Luận văn Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn

Để đảm bảo cho sự nghiệp y tế được phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng với cơ cấu hợp lý. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện chủ trương chung của Nhà nước là phát triển nguồn lực con người, tỉnh Lạng sơn đã có sự quan tâm đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế, tuy nhiên các khoản chi NSNN cho công tác này vẫn còn có một số những hạn chế bởi những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Trong những năm tới, cùng với việc huy động các nguồn vốn ngoài NSNN đầu tư cho sự nghiệp y tế, chúng ta cần tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế, đồng thời phải xây dựng được kế hoạch đầu tư hợp lý, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Tạo điều kiện cho sự nghiệp y tế của tỉnh phát triển theo kịp với sự phát triển chung của thời đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 1999 là 5.000 triệu đồng; năm 2000 là 4.500 triệu đồng, mức độ thực hiện đạt 90% nhưng đến năm 2001 mức đầu tư XDCB là 17.700 triệu đồng tăng 13.200 triệu đồng so với năm 2000. Nhưng ta rất dễ nhận thấy đó là các khoản chi đầu tư XDCB tăng một cách không ổn định, chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp y tế chủ yếu đó là xây dựng các bệnh viện, các trung tâm, trạm y tế. Tuy đã đựơc tỉnh đầu tư tích cực nhưng đến nay cơ sở vật chất của ngành vẫn còn nhiều khó khăn, một số đơn vị tuyến tỉnh như Trung tâm bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, Phòng giám định y khoa vẫn chưa có trụ sở làm việc phải nhờ đơn vị khác do vậy không đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh đó một số bệnh viện tuyến huyện được xây dựng từ những năm trước đã xuống cấp và quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu hiện tại, các trạm y tế được xây dựng trong chương trình xóa xã trắng đã xuống cấp nặng. Trang thiết bị cho ngành y tế được nâng cấp do các dự án nâng cấp trang thiết bị của Bộ Y tế và dự án hỗ trợ y tế quốc gia được triển khai. Tuyến tỉnh được trang bị máy gây mê, máy thở, hệ thống đèn mổ, bàn mổ, điện giải đồ, . . tuyến huyện được trang bị máy gây mê, máy xét nghiệm. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhiều nhưng do kinh phí cho ngành y tế còn thấp nên các cơ sở khám chữa bệnh, kể cả y tế dự phòng còn thiếu nhiều thiết bị hiện đại ảnh hưởng đến chất lượng công tác. Việc sử dụng các thiết bị đã được đầu tư chưa hết công suất nhiều đơn vị mới chú ý quan tâm đến mua sắm mà chưa quan tâm đến bảo quản sử dụng. 2.4.2.Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế. Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế bao gồm: + Chi cho con người + Chi cho quản lý hành chính + Chi cho nghiệp vụ chuyên môn + Chi cho mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ Cơ cấu chi cho các nhóm mục trên được thể hiện qua biểu số liệu sau: (Biểu số 7) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy mức chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế tăng với tốc độ nhanh, năm 1999 tổng mức chi thường xuyên 16.885.600 nghìn đồng; năm 2000 tăng lên 21.188.651 nghìn đồng và đến năm 2001 là 30.534.574 nghìn đồng. Mức chi thực tế của các nhóm mục đều tăng, tỷ trọng của các nhóm mục đều chuyển biến theo chiều hướng tích cực như nhóm chi quản lý hành chính đã giảm về tỷ trọng từ 15,73% năm 1999 xuống còn 14% năm 2000 và năm 2001 còn 13,52%; nhóm mục chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng từ 17,07% năm 1999 lên 17,53% năm 2001. Sự biến động của mỗi nhóm chi do các nguyên nhân chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến tổng số chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh. Do vậy, để đánh giá một cách chính xác về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn ta cần phải phân tích một cách cụ thể từng nội dung của các nhóm chi: *Tình hình chi NSNN cho con người Chi cho con người cho sự nghiệp y tế là khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt cho cán bộ y, bác sỹ nhằm đảm bảo cho bộ máy của ngành y tế hoạt động bình thường. Nhóm chi này giữ một vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác y tế vì có chăm lo cho đội ngũ y, bác sỹ có một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần thì họ mới có điều kiện dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc sẽ được nâng cao. Chi cho con người bao gồm các khoản: chi lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, tiền công, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và phụ cấp, trợ cấp khác. Khoản chi cho con người là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế. Tình hình chi NSNN cho con người được thể hiện qua biểu sau: (Biểu số 8) Nhận xét: Nhìn chung các mục chi cho con người đều tăng qua các năm, năm 1999 tổng chi cho con người là 8.406.486 nghìn đồng; năm 2000 là 12.318.162 nghìn đồng, mức độ thực hiện so với năm 1999 tăng 3.911.676 nghìn đồng, đạt 146,53%; năm 2001 tổng chi là 14.765.337 nghìn đồng, so với năm 2000 tăng 2.447.215 nghìn đồng, đạt 119,9%. Các khoản chi chính như chi lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, các khoản đóng góp vẫn giữ được tỷ trọng ổn định. Trong tổng số chi ngân sách cho con người thì khoản chi lớn nhất là chi lương, khoản chi này năm 1999 chiếm 54,82%, năm 2000 chiếm 48% và năm 2001 là 47,6% tổng chi cho con người. Khoản chi lương tăng rất đều đặn về số tuyệt đối mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1 tỷ đồng. Các khoản tiền lương tăng là do Chính phủ đã ra Nghị định điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 144 nghìn đồng/tháng năm 1999 lên 180 nghìn đồng/tháng vào năm 2000 và 210 nghìn đồng/tháng vào năm 2001. Chi lương bao gồm chi lương theo ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt, lương tập sự và lương hợp đồng dài hạn. Phụ cấp: phụ cấp lương cũng tăng nhanh cùng với tốc độ tăng lương, năm 2000 phụ cấp lương đạt 152,2% so với năm 1999; năm 2001 đạt 128,2% so với năm 2000. Phụ cấp lương cũng tăng cả về tỷ trọng, cụ thể năm 1999 tỷ trọng của phụ cấp lương chiếm 31,34%; năm 2000 chiếm 32,54%; năm 2001 là 34,8%. Các khoản phụ cấp của ngành y tế là rất lớn do đặc trưng của ngành, phụ cấp gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đặc thù đối với công chức viên chức ngành y tế. Tiền thưởng: khoản tiền thưởng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách cho con người, năm 1999 là 0,1%; năm 2000 là 0,08%; năm 2001 là 0,13%. Tuy vậy các khoản tiền thưởng có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của ngành y tế. Phúc lợi tập thể và trợ cấp, phụ cấp khác: qua bảng trên ta có thể thấy trong năm 1999 khoản phúc lợi tập thể chiếm một tỷ trọng nhỏ là 0,12%, nhưng đến năm 2000 khoản phúc lợi tập thể giảm xuống còn 0,09%; năm 2001 còn 0,07%. Các khoản trợ cấp, phụ cấp khác năm 1999 chiếm 2,33%, tương ứng với số thực hiện là 195.830 nghìn đồng; năm 2000 chiếm tỷ trọng 9,58%, tương ứng với số thực hiện là 1.179.645 nghìn đồng, tăng 983.815 nghìn đồng, mức độ thực hiện đạt 602,4%; năm 2001 khoản chi này chiếm tỷ trọng 7,7%, giảm 40.914 nghìn đồng so với năm 2000, đạt 96,5%. Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác tăng lên đáng kể đó là do có sự thay đổi về chính sách đối với trợ cấp cho đội ngũ cán bộ y bác sỹ. Các khoản đóng góp luôn chiếm một tỷ trọng ổn định, năm 1999 là 10,%; năm 2000 là 9,3%; năm 2001 là 9,2%, bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản đóng góp khác. Các khoản này không ngừng tăng về số tuyệt đối do mức tiền lương tối thiểu tăng. Nhìn chung tình hình chi cho con người thuộc sự nghiệp y tế tỉnh đã được đáp ứng đảm bảo theo quy định, chế độ hiện hành của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống của cán bộ y, bác sỹ. Nhưng bên cạnh đó công tác quản lý chi cho con người vẫn còn những tồn tại như kê khai không đúng các đối tượng được hưởng các loại phụ cấp, biên chế chưa được kiểm tra một cách chặt chẽ, dẫn đến hiện tượng thừa biên chế. Đòi hỏi phải có sự chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan liên quan để không ngừng nâng cao hiệu quả của các khoản chi cho con người thuộc sự nghiệp y tế. *Tình hình chi cho nghiệp vụ chuyên môn Chi cho nghiệp vụ chuyên môn là nhóm chi đáp ứng kinh phí cho việc mua vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng không phải TSCĐ, đồng phục trang phục cho bác sỹ, bệnh nhân, bảo hộ lao động, sách tài liệu chuyên môn, . . . Khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh do vậy đòi hỏi khoản chi này phải được tăng lên cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, tình hình chi này được thể hiện qua biểu sau: (Biểu số 9) Nhận xét: Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tổng số chi cho nghiệp vụ chuyên môn đều tăng lên, cụ thể năm 2000 tăng 104.255 nghìn đồng so với năm 1999, mức độ thực hiện đạt 103,4%; năm 2001 số thực hiện là 5.352.234 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2000 là 2.191.181.000, đạt 169,3%. Trong cơ cấu các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn thì chi mua vật tư chiếm tỷ trọng cao nhất, bên cạnh đó các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn khác cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Chi mua sắm vật tư năm 1999 là 1.834.369 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 53,6%; năm 2000 là 1.968.618 nghìn đồng chiếm 62,3% tổng chi nghiệp vụ chuyên môn; đến năm 2001 do một số bệnh viện mới được xây dựng, mạng lưới các khoa phòng được mở rộng, số bệnh nhân tăng, do vậy, số chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng 472.799 nghìn đồng, đạt 124% so với năm 2000. Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng: là một khoản chi trong việc thực hiện công tác chuyên môn của ngành, nhằm trang bị những dụng cụ, máy móc phục vụ cho công tác chuyên môn nhưng không phải TSCĐ. Tỷ trọng của những khoản chi này giảm dần từ 5,5% năm 1999 xuống còn 4,3% năm 2000 tương ứng giảm về số tuyệt đối là 42.117 nghìn đồng; đến năm 2001 số chi cho trang thiết bị chuyên dụng đã tăng lên 164.107 nghìn đồng, nhưng về tỷ trọng chỉ đạt 3,1%. In ấn chỉ: năm 1999 là 244.458 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 7,5%; đến năm 2000 giảm xuống còn 109.408 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 3,5%, mức độ thực hiện so với năm 1999 chỉ đạt 44,8%; đến năm 2001 tăng lên 246.570 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 4,6%, tăng 137.162 nghìn đồng so với năm 2000, đạt 225,4%. Đồng phục, trang phục: chi cho đồng phục, trang phục năm 1999 là 140.563 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 4,3%; năm 2000 số chi này là 126.493 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 4%, giảm về số tuyệt đối so với năm 1999 là 14.070 nghìn đồng, đạt 90%; năm 2001 chi cho đồng phục, trang phục là 179.003 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 3,3%, tuy giảm về tỷ trọng nhưng số tuyệt đối tăng so với năm 2000 là 52.510 nghìn đồng, đạt 141,5%. Chi cho bảo hộ lao động, sách, tài liệu, mua gia súc cho hoạt động của ngành, chi thanh toán với bên ngoài về điều tra: là những khoản chi tương đối ổn định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, trong những năm qua vẫn được duy trì và không ngừng tăng. Chi phí khác cho nghiệp vụ chuyên môn: là khoản chi có xu hướng tăng do phát sinh nhiều những khoản chi đột xuất phục vụ cho công tác của ngành y tế, số chi năm 1999 trong mục này là 543.018 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 22,8%; năm 2000 là 619.669 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 19,6%, tăng 76.651 nghìn đồng so với năm 1999, đạt 114,1%; năm 2001 tăng với tốc độ nhanh, tổng chi là 2.056.526 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 38,4% trong tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, tăng 1.436.857 nghìn đồng so với năm 2000, đạt 331,9%. Chi cho nghiệp vụ chuyên môn trong những năm qua đã được chú trọng và tăng cường đáng kể, chi nghiệp vụ chuyên môn ngoài nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm đơn vị còn được giữ lại 75% tổng số thu của viện phí và BHYT song các khoản chi này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động khám chữa bệnh, phòng bệnh đòi hỏi trong thời gian tới phải tiếp tục nâng cao tỷ trọng của các khoản chi chi nghiệp vụ chuyên môn nhằm phục vụ cho hoạt động chuyên môn của ngành được tốt hơn. *Chi quản lý hành chính Chi quản lý hành chính nhằm duy trì sự hoạt bình thường của bộ máy quản lý các đơn vị y tế trong tỉnh. Đây là nhóm mục chi không mang tính chất quyết định đến kết quả hoạt động nhưng lại không thể thiếu được trong công tác của toàn ngành. Nhóm chi này bao gồm khoản chi cho thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền, liên lạc; hội nghị phí và công tác phí, . . . khoản chi này mang tính chất gián tiếp, có khoản chi không có định mức cụ thể do vậy phải được quản lý chặt chẽ. Tình hình chi cho quản lý hành chính được thể hiện ở biểu sau: (Biểu số 10) Nhận xét: Qua biểu trên ta thấy, chi cho quản lý hành chính là khoản chi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế, nhưng các khoản chi cho quản lý hành chính vẫn tăng khá nhanh. Năm 1999 chi cho quản lý hành chính là 2.817.730 nghìn đồng; đến năm 2000 số chi đã là 2.966.882 nghìn đồng, tăng về số tuyệt đối là 149.052 nghìn đồng so với năm 1999, mức độ thực hiện đạt 105,3%, số chi này năm 2001 là 4.127.322 nghìn đồng, so với năm 2000 tăng 1.160.440 nghìn đồng, đạt 139%. Trong cơ cấu chi quản lý hành chính thì chi cho thanh toán dịch vụ công cộng luôn chiếm tỷ trọngcao nhất trong các khoản chi, năm 1999 số chi này là 1.106.135 nghìn đồng, chiếm 39,3% tổng chi quản lý hành chính; năm 2000 số chi này là 1.263.019 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 42,6%, tăng so với năm 1999 là 156.884 nghìn đồng, đạt 114,2%; năm 2001 số chi thanh toán dịch vụ công cộng là 1.444.661 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 35%, tăng 181.642 nghìn đồng, đạt 114,4%. Thanh toán dịch vụ công cộng bao gồm tiền điện, nước, nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường, . . . Chi mua vật tư văn phòng là khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi NSNN cho quản lý hành chính, số chi này tăng từ 477.411 nghìn đồng năm 1999 lên 574.801 nghìn đồng năm 2000, tương ứng với tỷ trọng từ 16,9% lên 19,4%; khoản chi này đến năm 2001 là 1.285.014.000 chiếm tỷ trọng 31,1%, so với năm 2000 tăng 710.213 nghìn đồng, đạt 223,6%. Trong khi các khoản chi khác không ngừng tăng thì khoản chi cho thông tin, tuyên truyền, liên lạc giảm về tỷ trọng từ 16,2% năm 1999 xuống còn 10,1% năm 2001. Chi hội nghị phí là các khoản chi cần thiết nhằm phổ biến, tuyên truyền chính sách, chế độ, phương hướng, nhiệm vụ công tác, khoản chi là những chi phí cho công tác tổ chức hội nghị, mục chi này nhiều hay ít phụ thuộc vào số lần tổ chức hội nghị và quy mô hội nghị. Để quản lý tốt khoản chi này cần bám sát vào tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước quy định. Năm 1999 chi cho hội nghị là 106.491 nghìn đồng, chiếm 3,8%; năm 2000 là 107.070 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 3,6%, khoản chi này đến năm 2001 là 134.175 nghìn đồng, so với năm 2000 tăng 27.100 nghìn đồng, đạt 125,3%. Công tác phí năm 1999 khoản chi này là 670.069 nghìn đồng chiếm 23,8% tổng chi quản lý hành chính; năm 2000 là 680.628 nghìn đồng, tăng 10.559 nghìn đồng, đạt 101,6%; năm 2001 số chi này là 846.341.000, chiếm tỷ trọng 20,5%, tăng 165.713 nghìn đồng, đạt 124,3%. Chi quản lý hành chính là khoản chi dễ gây lãng phí nhất do vậy trong quá trình thực hiện các khoản chi cần bám sát chế độ, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước để làm sao chi cho quản lý hành chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. *Chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ Con người và cơ sở vật chất là hai yếu tố không thể thiếu được để tiến hành một hoạt động nào đó nói chung và hoạt động y tế nói riêng, khoản chi này có nhu cầu ngày càng tăng lên khi số người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng nhiều thì vấn đế cơ sở vật chất đòi hỏi ngày càng phải được củng cố và phát triển. Chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ bao gồm: chi mua sắm trang thiết bị; xây dựng mới cơ sở y tế và sửa chữa cơ sở sẵn có nhưng chủ yếu là mua sắm, sửa chữa nhỏ. Trong những năm qua các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ không ngừng được tăng lên. Tình hình chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ được thể hiện qua biểu sau: (Biểu số 11) Nhận xét: Tình hình chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế tỉnh. Năm 1999 chiếm 14,54%; năm 2000 chiếm 12,94% và năm 2001 khoản chi này chiếm tỷ trọng 20,59%. Tốc độ chi cho mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ tăng rất nhanh. Năm 1999 số thực hiện là 2.604.486 nghìn đồng; năm 2000 là 2.742.554 nghìn đồng, tăng 138.068 nghìn đồng so với năm 1999, đạt 105,3%; năm 2001 số thực hiện là 6.289.641 nghìn đồng, tăng 3.547.087 so với năm 2000, đạt 229,3%. Chi mua sắm là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khoản chi sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ. Năm 1999 chi mua sắm đạt 1.338.264 nghìn đồng chiếm 51,4% tổng chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ; năm 2000 đạt 1.525.549 nghìn đồng, chiếm 55,6%, tăng 187.285 nghìn đồng, mức độ thực hiện so với năm 1999 đạt 114%; năm 2001 khoản chi này cao hơn nhiều so với năm 2000, số thực hiện là 5.061.818 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 80,5% tổng chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ, tăng 3.536.269 nghìn đồng, có mức tăng như vậy là do năm 2001 cơ sở vật chất được xây dựng mới nhiều cho nên đòi hỏi khoản chi mua sắm cũng tăng cao. Chi sửa chữa và xây dựng nhỏ: khoản chi này trong những năm qua có xu hướng giảm dần. Năm 1999 số chi cho sửa chữa và xây dựng nhỏ đạt 1.266.222 nghìn đồng, chiếm 48,6%; năm 2000 đạt 1.217.005 nghìn đồng, chiếm 44,4%, giảm 49.217 nghìn đồng so với năm 1999, mức độ thực hiện 91,6%. Khoản chi này trong năm 2001 là 1.227.823.000, chiếm tỷ trọng 19,5%, tăng 10.818 nghìn đồng, đạt 100,9%. Số chi cho mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ không ngừng được tăng lên, song song với việc tăng chi trong những năm gần đây, các bệnh viện đã không ngừng trang bị, tu sửa, nâng cấp. Với sự cố gắng đầu tư một số bệnh viện lớn đã được sửa chữa khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Bện cạnh đó vẫn còn những tồn tại như việc nâng cấp hàng năm đều có song chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch tổng thể, còn chắp vá, việc đầu tư dàn trải nên tình trạng xuống cấp vẫn diễn ra. Để khoản chi này mang lại hiệu quả trước hết phải căn cứ vào tình hình thực tế để xác định tỷ trọng chi hợp lý, có thứ tự ưu tiên. Đây là một khoản chi lớn cần sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn. 2.5.Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. Trong quá trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại đó là: Trong công tác quản lý nguồn vốn cho sự nghiệp y tế còn trông chờ, ỷ lại nhiều vào nguồn NSNN, chưa có những biện pháp để đa dạng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế. Trong khâu lập dự toán ngân sách cho ngành y tế còn nhiều tồn tại, dự toán ngân sách còn chưa gắn liền với kế hoạch phát triển và nhiệm vụ của ngành y tế, do đó nhiều khi mang tính hình thức, hiệu lực chỉ đạo bị hạn chế, chưa thúc đẩy được công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh phát triển. Dự toán ngân sách y tế không sát với tình hình thực tế, các đơn vị dự toán thường lập dự toán tăng lên rất cao so với số kiểm tra, làm sao để nhận được nhiều kinh phí nhất cho đơn vị mình. Những tiêu chuẩn định mức chi tiêu cho ngành y tế còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá trình lập dự toán ngân sách và chấp hành dự toán ngân sách. Trong khâu chấp hành NSNN chưa xây dựng được mô hình cấp phát tối ưu, hệ thống mạng giữa cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc chưa hoàn thiện gây khó khăn cho quá trình cấp phát và quyết toán.Trong quá trình cấp phát vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho, do vậy, còn hiện tượng thất thoát NSNN. Quá trình quản lý, giám sát các đơn vị dự toán là rất khó do đội ngũ cán bộ chuyên quản còn mỏng. Do đó còn nhiều hiện tượng chi sai chính sách, chế độ đặc biệt là các khoản chi cho quản lý hành chính. Các công trình được đầu tư mua sắm, sửa chữa nhưng không được giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị không cao, gây lãng phí. Trong khâu quyết toán, kế toán của nhiều đơn vị dự toán còn yếu kém, dẫn đến thời gian quyết toán kéo dài. Số lượng chứng từ phải kiểm tra trong thời gian quyết toán là rất lớn, trong khi đó thời gian dành cho kiểm tra ở mỗi đơn vị là rất ngắn, do vậy việc kiểm tra sổ sách khi quyết toán còn mang tính hình thức, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được phát huy. Những tồn tại trong công tác quản lý là không thể tránh khỏi, để khắc phục những tồn tại này ta phải tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trên. Về nguyên nhân chủ quan: trong bộ máy quản lý tài chính chi cho sự nghiệp y tế đội ngũ cán bộ chuyên quản còn mỏng, còn thiếu sự quan tâm, năng lực cán bộ kế toán ở một số đơn vị y tế còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, trách nhiệm chưa cao trong quá trình tiến hành các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế, vì vậy, hiệu quả của các khoản chi còn thấp. Các đơn vị còn có thái độ chủ quan, trông chờ, không năng động, tích cực chủ động trong việc tạo nguồn để chi cho sự nghiệp y tế. Nguyên nhân khách quan: Do một số cơ chế chính sách quản lý chi cho ngành y tế còn nhiều điều bất cập, tạo lỗ hổng trong quá trình quản lý, các khoản chi NSNN còn mang tính chủ quan, bên cạnh đó một số định mức chi không còn phù hợp đã buộc các đơn vị phải làm sai để có đủ nguồn chi cho yêu cầu của công việc. Do địa bàn tỉnh là tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn lạc hậu, do đó để thực hiện xã hội hoá ngành y tế còn rất nhiều khó khăn. Tóm lại, Qua việc tìm hiểu những đặc điểm về kinh tế xã hội của tỉnh Lạng sơn, ta thấy được những khó khăn và thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua đã có những tác động đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Đánh giá thực trạng của nghành y tế Lạng sơn vừa là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế vừa là cơ sở để đề ra những phương hướng và nhiệm vụ của chi NSNN trong những năm tiếp theo. Xem xét trình tự lập, chấp hành và quyết toán NSNN cho sự nghiệp y tế trên điạ bàn tỉnh trong thời gian qua để thấy được cơ chế quản lý các khoản chi NSNN cho sự nghiệp tế từ đó đánh giá các khoản, mục chi nhằm xem xét sự biến động và sự hợp lý của các khoản chi đó để xem xét những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của nó từ đó đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các khoản chi đó. chương 3 Một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 3.1.Những phương hướng và nhiệm vụ của công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trong những năm tới. Trong những năm tới là những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lạng sơn lần thứ XIII, tiếp tục thực hiện chiến lược 10 năm chăm sóc sức khoẻ nhân dân Lạng sơn (2001 - 2010), do vậy công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải có những biện pháp để làm sao phục vụ tốt nhất mục tiêu, nhiệm vụ công tác y tế trong những năm tới. Mục tiêu chung là tiếp tục nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, khống chế dịch bệnh lớn xảy ra. Mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ tỉnh đến cơ sở, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ. Cụ thể đó là chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải đảm bảo thực hiện và đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục duy trì kết quả loại trừ bệnh phong, thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh đã đạt được. Không để các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh ở khu vực biên giới. Duy trì kết quả khống chế dịch sốt rét, đẩy mạnh công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn HIV - AIDS, tỷ lệ HIV được tư vấn đạt trên 75%. Thanh toán bệnh bướu cổ (dưới 5%) vào năm 2005 và hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, phấn đấu 100% trẻ em dưới 10 tuổi được tiêm phòng sởi và được miễn dịch cơ bản phòng 6 bệnh truyền nhiễm. Trong những năm tiếp theo chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng phải chú trọng đến việc đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không có bệnh dịch do ăn uống xảy ra, hạ thấp các vụ ngộ độc thức ăn. Trong hoạt động y tế thì khám chữa bệnh là hoạt động mang tính đặc trưng nhất và kết quả của hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của ngành y tế. Do vậy, trong thời gian tới chi NSNN cũng phải đảm bảo sao cho hoạt động khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao chất lượng và mở rộng, các khoản chi NSNN phải làm sao tập trung phần lớn vào việc nâng cao chất lượng của nghiệp vụ chuyên môn. Trong những năm tiếp theo việc khám chữa bệnh cho người nghèo đòi hỏi phải được cải tiến và có sự phối hợp liên ngành để thực hiện tốt và từng bước chuẩn hoá năng lực khám chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật. Để tạo ra một mô hình y tế hợp lý, Sở Y tế đã đề ra việc xây dựng một mô hình điểm trung tâm y tế huyện, triền khai thêm một số khoa phòng mới trong những năm tới, điều đó đòi hỏi công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải được tổ chức sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó phải làm sao đảm bảo đủ thuốc có chất lượng cho phòng và chữa bệnh, tăng cường quản lý hệ thống phân phối thuốc và quản lý chất lượng thuốc, nhất là ở tuyến cơ sở. Để ngành y tế Lạng sơn có thể đáp ứng được cho yêu cầu cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao về thể chất và trí tuệ cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh thì nhiệm vụ đẩy mạnh, củng cố y tế cơ sở, tiếp tục thực hiện luân chuyển, đào tạo tại chỗ cho y tế xã tại trung tâm y tế huyện năm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế xã cần được quan tâm hơn nữa. Phải tiếp tụccông tác đào tạo đội ngũ bác sỹ xã theo địa chỉ, quan tâm đào tạo nâng cấp cán bộ y tế huyện có trình độ trung học, đồng thời có kế hoạch tạo nguồn đào tạo dược sỹ đại học. Xuất phát từ phương hướng và nhiệm vụ đặt ra cho ngành y tế, công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế đòi hỏi phải có những giải để thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 3.2.1.Xác định rõ nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh. Trong những năm tới để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế của tỉnh đòi hỏi phải phân định được hoạt động y tế nào cần sự tài trợ toàn bộ của NSNN, dịch vụ y tế nào mà người được cung cấp phải trả tiền và khoản chi nào là một phần do Nhà nước chi và một phần do người được hưởng phải trả. Từ đó xác định được nội dung các khoản mục y tế mà NSNN phải bù đắp. Cụ thể, ta có thể thấy trong các hoạt động khám chữa bệnh có đặc điểm liên quan trực tiếp đến người bệnh, người cần dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thấy được tính hữu ích và cấp thiết của dịch vụ đó nên sẵn sàng trả tiền. Bên cạnh đó hoạt động khám chữa bệnh là thị trường có khả năng thanh toán cao nên khu vực tư nhân có nhu cầu đầu tư vào nhằm thu lợi nhuận, khi đó vai trò của Nhà nước chỉ là đầu tư một chừng mực nhất định mang tính chất tài trợ gián tiếp cho người nghèo. Đối với hoạt động phòng bệnh, do người dân không thấy được giá trị tức thời của loại dịch vụ này nên họ không sẵn sàng trả tiền cho loại dịch vụ phòng bệnh, nghĩa là khả năng thanh toán của loại dịch vụ này thấp, khu vực tư nhân không muốn đầu tư. Do vậy vai trò của Nhà nước là phải cung cấp phần lớn chi phí cho hoạt động phòng bệnh, phần còn lại có thể huy động từ các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức khác vì chi phí là ít tốn kém nhưng lợi ích mang lại rất lớn. Đối với hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y bác sỹ là rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động khám chữa bệnh. Đối với bản thân những cán bộ y bác sỹ được đào tạo nâng cao trình độ sẽ giúp họ có điều kiện thăng tiến, được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn, do vậy chi cho đào tạo có thể huy động một phần học phí từ các hộ gia đình, một phần do NSNN đảm bảo, có như vậy thì với một khoản chi không lớn nhưng thúc đẩy được trình độ chuyên môn của các y bác sỹ lên cao hơn. Các hoạt động nghiên cứu khoa học là một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành và cũng đòi hỏi phải có sự tài trợ phần lớn từ NSNN. Xác định được nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cơ sở để vạch ra chiến lược phát triển ngành y tế của tỉnh trong những năm tới, đây là một việc làm hết sức quan trọngcần được quan tâm. 3.2.2.Đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự nghiệp y tế. Trong những năm qua, Lạng sơn đã chú trọng đầu tư ngày càng tăng cho sự nghiệp y tế. Trong những năm trước mắt nguồn đầu tư từ NSNN sẽ vẫn giữ một vai trò quan trọng, chủ yếu, nhưng về lâu dài cần phải giảm tỷ trọng nguồn vốn đầu tư này, đây cũng là một xu hướng tất yếu vì NSNN trong tương lai không thể đảm bảo được hết các khoản chi cho sự nghiệp y tế. Vì vậy, hiện tại cũng như trong tương lai lãnh đạo tỉnh và chính bản thân ngành y tế phải tìm ra những biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác để đáp ứng cho hoạt động của ngành y tế. Các nguồn khác ngoài NSNN mà trong những năm tới cần đẩy mạnh các biện pháp huy động đó là: Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: nguồn vốn này trong tương lai sẽ có một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo nguồn ngân sách cho sự nghiệp y tế tỉnh. Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản viện phí và bảo hiểm y tế. Trong thời gian qua nguồn vốn này trên địa bàn tỉnh chưa phát huy được một cách tốt nhất do cách huy động còn nhiều hạn chế, do vậy để phát huy có hiệu quả nguồn vốn này cần phải có những cách làm hợp lý. Đối với viện phí cần phải có cách thu phù hợp với từng đối tượng theo thực tế khám chữa bệnh và điều trị. Mở rộng diện thu viện phí với nhiều mức viện phí, đặc biệt ở các bệnh viện trung tâm tỉnh vì đây là nơi tập trung một phần lớn dân cư có điều kiện về kinh tế, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Tuy nhiên đối với nguồn vốn này cũng có một số hạn chế, đó là: Nếu chỉ dựa vào nguồn viện phí thì không thể đưa hoạt động khám chữa bệnh đến mọi người dân, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, nhất là những nơi mà tập quán sinh hoạt lạc hậu vẫn tồn tại, tư tưởng trông chờ vào bao cấp, thụ động trong việc bảo vệ và tự chăm sóc sức khoẻ ở những người dân ở vùng cao, vùng sâu. Nguồn viện phí chủ yếu cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh chứ ít chú trọng đến việc cung cấp cho hoạt động phòng bệnh. Như vậy, để người dân sẵn sàng đóng các khoản viện phí cần phải không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, khi chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, tạo được niềm tin cho người bệnh thì đó sẽ là điều kiện tốt để tăng nguồn vốn do nhân dân đóng góp cho sự nghiệp y tế. Đối với nguồn bảo hiểm y tế, để phát triển bảo hiểm y tế rộng ra các đối tượng, không chỉ đối với cán bộ công nhân viên chức mà đối với cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tất cả các tầng lớp dân cư, thì công tác tuyên truyền cho mọi người thấy được những lợi ích của BHYT mang lại rất lớn là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa đó là phải làm sao người có thẻ BHYT cảm thấy rằng họ được phục vụ thực sự chứ không phải như trong tình hình hiện nay, khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ BHYT còn gặp khó khăn, phải chờ đợi rất lâu. Phải làm cho người mua BHYT thấy được sự tiện ích khi mua thẻ BHYT, từ đó họ sẽ tự nguyện tham gia BHYT. Khai thác nguồn vốn từ hoạt động từ thiện, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ngành y tế cần phải làm tốt hơn nữa việc mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh cùng với các tổ chức từ thiện để có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này để nâng cao, cải tạo trang thiết bị, máy móc hiện đại. Đối với ngành y tế, có thể cung cấp những dịch vụ y tế miễn phí cho cán bộ của đơn vị hợp tác, . . làm sao để huy động một cách tốt nhất nguồn vốn cho sự nghiệp y tế tỉnh. Bên cạnh đó nganh y tế tỉnh còn phải mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để có điều kiện học tập và nâng cao trình độ của đội ngũ y, bác sỹ vừa tranh thủ kêu gọi viện trợ từ phía nước ngoài. Thực tế trong thời gian qua, quan hệ với các tổ chức y tế, tổ chức từ thiện nước ngoài còn ở mức thấp do chưa có sự chủ động. Các nguồn khác: Các bệnh viện, các trung tâm y tế có thể tăng cường nguồn kinh phí cho đơn vị bằng cách mở thêm các dịch vụ y tế. Một số đơn vị của ngành y tế tỉnh có tiềm năng rất lớn trong việc mở rộng nguồn thu như Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, hoá mỹ phẩm, số thu hàng năm của đơn vị này là rất lớn, do vậy trong những năm tiếp theo cần phải mở rộng các nguồn thu lớn hơn cho sự nghiệp y tế. 3.2.3. Tăng cường quản lý ngân sách cho sự nghiệp y tế ở tất cả các khâu của chu trình NSNN và tăng cường công tác kiểm tra. Muốn đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý ngân sách cho sự nghiệp y tế nói riêng cần phải xem xét đến tất cả các khâu trong chu trình quản lý ngân sách, từ khâu lập dự toán, phân phối, cấp phát, quyết toán đến giám đốc kiểm tra. Trong khâu lập dự toán: Cơ quan tài chính phải yêu cầu và theo dõi các đơn vị lập dự toán kinh phí có lập dự toán theo đúng trình tự, phương pháp và các văn bản hướng dẫn lập dự toán NSNN hay không. Xem xét các đơn vị lập dự toán có đúng với yêu cầu của việc lập dự toán, lập dự toán phải bám sát với tình hình thực tế và những biến động trong năm kế hoạch có thể xảy ra. Có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những đơn vị lập dự toán không theo yêu cầu đặt ra mà chỉ muốn nhận được nhiều NSNN nhất cho đơn vị mình. Trong khâu phân phối - cấp phát: Cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết trong quản lý hành chính mà chủ yếu là giảm đi các khoản thanh toán dịch vụ công cộng, hội nghị và công tác phí. Trong thực tế của tỉnh những năm vừa qua, những khoản chi này gây rất nhiều lãng phí, do vậy cần phải bám sát những tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định trong quá trình chi, kiểm tra đơn vị có kê khai từng đối tượng, định mức trước khi xin. Đối với những mục chi không có những tiêu chuẩn định mức thì cần phải xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc, trên cơ sở đó sẽ tiến hành cấp phát thanh toán, nhằm tăng cường hơn nữa tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. Trong quá trình cấp phát phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, thủ tục nhanh gọn, có sự phối hợp đồng bộ giữa Sở Tài chính vật giá, Sở Y tế và Kho bạc Nhà nước. Trong khâu quyết toán: Khâu quyết toán là khâu diễn ra sau khi đã phân phối, cấp phát và sử dụng ngân sách cho sự nghiệp y tế, nó quyết định đến việc xem xét, kiểm tra việc sử dụng kinh phí có đúng mục đích, khâu quyết toán có được thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm hay không. Trong khâu quyết toán cần thực hiện kiên quyết đối với những khoản chi không đúng và có biện pháp xử lý đối với người làm sai. Kiểm tra là công việc cần thiết trong tất cả các khâu, nó là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý. Quá trình kiểm tra phải được thực hiện ở tất cả tất cả các khâu và ở tất cả các đơn vị. Thông qua kiểm tra việc chấp hành các định mức chi tiêu về y tế, kiểm tra tính mục đích trong việc sử dụng các khoản chi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi của chu trình ngân sách. Kiểm tra đối với các thiết bị mua sắm và các trang thiết bị chuyên dùng có giá trị cao để đảm bảo chất lượng và giá cả, tránh tình trạng mua đi bán lại thiết bị cũ, tân trang, chất lượng kém nhưng giá lại cao gây lãng phí nguồn ngân sách của Nhà nước, đồng thời ảnh hưởng xấu đến công tác chuyên môn. Kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị của ngành y tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đã có, đồng thời tiếp tục phân phối lại một cách hợp lý, tránh lãng phí, nhất là ở tuyến cơ sở, kiểm tra còn nhằm tiết kiệm chi tiêu. Đối với XDCB cần soát xét, kiểm tra chặt chẽ các luận chứng kinh tế kỹ thuật và chất lượng các công trình, xem xét tính đúng đắn của các bản dự toán và thanh quyết toán công trình tránh tình trạng thất thoát tiền của của Nhà nước và không đảm bảo được chất lượng công trình. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho hội họp tổng kết, công tác phí và vật tư, kiểm tra chất lượng thuốc men dùng để chữa bệnh và phòng bệnh, nhất là các loại thuốc dùng cho chương trình mục tiêu, tránh tình trạng thuốc kém phẩm chất. Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các bệnh viện, trung tâm y tế thông qua các chỉ tiêu như số lần khám chữa bệnh, số ngày điều trị nội trú, số giường bệnh thực tế, . . . để làm căn cứ chính xác cho việc điều chỉnh mức phân phối ngân sách và xác định thực trạng hiệu quả sử dụng ngân sách. Thông qua kiểm tra để phát hiện các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt để có chế độ khen thưởng và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm. 3.2.4.Kiện toàn tổ chức công tác quản lý tài chính ở các đơn vị y tế. Cùng với việc đổi mới phương thức hoạt động và việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong ngành y tế đòi hỏi phải kiện toàn bộ máy quản lý tài chính ngành y tế. Các bệnh viện phải xây dựng định mức chi tiêu nội bộ cho phù hợp với điều kiện của từng đơn vị y tế và các khoản chi tiêu cho các bộ phận để các bộ phận có trách nhiệm chi tiêu cho hợp lý, tránh sử dụng sai nguyên tắc gây lãng phí vốn. Thực hiện hạch toán một cách rành mạch tại các đơn vị nguồn ngân sách cấp, đâu là nguồn huy động được để có kế hoạch quản lý, chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước. Các đơn vị cần có hệ thống ghi chép biểu báo cho phù hợp để tiện cho công tác theo dõi, quản lý tài chính nhanh gọn và chính xác, không ngừng tăng cường đào tạo, tập huấn định kỳ công tác quản lý tài chính đối với cán bộ tài chính của ngành y tế nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý tài chính kế toán hiện nay. Bên cạnh đó phải mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về tài chính kế toán cho các cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo ngành y tế để cho họ hiểu biết thêm chế độ kế toán. Có như vậy các cán bộ lãnh đạo mới có sự hiểu biết để thực hiện đúng các nguyên tắc, chế độ, thể lệ tài chính hiện hành. 3.2.5.Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh. Trong lĩnh vực y tế nhất là trong hoạt động khám chữa bệnh, do những lợi ích mang lại đối với những người có nhu cầu khám chữa bệnh là trực tiếp nên đây là thị trường có khả năng thanh toán cao. Nếu Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp sẽ khuyến khích được sự tham gia của nhân dân và của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển ngành y tế, khai thác được nguồn nhân lực, tài lực còn nhàn dỗi trong xã hội nhằm giảm chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Để thực hiện xã hội hoá công tác y tế lãnh đạo tỉnh cần cho phép mở rộng các loại hình chăm sóc sức khoẻ, cho phép thành lập các bệnh viện tư dưới nhiều hình thức khác nhau, khuyến khích các loại hình dịch vụ mà y tế công chưa có điều kiện triển khai, xã hội hóa hoạt động y tế công góp phần vào việc cải thiện công bằng xã hội, người nghèo có điều kiện được chăm sóc nhiều hơn ở các bệnh viện công. Để phát huy được lợi ích của việc xã hội hoá công tác y tế đòi hỏi trong quá trình phát triển các loại hình y tế tư nhân phải theo định hướng của Nhà nước. 3.2.6.Đẩy mạnh công tác y học cổ truyền dân tộc. Bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ của ngành y tế vào công tác khám chữa bệnh ở các bệnh viện thì cũng phải chú trọng đến công tác y học cổ truyền vì y học cổ truyền dân tộc là một kho tàng rất lớn những bài thuốc quý do cha ông để lại. Công tác y học cổ truyền có thế mạnh riêng, đó là chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khám chữa bệnh không lớn, điều kiện tự nhiên của tỉnh phù hợp cho việc phát triển các vườn thuốc năm quý. Với chi phí không cao nhưng hiệu quả công tác khám chữa bệnh mang laị cũng lớn, do vâỵ cần tiếp tục ổn định và củng cố hệ thống bệnh viện y học cổ truyền dân tộc từ tuyến tỉnh đến huyện, xã. Tăng cường đầu tư về kinh phí cho hoạt động y tế y học cổ truyền dân tộc, thực hiện xã hội hoá công tác y tế trong lĩnh vực y học cổ truyền bằng cách Sở Y tế phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức cấp giấy phép cho những người làm nghề thuốc đông y có đủ điều kiện hành nghề, để họ có thể cống hiến những bài thuốc cổ truyền có hiệu quả chữa bệnh cao. Bên cạnh đó có chính sách hợp lý đối với những cơ sở thu mua và sản xuất các loại thuốc, tạo điều kiện cho phát triển y học cổ truyền. 3.2.7.Nghiên cứu triển khai thí nghiệm mô hình đơn vị dịch vụ y tế tự hạch toán. Mô hình dịch vụ y tế tự hạch toán sẽ góp phần làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế, giảm gánh nặng chi NSNN, nếu mô hình này được quan tâm đúng mức sẽ đóng vai trò rất lớn trong tương lai, khi mà vai trò của Nhà nước trong cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh giảm xuống. Các đơn vị y tế tự hạch toán này bên cạnh việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình còn phải tìm cách mở rộng các loại hình dịch vụ y tế để tạo nguồn thu. Các đơn vị y tế tự hạch toán sẽ phát huy được một cách tối đa nguồn lực của mình, năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong hoạt động của đơn vị mình. Trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu thử nghiệm, mô hình y tế tự hạch toán cần có sự hỗ trợ ban đầu của Sở Y tế cũng như các cơ quan có liên quan, để có thể rút kinh nghiệm và triển khai mở rộng. Tóm lại, thông qua những phương hướng và nhiệm vụ của công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm tới em đã mạnh dạn đề ra một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế đó là phải xác định được nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế; đa dạng hoá nguồn vốn cho sự nghiệp y tế; tăng cường quản lý chi NSNN ở tất cả các khâu của chu trình quản lý; xã hội hoá hoạt động y tế, đẩy mạnh công tác y học cổ truyền. Do kiến thức thực tế còn hạn chế do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn. kết luận Sự nghiệp y tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu do nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước. Để đảm bảo cho sự nghiệp y tế được phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng với cơ cấu hợp lý. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện chủ trương chung của Nhà nước là phát triển nguồn lực con người, tỉnh Lạng sơn đã có sự quan tâm đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế, tuy nhiên các khoản chi NSNN cho công tác này vẫn còn có một số những hạn chế bởi những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Trong những năm tới, cùng với việc huy động các nguồn vốn ngoài NSNN đầu tư cho sự nghiệp y tế, chúng ta cần tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế, đồng thời phải xây dựng được kế hoạch đầu tư hợp lý, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Tạo điều kiện cho sự nghiệp y tế của tỉnh phát triển theo kịp với sự phát triển chung của thời đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Khoa Tài chính công cũng như các cô, chú, anh, chị cán bộ chuyên quản Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài và trong quá trình thực tập tại Sở Tài chính vật giá tỉnh Lạng sơn. Lạng sơn, ngày … tháng…. năm 2003 Sinh viên Mục lục l Biểu só 8: Tình hình chi ngân sách nhà nước cho con người Đơn vị: 1.000đ Số tt Nội dung chi Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 2000 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (5) - (3) (8)=5:3 (9) (10) (11)=(9)-(5) 12=9:5 Tổng chi cho con người 8.406.486 100 12.318.162 100 +3.911.676 146,53 14.765.377 100 +2.447.215 119,9 Trong đó: 1 Chi lương 4.608.447 54,82 5.911.795 48 +1.303.348 128,3 7.031.122 47,6 +1.119.327 118,9 2 Tiền công 50.257 0,6 50.284 0,41 +27 100,05 66.292 0,5 +16.008 131,8 3 Phụ cấp lương 2.634.563 31,34 4.008.790 32,54 +1.374.227 152,2 5.138.021 34,8 +1.129.231 128,2 4 Tiền thưởng 8.473 0,1 10.500 0,08 +2.027 123,9 17.654 0,13 +7.154 168,1 5 Phúc lợi tập thể 10.252 0,12 11.250 0,09 +998 109,7 10.993 0,07 -257 57,7 6 Các khoản đóng góp 898.664 10,69 1.145.898 9,3 +247.234 127,5 1.362.564 9,2 +216.666 118,9 7 Trợ cấp, phụ cấp khác 195.830 2,33 1.179.645 9,58 +983.815 602,4 1.138.731 7,7 -40.914 96,5 ( Nguồn số liệu : Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp Sở Tài chính vật giá Lạng sơn ) Biểu số 9: Tình hình chi cho nghiệp vụ chuyên môn Đơn vị: 1.000đ Số tt Nội dung chi Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 2000 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (5) - (3) (8)=5:3 (9) (10) (11)=(9)-(5) 12=9:5 Tổng chi nghiệp vụ chuyên môn 3.056.798 100 3.161.053 100 +104.225 103,4 5.352.234 100 +2.191.181 169,3 Trong đó: 01 Vật tư 1.834.369 56,3 1.968.618 62,3 +134.249 107,3 2.441.417 45,6 +472.799 124 02 Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng 178.068 5,5 135.951 4,3 -42.117 76,3 164.107 3,1 +28.156 120,7 03 In ấn chỉ 244.458 7,5 109.408 3,5 -135.050 44,8 246.570 4,6 +137.162 225,4 04 Đồng phục, trang phục 140.563 4,3 126.493 4 -14.070 90 179.003 3,3 +52.510 141,5 05 Bảo hộ lao động 55.113 1,7 89.292 2,8 +34.179 162 141.553 2,7 +52.261 158,5 06 Sách, tài liệu 45.989 1,4 53.620 1,7 +7.722 116,8 94.608 1,8 +40.988 176,4 07 Mua gia súc cho hoạt động ngành 6.793 0,2 9.016 0,3 +2.223 132,7 13.155 0,2 +4.139 145,9 08 Chi thanh toán với bên ngoài về điều tra 8.518 0,3 48.986 1,5 +40.468 575 16.295 0,3 -32.691 33,3 09 Chi phí khác 543.018 22,8 619.669 19,6 +76.651 114,1 2.056.526 3804 +1.436.857 331,9 ( Nguồn số liệu : Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp Sở Tài chính vật giá Lạng sơn ) Biểu số 10: Tình hình chi quản lý hành chính Đơn vị: 1.000đ Số tt Nội dung chi Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 2000 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (5) - (3) (8)=5:3 (9) (10) (11)=(9)-(5) 12=9:5 Tổng chi quản lý hành chính 2.817.830 100 2.966.882 100 +149.052 105,3 4.127.322 100 +1.160.440 139,1 Trong đó: 1 Thanh toán dịch vụ công cộng 1.106.135 39,3 1.263.019 42,6 +156.884 114,2 1.444.661 35 +181.642 114,4 2 Vật tư văn phòng 477.411 16,9 574.801 19,4 +97.390 120,4 1.285.014 31,1 +710.213 223,6 3 Thông tin tuyên truyền, liên lạc 457.724 16,2 341.364 11,5 -116.360 74,6 417.131 10,1 +75.767 122,2 4 Hội nghị 106.491 3,8 107.070 3,6 +579 100,5 134.175 3,3 +27.105 125,3 5 Công tác phí 670.069 23,8 680.628 22,9 +10.559 101,6 846.341 20,5 +165.713 124,3 ( Nguồn số liệu : Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp Sở Tài chính vật giá Lạng sơn ) Biểu số 11: Tình hình chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ Đơn vị: 1.000đ Số tt Nội dung chi Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 2000 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (5) - (3) (8)=5:3 (9) (10) (11)=(9)-(5) 12=9:5 Tổng chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ 2.604.486 100 2.742.554 100 +138.068 105,3 6.289.641 100 +3.547.087 229,3 Trong đó: 1 Mua sắm 1.338.264 51,4 1.525.549 55,6 +187.285 114 5.061.818 80,5 +3.536.269 331,8 2 Sửa chữa, xây dựng nhỏ 1.266.222 48,6 1.217.005 44,4 -49.217 96,1 1.227.823 19,5 +10.818 100,9 ( Nguồn số liệu : Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp Sở Tài chính vật giá Lạng sơn ) Biểu số 7: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế tỉnh lạng sơn Đơn vị: 1.000đ Số tt Nội dung chi Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 2000 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (5) - (3) (8)=5:3 (9) (10) (11)=(9)-(5) 12=9:5 Tổng số chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế 16.885.600 100 21.188.651 100 +4.303.051 125,48 30.534.574 100 +9.345.923 144,11 Trong đó: 1 Chi cho con người 8.406.486 49,78 12.318.162 58,14 +3.911.676 146,53 14.765.377 48,36 +2.447.215 119,87 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 3.056.798 18,11 3.161.053 14,92 +104.255 103,41 5.352.234 17,53 +2.191.181 169,32 3 Chi quản lý hành chính 2.817.830 16,69 2.966.882 14 +149.052 105,29 4.127.322 13,52 +1.160.440 139,11 4 Chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ 2.604.486 15,42 2.742.554 12,94 +138.068 105,3 6.289.641 20,59 +3.547.087 229,33 ( Nguồn số liệu : Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp Sở Tài chính vật giá Lạng sơn ) Biểu số 5: Tình hình chi ngân sách tỉnh lạng sơn Đơn vị: triệu đồng Số tt Nội dung chi Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 1999 Thực hiện Tỷ trọng (%) Mức độ thực hiện so với năm 2000 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)-(3) (8)=5:3 (9) (10) (11)=(9)-(5) 12=9:5 Tổng chi NS địa phương 347.962 100 533.684 100 +185.722 153,37 513.744 100 -19.940 96,26 Trong đó: 01 Chi đầu tư XDCB 64.870 18,64 83.609 15,67 +18.739 128,89 69.474 13,52 -14.135 83,09 02 Trợ giá MH chính sách 1.200 0,34 6.211 1,17 +5.011 517,58 8.830 1,72 +2.619 142,17 03 Hỗ trợ DNNN 3.000 0,86 2.560 0,5 -440 85,33 10.474 2,04 +7.914 409,14 04 Sự nghiệp kinh tế 41.400 11,9 59.110 11,07 +17.710 142,78 60.396 11,75 +1.286 102,18 05 Sự nghiệp GD-ĐT 105.800 30,41 144.073 26,99 +38.273 136,17 169.377 32,97 +25.304 117,56 06 Sự nghiệp y tế 19.179 5,51 30.790 5,77 +11.611 160,5 33.079 6,44 +2.289 107,43 07 Sự nghiệp KH-CN-MT 1.640 0,47 3.574 0,67 +1.934 217,93 5.800 1,13 +2.226 162,28 08 Sự nghiệp BH - TT 4.200 1,21 8.125 1,52 +3.925 193,45 5.797 1,12 -2.328 71,35 09 Sự nghiệp PT - TH 3.910 1,13 5.856 1,1 +1.946 149,77 3.430 0,67 -2.426 58,57 10 Sự nghiệp thể dục, thể thao 1.590 0,46 2.664 0,5 +1.074 167,55 2.170 0,42 -494 81,46 11 Quản lý hành chính 54.000 15,52 117.782 22,07 +63.782 218,11 71.665 13,94 -46.117 60,85 12 An ninh - Quốc phòng 4.500 1,29 9.088 1,7 +4.588 201,96 7.174 1,39 -1.914 78,94 13 Chi cho ngân sách xã 42.000 12,07 50.790 9,52 +8.790 120,93 63.500 12,36 +12.710 125,02 14 Chi khác 673 0,19 9.362 1,75 +8.689 1.391 2.578 0,53 -6.784 27,54 ( Nguồn số liệu : Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính vật giá Lạng sơn ) Biểu số 2: Tình hình công tác khám chữa bệnh Số tt Loại hình Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Kế hoạch Thực hiện Mức độ thực hiện so với kế hoạch(%) Kế hoạch Thực hiện Mức độ thực hiện so với kế hoạch(%) Kế hoạch Thực hiện Mức độ thực hiện sovới kế hoạch(%) 1 Khám quốc lập (lượt gười) 282.984 376.935 133,2 343.231 436.590 127,2 339.250 407.100 120 2 Khám tại xã (số lần) 416.542 373.222 89,6 446.413 333.872 74,79 418.290 326.266 78 3 Điều trị nội trú quốc lập (số người) 54.034 56.357 104,3 55.016 48.139 87,5 55.971 51.493 92 4 Điều trị tại xã (số người) 103.847 128.403 123,3 104.109 111.231 106,8 106.334 111.651 105 ( Nguồn số liệu: Sở Y tế Lạng sơn )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34232.doc
Tài liệu liên quan