 5 năm cuối. · Từ ngày 01/01/1995 đến 31/12/2000: bình quân 6 năm cuối. · Từ ngày 01/01/2001 đến 31/12/2006: bình quân 8  năm cuối. · Từ ngày 01/01/2007: bình quân 10 năm cuối. - Không hưởng theo thang bảng lương Nhà nước : bình quân cả quá trình. - Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. 5. Chế độ tử tuất - Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng khi chết thân nhân được trợ cấp mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu chung và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần. - Các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; đang hưởng lương hưu; chết do TNLĐ, BNN; đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. - Thân nhân của các đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: Con chưa đủ 15 tuổi, con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học, con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 trở lên hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ngoài trường hợp đầu, các trường sau phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. - Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. - Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng. 6. Chế độ nghĩ dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Người lao động sau thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn yếu hoặc lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản. - Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy trường hợp và mức hưởng là 25% lương tối thiểu chung (nghỉ tại nhà), 40% mức lương tối thiểu chung (nghỉ tập trung) cho mỗi ngày. Ngoài ra, Luật BHXH cũng có thêm BHXH tự nguyện được thược hiện từ 01/01/2008 và bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ 01/01/2009 với nội dung như sau: BHXH tự nguyện Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất: * Chế độ hưu trí - Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH, tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.  - Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. * Chế độ tử tuất - Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: Người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu; Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. - Người lao động đang đóng BHXH, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.  + Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. + Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Bảo hiểm thất nghiệp  - Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. - Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: + 3 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; + 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; + 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; +  12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. Phụ lục 7 Thực hiện chính sách BHXH trước 1995 * Những quy định về BHXH Ở nước ta, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm thực hiện BHXH: • Sắc lệnh số 54/SL ngày 1/11/1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hưu; • Sắc lệnh 105/SL ngày 14/6/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức; • Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn, tiền tuất đối với công chức; • Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 ấn định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân sản xuất. Những văn bản trên cho thấy nhà nước ta đã sớm có nhận thức và sớm thực hiện BHXH theo hình thức hiện đại so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, sớm chứng tỏ là một nhà nước tiên tiến của giai cấp công nhân và người lao động. Năm 1959 Nhà nước ban hành Hiến pháp, tại Điều 32 quy định: người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Tuy nhiên, phải đến năm 1961, chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước mới thực sự thực hiện trên cơ sở thành lập quỹ BHXH thống nhất toàn quốc (riêng thời kỳ 61-75: toàn miền Bắc) sau khi Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/11/1961 với 6 loại trợ cấp (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất). Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động đóng bằng 4,7% trên tổng quỹ tiền lương còn công nhân và viên chức không cần đóng phí BHXH. Quỹ BHXH là quỹ độc lập thuộc NSNN, quỹ dùng để chi trả các chế độ BHXH và chi hoạt động quản lý sự nghiệp BHXH. Ngày 10/04/1964 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/CP về việc trích một phần quỹ BHXH cho Bộ Nội (sau này chuyển sang Bộ lao động Thương binh và Xã hội) vụ quản lý. Theo đó, Bộ Nội vụ quản lý 1% trên tổng quỹ tiền lương để chi trả các chế độ hưu trí, mất sức lao động, TNLĐ, BNN và tử tuất; Tổng Công đoàn quản lý 3,7% còn lại để chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đến năm 1987, tỷ lệ đóng được điều chỉnh như sau: Tổng Công đoàn thu và quản lý 5%; Bộ lao động Thương binh và Xã hội thu và quản lý 10% trên tổng quỹ lương. Kể từ sau Đại hội VII của Đảng công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu, trong đó việc đổi mới BHXH để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện các chính sách xã hội. Việc đổi mới được đánh dấu bằng việc tách một bộ phận cấu thành của BHXH - chế độ chăm sóc y tế khi ốm đau cho người lao động thành một quỹ độc lập: Bảo hiểm y tế (Nghị định 299/HĐBT) ngày 15-8-1992 ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế) với việc qui định không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động cũng phải tham gia đóng phí. Tiếp theo đó, ngày 22 tháng 6 năm 1993, Chính phủ lại ban hành Nghị định 43/CP qui định tạm thời chế độ BHXH mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng, toàn diện BHXH nhằm vào mục đích xóa sự bao cấp của NSNN đối với BHXH, mở rộng diện bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước như trước đây mà đối với tất cả người lao động hưởng lương, qui định lại nguồn thu chi, cơ cấu nguồn thu dùng cho mỗi loại chế độ… * Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH     Trước năm 1995, BHXH do Bộ Nội vụ quản lý một thời gian sau chuyển Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hệ thống BHYT Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc, Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc). Bộ máy được tổ chức thành ba cấp: cấp Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); cấp tỉnh, thành phố (Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội );cấp quận, huyện (Liên đoàn Lao động quận, huyện; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội). BHYT Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế và cũng chia thành 3 cấp quản lý: cấp Trung ương; cấp tỉnh và cấp quận, huyện. Quỹ BHXH giai đoạn này được quản lý như sau: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu 1% ở thời kỳ NĐ 218 có hiệu lực, 10% ở thời kỳ QĐ 40/HĐBT ngày 16/3/1988 và nâng lên 15% ở thời kỳ NĐ 43/CP ngày 22/06/1993 có hiệu lực thi hành. Ngành LĐTB&XH không thu trực tiếp mà ký hợp đồng với cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc để thu BHXH. Theo đó, các đơn vị đó sẽ hưởng lệ phí thu từ 0,25% đến 0,5% tính trên số tiền thực thu BHXH - Tổng Công đoàn thu và quản lý 3,7% còn lại để chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đến năm 1987, tỷ lệ đóng được điều chỉnh lên thành 5%. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có văn bản hướng dẫn cho phép các đơn vị sử dụng lao động được tọa thu – tọa chi từ nguồn kinh phí phải trích nộp. Nếu số phải nộp lớn hơn số chi tại đơn vị thì cuối tháng phải nộp cho Liên đoàn Lao động, ngược lại nếu số chi lớn hơn thì LĐLĐ sẽ cấp bù. LĐLĐ tỉnh, huyện cũng thực hiện khoán chi theo tỷ lệ cho các đơn vị sử dụng lao động chi trả hai chế độ ốm đau, thai sản. Nếu đơn vị chi không hết thì được bổ sung vào quỹ phúc lợi để cho công nhân, viên chức đi tham quan, nghỉ mát hoặc bồi dưỡng tại chỗ. Quỹ BHXH lúc bấy giờ là quỹ độc lập thuộc NSNN, do đó nguồn thu BHXH cũng chỉ là một trong những nguồn kinh phí để hình thành nguồn thu của NSNN. Tại NĐ 43/CP có quy định " Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước Bảo hộ”[33] Trong giai đoạn này nguồn quỹ BHXH có những đặc trưng sau: - Phạm vi áp dụng BHXH bắt buộc là người lao động trong biên chế Nhà nước. - Quỹ BHXH là một bộ phận ngân sách Nhà nước để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội gồm có: + Tiền do các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước, các công ty hợp doanh và các đoàn thể nhân dân, nộp hàng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ phần trăm (%) mà Nhà nước quy định so với tổng quỹ tiền lương của công nhân viên chức (gọi tắt là kinh phí bảo hiểm xã hội). + Tiền trợ cấp hàng năm của Nhà nước cho quỹ BHXH trong trường hợp cần thiết. + Các khoản thu khác thuộc quỹ BHXH (tiền ủng hộ, viện trợ, tặng phẩm, thu hoạt động sự nghiệp, tiền bồi thường). - Quỹ BHXH không kết dư với ngân sách Nhà nước hàng năm, tiền thừa được sử dụng vào việc xây dựng, phát triển mở rộng các sự nghiệp tổ chức nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe công nhân viên chức và gia đình. Phụ lục 8 Số người hưởng các chế độ BHXH từ năm 1962 đến 1994 Đơn vị: người Năm Tổng số Hưu trí Mất sức lao động Tai nạn lao động Tuất 1962-1964 14.933 7.183 6.914 17 819 1965 22.280 10.311 10.588 21 1.360 1966 27.037 12.047 12.475 25 2.490 1967 31.807 13.725 14.130 31 3.921 1968 39.810 16.775 16.574 62 6.399 1969 49.525 21.522 19.232 94 8.677 1970 80.834 39.908 30.327 113 10.486 1971 116.743 59.657 44.735 140 12.211 1972 132.183 66.530 50.478 173 15.002 1973 140.222 71.055 52.807 197 16.163 1974 153.807 77.695 57.695 205 18.212 1975 167.812 84.843 62.353 210 20.406 1976 187.745 96.323 67.850 211 23.361 1977 209.280 109.653 73.080 213 26.334 1978 232.817 123.939 77.839 218 30.821 1979 252.828 133.599 86.315 225 32.689 1980 304.813 170.457 97.486 255 36.615 1981 390.867 222.553 128.180 321 39.813 1982 451.917 260.721 148.204 330 42.662 1983 529.760 308.907 175.964 356 44.533 1984 585.539 340.252 197.392 376 47.519 1985 652.077 381.083 221.164 401 49.429 1986 727.158 446.689 226.976 134 53.359 1987 872.937 567.065 244.656 418 60.798 1988 959.574 620.045 270.202 648 68.679 1989 1.117.241 713.720 309.045 991 93.485 1990 1.151.019 760.729 293.271 1.353 95.666 1991 1.384.042 926.240 339.047 2.062 116.693 1992 1.481.219 997.765 342.454 2.618 138.382 1993 1.645.987 1.097.674 387.489 3.785 157.039 1994 1.770.708 1.189.939 406.360 5.560 168.849 Nguồn:[19] Phụ lục 9 Tình hình thu. chi quỹ BHXH do ngành Lao động - Thương binh và xã hội quản lý từ năm 1964 đến 1994 Đơn vị: người Năm Tổng số chi trong năm Số thu BHXH NSNN Cấp Thực thu % so với số chi Thực cấp % so với số chi 1964 4.418.000 4.418.000 100,0 1965 7.326.000 4.586.000 62,60 2.740.000 37,40 1966 9.719.000 5.680.000 58,44 4.039.000 41,56 1967 11.379.000 5.979.000 52,54 5.400.000 47,46 1968 14.967.000 6.765.000 45,20 8.202.000 54,80 1969 18.670.000 7.699.000 41,24 10.971.000 58,76 1970 26.768.000 7.955.000 29,72 18.813.000 70,28 1971 43.959.000 8.636.000 19,65 35.323.000 80,35 1972 51.104.000 7.987.000 15,63 43.117.000 84,37 1973 57.425.000 9.016.000 15,70 48.409.000 84,30 1974 62.477.000 9.885.000 15,82 52.592.000 84,18 1975 69.174.000 10.705.000 15,48 58.469.000 84,52 1976 74.340.000 12.521.000 16,84 61.819.000 83,16 1977 82.053.000 13.749.000 16,76 68.304.000 83,24 1978 91.585.000 19.192.000 20,96 72.393.000 79,04 1979 115.059.000 20.560.000 17,87 94.499.000 82,13 1980 146.389.000 23.125.000 15,80 123.264.000 84,20 1981 285.171.000 30.796.000 10,80 254.375.000 89,20 1982 502.667.000 40.661.000 8,09 462.006.000 91,91 1983 902.669.000 54.632.000 6,05 848.037.000 93,95 1984 1.227.924.000 78.936.000 6,43 1.148.988.000 93,57 1985 5.069.683.000 153.417.000 3,03 4.916.266.000 96,97 1986 3.057.677.000 98.555.000 3,22 2.959.122.000 96,78 1987 13.077.000 306.400 2,34 12.770.600 97,66 1988 50.577.000 14.686.000 29,04 35.891.000 70,96 1989 277.341.000 90.403.000 32,60 186.938.000 67,40 1990 382.136.000 95.259.000 24,93 286.877.000 75,07 1991 505.383.000 117.963.000 23,34 387.420.000 76,66 1992 710.346.000 205.143.000 28,88 505.203.000 71,12 1993 2.300.000.000 279.079.000 12,13 2.020.921.000 87,87 1994 4.400.000.000 1.294.000.000 29,41 3.106.000.000 70,59 Tổng cộng 20.571.463.000 2.732.294.400 13,28 17.839.168.600 86,72 Nguồn:[15]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV giai phap tai chinh.doc
Tài liệu liên quan