Luận văn Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC

Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang đi vào phát triển mạnh mẽ và tiến tới hoà nhập cùng các nước có nền kinh tế phát triển thì định giá doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu cần thiết, không những đối với quá trình cổ phần hoá và sự phát triển của thị trường chứng khoán mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Hiện nay đã có nhiều phương pháp định giá được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên hai phương pháp chủ yếu thường được sử dụng vẫn là phương pháp tài sản ròng và phương pháp chiết khấu dòng tiền, trong đó phương pháp tài sản ròng chiếm phần lớn do đặc điểm của các doanh nghiệp có nhu cầu định giá và cũng do nhiều vấn đề hạn chế khiến không đủ điều kiện để sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Ngoài ra trong thời điểm hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta đang trong giai đoạn bùng nổ thì một phương pháp được nhiều người quan tâm là phương pháp chỉ số P/E. Mỗi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp kể trên có những ưu nhược điểm riêng và việc sử dụng phương pháp nào để xác định giá trị doanh nghiệp hay kết hợp các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc định giá là phù thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của những người làm công tác định giá doanh nghiệp. Thực tế cho thấy công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam chưa tỏ ra có hiệu quả và các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cần được kết hợp và áp dụng đa dạng hơn phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và nhu cầu của nền kinh tế. Tại nhiều nước trên thế giới, định giá doanh nghiệp đã được hình thành và phát triển từ khá lâu nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trong đó, một số phương pháp hiện đại đã được áp dụng và tỏ ra có hiệu quả trong việc xác định giá trị doanh nghiệp một cách tương đối chính xác. Luận văn tốt nghiệp của em đề cập đến những vấn đề cơ bản về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm:  Lý thuyết về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.  Cách thức áp dụng hai phương pháp định giá doanh nghiệp cơ bản tại công ty kiểm toán AFC và những khó khăn khi áp dụng phương pháp đó trong thực tiễn.  Một số giải pháp nhằm khác phục những khó khăn đó tại công ty kiểm toán AFC cũng như kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm tạo những điều kiện cần thiết để các phương pháp định giá được áp dụng phổ biến rộng rãi và phát huy hết những ưu điểm của nó.

doc111 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thì cả hai yếu tố của quá trình định giá là nguyên giá và giá trị còn lại đều rất khó xác định. Sở dĩ như vậy là do thiếu thông tin thị trường các loại tài sản này: máy móc thiết bị hiện dang sử dụng trong các DNNN là các máy chuyên dụng thuộc các thế hệ công nghệ khác nhau do nhiều nhà cung cấp khác nhau, thông thường là đã lạc hậu và nhà sản suất không còn cung ứng trên thị trường hiện tại. Nếu dựa vào tính năng công dụng tương tự thì các máy móc thiết bị thời nay thuộc các thế hệ mới, tiên tiến hơn, tiện ích hơn nên nguyên giá của chúng thường rất khác nhau. Trong trường hợp nếu chọn được một sản phẩm có cùng công suất tính năng và tác dụng nhưng do các nhà sản xuất khác nhau thì cũng không thể so sánh với nhau được. Như vậy với những khó khăn trên thì phần lớn TSCĐ không có được cơ sở để tham khảo giá trị thị trường hiện tại mà lại được xác định lại theo nguyên giá ghi sổ của kế toán đơn vị. Không những nguyên giá mà cả giá trị còn lại của TSCĐ cũng là một yếu tố khó xác định vì về mặt nguyên tắc, giá trị còn lại của tài sản được xác định dựa vào giá trị còn lại của các kết cấu chính, nhưng cơ sở để xác định giá trị còn lại của các kết cấu chính lại thường không thuyết phục. Do vậy tỷ lệ % giá trị còn lại được đưa ra nhưng mang nhiều tính chất chủ quan và luôn theo chiều hướng giằng xé về mặt lợi ích: Doanh nghiệp muốn đánh giá thấp, Nhà nước muốn đánh giá cao. Vì vậy luôn xảy ra tranh chấp trong việc thống nhất số liệu. Xác định lợi thế kinh doanh và giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp: Để xác định lợi thế kinh doanh, phương pháp này chỉ căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận của 3-5 năm liền kề và lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm. Còn các tài sản vô hình đã được xác định giá trị thì lấy theo số dư trên sổ sách kế toán. Việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số đơn giản như vậy chắc chắn sẽ không phản ánh đúng giá trị lợi thế của doanh nghiệp. Ví dụ như: tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp thông thường có thể tăng đột biến trong 1, 2 năm gần đây do điều kiện đặc biệt. Ngược lại, với một doanh nghiệp vốn có tiếng tăm trên thị trường nhưng trong vòng 3 năm gần đây hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm hoặc thua lỗ do đang triển khai đổi mới chu kỳ sản phẩm… điều này sẽ làm cho giá trị lợi thế kinh doanh tính theo công thức này có thể bị giảm hoặc thậm chí là số âm_tức doanh nghiệp không có lợi thế kinh doanh. Thực tế cho thấy đây vẫn là doanh nghiệp có tiếng trên thị trường và người mua cổ phần vẫn quyết định mua vì họ tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, việc xác định công thức như trên không phản ánh giá trị lợi thế kinh doanh. Các hạn chế khác về mặt tổ chức thực hiện Hạn chế về chính sách Nhà Nước: Quá trình định giá doanh nghiệp ở Việt Nam là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Do vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã có rất nhiều các văn bản pháp quy ban hành để điều chỉnh các hoạt động đó: Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Thông tư 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002, Thông tư 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định 187/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và thông tư 126/2004/TT-BTC. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những hạn chế trong các văn bản đã ban hành. Hoạt động định giá chưa đạt được ở mức chuyên nghiệp vẫn còn mang tính chất thực nghiệm, do vậy luôn có sự thay đổi trong chính sách và phương pháp xác định. Nếu trước đây Nghị định 79 chưa quy định về việc áp dụng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, làm cho giá trị thực của doanh nghiệp bị đánh giá thiếu so với thực tế. Đến nay Nghị định 187 đã có thêm giá trị quyền sử dụng đất nhưng việc áp dụng lại gặp nhiều khó khăn mà luật chưa quy định được hết. Hạn chế về mặt thị trường: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các hoạt động chuyển nhượng, khoán, cho thuê và thực hiện cổ phần hoá còn mới mẻ, công tác định giá đối với giá trị doanh nghiệp chưa đúc kết được nhiều kinh nghiệm về lý luận cũng như hoạt động thực tiễn. Hạn chế về mặt thông tin: Chúng ta chưa có hệ thống thông tin thực sự hiệu quả về hoạt động của mỗi ngành kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường cho hoạt động thẩm định giá nói chung và xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng chưa được thiết lập một cách đầy đủ và có hệ thống. Đây cũng là một khó khăn cho quá trình cung ứng, tiếp nhận dịch vụ và công tác quản lý giám sát của Nhà Nước. Sự cập nhật thông tin kinh tế quốc tế và quốc nội ở nước ta còn chậm chạp và bất cập, đồng thời các hoạt động của doanh nghiệp cũng chưa được đặt trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế. Việc hạn chế về mặt thông tin này sẽ gây khó khăn cho việc dự đoán tốc độ phát triển hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Hạn chế về phía các doanh nghiệp Vì một mục đích cá nhân nào đó mà các chủ doanh nghiệp có thể không muốn cung cấp các số liệu tài chính chính xác (chẳng hạn như chủ doanh nghiệp muốn hạ thấp giá trị doanh nghiệp), dùng các mánh khoé thủ đoạn làm bóp méo số liệu. Do trình độ có hạn, nhiều doanh nghiệp phản ánh sai các báo cáo tài chính hoặc phản ánh không theo chuẩn mực chung, chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho tổ chức định giá, hệ thống sổ sách kế toán không thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán, chưa thực hiện kiểm kê tài sản, chưa xây dựng được phương án sắp xếp lao động… Do vậy các công ty định giá sẽ rất khó khăn trong việc xác minh lại số liệu một cách chính xác rõ ràng. Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá đều có những tồn tại về mặt tài chính như nợ và tài sản tồn đọng, lỗ luỹ kế… nên thời gian xác định giá trị doanh nghiệp thường kéo dài. Bản thân các doanh nghiệp chưa tự hoàn thành công việc xử lý tài chính, thường đợi đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mới tiến hành. Điều này dẫn đến việc các tổ chức định giá sẽ bị gây sức ép do họ phải hoàn thành hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp đúng hạn là 6 tháng theo như quy định của Bộ Tài Chính. Nguyên nhân của các hạn chế Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường Thông tin phục vụ cho định giá doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Do hoạt động thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp ở nước ta còn tương đối mới mẻ nên cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường về hoạt động này chưa được thiết lập một cách đầy đủ và có hệ thống. Đây cũng là một khó khăn cho quá trình cung ứng, tiếp nhận dịch vụ và công tác quản lý giám sát của Nhà nước. Bên cạnh đó, thông tin bị hạn chế từ chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chuẩn bị tốt cho việc định giá doanh nghiệp, hệ thống kế toán không theo chuẩn mực, không phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa thực hiện kiểm kê tài sản, chưa xây dựng được phương án kinh doanh, phương án sắp xếp lại lao động… Thông tin về môi trường vĩ mô và môi trường ngành được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ cán bộ ngành, các tổ chức chuyên nghiệp, ngân hàng, báo chí… Các thông tin này nhiều khi không được kiểm chứng chính xác, đôi khi có sự khác biệt, đồng thời cũng rất khó để thống nhất và liên kết các thông tin với nhau gây khó khăn trong việc đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của kinh tế, ngành và doanh nghiệp trong ngành. Chất lượng nhân viên định giá doanh nghiệp chưa cao Tính đến thời điểm đầu năm 2007, có gần 70 tổ chức được Bộ Tài Chính cấp phép hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ của các tổ chức tư vấn vẫn còn chưa cao. So với các tổ chức khác, AFC là một trong những tổ chức tư vấn có uy tín trong cả nước và với uy tín này AFC đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn với đội ngũ tư vấn có chất lượng cao. Tuy nhiên do tính chất công việc rất vất vả của ngành kiểm toán- tư vấn nên đội ngũ nhân viên tư vấn của AFC thường không ở lại lâu dài với công ty. Do đó AFC có sự thiếu hụt về nhân lực có kinh nghiệm trong khi chất lượng định giá phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người định giá. Thiếu quy định chuẩn của pháp luật Tuy hiện nay đã có những văn bản điều chỉnh hoạt động định giá nhưng mới chỉ bó hẹp trong định giá doanh nghiệp cổ phần hoá. Hơn nữa các quy định chưa chi tiết đánh giá như thế nào dẫn đến đánh giá có thể khác nhau, cùng là một doanh nghiệp, cùng một phương pháp nhưng hai tổ chức tư vấn khác nhau cho ra giá trị khác nhau, đôi khi chênh lệch này rất lớn. Đồng thời, quá trình định giá phải sử dụng nhiều đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sổ sách kế toán của doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp không ghi sổ, trình bày đúng theo quy chuẩn của pháp luật. Chương 3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty kiểm toán AFC Định hướng phát triển công ty và công tác định giá doanh nghiệp Trong năm nay, Công ty kiểm toán AFC sẽ tiếp tục thực hiện và hoàn thành các hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp đã ký kết từ năm trước, bên cạnh đó công ty cũng tiến hành triển khai, kết hợp giữa hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp với các hoạt động tư vấn tài chính bên cạnh hoạt động kiểm toán là mảng nghiệp vụ chính của Công ty. Công ty kiểm toán AFC tiếp tục củng cố và phát huy hoạt động tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đồng thời xây dựng các sản phẩm tư vấn tài chính doanh nghiệp thành quy trình có hệ thống, hướng tới việc cung cấp tư vấn tài chính sát nhập, giải thể, mua bán doanh nghiệp. Dự đoán được tình hình phát triển và diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, khi mà hoạt động cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước về cơ bản đã hoàn thành gần xong, Công ty kiểm toán AFC có kế hoạch sẽ giảm bớt số lượng các doanh nghiệp tư vấn cổ phần hoá và xác định giá trị doanh nghiệp. Dự kiến công ty chỉ còn tư vấn cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp cho một số các Tổng Công ty lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó công ty cũng chuẩn bị các kế hoạch cần thiết để phục vụ cho nhu cầu mua bán, sát nhập, hợp nhất… doanh nghiệp trong thời gian tới. Hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua của Công ty kiểm toán AFC đã thành công tốt đẹp, đây là nhờ trình độ cũng như sự nỗ lực không ngừng của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. Chính điều này đã nâng cao chất lượng và uy tín cho hoạt động định giá của Công ty trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác. Giải pháp Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, Công ty kiểm toán AFC cũng như các tổ chức định giá khác không thể tránh khỏi một số các hạn chế. Các hạn chế này có thể xuất phát từ phía chủ quan của công ty định giá, hay do yếu tố khách quan về phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Do vậy để giải quyết được các hạn chế tồn tại và tăng cường tính hoàn thiện của các phương pháp, thì đó không chỉ là sự nỗ lực của chính bản thân công ty kiểm toán AFC nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình mà còn là sự quan tâm và trách nhiệm hoàn thiện của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp được định giá. Để cung cấp dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp một cách tốt nhất, các tổ chức định giá nói chung và Công ty kiểm toán AFC nói riêng phải xác định doanh nghiệp một cách chính xác và hoàn chỉnh, thực hiện tốt nhất trách nhiệm cơ bản của một tổ chức định giá: luôn đảm bảo giá trị doanh nghiệp phải tương đối chính xác so với giá trị thực tế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tổ chức định giá luôn phải biết kết hợp lợi ích của các bên tham gia: chủ doanh nghiệp, người đầu tư và nhà nước. Để phát triển chất lượng hoạt động định giá ngày một tốt hơn và đảm bảo lợi ích của các bên liên quan thì công ty kiểm toán AFC có thể áp dụng một số giải pháp sau: Hoàn thiện các phương pháp đã áp dụng Đối với phương pháp tài sản Tại Việt Nam phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản ròng được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê phân loại và đánh giá giá trị thực tế của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá, tức là mới tập trung áp dụng Phương pháp 1 mà chưa sử dụng Phương pháp 2 và 3 đã nêu ở phần lý thuyết tổng quan. Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp 1 mới chỉ dựa trên cơ sở xem xét giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh, chưa tính đến khả năng sinh lời trong tương lai cũng như tiềm năng phát triển và mức độ rủi ro của công ty. Để việc đánh giá được tiến hành một cách chính xác hơn thì phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng cần được cải biến và kết hợp với nhiều phương pháp khác để được kiểm chứng. Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chính là việc tính toán giá trị tương lai của doanh nghiệp dựa trên việc phản ánh sự phát triển trong quá khứ, vì vậy để đánh giá giá trị hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thì công việc đầu tiên cần tiến hành là phân tích tình hình hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp. Hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp sẽ là tấm gương tốt nhất để có thể dự đoán khả năng sinh lời trong tương lai, phân tích quá khứ để đánh giá tiềm năng phát triển, để đánh giá nguồn lực về nhân lực và tài lực của doanh nghiệp. Do vậy việc phân tích đầy đủ các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp là rất quan trọng, nó là sơ sở để xây dựng dữ liệu cho việc thiết lập mô hình dự đoán các hoạt động trong tương lai để đánh giá lợi nhuận dự tính của doanh nghiệp và tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Có thể thấy, giá trị của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai biến đầu vào quan trọng là tốc độ tăng trưởng của dòng tiền và lãi suất chiết khấu. Do đó trong quá trình định giá ta phải xác định những yếu tố tác động trực tiếp đến hai tham biến này. Quy trình định giá có thể tuân theo sơ đồ chung sau: Phân tích ngành Phân tích công ty Dự báo tài chính Xác định giá trị doanh nghiệp Phân tích độ nhạy Phân tích ngành: Phân tích ngành nhằm mục đích đánh giá tổng thể toàn ngành để xác định tiềm năng lợi nhuận của lĩnh vực mà doanh nghiệp cần định giá đang hoạt động. Ở đây cần phân tích các yếu tố cơ bản là: Sản phẩm thay thế: yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với lợi nhuận của công ty. Nếu có nhiều sản phẩm thay thế với mức giá rẻ, hợp lý hơn sản phẩm của doanh nghiệp phân tích, thì đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp không thay đổi chất lượng mẫu mã, nâng cao tính năng công dụng của sản phẩm dịch vụ và giảm giá thành tương ứng thì chắc chắn doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm do tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ giảm. Sức chiếm lĩnh thị trường: điều này quyết định tỷ trọng thu nhập mà lĩnh vực này có thể đạt được so với tổng thu nhập trên thị trường của loại sản phẩm nào dó. Nếu một doanh nghiệp có khả năng nâng cao sức chiếm lĩnh thị trường thì nó có thể nâng cao mức thu nhập của mình. Điều kiện tham gia hay rút khỏi thị trường: các điều kiện này sẽ quyết định khả năng một công ty mới gia nhập vào thị trường của doanh nghiệp cần định giá hoặc một công ty cũ rút khỏi thị trường này. Đối với lĩnh vực đòi hỏi các yêu cầu cao về công nghệ, tài sản… thì việc một doanh nghiệp mới gia nhập ngành này sẽ rất khó khăn, do vậytính cạnh tranh thị trường có thể không cao và tương đối ổn định. Ngược lại nếu các điều kiện rút lui khỏi thị trường là khó khăn có thể hy vọng sự cạnh tranh sẽ giảm sút trong tương lai vì trong trường hợp này có thể một số doanh nghiệp làm ăn không có lời nhưng vì việc giải thể là phức tạp khó khăn nên các doanh nghiệp vẫn tồn tại với hy vọng sẽ cải thiện tính hình chờ các doanh nghiệp khác rút khỏi thị trường. Phân tích công ty: Đánh giá môi trường nội bộ của doanh nghiệp Các yếu tố được đánh giá bao gồm: Cơ sở hạ tầng: là các tài sản vật chất thuộc về doanh nghiệp, nó cho biết hiện trạng tài sản, các điều kiện trực tiếp liên quan đến sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí hoạt động như: quy trình sản xuất, địa điểm sản xuất kinh doanh, môi trường làm việc dành cho quản lý và người lao động… Cơ cấu quản lý: bao gồm hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, chính sách kinh doanh, bộ máy tài chính kế toán, chuyên gia kỹ thuật…Các yếu tố này ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả kinh doanh hiện tại và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Các nguồn lực nội bộ: bao gồm nhân sự và quan hệ với nhà cung cấp. Nhân sự là một tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào sở hữu một đội ngũ nhân lực trình độ cao, lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại và những thay đổi trong tương lai sẽ đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. Quan hệ với nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp tới các biến đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm và dịch vụ: là yếu tố quan trọng để tạo nên giá trị của công ty. Sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng, thường xuyên cải tiến thay đổi mãu mã, nâng cao chất lượng sẽ giữ chân được khách hàng cũ và vươn đến những khách hàng tiềm năng. Người tiêu dùng/khách hàng: bao gồm đánh giá về thị trường tiêu thụ; nhãn hiệu, hình ảnh của công ty; chiến lược thị trường và thị phần. Tuỳ theo đặc thù của loại hình doanh nghiệp để xác định các yếu tố thuộc về môi trường nội bộ có khả năng ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Phân tích tài chính: Mục đích của phân tích tài chính là để xác định tình hình tài chính của công ty, sức mạnh tài chính của công ty trong mối tương quan với các công ty khác, từ đó làm cơ sở cho những dự báo tương lai. Phân tích tài chính có thể sử dụng các tỷ số tài chính được thiết lập dựa trên các dữ liệu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đánh giá mức độ hoạt động hiện tại thông qua số liệu có sẵn. Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp định giá được so sánh với hệ số tài chính của cả ngành hay các doanh nghiệp cạnh tranh khác trong ngành. Các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: bao gồm tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền. Các tỷ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: bao gồm vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản. Nhóm tỷ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chính sách quản lý tín dụng của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh bao gồm nhà cung cấp nguyên vật liệu và khách hàng của doanh nghiệp. Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: bao gồm tỷ lệ nợ, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay…Nhóm tỷ số này cho biết mức độ sử dụng nợ và trả nợ của doanh nghiệp, từ đó cho biết hiệu quả của đòn bẩy tài chính và khả năng gặp rủi ro khi sử dụng nợ. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời: bao gồm tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu, tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE)… Nhóm tỷ số này đánh giá khả năng sinh lời của chủ sở hữu khi đầu tư vào doanh nghiệp. Dự báo tình hình tài chính và tính dòng tiền: Trong bước này phải xem xét các kế hoạch sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư, đưa ra các giả thiết có thể về sự phát sinh các dòng tiền. Đồng thời, kết hợp với phân tích môi trường vĩ mô, môi trường ngành, môi trường nội bộ và phân tích tài chính từ trước để dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp, xây dựng dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán trong một thời kỳ nhất định. Từ đó tính toán các dòng tiền của doanh nghiệp. Tính toán giá trị doanh nghiệp và kết luận định giá: Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán được dự báo trong một giai đoạn sau thời điểm định giá để tính toán dòng tiền thuần tự do. Các dòng tiền này chiết khấu về thời điểm xác định giá trị , cộng dồn cho kết quả giá trị doanh nghiệp tại thời điểm đó. Phân tích độ nhạy cảm của giá trị định giá với các thay đổi: Phân tích về mặt lý thuyết cũng như thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp. Các yếu tố tác động đến dòng tiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác suất và tính kỳ vọng toán chứ không phải được biết chắc chắn. Vì vậy khi một biến quan trọng thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn, khi đó giá trị doanh nghiệp sẽ thay đổi theo. Tóm lại, hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp sẽ là tấm gương tốt nhất để có thể dự đoán khả năng sinh lời trong tương lai, phân tích quá khứ để đánh giá tiềm năng phát triển , nguồn lực, nhân lực và tài lực của doanh nghiệp. Việc phân tích chính xác và đầy đủ các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng các dữ liệu cho việc thiết lập mô hình dự đoán các hoạt động trong tương lai như dự tính doanh thu hoạt động, dự tính chi phí, khấu hao, thuế suất để đánh giá lợi nhuận dự tính của doanh nghiệp và đánh giá tỷ lệ chiết khấu hợp lý là cơ sở xây dựng mô hính DDM và DCF tại Việt Nam. Dựa trên lý thuyết này ta có thể phân tích tình hình hoạt động trong quá khứ của công ty tài chính X trong ví dụ ở trên như sau: Phân tích ngành Phân tích môi trường vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, ổn định (7.5%/năm); thị trường tài chính tiền tệ có tốc độ phát triển nhanh là điều kiện thuận lợi cho Công ty tài chính X tiếp cận thị trường và phát triển mạng lưới khách hàng. Đặc tính đường cầu: Cầu tín dụng trên thị trường lớn nên công ty có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình khách hàng, dự án, phương án kinh doanh, lựa chọn những khách hàng với những dự án, phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi. Khung pháp lý: Công ty tài chính X được thành lập trong điều kiện có nhiều sự thay đổi tích cực về chính sách cũng như khung pháp lý liên quan tới hoạt động của công ty tài chính và hệ thống tổ chức tín dụng: Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng được luật hoá (Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự…) tạo hành lang pháp lý giúp tổ chức tín dụng có được định hướng phát triển trong thời gian dài. Ngân hàng Nhà nước theo dõi, giám sát chặt chẽ và đưa ra những chính sách điều chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng phù hợp dần với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, mặt khó khăn là: Hệ thống pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ đồng thời chậm đổi mới so với thông lệ quốc tế và yêu cầu phát triển của ngành. Hoạt động của các công ty tài chính nói chung bị ràng buộc bởi nhiều hạn chế do chính sách đem lại, mô hình công ty tài chính chưa thực sự rõ nét về hình thức hoạt động và sản phẩm. Phân tích thị trường: Khả năng cạnh tranh về cung cấp tín dụng của công ty trên thị trường bị hạn chế so với các ngân hàng thương mại có uy tín, tiềm lực mạnh trên thị trường (chiếm 98 % thị phần tín dụng). Khả năng huy động vốn giá rẻ (nguồn gửi tiết kiệm từ dân cư) gặp nhiều khó khăn do công ty mới thành lập uy tín chưa cao, bị hạn chế trong nhiều dịch vụ ngân hàng như không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm… Đây là những khó khăn cơ bản mà các công ty tài chính nói chung đều gặp phải trong đó có công ty tài chính X. Phân tích công ty : Phân tích môi trường nội bộ: Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Bên cạnh việc ổn định bộ máy tổ chức, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công ty cũng không ngừng đầu tư các nguồn lực, cả về con người lẫn cơ sở vật chất trang thiết bị, phần mềm quản lý hiện đại nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện bền vững. Công ty đã hoàn thành việc đầu tư trang thiết bị máy tính, phần mềm quản lý nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đồng thời mời các chuyên gia giáo viên từ Ngân hàng nhà nước, học viện ngân hàng và các tổ chức tín dụng đầu ngành để đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhân viên trong Công ty. Hiện nay Công ty đã được Tổng công ty tạo điều kiện để làm việc với các Sở, Ngành liên quan của UBND thành phố Hà Nội để tìm và thuê địa điểm làm trụ sở lâu dài của Công ty. Bộ máy tổ chức và tình hình lao động: Tình hình lao động: Tổng số lao động tại thời điểm cổ phần hoá (tháng 10/2007) là 56 người. Trong đó trình độ trên đại học và đại học chiến 84% tổng số lao động. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đều còn trẻ, đều đã qua đào tạo chính quy và các khoá đào tạo nâng cao, có trình độ chuyên môn tốt. Bên cạch đó, công ty cũng tổ chức các khoá trao đổi nghiệp vụ với các đối tác, vì thế nhân viên công ty có điều kiện nâng cao năng lực áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong việc cung cấp dịch vụ phục vụ khách hàng tốt nhất. Sơ đồ tổ chức Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t Ban Gi¸m ®èc Ban KTKS Néi Bé P.Tµi chÝnh K.to¸n P.TCL§ Hµnh chÝnh Ban §Çu t­ t.m¹i P.giao dÞch sè 1 P.TÝn dông c¸ nh©n P.TÝn dông t.®Þnh DN P.KÕ ho¹ch N.vèn Sự hỗ trợ của Tổng công ty Từ khi thành lập, công ty tài chính X đã được sự quan tâm sát sao của Tổng công ty về mọi mặt, Tổng công ty đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Công ty, trong đó có vai trò đầu mối thu xếp, hỗ trợ các vấn đề tài chính và vốn cho các công ty thành viên và công ty mẹ_Tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tài chính X đứng ra huy động vốn nhàn rỗi của các công ty thành viên, quản lý và đầu tư sinh lợi từ các nguồn vốn này cho các công ty, đồng thời khi công ty thành viên có nhu cầu vay vốn, công ty tài chính X sẽ đứng ra dàn xếp, tìm kiếm nguồn vốn cho các công ty này hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nhóm khách hàng quan trọng của công ty tài chính X. Tổng công ty đã quan tâm chỉ đạo chiến lược phát triển của công ty và định hướng công ty gắn kết với thị trường bất động sản của Thủ đô nhằm khai thác những thế mạnh của Tổng công ty có sẵn trên lĩnh vực này. Là một đơn vị mạnh trong lĩnh vực xây dựng, Tổng công ty giúp Công ty tài chính X bước đầu có được thương hiệu trên thị trường. Bước đầu khi công ty đi vào hoạt động. đã xây dựng được tín nhiệm, tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp với khách hàng và đối tác kinh doanh. Phân tích tài chính Tình hình kinh doanh trước CPH : Đơn vị tính : Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Từ 29/8/2005 đến 31/12/2005 Năm 2006 a b c Tổng cộng tài sản có Trong đó: TM tại quỹ TG NHNN TG tại các TCTD Cho vay Dự phòng RRTD Các khoản đầu tư Trong đó : + Đầu tư mua trái phiếu + Đầu tư góp vốn mua CP TSCĐ TS có khác Thu nhập sau thuế: Trong đó: + Tổng thu nhập từ lãi + Tổng thu ngoài lãi + Tổng CP + Tổng TNTT + Thuế TNDN Thuế phải nộp nhà nước 76.155 345 67.622 1.200 4.054 2.934 0 554 5 559 0 0 0 3.065.535 3.749 2 2.668.152 161.566 - 1.212 122.417 90.000 32.417 3.467 107.394 1.889 10.499 3.334 11.210 2.624 735 1.054 Nguồn: Công ty kiểm toán AFC Tình hình hoạt động tài chính: thể hiện qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu: Đơn vị tính: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Từ 29/8/2005 đến 31/12/2005 31/12/2006 1 Quy mô vốn - Vốn điều lệ 75.000 75.000 - Vốn chủ sở hữu 75.000 76.778 - Tổng tài sản có 76.155 3.065.535 - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) 356,51 11,68 2 Kết quả hoạt động kinh doanh - Nguồn vốn huy động 81 2.803.178 - Dư nợ cho vay 1.200 161.566 + Nợ quá hạn 0 0 + Nợ khó đòi 0 0 - Hệ số sử dụng vốn (*) + ROE (%) 0 2,52 + ROA (%) 0 0,06 - Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn/Tổng số dư bảo lãnh (%) 0 0 - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0 0 - Tỷ lệ nợ khó đòi/Tổng dư nợ (%) 0 0 3 Khả năng thanh toán - Tỷ lệ về khả năng chi trả (%) 1,04 174,45 Nguồn: Công ty kiểm toán AFC (*) Với ROE = Tỷ lệ LNST/Vốn điều lệ bình quân ROA = Tỷ lệ LNST/Tổng TS bình quân Qua các chỉ tiêu tài chính trên cho thấy tình hình tài chính của công ty trong năm đầu thành lập và hoạt động là ổn định và lành mạnh. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu năm 2006 đạt 11,68% ( theo quy định của NHNN là 8%), tỷ lệ về khả năng chi trả năm 2006 đạt 174,45%, tuy nhiên do Công ty mới được thành lập nên các hệ số về sử dụng đồng vốn còn thấp. Bên cạnh đó, quy mô vốn của công ty kà không cao, điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ và tiếp cận các khách hàng lớn. Dự báo và định giá Kế hoạch kinh doanh của Công ty tài chính X Công ty tài chính X được cổ phần hoá theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần dưới hình thức “Bán bớt một phần vốn nhà nước hịên có tại doanh nghiệp”. Sau chuyển sang công ty cổ phần, công ty dự định sẽ giữ nguyên nội dung theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện tại và xin cấp thêm giấy phép hoạt động ngoại hối. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần: Chi nh¸nh H¶i phßng Chi nh¸nh §µ n½ng Chi nh¸nh TP HCM P.Giao dÞch sè 9 (GD9) P.Giao dÞch sè.... (GD...) P.Giao dÞch sè 4 (GD4) P.Giao dÞch sè 3 (GD3) P.Giao dÞch sè 2 (GD2) P.Giao dÞch sè 1 (GD1) P.TCL§ Hµnh chÝnh (P1) Khèi chi nh¸nh Trùc thuéc P.ph¸t triÓn s¶n phÈm d.vô (P6) P.TÝn dông c¸ nh©n (P5) P.TÝn dông T§DN (P4) P.KÕ ho¹ch N.vèn (P3) P.Tµi chÝnh K.Õ to¸n (P2) bAN gi¸m ®èc Ban kiÓm so¸t Héi ®ång qu¶n trÞ §¹i héi ®ång cæ ®«ng Ban KTKS néi bé Ban §Çu t­ TM (P7) Mục tiêu kinh doanh Về vốn chủ sở hữu: Tiếp tục tăng vốn tự có bằng việc phát hành thêm cổ phiếu, đảm bảo quy định về mức vốn pháp định đối với tổ chức tín dụng theo quy định của Chính phủ đồng thời tăng cường tích luỹ thông qua việc phát triển mạnh các quỹ dự phòng. Kế hoạch tăng vốn điều lệ hàng năm: Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn điều lệ 76,65 450 450 750 750 Nguồn: Công ty kiểm toán AFC Về hoạt động kinh doanh: Trên cơ sở phân tích năng lực hiện tại của Công ty, mục tiêu và phương hướng hoạt động, tình hình thị trường trong thời gian tới, dự kiến các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng: BIỂU KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu-Tiêu chí Kế hoạch 05 năm 2007 – 2011 2007 2008 2009 2010 2011 1 Vốn điều lệ 76.650 450.000 450.000 750.000 750.000 2 Thặng dư vốn 7.500 6.000 3 Vốn chủ sở hữu 77.057 460.928 464.457 777.309 785.306 4 Huy động vốn cuối kỳ 3.784.290 6.622.508 9.271.509 13.443.689 20.165.534 Tốc độ tăng trưởng 35% 75% 40% 45% 50% 5 Dư nợ TD cuối lỳ 218.115 381.701 534.381 774.852 1.162.278 Tốc độ tăng trưởng 35% 75% 40% 45% 50% 6 Đầu tư cuối kỳ (gồm đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần) 165.263 289.209 404.892 587.094 880.641 Tốc độ tăng trưởng 35% 75% 40% 45% 50% 7 Doanh thu 349.493 613.929 857.942 1.243.562 1.859.088 8 Chi phí 338.192 530.021 759.921 1.053.215 1.636.943 9 Lợi nhuận sau thuế 8.136 60.414 70.575 137.049 159.945 10 Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn điều lệ (%) 10,62% 13,43% 15,68% 18,27% 21,33% 11 Chia cổ tức 35,919 41,97 81,825 95,517 12 Cổ tức/VĐL (%) 7,98 9,33 10,91 12,74 13 Trích lập các quỹ 3.255 24.165 28.230 54.819 63.978 a Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%) 407 3.021 3.530 6.852 7.998 b Quỹ đầu tư phát triển (10%) 813 6.042 7.058 13.706 15.995 c Quỹ dự phòng tài chính (10%) 813 6.042 7.058 13.706 15.995 d Quỹ khen thưởng phúc lợi (10%) 813 6.042 7.058 13.706 15.995 e Quỹ khác(5%) 407 3.021 3.530 6.852 7.998 14 Thù lao HĐQT, BKS 0 330 375 405 450 15 Lao động- Tiền lương 0 0 0 0 0 a Tổng số lao động 149 243 302 357 380 b Thu nhập bình quân (ngàn đồng/người/tháng) 4.500 5.250 5.700 6.000 6.750 Phân tích rủi ro: Các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp: Rủi ro kinh tế: Rủi ro về lãi suất: đó là sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất đầu ra, do biến động của thị trường và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư, cho vay ra thị trường. Do đặc thù của Công ty tài chính X là tập trung cấp tín dụng trung và dài hạn, đầu tư có thời hạn dài nên khó khăn trong việc dự báo biến động của lãi duất, khi lãi suất trên thị trường biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty tài chính X. Rủi ro ngành: Rủi ro về hoạt động tín dụng: Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng dẫn đến khách hàng không trả được nợ cho Công ty tài chính X. Rủi ro về hoạt động đầu tư: là sự mất cơ hội, giảm tài sản, mất vốn hay mất nguồn thu từ việc đầu tư vào các dự án, đầu tư tài chính biến động xấu hoặc dự án không hiệu quả. Đối với hoạt động đầu tư tài chính: đó là sự mất cơ hội, giảm giá trị do thị trường hoặc mất quyền kiểm soát. Đối với hoạt động đầu tư dự án, doanh nghiệp: đó là sự thất thoát do Công ty tài chính X không kiểm soát được nguồn vốn đầu tư của mình hoặc do doanh nghiệp, dự án đó kém hiệu quả. Rủi ro pháp luật: Rủi ro pháp luật liên quan đến những sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho Công ty tài chính X, khách hàng và đối tác dẫn đến việc bị khởi kịên. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do con người hoặc hệ thống công cụ quản lý. Rủi ro khác: Rủi ro về ngành nghề, đối tượng cấp tín dụng, đầu tư do khủng hoảng kinh tế hay chính sách. Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, lụt lội, cháy, nổ. Kết hợp các phương pháp định giá khác nhau Không có một phương pháp nào là tuyệt đối chính xác cho việc xác định giá trị mọi doanh nghiệp, và do trên thực tế khó có một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng hoàn toàn điều kiện áp dụng của riêng một phương pháp nên một giải pháp tốt để hạn chế sai sót trong xác định là kết hợp nhiều phương pháp để xác định giá trị của một doanh nghiệp. Thực tế cho thấy phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản mới thể hiện được giá trị tài sản của doanh nghiệp, nhưng chưa thể hiện được giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trong khi đó, áp dụng phương pháp DCF sẽ giải quyết được hầu hết các vướng mắc trong việc xác định lợi thế thương mại và tiềm năng giá trị trần của doanh nghiệp. Mặt khác khắc phục được tâm lý của lãnh đạo doanh nghiệp muốn có một giá trị tương đối thấp để dễ bán cổ phần, trong khi cơ quan phê duyệt lại mong muốn ngược lại. Để có thể xác định chính xác hơn giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá, cần áp dụng đồng thời cả hai phương pháp để thể hiện được một khoảng dao động về giá sàn- giá trần, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể chỉ ra một giá hợp lý nhất, phản ánh giá trị chính xác của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của nhà đầu tư. Trên thế giới, ở các nước có nền kinh tế phát triển, thông thường khi định giá doanh nghiệp phương pháp chiết khấu dòng tiền được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay phương pháp này chưa thực sự hiệu quả do thiếu các điều kiện cần thiết. Do vậy, phương pháp tài sản ròng, hoặc phương pháp hệ số so sánh có thể được sử dụng để xác nhận lại kết quả hoặc phủ định hoàn toàn phương pháp chiết khấu dòng tiền. Kết quả định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền là một khoảng giá trị dựa trên các phân tích về độ nhạy, phụ thuộc vào các giả thuyết xu hướng của ngành và nền kinh tế. Trong khi giá trị được xác định theo phương pháp tài sản ròng thể hiện giá thấp nhất- giá sàn của doanh nghiệp thì phương pháp chiết khấu dòng tiền lại thể hiện mức giá cao nhất- giá trần. Trong khoảng giá sàn- giá trần, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể đưa ra mức giá hợp lý, phản ánh kỳ vọng lợi nhuận và mức rủi ro của nhà đầu tư. Khi kết hợp với nhau ta sẽ được một khoảng dao động của giá trị doanh nghiệp. Vì vậy để xác định chính xác hơn giá trị doanh nghiệp cần áp dụng đồng thời cả hai phương pháp để có được một khoảng dao động về giá. Tuy nhiên nhiều khi khoảng giá trị thu được có sự chênh lệch nhau rất lớn, khi đó ta phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất, được tiến hành một cách tin cậy nhất. Ta cũng có thể lấy bình quân gia quyền của hai giá trị bằng cách đặt các trọng số theo độ tin cậy của giá trị doanh nghiệp. Việc sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sẽ cho ta các giá trị doanh nghiệp khác nhau vì điều kiện áp dụng của từng phương pháp, những giả định đặt ra, cách xác định các yếu tố góp phần vào giá trị… là khác nhau. Không có phương pháp nào là thực sự hoàn hảo đối với mọi doanh nghiệp mà chỉ có thể thích hợp hơn đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác giá trị xác định được dựa trên một phương pháp cũng không phải là giá trị chính xác tuyệt đối. Phương pháp nào cũng chứa những ưu, khuyết điểm. Vì thế nên sử dụng kết hợp các phương pháp định giá để có cái nhìn từ những khía cạnh khác nhau về giá trị doanh nghiệp. Các giải pháp khác Sử dụng các nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp Đây chỉ là giải pháp tạm thời trong điều kiện túng thiếu thông tin của thị trường Việt Nam. Các tổ chức tư vấn do không có điều kiện về thời gian và nguồn lực, do đó có thể sử dụng các nghiên cứu thị trường của những tổ chức đáng tin cậy. Tuy nhiên khi sử dụng báo cáo đó cần phải có sự đánh giá và cẩn trọng về nguồn thông tin được cung cấp. Bên cạnh đó, công ty kiểm toán AFC có thể liên kết với các công ty chứng khoán để hưởng các dịch vụ cung cấp thông tin mang tính thống kê và phân tích để làm cơ sở dữ liệu cho định giá. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho thị trường Thiết lập hệ thống báo cáo bắt buộc và lưu trữ cơ sở dữ liệu về báo cáo và phương pháp định giá áp dụng cho các công ty đã định giá. Cơ sở dữ liệu này là tài liệu vô giá trong việc tổng hợp và phân tích để đưa ra các tỷ lệ chiết khấu giả thiết và giả định của phương pháp chiết khấu dòng tiền, là những khó khăn tạm thời hiện nay khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Cơ sở dữ liệu này cũng giúp cho việc áp dụng những phương pháp khác nhau như phương pháp Goodwill, phương pháp P/E là những phương pháp phổ biến trong các thị trường tài chính phát triển. Ngoài ra, có thể tạo cơ chế để tăng định phí định giá cho các công ty áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền… ví dụ như áp dụng mức phí khống chế khác nếu áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, hoặc được quyền hưởng một tỷ lệ phần trăm của giá trị doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành cổ phần hoá. Báo cáo xác định giá trị hoàn hảo theo phương pháp chiết khấu dòng tiền đòi hỏi tốn nhiều công sức hơn, nhưng đổi lại sẽ giúp công ty thu hút được nhiều vốn hơn. Công khai, minh bạch trước, trong và sau khi cổ phần hoá nhằm thu hút các nhà đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư là nguyên tắc căn bản của cơ chế thị trường, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Mở rộng cơ hội tham gia định giá với các công ty nước ngoài Việc tham gia định giá với các công ty nước ngoài sẽ giúp công ty có thể tiếp cận với các phương pháp định giá tiên tiến trên thế giới, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về cách thức xác định cà xây dựng các thông số liên quan. Điều này giúp nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và phát triển thêm hoạt động nghiệp vụ ra thị trường tài chính nước ngoài. Nâng cao chất lượng nhân viên tư vấn định giá Để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn định giá, công ty kiểm toán AFC cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng của nhân viên tư vấn định giá vì kết quả phụ thuộc rất lớn vào các ước đoán giả thiết của người thực hiện định giá. Công ty nên xây dựng cơ chế lương thưởng hậu hĩnh để giữ người tài, đồng thời chú trọng khâu tuyển dụng để có được nguồn nhân lực đầu vào chất lượng tốt. Trong quá trình làm việc, công ty cần tổ chức thêm nhiều khoá đào tạo riêng biệt hoặc đi liền với công việc để nâng cao trình độ cho nhân viên tư vấn tài chính, đặc biệt là kiến thức về kế toán tài chính kiểm toán. Bên cạnh đó, việc thường xuyên cử các nhân viên xuất sắc đi đào tạo tại nước ngoài cũng là giải pháp thực sự hiệu quả để nâng cao chất lượng nhân viên định giá. Kiến nghị Kiến nghị với Nhà Nước: Hành lang pháp lý: Ngoài Nghị định 187/NĐ-CP, Thông tư 126/TT-BTC năm 2004 và gần đây là Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 và Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 quy định về định giá doanh nghiệp cổ phần hoá, đến nay còn thiếu những quy định cụ thể về định giá doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng DNNN được cổ phần hoá. Để hoạt động định giá có tính chính xác và tin cậy cao hơn, Nhà nước cần bổ sung những quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp nhằm chuẩn hoá các tiêu chuẩn trong định giá, làm cơ sở để đánh giá giám sát chất lượng dịch vụ định giá doanh nghiệp. Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước châu Á khác, cần phát triển thị trường trái phiếu chính phủ không chỉ với mục đích huy động vốn trong nước và quốc tế mà còn để trái phiếu chính phủ có đủ cơ sở tham chiếu như là công cụ an toàn nhất trên thị trường tài chính. Đặc biệt cần chú trọng đến trái phiếu chính phủ dài hạn phát hành bằng VNĐ và USD. Phát triển và ổn định thị trường chứng khoán Nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại. Khi thị trường chứng khoán phát triển sẽ nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, góp phần làm cho quá trình cổ phần hoá đạt hiệu quả cao. Thị trường chứng khoán càng có nhiều hàng thì càng nâng cao khả năng thanh khoản của chứng khoán và danh mục thị trường càng có tính đại diện. Đến nay, Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đã chứng tỏ sức hẫp dẫn của mình về thu hút đầu tư. Tuy nhiên thị trường vẫn không ổn định và lên xuống theo tâm lý của các nhà đầu tư. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá. Thành lập các tổ chức đánh giá rủi ro doanh nghiệp: Trong bối cảnh hiện nay chúng ta chưa có được phụ phí rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu đối với các ngành kinh tế ở Việt Nam, điều này rất khó khăn khi xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư. Vì thế chúng ta cần phải thiết lập một tổ chức chuyên nghiên cứu và xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu cho thị trường bao gồm các số liệu kinh tế từng ngành, từng vùng, các chỉ số phát triển, rủi ro của từng doanh nghiệp trong ngành và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các công ty này được gọi là các tổ chức định mức tín nhiệm. Tổ chức định mức tín nhiệm thiết lập hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp định giá. Cơ sở dữ liệu là tài liệu vô giá trong việc tổng hợp phân tích để đưa ra hệ số rủi ro và tỷ lệ chiết khấu giải quyết những khó khăn hiện nay của việc áp dụng phương pháp DCF, phương pháp so sánh, hệ số… là những phương pháp phổ biến trong các thị trường tài chính phát triển. Kiến nghị với Bộ Tài chính: Về cơ chế, chính sách: Hiện nay, các tổ chức tư vấn định giá ở Việt Nam còn chưa được kiểm soát chất lượng rõ ràng cụ thể. Vì vậy trong thời gian tới, Bộ tài chính cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tư vấn thực hiện định giá. Đồng thời, Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu xây dựng và ban hành quy chế lựa chọn tiêu chuẩn giám sát, đánh giá năng lực hoạt động của các tổ chức tư vấn định giá để lựa chọn danh sách tốt nhất những tổ chức đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ định giá. Về việc công bố thông tin: Đối với các doanh nghiệp trong nước, Bộ Tài Chính cần có những quy định cụ thể nhằm đánh giá khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin minh bạch chính xác. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen với việc công bố thông tin định kỳ, việc đó thường chỉ đối với những doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Phần lớn các doanh nghiệp đều không muốn công khai hoá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc công bố thông tin sẽ là cơ sở để có được các thống kê thị trường, là cơ sở so sánh ra quyết định đối với nhà đầu tư. Về xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá doanh nghiệp: Thực tế ở nước ta hiện nay đang thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh là cơ sở cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Hoạt động định giá được nhắc đến nhiều nhưng chủ yếu là những bài viết phân tích lẻ tẻ và rời rạc; thiếu một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hoạt động. Vì vậy một hệ thống lý luận cần phải được tạo dựng để cung cấp cho những người quan tâm có một cái nhìn bản chất về giá trị doanh nghiệp, những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống lý luận này cũng cần đề cập đến những yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp, một hệ thống đầy đủ và cập nhật các phương pháp định giá doanh nghiệp và điều kiện áp dụng … làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho cán bộ định giá. Được tiếp cận với một hệ thống lý luận đầy đủ và sâu sắc, cùng với kinh nghiệm định giá được tích luỹ trong thực tế, đội ngũ cán bộ định giá doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn công tác của mình. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nên phổ biến kiến thức về giá trị doanh nghiệp, tầm quan trọng của giá trị doanh nghiệp đối với công chúng. Các nhà đầu tư sẽ có cơ sở phân tích, không phải là đầu tư một cách mù quáng và theo trào lưu mà dựa trên những nhận định am hiểu rõ ràng. Đào tạo chuyên viên định giá để nâng cao chất lượng tư vấn Do kết quả định giá theo các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phức tạp phụ thuộc rất nhiều vào các ước đoán, các yếu tố chủ quan của người thực hiện định giá, do vậy nâng cao chất lượng tư vấn định giá đồng nghĩa với nâng cao năng lực của chuyên viên định giá. Uỷ ban chứng khoán nên thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo cho nhân viên của các tổ chức tư vấn, mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy để tiếp cận những phương pháp hiệu quả nhất đang được sử dụng trên thế giới, tổ chức các cuộc hội thảo là nơi trao đổi ý kiến, kinh nghiệm cho các chuyên viên định giá. Kiến nghị với Bộ kế hoạch và đầu tư Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đưa ra các chiến lược quy hoạch cho từng ngành, vùng trên nhiều khía cạnh. Các doanh nghiệp phải theo dõi nắm bắt các chiến lược của nhà nước để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình hợp lý và sát với tình hình chung. Một kế hoạch kinh doanh có tính khả thi mới đủ độ tin cậy cho việc dự báo các dòng tiền trong tương lai để thực hiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp một cách hiệu quả. Do vậy, bộ Kế hoạch đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan khác để đưa ra định hướng phát triển hợp lý. Trên đây là một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm cải thiện sự thiếu thốn của thông tin thị trường, các quy định của pháp luật và kiểm soát chất lượng của các tổ chức tư vấn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phổ biến hơn các phương pháp định giá doanh nghiệp trong thực tiễn và kết quả các định giá trị doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị thực sự của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang đi vào phát triển mạnh mẽ và tiến tới hoà nhập cùng các nước có nền kinh tế phát triển thì định giá doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu cần thiết, không những đối với quá trình cổ phần hoá và sự phát triển của thị trường chứng khoán mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Hiện nay đã có nhiều phương pháp định giá được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên hai phương pháp chủ yếu thường được sử dụng vẫn là phương pháp tài sản ròng và phương pháp chiết khấu dòng tiền, trong đó phương pháp tài sản ròng chiếm phần lớn do đặc điểm của các doanh nghiệp có nhu cầu định giá và cũng do nhiều vấn đề hạn chế khiến không đủ điều kiện để sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Ngoài ra trong thời điểm hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta đang trong giai đoạn bùng nổ thì một phương pháp được nhiều người quan tâm là phương pháp chỉ số P/E. Mỗi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp kể trên có những ưu nhược điểm riêng và việc sử dụng phương pháp nào để xác định giá trị doanh nghiệp hay kết hợp các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc định giá là phù thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của những người làm công tác định giá doanh nghiệp. Thực tế cho thấy công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam chưa tỏ ra có hiệu quả và các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cần được kết hợp và áp dụng đa dạng hơn phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và nhu cầu của nền kinh tế. Tại nhiều nước trên thế giới, định giá doanh nghiệp đã được hình thành và phát triển từ khá lâu nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trong đó, một số phương pháp hiện đại đã được áp dụng và tỏ ra có hiệu quả trong việc xác định giá trị doanh nghiệp một cách tương đối chính xác. Luận văn tốt nghiệp của em đề cập đến những vấn đề cơ bản về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm: Lý thuyết về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Cách thức áp dụng hai phương pháp định giá doanh nghiệp cơ bản tại công ty kiểm toán AFC và những khó khăn khi áp dụng phương pháp đó trong thực tiễn. Một số giải pháp nhằm khác phục những khó khăn đó tại công ty kiểm toán AFC cũng như kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm tạo những điều kiện cần thiết để các phương pháp định giá được áp dụng phổ biến rộng rãi và phát huy hết những ưu điểm của nó. Do những hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Em mong nhận được sự sửa chữa góp ý của các thầy cô giáo để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn và em có thể nâng cao kiển thức của mình trong lĩnh vực định giá doanh nghiệp nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung. Trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy Đàm Văn Huệ_ giáo viên trực tiếp giảng dạy hướng dẫn, đồng thời nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty kiểm toán AFC. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các anh chị trong công ty kiểm toán AFC đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính Hà Nội. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. Nguyễn Minh Hoàng (2005), Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp, NXB Tài Chính. “Nâng cao hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp Tháng 10/2005 “Cổ phần hoá DNNN- Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí tài chính Tháng 9/2006 “Để cổ phần hoá không trở thành tư nhân hóa_Vận dụng phương pháp định giá doanh nghiệp khi cổ phần hóa”_ Tạp chí Tài chính 5/2007 “Một số vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay”_Tạp chí tài chính 5/2007 “Một số khó khăn khi kiểm toán các doanh nghiệp cổ phần hoá”_Tạp chí Kiểm toán-số 3/2008. Tài liệu tham khảo tại Công ty kiểm toán AFC Website: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10702.doc
Tài liệu liên quan