Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay

- Đối với các dịch vụ chuyên môn thì đó là việc xây dựng cơ chế hành nghề chặt chẽ, nghiên cứu khả năng công nhận bằng cấp lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực để mở rộng phạm vi và nội dung cung cấp dịch vụ. - Đối với những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế và xã hội thì cũng cần xây dựng cơ chế hành nghề, những quy định thận trọng và bảo lưu khả năng can thiệp của nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên những biện pháp thận trọng không nên áp dụng quá mức mà phải có mức độ hạn chế vừa phải (tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển hơn). - Đối với các dịch vụ còn duy trì độc quyền như vận tải, viễn thông thì ta cần khuyến khích một môi trường cạnh tranh hơn, hạn chế ảnh hưởng của vị thế độc quyền của doanh nghiệp, tách rời chức năng kinh doanh và nghĩa vụ đối với xã hội. Ngay cả việc thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội cũng có thể được tiến hành trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh công bằng. Có như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo chất lượng của ngành dịch vụ. - Về tổ chức quản lý hoạt động thương mại dịch vụ, điều quan trọng là việc quản lý hoạt động dịch vụ phải tránh can thiệp vào quyết định của doanh nghiệp. Các vấn đề vĩ mô liên quan đế chính sách và chiến lược phải do các Bộ và các cơ quan chủ quản thực hiện. Các vấn đề kỹ thuật, đạo dức nghề nghiệp có thể do các nghiệp đoàn, các tổ chức nghề nghiệp giám sát và cấp giấy phép chứng nhận. Đây là kinh nghiệm tốt để phát huy hiệu quả vừa phát huy được tính tự giác, chủ động của doanh nghiệp, vừa đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Nhưng để đạt được mục tiêu đó trước hết phải nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật. - Đối với những lĩnh vực dịch vụ chưa có quy định cụ thể thì cần tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghệm của các quốc gia khác. Mọi hình thức dịch vụ dù sơ khai cũng cần được pháp luật thừa nhận. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hình thức này.

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông lưu cùng các nước trong khu vực. Tham gia các chương trình hành động và vận tải và liên lạc (POATC) nhằm phát triển nguồn nhân lực, mà nội dung của nó là nâng cao trình độ và năng lực công tác cho những người hoạt động trong ngành hàng không dân dụng tại các trung tâm của khối như ở Xinhgapo, Philipin, Thái Lan và Indonesia. Tham gia các trao đổi thông tin chuyên môn, như trao đổi kinh nghiệm hiện hành, sử dụng và khai thác thiết bị mới, các kết quả nghiên cứu chuyên ngành, các đổi mới trong công nghệ thông tin. (2). Dịch vụ vận tải biển Về mặt định hướng sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN, ngành vận tải biển Việt Nam thừa nhận và dự định tiến tới thực hiện các nguyên tắc có tính định hướng sau đây trong hoạt động vận tải biển, mà Hội nghị vận tải và thương mại ASEAN lần họp năm 1980 đã ra quyết định. Đó là những định hướng cho hành động thống nhất của các nước trong khối trong việc xây dựng biểu giá cước vận chuyển, việc phân chia thị trường cung ứng vận tải quốc tế qua khu vực. Các thoả thuận trên được tập trung vào các lĩnh vực sau đây: - Mở rộng và hiện đại hoá các đội tàu buôn của các nước ASEAN lên mức ngang với năng lực vận tải của các hãng nước ngoài khối, đang hoạt động trong khu vực. - Liên kết chặt chẽ hoạt động của các đọi tàu của các nước trong khối nhằm giúp nhau sử dụng tối đa năng lực vận tải đã có nâng cao hiệu suất sủ dụng tàu lên mức cao nhất hơn hẳn trước đây. - Giảm mức thấp nhất tình trạng lép vế của vận tải của các nước ASEAN trong lĩnh vực vận tải toàn cầu. Nói cách khác là, mở rộng thanh thế, thị phần của các nước ASEAN ra khỏi khu vực của mình và ra cả thế giới. - Nối mạng thông tin khu vực nhằm phục vụ việc tiếp thị nhanh nhất cho mỗi nước và phục vụ tốt nhất sự phối hợp hành động giữa các nước trong khu vực trong việc giải toả hàng hoá, bến bãi, giải toả tàu, bảo quản, chứa chấp hàng quá cảng... Đồng thời những người làm công tác vận tải biển phát triển khả năng toàn diện trong lĩnh vực này. Theo lĩnh vực này, sẽ tăng cường hoạt động của hội những người vận tải biển (ASSTRAN). - Cải thiện môi trường pháp lý trong từng nước của khối ASEAN sao cho các doanh nghiệp vận tải của mọi nước trong khối thuận lợi hơn trong việc kinh doanh, liên kết với nhau để đủ sự cạnh tranh với mọi lực lượng vận tải quốc tế. Bản thân các Chính phủ sẽ làm hết sức mình cho môi trường này, đồng thời trực tiếp tham gia vào các chương trình phối hợp hành động với các tập đoàn vận tải, các tổ chức phi chính phủ khác. (3). Dịch vụ viễn thông Trên lĩnh vực bưu chính, viễn thông nước ta đã tham gia các chương trình lớn như chương trình cáp ngầm, hệ thống cáp quang, chương trình mạng lưới dịch vụ số (ISDN), hệ thống điện thoại di động, điện nhắn tin, dịch vụ liên lạc qua vệ tinh, chương trình xúc tiến xây dựng vệ tinh khu vực ASEAN. Chúng ta cũng tham gia vào chương trình phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các cuộc trao đổi nghiệp vụ, bồi dưỡng kién thức vận hành và quản lý hiện đại để có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế. (4). Dịch vụ tài chính + Về sự hợp tác khu vực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm Chúng ta đã có những chuyển động sau đay trong việc hội nhập ASEAN về bảo hiểm: Một là, đã tham gia vào thống nhất ý chí cộng đồng về phương hướng, mục đích, yêu cầu của sự hợp tác là: - Bảo hộ nhau để đối phó với các biến động của thị trường bảo hiểm quốc tế tác động đến hoạt động bảo hiểm của công ty thuộc ASEAN. - Cung cấp cho nhau các thông tin giữa các cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm, cũng như giữa các bảo hiểm để mỗi nước, mỗi tổ chức thông tin ứng phó với thời cuộc quốc tế và khu vực. - Giúp nhau phát triển và hiện đại hoá nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chất lượng, trong đó có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ. - Hỗ trợ nhau về tài chính, hình thành các quỹ đặc biệt giành cho các hoạt động liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực. - Điều chỉnh pháp luật mỗi nước theo hướng hài hoà hội nhập tạo môi trường pháp lý đồng thời ở mức chấp nhận được cho mỗi nước đẻ các tổ chức bảo hiểm mỗi nước có thể hoạt động dễ dàng, thuận lợi trong toàn khối. - Phối hợp tốt hơn các hoạt động tái bảo hiển trên tinh thần san sẻ để cân bằng cung cầu, giảm bớt các bất hoà trong phân chia lợi ích do tái bảo hiểm gây ra. - Thống nhất mẫu biểu thống kê, thống nhất cung ứng dữ liệu thống kê cho tổ chức bảo hiểm ASEAN. - Thực hiện một chương trình bảo hiểm bắt buộc đối với các chủ phương tiện cơ giới trong quan hệ với người thứ ba (nạn nhân cảu các vụ va chậm cơ giới), coi đó là trách nhiệm dân sự mà công dân tất cả các nươc trong khối phải theo. Những nhất trí trên đã được ghi nhận tại một nghị định thư của diễn đàn thứ nhất của các nhà quản lý bảo hiểm khối ASEAN, họp tại Brunây tháng 10/1998. Hai là, đã thống nhất ý chí với khối về các hình thức phối hợp hành động trong khối, mà cụ thể là: - Thành lập viện nghiên cứu đào tạo nhân lực cho ngành bảo hiển của khối. - Củng cố công ty tái bảo hiển ASEAN. - Mở rộng diễn đàn các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN. Theo đó, diễn đàn đầu tiên được tổ chức tại Brunây tháng 10/1998. - Thành lập quỹ đặc biệt hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. - Thành lập Uỷ ban nghiên cứu về tử vong và bảo hiểm thân thể (Committee for Mortaliti Studies of assured lives - COMSAL). COMSAL đã hoàn thành công việc của mình, đã thông báo cho các thành viên những kết quả nghiên cứu có liên quan. - Mở các khoá đào tạo nhân lực. - Tiến hành một số hội thảo + Về dịch vụ ngân hàng Việt Nam đã nhất trí với khối về việc tự do hoá các dịch vụ ngân hàng, các hoạt động tín dụng, môi giới chứng khoán, bảo hiểm. Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Chính phủ các nước trong khối nới lỏng quy chế chính sách trong việc quản lý các dịch vụ tài chính, tăng cường tiếp xúc đàm phán để làm cho việc tự do hoá dịch vụ tài chính được thực hiện triệt để trên thực tế, phù hợp với những giới hạn rộng lớn mà hiệp định khung đã đề ra. (5). Dịch vụ du lịch Các chương trình hợp tác về du lịch nhằm phát triển ASEAN thành một trung tâm du lịch của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hoá và môi trường của ASEAN, thúc đẩy du lịch nội bộ của ASEAN. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 7, ngày 4 tháng 11 năm 2001, tại Brunây các nước ASEAN đã quyết định về việc ký kết hiệp định du lịch ASEAN. 2.2.2. Thực trạng thương mại dịch vụ Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay a. Thực trạng thương mại dịch vụ của Việt Nam Từ năm 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng giảm đang dần, do những ngành dịch vụ tiềm năng lớn như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông chưa phát huy được mức tăng trưởng thích đáng, ngành du lịch và khách sạn nhà hàng gặp phải khó khăn do khủng hoảng Châu á. Tuy vậy cũng có sự tăng trưởng khá nhờ có sự quan tâm đầy đủ của Chính phủ thông qua chương trình quốc gia về du lịch và từ năm 2001 du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn và đã có sự đầu tư thích đáng để đạt được mức tăng trưởng cao. Từ năm 1996 đến nay , tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đều thấp. Tốc độ tăng trưỏng củănm 1996 là 9,3% năm 1997 là 7,1% năm 1998 là 4,9% và năm 2000 là khoảng 3,7%. Ngành dịch vụ tăng từ năm 1990 cho đến năm 1997 chiếm tỷ trọng 42,55% GDP nhưng đến năm 2000 giảm xuống chỉ khoảng 40% là chưa thoả đáng. Một số loại hình dịch vụ quan trọng lại chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ lại có sự tăng trưởng giảm dần. Thương nghiệp năm 1995 đạt tốc độ tăng trưởng là 11,3% giảm xuống 4,1% trong năm 1998. Ngành vận tải bưu điện có tốc độ tăng trưởng từ gần 10% năm 1995 giảm xuống 4% năm 1998. Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có tốc độ tăng kỷ lục vào năm 1994 trên 22% đã giảm xuống trên 14% và năm 1995 và 4,4% năm 1998. Biểu 1 - Giá trị sản xuất các loại hình dịch vụ qua các năm Đơn vị tính : tỷ đồng Toàn ngành dịch vụ 1997 1998 1999 2000 * Thương mại 65.748 75.148 80.294 86.500 * Khách sạn nhà hàng 20.312 23.458 24.880 26.400 * Vận tải bưu điện 21.800 25.484 28.371 29.600 * Tài chính, ngân hàng, BH 7.717 8.773 10.551 11.000 * Quản lý nhà nước, ANQP 21.055 22.227 21.980 23.200 * Dịch vụ khác Nguồn: Bộ thương mại Biểu 2 – GDP các loại hình dịch vụ qua các năm Đơn vị tính: tỷ đồng Toàn ngành dịch vụ 1997 1998 1999 2000 * Thương mại 48.914 55.783 59.384 64.460 * Khách sạn, nhà hàng 11.307 12.405 13.412 14.343 * Vận tải bưu điện 12.418 14.076 15.546 17.601 * Tài chính, ngân hàng, BH 5.444 6.274 7.488 8.457 * Quản lý nhà nước, ANQP 10.460 11.849 11.683 12.195 * Dịch vụ khác Nguồn: Bộ thương mại Trong thời gian qua có thể nói khu vực dịch vụ bị xem nhẹ nhiều thủ tục hành chính, các laọi giấy phép phiền hà đã làm cản trở sự phát triển của ngành. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ nhất là ở khâu dịch phẩm ở nông thôn chưa có sự quản lý và hướng dẫn phát triển. Ngành dịch vụ tăng từ năm 1990 đến năm 1997 chiếm tỷ trọng 42,55% GDP nhưng đến năm 2000 giảm xuống còn 41% là chưa thoả đáng, cần có sự đầu tư phát triển toàn diện hơn nữ để đẩy nhanh tỷ trọng của ngành dịch vụ, phù hợp với sự phát triển của thế giới. Biểu 3 – Chuyển dịch cơ cấu trong GDP và nội bộ khu vực Đơn vị tính: % Cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP (%) 1990 1995 1999 2000 Toàn ngành dịch vụ 38,6 41,7 40,1 39,09 * Thương mại 13,0 16,4 14,8 14,51 * Khách sạn 4,2 3,8 3,3 3,23 * Vận tải, bưu điện 3,4 4,0 3,8 3,96 * Tài chính 1,2 2,0 1,7 1,90 Nguồn: Bộ thương mại Ngành dịch vụ của Việt Nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn yếu, doanh thu của xuất nhập khẩu chưa nhiều, tập trung vào các ngành như xuất khẩu lao động, dịch vụ bưu điện, vận tải và du lịch... Khả quan nhất là xuất khẩu lao động và du lịch. Đây là dịch vụ vừa mang lại ngoại tệ, vừa mang lại công ăn việc làm cho người lao động. Cần chú trọng những ngành nhiều tiềm năng như y tế, giáo dục, xây dựng, bảo hiểm vad đặc biệt là lĩnh vực vạn tải giao nhận. Để tiến tới mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam phải nhanh chóng xác định chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi trọng phát triển ngành dịch vụ vì nó đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP. Sự phát triển của khu vực dịch vụ có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm để thu hút lao động. Do khu vực này cò ở thời kỳ sơ khai, thiếu nhiều khuôn khổ pháp lý nên đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ phi chính thức. Điều này đã làm cho số liệu chính thức về các lĩnh vực dịch vụ không đầy đủ như những số liêu tương ứng ở các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Do đó, những số liệu thống kê chưa phản ánh được đầy đủ sự phát triển cũng như vai trò của dịch vụ trong đời sống thực tế. Sự tồn tại quá nhiều các loại hình dịch vụ phi chính thức đòi hỏi các nhà lập pháp phải khẩn trương xây dựng và đưa ra những chế định điều chỉnh và quản lý những loại hình dịch vụ này. Vai trò còn to lớn hơn của ngành dịch vụ trong những nền kinh tế công nghiệp hoá và thu nhập cao và trung bình cho thấy nếu chính sách là phù hợp và sự phát triển kinh tế bền vững thì các khu vục dịch vụ vủa Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng và trở thành một cơ cấu năng động của nền kinh tế. Hơn nữa một chính sách thúc đẩy sự mở rộng kinh tế và năng suất trong các ngành dịch vụ sẽ là đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Dịch vụ du lịch giữ được mức tăng trưởng khá. Khách quốc tế năm 2000 đạt 2,14 triệu lượt khách, tăng 20% so với năm 1999 năm 2001 đạt 2,33 triệu lượt khách và đến năm 2002 đạt gần 2,63 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa tăng nhanh năm 1997 đạt 8,5 triệu lượt người năm 2000 đạt 11,2 triệu lượt người. Thu nhập xã hội từ du lịch quốc tế, năm 1996 đạt 701 triệu đôla. Năm 2000 đạt 1.205 triệu đôla, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 15,8%. Sản phẩm du lịch đa dạng và có chất lượng hơn. Nhiều sản phẩm du lịch được hình thành như các tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, cả miền núi cao nguyên đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Đã hình thành các loại hình du liạch mới như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, du lịch xuyên Việt, xuyên Đông Dương bằng xe đạp, ôtô, môtô... Một số điểm vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Hạ Long, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng thu hút hàng triệu lượt khách/ năm. Dịch vụ du lịch thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, chất lượng dịch vụ được tăng cao. Đến năm 2000 lao động trực tiếp là 150 nghìn, lao động gián tiếp là 330 nghìn, tăng trung bình hàng năm khoảng 25% năm. Công tác hợp tác quốc tế, tuyên truyền quảng bá du lịch được tăng cường. Đến nay Việt Nam đã ký 16 hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ với 1000 hãng của hn 50 nước và vùng lãnh thổ. Đã có 13 doanh nghiệp lữ hành quốc tế dặt 23 văn phòng đại diện ở 23 nước, có nhiều ấn phẩm quảng bá, tăng cường tiếp thị giới thiệu sản phẩm. Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế như tổ chức du lịch Thế giới (WTO), Hiệp hội du lịch Châu á - Thái Bình Dương (PATA), du lịch các nước thành viên ASEAN. Tồn tại của dịch vụ trong thời gian qua là sản phẩn du lịch chưa độc đáo, giá cả chưa xứng đáng với chất lượng, khả năng cạnh tranh yếu. Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, các khu du lịch, tuyến điểm du lịch chưa đầu tư thích đáng, các khu du lịch, vui chơi giải trí còn ít chất lượng dịch vụ thấp. Công tác quản lý quy hoạch du lịch yếu đã gây nên tình trạng xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch tuỳ tiện, chấp vá. Việc thu hút đầu tư nước ngoài cho du lịch chủ yếu là khách sạn,các lĩnh vực khác như xây dựng khu vui chơi giải trí, các khu,diểm du lịch còn ít. Dịch vụ bưu chính viễn thông cho đến nay hoàn toàn do khu vực Nhà nước nắm giữ. Ba doanh nghiệp nhà nước kinh doanh các dịch vụ viễn thông là Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, Công ty bưu chính viễn thông cổ phần thành phố Hồ Chí Minh và Công ty viễn thông quân đội. Trong đó, Tổng công ty bưu chính viễn thông là công ty chiếm phần lớn thị phần dịch vụ viễn thông. Vào đầu những năm 90, Nhà nước đầu tư xây dựng lại hầu như toàn bộ mạng lưới viễn thông trong cả nước với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong nhân dân. Đã xuất hiện thêm nhiều loại hình dịch vụ mới như dịch vụ điện thoại mobile telephone, nhắn tin điện tử, thư điện tử, internet... Mặc dù các công ty nhà nước vẫn giữ vai trò độc quyền, nhưng đã có sự tham gia của một số đơn vị kinh doanh đối với một số loại hình dịch vụ mới như các dịch vụ khai thác mạng Internet. Hiện tại chỉ có một số ít công ty được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tổng công ty bưu chính viễn thông trong việc sử dụng cổng vào và đường trục để khai thác mạng Internet cũng như điện thoại điện tín. Nước ta là một trong những nước có tốc độ phát triển điện thoại nhanh vào bậc nhất trên thế giới. Nếu như đầu năm 1996 cả nước có 796.467 cái máy điện thoại thì vào cuối năm 2000. cả nước đã có hơn 3,2 máy điện thoại, đạt mật độ điện thoại bình quân là 3,8 máy/100 dân. Doanh thu bưu chính viễn thông đạt 1.580 tỷ đồng năm 2000. Các dịch vụ điện thoại tăng nhanh về số lượng từ điện thoại cố định, di động, nhắn tin, voicelink, điện thoại dùng thẻ, internet. Tốc độ tăng nhanh nhất thuộc về người đăng ký sử dụng điện thoại di động và internet. Dịch vụ vận tải hàng không: Vận tải hành không chủ yếu do hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đảm nhiệm. Ngoài ra tổng công ty còn 2 doanh nghiệp vận tải là công ty bay dịch vụ VASCO và công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines. Tổng công ty hàng không quản lý và khai thác18 sân bay ở cả hai miền, với đội bay có số lượng máy bay là 20 cái trong đó có 6 cái thuộc quyền sở hữu còn lại là đi thuê của nước ngoài Năm 1997 vận chuyển được 50.100 tấn hàng hoá (trong đó nước ngoài là 22.300 tấn và trong nước là 27.800 tấn) bằng 120 triệu tánn/ Km luân chuyển và 2,64 triệu hành khách (trong đó 1,641 triệu trong nước và 1,003 triệu nước ngoài) bằng 3,992 triệu hành khách/ Km luân chuyển Năm 2000 ước vận chuyển được 44,8 triệu tấn hàng hoá (trong đó trong nước là 24.000 tấn và ngoài nước là 20.800 tấn) bằng 113,2 triệu tấn/ Km luân chuyển và 2,8 triệu hành khách (trong đó trong nước là 1,7 và nước ngoài là 1,1) bằng 4,242 triệu khách/ Km Nhờ tận dụng thời cơ, tích cực mở rộng đường bay trong nước và quốc tế, phát triển thị trường, đổi mới đội bay và công nghệ khai thác bảo dưỡng, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ mặt đất, áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh quản lý để đạt nhịp độ tăng trưởng sản lượng vận tải và hiệu quả tương đối cao, ngành hàng không Việt Nam đã tạo lập được hình ảnh và uy tín của mình trong cộng đồng hàng không quốc tế và khu vực. Ngành hàng không đã có nhiều cố gắng trong chuyển giao công nghệ khai thác bảo dưỡng máy bay, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, có biện pháp hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đầu tư và nâng cao công nghệ, chú trọng việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong khâu kinh doanh và khai thác đã có sự đồng bộ giữa vận tải hàng không và dịch vụ bán vé, tiếp tế hàng hoá, cung ứng xăng dầu, dịch vụ mặt đất khai thác mạng lưới đường bay nội địa khu vực và thế giới. b. Thương mại dịch vụ của các nước ASEAN Một số nước trong khối ASEAN như Xinhgapo, Philipin, Thái Lan lĩnh vực dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. Từ những năm 1980 đến nay tỷ trọng ngành dịch vụ luôn chiếm từ 60% đến 66% trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Xinhgapo. Từ chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (mục tiêu của chiến lược này là xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm có khả năng tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế), chính phủ Xinhgapo đã đề ra hàng loạt các chính sách phát triển các ngành hướng về xuất khẩu, trong đó có chính sách phát triển các ngành dịch vụ mà Xinhgapo có lợi thế như dịch vụ cảng biển, hàng không, thương mại (chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, dịch vụ kho, bán lẻ...), du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiển, tư vấn, đào tạo...Thành tựu phát triển kinh tế của Xinhgapo gắn liền với thương mại - lợi thế của một cảng trung chuyển quốc tế, cùng lĩnh vực ngân hàng tài chính, dịch vụ viễn thông và du lịch hoạt đã phục vụ cho sự phát triển kinh tế Xinhgapo. Lĩnh vực dịch vụ luôn thể hiện là lĩnh vực kinh tế năng động nhất của nền kinh tế Thái Lan. Từ những năm 1960 đến nay khu vực dịch vụ luôn đóng góp 1/2 tổng thu nhập nội địa, có tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7% - 8%/ năm và thu hút 40% lao động của cả nước. Thái Lan là một trong những nước có kinh nghiệm phát triển du lịch và chủ trương lấy “du lịch để dựng nước”. Giá trị xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ của các nước ASEAN nhìn chung vào loại thấp trong khu vực Châu á. Riêng đối với Xinhgapo là nước có giá trị xuất khẳu thương mại dịch vụ cao nhất trong khu vực ASEAN thì năm 2001 cũng chỉ đạt 9,7% giá trị xuất khẩu thương mại dịch vụ khu vực Châu á. Trong khi đó Nhất Bản đạt 63,7 tỷ USD chiếm 21%, Hồng Kông đạt 42,4 tỷ USD chiếm 14%, Trung Quốc đạt 32,9 tỷ chiếm 10,9%. Các nước còn lại trong khối ASEAN chiến từ 0,9% - 4,6% giá trị xuất khẩu của cả khu vực Châu á. Tóm lại chúng ta có thể thấy rằng thương mại dịch vụ khu vực ASEAN còn thấp. ASEAN cần có những biện pháp nhằn thúc đẩy thương mại dịch vụ trước hết trong khu vực ASEAN. Bởi vì, việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa các nước trong ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy liên kết trong những lĩnh vực khác cũng như phát triển kinh tế trong khối. Biểu 4 - Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của các nước ASEAN Đơn vị tính: % Tên nước Tổng sản phẩm trong nước Dịch vụ 1996 1997 1998 1999 2000 Camphuchia 100,0 40,8 39,1 38,1 38,6 39,2 Inđônêxia 100,0 39,8 39,6 44,3 44,7 44,2 Lào 100,0 26,0 26,0 24,2 23,5 23,8 Malaixia 100,0 44,8 44,3 42,8 31,5 34,3 Mianma 100,0 29,5 30,9 31,0 31,1 31,2 Philipin 100,0 47,3 49,0 51,3 52,0 53,0 Thái Lan 100,0 49,5 50,2 49,5 49,5 49,2 Việt Nam 100,0 42,51 42,15 41,73 40,08 39,09 Xinhgapo 100,0 65,96 65,82 64,84 65,21 65,58 Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu 5 - Xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ của các nước ASEAN Đơn vị tính; triệu USD 1999 2000 2001 * Nhập khẩu - Indonexia 11336 14755 ... - Malaixia 14622 16614 16543 - Myanma 275 499 ... - Philipin 7492 6066 5088 - Xinhgapo 18818 21300 20045 - Thái Lan 13464 15329 14484 - Việt Nam 3040 3252 ... * Xuất khẩu - Indonexia 4453 5060 ... - Malaixia 11800 13649 14034 - Myanma 491 509 ... - Philipin 4778 3935 3115 - Xinhgapo 23904 26960 26258 - Thái Lan 14542 13785 12932 - Việt Nam 2493 2702 ... Nguồn: WTO c. Mối quan hệ thương mại dịch vụ của Việt Nam và các nước ASEAN ASEAN là một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam tuy vậy quan hệ thương mại dịch vụ của Việt Nam và các nước ASEAN thực sự là còn rất nhỏ. Mối quan hệ này chủ yếu là du lịch và xuất khẩu lao động. Hợp tác lao động trong ASEAN có đặc điểm là hầu hết thuộc các ngành sản xuất giản đơn, hợp tác nhằm phát triển nguồn nhân lực, cung cấp kỹ năng cho người lao động. Trong thời gian qua Việt Nam đã có những chương trình hợp tác lao động với các nước ASEAN, đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước như Malaixia, Philipin... Đối với lĩnh vực du lịch, Châu á là thị trường chính của ASEAN chiếm 77%, trong đó khách đi du lịch trong khối chiếm 44% thị trường khách đến ASEAN. Trong năm 2001,thu nhập từ du lịch quốc tế đến ASEAN đạt 27,2 tỷ USD trong đó Indonexia, Xinhgapo, Malaixia, Thái Lan chiếm phần lớn, thu nhập từ du lịch quốc tế đến các ASEAN chiếm từ 2,3% đến 8,7% GDP của các nước và khoảng 5% GDP của ASEAN. Trong 15 thị trường dẫn đầu khách quốc tế đến Việt Nam thì các nước: Campuchia, Malaixia, Thái Lan, Lào, Xinhgapo luôn có trong bảng xếp hạng tuy nhiên tỷ trọng còn rất thấp. Đặc điểm của thị trường khách ASEAN đến Việt Nam chủ yếu là vì mục đích thương mại. Sau đó là mục đích du lịch... Phần đông là câc khách đi lẻ tẻ và đến Việt Nam lần đầu. Lứa tuổi trung bình nhiều nhất là tầng lớp trung niên trong khoảng 30 đến 40 tuổi là những công nhân viên chức của công ty và nhà nước. Khách ASEAN chi nhiều cho lưu trú, mua sắm, ăn uống và đi lại, chi phí cho các dịch vụ vui chơi giải trí của khách ASEAN ở Việt Nam không nhiều do không cung ứng đủ các các dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại như các nước khác trong vùng. Nhìn chung khách ASEAN là loại khách tiềm năng của Việt Nam vì xu hướng khách đi lại trong vùng vẫn không thay đổi, giá cả hợp vớ mức thu nhập của dân cư ở các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ hơn, dễ hoà nhập với phong cách sống của Việt Nam do có văn hoá và lịch sử tương đồng. Tuy nhiên những thị trường khách này cũng có đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ chất lượng, hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thich mua sắm, đồng thời các sản phẩm du lịch phải khác biệt so với sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán lặp lại giữa các nước trong khu vực. Biểu 6 - Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam Đơn vị tính: % 1999 2000 2001 2002 Tổng số 100 100 100 100 * Các nước ASEAN 9,4 11,9 10,3 10,3 - Xinhgapo 1,5 1,4 1,4 1,3 - Malaixia 0,9 1,0 1,1 1,8 - Thái Lan 1,1 1,2 1,4 1,6 - Philipin 0,4 0,9 0,9 1,0 - Campuchia 4,2 5,8 3,3 2,6 - Indonexia 0,2 0,3 0,5 0,5 - Lào 1,1 1,3 1,7 1,4 - Brunây 0,02 0,02 0,02 0,02 - Myanma 0,03 0,04 0,08 0,04 * Các thị trường khác 90,6 88,1 89,7 89,7 Nguồn: Tổng cục Du lịch Về quan hệ đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN là khá nổi trội. Thái Lan, Xinhgapo, Indonexia là các nước trong khối đứng đầu về đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn Xinhgapo là nước đứng đầu trong khối về mặt đầu tư vào Việt Nam thì khoảng 27% dự án đầu tư của họ là đầu tư vào dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng đại diện, chiến 54% tổng số vốn mà họ đầu tư vào Việt Nam, nếu tính cả dịch vụ xây dựng thì còn lớn hơn nữa. 2.2.3. Đánh giá chung a. Những thuận lợi Mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trên thực tế đã có những thuận lợi nhất định. Đó là: Lĩnh vực dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của các nước ASEAN và cùng với sụ phát triển của nền kinh tế, tỷ trong của lĩnh vực này có xu hướng tăng đáng kể, năm 1997 tỷ trọng này đạt tới 40,1% ở Indonexia, 40,6% ở Malaixia, 42,6% ở Thái Lan, 49,2% ở Philipin, 62,8% ở Xinhgapo và ở Việt Nam là 42,6%, đó là mối quan tâm chung của chính phủ các nước đối với vấn đề phát triển thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN. Các nước ASEAN đã có Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ, thiết lập nguyên tắc cơ bản và phạm vi của cuộc đàm phán thương mại dịch vụ của các nước thành viên ASEAN nhằm tự do hoá thương mại dịch vụ trong ASEAN. b. Những cản trở và nguyên nhân của nó Quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN bị cản trở là môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh của Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ thuộc các đối tượng trong Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ. Cụ thể là những vấn đề sau: - Bảo hộ quá mức và tràn lan: hầu hết các ngành dịch vụ của nước ta có mức bảo hộ thực tế là rất cao thông qua các cơ chế xét cấp đầu tư của các cơ quan quản lý, nhiều lĩnh vực dịch vụ có mức hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài quá mức như ngân hàng, viễn thông, phân phối. Mức bảo hộ như vậy trước hết là tạo ra những doanh nghiệp thực sự hiệu quả mà chỉ tồn tại một cách khó khăn. - Môi trường cạnh tranh không lành mạnh: + Chính sách độc quyền và đặc quyền còn được duy trì ở mức cao trong nhiều ngành đặc biệt là viễn thông, vận tải. + Sự tham gia của nhiều tư nhân thiếu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền hoặc môi trường pháp lý đầy đủ tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, chất lượng phục vụ thấp và tình trạng tranh giành khách hàng, điển hình là trong ngành vận tải đường bộ , y tế, giáo dục. - Tính minh bạch của hệ thống pháp luật không cao, môi trường pháp lý không hoàn chỉnh: việc xây dựng môi trường pháp lý chung không đồng bộ, ngoài một số ngành dịch vụ chủ yếu như tài chính, viễn thông rất ít ngành được quy định đầy đủ trong khi các cơ quan quản lý cứng nhắc trong việc xem xét và cấp giấy phép đầu tư trong ngành này. Chương III Một số biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa việt nam và các nước asean trong giai đoạn hiện nay. 3.1. Định hướng phát triển của ngành dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu Phát triển các loại hình dịch vụ: thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, dịch vụ hàng hải, hàng không, xây dựng bảo hiểm, tư vấn... đáp ứng yêu cầu đời sống phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động: + Dịch vụ thương mại: Phát triển thương mại cùng với mở rộng thị trường và lưu chuyển hàng hoá trong nước và ngoài nước với phương thức ngày càng hiện đại, theo kịp lộ trình trong khu vực, tiếp cận với thương mại điện tử. Chú ý mở rộng mạng lưới thương mại ở vùng miền núi. + Dịch vụ du lịch; khai thác lưọi thế về cảnh quan, về truyền thóng văn hoá, lịch sử và liên kết với các nước trong khu vực để phát triển du lịch thành một ngành mũi nhọn. Coi trọng cả mặt xây dựng cở vật chất kỹ thuật, cả về mặt phát triển nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn và trình độ văn hoá du lịch, nâng cao sức cạnh tranh thu hút khách. + Dịch vụ tài chính ngân hàng: dịch vụ tài chính ngân hàng được nhanh chóng mỏ rộng các hình thức và nâng cao hoạt động theo hướng kinh doanh tiền tệ, hoạt động trao đổi ngoại tệ, hoạt động cung cấp vốn theo yêu cầu đầu tư kể cả đầu tư của Nhà nước và đầu tư các khu vực ngoài nhà nước, kể cả vốn bằng đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ, tham gia đầu tư phát triển. Nhanh chóng củng cố hệ thống ngân hàng bằng cách sắp xếp lại ngân hàng cổ phần, tổ chức lại ngân hàng thương mại, thí điểm cổ phần hoá và thành lập liên doanh giữa ngân hàng thương mại quốc doanh với ngân hàng nước ngoài về địa bàn và số lượng các chi nhánh, văn phòng. áp dụng công cụ thị trường để nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hoà ưu thông tiền tệ. Vận hành có hiệu quả vàmở rộng từng bước thị trường chứng khoán. + Dịch vụ viễn thông: đầu tư cần dựa vào nguồn tự có của ngành hoặc huy động nguồn vốn nội lực trong nhân dân thông qua cổ phần hoặc huy động vốn nước ngoài. Để phát huy vai trò chủ đạo và không ảnh hưởng tới nhiệm vụ an ninh quốc phòng, Nhà nước chỉ cần nắm đường kênh mạng trục chính và ở những địa bàn biên giới, hải đảo và một số điểm then chốt khác. Ngoài ra có thể cho phép các nhà đầu tư thuộc các thành phần khác tham gia kinh doanh. Hiệu quả khai thác của ngành viễn thông có thể được nâng cao nếu thực hiện việc chuyên môn hoá công ty cung cấp dịch vụ trong sự cạnh tranh bình đẳng, dưới sự kiểm soát của Nhà nước. + Dịch vụ vận tải hành hải: khuyến khích các nhà đầu tư vào khai thác các tuyến nội địa. Trong thời gian tới một số lượng tàu không đủ điều kiện tham gia vận tải quốc tế sẽ tập trung vào vận tải nội địa. Do vậy, phải tập trung đầu tư đổi mới đội tàu, tập trung vào đội tàu lớn. Ưu tiên phát triển mạnh những dịch vụ hàng hải hiện đại, xuất khẩu thuyền viên. Xây dựng kế hoạch và thí điểm cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải đầu tư lập công ty, trước hết là các nước ASEAN. + Dịch vụ vận tải hàng không: nâng cấp những sân bay có khả năng khai thác cao, bao gồm hệ thống nhà ga, khu vực sân đỗ, đường băng cũng như trang thiết bị phục vụ tại sân bay. Xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất thành trạm trung chuyển quốc tế lớn trong khu vực. + Dịch vụ xây dựng: có chính sách xây dựng quy hoạch hợp lý, tăng cường trang thiết bị công nghệ trong xây lắp. Thực hiện chính sách hiện đại hoá công nghệ phù hợp với trình độ phát triển, tận dụng tối đa lao động thủ công trong nước. Khuyến khích xuất khẩu lao động kỹ thuật ra nước ngoài cũng như việc tham gia đấu thầu và nhận thầu công trình ở nước ngoài. + Dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm: thúc đẩy phát triển thị trường thông tin và phần mềm bằng cách khuyến khích tất cả các tổ chức kinh tế và xã hội tin học hoá hoạt động của mình và Nhà nước hỗ trợ hoá tin học ở một số khâu. + Dịch vụ bảo hiểm: thành lập thêm các công ty bảo hiểm liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam cũng như các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, trong đó có thể cho phép các công ty nước ngoài kinh doanh bảo hiển nhân thọ hoặc phi nhân thọ. + Dịch vụ tư vấn: mở rộng các loại hình dịch vụ tư vấn, đặc biệt tư vấn pháp luật, vưa phục vụ phát triển đầu tư, kinh doanh, vừa phục vụ đời sống nhân dân, xây dựng nề nép làm ăn, sinh sống theo pháp luật. Coi trọng việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của hiệp định Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, nâng cao hiệu lực pháp lý thành bộ luật về sở hữu trí tuệ, củng cố và tăng cường năng lực cho các cơ quan xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Kết hợp cơ quan sở hữu côngnghiệp và cơ quan quyền tác giả, trao quyền tự hạch toán cho cá cư quan xác lập quyền, tập trung bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan thực thi quyền sở hữu tí tuệ. Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăngđạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 6% - 6,5%/ năm và đến năm 2010 chiếm 42% - 43% GDP, thu hút khoảng 26% - 27% tổng số lao động. 3.1.2. Định hướng xuất khẩu dịch vụ và lao động Các ngành dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm nhiều lĩnh vực, từ du lịch xuất khẩu lao động đến xuất khẩu y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, cung ứng dịch vụ dầu khí... trong đó nổi lên một ngành chủ yếu là du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông và dịch vụ ngân hàng. + Xuất khẩu lao động: Theo Bộ lao động - Thương binh Xã hội thì mục tiêu phấn đấu đầu năm 2005 là xuất khẩu 150 - 200 ngàn lao động và đến năm 2010 là 1 triệu lao động. Nếu thực hiện được mục tiêu này, kim ngạch dự kiến sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2005 và 4,5 - 6 tỷ USD vào năm 2010. + Du lịch: Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa kinh tế - xã hội và rất quan trọng. Trong những năm qua, ngành dịch vụ đã đạt được nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên tiềm năng của ngành du lịch là rất lớn nếu biết khai thác và phát huy tốt những thế mạnh sẵn có. Theo Tổng cục Du lịch dự kiến năm 2005 sẽ phấn đấu thu hút 3 triệu khách quốc tế với doanh thu xấp xỉ 1 tỷ USD, năm 2010 thu hút 4,5 triệu khách đạt 1,6 tỷ USD. + Dịch vụ cảng biển và giao nhận: Trong thời gian tới cần đầu tư pphát triển hệ thống cảng biển, đội tàu, tận dụng thế mạnh vị thế địa lý, hạ giá thành vận chuyển để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ cho đát nước. + Các ngành dịch vụ còn lại: ngân hàng, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông... Như vậy thế mạnh về dịch vụ của nước ta thời kỳ 2001 – 2010 sẽ là xuất khẩu lao động, du lịch, bưu chíng viễn thông, vận tải ngân hàng. Định hướng phát triển các ngành cụ thể được tóm tát qua bảng dưới đây: Ngành dịch vụ Kim ngạch 2005 (triệu USD) Kim ngạch 2010 (triệu USD) - Xuất khẩu lao động 1.500 4.500 - Du lịch 1.000 1.600 - Một số ngành khác (ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải...) 1.600 2.000 – 2.500 Tổng kim ngạch XKDV 4.100 8.100 – 8.600 3.2. Những giải pháp Từ những phân tích ở trên chung ta có thể thấy mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN là rất thấp. Do vậy cần có những giải pháp mang tính đồng bộ ở tất cả các ngành, các cấp, đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp. 3.2.1. Về phía Nhà nước Những giải pháp chung bao gồm: 1. Giải pháp về chiến lược quy hoạch phát triển ngành dịch vụ. 2. Giải pháp về đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy thương mại dịch vụ (chính sách đầu tư, chính sách tài chính tín dụng, chính sách công nghệ). 3. Xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động của ngành dịch vụ. 4. Đẩy mạnh cải cách hành chính. Những giải pháp cụ thể: 1. Cần xây dựng chiến lược các ngành dịch vụ theo hướng khai thác tối đa các tiềm năng của nền kinh tế, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan kém hiệu quả. 2. Hoàn thiện xây dựng đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ theo hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bảo hộ có điều kiện và có thời hạn đối với những ngành dịch vụ còn non trẻ, tạo một số sân chơi công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và thành phần kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Cơ chế quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu dịch vụ là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam với khu vực và toàn thế giới. 3. Đổi mới quan điểm khi xây dựng cơ chế chính sách Khi xây dựng những giải pháp hội nhập dịch vụ quốc tế cần thống nhất quan điểm định hướng sau: a. Gắn kết kinh tế của Việt Nam với kinh tế ASEAN Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích cùng thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN. Để tận dụng những lợi thế và hạn chế những thách thức của hội nhập, khi hoạch định những giải pháp hội nhập chúng ta cần lưu ý. - Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam phải gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế chung của ASEAN. - Cải tổ hệ thống quản lý vĩ mô của Việt Nam: quản lý hành chính, cơ chế xuất nhập khẩu, quy chế hải quan, chíng sách thu hút vốn đầu tư tiến tới chuẩn mực chung của ASEAN. - Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhau trong điều kiện phát triển, nhưng mỗi nước ASEAN đều có những lợi thế phát triển riêng. Cho nên, Việt Nam khi xây dựng chiến lược kinh tế hướng ngoại chẳng những dựa vào sự hợp tác phân công lao động giữa các vùng, các địa phương trong nước, mà còn tham gia hợp tác phân công lao động giữa các nước thành viên ASEAN. - Với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam vừa phải đảm bảo lợi ích riêng của mình, vừa phải đảm bảo lợi ích chung của khu vực. b. Các giải pháp tiến tới sự hội nhập kinh tế của Việt Nam trong khối ASEAN phải đảm bảo khai thác những lợi thế và hạn chế những yếu kém của Việt Nam. c. Vừa hợp tác phát triển, vừa cạnh tranh. Khi tham gia vào ASEAN nền kinh tế của Việt Nam có nhiều cơ hội để thúc đẩy hợp tác buôn bán đầu tư, nhưng cạnh tranh sẽ gay gắt hơn vì hầu hết các nước ASEAN có lợi thế so sánh tương tự nhau nên cạnh tranh trong buôn bán, trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài là tất yếu khách quan. 4. Đổi mới căn bản nội dung cơ chế chính sách - Chính sách khuyến khích đầu tư: có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy nó cũng kinh doanh dịch vụ. Các chính sách đầu tư phải đảm bảo không chỉ khuyến khích hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước mà còn khuyến khích các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là khuyến khích đầu tư trong khối ASEAN. Chính sách đầu tư phải tránh được tình trạng khuyến khích dàn đều, không có định hướng xây dựng ngành dịch vụ chủ lực. - Chính sách vốn - tài chính - tiền tệ - tín dụng: mọi chính sách huy động vốn, hoàn thiện thị trường vốn và thị trường tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá hối đoái khi có chủ trương đúng hướng sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh trong đó có thương mại dịch vụ. - Chính sách công nghệ: công nghệ là một yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, bởi vì tính chất đặc thù của hoạt động dịch vụ đó là chất lượng dịch vụ khó đo lường nên người ta thường căn cứ vào công nghệ mà mỗi loại hình kinh doanh dịch vụ sử dụng để đánh giá chất lượng, giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Vì vậy, cũng như bất kỳ một nước nào khác muốn đẩy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ chúng ta phải có một chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ thoả đáng. 5. Đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại dịch vụ Tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế là hai yếu tố quyết định sự thành công của quá trình hội nhập trong xu thế tự do hoá thương mại. Hai đặc tính này sẽ được tăng cường nếu khai thác hết được thế mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần. Kinh tế nhà nước có thể tập trung vào những lĩnh vực dịch vụ chủ đạo có tính chất đảm bảo cho an ninh quốc gia, còn các ngành kinh tế khác sẽ được khuyến khích phát triển trong những lĩnh vực còn lại nhằm tận dụng triết để tiền năng và khả năng thích ứng nhanh của các thành phần kinh tế này. 6. Các vấn đề thị trường - thông tin và xúc tiến thương mại Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và tiếp thị. 7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ các rào cản bất hợp lý đang cản trở hoạt động thương mại dịch vụ Đây là lĩnh vực rộng nên dưới đây xin chỉ đề cập đến một số gải pháp chính. Cụ thể là: - Hình thành và ổn định môi trường pháp lý - Đơn giản hoá thủ tục hành chính và hải quan 8. Có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm việc trong ngành dịch vụ 3.2.2. Về phía Doanh nghiệp 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2. Tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh để đạt mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn 3. Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ 4. Nâng cao chất lượng của nhân viên 3.3. Những kiến nghị 3.3.1. Đổi mới quan điểm phát triển thương mại dịch vụ bên cạnh phát triển đầu tư cho sản xuất hàng hoá Trong những năm qua, mục tiêu của chính sách thương mại chỉ tập trung phát triển sức cạnh tranh hàng hoá. Trong kh đó, các ngành dịch vụ phát triển tự phát đang giữ một tỷ trọng lớn lại không được quan tâm phát triển đúng mức. Cho dù đã có những biến chuyển tích cực, cụ thể như Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại Hội Đảng IX đã có sự xem xét thẳng thắn về phát triển các ngành dịch vụ nhưng còn rất xa để các cơ quan hoạch định chính sách của ta thực sự chú trọng các ngành dịch vụ. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia và các địa phương trong nước cho thấy, phát huy các nguồn lực sẵn có từ điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch là một trong những mục tiêu ưu tiên đặt ra cho chúng ta trên con đường xây dựng đất nước và xác định ưu thế so sánh của đất nước trong phân công lại hoạt động quốc tế bao gồm cả sản xuất hàng hoá và dịch vụ bên cạnh việc sản xuất hàng hoá là chìa khóa để thành công. 3.3.2. Phát triển môi trường cạnh tranh công bằng, tích cực và thừa nhận vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế Phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là các ngành dịch vụ quan trọng đối với nền kinh tế cũng cần phải được nhà nước xem như là việc xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng khác của nền kinh tế. Việc tạo ra những dịch vụ có chất lưọng tốt, giá cả thấp là mục tiêu của bất cứ nền kinh tế nào. Qúa trình chuyển đổi nền kinh tế, buộcViệt Nam từng bước đối mặt với những thách thức mới đó là phát triển một môi trường cạnh tranh đầy đủ trong nội bộ nền kinh tế và giữa các ngành kinh tế. Môi trường cạnh tranh đầy đủ là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp tạo ra các dịch vụ cao cho người tiêu dùng. Qúa trình này có thể vấp phải trở lực mà bản thân giai đoạn chuyển đổi thường xuyên tạo ra các văn bản pháp lý chưa đầy đủ, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, vấn đề về các doanh nghiệp độc quyền và đặc quyền, cơ chế quản lý nhà nước tập trung quan liêu, cửa quyền... Những vấn đề như vậy các ngành dịch vụ còn căng thẳng hơn vì thậm chí nhận thức và kinh nghiệm quản lý ngành dịch vụ như một ngành kinh tế của cơ quan quản lý của Việt Nam cũng còn rất khác biệt và non yếu. Trong môi trường cạnh tranh công bằng và đầy đủ, các vấn đề trên cần sóm được giải quyết thông qua việc chuẩn hoá bằng văn bản với hiệu lực pháp lý thực tế là hành lang diễn ra các hoạt động khin doanh. Nếu như việc phát triển môi trường cạnh tranh có thể là biện pháp tốt để nâng cao chất lượng của ngành dịch vụ thì vai trò của chính sách đầu tư nước ngoài cũng cần được xem xét dưới góc đọ tích cực hơn như là một thành tố của cạnh tranh. Phản ứng phổ biến của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp Việt Nam là lo ngại về sức cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Sự lo ngại đó không phải là không chính đáng và thực tế trên các góc độ lợi ích chung đối với nền kinh tế thì vấn đề trên được xem xét một cách toàn diện trên các góc độ sau: Sự phát triển của các ngành dịch vụ quan trọng: Các doanh nghiệp nước ngoài thường có bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính mạnh mẻ trong một số ngành dịch vụ quan trọng như ngành tài chính, viễn thông. Sự có mặt của họ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam trong việc huy động vốn, kinh nghiệm công nghệ đặc biệt là người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao, giá cả giảm. Các doanh nghiệp nước ngoài giúp cho phát triển về chất (công nghệ, kinh nghiệm và kiến thức) trong những ngành dịch vụ quan trọng, mặt khác nó tạo ra sự bù đắp đối với những thiếu hụt mà nền kinh tế trong nước không có. Lợi ích này thực sự rất đáng được cân nhắc. Dưới góc độ toàn bộ nền kinh tế, ý nghĩa của nó còn lớn hơn nhiều. Việc tạo ra sự sẵn có của các loại hình dịch vụ: Thực trạng của Việt Nam về dịch vụ tài chính chứng tỏ một vấn đề hiển nhiên là các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp nước ngoài rất khó có thể huy động được nguồn tài chính thích ứng để đảm bảo hoạt động kinh tế diễn ra ổn định. Các dịch vụ tài chính phát triển sẽ là chỗ dựa tốt cho các ngành kinh tế về mặt khả năng cân đối sản xuất và kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng phát sinh từ nguyên nhân do không có được dịch vụ chất lượng phù hợp trong các ngành như pháp lý, kế toán kiểm toán, giao thông vận tải, viễn thông... Hầu hết các ngành đều có áp dụng các hạn chế của doanh nghiệp nước ngoài rất cao trong khi chất lượng dịch vụ và năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước là rất thấp. Việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia ở một mức độ nhất định là rất cần thiết nhưng quá trình đó phải diễn ra với một lộ trình chặt chẽ để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này có thể đạt được thông qua các biện pháp cụ thể như sau: - Xây dựng hệ thống pháp lý có hiệu lực cao quy định chặt chẽ quá trình chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài hay các tiêu chuẩn đầu tư và kỹ thuật chặt chễ theo từng ngành. - Xây dựng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ cụ thể trên cơ sở xác định các mục tiêu phát triển thực tế, ở đó cần xác định hững ngành dịch vụ mà doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và xác định mức độ tham gia của nước ngoài có lộ trình hợp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước quyền được quyền chủ động quyết định phạm vi kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành. Mục tiêu phát triển cần được cân nhắc và nghiên cứu kỹ càng vì chúng phải là mục tieu ưu tiên có căn cứ kinh tế và khoa học chứ không phải là việc đề ra một cách tràn lan. - Với mục tiêu tạo ra các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh chứ không phải các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, Việt Nam cần bỏ những hạn chế không cần thiết, chống cạnh tranh hoặc không có hiệu lực thực tế đối với các doanh nghiệp nước ngoài để tạo ra sự minh bạch đầy đủ đối với môi trường dịch vụ. - Chủ động xây dựng các quy định khách quan đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự vận hành hiệu quả của hệ thống, đặc biết trong các ngành nhạy cảm như viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy xây dựng môi trường thương mại cạnh tranh công bằng, tích cực đề cập đến nhiều vấn đề cần giải quyết với những chính sách và biện pháp khác nhau trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế mà trong đó ta không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài như một nhân tố xúc tác bên ngoài của môi trường cạnh tranh. 3.3.3. Hoàn thiện những chính sách đối với những ngành dịch vụ có xu hướng tự do hoá cao làm cơ sở để thúc đẩy thương mại dịch vụ với khu vực và thế giới. - Đối với các dịch vụ chuyên môn thì đó là việc xây dựng cơ chế hành nghề chặt chẽ, nghiên cứu khả năng công nhận bằng cấp lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực để mở rộng phạm vi và nội dung cung cấp dịch vụ. - Đối với những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế và xã hội thì cũng cần xây dựng cơ chế hành nghề, những quy định thận trọng và bảo lưu khả năng can thiệp của nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên những biện pháp thận trọng không nên áp dụng quá mức mà phải có mức độ hạn chế vừa phải (tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển hơn). - Đối với các dịch vụ còn duy trì độc quyền như vận tải, viễn thông thì ta cần khuyến khích một môi trường cạnh tranh hơn, hạn chế ảnh hưởng của vị thế độc quyền của doanh nghiệp, tách rời chức năng kinh doanh và nghĩa vụ đối với xã hội. Ngay cả việc thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội cũng có thể được tiến hành trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh công bằng. Có như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo chất lượng của ngành dịch vụ. - Về tổ chức quản lý hoạt động thương mại dịch vụ, điều quan trọng là việc quản lý hoạt động dịch vụ phải tránh can thiệp vào quyết định của doanh nghiệp. Các vấn đề vĩ mô liên quan đế chính sách và chiến lược phải do các Bộ và các cơ quan chủ quản thực hiện. Các vấn đề kỹ thuật, đạo dức nghề nghiệp có thể do các nghiệp đoàn, các tổ chức nghề nghiệp giám sát và cấp giấy phép chứng nhận. Đây là kinh nghiệm tốt để phát huy hiệu quả vừa phát huy được tính tự giác, chủ động của doanh nghiệp, vừa đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Nhưng để đạt được mục tiêu đó trước hết phải nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật. - Đối với những lĩnh vực dịch vụ chưa có quy định cụ thể thì cần tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghệm của các quốc gia khác. Mọi hình thức dịch vụ dù sơ khai cũng cần được pháp luật thừa nhận. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hình thức này. Kết luận Những ngành dịch vụ của Việt Nam đã đang thể hiện vai trò lớn mạnh trong nền kinh tế. Ta nhận thấy sự tham gia sâu rộng của các thành phần kinh tế trong đó một phần không nhỏ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới thì tự do hoá về dịch vụ là không thể tránh khỏi. Việc phối hợp, liên kết giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN trên lĩnh vực dịch vụ sẽ là những tiền đề thuận lợi để thúc đẩy liên kết ở những lĩnh vực khác cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối. Hiện nay quan hệ thương mại dịch vụ của Việt Nam và các nước ASEAN chưa nhiều nhưng trong một vài năm tới chúng ta tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Vì vậy Việt Nam cần phải có những giải pháp kịp thời để phát triển các lĩnh vực dịch vụ trước hết là những loại hình dịch vụ được cam kết trong Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. Những gì trình bày trong luận văn này chỉ là một sự gợi mở những vấn đề thiết thực đối với công cuộc phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ với sự gia nhập kinh tế khu vực ASEAN bằng việc tạo ra cách tiếp cận của Việt Nam như thế nào để đảm bảo sự phát triển tích cực của nền kinh tế, vừa thực hiện tốt mục tiêu hội nhập như Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo nhất là thầy giáo - TS Ngô Xuân Bình đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Hà Nội tháng 5 năm 2003 Sinh viên Hoàng Minh Ngọc Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế học quốc tế, NXB GD, 1995. PGS.TS. Bùi Tiến Quý: Phát triển và quản lý Nhà nước về kinh tế dịch vụ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000. Viện chiến lược phát triển: Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kih tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Uỷ quốc Qia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế: Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, 2000. Boá cáo của Bộ Thương mại, 2000. Báo cáo của Tổng cục Du lịch, 2003 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1998. Tạp chí Cộng sản, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ... Các tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36997.doc
Tài liệu liên quan